Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

ONG LA AI?

Kim Quốc Hoa từ ‘chiến sĩ hậu’ cần tới Tổng biên tập 6 báo

9-2-2015
H1Tôi biết ông vừa trải qua những ngày tháng căng thẳng khi mà báo Người Cao tuổi “đối đầu” với ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến. 
Cuộc chiến của một tờ báo “người già” với nữ doanh nhân đầy thế lực, từng lọt vào tốp người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán, chủ tịch tập đoàn Tân Tạo, tưởng chừng không cân sức.
Trong vòng 9 tháng, với hơn 20 bài báo liên tục đăng tải, báo đã có lúc phải xin lỗi cải chính vì một số chi tiết thiếu chính xác.
Cuối năm 2011 tập đoàn Tân Tạo của bà Yến thuê luật sư chính thức kiện Tổng biên tập Kim Quốc Hoa ra tòa. Sức ép từ nhiều phía, những lời đe dọa “cho bay cái ghế TBT”, nhưng Kim Quốc Hoa vẫn không nản lòng.
Mái tóc ông đã bạc đi nhiều, nhưng giọng vẫn đầy chất thép: “ Làm báo chống tiêu cực, tham nhũng, nếu TBT “nản lòng” coi như “hết phim”.
Khi nhận được thư “nặc danh” cho biết bà Hoàng Yến từng là đảng viên nhưng lại khai nữ doanh nhân ngoài đảng để ứng cử ĐBQH, tôi đã hai lần lặng lẽ vào TPHCM cùng phóng viên trực tiếp đi xác minh thông tin trên.
Lọ mọ nhiều ngày, khi đã xác minh được sự thật, tôi mới có văn bản kiến nghị lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.
Sự kiện nữ doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến bị bãi miễn tư cách ĐBQH đã làm nổi sóng cả nghị trường và ồn ào trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, trong đó công lớn thuộc về báo Người Cao tuổi.
Dạo này, nhiều người đọc báo đã nhận xét: tờ báo của người già lại có vẻ “chịu chơi” chiến đấu chống tiêu cực tham nhũng hơn cả báo của người trẻ.
5 năm phanh phui 1.500 vụ tiêu cực, tham nhũng
Và “lão tướng” Kim Quốc Hoa chỉ huy nhiều trận đánh chống tiêu cực, ban đầu cứ tưởng như đánh nhau với cối xay gió, nhưng rốt cuộc đều giành phần thắng.
Trong 5 năm qua, báo Người Cao tuổi đã phanh phui trên 1.500 vụ việc tham nhũng. Báo phản ánh tiêu cực tham nhũng từ cấp xã phường, đến cấp Trung ương.
Điển hình như loạt bài Công ty Xây dựng Bến tre, “Một vụ án vắt ngang hai thế kỷ”, giúp cho hàng trăm công nhân được minh oan và đòi lại quyền lợi, những kẻ tham nhũng phải trả giá.
Gần đây nhất là loạt bài “Chủ tịch tỉnh Hà Giang coi thường pháp luật” làm chấn động dư luận xã hội.
 Tôi thấy nếu để chủ quản của mình vừa lòng thì phải tròn trịa, khuôn lại thôi. Thế là tôi viết đơn xin từ chức. Trước đó chưa có TBT nào từ chức như tôi .
Năm 2008, khi nhận chức Tổng biên tập báo Người Cao tuổi, ông Kim Quốc Hoa được nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu mời đến nhà riêng tâm sự: bây giờ khoảng 80% vụ kiện liên quan đến đất đai, nhiều nơi dân bị thu hồi đất trắng trợn, đền bù với giá một mét vuông chỉ bằng một bát phở.  70% dân số nước ta là nông dân, đó là một nỗi đau. Báo Người Cao tuổi phải quán triệt nội dung này.
Từ đó, Kim Quốc Hoa chỉ đạo PV đi sâu đề tài về sai phạm đất đai. Báo Người Cao tuổi đã đăng hơn 1.200 vụ việc liên quan đến đất đai, vạch trần những quyết định thu hồi đất trái pháp luật, đền bù rẻ mạt, cưỡng chế vô lối… 1.200 vụ việc đều đảm bảo thông tin chính xác, khiến cho không ít cán bộ trung, cao cấp bị kỷ luật, một số vụ khởi tố…
Nhưng để có từng ấy bài báo chống tham nhũng tiêu cực, Kim Quốc Hoa đã phải đối diện với hàng chục vụ kiện ra toà, không ít tổ chức cá nhân làm đơn đòi “xử lý” TBT báo Người Cao tuổi, rồi tin nhắn dọa giết, thư nặc danh, điện thoại khủng bố đủ cả.
Đã dấn thân vào cuộc đấu này thì phải chấp nhận bầm dập thương tích, nhưng thật lạ, ở tuổi gần thất thập cần nghỉ ngơi thì lão tướng Kim Quốc Hoa vẫn xung trận vào chốn mũi tên hòn đạn.
Kỷ lục: làm quản lý 6 tờ báo
Trong chuyến bay sang Thái Lan cách đây vài năm, tôi tình cờ ngồi cạnh ông. Trò chuyện mới hay ông tên thật là Nguyễn Quốc Hoa từng tình nguyện đi miền núi xây dựng kinh tế mới, làm công nhân nông trường Quốc doanh Hữu Lũng- Lạng Sơn và phải lòng cô y tá xinh đẹp Đỗ Kim Hoa.
Chuyện tình ngắn ngủi, khi Quốc Hoa vào bộ đội thì cô gái nông trường cưới một người thợ lái máy cày. Nhưng chàng trai có tâm hồn lãng mạn đã làm nhiều thơ tặng cô gái với bút danh Kim Quốc Hoa (ghép tên hai người). Cũng từ đó, Kim Quốc Hoa trở thành họ tên thường dùng…
Tôi ngạc nhiên khi hay người có cái tên Kim Quốc Hoa đã trải qua cuộc đời làm báo đầy thăng trầm và chắc vẫn đang giữ kỷ lục: làm quản lý 6 cơ quan báo chí – ở Việt Nam chắc có một không hai.
