Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

"Trung Quốc có hồ sơ chi tiết từng học viên sĩ quan quân sự Campuchia"


HỒNG THỦY

(GDVN) - Học viên Học viện Quân sự Campuchia cũng có 6 tháng "học tập bắt buộc" tại các trường quân sự Trung Quốc.

Reuters ngày 2/4 đưa tin, ảnh hưởng của Trung Quốc tại Campuchia gia tăng thông qua một trường đào tạo sĩ quan quân đội và viện trợ. Học viện Quân sự Campuchia được thành lập vào năm 1999, nằm cách Phnom Penh khoảng 80 km nằm trong chiến lược tăng cường viện trợ quân sự của Trung Quốc sang Campuchia.

Viện trợ quân sự cùng với việc bán vũ khí và hàng tỉ đô la đầu tư đã tăng cường quan hệ Trung Quốc - Campuchia. Các nhà phân tích coi đây là một phần của nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực, kể cả trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, hàng hải ở Biển Đông. Phát biểu tại Học viện Quân sự Campuchia, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Tea Banh đã không tiếc lời ca ngợi Trung Quốc.

"Chúng tôi rất biết ơn họ đã hiểu những khó khăn của chúng tôi", Reuters dẫn lời ông Tea Banh nói về Trung Quốc. Từ năm 2009, mỗi năm có khoảng 200 học viên quân sự Campuchia đã được tuyển dụng vào trường này, theo học 4 năm chương trình do Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa ra, các cố vấn Trung Quốc trực tiếp chỉ đạo.

Học viên Học viện Quân sự Campuchia cũng có 6 tháng "học tập bắt buộc" tại các trường quân sự Trung Quốc. Đã có 190 học viên quân sự khóa 3 tốt nghiệp trong tháng 3 này từ Học viện Quân sự Campuchia. "Các học viên tốt nghiệp được đưa vào các vị trí có ảnh hưởng, bao gồm chỉ huy cấp lữ đoàn quân đội. Họ đang nắm giữ các vị trí có thể ra quyết định", một quan chức chính phủ Campuchia xin giấu tên nói với Reuters.

Quan chức này cho biết, Trung Quốc đã chi trả phần lớn chi phí xây dựng cũng như vận hành các công trình của Học viện Quân sự Campuchia. Khoảng một nửa số học viên sĩ quan của Campuchia đã học qua Học viện Quân sự này, một quan chức nhà trường giấu tên cho biết. Học viện Quân sự Campuchia dường như là nỗ lực đầu tiên của Trung Quốc để xây dựng một cơ sở quy mô lớn của loại hình này ở Đông Nam Á, giáo sư Carl Thayer từ Úc bình luận.

"Đối với Trung Quốc, đó là sự khởi đầu của một chiến lược lâu dài nhằm gây ảnh hưởng trong quân đội Campuchia bằng cách nuôi dưỡng những lớp người này. Và Trung Quốc có đầy đủ hồ sơ thông tin rất sâu đối với từng học viên quân sự Campuchia. Không có nơi nào ở Đông Nam Á mà ảnh hưởng của Trung Quốc lại mạnh như quốc gia này", ông Carl Thayer cho biết.

Sự phát triển của Học viện Quân sự Campuchia diễn tra trong lúc Bắc Kinh gia tăng đáng kể lượng vũ khí bán cho Campuchia cũng như các gói viện trợ cho Phnom Penh. Trung Quốc cũng đầu tư hàng tỉ đô la vào nền kinh tế này. Trong năm 2013, Campuchia đã nhận 12 chiếc trực thăng vũ trang Z-9 do Trung Quốc sản xuất bằng khoản vay 195 triệu USD từ Trung Quốc. Các năm tiếp theo, Campuchia nhận được gói viện trợ 26 xe tải và 30 ngàn bộ quân phục từ Trung Quốc.

Hoạt động tài trợ của Trung Quốc xây dựng Học viện Quân sự Campuchia phát triển nhanh chóng. Từ năm 2002 đến nay đã có hơn 70 tòa nhà được xây dựng trên diện tích khoảng 148 ha, theo một tài liệu được nhìn thấy bởi Reuters. Các quan chức Bộ Quốc phòng Campuchia đã không đáp ứng yêu cầu từ Reuters bình luận về nội dung này.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì đáp lại câu hỏi của Reuters rằng Bắc Kinh có tiếp tục tăng mức hỗ trợ cho Học viện Quân sự Campuchia để giúp nước này nâng cao khả năng giảng dạy và trình độ đào tạo học viên. "Viện trợ này không có điều kiện chính trị kèm theo, và sẽ không làm tổn hại đến lợi ích của bất kỳ bên thứ 3 nào", Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố.

Theo Lao Mong Hay, một nhà phân tích là cố vấn của phe đối lập Campuchia, đóng góp hào hiệp của Trung Quốc cho quân đội Campuchia đã khiến Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2012 ngăn chặn nỗ lực của các quốc gia thành viên trong việc tạo ra bộ quy tắc hàng hải với Bắc Kinh. "Lợi ích chiến lược của Trung Quốc là để chia rẽ ASEAN, và Campuchia được sử dụng cho mục đích này", ông nói.

Viện trợ của Trung Quốc cũng làm lu mờ ảnh hưởng của Hoa Kỳ, quốc gia đã hủy bỏ viện trợ 200 xe quân sự cho Campuchia trong năm 2010 sau khi Phnom Penh trục xuất một nhóm người tị nạn Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc vào cuối năm 2009. Chỉ 2 ngày sau khi trục xuất, Trung Quốc và Campuchia đã ký thỏa thuận hợp tác trị giá 850 triệu USD.

Trong năm 2013 Campuchia công bố đình chỉ một số hợp tác quân sự với Hoa Kỳ sau những chỉ trích của các nhà lập pháp Mỹ về kết quả bầu cử ở Campuchia. Washington đã có sẵn khoảng 1 triệu USD dành cho tài trợ quân sự và đào tạo tại Campuchia trong năm 2014, 12 nhân viên quân sự Campuchia được đào tạo ở Hoa Kỳ về nhân quyền và nâng cao năng lực hàng hải.

Trong khi đó các học viện tốt nghiệp tại Học viện Quân sự Campuchia do Trung Quốc tài trợ đã được thăng cấp bậc, chức vụ cao hơn. "Họ muốn chúng ta thấy Trung Quốc là một siêu cường đã giúp Campuchia trong thời gian khủng hoảng", một sĩ quan mới tốt nghiệp được điều động ra biên giới Campuchia - Thái Lan nói với Reuters.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Viết văn và bình văn trên trang TNXM:

Sáng bảnh, mình khệnh khạng dắt Đậu phụ đi dạo. Đậu phụ có thói quen thích chạy đến một gốc cây gần cổng Quận ủy rồi ị một bãi. Cổng Quận ủy có biển đề cấm quay phim chụp ảnh và tụ tập đông người chứ có cấp chó ỉa đâu mà sợ. Mình đảo mắt nhìn canh chừng bảo vệ, Đậu phụ hồn nhiên quẫy đuôi chạy quanh gốc cây ba vòng, mũi hít hít có vẻ khoái chí. Chợt Đậu phụ sủa ăng ẳng liên hồi. Có hai nhà sư đi tới.
Trời đánh còn tránh miếng ỉa, vậy mà hai nhà sư vẫn thản nhiên rào bước trước đậu phụ rồi dừng lại. Nhà sư thứ nhất mặt mày hung dữ, nếu không mặc áo chùng thâm thì dễ mình tưởng là đại ca Sủi ở trên phố Cổ đi đòi nợ thuê. Lông mày sư như hai chữ nhất viết bằng mực tàu vểnh lên trông rất dị, môi to như hai trái chuối hột, mũi bạnh như mũi Ngưu ma vương trong phim Tây du ký. Còn sư thứ kia trông nho nhã, môi đỏ thắm như hoa đào, mắt đen lay láy, cử chỉ toát ra vẻ ung dung.
Hai sư thì thầm với nhau chỉ trỏ vào đậu phụ tỏ vẻ chăm chú. Sư dữ thủng thẳng nói, từ bé bần tăng chưa gặp con vật nào dễ mến như con này, xin hỏi thí chủ con này được gọi là con gì mà trông ngộ vậy. Mình định bật lên là con chó chứ con gì nữa nhưng cố kìm nén thưa. Bẩm thầy đây là con "đậu phụ nhà". Cả hai sư chụm đầu bàn chuyển to nhỏ. Đậu phụ vẫn kêu không ngừng, rồi quay sang rên rỉ tỏ vẻ rất bi thương.
Sư lành chắp tay kính cẩn, chúng bần tăng lâu lắm rồi mới rời khỏi cổng chùa. Đi một ngày đàng quả là gặp một sàng khôn. Nay gặp con "đậu phụ nhà" lần đầu nhưng chẳng hiểu lý do gì cả hai nảy sinh lòng thương mến, quyến luyến nhau. Tức theo Phật pháp nói là có Duyên vậy. Nên chăng thì chủ mở lượng từ bi tặng hoặc bán rẻ cho chúng bần tăng, để chúng bần tăng về chùa có bạn bè sớm tối.
Bụng chẳng muốn cho nhưng sư đã xin với lời lẽ thiết vậy mà từ chối không đành. Nên xích trao tay, tiền đút ngay vào túi rồi tạm biệt "đậu phụ nhà" nay thành "đậu phụ chùa". Chợt nhớ câu thơ của anh Thi, "Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy" mà "tình thôi xót xa".
Sư dữ cầm xích lôi đi, Đậu phụ cương quyết kéo lại. Sư dữ miệng lầm bầm chửi, tổ cha con chó chứ đậu phụ gì mày, đằng nào cũng riềng mẻ mà vẫn còn ngoan cố. Sư lành vui vẻ vuốt iPad air rồi ngâm nga, "Nhất vện, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm. Mình mới tạm biệt sư phụ mà có duyên quá ha. Con kia trong gu gờ sớt nói đích thực là vện". Sư lành âu yếm cúi xuống bế Đậu phụ rồi đi.
Mình cuốc bộ về nhà thì lòng hối hận vô cùng. Cụ Chivas đứng ở cổng hỏi Đậu phụ đâu mình cứng họng không trả nhời được. Cụ Chivas hỏi lần thứ hai gọi thẳng tên cũng cơm là Chó đâu thì mình nước mắt ngắn, nước mắt dài đưa ra xấp tiền nói rằng chó đây, xích thì đưa hai nhà sư cầm rồi. Chivas nói thế này là hỏng, hỏng rồi,con chạy nhanh ra chợ Bưởi tìm hàng rau may ra còn kịp.
Mình dùng khinh công do đại ca Đới Tung dạy tức tốc lướt đến chợ Bưởi. Bà hàng rau cho biết là có một vị sư tướng dữ tợn mua đủ các thức như riềng, mẻ, lá mơ, mắm tôm, lạc và vài cọng sả. Nhưng người ta đi mất rồi.
Chạy ra khỏi cổng chợ gặp chú công an giao thông hỏi thăm thì được biết hai sư leo lên con Lexus dông đi thẳng về phía Đông Anh. Đến lúc này thì pó tay chấm cơm.
Đêm đến thổn thức mơ thấy Đậu phụ về, nó vẫy đuôi nhưng không sủa, mắt buồn như nửa trách móc, nửa muốn nhắn gửi điều gì.
Thôi lòng đành an ủi là sả, dấm, ớt và các thức khác chắc gì liên quan đến Đậu phụ. Dẫu rằng theo triết học Mác Lý Ninh thì mọi sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ biện chứng với nhau. Vào cửa Phật mọi sự đâu phải đã là sự dữ.


 Mặc định
Theo như hải đăng Thiệp nói, có mấy loại văn. Có thứ văn để kiếm ăn, có thứ văn để cầu làm quan, có thứ văn để làm giặc. Lại có thứ văn để hành đạo. Nay xem ở đây, có lẽ phải nhắc Thiệp thêm 2 thứ văn nữa là thứ văn để khoe khoang bản thân, và văn để tự sướng. Văn của man hấp ngửi mùi khắp các bài, khắp các thể loại văn thơ tuỳ bút đều toát lên mùi khoe khoang bản thân - lúc khoe ngầm lúc khoe lộ liễu. Đó là thứ văn hèn hạ của kẻ tiểu nhân và không thể đi xa được. Trong các loại văn, thấp nhất là văn để làm quan và văn để khoe mẽ, dù rằng văn cầu làm quan thì thô bỉ hạ đẳng hơn vì nó mưu mô, văn khoe mẽ dù sao cũng bớt hèn hơn vì nó không mưu mô mà chỉ khoe khoang huyênh hoang mang tính cá nhân và không cầu lợi lộc gì. Văn tự sướng là thứ văn để thủ dâm, trình cao thì cũng có thể đứng được trong đời sống, có ích cho thiên hạ, trình thấp thì rơi vào văn áo trắng mực tím tuổi xanh, làm trò cười cho thiên hạ. Văn kiếm ăn là thứ văn vô thưởng vô phạt trung bình không tốt cũng không xấu. Văn làm giặc thì không cầu chất văn mà cầu mục đích lớn và xấu với phe chính thống, nhưng chưa chắc đã xấu với đời sau. Cao nhất là văn để hành đạo, có thể đi xa với muôn đời.

Lên diễn đàn, không mấy ai thích làm văn. Một phần vì không có khả năng làm văn, hai là không coi diễn đàn là nơi đứng đắn để làm văn. Cho nên phần lớn các nick đều chỉ tán láo bậy bạ cho vui. Nhân tiện bố nhận xét hơi văn và tâm lý các nick:

- Thằng Tequila có thể liệt vào hàng văn để tự sướng, thủ dâm ở vào trình độ khá. Nếu chú tâm thủ dâm tiếp có thể bán sách được, cũng có ích cho văn giới và có chút tiền còm.

- Thằng man hấp thuộc loại văn khoe khoang bản thân, một cách lộ liễu trơ trẽn, thứ văn hèn hạ tiểu nhân. Thằng này không bao giờ có thể đi xa được. Trong tương lai rất dễ vào trại tâm thần.

- Thằng Gấu là một loại đa nhân cách, phức tạp tâm lý. Cũng có văn thuộc loại ngầm khoe khoang bản thân, nhưng ranh mãnh tinh vi hơn thằng man gấp vài ngàn lần. Văn man so với văn Gấu chỉ là thằng trẻ con vắt mũi chưa sạch.

- Thằng Nát điên cũng thuộc loại phức tạp tâm lý hạng nặng, khó đoán. Văn thằng này thường xuyên dằn vặt nội tâm, băn khoăn bước đi tìm con đường đạo. Đến thì chưa thể đến. Nếu tìm ra thì văn thằng điên này sẽ đứng được với muôn đời. Kha kha.

- Thằng Phẹt thuộc loại văn tự sướng, bình dân, nôm na dân dã tục tĩu bậy bạ, học trò của Trung tướng. Thằng này nếu chịu khó đầu tư kỹ lưỡng cũng có thể trở thành một dòng văn học truyền khẩu dạng như trạng quỳnh trạng lợn - nói chung là thứ văn hèn hạ của bọn tiểu nông xứ lừa, đọc chơi cũng thú vị nhưng cũng không đáng để nhớ. Nói chung bố không thích thứ văn tiểu nông.

- Thằng hay con Nuyện đơ cũng thuộc thứ văn tự sướng. Văn Nuyện đơ viết rất có duyên, nếu tập hợp chỉnh lý lại cũng có thể thành một dạng văn mạng giống như đại vệ chí dị của Lái Gió. Bán sách cũng có tiền đấy, nhưng Nuyện đơ nó giàu bỏ mẹ cần đéo gì kiếm tiền bằng bán sách.

- Văn con Thắm bướm to có chất văn, nhưng là thứ văn của đàn bà, lòng nhân ái lặt vặt và nhỏ. Giỏi lắm thì cũng bằng được Xuân Quỳnh.

- Văn của thằng triết gia bán cám lợn là thứ văn của bọn mặc cảm xuất thân hèn mọn lại mắc bệnh ngộ chữ hạng nặng. Thằng nay rơi vào 2 thể loại văn là văn tự sướng và khoe khoang bản thân, nhưng chất văn cố tình làm dáng bằng chữ nên tù mù rắc rối, đọc vào như mớ bòng bong, lẽ ra có thể tóm lại một bài dài nữa trang giấy bằng 2 dòng chữ sẽ rõ nghĩa sáng sủa hơn. Đó cũng là thứ văn của kẻ hèn hạ.

