Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Cách Mỹ diệt gọn hệ thống S-300/400 của Nga


(Video) - Sau khi Nga nối lại thương vụ S-300 với Iran, Tướng Martin Dempsey (Mỹ) cho biết hệ thống phòng không S-300 không ảnh hưởng đến khả năng tấn công Iran của Mỹ.

Tuyên bố được Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đưa ra hôm 16/4 tại một cuộc họp báo, theo đó Washington đã đoán trước khả năng Nga cung cấp tên lửa S-300 cho Iran từ nhiều năm qua và tất cả đều gói gọn trong kế hoạch của Mỹ.
Tướng Dempsey khẳng định giải pháp quân sự của Mỹ tại Iran sẽ không bị suy yếu dù Nga có cung cấp S-300 cho nước cộng hòa Hồi giáo này hay không. Theo đó, Washington tiếp tục theo đuổi giải pháp quân sự nếu các chính sách ngoại giao với Tehran thất bại.
Theo Reuters, cơ sở để tướng Dempsey tự tin như vậy là dựa vào bộ ba tên lửa HARM, JSOW và tên lửa MALD. Vậy các tên lửa này có thể hạ hệ thống phòng không S-300 bằng cách nào?
Theo những thông tin được Không quân Mỹ công khai, AGM-88 HARM là loại tên lửa được thiết kế để chống radar. Để tăng độ chính xác khi diệt mục tiêu, AGM-88 được tích hợp hệ thống kiểm soát mục tiêu HCSM của Không quân Mỹ, nhằm nâng cao khả năng chính xác và giảm thiệt hại phụ trong quá trình sử dụng.
HCSM được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPS cùng thiết bị đo quán tính IMU giúp nó có khả năng tấn công chính xác mục tiêu, dù bị tác động bởi mọi hình thức gây nhiễu nào đi nữa.
Tên lửa chống radar cao tốc AGM-88 là một trong những vũ khí quan trọng của Không quân Mỹ trên chiến trường, nó giúp tiêu diệt hệ thống radar cảnh giới của đối phương, bảo vệ an toàn cho các đợt không kích của Quân đội Mỹ trước hệ thống phòng không của kẻ địch.
Tên lửa AGM-88 HARM
Tên lửa AGM-88 HARM
AGM-88 sử dụng hệ dẫn quán tính ở pha giữa và đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối. Nguyên lý chung của loại vũ khí này là, bám theo cánh sóng radar để đánh vào đài anten máy phát.
Đạn AGM-88 nặng khoảng 355kg, dài 4,1m, lắp đầu nổ phá mảnh nặng 66kg, trang bị động cơ rocket cho tầm bắn 150km, tốc độ bay 2.280km/h. Với tốc độ cực cao, kích thước nhỏ, AGM-88 là “bài toán khó” đối với hệ thống đánh chặn đối phương.
Trong chiến đấu, AGM-88 sẽ phá hủy trạm radar trên bộ (hoặc tàu chiến), qua đó khống chế hệ thống phòng không đối phương. Tiếp đó, đơn vị bạn sẽ vượt qua được lưới phòng không tầm xa, áp sát tiêu diệt mục tiêu bằng vũ khí thông thường hoặc vũ khí chính xác cao, tiêu diệt các hệ thống radar giám sát của kẻ thù.
Để khống chế và tiêu diệt các hệ thống phòng không S-300/400 do Nga sản xuất, ngoài AGM-88, Mỹ còn sử dụng tên lửa MALD. Tên lửa có chiều dài 2,7 m, nặng khoảng 136 kg với nhiệm vụ tái tạo những tín hiệu giả của máy bay Mỹ và đồng minh.
MALD có thể phát tín hiệu phát xạ gây nhiễu làm lẫn lộn các mục tiêu trên không đối với các đài radar phòng không của đối phương và tái tạo chính xác các tín hiệu gây nhiễu từ một máy bay tàng hình. Bằng cách đó, nó làm cho các hệ thống phòng không đối phương không phân biệt được các mục tiêu thật/giả.
MALD được triển khai từ một máy bay. Trong suốt hành trình bay trên không phận của kẻ thù, nó di chuyển theo một đường bay được lập trình từ trước (có thể tái lập trình) và tạo ra khoảng 100 mục tiêu giả khác nhau trong phạm vi tác chiến.
Khi đó, các hệ thống phòng không đối phương không thể phân biệt được một số lượng quá lớn mục tiêu, bị quá tải và bị gây nhiễu chủ động. Ngoài ra, MALD cũng tái tạo lại tín hiệu giả của các pháo đài bay như B-52H hay máy bay tàng hình như B-2 Spirit.
Theo đánh giá của một số chuyên gia quân sự Mỹ, MALD có thể thách thức hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất hiện nay của Nga như S-300 và S-400.
Tên lửa AGM-154 JSOW khai hỏa
Tên lửa AGM-154 JSOW khai hỏa
Ngoài những loại vũ khí, trong nhiệm vụ tiêu diệt hệ thống phòng không của đối phương, Không quân Mỹ còn sở hữu tên lửa AGM-154 JSOW. Tên lửa AGM-154 JSOW được thiết kế không có động cơ tên lửa, loại đạn này chủ yếu sử dụng các cánh ổn định và cánh ngang (được bung ra sau khi đạn rời bệ phóng) để bay lượn theo quán tính có được sau khi rời bệ phóng từ máy bay trước khi tiếp cận mục tiêu.
AGM-154 JSOW có thể đạt cự ly lượn 28km ở chế độ bay thấp và lên đến 74km ở chế độ bay cao, biến thể nâng cấp gần đây đạt tầm bắn lên đến 110km ở chế độ bay cao.
AGM-154 JSOW cho phép tiêm kích F-35, cũng như tiêm kích khác được trang bị có thể tung ra những đòn tấn công tiêu diệt các căn cứ của đối phương bên ngoài tầm bắn của hầu hết các hệ thống phòng không hiện nay.
Theo nhà sản xuất Raytheon, AGM-154 JSOW có khả năng tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau với sai số trượt mục tiêu CEP chỉ có 3 m, có thể mang nhiều loại đầu đạn và tấn công cả các mục tiêu kiên cố bên trong các hầm ngầm. Hiện tại, AGM-154 JSOW là vũ khí tiêu chuẩn cho các loại máy bay như F-16 block 52, F-15E, F/A-18, B-1B, B-52 và B-2 Spirit.
Clip tên lửa Mỹ diệt gọn hệ thống S-300/400
Tuấn Vũ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hậu duệ các thương gia Ba Tư ở Trung Quốc



