Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

Đi dưới bóng đè của gã khổng lồ Trung Quốc

Để gìn giữ độc lập dân tộc, người Việt Nam sẽ phải tìm cách giữ thăng bằng trên một lằn ranh mong manh, dưới bóng đè của người láng giềng khổng lồ đầy mưu tính.
Trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông ngày một gia tăng, nhiều người đã đề cập tới nguy cơ Trung Quốc cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Thậm chí, một số người còn cho rằng việc Việt Nam chần chừ, chưa khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế là do e ngại nguy cơ bị Trung Quốc cấm vận.
Trong bài viết này, chúng tôi chủ yếu tập trung phân tích quan hệ thương mại - vốn là lĩnh vực quan hệ kinh tế quan trọng nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc, qua đó chỉ ra rằng mặc dù việc cấm vận kinh tế của Trung Quốc (nếu có) có thể gây ra những tác động tiêu cực trong ngắn hạn, nhưng trong trung và dài hạn, Việt Nam sẽ có động cơ mạnh mẽ để vừa tăng cường nội lực vừa đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế, nhờ đó giảm sự phụ thuộc kinh tế đối với Trung Quốc.
Bên cạnh đó, bài viết cũng sẽ thảo luận ngắn gọn về mối quan hệ chính trị giữa hai quốc gia.
Quan hệ chính trị
Ngoại trừ sự gián đoạn từ năm 1979 đến 1989, đảng - nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đã duy trì quan hệ trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, mối quan hệ này luôn ở trong tình trạng bất cân xứng. Sự trịch thượng của Trung Quốc luôn xuyên suốt, thể hiện qua sự can thiệp sâu và thô bạo vào chính sự của Việt Nam - không chỉ về chính sách, mà còn về cả nhân sự và ngoại giao.
Mới đây thôi, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc mô tả chuyến đi của ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, sang Việt Nam không chỉ như sự dạy dỗ của một ông giáo kiên nhẫn đối với gã sinh viên ương ngạnh, mà còn như người cha nghiêm khắc đối với “đứa con đi hoang” chưa chịu về nhà. Trong bối cảnh Bắc Kinh luôn nhạy cảm và sẵn sàng can thiệp vào chính sự của Việt Nam, không rõ liệu Hà Nội có muốn và có thể đi trước trong cải cách chính trị hay không.
Mặt khác, dù muốn hay không, dù sớm hay muộn thì thay đổi chính trị cũng sẽ xảy ra ở Trung Quốc. Những thay đổi căn bản về kinh tế - xã hội ở Trung Quốc trong hơn ba thập kỷ qua, đặc biệt là sự mở rộng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu trong khi dân số đang già đi, khiến cho tham nhũng, bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường và sự hà khắc của chính quyền ngày càng trở nên khó chấp nhận. Rõ ràng là hệ thống chính trị của Trung Quốc cần trở nên linh hoạt và đáp ứng hơn trước yêu cầu của người dân. Chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngay cả khi xuất phát từ động cơ chân chính, cũng sẽ chỉ là con dao hai lưỡi nếu không đi đôi với cải cách hệ thống chính trị vốn là nguồn gốc chính của nạn tham nhũng.
Bất kể kịch bản tự do hóa chính trị ở Trung Quốc xảy ra như thế nào thì sớm muộn gì Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng. Không những thế, Việt Nam sẽ khó giữ vị thế bảo thủ hơn Trung Quốc vì ở Việt Nam không có một “vạn lý trường thành” để ngăn chặn thông tin từ bên ngoài, nhất là khi Việt Nam có tỷ lệ giới trẻ vào internet thuộc loại cao nhất thế giới. Như vậy, tự do hóa chính trị ở Việt Nam gắn liền với Trung Quốc theo cả hai hướng. Thực tế này cần phải được suy xét thấu đáo trong chiến lược phát triển của Việt Nam.
Bối cảnh xã hội và chính trị trong nước cũng sẽ ảnh hưởng đến lập trường của Trung Quốc trong các mối quan hệ song phương với Việt Nam nói riêng và ở châu Á nói chung. Với gần 840 triệu dân (chiếm 62% dân số) trong độ tuổi từ 15 đến 54 - những người hoặc đang trong độ tuổi thanh niên hoặc đã trải qua tuổi thanh niên khi cuộc chiến tranh biên giới 1979 xảy ra - trong đó nam nhiều hơn nữ tới gần 26 triệu, thì ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa có thể bị thổi bùng lên bất cứ lúc nào, không chỉ trên các diễn đàn trực tuyến mà ngay trong chính sách quân sự và đối ngoại của Trung Quốc. Không chính trị gia Trung Quốc nào muốn bị coi là “bạc nhược” trong việc bảo vệ “lợi ích sống còn” của quốc gia, ngay cả khi những lợi ích này không hề có cơ sở pháp lý quốc tế. Hiểu rõ các động lực xã hội và chính trị này của các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể giúp Việt Nam tránh được các cuộc đối đầu đắt giá.
Quan hệ thương mại
Quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc quan trọng hơn đối với Việt Nam. Trung Quốc hiện là nguồn nhập khẩu lớn nhất và mới đây vượt qua Nhật Bản để trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Kể từ năm 2000, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc dao động xung quanh mức 10%. Ngược lại, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc tăng từ 9% vào năm 2000 lên tới gần 28% vào năm 2013.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam chiếm chưa tới 2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Kết quả của quan hệ thương mại không cân xứng này là nếu như vào năm 2000, Việt Nam còn xuất siêu nhẹ sang Trung Quốc thì đến năm 2013, nhập siêu từ Trung Quốc đã lên tới gần 24 tỉ đô la Mỹ.
Thoạt nhìn, có vẻ như rất đáng lo ngại khi ngoại trừ sắt thép, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc của cả 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất đều tăng rất nhanh trong thập niên vừa qua (hình 1). Tuy nhiên, ngay cả trong 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất thì mức độ phụ thuộc vào Trung Quốc cũng không đồng đều (biến thiên từ mức thấp nhất 10,1% đối với chất thải công nghiệp thực phẩm và thức ăn gia súc đến mức cao nhất 41,8% của xơ nhân tạo).
Bên cạnh đó, khoảng ba phần tư hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc ngoài Trung Quốc. Tóm lại, sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc ngày một tăng, và điều này là đáng lo ngại, song mức độ phụ thuộc không đến nỗi làm sụp đổ nền sản xuất trong nước khi có biến cố xảy ra.
