Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Các loại người trong tác phẩm khuyết danh "Văn Tế Thập Loại Giáo Sư"

Xin giới thiệu một bài bình văn rất thú vị. Tiểu phẩm "Thập loại giáo sư, tiến sĩ” được một tác giả khuyết danh viết phỏng theo văn tế Thập loại chúng sinh của Nguyễn Du. Tiểu phẩm là một áng văn phê phán nghiêm khắc nạn giáo sư bất tài và tiến sĩ dỏm ở VN. Trong bài bình dưới đây, tác giả giải thích từng đoạn trong tiểu phẩm đó. Rất thích!


http://daohieu.wordpress.com/2014/10/11/cac-loai-nguoi-trong-tac-pham-khuyet-danh-van-te-thap-loai-giao-su/

Năm 2010, trên hàng chục (có thể hàng trăm) trang mạng xuất hiện tác phẩm khuyết danh Văn Tế Thập Loại Giáo Sư (gọi tắt là Văn Tế). Về hình thức, đây không phải loại văn tế đặc trưng mà là thơ song-thất-lục-bát, bắt chước Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Cụ Tiên Điền. Tôi đọc và thực sự kính phục tác giả của nó. Trong vỏn vẹn 392 chữ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh hiện thực sinh động về cuộc đua chen mua bằng bán tước, với tài dùng từ ngữ không chê vào đâu được, từng từ được chọn lựa đắt đến mức không thể nào thay thế nổi. Tôi nghĩ tác phẩm này xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa Văn của các thế hệ sau.

Bốn năm đã qua, và tôi thấy không nên để mọi người quên đi tác phẩm giá trị này. Tôi quyết định phải viết về nó. Nhưng vì không phải nhà nghiên cứu văn học, nên tôi chỉ dám đặt ra nhiệm vụ là dùng văn xuôi để nói thêm cho rõ hơn, kỹ hơn về các loại người, “thập loại giáo sư, tiến sỹ” được nêu trong Văn Tế. Đúng ra thì lối văn được dùng trong đó đã rất sáng sủa, nhưng do rất cô đọng nên độc giả phổ thông có thể không hiểu hết khi đọc qua một lượt. Và tôi hình dung đối tượng bài viết của tôi chính là tầng lớp độc giả đó. Với các vị có trình độ về Văn Học mà tình cờ xem qua bài này, tôi xin được thông cảm, và nếu được chỉ giáo thì tôi thực sự biết ơn.

Văn Tế có 14 khổ. Ba khổ đầu chỉ xin dẫn ra để bạn đọc tiện theo dõi. 

1
Tiết quý Thu gió mưa vuồn vuột
Dân quê miềng lạnh buốt xương da
Lập đàn đèn nến hương hoa
Lạy ông tiến sĩ, lạy bà giáo sư.

2
Bể học vấn hư hư thực thực
Lối quan trường bắc bực gai chông
Vênh vênh một lũ Hội đồng
Phiếu bầu thì có, đầu không có gì.

3
Không có gì mà gì cũng có
Sự học hàm ngấp ngó đua tranh
Đua tranh thì có giá thành
Mua danh ba vạn, bán danh ba hào.

Từ khổ 4 đến khổ 13, tác giả đặc tả “thập loại” người đua chen trong “bể học vấn” và “lối quan trường”.

4
Nào những kẻ mũ cao áo rộng
Chốn tam đình ngong ngóng vào ra
Thanh binh chính thị nghiệp nhà
Ô hô mồm giải mép loa cũng tài.

Đây nói về loại người “mũ cao áo rộng”, tức ăn mặc sang trọng, thường xuyên “ngong ngóng”, đi ra đi vào “chốn tam đình”, tức chốn công đường với nhà cao cửa rộng, những tòa nhà mà người dân thường chỉ nhìn thôi cũng đã thấy nghẹt thở, và nếu phải bước vào trong thì thấy kinh hoàng hơn nhiều so với anh Pha của Nguyễn Công Hoan khi vào huyện đường gặp Quan Phụ Mẫu. Nghề của họ là “thanh binh”, nghĩa hẹp là kiểm tra, giám sát binh lính, rộng hơn là có quyền điều khiển những đám đông dân chúng trong xã hội và các quan cấp dưới. Loại này được quyền nói gì thì nói, nói oang oang, với ngôn từ như “rồng leo”. Tuy “mồm giải mép loa” thì khó nói được những điều sâu sắc, nhưng vì có quyền thế nên lời họ nói được coi là “nhả ngọc phun châu” (kiểu như “phân hóa nội bộ nước Mỹ”…).

Loại người này thực ra rất ghét tri thức và trí thức. Ghét tri thức vì nó làm lộ ra sự đểu cáng và dốt nát. Ghét trí thức vì biết người hiểu biết thật sự không trọng gì họ. Và để khỏi bị khinh, cũng là tạo điều kiện để tiến thân xa hơn, họ phải tìm cách khoác lên mình cái áo TS, PGS hay GS. Nhưng họ vẫn chỉ là họ. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn nói:

“Mặc dù nhiều khi mượn áo trí thức để làm dáng, nhưng trong thực tế, bản chất của lưu manh là thâm thù, căm ghét trí thức chân chính. Và họ căm thù trí tuệ nói chung… Ở tầng lớp lưu manh khoác áo trí thức, cái lõi là vô học; bao nhiêu cái có học bên ngoài chỉ là đắp điếm thêm.”

5
Nào những kẻ miệt mài đèn sách
Đạo văn người chắp nhặt nên câu
Sách người làm mọt làm sâu
Ô hô nhai lại kiếp trâu kiếp bò.

Trong thập loại người đua chen trong bể học vấn, đây là loại tử tế hơn cả. Họ “miệt mài đèn sách”. Nhưng ngay cả họ cũng chẳng phát hiện hay sáng tạo ra cái gì mới cho xã hội, bởi cũng chỉ nhặt nhạnh, “copy” ở sách này một tí, báo kia một ít, rồi “paste” chúng lại với nhau thành “công trình” này, “luận án” nọ. Hoạt động chính của họ là “đạo văn”, là “làm mọt làm sâu” ở sách người, là “nhai lại” những điều người khác đã nói (và tự cho thê là thâm thúy, tài giỏi lắm!). Một dạng ăn cắp vặt.

6
Nào những kẻ tò vò nuôi nhện
Bụng nhện tròn nó quện luôn ông
Ô hô mông quạnh đồng không
Có hương có khói nhưng không bàn thờ.

Nếu trong thập loại, loại “mũ cao áo rộng” được lợi nhiều nhất từ những cuộc đua tranh thì loại “tò vò nuôi nhện” là loại thảm thương nhất. Thất bại toàn diện. (Mặc dù thành ngữ “tò vò nuôi nhện” phản ảnh sai thực tế là chính tò vò ăn nhện, nhưng ở đây ta hãy cứ hiểu theo nghĩa truyền thống rằng “tò vò nuôi nhện” nói về những kẻ cố công nuôi kẻ khác một cách uổng phí.) “Tò vò nuôi nhện” ở đây là những kẻ dốc hết vốn liếng ra để nuôi những ông “thầy” và vài kẻ nào đó trong “một lũ hội đồng” mà “phiếu bầu thì có” nhưng “đầu không có gì”, nhưng rủi thay, những nhân vật đó “tử” đột ngột (theo nghĩa đen hoặc nghĩa bóng), không thể đem kẻ nuôi mình “về đích”. Kẻ đua tranh không thể thành TS, PGS, GS được, đành cũng “chết” theo kẻ mình nuôi, bị “quện” theo ra chốn “mông quạnh đồng không”. “Chết” mà không thành danh, nên không được lập “bàn thờ”, chỉ được người đời thương hại đốt cho vài nén nhang cho “có hương có khói”. 

7
Nào những kẻ lập lờ đục nước
Hội Tâm linh mưu chước sắp bày
Dị nhân đuổi gió hô mây
Quái nhân múa mép, múa tay, múa tiền.

Không chỉ có người đời bình thường bước vào chốn đua tranh vì học hàm, học vị. Những kẻ thuộc “hội tâm linh”, tưởng chừng hướng toàn bộ tâm trí về cõi huyền, không màng danh lợi, lại cũng lao vào cuộc mua danh. Chúng tự tô vẽ bản thân như những “dị nhân” (trước ngày kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, có kẻ còn cam đoan có thể “đuổi gió hô mây” để tạo thuận lợi cho việc tổ chức “đại lễ”), hoặc cố “múa mép, múa tay”, thể hiện mình theo cách nào đó để thiên hạ thấy ở chúng những “quái nhân” có đầy phép lạ, nhằm mục đích được “múa tiền” và… đút túi.

8
Nào những kẻ điên điên dại dại
Nay quốc ca mai lại quốc hoa
Ô hô vỏ lựu mào gà
Nước nôi man mác biết là còn không.

Những kẻ “điên điên dại dại” này thực ra chỉ “điên điên dại dại” ở lối sống. Thực ra, chúng họ hàng rất gần với những kẻ “mũ cao áo rộng” hoặc chính là bọn này. Vì chỉ có chúng mới có quyền “phát động” thi sáng tác “quốc ca (mới)” hay thi đề cử “quốc hoa”. Trong việc tranh đoạt quyền lợi, chúng rất “tỉnh”, rất “cao mưu”. Chỉ có điều, những trò chúng làm đều là trò “vỏ lựu mào gà”, giống như việc làm của bọn làng chơi, lấy nước vỏ lựu, máu mào gà (và thời giờ là các loại hóa chất) để “mượn màu chiêu tập”, “làm hồng vùng kín” để lừa khách chơi, làm như gái còn trinh. Dối trá, lòe bịp dân đen để trục lợi là nghề của chúng. Tác giả Văn Tế, với thái độ khinh bỉ, đã mô tả chúng, những kẻ quyền thế đó, như anh chị em sinh đôi của bọn chuyên dùng mẹo “mượn màu chiêu tập” trong kinh doanh xác thịt. Và thực sự đó là sự tương đồng. Với bọn người quyền thế này thì “đất nước” cũng thành “nước nôi”, và chúng sẵn sàng bán rẻ lúc nào không biết.

9
Nào những kẻ lưu vong thất thổ
Cõi Tây phương mặt rỗ kỳ khu
Học đòi lí lẽ ba xu
Chõ về đàn gảy tai tru mà rầu.

Đây là nói những kẻ đi du học bên “Tây” (chắc không có ý nói Việt Kiều, vì cụm từ “mặt rỗ kỳ khu” rõ ràng nói về những kẻ “học bạc mặt” mới theo được dân bản xứ). Trong số đó, có những kẻ học được ít nhiều “lý lẽ” bên Tây, nhìn về quê nhà thấy có nhiều điều oái oăm, bèn ngứa miệng, lên tiếng “phản biện” hoặc “dạy bảo”. Nhưng đã là kẻ đua tranh trong “bể học vấn hư hư thực thực” thì thực ra cũng chẳng giỏi giang chi, nên cái “lý lẽ” kia cũng chỉ đáng “ba xu”, lại nói cho bọn “tai tru” nghe nên càng chẳng đâu vào đâu, người ngoài cuộc chứng kiến “mà rầu”.

