Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

Hệ Thống Tình Báo Trung Quốc và Nhật Bản

Hùng T

Nhu cầu Quốc an của Nhật và Đảng an của Tầu


 * Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình - Hãy nhìn bàn tay kia * 


Như một ngẫu nhiên, cả hai cường quốc Đông Á là Trung Quốc và Nhật Bản đều đang củng cố hệ thống tình báo của mình. Nhưng theo mục tiêu trái ngược. Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức lại hệ thống tình báo để Tập Cận Bình củng cố quyền lực và loại bỏ mọi phe phái khác. Nhật Bản thì tăng cường khả năng tình báo để bảo vệ quyền lợi quốc gia trên thế giới.

Hồ Sơ Người-Việt sẽ phân tách hai chiều hướng trái ngược này.


Từ Lưỡng Hội....


Tuần này, đảng Cộng sản Trung Quốc cho tổ chức hai hội nghị song hành gọi là "Lưỡng Hội".

Một là cơ chế mệnh danh Hội nghị Hiệp thương Chính trị, hay Chính hiệp, cơ chế tư vấn của nhà nước mà thực chất là hệ thống kiểm soát các đoàn thể quần chúng dưới sự lãnh đạo của đảng. Cầm đầu cơ chế này hiện nay là Du Chính Thanh, nhân vật đứng hàng thứ tư của Thường vụ Bộ Chính trị gồm có bảy người quyền lực nhất. Chính hiệp đã khai mạc hội nghị năm nay vào Thứ Ba vừa qua.

Tổ chức kia mệnh danh là Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, hay Nhân đại, tức là Quốc hội, cơ quan lập pháp tối cao của quyền lực nhà nước cũng do đảng lãnh đạo. Mọi quyết định của Ban Chấp hành Trung ương rồi Bộ Chính trị của đảng đều được hội nghị này đưa ra bàn thảo và ban hành để chính thức trở thành mệnh lệnh cho cả nước. Quốc hội sẽ chính thức nhóm họp Thứ Năm này. Cầm đầu Quốc hội hiện là Trương Đức Giang, ủy viên thứ ba của Thường vụ, dưới Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng lý Lý Khắc Cường (Thủ tướng).

Giới kinh tế thì theo dõi phát biểu của Phát ngôn viên Quốc hội, nữ Đại sứ Phó Oánh nguời Mông, về nội dung và mục tiêu của Nhân đại năm nay để dự đoán các quyết định của đảng. Nhưng ta cũng có thể nhân cơ hội này tìm hiểu về một bộ phận khác của guồng máy nhà nước, là Bộ An ninh Quốc gia, thường được gọi tắt là Bộ Quốc an, khác với Bộ Công an, là Bộ Nội vụ của các xứ khác.


Đến Bộ Quốc An


Trong hệ thống nhà nước thì cùng thuộc Hội đồng Chính phủ (mà họ gọi là Quốc vụ viện do Tổng lý là Lý Khắc Cường cầm đầu), Bộ Công an có chức năng bảo vệ trật tự và an ninh nội địa, Bộ Quốc an thì phối hợp các hoạt động tình báo và phản gián lẫn kiểm soát lý lịch các đảng viên tới cấp cao nhất. Vì vậy, Bộ Quốc an thực tế là cơ quan phụ trách tình báo đối ngoại lẫn nội an vì có thể truy tố đảng viên về các tội liên hệ đến an ninh quốc gia.

Trong tổ chức đảng thì cả hai bộ đều thuộc hệ thống quản lý của Ban Chính pháp Trung ương, cơ chế có thẩm quyền về cả cảnh sát, an ninh, toà án lẫn phản gián, tình báo đối ngoại lẫn đối nội. Cho đến Đại hội đảng Khóa 18 vào cuối năm 2012, Chủ tịch Ban Chính pháp là nhân vật đầy thế lực Chu Vĩnh Khang, vừa bị thanh trừng và tống giam về tội tham nhũng và nhất là tiết lộ bí mật quốc gia.

Chuyện tiết lộ bí mật ấy có thể liên hệ đến Bắc Hàn khi Chu Vĩnh Khang cho lãnh tụ Bắc Hàn là Kim Chính Ân biết về vai trò "thân Tầu" của người bác là Trương Thành Trạch khiến ông ta bị thảm sát và Bắc Kinh mất luôn ảnh hưởng với Bình Nhưỡng.

Qua Lưỡng hội năm nay, người ta chú ý đến sự kiện Thứ trưởng Bộ Quốc an là Mã Kiến bị trục xuất khỏi Chính hiệp sau khi đã có tin, ngày 16 Tháng Giêng, là bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật của Trung ương đảng điều tra.

Do Vương Kỳ Sơn cầm đầu, Ủy ban Kiểm tra này mới là cơ quan tối cao về kỷ luật đảng và thực tế là công cụ thanh trừng của Tập Cận Bình dưới chiêu bài diệt trừ tham nhũng.

Sau khi người cầm đầu Ủy ban Chính pháp là Chu Vĩnh Khang bị kỷ luật, việc Thứ trưởng Bộ Quốc an lại bị điều tra làm cho những ai theo dõi nội tình Trung Quốc đều phải chú ý.


