Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Trung Quốc trước mối đe dọa mang tên ISIS

Home  Diễn đàn  Nghiên cứu – Trao đổi  Trung Quốc trước mối đe dọa mang tên ISIS

  • 140730083907-china-xinjiang-police-file-story-top
    Trong hơn 60 năm qua, về lý thuyết, Trung Quốc luôn tuyên bố họ theo đuổi chính sách ngoại giao không can thiệp dựa trên năm nguyên tắc mà cố Thủ tướng Chu Ân Lai đã đặt nền tảng trong thỏa thuận Ấn Độ – Trung Quốc năm 1954 trước thềm Hội nghị Bandung: tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng hợp tác cùng có lợi, và cùng chung sống hòa bình.
    Nhưng những nguyên tắc tốt đẹp này chắc chắn không thể được áp dụng một cách máy móc khi thế giới đang phải đối mặt với tổ chức khủng bố có thể nói là tàn ác và man rợ nhất hiện nay là Nhà nước Hồi giáo ISIS, những kẻ mới đây đã chặt đầu hai con tin người Nhật Bản để tỏ thái độ sau khi Thủ tướng Abe Shinzo tuyên bố viện trợ 200 triệu USD cho những quốc gia đang chiến đấu chống lại ISIS, và gần đây hơn là thiêu sống một phi công người Jordan.<!–more–>
    Về phần mình, cùng với xung đột sắc tộc và nguy cơ khủng bố ngày một gia tăng ở Tân Cương, Trung Quốc không thể trấn áp mọi hành động cực đoan và kiểm soát công dân của họ khỏi tham gia vào các hoạt động khủng bố. Bên cạnh nguyên nhân không được nhà nước thừa nhận là các chính sách mạnh tay của chính quyền trong việc cô lập kinh tế và đàn áp văn hóa, tôn giáo, kết hợp với tư tưởng Hồi giáo cực đoan và chủ nghĩa dân tộc địa phương đã khiến người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ dần trở nên cực đoan và nảy sinh bạo loạn, điển hình như vụ tấn công hồi tháng 9 năm ngoái khiến ít nhất 50 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương, từ lâu chính quyền Bắc Kinh còn cho rằng những bất ổn khu vực là do các tổ chức ngoài nước như Phong trào Hồi giáo Đông Thổ (East Turkestan Islamic Movement – ETIM) kích động.
    Quả thật, hồi đầu tháng trước, Trung Quốc đã bắn chết 2 người và bắt giữ một người khác khi họ cố gắng vượt biên trái phép sang Việt Nam. Trong năm 2014, cảnh sát Trung Quốc cũng đã ngăn chặn hơn 800 người có ý định tham gia các trại huấn luyện của Phong trào Hồi giáo Đông Thổ theo con đường này. Các nước Đông Nam Á khác, Thái Lan, Lào, hay Myanmar cũng là điểm đầu tiên mà nhiều phần tử cực đoan Trung Quốc chọn để bắt đầu hành trình “thánh chiến” do Trung Quốc đã thắt chặt đường biên tới các nước Trung Á. Cách đây hai tuần, Bộ trưởng Nội vụ Malaysia Ahmad Zahid Hamidi cho biết có hơn 300 người Trung Quốc đã dùng Malaysia làm điểm trung truyển, từ đó đến một nước thứ ba khác như Thổ Nhĩ Kỳ rồi gia nhập ISIS ở Iraq và Syria. Trung Quốc cũng chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ vì cho phép những người Duy Ngô Nhĩ tị nạn đến từ Đông Nam Á lưu trú, thậm chí có 10 người Thổ Nhĩ Kỳ đã bị cảnh sát Thượng Hải bắt giữ tháng trước do cung cấp thị thực giả cho 11 người, trong đó có 9 phần tử khủng bố Tân Cương.
    Không thể biết chính xác có bao nhiêu người Trung Quốc đã tham gia chiến đấu cùng ISIS, nhưng chắc chắn con số này đang ngày một tăng. Theo ước tính của ông Ngô Tư Khoa, Đặc phái viên Trung Quốc về các vấn đề Trung Đông, tính đến cuối tháng 7 năm ngoái có khoảng 100 công dân Trung Quốc đã gia nhập ISIS. Đến giữa tháng 12, theo Thời báo Hoàn cầu, con số này tăng lên gấp ba lần. Trước đó, trong một lần trao đổi cùng Ngoại trưởng Iraq Ibrahim Jafari tại hội nghị chống khủng bố của Liên Hợp Quốc ở New York, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đề nghị giúp đỡ Iraq chống lại những phần tử cực đoan dòng Hồi giáo Sunni, tuy nhiên khẳng định “chính sách ngoại giao của Trung Quốc không cho phép Trung Quốc tham gia bất cứ liên minh nào.”
    Như vậy, dù bày tỏ thái độ lo ngại trước hành động khủng bố lan rộng của Nhà nước Hồi giáo ở Trung Đông và hơn hết là những ảnh hưởng tiêu cực của nó tới người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, tới nay Bắc Kinh vẫn chưa có động thái nào báo hiệu Trung Quốc đã sẵn sàng tham gia liên minh quân sự cùng Mỹ chống lại ISIS.  Phát biểu trong cuộc họp báo hôm mùng 5 tháng 2 khi được hỏi phản ứng của Trung Quốc trước vụ việc ISIS đã hành quyết 120 chiến binh Hồi giáo trong 6 tháng qua, trong đó có 3 chiến binh người Trung Quốc từng là thành viên của Phong trào Hồi giáo Đông Thổ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã trả lời rằng “Trung Quốc phản đối mọi hình thức khủng bố. Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác quốc tế để chống lại những lực lượng khủng bố, bao gồm cả ‘Phong trào Hồi giáo Đông Thổ’ để bảo vệ an toàn ổn định khu vực và thế giới.”