10
Nào những kẻ Đông Âu tu luyện
Trợ cấp còm tằn tiện từng khâu
Gái xinh chẳng dám nhìn lâu
Áo phông son Thái khấu đầu bán buôn.

Đoạn này nói về những kẻ cũng “đi Tây”, nhưng là “Tây Đông Âu”, tức là các nước “xã hội chủ nghĩa anh em” cũ. Cánh này đi theo “đề án 322” của chính phủ, học bổng ở dạng “trợ cấp còm”, phải ra sức tằn tiện mới đủ sống. Thấy “gái xinh” thì ngoảnh đi nơi khác, hoặc có nhìn cũng “chẳng dám nhìn lâu”. Nhìn lâu nhỡ thèm thì tiền đâu bao! Và để xông xênh chút thì trước khi đi đành mang theo ít “áo phông son Thái” sang bán. Mà bán thì sợ nhỡ người quen bắt gặp nên đành “khấu đầu”, giấu mặt. Cố ki cóp kiếm ít, khi về còn có vốn để “mua danh”.  

11
Nào những kẻ cúi luồn thân phận
Tay bút gươm lòng lận bút lông
Ô hô trời đất thấu không
Đô Long hạ bệ, đốc Đông thượng tòa.

Đây có lẽ là đoạn có dung lượng ngữ nghĩa lớn nhất. Thú thực, lúc đầu tôi không hiểu câu “Đô Long hạ bệ, đốc Đông thượng tòa” nghĩa là thế nào. Hỏi thì mới rõ, “đô Long” và “đốc Đông” là nói về hai vị đô đốc Nguyễn Tăng Long và Đặng Tiến Đông của quân Tây Sơn. Sử xưa nói Nguyễn Tăng Long chỉ huy đánh trận Đống Đa, và nghe nói vào cái giai đoạn trong ban lãnh đạo cấp rất cao có một vị họ Đặng thì các “xử da” của ta “quyết định” rằng người chỉ huy đánh trận này là Đặng Tiến Đông. Nếu quả có thế thì đây là một sự tráo trở, đánh lừa cả dân tộc! Những “xử da” kia đã chọn lối sống “cúi luồn thân phận”, vung bút ra vẻ như “bút gươm”, nhưng kỳ thực mềm oặt như “bút lông”, sẵn sàng tạo ra những pho sử điêu toa.

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng tác giả Văn Tế không cố tình khẳng định rằng đã có sự tráo trở đổi trắng thay đen như vừa nói. Câu “Đô Long hạ bệ, đốc Đông thượng tòa” ở đây không mang nội dung của một khẳng định mang tính khoa học lịch sử. Đây chỉ là một thủ pháp văn chương để nói về sự tráo trở nói chung trong việc chép sử. Tác giả chỉ muốn nói có loại người sẵn sàng làm những việc như cho “Đô Long hạ bệ, đốc Đông thượng tòa”.

12
Nào những kẻ ghen gà tiếng gáy
Hám vinh danh tháu xoáy công trình
Chưa thôi tranh luận rập rình
Đã lôi nhau đến pháp đình… tội chưa.

Nghĩa của đoạn này khá rõ. Nó nói về những kẻ máu me hơn người, theo “triết lý” “con gà tức nhau tiếng gáy”, và để đạt mục đích thì sẵn sàng “tháu xoáy công trình”. Kèm theo đó là những kẻ khi cảm thấy hình như kẻ khác “tháu xoáy” thì chưa kịp làm rõ trắng đen đã “lôi nhau đến pháp đình”, quyết triệt hạ đối phương để rộng đường cho chính mình trong việc tiến thân. 

13
Cũng có kẻ thân lừa ưa nặng
Cũng có cha lẵng nhẵng oán ân
Cuốc Liên điện thoại Ma Lân
Đánh rơi thằng nọ, xí phần đứa kia…

Cuối cùng là những kẻ ngay trong cái “lũ hội đồng”. Họ là những kẻ không còn phải đua tranh để kiếm danh hiệu TS, PGS, GS nữa. Họ đã là những GS. Tuy, như nói ở đầu Văn Tế, họ chỉ có “phiếu bầu” mà “đầu không có gì” hoặc có ở mức chưa đủ xứng đáng, nhưng họ được quyền ban ân huệ cho kẻ khác. Vì những thành viên khác của hội đồng cũng có đệ tử (hay người nuôi) cần được ban ơn, nên cuộc đua tranh càng khốc liệt. “Lũ hội đồng” phải mua bán trong nội bộ hội đồng, hoặc trao đổi theo kiểu “xí phần”: Thằng này “đệ” của tớ đấy nhé, ông bỏ cho nó thì tớ bỏ cho “đệ” của ông. Nếu nhận lời nhiều, bao không hết, hoặc nhận trường hợp “không được giá” thì đành “đánh rơi”: “Khó quá cậu ạ. Mình đã đưa cho mấy tay kia hết cái số cậu đưa cho mình nhưng có lẽ bọn nó vẫn thấy chưa đủ.” hoặc ““Xi vi” (CV, curriculum vitae, chữ Latin, vẫn hay dịch là “lý lịch khoa học”) của cậu chưa ấn tượng lắm, mình không bảo vệ cho cậu được”. Nhiều trường hợp việc bầu bán trở thành việc “oán ân”, và có “cha” máu me đến mức phải “lẵng nhẵng”, cố tìm cách đưa đệ tử “vào cầu”. Các GS trong hội đồng gặp nhau trực tiếp không tiện thì “điện thoại”. Một “Cuốc Liên” nào đó gọi tới một “Ma Lân”: “Nhớ bỏ cho thằng nọ (hay đứa kia) nhé…”

Ở đây cũng phải nói thêm về hai cái tên “Cuốc Liên” và “Ma Lân”. Rất giỏi. Đây chỉ là những ví dụ vu vơ, rất chung chung, nhưng lại gợi ra được những cái tên cụ thể của những vị từng ở trong hội đồng học hàm (ngành Văn). “Cuốc Liên” tất nhiên là viết chệch từ “Quốc Liên”, có thể là Mã Quốc Liên hay Ma Quốc Liên,… còn “Ma Lân” thì là “Mai Gì Lân” hay “Mã Gì Lân” chẳng hạn. Nhưng mà ai có tật thì giật mình thôi. Đố anh nào dám lồng lên, la lên rằng “Thằng viết bài này nó nói xấu tôi!” đấy. Chung chung mà cụ thể, cụ thể mà vẫn chung chung. Thế mới tài!

Và khổ kết là:

14
Phận bèo bọt thia lia mặt nước
Giang sơn này độc dược tràn lan
Bán buôn sông biển non ngàn
Hồn hề hồn hỡi hồn tan hay còn…

Như đã nói từ đầu, ngôn từ của bài Văn Tế này không chê vào đâu được. Tuy nhiên, xin nói thêm rằng kể ra hai câu đầu tác giả cứ lấy nguyên văn hai câu của Cụ Tiên Điền

Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt
Tỏa hơi may lạnh buốt xương da

thì có lẽ hay hơn. Ngoài ra, tôi thấy hình như đoạn kết hơi lạc đề: Lẽ ra “hồn” ở đây phải là “hồn” được tế, tức là các GS, TS; nhưng đây lại có ý nói về những “phận bèo bọt”, phải chăng là nói đám dân đen?

18.10.2014
NGUYỄN TRẦN SÂM



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sự trỗi dậy của Mã Lai trong khoa học

Mỗi lần tôi trích dẫn những con số về công bố quốc tế trong vùng Đông Nam Á là mỗi lần tôi ngạc nhiên. Ngạc nhiên vì sự biến chuyển thay ngôi đổi chỗ rất nhanh xảy ra trong vùng. Trước đây, tôi chỉ ra rằng Singapore đứng đầu bảng trong vùng về công bố quốc tế, nhưng hôm nay, một bạn mới gửi cho tôi một biểu đồ cho thấy Mã Lai bây giờ đã vượt qua Singapore về số lượng bài báo khoa học, và trở thành nước có năng suất khoa học cao nhất trong vùng ĐNA. Đó là một sự tăng trưởng ngoạn mục, và sự tăng trưởng đáng làm cho chúng ta suy nghĩ.




Trước đây (chỉ khoảng 3 năm trước), tôi có trình bày thống kê cho thấy số bài báo khoa học ngành toán của Thái Lan và Mã Lai đã vượt qua Việt Nam khá xa. Lúc đó, rất ít người chịu nhìn nhận xu hướng này. Có người thậm chí quen thói tự cao rằng người Việt thông minh, vẫn xem thường rằng năng lực về nghiên cứu khoa học của Mã Lai và Thái Lan chẳng có gì đáng kể so với Việt Nam!

Nhưng trong thực tế, ngày nay, hai nước đó đã vượt qua Việt Nam cả về lượng và phẩm (tính theo citation và tập san) và tác động (tính theo chỉ số H).
Trong nhiều phân tích trước đây, tôi có chỉ ra rằng ở vùng Đông Nam Á, và dựa vào số bài báo khoa học, thì thứ tự từ cao đến thấp là: Singapore, Thái Lan, Mã Lai, và Việt Nam (không tính Nam Dương và Phi Luật Tân). Nhưng mấy năm sau, thứ tự này là: Singapore, Mã Lai, Thái Lan, và Việt Nam. Thái Lan họ uất ức lắm khi thấy Mã Lai vượt qua họ. Nhưng nay thì Mã Lai đã đứng đầu bảng.

Biểu đồ dưới đây cho thấy mãi đến 2009, Mã Lai vẫn còn thấp hơn Singapore về công bố quốc tế. Nhưng chỉ 2 năm sau, từ 2011 trở đi, thì Mã Lai đã vượt khá xa Singapore. Số liệu của Scopus năm 2013 cho thấy Mã Lai công bố được 23190 bài báo khoa học, cao hơn Singapore gần 36% (số của Singapore năm 2013 là 17052 bài). Còn công bố quốc tế của VN thì không đáng kể khi so với Mã Lai hay Thái Lan.

