Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

"Không có gì là mãi mãi, muôn năm cả"!

Thảm cảnh của chó ngao Tây Tạng hết thời


Vài năm trước, giới nhà giàu ở Trung Quốc chi hàng trăm nghìn USD để mua những con chó ngao Tây Tạng, nhưng giờ đây họ sẵn sàng bán chúng cho quán nhậu.
Nhân viên y tế trong Trung tâm Dịch vụ Thú y Quốc tế kiểm tra cơ thể của chó ngao Nibble sau khi
Nhân viên y tế trong Trung tâm Dịch vụ Thú y Quốc tế kiểm tra cơ thể của chó ngao Nibble sau khi những người bảo vệ động vật cứu nó cùng hàng trăm con chó khác từ một xe tải hồi đầu năm 2015. Ảnh: New York Times
Khi phong trào nuôi chó ngao Tây Tạng của giới nhà giàu Trung Quốc lên tới đỉnh điểm, một con có đôi mắt buồn như Nibble có thể đáng giá tới 200.000 USD và tận hưởng cuộc sống dễ chịu trong các khu dinh thự xa hoa của một số tài phiệt ngành than.
Nhưng đó là câu chuyện của năm 2013.
Hồi đầu năm 2015, người ta nhét hơn 20 con chó ngao Tây Tạng – bao gồm Nibble – cùng 150 con chó khác vào những lồng sắt rồi đặt chúng lên xe tải. Nếu một nhóm người bảo vệ quyền của động vật tại Bắc Kinh không đứng trước xe tải để ép tài xế dừng, có lẽ chúng đã kết thúc cuộc đời trong một lò mổ ở phía đông bắc Trung Quốc. Với giá khoảng 5 USD (hơn 100.000 đồng) mỗi con, chúng sẽ biến thành nguyên liệu dành cho món lẩu, mặt hàng thú nhồi bông hay găng tay mùa đông, New York Times nhận định.
Giới nhà giàu Trung Quốc từng sưu tầm xe Audi đen, đồng hồ Omega, rượu ngoại hay căn hộ cao cấp để thể hiện đẳng cấp. Nhưng chúng là những mặt hàng mất dần giá trị theo thời gian. Một số mặt hàng mất giá vì nền kinh tế trì trệ, còn một số loại khác không còn hợp thời do chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ.
Chó ngao Tây Tạng, loài chó chăn cừu trên dãy núi Himalaya, cũng từng là thứ mà giới siêu giàu muốn sở hữu để thể hiện đẳng cấp. 4 năm trước, giới truyền thông đưa tin một con chó ngao Tây Tạng thuần chủng có bộ lông màu nâu đỏ mang tên Big Splash được bán với giá 1,6 triệu USD. Những người hoài nghi khẳng định chủ của con chó phóng đại giá để phục vụ mục đích tiếp thị. Các “chuyên gia tự phong” hồi ấy tin rằng, những người có lý trí sẽ không bao giờ chi hơn 250.000 USD để mua một con vật.
Ngày nay, những người lai giống chó ngao đang đối mặt với thực tế thê thảm. Người mua ngày càng thưa thớt, còn giá giảm xuống mức rất thấp so với thời kỳ cao trào. Giá trung bình với những con chó đẹp nhất – có bàn chân dày và bờm như sư tử – dao động quanh mức 2.000 USD. Nhưng nếu người mua tỏ ra nhiệt tình thì người bán sẵn sàng giảm xuống mức thấp hơn nhiều.
“Nếu tôi có cơ hội khác, tôi sẽ bỏ công việc lai giống chó ngao Tây Tạng”, Gombo, một người lai giống chó “kỳ cựu” tại tỉnh Thanh Hải ở phía tây bắc Trung Quốc, nói. Ông phải chi từ 50 tới 60 USD mỗi ngày để mua thức ăn cho một chó ngao có khối lượng khoảng 70 kg, trong khi ông có khá nhiều con như thế.
“Chúng tôi đang chịu áp lực rất lớn”, ông thổ lộ.
Vào năm 2013, một con chó ngao
Vào năm 2013, người giàu ở Trung Quốc sẵn sàng chi hàng trăm nghìn USD để mua một con chó ngao có chân dày và bờm như sư tử. Ảnh: China Daily
Hiệp hội Những người nuôi chó ngao Tây Tạng cho biết, từ năm 2013, khoảng một nửa trong tổng số 95 thành viên của họ tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ xuyên, bỏ nghề. Hội chợ Chó ngao Tây Tạng thuần chủng, một trong những sự kiện khá đình đám ở Thành Đô trước đây, đã biến thành hội chợ thủy sản và thú cưng.
Trên một số khía cạnh, việc giới nhà giàu không còn mặn mà với chó ngao cho thấy sự hay thay đổi của tầng lớp tiêu dùng lắm tiền. Nổi tiếng bởi sự hung dữ và gắn liền với hình ảnh của người dân Tây Tạng có tâm hồn khoáng đạt, chó ngao giúp chủ nhân của chúng tạo dựng hình tượng vừa hoang dã vừa lãng mạn.
“Sự hoang dã là nhân tố quan trọng trong thị trường hàng xa xỉ ở Trung Quốc. Nhiều khách hàng người Hán sẵn sàng trả khoản tiền lớn để mua những thứ liên quan tới Tây Tạng”, Liz Flora, Tổng biên tập tạp chí tiếp thị Jing Daily, nhận xét.
Dân du mục ở Tây Tạng nuôi chó ngao để canh chừng chó sói và những kẻ trộm gia súc. Là giống chó cổ xưa với tiếng sủa sâu và đầy uy lực, chúng có khả năng chịu đựng mùa đông khắc nghiệt và nồng độ oxy thấp trên cao nguyên. Giống như chó sói, chó ngao chỉ sinh con một lần trong năm.
“Chúng nổi tiếng với khả năng bảo vệ tài sản, con người và gia súc trước mọi mối đe dọa. Chủ của chó ngao luôn tự hào về chúng”, Gombo bình luận.
Khi trào lưu mua chó ngao lên tới đỉnh điểm, một số người lai giống bơm silicone vào chó để chúng trở nên oai vệ hơn. Trong năm 2013, một người lai giống từng đòi một bệnh viện thú y ở Bắc Kinh bồi thường 140.000 USD sau khi con chó ngao Tây Tạng đầy triển vọng của ông chết trong ca phẫu thuật nâng mặt.
“Nếu con vật của tôi có khuôn mặt đẹp hơn, những người sở hữu chó ngao cái sẽ trả giá cao hơn cho việc giao phối với con chó của tôi”, người kiện bệnh viện nói với Global Times. Ông yêu cầu bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật để thay đổi bộ mặt buồn của con vật.
Li Qun, một giáo sư của Đại học Nông nghiệp Nam Kinh và là chuyên gia về chó ngao Tây Tạng, nói rằng sự tham lam của giới đầu cơ là nguyên nhân khiến thị trường chó ngao rơi vào tình trạng thoái trào. Ngoài ra, do giá tăng quá nhanh, những người vô lương tâm bắt đầu cho chó ngao Tây Tạng giao phối với những loài chó khác, làm giảm giá trị của giống chó ngao và khiến khách hàng tẩy chay.
“Tới năm 2013, thị trường bão hòa bởi những con chó ngao lai”, giáo sư Li bình luận.
Những câu chuyện chó ngao tấn công người khiến vài nạn nhân tử vong cũng khiến một bộ phận người giàu trở nên phân vân khi mua chúng.
Trong những năm gần đây, một số thành phố ở Trung Quốc cấm người dân nuôi chó ngao. Chủ trương ấy góp phần làm giảm nhu cầu và làm tăng số trường hợp bỏ rơi chó.
Những người cứu Nibble và những con chó khác trả tiền cho người lái xe tải để đổi lấy tự do cho chúng. Chân của nhiều con gãy và chúng không ăn hay uống trong 3 ngày. Vào thời điểm họ thả những con chó ra khỏi lồng, 1/3 số chúng đã chết.
“Thực trạng bây giờ khiến chúng tôi cảm thấy tuyệt vọng bởi cảnh sát cũng không thể giúp chúng tôi, ngay cả khi những người buôn chó thực hiện hành vi phi pháp”, Anna Li, một người trong nhóm chặn xe tải để cứu chó, tâm sự.
Các tổ chức bảo vệ động vật cho hay, bọn trộm chó là một trong những nguồn cung cấp “hàng” cho các lò mổ. Những người lai giống chó cũng thường bán những con có khiếm khuyết cho các quán nhậu. Mary Peng, người sáng lập và giữ chức giám đốc điều hành của Trung tâm Dịch vụ Thú y Quốc tế, nói rằng những vú sưng phồng của nhiều con chó ngao cái cho thấy chúng đang nuôi con.
Trong 25 năm làm việc tại Trung Quốc, Peng từng chứng kiến cảnh tượng người dân đua nhau lai giống chó rồi bỏ rơi hàng loạt.
“10 năm trước, người ta chuộng chó chăn cừu Đức. Sau đó họ săn lùng chó Golden Retriever, chó đốm Dalmatian và chó Eskimo. Nhưng với mức giá điên rồ mà dư luận từng biết vài năm trước, tôi chưa bao giờ tưởng tượng rằng, một ngày nào đó, tôi sẽ thấy chó ngao ở phía sau xe tải để tới lò mổ”, bà nói.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