Mẻ Lưới Rộng Lớn


Trong hệ thống nhà nước, Tập Cận Bình là Chủ tịch sau khi nắm giữ vai trò Tổng bí thư của đảng và là nhân vật cầm đầu Bộ Chính trị và Thường vụ Bộ Chính trị. Song song, ông cũng là Chủ tịch Trung ương Quân ủy hội, là hai cơ quan có cùng một tên và thành phần lãnh đạo, ở trong đảng và trong bộ máy nhà nước với chức năng bảo vệ vai trò của đảng với quân đội.

Từ khi lên lãnh đạo, Tập Cận Bình đã cùng nhân vật thân tín – cũng thuộc Thái tử đảng – là Vương Kỳ Sơn mở chiến dịch thanh trừng rộng lớn.

Trong tổ chức đảng thì Chu Vĩnh Khang cùng các thuộc hạ đã bị loại bỏ. Sau đó, nhân vật thân tín và Bí thư riêng của nguyên Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là Lệnh Kế Hoạch cũng sa lưới. Cả hai đều có mạng lưới nhân lực tỏa rộng trong đảng và đều bị triệt hạ, các thuộc cấp hay phe phái gần xa đều bị thanh trừng. Trong tồ chức quân đội thì hàng loạt tướng tá đã bị lột lon, cách chức và tống giam về tội tham nhũng, như Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng và cả chục người khác,

Bây giờ, chiến dịch thanh trừng lại tập trung vào Bộ Quốc an. Khi ấy, ta mới thấy người tiền nhiệm của Thứ trưởng Mã Kiện đã bị lột chức từ năm ngoái, rồi tái xuất hiện và lại biến mất vì tội thừa lệnh Chu Vĩnh Khang.... dò xét nhiều Ủy viên Bộ Chính trị.

Vì chức năng khá đặc biệt của Bộ Quốc an, là tình báo, phản gián và an ninh nội bộ, lần này, chiến dịch thanh trừng có thể nêu tội danh khác với tham nhũng – mà nặng hơn nhiều. Có chuyện gì đó đang xảy ra tại Trung Quốc và chuyện tình báo xứ này lại tập trung vào nội bộ. Nhân vật cần theo dõi là đương kim Bộ trưởng Cảnh Huệ Xương, một người thân tín của nguyên Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và chuyên gia phản gián của Trung Quốc, đã từng tốt nghiệp Đại học tại Hoa Kỳ.

Bây giờ, ta nhìn qua Nhật Bản.



Cường Quốc Bị Bịt Mắt Cột Tay


Trong tháng Giêng vừa qua, thế giới chú ý đến sự kiện hai kiều dân Nhật bị tổ chức khủng bố ISIL chặt đầu trước ống kính. Khi nội vụ xảy ra, người ta thấy sự căm phẫn mà bất lực của Chính quyền Shinzo Abe thuộc đảng Tự do Dân chủ LDP. Nhật Bản phải vận động Jordan và Turkey trợ giúp về tình báo để có dữ kiện quyết định - mà không xong.

Chuyện ấy khiến ta liên tưởng đến vụ Tupac Amaru tại xứ Peru ở Nam Mỹ vào năm 1996.

Cuối năm đó, Phong trào Cách mạng Mác xít Tupac Amaru chiếm đóng tư thất Đại sứ Nhật tại thủ đô Lima trong buổi tiếp tân mừng sinh nhật thứ 63 của Nhật hoàng. Họ bắt giữ 24 con tin trong 126 ngày, kể cả Đại sứ Morihisa Aoki. Sự việc xảy ra, Ngoại trưởng Nhật liền qua Peru, khi ấy do Tổng thống Alberto Fujimori, một người gốc Nhật lãnh đạo, và phải nghe Đại sứ Canada thuyết trình về nội vụ vì thiếu tin tức về tình báo, mà cũng chẳng có bộ phận can thiệp.

Vụ bắt giữ con tin được Chính quyền Fujimori giải quyết qua thương thảo rồi dứt điểm bằng một cuộc đột kích đẫm máu khiến tám đặc công của Tupac Amaru bị hạ sát tại chổ.

Một năm sau, Nhật lại bị bẽ bàng khi Bắc Hàn bất ngờ phòng hỏa tiễn Đại pháo đồng Taepodong qua lãnh thổ Nhật mà tình báo và quân báo Nhật không theo dõi được đường bay. Sau vụ Taepodong vào năm 1998, Nhật mới đầu tư vào việc chế tạo vệ tinh trinh sát và lập ra cơ quan tình báo không gian bên trong Cục Thông tin và Nghiên cứu của Nội các.

Tuần qua, người ta mới để ý đến một dự án của Chính quyền Abe là xin thành lập một cơ quan tình báo đối ngoại. Nhật Bản có nền kinh tế đứng hạng ba trên thế giới, với quyền lợi và an ninh toả rộng trên toàn cầu mà vẫn bị cột tay và bịt mắt.

Lý do là sau khi thất trận năm 1945, Nhật bị Hoa Kỳ giải giới và soạn cho một bản Hiến pháp "phi quân sự". Theo điều chín của Hiến pháp, Nhật không được quyền có quân đội mà chỉ có Lực lượng Phòng vệ JDF. An ninh đối ngoại của Nhật khi ấy được phó thác cho Hoa Kỳ để cùng tập trung vào việc phòng ngừa Liên bang Xô viết và Trung Quốc.

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991, Mỹ hết cần vai trò trọng yếu của Nhật, mà các nước láng giềng như Trung Quốc và Bắc Hàn Cộng sản lại trở thành những mối nguy mới. Bước ra ngoài thì quyền lợi kinh tế Nhật qua các đường hải vận hay cơ sở đầu tư quốc tế cũng bị hải tặc hay khủng bố đe dọa.

