Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Đọc bài chẳng biết đồng chí này ở phe nào nữa. Nếu phe ta không nói năng nhộm nhoạm thế, mà phe địch chắc cũng không. Phản biện hay phản động gì cũng phải có lý lẽ, lý luận, không đầu đường xó chợ tục tĩu thế này!

PHẢN BIỆN ĐÉO PHẢI LÀ CHỐNG NHÉ



Ong Bắp Cày

Chị phát tởm với mấy anh chị trí thức, mấy anh nhà báo ti toe với vai trò phản biện xã hội.

Đkm, phản biện khác với chống nhé.

Ai đời nhà nước đưa ra bất kể dự án nào to tát là chống ngay và luôn. Lý lẽ để chống rất đơn giản với tầm nhìn lồn trâu: Dân còn đói mà xây to thế, làm kinh thế, hoang thế? 

Loại phản biện ấy chỉ là loại bốc cứt ăn vã.

Ấy thế nhưng vài năm sau là toang toác mồm rằng, sao không chịu hiện đại hóa?

Còn nhớ anh Pín, bạn thân chị có viết 1 entry với tựa đề: Bàn về tháp truyền hình cao đéo-chịu-được dự định xây ở Hanoi. Chị trích cho nó hoành:

"Tất nhiên là phản đối, tôi lạ đéo gì các bạn, cái đéo gì các bạn cũng phản đối, lí do là hehe trường học bệnh viện còn thiếu, gớm chết chết xây gì mà hoang thế...

Ngược lịch sử, chúng ta đã có 1 lũ mồm lồn như vậy khi người Pháp xây cầu Paul Doumer tức long biên.

Chúng, lũ mồm lồn khố dây nón mê váy đụp ném xuống sông Hồng 3 ngày không chìm, đã rặn đc 1 bài vè (đến giờ tôi vẫn đéo hiểu lũ khốn cùng đó sao lại biết về lục-bát) :

"Lập mưu xây được cây cầu
Chế ra cái chụp để mà bơm lên
Bơm hết nước đến bùn đen
Người chết như rạ, phải len mình vào
Vỡ bơm nước lại chảy vào
Chết thì mặc chết, ai nào biết không.".

Cơ mà khi cầu xây xong, cho tới tận BÂY GIỜ, cây cầu mĩ miều đó đã chứng minh nó là biểu tượng của hanoicho, những thàng những con trong suốt 100 năm qua thi nhau chụp ảnh và chém gió về cây cầu đó.

Hanoi có cây cầu đó, vì người Pháp đã mặc mẹ lũ mồm lồn tiểu nhân gian vặt.

Trở về cái Tháp truyền hình sẽ xây, nghe đồn cao nhất thế giới hehe thánh thặc.

Lũ mồm lồn, với truyền thống muôn đời nhược-tiểu, tất nhiên bebebe phản đối.

Chúng lo tốn tiền, giời ạ !!!

Cơ mà đéo phải tiền ngân -sách, tức đéo phải tiền thuế của dân đen, đéo phải tiền của chúng.

Đó là tiền của bọn triền hình, và bọn chúng đầu tư để kiếm lời, thế là những câu kiểu : "sao ko xây viện hay trường ?" bị chặt đúng iết hầu,..

Bọn triền thông nó xây viện hay trường để ăn lồn hả? nó đầu tư vào lĩnh vực nó hiểu thôi chứ? và thậm chí, tháp đó đéo có cái ăn ten chảo nào? thì đã sao?

Khi 1 cái tháp cao nhất mẹ thế giới đc xây xong, li cà fe ở đó thay vì 20k, vút phát lên 50k thậm chí 200 k nếu trên đỉnh tháp. Sẽ có thêm 1 vạn công ăn việc làm ăn theo từ khi xây đến khi kết thúc. Hãy nhớ công ăn việc làm là thứ người nghèo cần để thoát nghèo bền vững chứ không phải cơm 2k 5k từ thiện. Sẽ nâng giá đất cả 1 vùng, sẽ thu hút đầu tư, tăng khách du lịch,..

Gì chứ anh chị ở nông cống tĩnh gia cà mau mù căng chải, kiểu gì chả về thủ đô ngắm tháp cao nhất 1 lần, những đồng tiền mua diệu cần tháng cố bàu đá bú xây-chừng, sẽ bớt chút để về thủ đô thăm thêm cái xứng đáng hơn ngoài mả Bác.

Thủ đô ngàn năm văn-vật, hỡi ôi, dân đến thăm chỉ có 2 nơi đến là Hồ Gươm và chỗ nào nữa đéo nhớ. 

Lỗ hay lãi, thằng đầu tư phải chịu, đừng dạy thàng có tiền làm gì hay ko làm gì, đó đéo phải việc của lũ mồm lồn.

Nhưng nói gì thì nói, khi tháp xây xong, sẽ là 1 thứ mà cả nước phải trầm trồ.....

Và lũ mồm lồn suốt ngày đéo biết cái gì ngoài chửi sẽ là lũ đầu tiên hả hê đứng hiên ngang nhe bộ răng vàng vẩu chụp ảnh ở chân cái tháp. (Hết trích).

Cũng như thế, cách đây 3 năm, có chủ trương làm đường sắt cao tốc từ Hà Nội vào Sài gềnh. Thế là lũ mồm lồn lại ăng ẳng lên phản biện. Chúng tru tréo ầm ĩ như lợn rằng, dân ta còn nghèo, làm đường sắt đó ai đi?

Thế mà sáng nay, trên Lao Động lại có bài: Đường sắt VN, thu 400 tỉ, chi 2000 tỉ đồng/năm.

http://laodong.com.vn/xa-hoi/duong-sat-viet-nam-thu-400-ti-chi-2000-ti-dongnam-318171.bld

Thế là thế đéo nào hả?
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phá hỏng công trình kinh điển về Dân tộc học


Báo Nông nghiệp VN - 


Việc tái bản cuốn sách “Người Mường ở Hòa Bình” đã phá nát một công trình đỉnh cao của nghiên cứu Dân tộc học.