​Kịch bản không mong muốn cho biển Đông


TT - Các nhà lãnh đạo ASEAN cho rằng cần phải bảo đảm giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế. 


Các nhà lãnh đạo ASEAN tại Malaysia ngày 27-4. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng thứ ba từ trái sang. Ảnh: EPA

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN kết thúc bằng tuyên bố của chủ tịch hội nghị, nhân danh các nhà lãnh đạo khác, có câu: “Chúng tôi chia sẻ những quan ngại nghiêm trọng được một số lãnh đạo bày tỏ về việc bồi lấp biển đang tiến hành trên biển Đông, làm xói mòn niềm tin, sự tin cậy và có thể hủy hoại hòa bình, an ninh và ổn định”, song không nêu đích danh Trung Quốc, AFP cho biết!

Đúng là ASEAN cũng đã có một tuyên bố tương tự tuyên bố chung của các ngoại trưởng nhóm các cường quốc G-7 như mong mỏi của tổng thống Philippines từng đề cập trước khi gặp nhau.

Tuy nhiên, tuyên bố của chủ tịch hội nghị ASEAN lại có phần nhẹ hơn: trong khi các ngoại trưởng G-7 cùng bày tỏ quan ngại thì ở hội nghị tại Malaysia chỉ là “chia sẻ những quan ngại của một số lãnh đạo đã nêu ra” mà thôi, tức phản ứng không phải là toàn thể! Dẫu sao các lãnh đạo cũng đã cùng nêu ra chung nguy cơ là biển Đông sẽ mất hòa bình, an ninh và ổn định.

