Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Vụ Hồ Duy Hải: VẬY LÀ HẾT CÁCH?



Khoai@

Tại phiên họp sáng 10/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình đã nhắc đến vụ Hồ Duy Hải.

Hồ Duy Hải bị kết án về tội “Giết người” và “cướp tài sản”. Theo kết luận giám sát, vụ án có sự thiếu sót, vi phạm thủ tục tố tụng nên gia đình Hải và luật sư dựa vào đó để kêu oan cho Hải, gây nên dư luận thời gian qua.

Chánh án Trương Hòa Bình cho biết: 
Đối với vụ án Hồ Duy Hải, Chánh án không kháng nghị, Viện trưởng không kháng nghị, Chủ tịch nước bác đơn xin giảm án tử hình. Vì thận trọng Chủ tịch nước yêu cầu xem xét lại, và liên ngành xem lại cho đến bây giờ chưa thấy có căn cứ gì khác để phán xét. Theo quy định của pháp luật tới đây là hết rồi, không thể giải quyết gì khác, nếu giải quyết khác là trái pháp luật. 
"Đến bây giờ chưa thấy có căn cứ gì khác để phán xét", vậy là hết cách?

Câu hỏi tiếp theo: Có thiếu sót và có vi phạm thủ tục tố tụng thì bản án liệu có hiệu lực?


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Beo: GIẤC MƠ MỸ-8 (HẾT)

Beo: GIẤC MƠ MỸ-8 (HẾT): 5. Vậy phần kết này, bạn mong chờ những  đột biến gene  gì trong chuyến thăm Mỹ của một ông lão sẽ về hưu sau mấy tháng nữa. Chính k... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao người ta lại tổ chức lắm sự kiện và cái gì cũng “trực tiếp” như vậy? Đơn giản là lợi ích cho một tổ chức, một nhóm người chứ không mang lại lợi ích đại chúng.



Mấy năm gần đây, các sự kiện kỷ niệm, trao giải thưởng, mở hội thi, phát động thi đua, gala, đêm nhạc từ thiện… được tổ chức triền miên quanh năm suốt tháng ở khắp cả nước. Sự kiện nhiều đến mức, mở các kênh truyền hình Trung ương hoặc địa phương hầu như ngày nào cũng gặp các chương trình truyền hình trực tiếp. Cảm giác phải xem truyền hình trực tiếp đến mức bão hòa, không còn thấy sự long trọng và ý nghĩa hữu hiệu gì mà nó mang lại.
Tại sao người ta lại tổ chức lắm sự kiện và cái gì cũng “trực tiếp” như vậy? Đơn giản là lợi ích cho một tổ chức, một nhóm người chứ không mang lại lợi ích đại chúng.
Ai là người hưởng lợi từ những sự kiện ấy? Có 3 đối tượng. Một là ban tổ chức; hai là người của các công ty truyền thông và tổ chức sự kiện; ba là nhà tài trợ.
Ban tổ chức là lãnh đạo ngành hoặc địa phương. Tổ chức một sự kiện nào đó thì các vị lãnh đạo mát mặt với thiên hạ vì được xuất hiện trước công chúng, được giới thiệu đầy đủ chức danh. Điều đó cũng có nghĩa là quảng bá cho ngành, cho địa phương thì ít mà quảng bá cho cá nhân thì nhiều. Rồi từ sự kiện ồn ào ấy, họ có cơ may khi bầu cử khóa tới sẽ lấy được nhiều phiếu tín nhiệm hơn, lên chức vị cao hơn.
Kiếm ăn được nhiều nhất là công ty truyền thông và tổ chức sự kiện. Đây là “canh bạc” mà họ không phải bỏ vốn nhưng kiếm bộn lời. Bởi kinh phí để tổ chức sự kiện là của ngành hoặc địa phương bỏ ra một ít, còn phần lớn là do các nhà tài trợ đóng góp. Sự kiện nhỏ thì chi phí chừng dăm bảy trăm triệu, sự kiện lớn thì phải vài ba tỉ đồng. Các nhà tổ chức thường đưa ra phương thức “xã hội hóa” để kêu gọi tài trợ từ những người hảo tâm, các doanh nghiệp lớn.
Ban tổ chức cấp giấy giới thiệu và thư mời tài trợ rồi giao cho công ty tổ chức sự kiện đi vận động xin tiền. Không ít trường hợp, ban tổ chức ký khoảng vài chục giấy giới thiệu và thư mời tài trợ thì người tổ chức sự kiện tự ý “nhân bản” thành dăm bảy chục thư mời đi rải ở khắp nơi. Vì đã có tư cách pháp nhân của ban tổ chức đầy uy quyền nên dù nhiều hay ít thì các doanh nghiệp cũng đành phải dốc hầu bao.
Nhân viên tổ chức sự kiện cũng lắm mánh khóe để moi tiền; chẳng hạn xếp loại nhà tài trợ kim cương, tài trợ vàng, tài trợ bạc; cho in logo và chạy chữ giới thiệu trên màn hình; cho lên sân khấu trao quà tặng. Nếu xin được ít tiền thì họ yêu cầu nhà tổ chức phải chi thêm; còn ngược lại, xin được nhiều tiền thì họ không công khai hết với nhà tổ chức. Công việc xong rồi, họ chia phần cho nhà tổ chức bao nhiêu biết bấy nhiêu rồi cao chạy xa bay.
Đã có chuyện một tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ tổ chức kỷ niệm ngày thành lập tỉnh bằng hình thức sân khấu hóa. Lúc đầu dự chi 1,5 tỉ đồng, nhưng công ty tổ chức sự kiện từ Hà Nội về tính toán thế nào đội lên 3 tỉ. Tỉnh vẫn đành chấp nhận. Song chẳng may trước ngày tổ chức sự kiện thì gặp bão lớn tràn về, lễ kỷ niệm phải hoãn lại. Mọi thứ đã chuẩn bị rồi và ngày kỷ niệm đã qua đi. Các đoàn nghệ thuật được thuê biểu diễn cũng đã tập tành hàng tháng, phải trả tiền cho họ.
Công ty tổ chức sự kiện gây sức ép với địa phương phải tổ chức để còn thu lại khoản tiền béo bở. Tỉnh này nghĩ mãi mới ra một một phương án bất đắc dĩ là đem cái chương trình “sân khấu hóa” ấy ra trình diễn nhân dịp kỷ niệm Ngày thành lập QĐND Việt Nam. Dân cả tỉnh thấy lạ là sao kỷ niệm thành lập quân đội năm lẻ mà tỉnh lại làm to đến thế? Không ai giải thích được.
Thôi thì cứ coi như là tỉnh rất trân trọng QĐND và thể hiện sự tôn vinh của đảng bộ, chính quyền, đoàn thể của tỉnh đối với QĐND anh hùng! Nhưng xen ra cán bộ địa phương, ai biết được thì đều thấy “ngậm đắng nuốt cay thế nào”.
Còn với các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm. Phải nói rằng, có những doanh nghiệp ăn nên làm ra và rất có trách nhiệm đóng góp vào các quỹ tài trợ, làm từ thiện. Song cũng không ít doanh nghiệp thua lỗ triền miên, đời sống công nhân khốn khó nhưng giám đốc vẫn muốn đánh bóng thương hiệu cho bản thân mình. Thế là nhân có sự kiện gì, các vị giám đốc ấy cũng vẫn hăng hái đóng góp một khoản tiền tài trợ. Khi nhìn ông hay bà giám đốc của mình được xướng danh, được lên sân khấu nhận bó hoa cám ơn của ban tổ chức sự kiện thì bao công nhân cảm thấy đắng lòng. “Trăm nghìn đổ một trận cười như không”!
Nhiều nơi còn chọn ngày sinh năm chẵn của cố lãnh tụ, danh nhân để tổ chức sự kiện. Nếu đơn thuần như vậy thì các sự kiện này có ý nghĩa giáo dục lớn với các tầng lớp nhân dân. Nhưng có những sự kiện đã lợi dụng danh nghĩa ấy để làm ăn. Cũng “xã hội hóa” bằng cách đi xin tài trợ. Rồi lại truyền hình trực tiếp. Kinh phí được chi trả cho diễn viên, bồi dưỡng cho mấy nhân vật giao lưu, kể chuyện; tiền thuê sóng truyền hình; còn lại thì ban tổ chức và người thầu tổ chức sự kiện ăn chia hết. Đó là sự lợi dụng làm ăn rất đáng phê phán!
Những nhà tổ chức, những công ty truyền thông nghĩ gì khi núp bóng làm công tác truyên truyền giáo dục để kinh doanh như thế? Những lễ hội, liên hoan nghệ thuật là trò vui chơi giải trí đã đành; ngày sinh Bác Hồ, ngày thương binh liệt sĩ, ngày nạn nhân chất độc da cam, ngày vì người nghèo, người tàn tật… mà cũng cố tình biến hóa thành cơ hội kiếm ăn thì không thể nào chấp nhận được.
Một đối tượng nữa cũng cần phải nhắc đến là các kênh phát thanh và truyền hình từ Trung ương đến địa phương. Lâu nay dư luận rất bức xúc là tại sao các nhà đài tùy tiện cho phát trực tiếp nhiều chương trình có nội dung tẻ nhạt và thậm chí phản cảm. Nguyên nhân sâu xa cũng lại vì... tiền! Những kênh, những giờ phát sóng được cho là “giờ vàng” mà dành để tường thuật trực tiếp những nội dung vô bổ, quá nhàm bởi nhà đài đã chấp nhận “bán sóng” cho nhà tài trợ thì người bỏ tiền ra muốn làm gì thì làm.
Những kênh, những sóng và thời lượng phát ấy thông thường để đưa những vấn đề thời sự và chuyên đề bổ ích cho đông đảo khán giả đã bị “đấu thầu” để phát các chương trình trực tiếp. Có một vấn đề đặt ra: Nếu không có chương trình truyền hình trực tiếp thì nhà đài vẫn phải phát sóng các chương trình khác trong khoảng thời gian ấy. Mà kinh phí phát sóng trong thời lượng ấy chắc chắn do nhà đài chịu.
Vậy thì tại sao truyền hình trực tiếp cho các đơn vị thì nhà đài lại thu khoản tiền mấy trăm triệu? Hơn nữa, nhà đài còn “trông giỏ bỏ thóc”. Sự kiện nào hoành tráng, có nhiều tiền tài trợ thì phát kênh 1; còn sự kiện bình thường và ít tiền thì phát kênh 2.
Các ca sĩ “ngôi sao” cũng thừa cơ hét giá ngất ngưởng, hát đớp một bài cũng kiếm mấy chục triệu đồng thông qua ngã giá với công ty tổ chức sự kiện. Một vị lãnh đạo của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Viettel cách đây mấy năm đã nói: “Từ nay chúng tôi không thừa tiền tài trợ cho các sự kiện để chi cho mấy đứa lên uốn éo hát hò nhảy múa một tí đã thu nhập bằng mấy tháng lương công nhân như thế nữa”.
Đất nước còn nghèo, khó khăn chồng chất mà cứ đua nhau tổ chức sự kiện như thế khác gì một cách đốt tiền để “mua một trận cười như không”! Mỗi năm hoạt động này cũng “nướng” mất mấy trăm tỉ đồng. Đó cũng là một tai họa!
Theo NĂNG LƯỢNG MỚI