Quá khứ Con đường Tơ lụa tiếp tục đóng vai trò quan trọng cho một trong những khu vực thú vị nhất của thành phố Tây An thời hiện đại.

Cổng giao thương lịch sử của Trung Quốc hiện đại

Khi nhìn vào thành phố Tây An hiện đại, nhộn nhịp ngày nay, khó mà tin được rằng nơi hiện là khu đô thị nhộn nhịp với hơn tám triệu dân này đã từng là điểm khởi đầu của Con đường Tơ lụa thời cổ đại, tuyến đường thương mại dài 6.400km nối liền Trung Quốc với Đế chế La Mã từ hồi đầu thế kỷ thứ hai trước Công nguyên. Lịch sử xa xưa đó nay đang để lại cho thành phố một trong những cộng đồng dân cư thời hiện đại thú vị nhất. (Hình: Mark Fischer/Xi'an Bell Tower/Flickr/ CC BY-SA 2.0)

Sự xâm nhập của Hồi giáo

Không chỉ là nguồn cung cấp hàng hóa, Con đường Tơ lụa còn mang những dòng văn hóa, tôn giáo mới vào Trung Quốc, mà nhiều thứ trong số đó vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới tận ngày nay.
Trên thực tế, cộng đồng Hồi giáo với 10 triệu người ở Trung Quốc đa phần đều gắn kết tôn giáo của mình với các thương gia Ả rập và Ba Tư, những người đã mang không chỉ hàng hóa mà cả đạo Hồi tới khi họ đi lại dọc Con đường Tơ lụa.
Ngày nay, khoảng 70 ngàn người Trung Quốc theo đạo Hồi sinh sống trong khu vực Hồi giáo của Tây An, một khu quận sôi động, rất cá tính và tràn đầy năng lượng. Tại đây, người ta rất dễ lạc lối giữa những con hẻm đầy màu sắc, những đoạn phố bày bán tràn ngập thức ăn, sản vật địa phương, đồ cổ và các đồ lặt vặt. (Hình: Zhang Peng/Getty)

Một công trình kiến trúc Hồi giáo

Có khoảng 10 thánh đường tại khu quận Hồi giáo, mà tòa cổ nhất là đại giáo đường Hồi giáo, Tây An Đại Thanh Chân Tự. Tòa nhà này được xây dựng vào năm 742 và được cho là thánh đường Hồi giáo cổ nhất, cũng là một trong những tòa lớn nhất, tại Trung Quốc. (Hình: Tim Graham/Getty)

Nét đặc trưng kiến trúc Trung Hoa

Không giống như hầu hết các thánh đường Hồi giáo tại Trung Đông hay Trung Á, Đại giáo đường Hồi giáo Tây An mang những nét đặc trưng của kiến trúc Trung Hoa, như mái ngói, các bức tượng phượng hoàng, chùa chiền Trung Quốc. Ta có thể thấy sức ảnh hưởng từ văn hóa Ả rập trong dòng chữ của đạo Hồi "Thượng Đế là một" tại khu vực Một Thượng Đế của thánh đường. (Hình: Geoff A Howard/Alamy)