Trong các đại học hàng đầu của Mã Lai như University of Malaya (UM) thì số công bố quốc tế cũng đã hơn cả nước VN cộng lại. Trường này cũng đã lọt vào hàng top 500 trên thế giới. Chưa đầy 20 năm mà UM đã có những bước nhảy vọt ngoạn mục. Tôi được biết trường này thu dụng rất nhiều chuyên gia và giáo sư từ nước ngoài, và tổ chức thành research groups như bên phương Tây, nên có thể đó là lí do tại sao họ có thành tựu nghiên cứu khoa học tiến bộ nhanh như thế.

Năm ngoái tôi có dịp ghé qua Mã Lai 4 ngày, và thấy rất ngạc nhiên về tiến bộ của họ. Xuống phi trường đã thấy quá khác so với Tân Sơn Nhất, khác về qui mô, sự tấp nập, mức độ hiện đại, sự phục vụ nhanh nhẹn, v.v. Từ phi trường về trung tâm thành phố càng làm tôi ngạc nhiên vì những xa lộ thẳng tấp và nhà cửa dân xa xa có vẻ trù phú. Vào đến trung tâm hội nghị tôi thấy nó chẳng khác gì những convention centers bên Mĩ cả. Cũng rộng mênh mông, cũng phong cách điều hành chuyên nghiệp, wifi khắp nơi, nhân viên phục vụ vui vẻ (có người nói tiếng Việt nữa). Tôi có cảm giác Mã Lai không còn là "developing country" nữa, mà đã là hay sắp thành một "developed country". Chỉ chưa đầy 30 năm mà Mã Lai đã thay đổi một cách quá tuyệt.

Điều này cho thấy một lần nữa, các nước dĩ nhiên không đứng yên một chỗ, họ đang tiến nhanh và tiến vững. Trong khi đó thì ở VN, vẫn còn những người đang ngủ và hoài niệm về quá khứ, vẫn còn những người loay hoay tranh cãi về những vấn đề không đáng tranh cãi trong hoạt động khoa học (chẳng hạn như "có nên công bố quốc tế hay không" hay "tập san ISI có ý nghĩa gì"). Có người thì bác bỏ đó chỉ là lượng, chứ về chất thì VN vẫn hơn. Nhưng trong thực tế cả lượng và chất, VN đều kém hơn (có ngành còn kém xa so với) Thái Lan và Mã Lai. Dùng tiêu chí gì, VN vẫn kém hơn 2 nước đó. Tiêu hao năng lượng cho những câu hỏi ngớ ngẩn như thế làm cho chúng ta càng ngày càng tụt hậu so với các nước trong vùng. Nên tránh cái tư duy tự xem mình là thông minh và tài giỏi nhất vùng hay nhất thế giới. Chỉ có cách mỗi người tự thay đổi mới chính mình và làm tích cực hơn thì mới có cơ may đưa VN tiến xa hơn.

Biểu đồ: Số lượng bài báo khoa học của 4 nước Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai, và Singapore được công bố trên các tập san khoa học trong danh mục Scopus trong thời gian từ 1996 đến 2013. Trục tung là số bài báo. Trục hoành là năm.

Tuần blog'

Phần nhận xét hiển thị trên trang

hội chứng inferiority complex – mặc cảm tự ti!


Bàn về [lạm dụng] danh xưng


Tôi hiểu. Ở Việt Nam, danh xưng đã trở thành một vấn nạn. Vấn nạn cấp quốc gia. Hầu như bất cứ ai cũng cố gắng làm tất cả có thể để có một danh xưng, kiểu như [mượn lời của cụ Nguyễn Công Trứ] “phải có danh gì với núi sông”. Người có quyền thế thì dùng chức danh trước tên họ. Người có bằng đại học thì dùng bằng cấp trước tên. Người có chức danh khoa học cũng ham dùng tên “học hàm” trước tên. Có nhiều trường hợp, người chức danh và danh xưng còn dài hơn cái tên của đương sự! Chưa có một đất nước nào mà quái đản như ở Việt Nam, nơi mà người ta viết những bằng cấp kiểu như “TS BS” trước tên mình! Những danh xưng ngộ nghĩnh như thế khi dịch sang tiếng Anh trở thành một sự xấu hổ mang tầm quốc gia.


Tôi thừa hiểu. Ở Việt Nam, danh xưng đóng vai trò quan trọng, có khi rất quan trọng. Có lần về làm việc ở một tỉnh thuộc vùng miền Tây, sau bài nói chuyện tôi được một vị cao tuổi ân cần trao cho một danh thiếp với dòng chữ tiếng Anh: “Senior Doctor Tran V. …”. Đây là lần đầu tiên tôi thấy một danh xưng như thế trong đời. Sau này có dịp tìm hiểu từ bạn bè tôi mới biết ông là một cựu quan chức cao cấp trong ngành y tế của thành phố (đã nghỉ hưu), nhưng vẫn còn giữ chức vụ gì đó trong một hiệp hội chuyên môn. Tôi nghĩ danh xưng “Senior Doctor” (có lẽ nên dịch là “Bác sĩ cao cấp” hay nôm na hơn là “Bác sĩ đàn anh”). Nhưng tại sao lại cần một danh xưng phân biệt “giai cấp” như thế? Tôi đoán có lẽ vị đồng nghiệp này muốn phân biệt mình với “đám” bác sĩ đàn em chăng?

Một lần khác, khi tôi phụ trách lên chương trình hội nghị, tôi thấy ban tổ chức viết tên diễn giả bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Những người có danh xưng tiếng Việt ví dụ như “TS BS Trần Thị …” được dịch sang tiếng Anh là “Dr. Dr. Tran Thi …”. Tôi không khỏi cười thầm trong bụng vì chưa thấy nơi nào trên thế giới có cách viết lạ lùng như thế. Tôi sợ nhất là trong hội nghị có đồng nghiệp ngoại quốc mà họ đọc được cái danh xưng “Dr Dr” này chắc tôi tìm lỗ mà chui xuống không kịp quá! Tôi phải rất tế nhị đề nghị cách viết “đơn giản” hơn là chỉ “Dr” thôi là đủ, nhưng cũng phải vài ngày trao đổi qua lại, và cuối cùng phải qua vài phút thảo luận trên Skype người ta mới chịu đề nghị này!

Tôi vẫn còn giữ một danh thiếp khác với dòng chữ: “Dr Specialist II Nguyễn M”. Một anh bạn người Úc tôi có lần tình cờ thấy danh thiếp trên bàn nên thắc mắc hỏi tôi “Specialist II” là gì vậy. Lúc đó tôi cũng chẳng biết, nên đành nói: “I have no idea”, nhưng tôi nói thêm rằng tôi đoán đó là bác sĩ chuyên khoa gì cấp 2 gì đó. Anh bạn đồng nghiệp cười nói mỉa mai (rất dễ ghét) rằng: ước gì tao cũng được cấp II nhỉ?

Không nghi ngờ gì nữa: người Việt rất sính dang xưng. Báo chí trong quá khứ đã nhiều lần nêu vấn đề này. Có nhiều chuyện cười ra nước mắt về những nhầm lẫn về danh xưng (honorific), tước hiệu, và nghề nghiệp ở Việt Nam mà tôi từng chứng kiến trong các hội nghị. Nghe những lời giới thiệu dài lòng thòng như “Giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo nhân dân, anh hùng lao động, bác sĩ Nguyễn Văn …” nó khôi hài làm sao!

Tôi vẫn tự hỏi tại sao người ta thích danh xưng trước tên mình? Kinh nghiệm của tôi, khi tiếp xúc với những người hay sử dụng danh xưng cho thấy họ thường dùng danh xưng với những động cơ sau đây:

1. Nuôi dưỡng niềm kiêu hãnh cá nhân. Danh xưng thường có xu hướng bơm phồng “cái tôi” của một cá nhân, và do đó làm cho cá nhân đó tự đánh giá cao chính mình hơn là thực tế. Bà Jill Biden, vợ phó tổng thống Mĩ Joe Biden, từng phàn nàn rằng bà rất “bệnh” khi nhận email và thư gửi đến gia đình với dòng chữ “Sen. and Mrs Biden” (Thượng nghị sĩ và Bà Biden). Bà muốn được danh xưng là “Sen. and Dr. Biden”, và thế là bà đi học đế lấy bằng tiến sĩ Anh văn. Sau 4 năm nghiên cứu, bà được trao bằng tiến sĩ ở tuổi 55. Câu chuyện bà Biden sính danh là đề tài đàm tiếu của giới báo chí Mĩ hồi đầu năm nay.

2. Một hình thức tự quảng cáo. Thật ra, một số người sử dụng danh xưng "Tiến sĩ" hay "Giáo sư" nhắm mục đích tăng giá trị, trọng lượng của ý kiến của họ. Trong thực tế, công chúng cũng có khuynh hướng xem ý kiến của một “Giáo sư tiến sĩ” có giá trị cao hơn ý kiến của một … nông dân. Bởi vì đánh giá cao ý kiến của những vị sư sĩ này, nên ít ai dám chất vấn hay phản bác lại ý kiến của họ. Nhưng không có bất cứ một lí do nào để xem ý kiến của một vị giáo sư hay tiến sĩ có giá trị hơn ý kiến của một nông dân; vấn đề là logic và bằng chứng, vì hai khía cạnh này mới chính là thước đo giá trị của ý kiến.

3. Mong muốn được người khác kính trọng. Đây là biện minh (hay lí lẽ) của những người chức sắc tôn giáo, vì họ cho rằng họ cần những “Thượng tọa”, “Hòa thượng”, “Linh mục”, “Mục sư”, v.v… để tín đồ tỏ lòng kính trọng họ. Thế nhưng tôi lại nghĩ các Phật tử hay tín đồ Công giáo vẫn có thể gọi “thầy” và “cha” mà đâu có tỏ ra thiếu kính trọng gì đâu!

4. Gây sự chú ý. Người sử dụng danh xưng ngầm nói cho người khác rằng họ là người quan trọng và đáng được kính trọng. Mặc dù họ không bao giờ thú nhận ý đồ ngầm này, nhưng nghiên cứu tâm lí cho chúng ta biết động cơ sử dụng danh xưng là để gây chú ý như ca sĩ thích làm trò khác lạ để thu hút khán giả. Có nhiều lần tôi chú ý đến những danh xưng như “Giáo sư thực thụ” và tự hỏi nó có ý nghĩa gì. Ở Mĩ, chúng ta biết có 3 bậc giáo sư: Assistant Professor, Associate Professor, và Professor. Không cần đến tính từ “thực thụ”, vì chức danh nào cũng thực thụ. Tôi nghĩ chỉ “Giáo sư” là đủ rồi. (Dĩ nhiên có người có những danh xưng chính thức như “Distinguished Professor” hay “Honorary Professor” thì họ có quyền thêm tính từ gì đó cho thích hợp.)