“Người Mường ở Hòa Bình” bản in 1996 và bản in của NXB Thời Đại
Việc tái bản cuốn sách “Người Mường ở Hòa Bình” của tác giả Trần Từ - bút danh của nhà dân tộc học Từ Chi, do NXB Thời Đại thực hiện năm 2012, thuộc Dự án Công bố, phổ biến tài sản Văn hóa, Văn nghệ Dân gian Việt Nam (Dự án) đã phá nát một công trình đỉnh cao của nghiên cứu Dân tộc học.
Tác giả và tác phẩm đỉnh cao
Từ Chi trước nhất có tư cách một nhà bác học lớn. Đây là nhận định của GS Condominas (1920-2011), nguyên Giám đốc Viện Cao học Nhân văn Pháp, nhà dân tộc học quốc tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu Dân tộc học ở Tây Nguyên. Đánh giá như vậy bởi tri thức rộng rãi và sâu sắc mà Từ Chi thể hiện trong các công trình của mình.
Sự nghiệp dân tộc học của Từ Chi đứng ở hai chân: Thứ nhất, dân tộc học nghiên cứu về người Việt tập trung ở công trình “Cơ cấu làng Việt cổ truyền”; thứ hai, nghiên cứu dân tộc học về Mường, tập trung ở công trình đỉnh cao “Người Mường ở Hòa Bình”. Trong đó, tư các Mường học của Từ Chi là có tầm cỡ quốc tế.
Một tác giả nghiên cứu dân tộc học cho biết: “Mường học là một khu vực đặc biệt sôi động với nhiều thành tựu, mà Cuisinier với công trình dân tộc chí (ethnnographie) về Mường là một tượng đài lớn, là thách thức khó vượt. Từ Chi bằng tài năng đặc biệt của mình, đã tiếp cận Mường từ dân tộc học (ethnologie) và đã thành công đặc biệt”.
Sự nghiệp Mường của Từ Chi được tổng kết cả đời vào “Người Mường ở Hòa Bình”. Công trình này, ông trở đi trở lại, cân nhắc từng câu chữ, sắp xếp lại các công bố của mình trong công trình cuối cùng, nhưng cho đến khi Từ Chi nhắm mắt, ông vẫn chưa được thấy hình dạng của nó.
Sự ra đời của “Người Mường ở Hòa Bình” được Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ấn hành năm 1996 là một sự kiện đặc biệt của dân tộc học Việt Nam. Có thể nói công trình về “Hát đối đáp của nam nữ thanh niên ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Huyên và công trình “Người Mường ở Hòa Bình” của Từ Chi là hai tác phẩm đỉnh cao nhất của Dân tộc học Việt Nam thế kỷ 20.
Trong bối cảnh nghèo nàn những công trình đỉnh cao của các công bố Dân tộc học trong thế kỷ 20, “Người Mường ở Hòa Bình” như một đỉnh núi chói lọi.
“Tái bản đầy tùy tiện và cẩu thả - dù bằng tiền hỗ trợ siêu khủng của Nhà nước - cũng thể hiện “tâm thế” làm việc của lớp hậu bối Việt Nam ngày nay - những người không biết trân trọng di sản của cha ông. Điều đó, lí giải cho sự yếu kém của nghiên cứu ở Việt Nam” (bình luận của một tác giả nghiên cứu Dân tộc học độc lập).
Đáng tiếc là, với cách nhìn đổ đồng, đổ đống các tác giả và tác phẩm với nhau, khi tái bản cuốn sách này (số lượng 2.000 bản in) trong Dự án, những người tổ chức bản thảo, thẩm định bản thảo và nhà xuất bản đã phá nát cuốn sách. Trước đó, năm 2000, cuốn sách này là một trong 4 công trình của Từ Chi được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Nhiều sai sót
“Người Mường ở Hòa Bình”, một trong những thành quả của 30 năm ròng Từ Chi nghiên cứu về người Mường, đây không phải sản phẩm giải trí cho đông đảo bạn đọc bình dân, đây là cuốn sách cần cho những người nghiên cứu.
Tuy nhiên, ai dám lấy cuốn sách này làm gối đầu giường khi nó bị cắt xén nham nhở, tùy tiện, câu cú què cụt, các luận điểm của tác giả đang sắc bén bỗng trở nên ngô ngọng.
“Tôi không bình luận về việc cắt xén nội dung tác phẩm “Người Mường ở Hòa Bình”. Bản quyền sở hữu trí tuệ các công trình của Từ Chi thuộc về Chi Gia Trang mà gia đình hoàn toàn không hay biết. Giá như tôi được biết việc tái bản, tôi cũng sẽ góp phần vào việc biên tập để cuốn sách đến với bạn đọc hoàn chỉnh nhất, như tôi đã làm đối với 2 công trình của cha tôi - GS Nguyễn Đổng Chi: Người Ba Na ở Kontum, Kho tàng truyện Cổ tích Việt Nam” (GS Nguyễn Huệ Chi).
Trong bài viết này, không bàn đến quá nhiều lỗi mo-rat, chỉ bàn tới những phần bị cắt xén trong nội dung và các chú thích bị cắt xén tùy tiện, mọi lúc, mọi nơi. Xuyên suốt hơn 500 trang sách tái bản, phần nào cũng bị cắt xén. Để bạn đọc tiện theo dõi, dưới đây chúng tôi xin trích dẫn những đoạn bị NXB Thời Đại và Dự án cắt xén. Những đoạn để trong ngoặc vuông [...] là bị cắt, những đoạn trong ngoặc đơn (...) là nguyên bản:
Trang 279, bài “Vũ trụ luận Mường qua đám tang”: “Bài viết [không] mong vươn đến những kết luận rõ ràng (luôn luôn hai năm rõ mười). Trong nhiều trường hợp, nó chỉ làm nảy sinh những câu hỏi mới [qua đó mà, góp phần đề xuất những hướng tìm hiểu mới], những câu hỏi mới”.
Bài “Ruộng lang”, trang 18 chú thích đánh số 2 bị cắt mất một nửa; trang 20 cắt mất chú thích về người Thái; trang 22 cắt mất một nửa chú thích. Bài “Đặc điểm của loại ruộng lang”; trang 36 chú thích về từ “CON” bị cắt mất một nửa; trang 38 thiếu hẳn 1 chú thích; trang 40, trang 42 và trang 49 đều thiếu một nửa chú thích...
Từ Chi có phong cách phụ chú rất công phu, thể hiện cho sự uyên bác và nghiêm cẩn của ông. Đọc Từ Chi còn là đọc kỹ phần chú thích (phần vượt ra Mường, để đến các quan điểm lớn về văn hóa Việt Nam và Đông Nam Á).
Cắt bỏ phụ chú của Từ Chi một cách vô tội vạ và dày đặc, đã làm hỏng đi tác phẩm kinh điển này của dân tộc Việt Nam thế kỷ 20. Nguy hại hơn, khiến người ta hiểu lầm di sản của Từ Chi ở những câu viết không đầu đuôi, ở những ý đầy dang dở… Hình ảnh của Từ Chi đã bị phá hoại khá nghiêm trọng.

http://www.baomoi.com/Pha-hong-cong-trinh-kinh-dien-ve-Dan-toc-hoc/148/16438707.epi





Sách tiền tỉ... giá đồng nát


Thứ 2, 11:20, 20/04/2015
http://vov.vn/van-hoa/sach-tien-ti-gia-dong-nat-396072.vov

Dự án Công bố phổ biến tài sản văn hóa văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam được đầu tư 240 tỉ đồng, sách mới phát hành đã đến ngay hàng đồng nát.