Mở cửa đón du khách

Ngày nay, sảnh cầu nguyện trong tòa tháp Tỉnh Tâm Lâu có đủ chỗ cho 1.000 người mỗi lần, năm lần làm lễ cầu nguyện một ngày. Giáo đường mở cửa cho du khách từ 8 giờ sáng tới 7 rưỡi chiều hàng ngày, nhưng những người không theo đạo Hồi không được phép đi vào khu sảnh cầu nguyện. (Hình: Bertrand Gardel/Alamy)

Sự hồi sinh của một sắc tộc

Khi chúng tôi đi qua khu quận Hồi giáo, Zhang Jie, hướng dẫn viên từ hãng China Odyssey Tours đưa tôi đi chỉ cho tôi thấy các giáo đường nhỏ hơn, thường nằm giữa các con hẻm.
Chúng nằm như ẩn náu, anh giải thích, bởi trong thời Cách mạng Văn hóa (1966-1976), nhiều nền văn hóa thiểu số đã bị đàn áp và các buổi lễ cầu nguyện theo nghi thức Hồi giáo đều bị cấm.
Trong thời gian này, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phá hủy hơn 29 ngàn giáo đường Hồi giáo, đốt bỏ các bản kinh Koran và bắt các imam, tức các giáo sỹ Hồi giáo diễu đi trên phố, người bị bôi trát, vẩy sơn.
Chính quyền bắt đầu nới lỏng chính sách đối với Hồi giáo từ năm 1978, và ngày nay, người Hồi, tức hậu duệ của các thương gia qua lại trên Con đường Tơ lụa khi xưa rồi kết hôn với người Hán, được phép theo đạo công khai.
"Khi tôi còn nhỏ, việc học hành tại các giáo đường là bị cấm tiệt," Zhang nói. "Nay thì chúng tôi đã tự do hơn nhiều trong việc theo đạo Hồi ở Trung Quốc." (Hình: Feng Li/Getty)

Hồi tộc

Nhiều cư dân sống trong khu quận Hồi giáo Tây An là người Hồi. "Về mặt sắc tộc thì chúng tôi giống như người Hán Trung Quốc, chỉ khác ở chỗ chúng tôi theo đạo Hồi," Zhang giải thích. "Chúng tôi có thức ăn riêng, mặc đồ kiểu riêng, nhưng vẫn là người Trung Quốc." (Hình: Frederic J Brown/Getty)

Thức ăn Hồi trên đường phố Trung Quốc

Đồ ăn kiểu Hồi, đa phần đều được chứng nhận là làm bằng thực phẩm được chế biến theo kiểu Hồi giáo, halal, mà Trung Quốc gọi là thực phẩm thanh trấn, là một trong những nét rất hấp dẫn của khu quận Hồi giáo.
Tuy thành phần chủ yếu là thịt cừu non hoặc cừu già, nhưng người Hồi Tây An đã kết hợp rất khéo với các cách thức nấu nướng kiểu Trung Hoa, như om hoặc nướng.
Một số món điển hình nhất của khu quận này là món chuanr (xuyến nhi - tức thịt xiên nướng), bánh mỳ bẹt na'an và món dương nhục bào mô, tức bánh mỳ bẹt xé nhỏ thả vào bát súp cừu. Đó là nguồn năng lượng hoàn hảo cho một ngày lang thang khám phá lịch sử Hồi giáo rực rỡ của Tây An. (Hình: Nellie Huang)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay

Kỳ 4: Phu nhân 'không được chết'


Vo chong nguyen soai Banh Duc Hoai
Vợ chồng nguyên soái Bành Đức Hoài


Không chỉ phải nghe hết bản cáo trạng do chánh án Giang Hoa tuyên đọc tại “phiên tòa thế kỷ” ngày 20.11.1980 về tội ác của Giang Thanh và “đồng đảng” - mà Giang Thanh còn phải đối diện với những “cái nhìn phán xét” của các phu nhân có chồng bị hại đang hiện diện tại phiên tòa như bà Vương Quang Mỹ (vợ chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ), Tiết Minh (vợ nguyên soái Hạ Long), Hách Trị Bình (vợ đại tướng La Thụy Khanh)…