5. Khao khát quyền lực và trần tục. Một nghiên cứu ở Mexico cho thấy rất nhiều chính trị gia không có văn bằng tiến sĩ nhưng họ vẫn tìm cách mua danh xưng “Dr” bằng cách tranh thủ hay vận động để được một đại học nào đó cấp cho bằng “tiến sĩ danh dự” (honour doctor). Với danh xưng này, họ rất dễ thu hút cảm tình của cử tri và có cơ may đắc cử hơn những người không có danh xưng. Tình trạng này cũng giống như ở VN, nơi mà các quan chức rất thích có “TS” trước tên họ.

6. Quảng bá thái độ “elite”, thái độ kẻ cả, hoặc thái độ toàn trị. Những người này thường tự tô son điểm phấn cho mình bằng cách “tiêm” vào mình những danh xưng thật kêu và thật ấn tượng và bắt đầu nhiễm thói kiêu ngạo xem thiên hạ như dưới tay mình.

Ba tôi lúc sinh tiền thường nói rằng những người cần đến danh xưng phía trước tên mình là một tín hiệu cho thấy người đó hoặc là bất tài, hoặc là thiếu tự tin. Vì thiếu tự tin, nên họ phải lấy những danh tước đó ra để tự nâng cao giá trị cho mình. Ngẫm đi nghĩ lại tôi thấy Ba tôi cũng có lí, bởi vì ở Việt Nam những người thích dùng danh xưng là các quan chức trong chính quyền. Là quan chức, làm việc hành chính hay chính trị, họ không phải làm chuyên môn; do đó, có lẽ họ có nhu cầu phải quảng bá mình như là một nhân vật "văn võ song toàn", và để cho … oai.

Ở Việt Nam, vấn đề danh xưng là vấn đề “merit”. Trước tình trạng tiến sĩ giấy, tiến sĩ dỏm tràn lan ở Việt Nam như hiện nay, bất cứ ai được giới thiệu là “tiến sĩ”, người dân ngao ngán nghĩ thầm “lại một tiến sĩ giấy”. Trong bối cảnh đa số (70% hay 95%) giáo sư Việt Nam không xứng đáng với chức danh đó trên trường quốc tế, và với hệ thống phong tước danh như hiện nay thì làm sao danh xưng này củng cố lòng tin của người dân. Nhưng ở Việt Nam vẫn có những tiến sĩ, những giáo sư thật (tức là họ có học và có nghiên cứu xứng đáng với danh xưng đó), nhưng khổ nỗi vì đại đa số những tiến sĩ giấy và giáo sư dỏm kia làm cho công chúng chẳng biết ai là giả và ai là thật. Do đó, cách đánh bóng danh xưng như ở Việt Nam gây ra tình trạng vàng thau lẫn lộn.

Cách dùng danh xưng hiện nay lẫn lộn giữa bằng cấp, phẩm hàm danh dự, và chức vụ. Ai cũng biết cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ là những học vị; phó giáo sư và giáo sư là chức danh khoa bảng trong trường đại học; những “nghệ sĩ nhân dân”, “nghệ sĩ ưu tú”, “nhà giáo nhân dân”, “nhà giáo ưu tú” (toàn bắt chước Trung Quốc!) là những tước hiệu danh dự; còn những “giám đốc”, “đại tá”, “bộ trưởng”, v.v… là chức vụ. Ở Việt Nam, tôi thấy trong các hội nghị, những tước hiệu, chức vụ và học vị đều được liệt kê trước tên người diễn giả, chẳng khác gì một bản lí lịch bằng cấp và chức danh! Ở nước ngoài, trong các hội nghị khoa học, người ta chỉ giới thiệu diễn giả bằng một danh xưng duy nhất như “Dr” hay “Professor”, chứ rất rất hiếm ai giới thiệu thêm chức vụ, và chắc chắn chẳng có ai giới thiệu diễn giả dài lê thê như ở Việt Nam (nếu có ai giới thiệu như thế chắc chắn hội trường sẽ cười ầm lên vì họ nghĩ đó là kiểu nói đùa)!

Tôi càng hiểu hơn. Cách dùng danh xưng như hiện nay chẳng những lẫn lộn thật giả, giữa chức vụ và học vị, mà còn làm trò cười cho đồng nghiệp quốc tế. Trường hợp mà tôi thuật lại ở trên về “Specialist II” là một ví dụ điển hình. Bởi vì chỉ có Việt Nam mới có hệ thống bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II, nên đồng nghiệp quốc tế chẳng thể nào hiểu được. Thật ra, họ cũng chẳng cần hiểu, họ chẳng thèm tốn thì giờ đọc danh thiếp với những chi chít “Dr”, “Professor” làm gì; họ quan tâm đến CV, đến thực tài hơn. Có liệt kê chín mười danh xưng đi nữa mà CV chẳng có gì, thì chỉ làm cho đồng nghiệp ngoại quốc cười khẩy mà thôi. Khi thực tài không tương đồng hay còn quá thấp so với học hàm và học vị, thì những danh xưng đó chỉ nói lên hội chứng inferiority complex – mặc cảm tự ti. Như là một định luật, cái tôi (ego) lúc nào cũng là hàm số nghịch với kiến thức (knowledge) theo phương trình

ego = 1 / knowledge.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

một nền GD trung thực ( Đề bài CT đặt lại )

