Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Cách vào google (google + , google plus) khi bị chặn




Google-Plus-SEO
Google+ (google plus), facebook hay twitter đều là các trang mạng xã hội đứng đầu thế giới. Hiện nay đều bị chặn. Đối với những người làm lập trình, SEOer hay những người có công việc liên quan đến internet thì không thể nào thiếu được những websiteSocial Network này. Đặc biệt đối với những người làm sale, marketing trực tuyến lại càng khổ sở hơn khi google+ bị chặn. Vậy bài viết này Tm Việt sẽ hướng dẫn các bạncách vào Google , Google+ (còn gọi là Google Plus). Các thao tác tương đối đơn giản, giống như thao tác để vào facebook khi bị chặn.
(Vui lòng lưu lại Link rút gọn của bài hướng dẫn này (xem ở cuối bài), để khi Google bị chặn các bạn sẽ không còn bị động)
google-bi-chan
Màn hình hiển thị khi mạng xã hội Google Plus, twitter, facebook bị chặn

Bước 1: Mở file host trong ổ C để bắt đầu thêm IP vào cho file này

cách mở file host nhanh. Copy đường dẫn bên dưới
Click vào Start ở góc trái màn hình desktop.  Và paste đường dẫn vửa copy ở bên trên vào ô tìm kiếm trong cửa sổ start (xem hình):
.sua-file-host-de-truy-cap-google-0

Sau khi paste đường dẫn vào đó bạn hãy nhấn Enter để nó xuất hiện ra cửa sổ giống như hình dưới

Bước 2: Mở file host đó ra bằng notepad

.sua-file-host-de-truy-cap-google-1

Bước 3: Thêm dải IP này vào file host đó và save lại:

.sua-file-host-de-truy-cap-google-2
Nếu không thể chỉnh sửa, không thể lưu được file host. bạn hãy xem bài viết cách sửa và lưu file host. Hoặc bạn chưa hiểu cách làm bạn có thể xem đoạn video hướng dẫn dưới đây (độ dài 2 phút).

Kết thúc quá trình: Giờ thì bạn có thể vào google bình thường, chúc các bạn vui vẻ. Mọi thắc mắc vui lòng comment bên dưới để được giải đáp.
// Mới đây nhất Google Việt Nam (google.com.vn) vừa bị hacker tấn công vào lúc 12h trưa nay (23/2/2015). Thủ phạm đáng nghi ngờ được cho là nhóm hacker Hồi giáo Lizard Squad
google-bi-hack
Hiện tại nếu bất kỳ người dùng nào bị lỗi không truy cập được thì có một số cách để đối phó với tình trạng trên như sau:
  1. Tạm thời không sử dụng DNS: 8.8.8.8,8.8.4.4 của Google
  2. Truy cập vào các trang Google của những nước khác (như của Hàn Quốc là www.google.co.kr hay Canada là www.google.ca).
  3. Truy cập bằng địa chỉ www.google.com/ncr hoặc https://www.google.com/?gws_rd=ssl để Google không chuyển hướng về trang https://www.google.com.vn (Google Việt Nam)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tools kiểm tra lỗi trùng lặp nội dung – Duplicate content

check content
Nội dung hiện này là một vấn đề quan trọng trong việc tối ưu SEO Onpage. Nếu bước nội dung làm không tốt thì các bước khác chỉ bỏ xuống sông, xuống bể. Đặc biệt là vấn đề về trùng lặp nội dung, nó dẫn đến việc website của bạn có thể nào xuất hiện trên Google được hay không. Duplicate content là thuật ngữ chỉ sự trùng lặp nội dung bên trong và ở ngoài website! Sau đây TM Việt sẽ giới thiệu đến các bạn một số tools dùng để kiểm tra độ trùng lặp nội dung, và cách khắc phục lỗi duplicate content như thế nào!
1. siteliner.com
Đây là một site tốt nhất dùng để kiểm tra nội dung toàn bộ website, cho ra đáp án tổng thể của 1 website bị gặp lỗi trùng lặp nội dung ở đâu, bao nhiêu % toàn bộ website bị trùng, và chi tiết cách sửa lỗi duplicate content trên website vừa check đó.
Bạn truy cập vào địa chỉ sau và điền link website của bạn vào đó sau đó nhấn Enter và để nó tự chạy: Siteliner – Find Duplicate Content on your site ngoài ra còn có nhiều tính năng khác ngoài tính năng check duplicate content.

check content


Kiểm tra chi tiết từng link có trùng lặp nội dung. và những nội dung trùng lặp sẽ được bôi đen.
check content
Kiểm tra trùng lặp nội dung (Duplicate Content) check copy content
2. dmca.com

Đây cũng là 1 công cụ khá hay và hiện tại được nhiều người sử dụng ngoài việc nó công nhận bản quyền cho các trang content, hình ảnh trong vòng 1 năm (miễn phí) và 10 năm với tài khoản tính phí, anh chị em muốn mua có thể xem tại thông tin theo link tại đây: DMCA Website Protection Pro™ | DMCA.com http://go.tmviet.com/cb sử dụng coupon ejkxb87 để được giảm 41%.