    Có thể nhận ra quan điểm của Trung Quốc trong cuộc chiến chống khủng bố là sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế trong việc chống lại lực lượng khủng bố trong nước và có tác động trực tiếp tới Trung Quốc, điển hình là Phong trào Hồi giáo Đông Thổ, cũng như chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa li khai, như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng nhấn mạnh trong bài phát biểu của ông tại một cuộc họp của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải được tổ chức ở Tajikistan tháng 9 năm ngoái, nhưng dè dặt trong việc hợp tác chống lại các tổ chức khủng bố như Al-Qaeda và ISIS.
    Sự dè dặt này là dễ hiểu, cho dù cũng có một số quan điểm ủng hộ Trung Quốc nên xông xáo hơn trong cuộc chiến chống khủng bố. Thứ nhất, như đã nói, các phần tử khủng bố trong nước ngày càng có quan hệ chặt chẽ với các tổ chức khủng bố quốc tế, ISIS rõ ràng là một mối đe dọa lớn đến an ninh nội địa. Tuy nhiên, trước mắt Trung Quốc sẽ tránh kích động ISIS (như Nhật Bản đã làm) cũng như tránh làm dấy lên thái độ bài Trung ở những nước Trung Đông bằng mọi cách có thể để hạn chế những tổn thất không đáng có, đồng thời tập trung xử lý các vấn đề an ninh trong nước, đặc biệt là những bất ổn ở Tân Cương và Tây Tạng. Hơn nữa, Trung Quốc sẽ không muốn tự đào huyệt cho chính mình trên những cuộc chiến ở Trung Đông trong khi phải đối mặt với thách thức từ các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines về vấn đề Biển Đông hay quan hệ ngoại giao và tranh chấp với Nhật Bản.
    Bên cạnh đó, tham gia cuộc chiến chống ISIS có thể giúp cải thiện hình ảnh của Trung Quốc trong con mắt quốc tế, nhưng củng cố sự ủng hộ của người dân đối với Đảng và chính quyền mới đem lại hiệu quả hơn cho Trung Quốc để duy trì lợi thế trên hành trình theo đuổi tham vọng siêu cường của mình. Sau những động thái hung hăng trên Biển Đông qua vụ giàn khoan HD-981 và mở rộng, xây dựng trên các đảo thuộc vùng biển tranh chấp, Trung Quốc có lẽ cũng không quá quan tâm đến hình ảnh quốc tế của mình.
    Một cơ hội khác khi Trung Quốc tham gia cuộc chiến chống ISIS là cải thiện quan hệ Mỹ-Trung. Đây có thể coi là một điểm sáng khi quan hệ giữa hai nước đang trong thời kỳ căng thẳng, nhưng nó sẽ không giúp ích gì nhiều cho lợi ích chiến lược của cả hai bên. Các biện pháp xây dựng lòng tin quan trọng hơn là một mối quan hệ lỏng lẻo dưới danh nghĩa đồng minh cùng chung kẻ thù.
    Là nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất của Trung Đông, Trung Quốc có thể cân nhắc một số lợi ích kinh tế của họ nếu có thể nhân cơ hội này đưa quân đến các cường quốc dầu mỏ và can dự sâu hơn vào khu vực. Tuy nhiên, an ninh năng lượng của Trung Quốc khó có khả năng bị đe dọa do tầm ảnh hưởng của ISIS chưa với tới các nước là nguồn cung dầu chính cho Trung Quốc như Ả-rập Xê-út. Hơn nữa, Trung Quốc mới ký hợp đồng dầu khí khổng lồ trị giá 400 tỉ USD trong 30 năm với Nga trong năm ngoái.
    Tham gia cuộc chiến chống ISIS cũng có thể là cơ hội cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đánh giá lại khả năng chiến đấu của họ trên chiến trường sau gần 30 năm không thực sự tham chiến, kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979 và các cuộc xung đột lãnh thổ kéo dài sau đó. Một lần nữa, rủi ro là rất lớn. Trung Quốc sẽ không muốn thiệt hại bất cứ máy bay nào trên bầu trời Trung Đông nếu không thu được lợi ích nào chắc chắn.
    Dù muốn hay không, Trung Quốc sẽ phải xem xét lại chính sách ngoại giao của mình và bắt tay cùng Hoa Kỳ và các đồng minh của nó trong cuộc chiến chống lại ISIS một khi nhóm khủng bố này lan rộng về phía Đông và các mối đe dọa trực tiếp đối với người dân nước này hiển hiện. Đánh giá thấp rủi ro luôn là điều tối kỵ đối với các nhà hoạch định chính sách. Nhưng cân nhắc giữa những được và mất hiện thời, có lẽ đó chưa phải là ưu tiên cao của chính quyền Bắc Kinh trong thời gian tới.
    Nguyễn Huy Hoàng
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lev