Và cả phu nhân Phố An Tu (vợ nguyên soái Bành Đức Hoài) nữa. Bà là người “dịu dàng nho nhã” đã bị Hồng vệ binh đối xử thô bạo “túm tóc, đập đầu vào tường”, ép phải lên án chồng mình về “hành vi phạm tội” với những nội dung bịa đặt trắng trợn và thâm độc, vu cáo Bành Đức Hoài là người: “cầm đầu phái chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, cấu kết với nước ngoài phản bội tổ quốc, chống Mao chủ tịch, cố ý hại chết con trai của Mao chủ tịch là Mao Ngạn Anh ở mặt trận Triều Tiên (!)” Song trước sau phu nhân Phố An Tu vẫn một mực bảo vệ thanh danh của nguyên soái Bành Đức Hoài qua thái độ im lặng nhẫn chịu, Hồng vệ binh đưa “tối hậu thư” bằng miệng:
“Mầy mà không khai ra, bọn tao sẽ đập chết cái đầu chó của mầy!”.
Quá uất giận, bà tìm cách lẻn ra phía Tây ngoại ô Bắc Kinh uống thuốc tự vẫn bên hồ Côn Minh (trong Di Hòa viên). Người quanh vùng kịp phát hiện đưa vào Bệnh viện số 3 thuộc Học viện Y học Bắc Kinh cứu sống và tìm thấy trong túi áo của bà còn rất nhiều những viên thuốc ngủ…
Vậy là bà “không được chết”, mà “phải sống” để tiếp tục mở mắt nhìn những cảnh đau lòng khác ập tới với mình và những người chung quanh trong cơn lốc “cách mạng văn hóa”. Có một lần bà gặp lại nguyên soái chồng mình bất ngờ và chóng vánh, chỉ trong vài tích tắc của buổi chiều thê lương ngày 11.8.1967 lúc bà bị trói dẫn đi đấu tố. Bà thấy một đám Hồng vệ binh khác đang áp tải một “tội phạm” đến gần - cũng bị trói hai tay như bà  - rất nhanh bà biết đó là chồng mình: Bành Đức Hoài. Họ nhận ra nhau nhưng “không thể nói với nhau một lời nào” (dầu đã 2 năm xa cách). Đó là “cái nhìn ngắn ngủi” vĩnh biệt nhau ngay khi còn sống. Bởi sau đó hai người vĩnh viễn không bao giờ còn dịp gặp nhau lần nữa.
Đến thời điểm ấy, chồng bà đã bị các tổ chức tạo phản đưa đi khắp nơi, từ Đại học Thanh Hoa và nhiều trường trung học khác, đến trụ sở Ủy ban Khoa học Quốc phòng, Tổng bộ Quân giải phóng với “6 lần bị đấu tố có sự tham gia của hơn 10.000 người và 7 lần bị đưa đi bêu phố” giữa Bắc Kinh. Để đẩy cuộc đấu tố Bành Đức Hoài lên đỉnh điểm, chỉ 4 ngày sau cuộc gặp “nhìn nhau lần cuối” giữa phu nhân và nguyên soái nói trên, đêm 15.8 “Đài phát thanh Nhân dân trung ương đã chính thức đưa tóm tắt về Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc khóa 8 lần 8 của Đảng Cộng sản Trung Quốc về sai lầm của tổ chức phản Đảng do Bành Đức Hoài cầm đầu. Hôm sau Nhân dân nhật báo còn đăng tóm tắt Nghị quyết trên kèm xã luận: Bành Đức Hoài và những trách nhiệm không thể trốn tránh sau hậu trường” khác nào “bản án tử hình” đối với nguyên soái Bành Đức Hoài được tuyên trước công luận một cách “khéo léo”. Nếu Mao Trạch Đông không đồng ý, chắc chắn Giang Thanh và đồng đảng khó có thể nêu “bản án” ấy trên sân khấu công luận đương thời như thế.
Những tình tiết và trích dẫn trên đây, trong kỳ báo này, là từ cuốn “Giờ phút cuối cùng của 9 vị nguyên soái Trung Quốc” (GPCC), nguyên tác: La Nguyên Sinh, NXB Thanh Niên Trung Quốc 2004 (Nguyễn Gia Linh biên dịch, NXB Lao Động 2009), ghi nhận:
“Ngày 29.11.1974, thời tiết Bắc Kinh rất lạnh, gió mùa đông bắc thổi rin rít, lay động cả các cành cây trơ trọi, hất hết cát bụi vào người đi đường. Bên ngoài cửa sổ buồng bệnh số 14 ở Bệnh viện Quân giải phóng gió lạnh gào thét, thổi hất tung những mảnh giấy báo bị xé vụn… Trong phòng, Bành Hoài Đức đã mất đi hết cảm giác, mồm và mũi cùng bị chảy máu. 14 giờ 52 phút chiều cùng ngày, trái tim ấy đã ngừng đập, mà bên cạnh không có lấy một tiếng khóc của người thân”.  
Cái chết của Bành Đức Hoài không những là một bi kịch trong lịch sử Trung Quốc, mà còn để lại một trang bi thảm về chặng đời cuối cùng của một danh tướng có tên trong lịch sử quân sự thế giới. Thi hài của Bành Đức Hoài chưa được khâm liệm, Tổ chuyên án đã báo cáo: “Bành Đức Hoài là phần tử phản bội tổ quốc, âm mưu đoạt quyền, phản cách mạng. Chúng tôi xin đề nghị đổi tên hắn thành “Vương Xuyên” và hỏa táng thi thể, sau đó chôn tro xương ở một nghĩa địa công cộng”. 
Lúc ấy với chức vụ Phó chủ tịch Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Vương Hồng Văn đã đồng ý phê duyệt báo cáo trênNên tro xương của nguyên soái Bành Đức Hoài bị đựng trong một chiếc hộp bằng gỗ sơ sài, bên ngoài ghi “số 273” kèm mấy chữ gọn lỏn: “Vương Xuyên, đàn ông” - chẳng ai biết đó là tro tàn của một vị khai quốc công thần của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa... (còn nữa)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhật Bản và Australia đang tăng cường đàm phán về bán tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản cho đất nước này.