Vấn đề là hòa bình, an ninh, ổn định hay chiến tranh, bất an và bất ổn lại tùy thuộc ở ý muốn hay tham vọng của Trung Quốc. Mà Trung Quốc thì không ngớt lấn tới bằng cách này hay cách khác: năm ngoái cắm giàn khoan trong vùng biển của Việt Nam, năm nay lấp biển, mở rộng đảo lập căn cứ quân sự!

Lộ trình lấn áp đó của Trung Quốc chỉ dẫn tới hai chọn lựa: hoặc nhắm mắt cam chịu hoặc xung đột để Trung Quốc “lấy thịt đè người”.

Tính toán dồn ép này rõ như ban ngày, đến nỗi Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 10-4 đã phải lên tiếng cảnh báo rằng điều làm ông quan ngại là việc Trung Quốc đang sử dụng kích thước tuyệt đối và cơ bắp của mình để buộc các nước vào thế lệ thuộc".

Thật ra, biển Đông chỉ là chặng đầu của lộ trình làm chủ Thái Bình Dương để rồi trở thành bá chủ thiên hạ sau khi quật ngã Mỹ bằng một trận Trân Châu cảng mới. Tất nhiên, nhanh hay chậm tùy thuộc vào:

(1) Khả năng làm chủ kỹ thuật sản xuất vũ khí tấn công của Trung Quốc. Như Nhật Bản vào những năm 1930 đã ào ạt sản xuất hết lớp tàu sân bay này đến lớp tàu sân bay khác để từ chỗ chỉ vài chiếc kéo tới “làm cỏ” Thượng Hải vào năm 1932, đến chỗ huy động cả một đoàn tàu sân bay nhấn chìm gần hết hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ở Trân Châu cảng tháng 12-1941, rồi đánh tiếp trận đôi công bằng tàu sân bay ở Midway năm sau.

(2) Độ thuần thục của những đơn vị tấn công quân sự này. Thực tế cho thấy có lẽ cũng còn lâu Trung Quốc mới có được một hạm đội tàu sân bay thiện chiến để đánh trận sống mái. Thành ra, trong khi chờ đợi, “húc” các nước nhỏ là dễ làm nhất. Ít nhất các lãnh đạo ASEAN đã nhìn thấy nguy cơ “hủy hoại hòa bình, an ninh và ổn định” như nêu trên.

Lịch sử đầy rẫy những bài học tương tự. Năm 1939, khi xe tăng Đức tiến vào Ba Lan, một thượng nghị sĩ Mỹ tuyên bố hùng hồn: “Lạy Chúa, phải chi tôi đã có thể nói chuyện với Hitler! Tất cả chuyện này có thể tránh được". Quả là suy nghĩ ảo tưởng vì không chịu nhìn thấy rằng trước đó phe Trục đã liên tiếp ra tay!

Tháng 3-1936, quân Đức tiến vào vùng Rhineland, dù hòa ước Versailles cuối Thế chiến thứ nhất đã từng cấm quân Đức bước vào. Người Pháp không muốn mạo hiểm chiến tranh nên nín thinh, còn người Anh thì chủ trương nhịn để giữ lấy hòa bình cho bằng được.

Vụ tái chiếm Rhineland này của Đức thúc đẩy Đức chiếm Ba Lan ba năm sau đó, và rồi Thế chiến thứ hai nổ ra ngay trước mũi liên quân Pháp - Anh! Còn ở châu Á - Thái Bình Dương, năm 1931 Nhật tấn công vào Mãn Châu rồi đổi tên thành “Mãn Châu quốc". Mỹ cũng chỉ phản ứng bằng đàm phán để rồi bị đánh úp ở Trân Châu cảng 10 năm sau. 
DANH ĐỨC