Liệu xu hướng gia tăng phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc có phải là một vấn nạn của Việt Nam? Nó sẽ là vấn nạn nếu thâm hụt có nguồn gốc từ hoạt động thương mại “không công bằng” hoặc do chính sách có chủ đích của Bắc Kinh. Tuy nhiên, có vẻ như với chính sách phá giá đồng tiền hay trợ cấp sản xuất trong nước, Trung Quốc “không công bằng” với cả thế giới chứ không riêng gì đối với Việt Nam. Tất nhiên Việt Nam cũng cần chuẩn bị trước cho tình huống Trung Quốc chủ tâm thao túng nền công nghiệp và thương mại của mình để có các đối sách thích hợp.
Cũng cần nói thêm rằng nếu Bắc Kinh thực sự duy lý thì họ không những sẽ không cấm vận thương mại đối với Việt Nam mà còn tìm cách thúc đẩy cán cân thương mại nghiêng tiếp về phía họ càng nhiều càng tốt. Logic này không nhất thiết áp dụng đối với các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài hay tín dụng thương mại từ Trung Quốc.
Một vấn nạn tiềm tàng khác là nguồn nhập khẩu tư liệu sản xuất quan trọng từ Trung Quốc có thể bị cắt đột ngột khi quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng. Ví dụ như nếu nguồn nguyên phụ liệu dệt may từ Trung Quốc bị cắt thì trong ngắn hạn, chắc chắn việc làm và kim ngạch xuất khẩu trong ngành này sẽ giảm mạnh. Tác động trong trung và dài hạn sẽ phụ thuộc vào tốc độ và mức độ tìm được nguồn cung thay thế, cả trong và ngoài nước. Vì Trung Quốc không phải là nước duy nhất xuất khẩu phụ liệu dệt may - cụ thể là Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 22% thị trường bông, 27% thị trường xơ nhân tạo, và 31% thị trường sợi nhân tạo toàn cầu - cho nên sẽ không quá khó để Việt Nam có thể tìm nguồn cung thay thế. Hơn nữa, vì khu vực FDI ở Việt Nam cũng đã bắt đầu bước vào ngành này nên nguồn cung trong nước sẽ trở nên dồi dào hơn.
Nói tóm lại, mặc dù cần có những biện pháp phòng ngừa cho tình huống xấu nhất - chẳng hạn như bằng cách bắt đầu tìm kiếm và thẩm định một số nguồn cung thay thế, song không nhất thiết phải cắt giảm hay từ bỏ các nguồn cung từ Trung Quốc nếu chúng rẻ hơn hay chất lượng tốt hơn. Logic này cũng áp dụng cho các ngành khác như điện tử, da giày hay xe máy. Cần nói thêm là vì đa số các hoạt động thương mại này là giữa các công ty tư nhân nên ngay cả khi muốn thì Bắc Kinh cũng không thể dễ dàng ra lệnh chấm dứt hoàn toàn hoạt động xuất khẩu, hay ngăn cấm tuyệt đối việc xuất khẩu qua nước thứ ba.
Khoảng 40% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc là máy móc và hàng tiêu dùng. Nếu Trung Quốc chủ động giảm xuất khẩu các hàng hóa này sang Việt Nam thì Việt Nam sẽ luôn có thể tìm kiếm các nguồn nhập khẩu thay thế hoặc phát triển năng lực sản xuất nội địa, nhờ đó đa dạng hóa được nguồn cung, đồng thời giảm tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cho đến thời điểm này, những phân tích của chúng tôi mới chỉ nhấn mạnh khía cạnh tiêu cực của sự phụ thuộc thương mại của Việt Nam vào Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thế giới càng ngày càng toàn cầu hóa, các mối quan hệ thương mại luôn có tính tương thuộc. Mặc dù tỷ trọng nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam trong năm 2012 chưa tới 1%, nhưng một số nhóm hàng có tỷ lệ nhập khẩu từ Việt Nam khá lớn, chẳng hạn như trái cây (16,6%), ngũ cốc (19%), rau củ quả (21,7%), cà phê, chè, gia vị (37,2%). Điều này có nghĩa là Trung Quốc cũng sẽ phải trả giá nhất định nếu cấm vận thương mại đối với Việt Nam.
Không những thế, việc cấm vận thương mại của Trung Quốc với Việt Nam (nếu có) còn đi ngược lại lợi ích của Trung Quốc trên hai phương diện quan trọng. Thứ nhất, đứng trước nguy cơ bị cấm vận, Việt Nam một mặt sẽ phải nỗ lực tăng cường nội lực, mặt khác tìm cách đa dạng hóa thương mại và đầu tư, chẳng hạn như thông qua TPP. Kết quả là Việt Nam sẽ trở nên ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc, điều mà Trung Quốc không muốn. Thứ hai, các đối tác thương mại khác của Trung Quốc, nhất là trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ không thể coi Trung Quốc là đối tác thương mại đáng tin cậy được nữa, và do vậy cũng sẽ chuyển hướng thương mại ra khỏi Trung Quốc.
Tạm kết luận
Trong những năm tới, Việt Nam không thể tránh được một thực tại khách quan, đó là người láng giềng phương Bắc sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và tiếp tục phủ bóng lên nền kinh tế Việt Nam. Đối diện với thực tại này, thay vì tìm cách hạn chế quan hệ kinh tế giữa hai nước, một cách khôn ngoan hơn, Việt Nam cần chủ động tăng cường nội lực, đồng thời đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế. Chiến lược này vốn dĩ đã cần thiết ngay cả khi quan hệ giữa hai nước “bình thường” thì lại càng thiết yếu khi quan hệ giữa hai nước trở nên bất thường.
Bài viết này lập luận rằng trên phương diện thương mại (và tương tự như vậy trên phương diện đầu tư), chính sách cấm vận của Trung Quốc (nếu có) mặc dù sẽ gây tổn thất đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên những tổn thất này chủ yếu có tính ngắn hạn. Trong trung và dài hạn, sức ép buộc phải điều chỉnh sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam dần thoát khỏi tình trạng “bóng đè”, trở nên độc lập và bền bỉ hơn trước mọi cú sốc đến từ người láng giềng phương Bắc.
Nếu tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc tiếp tục bành trướng, hay Trung Quốc có xu hướng kiểm soát các lĩnh vực thương mại và đầu tư trọng yếu thì Việt Nam cần triển khai những đối sách thích hợp. Ở thời điểm này, Chính phủ Việt Nam cần quan tâm thích đáng đối với các dự án liên quan đến tài nguyên (khai thác bauxite hay thuê rừng đầu nguồn), năng lượng, và những ngành có sự tham gia của nhiều lao động phổ thông Trung Quốc.
Nói tóm lại, về mặt kinh tế, Việt Nam cần tìm cách để được hưởng lợi từ sự phát triển năng động của Trung Quốc nhưng đồng thời không bị chi phối bởi quy mô và cự ly của nó. Về mặt chính trị, Việt Nam một mặt không muốn Trung Quốc coi mình là mối đe dọa thường trực, nhưng đồng thời vẫn phải tìm cách duy trì sự độc lập và tự chủ. Để gìn giữ độc lập dân tộc, người Việt Nam sẽ phải tìm cách giữ thăng bằng trên một lằn ranh mong manh, dưới bóng đè của người láng giềng khổng lồ đầy mưu tính.
Theo THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