Cuộc đàm phán trở nên tích cực hơn sau khi Nhật Bản dỡ bỏ nhiều quy định nghiêm ngặt về xuất khẩu vũ khí. Nói cách khác, thị trường thế giới vừa xuất hiện nguồn cung lớn thứ 4 về tàu ngầm phi hạt nhân (sau Đức, Pháp và Nga). 
Nhạt Bản có gáng tiép cạn thị truòng tàu ngàm phi hạt nhan

Tuy nhiên, dù Tokyo đã nới lỏng các hạn chế nhưng chính sách của Nhật Bản trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí vẫn còn rất bảo thủ.
Ngoài ra, một số hệ thống phụ trên các tàu ngầm của Nhật Bản có nguồn gốc nước ngoài, nhiều nhất là các thành phần và công nghệ của Mỹ. Các tàu ngầm của Nhật Bản trang bị tên lửa chống tàu Harpoon của Mỹ. Mỹ cũng tích cực tham gia chế tạo các hệ thống sonar. Nhờ thực tiễn này, Mỹ có khả năng ngăn chặn việc xuất khẩu các tàu ngầm lớp này cho nước khác.
Có chú ý đến các đặc tính chiến thuật và kỹ thuật của tàu ngầm lớp Soryu, chắc là Mỹ sẽ không đồng ý để vũ khí này cho Ấn Độ.
Về phía Nga, họ cung cấp vũ khí chủ yếu cho các quốc gia ngoài phạm vi ảnh hưởng của Mỹ, vì thế việc xuất khẩu tàu ngầm Soryu không phải là một nguy cơ lớn đe dọa lợi ích của Nga.
Soryu có thể cạnh tranh với các sản phẩm của Pháp và Đức trên thị trường của một số nước. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, tàu ngầm của Nhật Bản đắt tiền hơn so với sản phẩm tương tự của các đối tác châu Âu. Ngoài ra, các doanh nhân châu Âu đã thành lập hệ thống tiếp thị và dịch vụ sau bán hàng tốt. Như vậy, Nhật Bản chỉ có thể cung cấp tàu ngầm chỉ riêng cho các quốc gia tương đối lớn trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương - các đồng minh của Mỹ, mà một thí dụ đầu tiên và rõ ràng nhất là Australia.
Điều quan trọng là trong trường hợp mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản trở nên trầm trọng hơn và người Nhật quyết định rằng họ không có gì để mất, thì Soryu có thể được bán cho Đài Loan. Trong trường hợp này, nhu cầu hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm của Đài Loan sẽ được giải quyết.
Khi đó, hải quân Đài Loan sẽ là một bất ngờ khó chịu đối với hải quân Trung Quốc bởi họ có thể tấn công hệ thống thông tin liên lạc của Trung Quốc ở vùng xa bờ, nơi mà sức mạnh chống ngầm của hải quân Trung Quốc bị hạn chế.
Cuối cùng, nếu Mỹ và Nhật Bản có ý chí chính trị thì họ sẽ cung cấp, hỗ trợ tài chính đáng kể cho Philippines trong việc xây dựng các lực lượng vũ trang; trong đó các tàu ngầm Nhật Bản có thể được bán cho quốc gia Đông Nam Á. Điều này sẽ gây ra những thay đổi trong cán cân sức mạnh quân sự ở Biển Đông theo hướng bất lợi cho Trung Quốc.
Tóm lại, đề nghị của Nhật Bản xuất khẩu tàu ngầm phi hạt nhân hiện tại hầu như không ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu loại vũ khí này. Tuy nhiên, trong tương lai, điều này có thể trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến an ninh ở vùng Đông Á.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đặt vấn đề..rồi bỏ đó?

Vì sao nhà văn lại không được coi trọng?