Vì vậy, Chính quyền Abe lặng lẽ xây dựng thực lực quân sự và tiến dần đến việc tu chính điều chín của Hiến pháp. Đây là chuyện "tái võ trang nước Nhật" mà nhiều nước trông đợi và Bắc Kinh báo động. Nhưng cho dù là Nhật có thể tăng cường khả năng can thiệp về quân sự để bảo vệ quyền lợi của mình, "và của đồng minh" như Thủ tướng Abe đã giải thích, Nhật vẫn bị bịt mắt vì thiếu mạng lưới tình báo.



Năm Ngón Tay Không Liền Lạc


Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Nhật có cải thiện hệ thống tình báo mà vẫn có sự phân tán đầy quán tính của thời trước. Bộ máy tình báo của Nhật hiện nay gồm có năm cơ quan như năm ngón tay thiếu liền lạc của một bàn tay.

Trong Nội các thì Cục Thông tin và Nghiên cứu phụ trách về tình báo không gian và đang mở tầm hoạt động ra lãnh vực khác. Bộ Ngoại giao thì thu thập tin tức tình báo quốc tế. Trong hệ thống quân sự (của Lực lượng Phòng vệ JDF), Trung tâm Quân báo có chức năng thu thập dữ kiện tình báo điện tử và viễn thông. Cơ quan thứ tư, thuộc Bộ Tư Pháp là Cục Tình báo và An ninh, có nhiệm vụ bạo vệ an ninh công cộng bên trong lãnh thổ. Mạnh nhất vì hoạt động từ hơn nửa thế kỷ là Sở Cảnh sát Quốc gia, với các nhiệm vụ thực thi luật pháp, chống khủng bố và giải trừ các tội hình sự mang tính chất xuyên quốc gia, như ma túy, buôn người.

Hệ thống này có một nhược điểm là thiếu phối hợp và thường gặp trở ngại từ cơ quan có nhiều quyền thế từ đã lâu là Cảnh sát Quốc gia. Nhược điểm kia còn nghiêm trọng hơn vậy, là không có cơ quan thi hành các nghiệp vụ gián điệp ở nước ngoài hầu có thêm tin tức tình báo khi hữu sự. Vì các nhược điểm ấy, nơi tập trung tin tức là Nội các chỉ có thể phản ứng chứ không chủ động hóa giải các mối đe dọa từ khi chưa manh nha.

Ngoài hồ sơ kinh tế vốn dĩ nan giải, Thủ tướng Shinzo Abe còn phải khai thông tình trạng yếu kém đó. Trong một kỳ khác, ta sẽ tìm hiểu thêm về chuyện này.

_______________________


Kết luận ở đây là gì?

Hai cường quốc Đông Á đều đang củng cố hệ thống tình báo của mình.

Một bên thì nhìn ra, một bên thì nhìn vào.

Mối nguy của Nhật có thể đến từ Trung Quốc, mối nguy của Trung Quốc lại đến từ trong đảng!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Liệu có giải được không mà vái "tập thể" như này?

“Biển người” dầm mưa làm lễ giải sao Thái Bạch

Thứ Sáu, ngày 06/03/2015 09:33 AM (GMT+7)
Tối qua 5.3 (tức 15 tháng Giêng), tại khóa lễ giải sao Thái Bạch ở chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội), cả một "biển người" ngồi, đứng giữa lòng đường, tay chắp lạy Phật, miệng lẩm bẩm... dưới cơn mưa nặng hạt.
Theo quan niệm, có 9 ngôi sao chiếu bản mệnh con người, trong đó có 3 sao xấu nhất là La Hầu, Kế Đô và Thái Bạch. Đặc biệt sao Thái Bạch được cho là “xấu nhất trong các sao xấu”, gắn liền với câu “Thái Bạch quét sạch của nhà”. Nếu người nào bị sao Thái Bạch chiếu, trong năm sẽ gặp hạn về sức khỏe, tiền của, không làm ăn được...

Ngày 15 tháng Giêng hằng năm, những nơi cúng giải hạn sao Thái Bạch luôn có rất đông người tham dự. Người Hà Nội thường quen với cảnh hàng vạn người đến chùa Phúc Khánh (Quận Đống Đa) cầu an, giải hạn. Thậm chí, không kiếm được chỗ trong chùa, nhiều người ngồi tràn ra cả lòng đường, vỉa hè khiến giao thông ùn tắc nghiêm trọng.

Hàng nghìn người đứng kín cả lòng đường trước cửa chùa Phúc Khánh trên đường Tây Sơn (Hà Nội) dự khóa lễ giải sao Thái Bạch

“Nặng lắm!”, bà Lê Thị Yến (Giáp Bát, Hà Nội) vừa chắp tay lạy Phật vừa than vãn. Bà noi: “Năm nay nhà tôi có 3 người bị sao Thái Bạch chiếu nên phải đến đây giải sao, mong làm ăn thuận lợi, không mất mát gì”.

Với tâm lý bất an khi bị sao Thái Bạch chiếu, nhiều người đã đặt sớ trong chùa Phúc Khánh nhưng vẫn không an tâm, muốn đến chùa thực hành khóa lễ.


Chị Nguyễn Hồng Hạnh (Trung Kính) cho biết nếu làm lễ ở nhà rất tốn kém, có khi mất cả chục triệu. Nhưng nếu làm ở đây, mỗi người chỉ mất 1.00.000 đồng.