Truyện ngắn

Nhân cách là thứ mà con người cần cấp thiết bảo tồn

Lev mang hai dòng máu Việt- Nhật. Cha nó là con chó cỏ, mẹ nó là nàng tiểu thư Nhật rất dễ thương. Chủ của cả cha và mẹ nó đều là hàng xóm nhà anh. Cái hẻm rộng tiếp giáp với con đường lớn nơi anh ở có đủ thành phần. Những căn nhà được phân lô trước năm 1975 thường có một cái sân rộng. Thành phố dần thay đổi, những người nghèo bán nhà cho những người khá hơn, thường ở phía Bắc vào để “di cư” ra ngoại ô nhưng cũng có những người “bám trụ” ở lại. Anh sống trong căn nhà thừa kế từ cha mẹ. Quanh anh hàng xóm đủ mọi thành phần nhưng có một điểm chung: ai cũng thích nuôi chó. Tùy theo thu nhập, các gia đình giàu nuôi đủ giống chó từ Nhật, Trung Quốc, Mỹ… có giá trị vài triệu đến vài chục triệu một con, nhưng cũng có những gia đình sống lâu năm tại đây, còn giữ mối quan hệ với những vùng quê, nuôi những con chó Việt.

Sống điềm đạm, anh có mối quan hệ tốt với tất cả mọi người, cố gắng tránh xung đột với hàng xóm. Trước đây nhà anh cũng nuôi chó, một con chó của bạn bè cho, chẳng biết thuộc giống gì vì nó có bộ lông màu vàng, hơi xù nhưng khá cao lớn. Một buổi sáng, khi vừa mở cửa, con chó lách cổng chạy ra ngoài, nghe vù một cái, ẳng một tiếng cùng tiếng xe máy rồ ga, con chó biến mất trước mắt anh!

Vợ không nói gì, hai đứa con buồn hết mấy buổi, rồi cũng thôi, xung quanh hàng xóm, nạn trộm chó vẫn diễn ra hằng ngày.

Định không nuôi nữa thì một sáng Chủ nhật uống cà phê cóc trước hẻm, Nhân, một hàng xóm trẻ người Bắc, làm việc trong sân bay, mới về ở trong xóm mấy năm nói với anh: “Con chó nhà em nó “lỡ dại” với con chó nhà bên cạnh, đẻ ra một lứa không thuần, em tặng bác một con, bác nuôi cho vui nhé!”. Chó nhà Nhân là loại chó Nhật, trắng muốt, xinh xắn, vợ chồng Nhân cưng nựng như con, đi đâu cũng chở theo trên chiếc tay ga đời mới, không biết tại sao lại đi “tò te” với mấy con chó cỏ thường chạy nhong nhong ngoài đường, và hậu quả là một đàn con loang lổ, vàng vện đủ màu!

Ngay trưa hôm đó, Nhân mang qua cho anh một con chó nhỏ, bộ lông đốm trắng đen pha tạp nhưng dễ thương như mọi chó con trên đời, vừa thấy nó các con anh thích liền. Anh nhận, cám ơn Nhân.

Anh mê văn chương cổ điển Nga, nên khi các con hỏi đặt tên gì, anh nghĩ ngay đến Lev Tolstoi, và nói tên là “Lev”. Các con anh hỏi “lev” nghĩa là gì, anh nói nghĩa là sư tử. Nhìn con chó nhỏ xíu, rằn ri, hai đứa nhỏ cười khúc khích, nhưng đồng ý cái tên.

Lev lớn dần lên và trở thành con chó nghịch ngợm, đáng yêu. Nó cực kỳ khôn, khi nó gặm giày của vợ anh, chỉ một lần bị đánh vào mỏm là từ đó nó bỏ tật. Anh đi uống cà phê, nó tung tăng chạy theo, nằm dưới chân anh, kê đầu vào đôi dép, mắt lung linh nhìn anh, ai cũng khen nó đẹp. Một vài năm sau, nó đã là một thành viên bé nhỏ thân thiết trong gia đình. Hình như nó hiểu từng tính nết của mỗi người. Với anh nó thuần phục, với các con anh nó nhí nhảnh, với vợ anh nó nhỏng nhẻo. Đặc biệt khi quán cà phê cóc không còn bán nữa, sáng sớm anh pha cà phê uống tại nhà, trong phòng ăn, nó vẫn nằm dưới chân anh, nhưng khi nghe có tiếng động ngoài cổng sắt, nó phóng vụt ra, và khi nó quay vào, nhìn anh ngoe nguẩy cái đuôi, anh có thể hiểu ý nó là gì. Nếu là người đi ghi điện nước sớm, nó sẽ đến, khều nhẹ vào chân anh, nếu có con chuột cống nào đó núp dưới chỗ đồng hồ nước, nó sẽ sủa vài tiếng, và nếu người giao báo hằng ngày, vứt tờ báo qua cổng, nó sẽ “gâu gâu” rất dễ thương. Anh nghĩ có lẽ giữa Lev và anh, dần thiết lập một sự giao cảm không cần qua ngôn ngữ.

