Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

GLOBAL TIMES VÀ QUAN HỆ VIỆT - TRUNG




Dư luận trong nước thời gian qua đặc biệt dành nhiều sự chú ý đếnnhiều bài báo mang tính chất dân tộc chủ nghĩa, hiếu chiến trên tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc. Các bài viết đó chủ yếu liên quan tới chính sách của các nước ở Biển Đông. Chính vì thế mà nhiều độc giả trong nước đặt dấu hỏi lớn về Thời Báo Hoàn Cầu. Và không khó để người ta nhận thấy rằng hầu như tất cả các bài viết trên tờ Hoàn Cầu thời báo đều mang nặng tính kích động, dọa dẫm, phô trương cho cái gọi là sức mạnh của Trung Quốc và toát lên cái gọi là tư tưởng nước lớn, bành trướng Đại Hán.
Ảnh chụp một trang báo đăng trên Global times
Thời báo Hoàn Cầu (hay Hoàn Cầu Thời báo), trước đây từng có tên là Hoàn Cầu Văn đàn, là một nhật báo khổ nhỏ tại Trung Quốc, tờ báo này được quản lý bởi Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đúng như tên gọi của nó, tờ báo tập trung chủ yếu vào các vấn đề nóng hổi và được dư luận quan tâm trên trường quốc tế trong hầu hất mọi lĩnh vực đời sống chính trị, xã hội…. Tên của nhật báo trên phiên bản tiếng Anh là Global Times.
Một nghịch lý mà hầu như mọi độc giả thường xuyên quan tâm thời báo này đều có thể nhận ra là trong khi bản tiếng Trung tập trung phần lời các bài viết vào vấn đề trong khu vực và quốc tế, thì dường như phiênbản tiếng Anh của tờ thời báo này lại đưa nhiều thông tin về Trung Quốc.Tờ thời báo này đã biên tập các bài báo cũng như xã luận về nhiều chủ đề, từ khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc tại Biển Đông, tới thái độ của Hoa Kỳ trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu….Ông Michael Anti, một chuyên gia và các vấn đề Trung Quốc và quốc tế cho biết: "Nói thật thì tôi nghĩ lập trường của Hoàn Cầu Thời báo chỉ là làm sao để kiếm tiền. Chủ nghĩa dân tộc là con bài chính của tờ báo". Tờ báo tập trung vào các vấn đề quốc tế, và tuyên truyền cho vị thế ngày càng cao của Trung Quốc trên thế giới. Cũng bởi vậy mà tờ báo này được chú ý không phải vì các bản tin, mà nhờ các bài xã luận đanh thép. Những bài viết trên trang Hoàn Cầu thời báo này đều mang nặng tính kích động chủ nghĩa dân tộc. Còn nhớ vào thời điểm Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tờ báo này đã luôn lớn tiếng trong việc biện minh cho các hành động sai trái của Trung Quốc đồng thời không quên dọa dẫm Việt Nam sẽ phải “trả giá đắt” khi đối đầu với Trung Quốc. Gần đây liên quan tới chuyện Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng chấn chỉnh, phê bình các nhà thầu Trung Quốc liên quan tới các vụ tai nạn liên tiếp tại công trình thi công đường sắt trên cao thì tờ báo này còn qui kết ông Thăng kích động chủ nghĩa dân tộc, khơi lại ngọn lửa chống Trung Quốc. Và mới đây, tờ báo này lại ngang ngược đăng tải một bài viết nội dung cho rằng Bắc kinh có thể tấn công thành phố Hồ Chí Minh chỉ trong vòng 1 giờ từ đảo Chữ Thập, nơi họ công khai xâm chiếm của Việt Nam trước đây. Liên quan tới sự việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5/2014 thì tờ báo này cũng là tờ báo này đã có những bài viết xuyên tạc về chủ quyền, lên giọng dọa nạt Việt Nam và tuyên truyền biện minh cho hành động của Trung Quốc.
Với một tờ báo là đại diện cho cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Nhân dân Trung Hoa thì rõ ràng những bài viết như thế sẽ có ảnh hưởng không hề tốt cho mối quan hệ Việt - Trung, đặc biệt là trong tình hình căng thẳng như hiện nay. Nói đúng hơn thì tờ thời báo này có vẻ như đang khoét sâu vào mối quan hệ hai nước vốn chưa lúc nào yên ổn. Khi mà nhu cầu về thông tin càng cao, đặc biệt là những thông tin nóng hổi về Biển Đông, về mối quan hệ hai nước thì liệu một tờ báo như thế cho đăng tải những viết mang đầy tính “khơi gợi chủ nghĩa dân tộc” thì mục đích của họ có gì tốt đẹp không? Phải chăng họ đang cố tình “đầu độc dư luận”?

Tĩn tò@
Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHIẾN TRANH?




Cuộc đàm phán 3 bên Đức - Nga - Pháp xem như thất bại cho chiến sự Ukraina. Một bên là đại diện EU đưa ra vấn đề xóa bỏ lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và phương Tây đối với Nga. Một bên là Nga đòi mở rộng lãnh thổ phía Đông Ukraina chứ không chỉ chịu dừng ở bán đảo Crimea. Như tôi đã từng viết: "Nếu Hoa Kỳ xem Israel là đồng minh không thể bỏ, thì Nga cũng xem Ukraina là vùng đệm không thể bỏ để nhìn sang phương Tây".  

Cuộc chiến Ukraina với phiến quân miền Đông ngày càng ác liệt. Tình hình trai trẻ Ukraina trốn quân dịch làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức mạnh của chính quyền Kiev. Nhưng trên tất cả là nền kinh tế Kiev đang không đủ để kham cho cuộc chiến. Hoa Kỳ buộc phải quyết định cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev, đây là mồi lửa châm vào thùng dầu đầy đã được mở nắp. Một hình ảnh, Việt Nam hóa chiến tranh tại Ukraina năm nào đang được ví von.