Những đứa khác còn lại không đáng để bàn đến.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

LEO CỘT LUẬN



Phàm là người, ai cũng mưu cầu hạnh phúc.

Thiên hạ thái bình thì chẳng nói làm gì, bây giờ là thời loạn, đại loạn.

Loạn không có nghĩa là phải đánh nhau, loạn có nghĩa là không có điểm tựa, không thu về một mối. Ví như thời chiến tranh lạnh, cũng chưa phải thời loạn, vì thiên hạ chia hai, ai thờ chủ nấy

Giờ là thời loạn, vì thiên hạ không biết dựa vào đâu. Phương Tây trở thành cực duy nhất sau chiến tranh lạnh, không phải vì họ giỏi hơn đả thắng đối thủ, mà vì phe Liên Xô phạm sai lầm nghiêm trọng. Tương tự như một cuộc chạy 100m, một người trượt chân ngã, nên người kia về đích an toàn. Với một chiến thắng dễ dàng và có phần may mắn, trên đinh vinh quang, người phương Tây đã không có cơ hội nhìn lại chính mình, để rồi mới hơn 20 năm, từ vị thế lãnh đạo độc tôn trở thành con nợ.

Thử tưởng tượng xem, nếu không phải là Gorbachev mà là Tập Cận Bình cải cách Liên Xô, thì sẽ ra sao? Nhưng may mắn cho chúng ta, Gorbachev không phải là Tập Cận Bình, nếu không thì làm gì có internet với smartphone và computer.

Điều đó cho thấy vận mệnh cả thế giới hàng tỉ người có khi chỉ phụ thuộc trong tay một vài cá nhân. Đời vốn là như vậy, một ngàn năm trước và một ngàn năm sau cũng thế.

Có cần dẫn chứng thêm? Cả một dân tộc Do Thái nổi tiếng thông minh nằm như cá trên thớt dưới tay một kẻ giết người hàng loạt.

Thời loạn, dân chúng chạy quanh, như vậy là sai phương pháp. Không phải là chạy quanh, mà cần phải leo lên cao, đó nội dung bài giảng là leo cột diễn nghĩa 101.

Mở bài:

Tại sao có kẻ thì làm vua, có kẻ thì làm ăn mày, kẻ thì công hầu khanh tướng, người thì ngửa mặt than sinh bất phùng thời? Đó chính là vì không hiểu nghệ thuật leo cột.

Phàm đời người, ai cũng mưu cầu hạnh phúc. Một điều kiện để mưu cầu hạnh phúc, đó là mọi việc diễn ra theo ý mình. Điều kiện thường có là tiền và quyền lực, hai cái này có thể trao đổi lẫn nhau, tiền dùng để mua quyền lực, và quyền lực dùng để kiếm tiền. Nghệ thuật leo cột là nghệ thuật trèo lên cao, bất kể đó là tiền hay quyền lực.

Phàm nghệ thuật leo cột, có nhiều thức.

Bạ cột nào cũng leo, cột điện, cột đèn hay cứ thấy cái cây nào cao cao là trèo lên, đó gọi là leo cột theo bản năng. Leo cột như vậy khá nguy hiểm bởi vì may thì leo được cây khế, cây vàng, không may leo phải cột điện hay cây đa thần vật cho hộc máu.

Hoặc một kiểu leo cột khác rất phổ biến như cho con học ngoại ngữ tin học chơi game sáng tạo từ nhỏ. Nếu leo cột như vầy sẽ gặp một kết cục là leo hết cột này lại thấy cột khác, càng leo càng thấy cao, cả đời có khi không leo được đến đỉnh. Chính vì vậy gọi nó là leo cột kiểu bình dân, nghĩa là có leo thế chứ trèo mãi cũng vẫn chỉ là dân đen, hoặc còn gọi là leo cột giả khoa học. Bởi xét ra thì cũng có vẻ có phương pháp, có nghiên cứu, nhưng lại không phải là khoa học thực sự.

Thấy đám đông leo cột mà thương, xét ra nhiều kẻ có tài, nhưng lại không biết lối, để rồi phải chịu luồn cúi những thằng ngu hơn mình.

Leo cột đỉnh cao, trở thành một nghệ thuật, còn được gọi là múa cột. Khoa học múa cột ít được đề cập, bởi vì nó là một trong những loại khoa học cao cấp nhất, thường chỉ được truyền dạy bí mật từ thầy sang trò, đến nỗi nhiều lúc người ta không còn biết nó có phải huyền thuật hay không nữa. Cũng đôi khi nó được che đậy dưới dạng huyền thuật, chủ yếu để tránh những cặp mắt tò mò, khiến việc nghiên cứu múa cột gặp rất nhiều trở ngại.

Đại khái múa cột bắt đầu với việc chọn cột, không phải bạ cột nào cũng lên. Phải chọn cột nào vững chắc, không nên chọn cây mục ruỗng vì khi đang leo có thể đổ bất ngờ. Leo cây mục cũng là một nghệ thuật khá khó, đòi hỏỉ phải nắm vững cơ bản, không nên luyện tập với người mới vào nghề.

Việc chọn cột nói thì dễ nhưng làm rất khó, vì cái cột tốt chắc khoẻ bao nhiêu đứa đang tranh nhau leo, lại được canh gác rào chắn cẩn thận, trong khi cái cây mục ở gần tuy có gai góc nhưng cũng đành phải leo, mấy ai mà đủ sức vượt qua cám dỗ. Như vậy nghệ thuật múa cột đòi hỏi bình tĩnh lựa chọn cột vững chắc trước khi bắt đầu. Lựa chọn cột phải biết 2 điều cốt yếu, biết thiên hạ, và biết chính mình. Nếu chỉ biết một trong hai cũng không đủ, khoa học múa cột đòi hỏi cả hai. Ví như cái cột kia, thiên hạ leo nhiều, nhưng không hợp với bản thân, thì cũng không nên leo.

Cần lưu ý, nghệ thuật múa cột là một nghệ thuật loại trừ, diễn nôm là được làm vua thua mất sạch. Ví dụ một anh leo cây 3m, thiên hạ trầm trồ tán thưởng, nhưng nếu bên cạnh có anh leo cột điện cao thế cả chục mét, thì thiên hạ kéo hết sang xem anh này, mà anh kia mất sạch thị phần. Điều đó cho thấy nếu anh chọn sai cột, có thể lúc đầu không vấn đề gì, cho đến khi có kẻ tìm ra chỗ khác múa hay hơn, anh sẽ mất hết thân bại danh liệt mạng sống không được đảm bảo. Ai da, leo cột là vậy, nguy hiểm lắm đó.

Như vậy phẩm chất thứ hai của múa cột, không phải là được học ngoại ngữ hay tin học từ nhỏ, phẩm chất quan trọng là lòng dũng cảm. Có thể giáo dục lòng dũng cảm bằng cách đánh đập con cái tàn tệ từ nhỏ, đứa nào lớn lên được chắc sẽ có dũng khí. Đây là một nghệ thuật vốn đã thất truyền từ lâu trong truyện kiếm hiệp rẻ tiền. Tỉ lệ sản phẩm lỗi khá cao nên phải bù lại bằng cách đẻ nhiều. Chẳng hạn đẻ chục đứa mà một đứa thành ông nọ bà kia có thể coi là thành công rồi.

Tuy nhiên khoa học hiện đại đã chứng minh phương pháp này không có cơ sở. Phương pháp mới hơn khá phổ biến là mổ đẻ chọn giờ sinh và dâng sao giải hạn đúng kì. Đẻ nhiều chẳng qua là tăng xác suất có con sinh nhầm vào giờ đẹp, khoa học có thể chứng minh điều đó dễ dàng.

Tạm thế đã.

Bài tập về nhà:
Anh (chị) hãy sưu tầm những tấm gương mà mình biết về múa cột và nhận xét xem những người xung quanh mình múa cột như thế nào. Liên hệ bản thân, anh (chị) múa cột có giỏi không, có muốn học múa cột không? Bài làm viết ra giấy A4, viết xong phơi nắng cho khô rồi đốt bằng cồn, pha với nước uống hết.
@ bài luận của một con nở trên tnxm.net

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BÓC NGẮN - CẮN DÀI.