Sắc Ly


Hiện nay nhân dân cả nước đang chăm chú theo dõi việc triển khai Đề án Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã được Quốc hội thông qua. Hình như hai việc được mở đầu là : tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2015, và tổ chức biên soạn lại chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Trong dịp này nhóm chúng tôi cũng đã tập hợp được khá nhiều ý kiến của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là các nhà giáo, xung quanh hai việc nói trên, và rộng hơn nữa là chủ đề Đổi mới GD&ĐT. Chúng tôi sẽ lần lượt phản ánh thành nhiều kỳ, những trăn trở tâm huyết đó (dưới dạng ghi chép tường thuật các buổi thảo luận).
1- Câu chuyện thứ 1: Nhân dân đòi hỏi phải có
một nền Giáo dục thực học
- Người dân đã đưa ra nhiều ý kiến về thực trạng GD&ĐT ở các ngành/ bậc/cấp học, thể hiện ra trong mọi hoạt động của ngành, cũng như trong hoạt động dạy và học ở các nhà trường…, Những nội dung này không trực tiếp liên quan đến vấn đề bàn thảo, nhưng vẫn được nhiều người nêu ra trước tiên, vì được coi đó là thực tiễn GD cần soi rọi, để từ đó mà thảo luận. Và chắc là không cần tổng hợp lại, vì bạn đọc chúng ta đã biết quá rõ rồi. Đúng là một thực trạng màu xám, một bức tranh buồn!
- Người dân cũng đã nêu lên nhiều mong muốn, nhiều kỳ vọng về một nền GD cần có và phải có của đất nước Việt Nam đổi mới và hội nhập. Đó là một nền GD trung thực, một nền GD không còn gian dối, một nền GD công bằng, một nền GD dân chủ, một nền GD có bản chất là tự học, tự GD, một nền GD vừa đáp ứng nhu cầu của xã hội lại vừa phát triển tối đa bản lĩnh cá nhân của mỗi người học. Có nhiều kiến giải mang tính triết lý sâu sắc, nhưng đa số là những kiến giải nặng tính thực tiễn, hướng vào thực hành, vận dụng trong các hoạt động GD nhà trường và GD gia đình. Nhưng tựu trung lại và suy đến cùng, thì chúng tôi thấy ý tưởng xuyên suốt và bao trùm nhất là : cần có một nền GD thực học!
- Sự lý giải của người dân tuy nôm na, dễ hiểu, nhưng đều có căn cứ rất rõ ràng về lý lẽ, có chứng cứ cụ thể trong thực tiễn hoạt động GD&ĐT đã từng xảy ra hoặc đang hiện hữu. Đó là những nguyên lý, nguyên tắc của một nền GD tiến bộ do Liên hiệp quốc nêu ra, mà Việt Nam đã lên tiếng hưởng ứng và đang tìm cách vận dụng. Đó là những bài học thành công của các nền GD tiên tiến trên thế giới, mà Việt Nam cũng đang muốn tìm đến để học theo. Đó cũng là một số ít (trong tổng thể) định huớng đúng đắn, tỉnh táo trong quốc sách về GD&ĐT của Nhà nước ta, đi cùng với một số không nhiều (trong tổng thể) chủ trương, chính sách phát triển GD&ĐT được coi là tiến bộ, hợp lòng dân. Đó cũng là những bài học truyền thống của GD Việt Nam qua chiều dài của lịch sử dân tộc. Và tất cả đều được đối chiếu với thực trạng GD&ĐT đang hiện hữu.
- Hầu như đa phần ý kiến người dân đều muốn nói lên cái điều cốt lõi nhất và trước nhất của một nền GD Thực Học là : Phảihọc thực sự để mang lại kết quả thực chất. Và đã có nhiều lý giải tương đối thống nhất về nội hàm của khái niệm học thực sựvà kết quả thực chất.
- Học thực sự là phải tự học bằng chính cái đầu của mỗi người. Học thực sự không phải chỉ là đọc sách, nghe giảng, mà quan trọng nhất là phải suy nghĩ, phải tư duy. Nếu chỉ dừng lại đọc và nghe thì mới là biết tri thức, tức là chưa đến được cái đích của sự học. Suy nghĩ tiếp là để hiểu tri thức và tìm cách Vận dụng, rồi biết vận dụng, mới là đạt đến được cái đích của sự học, của GD. Ai cũng biết mục đích đích thực của sự học, của GD là để cải tạo bản thân con người và biến đổi thực tiễn nhằm phục vụ cho con người. Qua GD, con người sẽ mất dần sự ngu dốt và trở nên thông tuệ hơn, đạo đức hơn. Qua GD sẽ tạo nên chất xám và nguồn lực con người phục vụ cho sự phát triển của xã hội về mọi mặt. Cho nên để học thực sự thì phải đi đến cùng của quy trình : đọc, nghe để biết – suy nghĩ để hiểu - và vận dụng để mang lại Lợi ích thực tế. Hiện nay trong cả 3 môi trường GD nhà trường, GD gia đình và GD xã hội đều chưa có chuyện học thực sự một cách phổ biến. Từ học sinh, sinh viên đang học phổ thông, đại học, cho đến người lớn tuổi đi học chuyên tu, đi học chính trị, đa phần đều như vậy cả. Ở rất nhiều người học tuy có đọc sách, có nghe giảng nhưng cái đầu bất động nên vẫn trống rỗng. Lại cũng có khá nhiều người học chỉ dừng lại ở mức nắm được vấn đề (một cách sơ lược và chung chung) rồi để đấy, chứ không đi tiếp đến vận dụng, nghĩa là họ chỉ cần học để nắm một số tri thức suông, không mang lại lợi ích gì cho cả bản thân lẫn thực tiễn, và đương nhiên sau một thời gian sẽ không còn gì nữa trong đầu. Những chức sắc đi học chỉ cốt lấy được cái bằng mà thăng quan, nhiều thanh niên đi học chỉ cốt đạt được cái danh hão, chính là các phần tử tiêu biểu của tập hợp những người không biết học thực sự và không muốn học thực sựnày.
- Phải nói rõ thêm cho cụ thể hơn về đòi hỏi căn cốt nhất đã nêu ở trên: Phải biết tự học bằng chính cái đầu của mình là thế nào ? Yếu tố quyết định hiệu quả của chuyện học thực sự là mỗi người phải biết học bằng năng lực tự học của mình (Ngoài yếu tố tinh thần là một ý chí mãnh liệt "học cho mình và học vì đất nước"). Năng lực này phải được nhen nhóm, gây dựng từ thuở con người mới tập tễnh học vỡ lòng ở gia đình, ở nhóm trẻ, ở lớp học mầm non, rồi tiếp đến phải được định hình và nâng cao ở các bậc học trên của GD phổ thông và GD đại học. Năng lực này vừa là phương tiện, nhưng cũng vừa là một mục tiêu quan trọng của sự học, của GD. Trong Năng lực tự học thì nhân tố quan trọng nhất, bản chất nhất (nhưng cũng khó hình thành và khó duy trì bền vững nhất) là năng lực tư duy, mà biểu hiện đặc trưng là kỹ năng tư duy (hiểu nôm na là cách suy nghĩ, cách nhận thức). Bởi như trên đã phân tích, khâu trung tâm của quy trình học thực sự là: suy nghĩ để hiểu.
- Có Học đúng như vậy thì mới mong đạt được kết quả thực chất, cái đích của sự học. Kết quả thực chất của sự học, trước hết là phải hiểu được tri thức (sau khi đã biết). Hiểu là phải nắm được bản chất của tri thức, nắm được con đường hình thành tri thức, nắm được đầy đủ nội hàm của khái niệm. Chưa đạt đến được cái ngưỡng này thì chưa thể gọi là hiểu, và như vậy thì tất yếu tri thức chỉ thoáng qua đầu rồi biến mất. Kết quả thực chất cũng có nghĩa là người học phải biến được tri thức trong sách vở, trong lời giảng của thầy thành tri thức của mình, chứ không phải là tri thức đi vay mượn, nó sẽ bền vững và luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu vận dụng. Tri thức ấy tuyệt nhiên không phải là thứ "mỹ phẩm" để tô điểm, không thể là cái áo khoác ngoài để hóa trang cho những ai không biết học thực sự. Và điều quan trọng nhất của kết quả thực chất là với tri thức đã nắm được, người học sẽ biết vận dụng vào thực tiễn để thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của thực tiễn, và qua đó cũng làm phong phú thêm nhân cách (trí tuệ và đạo đức) của mình. Học thực sự để có kết quả thực chất bao giờ cũng mang lại hiệu quả kép: một mặt thu nhận được tri thức mới, mặt khác lại còn thu nhận được các loại năng lực cần có cho tương lai, trước hết là năng lực tự học sẽ được củng cố và nâng cao. Và hiệu quả sau mới là cái đáng giá hơn, có giá trị hơn cả tri thức. Chính vì vậy mà ngày nay các nền GD tiên tiến đã coi mục tiêu cốt lõi nhất của GD là hình thành năng lực, chứ không phải chỉ là tích lũy tri thức, như một thời chúng ta đã quan niệm sai lệch. Những năng lực này cứ tích tụ dần, mỗi ngày một ít, để rồi ngày càng tăng tiến, ngày càng thăng hoa, và có thể trở thành tài năng.
- Như vậy là một nền GD thực học có đòi hỏi trước hết là ở cách học. Đó phải là một cách học khoa học, thông minh, lấy tự học làm nền tảng. Cách học tốt sẽ giúp người học nhanh hiểu, hiểu đúng, hiểu thấu đáo, và biết vận dụng sáng tạo. Nhưng cách học lại luôn là hệ quả của cách dạy. Hiện nay cách học phổ biến ở ta chưa phải là như thế, bởi cách dạy còn nặng về truyền thụ một chiều, nặng áp đặt, thiên về nghĩ hộ, làm thay, vận dụng hộ người học. (dùng máy tính trong dạy và học nếu không thận trọng thì lại có thể làm hại đến tự học, bởi rất dễ nảy sinh tâm lý ỷ lại vào máy, lười suy nghĩ!). Do vậy, dứt khoátphải đổi mới cách dạy và học trong toàn bộ hệ thống GD theo hướng coi trọng tự học của người học. Thầy phải dạy cách tự học, dạy kỹ năng tư duy cho trò kết hợp với truyền thụ tri thức. Trò phải học cho được cách tự học, học kỹ năng tư duy, chứ không chỉ học tri thức đơn thuần. Theo thời gian tiếp sau khi học, cái mà người học có thể quên đi, thậm chí mất đi, là tri thức, còn cái vẫn ở lại mãi với người học chính là năng lực tự học.
- Nhưng đi liền với phương pháp tiên tiến đó thì phải là một nội dung GD tiến bộ. Một nền GD thực học luôn có có đòi hỏi rất cao ở nội dung GD. Đó là một nội dung GD đáng tin cậy về tính khoa học và tính nhân văn, đáp ứng được đòi hỏi cao của mục đích GD là hoàn thiện nhân cách người học và thúc đẩy thực tiễn phát triển tiến bộ. Nội dung GD ấy phải tiên tiếnphải chuẩn xác, phải trung thực. Mang phương pháp học tiên tiến để tiếp cận với một nội dung GD lạc hậu, thậm chí phản động, thì làm sao mà người học có được động lực mạnh mẽ để học thực sự? Hiện nay nội dung GD của Việt Nam đang rất có vấn đề, nếu không đổi mới thì đừng nói đến một nền GD thực học. Nội dung chương trình GD của chúng ta, mà tiêu điểm là nội dung dạy và học, cần phải thiết thực hơn. Sách và giáo trình cần phải coi trọng tính thực tiễn hơn, và giảm bớt tính lý luận, tính hàn lâm. Và trong hoạt động dạy và học cần phải tăng cường yêu cầu vận dụng, thực hành, và giảm nhẹ yêu cầu lý thuyết. Sắp tới Bộ GD&ĐT sẽ bắt đầu triển khai chủ trương đổi mới chương trình và sách giáo khoa, bắt đầu từ GD phổ thông, có lẽ là vì đòi hỏi này của một nền GD thực học?
- Theo như gx điều tra trắc nghiệm, từ người dân thường cho đến các nhà giáo, đều cho rằng chương trình và sách giáo khoa của Việt Nam còn chứa đựng rất nhiều điểm lạc hậu: viển vông, không sát với nhu cầu người học, xa rời thực tiễn đất nước, chưa tiếp cận được xu hướng thời đại, còn hàm chứa nhiều tri thức không chuẩn xác, không đúng sự thật, và có tính áp đặt, vừa thiếu cập nhật lại vừa quá tải. Chỉ xin phép nhắc lại một vài ví dụ như toán cao cấp đang được học ở THPT để làm gì, khi mà học sinh ra đời không cần đến, khi mà nhiều ngành học ở bậc đại học không dùng đến, còn một số ngành học cần thì đều phải cho học lại từ đầu? Tại sao cứ phải bắt học sinh, sinh viên học quá nhiều và học theo kiểu áp đặt về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mà không giới thiệu chúng với tư cách chỉ như là một học thuyết, một tư tưởng để người học so sánh, đối chiếu với các học thuyết khác, tư tưởng khác? Tại sao phải học về Chủ nghĩa xã hội như là một tín điều, trong khi thực tiễn lại không có cái đó? Tại sao học sinh phổ thông phải học về Đạo đức và Giáo dục công dân rất lý thuyết, trong khi đạo đức và pháp luật của xã hội hoàn toàn khác? Tại sao lại cắt xén và nói khác đi các sự thật lịch sử làm cho người học có những ngộ nhận tai hại về lịch sử đất nước và lịch sử nhân loại? vv. và vv…
Những bất cập đó cần được khắc phục ngay trong lần biên soạn lại chương trình đối với các ngành/bậc/cấp học, và viết lại sách giáo khoa phổ thông sắp tới.
- Lô gích của vấn đề tất yếu dẫn đến một đòi hỏi khác nữa của nền GD thực học là Phải học thật, dạy thật, thi thật, tuyệt đối không có gian dối, không có mua bán, chạy chọt, không còn chuyện học giả vờ, học hộ, thi hộ, học thuê, thi thuê, không học mà có điểm, học giả bằng thật,.... Hay nói gọn lại, đó phải là một nền GD trung thực, từ A đến Z! Hiện nay nền GD của Việt Nam còn rất nhiều biểu hiện ngược lại những đòi hỏi nghiêm túc nói trên, đến nỗi nhiều người đã phải đau xót mà kêu lên: nền GD Việt Nam đang đầy dẫy gian dối, đầy dẫy sự mua bán bẩn thỉu, đầy dẫy những chuyện không minh bạch cả trong chuyên môn và trong quản lý! Với nền GD ấy thì làm sao mà đào tạo nên được những thế hệ trẻ rường cột, đáng tin cậy cho tương lai, và càng không thể sản sinh ra những chính trị gia mẫu mực, những “hiền tài là nguyên khí quốc gia” mà nhân dân mong đợi? Với nền GD lạc hậu hàng thế kỷ ấy thì chúng ta vẫn chỉ nhận được những loại thứ phẩm, trong đó, phần lớn là những con người "bán vô học", những nhân cách méo mó, và đương nhiên sẽ có không ít trường hợp lại trở thành các thế hệ lãnh đạo kế tiếp của đất nước!
- Những yếu kém triền miên, những bất cập trên bình diện rộng, những câu chuyện phản GD luôn xảy ra hàng ngày, đều là hệ quả đương nhiên của một nền GD lạc hậu, bảo thủ, né tránh đòi hỏi của một nền GD thực học. Nếu các nhà quản lý Việt Nam cứ tiếp tục xa lánh, đố kỵ với nền GD thực học thì GD Việt Nam chẳng những vẫn nằm lại trong tốp cuối của GD thế giới mà còn thua trắng bụng ngay cả các nước trong khu vực. Những hiện tượng "lạm phát" đại học, "lạm phát" bằng cấp, "lạm phát" danh hiệu nhà nước, "lạm phát" học vị, học hàm cao,... cùng với vô vàn những chuyện tiêu cực khác của GD&ĐT đang làm nhức nhối lương tri toàn xã hội.
Và bởi vậy, nhân dân ta khẩn thiết đòi hỏi và tha thiết mong muốn đát nước phải có một nền GD thực học!
Xin mời bạn đọc xa gần hãy cùng tham gia bàn thảo trên diễn đàn này, để góp thêm nhiều tiếng nói phản biện về một Quốc sách then chốt.
Tháng 4 năm 2015
S. L.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