Tuy nhiên, bà Phạm Thị Oanh thì khác. Bà cho biết: “Tôi làm lễ cầu an cho cả gia đình thôi, nếu bị hạn thì có tránh cũng không được, cốt là tại tâm mình. Nhiều người sống lương thiện vẫn gặp nhiều tai ương đó...”
 “Biển người” dầm mưa làm lễ giải sao Thái Bạch - 2
Với quan niệm “Thái Bạch quét sạch cửa nhà”, nhiều người phải tới bằng được chùa Phúc Khánh giải hạn, cầu an,  bất chấp trời mưa gió hay phải đứng, ngồi trên thành cầu vượt
 “Biển người” dầm mưa làm lễ giải sao Thái Bạch - 3
Cả một "biển người" hướng vào phía trong chùa
 “Biển người” dầm mưa làm lễ giải sao Thái Bạch - 4
Hàng trăm chiếc ô được người dân mang theo khi dự khóa lễ
 “Biển người” dầm mưa làm lễ giải sao Thái Bạch - 5
Có những người không chen vào được hay đi làm qua đành đứng ngay sát thành cầu làm lễ
 “Biển người” dầm mưa làm lễ giải sao Thái Bạch - 6
Nhiều người cầu an, giải hạn dưới ô, tuy nhiên có những người đầu trần hay chỉ dùng túi nilon che qua dưới cơn mưa nặng hạt.
 “Biển người” dầm mưa làm lễ giải sao Thái Bạch - 7
Một lòng thành kính lễ ngay sát thành cầu
 “Biển người” dầm mưa làm lễ giải sao Thái Bạch - 8
Ngồi dưới lòng đường hàng giờ đồng hồ để cầu mong điều xấu không đến
 “Biển người” dầm mưa làm lễ giải sao Thái Bạch - 9
Học theo người lớn, nhiều em nhỏ cũng tay chắp, mặt hướng vào chùa
 “Biển người” dầm mưa làm lễ giải sao Thái Bạch - 10
Phía trong chùa không còn một chỗ trống
 “Biển người” dầm mưa làm lễ giải sao Thái Bạch - 11
Người dân ngồi cổng sau của chùa Phúc Khánh làm lễ
 “Biển người” dầm mưa làm lễ giải sao Thái Bạch - 12
Khóa lễ giải sao La Hầu bắt đầu từ 19h, kết thúc lúc 20h
 “Biển người” dầm mưa làm lễ giải sao Thái Bạch - 13
Sau buổi lễ, nhà chùa phát lộc cho người dân gồm chuối, oản

Theo Thượng tọa Thích Thiện Tâm - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, dâng sao giải hạn là tập quán xuất phát từ Trung Quốc. Đạo Phật không có quan niệm dâng sao giải hạn và cũng không có quan niệm sao chiếu mệnh nào tốt, sao nào xấu.
Do vậy, người nào bị “sao xấu” chiếu mệnh không cần phải lo lắng, người nào có sao chiếu mệnh tốt không được chủ quan mà thiếu cẩn trọng trong hành động suy nghĩ. Cũng như vậy, không có ngày tốt, ngày xấu, tháng tốt, tháng xấu. Ví dụ, trong ngày tốt mà con người ta làm việc xấu thì lại chính là ngày xấu với người đó.
“Họa phúc của con người không phải do sao tốt hay sao xấu chiếu mà do chính hành động, lời nói, suy nghĩ của mình gây ra”, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam bày tỏ.
Hiện tại, các chùa làm lễ ngày 15 Âm lịch cho người dân đến dâng sao giải hạn thực chất là Lễ cầu an của Phật giáo. Cầu an ở đây không phải là cầu xin, van xin để được bình an, mà là nhắc lại lời Phật dạy, hướng mọi người làm theo lời Phật để đạt được mong muốn bình an, an lạc.  
Công Thọ

Theo Hồng Phú (Danviet.vn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sao bẩu "Khép lại quá khứ..hướng tới tương lai..4 tốt+16 chữ vàng" vẫn cứ điên khùng phát mãi như zậy?