Nhưng số Lev đen đủi. Dù anh đã chích ngừa đúng theo khuyến cáo từ Phòng thú y quận, sống với gia đình chưa tròn ba năm thì nó bị bệnh. Đầu tiên nó liệt một chân sau, dáng đi khập khiểng, sau đó liệt luôn chân còn lại, và dù anh đã ẳm nó đi rất nhiều bác sĩ thú y, chích nhiều loại thuốc, nó đã thành một con chó tàn tật. Từ ngày bệnh, Lev buồn rầu hẳn. Nó chọn một góc sân, nằm im, đôi mắt ướt buồn bã ít  khi nhìn ra xa. Mùa hè, khi vợ và các con về quê, anh thức khuya đọc sách thường nghe nó khóc. Đúng, không phải tiếng rên vì đau, mà là tiếng khóc. Nó ư ử nhưng anh có thể cảm được cái tiếng đó thoát ra, cùng với những giọt nước mắt Lev đang rơi…

Anh thương nó, cả gia đình đều buồn, nhưng cũng đành chịu. Hai ngày anh tắm nó một lần, mua những loại dầu tắm thơm cho nó, với ý nghĩ, lỡ một ngày nó chết, cũng sẽ ra đi nhẹ nhàng, sạch sẽ.

Lại một mùa hè đến. Vợ và các con anh như thường lệ, thu xếp về quê. Bọn trẻ nhà anh không học thêm như bạn bè, anh muốn các con có một tuổi thơ đúng nghĩa. Nhà ngoại chúng ở miền Tây, có một khu vườn rộng, về quê giống như du lịch dã ngoại không tốn tiền, lại được nâng niu chiều chuộng, tại sao phải bắt chúng cắm đầu vào những bức tường ngột ngạt nơi thành phố?

Còn lại mình anh và con Lev. Bọn trẻ vừa đi thì bệnh nó càng nặng. Nó chỉ đủ sức liếm vào tay anh vài cái như hàm ơn khi anh tắm cho nó. Đôi mắt đầy ghèn, thân hình chỉ con da bọc xương. Rồi gần như nó không còn lết người đi được nữa, căn bệnh liệt quái ác chắc đã lan đến xương sống. Nhưng về đêm, chắc đau đớn lắm, nó rên rỉ rất nhiều, gần như cả đêm, bất kỳ lúc nào thức dậy, anh cũng nghe nó khóc, anh nghĩ nó sắp chết, và không biết sẽ chôn nó nơi đâu. Sài Gòn không có nơi chôn vật nuôi, thường phải nhờ những người thu gom rác, họ nói sẽ đem ra Hóc Môn, Củ Chi chôn giùm, với điều kiện gia chủ gửi cho họ một số tiền không nhỏ…

Một buổi sáng, chú Tư sống trong căn nhà trọ cách nhà anh mấy căn, một người đàn ông độc thân thường nhậu nhẹt nhưng cũng hiền lành, vừa thấy anh bước ra đã nói: “Nhà chú có con chó bệnh gần chết đúng không? Tui nghe nó rên rỉ cả đêm!” “Dạ đúng, nó bệnh nặng lắm rồi, em nghĩ nó sắp chết!”. Chú Tư không cần anh cho phép, bước vào sân, nhìn con chó nằm bẹp dí, nước dãi xì ra đầy miệng,  nói: “Nó sắp chết rồi, hình như ngưng thở rồi nè”. Anh nói: “Chưa mà anh Tư, mới nghe nó rên” “Kiểu này chắc không sống được buổi sáng nay, tui đang rảnh, chú có cần chôn nó không, tui đi chôn nó cho!” “Nhưng nó chưa chết hẳn mà? “Gần rồi, nếu chú muốn nhờ thì tui làm giùm cho, đưa tui một trăm cà phê, mai tui không rảnh đâu”

Anh nhìn con Lev, đầu nó gục xuống tấm thảm. Mắt nó nhắm, thân hình hơi co giật. Chắc nó sắp chết. Nếu hôm nay không nhờ người đàn ông này, sáng mai lại năn nỉ mấy người thu gom rác, tiền nhiều hơn mà có khi họ còn không chịu mang đi.

Anh ngồi xuống, đụng khẻ vào nó. Nó vẫn nhắm mắt, không nhúc nhích. Anh chặt lưỡi: “Ừ, thôi anh Tư mang nó đi giùm. Nhớ chừng nào nó chết mới chôn nha anh Tư!” “Yên tâm, yên tâm. Nhà em gái tui ở Hóc Môn, bữa nay ra đó chơi mới làm giùm chú. Để tui về lấy cái bao”.

Anh vuốt tay trên đầu con Lev. Nó vẫn nằm yên. Chắc nó chết hoặc sắp chết thật rồi. Anh cố tự an ủi lương tâm mình. Người đàn ông đã quay lại với chiếc xe máy cà tàng . Anh không dám nhìn khi ông ta đưa con Lev vào cái bao tải, móc túi đưa cho ông một trăm ngàn.