Tình hình kinh tế Hoa Kỳ có những lạc quan hơn khi có 5 triệu việc làm mới được tuyển dụng khi kết thúc tháng 12/2014. Chỉ số lạc quan kinh tế lên 51.5 điểm. Nhưng những con số của tháng 01/2015 lại cho thấy yếu kém hơn, chỉ số lạc quan kinh tế trở về 47.5; song việc làm ở lĩnh vực phi nông nghiệp lại có nhiều sáng sủa. Nó đã giữ vừng chỉ tệ đồng đô la Mỹ ở mức 94.70 đêm hôm qua. Đẩy giá vàng giảm nhẹ thên $5/ounce chốt giá ở mức $1233.70, và sẽ còn giảm tiếp tục. Giá dầu cũng giảm về $50/thùng đêm qua, mặc dù cả tuần trước giá dầu đã hồi phục khoảng $53/thùng. Tương lai về $40/thùng là hiển nhiên, vì cung đang quá mức cầu, lượng dầu tồn kho của Ả Rập Saudi đang hơn chục triệu thùng, họ đang nổ lực tìm khách hàng.

Sau khi EU từ chối gói cứu trợ với Hy Lạp, hôm qua ông Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Pano Kammenos - cũng là nhà lãnh đạo của người Hy Lạp độc lập và các đối tác liên minh cơ sở của Syria - đã tuyên bố úp mở rằng: "Nếu EU không cứu Hy Lạp thì Hy Lạp sẽ tách ra khỏi Eurozone và đi vay tiền của Nga và Trung Quốc để cứu lấy mình." Một tuyên bố chấn động đã làm chao đảo đồng Euro chỉ còn ăn 1.130, và sẽ sụt giảm trong những ngày tới. Một EU bất đồng sẽ là hậu quả khó lườg trong tương lai.

Một United States of European xem như đứng trên bờ vực tan vỡ. Một giấc mộng Hoa Kỳ ở phương Tây đã được các quốc gia cựu lục địa gầy dựng hơn 20 năm qua xem như bong bóng xà phòng. Không những thế, kinh tế phương Tây đang giảm phát trong tháng 01/2015. Ngoài Hy Lạp, còn có Ý và Tây Ban Nha đang chầu chực vay nợ giải quyết khó khăn, nhưng nước Đức số một EU lại giảm phát 0.5%, Pháp còn tồi tệ hơn.

Mặt khác, Nga đang từng bước làm nóng chiến trường ở Ukraina, kể cả đe dọa vũ khí hạt nhân nếu Hoa Kỳ và phương Tây ép người quá đáng. Giá của đồng Rub Nga mấy hôm nay nằm ở mức 65.35 ăn 1 đô la Mỹ. Kinh tế nước Nga kiệt quệ, nhưng uy tín của lãnh đạo Nga đang lên cao vì họ biết thúc đẩy tinh thần dân tộc cực đoan trong việc xâm chiếm Crimea.

Mặc dù kinh tế đang khủng hoảng, với nợ công chiếm 282% GDP, là quốc gia có nợ công lớn nhất toàn cầu. Số liệu tháng 01/2015 cho thấy sức mua người dân Trung Quốc giảm sút trầm trọng, dù đây là dịp tết Nguyên Đán. Tỷ lệ nhập khẩu của Trung Quốc giảm 19.9% so với cùng kỳ năm ngoái, quá thấp với dự đoán là chỉ giảm 3%. Nó bắt buộc chính phủ Trung Quốc phải hạ mục tiêu tăng trưởng xuống còn chỉ 7%/năm cho năm 2015, và hạ lãi suất ngân hàng chỉ còn 2.5%/năm để kích cầu kinh tế. Xây dựng và mở rộng các sân bay quân sự ở Trường Sa. Tiếp tục hoàn thành thêm tàu sân bay thứ hai. Mở rộng các hợp đồng BT và BOT đến các quốc gia Pakistan, Banglades, Sirilanka, Việt Nam đến hàng trăm tý đô la, chủ yếu nhắm vào xây dựng các thành phố cảng của các quốc gia này. Một sự nổi dậy hung hăng của Trung Quốc là điều đáng ngại cho khu vực.

Tuy thế, trên biển Đông, Trung Quốc ngày càng lấn chiếm, mặc dù tình hình giá dầu và khoáng sản ngày càng giảm giá là điều rất có lợi cho họ. Giàn khoan HD 981 đã công bố tìm ra một mỏ dầu khí có trữ lượng hơn 100 tỷ mét khối ở mỏ Lăng Thủy cách bờ biển đảo Hải Nam về phía Nam 150km. Xây dựng và mở rộng các sân bay quân sự ở Trường Sa. Tiếp tục hoàn thành thêm tàu sân bay thứ hai. Đến giờ này xem như toàn bộ biển Đông nằm dưới sự cai quản của Trung Quốc.

Các động thái Trung Quốc đã làm Hoa Kỳ buộc lòng phải xoay trục sang châu Á Thái Bình Dương, sau 40 năm chuyển trục sang Trung Đông. Một cuộc chiếnn tranh lạnh giữa 2 phe tả hữu lại mở ra. Ngoài Hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương - TPP - Hoa Kỳ đang di chuyển các hàng nóng sang Thái Bình Dương, để Ukraina cho EU lo toan, mà Hoa Kỳ chỉ là người hỗ trợ.

Nga gây căng thẳng châu Âu. Trung Quốc gây căng thẳng ở châu Á. Nước Mỹ xa xôi với các đồng minh chiến lược khắp toàn cầu đang chạy đua vào các cuộc xung đột khắp nơi. Các động thái ấy của 2 bên sẽ là ngòi nổ chiến tranh trong tương lai gần. Vấn đề đặt ra là, cho đến nay chiến lược của Hoa Kỳ vẫn là dùng quyền lực mềm để điều khiến thế giới. Các nhà chiến lược Hoa Kỳ đã tuyên bố, không thể dùng súng đạn để nói chuyện với nhau khi thế giới vũ khí hạt nhân đầy khắp quả đất. 