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phương pháp điều tra cực mới!


NGƯỜI SÀNH ĐIỆU

PLO - Cu Tèo là điều tra viên nổi tiếng hiền lành, dễ thương, luôn hoàn thành nhiệm vụ điều tra đúng hạn luật định. Án của Tèo làm luôn được các sếp yên tâm, hễ kết luận điều tra đề nghị truy tố ai, tội gì là y như rằng bên công tố “ô kê” cái rụp, sau đó tòa xử kết tội ngon lành.
Đặc biệt, điều tra viên Tèo chưa bao giờ bị tố cáo, phản ánh hay điều tiếng gì về việc ép cung, mớm cung hoặc dùng nhục hình.
Bởi vậy năm nào Tèo cũng được khen thưởng, ba năm liền luôn là chiến sĩ thi đua. Tèo được cơ quan cử đi dự hội nghị điển hình tiên tiến và được lên báo cáo thành tích tại hội nghị, trong đó chủ yếu nhấn mạnh sáng kiến phương pháp điều tra mới.

Tèo nói: “Kính thưa quý đại biểu, tôi tạm gọi phương pháp điều tra của mình là áp dụng công nghệ thông tin. Khi lấy lời khai với nghi can/bị can, tôi luôn dùng lời nhỏ nhẹ và tạo không khí hết sức thân thiện, cởi mở để nghi can và bị can tin tưởng, từ đó họ tự “cởi lòng” khai báo”…
Điều Tèo nói điều tra viên nào cũng biết vì chẳng có gì mới. Vì vậy cử tọa đặt câu hỏi: “Thế nếu nghi can/bị can cứng đầu, quanh co chối tội hoặc cố tình không khai báo thì sao?”.
Tèo điềm tĩnh: “Lúc ấy tôi mới áp dụng công nghệ thông tin, cụ thể là tôi để máy laptop có nối mạng trước mặt nghi can/bị can...”.
Cử tọa: “Để làm gì, cho họ nghe nhạc để thư giãn chăng?”.
Tèo: “Đồng đội đừng nóng, để tôi nói tiếp. Sau khi mở máy tính có nối mạng lên, tôi nhỏ nhẹ nói với nghi can/bị can rằng: “Theo luật, anh/chị/ông/bà có quyền không khai, có quyền không thừa nhận gì hết. Nhưng tôi chỉ khuyên ông bà nên vào Google tra cứu cụm từ “chết tại trụ sở công an” rồi quyết định cũng chưa muộn”… Và thế là họ tự khắc thành khẩn khai báo.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài viết của nhà văn TQ:

Kẻ thù của người Trung Quốc

Thứ Năm, ngày 09 tháng 4 năm 2015


Trên thế giới không có nước nào có lịch sử lâu đời như Trung Quốc, không có nước nào có một nền văn hóa không đứt đoạn như Trung Quốc, mà cái văn hóa đó lại đã từng đạt đến một nền văn minh cao độ. Người Hy-Lạp thời nay với người Hy-Lạp ngày xưa chẳng liên quan gì với nhau. Người Ai-Cập cũng vậy. Nhưng người Trung Quốc hôm nay thì đúng là hậu duệ của người Trung Quốc cổ đại. Tại sao một nước khổng lồ như vậy, một dân tộc to lớn như vậy ngày nay lại ra nông nỗi xấu xa ấy? Chẳng những bị người nước ngoài ức hiếp mà còn bị ngay dân mình ức hiếp. Nào là vua bạo ngược, quan bạo nguợc, mà cả dân (quần chúng) cũng bạo ngược.
Thế kỷ thứ XIX, quần đảo Nam Dương - thời nay tức là Đông Nam Á, còn là thuộc địa của Anh và Hà Lan, có một chuyên viên Anh đóng ở Malaysia nói rằng: "Làm người Trung Quốc ở thế kỷ thứ XIX là một tai họa". Bởi vì ông này đã thấy cộng đồng người Hoa sống ở quần đảo Nam Dương giống một lũ lợn, vô tri vô thức, tự sinh tự diệt, tùy thời còn có thể bị sát hại hàng loạt. Thế mà tôi thấy người Hoa ở thế kỷ XX so với người Hoa ở thế kỷ XIX tai họa của họ còn lớn hơn.
Điều làm chúng ta đau khổ nhất là bao mong đợi của người Hoa từ một trăm năm nay cơ hồ như đã bị tiêu tan toàn bộ. Cứ mỗi lần có một mong chờ trở lại, hứa hẹn nước nhà một tương lai sáng sủa hơn, thì kết quả lại càng làm cho chúng ta thất vọng và tình hình lại càng trở nên tệ hại hơn. Một mong chờ khác lại đến, để rồi lại đem về những ảo vọng, thất vọng, những tồi tệ liên miên vô tận.
Dân tộc cố nhiên là trường tồn, sinh mệnh của cá nhân là hữu hạn. Một đời người có được bao ước vọng lớn? Có được bao lý tưởng lớn, chịu được mấy lần tan vỡ ? Con đường trước mặt sáng sủa thế nào? Hay lại đen tối? Thật khó nói cho hết!
Bốn năm trước, lúc tôi diễn giảng tại New York, đến đoạn "chối tai", có một người đứng dậy nói: "Ông từ Đài Loan đến, ông phải nói cho chúng tôi nghe về những hy vọng, phải cổ võ nhân tâm. Sao lại đi đả kích chúng tôi?". Con người đương nhiên cần được khích lệ, vấn đề là khích lệ rồi sau đó làm gì nữa? Tôi từ nhỏ cũng từng được khích lệ rồi. Lúc 5, 6 tuổi, tôi được người lớn nói với tôi: "Tiền đồ của Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các cháu đấy!" Tôi cho rằng trách nhiệm của tôi lớn quá, chắc không thể nào đảm đương nổi. Sau đó tôi lại nói với con tôi: "Tiền đồ của Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các con đấy!" Bây giờ con tôi lại nói với cháu tôi: "Tiền đồ Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các con đấy!"
Một đời, rồi một đời, biết bao nhiêu lần một đời ? Đến đời nào thì mới thật khá lên được ? Tại Trung Quốc đại lục rộng lớn, sau thời Phản hữu (Phong trào chống phe hữu năm 1958), tiếp theo lại là Đại Cách Mạng Văn Hóa long trời lở đất. Từ ngày loài người có lịch sử đến nay chưa bao giờ thấy được một tai họa do con người làm ra to lớn đến như vậy. Chẳng nói đến tổn thất sinh mạng, cái tổn thương lớn lao nhất là sự chà đạp nhân tính, dầy xéo lên phẩm hạnh cao quý. Con người nếu rời bỏ nhân tính và những đức hạnh cao quý thì sánh với cầm thú
Bây giờ người ta nói nhiều về Hương Cảng [Hồng-Kông]. Bất cứ nước nào, nếu có đất đai bị nước ngoài chiếm cứ đều cảm thấy tủi nhục. Chờ cho đến lúc lấy được về chẳng khác nào lòng mẹ bị mất con. Ai cũng nhớ chuyện nước Pháp lúc phải cắt hai tỉnh Alsace và Lorraine giao cho Đức đã đau khổ như thế nào, lúc lấy lại được về đã sung sướng ra sao.
Nhưng Hương Cảng của chúng ta chỉ cần nghe đến việc trả về tổ quốc là lập tức hồn bay phách lạc. Chuyện gì mà lạ thế?
Còn nói về Đài Loan, hiện nay nhiều thanh niên người tỉnh này hoặc người nơi khác ở đây đều chủ trương Đài Loan độc lập. Tôi nhớ lại 30 năm trước đây, lúc Nhật Bản trả lại Đài Loan cho Trung Quốc (1945), mọi người sung sướng như si cuồng chẳng khác nào đứa con lạc mẹ lại tìm được đường về nhà. Cái gì đã xảy ra sau 30 năm đó để cho đứa con kia lại muốn bỏ nhà ra đi?
Ở nước ngoài, có lúc tôi dừng lại trong công viên, nhìn trẻ con ngoại quốc, thấy sao chúng sung sướng thế. Trong lòng tôi lúc ấy tự nhiên cảm thấy thèm thuồng quá. Chúng không phải mang gánh nặng, con đường chúng đi bằng phẳng, rộng rãi quá, tâm lý khỏe mạnh, sung mãn, sảng khoái. Con trẻ Đài Loan chúng ta đến trường học, đeo kính cận, mặt khó đăm đăm vì phải đối phó với áp lực bài vở. Mẹ ngất ngã xuống đất, con đến đỡ mẹ dậy, mẹ kêu rống lên:
" Mẹ có chết cũng chẳng sao, việc gì đến con! Con đi học bài đi ! Đi học bài đi ! "
Vợ tôi lúc dạy học ở Đài Loan, thỉnh thoảng cứ đề cập đến đạo đức làm người, tức thì sinh viên nhao nhao phản đối: "Chúng tôi không cần học làm người, chỉ cần học để ứng phó với việc thi cử". Lại nhìn về trẻ con ở Trung Quốc lục địa, từ nhỏ đã phải học đánh đấu nhau, lừa dối bịp bợm nhau, lại luyện tập cách lừa bạn, phản đồng chí, lại phải học cách bốc phét, bịa đặt. Một nền giáo dục đáng sợ thay! Một thế hệ nữa những đứa trẻ này lớn lên sẽ như thế nào?
Người ta thường nói: "Mình nắm tương lai mình trong tay mình". Lúc đã luống tuổi, tôi thấy câu này không ổn; sự thực, có lẽ chỉ nắm được một nửa trong tay mình, còn một nửa lại ở trong tay của kẻ khác.
Kiếp người trên đời này giống như một cục sỏi trong một máy nhào xi-măng, sau khi bị nhào trộn, thân chẳng tự chủ được. Điều ấy khiến tôi cảm thấy đó không phải là một vấn đề của riêng một cá nhân nào, nhưng là một vấn đề xã hội, văn hóa.