Từ một chiến sỹ chống Mỹ trên đường Trường Sơn, Kim Quốc Hoa làm thơ đoạt giải 3 cuộc thi “Bộ đội hậu cần hướng ra tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng”.
Nhờ thế, Quốc Hoa trở thành phóng viên rồi sau đó được bổ nhiệm Phó Tổng biên tập phụ trách tờ Chiến sỹ Hậu cần.
Năm 1990, tờ báo Tuổi trẻ Thủ Đô đang khủng hoảng, nợ nần chồng chất. Thành đoàn Hà Nội xin ý kiến ông Phạm Thế Duyệt- Bí thư Thành ủy mời trung tá Kim Quốc Hoa về làm TBT nhưng giấu nhẹm, không cho biết tình trạng của báo.
Trung tá Kim Quốc Hoa đã nhanh chóng thích nghi với việc làm báo thị trường, chỉ trong một thời gian ngắn đưa số lượng phát hành từ 1.200 bản/kỳ lên 6.000 bản rồi 2 vạn bản mỗi kỳ.
Tòa soạn trả hết nợ, ăn nên làm ra và còn xin được dự án xây trụ sở mới ở 19 Lý Thường Kiệt. Đúng lúc đó thì ông lại ra đi. Nhà báo Kim Quốc Hoa
kể tiếp:
“Anh hùng LLVTND Trịnh Tố Tâm vốn là bạn học phổ thông vừa thôi làm Bí thư Trung ương Đoàn được Bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội đã mời tôi về giúp bộ thành lập tờ báo ngành. Lời đề nghị làm tôi bối rối vì Thống đốc ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm lúc ấy cũng mời tôi đến nhà riêng ngỏ ý muốn tôi về thành lập báo Ngân hàng. Nể bạn tôi về làm Phó TBT phụ trách báo Lao Động Xã hội, từ không đến có, lượng phát hành đã lên 2-3 vạn. 
Lúc đó, Bộ Xây dựng muốn xuất bản tờ báo ngành, Bộ trưởng Ngô Xuân Lộc đã 4 lần gặp tôi để chiêu mộ. Nể quá, tôi nhận lời mời làm giúp Bộ Xây dựng một đề án ra báo. Đề án này được Bộ thông qua và nêu rõ: Ai là tác giả đề án thì mời người đó về làm TBT. Tháng 8 năm 1997, tôi về làm TBT báo Xây dựng, trụ sở ban đầu là ga-ra ô tô cũ”.
Sau khi về hưu, Kim Quốc Hoa lại sáng lập và làm TBT tờ Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài và làm TBT hai năm trước khi Hội người Cao tuổi mời về làm TBT báo Người cao tuổi đang trong thời gian khó.
Nhưng cũng chỉ trong thời gian ngắn, ông “lột xác” tờ báo, tăng trang, tăng kỳ, tăng lượng phát hành.
Từng quản lý 6 cơ quan báo chí, ở tờ nào Kim Quốc Hoa cũng dấn thân chống tiêu cực tham nhũng, như một phẩm chất đã thành “thương hiệu”.
Ngay cả khi biết tiêu cực trong quân đội là “vùng cấm”, Kim Quốc Hoa vẫn viết loạt bài phản ánh về cán bộ tham ô tiêu chuẩn chiến sỹ, những tiêu cực trong quản lý, phân phối nhà ở khu tập thể Nam Đồng, đụng chạm đến 6-7 vị tướng. Chống tiêu cực nên cũng bị “ăn đòn” nhiều trận cho đến giờ ông vẫn nhớ:
“Có bà giám đốc (vợ cán bộ cao cấp) tuyên bố bỏ tù Kim Quốc Hoa, nhưng tôi không bị tù mà bà bị mất chức. Có lần về nhà vợ đưa mảnh giấy kẻ nào viết dọa sẽ ném mìn vào nhà. Ở báo Tuổi trẻ Thủ đô tôi bị hai bà giám đốc khách sạn Thống Nhất và Khăn quàng đỏ kiện cho “lên bờ xuống ruộng”. 
Ông Phạm Thế Duyệt- Bí thư Thành ủy Hà Nội khuyên tôi nên thận trọng vì là chỗ “nhạy cảm”. 
Ở báo Lao động Xã hội, tôi phản ánh ông Cục trưởng Ngoại giao đoàn có tiêu cực, vợ ông ta đến cửa phòng Bộ trưởng Trần Đình Hoan “ăn vạ”. 
Ở báo Xây dựng, tôi đụng đến một quan chức sai phạm, Bộ trưởng gọi lên chỉnh: “Sao không hỏi ý kiến tôi, người ta đang kiện đây này, đừng để ảnh hưởng đến quan hệ của bộ”. Tôi thấy nếu để chủ quản của mình vừa lòng thì phải tròn trịa, khuôn lại thôi. Thế là tôi viết đơn xin từ chức. Trước đó chưa có TBT nào từ chức như tôi”.
“Báo Người Cao tuổi đánh tiêu cực nhiều, nhưng chưa có tờ báo nào lại nhiều bài về các điển hình tiên tiến như báo tôi, TBT Kim Quốc Hoa lấy ngay dẫn chứng: Trong năm 2011 báo có 700 gương người tốt việc tốt (mỗi số báo có 5 gương người tốt), chỉ có 327 bài chống tiêu cực. Đặc biệt là báo của giới cây cao bóng cả, nên tôi không bao giờ cho đăng những tin cướp giết hiếp theo kiểu lá cải”.
Ngồi với ông ở phòng TBT và điện thoại lên tục đổ chuông, kiện tụng, phản ảnh, xin xỏ, đe dọa, mềm dẻo mua chuộc… Đủ mọi hỷ nổ ái ố. Và trên bàn làm việc hàng loạt hồ sơ của những vụ việc tiêu cực đang chờ xử lý.
Cứ nhẹ như không, Kim Quốc Hoa lại xắn tay vào xử lý để ngày mai, báo lại có cả gương người tốt lẫn bài chống tiêu cực.
Người đọc sẽ lại thấy bài viết ký tên Vũ Phong của ông với hàm ý: Sẵn sàng đương đầu trước phong ba bão tố, chấp nhận rủi ro. Không mệt mỏi, lão tưỡng lại xung trận.
Ông Kim Quốc Hoa sinh năm 1945 tại huyện Phú Xuyên, Hà Tây. Ông từng làm phóng viên tờ “Chiến sĩ hậu cần” năm 1971.
Năm 1990, ông Hoa được bổ nhiệm làm Tổng biên tập báo Tuổi trẻ thủ đô, sau đó làm Tổng biên tập các báo Lao động Xã hội, Xây dựng… Năm 2007, ông làm Tổng biên tập báo Người cao tuổi.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Theo: Tieengs nois nwowcs Nga:

Ai đe dọa an ninh Biển Đông?

Ai đe dọa an ninh Biển Đông?

Bộ tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ từng có tiếng xấu trong cuộc chiến ở Việt Nam thế kỷ trước đã đề xuất Nhật Bản tham gia tuần tra quân sự thường xuyên trên các tuyến vận tải ở Biển Đông.

Liệu điều này có xuất phát từ mong muốn ngăn chặn sự hoành hành của hải tặc trong khu vực? Nhà khoa học chính trị Nga Dmitry Mosyakov, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Phương đưa ra nhận định rằng, đấy chỉ là một nguyên nhân nhỏ. Thực chất theo ý kiến của ông...
“Đề nghị này là một nỗ lực thu hút Nhật Bản tham gia chính sách của Mỹ ở Biển Đông. Đây là đòn công kích nhằm vào Trung Quốc, một bước tiến mới đẩy xung đột leo thang ở khu vực. Đồng thời, đó cũng là mong muốn lôi kéo Việt Nam, trói quốc gia vào mưu đồ của Mỹ ở Đông Nam Á, buộc Việt Nam đi chệch khỏi chính sách đối ngoại đa vector với khả năng rộng về lựa chọn bạn bè. Đề xuất của Mỹ với Nhật Bản chính là nỗ lực đẩy xung đột ở Đông Nam Á sang một hình thức đối đầu mới, và khía cạnh này là điều rất nguy hiểm.”
Xung đột ấy vốn kéo dài nhiều năm và diễn ra uể oải, - chuyên gia Nga nhận xét. - Tất nhiên, có xuất hiện những phát ngôn gay gắt, ví dụ người Trung Quốc nói bất kỳ tàu chiến các nước phải xin phép Bắc Kinh để di chuyển trên Biển Đông, rằng Trung Quốc sẽ áp đặt vùng cấm bay. Nhưng tất cả mới là những phát ngôn. Nhìn chung, phần lớn những gì liên quan đến mâu thuẫn đều thuộc về lĩnh vực tuyên truyền chứ không phải hành động gay gắt. Một trong số ít vụ việc vượt ra ngoài phạm vi của tình hình là việc Trung Quốc năm ngoái bố trí giàn khoan trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ngay lập tức, từ phía Hoa Kỳ thốt ra những tiên đoán rằng đó chỉ là bước đầu, sau giàn khoan này sẽ xuất hiện những giàn khoan mới. Mọi cái không diễn ra như vậy, giàn khoan có kế hoạch làm việc đến tháng Mười đã sớm rời khỏi khu vực ngay trong tháng Bảy, mà trước hết là nhờ vào những cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề này.
Có thể nói cuộc xung đột ở Biển Đông đã có qui chế mới. Các hoạt động tham vấn ngoại giao, đàm phán là giải pháp duy nhất để tăng cường bảo vệ tình hình, còn nhiệm vụ khó coi của Hoa Kỳ lại là phá vỡ nó.
“Ở đây không có gì là bất thường, - nhà phân tích chính trị Nga cho biết. – Tại nhiều quốc gia và khu vực, Hoa Kỳ cũng theo đuổi mục đích như vậy - phá vỡ sự cân bằng của các thế lực hiện hữu, kích động xung đột, nhờ đấy làm tăng sự lệ thuộc của các bên xung đột vào lập trường của Mỹ.”
Ví dụ mới nhất khẳng định điều này chính là đề xuất của Mỹ với Nhật Bản tham gia bảo vệ các tuyến giao thông hàng hải hầu như ít bị đe dọa, - ông Dmitry Mosyakov kết luận. Theo học giả Nga, đó là nỗ lực mới của Mỹ làm leo thang xung đột. Động thái này cũng không khác mấy các hoạt động diễn tập của Hải quân Mỹ cách đây một năm, đã dẫn tới vụ va chạm giữa các tàu của Mỹ và Trung Quốc.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2015_02_04/282685621/
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bút danh: cuộc chiến không hồi kết


ĐỨC HOÀNG
TT - Xét về tầm vóc, Facebook không thể so sánh với Google. Nhưng có một cuộc chiến mà Google đã chấp nhận bỏ cuộc, còn Facebook vẫn đang “chơi đến cùng”. Nó được gọi là “cuộc chiến bút danh” (nymwar) - cuộc chiến phản ánh một mâu thuẫn mang tính thời đại của kỷ nguyên Internet.