Chỉ cần mỗi bên nhấn thêm căng thẳng, chiến tranh khu vực và sau đó là sự lan tỏa của nó đi khắp nơi. Với chiến lược Hoa Kỳ hiện nay, hy vọng cuộc chiến sẽ không bùng nổ, mà kinh tế sẽ dần đánh quỵ Nga và Trung Quốc chỉ trong thập niên này. Nhưng khi kinh tế bị khủng hoảng thì chiến tranh lại là cách giải quyết tốt nhất cho nhân loại. Điều này đã được lịch sử minh chứng rõ ràng.
hh
Phần nhận xét hiển thị trên trang

TQ tuyên bố độc chiếm mỏ khí “khủng” ở Biển Đông

  - 

Mo khi "khung"o Bien Dong

 Lingshui 17-2 là tên của mỏ khí "khủng" ở Biển Đông, mà Trung Quốc (TQ) tuyên bố công nhận. Tân Hoa Xã đưa tin mỏ này có hơn 100 tỷ mét khối khí tự nhiên, nhằm thể hiện việc Bắc Kinh quyết tâm khai thác trên Biển Đông, nơi mà TQ có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia.


Bắc Kinh đã tuyên bố độc chiếm toàn bộ Biển Đông, một tuyến hàng hải quan trọng và có nguồn cá, nguồn năng lượng dồi dào.
Mỏ khí "khủng" ở Biển Đông được Tân Hoa Xã ngày 9.2  nêu là được phát hiện cách đảo Hải Nam (TQ) 150 km về phía nam, và Bộ Tài nguyên-đất đai TQ công nhận là một mỏ lớn. Mỏ ở độ sâu 1.500 m.
Đơn vị phát hiện mỏ này là Tập đoàn dầu khí xa bờ quốc gia TQ (CNOOC), đơn vị từng ngang nhiên đưa giàn khoan Haiyang Shizou 981 vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam hồi tháng 5.2014, đến trung tuần tháng 7 năm đó mới rút về Hải Nam.
Xie Yuhong của CNOOC nói mỏ Lingshui 17-2 được họ phát hiện hồi tháng 9.2014, sẽ giúp CNOOC xây một tuyến khí kết nối với các mỏ khí khác trên Biển Đông, để đáp ứng nguồn cầu ở các tỉnh miền nam TQ, Macao và Hồng Kông.
Theo Xizhou Zhou, lãnh đạo của công ty IHS Energy ở Bắc Kinh,  nói với hãng tin AP:
Mỏ Lingshui 17-2 có khối lượng khí tương đối khá nhưng không lớn. Ngoài ra, những phát hiện mới luôn mất nhiều năm để khai thác, nên khi mỏ này bắt đầu đi vào hoạt động, thị trường khí đốt TQ sẽ lớn hơn so với hiện nay.
Tuy nhiên, việc mỏ này nằm ở độ sâu 1.500 mét nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ rất khó khăn.
AP cho rằng mỏ này có thể sản xuất từ 3,5 đến 4 tỷ mét khối khí/năm. Và Bắc Kinh nói phát hiện này là một trong những nguồn khí dự trữ lớn nhất của họ, sẽ là một bước đột phá cho nguồn cầu năng lượng ngày càng tăng của TQ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chợ Hoa Nguyễn Huệ Sài Gòn , Xuân Kỷ Dậu 1969

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xong!

http://www.trannhuong.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện cụ Quốc Hoa qua PLO:

Nhà báo Kim Quốc Hoa kể chuyện chống tiêu cực
Lần lượt những loạt bài điều tra công phu được tờ báo này “cho ra lò” đã gây chấn động dư luận như vụ Công ty Xây dựng Bến Tre, thu hồi đất ở Bà Rịa – Vũng Tàu, vụ ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch tỉnh Hà Giang bị cách chức, khai trừ ra khỏi Đảng (3 năm rưỡi, ông Hoa kiên trì điều tra và đấu tranh), vụ bà Đặng Thị Hoàng Yến, ĐBQH khóa XIII, Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo…
Nhà báo Kim Quốc Hoa
Tổng biên tập Kim Quốc Hoa tiếp chúng tôi tại trụ sở Báo Người cao tuổi, số 12 Lê Hồng Phong trong bộ quần áo kaki thời cổ trông vừa sang trọng vừa giản dị. Ở tuổi “Thất thập cổ lai hy”, tóc ông bạc trắng nhưng tinh thần thép và nhiệt huyết trong ông vẫn khiến người khác phải kinh ngạc.
Sức nặng của Báo Người cao tuổi
19 năm trước, tờ báo Người cao tuổi ra đời chỉ với vài dòng tôn chỉ mục đích là: Tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về người cao tuổi, bảo đảm cho người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Đến năm 2001, giấy phép hoạt động báo chí cấp lại cho cũng vẫn vẻn vẹn có ba dòng chữ trên. Nhưng bây giờ thì ngoài việc nêu những gương sáng tiêu biểu, người tốt – việc tốt thì tờ báo này còn có riêng hai trang báo chuyên phanh phui tiêu cực, tham nhũng.
Qua khoảng thời gian không được gọi là lâu (gần 7 năm), đến nay các bài điều tra sắc sảo trên các trang báo đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ mạnh mẽ của dư luận, đã khiến những kẻ bị vạch mặt tiêu cực phải tâm phục, khẩu phục. Thành tựu này làm không ít người tò mò đặt câu hỏi: “Tại sao Báo Người cao tuổi lại có sức mạnh khủng khiếp đến thế?”.
Lễ ra mắt báo Người cao tuổi.
Ông Kim Quốc Hoa giải thích: “Trước đây, làm gì có chuyện Báo Người cao tuổi được tuyên truyền sâu về xã hội, pháp luật, chống tiêu cực, chống tham nhũng. Nhưng khi nhận đứng đầu tờ báo này, tôi thấy đây là một tờ báo của tổ chức đoàn thể trung ương bao gồm những người đã có cống hiến, đã trải qua các cuộc kháng chiến, các thời kì cách mạng, bao gồm những cán bộ lão thành, cán bộ tiền khởi nghĩa, cán bộ tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ… – họ chính là những người cao tuổi. Đội ngũ ấy rất có tâm huyết với Đất nước. Mặc dù đã nghỉ hưu rồi nhưng họ vẫn còn nguyên trách nhiệm công dân đối với vận mệnh của Tổ quốc.
Bởi vậy những con người này cần phải được tham gia vào các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, kể cả là làm kinh tế xóa đói giảm nghèo, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, mặt trận Tổ quốc, khuyến học khuyến tài, tham gia xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, tức là những người tốt phải được quyền tham gia vào công cuộc đấu tranh chống tiêu cực, chống tham nhũng, quan liêu”.
Nghĩ là làm, tháng 4/2007, sau đúng 1 tháng nhậm chức Tổng biên tập, ông Hoa lập ngay đề án “Đổi mới và phát triển Báo Người cao tuổi”. Đề án đã được lãnh đạo Trung ương Hội thông qua tại cuộc họp Thường vụ ở TP.Vũng Tàu. Danh sách họp có 17/18 người thì 17 người nhất trí (100%).
“Trong đề án, tôi đề cập đến rất nhiều nội dung nhưng trọng tâm là thay đổi măng-séc của tờ báo. Măng-séc báo ngày trước là Cơ quan Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, giờ tôi xin đề thêm dòng chữ “Tiếng nói của người cao tuổi cả nước””, ông Hoa chia sẻ.
Theo lời ông, điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi đất nước ta có ngót chục triệu người cao tuổi và họ có quyền phát huy dân chủ, phải có tiếng nói trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ông cười hiền: “Chỉ thế thôi, rồi từ chỗ đó mà bổ sung tôn chỉ mục đích của tờ báo là có thêm nội dung chống tham nhũng, chống quan liêu”.
Ý tưởng của ông Hoa đã được tập thể đánh giá rất cao. Ban đầu, ai nghe đến “chống tham nhũng, chống quan liêu” cũng đều khen đề án hay và tỏ ra thích thú, kêu gọi: “Phải chống! Phải chống!”. Nhưng sau đó lại có không ít người bày tỏ nghi ngờ: “Nói thì nói vậy thôi, chứ cao tuổi rồi thì sức đâu mà chống!”.
Về phía ông Hoa, sau khi Báo Người cao tuổi được cấp phép hoạt động báo chí mới (có bao gồm chức năng chống tiêu cực) thì ông tuyệt nhiên không nói gì nữa mà chỉ lẳng lặng hành động. Lần lượt những loạt bài điều tra công phu được tờ báo này “cho ra lò” đã gây chấn động dư luận như vụ Công ty Xây dựng Bến Tre, thu hồi đất ở Bà Rịa – Vũng Tàu, vụ ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch tỉnh Hà Giang bị cách chức, khai trừ ra khỏi Đảng (3 năm rưỡi, ông Hoa kiên trì điều tra và đấu tranh), vụ bà Đặng Thị Hoàng Yến, ĐBQH khóa XIII, Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo, người phụ nữ từng được xem là rất giàu có và “đức độ” ở Việt Nam nhưng lại bị bãi nhiễm tư cách Đại biểu Quốc hội (cuộc chiến này “ngốn” của ông Hoa 10 tháng trời ròng rã với hơn 30 kì báo xuất bản).
Hay như vụ việc 8 ông hiệu trưởng thuộc 8 trường đại học ở khu vực Hà Nội dính líu đến tiêu cực trong đào tạo cũng bị ông Hoa “chỉ đúng mặt, gọi đúng tên” khiến ông nào ông nấy vã mồ hôi, có người khẩn khoản xin gặp ông Hoa để “thanh minh nhiều vụ”. Sự việc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ông theo suốt 15 tháng. Ông chỉ cho tôi xem cả tập thư khủng bố nặc danh dày cộp được gửi đến tận nhà và cơ quan để đe dọa vợ, con trai và con dâu của ông. Ông nói về trò “ném đá giấu tay” này: “Đau lắm! Nhưng không làm tôi nhụt chí được”. Quả nhiên khi vụ này kết thúc, ông vẫn đại thắng như nhiều vụ trước…