Chơi vơi trí tuệ

Stratfor

Tác giả: Jay Ogilvy
Người dịch: Lê Minh Nguyên

H1

Cuộc tấn công vào tờ báo trào phúng Charlie Hebdo ở Pháp và hậu quả của nó trên các đường phố cũng như trên các cơ quan truyền thông đã làm cho người ta có ý muốn phủi bụi để xem lại cuốn sách xuất bản năm 1996 của Samuel Huntington “Sự Đụng Độ Giữa Các Nền Văn Minh và Tái Xây Trật Tự Thế Giới” (The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order). Mặc dù ông đã gây ra những chỉ trích do từ cuốn sách này cũng như những bài báo ông viết trước đó vào năm 1993 trong tạp chí Foreign Affairs, các sự kiện gần đây có vẻ như chứng minh lời tiên tri của ông.
Có phải vậy không?
Trong khi tôi không có ý phủ nhận tầm quan trọng của tôn giáo và văn hóa như là những lực đẩy của động tính địa chính trị, tôi sẽ cho rằng, cái điều quan trọng hơn, so với sự đụng độ giữa các nền văn minh lớn, là sự đụng độ ở bên trong của mỗi nền văn minh lớn. Đây là sự đụng độ giữa những người “thành công” (made it – trong cái ý nghĩa vẫn còn chưa định rõ) và những người bị “bỏ lại phía sau” (left behind) – một mệnh đề giàu âm huởng trái ngang.
Trước khi tôi lập luận, tôi muốn báo truớc rằng luận điểm mà tôi muốn trình bày thì tương đối hơi khó hiểu. Vì vậy, để giúp cho sự rõ ràng, tôi muốn nêu ra những gì tôi không nói, trước khi tôi trình bày quan điểm của tôi. Tôi không cho rằng đạo Hồi như một tổng thể thì có vẻ như là thoái hóa. Tôi không đồng ý với quan điểm của tác giả Sam Harris hôm tháng Muời 2014, trong “Tương Tác với Bill Maher” (Real Time with Bill Maher), rằng “Hồi giáo là nguồn cơn của những ý tưởng xấu.” Tôi cũng không nói rằng tất cả các tôn giáo, một cách nào đó đều bình đẳng, hay văn hóa không quan trọng. Các bài viết trong quyển sách “Chính Là Văn Hoá” (Culture Matters), mà Huntington giúp chỉnh sửa, cho rằng các nền văn hóa khác nhau có lợi thế riêng khác nhau, khi đi vào cạnh tranh kinh tế. Những bài tiểu luận này được xây dựng trên nền tảng của Max Weber đặt ra trong công trình nghiên cứu năm 1905 “Nền Luân Lý Tin Lành và Tinh Thần Của Chủ Nghĩa Tư Bản” (The Protestant Ethic and the Spirit of Capitalism). Nó chỉ là “mùi hôi lưu huỳnh của chủng tộc”, như sử gia David Landes của Harvard viết lời tựa cho bài tiểu luận đầu tiên trong cuốn “Chính Là Văn Hoá”, nó làm cho các học giả giữ khoảng cách với các mối quan hệ chưa được nghiên cứu đủ sâu giữa văn hóa và hoạt động kinh tế.
Thành công trong thế giới hiện đại
Về vấn đề những lợi thế riêng hay những nhược điểm của các nền văn hóa khác nhau thì rất phức tạp và càng ngày càng phức tạp hơn bởi vì với sự hiện đại và sự toàn cầu hóa, cuộc sống của chúng ta đang trở nên phức tạp hơn. Tất cả chúng ta ngày nay có thể gặp mặt với nhau, điều mà những thế kỷ trước không thể có được. Dù là qua ngã du lịch hay viễn thông hay các phương tiện truyền thông ngày càng phổ biến và rẻ tiền, mỗi một người trong chúng ta đều có ý thức văn hóa hơn so với các thời kỳ của quá khứ. Điều này thì hiển nhiên. Những gì không hiển nhiên là những hệ quả xã hội và tâm lý của những sự so sánh không thể tránh khỏi của nhận thức này mời gọi chúng ta: Làm sao chúng ta đo đếm được, như những cá nhân cũng như những nền văn minh?
Trong thế giới hiện đại, sự phát triển của cá nhân con người, mà một phần gắn liền với văn hóa, ngày càng trở nên quan trọng hơn. Nếu ta nghĩ cuộc sống của một con người như là một cuộc thi đua chạy bộ – tựa như như sự phát triển từ trẻ thơ đến truởng thành là một khoảng cách nhất định – thì sự phát triển qua nhiều ngàn năm qua đã di chuyển những trụ cây số của sự trưởng thành ra xa hơn. Nói đơn giản là phải mất nhiều thời gian hơn để học hỏi những kỹ năng để “thành công” như một người lớn. Chắc chắn là có những kỹ năng mà tổ tiên ta trong Thời Kỳ Đồ Đá có được mà chúng ta ngày nay không có, nhưng họ không phải khai thuế lợi tức hay tìm mua bảo hiểm. Những nhà tư tưởng hậu hiện đại đã chỉ trích cái ý tưởng về tiến bộ, và có lẽ chúng ta nên cần có một khái niệm khoan dung đa nguyên. Tuy nhiên, đã có những cải tiến không thể chối cãi trong nhiều cách đo căn bản về sự tiến bộ của con người. Điều này có được từ sự cải thiện các thống kê về nhân khẩu học như trọng luợng khi sinh ra, chiều cao và tuổi thọ, cũng như sự giảm nghèo và mù chữ. Để nói cho đơn giản hơn, như là con người, chúng ta đã đi một chặng đường dài.
Nhưng những thành tựu lịch sử này phải trả bằng một cái giá. Nó thật không dễ cho những cá nhân để am tuờng các cấu trúc phức tạp này mà chúng ta gọi là nền văn minh hiện đại với các cơ sở và các định chế, văn hóa, lịch sử, khoa học và pháp luật. Một đứa trẻ không thể làm được việc này. Một em bé sinh ra trong thế giới ngày hôm nay, về sinh học rất giống với một em bé sinh ra cách đây 10.000 năm trước; sự tiến hóa sinh học đơn giản là quá chậm và không thể trang bị cho chúng ta để quản lý nỗi cái cấu trúc này. Và giai đoạn thơ ấu càng ngày càng dài ra. “Chưa dứt sửa” (neoteny) là thuật ngữ sinh học để diễn tả việc kéo dài thời gian mà con cái vẫn còn phụ thuộc vào cha mẹ. Ở một số sinh vật, như cá hay nhện, các con mới sinh có thể tự lo cho nó ngay lập tức. Trong các sinh vật khác – như vịt, hươu, chó và mèo – những con mới sinh lệ thuộc vào mẹ của chúng chỉ trong vài tuần. Ở con người, thời kỳ lệ thuộc kéo dài trong nhiều năm. Và khi những thế hệ và những thế kỷ trôi qua, đặc biệt là gần đây, giai đoạn lệ thuộc tiếp tục kéo dài ra hơn.
Như sử gia Pháp Philippe Aries cho chúng ta biết trong “Những Thế Kỷ Của Tuổi Thơ” (Centuries of Childhood), “trong xã hội thời Trung cổ, ý tưởng về thời thơ ấu không hiện hữu.” Trước hiện đại, những người trẻ là những người lớn trong cái khung nhỏ, cố gắng để thích hợp với bất cứ nơi nào mà chúng có thể. Nhưng rồi tuổi thơ đã được tạo tác ra (invented). Luật lao động trẻ em giữ chúng bên ngoài các hãng xuởng, và luật về trốn học giữ chúng bên trong các trường công lập. Dẫn một ví dụ gần đây về việc luật cho gia hạn thời thơ ấu, còn được gọi là chưa dứt sửa, đó là tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng ông dự định sẽ cho đại học cộng đồng dạy miễn phí bất kỳ ai tốt nghiệp trung học, do đó kéo dài tuổi học trò thêm hai năm.