SỰ CỐ PHÓNG XẠ Ở VŨNG TÀU VÀ NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG SỢ SẼ XẢY RA

TK Tran
Giữa tháng 9 năm ngoái công luận ở cả Việt Nam xôn xao về việc một thiết bị chụp ảnh phóng xạ có chứa nguồn Iridium-192 của công ty APAVE bị mất cắp ở Sài Gòn. May mắn là sau 6 ngày tìm kiếm ráo riết, người ta đã lấy lại được thiết bị này trong tình trạng nguyên vẹn, không bị phá hỏng hay tháo gỡ.
Câu chuyện vẫn còn nóng hổi, chưa chìm vào quên lãng, thì chỉ 6 tháng sau, lại có tin một thiết bị phóng xạ khác chứa Cobalt-60 bị mất ở Vũng Tàu, Cho tới nay, sau 3 tuần khẩn cấp tìm kiếm, vẫn chưa có manh mối cụ thể nàomặc dù Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã chỉ đạo "bằng mọi giá (phải) tìm kiếm được nguồn phóng xạ trong thời gian sớm nhất" và loan báo sẽ có khen thưởng cho người tìm được. Theo dõi các thông tin về việc này trên báo chí, người đọc không khỏi kinh ngạc khi biết rằng thiết bị đã bị mất từ nhiều tháng nay sau khi được tháo ra từ dây chuyền sản xuất thép của hãng Pomina 3 ở huyện Tân Thành. Sự việc chỉ bị lộ ra khi người chịu trách nhiệm an ninh phóng xạ hết nhiệm vụ bàn giao giấy tờ, thiết bị cho người kế nhiệm. Trong suốt nhiều tháng trời, không ai biết tới thiết bị này trôi nổi ở đâu.
Mối nguy hiểm của thiết bị chứa phóng xạ
Trong mấy năm qua đã có ít ra là 6 lần các thiết bị phóng xạ bị thất lạc hay mất cắp ở Việt Nam. Song có lẽ vụ mất mát ở Vũng Tàu làm xáo động công luận nhiều nhất.
Theo các thông tin được phổ biến, thiết bị này nặng quãng 45 kg. Phần nguy hiểm nhất là khối phóng xạ Cobalt-60, mà theo tính toán của các nhà chuyên môn, nguồn phóng xạ này có thể gây ra liều xạ tương đương (dose equivalence) quãng 2,5 mSv trong 1 giờ (mSv/h) ở khoảng cách 10 cm. Một người dân thường không hình dung nổi sự nguy hiểm qua những con số trừu tượng trên. Song nếu đặt giả thử là hộp phóng xạ này - khi được tháo ra khỏi lớp chì bao bọc trong thiết bị chỉ nhỏ hơn 1 bao diêm - được bỏ vào túi quần trong 10 tiếng đồng hồ khi làm việc, thì liều lượng phóng xạ và hậu quả sẽ như thế nào? Liều phóng xạ con người thu nhận sẽ tỷ lệ nghịch với khoảng cách bình phương từ người tới nguồn phóng xạ. Nghĩa là nếu khoảng cách được rút ngắn 1/10 (1cm, thay vì 10cm) thì hiệu năng phóng xạ sẽ tăng gấp 100 . Trong 10 tiếng đồng hồ , người có khối phóng xạ trong túi quần sẽ bị: 2,5mSv x 100 x 10= 2500 mSv, =2,5 Sivert tương ứng với liều năng lượng 2,5 Gy, ít nhất gây cháy bỏng cấp tính cho vùng da tiếp cận, ảnh hưởng tới bạch cầu, hồng cầu trong máu, và sau này nhiều khả năng sẽ bị ung thư.
Một tai nạn tương tự như kịch bản trên, nhưng với mức năng lượng phóng xạ cao hơn nhiếu (37 Ci), trên thực tế đã xẩy ra ở Yanango, Peru năm 1999. Một công nhân có nhiệm vụ sử dụng thiết bị phóng xạ để kiểm tra vết nứt trong đường ống dẫn nước. Khi thanh phóng xạ Iridium-192 rớt ra khỏi thiết bị, ông ta đã nhặt lại và đút vào túi quần. Buổi tối ở nhà, ông ta bị đau ở đùi. Hai ngày sau chỗ đau sưng đỏ, mọng nước rồi các vùng da thịt liên hệ bị hủy hoại. Sáu tháng sau đó nhiều cuộc giải phẫu phải cưa bỏ hoàn toàn chân nạn nhân. Các chuyên gia tính toán rằng đùi của người công nhân này đã bị nhiễm 1 lượng phóng xạ quãng 100Gy.
Mối nguy hiểm sẽ lớn gấp bội khi hộp chứa phóng xạ bị mở ra. Năm 1987 ở Goiania, Brazil xẩy ra vụ trôm cắp một thiết bị y tế (hoạt độ 1375 Ci) dùng trong xạ trị đã được thanh lý. Hai kẻ trộm bán thiết bị này cho một cửa hàng phế liệu. Trước đó, họ khui mở hộp chứa Cobalt-60, thích thú với chất bột phóng xạ lấp lánh, chia cho nhiều người cùng chơi, trong đó có cả trẻ em. Mấy ngày sau đó nhiều người đồng loạt bị bệnh. Nhà nước Brazil đã phải đo bức xạ ở 112.000 người, tìm thấy 244 người bị nhiễm xạ. Bốn người chết sau đó 4-5 tuần, nhiều người bị cưa tay sau khi bị hoại tử do dính bột phóng xạ. Dân sống trong vùng đất nhiễm phóng xạ phải bỏ nhà cửa đi nơi khác.
Một tai nạn khác đã xẩy ra ở Samut Prakarn, Thái Lan vào tháng giêng 2000. Cũng là do ăn trộm thiết bị y khoa đã được thanh lý, không có kiểm soát an ninh phóng xạ. Cũng là tình trạng phá hộp chứa phóng xạ Cobalt-60 (hoạt độ 425 Ci), mà kết quả là có 10 người bị nhiễm xạ nặng, 4 người trong số đó chết trong vòng 6-8 tuần. 2000 người dân sống trong vùng phải thường xuyên được theo dõi sức khỏe.
Nếu hộp chứa phóng xạ đã được nấu chung với sắt thép phế liệu để tái chế?
Trong trường hợp giả định này, thì đã xuất hiện ở thị trường một số sắt thép nhiễm phóng xạ dùng trong xây dựng và có khi cả ở đồ kim loại gia dụng. Lượng phóng xạ sẽ nhỏ, do đã được pha loãng chung với kim loại khác. Song nếu gia đình có trẻ em sống trong một căn nhà mà các vật dụng kim loại phát ra tia phóng xạ từ năm này sang năm khác, thì ảnh hưởng về sức khỏe không hề nhỏ.
Trên thế giới đã nhiều lần xuất hiện sắt thép nhiễm phóng xạ, và sau đây là những trường hơp tiêu biểu:
Năm 2008 nước Đức nhập của Ấn Độ 150 tấn thiết bị bằng thép nhiễm phóng xạ (cánh quạt và phụ tùng máy kỹ nghệ). Số thiết bị này lập tức bị gửi trả lại nơi sản xuất.
Năm 2007 nước Ý tịch thu 30 tấn thép có chứa phóng xạ Cobalt-60 nhập cảng từ Trung Quốc.
Năm 1985 nhiều tòa nhà đang được xây dựng ở Arizona và Tennessee (Mỹ) bị thaó gỡ/giật sập vì đã dùng thép nhiễm phóng xạ nhập khẩu từ Mexico.
Người ta nghi ngờ rằng trong quá trình tái chế (recycling) ở Ấn Độ và Trung Quốc đã có lẫn chất phóng xạ vào sắt thép phế thải. Trong trường hơp ở Mỹ, thì điều tra được cụ thể nguồn gốc phóng xạ từ một thiết bị y tế được thanh lý và nấu chảy.
Ở Việt Nam, liệu các nhà máy luyện thép có thiết bị báo động phóng xạ trong sắt thép phế liệu?
Nếu thiết bị phóng xạ được ăn cắp và buôn lậu để làm bom phóng xạ/“bom bẩn“ (dirty bomb)?
Từ nhiều năm nay, trên khắp thế giới đã có hàng ngàn thiết bị chứa phóng xạ bị thất lạc hay ăn cắp. Phần lớn những vụ ăn cắp này là nhằm vào số sắt thép để bán phế thải, song có trường hơp nghi ngờ là kẻ cắp cố tình lấy chất phóng xạ nhằm mục đich khủng bố, ví dụ như trộn lẫn các nguồn phóng xạ với thuốc nổ để chế tạo bom phóng xạ, còn gọi là “bom bẩn”. Năm 2014 đã có tin đồn là tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” IS) có bom này, và dư tính cho nổ ở London. Trong các “Hội nghị thượng đỉnh an toàn hạt nhân”, mà lần cuối được tổ chức ở Den Haag 2014. ngoài các vấn đề kiểm soát Plutonium để ngăn chặn vũ khí hạt nhân, hơn 50 quốc gia tham dự đã bàn thảo về việc kiểm soát chặt chẽ cả những nguồn phóng xạ khác dùng trong y tế và kỹ nghệ.
Mối nguy hiểm đích thực nào của thiết bị phóng xạ bị mất ở Vũng Tàu?
Theo dõi các thông tin trên các phương tiện truyền thông về thiết bị phóng xạ bị mất, người đọc chú ý tới các chi tiết kỹ thuật của thiết bị không khỏi có cảm tưởng là bị dẫn vào mê lộ, mất phương hướng vì những chi tiết không đồng nhất. Khi viết về hoạt độ của thiết bị, báo Sức khoẻ và Đời sống viết (ngày 6 tháng tư) là 233 mCi, Báo Vietnamexpress viết 2,33 mCi,( xin lưu ý dấu phẩy) báo Dân trí (ngày 8 tháng tư) viết với đơn vị đo lường SI : 1,58 x 10-4 TBq (1,58 nhân 10 lũy thừa trừ 4 TBq)hoán chuyển thành 4,27 mCi, báo Lao động (ngày 10 tháng tư): 1,58 x 10 4 TBq (1,58 nhân 10 lũy thừa 4 TBq) hoán chuyển thành 427 triệu mCi. 4 tờ báo, 4 thông tin khác nhau về liều lượng phóng xạ. Song may mắn là tính toán về liều lượng tương đương 2,5 mSv trong 1 giờ đồng hồ (2,5 mSv/h) mà 1 người đúng cách 10 cm phải chịu thì tất cả các báo đều thông báo giống nhau. Dựa trên thông tin này và tổng hợp các nguồn tin thì có thể cho là thiết bị bị mất ở Vũng Tàu có hoạt độ ban đầu là 4,27 mCi. Sau 5 năm sử dụng, do chu kỳ bán rã, hoạt độ còn lại hiện nay là quãng 2,33 mCi. Các thông tin khác chỉ có thể là lỗi viết hay đánh máy cẩu thả. Liều lượng 2,5 mSv/h đối với người thường (giới hạn cho phép quãng 1 mSv trong 1 năm) tạm gọi là khá cao. Song mức cao này trở nên tương đối nếu so sánh với liều lượng phóng xạ của bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp chữa bằng J-131 hậu phẫu thuật. Những bệnh nhân này được xuất viện khi hoạt độ phóng xạ còn 30 mCi trong người, tương ứng với lượng 50 µSv/h đo cách 1 mét, hay 5 mSv/h đo cách 10 cm. Liều lượng phát xạ từ cơ thể họ trong ngày xuất viện nhiều gấp 2 liều lượng phát từ thiêt bị bị ăn cắp ở Vũng Tàu (vài ngày sau đó, liều lượng phóng xạ từ bệnh nhân sẽ giảm nhanh chóng do chu kỳ bán rã tương đối ngắn của Jod131).