Nhìn chiếc ghế xoay có bản tựa rộng, đệm bọc da đen mà ông Kim Quốc Hoa đang ngồi, suy nghĩ về cuộc chiến chống tiêu cực trong thời bình của ông, tôi bỗng dưng liên tưởng rằng đó quả thực là một “chiếc ghế nóng” bởi chỉ cần một sai sót thì ông chắc chắn sẽ “lãnh đủ” đòn thù. Mà đâu chỉ có cái ghế mới “nóng”, trong căn phòng làm việc nhỏ nhắn của ông, dường như vật dụng nào cũng “nóng”: Điện thoại “nóng” vì suốt ngày reo chuông, giấy tờ “nóng” vì cường độ gửi đi – giao đến, bút “nóng” vì kí các văn bản, phong thư “nóng” để chứa số lượng đồ sộ các công văn…
Duy chỉ có tách trà của ông ban đầu nóng, bốc hơi nghi ngút, vậy mà lúc này đã nguội lạnh bởi với ông bây giờ, việc nhâm nhi trà là rất khó khi hai tay ông đang cầm hai cái điện thoại, trả lời đầu dây này xong lại phải tiếp lời đầu dây kia…
Kết thúc hai cuộc điện thoại, ông quay ra cười ròn rã và nói với tôi: “Thắng rồi, thế là lại thắng rồi!”. Nói đoạn, ông uống một hơi cạn tách trà nguội. Như vui vẻ hơn gấp nhiều lần, ông quay lại cuộc trò chuyện với tôi và đưa ra nhiều dẫn chứng, tư liệu minh họa sinh động, cụ thể hơn lúc trước.
“Chống tiêu cực nghiệt ngã, căng thẳng lắm”
Tòa soạn Báo Người cao tuổi chỉ có khoảng 40 người. Yêu cầu mà Tổng Biên tập đặt ra là họ phải có năng lực chuyên môn tốt và phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc đạo đức rất khắt khe trong khi tác nghiệp. Ông tâm sự: “Mấy năm qua tôi lần lượt phát hiện ra bốn phóng viên có dấu hiệu vi phạm đạo đức, một ở TP.Hồ Chí Minh, một ở Nha Trang và hai người tại Hà Nội. Tôi lập tức cho nghỉ ngay”.
Đối với ông Hoa, để biết phóng viên của mình có trung thực hay không, chỉ cần qua một vài phép thử là ông rõ ngay. Tuyệt đối ông không cho phép phóng viên của mình thiếu đức tính trung thực, ngay thẳng. Đứng ở vị trí Tổng biên tập nhưng ông vừa chỉ đạo, vừa lăn xả đi làm báo, viết báo không biết mệt mỏi. Ông trực tiếp viết hàng loạt bài điều tra, bình luận. “Nhìn thấy Tổng biên tập của mình như vậy, các phóng viên của tôi không có lí do gì mà không nỗ lực, cố gắng”, ông nói.
Nói về tờ báo mà mình đang phụ trách, ông Hoa cho hay từ khi ông về đảm trách, Báo Người cao tuổi đã tăng từ 12 trang lên 16 trang/kì, chưa kể các số cuối tuần, chuyên đề, tăng từ 1 kì/tuần lên 4 kì/tuần. So với trước đây thì tờ báo đã thực sự thay da đổi thịt. Theo thống kê, kể từ khi có thêm chức năng chống tiêu cực, tờ báo này đã vạch trần gần 2.500 vụ tiêu cực, tham nhũng lớn nhỏ từ cấp địa phương đến cấp trung ương mà chưa có vụ nào phạm sai lầm.
Con số đó phần nào đã thể hiện một bản lĩnh đậm chất người lính trên mặt trận Trường Sơn ngay giữa thời bình. Trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tham nhũng, ông Hoa luôn xác định mỗi “cuộc chiến” là một thử thách cam go nên mỗi lần “xung trận”, ông đều lên kế hoạch tác nghiệp cụ thể và hành động rất cẩn trọng.
Bằng khen của nhà báo Kim Quốc Hoa treo kín tường.
Ông kể lại kỉ niệm đáng nhớ của mình liên quan đến việc chống tiêu cực ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội: “Tôi liên tục bị nhắc nhở, bị yêu cầu phải họp riêng với bên liên quan để giải quyết vụ này. Người ta cũng bảo tôi phải cải chính theo yêu cầu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bài viết yêu cầu cải chính dài 3950 từ, tôi cho đăng nguyên văn, không thiếu một chữ trên 3 kì báo. Nội dung nói Báo Người cao tuổi bịa đặt, vu khống, Báo Người cao tuổi sai lầm… Sau đó tôi lập tức bày binh bố trận giống như trận chiến Điện Biên Phủ, tạm thời kéo pháo ra, hãy đợi đấy rồi tôi sẽ lại dồn lực, điều quân kéo pháo lên đỉnh núi “giã đại bác”. Sau bài viết họ yêu cầu đăng tải, tôi liên tiếp đăng gần 30 loạt bài về những sai phạm nghiêm trọng của trường này khiến họ không kịp trở tay, không chối cãi vào đâu được…”.
Hay như trong “cuộc chiến” với bà Đặng Thị Hoàng Yến, thời gian đó người ta ca ngợi nhiều về việc bà làm từ thiện, có những dự án làm giàu cho đất nước rồi kết tội ông Hoa và tờ báo của ông đã đưa thông tin sai lệch về bà nghị sĩ này. Vụ việc lên đến đỉnh điểm khi bà Yến đâm đơn kiện ông Hoa ra Tòa án nhân dân quận Ba Đình về hai vụ án, một là án kinh tế, một là án hình sự.
Đơn kiện ghi rõ: Kiện ông Kim Quốc Hoa vì những loạt bài của ông mà làm cho sàn giao dịch chứng khoán sụt giảm, trong vòng 1 tháng Tập đoàn của bà Yến mất 3.280 tỉ đồng, yêu cầu Báo Người cao tuổi phải bồi thường; kiện ông Hoa vu khống bà Yến, bôi nhọ danh dự, xúc phạm Đại biểu Quốc hội. Nhắc lại chuyện cũ, ông Hoa bồi hồi: “Nhiều người cùng nghề báo, nhiều đồng nghiệp xì xào to nhỏ với nhau rằng lần này thì ông Hoa chết rồi”. Lúc đó còn đúng hơn một tuần nữa là đến Tết âm lịch của năm Nhâm Thìn (2012).
Vậy ông Hoa đã đối mặt với tình huống này như thế nào? Ông kể: “24 Tết, tôi triệu tập một cuộc họp anh em trong tòa soạn. Sau khi mọi người đã nhận lương, thưởng, thi đua đầy đủ, tôi quyết định thưởng thêm cho mỗi người 1 triệu đồng và tuyên bố tất cả cứ bình tĩnh mà ăn tết vui vẻ. Những ngày sau, tôi vẫn cùng gia đình quây quần bên nhau đón một cái tết đầm ấm như mọi năm”.