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và đào tạo một đứa bé trung bình của chúng ta đã trở nên lớn hơn nhiều, so với chỉ một mùa của những con gấu con. Và nó có vẻ như càng tiếp tục kéo dài ra khi ngày càng nhiều những đứa con hơn 20 và thậm chí hơn 30 tuổi thấy rẻ hơn để sống với cha mẹ, cho dù có hay không có ghi danh đi học trung học hay đại học. Các chương trình đào tạo cần thiết để phát triển như một người lớn dường như lâu dài hơn, những trụ cây số cho sự trưởng thành đúng nghĩa cứ dời xa ra từ “điểm bắt đầu” trong khi điểm bắt đầu này không thay đổi. Cơ thể sinh học của chúng ta đã không khi nào thay đổi kịp để bắt gần với mức thay đổi của lịch sử. Và khoảng cách tiếp tục lớn này giữa thời kỳ thơ ấu và thời kỳ trưởng thành của ngày hôm nay nó xảy ra cho mọi nền văn minh, chứ không chỉ cho văn minh Hồi giáo.
Bức tranh bây giờ dĩ nhiên trở nên phức tạp, vì lịch sử đau thương của các mối quan hệ giữa những nền văn minh lớn trên thế giới, rõ ràng để lại những tầng lớp khác nhau của sự phát triển, cùng với những mức độ khác nhau của sự thành công. Các nền dân chủ Kitô giáo đã vượt trội về kinh tế và văn hóa so với phần còn lại của thế giới. Đây có phải là một tai nạn? Hay là vì có một cái gì đó trong phần mềm của văn hóa phương Tây làm cho nó có khả năng tốt hơn trong việc phục vụ các nhu cầu của người dân so với các phần mềm của văn hóa được gọi là Hồi giáo?
Những Người Bị Bỏ Phía Sau
Rõ ràng có một cảm giác trong số rất nhiều nguời trong thế giới Hồi giáo rằng họ, như một nền văn minh, đã bị “bỏ lại phía sau” của lịch sử. Hãy xem đoạn văn sau đây trong tác phẩm “Tuyết” (Snow), cuốn tiểu thuyết của tác giả Orhan Pamuk đoạt giải Nobel của Thổ Nhĩ Kỳ:
“‘Chúng tôi nghèo và không đáng kể’, Fazul nói, với sự tức giận lạ thuờng trong giọng nói của ông. ‘Các cuộc đời tồi tệ của chúng tôi không có chỗ đứng trong lịch sử loài người. Một ngày nào đó tất cả chúng tôi hiện nay đang sống ở Kars sẽ chết và biến mất. Không ai sẽ nhớ đến chúng tôi; không ai sẽ quan tâm đến những chuyện gì đã xảy ra cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ dành cả ngày để tranh cãi loại khăn gì cho phụ nữ quấn quanh đầu của họ, và không có ai thèm để ý một chút nào, bởi vì chúng tôi bị nuốt bởi những gấu ó vụn vặt riêng và ngu ngốc của chúng tôi. Khi tôi thấy rất nhiều người xung quanh tôi sống một cuộc đời ngu ngốc như vậy và sau đó biến mất không một dấu vết, thì một cơn giận dâng trào trong tôi… “
Lúc đầu, tôi có đề cập đến một mệnh đề giàu âm huởng trái ngang về những người bị “bỏ lại phía sau”. Tôi nghĩ đến hai ứng dụng khác gần đây: thứ nhất, đạo luật cải tổ giáo dục ở Hoa Kỳ được gọi là “Không Em Bé Nào Bị Bỏ Rơi” (No Child Left Behind Act); thứ hai, loạt 13 tiểu thuyết bán chạy nhất của Tim LaHaye và Jerry Jenkins mà trong đó những người được cứu rỗi (Rapture) là những nguời có đức tin thực sự, trong khi những người tội lỗi là những nguời bị “bỏ lại phía sau.” Trong cả hai truờng hợp áp dụng, rõ ràng là cái xấu bị bỏ lại phía sau.
Sự chia cách ngày càng tăng này giữa những người thành công và những người bị bỏ lại phía sau đang xảy ra trên toàn cầu, trong mỗi nền văn minh lớn, chứ không phải chỉ có đạo Hồi. Để trích lời Ian Morris, một nhà bình luận đồng nghiệp của tôi trong viện Stratfor, mới trong tuần qua:
“Văn hóa là cái gì mà chúng ta có thể thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh thay vì chờ đợi, như các sinh vật khác đã phải làm, bởi vì các genes của chúng ta tiến hoá dưới những áp lực của sự chọn lọc tự nhiên. Nó đưa đến hậu quả là, mặc dù chúng ta cơ bản vẫn là sinh vật tương tự như khi chúng ta phát minh ra nông nghiệp vào cuối thời kỳ băng hà (ice age), các hoạt cảnh xã hội của chúng ta đã phát triển càng ngày càng nhanh hơn và sẽ tiếp tục như vậy với tốc độ ngày càng gia tăng trong thế kỷ 21″.
Và bởi vì các động tính nền tảng của sự chia cách này bắt nguồn từ sự so le giữa tốc độ thay đổi của tiến hóa sinh học trên một bình diện (rất chậm) và thay đổi lịch sử hay công nghệ trên một bình diện khác (quá nhanh), rất khó để làm thế nào cho khoảng cách này có thể được đóng lại. Chúng ta không muốn dừng sự tiến bộ, và nếu thế thì chúng ta càng làm cho có sự tiến bộ hơn, thì những trụ cây số của tuổi truởng thành hôm nay sẽ bị dời ra xa hơn, và văn hoá trở nên trọng đại hơn.
Có một mối liên hệ giữa hiện tượng “bỏ lại phía sau” và sự trổi dậy của cực hữu ở châu Âu. Khi số lượng những người trẻ thất nghiệp, bất mãn, tuyệt vọng gia tăng, thì sức hấp dẫn của những lời dụ hoặc cực đoan  cũng tăng theo – cho cả hai bên. Về phía người Hồi giáo, có sự lớn tiếng hơn của Nhà Nuớc Hồi Giáo về giết những kẻ ngoại đạo. Bên phía cực hữu, họ to tiếng hơn về những kẻ Hồi Giáo cực đoan. Giống như trong một nhà hàng đông đúc, càng ồn ào những tiếng nói, thì những tiếng nói càng to hơn.
Tôi dùng từ ngữ những người “thành công” này, bởi vì cái khoảng cách trong câu hỏi được đặt ra, không chỉ đơn giản là giữa người giàu và người nghèo. Những nhà học giả thành đạt như Pamuk (nói trên) cũng cảm nhận ra nó. Nhà văn Pankaj Mishra, sinh ra ở Uttar Pradesh, Ấn Độ, năm 1969, là một ngôi sao đang lên của Đông Phương, ông viết về thế luỡng nan (dilemma) của các nhà trí thức châu Á, sự lựa chọn Hobson (chỉ có một, cho nên lấy hoặc không) mà họ phải đối mặt giữa việc rút vào trong vòng tay của các nền văn hóa cổ xưa của họ hoặc nhận lấy các phuơng cách của phương Tây, chính yếu là vì muốn có sức mạnh để chống lại phương Tây. Đây là nghịch lý của họ: Hoặc là chấp nhận con ngựa gỗ gài vào thành Troy (Trojan horse) của văn hóa phương Tây để am tuờng những “bí mật” của nó – công nghệ, tổ chức, bộ máy hành chánh và sức mạnh để hình thành một quốc gia – hoặc chấp nhận vai trò đám đông làm cảnh giá rẽ (underpaid extras) trong một bộ phim, một lịch sử rất phụ và “phổ thông” giúp phương Tây làm siêu sao chói lọi. Trong bài sau của tôi, tôi sẽ khảo sát nhiều hơn về những kiến thức sâu sắc của Mishra trong các cuốn sách của ông.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức bị bắt để điều tra