Phần nhận xét hiển thị trên trang

bài phát biểu bị dừng 127 lần vì… tiếng vỗ tay


Op-Economica, 27-4-2015 — Đó là bài phát biểu được lan truyền chóng mặt và được ngưỡng mộ. Thực sự đã thấy có những trí thức TQ có tầm ảnh hưởng tới xã hội và có suy nghĩ trăn trở cho xã hội của họ. Dưới đây là ghi chép những phát ngôn của giáo sư Trịnh Cường (“Zheng Qiang” 鄭強) Đại học Chiết Giang (Trung Quốc).
1. Người Nhật thà thích người da đen, chứ nhất định không chịu thích chúng ta, vì người Trung Quốc mất tinh thần lâu rồi.
2. Mọi người đều cười người Nga, nhưng tôi biết nước Nga sau này sẽ phát triển, vì ở đó người ta dù bị đói 2 ngày thì vẫn xếp hàng, còn chúng ta dù chỉ có 2 người thì cũng chen lấn đến mức không thể đóng cửa xe bus.
3. Nhật Bản xâm lược nước ta, vì nước ta có rất nhiều Hán gian. Sau này nếu Nhật lại xâm lược, thì chúng ta có Hán gian nữa không? Ai sau này sẽ là Hán gian của Trung Quốc? Đại bộ phận mọi người ở đây đều sẽ làm. Vì mọi người cười nhạo những người yêu nước, sùng bái quyền lực và tiền bạc, khinh bỉ lý tưởng và chí khí.
4. Hiện tại ai là Hán gian? Là sinh viên Thanh Hoa, Bắc Đại; vì họ dùng kiến thức học được để giúp người ngoại quốc khai thác thị trường nội quốc, đánh bại doanh nghiệp Trung Quốc.
5. Chúng ta coi thường giá trị lịch sử, cho rằng nhà cửa càng mới càng tốt, nhưng các bạn hãy đến các trung tâm thành phố ở Pháp mà xem, gần như không có công trình kiến trúc mới. Họ coi sự tích lũy lịch sử là đáng tự hào, còn chúng ta tự giày vò mình bằng cách không ngừng phá nhà xây nhà.
6. Bản chất của giáo dục không phải là để mưu sinh, mà là làm thức tỉnh sự hứng thú, cổ vũ tinh thần. Dựa vào giáo dục để mưu sinh và phát triển cũng được, nhưng chúng ta đã coi trọng lý do mưu sinh quá mức.
7. Cho dù sau này Trung Quốc phát triển, nhưng các bạn hãy nhìn những triệu phú lái xe đắt tiền, rồi mở cửa xe để nhổ đờm vứt rác. Các bạn sẽ hiểu rằng, nếu không có giáo dục, Trung Quốc giàu có đến mấy cũng không thể lớn mạnh.
8. Đi học là để biết gánh trách nhiệm. Nhưng giáo dục hiện nay làm cho nữ giới phải gánh vác quá nhiều trách nhiệm, còn nam giới thì trốn tránh quá nhiều trách nhiệm.
9. Lịch sử nhân loại thực ra là một loạt những hành động bồng bột, nên các bạn đừng coi khinh sự bồng bột; bồng bột là đáng yêu.
10. Bóng rổ Trung Quốc không thiếu kỹ thuật, không thiếu tiền, cái thiếu là tinh thần trách nhiệm, cho dù chỉ là trách nhiệm đối với khán giả.
11. Người biết hát thì phát âm bằng hơi, nên họ không mệt. Khi các bạn nói, tôi thấy thanh quản các bạn rung, nên tôi biết bạn hát không hay.
12. 20 năm nữa, người Trung Quốc sẽ sùng bái tri thức chứ không phải quan chức?! Điểm này chúng ta nên học người Nhật Bản. Người Nhật Bản luôn rất tôn trọng tri thức. Nhưng Trung Quốc ngày nay, người có tiền, người có chút uy quyền – dù chỉ là một ông trưởng phòng, cũng có thể làm cho một giáo sư đánh mất hết lòng tự trọng. Cái trí tuệ có vẻ thông minh ấy, cái đám con buôn giương giương tự đắc ấy, thật nông cạn biết bao.
13. Một người đàn ông, chỉ có thể quỳ trước cha mẹ và bạn đời, chỉ có thể cúi trước người thầy, chứ không thể cúi đầu trước uy quyền và tiền bạc. Nhưng ngày nay đại đa số lại làm điều ngược đời như thế.
14. Vì sao người Nhật Bản không xin lỗi, vì sao Thủ tướng Nhật Bản không tạ tội? Vì họ biết lòng tự tôn và coi lịch sử của Nhật Bản là quan trọng nhất, còn sự bất mãn của các nước Á châu là không có chút trọng lượng nào, không đáng cho họ cần phải để ý.
15. Điều giáo dục nên làm cho người Trung Quốc là biết tự trọng. Nhưng ngày nay khi nhìn thấy người ngoại quốc là chúng ta cúi đầu, con gái nhìn thấy đám con trai vớ vẩn ngoại quốc là đều muốn lấy lòng. Thưa các bạn, trước mặt người ngoại quốc, chúng ta đánh mất hết lòng tự trọng. Trong số những người du học tại Đại học Tokyo, tôi là người duy nhất quay về, nhưng người Nhật Bản lại kính trọng tôi, vì tôi sống có linh hồn, sống có khí phách.
* Short bio:
2015-04-27_Zheng Qiang
Ông Trịnh Cường tốt nghiệp khoa hóa, ĐH Chiết Giang năm 1982. Năm 1988, ông tốt nghiệp cao học tại Bộ môn vật liệu polymer của ĐH KH-CN Thành Đô. Ông tiếp tục học tiến sỹ ở đây, và có 2 năm nghiên cứu tiếp tại ĐH Kyoto (Nhật) trong khoảng 1992-94. Cuối cùng, ông nhận được bằng tiến sỹ về nghiên cứu Polymer của ĐH Tứ Xuyên.
Ông đã công bố 220 nghiên cứu KH trên các tạp chí quốc tế như Macromolecular, Polymer, Journal of Polymer Science, Polymer Physics: Part B, Macromolecular Chemistry and Physics, Chinese J. Polym. Sci. and J. Mater. Res., v.v..
Lĩnh vực nghiên cứu của ông là: 1. Cấu trúc và tính chất polymer đa thành phần; 2. Tính biến dạng polymer; 3. Các hợp chất polymer; và 4. Polymer chức năng.
Phone:+86-571-87952522; E-mail:zhengqiang@zju.edu.cn; Site của ông ấy:http://mypage.zju.edu.cn/en/zhengqiang
Phần nhận xét hiển thị trên trang