Thế nào là thật?

Cu Trí hơi cảm thấy bất an khi đi trên đường về nhà: chiếc điện thoại đặt trước vôlăng không thông báo tin nhắn mới từ Facebook, điều rất bất thường với một người có gần 2 vạn người theo dõi (followers) như anh.

Anh về nhà, mở Facebook ra và phát hiện điều mình không mong muốn nhất đã đến: Facebook đã tự đăng xuất tài khoản của Trí, và khi đăng nhập lại, yêu cầu anh nhập “tên thật”. Bằng một cơ chế nào đó, họ xác định rằng anh đang không dùng “tên thật”. Anh đành khai tên “Hoàng Minh Trí” - tên trên giấy khai sinh.

Vấn đề của những người như Cu Trí là họ đã sống hoàn toàn bằng biệt danh, hay bút danh từ rất lâu. Anh viết báo, phản biện xã hội, ra sách, gây dựng các cộng đồng nghệ thuật, quyên góp tiền từ thiện bằng tên Cu Trí. Bạn bè và độc giả nhận diện anh bằng tên Cu Trí. Chính Cu Trí, chứ không phải “Hoàng Minh Trí” mới là cái tên đủ uy tín để quyên góp từ thiện hay phản biện xã hội.

Nhưng với chính sách của Facebook thì “Cu Trí” phải “chết”.

Chính sách của Facebook định nghĩa rằng “tên thật” là tên được ghi trong các giấy tờ hành chính: chứng minh thư, hộ chiếu, hóa đơn hoặc hợp đồng. Trong hơn một năm trở lại đây, Facebook ép rất nhiều người dùng phải quay lại tên trên giấy tờ.

Đây là một quy định ngặt nghèo và bỏ qua hoàn toàn thứ đã tồn tại suốt lịch sử sáng tạo của con người: bút danh hay nghệ danh (pseudonym).

Đối với rất nhiều người, bút danh quan trọng hơn tên thật của họ. Và nó mới phản ánh phần đời “thật” họ đã sống. Đơn cử, dưới chính sách này, nếu Lỗ Tấn dùng Facebook, ông sẽ phải đăng ký tên là “Chu Thụ Nhân”, còn Tô Hoài sẽ tương tác với độc giả bằng tên “Nguyễn Sen”.

Có một mâu thuẫn lớn giữa chính sách của những nhà cung cấp dịch vụ và nhu cầu thực tế. Và mâu thuẫn ấy là tiền đề cho một cuộc chiến: nymwar - từ kết hợp giữa “pseudonym” (bút danh) và “war” (chiến tranh).

Rất nhiều người đã buộc phải quay lại với cái tên trên giấy khai sinh dù đó không hề là cái tên mà họ vẫn dùng. Trong nhóm này, nổi bật lên có những người chuyển giới.

Những nghệ sĩ chuyển giới hoàn toàn tồn tại với ngoại hình, lối sống và cái tên mà họ đã lựa chọn. Cái tên khai sinh chỉ còn ý nghĩa với các nhà quản lý. Họ có thể là một “cô” ca sĩ nổi tiếng được nhiều người mến mộ. Nhưng với Facebook, họ buộc phải dùng tên cũ và là một “gã” lạ hoắc nào đó khán giả không biết đến.

Facebook đã khóa và xóa tài khoản của rất nhiều nghệ sĩ chuyển giới nổi tiếng vì họ không dùng “tên thật”. Ca sĩ Bebe Sweetbriar, một trong những gương mặt nổi bật của phong trào đòi quyền cho người đồng tính và phòng chống HIV/AIDS tại Mỹ, bị khóa tài khoản vì đáng ra tên “cô” phải là... Kevin, một cái tên đàn ông.

Hay diễn viên Heklina - người đã xuất hiện trên hàng trăm sân khấu lớn nhỏ khắp nước Mỹ, đóng hàng chục bộ phim - vẫn không thoát khỏi cảnh bị Facebook “cấm cửa” vì “cô” vốn không thể mang một cái tên phụ nữ như mình chọn lựa.

Việc chính sách của Facebook động chạm đến một cộng đồng yếm thế như những người chuyển giới đã tạo ra làn sóng giận dữ cao độ. Tháng 10-2014, giám đốc phát triển sản phẩm của Facebook Chris Cox đã phải lên tiếng xin lỗi.

“Chúng tôi hiểu rằng chính sách này đang trở nên đau đớn thế nào. Chúng tôi nợ các bạn một dịch vụ và trải nghiệm tốt hơn khi dùng Facebook và sẽ sửa chữa chính sách này...”.

Lời xin lỗi đó đã khiến nhiều tờ báo và người dùng “việt vị” khi nhận định rằng hãng này sẽ sớm thay đổi chính sách “tên thật” hà khắc. Nhưng cho đến nay, vài tháng trôi qua, không thấy có thay đổi gì nhiều. Thậm chí chính sách của Facebook còn tạo ra một xìcăngđan mới, không liên quan đến bút danh: một số thổ dân Mỹ đã bị khóa tài khoản vì cái tên “lạ” mà Facebook cho rằng đó là tên giả.

Đơn cử như vợ chồng Shane Creepingbear - một nhân viên giáo dục tại Ohio. Họ của anh có nghĩa đen là “gấu đang bò”, có vẻ rất giống biệt danh vui, nhưng thật ra là tên do tổ tiên da đỏ của anh để lại. Họ bị Facebook “thanh trừng” không thương tiếc. Hẳn nhiều người dân tộc thiểu số tại Việt Nam cần cảnh giác khi tiếp cận với Facebook những năm sau, khi họ có thể tên là Nokia, Samsung...