Mua cân, bán mớ
Cả GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, Trưởng ban chỉ đạo Dự án, lẫn ông Đoàn Thanh Nô, Giám đốc Văn phòng Dự án, đều khẳng định: Không thể mua được sách của Dự án ở bên ngoài. Nếu bạn đọc quan tâm đến nội dung, chỉ còn một cách là đến thư viện. Nhưng, PV đã rất bất ngờ khi thấy hàng trăm cuốn sách thuộc Dự án “có mặt” tại nhiều cửa hàng đồng nát ở Hà Nội, với giá mua vào là 2.000 đồng/kg.
Ban đầu, PV nghĩ rằng đây là những cuốn sách thuộc giai đoạn 1 của Dự án được một nơi nào đó thanh lý. Song lật trang xi-nhê ra, tất cả là sách thuộc giai đoạn 2 của dự án (2013-2017). Đa số những cuốn sách này đều được in và phát hành vào quý 3/2014, nghĩa là hãy còn nóng hôi hổi.
Bộ “Sử thi Ê Đê” bán cân tại cửa hàng trên đường Láng (Ảnh: Nông Nghiệp VN)
Đơn cử một ví dụ, bộ “Sử thi Ê Đê” do Đỗ Hồng Kỳ (chủ biên), Đỗ Hồng Kỳ - Y’Kô Niê (biên soạn), gồm 6 tập: quyển 1: 544 trang - sử thi Dăm Săn - bản phiên âm tiếng Ê Đê; quyển 2: 542 trang - sử thi Dăm Săn - bản phiên âm tiếng Ê Đê; quyển 3: 374 trang - sử thi Dăm Săn - bản dịch tiếng Việt; quyển 4: 404 trang sử thi Dăm Săn - bản dịch tiếng Việt; quyển 5: 702 trang - Mdrong Dăm - văn bản tiếng Ê Đê; quyển 6: 688 trang - Mdrong Dăm - văn bản tiếng Việt, tổng số 3.000 trang, cân nặng 4,5kg, được mua vào với giá 9.000 đồng.
Trước đó, tại “Đại hội sách cũ Hà thành” lần thứ nhất (tháng 11/2014), nhiều cuốn sách thuộc Dự án này được bày bán. Đó là bộ “Văn hóa dân gian xứ Nghệ” (gồm nhiều tập) của Ninh Viết Giao; cuốn “Chương Han” của Vương Trung, “Hải Phòng - thành hoàng và lễ phẩm” của Ngô Đăng Lợi, “Mo trong đám tang dân tộc Giáy Lào Cai” của Sần Cháng, “Văn học dân gian Châu Đốc” của Nguyễn Ngọc Quang, “Văn hóa sông nước Phú Yên” của Trần Sĩ Huệ…
Giá bìa tùy từng cuốn, dao động từ 20.000 đến 50.000 đồng.
Khó... nhưng vẫn xảy ra
Trả lời câu hỏi của PV, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh và ông Đoàn Thanh Nô đều khẳng định: Không thể mua được sách của Dự án ở bên ngoài. Về thông tin các cuốn sách trong Dự án này ra hàng đồng nát, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh cũng thừa nhận, ông từng biết thông tin tại Đăk Nông, có một số độc giả “thuổng” một vài cuốn bán ra ngoài. Bản thân ông Thanh đã gọi điện vào Đăk Nông đề nghị có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn.
Tuy nhiên, việc hàng trăm cuốn sách được bán ra, thì theo GS.TSKH Tô Ngọc Thanh là điều khó xảy ra. Vậy mà nó đã xảy ra thật. Hiện nay, tại Hà Nội, thật dễ dàng bắt gặp hàng trăm cuốn sách thuộc Dự án tiền tỉ này đang được bày bán đúng với giá... đồng nát.
Đắt chỗ buôn, buồn chỗ bán
Trao đổi với PV về hàng trăm đầu sách mới in cuối năm 2014 đã ra hàng đồng nát, một chủ cửa hàng trên phố Trần Quốc Hoàn (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Có thư viện người ta không còn chỗ chứa, thì họ gọi tôi đến mua”.
PV hỏi mua một số sách này, chủ cửa hàng nói: “Mua cân thì 25.000 đồng/kg, mua mớ thì cứ 15.000 đồng/cuốn dày, 5.000 đồng/cuốn mỏng, cứ thế mà nhặt”.
Theo đó, các cuốn sách của Nguyễn Xuân Kính: “Một nhận thức về Văn học Dân gian Việt Nam”, NXB ĐHQG Hà Nội - quý 4/2012, dày hơn 800 trang, có giá 15.000 đồng; “Truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam”, 6 tập, NXB Khoa học Xã hội - quý 3/2014, giá 90.000 đồng; “Truyện ngụ ngôn các dân tộc thiểu số Việt Nam”, NXB Khoa học Xã hội - quý 3/2014 và “Truyện cười các dân tộc thiểu số Việt Nam”, NXB Khoa học Xã hội - quý 3/2014, đồng giá 10.000 đồng.
Ngoài ra, có thể kể thêm bộ “Luật tục các dân tộc thiểu số Việt Nam”, 3 tập, Phan Đăng Nhật chủ biên, NXB Khoa học Xã hội, giá 20.000 đồng...
Còn một chủ cửa hàng khác trên đường Láng (quận Đống Đa, Hà Nội) phàn nàn rằng sách này rất ế: “Trước đây tôi còn mua vào nhưng nay thì có chào mời đến mấy tôi cũng không nhập”.
Như vậy, một Dự án được Nhà nước đầu tư tiền tỉ để làm sách đã được sử dụng một cách lãng phí. Chợt nhớ rằng, dịch giả Đoàn Tử Huyến, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây từng mong muốn: “Hãy cho tôi 1km đường để làm sách”.
Trong đó, ông thẳng thắn nói, hậu duệ của cụ Cao Xuân Dục phải chạy vạy, hợp tác nhiều nơi mới in được vài đầu sách của cụ thì... cạn vốn. Lại soi vào các nhà nghiên cứu trẻ hiện nay, nhiều công trình của họ có giá trị sẽ không thể xuất bản nổi nếu như không tự bỏ tiền túi ra in sách./.
Theo Kiều Khải/Nông nghiệp VN


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Câu chuyện về “người hóa cọp” như một trong những minh chứng cho sự gian nan đời trầm phu