Nguyễn Văn Thọ

Nguyễn Văn ThọNhà văn



Thứ năm, 30/4/2015 | 06:06 GMT+7
Tôi là người lính từng tham gia chiến tranh, tự nguyện và hết lòng. Nhiệm vụ của người lính; trách nhiệm với đồng đội, đơn vị, tổ quốc; danh dự cá nhân, gia đình đã buộc tôi gắn kết với chiến tranh 12 năm.
Tôi có sự căm thù không? Không! Chúng tôi biết gì người Mỹ mà căm thù họ! Nhưng người Mỹ đã tới.
Khởi đầu của cuộc chiến, Mỹ ném bom miền Bắc và tuyên bố: “Đánh cho Việt Nam quay lại thời đại đồ đá”. Hãy hình dung, khi một con người bị sỉ nhục như thế, nhất là con người ấy yêu quê hương, yêu từng viên đá, gốc cây Hà Nội, sẽ hành xử ra sao nhất là khi anh ta trực tiếp nhìn rõ bom của người Mỹ ném xuống mảnh đất thân yêu, giết chết bao con người chưa một lần gây hấn với họ. Họ, người Mỹ đã ném chiến tranh xuống quê hương của tôi, của em, của ta và của chúng ta, khi Hà Nội là trái tim của cả nước.
Và khi ấy, hỏi ai lại cam tâm ngồi yên. Và chúng tôi đã ra trận chiến đấu với chỉ lòng dũng cảm vô song, bởi nếu không có lòng dũng cảm, sẽ không ai dám chống lại người Mỹ, khi thực sự nhìn chúng bay, rải thảm cái chết...
Chúng tôi phải đánh nhau với súng ống cổ lỗ, từ súng máy 12, 7 ly tới pháo 57, 100 ly, đều là loại súng ống của đại chiến II. Kể cả tận khi trang bị tên lửa thì Sam II cũng là loại tên lửa cổ lỗ. Trong khi đó, người Mỹ dùng tất cả sức mạnh của hải quân của không quân từ B52 tới F, A các loại siêu thanh, đều là phương tiện hiện đại nhất.
Thế hệ chúng tôi đã kế tục truyền thống chống Nguyên Mông của tiền nhân, thay vì thích trên cánh tay, chúng tôi thích hai từ Sát Thát vào tận trái tim từng người ra trận. Lứa Hà Nội khi ấy đều đa số có học, ý thức rất rõ việc chúng tôi đang làm, đang chiến đấu, theo đuổi. Chúng tôi đã đánh hàng trăm trận, bất kể khi người Mỹ với sức mạnh quân sự tưởng như ăn sống nuốt tươi đối thủ trên không và trên biển, trên bộ. Nhưng sự áp đảo của cả đạo quân gồm không quân hải quân, xe tăng và bộ binh trang bị tận răng, no đủ như ở nhà, vẫn không làm chúng tôi run sợ. Mãi tới năm 1971 họ mới nhận ra, khi anh làm nhục một dân tộc, tức là các anh đã khơi dậy một cơn giận dữ bất tận của một dân tộc.
Khi những hòa ước được ký kết, người Mỹ hạn chế và chấm dứt ném bom miền Bắc chúng tôi lại vào Nam chiến đấu. Hỏi tôi có hận thù gì với anh em binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa không? Không! Tôi không có hận thù gì với anh em binh sĩ miền Nam, nhưng tôi không muốn người Mỹ và tất cả binh lính nước ngoài chà đạp lên Tổ quốc tôi. Khi người Mỹ sát cánh với họ chà đạp 60 vạn gót giầy trên quê hương miền Nam, tôi đã một lần nữa vào Nam chiến đấu.
Tôi không có ân oán gì về cá nhân với anh em binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa cả, nhưng chúng tôi, những con người tường các quy luật của chiến tranh, cả sử nước nhà và lịch sử thế giới, ý thức rất rõ và cụ thể từng trận chiến rằng: Chiến tranh chỉ chấm dứt khi có một bên thắng bên thua, vì đất nước Việt Nam không thể chia cắt. Do vậy, tôi và bao người đã chiến đấu cho cánh quân bên chúng tôi - bộ đội miền Bắc, tới giọt máu, tới sức lực cuối cùng, nhằm chiến thắng để chấm dứt chiến tranh chứ không phải giải quyết thù hận. Ngày 30/4/1975, trước khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, hàng vạn vạn binh sĩ chúng tôi đều muốn sống, cầu nguyện được là kẻ sống sót cuối cùng sau cuộc chiến; song không ai bảo đảm rằng, họ có thể chắc chắn sẽ còn lại trong trận chiến cuối ấy.
Cho tới hôm nay khi ngồi viết những dòng này tôi nhận ra, cuộc chiến ở Việt Nam đã gây ra một vết thương rất sâu và rất dài cho dân tộc Việt Nam. Hàng triệu người dân đã bỏ mình. Hàng triệu gia đình đã mất cha, mất chồng và mất con trên trận mạc. Cũng do chiến tranh để lại, hàng triệu người đã bỏ nước ra đi, ly tán và mất mát đau khổ trên biển xanh, trong rừng rậm, để lại một vết hận không nhỏ trong một bộ phận không nhỏ những gia đình phía chiến tuyến bên kia. Đó là niềm đau vô cùng lớn không chỉ riêng ai khi họ còn yêu đất nước.
Sự mất mát của thế hệ chúng tôi cả hai bên, sự mất mát của cả dân tộc tới ngày 30/4 khi đất nước yên súng, giang sơn thu về một cõi là sự đòi hỏi tất yếu của lịch sử, của dân tộc nhưng đó cũng đã phải trả với giá quá đắt. Và một câu hỏi luôn luôn làm tôi đau nhức là tại sao cứ phải căm thù khi tất cả đều là nòi giống Việt, khi mà xu hướng chung của nhân loại tiến bộ là hòa bình cho tất cả các dân tộc, cởi bỏ tất cả nỗi niềm và xóa đi đau đớn giận hờn với chính nỗ lực của từng con người chúng ta.
Rồi đây thế hệ chúng tôi cả hai phía sẽ theo quy luật sinh bệnh lão tử, rồi đây đất nước này dành cho và chỉ là cho các thế hệ sau chúng tôi; chúng không liên quan gì tới những hận thù trận mạc bấy nay và cười diễu cha anh nếu còn cố chấp. Vậy lý do gì để con người Việt Nam vẫn chia tách và hận thù về những điều đã qua mà không thực sự chung tay hàn gắn, nếu thực sự yêu thương đất nước và dân tộc này?
Nguyễn Văn Thọ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc đưa giàn khoan thứ hai xuống Biển Đông ngay trong ngày Việt Nam kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước

Theo Bình Luận án Blog


Giàn khoan Hưng Vượng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã rời Yên Đài, khởi hành xuống Biển Đông hoạt động vào 10h18 ngày 30/4/2015. Thông tin trên được Tân Hoa xã đăng tải cùng ngày và được nhiều tờ báo dẫn lại. Theo báo này, hệ thống định vị động lực độc đáo của nó có thể bảo đảm cho giàn khoan này hoạt động bình thường trong môi trường bão cấp 12 ở Biển Đông. Tuy nhiên, báo Trung Quốc không cho biết vị trí hoạt động cụ thể của giàn khoan này.

Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu thứ hai có tên Hưng Vượng xuống Biển Đông. Trong lễ kỷ niệm 30/4/2015, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố sau năm 1975, Việt Nam đã phải có cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Chính là bọn Trung Quốc xâm lược.

Bài báo cho hay, Hưng Vượng là giàn khoan nước sâu nửa chìm thứ tư do công ty CIMC Raffles bàn giao cho CNOOC. Giàn khoan này hoạt động sâu nhất là 1.500m, độ sâu tối đa của giếng khoan là 7.600m, nhân viên trên giàn khoan theo quy định là 130 người, tải trọng sàn tàu là 5.000 tấn.

Giàn khoan này từ khi ký kết hợp đồng đến khi bàn giao chỉ có 35 tháng. Đến đây, công ty CIMC Raffles đã có 9 giàn khoan nước sâu nửa chìm đến các vùng biển trên thế giới như biển Bắc Hải, Brazil, vịnh Mexico, Tây Phi để hoạt động.

Trước giàn khoan Hưng Vượng, từ tháng 5 đến tháng 7/2014, Trung Quốc đã kéo giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và bị dư luận thế giới lên án mạnh mẽ.

Chuẩn bị mưu đồ mới?

Cũng trong năm 2014, truyền thông quốc tế đưa tin, các công ty dầu khí Trung Quốc đang mua sắm thêm nhiều tàu và giàn khoan mới.

Tờ Australian dẫn tin từ Cơ quan Tư vấn và Dữ liệu Hàng hải IHS Maritime của Mỹ cho biết, số hàng đặt mới trong nửa đầu năm 2014 nhiều hơn bất kỳ năm nào trong bốn năm qua. Và nhu cầu mua giàn khoan cùng tàu vẫn còn tiếp tục.

Theo báo này, năm 2013 Trung Quốc đã đặt hàng một giàn khoan lớn tải trọng 30.000 tấn, nhằm đưa ra khai thác ở Biển Đông năm 2016. Giàn khoan này có thể hoạt động ở độ sâu hơn 1.500m và có thể chịu được sóng lớn và giông bão. Bên cạnh đó còn hai chiếc nữa cũng được lên kế hoạch đặt hàng. Các giàn khoan này có quy mô tương đương giàn khoan nước sâu Hải Dương 981.

Việc này cho thấy Trung Quốc đang đẩy nhanh việc tăng cường thiết bị cho kế hoạch khai thác dầu ngoài khơi, và tăng cường các tàu bảo vệ, mạo hiểm hơn ở vùng nước giàu tài nguyên Biển Đông.

"Đây chỉ là khởi đầu của một kế hoạch lớn và có dự tính của Trung Quốc trong việc kiểm soát các nguồn tài nguyên ở Biển Đông", Gary Li, nhà phân tích của IHS nói.

Việc tăng cường thiết bị là một phần chính sách quốc gia, ở khu vực mà mục tiêu về chính trị và an ninh năng lượng của Bắc Kinh có chồng lấn với nước khác, Philip Andrews-Speed, một chuyên gia về an ninh năng lượng tại Viện nghiên cứu Năng lượng của Singapore nhận định. "Tôi chắc rằng họ sử dụng các giàn khoan này làm tuyên bố chính trị cũng như dùng để khai thác".

Năng lực mới cho phép Trung Quốc tiến vào Biển Đông, vượt qua các nước như Việt Nam và Philippines, vì các nước này phụ thuộc nhiều vào chuyên môn của nước ngoài, Andrews-Speed đánh giá.

......................

Giữa tháng 7/2014, khi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã nhấn mạnh:

Nhằm tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định ở Biển Đông, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan Hải Dương 981 quay trở lại hoặc đưa bất cứ giàn khoan nào khác vào hoạt động ở khu vực lô dầu khí 143 của Việt Nam hoặc bất kỳ khu vực nào khác thuộc vùng biển của Việt Nam được quy định bởi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

"Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền theo đúng luật pháp quốc tế", ông Bình khẳng định.