Nếu so sánh với những trường hợp tai nạn phóng xạ tai tiếng ở Peru, Brazil hay Thái Lan kể trên, thì mức nguy hiểm phóng xạ của thiết bị bị mất ở Vũng Tàu có thể xem là rất thấp, song nó bộc lộ những mối đe dọa khủng khiếp khác cho toàn đất nước :
Những mối đe dọa khủng khiếp này từ đâu đến?
Từ phía nhà nước là tình trạng không có quản lý những thiết bị hay vật tư có phóng xạ:
Đã từ lâu, trên lý thuyết giấy tờ, Việt Nam đã ban hành nhiều quy chế về an toàn phóng xạ. Quy chế tạm thời đầu tiên đã có từ năm 1971. Sau đó có nhiều Pháp lệnh (1996), Nghi định (1998), Thông tư (1999) rồi Luật “Năng lượng nguyên tử” (2009) được ban hành. Gần đây nhất, PGS-TS Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Lao động đã tuyên bố “Ngày hôm nay (9.4), tôi vừa ký dự thảo thông tư 23 để Bộ trưởng Bộ KHCN ban hành, trong đó yêu cầu siết chặt việc giám sát các nguồn bức xạ...”. Tuy nhiên, những sắc lệnh ban hành chỉ làm cho có lệ. Không hề có kiểm tra việc thi hành các quy chế. Theo báo Tuổi trẻ, ông PGS TS Nguyễn văn Hùng (Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt) nói rằng, Cục An toàn bức Xạ chỉ có quãng 100 người, chỉ có khả năng ghi nhận hiện trạng sử dụng quãng 4000 thiết bị có phóng xạ ở cả nước. Quản lý ở mức đó thì chỉ đủ thời gian ghi nhận hiện trạng sử dụng phóng xạ trong sản xuất, không thể tiến hành việc quan trọng nhất là giám sát. Do đó các vấn đề như cơ sở sử dụng ra sao, chiếu xạ đúng liều không, nguồn di chuyển đi đâu, từng giờ từng phút nguồn phóng xạ đó được dùng vào mục đích gì... đều bị bỏ ngỏ.
Động thái cụ thể của nhà nước hiện nay là cho gắn thiết bị định vị (GPS) cho các dụng cụ, thiết bị có phóng xạ để định vị trí các nguồn này. Đây là 1 dự án đã tính từ năm 2012 trị giá quãng 2 tỷ VNĐ, song có lẽ biện pháp này chỉ kiểm soát được người ngay. Kẻ gian cố tình ăn cắp sẽ có cách phá, làm mất hiệu quả dụng cụ đắt giá này. Đáng lý ra cũng có cách cảnh báo rẻ tiền, do Cơ quan Nguyên tử quốc tế đề nghị năm 2007, là gắn thêm vào nguồn phóng xạ nguy hiểm một hình tam giác màu đỏ có 3 dấu hiệu: báo động phóng xạ (3 cánh quạt màu đen), đầu lâu sọ /xương người và hình người tháo chạy. Hình ảnh sẽ giúp người ít học hay không biết chữ kể cả trẻ em cũng hiểu được mức nguy hiểm của nó mà không ăn cắp hay phá vỡ.
Từ phía các cơ quan sở hữu vật liệu có phóng xạ là sự kém hiểu biết và tinh thần vô trách nhiệm
Ông Nguyễn Khắc Thanh, Phó giám đốc Sở Khoa học Công nghệ cũng nói rằng (theo báo Vietnamnet), cơ quan nhà nước chỉ quản lý về số lượng, đơn vị và các đặc tính thiết bị, còn việc kiểm soát vẫn do các đơn vị sở hữu thiết bị tự đảm trách. Thế nhưng việc “tự đảm trách” kiểm soát thiết bị ở các cơ quan đơn vị đã được tiến hành ra sao?
Trong trường hợp ở Vũng Tàu, ban lãnh đạo hãng Pomina 3 hàng tháng trời hoàn toàn không có động thái phản ứng gì khi nhân viên - vào tháng 9-2014 - thông báo là lớp chì bảo vệ nguồn phóng xạ bị hư hại, cần mua chì để bọc lại. Tới ngày 17 tháng 11 khi được thông báo là thiết bị bị mất, lãnh đạo công ty vẫn bình chân như vại, không báo cáo lên nhà chức trách. Tới tháng 12, trong kỳ kiểm tra định kỳ các thiết bị phóng xạ, trong giấy tờ báo cáo, thiết bị này vẫn như là còn có ở nhà máy. Chỉ khi bàn giao danh sách máy móc cho người kế nhiệm, vào cuối tháng 3-2015 vì nhân viên phụ trách nghỉ hưu, người ta mới khám phá ra là đã mất thiết bị này.
Ông Tuấn, Phó Giám đốc công ty thú nhận: “đây là lần đầu xảy ra sự việc mất nguồn phóng xạ nên công ty rất lúng túng trong xử lý cũng như trình báo cơ quan chức năng”.
Có cần phải nói thêm gì về tác phong làm việc, trình độ nghiệp vụ, và tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo một công ty lớn?
Từ phía nhân viên thừa hành là cách làm việc tùy tiện không đúng qui trình đối với phóng xạ
Ông Đào Đức Hùng, nhân viên an toàn bức xạ của nhà máy cho biết rằng lớp chì bao bọc hạt phóng xạ đã bị nung nóng hư hại, dẫn đến nguồn phóng xạ bị thay đổi. Mức phát xạ cao hơn mức cho phép hàng trăm lần. Nhà máy không có kho chứa riêng nên ông Hùng phải để vào kho chứa vật tư, chung với các hàng hóa khác. Các công nhân sợ hãi phóng xạ, từ chối không vào nhà kho để lấy vật liệu, nên ông Hùng đành phải cho thiết bị này vào một thùng gỗ, đưa ra khu đất trống, vắng người qua lại.
Đây là lỗi lầm trực tiếp gây ra việc mất cắp thiết bị. Thực ra, ông Hùng vẫn có thể để thiết bị trong kho vật tư , nếu không có vỏ chì bao bọc thì dùng gạch bê tông hay kim loại làm thành một bức tường thật dầy vẫn có thể ngăn được nguồn phóng xạ. Nếu độ phóng xạ đo 100 cm ở ngoài bức tường không hơn 50µSv/h thì hoàn toàn chấp nhận được (tương ứng với lượng phóng xạ ở bệnh nhân được chữa bằng thuốc phóng xạ khi xuất viện). Các công nhân ra vào nhà kho, ngoài “vòng cấm địa” vẫn an toàn.
Để rút kinh nghiệm, Cục An toàn bức xạ nên thiết lập một đường dây nóng để tư vấn kỹ thuật cho các công ty, đơn vị cách xử lý khi gặp sự cố phóng xạ tương tự.
Mặt khác, trong báo Tuổi trẻ, PGS TS Nguyễn văn Hùng (Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt) lại cho biết thêm: (trích) “...Công nhân lao động trực tiếp với thiết bị (phóng xạ) này mới thật sự đáng lo ngại. Họ không hề được bảo hộ chuyên dụng. Rất ít công nhân đeo liều kế bức xạ để tiện cho việc kiểm tra mức độ nhiễm xạ. Tôi ( GS Hùng) muốn nhấn mạnh, đây là tình hình chung và .. thiệt lớn nhất là người lao động khi sức khỏe bị âm thầm xâm hại hàng ngày.
Công nhân làm việc trực tiếp với các thiết bị có nguồn phóng xạ nên đòi hỏi được trang bị bảo hộ chuyên dụng (hết trích).
*
Những hậu quả của sự cố ở Vũng Tàu kể trên đều do con người gây ra, từ cấp độ thấp nhất là người lao động chân tay, tới các cán bộ quản lý doang nghiệp ngồi trong phòng làm việc gắn máy lạnh, cho tới những nhà chính trị hoạch định chính sách, tất cả đều có mẫu số chung là tình trạng thiếu hiểu biết đáng lo ngại về phóng xạ nói riêng và phong cách làm việc tùy tiện, nói chung.
Ngoài vấn đề thiết bị phải bảo đảm an toàn, làm việc với phóng xạ đòi hỏi con người có nghiệp vụ chuyên môn cao, tinh thần lao động nghiêm túc, tôn trọng kỷ luật. Đừng quên là thảm họa hạt nhân ở Chernobyl là do chính con người với những quyết định sai lầm gây ra. Ở Đức, một quốc gia kỹ nghệ hàng đầu thế giới với một đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật giỏi tay nghề, có lương tâm chức nghiệp và kỷ luật, người ta cũng e ngại là không chế ngự được những nguy hiểm không lường của phóng xạ, nên đã đi đến quyêt định từ bỏ điện hạt nhân.
Với nhân sự và dân trí như tình trạng hiện nay Việt Nam chúng ta có khả năng làm giỏi hơn nước Đức?
Một đội ngũ “chuyên gia” /công nhân tương tự như ở Vũng Tàu vài năm nữa liệu có đủ điều kiện vận hành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận?
Những thảm họa phóng xạ nào sẽ tới với chúng ta, khi một mai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận được khởi động?
T.K.T.
Ảnh phụ lục:(từ trên xuống dưới, từ trái qua phải)
  1. Dấu hiệu cảnh báo phóng xạ thông thường
  2. Dấu hiệu cảnh báo phóng xạ mới
  3. Đùi nạn nhân bị phóng xạ ở Peru , 2 ngày sau khi nhiễm xạ
  4. Đùi nạn nhân kể trên, khoảng 2 tháng sau khi nhiễm xạ
clip_image002
clip_image004