Cái lý của Facebook

Có một điều không thể quên khi nhắc đến “cuộc chiến bút danh”: gã khổng lồ Google đã bỏ cuộc trước sức ép từ cộng đồng.

Google cũng từng rất hăng hái trong công cuộc “tìm và diệt” những người mà hãng này tin rằng dùng tên giả trên mạng xã hội Google+. Giống với Facebook, họ từng khóa tài khoản của rất nhiều nhân vật nổi tiếng, bao gồm ca sĩ, nhà báo, diễn viên. Ở đỉnh điểm, họ khóa cả tài khoản của Blake Ross - cha đẻ của trình duyệt Mozilla Firefox và giám đốc phát triển sản phẩm của Facebook - một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất kỷ nguyên Internet.

Việc khóa tài khoản của Ross nhanh chóng biến Google thành trò hề vì làm người ta liên tưởng đến việc họ đang cạnh tranh với cả Firefox lẫn Facebook.

Tới tháng 7-2014, Google bãi bỏ chính sách yêu cầu tên thật khi tham gia mạng xã hội của họ mà không giải thích gì thêm. Người ta nhận xét: Google đã thua trong “nymwar”.

Cái lý của những người muốn sử dụng bút danh khi tham gia mạng xã hội đã tồn tại từ ngàn đời, như những nhà văn từ xa xưa sử dụng bút danh - sẽ rất mất thời gian để lý giải lợi ích của việc sử dụng một bút danh và điều đó cũng không cần thiết.

Ai cũng có quyền tự đặt cho mình một cái tên, chứ không phải cái tên mà cha mẹ đã chọn hộ. Nhưng cái lý của các nhà cung cấp dịch vụ khi từ chối bút danh - nghệ danh là gì?

Facebook tuyên bố rằng họ muốn môi trường của mình chỉ “dành cho những người thật”. Nhà sáng lập Mark Zuckerberg cho rằng việc sử dụng bút danh trên mạng là một sự “thiếu chính trực”. Tương tự, Google khi còn ban hành chính sách tên thật cũng nhiều lần khẳng định việc sử dụng tên thật tăng độ tin cậy của thông tin mà người đó cung cấp.

Trên thực tế, có nhiều bằng chứng cho thấy việc sử dụng tên giả có thể làm tăng nguy cơ gây hại của một người trên mạng xã hội: nó khiến người đó không phải chịu trách nhiệm về những gì mình nói.

Lời nói có thể gây hại - như trong các trường hợp lừa đảo, xúc phạm nhân phẩm hay bạo hành. Thậm chí năm 2011 Bộ Tư pháp Mỹ từng đòi Quốc hội phải cho họ quyền được khởi tố những người sử dụng danh tính giả trên mạng với mục đích xấu.

Năm 2006, cái chết của cô bé 13 tuổi Megan Meier đã gây chấn động nước Mỹ. Vì cho rằng con mình bị bạn nói xấu, bà Lori Drew, một phụ huynh trong lớp của Megan, đã lập nên một tài khoản trên mạng MySpace với tên giả “Josh Evans” - đóng giả là một cậu bé 16 tuổi.

Sau khi lân la tán tỉnh Megan, bà này liên tục có những lời lẽ tiêu cực và kích động cô bé. Tháng 10-2006, người ta tìm thấy xác của Megan treo cổ trong phòng riêng. Lori Drew sau đó bị khởi tố nhưng không đủ chế tài để xử.

Năm 2009, bà này được tuyên trắng án. Vụ án này gây phẫn nộ cao trong dư luận Mỹ và được đặt tên là vụ “Drew chống lại nước Mỹ”.

Những vụ án như vụ Lori Drew cho thấy việc sử dụng tên giả trên Facebook có thể gây hại lớn đến thế nào, và thường được đưa ra trong những cuộc luận chiến về “nymwar”.

Việc gây hại ai đó bằng tên giả rất dễ dàng. Đầu năm nay, một người đàn ông nghèo tên Kumar ở Pakistan đã phải chạy lên tận thủ đô Karachi xin được bảo vệ, vì ai đó đã lập nên một trang Facebook giả của một chính trị gia, buông những lời lẽ kích động và... cho số điện thoại của Kumar. Cả gia đình Kumar bị khủng bố và dọa giết, cho dù đến cái máy tính nhà ông cũng chẳng có.

Có lẽ người ta sẽ không bao giờ phân định được đúng - sai trong câu chuyện của những cái tên trên mạng Internet (hay gọi là “danh tính online”). Và cuộc chiến bút danh, cho dù chỉ được quyết định bởi một cái gật hay lắc của Mark Zuckerberg, có lẽ sẽ còn diễn tiến rất lâu nữa...
***

Hãy trả tên cho tôi

Nhà thơ Salman Rushdie, người đã được nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sĩ, đã phải lên tiếng chửi Facebook năm 2011. Ông bị Facebook ép đổi tên thành Ahmed Rushdie, cái tên khai sinh không ai biết đến. “Họ vừa đổi tên Facebook tôi thành Ahmed Rushdie khi cả thế giới biết tên tôi là Salman. Lũ óc ngắn. Mark Zuckerberg? Anh có nghe không?” - ông tức giận. Vài ngày sau, ông lại réo: “Cậu trốn đâu rồi, Mark? Ra đây và trả tên cho tôi”. Facebook sau đó tự trả lại tên cho Salman mà không đưa ra lời giải thích nào. Có lẽ ngay cả các tay súng Al Qaeda, vốn đang đưa nhà thơ vào danh sách ám sát, cũng sẽ không thể nhận ra Ahmed Rushdie là ai.