Lời tòa soạn: Có những người bỏ cả cuộc đời để đi tìm trầm với mộng “đổi đời” nhưng rồi lại bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc. Có những phu trầm “trúng mánh” được số tiền đến vài chục tỉ đồng, nhưng cũng không giữ được lâu. Từ bao đời nay trong thế giới của những người phu trầm vẫn truyền tai nhau những câu chuyện về Nữ thần Thiên Y A Na – “Bà chúa trầm hương”. Kẻ nào được “hưởng lộc” của Nữ thần mà phạm vào những điều cấm kỵ thì dù có đang là tỉ phú thì cũng sớm “mất lộc” và rơi vào cảnh trắng tay…
Sau khi thực hiện các nghi lễ cúng “thần rừng”, người Bầu trưởng phân công nhiệm vụ cho từng người trong đoàn tiến hành tỏa ra đi tìm trầm hương. Mỗi người được chỉ định những khu vực khác nhau, khi phát hiện có trầm thì sẽ thông báo cho Bầu trưởng. Tuy nhiên công việc tìm trầm như “mò kim đáy bể” và không thiếu những gian nan…
Ngậm ngải tìm trầm
Trong giới phu trầm thường truyền tai nhau câu cửa miệng “ngậm ngải tìm trầm”, câu nói này xuất phát từ một truyền thuyết được lưu truyền từ thuở xa xưa của những người đi khai thác “giọt máu rừng”. Câu chuyện về “người hóa cọp” như một trong những minh chứng cho sự gian nan đời trầm phu.
Nhấp một ngụm trà nóng, ông Nguyễn Câu (SN 1948, tên thường gọi là Bốn Câu, một người có thâm niên trong nghề trầm ở thôn Phú Cang 2) kể cho chúng tôi nghe về truyền thuyết đó. “Thuở xa xưa có một trầm phu lang thang từ núi này sang núi nọ để đi tìm trầm hương quý. Trước khi lên đường, người trầm phu này có đến gặp một thầy mo cao tay trong làng để xin một lá bùa may mắn. Sau khi làm phép xong, thầy mo trao cho chàng thanh niên một viên thuốc và dặn dò: Chỉ cần ngậm thuốc này thì có đi bao nhiêu ngày cũng không thấy đói, thấy khát, có lạc vào rừng sâu núi cao thì cũng không sợ hùm beo làm hại. Người phu trầm nhận lấy viên thuốc xong, cảm tạ thầy mo rồi khăn gói lên đường đi tìm trầm hương. Ngày qua ngày băng rừng lội suối nhưng mãi vẫn không tìm thấy gì, trong khi đó lương thực mang theo cũng dần cạn kiệt. Lúc này người trầm phu định quay đầu trở về nhà, nhưng ngặt nỗi không nhớ đường về. Nhớ lời thầy mo, chàng lấy viên thuốc ngải ngậm vào miệng và tiếp tục đi vào rừng. Rồi năm tháng dần qua, viên ngải trong miệng cũng dần tan hết và người phu trầm không ngờ mình lại hóa thành con hổ mình đầy lông lá”, giọng ông Câu trầm ngâm như một già làng đang kể sử thi.
Theo như ông Câu giải thích, thực ra đó chỉ là một truyền thuyết truyền tai trong giới đi “địu” (tìm trầm) để chỉ sự gian nan của anh em trầm phu, chứ thực ra bây giờ cách người ta dùng “ngải” cũng khác rồi. Trước giải phóng thì có nhiều còn mê tín dị đoan nên trước khi đi rừng thường đến nhà những thầy mo trong làng để xin một lá bùa hộ mệnh, thường gọi là “ngải”. Vì dân phu trầm trước đây rất tín ngưỡng nên thường xin bùa để cầu may, có người còn cho rằng khi đeo bùa của những thầy mo thì thú dữ không dám đến gần. Tuy nhiên bây giờ thì hiện đại rồi, dân đi rừng xem ngải là một loại thuốc quý, mang theo để phòng thân trong những chuyến đi dài ngày. Ngải cũng như một loại cây thuộc họ gừng, dân “địu” thường mang theo trong người để phòng khi trái gió trở trời.
Những phu trầm trung bình một ngày có thể đi 20-30km đường rừng, phải đối mặt với biết bao nguy hiểm nên việc chuẩn bị cho chuyến đi dài ngày rất cẩn thận cũng là chuyện bình thường. Ngoài thức ăn, nước uống là những thứ nhu yếu thì cần phải mang theo thuốc men để phòng khi gặp nạn. Do sống trong rừng sâu, những phu trầm thường truyền tai nhau những bài thuốc quý, thường gọi là “ngải”. Ví như những bài thuốc liên quan đến cây ngải cứu dùng để chữa bệnh đau khớp, bong gân. “Dù thế nào đi nữa, thì “ngậm ngải tìm trầm” là một câu cửa miệng dùng để chỉ những gian nan, vất vả của những phu trầm, chứ không có chuyện bùa chú mê tín dị đoan như những người ngoài suy đoán”, ông Câu nhấn mạnh.
“Luật bất thành văn” của giới phu trầm
Đối với dân đi trầm, chuyện sống chết thường chỉ trong gang tấc, những hiểm nguy luôn rình rập, nên chỉ có một cách duy nhất để tồn tại được trong chốn rừng thiêng nước độc, đó chính là sự đoàn kết. Dân “địu” thường tập trung từ 6-15 người một nhóm, mỗi nhóm đều cử ra một Bầu trưởng để điều hành cả nhóm. Việc chọn Bầu trưởng cũng có những yêu cầu hết sức khắt khe về lễ nghi, kinh nghiệm, nhưng quan trọng nhất Bầu trưởng phải là người tạo nên sự thống nhất và lòng đoàn kết của các phu trầm trong nhóm. Đoàn kết, như một luật tục bất thành văn đối với dân phu trầm ở chốn đại ngàn.
Trong một nhóm đi trầm với nhau, thường thì các phu trầm có quan hệ họ hàng hoặc cùng một địa phương với nhau nên dễ dàng chia sẻ và bảo vệ nhau trước những nguy hiểm trong cái nghề đi tìm “giọt máu rừng”. Do không thể một sớm một chiều có thể tìm thấy được trầm nên việc phân công nhau đi tìm trầm và lo việc ăn uống hết sức rạch ròi. Khi một người phu trầm may mắn phát hiện được “hàng” thì phải ngây lập tức thông báo với Bầu trưởng, Bầu trưởng có nhiệm vụ thực hiện các nghi thức và phân chia nhiệm vụ cho từng người để đảm bảo việc khai thác được tiến hành nhanh nhất. Hơn nữa, trong giới trầm phu thì việc phân chia lợi nhuận được thỏa thuận trước. Ví như nhóm có 10 người thì sau khi khai thác được trầm sẽ chia ra thành 10 phần, và tất nhiên người phát hiện sẽ được phần nhiều hơn. Chính vì những thỏa thuận trước này đã làm cho những phu trầm trong đoàn yên tâm và đoàn kết hơn.
Ngồi nghe ông Câu kể chuyện, ông luôn khẳng định việc trúng kỳ nam là do may mắn, chứ không ai biết trước là “Bà chúa” sẽ cho lộc về người nào. Cũng vì thế, nên với bất cứ dân phu trầm nào trúng được “lộc ông lộc bà” thì nhất định không bao giờ được có ý nghĩđộc chiếm mà phải để dành một ít cho những người sau được “hưởng sái”. Cũng theo như ông Câu cho biết, từ xưa đến này hễ ai ở trong thôn trúng được kỳ nam thì dân làng cũng nhiều người cũng được hưởng theo. Điển hình mới nhất đây là vụ cha con ông Ân trúng kì nam ở An Khê (tỉnh Gia Lai) thì cũng để lại một phần rồi sau đó thông báo cho anh em trong thôn đi lên đó để hưởng “lộc rừng” cùng với mình. Theo đó, cha con ông Ân trúng được gần 20 tỉ thì trong làng này có hơn 100 người “hưởng sái”, mỗi người được trên dưới 500 triệu đồng. Hay cách đó khoảng hơn chục năm, trong thôn Phú Cang 2 này cũng có gia đình nhà ông Nguyễn Hữu Chinh (SN 1955) đang làm nghề đốt than ở khu rừng Núi Lửa (tỉnh Đắk Lắk) thì may mắn được “người khuất mặt” dẫn đến chỗ có kỳ nam và cũng trong đêm đó 2 cha con ông trúng gần 10 tỉ, sau đó báo cho những người trong thôn lên để “mót” và tùy từng nhóm người lên trước lên sau mà trúng nhiều hay ít, nhưng người “bọt bèo” nhất cũng được cả trăm triệu đồng.
“Dù trúng tiền ít hay trúng nhiều, nhưng bất kì ai sau khi đươc trúng “lộc rừng” thì sau đó đều phải bỏ một ít ra làm từ thiện, cứu giúp những trường hợp nghèo khổ trong thôn. Theo như quan niệm của dân “địu” thì những người may mắn trúng được trầm đều là do “Bà Chúa” ban phước. Khi nhận được ơn huệ này, những người hưởng lộc phải biết giúp đỡ những người khác thoát khỏi cánh đói khát, nếu không thì sẽ bị “Bà chúa” quở phạt và lấy hết lại số tiền đã ban cho. Trong những năm qua, những người trúng trầm đều không quên điều này. Ví như trong chuyến trúng tiền tỉ vừa rồi, gia đình ông Ân đã chi 15 triệu đồng để xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho học sinh trường tiểu học xã Vạn Phú, chi 15 triệu đồng để lợp mái tôn cho trường mẫu giáo Vạn Phú 2, đồng thời 2 cha con ông đã bỏ tiền trợ cấp cho mỗi thôn 1 tấn gạo. Ngoài ra những người trúng số tiền ít hơn cũng chi một phần ra để giúp đỡ những hộ nghèo, những người già cả neo đơn, những gia đình có có người bị đau ốm bệnh tật”, ông Quang (Trưởng thôn Phú Cang 2) chia sẻ.
Thực hiện: Huy Trường – Minh Châu / Nguồn: Câu Chuyện Pháp Luật