Vác về từ nhà mụ Beo, như thường lệ, tít tôi lại rút trong quần ra khà khà...

Các nhà nước hiện đại đều buộc công dân phải đóng bảo hiểm xã hội vì hai lí do.

Thứ nhất, nhà nước cho rằng xã hội luôn có những người thiển cận, buông thả, thích phung phí, hưởng lạc. Khi còn trẻ khỏe, làm ra bao nhiêu ăn tiêu hết, lúc ốm đau hoặc khi về già trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bảo hiểm xã hội là cách nhà nước cưỡng bức công dân phải tiết kiệm để lo cho tuổi già hoặc khi sa cơ lỡ vận. (Ở các xã hội trước đây, khi không có bảo hiểm xã hội, việc nuôi người già cơ bản là trách nhiệm của con cháu. Con cháu chính là sổ hưu của các cụ ngày xưa.)


Thứ hai, bảo hiểm xã hội cùng các chính sách thuế là những công cụ để nhà nước thực hiện chức năng xã hội, mà bản chất là tái phân phối thu nhập, san sẻ một phần tài sản của nhóm người có thu nhập cao sang nhóm người có thu nhập thấp, hoặc từ những nhóm có lợi thế về thu nhập (đàn ông, người độc thân) sang những nhóm có ít lợi thế hơn (phụ nữ, người có gia đình, người tàn tật...).

Trở lại vấn đề bảo hiểm xã hội đang tranh cãi ở Việt Nam. Nếu xét trên mục đích của bảo hiểm xã hội là đảm bảo an sinh cho người lao động khi về già hoặc khi gặp cảnh ốm đau, thất nghiệp, thì việc cho phép người lao động lĩnh tiền một cục sau vài năm làm việc sẽ khiến cho mục đích đó hoàn toàn không đạt được. Giả sử một công nhân đi làm 3 năm, lĩnh bảo hiểm xã hội một lần được 20 triệu đồng, thì anh ta hoàn toàn có thể phung phí hết số tiền đó, và nếu anh ta cứ làm việc thời gian ngắn lại bỏ việc, lĩnh bảo hiểm xã hội một cục, thì đến tuổi hưu, anh ta hoàn toàn không có lương hưu. Thế thì bảo hiểm xã hội để làm gì? Nếu thế thì thà cứ miễn cho anh ta khỏi đóng bảo hiểm xã hội ngay từ đầu còn hơn. Cứ trả lương đầy đủ cho anh ta rồi để anh ta tự tiết kiệm! Song nếu con người ai cũng có khả năng tự lo cho bản thân như thế thì chúng ta đâu cần bảo hiểm xã hội làm chi?

Chính sách cho lĩnh tiền bảo hiểm xã hội một cục là một chính sách nửa vời. Luật bảo hiểm xã hội mới dự thảo thực ra là hợp lý hơn rất nhiều. Người mất việc có thể được trợ cấp thất nghiệp một thời gian (do anh ta đóng bảo hiểm thất nghiệp) cho đến khi tìm được việc làm, còn bảo hiểm hưu trí thì chỉ khi nào đến tuổi hưu anh ta mới được lãnh, trừ những trường hợp đặc biệt như người lao động mắc bệnh hiểm nghèo, ra nước ngoài sinh sống v.v. Có như thế thì bảo hiểm xã hội mới có ý nghĩa.

Song vì sao chính sách đúng đắn đó lại gặp sự phản đối dữ dội của người lao động? Theo tôi có hai lý do. Lý do thứ nhất là sự thiếu niềm tin. Người lao động không tin rằng tiền của họ ở Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý hiệu quả, họ cũng không tin rằng sau 15-20-30 năm nữa họ sẽ có cơ hội nhận được số tiền hưu xứng đáng. Nói thẳng ra, từ các kinh nghiệm tồi tệ trong quá khứ, ví dụ như kinh nghiệm mua trái phiếu, nỗi sợ một ngày nào đó Quỹ bảo hiểm xã hội sẽ bị vỡ khiến người lao động không thể an tâm về tương lai của mình. Lý do thứ hai là những yếu kém của truyền thông và năng lực thuyết phục của chính quyền.

Trong xã hội dân sự hiện đại, việc người dân phản đối một chính sách nào đó của chính quyền là bình thường. Đó là những hoạt động lành mạnh, cần được bảo vệ. Song một chính phủ tốt là một chính phủ không phải khi nào cũng chiều theo ý của số đông, bởi không phải khi nào số đông cũng đúng. Một chính phủ tốt là một chính phủ biết đưa ra những chính sách đúng và thuyết phục được số đông ủng hộ chính sách đó. Dĩ nhiên, thuyết phục không phải là dùng các biện pháp phi dân chủ để cưỡng bức, mà phải dựa trên truyền thông đúng đắn để số đông hiểu đúng về chính sách mới. Song trên hết, điều quan trọng nhất là bản thân chính phủ đó phải thể hiện ra được là họ nghiêm túc, trong sạch, thẳng thắn, đáng tin. Nếu không, nói gì dân cũng chẳng nghe, ngay cả nói đúng.

Copy từ Đinh Bá Anh.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tham khau:

BÙA LỖ BAN VÀ THUẬT ẾM NHÀ NGÀY XƯA.
Lời giới thiệu : Ngày xưa, trong khi làm nhà , những người thợ và chủ nhà thường phát sinh những mâu thuẫn vì những người thợ lúc đó có địa vị rất thấp , chủ nhà không chỉ tiếp đãi họ qua loa sơ sài mà còn cắt giảm  tiền công , thậm chí còn đánh , chửi họ. Để bảo vệ cho những lợi ích của mình và trừng trị những người chủ nhà bất nhân , trong những người thợ đó có những người học theo phép của Bùa Lỗ Ban,đã sử dụng Bùa Lỗ Ban để ếm căn nhà họ vừa xây dựng , kiến cho chủ nhà suy sụp , thậm chí chết tuyệt nọc cả nhà. Có những truyền thuyết nói rằng , những người thợ biết dùng Bùa Lỗ Ban , cứ 10 nhà họ phải ếm một nhà để nuôi Tổ nghề. Gặp phải nhà thứ 10 đối xử tốt với họ, những vị thày Lỗ Ban đó phải dựng một căn nhà giả và ếm vào đó , sau đó đốt đi mới khỏi bị Tổ hành. Có rất nhiều truyền thuyết trong dân gian nói về việc các người thợ ếm nhà và hậu quả xảy ra vô cùng thảm khốc cho gia chủ. Thực hư sự việc như thế nào , dienbatn cùng các bạn tìm hiểu nhé. dienbatn.

1/ LỊCH SỬ CỦA LỖ BAN.



Lỗ Ban (hoặc) được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng. Có vài thuyết về lai lịch của ông. Lỗ Ban là thợ mộc giỏi của nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông) thời Xuân Thu (770-476 TCN). Tên ông là Ban (hoặc), họ là Công Thâu (cũng đọc Công  Du) . Lỗ Ban nghĩa là “ông Ban người nước Lỗ”. 
Tượng thờ Lỗ Ban ở Đài Loan. Chân tượng có khắc chữ
Xảo thánh Tiên sư , tức là Lỗ Ban Công . (http://taipedia.cca.gov.tw). 