Tờ Hoàn Cầu thời báo Trung Quốc trắng trợn tung clip tái hiện cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 vẫn được truyền thông nước này gọi là: Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam.
Tờ báo theo quan điểm diều hâu của Trung Quốc viết: Năm 1979 đánh dấu cuộc chiến tranh quy mô lớn đầu tiên của Trung Quốc kể từ khi thành lập nước để chống lại sự xâm lược của Việt Nam.
Trong 20 ngày chiến đấu, quân đội Trung Quốc đã chiếm hơn 20 thành phố, thị trấn quan trọng của Việt Nam. Trung Quốc đã tuyên bố thắng lợi và rút quân khỏi Việt Nam trong 1 tháng.
Bản điện tử của Hoàn Cầu thời báo hôm 2/3 vừa qua còn tung cả clip được gọi là “Tái hiện cuộc chiến tranh tự vệ phản kích Việt Nam”.
Clip dài 15 phút sử dụng nhiều thước phim tư liệu và cả những cảnh phục dựng lại cuộc chiến phi nghĩa, man rợ, bất chấp luật pháp quốc tế của nhà cầm quyền Trung Quốc thời kỳ đó.
Dưới đây là những nội dung trong clip xuyên tạc lịch sử, hiếu chiến của Hoàn Cầu thời báo:
- Cùng với việc pháo binh nã đạn mạnh mẽ vào Việt Nam. Hai nhánh quân của chúng ta (quân đội Trung Quốc xâm lược) tấn công và đẩy lui quân đội Việt Nam ở cứ điểm Đồng Đăng.
- Trong khi đó, một cánh quân khác khi đang tiến công thì gặp phải trận địa mìn của Việt Nam. Thời gian quá cấp bách, dùng máy dò mìn không thể kịp nữa. Binh lính của chúng ta đã hết sức anh dũng, dùng chính cơ thể mình để dò mìn, giúp đội quân phía sau mở ra một con đường để tiến lên.
- Cánh quân xung kích tiếp tục mạnh mẽ xông tới, hết lần này đến lần khác dẹp bỏ những chướng ngại vật của quân đội Việt Nam, đến địa điểm được chỉ định sớm trước nửa tiếng so với kế hoạch.
- Cánh quân phía bên trái cũng anh dung vượt qua rào cản phòng ngự của quân đội Việt Nam, thọc sâu vào căn cứ ở hậu phương của quân địch (quân đội Việt Nam). Quân Việt Nam ở Đồng Đăng bị biến thành ba ba trong rọ, bị cắt đứt đường lui. Trung đoàn Anh hùng của Việt Nam lâm vào cảnh mọc cánh cũng khó thoát.
- Lúc này, đội quân tiến công phía chính diện cũng phối hợp với lực lượng xe tăng tiến vào địa phận Việt Nam như gió mạnh xua tan mây, tiến sâu vào căn cứ địch. Lực lượng xe tăng cũng tấn công mãnh liệt, cùng với bộ binh nhanh chóng chiếm cứ các điểm cao quanh khu vực Đồng Đăng.
- Rạng sáng, ở khu vực Lào Cai, lực lượng công binh, biên phòng ùn ùn tiến quân qua sông.
- Bị thất thủ ở Đồng Đăng, số tàn quân của trung đoàn Anh hùng của Việt Nam lui vào ẩn nấp trong các hang động. Số binh lính này dựa vào rừng sâu núi cao, điều kiện tự nhiên phức tạp để mưu đồ chống lại quân ta (quân xâm lược Trung Quốc). Tuy nhiên, quân đội ta đã dùng hỏa lực mạnh, lần lượt nhổ từng cứ điểm của quân Việt Nam.
- Quân đội ta đã phải chiến đấu với quân Việt Nam trong điều kiện vô cùng ác liệt. Có thể tưởng tượng mức độ gian khổ khi đó.
- Khi chiến tranh nổ ra, những khu vực có nước ở Việt Nam đều bị quân đội nước này thả thuốc độc vào. Nhiều khi, để giải quyết vấn đề nước uống, binh sĩ (Trung Quốc) đã phải hy sinh tính mạng của mình.
-Cùng thời điểm với bộ đội biên phòng ở Quảng Tây tấn công, bộ đội biên phòng Vân Nam cũng dũng mãnh vượt sông Hồng, đập tan phòng tuyến phòng ngự của quân Việt Nam.
- Phòng thủ ở huyện Cam Đường, Lào Cai là sư đoàn 316A của Việt Nam. Đơn vị này được trang bị hỏa lực do Liên Xô cung cấp. Khi quân Trung Quốc tiến công, phía Việt Nam tuyên bố sư đoàn này dư sức đập tan một sư đoàn chủ lực Trung Quốc. Thực hư sức mạnh sư đoàn này thế nào, phải đợi khi chiến đấu trực diện mới biết được.
- Quốc lộ 10 là con đường duy nhất để Việt Nam chi viện cho lực lượng phòng thủ Cam Đường. Cạnh con đường này có ngọn núi cao 500m. Ngày 21/2, sư đoàn 316A của Việt Nam đã cử một đơn vị tiên phong chiếm giữ điểm cao này.
Nơi này giúp quân đội Việt Nam tiến có thể giải vây cho Cam Đường, lui có thể phòng thủ cứ điểm cũ. Tuy nhiên, quân đội ta (Trung Quốc) đã tấn công mãnh liệt, chặt đứt yết hầu quân đối phương. Sư đoàn 316A của Việt Nam đã lâm vào cảnh hoảng loạn khi mất điểm cao này và tìm cách chiếm lại.
Cứ 20 phút một lần, sư đoàn này lại cho quân tấn công quân Trung Quốc. Tuy nhiên, hỏa tiễn Trung Quốc đã giáng trả những đòn mạnh mẽ vào trận địa phía Việt Nam khiến đối phương không thể tiến lui. Huyện Cam Đường mau chóng lọt vào tay quân đội Trung Quốc.
- Cái gọi là đơn vị Anh hùng của Việt Nam mau chóng bị quân đội Trung Quốc dọa cho trợn mắt há miệng. Thi thể lính Việt Nam chết trận phải dùng đến 17 xe tải mới chở hết.
- Ở cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn, dựa vào địa thế rừng núi hiểm yếu, quân Việt Nam giăng sẵn vô số điểm mai phục dọc theo con đường duy nhất đi vào nơi này.
 
Xem thêm:













>> Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Ai nợ ai?