Ra tết, ông Hoa xử trí hết sức bình tĩnh và khôn khéo. Ông cử người đại diện ra làm việc với Tòa án nhân dân quận Ba Đình, đề nghị tòa xử vụ án kinh tế trước. Báo Người cao tuổi sẵn sàng hầu tòa và sẵn sàng bồi thường nếu Báo đăng sai, với điều kiện Tập đoàn Tân Tạo của bà Yến hãy nộp án phí theo đúng quy định pháp luật là (từ 1 đến 5%), tức là từ 32 tỉ đến 164 tỉ đồng. Dường như vì không đáp ứng được thủ tục này và cảm thấy kiện như thế là “không ăn” nên đến tháng 3/2012 thì đơn kiện vụ án kinh tế này đã được nguyên đơn rút lại.
Còn vụ án hình sự, ông Hoa biết sẽ khó khăn vất vả hơn nhiều, không cẩn thận thì dễ gặp nguy hiểm. Luật sư của bà Yến đến tòa soạn dọa ông Hoa: “Cho bay cái ghế Tổng Biên tập!”. Tháng 4, ông lặn lội vào miền Nam, trực tiếp cùng một phóng viên nữa lọ mọ đi tìm bằng chứng chứng minh bà Yến đã không trung thực trong khai lí lịch khiến cử tri và tổ chức không hiểu đúng về nhân thân của bà.
Đến lúc ông hoàn tất công tác xác minh và đem công khai tuyên bố sự việc thì bà Yến bị bãi nhiệm tư cách Đại biểu Quốc hội. Thông tin này nhận được sự quan tâm của nhiều báo, nhưng riêng báo ông thì không nói gì thêm nữa. Bà Đặng Thị Hoàng Yến đến nay đã bỏ sang Mỹ được gần 2 năm không thấy về nước. Nhìn lại cuộc chiến này, ông Hoa tâm sự: “Đấy, tất cả những điều đó nó có một thách thức nghiệt ngã, luôn luôn căng thẳng lắm!”.
“Chống tiêu cực thì phải bị người ta ghét”
Từng làm lãnh đạo và chủ tài khoản của 6 tờ báo khác nhau, từng vực dậy những tờ báo đang trong thời kì khủng hoảng khó khăn thành những tờ báo có số lượng phát hành lớn, được đông đảo công chúng đón nhận nồng nhiệt, chắc hẳn ông Kim Quốc Hoa phải có những bí quyết riêng? Ông vui vẻ chia sẻ: “Có lẽ đó là cách lựa chọn sự việc có tính quyết đoán, lựa chọn phóng viên tuyệt đối trung thành, tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, không được phép ăn tiền, tham lam, giao nhiệm vụ đúng người đúng việc… Và đã đấu tranh vụ nào thì phải theo đuổi đến cùng, đừng hời hợt, tôi cần những người biết hành động và dũng cảm”.
Lớp phóng viên trẻ của Báo Người cao tuổi hiện đang được ông rèn luyện, đào tạo để trở thành những nhà báo chân chính trong tương lai, nối dài hơn con đường ông đã chọn. Mỗi một ngày, tòa soạn Người cao tuổi nhận được ít thì 7 hồ sơ, nhiều thì 20 hồ sơ, đơn tố cáo, khiếu nại, chưa kể có hôm có cả trăm đơn thư cùng lúc gửi về.
Ông Hoa và Báo Người cao tuổi tất nhiên không có đủ nhân lực và thời gian để cùng lúc giải quyết tất cả số hồ sơ, đơn thư ấy. Đổi lại, họ luôn bỏ công sức chọn lọc kĩ lưỡng để tìm ra người và việc đáng được ưu tiên làm trước. Và khi đã “lâm trận”, quan điểm của ông là phải chuẩn bị thật tốt để “Trăm trận ra quân, trăm trận phải thắng”. Phải thắng, bởi chiến thắng trong cuộc chiến chống tiêu cực chính là sự trả giá của những kẻ sai phạm, là hồi chuông cảnh tỉnh, răn đe cho nhiều kẻ khác tương tự biết sợ, biết sai mà sửa.
Trong cuộc sống, nếu được lựa chọn, có lẽ ai cũng sẽ muốn được yêu quý hơn là bị thù hằn. Nhưng đối với ông Kim Quốc Hoa, dường như khái niệm yêu – ghét thật khó mà phân biệt rạch ròi. Tôi hỏi không hiểu có bao giờ ông thấy buồn vì điều đó? Ông trả lời: “Cô nói đúng nhưng tôi chấp nhận vì chống tham nhũng, chống tiêu cực mà không có kẻ thù, không có người ghét anh, tức là anh không chống”.
Nói đến đây, ông bỗng trầm ngâm một hồi rồi tâm sự: “Tôi không sợ nguy hiểm, không sợ khó khăn đe dọa nhưng tôi sợ nhất là đồng nghiệp đã không phối hợp với tôi cùng chống tiêu cực mà còn đi gặp đương sự, gặp ông hiệu trưởng, gặp bà chủ tịch này, cô giám đốc nọ, Tổng Giám đốc kia… để xui họ làm đơn kiện tôi, hoặc là nhận quà của họ để viết bài ngược lại… Buồn lắm!”.
Một ngày hoạt động của ông Hoa kéo dài không dưới 15 tiếng, có những hôm lên đến 16 tiếng đồng hồ. Ông kể về thời gian biểu của mình: Sáng 3h dậy, cũng có hôm sớm hơn, làm việc từ 3h đến 5h15, sau đó đi tập thể dục đến 6h15 thì về nhà rửa mặt, ăn sáng. 7h kém 15 lên xe. Đến cơ quan là đúng 7h. Từ lúc đó trở đi, ông lại làm việc đến 7-8h tối mới về nhà xem thời sự, ăn uống, nghỉ ngơi cùng gia đình. Đúng 10h tối, ông đi ngủ. Ngày nào cũng đều đặn và đúng lịch trình như vậy.
Buổi trưa thường là lúc ông không bận vì không có điện thoại gọi đến và không phải tiếp khách. Tận dụng khoảng thời gian này, ông lại bật đèn ngồi bên bàn làm việc để duyệt bài và soạn thảo công văn. Cả tuần, bất kể là thứ bảy, chủ nhật hay là ngày bình thường, ngày nào ông cũng ngồi làm việc đều đặn trên “chiếc ghế nóng” và những “đơn thư nóng” đang đợi ông xử lí.
Cuối buổi trò chuyện, tôi bày tỏ lo ngại rằng liệu một mai khi sức khỏe của ông yếu đi, ai có thể thay ông làm tốt được công việc này nữa? Ông đăm chiêu nghĩ ngợi rồi lại cười nói: “Tôi tin là trong chúng ta có rất nhiều người giỏi, họ sẽ làm được và thậm chí họ sẽ còn làm tốt hơn tôi. Còn với tôi, khi còn có thể thì tôi sẽ vẫn cố gắng tiếp tục làm hết sức mình”.
(Theo Thu Hương – Anh Thư – PLO)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bí mật của bức tranh Tết khiến Ngô Đình Diệm lồng lộn