Nguồn:

http://en.wikipedia.org/wiki/United_States_v._Lori_Drew

http://www.businessinsider.com/google-plus-Facebook-product-director-blake-ross-2011-8

http://www.trueactivist.com/native-americans-get-Facebook-pages-removed-on-columbus-day-for-fake-names/

http://www.mercurynews.com/business/ci_26536780/san-francisco-supervisor-calls-Facebook-drag-queens-meet

https://www.Facebook.com/chris.cox/posts/10101301777354543

http://dragaholic.com/2014/09/senora-oso-lady-bear-responds-Facebook-name-change-controversy/

http://topnews360.tmcnet.com/news/2011/11/17/5938952.htm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Rằng trăm năm cũng từ đây.." Chuyện xưa còn mãi đến nay..cũ càng!



Buồn buồn ngồi đếm cối xay -
 Cám tơ,thóc lép.. Gió bay về trời.. 
Giỏi như Cuội cũng đành thôi.. 
 Biết đâu lựa thế ? Lòng người gió đưa!

Phận nhận xét hiển thị trên trang

Bút bi hết mực nói chí phải!

Tránh cho nó lành


BÚT BI
TT - Ngày xửa ngày xưa, người ta vẫn bảo rằng trâu và bò húc nhau ruồi muỗi chết là có ý nói rằng hai con vật lớn đánh nhau thì cái đám nhỏ bị oan mạng.

Đó là cách hiểu của con người, chứ sự thật chuyện trâu bò húc nhau mang ý nghĩa khác. Số là ruồi muỗi vốn ưa đeo bám lên mình trâu bò.

Bực mình với đám ruồi muỗi gây phiền nhiễu này, trâu bò thường nhấm nháy nhau, một hai ba lao vào nhau và nghĩ rằng đó là cách tiêu diệt ruồi muỗi hiệu quả.

Thật sự, với những chú ruồi muỗi già nua, bay chậm thì thân xác dẹp lép như con tép sau những cú thúc thỏa hiệp đó của trâu bò.

Nhưng dần dà, trâu bò thấy rằng cách diệt ruồi muỗi như thế là không hiệu quả, chỉ giết được vài con già nua, trong khi đầu của cả hai thì sưng vếu.

Và cả hai đã tìm ra cách, đó là không húc đầu nữa. Thay vào đó, hai con đứng sát cánh với nhau, kẻ tung người hứng, con này dùng đuôi đập lên mình con kia. Ôi thôi, kể từ ấy ruồi muỗi chết vô số kể.

Ruồi muỗi chết nhiều đến độ chúng cũng phải họp lại với nhau và bàn mưu tính kế phản pháo lại trâu bò.

Nhưng rồi kết thúc hội nghị mà vẫn không tìm được kế nào vi diệu, nên ruồi muỗi đành thống nhất: Từ nay nên tránh trâu bò cho nó lành!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

ỒI, bác Hoa!

Thu hồi thẻ nhà báo, đề nghị cách chức TBT báo Người cao tuổi Kim Quốc Hoa

(VTC News) - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố kết luận thanh tra sai phạm báo Người cao tuổi, thu hồi thẻ nhà báo, đề nghị cách chức Tổng biên tập Kim Quốc Hoa.
Sáng nay (9/2), Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố công khai kết luận thanh tra đột xuất báo Người cao tuổi. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, đại diện báo Người cao tuổi vẫn chưa có mặt tại buổi họp công bố kết luận thanh tra. Căn cứ theo quy định của pháp luật, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức công bố kết luận thanh tra dưới hình thức họp báo.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn chủ trì cuộc họp công bố kết luận thanh tra.

Thu hồi thẻ nhà báo, đề nghị cách chức TBT báo Người cao tuổi Kim Quốc Hoa
 Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn chủ trì buổi họp báo công bố kết luận thanh tra báo Người Cao tuổi

Từ kết quả thanh tra, Bộ Thông tin và Truyền thông thu hồi thẻ nhà báo của ông Kim Quốc Hoa, đề nghị Hội Người cao tuổi Việt Nam cách chức Tổng biên tập báo Người cao tuổi đối với ông Kim Quốc Hoa.

Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông chuyển hồ sơ sang cơ quan an ninh (Bộ Công an) để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi đăng 11 bài viết có dấu hiệu phạm tội.

Theo thông báo Kết luận Thanh tra của Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ đã thanh tra đột xuất báo Người Cao tuổi từ ngày 7/11/2014 đến ngày 7/1/2015.

Đoàn Thanh tra theo quyết định thành lập của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, đã thực hiện thanh tra về việc chấp hành quyết định pháp luật về báo chí và thông tin trên mạng; giấy phép hoạt động, nội dung thông tin, quảng cáo trên báo chí, cải chính. 

Cụ thể, báo Người Cao tuổi xuất bản một số tin, bài trực tiếp trên trang thông tin điện tử tổng hợp là hoạt động báo điện tử không có giấy phép, vi phạm quy định tại Khoản 2 điều 19 Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.

Về việc chấp hành quy định pháp luật vê nội dung thông tin trên báo chí, báo Người cao tuổi đã đăng nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo và bình luật suy diễn thiếu căn cứ dẫn đến thông tin sai sự thật, vi phạm khoản 4 điều 10 Luật Báo chí.

Đăng một số bài viết nội dung sai sự thật, xuyên tạc, vụ khống nhằm xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của công dân, vi phạm quy định tại Khoản 4, điều 10 Luật báo chí sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật báo chí.

Thông tin suy diễn, sai sự thật, vi phạm quy định tại Khoản 4 điều 10, Luật Báo chí, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí.