clip_image006clip_image008

Phần nhận xét hiển thị trên trang

LỊCH SỬ VÀ LÃNH TỤ

Nguyễn Minh Nhị
Nhân đọc bài của TS Tô Văn Trường về chủ đề Đại hội Đảng khóa 12 sắp tới mà anh gửi riêng tham khảo, tôi như được gợi mở suy nghĩ trên tinh thần trách nhiệm về việc Đảng và vận nước.
Lịch sử là con đường không thẳng. Có ai ngờ 40 năm nước nhà độc lập, thống nhất mà con đường đi lên hạnh phúc không thẳng tắp, "rộng thênh thang" như ta tưởng. Và mỗi lần vượt qua khúc quanh hoặc để "nắn dòng" chảy đòi hỏi phải có con người lịch sử. Chỉ có con người lịch sử mới chuyển dòng lịch sử một cách lành tính. Đó là trường hợp ông Trường Chinh.
Những gì tôi đọc, nghe đều cho rằng ông từng có khuyết điểm trong Cải cách ruộng đất và cứng rắn trong chủ trương xây dựng Hợp tác xã ở Miền Bắc (1958), và trên cả nước sau khi hai miền thống nhất cho đến năm 1986. Nhưng khi Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời, lịch sử trao gánh nặng cho Ông: Cứu Đảng - cứu chế độ, cứu dân. Ông Đổi mới! Chỉ có ông dám thông qua Báo cáo chính trị phê phán sai lầm của Chủ nghĩa xã hội giáo điều, quan liêu, bao cấp mà thành trì Liên Xô đang lung lay sụp đổ.
Nhờ có tư duy nhạy bén, biết lắng nghe hơi thở của cuộc sống, có uy tín cao trong Đảng , ông đã dũng cảm vượt lên chính mình, trực tiếp chỉ đạo viết lại Văn kiện Đại hội Đảng VI theo tinh thần Đổi mới. Sau mười năm báo cấp (1976-1986), nền kinh tế Kế hoạch hóa Việt Nam đang tuột dốc thảm hại, ông dám "bẻ góc" cho nó vọt lên thì chính ông là người làm nên lịch sử.

Khi bàn về tính công minh của lịch sử Engels đã nói đại ý như sau Khi nhận định một nhân vật lịch sử thì phải chú ý những gì người ta làm được, còn những thiếu sót là những hạn chế của điều kiện lịch sử". Người ta thường tranh luận “Thời thế tạo anh hùng hay anh hùng tạo ra thời thế”? Có thể ở trong trường hợp của Trường Chinh cả hai yếu tố nêu trên đều đúng. Lịch sử và người dân luôn nhớ về ông như tấm gương sáng thể hiện rõ bản lĩnh và vai trò của lãnh tụ.
"Đổi mới" đang đuối tầm!.
Con tàu Cách mạng Việt Nam chạy qua cung đường thời gian 30 năm xem ra năng lượng "Đổi mới" đã cạn. Nó đang chạy với tốc độ quán tính giai đoạn cuối của đà "Đổi mới" và năng lượng của FDI từ chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Từ 5 năm nay các chỉ số hài lòng của người dân với bộ máy hành chính, hay nói cho công bằng, là cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và các dịch vụ hành chính - sự nghiệp như: nhà đất, hộ tịch hộ khẩu, y tế, giáo dục...của Chính phủ, theo điều tra của cơ quan LHQ và các cơ quan Chính phủ, mới công bố vẫn không cải thiện được bao nhiêu. Công nhân đình công mà không thấy bóng Công đoàn. Nông dân khiếu kiện đất đai thì không thấy mặt Hội của mình đứng ra hướng dẫn, chỉ đạo. Phụ nữ bị bạo hành gia đình thì thường là nhờ công an can thiệp chớ vai trò Hội của chị em bặt tăm. Tệ "chạy", đường ai nấy biết, nếu mở miệng phải trưng "bằng chứng" thì có nước đi tù, vì Thanh tra, Kiểm tra "chưa có cơ sở kết luận" v.v....
Về cơ cấu kinh tế, nếu nhìn từ xuất khẩu thì theo Tổng cục Thống kê năm 2014, tổng kim ngạch của cả nền kinh tế là 150 tỷ US, trong đó doanh nghiệp FDI chiếm hơn 2/3 (101 tỷ = 67% kể cả dầu thô), nếu không tính các Liên doanh xuất khẩu dầu thô thì cũng còn là 94 tỷ = 63%. Trong FDI, riêng Samsung xuất khẩu khoảng 24 tỷ. Như vậy là kinh tế nội địa tham gia xuất khẩu chỉ chiếm khoảng hơn 30% = khoảng 50 tỷ nhưng trong đó hàng nông - lâm - thủy - hải sản chiếm 20,5 tỷ.
Huyện Tịnh Biên ( tỉnh An Giang, Anh hùng Kháng chiến), qua ba cuộc chiến tranh liên tiếp, xã nào cũng được tuyên dương Anh hùng, riêng xã Nhơn Hưng bản quán của tôi đến ba lần Anh hùng. Đó là niềm kiêu hãnh. Nhờ Đổi mới mà bộ mặt Bảy Núi - An Giang (điện, đường, trường, trạm, nước sạch...) đổi thay rõ nét. Đó là niềm tự hào. Nhưng sự so sánh "hôm nay hơn hôm qua", "bây giờ khác xa hơn 30 năm trước" theo lối tư duy cũ xưa là không thể nhìn ra hiện thực xã hội đòi hỏi nên thường bị tụt hậu mà không hay. Đó là vấn đề công ăn việc làm và thu nhập của từng nhà rõ ràng là không bền vững.
Nói đến đây tôi vô cùng biết ơn ông Lý Quang Diệu với khu công nghiệp Singapore - Bình Dương và các anh Sáu Phong (Bí thư) anh Út Phương (Chủ tịch) tỉnh Bình Dương đã tiên phong khai mở con đường cho dân nghèo quê tôi có thêm công ăn việc làm. Nhiều nhà, thậm chí cả xóm đi hết lên đó. Tôi từng sợ doanh nghiệp FDI sẽ làm doanh nghiệp nội địa của ta "liệt kháng". Nhưng nay thì như phân tách cơ cấu kim ngạch xuất khẩu vừa nói, nếu không có FDI thì kinh tế ta sẽ "liệt cần"! Hiệp định TPP sẽ là một cơ hội lịch sử chăng?
Năm 2016 Đại hội Đảng lần thứ 12. Chu kỳ thời gian có sự trùng hợp ngẫu nhiên với Đại hội lần thứ 6 năm 1986! Yêu cầu 1986 là Đổi mới để thoát sụp đổ còn lần này tất yếu là tìm nguồn năng lượng mới hay nói nôm na là phải có "đầu kéo" mới để không bị đùn toa. Nói đùn toa nghe thì nhẹ nhưng nó cũng sẽ lật toa và hậu quả cũng không khác gì sụp đổ.
Nhớ khi xưa vận nước Đại Cồ Việt đang bên bờ vực: Nội bộ triều Đinh lục đục, giặc Tống lăm le xâm lược nước ta. Nếu không phải Thái hậu Dương Vân Nga thì không ai cứu được nước và chặn được giặc ngoại xâm. Bà đã vượt lên chính vai Thái hậu uy quyền của mình và vượt lên cả Triều đình họ Đinh mà cứu nước. Chỉ có bà mới làm được. Con bà là Đinh Toàn chính danh sẽ là Vua nhưng không làm được, các đại thần nhất là các Hoàng thân càng không làm được, vì họ xem cái họ Đinh là lớn hơn trăm họ. Uy và quyền của bà lúc bấy giờ lớn hơn cả họ Đinh mà bà còn đặt nó dưới trăm họ thì nước sao không mạnh, giặc nào không thua!
Lý Công Uẩn dời đô vì Đại La có thế "Rồng cuộn hổ ngồi" như ngài ra chiếu, nhưng cũng có người bình luận: còn là vì ngài muốn tránh xa cái họa phe nhóm, dư đảng của các đại thần Đinh, Lê xâu xé triều chính, để nhà vua rảnh tay lo chống giặc phương Bắc và xây dựng Đại Việt. Vả lại một kinh đô Hoa Lư chỉ rộng đủ chứa một bậc Sứ quân thì làm sao thỏa sức vẫy vùng của một bậc Đế vương mà câu chuyện truyền tụng dân gian là thuở còn là chú tiểu ở chùa có lần bị nhà chùa phạt trói cột Ông đã từng than: "Đêm nằm chẳng dám ngay chân thẳng/ Sợ nỗi Sơn hà Xã tắc nghiêng"!
Việt Nam đang trước ngã ba đường hội nhập quốc tế. Nói ngã ba là để hình dung giữa các nước lớn, các loại thị trường, các đối tác và đối thủ...để chọn lựa cách đi chớ không có tư duy nhìn đâu cũng ngã ba, ngã bảy hoặc cạm bẩy hay nhìn lối mòn nào cũng ra đại lộ để cặm cuị đi và nhìn đâu cũng thấy kẻ thù để giận. Mà giận thường mất khôn thì làm sao cạnh tranh nổi với người ta. Nói thế không có nghĩa Việt Nam hết kẻ thù thì ngây thơ quá. Không phải vậy. Vì "tấm huân chương còn có bề trái" thì không có đối tác nào mà không có khả năng là đối thủ - kẻ thù. Thậm chí kẻ thù có thể đang lù lù ngồi kế bên ta đó. Do đó chúng ta phải bình tĩnh , sáng suốt để tránh các thế lực thù địch bên ngoài "chuyển vế" ngược, làm cho trong nhà ganh tị, thù hận nhau thì ta như tự sát!
Lời kết
Tôi vừa được Tỉnh ủy truyền đạt: Hội nghị TW 10 mới rồi khẳng định: "Đảng lấy quốc gia dân tộc làm đầu" và "Dân là gốc" chớ không phải "Lấy dân làm gốc". Đại hội Đảng lần thứ 12 sẽ lấy chủ đề này làm trọng tâm thì chính là tín hiệu Đảng dám vượt lên chính mình, vượt xa Đại hội 6 "lấy dân làm gốc" để đưa con thuyền Tổ quốc vượt qua khúc quanh lịch sử hiện nay. Cơ hội không đến hai lần. Lịch sử tạo ra lãnh tụ. Lãnh tụ làm nên lịch sử. Tôi tin vậy!
N.M.N.

Phần nhận xét hiển thị trên trang