Theo tờ Apple Daily của Hồng Kông đưa tin, một trong những người từng phục vụ 10 năm với vai trò sĩ quan cấp cao trong quân đội Trung Quốc đã bị quân cảnh đưa đi để điều tra về tham nhũng.

Ông Quách Bá Hùng phục vụ trong quân đội từ năm 2002 đến 2012 với vai trò là một trong hai Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC) – cơ quan kiểm soát quân đội Trung Quốc.
Ảnh: Tướng Quách Bá Hùng – dự lễ khai mạc Hội nghị Chính hiệp vào ngày 5/3/2007 tại Bắc Kinh
Ông Quách cùng thư ký của mình và con trai là Quách Chánh Cương – một thiếu tướng quân đội đã bị đưa đi bởi Viện Kiểm sát của Quân đội Giải phóng Trung Quốc – đơn vị chuyên trách về việc điều tra và truy tố tội phạm.
Trước đó, nhiều thông tin cho rằng ông Quách sớm muộn cũng bị sờ gáy. Tuy nhiên, vì ông này đang bị ung thư, tính mạng đang bị đe dọa nên chưa bị bắt.
Theo Apple Daily, sự việc họ bị đưa đi bởi một đơn vị của tòa án quân sự, chứ không phải Ủy ban kiểm tra kỷ luật cho thấy mức độ nghiêm trọng của các loại tội phạm tiềm ẩn. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật tập trung về các hành vi xâm phạm đến chế độ chính trị và chuyển giao các vi phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm cho cơ quan tư pháp để truy tố.
Theo nhận định của chuyên gia bình luận quốc tế, ông Quách chắc chắn đã nhận tiền lại quả từ việc mua được bất kỳ tài sản quân đội nào vì khởi đầu ông công tác tại Bộ Tổng tham mưu.
Nguyễn Hoa
Phần nhận xét hiển thị trên trang

6 vật liệu có thể thay đổi thế giới



Vật liệu tận dụng từ nhiệt thải hay vật liệu tự phục hồi có thể được ứng dụng trong lĩnh vực nghiên cứu tàu vũ trụ, cung cấp năng lượng trong tương lai.
Vật liệu có tính dẫn điệnGraphene là một lớp carbon hợp thành một mạng hình lục giác (kiểu tổ ong), với khoảng cách giữa các nguyên tử carbon là 0,142 nm. Màng graphene có độ dày tương đương đường kính của nguyên tử.
Giống cấu trúc của graphene, stanene được cấu tạo từ một lớp nguyên tử. Nhưng thay vì carbon, stanene được hình thành từ thiếc. Đây là đặc điểm tạo nên sự khác biệt và giúp vật liệu này dẫn điện với hiệu suất 100%.
Về mặt lý thuyết, giáo sư Shoucheng Zhang là người giới thiệu stanene lần đầu tiên vào năm 2013. Theo mô hình của ông, stanene là một chất cách điện tô pô, nghĩa là nó có các cạnh hoặc bề mặt bên ngoài dẫn điện, còn bên trong là chất cách điện (giống một que kem phủ chocolate, trong đó chocolate là chất dẫn điện, kem là chất cách điện). Do đó, stanene có thể dẫn điện với điện trở bằng không ở nhiệt độ phòng.
Tính chất của stanene chưa được kiểm tra thực nghiệm, tuy nhiên các dự đoán khác của Zhang về các chất cách điện tô pô khác đã được chứng minh là đúng.
5-7730-1423802228.jpg
Cấu trúc phân tử của stanene. Ảnh: SLAC
Vật liệu tự phục hồi
Năm 2014, phòng thí nghiệm của Scott White, chuyên gia Đại học Illinois, tạo ra một loại polymer mới với tính năng tự rỉ ra để sửa chữa lỗ hổng mà mắt thường nhìn thấy được. Loại polymer này có một hệ thống mạch chất lỏng mà khi vỡ ra sẽ tự đông lại giống như máu.
Các vật liệu sẵn có khác có thể làm kín vết nứt cực nhỏ, trong khi vật liệu mới có tác dụng với lỗ hổng rộng 4 mm và các vết nứt xung quanh nó. Trong tương lai, chúng có thể được ứng dụng trong công nghệ vũ trụ.
Vật liệu nhiệt điện
Nhiệt thải là kết quả tất yếu của bất kỳ thiết bị sử dụng điện. Theo ước tính của giới chuyên gia, lượng nhiệt thải ra bằng hai phần ba lượng nhiệt đã sử dụng. Đây chính là lý do khiến giới nghiên cứu tận dụng nguồn nhiệt thải này và tạo ra vật liệu nhiệt điện.
Công ty Alphabet Energy ở California, Mỹ, giới thiệu một loại máy phát nhiệt điện cắm thẳng vào ống xả của máy phát điện thông thường, chuyển hóa nhiệt thải thành điện năng hữu ích. Thiết bị được giới thiệu năm ngoái sử dụng vật liệu tương đối rẻ gọi là tetrahedrite, có thể đạt hiệu suất 5-10%.
Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học nghiên cứu một vật liệu có hiệu suất cao hơn gọi là skutterudite. Nó có giá thành rẻ hơn và hiệu suất đủ lớn để ứng dụng trong nhiều thiết bị tiêu tốn năng lượng.
Vật liệu nhiệt điện được ứng dụng trong lĩnh vực chế tạo tàu vũ trụ.
Pin Mặt Trời giá rẻ
Năng lượng Mặt Trời có chi phí rẻ nhưng việc xây dựng một nhà máy điện sử dụng các tế bào quang điện từ silicon đơn tinh thể là một quá trình tốn kém và tiêu tốn năng lượng. Khoáng vật Perovskit có thể là một dạng vật liệu thay thế.
Perovskit được phát hiện lần đầu tiên cách đây hơn một thế kỷ. Năm 2009, tế bào quang điện được tạo ra từ perovskite có hiệu suất chuyển đổi năng lượng khoảng 3.8% và tăng lên 19,3% trong năm 2014. Con số này chưa cao so với phương thức sử dụng silicon, nhưng nó có thể phát triển nhanh chóng trong một vài năm và chi phí rẻ hơn.
Vật liệu cứng nhưng siêu nhẹ
4-8295-1423802228.jpg
Mô phỏng vật liệu aerogel. Ảnh: NASA
Dù rất nhẹ, Aerogel có thể thể chịu được sức nóng của một bộ đèn hàn hoặc sức nặng của một chiếc ôtô. Loại vật liệu này còn được gọi là khói đóng băng hay khói xanh.
Điểm yếu của Aerogel là độ giòn, đặc biệt khi làm từ silic. Tuy nhiên, các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không Mỹ (NASA) đã thử nghiệm với vật liệu làm từ polymer, ứng dụng tính cách điện của nó cho các tàu vũ trụ. Trộn thêm hợp chất khác vào aerogel căn bản có thể khiến nó linh hoạt hơn.
Siêu vật liệu
Metamaterial (siêu vật liệu) là một dạng vật chất nhân tạo. Trên thực tế, các siêu vật liệu có cấu trúc nano tán xạ ánh sáng theo nhiều cách đặc biệt, và một ngày nào đó sẽ khiến các vật thể trở nên vô hình.
Tùy thuộc vào cấu tạo, nó có thể tác động đến sóng radio, vi sóng hay bức xạ terahertz (T-ray). Những máy quét T-ray có thể được ứng dụng trong y học và an ninh. Tuy nhiên, việc thương mại hóa chúng trong tương lai gần là điều không dễ dàng.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao người Trung Quốc thích Putin?