Lúc chết, Chúa Giê-Su (Jesus) bảo: "Hãy tha thứ cho họ, họ đã làm những điều mà họ không hề hiểu". Lúc trẻ, đọc câu này tôi cho rằng nó chỉ là một câu tầm thường. Lớn lên rồi lại vẫn thấy nó không có gì ghê gớm cả, nhưng đến cái tuổi này rồi tôi mới phát hiện rằng nó rất thâm thúy, thật đau lòng thay! Có khác nào người Trung Quốc sở dĩ trở thành xấu xí như ngày nay bởi chính vì họ không hề biết rằng mình xấu xí.
Chúng ta có đủ tư cách làm chuyện đó và chúng ta có lý do tin rằng Trung Quốc có thể trở thành một nước rất tốt đẹp. Chúng ta không cần cứ phải muốn có một quốc gia hùng mạnh. Quốc gia không hùng mạnh thì có can hệ gì? Chỉ cần sao cho nhân dân hạnh phúc rồi thì đi tìm quốc gia hùng mạnh cũng chưa muộn.
Tôi nghĩ người Trung Quốc chúng ta có phẩm chất cao quý. Nhưng tại sao cả trăm năm rồi, cái phẩm chất ấy thủy chung vẫn không làm cho người Trung Quốc thoát khỏi khổ nạn?
Nguyên do vì sao?
Tôi muốn mạo muội đề xuất một câu trả lời có tính cách tổng hợp: Đó là vì văn hóa truyền thống Trung Quốc có một loại siêu vi trùng, truyền nhiễm, làm cho con cháu chúng ta từ đời này sang đời nọ không khỏi được bệnh.
Có người sẽ bảo: "Tự mình không xứng đáng, lại đi trách tổ tiên!". Xét cho kỹ câu nói này có một sơ hở lớn. Trong vở kịch nổi tiếng "Quần ma" (Những con ma) của Ibsen (íp-sen) có kể chuyện hai vợ chồng mắc bệnh giang mai sinh ra một đứa con cũng bị bệnh di truyền. Mỗi lần phát bệnh nó lại phải uống thuốc. Có lần tức quá nó kêu lên: "Con không uống thuốc này đâu! Con thà chết đi thôi! Bố mẹ đã cho con cái thân thể như thế này à ? " Trường hợp này thì nên trách đứa bé hay trách bố mẹ nó? Chúng ta không phải trách bố mẹ, cũng không phải trách tổ tiên chúng ta, nhưng nhất quyết phải trách cái thứ văn hóa họ đã truyền lại cho chúng ta.
Một nước rộng ngần đó, một dân tộc lớn ngần đó, chiếm đến một phần tư dân số toàn cầu, lại là một vùng cát chảy của sự đói nghèo, ngu muội, đấu tố, tắm máu mà không tự thoát được. Tôi nhìn cách cư xử giữa con người với nhau ở những nước khác mà lại càng thèm. Cái văn hóa truyền thống kiểu nào để sinh ra hiện tượng này? Nó đã khiến cho người Trung Quốc chúng ta mang sẵn trong mình nhiều đặc tính rất đáng sợ!
Một trong những đặc tính rõ nhất là dơ bẩn, hỗn loạn, ồn ào. Đài Loan đã từng có một dạo phải chống bẩn và chống hỗn loạn, nhưng chỉ được mấy ngày. Cái bếp của chúng ta vừa bẩn vừa lộn xộn. Nhà cửa chúng ta cũng vậy. Có nhiều nơi hễ người Trung Quốc đến ở là những người khác phải dọn đi. Tôi có một cô bạn trẻ tốt nghiệp đại học chính trị. Cô này lấy một người Pháp rồi sang Pa-ri sinh sống. Rất nhiều bạn bè đi du lịch Âu châu đều ghé nhà cô trú chân. Cô ta bảo với tôi: "Trong tòa nhà tôi ở, người Pháp đều dọn đi cả, bây giờ toàn người Á đông nhảy vào!" (Người Á đông có khi chỉ người châu Á nói chung, có khi lại chỉ người Trung Quốc). Tôi nghe nói vậy rất buồn, nhưng khi đi xem xét tận mắt mới thấy là chỗ nào cũng đầy giấy kem, vỏ hộp, giầy dép bừa bãi, trẻ con chạy lung tung, vẽ bậy lên tường, không khí trong khu bốc lên một mùi ẩm mốc. Tôi hỏi: "Các người không thể tổ chức quét dọn được hay sao?" Cô ta đáp: "Làm sao nổi!" 
Không những người nước ngoài thấy chúng ta là bẩn, loạn, mà qua những điều họ nhắc nhở chúng ta cũng tự thấy mình là bẩn, loạn.
Còn như nói đến ồn ào, cái mồm người Trung Quốc thì to không ai bì kịp, và trong lĩnh vực này người Quảng Đông phải chiếm giải quán quân. Ở bên Mỹ có một câu chuyện tiếu lâm như sau: Có hai người Quảng Đông lặng lẽ nói chuyện với nhau, người Mỹ lại tưởng họ đánh nhau, bèn gọi điện báo cảnh sát. Khi cảnh sát tới, hỏi họ đang làm gì, họ bảo: " Chúng tôi đang thì thầm với nhau".
Tại sao tiếng nói người Trung Quốc lại to? Bởi tâm không yên ổn. Cứ tưởng lên cao giọng, to tiếng là lý lẽ mình mạnh. Cho nên lúc nào cũng chỉ cốt nói to, lên giọng, mong lý lẽ đến với mình. Nếu không, tại sao họ cứ phải gân cổ lên như thế?
Tôi nghĩ những điểm này cũng đủ để làm cho hình ảnh của người Trung Quốc bị tàn phá và làm cho nội tâm mình không yên ổn. Vì ồn ào, dơ bẩn, hỗn loạn dĩ nhiên có thể ảnh hưởng tới nội tâm, cũng như sáng sủa, sạch sẽ với lộn xộn, dơ bẩn là hai thế giới hoàn toàn khác xa nhau.
Còn về việc xâu xé nhau thì mọi người đều cho đó là một đặc tính nổi bật của người Trung Quốc. Một người Nhật đơn độc trông chẳng khác nào một con lợn, nhưng ba người Nhật hợp lại lại thành một con rồng. Tinh thần đoàn kết của người Nhật làm cho họ trở thành vô địch.
Bởi vậy trong lĩnh vực quân sự cũng như thương mại người Trung Quốc không thể nào qua mặt được người Nhật. Ngay tại Đài Loan, ba người Nhật cùng buôn bán thì lần này phiên anh, lần sau đến lượt tôi. Người Trung Quốc mà buôn bán thì tính cách xấu xa tức thì lộ ra bên ngoài theo kiểu: Nếu anh bán 50 tôi sẽ bán 40. Anh bán 30 tôi chỉ bán 20.
Cho nên, có thể nói, mỗi người Trung Quốc đều là một con rồng, nói năng vanh vách, cứ như là ở bên trên thì chỉ cần thổi một cái là tắt được mặt trời, ở dưới thì tài trị quốc bình thiên hạ có dư. Người Trung Quốc ở một vị trí đơn độc như trong phòng nghiên cứu, trong trường thi - nơi không cần quan hệ với người khác - thì lại có thể phát triển tốt. Nhưng nếu ba người Trung Quốc họp lại với nhau, ba con rồng này lại biến thành một con heo, một con giòi, hoặc thậm chí không bằng cả một con giòi nữa. Bởi vì người Trung Quốc có biệt tài đấu đá lẫn nhau.