Xem chi tiết: http://xuangiao.com/ngam-ngai-tim-tram-va-nhung-luat-bat-thanh-van-khi-duoc-huong-loc-rung.html#ixzz3XtbwV5BQ


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hiện nhất nhiều bạn đang tò mò muốn tìm hiểu xem nháy mắt thì nói lên điểm gì? Và chuyện gì sẽ đến khi chúng ta nháy mắt liên tục?


Tùy thuộc bạn nháy mắt trái hay phải, vào thời điểm nào mà sẽ tiết lộ chuyện gì sẽ đến với bạn.
Nháy mắt trái
23h – 1h: Có bạn bè ở xa về.
1h – 3h: Buồn bực do người trong thân gây ra.
3h – 5h: Có người mang tài lợi đến.
5h – 7h: Có người âm thầm giúp đỡ mình, sẽ có tin trong vài ngày.
7h – 9h: Có khách quấy rầy.


nháy mắt


9h – 11h: Có người mời ăn uống.
11h – 12h: Có người đem tin vui về.
13h – 15h: Có tin vui.
15h – 17h: Gặp chuyện bất ngờ về tình cảm.
17h – 19h: Có khách sang đến nhà bàn chuyện hôn nhân, hay chuyện làm ăn.
19h – 21h: Việc suy tính trong lòng sắp thênh sự thật.
21h – 23h: Có khách quý đến nhà.
Nháy mắt phải
23h – 1h: Có rượu thịt, ăn uống.
1h – 3h: Có người thân nhắc nhở.
3h – 5h: Sắp có tin lành đem đến.
5h – 7h: Tài lợi bất ngờ.
7h – 9h: Có lời ăn tiếng nói, đề phòng có thể đến tụng đình.
9h – 11h: Có kẻ gây chuyện, đề phòng xô xát.
11h – 12h: Đề phòng tai nạn hoặc mất của.
13h – 15h: Hao tài không đáng kể.
15h – 17h: Có người khác phái đang nhớ đến mình.
17h – 19h: Có bà con ở xa đến thăm.
19h – 21h: Có người rủ đi du lịch.
21h – 23h: Có chuyện rắc rối, làm mang lời ăn tiếng nói.
Nguồn: Sưu tầm


Xem chi tiết: http://xuangiao.com/nhay-mat-noi-len-diem-gi.html#ixzz3XtallHGG

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC HẢI NGOẠI

Thái kế Toại
Chiều 19-4-2015 tại Câu lạc bộ văn học nghệ thuật Heritage Space, tòa nhà Dolphin Plaza 28 Trần Bình, Nam Từ Liêm Hà Nội, do nữ sĩ Giáng Vân phụ trách tôi đã có buổi thuyết trình Văn học Việt hải ngoại.
Văn học Việt hải ngoại với tên gọi khởi thủy là Văn học lưu vong hình thành sau sự kiện 30-4-1975 nối dài nền Văn học mền Nam 1954-1975 đên nay đã có sự phát triển rộng rãi trên thế giới và sự chuyển biến với các yếu tố của một nền văn học di dân với 
sự tham gia của cả các nhà văn Việt Nam định cư ở nước ngoài sau 30-4-1975.
Văn học hải ngoại thực sự là một bộ phận quan trọng của văn học dân tộc. Nó là chứng tich, là kho tư liệu độc đáo về một giai đoạn éo le của dân tộc, là sự hòa nhập tự do với thế giới hiện đại của ngôn ngữ Việt, sự việt hóa các thủ pháp văn học thế giới mà không tìm ra ở nền văn học chính thống. Tương lai văn học hải ngoại người Việt sẽ có những tài năng mới đóng góp bản sắc Việt vào các dòng văn học tiên tiến trên thế giới.
Việc hòa giải dân tộc với kiều bào Việt, tạo điều kiện cho văn học trong nước và văn học hải ngoại giao lưu; hòa nhập , thúc đẩy sự phát triển cần được xúc tiến tốt hơn, nhất là ở giới văn nghệ sỹ trong nước, cần tháo dỡ những rào cản định kiến cá nhân, cần có chính sách cởi mở đối với người viết hải ngoại...
Nhiều khán giả khá thích thú với chuyên đề này cũng như những buổi thuyết trình khác do nữ sỹ Giáng Vân tổ chức có tính văn hóa cao, sâu sắc tại Heritage Space.
Mong có nhiều bạn đến tham dự.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cái chết của một kẻ muốn bất tử