Nguyễn Mạnh Hà
.
VHNA: Nhà văn, tất nhiên phải là những nhà văn đích thực, xưa nay, là những người sáng tạo và đem lại cho xã hội những giá trị tinh thần lớn lao. Nhà văn đem lại những giá trị góp phần làm hoàn thiện tính người cho nhân loại.
.
Thế nhưng không phải ở đâu, thời đại nào, thể chế nào các nhà văn cũng được coi trọng và tôn trọng mà họ đáng được bởi các giá trị mà họ có, họ đem lại cho cộng đồng. Có thể có nhiều cách nhìn, nhiều nhận thức khác nhau về vai trò và phẩm giá của nhà văn. Chúng tôi giới thiệu một cách nhìn về nhà văn theo cách riêng của tác giả.

Có một thực tế hiện nay là: nói đến nhà văn là người ta nghĩ ngay đến những con người nhếch nhác, mềm yếu, nửa mùa, là “ốm o” (Nguyễn Huy Thiệp), là “kẻ lạc lõng giữa đời” (Tạ Duy Anh). Họ, trong mắt xã hội, là những kẻ đôi lúc dấm dớ. Họ bị người đời nói chung không coi trọng hoặc “coi trọng nhưng xa lánh” bởi vì họ “nguy hiểm”… Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng?

Theo tôi (đây nói chung cho cả lĩnh vực lí luận – phê bình), điều trước hết thuộc về bản chất của khoa học về văn học. Khác với các ngành khoa học khác (chẳng hạn ngành chế tạo máy, chế tạo các sản phẩm công nghệ, dược phẩm…), khoa học về văn học nghiên cứu những sản phẩm không thấy được.

Kết quả mà nhà văn mang đến cho công chúng bạn đọc là những ưu tư, những trạng thái hoặc tâm tính của con người, qua đó ký thác những nỗi niềm riêng. Nhà văn đã làm nhiệm vụ tự thân ấy thì nhà lí luận – phê bình (cũng là một kiểu nhà văn) cũng không thể thoát ra ngoài sự quy định. Sản phẩm của nhà lí luận – phê bình cũng là những văn bản, chung quy, cũng để trở về câu chuyện “hồn cốt con người”.

Dĩ nhiên đối với nhà lí luận – phê bình thì điều cốt yếu là phương pháp khoa học để tiếp cận đối tượng, nghĩa là phải tư duy lôgíc. Sản phẩm của văn chương do bản chất như vậy nên không đem đến cơm ăn nước uống cho nhân quần, thậm chí bản thân anh ta cũng chỉ đủ một cuộc sống vui vẻ “quân tử thực bất cầu bão”. (Một giải thưởng văn học tầm cỡ, qua nhiều sự thẩm định ghê gớm của các bậc cao tay, cũng chỉ 10 – 15 triệu đồng, tương đương với một cú kích chuột hạng trung bình khá).

Thứ hai, nhà văn làm nhiệm vụ của mình không phải xuất phát từ việc đem lại mưu sinh cho người dân mà cốt tử là xuất phát từ lương tri, từ một thứ trách nhiệm được nhiều người gọi là trách nhiệm tự gắn. Họ thường đi lo cho cái mất mát vô hình. Do vậy, trớ trêu cho nhà văn thay (đặt trong bối cảnh thời hiện đại, con người ý thức được rằng cá nhân mình là trên hơn tất cả), họ phải đi làm cái nhiệm vụ… “lo hộ”.

Họ “lo hộ” cho người ta nhưng họ là những người “không có sức đẩy với cộng đồng”. Họ không quyết định được cho ai điều gì nên làm, phải làm, không ai bắt buộc người ta phải buộc lòng theo họ cả. Con người thời hiện đại, nơi chứng kiến khá rõ ràng sự tự do, tự chủ, sự năng động, thì bất cứ lý luận nào đi ngược lại điều đó cũng đều là những lực cản, những trở ngại đáng ghét.

Trong khi, nhà văn không phải như nh?ng d?i tu?ng khỏc, họ chỉ bảo người ta nên tránh hay nên đi mà không bảo đảm cho người ta ngay cả những quyền, những thứ tối thiểu. Do đó nhà văn cứ phát ngôn, còn người ta thì cứ tảng lờ “tôi không nghe, tôi không thấy” bởi không ai dại gì đeo vào mình những vướng bận.

Thứ ba, nhà văn, do chỗ, mang trách nhiệm tự gắn nêu trên nên trên khuôn mặt họ luôn lộ rõ mình là người ưu tư. Họ luôn cho người ta thấy một mẫu số chung: người gầy gò, có khi ốm yếu, có người lại mang điệu bộ như kẻ chán đời. Điều này trong cuộc sống hiện đại quả là đáng … “quan ngại”, là điểm yếu bất khả khắc phục của nhà văn (tất nhiên phải loại trừ một số).

Thời hiện đại, con người với những yêu cầu của công việc, của khách quan những mối liên hệ, cùng với tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, năng động là một khuôn mặt và ngoại hình luôn luôn thể hiện được sự khoẻ mạnh, phấn chấn. Chú ý đến ngoại hình, cách ăn mặc, ngôn ngữ, các cách thức giao tiếp khác đã không còn là chuyện buồn cười, nếu không muốn nói là thiết yếu quan trọng.