Rảnh rổi, cả buổi anh ngồi cà phê với bạn bè. Trưa ăn cơm luôn tại quán. Anh không muốn về căn nhà vắng, giờ ngay cả con Lev cũng đã không còn.

Bốn giờ chiều, đang định về nhà tắm rửa thì điện thọai reo. Trung, bạn thân từ thời học đại học gọi. Giọng Trung hồ hỡi: “Mày chạy ngay ra sân bay. Quán Cây Xoài nghen. Thằng Tuấn mới lên, tao với nó đang chờ”.

Về nhà thì cũng không có ai. Thôi ra quán làm vài chai với bạn bè cũng được. Với lại lâu rồi cũng không gặp bạn bè cũ. Tuấn nghe nói vừa đổ vỡ gia đình. Không thể từ chối độ nhậu này rồi!

Anh chạy ra quán Cây Xoài. Quán thịt chó bình dân nổi danh Sài Gòn mà thời sinh viên ít tiền bọn anh vẫn ghé. Tuấn và Trung đã chờ sẵn, có thêm một người bạn mới. Mồi nhậu, bia đã đầy bàn. Tay bắt mặt mừng xong, vừa ngồi xuống anh nghe mắc tiểu vì hình như trưa đến giờ quên đi. Anh  nói: “Tao đi rửa mặt chút, sáng giờ chưa về nhà”. Trung cười vang: “Tao biết, vợ mày dẫn mấy đứa nhỏ về quê đúng không, sáng giờ em út chớ gì!”.

Anh  bước ra sau. Toilet phải đi ngang qua bếp. Anh vào đi tiểu, cảm thấy nhẹ nhàng. Anh bước ra, dừng lại chỗ lavabo. Đang rửa mặt anh bỗng giật mình nghe tiếng rên rỉ quen thuộc nơi chuồng nhốt những con chó chờ giết mổ. Chưa quay lại anh đã bàng hoàng. Rồi anh cũng quay lại, bước từng bước đến cái chuồng nhốt bốn năm con chó. Trời ơi, anh như xây xẩm mặt mày. Trước mắt anh, trong cái chuồng chật hẹp và dơ bẩn bằng sắt, con Lev đang nằm đó. Nó đã nhận ra anh, nó đang giương đôi mắt đục lờ đờ nhìn anh, miệng nó đầy nhải nhớt nhưng vẫn còn đủ sức rên khe khẻ. Từ trong đôi mắt không còn sinh khí đó, một giọt nước mắt chó rơi ra…

Anh trân trối nhìn con chó của mình. Rồi anh bước vụt ra, suýt va vào người thanh niên phục vụ đang bước vào. Anh đi lướt qua bàn bạn bè, nói với lại “Tao có một cuộc gọi rất quan trọng. Xin lỗi bọn mày, tao phải về đây!”

Anh lao xe ra khỏi quán, anh không biết chạy đi đâu!

8. 2014
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đụng chạm đến Hậu hiện đại, Inrasara chửi Hoài Nam là... đồ nhai lại

!



Lang thang tìm thông tin về cái chết của nhà văn Bùi Ngọc Tấn, tui lạc vào trang web của Hội nhà văn VN và đọc được một bài trong cái mục gọi là "diễn đàn" nhưng ở đó người ta chửi đồng nghiệp là ... trâu bò!
Đó là bài viết của ông Inrasara, có tên "Về một hiện tượng dị ứng nhai lại", với đoạn kết cực kỳ hung hăng như sau:
"Thiếu hiểu biết mà đã vội phát ngôn, nên thành bừa. Cái bừa ấy rất tự tin chường ra mặt báo để người thiên hạ thưởng lãm, mới liều. Nỗi liều kia được ngụy trang bằng giọng điệu tỏ vẻ trí thức thì không phải không tác hại đến độc giả chưa quen thuộc nhiều với cái mới, như hậu hiện đại chẳng hạn – chủ nghĩa còn đang vận động, nhất là ở Việt Nam, nơi nó được truyền bá chưa đầy đủ và khía cạnh nào đó, còn nhiều bất cập. Và, như ở đây, nó luôn bị vài nhà phê bình – bởi thiếu hiểu biết/ định kiến - nhìn bằng con mắt đầy kì thị. Thứ định kiến và kì thị cần gọi đúng tên để phơi trần ra ánh sáng, bởi biết đâu mốt mai nhà nào đó ngộ nhận tưởng ở đây có phát hiện sáng giá, tiếp tục lặp lại.
Và nhai lại.".
Động vật nào nhai lại? Hiển nhiên không phải là con người mà là loài móng guốc như trâu, bò, dê, cừu, lạc đà, hươu, nai, bò rừng... vậy có làm răng mà ông Inrasara nặng lời như rứa? Thì ra do ông Hoài Nam "đụng chạm đến HHĐ" trong bài ngợi ca tập truyện Trinh nữ Ma-nơ-canh của Lê Anh Hoài mà nhất mực cho rằng tập này "chẳng cần HHĐ" và viết:
“Quan sát đời sống văn chương Việt Nam trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XXI đến nay, nhất là ở mảng phê bình văn học, tôi nhận thấy một điều hơi đặc biệt. Ấy là cái sự vồ vập thái quá của một số người nào đó (xin miễn nhắc tên) với những isme mà ngày nay, ngay ở phương Tây, nơi chúng được sinh ra, người ta đã không còn muốn bàn đến nữa, hoặc chỉ nói đến chúng như những thứ đã bị nhét vào sọt rác của lịch sử. “Tân hình thức” và “Hậu hiện đại” là những isme như vậy. Đi sau, tìm hiểu sau nên… thích sau, âu cũng là chuyện bình thường trong học thuật. Chuyện bất bình thường là những “Tân hình thức” và “Hậu hiện đại” ấy lại mặc nhiên được những tín đồ Việt Nam kia xem như những dấu chỉ quan trọng để đánh giá giá trị của các tác phẩm văn chương đương đại. Cứ “Tân hình thức” thì hay, cứ “Hậu hiện đại” thì hay (làm như thể còn viết theo Cổ điển, Hiện thực, Lãng mạn, Tượng trưng, v.v… thì sẽ chỉ toàn những đồ tầm tầm hoặc chỉ đáng vứt đi).”
Hehe, Inrasara thì cho là Lê Anh Hoài HHĐ, Hoài Nam thì không, âu cũng lẽ thường tình. Cớ chi lại chửi ông Hoài Nam là trâu bò dê cừu hè?
Lại nhớ trên trang cá nhân của mình, Inrasara ca ngợi Trần Nhật Quang (dư luận viên) là "nghệ sĩ HHĐ xuất sắc nhất của VN hiện thời", thì Lê Anh Hoài hay Đặng Thân hay Lê Vĩnh Tài (những cây bút được ông xếp vào nghệ sĩ HHĐ)... cũng chỉ xếp sau tay này một bậc nhé, nhé!
Mà sao trên trang web của Hội nhà văn ổng hung hăng chửi người ta vậy? Hay là "chó ỷ gần nhà, gà ỷ gần vườn"?