Truyện ngắn Trà Đóa

Trà Đóa sinh năm 1972 tại làng Trà Đoá, Thăng Bình, Quảng Nam; là dược sĩ, tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM.
Hiện sống và làm việc tại Sài Gòn.
Cái chết bắt đầu đến ám ảnh ông từ hôm đi dự đám tang về. Người bạn ấy của ông là người đồng đội thân thiết, cùng tuổi, cùng quê và cùng trải qua những năm tháng khốc liệt nhất của một thời điên đảo. Cái chết ấy làm ông như nghẹn thở. Kể từ hôm đó, hằng đêm ông trằn trọc đến sáng không sao ngủ được. Ông không tin là người ấy đã chết, bởi lẽ ông luôn nghĩ cái chết nó ghê gớm lắm chứ không dễ dàng đến khó hiểu như một cái té nhẹ trên đất rồi tắt thở vĩnh viễn. Từ lâu, ít nhất cũng từ khi về hưu, do quen sống trong cảnh an nhàn với một mớ tài sản kiếm được trong thời còn tại chức, ông đã quên mất là còn có cái chết hiện diện trên đời. Ông chưa từng nghĩ đến nó bao giờ, dù là khi ông phải đối diện thường xuyên trong thời chiến.
Ông và người bạn là những kẻ sống sót qua một thời được cho là hiểm nguy nhất. Mấy ai cùng thời với họ còn sống, tất cả đã ra đi từ lâu rồi. Kẻ thì chết do bom đạn, kẻ do bịnh tật hay thậm chí có kẻ chán đời mà chết. Nói chung là chết, nghĩa là không còn sáng sáng uống cà phê, chiều lai rai vài chai bia ở góc phố nữa…Tất cả bọn họ bây giờ đã thành tro bụi, nếu bới lên may ra chỉ còn một mớ cốt đen nằm lẫn trong bùn đất. Con cái họ vẫn còn đó, đứa sau tiếp đứa trước lớn lên, lấy vợ sinh con và bọn chúng chẳng còn nhớ gì đến người đã từng là cha hay ông của chúng nữa. Bọn họ đã mất tăm, theo đúng nghĩa đen. Trong tâm trí ông và người bạn vừa khuất kia, thỉnh thoảng họ vẫn nhắc lại một vài người trong số đó. Nhưng chỉ thỉnh thoảng thôi, họa hoằn lắm họ mới đi ngang qua nghĩa trang mà nhớ vào thắp một nén nhang…
Từ lâu, trong bộ óc chỉ quen ra mệnh lệnh của ông, mọi thứ chỉ như những mảnh rời nhỏ muôn màu nằm xen kẽ hỗn độn. Khi cái chết xuất hiện, nó phủ lên, lan ra, làm chảy tất cả và trộn lại thành một chất dịch duy nhất. Bây giờ, lúc nó xẹp xuống, lúc trương lên, cơ hồ muốn làm nổ tung cái sọ khốn khổ của ông. Nó đã đến thật rồi và sẽ không tha cho ông, nó sẽ lạnh lùng thực thi cái quyền hạn tuyệt đối của nó: mang đến cái chết…
Từ ngày đó, lúc nào ông cũng cảm thấy bần thần trong người. Ông đã bỏ hẳn thói quen đi tập dưỡng sinh vào buổi sáng mà thay vào đó là ngồi uống trà một mình trong phòng và lặng lẽ suy ngẫm…
Đó là những cánh rừng bạt ngàn ở phương nam. Muỗi, đĩa,… và vô số những loại sống bằng máu tươi. Ngày ấy, bọn ông cũng sống bằng máu tươi, không máu của những người đồng đội thì cũng là máu của những người lính bên kia chiến tuyến. Và tệ hơn, đó còn là máu của những người chẳng thuộc bên nào. Những người vô tình vào núi, ra đồng để kiếm sống, những người hứng những viên đạn, mảnh bom như những định mệnh nhân tạo.
Tất cả là thế. Chết sống dễ như bỡn. Hằng ngày, hằng giờ ông chứng kiến những cái chết. Và đơn giản chỉ là cái chết. Nó chưa bao giờ khiến ông phải suy nghĩ. Mà cái chết cũng có cái lý của nó. Bởi nếu suy tư về nó, sẽ chẳng thể tạo ra cái chết, hay nói quách ra là sẽ rất khó khăn để giết người. Mà ông chưa bao giờ cho mình là kẻ giết người. Giết người ngày ấy là một sự vinh quang. Ông chưa một lần mảy may nghi ngờ điều đó. Đơn giản trên đời này chỉ có hai loại người: một loại được sống và một loại phải giết đi. Ông đi giết cái bọn đáng bị giết đi ấy, nhẹ nhàng như thọc tiết một con lợn để làm thịt, hay tệ hơn là đập một con muỗi. Ông chưa bao giờ nghĩ ngợi cái bọn bên kia chiến tuyến ấy nó có nghĩ như ông hay không. Mà có sao đâu, ông kê súng vào đầu một thằng đang nằm lăn lóc trên đất rồi bóp cò. Óc nó phụt ra thành một vệt dài đỏ tươi…
Chưa từng có cái gì khiến ông chùn bước. Chưa có viên đạn nào tìm đến được da thịt ông. Điều đó khiến ông lạnh lùng đi qua cuộc chiến mà chẳng hề hấn gì. Thỉnh thoảng ông cũng nhớ về vài kẻ đã chết. Nhưng ông nhớ đến họ như là những kẻ không may mắn, hay chỉ là những kẻ kém khôn ngoan. Sự tưởng thưởng cho họ là cái bằng liệt sỹ và một ngôi mộ trong nghĩa trang đẹp đẽ. Và tất cả chỉ dừng lại ở đó, chẳng hy vọng gì nhiều. Người sống luôn có chuyện của người sống. Kẻ chết rồi coi như đã xong việc đời…
Những hành trang thời chiến cũng là những món được việc của thời bình. Năm bảy lăm, ông hả hê rảo bước trên những con phố Sài Gòn còn vương đầy mùi thuốc súng. Những kẻ hai bên đường nhìn ông lạ lẫm, xen lẫn chút sợ hãi. Ông bỏ ra nguyên một tuần chỉ để đi loanh quanh các phố. Cái điều ông nhận ra sau đó đã làm thay đổi suy nghĩ cũ mèm của ông. Và ông luôn tự hào về nó. Đó là một thứ mà ông tự cho là do trời phú – một sự khôn ngoan bẩm sinh. Ông nhận ra có gì đó khác lạ ở đây, trong cái mùi vị đầy nhục dục ẩn hiện ở từng góc phố. Ẩn ý của nó, mà ông tự nhận ra, không nằm ở sự chiến thắng hay chiến bại, nó nằm ở sự thưởng thức cuộc sống…