Từ đây nói rộng ra về quan niệm có phần cực đoan một thời: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” – coi trọng nội dung, xem nhẹ hình thức, trong khi thực tình hình thức cũng là một kiểu nội dung. Thực ra điều đang nói là câu chuyện của thời hiện đại: cuộc sống có vô vàn chân lí vẫy gọi con người, không có chân lí nào là chân lí duy nhất, độc tôn. Điều này bạn đọc có thể dễ dàng tự tìm ra dẫn dụ.

Tuy nhiên, tôi cũng muốn khuyên bạn đọc rằng, bạn hãy suy nghĩ bằng trí tuệ mẫn tiệp để tìm ra những con đường/ chân lí khác nhau, chứ bạn đừng sa vào thứ lí luận có tính chất phản động (được hiểu là phản lại tất cả những gì tiến bộ, vì con người chân chính).

Thứ tư, khái niệm nhà văn bị thâu gộp một cách quá đáng. Nhà văn được hiểu một cách chung chung là những người làm ra sản phẩm là tác phẩm văn học. Hễ là người sáng tạo thì đều được gọi là nhà văn. Đây chính là nguyên nhân để tất cả những người kể cả người có năng lực lẫn người thiếu năng lực đều được “ngồi chung một chiếu hội văn đàn” (Hồzdếnh).

Điều này cho thấy: thứ nhất, bản chất của sáng tạo văn chương, văn chương là sản phẩm của tinh thần, tuân theo quy luật của cảm xúc và tình cảm, nên đặc điểm của nó là dễ dãi, bao dung; thứ hai, từ đấy nảy sinh mặt trái là không phân biệt được tài năng, tư chất của các nhà văn, không phân biệt được đâu là nhà văn với đâu là dưới nhà văn (lều văn, quán văn…).

Ta hãy thử ghép một số tên tuổi như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Ngô Tất Tố, Nam Cao… bên cạnh những người làm thơ, làm văn chỉ quen với những lằn ranh đã có xem! Việc không phân biệt được tư chất, tài năng của những người cầm bút đã làm cho xã hội nảy sinh tâm lí xem thường nhà văn. Vì thế, dấn đến thực trạng, nhiều người cầm bút đã bị “oan”, không thể sắp ngôi đổi chiếu, nhất là đối với những nhà văn đang sống.

Điều này có căn nguyên sâu xa đó là nhà văn không ai chịu ai cả. Nói cách khác là là nhà văn không “trọng nhau” (chữ “trọng nhau” Thụy Khuê dùng để ca ngợi những thành viên trong nhóm Sáng Tạo ở Miền Nam trước năm 1975). Vậy, điều gì cần đề cao ở nhà văn? Cái tài năng, tư chất thể hiện trong tác phẩm ấy là cái gì?

Theo tôi điều quan trọng nhất đối với nhà văn đó là tư tưởng. Đã là người cầm bút thì phải có tư tưởng, đi kèm với tư tưởng là tài năng trong việc trình bày tư tưởng. Đọc Kafka, J.P. Sartre ta luôn thấy một nỗi buồn ứ đọng về thân phận con người với giọng văn buồn thảm, hay đọc một nhà văn ở ta như Nguyễn Khải – người đã từ giã cuộc đời, ta lại thấy ông lọc lõi, khôn ngoan, dù bị cái nhìn thời đại làm hạn chế nhưng tác phẩm vẫn toát lên được những tư tưởng cần thiết về con người CNXH, con người của khái niệm “người” (những tiểu thuyết cuối đời) là vì vậy.

Thứ năm, việc in ấn xuất bản tràn lan. Việc in ấn xuất bản tràn lan về cơ bản có hai nguyên nhân: do quy luật thương trường chi phối; do quan hệ và tâm tính cả nể. Tệ lậu – có thể dùng từ này một cách nghiêm túc – in ấn là nguyên nhân cho thấy sự dễ dãi của việc viết văn. Mà sự đời cái gì dễ dãi thì làm sao được được chấp nhận và có giá trị lâu bền. Đây là nguyên nhân để người ta dễ xem rằng mọi nhà văn đều như nhau: nhảm nhí, bất tài, vô dụng.

Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến thực trạng nhà văn trong mắt xã hội không được coi trọng. Trong đó có những nguyên nhân thuộc về bản chất quy định, có những nguyên nhân thuộc về thời đại, nhưng cũng có những nguyên nhân thuộc về chủ quan người cầm bút.

Thiết nghĩ ở thời đại nào cũng vậy, dù giữa các thời đại do tính lịch sử – cụ thể là không giống nhau, một sản phẩm tinh thần nếu được làm ra từ sự lao động nghiêm túc, xuất phát từ lương tâm, từ tính tự trọng, từ sự tự ý thức nhân cách thì sản phẩm đó sẽ được người ta trân trọng, từ đó cách nhìn về chủ thể làm ra sẽ tất yếu thay đổi./.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phạm Minh Đáp on VTV 1 Interview - Stand By You

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bác DLV này chỉ được cái đúng!