E.T.C. Werner (A Dictionary of Chinese Mythology) cho rằng Lỗ Ban sinh năm 506 TCN. Cha là Công Thâu Hiền. Công Thâu Ban thuở trẻ là thợ giỏi về các loại vật liệu như gỗ, đá, kim loại. Năm 40 tuổi ông ở ẩn trên núi Lịch Sơn, tu luyện pháp thuật. 
Một thuyết khác cho rằng Lỗ Ban là người Đôn Hoàng , Túc Châu (nay là huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc), thời Chiến Quốc (475-221 TCN). Ông có tài nghệ tinh xảo, chế tạo diều gỗ cho người ngồi trên đó bay đi do thám thành trì nước Tống. 
Một thuyết khác lại cho rằng ông tên là Công Thâu Ban, thường gọi là Công Thâu Tử , vốn là con của Lỗ Mục Công (có sách chép là Lỗ Chiêu Công). Tương truyền Công Thâu Tử chế tạo nhiều loại máy móc, có thể dùng trong tác chiến, thí dụ như thang mây (vân thê) bắc lên tường thành để công phá thành. Mặc Tử là người chủ trương phản chiến, từng đánh bại Công Thâu Ban về kỹ thuật công phá thành. Sách Mặc Tử, thiên Công Thâu chép: “Công Thâu Ban làm thang mây cho nước Sở xong, sắp đem đi đánh Tống. Mặc Tử nghe tin, bèn đi suốt mười ngày mười đêm từ nước Lỗ đến kinh đô của nước Sở để yết kiến Công Thâu Ban. [...] Mặc Tử cởi đai lưng giả làm thành, lấy thẻ tre giả làm khí giới. Công Thâu Ban chín lần bày cách đánh thành giả ấy nhưng Mặc Tử chín lần cự lại. Công Thâu Ban dùng hết khí giới đánh thành mà Mặc Tử thì còn cách chống giữ. Công Thâu Ban chịu thua”. 
Theo các thuyết trên, từ điển Từ Hải nói nên xem Lỗ Ban và Công Thâu Ban là hai người khác nhau. Trong dân gian thường truyền tụng về sự linh nghiệm của bùa Lỗ Ban, thước Lỗ Ban, v.v... Thợ mộc và thợ xây dựng thờ Lỗ Ban làm tổ sư, ngày vía là 13 tháng 6 Âm lịch.

LỖ BAN TỔ SƯ
Lỗ Ban: Người thầy vĩ đại về kiến trúc và nghề thủ công
* Tác giả: TÂN ĐỊCH