Chỗ nào có người Trung Quốc là có đấu đá, người Trung Quốc vĩnh viễn không đoàn kết được, tựa hồ trên thân thể họ có những tế bào thiếu đoàn kết. Vì vậy khi người nước ngoài phê phán người Trung Quốc không biết đoàn kết thì tôi chỉ xin thưa: "Anh có biết người Trung Quốc vì sao không đoàn kết không? Vì Thượng đế muốn thế. Bởi vì nếu một tỷ người Hoa đoàn kết lại, vạn người một lòng, anh có chịu nổi không? Chính ra Thượng Đế thương các anh nên mới dạy cho người Hoa mất đoàn kết!" Tôi tuy nói thế nhưng rất đau lòng.
Người Trung Quốc không chỉ không đoàn kết, mà mỗi người lại còn có đầy đủ lý dođể có thể viết một quyển sách nói tại sao họ lại không đoàn kết. Cái điều này thấy rõ nhất tại nước Mỹ với những hình mẫu ngay trước mắt. Bất cứ một xã hội người Hoa nào ít nhất cũng phải có 365 phe phái tìm cách tiêu diệt lẫn nhau.
Ở Trung Quốc có câu: "Một hòa thượng gánh nước uống, hai hòa thượng khiêng nước uống, ba hòa thượng không có nước uống". Người đông thì dùng để làm gì? Người Trung Quốc trong thâm tâm căn bản chưa biết được tầm quan trọng của sự hợp tác. Nhưng nếu anh bảo họ chưa biết, họ lại có thể viết ngay cho anh xem một quyển sách nói tại sao cần phải đoàn kết.
Lần trước (năm 1981) tôi sang Mỹ ở tại nhà một người bạn làm giáo sư đại học - anh này nói chuyện thì đâu ra đấy; thiên văn, địa lý; nào là làm sao để cứu nước... - Ngày hôm sau tôi bảo:
"Tôi phải đi đến đằng anh A một tý!". Vừa nghe đến tên anh A kia, anh bạn tôi trừng mắt giận dữ. Tôi lại bảo: "Anh đưa tôi đi một lát nhé!". Anh ta bảo: "Tôi không đưa, anh tự đi cũng được rồi!".
Họ cùng dạy học tại Mỹ, lại cùng quê với nhau mà tại sao không thể cùng đội trời chung? Có thể nào nói như vậy là hợp lý được? Bởi vậy việc người Hoa cắn xé nhau là một đặc trưng nghiêm trọng.
Những người sống tại Mỹ đều thấy rõ điều này: đối xử với người Trung Quốc tệ hại nhất không phải là người nước ngoài, mà chính lại là người Trung Quốc với nhau. Bán rẻ người Trung Quốc, hăm dọa người Trung Quốc lại cũng không phải là người Mỹ mà là người Hoa. Tại Ma-lai-xi-a có một chuyện thế này. Một ông bạn tôi làm nghề khai thác mỏ khoáng sản. Anh ta bỗng nhiên bị tố cáo một chuyện rất nghiêm trọng. Sau khi tìm hiểu mới biết rằng người tố cáo mình lại là một bạn thân của anh ta, một người cùng quê, cùng đến Ma-lai-xi-a tha phương cầu thực với nhau. Người bạn tôi chất vấn anh kia: "Tại sao anh lại đi làm cái việc đê tiện đó?". Người kia bảo: "Cùng đi xây dựng cơ đồ, bây giờ anh giàu có, tôi vẫn hai tay trắng. Tôi không tố cáo anh thì tố ai bây giờ?"
Cho nên kẻ thù của người Trung Quốc lại là người Trung Quốc.
Không hiểu vì sao người ta lại so sánh người Trung Quốc với người Do Thái được? Tôi thường nghe nói "người Trung Quốc và người Do Thái giống nhau ở chỗ cần cù". Điều này phải chia làm hai phần:
Phần thứ nhất: cái đức tính cần cù từ mấy nghìn năm nay cũng chẳng còn tồn tại nữa, nó đã bị thời kỳ "Tứ nhân bang" (bè lũ bốn tên) phá tan tại lục địa rồi.
Phần thứ hai: chúng ta còn gì để có thể đem so sánh với người Do Thái được? Báo chí Trung Quốc thường đăng: "Quốc hội Do Thái(Knesset) tranh luận mãnh liệt, ba đại biểu là ba ý kiến trái ngược nhau", nhưng cố ý bỏ sót một sự kiện quan trọng là sau khi họ đã quyết định với nhau thì hình thành một phương hướng chung. Tuy bên trong quốc hội tranh cãi tơi bời, bên ngoài đang giao chiến, bốn phía địch bao vây, nhưng I-xra-en vẫn tổ chức bầu cử.
Ai cũng biết cái ý nghĩa của bầu cử là vì có đảng đối lập. Không có đảng đối lập thì bầu cử chỉ là một trò hề rẻ tiền.
Tại Trung Quốc chúng ta, hễ có ba người sẽ cũng có ba ý kiến, nhưng cái khác nhau là: sau khi đã quyết định xong, ba người đó vẫn làm theo ba phương hướng khác nhau. Giống như nói hôm nay có người đề nghị đi New York, người đề nghị đi San Francisco. Biểu quyết, quyết định đi New York, nếu ở I-xra-en cả hai người sẽ cùng đi New York, nhưng ở Trung Quốc thì một người sẽ bảo: "Anh đi New York đi, tôi có tựdo của tôi, tôi đi San Francisco!"
Người Trung Quốc không thể đoàn kết, hay cắn xé nhau, những thói xấu đó đã thâm căn cố đế. Không phải vì phẩm chất của họ không đủ tốt. Nhưng vì con siêu vi trùng trong văn hóa Trung Quốc ấy làm cho chúng ta không thể đè nén, khống chế hành vi của chúng ta được. Biết rõ rành rành là xâu xé nhau, nhưng vẫn xâu xé nhau. Nếu nồi vỡ thì chẳng ai có ăn, nhưng nếu trời sụp thì người nào cao hơn người đó phải chống đỡ.
Cái loại triết học xâu xé nhau đó lại đẻ ra nơi chúng ta một hành vi đặc thù khác: "Chết cũng không chịu nhận lỗi". Có ai nghe thấy người Trung Quốc nhận lỗi bao giờ chưa? Giả sử anh nghe một người Trung Quốc nói: "Việc này tôi đã sai lầm rồi!" Lúc đó anh phải vì chúng tôi mà uống rượu chúc mừng.
Con gái tôi hồi bé có một lần bị tôi đánh, nhưng cuối cùng hóa ra là nó bị oan. Nó khóc rất dữ, còn tâm can tôi thì đau đớn. Tôi biết rằng đứa con thơ dại và vô tội của tôi chỉ biết trông cậy vào bố mẹ, mà bố mẹ bỗng nhiên trở mặt thì nó phải sợ hãi biết nhường nào. Tôi ôm con vào lòng rồi nói với nó: "Bố xin lỗi con. Bố không đúng. Bố làm sai. Bố hứa lần sau bố không làm như vậy nữa. Con gái ngoan của bố, con tha thứ cho bố nhé!" Nó khóc mãi không thôi. Cái sự việc này qua rồi mà lòng tôi vẫn còn đau khổ. Nhưng đồng thời tôi lại cảm thấy vô cùng kiêu hãnh bởi tôi đã dám tự nhận lỗi của mình đối với nó.