Đó là một khu tương đối bằng phẳng ở bìa rừng, gần khu dân cư. Đơn vị của ông được lệnh đóng quân bất động ở đó để chờ lệnh. Tuy ở gần dân nhưng chẳng dám mò xuống vì sợ lộ bí mật, nên cả đơn vị vẫn phải ăn mỗi bữa một miếng lương khô nhỏ bé. Có buổi chiều ông leo lên cây nhìn xuống xóm làng. Có vài cô gái trẻ đang đi về phía rừng, nơi bọn ông đang đóng quân. Các cô đã đi tới bờ suối và dừng lại. Sau đó cả bọn lao xuống suối tắm và nô đùa. Ông ngồi im ngắm nghía thích thú. Đã lâu rồi ông mới được trực diện một thân thể gái tơ gần đến thế. Nước làm cho quần áo dính liền vào da thịt, lộ rõ ra những đường cong hấp dẫn. Người ông nóng ran, mắt chăm chú nhìn như muốn nuốt chửng những bộ ngực non tơ mà giờ đây đã lộ rõ.
Buổi chiều xuống dần, những tàng cây đã nhuốm màu tối. Lúc này, chỉ còn một cô còn lại trên suối. Hình như cô ta vẫn chưa muốn về. Trong đầu ông con thú bị nhốt lâu ngày đang kêu gào lồng lộn. Ông leo xuống và men lần về phía con suối rồi phục sẵn trong một bụi cây rậm rạp…
Và khi màn đêm xuống, có tiếng bước chân tiến lại gần. Đợi cho cô gái đến sát bên bụi cây, ông lao ra đè cô xuống. Ông dùng hết các ngón võ đã được huấn luyện để nhanh chóng bịt miệng cô lại và khoá chặt mọi ý đồ muốn thoát thân. Trong đêm đen ông như một con hổ dũng mãnh đang xé xác một con nai tơ ngoan hiền. Ông cảm nhận từng thớ thịt dậy thì bên dưới và tiếng uất ức nơi cổ họng của cô gái. Nhưng mặc kệ, ông đã thực hiện xong phần bản năng của con thú trong rừng hoang. Người ông lâng lâng như mê dại…
“Cuộc đời buồn nản thật, thế đấy, vui đùa được một lúc rồi phải chết. Chết, chết, tại sao phải chết chứ. Tại sao không thể không chết. Chết xong thì còn ai nhớ đến mình nữa. Còn ai nữa chứ. Tất cả mọi người, nhất là bọn trẻ, lại rất chóng quên. Mà bọn chúng nhớ làm gì đến những kẻ đã hết thời. Mà mình đã hết thời rồi ư, đâu dễ thế…” – Ông giận dữ gần như gầm lên.
Buổi sáng hôm sau, ông dậy sớm, tắm rửa vệ sinh sạch sẽ rồi diện bộ vét sang trọng nhất mà lâu rồi chưa có dịp mặc. Ông bước ra cổng trước sự ngỡ ngàng của mấy đứa con. Ông đến cơ quan cũ, nơi ông đã từng là thủ trưởng mấy chục năm trước khi về hưu. Người gác cổng mới không quen, ngăn ông lại. Ông đòi gặp “thằng T giám đốc”. Giọng ông có phần bực bội. Vài phút sau, anh giám đốc bước ra tươi cười đón ông vào.
T là tay đàn em được ông cất nhắc lên trước lúc về hưu. Đó là một tay “đáo để” – ông nghĩ thế. “Nhưng hắn cũng là thằng biết trước, biết sau”.
Ông hỏi lúc này làm ăn thế nào.
“Khó lắm anh ạ, vay vốn rất khó, bọn đó bây giờ lộng hành lắm, đòi hỏi đủ thứ”.
“Thằng nào, có phải thằng H không?”.
“Vẫn tay đó chứ ai, nhưng bây giờ hắn giàu lắm và tinh khôn như cáo”.
“Được rồi, mà chú mày định vay tiền để làm gì?”.
“Thì định mở mang sản xuất và kinh doanh, chứ như thế này thì…”.
Ông nghĩ ngợi hồi lâu rồi nói:
“Chú chuẩn bị xe rồi mình đi”.
T vẫn chưa hết bất ngờ, nhưng gã chợt nhớ lại thằng H cũng từng là bạn thời “núi rừng” với ông ấy. “Có khi lại xong việc đây”.
T năng nổ lấy xe, tự mở cửa cho ông vào. Họ thẳng tiến đến chỗ H.
Họ gặp H và nói chuyện rất lâu. Cuối cùng, cả bọn họ bước ra cổng để đi ăn trưa một cách hồ hởi.
“Không ngờ mọi việc lại dễ dàng thế” – T tự nhủ.
Qua lần ấy, ông cảm thấy như thời oanh liệt đang trở lại. Ông không còn ngồi trầm tư nữa và sự kiện cái chết của người bạn “cùng thời” kia cũng mau chóng phai nhòa.
Còn T thì nhận ra rằng, ông ấy vẫn còn “lợi” chán. Vì thế hằng ngày T sai tài xế đánh xe đưa rước ông sang công ty. Ông được bố trí một phòng rộng ngay bên cạnh phòng giám đốc, với chức danh “cố vấn”.
Thời làm cố vấn bắt đầu…
Buổi sáng ông đến đúng giờ. Bước vào phòng đọc báo, uống cà phê. Giữa giờ, thường ông đứng ngắm ra cửa sổ, nhìn xuống dòng người đang chen chúc dưới phố. Buổi chiều ông lại đứng ngắm qua cửa sổ. Đúng giờ ông lại ra về.
T thỉnh thoảng gọi điện sang hỏi đang làm gì, có rảnh sang phòng chơi. T mở tủ lấy chai rượu mới mua từ nước ngoài về, rót mời ông.
“Úyt ki lâu năm đấy anh ạ”.
“Anh còn nhớ tay M không, tay M ở Bộ Giao thông Vận tải ấy?”.
“Nhớ chứ, có chuyện gì à?”.
“Dạ có, vì hắn đang là chủ đầu tư một dự án hạ tầng lớn. Nếu được thầu, sẽ trúng lớn đấy”.
“Chú có số của hắn không?”.
“Dạ có”.
Ông gọi ngay cho tay M, giọng ông cười hả hê trước khi cúp máy.
“Chiều đi gặp hắn”.
“Ôi”, T thốt lên, “sao mà dễ dàng thế, anh đúng là thiên tài”.