Nền văn minh Trung Quốc không chỉ là một trong những nền văn minh cổ xưa nhất trên thế giới, nó còn là nền văn minh đã trải qua mà không có sự gián đoạn. Từ thời cổ xưa, suốt các thời đại kế tiếp, bằng sự chuyển sinh làm người, các chư thần tiếp tục trao truyền sự kế thừa văn hóa phong phú cho người Trung Quốc. Tục ngữ dân gian Trung Quốc có câu, “Trong 360 nghề, nếu một nghề mà không có người sáng lập, thì nghề đó không thể đứng [tồn tại] với thời gian”. Người sáng lập của mỗi một nghề thật sự là sự chuyển sinh của chư thần, người mà đến xã hội [con người], trực tiếp hoặc gián tiếp, sáng tạo ra nghề đó. Ở Trung Quốc, văn hóa dân gian dần dần phát triển khái niệm mà mỗi một nghề đều suy tôn người sáng lập và xem ông ta như “thần bảo hộ”.
Môi trường sống của người Trung Quốc, bao gồm nội thất, nhà cửa, thành phố và tất cả, có thể được nhận thức qua một phản ánh trực tiếp nền văn minh của họ. Văn hóa của kiến trúc truyền thống ở Trung Quốc phong phú và đa màu, rộng mở và uy nghi. Lịch sử Trung Quốc về văn minh được giảng dạy bởi nhiều chư thần trong thời cổ xưa, ví dụ như Hữu Sào và Đại Vũ, và vì thế có thể nói rằng kiến trúc cũng là phần của một văn hóa bán thần Trung Quốc. Trong số những bậc thầy kiến trúc, người nổi tiếng nhất là Lỗ Ban thời Xuân Thu. Nghề thủ công của ông đã lưu truyền hàng nghìn năm, giành được sự kính trọng. Thợ mộc, thợ xây, thợ nề, các nhà chế tạo công nghệ xây dựng và nội thất tất cả đều suy tôn Lỗ Ban như là người sáng lập của nghề này. Theo một sách từ triều nhà Đường tên là “Nghiên cứu của Lỗ Ban”, các công nhân xây dựng đã khấu đầu lạy tạ Lỗ Ban trước khi họ bắt đầu thiết kế xà trên của nhà. Trong đời nhà Tần, bất cứ khi nào khi chính phủ bắt đầu một dự án xây dựng to lớn, họ dâng quà và cúng [bái] Lỗ Ban, cầu nguyện chư thần sẽ ban phước lành cho dự án của họ. Điều này vẫn còn là một phong tục ở Đài Loan ngày nay.
“Bậc thầy về thủ công”
Lỗ Ban sinh ra ở nước Lỗ. Tên thật là Công Du (cũng đọc Thâu) Ban, cũng còn gọi là Công Du Tử. Tên cách điệu [đồng âm] là Ban Ban, nhưng ông được nhắc thường nhất [như] là Lỗ Ban. Ông là một kỹ sư xây dựng nổi tiếng và thợ thủ công trong lịch sử Trung Quốc và từng một lần làm quan trong bộ xây dựng.
Lỗ Ban sinh vào buổi chiều ngày 7 tháng 5 năm 507 trước Công nguyên. Lúc ông được sinh ra, những con sếu tụ tập cùng nhau và mùi thơm kỳ lạ lan tỏa khắp ngôi nhà. Người dân tất cả đều ngạc nhiên bởi điều đó. Đó là [dấu hiệu] điềm lành mà một chư thần sắp chuyển sinh vào thân người. Khi ông còn trẻ, ông không thích đọc và viết. Thay vào đó, ông rất quan tâm đến thủ công như là điêu khắc. Vào khoảng 15 tuổi, ông đột nhiên tỉnh ngộ về mục đích cuộc sống của ông và đi học với Đoan Mộc. Sau nhiều tháng học hỏi thông suốt, ông đã tinh thông nghề này. Lỗ Ban lui tới nhiều nước khác nhau, muốn trông nhờ [hay chú ý đến] nước Chu (một nước lúc bấy giờ), nhưng những nước này không nghe lời ông. Vì thế ông từ giã [cuộc sống] xã hội và sống ẩn dật ở phía Nam Đái Sơn, cũng được biết như “Tiểu Dương Sơn”. Mười ba năm trôi qua. Một ngày nọ, ông ra ngoài và chạy đến chổ Cựu Bao. Họ hàn huyên với nhau khá lâu. Cuối cùng, Lỗ Ban nhận Cựu Bao làm thầy và học điêu khắc và vẽ. Lỗ Ban muốn mang đến một viễn cảnh hoàn toàn mới cho văn hóa Trung Quốc. Lỗ Ban học với sự tập trung mạnh mẽ, học làm mộc, chạm đá, và những kỹ năng khác. Ông sáng tạo nhiều công cụ kỳ diệu và dạy nhiều học trò.
Những sách của Hàn Phi Tử, Hoài Nam Tử, Luận Hành, Mặc Tử tất cả đều ghi chép rằng Lỗ Ban đã làm một con chim gỗ. Sau khi Lỗ Ban thiết kế cho nó bay, con chim đã [bay] lên không trung trong vòng 3 ngày. Trong sách Hồng Thự, nói rằng chim gỗ đã mang một người lên không trung làm gián điệp bên quân địch. Thiết kể đơn giản này là bước mở đầu cho máy bay trinh thám ngày nay.
Có ai biết rằng con chim gỗ này cũng sẽ dẫn đường cho Lỗ Ban làm những người gỗ bất tử?
Theo sách “Nghiên cứu của Lỗ Ban”, Lỗ Ban làm ra chim gỗ bay đến nước Chu để tìm người chị của mình. Người cha của Lỗ Ban rất lo lắng đi tìm con gái của mình nên ông quyết định đi cùng chim gỗ mà không nói với Lỗ Ban. Vì cha Lỗ Ban không biết cách lái nó, con chim gỗ đã rơi vào nước Vũ. Người dân nước Vũ muốn giữ cha Lỗ Ban làm con tin để buộc Lỗ Ban làm cho họ một con chim gỗ. Cha Lỗ Ban từ chối đề nghị của chúng và đã bị giết. Lỗ Ban sau đó đã làm một người gỗ bất tử để trả thù cho cái chết của cha. Ngón tay của người gỗ bất tử chỉ đến nước Vũ. Điều đó tạo cho nước Vũ chịu một nạn hạn hán kéo dài 3 năm. Khi người dân nước Vũ hiểu ra điều này, họ ban tặng rất nhiều quà cho Lỗ Ban và xin lỗi về việc làm sai trái của họ. Lỗ Ban nhân từ đã tha thứ cho họ. Sau đó ông ta cắt cái ngón của người gỗ bất tử và làm những phép thần thông. Mưa lập tức rơi trên nước Vũ.
Lỗ Ban cũng đã làm ngựa gỗ mà có thể đi bộ trên đất một cách tự động. Đây là một dạng thức sớm nhất của “xe máy” được ghi chép. Trong thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng đã sử dụng những con ngựa của Lỗ Ban để vận chuyển lương thực. Tuy nhiên, kỹ thuật này sau đó đã mất.
Lỗ Ban chăm lo cho gia đình của mình rất nhiều, và điều này cũng tạo cảm hứng cho ông phát minh ra nhiều công cụ đáng quý. Ví dụ, khi Lỗ Ban lần đầu tiên vẽ một đường sử dụng modou (một vật đánh dấu bằng mực của thợ mộc), ông đã nhờ mẹ ông giữ đoạn cuối của sợi dây. Sau đó họ hoàn thành công việc cùng nhau. Sau này, ông không muốn mẹ ông mệt vì phải luôn giúp ông, vì thế ông làm một cái móc cuối sợi dây để mẹ ông không phải giữ nó thêm nữa. Để tưởng nhớ đến lòng hiếu thảo của Lỗ Ban, những người nối nghiệp đã đặt tên cái móc đó là Ban Mẫu (Ban Mu) hay là Mẫu Câu (Mu Gou) (Mu nghĩa là mẹ trong tiếng Hoa). Một ví dụ khác là khi Lỗ Ban lần đầu tiên bào gỗ, ông nhờ vợ ông giữ đoạn cuối của miếng gỗ để nó không bị trượt ra ngoài cái ghế dài. Để tạo điều kiện vợ ông lo sóc những việc nhà, ông đã đóng một miếng gỗ nhỏ trên ghế dài để ngăn thanh gỗ không trượt về phía trước. Vì thế những người nối nghiệp sau đó đặt tên thiết bị này là Ban Thê (Ban Qi) (Qi nghĩa là vợ trong tiếng Hoa)
Lỗ Ban cũng làm ra nhiều công cụ mộc khác cho người Trung Quốc, ví dụ như móc khoan (drilling hook), máy xay đá, xẻng, dụng cụ đo góc, mudou và thước. Người ta nói rằng Lỗ Ban đã phát minh ra cái cưa sau khi tay của ông bị cắt bởi mảnh lá cỏ. Lỗ Ban cũng tạo ra thang [phá thành trong chiến tranh] và 9 dụng cụ sử dụng trong chiến tranh. Ông cũng làm ra bản đồ đo vẽ địa hình 3 chiều từ sớm - Cửu Châu Đồ - được đánh giá cao bởi các hoàng đế Trung Quốc trong lịch sử. Thông qua những phát minh của mình, Lỗ Ban đã mang những lợi ích to lớn cho người dân.
Tuy nhiên, những đóng góp to lớn của Lỗ Ban không phải là những thứ mà ông đã xuất sắc trong việc tạo ra những công cụ này, kỹ năng và thiết bị cơ khí. Quan trọng hơn, Lỗ Ban đã đi theo Đạo. Lỗ Ban nói, “Trời và Đất không cần compa hay bảng đo góc để làm nên vòng tròn hay hình vuông. Nhưng khi đến thế gian, con người cần có compa để vẽ vòng tròn và cần bảng đo góc để vẽ hình vuông. Vũ trụ và những việc của nó đã ở trong Đạo rồi, nhưng loài người thì đi xa Đạo. Vì thế loài người cần compa và bảng đo góc để vẽ vòng tròn và hình vuông.” Vì chúng ta có thể nhìn thấy điều mà Lỗ Ban đã trải qua cùng với kỹ năng của ông, ông cũng cảm thấy mình đã không có lựa chọn. Con người cần công cụ vì họ xa Đạo. Dĩ nhiên, thông qua việc học những công cụ này, những gì Lỗ Ban dạy đã giúp con người quay về với tiêu chuẩn của con người.
Nếu Lỗ Ban đã không tạo nên những công cụ này, và nếu những người nối nghiệp của ông cũng không có cũng những tư tưởng sáng tỏ như Lỗ Ban, thì những kỹ năng của Lỗ Ban có lẽ đã mất đi. Vì thế, Lỗ Ban phải phát minh những công cụ thủ công để họ có thể đi qua cùng với các thế hệ.
Khoảng 40 tuổi, Lỗ Ban quay về sống ở núi, ở đó ông đã gặp một vị thần. Vị thần này đã dạy ông một vài điều huyền bí. Sau đó, Lỗ Ban đã đi khắp nơi trên thế giới. Cuối cùng, khi ông 70 tuổi, ông đã bay lên giữa bạch nhật. Cái rìu và cưa của ông để lại trên Bạch Dương Nham. Các bạn vẫn có thể thấy những di tích cổ xưa này. Sách “Nghiên cứu của Lỗ Ban” là cuốn sách truyền tay duy nhất qua các đời đến hôm nay đã ghi chép về nhà cửa, nội thất, nông nghiệp và nghề thủ công vào thời của Lỗ Ban. Khởi đầu, sách được lưu truyền bằng miệng giữa những thợ thủ công trong hình thức những công thức súc tích. Suốt đời nhà Minh, cuốn sách cuối cùng đã được viết xuống. Vì khung nhà cổ xưa được làm bằng gỗ, cuốn sách đã ghi chép rất nhiều kỹ thuật về nghề mộc. Nó cũng bao hàm nhiều thứ liên quan đến Phong Thủy và thuật tử vi của Đạo gia, mà thể hiện tư tưởng Trung Quốc nơi mà tự nhiên và con người nên hài hòa với nhau.
Theo suốt thời gian, những thợ thủ công đã kế thừa những lời dạy của Lỗ Ban. Vào lúc sơ khai của việc đào tạo những người tập sự, ông chủ trương rằng việc quan trọng nhất không phải là làm sao học cách để sử dụng công cụ, thay vào đó, học những tiêu chuẩn đạo đức để cư xử đúng đắn, học trở nên tốt với người khác và nghiêm khắc với bản thân. Hơn nữa, một người nên học cách tập trung, học cách tu luyện lý trí của mình, để hài hòa trí của người đó với tâm của họ. Những yêu cầu cho tâm và trí sẽ giúp một người đạt được tư tưởng trong sạch và tinh khiết. Với một tư tưởng như thế, khi một người làm một dự án, anh ta có thể quên chính mình và tập trung vào công việc, hợp nhất công việc với Đạo. Dưới những nguyên lý chỉ đạo này, theo suốt thời gian đã xuất hiện nhiều thợ thủ công nổi tiếng.
Ví dụ, một thợ thủ công sống trong thế kỷ thứ 2 trước công nguyên là học trò của Lỗ Ban. Ông ta đã sáng lập nên công nghệ lát gạch và phát minh công cụ cho việc lát gạch và dạy chúng cho người dân. Ông được gọi một cách kính trọng là “Bậc Thánh Liên Hoa”, hay là “Bậc Thánh [về] Đường Kẻ”. Theo một thần thoại, Bậc Thánh Liên Hoa [là một sự] chuyển sinh từ một vị thần. Lúc đầu, ông dạy người ta làm cách nào để làm ngói lợp nhà. Sau đó, càng nhiều người đến học ông. Hơn trên nữa về những kỹ năng vượt qua khỏi mức bình thường, họ đề nghị ông nhận họ làm những người học trò một cách chính thức. Bậc Thánh Liên Hoa nói “Nếu các chư vị muốn tôi làm thầy, hãy theo tôi”. Sau đó ông nhảy vào lò nung gạch và bay đi như một vị thần bất tử. Sau đó, người ta mới nhận ra rằng ông là một vị thần. Vì những lời dạy của Bậc Thánh Liên Hoa, trong lịch sử Trung Quốc, triều đại Tần và triều đại Hán đã rất nổi tiếng về gạch và ngói của họ.
Các hoàng đế suốt các triều đại văn minh Trung Quốc đã ban tặng nhiều danh hiệu về Lỗ Ban. Ví dụ, trong triều đại Minh, hơn 10 nghìn người đã xây Long Phủ Bắc Kinh, một dự án khổng lồ mà chỉ có thể được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của những chỉ dẫn của Lỗ Ban. Người dân thời kỳ ấy đã xây một đền tưởng nhớ đến Lỗ Ban. Những ghi khắc trên bia trong đền đọc là “Lỗ Ban Quan”. Hoàng đế thời đó đề tặng câu “quý nhân phò [trợ] quốc.” Người dân dùng Thái Lao để tổ chức kỷ niệm Lỗ Ban 2 lần trong năm. Thái Lao nghĩa là họ sử dụng bò cái, dê, lợn cho buổi lễ. Nó giống như một lễ lớn như được tổ chức cho Khổng Tử. Có 2 mục đích xây dựng đền Lỗ Ban. Một là cảm ơn Lỗ Ban, còn lại là để khi các thợ thủ công khi có vấn đề trong công việc của họ, họ có thể đến đền để nhờ [hỏi] Lỗ Ban cho họ một chỉ dẫn.
Lỗ Ban đã ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi người, và công cụ của ông vẫn còn được sử dụng ngay cả đến ngày hôm nay. Trong các triều đại sau thời của Lỗ Ban, các thành phố, nhà, cửa chính, cửa sổ tất cả đều “đúng trật tự”. Lỗ Ban giúp chúng ta sống an toàn và thoải mái. Hơn nữa ông dùng môi trường sống này để truyền đạt lại tiêu chuẩn và cách cư xử đến người dân Trung Quốc. Điều này giúp giữ được chuẩn mực đạo đức cho dân tộc Trung Hoa hơn 5 nghìn năm.
Ngày nay, các quan chức Trung Quốc đang theo đuổi những thiết kế nhà cửa kỳ quái và quy hoạch hóa đô thị. Nó phản ảnh sự xáo trộn xã hội của Trung Hoa hiện đại ngày nay. Sự đổi mới không có nghĩa là từ bỏ những nguyên lý của một nghề. Chỉ có sự quay về với những nguyên lý được để lại bởi các chư thần, xã hội chúng ta [mới] có thể sống trong hòa bình, hài hòa và phồn vinh.
Nguồn:http://www.zhengjian...9/22/54955.html 