Lời giới thiệu: Trang mạng Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 24/5 có đăng bài dưới tiêu đề “Vương Nguyên Phong: Nỗi lòng Putin của người Trung Quốc”. Xin dịch nguyên văn để bạn đọc tham khảo và qua đó biết tâm lý hung hăng hiếu chiến của một số dân mạng Trung Quốc được hình thành, phát triển như thế nào và chịu ảnh hưởng ra sao từ các nhân tố bên ngoài.

Cho dù Putin không được hoan nghênh ở phương Tây nhưng ông lại vô cùng có duyên ở Trung Quốc. Rất nhiều người Trung Quốc hết lòng ưa thích nhà lãnh đạo quốc gia láng giềng phương Bắc này. Trong trò chuyện riêng tư, rất nhiều người bày tỏ tình cảm ca ngợi Putin. Trong quần thể bạn bè vi tín[1] do người Trung Quốc gần đây tạo dựng nên, có không ít người chuyển phát những câu như “Cánh đàn ông hãy kính chào ngài Putin!”; trên mạng lại càng nhiều, chẳng hạn “Lời Putin từng nói, quy tắc đàn ông của Putin” được lưu truyền bằng những “cách ngôn” nói theo giọng của Putin.

Thí dụ: Phẫn nộ mà không có thực lực thì vô nghĩa; chưa chuẩn bị đánh thì chớ cầm lấy vũ khí; vấn đề lãnh thổ không có đàm phán gì hết, chỉ có chiến tranh mà thôi. Cuốn sách “Hãy làm người đàn ông cứng rắn như Putin” lại càng tiêu thụ mạnh, với lời giới thiệu của Ban Biên tập: “Lấy chồng thì hãy lấy người như Putin; làm người thì hãy làm người như Putin”.[2]

Những con số càng nói lên mức độ Putin được người Trung Quốc hoan nghênh như thế nào. Các thống kê do một trang mạng lớn ở Trung Quốc tiến hành điều tra từ năm 2008 đến năm 2014 cho thấy tỷ lệ ủng hộ Putin của dân mạng Trung Quốc năm nào cũng vượt 90%, chẳng những cao hơn mức 84,7% là mức cao nhất xưa nay về tỷ lệ dân Nga ủng hộ Putin, mà còn rất ổn định.

Vì sao người Trung Quốc lại ưa thích nhà lãnh đạo của một quốc gia khác như vậy? Tạp chí Business Insider (Australia) và một số trang mạng Trung Quốc từng có phân tích về vấn đề này. Người Australia cho rằng nguyên nhân chính là tình cảm dân tộc chủ nghĩa ngày một cao trong dân Trung Quốc gây ra sự bất mãn đối với chính sách ngoại giao bị họ cho là “mềm yếu” [của chính phủ nước họ]. Người ta có thể tiếp tục truy hỏi vì sao dân Trung Quốc lại có tình cảm bất mãn như thế?

Thứ nhất, trong dân chúng Trung Quốc còn tồn tại bóng đen tâm lý lịch sử dân tộc bị áp bức sỉ nhục [khuất nhục]. Xưa kia nước này từng là “Thiên triều đại quốc” trung ương huy hoàng, nhưng từ cuộc Chiến tranh Thuốc phiện năm 1839 trở đi trong một thời gian lịch sử rất dài, Trung Quốc nếm đủ sự lăng nhục, cắt đất đai, trả các khoản bồi thường và đủ loại hiệp ước bất bình đẳng do phương Tây gây ra — đây là ký ức đau khổ mà người Trung Quốc không thể nào gạt bỏ. Trang sử đó chỉ chấm dứt khi nước Trung Quốc Mới thành lập năm 1949. Nhưng sau đó nước này lại rơi vào hoàn cảnh bị phương Tây phong tỏa, bị cắt đứt quan hệ với Liên Xô, làm cho Trung Quốc luôn luôn ở vào tình trạng vô cùng thiếu an ninh do bị các nước khác đe dọa. Sau cải cách mở cửa, các nước phương Tây từng tiến hành trừng phạt Trung Quốc, mấy năm gần đây họ lại vây hãm Trung Quốc và có những “động tác nhỏ” trên rất nhiều vấn đề như Đài Loan, Tây Tạng, khiến người Trung Quốc rất không thoải mái, rất ớn ghét, họ chưa có tâm thái bình thường với các nước phương Tây.

Vì thế cho nên nếu có người có thể đấu tranh với các nước phương Tây xưa kia từng đem lại đau khổ và đe dọa cho Trung Quốc, nay lại thường xuyên gây rắc rối cho Trung Quốc, thì dĩ nhiên người đó được dân Trung Quốc yêu thích. Điều ấy có chỗ tương thông với việc người Trung Quốc ưa thích Mao Trạch Đông. Mao dám giao chiến với người Mỹ trên chiến trường Triều Tiên, dám dàn trận đối phó với Liên Xô tại đảo Trân Bảo,[3] thực là có ý vị “Nhân dân Trung Quốc đứng lên rồi”; vì thế rất nhiều người hoài niệm sự gan dạ của Mao dám đọ sức với nước ngoài.

Thứ hai, dân chúng Trung Quốc chưa đồng ý cao với chiến lược ngoại giao của chính phủ nước họ. Tư tưởng chỉ đạo đường lối ngoại giao Trung Quốc sau cải cách mở cửa chủ yếu là “Giấu mình chờ thời” do Đặng Tiểu Bình đề xuất. Tuy rằng chiến lược “Giấu mình chờ thời” được đưa ra trong tình hình lịch sử đặc biệt năm 1989, nhưng về cơ bản nó là sự khắc họa chiến lược ngoại giao trong hơn ba chục năm cải cách mở cửa. Do sức mạnh nhà nước Trung Quốc chưa đủ mạnh, trước sự trừng phạt hồi đó của phương Tây và nhiều sự việc khác diễn ra sau đấy,[4] tư tưởng tổng thể của Trung Quốc là tranh thủ hoàn cảnh quốc tế tốt lành, không đối kháng quá mạnh mẽ với phương Tây, khi có tranh chấp với các nước xung quanh cũng chủ yếu giải quyết bằng con đường hòa bình.