Có vẻ "ngon lành cành đào"?


Năm Mùi bốc quẻ dự báo thế giới

VNN - Theo thuật chiêm tinh truyền thống TQ, 2015 đại diện là mùa hè - mùa của sinh sôi và thịnh vượng. 

Nhiều nhà chiêm tinh đưa ra nhận định rằng, những hỗn loạn chao đảo của năm qua cuối cùng đã bớt khi cả chính trị và kinh tế bắt đầu đi vào ổn định trong 2015. Chất lượng cuộc sống của nhiều người trở nên cao hơn và những cuộc khủng hoảng khiến nhiều nước chao đảo hứa hẹn sẽ qua. Nói một cách khác, 2015 là năm rất quan trọng.

Theo lịch phương Đông, 2015 là năm Mùi, đánh dấu một kỷ nguyên mới đang tới thay thế kỷ nguyên cũ và nhân loại lại thêm lần nữa hy vọng nhiều hơn vào tương lai, vào sự thay đổi của một thế giới tốt đẹp hơn.

Có rất nhiều tín hiệu và điều kiện thuận lợi cho những thay đổi sắp tới theo chiều hướng tích cực. 


Điều dự đoán đầu tiên cho năm 2015 là niềm tin vào tăng trưởng kinh tế ổn định. Theo thuật chiêm tinh truyền thống TQ, 2015 đại diện là mùa hè - mùa của sinh sôi và thịnh vượng. 

Các nhà chiêm tinh phương Tây xác nhận các yếu tố tích cực của 2015 bằng cách đánh dấu những dấu hiệu thay đổi hướng và vị trí mỗi hành tinh. Các cung hoàng đạo năm 2015 nổi bật xu thế hướng tới sự ổn định và cải thiện nói chung. 

Sự thay đổi của Thổ tinh - Thổ tinh chiếu vào cung Nhân mã. Ngay từ tháng 1/2015 mọi người trên hành tinh có thể thấy sự khác biệt. Rất nhiều vấn đề chính trị và kinh tế được đánh giá khác nhau. Giáo dục cũng được đẩy lên hàng ưu tiên.

Ngoài ra, những thay đổi cũng sẽ diễn ra ở quan hệ giữa các nước. Một số nước đạt được thỏa thuận về miễn thị thực, trong khi một số khác thậm chí sẽ đóng cửa biên giới.

Đối đầu căng thẳng giữa sao Diêm vương và Thiên vương bắt đầu phát sinh từ tháng 6/2012 cuối cùng sẽ giảm dần. Nghĩa là rất nhiều cuộc xung đột tồn tại từ 2012-2014 sẽ có hồi kết. Chấm dứt căng thẳng giữa các hành tinh cũng sẽ đánh dấu sự kết thúc một kỷ nguyên. Bắt đầu từ năm 2015, hầu hết các quốc gia sẽ sống trong xã hội hậu công nghiệp.

Những đổi mới trong năm này có thể thay đổi toàn bộ cuộc sống của chúng ta giống như phát minh ra Internet hay điện thoại di động. Những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ cao thậm chí có thể ảnh hưởng tới chính trị và chắc chắn là một trong những nhân tố quan trọng trong sự hình thành tương lai xã hội. 

Nửa đầu 2015 cũng chứng kiến sự hài hòa giữa Mộc tinh và sao Thiên vương. Điều này có thể mang tới hiệu ứng bất ngờ trong lĩnh vực phát triển công nghệ Internet hay kết nối không dây. Sao Mộc là hành tinh của sự mở rộng nghĩa là công nghệ sẽ trở nên dễ tiếp cận, dễ có với mọi người.