Nhưng đó mới chỉ là những vụ nhỏ, từ đó về sau ông còn đem lại rất nhiều vụ làm ăn lớn khác không dễ gì có được. Ông đã trở nên quan trọng. Mọi việc T một hai phải có ý kiến anh Ba mới xong. Ông được săn đón mọi nơi trong công ty. Các cô nhân viên mới mơn mởn như hoa nhìn ông với cặp mắt thán phục và biết ơn. Nhờ ông mà họ đã tăng thu nhập. Bây giờ, cảm giác quyền lực đã trở về đầy đủ với ông như thời trước. Nhưng ông không cần phải đạo mạo như trước nữa. Ông ăn uống nhiều, ngồi nhiều, vì thế tăng cân rất nhanh. Dần dần ông trở nên mỏi mệt trước những bữa ăn thịnh soạn. Ông chỉ thích nằm và thường xuyên ngủ dậy trễ. Bước đi của ông không còn nhẹ nhàng nữa, nó đã trở nên nặng nề như chú gấu trước kỳ ngủ đông.
Một buổi sáng thức dậy, ông cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Ông không thể nhấc nổi chân tay, còn đầu thì nặng trịch. Ông khó nhọc hít từng hơi thở ngắn. Ông cố ngồi dậy, nhưng rồi lại rơi xuống nệm đánh rầm như cái bao thịt nặng nề. Đó là buổi sáng mà cảm giác cái chết trở lại với ông. Ông nhìn thấy loáng thoáng bóng dáng của người bạn cũ đang vẫy tay. Và những người của thời trai trẻ hiện ra thật rõ nét. Tất cả bọn họ đang đứng đó, cười nhạo nhìn ông.
“Đã đến lượt mình rồi ư, sao lại nhanh thế. Lại phải chết rồi, không cách nào cứu vãn nổi nữa sao? Chết rồi thì còn gì nữa, mọi thứ sẽ chết theo thôi”.
Buổi trưa, T đánh xe sang thăm ông. T thủ thỉ rằng chỉ là cảm vặt thôi.
“Có chuyện này, nếu anh không rầy thì em mới dám nói”.
“Ừ, chú nói đi”.
“Đã bao lâu rồi anh chưa làm chuyện ấy?”.
“Lâu lắm rồi”.
“Phải tăng cường chuyện ấy mới khỏe được anh ạ”.
“Thôi…” – Ông cười nhạt: “còn làm ăn gì được nữa chứ”.
“Sao không. Anh có nghe nói đến …” – T hạ thấp giọng, rủ rỉ vào tai chỉ đủ cho ông nghe.
“Kiếm dễ lắm, mọi thứ em lo chu toàn. Thứ đó giống như thần dược, bọn em vẫn hay thưởng thức lắm, chứ ăn nhậu nhiều như thế này không có…thì khéo chết sớm”.
T đưa ông đến một khách sạn vắng vẻ ở ngoại thành. Khi ông bước vô phòng đã thấy một cô gái trẻ măng đang ở đó. “Nhiều lắm cũng chỉ mười tám đôi mươi là cùng” – ông nghĩ thầm. T bước vào dặn dò cô gái:
“Nhớ phục vụ anh Ba đây chu đáo nhé, sẽ được thưởng đấy”. Xong, hắn cười ý nhị rồi bước ra đóng cửa lại.
T bước ra, bỏ lại ông và cô gái trẻ. Ông đứng ngại ngùng chẳng biết làm gì. Hồi lâu cô gái lên tiếng trước:
“Bộ mới lần đầu hả, sao mà giống trai tơ thế” – rồi cười khúc khích.
Ông trở nên giận dữ, bước lại đẩy cô gái xuống giường rồi lột đồ cô ra nhanh chóng. Bây giờ, một thân xác trắng như miếng dừa non đang nằm chênh hênh trước mặt. Đúng là một cô gái thanh tân. Bởi đôi nhũ hoa của cô tròn nhỏ, màu hồng đào xinh xinh. Cô nằm đó, dang rộng đôi chân chờ đợi. Ông nhìn thấy rõ đám lông nhỏ đen nhánh bên dưới, nó đẹp như một đồng cỏ tươi non mùa xuân.
Cô gái mấp máy đôi môi nhỏ xinh như mời gọi. Ánh mắt cô lộ ra vẻ ngây thơ thật dễ thương. Chắc cô nghĩ chuyện sắp xảy ra cũng bình thường như bao chuyện khác, tệ lắm thì giống như phải ăn một cái bánh bao cũ vừa dai vừa nhạt.
Ông vẫn đứng đấy và bắt đầu cảm thấy rạo rực. Cái cảm giác ấy nó chạy từ đỉnh đầu xuống, lan ra hai bên sườn, men theo sống lưng mà xuống dưới. Bây giờ thì nó đọng lại nơi đó, và ông cảm nhận được độ nóng tăng dần của nó.
Ông vẫn đứng bất động và nhìn những đường cong trên cái thân hình bé nhỏ bên dưới. Cái thân hình chứa đầy sức mạnh bất diệt của tạo hóa. Sinh lực sẽ từ đó mà truyền vào ông – sinh lực của tuổi thanh xuân. Ông đã từng có được sinh lực ấy vào cái thời đã xa lắm rồi. Ông đang nhớ lại cái lần đầu tiên của mình…
Hình như là trong một căn chòi giữa cánh đồng vắng lặng. Ông đã đè mạnh nàng xuống. Cô gái quê ấy run rẩy nhìn ông nửa ham muốn, nửa sợ hãi lên tiếng van nài:
“Đừng…đừng…mà”…
Nhưng ông mặc kệ, bởi lúc đó chẳng gì có thể ngăn cản nổi dòng máu hừng hực đang tuôn trào trong cơ thể cường tráng ấy…
Bây giờ, cái sức nóng từ bên dưới đã lan mạnh lên trên. Ông đã cảm thấy bứt rứt trong người. Ông cởi phăng quần áo và bước lên mạnh mẽ…
Ông cuốn lấy cô gái mãnh liệt, đầu ông lục lọi trên đôi nhũ hoa xinh xắn ấy, tay ông bấu riết lấy đôi bờ vai nhỏ bé đang rung lên từng hồi. Ông trườn lên, kéo xuống từng chặp mạnh mẽ không kịp thở. Cô gái bây giờ rên lên từng tiếng lớn, hơi thở dồn dập, đôi mắt cô nhắm nghiền…
Ông vẫn cứ hất lên từng đợt liên tục như sóng dồi không ngớt…
Bỗng nhiên ông khựng lại, “hự” lên một tiếng nghe như bị nghẹn nơi cuống họng rồi đổ vật xuống rũ rượi như tàu lá chuối xanh gặp lửa. Viên mãnh tướng đã bị một nhát chí mạng khi đang phi nước đại.
Ông nằm im lìm phủ lên thân thể cô gái, từ đầu đến chân…
Khi cô gái đẩy được ông ra và chạy đi gọi người đến thì ông đã tắt thở…
T đứng tần ngần bên giường trong lúc nhân viên y tế bê ông lên cáng để đưa ra xe…
Cuối cùng, cái chết đã đến với ông, bất ngờ như khi lãnh một viên đạn thời chiến…
21/4/2009

Phần nhận xét hiển thị trên trang