Bìa báo Xuân Canh Tý 1960.


Ai đã sống ở miền Nam Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn, vào năm 1960 thì có thể ít nhiều biết câu chuyện này. Tranh bìa số Xuân của báo Tự Do năm Canh Tý 1960 vẽ 5 con chuột đang ăn quả dưa hấu: một bìa báo bình thường, chủ đề bức họa là chỉ về con giáp của năm mới, một thói quen của làng báo lúc bấy giờ.
Báo phát hành từ giữa Tháng Chạp âm lịch năm trước, mọi người mua, đọc, biếu bạn bè... như vẫn làm trong sinh hoạt đón Xuân. Nhưng đến mồng 5 Tết thì đột nhiên tòa báo Tự Do bị cảnh sát xông vào đập phá, tịch thu hết các số báo Xuân còn lại, cả số đã phát hành mà chưa bán cũng có lệnh thu hồi. Tại sao có chuyện như vậy? Vì có người diễn dịch ý nghĩa bức tranh đó là ám chỉ năm anh em của nhà họ Ngô đang đục khoét đất nước Việt Nam, và nếu lật ngược bức tranh lại thì theo đường viền vàng của vỏ trái dưa có thể thấy mường tượng hình thù nước Việt Nam, hoặc có thể một nửa nước phía nam, tùy người suy đoán. Người ta nói năm con chuột đó là tượng trưng cho năm anh em nhà Ngô Ðình đang trực tiếp cầm nắm vận mệnh miền Nam: Ngô Ðình Thục, Ngô Ðình Diệm, Ngô Ðình Nhu cùng vợ Trần Lệ Xuân, và Ngô Ðình Cẩn. Có người thì cho chỉ năm anh em họ Ngô thôi, không có bà Nhu, và người thứ năm là ông Ngô Ðình Luyện, nhưng thời gian đó ông Luyện làm việc tại nhiệm sở ngoại quốc.
Nhưng tất cả chỉ là suy luận, ức đoán. Chẳng có bằng chứng nào có thể đoan chắc bức tranh vẽ toàn chuột đó là ám chỉ các anh em trong một gia đình. Trừ một việc: chính các anh em đang cầm quyền đó đã phản ứng một cách giận dữ. Tức là họ tự nhận năm con chuột đó đúng là tượng trưng cho chính họ. Chính hành vi cho thuộc hạ đập phá tòa soạn báo Tự Do, tịch thu báo, và truy tìm tác giả bức tranh đã xác nhận cái ám chỉ mà dân chúng nghi ngờ đó là đúng.
Nhưng ở đây chúng ta không bàn luận về chuyện chính trị cách đây đã hơn nửa thế kỷ, như giải thích tại sao giữa thời thịnh trị của chế độ đệ nhất Cộng Hòa lại xuất hiện một đả kích táo tợn và dữ dội đến thế. Chúng ta chỉ đang tìm kiếm tác giả của bức tranh. Có hai người được nhắc đến: họa sĩ Phạm Tăng và họa sĩ Nguyễn Gia Trí.
Hai họa sĩ Phạm Tăng và Nguyễn Gia Trí là bạn thân với nhau. Khi tờ báo Tự Do ra đời tại Sài Gòn sau năm 1954, Phạm Tăng có chân trong ban biên tập, chuyên vẽ hí họa cho báo. Tờ Tự Do do ông Phạm Việt Tuyền làm chủ nhiệm, không phải là một tờ báo đối lập với chính quyền, nhưng bài vở trí thức, khách quan, lại có những người cộng tác không ưa chính quyền Ngô Ðình Diệm như Như Phong Lê Văn Tiến, Hiếu Chân (tức Nguyễn Hoạt), thường hay có những bài phê phán hoặc châm biếm ám chỉ chính quyền. Riêng họa sĩ Phạm Tăng, qua lần điện đàm với người viết bài này vào tháng 01 năm 2012, cho biết đã bị bắt vào năm 1958 cùng với Hiếu Chân và Mặc Thu nhưng không bị ra tòa như hai vị này, mà được thả sau ba tuần bị nhốt ở bót Catinat. Sau đó họa sĩ Phạm Tăng xin đi du học tại Ý, và lên đường sang Ý vào năm 1959. Họa sĩ Phạm Tăng còn cho biết những hí họa trên báo Tự Do hầu hết là do ông vẽ, nhưng thỉnh thoảng họa sĩ Nguyễn Gia Trí cũng có đóng góp vài bức nhưng không bao giờ ký tên. Sau khi đi Ý, vì xa xôi và bận việc học, ông không còn cộng tác với báo Tự Do nữa, nhưng vẫn liên lạc thư từ rất thường xuyên với người bạn Nguyễn Gia Trí. Báo Thế Kỷ 21 Xuân Ất Dậu 2005 xuất bản tại Quận Cam California có đăng bản chụp bức thư của Nguyễn Gia Trí viết từ Sài Gòn gửi sang Ý cho Phạm Tăng đề ngày 24 tháng 1 năm 1960, và cho biết thêm hai người bạn tiếp tục trao đổi thư từ với nhau cho đến tháng 8 năm 1974.
Khi vụ bức tranh chuột trên báo Tự Do xuân Canh Tý 1960 bùng nổ, nhiều người nghĩ Phạm Tăng là tác giả bức tranh, mặc dù thời điểm này Phạm Tăng đang ở Ý. Sự gán ghép này chúng tôi nghĩ là tiện lợi cho tình thế lúc bấy giờ, rất có thể do chính tòa soạn báo Tự Do khai với chính quyền đồng thời tung ra dư luận, rằng Phạm Tăng đã vẽ, để tránh cho sự bắt bớ tác giả thật, là họa sĩ Nguyễn Gia Trí, đang sống tại Sài Gòn. Mà quả vậy, thời gian ấy họa sĩ Nguyễn Gia Trí vẫn sống bình thường tại nhà, không trốn tránh hay bị bắt bớ gì cả.
Thế thì có gì chứng minh bức tranh chuột ấy là do Nguyễn Gia Trí vẽ?
Thứ nhất là những dòng sau đây của nhà văn Nguyễn Tường Thiết, trích từ bài Sự Thật Về Cái Chết Nhất Linh đăng trên nhật báo Người Việt (Quận Cam, California) và Người Việt Online vào đầu năm 2012:
Vào năm 1960 trên bìa báo Tự Do Xuân Canh Tý xuất hiện bức tranh năm con chuột đang đục khoét một quả dưa đỏ và nếu lật ngược cái bìa thì quả dưa đỏ là hình bản đồ nước Việt Nam, hàm ý các anh em của gia đình họ Ngô đang phá hoại đất nước. Tờ báo bị chính quyền tịch thu sau khi báo đã phát hành được một số khá lớn. Không một ai biết tác giả bức tranh là ai. Người ta đoán mò họa sĩ Phạm Tăng là tác giả. Nhưng cha tôi cho chúng tôi biết tác giả là một người rất thân cận với ông: họa sĩ Nguyễn Gia Trí”.
Nguyễn Gia Trí gắn bó với Nhất Linh từ thời khởi sự làm báo Phong Hóa đầu thập niên 1930, rồi cùng hoạt động chống Pháp và bị Pháp bắt cùng Hoàng Ðạo, Khái Hưng vào năm 1942. Ông là người cứng cỏi, bị tra tấn rất nhiều. Ðầu thập niên 1950 ông bị Pháp chỉ định cư trú tại Thủ Dầu Một, cũng thời gian này Nhất Linh từ Trung Hoa về Hà Nội rồi vào Nam, hai người đồng chí cùng trong Việt Quốc chống Pháp một thời, nay lại gặp nhau. Nhất Linh lập nhà xuất bản Phượng Giang và Nguyễn Gia Trí phụ trách vẽ bìa các sách Nhất Linh xuất bản. Ðến thời đệ nhất Cộng hòa, cả hai ông đều bất mãn với chế độ gia đình trị của ông Ngô Ðình Diệm, và sự kiện Nhất Linh biết rõ Nguyễn Gia Trí vẽ bức tranh chống đối này là việc dễ hiểu.
Ngày nay nhìn lại vụ bức tranh này, phải nhận đây là một sự kiện rất quan trọng, như một quả bom tấn nổ bùng khơi ngòi cho một loạt hoạt động chống đối chế độ trong những năm tiếp theo, với sự bất mãn của dân chúng ngày một tăng. Phải là người gan góc, đầy bản lãnh và tài năng mới thực hiện được một hình thức chống đối chế độ ngoạn mục như vậy: một bức tranh rất nghệ thuật nhưng hiền lành như một tranh dân gian đón mừng năm mới, in trên bìa số Xuân của một tờ nhật báo uy tín nhất nước, chỉ trong một thời gian ngắn là đến tay bạn đọc khắp nước, lại ẩn chứa một nội dung tố cáo tính cách không lành mạnh của một chế độ chính trị (mang cả gia đình nhà mình ra mà nắm vận mệnh đất nước). Giữa khung cảnh của một chế độ độc tài, đó là cách làm của một bàn tay từng trải với hoạt động cách mạng, cộng với tâm hồn của một nghệ sĩ lớn, không mấy ai đủ đởm lược và tầm vóc để thực hiện, như Nguyễn Gia Trí đã làm. Sự kiện Nhất Linh, người mà Nguyễn Gia Trí gắn bó mật thiết thời ấy, cho con cái trong gia đình ông biết ai là tác giả bức tranh ngay trong thời điểm nó xuất hiện là một xác định chắc chắn, hoàn toàn khả tín.
Thứ hai, chính họa sĩ Phạm Tăng đã khẳng định với nhà nghiên cứu Thụy Khuê vào đầu năm 2012 rằng, chính Nguyễn Gia Trí là tác giả bức tranh ấy. Vào đúng ngày Tết Nhâm Thìn (tháng 1, 2012) người viết bài này sau một thời gian tìm kiếm, đã có được phóng ảnh bìa số báo Xuân Tự Do Canh Tý 1960 lưu trữ tại thư viện Ðại Học Cornell; và vì muốn biết rõ một cách dứt khoát ai là người vẽ bức tranh chuột này, chúng tôi đã nhờ nhà nghiên cứu Thụy Khuê bên Pháp liên lạc với họa sĩ Phạm Tăng để hỏi, và đã nhận được câu trả lời rõ rệt như trên.
Ngoài ra chúng tôi cũng đã liên lạc và chuyện trò nhiều lần với:
- Bác Sĩ Nguyễn Gia Tiến (hiện ở Thụy Sĩ) cháu gọi họa sĩ Nguyễn Gia Trí bằng chú ruột, thời 1960 là sinh viên Y khoa, vẫn lui tới nhà ông chú hằng ngày,
- Nhiếp ảnh gia Nguyễn Tất Ðạt (ở Nam California), con của họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường, thời 1960 ở ngay trong nhà họa sĩ Nguyễn Gia Trí.
Thì cả hai đều xác nhận với chúng tôi rằng, thời ấy trong vòng gia đình, ai cũng biết chính họa sĩ Nguyễn Gia Trí vẽ bức tranh ấy.
Nguyễn Gia Trí là họa sĩ lớn của Việt Nam. Ông cũng là một chiến sĩ cách mạng gan lì và kiên cường. Những phẩm chất ấy hun đúc nơi ông một nhân cách lớn. Trong sự nghiệp hội họa của ông, các nhà nghiên cứu ít khi nhắc tới bức tranh chuột này, nếu có thì chỉ như dấu vết một hành động chính trị hơn là nghệ thuật. Nhưng chính bức tranh ấy đã có một vai trò đặc biệt trong lịch sử chính trị cũng như báo chí Việt Nam, mà vì hoàn cảnh xuất hiện đã tạo nên một sự lẫn lộn về tác giả. Tất cả sự sưu tầm, hỏi chuyện và gom góp tài liệu của chúng tôi chỉ nhằm một mục đích làm sáng tỏ ai là tác giả đích thực của bức tranh ấy. Và đến đây, câu trả lời đã có thể khẳng định: đó là họa sĩ Nguyễn Gia Trí.
S.T
Theo: Reds
Phần nhận xét hiển thị trên trang