Bài học nào từ vụ bạo loạn ở Bình Thuận?

Ong Bắp Cày - Tre Làng

Cho đến ngày 17/4 vừa qua, người dân đã đồng ý không còn chiếm Quốc Lộ 1 A sau khi ban giám đốc nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân II cam kết là sẽ không xả bụi tro than, gây ô nhiễm trầm trọng ảnh hưởng lên đời sống của người dân trong vùng. 
Từ cam kết này, có thể thấy, người dân ở đây phản kháng chính doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường sống của họ chứ không phản kháng chính quyền. 
Về hình thức, nhiều người lầm tưởng là phản kháng chính quyền, nhưng thực chất, họ phản đối doanh nghiệp và dùng chính quyền để gây sức ép.
Theo dõi nguồn cơn sự kiện, các bạn có thể thấy sự phản đối của người dân đối với doanh nghiệp đã nhen nhóm từ rất lâu vì họ đã phải hứng chịu những trận bão “bụi tro than” khủng khiếp từ bãi tro rộng hơn 64 hécta từ hai tổ máy của nhà máy nhiệt điện thải ra. Bụi tro than đã làm cho cây cối, hoa màu bị hư hại, nguồn nước bị ô nhiễm và quan trọng hơn là phát sinh ra nhiều chứng bệnh về đường hô hấp.
Người dân, đặc biệt là nông dân thôn Vĩnh Phúc nằm sát bãi chứa bụi tro than đã nhiều lần yêu cầu doanh nghiệp và chính quyền can thiệp nhưng không có kết quả.
Ông Nguyễn Duy đã nói với báo Pháp Luật: “Những khi có bão bụi tro, người dân không ăn uống gì được, đồ ăn dọn ra là đóng bụi xám đen, rồi thì không tắm được, không buôn bán hay làm bất cứ gì được”.
Và cuối cùng, điều gì đến sẽ phải đến, 4 giờ chiều ngày 14 tháng 4, vài trăm nông dân tại thôn Vĩnh Phúc đã phải ra đường chặn xe để phản đối ban quản lý nhà máy. Trước sự chây ì của doanh nghiệp, 9 giờ sáng ngày 15/4 đã có hàng ngàn nông dân thuộc hai huyện Tuy Phong và Thuận Nam mang bàn ghế, cây, đá.. chắn ngang quốc lộ 1A, làm tắc nghẽn lưu thông trên một đoạn đường dài 20 km khiến cho hàng trăm chiếc xe bị kẹt không thể di chuyển. 
Va chạm đã xảy ra khi lực lượng cảnh sát cơ động cố gắng giải tỏa giao thông. Người dân quá khích đã dùng đến gạch đá, bom xăng tấn công lực lượng cảnh sát cơ động. Từ đây, mâu thuẫn giữa người dân với doanh nghiệp bị đổi hướng thành mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền.
Chỉ sau khi Giám đốc nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Đinh Văn Thanh cam kết với người dân sẽ không vận chuyển tro than ra bãi trong vòng 10 ngày, đồng thời tiến hành việc tưới nước, che bạt bãi tro để không phát tán bụi thì người dân mới dừng lại. 
Ông cha có câu, "Già lừa ưa nặng" và nó thật đúng trong trường hợp này. 
Thực ra, người dân sẽ không phải làm như thế nếu như từ những tháng trước đó, nhà máy giải quyết tốt vấn đề này theo đúng cam kết ngay từ đầu.
Sẽ không có chuyện người dân đối đầu với chính quyền nếu như chính quyền sử dụng công cụ pháp luật để yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết liên quan đến lợi ích của người dân.
Sẽ không có chuyện vụ việc bị thổi phồng hoặc bị các phần từ cơ hội chính trị lợi dụng để lôi kéo người dân chống lại chính quyền (hình trên) nếu như các cơ quan có thẩm quyền vì lợi ích của người dân mà kiểm soát sát sao các hoạt động của doanh nghiệp.
Nên nhớ, vụ việc đơn thuần chỉ là xung đột lợi ích giữa người dân với doanh nghiệp. Nhưng nếu giải quyết không tốt, mâu thuẫn này sẽ đổi hướng sang chính quyền, và sẽ tạo điều kiện cho các thế lực thù địch có cơ hội tập hợp quần chúng và tập dượt bạo động để lật đổ chính quyền.
Có lẽ, đây là những bài học lớn cho các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương trong việc quản lý doanh nghiệp và xã hội.
Hãy nghiêm túc nhìn lại mình trước khi đổ lỗi cho người khác!

Phần nhận xét hiển thị trên trang