Thế nhưng cùng với sự tăng cường nhanh chóng sức mạnh tổng hợp của đất nước, nền kinh tế Trung Quốc ngày nay đã lớn thứ hai thế giới, sức mạnh quốc phòng cũng được nâng cao rất nhiều. Hiện nay, khi Trung Quốc có mâu thuẫn với các nước xung quanh, nhất là mấy năm gần đây có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, Philippines… tại Đông Hải, Nam Hải,[5] dân chúng Trung Quốc càng ngày càng có ý kiến bất đồng với chiến lược “Phát triển hòa bình” do các nhà lãnh đạo Trung Quốc đề xuất! Tại sao Trung Quốc không thu hồi đảo Điếu Ngư[6] theo cách như Nga giải quyết vấn đề Crimea? Tại sao Trung Quốc không dùng vũ lực dạy bài học cho Philippines hay gây sự và cho Việt Nam vốn gần đây hung hăng? Phát triển hòa bình không có nghĩa là không đánh nhau, chỉ có chiến tranh mới có thể đổi lấy phát triển hòa bình! Đây là cách suy nghĩ của không ít dân chúng Trung Quốc.

Thứ ba, môi trường dư luận Trung Quốc cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho người Trung Quốc có “nỗi lòng Putin”.[7] Có người phân tích truyền thông Trung Quốc tạo dựng hình ảnh Putin quá ư hoàn mỹ, vì vậy tỷ lệ ủng hộ Putin mới cao đến thế. Đây là nguyên nhân một mặt, còn có những nhân tố mặt khác. Một là thuyết âm mưu của dư luận Trung Quốc đối với phương Tây, tô vẽ quá nhiều về những tin tức hoạt động không hữu hảo của các nước xung quanh. Nên thừa nhận là những cách đưa tin như vậy của truyền thông Trung Quốc là có căn cứ nhất định, nhưng không ít tin tức thậm chí phân tích lại đều là sự suy đoán và tưởng tượng chủ quan. Chuyến đi thăm châu Á của Tổng thống Obama là để giúp một số nước thêm can đảm đối đầu với Trung Quốc, các hoạt động của Nhật là để chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc… loại tin như vậy đưa ra quá nhiều thì khó có thể khiến dân Trung Quốc có tình cảm tốt và lòng tin với phương Tây, với các nước xung quanh có mâu thuẫn [với Trung Quốc].

Mặt khác, mỗi khi ngoại giao Trung Quốc gặp một số vấn đề, nhất là khi xuất hiện tranh chấp mới trên Đông Hải và Nam Hải, trong số các chuyên gia phân tích bình luận trên truyền thông Trung Quốc rất nhiều người có chỗ dựa là quân đội. Dĩ nhiên quan điểm của người bên quân đội thì có khuynh hướng đẩy mạnh dùng chiến tranh để giải quyết vấn đề. Dưới sự hun đúc dư luận như vậy, dân chúng Trung Quốc dĩ nhiên rất tán thành cách làm của Putin trong cuộc tranh chấp Crimea và Ukraine.

“Nỗi lòng Putin” nói lên sự đặc biệt ưa thích Putin của dân chúng Trung Quốc, đây là điều tốt đối với Trung Quốc hay là có nhữngảnh hưởng tiêu cực ? Tác giả không có ý định bàn về vấn đề đó, nhưngtình cảm đặc biệt ấy của dân chúng thì đáng coi trọng!

Tác giả Vương Nguyên Phong là giáo sư Đại học Giao thông Bắc Kinh.

Bản gốc tiếng Trung: 王元丰:中国人的普京情结, 环球网, 2014-05-24 .

Biên dịch: Nguyên Hải
(Nghiên Cứu Quốc Tế)
—————–

[1] Vi tín (Micro message): Một phần mềm kết bạn trên điện thoại di động, giúp người ta thuận tiện và nhanh chóng tìm được bạn tâm đầu ý hợp qua việc phát tin nhắn, hình ảnh, video, chữ. Do người TQ sáng tạo.

[2] Vốn là lời trong một bài hát Nga ca ngợi Putin.

[3] Người Nga gọi là đảo Đamanxki.

[4] Ngày 4/6/1989 xảy ra vụ đàn áp học sinh biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn.

[5] Việt Nam gọi là Biển Đông.

[6] Người Nhật gọi là đảo Senkaku.

[7] Nguyên văn tình kết.


http://nghiencuuquocte.net/2015/02/13/vi-sao-nguoi-trung-quoc-thich-putin/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lý giải thế nào về thế giới khác sau khi chết?

LD
  • Sau khi chết chúng ta sẽ thế nào? Ra sao? Đó là câu hỏi mà từ xưa tới nay loài người luôn tìm kiếm mà đến giờ vẫn chưa có câu trả lời. Khi đi tìm hiểu câu hỏi đó, đã hình thành nên các tôn giáo. Một điều đáng lưu ý là dù ở phương Tây hay phương Đông, người ta luôn tin rằng có một thế giới khác sau khi con người rời bỏ cuộc sống.
Cả Phật giáo và Thiên Chúa Giáo đều cho rằng con người sau khi chết sẽ được lên thiên đàng hoặc xuống địa ngục tùy vào sự tu dưỡng của họ khi còn sống. Người Việt Nam ta, bên cạnh việc chịu ảnh hưởng của các tôn giáo về thế giới bên kia, bản thân chúng ta cũng đã có 1 tín ngưỡng thể hiện niềm tin rằng “chết chưa phải là hết”. Niềm tin đó được ghi nhận bởi tục thờ cúng tổ tiên của người Việt. Người Việt luôn tin rằng, ông bà, cha mẹ tuy mất đi nhưng vẫn dõi theo con cháu và phù hộ cho con cháu.
Hình minh họa.
Hình minh họa.
Trên thế giới có biết bao câu chuyện có những người chết rồi bất thần sống lại. Mỗi người kể mỗi khác về những gì họ thấy được trong thời gian chết ấy.
Trường hợp của bác sĩ George Ritchie dưới đây là một trong những trường hợp lạ lùng nhất trên thế giới bởi những gì mà ông kể lại sau khi thoát khỏi “lưỡi hái của tử thần”.
Vào năm 1943, lúc này ông mới 20 tuổi, đang là một binh lính quân sự ở bang Texas. Trước khi tới thành phố Virginia để học Y khoa, Ritchie đã bị viêm phổi nặng, không lâu sau đó thì ông tắt thở.
Bệnh viện đã tiến hành khám nghiệm và chuẩn bị đưa ông vào nhà xác. Thật bất ngờ, sau đó 9 phút, ông đã tỉnh lại cùng với lời kể gây chấn động dư luận thời bấy giờ.
Ông kể mình đã ra ngoài đường trong tình trạng nhẹ bẫng. Khi ngang qua quán cà phê, George hỏi đường một người đàn ông nhưng ông ta hoàn toàn chẳng hề để ý tới những lời nói của George.
Thấy ngạc nhiên, George chạm thử vào một chiếc dây điện thoại công cộng thì kỳ lạ thay, bàn tay ông có thể xuyên thấu chúng. Biết mình đã rời khỏi thể xác, George vô cùng hoảng hốt quay trở lại bệnh viện và ở đó có một sinh vật ánh sáng bí ẩn giúp linh hồn của ông nhập vào thân xác.
Sau khi tỉnh dậy trong chính thân thể mình, ông mới biết mình được bệnh viện xác nhận đã chết và đang làm giấy báo tử. Không ai có thể tin, ông lại “cải tử hoàn sinh” như thế.
Cho đến nay, nhiều sự mô tả về cõi chết đã được nhiều người chết đi sống lại tường thuật và người ta vẫn mơ hồ về “thế giới bên kia”. Tại Pháp, ngay giữa thủ đô Paris đã quy tụ các nhà sinh lý, tâm lý và các nhà khoa học nghiên cứu nghiêm túc về linh hồn con người có tồn tại thật không sau khi chết đi.
Những người này đang cố gắng gạt bỏ ra mọi ý nghĩ có tính cách mê tín dị đoan khi nghĩ về vấn đề của sự chết để có thể tự nhiên đón nhận và nghiên cứu các trường hợp liên quan về cõi chết. Qua hàng ngàn hồ sơ lưu trữ tại các viện nghiên cứu đằng sau sự chết, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu, gom góp được một số sự kiện trên đoạn đường mà sau khi thở hơi cuối cùng, người chết đã đi qua.
Dĩ nhiên, những người này vì lý do nào đó được sống lại và mô tả tỉ mỉ. Hiện nay, phân tâm học, thôi miên học góp phần đắc lực thêm cho sự kiểm tra, nghiên cứu về vấn đề này.
Tại Việt Nam từng xôn xao câu chuyện kỳ lạ của cháu Nguyễn Phú Quyết Tiến ở thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, Hoà Bình. Cháu tên là Bình, sinh ngày 6/10/2002 – con của anh Hoan, chị Dự nhưng cháu cứ nằng nặc nhận mình là cháu Quyết Tiến (con chị Thuận – anh Tân) – đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều “bằng chứng” chứng tỏ mình là cháu bé đã chết, cháu Bình đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.
ThS Vũ Đức Huynh, một chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực cuộc sống của con người sau khi chết cho biết, khi một người chết, phần hồn chuyển sang dạng thức thành vong hồn. Từ cấu trúc nửa đậm đặc sang cấu trúc mang hạt hoàn toàn lỏng, loãng, nhẹ. Ở cõi vong, các vong hồn hấp thu năng lượng qua các hạt điện sinh học tự do có trong bao la và các hạt điện sinh học toát ra từ các thức dâng cúng.
Nhờ vào nguồn năng lượng đó, vong hấp thụ và “cứng cáp” dần. Sau một khoảng thời gian, nó mới có thể thực sự hoạt động được ở cõi mới và những thực thể (vong hồn) có đủ năng lượng có thể vượt lên cõi cao hơn tức là cõi linh vong hay siêu linh và chính là cõi Niết bàn của Đạo phật và Thiên Đàng của Thiên Chúa Giáo.
Ngày nay, khoa học không gian đã bay được lên không gian, đã nhìn được hết lòng đất, lòng biển. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa một lần nhìn thấy thiên đường hay đia ngục. Mặc dù vậy, khoa học đã tin và chứng minh được hiện tượng thần giao cách cảm, tin vào điện trường sinh học cùng nhiều vấn đề mà trước đây người ta cho là huyền hoặc.
(BNĐT)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những chuyện kinh khủng từng xảy ra vào thứ 6 ngày 13 ( Cung la ngay NBT qua doi )