Đăng một số bài viết có dấu hiệu tiết lộ bí mật nhà nước, vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Thu hồi thẻ nhà báo, đề nghị cách chức TBT báo Người cao tuổi Kim Quốc Hoa
 Giao diện trang tin tổng hợp www.nguoicaotuoi.org.vn

Đăng một số bài viết có dấu hiệu lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 

Một số tin bài ở mục Quốc tế của báo Người cao tuổi không ghi tổng hợp, trích dẫn hoặc có ghi trích dẫn nhưng không ghi rõ nguồn nào, chưa chấp hành đúng quy định pháp luật về quyền tác giả và quy chế xác định nguồn tin trên báo chí.

Đăng cải chính không đúng quy định của pháp luật về cải chính trên báo chí, vi phạm quy định của Quy chế cải chính trên báo chí kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BVHTT.

Đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quảng cáo trên báo chí, báo Người cao tuổi quảng cáo thuốc sử dụng tên thầy thốc để giới thiệu, vi phạm khoản c, Điều 3 Nghị Định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật quảng cáo.

Quảng cáo thực phẩm chức năng dưới dạng bài viết không phù hợp với xác nhận cơ quan chức năng.

Quảng cáo thực phẩm chức năng dưới hình thức bài viết của bác sĩ, dược sĩ và nhân viên y tế, vi phạm khoản 5 Điều 3 Thông tư của Bộ trưởng Bộ y tế hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vụ quản lý của Bộ y tế. Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Đối với việc chấp hành các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động báo chí. Cụ thể, hồ sơ tiếp nhận, giải quyết đơn thu khiếu nại, tố cáo của báo Người cao tuổi chưa được lưu đầy đủ, khoa học.

Báo Người cao tuổi chưa thực hiện đúng quy định tại Điều 9, Điều 12 Luật Tố cáo năm 2011. Báo Người Cao tuổi đăng một số nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo có thông tin một chiều, thiếu kiểm chứng dẫn đến một số bài viết có nội dung thông tin sai sự thật.

Từ kết quả thanh tra, Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt vi phạm hành chính đối với báo Người cao tuổi về các hành vi sau: xử phạt với hành vi hoạt động báo điện tử không có giấy phép; hành vi thông tin sai sự thật nhưng chưa gây ảnh hướng nghiêm trọng; 3 hành vi thông tin sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng; 2 hành vi thông tin sai sự thật gây ảnh hướng rất nghiêm trọng; 1 hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh sự, nhân phẩm của cá nhân trên trang thông tin điện tử tổng hợp www.nguoicaotuoi.org.vn; 1 hành vi thực hiện cải chính thông tin không đúng quy định; 1 hành vi sử dụng tên thầy thuốc để quảng cáo thuốc; 6 hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng sai quy định; 3 hành vi quảng cáo thực phẩm chức nnagw dưới hình thức bài viết của bác sĩ, nhân viên y tế; 2 hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhấm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Thu hồi giấy phép trang thông tin điện tử số 256/GP-TTĐT cấp ngày 2/12/2010; thu hồi tên miền www.nguoicaotuoi.org.vn. Thu hồi thẻ nhà báo của ông Kim Quốc Hoa, Tổng biên tập báo Người cao tuổi.
Minh Chiến
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

BIẾT HẠN CHẾ ĐỂ SỬA, KHÔNG VÌ THẾ MÀ TỰ TY HAY BI QUAN!

Đặc điểm người Việt qua nhận xét của Viện Nghiên
Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ

Khi nhìn nhận bất cứ một vấn đề gì chúng ta cũng phải có cái nhìn khách quan, đầy đủ hai mặt của vấn đề, trên nhiều phương diện giữa tốt và xấu, tích cực và tiêu cực, từ đó rút ra vậy cái gì nên phát huy và cái gì nên hạn chế.
2015/01/img_7116.jpgCách đây hai mươi năm, Trung Quốc có sách “Người Trung Quốc Xấu Xí” của tác giả Bá Dương (Bo Yang). Ở Mỹ có cuốn sách nổi tiếng tương tự là: “The ugly American” của WILLIAM J. LEDERER AND EUGENE BURDICK xuất bản năm 1958 đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất thời đó. Dường như có nhiều liên quan giữa sự can đảm nhìn nhận ra những yếu kém của chính mình và sức vươn lên mạnh mẽ cho dân tộc.
2015/01/img_7117.jpgViện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:
1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.
2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.
3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.
4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.
5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt).
[when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs]
6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.
7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương). [to save face or to show off].
8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.
9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.
10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc).
[one person can complete a task excellently; 3 people do it poorly, and 7 people make a mess of it].
Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này?
Người xưa cũng đã nhận ra:
Học giả Trần Trọng Kim (1883 – 1953) khi viết bộ Việt Nam Sử Lược, ấn hành lần đầu tiên năm 1919, cũng đã phân tích khá rõ ràng những đặc tính của người Việt và những yếu tố tạo nên những đặc tính đó. Đa số người lớn tuổi, khi còn nhỏ đều đã được học bộ sử này. Tôi chỉ xin trích lại dưới đây một số đoạn chính ông viết về đặc tính của người Việt.
2015/01/img_7118.jpgTrong bài tựa, ông nói ngay:
“Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa nay mình không có quốc văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng bị người ta cảm hóa, chứ tự mình thì không có cái gì là cái đặc sắc, thành ra thật rõ như câu phương ngôn: “Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!”
“Cái sự học vấn của mình như thế, cái cảm tình của người trong nước như thế, bảo rằng lòng vì dân vì nước mở mang ra làm sao được?”
“Thời đại Bắc thuộc dai dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nước mình thế nào, thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhưng có một điều ta nên biết là từ đó trở đi, người mình nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được cái vòng phụ thuộc nước Tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc túy của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gội cho sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, thì sự biến cải mới có công hiệu vậy.”
Ở Chương VI nói về “Kết Quả của Thời Bắc Thuộc”, ông có nhận định rõ hơn:
“Nguyên nước Tàu từ đời Tam Đại đã văn minh lắm, mà nhất là về đời nhà Chu thì cái học thuật lại càng rực rỡ lắm. Những học phái lớn như là Nho giáo và Lão giáo, đều khởi đầu từ đời ấy. Về sau đến đời nhà Hán, nhà Đường, những học phái ấy thịnh lên, lại có Phật giáo ở Ấn độ truyền sang, rồi cả ba đạo cùng truyền bá đi khắp cả mọi nơi trong nước. Từ đó trở về sau nước Tàu và những nước chịu ảnh hưởng của Tàu đều theo tông chỉ của những đạo ấy mà lập ra sự sùng tín, luân lý và phong tục tương tự như nhau cả…”
2015/01/img_7119.jpg“Khi những đạo Nho, đạo Khổng, đạo Phật phát đạt bên Tàu, thì đất Giao châu ta còn thuộc về nước Tàu, cho nên người mình cũng theo những đạo ấy. Về sau nước mình đã tự chủ rồi, những đạo ấy lại càng thịnh thêm, như là đạo Phật thì thịnh về đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, mà đạo Nho thì thịnh từ đời nhà Trần trở đi.
“Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình đã theo học thuật và Tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả. Nhưng xét ra thì điều gì mình cũng thua kém Tàu, mà tự người mình không thấy có tìm kiếm và bày đặt ra được cái gì cho xuất sắc, gọi là có cái tinh thần riêng của nòi giống mình, là tại làm sao? …
2015/01/img_7120.jpg“Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người, thì tiến hóa làm sao được? Mà sự học của mình thì ai cũng yên trí rằng cái gì đã học của Tàu là hay, là tốt hơn cả: từ sự tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở. Cách mình sùng mộ văn minh của Tàu như thế, cho nên không chịu so sánh cái hơn cái kém, không tìm cách phát minh những điều hay tốt ra, chỉ đinh ninh rằng người ta hơn mình, mình chỉ bắt chước người ta là đủ.
“Địa thế nước mình như thế, tính chất và sự học vấn của người mình như thế, thì cái trình độ tiến hóa của mình tất là phải chậm chạp và việc gì cũng phải thua kém người ta vậy.”
Đọc cuốn “Lều chõng”, một tiểu thuyết phóng sự của nhà văn Ngô Tất Tố (1894 – 1954), chúng ta có thể thấy rõ nền học vấn của người Tàu mà người Việt rập khuôn theo đã kềm hảm con người như thế nào. Ông vốn là một nhà Nho, đã từng tham dự các kỳ thi Hương dưới triều Nguyễn, nên đã phản ánh một cách trung thực những oái ăm của các kỳ thi này và nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn thất vọng .
2015/01/img_7121.jpgTrước là làm đẹp sau là ấm thân”
Nước Việt Nam bị Pháp đô hộ gần 100 năm, đã cởi bỏ nền học vấn của Trung Hoa, tiếp thu nền học vấn mới của phương Tây, nhưng vẫn còn giữ lại nhiều nét căn bản của nền văn hóa Trung Hoa. Có nhiều hủ tục trong quan, hôn, tang, tế mà cuộc Cách Mạng Văn Hoá của Trung Quốc đã phá sạch, nhưng nhiều người Việt vẫn cố giữ lại như những thứ “quốc hồn quốc túy”.
2015/01/img_7122.gifBài tục giao sau đây vẫn còn là tiêu chuẩn và mục tiêu thăng tiến của gia đình và con người Việt Nam:
Con ơi! muốn nên thân người
Lắng tay nghe lấy những lời mẹ cha
Gái thì giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dồi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối được nghiệp nhà
Trước là đẹp mặt sau là ấm thân
2015/01/img_7123.jpgBây giờ người con gái không còn chỉ “giữ việc trong nhà”, và người con trai không còn chỉ “đọc sách ngâm thơ” mà đã đi vào khắp mọi lãnh vực của cuộc sống, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn chỉ là “Trước là đẹp mặt sau là ấm thân”.
2015/01/img_7124.jpgTiêu chuẩn của cuộc sống hiện nay của nhiều người, nhiều gia đình là có nhà sang cửa rộng, có xe hơi, có con đi du học nước ngoài… Đi đâu cũng nghe khoe nhà trên cả tỷ bạc, xe loại sang trọng nhất, con đang học bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư… Gần như không nghe ai khoe những công trình đang nghiên cứu hay thực hiện để đưa con người, cộng đồng và đất nước đi lên. Tất cả chỉ tập trung vào hai tiêu chuẩn là “đẹp mặt” và “ấm thân”.
Nếu mỗi gia đình và mỗi cá nhân chỉ lấy những mục tiêu như trên làm mục tiêu của cuộc sống và truyền từ đời nọ sang đời kia, còn lâu cộng đồng và đất nước với ngóc đầu lên được.
2015/01/img_7125.jpgChúng ta không mong người Việt có những nhà phát minh làm thay đổi nhân loại như: John V. Blankenbaker (phát minh ra máy vi tính 1971), Bill Gates, Steve Jobs…, chúng ta chỉ mong người Việt biết quan tâm đến cộng đồng, đất nước và nhân loại nhiều hơn. Nhưng điều này quá khó. Đúng như người Mỹ đã nhận xét:
Người Việt vì những lý do vớ vẩn, có thể hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ (như kiếm chút danh chẳng hạn). [sacrifice important goals for the sake of small ones]
Người Việt thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh. Một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc!
Chúng ta trông chờ vào thế hệ sắp đến, không bị vướng mắc với quá khứ, học được nhiều cái hay của xứ người, sẽ đưa cộng đồng và đất nước đi vào một hướng đi mới tốt đẹp hơn.

V.A


Phần nhận xét hiển thị trên trang