2/ BÙA CHÚ CỦA NGƯỜI THỢ.

 Người thợ thường dùng bùa chú ở những nơi không có người,  để người khác không nhìn thấy được. Khi giở Bùa chú phải nhìn chăm chú vào lá bùa sau đó mới được thực hiện.

BÙA ẾM ĐẤT.




BÙA PHÁ CHO VỢ CHỒNG ĐÁNH LỘN.






BÙA THƯ CHO ĐIÊN.



3/PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÙA CỦA CHỦ NHÀ.
Khi làm nhà, thợ đá , thợ xi măng và thợ mộc thường làm các loại bùa để đầu độc , yểm ma hoặc làm hại chủ nhà. Để hóa giải , vào ngày bắc xà( gác đòn dông -dienbatn), phải dùng 3 thứ súc vật trâu, dê , lợn để làm đồ lễ tế, ngoài ra phải chuẩn bị một bức hoành phi, báo cáo lên các vị Tướng, Thần và vị Sư Tổ Lỗ Ban rồi bí mật viết nội dung một lá Bùa với câu niệm chú : " Ác tương vô tri, cổ độc yểm ma, tự tác tự đương, chủ nhân vô thương " Sau khi niệm thầm xong 7 lần, người thợ làm lá bùa hại người đó sẽ gặp tai họa. Ngoài ra còn phải niệm :" Ngã phụng Thái Thượng lão quân sắc lệnh, tha đích chế tác đối ngã một hữu phòng ngại, nguyện bách vật hóa vi cát tường, cấp cấp luật lệnh ". Sau đó đem lá bùa đốt ở chỗ không có người, không được để cho người khác nhìn thấy, giấu màu đen vàng và máu chó vào trong rượu, khi bắc xà , đem rượu này rắc lên đầu người thợ , rắc liên tiếp 3 chén, rượu còn lại chia cho thợ thuyền cùng uống. Như vậy người thợ yểm bùa, yểm ma sẽ phải chịu hậu quả từ chính hành động của mình, trong khi mọi việc của chủ nhà vẫn có thể gặp may mắn và thuận lợi.
( GIẢI THÍCH ) .
Phép thuật do những người thợ thực hiện thường có thể khiến cho chủ nhà nảy sinh áp lực về tâm lý , vì vậy thời xưa khi xây nhà , sau khi chủ nhà và thợ phát sinh ra mâu thuẫn , chủ nhà sợ thợ cố ý dở trò ma mãnh trong quá trình xây dựng nên đã áp dụng biện pháp giải bùa như trên. Có một cách giải bùa khác nữa là : Chủ nhà vừa cầm một chiếc rìu gõ vào một thanh gỗ đặt giữa nhà và niệm chú : " Đảo hảo, đảo hảo , trụ thử trạch nội, thế thế ôn bão ".
Sau khi xây xong toàn bộ ngôi nhà , chủ đặt một chậu nước ở trong phòng, tất cả mọi người ở trong nhà đều cầm một cành liễu, nhúng vào nước rồi vẩy quanh phòng, vừa đi vừa niệm thần chú : " Mộc lang mộc lang, viễn khứ địa phương, tác giả tự thụ, vi giả tự thường, sở hữu yểm ma, vu ngã vô can, Cấp cấp như Thái Thượng Lão Quân lệnh sắc ". 
Vào thời xa xưa, bùa chú bị cho là có sức cảm ứng, hoặc lệnh cấm đối với quỷ thần hoặc giới tự nhiên, Khi thực hiện bùa thuật, Đạo sĩ thường dựa vào một số vật môi giới nào đó, chẳng hạn như nước bùa. Người xưa cho rằng, những thứ đã qua làm phép thuật này, cũng có ma lực của bùa thuật.
Bùa chú được vận dụng rông rãi trong Đạo giáo. Bùa chú của Đạo giáo thường dùng những từ ra lệnh như " như luật lệnh", "cấp cấp như luật lệnh". Thái Thượng Lão Quân cấp cấp như luật lệnh ",...
Nguyên nhân là do Đạo giáo được thành lập từ đời nhà Hán,  các chiếu thư và bài hịch đời nhà Hán thường có các từ :"như luật lệnh". "như luật lệnh" có ý chỉ việc chấp hành pháp lệnh, về mặt ngữ khí , cụm từ này mang ý nghĩa " kẻ phạm luật phải bị truy cứu đến cùng ". Những cụm từ chính thức mô tả quyền uy của pháp luật và chính lệnh trước hết được tiếp nhận bởi các thày cúng dân gian, sau đó được truyền lại cho dân gian.
Trong nghi thức thực hiện pháp lệnh của Đạo giáo, người ta thường đọc các câu bùa chú, bấm ngón tay niệm thần chú hoặc Bộ Cương....chúng cùng với thư phù trở thành một thủ đoạn cơ bản của Đạo pháp. Bản thân những phép thuật này , có tác dụng giúp đỡ con người duy trì được sự cân bằng về tâm lý và niềm tin vào cuộc sống, trước sức mạnh phi thường không thể khống chế.
Trong " Đẩu pháp" giữa những người thợ và chủ nhà , ta có thể thấy rất nhiều yếu tố mê tín.
 Bách Giải Tà Pháp phù.





 Loại bùa này được viết bằng nguyên liệu màu hồng, sau đó được đem dán lên xà chính.
Phương pháp vẽ bùa bằng chu sa: Trước tiên viết tên người trong nhà vào trong phần vòng tòn màu đen, sau khi viết xong lại dùng mực xóa sạch, dùng tay trái dán bùa , trèo thang lên dán vào xà chính, khi dán không được nói chuyện phiếm với người khác . Dán xong xuống thang , bày Thanh Long Thần vị và trà , gạo, thức ăn, tiếp đến là hoá vàng( đốt tiền giấy ), sau đó làm yên lòng các bậc Tiên , Thánh trong gia môn, đón Thổ địa, Táo quân về an vị, niệm :'An gia đường chân ngôn ".
 Trấn Trạch An Gia Pháp 
Khi mới chuyển đến 1 nơi ở mới hoặc căn nhà mới, nếu muốn tránh các 
loại pháp thuật của Tà Sư ( thầy mo ) có thể dùng “Đế Tổ Trấn Trạch An 
Gia Pháp ” để hóa giải Tà Sư pháp, đối với chủ nhân không hề có hại mà 
lại giúp cho gia đình vô cùng êm ấm. 
Trong phòng kín thắp hương bắt quyết Thỉnh Sư, để câu thông, sau đó 
dùng bút lông Dê vẽ “ Trấn Trạch An Gia Phù ” 1 đạo. 