2015 cũng chứng kiến những thành tựu đáng kể trong ngành công nghiệp không gian. Ví dụ nửa đầu năm sẽ có những "tin tức" từ tàu thăm dò không gian phục vụ việc nghiên cứu. Dữ liệu nhận được có thể thay đổi cơ bản nhận thức của chúng ta về vũ trụ hoạt động thế nào, sự sống trái đất ra sao và có hay không sự sống ở các hành tinh khác. 

Từ tháng 8/2015 sẽ là lúc Mộc tinh chiếu vào cung Xử nữ. Điều này có ảnh hưởng tích cực và đầu tiên là đối với tăng trưởng kinh tế. Kinh tế sẽ nhanh chóng ổn định và thị trường nhanh chóng phục hồi từ những tổn thất trong các năm trước. Một dấu hiệu tốt khác của 2015 sẽ là sự tập trung cao độ vào các vấn đề sinh thái, bảo vệ môi trường, thói quen ăn uống và sinh sống lành mạnh.

Sức khỏe của người dân sẽ là tâm điểm. Chúng ta có thể trông đợi các biện pháp quy mô lớn được tiến hành để cải thiện sức khỏe trên nhiều quốc gia, các loại thuốc đặc biệt sẽ ra đời.

Nhìn tổng thể, những quá trình diễn ra trong ít năm qua sẽ chấm dứt trong nửa đầu 2015 và nửa cuối năm thì cả tình hình kinh tế và chính trị trên thế giới sẽ không còn hỗn loạn hay xung đột. Càng gần những tháng mùa hè, khi những sự kiện tích cực bắt đầu che lấp xu thế tiêu cực, thì người dân ở rất nhiều nước có thể thở phào và khôi phục niềm tin vào tương lai. 

Thật khó có thể dự đoán chi tiết cho năm 2015 nhưng có một điều chắc chắn rằng, những sự kiện diễn ra trong năm này sẽ không thể nào quên.

Hãy kiên nhẫn chờ đợi.

Thái An(Theo gotohoroscope)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bất ngờ bài thuốc đơn giản từ hoa chuối chữa khỏi bệnh đau dạ dày


Bất ngờ bài thuốc đơn giản từ hoa chuối chữa khỏi bệnh đau dạ dày

Theo dược học cổ truyền, hoa chuối vị ngọt, tính lạnh, có công dụng hóa đàm nhuyễn kiên, thông kinh hoạt lạc, thường được dùng chữa đau da dày.
Hoa chuối là món ăn dân dã nhưng không xa lạ trong bữa ăn người Việt. Ở góc độ ẩm thực, hoa chuối khá được yêu thích vì nó mang lại cảm giác mới mẻ khi con người đã chán ngấy những món ăn quen thuộc.
Hoa chuối có thể dùng để làm nộm, ăn sống, nấu canh xương, canh ốc...
Hoa chuối có rất nhiều chất xơ, lại lành hơn vì loại cây này ít sâu nên không bị phun hóa chất trừ sâu như các loại rau khác.
Nguyên nhân gây đau dạ dày
Khi chúng ta ở tình trạng luôn căng thẳng mệt mỏi, các acid HCL sẽ tăng cường tiết dịch trong dạ dày, điều này khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương dễ dàng dẫn tới tình trạng đau dạ dày.
Chất cồn có trong bia rượu cực kì có hại cho dạ dày. Nó sẽ phá hoại lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Vi khuẩn HP là yếu tố chính gây nên đau dạ dày. Khi nó sống trong niêm mạc dạ dày,viêm dạ dày mãn tính do loại vi khuẩn này có thể khiến niêm mạc dạ dày bị teo.từ đó khiến khả năng tiết acid bị suy giảm, gây nên hiện tượng chuyển sản niêm mạc ruột đẫn tới nguy cơ ung thư mô tuyến ở bao tử.
Các thói quen ăn uống không tốt sau cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày.
Điều trị bệnh đau dạ dày
Cách 1:
Hoa chuối, hoa trà ký sinh trên cây tiêu mỗi thứ 15g, sắc với một lượng nước vừa đủ trong khoảng 10 phút rồi lọc lấy nước uống.
Cách 2:
Nấu cháo hoa chuối với gạo tẻ ăn trong ngày.
Với các cách này, các bạn nên thực hiện liên tục 10 ngày/liệu trình cho đến khi khỏi bệnh.


 
 
Kimberly Hang Nguyen

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Là Người, là gà hay là trym?