check-duplicate-content-dmca
Check duplicate content với DMCA
3. Các công cụ khác
Bên cạnh đó còn có các phần mềm cài đặt trên máy tính và quét cũng hiệu quả, nhưng theo mình nghĩ thì chỉ cần một vài công cụ ở trên là được rồi.
Các bạn chú ý một vài công cụ miễn phí họ yêu cầu các bạn verify bằng cách upload file.html hoặc chèn code của bên họ trên website của các bạn.
4. Check các site khác có trùng nội dung với site mình không? 
Trường hợp các website khác copy mà không để lại nguồn thì có thể dùng 2 tools ở hay website sau để check các site ăn cắp nội dung: Plagiarism Checkerhttp://go.tmviet.com/cc và site Copyscape Plagiarism Checker – Duplicate Content Detection Software http://go.tmviet.com/cd đây là 2 trang có cho dùng miễn phí nhưng để sử dụng hết các tính năng thì chúng tà cần nâng câp lên phiên quản trả phí. 2 site này sẽ chỉ ra các website có sự trùng lặp nội dung với website của bạn.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn làm content. Thắc mắc có thể comment dưới đây Tm Việt sẽ trả lời bạn chi tiết.

Shortlink:
Tags 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngày 2/3, Bộ GD-ĐT có kết luận về nội dung tố cáo đối với ông Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.


Trước đó, ngày 20/10/2014, Bộ GD-ĐT đã ban hành Quyết định số 4679/QĐ-BGDĐT về việc thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập Tổ xác minh nội dung tố cáo đối với ông Trần Văn Tớp.
Theo kết luận thanh tra ngày 2/3/2015, nội dung tố cáo ông Trần Văn Tớp đã sao chép nhiều nội dung tài liệu “Một số vấn đề kỹ thuật điện áp cao ở siêu cao áp và cực cao áp” năm 1993 của PGS.TS Võ Viết Đạn trong giáo trình “Kỹ thuật điện cao áp” xuất bản năm 2007 là đúng một phần.
anh1_0210201438b1f
Ông Trần Văn Tớp đã sao chép nhiều nội dung tài liệu “Một số vấn đề kỹ thuật điện áp cao ở siêu cao áp và cực cao áp” năm 1993 của PGS.TS Võ Viết Đạn. Nguồn internet.
Cũng theo bản kết luận này, việc người tố cáo cho rằng ông Trần Văn Tớp xâm phạm quyền tác giả quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 là chưa đủ cơ sở pháp lý để chấp nhận.
Về biện pháp xử lý và kiến nghị, Bộ GD-ĐT yêu cầu ông Trần Văn Tớp phải kiểm điểm trách nhiệm cá nhân về việc sử dụng nội dung Tập bài giảng năm 1993 của GS.TS Võ Viết Đạn khi biên soạn Giáo trình năm 2007 nhưng không chỉ rõ các nội dung đã sử dụng; đứng tên tác giả độc lập của giáo trình có sử dụng một số nội dung trong Tập bài giảng của GS.TS Võ Viết Đạn; dẫn chiếu chưa chính xác về Tập bài giảng của GS.TS Võ Viết Đạn trong Giáo trình năm 2007.
Ông Tớp phải chỉ rõ các nội dung đã sử dụng từ Tập bài giảng của GS.TS Võ Viết Đạn; xác định rõ tác giả hoặc chủ biên của Giáo trình năm 2007 tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng Tập bài giảng năm 1993 theo quy định của pháp luật; đính chính các sai sót về dẫn chiếu trong Giáo trình năm 2007.
Bộ GD-ĐT giao Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ đạo, kiểm tra ông Trần Văn Tớp trong việc thực hiện các nội dung trên; phối hợp với Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật thực hiện việc đính chính, bổ sung, chỉnh sửa Giáo trình năm 2007 theo quy định của pháp luật.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng phải tổ chức rút kinh nghiệm về công tác biên soạn giáo trình, tránh để xảy ra các sai sót tương tự; sửa đổi, bổ sung văn bản quy định về công tác biên soạn giáo trình của Trường, trong đó quy định cụ thể về quy trình giao nhiệm vụ biên soạn, xét duyệt đề cương, trích dẫn, đứng tên tác giả, tổ chức thẩm định, các điều kiện để được phép biên soạn tác phẩm phái sinh theo quy định của pháp luật, nhuận bút tác giả.
Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội xem xét, đánh giá mức độ ảnh hưởng về sai sót của ông Trần Văn Tớp trong bối cảnh hiện nay để đề xuất biện pháp xử lý phù hợp.
Vụ Giáo dục Đại học, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường rà soát, đề xuất việc hoàn thiện các quy định về biên soạn giáo trình, quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ trong cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Tin tức mới nhất về xã hội mời bạn đọc xem thêm tại đây.
Theo Đỗ Hòa / Hải Quan online
Phần nhận xét hiển thị trên trang