Người Trung Quốc không quen nhận lỗi và có thể đưa ra hàng vạn lý do để che dấu cái sai trái của mình. Có một câu tục ngữ: "Đóng cửa suy gẫm lỗi lầm" (Bế môn tư quá). Nghĩ về lỗi của ai ? Dĩ nhiên của đối phương.
Lúc tôi đi dạy học, học sinh hàng tuần phải viết tuần ký để kiểm thảo hành vi trong tuần. Kết quả kiểm thảo thường là: "Hôm nay tôi bị người này người nọ lừa tôi. Cái người lừa tôi ấy đã được tôi đối xử mới tốt làm sao, cũng bởi vì tôi quá trung hậu!". Lúc đọc đến kiểm thảo của đối phương, lại cũng thấy anh học trò kia nói mình quá trung hậu. Mỗi người trong kiểm thảo của mình đều là người quá trung hậu. Thế còn ai là người không trung hậu?
Người Trung Quốc không thể nhận lỗi, nhưng cái lỗi vẫn còn đó, đâu phải vì không nhận mà nó biến mất. Để che đậy một lỗi của mình người Trung Quốc không nề hà sức lực tạo nên càng nhiều lỗi khác hòng chứng minh rằng cái đầu tiên không phải là lỗi. Cho nên có thể nói người Trung Quốc thích nói khoác, nói suông, nói dối, nói láo, nói những lời độc địa.
Họ liên miên khoa trương về dân Trung Quốc, về tộc Đại Hán, huyên thuyên về truyền thống văn hóa Trung Quốc, nào là có thể khuếch trương thế giới,v.v...Nhưng bởi vì không thể đưa ra chứng cớ thực tế nào nên tất cả chỉ toàn là những điều bốc phét.
Tôi chẳng cần nêu ví dụ về chuyện nói khoác, láo toét làm gì. Nhưng về chuyện nói độc của người Trung Quốc thì không thể không nói được. Ngay như chuyện phòng the, người phương Tây vốn rất khác chúng ta, họ thường trìu mến gọi nhau kiểu "Em yêu, em cưng" [Bá Dương dùng chữ "đường mật" và "ta linh" để dịch chữ Honey, Darling của tiếng Anh -ND] thì người Trung Quốc gọi nhau là "kẻ đáng băm vằm làm trăm khúc" (sát thiên đao đích).
Hễ cứ có dính đến lập trường chính trị hoặc tranh quyền đoạt lợi là những lời nói độc địa sẽ được tuôn ra vô hạn định, khiến cho ai nấy nghe thấy cũng phải tự hỏi: "Tại sao người Trung Quốc lại độc ác và hạ lưu đến thế?"
Lại nói ví dụ về chuyện tuyển cử. Nếu là người phương Tây thì tác phong như sau: "Tôi cảm thấy tôi có khả năng giữ chức vụ đó, xin mọi người hãy bầu cho tôi!". Còn người Trung Quốc sẽ xử sự như Gia Cát Lượng lúc Lưu Bị tới cầu hiền (tam cố thảo lư). Nghĩa là nếu được mời, anh ta sẽ năm lần bảy lượt từ chối, nào là "Không được đâu! Tôi làm gì có đủ tư cách!" Kỳ thực, nếu anh tưởng thật mà đi mời người khác thì anh ta sẽ hận anh suốt đời.
Chẳng khác nào nếu anh mời tôi diễn giảng, tôi sẽ nói: "Không được đâu, tôi chẳng quen nói chuyện trước công chúng!" Nhưng nếu anh thật sự không mời tôi nữa, sau này nếu nhỡ lại gặp nhau ở Đài Bắc, có thể tôi sẽ phang cho anh một cục gạch vào đầu.
Một dân tộc hành xử theo kiểu này không biết đến bao giờ mới có thể sửa đổi được lầm lỗi của mình; sẽ còn phải dùng mười cái lỗi khác để khỏa lấp cái lỗi đầu tiên, rồi lại dùng thêm trăm cái khác để che đậy mười cái kia thôi.
Trung Quốc diện tích rộng thế, văn hóa lâu đời thế, đường đường là một nước lớn. Thế mà, thay vì có một tấm lòng bao la, người Trung Quốc lại có một tâm địa thật hẹp hòi.
Cái tấm lòng bao la đáng lẽ chúng ta phải có ấy chỉ đọc thấy được trong sách vở, nhìn thấy được trên màn ảnh. Có ai bao giờ thấy một người Trung Quốc có lòng dạ, chí khí sánh ngang được với tầm vóc nước Trung Quốc không? Nếu chỉ cần bị ai lườm một cái là đã có thể rút dao ra rồi, thử hỏi nếu có người không đồng ý với mình thì sự thể sẽ ra sao?
Người Tây phương có thể đánh nhau vỡ đầu rồi vẫn lại bắt tay nhau, nhưng người Trung Quốc đã đánh nhau rồi thì cừu hận một đời, thậm chí có khi báo thù đến ba đời cũng chưa hết.
Mọi người Trung Quốc đều sợ sệt đến độ không còn biết quyền lợi mình là gì thì làm sao còn biết đấu tranh, gìn giữ nó được? Mỗi khi gặp một chuyện gì xảy ra y nhiên lại nói: "Bỏ qua cho rồi!"
Mấy chữ "bỏ qua cho rồi" này đã giết hại không biết bao nhiêu người Trung Quốc và đã biến dân tộc Trung Quốc thành một dân tộc hèn mọn.
Giả sử tôi là một người nước ngoài hoặc một bạo chúa, đối với loại dân tộc như thế, nếu tôi không ngược đãi nó thì trời cũng không dung tôi.
Cái não trạng hãi sợ này đã nuôi dưỡng bao nhiêu bạo chúa, làm tổ ấm cho bao nhiêu bạo quan. Vì vậy bạo chúa bạo quan ở Trung Quốc không bao giờ bị tiêu diệt.
Trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, các vị có thể xem ở "Tư trị thông giám" (Một pho sử của Tư Mã Quang tóm hết chuyện hơn 2.000 năm để làm gương cho người đời sau), cái việc bo bo giữ mình đã được xem là kim chỉ nam và nhấn mạnh năm lần bảy lượt. Bạo chúa, bạo quan cũng chỉ cần dân chúng cứ bo bo giữ mình là được, cho nên người Trung Quốc mới càng ngày càng khốn đốn đến như thế.
Nơi nào người Trung Quốc đã đặt chân đến thì không thể có chỗ nào là không bẩn. Có hơn một tỷ người Trung Quốc trên thế giới này, làm sao mà không chật chội được? Ngoài ồn, chật, bẩn, loạn, lại còn thêm cái tật "thích xem" (người khác đau khổ), hoặc "chỉ quét tuyết trước nhà mình mà không động tý gì đến sương trên mái ngói nhà người khác".
Họ luôn mồm "nhân nghĩa" mà tâm địa ích kỷ, tham lam. Một đằng hô to khẩu hiệu: "Phải tử tế với người và súc vật!", trong khi đó ngày ngày không ngừng xâu xé lẫn nhau.
Tóm lại, người Trung Quốc đúng là một dân tộc vĩ đại, vĩ đại đến độ làm cho người đời nay không có cách nào hiểu nổi tại sao họ có thể tồn tại được trên quả địa cầu này những 5.000 năm?