Nhiều người cho rằng quan niệm thứ 6 ngày 13 là một ngày xui xẻo chỉ là một lời đồn thất thiệt. Nhưng lịch sử đã chứng minh rằng có rất nhiều việc kinh khủng đã từng xảy ra vào thứ 6 ngày 13.Năm 1307: Những hiệp sĩ thánh chiến bị xử tử
Những chuyện kinh khủng từng xảy ra vào thứ 6 ngày 13
Thứ 6 ngày 13 năm 1307, nhà vua Pháp đã đưa ra quyết định bắt giữ và xử tử những hiệp sĩ thánh chiến, vốn được xem là những hình tượng linh thiêng trong thời trung cổ, vì nhà vua cho rằng họ đang giữ trong tay quá nhiều quyền lực. Đây cũng chính là lý do mà thứ 6 ngày 13 được tin là đã bị nguyền rủa đáng sợ.
Năm 1521: Đế chế Aztec sụp đổ
Những chuyện kinh khủng từng xảy ra vào thứ 6 ngày 13
Thứ 6 ngày 13 năm 1521 đánh dấu một sự kiện quan trọng là vua Cuauhtemoc của đế chếAztec lừng lẫy một thời  bị người Tây Ban Nha bắt giữ khi họ xâm lược thành phố thủ đôTenochtitlan. Sự kiện này mở đầu cho việc Aztec sụp đổ và hoàn toàn bị xoá sổ.  Qủa là một thứ 6 ngày 13 đen đủi cho hoàng đế Cuahtemoc.
Năm 1940: Cung điện Buckingham bị phá huỷ
Những chuyện kinh khủng từng xảy ra vào thứ 6 ngày 13
Trong chiến tranh thế giới thứ 2, quân Đức Quốc Xã đã liên tục bỏ bom thủ đô London của Anhnhưng may mắn là cung điện Buckingham – biểu tượng của quyền lực và hoàng gia Anh hoàn toàn an toàn . Xui xẻo thế nào, vào thứ 6 ngày 13 năm 1940, máy bay Đức đã dò đúng và đánh bom chính xác xuống cung điện Buckingham, gây thiệt hại nặng nề.
Năm 1970: Lũ lụt ở Bangladesh giết hàng trăm ngàn người
Những chuyện kinh khủng từng xảy ra vào thứ 6 ngày 13
Vào thứ 6 ngày 13 năm 1970, cơn bão khủng khiếp Bhola Cyclone đã quét qua Bangladesh và giết chết gần nửa triệu người. Đây được xem là thứ 6 ngày 13 tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại tính đến hiện nay.
Năm 1989: Thị trường chứng khoáng bị tổn thất nhiều tỷ đô la
Những chuyện kinh khủng từng xảy ra vào thứ 6 ngày 13
Đây được xem là lần tổn thất cao đứng thứ 2 trong lịch sử hoạt động của thị trường chứng khoáng thế giới. Nhiều công ty đã vỡ nợ, phá sản, thị trường trên thế giới rơi vào tình trạng ngưng trệ vì lỗ nhiều tỷ đô la sau sự kiện thị trường chứng khoáng khủng hoảng.
Năm 1989: Gần cả ngàn máy tính ở Anh ngưng hoạt động
Những chuyện kinh khủng từng xảy ra vào thứ 6 ngày 13
Cũng là năm 1989, ở Anh xảy ra sự kiện gần cả ngàn máy tính đột ngột ngưng hoạt động do bị một loại virus máy tính lạ tấn công. Cách giải quyết duy nhất là phải xoá hết ổ cứng và cài lại máy. Vì vậy mà rất nhiều công ty, cá nhân, cơ quan mất những thông tin, số liệu quan trọng vào thứ 6 ngày 13 năm 1989.
 Năm 2012: lật tàu Costa Concordia
Những chuyện kinh khủng từng xảy ra vào thứ 6 ngày 13
Chiếc du thuyền hiện đại và tiên tiến bậc nhất Costa Concordia chở 4.000 khách xuất phát từ Ýđã bị lật vào thứ 6 ngày 13 khiến nhiều người chết và bị thương. Đây được xem là một trong những sự kiện xui xẻo nhất trong ngành đường thuỷ vì rất ít khi những chiếc du thuyền hiện đại như Costa Concordia gặp sự cố.
Nguồn: 

Phần nhận xét hiển thị trên trang