----------------------------
Trung Quốc và âm mưu xâm lược Việt Nam

Điểm nóng Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam (cập nhật)
  1. Theo dõi quá trình hình thành và phát triển khu quân sự Trung Quốc trên đảo Gạc Ma của Việt Nam (từ 2/2014)
  2. Việt Nam cam chịu việc Trung Quốc đang ồ ạt xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma? (Từ 6/2014)
  3. Bắc Kinh đang biến Đá Gạc Ma thành căn cứ lớn ở Trường Sa (5/2014)
  4. Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin: Ngày 14/3/1988 bi tráng
  5. "Cấp trên" đã ra lệnh cho bộ đội Việt Nam không nổ súng khi Trung Quốc tấn công chiếm đảo Gạc Ma?
  6. Mất Gạc Ma, ai có lỗi?
  7. Tướng Tàu nói gì về trận chiến chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam?
------

Cập nhật diễn tiến xâm lược của Trung Quốc 
  1. Trung Quốc đã lên kế hoạch xây đảo nổi khổng lồ ở biển Đông (4/2015)
  2. Trung Quốc lập ban vũ trang ở Hoàng Sa của Việt Nam (1/2015)
  3. Trung Quốc đã thiết lập ADIZ trên biển Đông? (12/2014)
  4. Tháng 11/2014: Trung Quốc xây khu định cư trái phép ở Hoàng Sa
  5. Vị trí của dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân trọng yếu như thế nào? (11/2014)
  6. Trung Quốc đã sẵn sàng lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông (10/2014)
  7. Trung Quốc đã xây xong sân bay quân sự tại Hoàng Sa (10/2014)
  8. Trung Quốc đã mở rộng bán kính kiểm soát từ 3 lên 7 hải lý và đang ồ ạt xây dựng khu quân sự tại Gạc Ma (9/2014)
  9. Trung Quốc ngang nhiên khai trương tour du lịch trái phép tới Hoàng Sa ngay trong ngày Quốc khánh Việt Nam (8/2014)
  10. Hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đang cố gắng "khôi phục quan hệ" (8/2014)
  11. Hội đàm Việt - Trung trong bối cảnh căng thẳng vụ dàn khoan HD 981 và đảo Gạc Ma (18-6-2014)
  12. Sắp đủ 100 ngàn chữ ký kiến nghị Chính phủ Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì hạ đặt giàn khoan HD 981 trên vùng biển Việt Nam (5/2014)
  13. Việt Nam chính thức tuyên bố công hàm Phạm Văn Đồng là vô giá trị (24/5/2014)
  14. Việt Nam gửi thông cáo về tình hình biển Đông lên Liên Hợp Quốc (20/5/2014)
  15. Trung Quốc lại vừa ngang ngược áp lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển của Việt Nam (5/2014)
  16. Lãnh tụ Tàu coi Việt Nam là kẻ thù truyền kiếp, không bao giờ muốn VN lớn mạnh và chỉ đạo "đóng kịch" trong quan hệ với VN (1973)
  17. "Phong trào" tấn công, đốt phá nhà máy, công ty nước ngoài: đáng lo ngại, bất thường và liệu có ai đứng sau? (5/2014)
  18. Toàn cảnh biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngày 11-5-2014 trên Youtube
  19. Tường thuật biểu tình tuần hành hôm nay (11-5-2014) ở Sài Gòn
  20. Hàng ngàn người biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược tại Hà Nội, TP.HCM, Huế ... báo chí "lề phải" tường thuật trực tiếp! (11/5/2014)
  21. Mạng xã hội kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược (5/2014)
  22. Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ chủ quyền
  23. Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: TQ không bao giờ có tình nghĩa đồng chí, anh em với VN gì cả mà họ sẵn sàng tiêu diệt ta vì quyền lợi của họ (10/2014)
  24. Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông vì đã "hết lối ra biển" (6/2014)
  25. Báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân và Tạp chí cộng sản đăng gì trong ngày kỷ niệm 35 năm đánh thắng quân Trung Quốc xâm lược?
  26. Nguồn gốc sự ra đời đường lưỡi bò của Trung Quốc trên biển Đông
  27. Năm 1979 Việt Nam từng "đánh bại 600 nghìn quân Trung Quốc xâm lược"
  28. Hoàng Thị Hồng Chiêm - người nữ anh hùng chống quân Trung Quốc xâm lược

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ANH EM NHÀ GIAO CHỈ

tre-tho

(Tặng: Từ Vũ)
Anh em nhà Giao Chỉ
Vốn con Rồng, cháu Tiên
Phải cái hay đố kỵ
“Tự đại” dễ tức, ghen…
Phe Ngoại chửi phe Nội
đòi Dân Chủ, Nhân Quyền!
Cánh Nội “bài” cánh Ngoại
ghét Người nhưng thích “Tiền”.
Một bên chống cuồng điên
một bên “im” thúc thủ
Họ vốn là anh em
có chung cha mẹ đẻ.
(Bên vốn theo Tàu, Nga
bên “lời” theo Pháp , Mỹ (1)
cùng tôn thờ ông cha
“đánh nhau” thật ầm ĩ!?)
Bốn mươi năm rồi nhỉ? (2)
Họ vẫn chửi, kình nhau
Vẫn chơi thăm, tiếp tế
“làm lành” phải Đời sau!
Ôi cái dân Giao Chỉ
là Gà chung một Mẹ
Chỉ giỏi hoài đá nhau!
Ôi Việt Nam thống nhất
“hòa giải” khó làm sao?!
Anh em nhà Giao Chỉ
“bất hạnh” chắc còn lâu?!
(1) “lời” = lời lãi, kiếm ăn to – hết Dollar (viện trợ) là “tùy nghi di tản”, đầu hàng!?
(2) bài viết năm 2007 là 32 năm, đến 2015 sửa thành 40 năm
Viết tại London 3-8-2007
NGUYỄN KHÔI