Lực lượng trinh sát Trung Quốc phát hiện đối phương có hệ thống phòng ngự mạnh dọc theo con đường duy nhất từ Chi Ma vào Lạng Sơn. Tuy nhiên, ngọn núi Mẫu Sơn cao 1.500km so với mặt nước biển nằm ở phía sau Chi Ma được bố trí phòng ngự yếu hơn nhiều.
- Chỉ huy quân đội Trung Quốc quyết đoán tấn công từ ngọn núi này, nơi mà Việt Nam không ngờ nhất. Một trung đoàn quân Trung Quốc đã rất vất vả chọc qua tuyến phòng thủ ở Mẫu Sơn, thọc sâu vào 16km trong một đêm. Sau 12 tiếng chiến đấu, quân Trung Quốc đã qua được tuyến phòng thủ Mẫu Sơn. Sau đó, quân đội ta (Trung Quốc) đã chiếm được cửa khẩu Chi Ma.
- Mất đi Chi Ma và Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình biến thành một tòa thành cô độc, bị lọt vào tay quân Trung Quốc, trong khi phía Việt Nam không thể chi viện cho nơi này.
- Quân ta hợp quân cùng những cánh quân khác và thêm một đơn vị đặc công bắt đầu tiến công Lạng Sơn, nơi phòng thủ trọng yếu của Việt Nam với một sư đoàn trấn giữ tại đây. Ngày 27/7, tổng cộng 9 sư đoàn quân ta phối hợp với xe tăng và pháo binh tấn công mãnh liệt Lạng Sơn và cứ điểm Lộc Bình.
- Đến ngày 2/3, quân ta chiếm được phía bắc của Lạng Sơn, tiêu diệt sư đoàn quân chủ lực thứ 3 của quân đội Việt Nam và tiêu diệt cả trung đoàn công an vũ trang số 17 của nước này.
- Ngày 4/3, pháo binh không ngừng nã đạn mạnh mẽ, cùng với bộ binh tấn công mãnh liệt vào Lạng Sơn, lần lượt chiếm trụ sở chính quyền tỉnh Lạng Sơn, ga xe lửa. Đến 14h40 ngày 5/3, quân ta tuyên bố thắng lợi ở Lạng Sơn.
- Tân Hoa Xã ra tuyên bố khẳng định chính phủ Trung Quốc từ ngày 15/3 đã cho rút quân về nước.
- Trong cuộc phản kích tự vệ này, quân ta đã chiếm được Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Quảng Ninh, Hà Tuyên và 21 huyện, thị trấn khác nhau của Việt Nam; tiêu diệt 4 sư đoàn, 7 trung đoàn, 25 tiểu đoàn của Việt Nam. Tổng số binh lính Việt Nam bị tiêu diệt là hơn 50.000 người; 2173 lính đầu hàng; thu giữ 916 khẩu pháo các loại; 16.000 súng, hỏa tiễn; 236 xe ô tô. Quân ta cũng phá hủy nhiều pháo, xe tăng, xe thiết giáp, thu được thắng lợi huy hoàng.
- Ngày 16/3/1979, toàn bộ lính biên phòng Trung Quốc rút về nước. Chính phủ Trung Quốc cũng giữ lời, không hề lấy một phân đất của Việt Nam, không để lại một binh một lính ở Việt Nam. Điều này cho thấy Trung Quốc tiến hành chiến tranh phản kích tự vệ chỉ vì bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ an toàn của người dân Trung Quốc, hoàn toàn chỉ là để bảo vệ sự tôn nghiêm của tổ quốc.
Clip này được cho là của Đài phát thanh truyền hình tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc thực hiện.
Clip này và nhiều bài báo khác của Trung Quốc thời gian qua chỉ miêu tả chi tiết việc quân đội Trung Quốc xâm lược Việt Nam nguỵ biện cho hành động phi nghĩa, man rợ, bất chấp luật pháp quốc tế này.
Điều rõ ràng, hiển nhiên có thể thấy đây là những nội dung xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật về cuộc chiến tàn ác, phi nghĩa xâm lược Việt Nam năm 1979.
Theo VTC
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Đã đến lúc chấm dứt ngay, triệt để tình trạng kéo dài quá lâu những việc như thế này:

Tôn vinh giá trị ảo khiến xã hội thêm rối loạn




Hà Văn Thịnh


























VNN - Sự tôn vinh những giá trị ảo thực chất là làm cho văn hóa rối loạn thêm. Còn gì là văn hóa và đạo đức nữa khi GS đạo văn, TS giấy, quản lý thì tham nhũng, kém cỏi tràn lan.

Sau tết là mùa lễ hội, phong tục. Và như thể quy luật, những trăn trở, day dứt về sự ‘xuống cấp’ của văn hóa vào những thời điểm như thế này lại liên tục tạo sóng, gây bão trong đời sống, dư luận.

Mới đây, đọc bài viết của TS Trần Đức Anh Sơn (FB Anh Sơn Trần Đức), tôi thấy khá nhiều lý lẽ để đồng tình, khi anh giải thích lý do lễ hội bị biến tướng diễn ra nhiều chỉ ở nơi này mà hiếm khi có chuyện tương tự ở nơi kia, nhất là Huế.