Vẽ xong tay trái cầm Phù, sau đó dán lên giữa tường, đốt 3 nén hương, 2 
tay chắp lại thành tâm khấn niệm “ An Gia Chân Ngôn ”   
An Gia Chân Ngôn. 
 Thiên dương địa âm.    Tam khí hóa thần.            Tam quang phổ chiếu. 
Cát huy lâm môn.         Hoa hương tán sắc.          Thiên lạc diệu âm. 
Hoan thỉnh gia bảo.      Tư mệnh lục thần.            Vạn niên hương hỏa.   
Vĩnh trấn gia đình.        Chư tà mạc nhập.             Thủy hỏa nán xâm. 
Môn thần hộ vệ.            Sa quỷ chư tinh.               Thần uy quảng đại. 
Chính đại quang minh         Thái ất sắc mệnh.       Vĩnh bảo an môn.  
An thần kỉ bế.                 Vĩnh viễn đại cát. 

Chân ngôn niệm 3  lần xong, chân đứng Cương Bước,  tay  trái chắp Lôi 
Quyết, đặt vào eo  trái,  tay phải chắp Kiếm Quyết đối chuẩn với   “ Trấn 
Trạch An Gia Phù ” để thư hiệu lệnh phù, hoàn thành việc thi hành pháp. 


                                       Thái Tuế An Trạch Pháp 

“ Thái Tuế” tức là Tuế Tinh cổ đại thiên văn học, nhà xem tướng số cho 
rằng Thái Tuế tức là có Tuế Thần, các nơi sở tại và nơi tương phản, đều 
phải cấm kỵ, tránh nơi không may mắn. tinh mệnh gia cho rằng Thái Tuế 
là vận mệnh của người chủ, đem  sinh niên  thái  tuế gọi  là “ đương  sinh 
thái  tuế”. Lấy chủ  làm  sinh mệnh cuối cùng,  thái  tuế  luân chuyển hàng 
năm gọi  là “ du hành  thái  tuế”. Tai họa chính của một năm,  tục ngữ có 
câu”  thái  tuế đương đầu  tọa, phi  tai biến  là họa”, có  thể  thẩy hàng năm 
nếu như gặp thái tuế thì những năm này không cát lợi. dân gian thường có 
câu” thái tuế đầu thượng bất khả động thổ”, ý là nơi hung tàn mà thái tuế 
ở, nếu như động thổ hưng kiện thì sẽ tạo ra tai họa,  xung phạm đến thần 
sắc, nhân  đinh  hại bệnh,  gia  trạch bất  an,  cách  hóa  giải  tốt nhất  là  vận 
dụng ngũ tông “ Thái Tuế An Trấn Pháp” 

Phương Pháp Cung Phụng Thái Tuế. 
- Mặt quay về hướng Đông chân bước Cương Bộ, bắt Thỉnh Sư Quyết, 
dùng bút  lông, mực đen viết  lên giấy đỏ,  trên đó vẽ “ Thái Tuế Phù ” 1 
đạo, viết  tên của Thái Tuế Tinh Quân năm nay, ở  trên Phù bên  trái ghi 
ngày, tháng, năm, sinh ( Chủ Hộ ) chọn lấy 1 ngày đại cát, đại lợi, trong 
tháng giêng mà dán vào giữa nhà, mỗi  tháng vào ngày 15 âm  lịch, dùng 
nước, hương, hoa, quả mà cúng lễ, trong lòng tâm niệm khấn. 
 “ cẩn thỉnh thái tuế tinh quân xxx, đáo thử trấn trạch, thiên cung tứ phúc 
trấn  trạch  quang minh,  chiêu  tài  tiến  bảo,  hợp  gia  bình    an,  tín  sỹ  xxx 
thành tâm cung thỉnh” niệm 3 lần, sau đó khấn 3 lễ. 

Tạ Thái Tuế Pháp. 

Hàng năm vào ngày 24 tháng 12 âm lịch, trước Thái Tuế Phù, đốt nhang, 
đốt nến, tâm thành kính tạ niệm chú “ cẩn tạ thái tuế tinh quân xxx, đáo 
thử  trấn  trạch,  thiên cung  tứ phúc,  trấn  trạch quang minh, chiêu  tài  tiến 
bảo, hợp gia bình  an, tín sỹ xxx thành tâm cung thỉnh” niệm 3 lần, sau đó 
khấn 3 lễ. sau đó lấy bùa ở nơi thanh tĩnh thiêu đốt cùng với nhang, nến, 
tiền vàng. 

Công Dụng Cúng Lễ. 

Cúng lễ “ bùa thái tuế trấn trạch an gia”, có thể chiêu phúc nạp cát tường, 
hoang nghênh niềm vui,  làm cho gia  trạch an vui,  trong nhà hòa hợp, ra 
vào bình an,  làm ăn hưng  lợi, ngũ  tục phong đặng, gia súc đầy đàn,  tiền 
tài đầy nhà, sức khỏe trường thọ. 




PHƯƠNG PHÁP GIẢI TRỪ TAI ƯƠNG CHO GIA TRẠCH CÓ NHIỀU QUỶ THẦN VÀ TAI HỌA.
 Khi trong nhà có nhiều quỷ thần , tai họa hoặc có tà thần dã quỷ do người ngoài từ nơi khác đem tới, người trong nhà có thể sẽ bị quỷ thần làm cho mê muội hoặc gây tai họa, tà quỷ ẩn dấu hình dáng , tác oai tác quái , thoắt ẩn thoắt hiện từ nơi này sang nơi khác , giả làm miệng người bệnh, đòi ăn , đòi uống. Nếu thấy xuất hiện tình trạng này có thể dán 12 lá bùa, tính theo phương của tinh bàn . Dán bùa theo phương pháp này , tai họa do ma tà gây ra sẽ nhanh chóng tự rời bỏ và bị loại trừ vĩnh viễn, từ đó, vật bị ma quỷ làm cho điên loạn sẽ không thể gây ra tai họa cho chủ nhà .
 Phương pháp xác định kết cấu và phương tinh bàn trên đều là phương pháp dán bùa. Giả dụ như trong một năm trước Lập xuân, chia thành tiết khí của 12 tháng, khi Lập xuân đi qua, tức là vào tháng Giêng, thì lá bùa đầu tiên sẽ được dán ở phương chính Đông.Nếu không gặp được Lập xuân thì bắt đầu dán ở phương Đông Bắc. Dán ở các phương chính Đông, chính Tây , chính Nam , chính Bắc mỗi phương 2 lá bùa, các phương Đông Nam , Đông Bắc, Tây Nam,Tây Bắc, mỗi hướng dán một lá , không được dán sai. Ner61u dán sai thì lá bùa dán không còn tác dụng.
Ngũ lôi Địa chi linh phù được thu thập và biên soạn trong sách gốc sau : Vạn linh bảo phù - loại phù dùng để hóa giải những vật bị quỷ thần mê hoặc.



Câu niệm chú : Hống hống ni am kha( ha) hạ ma ca mu khiếu thạch diệp cấp cấp như tát công chân nhân luật lệnh "
Trong đó có thêm 5 bùa Ngũ lôi , với câu thần chú : Xuất ".

BÙA   TRỊ ĂN TRỘM.
Dán cửa.


TRỪ ĂN TRỘM.
Chôn tại chỗ lỗ ăn trộm chui vào.
Vái : Cửu Thiên Huyền nữ - Lỗ ban Tổ sư – Trương Thiên sư- Thập nhị thời thần và Tổ ăn trộm là Trần Thị Thiệt.


BÙA DÁN CỬA AN GIA TRẠCH.


Phần nhận xét hiển thị trên trang