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGÔI SAO BAN CHIỀU: SỰ THẬT VỀ MỘT BÀI HÁT NGA

 


Nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu
Thuở đất nước thống nhất (1975), người dân hai miền Nam Bắc háo hức tìm hiểu về nhau sao bao năm chia cắt. Tìm hiểu về âm nhạc cũng là một cách để hiểu biết văn hóa. Người sống ở miền Nam như mình thuở đó nghe những bài “Cô gái vót chông”, “Tiếng đàn Ta Lư” thấy rất… kinh ngạc vì lối hát cao vút và véo von nghe chẳng khác gì tiếng…Tàu :D
Thậm chí lúc đầu mình còn không nghe được lời hát nhưng nghe mãi thì cũng…quen tai, nhạc miền Bắc chủ yếu phục vụ chiến tranh nên giai điệu rất hào hùng (mà sau này ta hay gọi là Nhạc Đỏ).
Nhạc miền Nam bị xếp vào loại Nhạc Vàng và bị cấm hát vì tình cảm… ủy mị, làm người nghe mê muội, mất …ý chí phấn đấu :D
Vậy mà mình nhớ năm đó khoảng 1977, lúc chơi ở nhà cô bạn thì gặp hai anh bộ đội, hai anh chàng chơi Guitar và hát một bài hát được giới thiệu là Nhạc Nga: “Ngôi sao ban chiều”. Bài hát có giai điệu đẹp, êm đềm và lời hát cũng khá tình cảm, tha thiết.
“Màn chiều dần buông xuống, gió ngàn vi vu
Lấp ló đầu hiên, ngôi sao ban chiều
Gợi lòng ta thương nhớ, tới người yêu ở phương trời xa
Em thân yêu nơi nao có nhớ tới chăng, đôi ta năm xưa, chung lời nguyện ước
Bây lâu con tim ta vẫn nhớ tới em, như ngôi sao hôm, đêm ngày không mờ
vì lòng ta mãi mãi vẫn còn khắc ghi, bóng hình dáng em…”
Sau đó mình cũng nghe nhiều người hát bài này và đều được giới thiệu là nhạc Nga.
Nhưng thật bát ngờ, tác giả bài hát này lại là một người…Việt, dân Hà Nội chính hiệu con nai vàng :D
Nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu sinh năm 1944 tại Hải Phòng, yêu âm nhạc nhưng không thể thi vào trường Âm Nhạc Việt Nam chỉ vì lý lích của ông bị phê: Có người nhà di cư vào Nam. Sáng tác bài hát “Ngôi sao ban chiều” năm 1964, ông đã phải giả vờ cho bài hát của mình là…nhạc Nga, chấp nhận là một nhạc sĩ vô danh để thanh niên miền Bắc thuở ấy  có nhạc trữ tình hát lên mà không bị cấm đoán hay ..kiểm điểm.
Ông hiện vẫn còn sống ở Phố Bạch Đằng, Hà Nội. Mình có số điện thoại, bạn nào cần gọi để kiểm chứng, xin hãy liên hệ nhé.
Mời các bạn nghe lại bài hát “Ngôi sao ban chiều” bản nhạc Nga gốc…Việt nổi tiếng một thời:
 


Cảm ơn anh Trần Can đã cho biết thông tin rất thú vị về tác giả bài hát. Do ở Hà Nội nên lần theo thông tin đó, ngày 29/10/2011 vừa qua chúng tôi đã ghé thăm người nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu tại nhà riêng của ông ở ngõ 738 Bạch Đằng. Người nhạc sĩ nhỏ bé gày gò nhưng cởi mở, hồn hậu và tràn đầy năng lượng. Đây là lời hát tôi gõ lại từ bản nhạc do chính người nhạc sĩ đáng kính ký tặng (ông bảo lời có nhiều dị bản quá!).
Ngôi sao ban chiều
Màn chiều dần buông xuống, gió ngàn vi vu, lấp ló đầu hiên ngôi sao ban chiều.
Gợi lòng ta xao xuyến nhớ người yêu nơi phương trời xa.
Em thân yêu nơi đâu, có nhớ tới chăng, đôi ta năm xưa chung lời hẹn ước?
Bấy lâu con tim ta vẫn nhớ tới em, như ngôi sao hôm bao ngày không mờ.
Vì lòng ta mãi mãi vẫn còn yêu em không bao giờ phai.
Người mà tôi yêu mãi, nay ở chốn nao, tháng năm dần trôi, tôi vẫn mong chờ.
Giờ này em ở đâu, hỡi người yêu, ta mong chờ em.
Ôi không gian bao la, hãy nói cho ta, em yêu phương xa có còn chờ nữa?
Nơi xa xôi nghe chăng, tiếng hát nhắn em, không gian mang theo bao lời ân tình.
Vì lòng ta mãi mãi vẫn còn yêu em không bao giờ phai.

Ảnh chụp nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu tại nhà riêng, 29/10/2011 - Vũ Ngọc Tiến

Phần nhận xét hiển thị trên trang