Song, với riêng Huế, vẫn có nhiều chuyện đề bàn…

Khi tôi vào Huế cuối những năm 70 thế kỷ trước là lúc ngoài hai mươi tuổi. Là cán bộ giảng dạy nhưng phải kiêm nhiệm “chức” trợ lý giáo vụ, có nghĩa là tôi thường xuyên phải đưa các thầy thỉnh giảng từ Hà Nội đi tham quan các di tích ở Huế. Có thể nói, tôi may mắn được gặp gỡ, chuyện trò với những cây đa, cây đề: Trần Quốc Vượng, Nguyễn Văn Hồng, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Đinh Xuân Lâm, Vũ Dương Ninh, Trần Đình Hượu, Phan Cự Đệ, Lê Đình Kỵ, Hoàng Trọng Phiến, Từ Chi, Chương Thâu…

Bác lái xe đưa tôi đi với các thầy hồi đó tên là bác Chúc, bác Thương. Khi tôi và GS thỉnh giảng xuống, bao giờ cũng thấy bác Chúc hay bác Thương mở sẵn cửa xe, vòng tay và hơi cúi mình, nói: “Mời các thầy lên xe”. Tôi ngạc nhiên vì chưa thấy chuyện ‘đã từng’ tương tự như thế ở ngoài Bắc. Tôi thầm nghĩ, chắc nhờ cái uy của các thầy nên tôi mới được thơm lây.

Thế nhưng, những khi thầy không nghỉ lại ở nhà khách (khách sạn Morin) bây giờ mà ở khách sạn khác hay nhà người quen thì chỉ có mình tôi xuống, lên xe để đi đón thầy. Và, tôi cũng được bác Chúc vòng tay cúi chào, với lời mời nhẹ như một tiếng thì thầm của gió bay trong không gian văn hóa dịu dàng…

Sự phát triển của Trường ĐH Tổng hợp Huế (nay là ĐHKH Huế) đưa đến cái tất nhiên là nhiều lái xe trẻ được tuyển dụng và, chẳng biết từ khi nào, nhưng rất nhanh sau đó, những cái vòng tay, cúi chào không còn nữa.

Rồi, rất nhiều vợ, cháu, em út của người làm trong trường được tuyển vào giữ xe đạp (sau này là xe máy). Tôi bắt đầu được nghe những tiếng quát nạt, sỉ vả sinh viên: “Ê, thằng kia, để xe lùi lại”; “ Ê, con kia, cho xe dịch sang”… Không ít lần do không chịu nổi, tôi phải quát, phải nhắc nhở rằng, sinh viên là tinh hoa của đất nước, mai mốt là cán bộ, là nhân tài, không được phép và không có quyền nói năng như thế. Những lời nhắc, gây sự của tôi chỉ đưa đến kết quả là hầu như nhân viên giữ xe nào cũng… ghét tôi!

Vài câu chuyện như thế để thấy rằng đã có một sự thay đổi rất nhanh cái khung văn hóa, cái phổ giá trị từ lâu đã có ở Huế. Ta tự hào về cái bình đẳng giữa lãnh đạo và nhân viên, người ít được học và có học, nông dân và trí thức… nhưng quên mất rằng cái cách đánh đồng mọi thứ, mọi giá trị ấy đã đem đến sự hỗn loạn về đạo đức, văn hóa. Thực chất của lẽ ‘bình đẳng’ ở đây là ... cá mè một lứa.

Những sai lầm về quản lý và phát triển văn hóa, kinh tế  đã đẩy nhanh hơn sự tan vỡ của trật tự, tôn ti. Với hàng loạt quyết sách sai lầm sau đó.

Vài chục năm sau, chúng ta bắt đầu sửa sai, làm lại bằng cách tôn vinh như GS, PGS có phòng làm việc riêng, lương cao, đãi ngộ… Nhưng, một lần nữa mọi thứ lại bị đảo lộn. Có bao nhiêu Phó GS, GS không nói nổi vài câu tiếng Anh? Có bao nhiêu người cứ viết mỗi trang, sai ít nhất vài lỗi chính tả?

Sự tôn vinh những giá trị ảo thực chất là làm rối loạn thêm. Người ta đua tranh để có bằng này, bằng nọ và hầu như ai cũng đạt được, nếu muốn. Còn gì là văn hóa và đạo đức nữa khi GS đạo văn, TS giấy, tham nhũng gia tăng.

Trần Đức Anh Sơn chỉ đúng một phần thôi. Có lẽ anh ấy muốn né tránh, có khi anh ấy ám chỉ, ngụ ý làm cho người viết bài này không hiểu. Tôi muốn nói thẳng ra rằng: Phải chấn chỉnh lại, loại bỏ tất cả những gì dối trá, và cần tôn vinh giá trị thực, thì mới có thể  xây dựng được một môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Biển Đông chưa khi nào bình yên, đang nóng lên từng ngày!

Trung Quốc lại đâm 3 tàu của đối thủ ở Biển Đông

Cập nhật lúc: 19h05"  | 05/02/2015
(VnMedia) - Philippines vừa lên tiếng tố cáo một tàu của Trung Quốc đã ngang nhiên đâm thẳng vào 3 tàu cá của họ ở Biển Đông hồi tuần trước. Đây là dấu hiệu mới nhất về việc căng thẳng đang quay trở lại khu vực vì những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. 
  
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Philippines hôm qua (4/2) đã chính thức gửi văn bản phản đối hành động trên của tàu Trung Quốc đến Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Manila đồng thời gửi một văn bản khác tố cáo hành động đánh bắt cá bất hợp pháp của phía Trung Quốc sau khi có ít nhất hơn hai chục tàu thuyền Trung Quốc bị bắt gặp đang đánh bắt loại sò quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở khu vực bãi cạn Scarborough hôm 22/1, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết.
 
“Philippines kịch liệt phản đối những hành động của phía Trung Quốc khi liên tục quấy rối và ngăn chặn ngư dân Philippines kiếm kế sinh nhai hợp pháp ở khu vực của họ”, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết trong một tuyên bố, đề cập đến vụ việc ngày 29/1 khi một tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc đâm các tàu cá của Philippines.
 