Giá thuê nhà ở Hong Kong đắt đến nỗi những người lao động nhập cư nghèo không đủ tiền đành phải sống trong các lồng sắt hoặc buồng gỗ nhỏ tù túng, chật hẹp.
Những người lao động nghèo tại Hong Kong, do không đủ tiền thuê những căn phòng khang trang hoặc rộng rãi hơn, đành phải ở trong những lồng sắt hoặc phòng gỗ nhỏ. Mỗi căn phòng lớn có thể đặt rất nhiều lồng sắt và buồng gỗ.
Bà mẹ đơn thân Michelle Wong thuê căn phòng chỉ hơn 7,4 mét vuông này với giá tiền 387 USD/tháng. Theo Business Insider, giá thuê một căn buồng nhỏ có diện tích khoảng 0,092 mét vuông đã lên đến 11,60 USD.
Bà mẹ đơn thân Michelle Wong thuê căn phòng chỉ hơn 7,4 mét vuông này với giá tiền 387 USD/tháng.
Cô Li Rong, 37 tuổi, ngồi trong buồng gỗ chỉ rộng hơn 3,2 mét vuông.
Cô Li Rong, 37 tuổi, ngồi trong buồng gỗ chỉ rộng hơn 3,2 mét vuông. "Phòng riêng" của cô Li chỉ đủ để kê một chiếc giường và một tivi nhỏ.
 Với diện tích khiêm tốn nhưng thành phố Hong Kong (Trung Quốc) có tới 7,2 triệu  người đang sinh sống và làm việc. Do vậy, vấn đề chỗ ở là một câu chuyện
Với diện tích khiêm tốn nhưng thành phố Hong Kong (Trung Quốc) có tới 7,2 triệu người đang sinh sống và làm việc. Do vậy, vấn đề chỗ ở là câu chuyện "đau đầu" của những người nhập cư.
Càng về sau, những chủ hộ có nhà cho thuê càng siết chặt phạm vi sinh hoạt của một người. Bằng cách này, họ vẫn giữ nguyên giá thuê nhưng tăng lợi nhuận, do tăng chỗ trống để cho những người thuê mới.
Ông Ng, 60 tuổi, rời khỏi căn phòng mà ông mướn để đi làm. Trong căn phòng lớn, ông Ng ngủ trong một buồng có vách ngăn gỗ khoảng 5,6 mét vuông. Diện tích này tương đối rộng rãi so với nhiều người lao động khác. Mỗi tháng ông Nga tốn hơn 160 USD tiền thuê chỗ trọ.
Càng về sau, những chủ hộ có nhà cho thuê càng siết chặt phạm vi sinh hoạt của một người. Bằng cách này, họ vẫn giữ nguyên giá thuê nhưng tăng lợi nhuận, do tăng chỗ trống để cho những người thuê mới.
Càng về sau, những chủ hộ có nhà cho thuê càng siết chặt phạm vi sinh hoạt của một người. Bằng cách này, họ vẫn giữ nguyên giá thuê nhưng tăng lợi nhuận, do tăng chỗ trống để cho những người thuê mới.
Ông Wong Chun Sing đã hơn 90 tuổi nhưng vẫn phải sống trong một buồng nhỏ khoảng 2,2 mét vuông. Chính quyền Hong Kong ước tính khoảng 100.000 người đang sống trong điều kiện tù túng như vậy, với giá thuê trung bình 150 USD.
Ông Wong Chun Sing đã hơn 90 tuổi nhưng vẫn phải sống trong một buồng nhỏ khoảng 2,2 mét vuông. Chính quyền Hong Kong ước tính khoảng 100.000 người đang sống trong điều kiện tù túng như vậy, với giá thuê trung bình 150 USD.
Hơn 20 người sống trong căn phòng chỉ hơn 46 mét vuông này. Căn phòng được ngăn vách gỗ ra từng không gian riêng, người thuê sử dụng chung tivi hoặc nhà vệ sinh.
Hơn 20 người sống trong căn phòng chỉ hơn 46 mét vuông này. Căn phòng được ngăn vách gỗ ra từng không gian riêng, người thuê sử dụng chung tivi hoặc nhà vệ sinh.
Những người lao động nghèo tại Hong Kong, do không đủ tiền thuê những căn phòng khang trang hoặc rộng rãi hơn, đành phải ở trong những lồng sắt hoặc phòng gỗ nhỏ. Mỗi căn phòng lớn có thể đặt rất nhiều lồng sắt và buồng gỗ.
Những người lao động nghèo tại Hong Kong, do không đủ tiền thuê những căn phòng khang trang hoặc rộng rãi hơn, đành phải ở trong những lồng sắt hoặc phòng gỗ nhỏ. Một chiếc giường có thể chia làm 3 tầng và rào sắt xung quanh. Mỗi "lồng sắt" có giá thuê đến 150 USD/tháng.
Một nhóm hoạt động cộng đồng cho biết, khoảng 10.000 lao động nhập cư sinh hoạt và ngủ trong những
Một nhóm hoạt động cộng đồng cho biết, khoảng 10.000 lao động nhập cư sinh hoạt và ngủ trong những "lồng sắt" như thế này.
Khi ngày càng nhiều người lao động đến Hong Kong để tìm kiếm cơ hội việc làm, nhu cầu nhà ở cũng tăng lên theo đó. Tuy nhiên, g gian sống tù túng trong những
Khi ngày càng nhiều người lao động đến Hong Kong để tìm kiếm cơ hội việc làm, nhu cầu nhà ở cũng tăng lên. Tuy nhiên, không gian sống tù túng trong những "lồng sắt" dấy lên lo ngại về tiêu chuẩn chất lượng sống của người lao động nhập cư.
Theo TRI THỨC

Phần nhận xét hiển thị trên trang