Bá Dương
 
Nguồn: Diendantheky

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt nam cũng mong muốn như vậy..Chỉ cần các tồng chí đừng lấn biển, chiếm đảo của chúng tôi, chỉ cần nói và làm đừng tiền hậu bất nhất, đồng chí cà ri ợ!

lãnh đạo Tung chảo dốc bầu tâm huyết tương dao "chỉ cần... miễn là... thì..."
----------------

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 7 bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc
2015-04-07 14:40:36     cri 
Bắt đầu từ ngày 7/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc trong 4 ngày, đây là lần thứ 2 đồng chí Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc kể từ khi được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay. Năm ngoái, quan hệ hai nước từng đứng trước khó khăn rất lớn bởi vấn đề trên biển, sau chuyến thăm cấp cao giữa nhà lãnh đạo của hai Đảng, quan hệ Trung-Việt bắt đầu chuyển biến theo chiều hướng tốt. Cho nên, chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một sự kiện lớn trong quan hệ hai nước Trung-Việt. Trung Quốc-Việt Nam núi liền núi, sông liền sông. Trong chặng đường lịch sử dài dằng dặc, quan hệ giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước đã để lại biết bao giai thoại. Trong 65 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, quan hệ hai nước cho dù từng đi qua chặng đường khúc khuỷu, song nhìn chung đã không ngừng được phát triển lên phía trước. Sự gợi ý quan trọng trong đó là chỉ cần hai bên xuất phát từ đại cục, nhìn xa trông rộng, tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị, thì quan hệ Trung-Việt sẽ không ngừng được củng cố và phát triển.
Hai nước Trung-Việt chế độ chính trị tương đồng, lý tưởng và quan niệm tương thông, con đường phát triển tương cận, tương lai và vận mệnh tương quan. Giữ gìn và phát triển chủ nghĩa xã hội phù hợp với lợi ích chung của nhân dân hai nước, cũng là nền tảng chính trị cho hợp tác hữu nghị hai bên.
Kể từ ngày thành lập Nước Trung Hoa mới đến nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn luôn coi trọng và dốc bầu tâm huyết cho thiết lập quan hệ láng giềng tốt đẹp với các nước xung quanh. Những năm gần đây, căn cứ vào diễn biến của tình hình, Trung Quốc đã đề xuất quan niệm ngoại giao xung quanh "Thân-Thành-Huệ-Dung". Cách đây không lâu, Trung Quốc lại đưa ra sáng kiến quan trọng"Một vành đai, một con đường" trên nguyên tắc cùng thương lượng, cùng xây dựng, cùng chia sẻ, công bố "Viễn cảnh và hành động thúc đẩy việc cùng xây dựng vành đai kinh tế trên Con đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21". Quan hệ Trung-Việt chiếm vị trí quan trọng trong bố cục lớn về ngoại giao xung quanh của Trung Quốc.
Hiện nay, Trung Quốc và Việt Nam đều đang sâu sắc công cuộc vĩ đại về cải cách và đổi mới mở cửa. Thuận theo xu hướng chung, sâu sắc hợp tác, xiết tay phát triển phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực.
Truyền thống hợp tác hữu nghị giữa Trung Quốc và Việt Nam là do nhà lãnh đạo bậc tiền bối của hai nước đích thân xây dựng và dày công vun đắp, có được không dễ dàng và đáng để cho chúng ta trân trọng gấp bội. 
Chỉ cần hai nước Trung-Việt xuất phát từ tầm cao chiến lược và góc độ lâu dài, lấy đại cục làm trọng, luôn kiên trì phương hướng lớn của quan hệ hợp tác hữu nghị, luôn kiên trì hợp tác cùng có lợi, cùng phát triển, luôn kiên trì xử lý thỏa đáng bất đồng và mâu thuẫn, luôn tích cực tìm kiếm giải pháp từ tầm cao chính trị, thì tình hữu nghị Trung-Việt nhất định có thể tiếp tục kế thừa và tôn vinh từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trong cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào ngày 11/2 năm nay, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói, "Tôi rất vui mừng được nói chuyện qua điện thoại với đồng chí trước thềm kỷ niệm 65 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Việt Nam. Đây là cuộc điện đàm song phương diễn ra liên tục trong ba năm qua, duy trì liên hệ và trao đổi bằng hình thức này sẽ đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy quan hệ Trung-Việt phát triển lành mạnh và ổn định".
Cuộc hội đàm cấp cao Trung-Việt sắp tới sẽ định hướng và phác họa bức tranh cho phát triển quan hệ hai nước trong thời kỳ tới, có ý nghĩa quan trọng đối với củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện hai nước. Miễn là thực hiện nghiêm chỉnh nhận thức quan trọng đạt được giữa nhà lãnh đạo tối cao hai nước, nắm vững đường dây chính, nắm bắt dòng chính, xuất phát từ đại cục, thì quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt sẽ không ngừng được phong phú và phát triển. Mong quan hệ Trung-Việt chào đón một mùa xuân mới và tốt đẹp.
_______________

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bố khỉ, lão già doanh nhân này nói đểu, dưng mờ hay bớ bà con!


Gián, Chuột và Machiavelli

Alan Phan
Machiavelli_original_original
Nhân ngày Halloween – 31 October 2014
(Những ai muốn thành công bền vững phải thay đổi cách xử lý theo thời thế – Whoever desires constant success must change his conduct with the times – Niccolo Machiavelli)

Trong tất cả các thành phần kinh tế của bất cứ xã hội nào, tôi vẫn thường cho “chính trị gia” là những sinh vật tinh ranh nhất và mang nhiều đặc điểm của loài gián (không bao giờ có thể bị huỷ diệt dù sau một trận chiến tranh nguyên tử toàn cầu) pha lẫn loài chuột (biết đủ cách để ăn mà không cần bỏ sức lao động). Cho nên tôi thường nhăn mặt khi các bạn trẻ phê bình những nhân vật chính trị là đầu đất hay ngu dốt. Cái hay của loài gián-chuột biến thái này (xin gọi là GC cho khoa học) là dù “ngu”, họ vẫn là kẻ hưởng lợi nhiều nhất trong xã hội. Dù không bao giờ ôm mộng “làm chính trị”, hay dính líu đến bất cứ chính quyền nào, và coi thành phần GC này là một gương xấu cho thế hệ trẻ (với lòng tham vô độ và các thủ đoạn cướp chiếm bất lương), tôi vẫn thích la cà gần họ, để “học”. Và tôi đã học rất nhiều…