Manila kêu gọi nước láng giềng to lớn của họ tôn trọng chủ quyền của Philippines ở khu vực điểm nóng nói trên. "Philippines tiếp tục kêu gọi Trung Quốc tôn trọng các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines ở Bajo de Masinloc (bãi cạn Scarborough)", Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm nay (5/2) cho biết.
 
Trung Quốc cần phải "kiềm chế, không được có những hành động không chỉ gây ảnh hưởng đến mạng sống, sự an toàn và kế sinh nhai của ngư dân Philippines mà còn gây phá hoại cho môi trường hàng hải mong manh ở khu vực”, Ngoại trưởng del Rosario nói thêm.
 
Vụ việc trên là diễn biến căng thẳng mới nhất trong cuộc tranh chấp vô cùng quyết liệt và nóng bỏng giữa Philippines và Trung Quốc ở những bãi cạn giàu tài nguyên trên Biển Đông. Trung Quốc trong những năm gần đây đã liên tiếp có những hành động hung hăng, quyết liệt nhằm đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông. Hồi tháng 1 năm ngoái, các tàu của Trung Quốc từng sử dụng súng vòi rồng để đuổi các ngư dân Philippines ra khỏi bãi cạn Scarborough.
 
Phản ứng của Trung Quốc 
 
Trung Quốc hôm nay đã lên tiếng bảo vệ cho hành động đâm tàu đánh cá Philippines của tàu bảo vệ bờ biển của nước này đồng thời kêu gọi Manila tăng cường “tuyên truyền, giáo dục” các ngư dân.
 
Phản ứng trước những tố cáo và sự phản đối của Manila về hành động tàu Trung Quốc đâm tàu cá của Philippines cũng như tàu đánh cá Trung Quốc đánh bắt bất hợp pháp trong khu vực của Philippines, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích rất gay gắt, nói rằng nhiều tàu đánh cá của Philippines “đã lượn lờ bất hợp pháp” ở vùng lãnh hải xung quanh bãi cạn Scarborough và không tuân thủ sự quản lý của Trung Quốc.
 
"Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc đã cử một thuyền cao su đến đuổi họ đi và đã đâm nhẹ vào một trong những chiếc tàu đánh cá", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết tại cuộc họp báo định kỳ.
 
"Chúng tôi đề nghị Philippines tăng cường giáo dục và tuyên truyền cho các ngư dân Philippines để ngăn chặn những sự việc như thế tái diễn”, ông Hồng Lỗi nói thêm.
 
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh, tàu Trung Quốc đi lại trong vùng lãnh hải của bãi cạn Scarborough để “duy trì trật tự” nhằm bảo vệ vùng lãnh hải theo luật pháp. Ông Hồng Lỗi còn tuyên bố, bãi cạn Scarborough là “một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc”.
 
Bãi cạn Scarborough là nơi chứng kiến cuộc tranh chấp căng thẳng nhất giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông. Bãi cạn này nằm cách đảo chính Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km. Hồi tháng 4 năm 2012 từng xảy ra một cuộc chạm trán giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với hai tàu hải giám Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough. Kể từ đó, Bắc Kinh đã cho tàu thuyền phong tỏa nơi này bất chấp sự phản đối quyết liệt qua con đường ngoại giao của phía Manila. Trung Quốc trên thực tế đang nắm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough.
 
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới bởi nó chứa các tuyến đường vận chuyển sống còn. Đồng thời Biển Đông còn được cho là chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn. Chính vì thế, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông. Nước này đã đưa ra yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò để thực hiện mục tiêu nói trên. Theo yêu sách đường 9 đoạn, Bắc Kinh đòi chủ quyền với hơn 100 đảo lớn nhỏ, đảo san hô, bãi đá ngầm và những vùng chồng lấn với lãnh thổ, lãnh hải của Philippines, Malaysia, Việt Nam, Brunei và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
 
Tuy nhiên, đường 9 đoạn phi lý và phi pháp của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối gay gắt không chỉ của các nước trong khu vực mà của các học giả quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới.
(tổng hợp)Kiệt Linh  

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chúng ta đã nhẫn nhịn và Trung Quốc ngày càng lấn tới. Mọi người hãy chú ý thông tin này!

Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động xây dựng trái phép ở Trường Sa

- chuyên mục

Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động xây dựng trái phép ở Trường Sa.




Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 5/3, tại Hà Nội, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã trở lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc xây, bồi đắp đảo ở quân đảo Trường Sa của Việt Nam, cho phép hoạt động đồn trú và sân bay quân sự.
Phó Phát Ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, Việt Nam phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động sai trái này. 

Hình ảnh Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động xây dựng trái phép ở Trường Sa số 1Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động xây dựng trái phép ở Trường Sa

“Quan điểm của Việt Nam về việc này là rõ ràng và nhất quán. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa,” Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng nói tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 5-3 tại Hà Nội.
“Việc Trung Quốc xây dựng các công trình trái phép trên các bãi, đá, và làm thay đổi nguyên trạng tại khu vực Quần đảo Trường Sa không những đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam mà còn vi phạm Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc ký kết với ASEAN,” Phó Phát ngôn khẳng định.
H.Nguyên (Tổng hợp)
Nguồn : Người đưa tin


Phần nhận xét hiển thị trên trang