GC Mỹ
Vào thập niên cuối 90’s, tôi kinh doanh được khá nhiều tiền. Những đồng tiền này mở rộng cánh cửa vào thế giới của GC Mỹ qua sự đóng góp và vận động tài chánh của tôi và bạn bè cho các cuộc tranh cử. (Với những bạn trẻ chưa sống qua các cuộc bầu cử dân chủ, tranh cử là bước đầu bắt buộc cho chức vụ.) Và trong một xã hội mà 30 giây quảng cáo trên TV vào giờ cao điểm có thể tốn trung bình đến 125 ngàn đô (tuỳ số lượng khán giả), thì những “ứng viên chính trị” quốc gia rất cần tiền và cần những thằng …điếu đóm như tôi thời trẻ.
Khác với Việt Nam là khi mua quan bán chức, GC Việt cần một thế lực lớn hơn để chống lưng, thì nơi đây, GC Mỹ cần tiền để tạo “ảnh hưởng PR” trên quần chúng. Nói nôm na, họ cũng dùng tiền để mua quan bán chức, nhưng phần lớn các vận động đều công khai minh bạch (ở tù nếu dối trá). Tiền được trao cho nhiều doanh nghiệp truyền thông, thay vì chỉ lót tay một vài “bộ phận không nhỏ” của cái bình đẹp.
Nhưng tóm lại đâu cũng cần tiền “đầu tư”. Và những tay đứng sau hậu trường cung ứng tài chánh là những người “bạn thân thiết” nhất của GC Mỹ (hay Việt). Dĩ nhiên, bộ máy tranh cử Mỹ cũng cần những “tình nguyện viên” hăng hái làm việc sau khi nuốt phải “hào quang” hay “chém gió” của các GC; cũng như rất cần những lãnh tụ cộng đồng có thể đem lá phiếu về cho GC sau vài cuộc đổi chác.
Sân Chơi Của GC Mỹ
Hiểu thế để biết rằng phương tiện cần và đủ cho GC Mỹ là làm sao để “hốt phiếu” nhiều hơn đối thủ. Những chánh sách, những triết thuyết, những giải pháp quản trị…phải được mài dũa sao cho hợp với chương trình kiếm phiếu. Chuyện các GC Mỹ có tin hay không tin vào những lời tuyên bố của mình, vào các hứa hẹn tầm phào…là chuyện hậu sự, sẽ tính đến sau khi chiếm lĩnh quyền lực. Họ sẽ có cả một bộ tham mưu để đối phó với tình huống. Và dĩ nhiên, họ còn cả trăm việc phải làm để thoả mãn nhóm “đồng minh” đã giúp họ chiến thắng. Không thực hiện nổi lời hứa thì coi như chỉ đắc cử một lần.
Do đó, phần lớn GC Mỹ quản lý bộ máy công quyền dựa trên quyền lợi của nhóm tài trợ và dựa trên những khảo sát về mức độ quan tâm của cử tri với các vấn đề thời sự, nhất là túi tiền của từng nhóm người dân. Dù hệ thống sẽ không bao giờ hoàn hảo, nhưng cơ chế chính trị tự do và dân chủ của Mỹ tạo ra một ổn định xã hội cho mọi thành phần kinh tế, theo nguyên tắc “live and let live”. Dù ai cũng tham lam, từ nhà tỷ phú đến anh chị không nhà, dù ai cũng đòi những “bữa ăn miễn phí” và tiêu xài OPM, GC Mỹ biết điều chỉnh cán cân xin-cho để phần lớn người dân tạm thoả mãn. Trong khi đó, họ bòn rút phần lớn tiền thuế và ngân sách cho những dự án của phe nhóm và trong vai trò “cò” (broker), GC Mỹ cũng kiếm được cho mình và gia đình khá nhiều tiền.
GC Việt Nam
Dù xuất thân từ rừng rậm và không biết nhiều về thế giới bên ngoài, nhưng các GC Việt rất bén nhậy và hiểu rõ quan hệ giữa quyền lực và tiền bạc. Thông minh, tàn nhẫn và thủ đoạn, biết cóp nhặt kinh nghiệm từ các đàn anh Nga-Tàu, họ đã tạo ra được một hệ thống cai trị khá ổn định suốt 70 năm qua từ ngày nắm chánh quyền (1945). GC Việt lợi dụng được thời cơ khi các đối thủ còn yếu kém, sử dụng một chương trình PR tuyệt vời bằng cách phong thánh cho các ngài lãnh tụ; và trên hết, không ngần ngại áp dụng nguyên lý của Mao (quyền lực chính trị phát sinh từ họng súng).
Kết quả là bản thân và gia đình họ có được một đời sống “giàu có và thoải mái” gấp vạn lần các GC Mỹ, dù thu nhập người dân Việt chỉ bằng 1/25 người dân Mỹ. 
Sân Chơi Của GC Việt
Vì không quan tâm đến là phiếu và nhu cầu thu nhập của người dân, GC Việt dã tiết kiệm được khối tiền trong “trò chơi dân chủ”. Các mạng truyền thông nằm trong chỉ đạo tuyệt đối của chính phủ và ngay cả với Internet, các bức tường lửa ngăn chận mọi thông tin trái chiều. Thực ra, đa số người dân vẫn “hạnh phúc” với nhậu nhẹt, bóng đá, chân dài và chuyện “cướp-hiếp-giết”.
Trong khi đó, việc mua quan bán chức diễn ra âm thầm sau bức màn nhung. Giá cả được thảo luận, thương thuyết giữa các “đồng chí” nên thoải mái hơn…không stress như công việc của các GC Mỹ. Sự phân bổ chức vụ cũng bị tranh dành gay go; nhưng hệ thống nhân sự HR được tổ chức theo mô hình pyramid (kim tự tháp) nên khá êm thắm. Trách nhiệm duy nhất của GC Việt là những đòi hỏi rõ ràng và trực tiếp từ thế lực chống lưng, không mông lung khó đoán như chính trường Mỹ..
Tuy nhiên, cuộc chơi của GC Việt đang gặp vấn đề vì nền kinh tế què quặt. Sau thời gian khởi đầu của chính sách mở cửa cho bọn tư bản (1993-2006), thu nhập người dân bắt đầu trì trệ và sự so sánh “tiền bạc” với các láng giềng ASEAN đã tạo ra nhiều bất mãn trong dân, nhất là sự thù ghét thành phần COCC của các GC. Sự cách biệt quá lớn về khoảng cách giàu-nghèo tạo ra bất ổn xã hội, trong khi các cột trụ như FDI, xuất khẩu và kiều hối sẽ phải giảm sút vì năng suất công nhân ngày càng tụt hậu. Trong khi đó, tài sản tạo được từ hệ thống xin-cho và nợ công như bất động sản, chứng khoán…cũng bị hư hại nặng vì dòng tiền OPM mới không xuất hiện để bù vào dòng tiền đã thất thoát.
Có thể nói sân chơi Ponzi của các GC Việt đang nằm trong giai đoạn chuyển tiếp và phải thay đổi để tồn tại. 
Sự Kết Hợp của GC Mỹ và Việt
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các tỷ phú Nga, nhóm GC mệnh danh là tư bản đỏ đang nhắm tới một chiến dịch mới: biến tài sản công thành tư hữu để trở thành tỷ phú đô la trong thời gian ngắn nhất.Những tranh chấp đã bùng nổ và “bên thắng cuộc” của trận chiến sẽ bắt đầu lộ diện trong vòng 2 năm tới.
Dù ai thắng, một điều gần như chắc chắn là tài sản mới chiếm được phải được “bạch hoá” và có thể sử dụng tự do, an toàn và hợp pháp trên khắp thế giới. 
Nhu cầu này chỉ có thể đáp ứng được với những cuộc đi đêm với GC Mỹ. Do đó, dù có muốn “trung thành” với 16 chữ vàng, 400 chữ tốt xấu gì đó, ngoài miệng lưỡi, để giữ thể diện cho Trung Quốc, các GC Việt sẽ được “chiêu hồi” về với “chính nghĩa quốc gia”. Đã đến lúc, họ phải “vượt biên” thôi.
Trong khi đó, dù phải lo giữ gìn vài trăm ngàn lá phiếu của hơn triệu người Mỹ gốc Việt với chiêu PR đòi hỏi “nhân quyền”, các GC Mỹ (Dân Chủ hay Cộng Hoà) đều sẽ vui vẻ “làm ăn” với GC Việt. Hay nhất là thời điểm trước khi Obama rời chính quyền vào năm 2016 (ông này là Tổng Thống khuynh tả mạnh mẽ và không có gì để mất). Tuy nhiên, Hilary hay Biden hay Kerry của đảng Dân Chủ vẫn sẽ là một đồng minh. Còn nếu một ngài GC Cộng Hoà khác lên ngôi, vì quyền lợi kinh tế của tư bản trắng, thì ông ta cũng sẵn sàng thoả hiệp với tư bản Việt như họ đã và đang làm với tư bản đỏ của Tàu.
Như tôi đã trình bày ở một bài trước, It’s The Money, Stupid.
Alan Phan
PS: Câu xin lỗi về bài “Hội Nghị Thành Đô Mới..ở Hawaii”
Ông già Alan định xuất bản bài này vào ngày 1/1/2014. Tuy nhiên, sau khi chuyển cho vài bạn thân “đọc trước”, mọi người đều khuyên Alan nên giữ lại bài…thêm vài tháng hay vài năm hay vài thập kỹ nữa. Quá nhiều đụng chạm và tranh cãi…là điều không tốt cho “sức khoẻ” của ông già. Do đó, Alan xin nuốt lời hẹn và thành thực xin lỗi các bạn BCA.
Phần nhận xét hiển thị trên trang