Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Năm hết tết đến, người tiêu dùng Việt Nam nên cẩn trọng!

Hải sản bẩn đang đầu độc người Việt như thế nào?

(VietQ.vn) –Hải sản bẩn nhập lậu Trung Quốc, chiêu trò bơm thạch cho tôm, bơm gạch cho cua, tẩy trắng mực ôi,… là sự thật về hải sản tại Việt Nam hiện nay. Sức khỏe người dân Việt rồi sẽ đi về đâu trước sự vô lương tâm của người bán hàng?
Tin tức liên quan:
Tôm được bơm thạch rau câu
"Vỗ béo" tôm bằng hóa chất là nỗi ám ảnh của nhiều bà nội trợ. Theo một người chuyên bỏ mối thủy sản cho các chợ đầu mối ở Hà Nội cho biết: ngay từ giai đoạn con giống, tôm cá đã được “tắm” cơ man các loại hóa chất vượt mức cho phép, từ thức ăn đến thuốc chữa bệnh. Trong quá trình nuôi, chúng tiếp tục được “bồi bổ” bằng thuốc tăng trọng giúp lớn nhanh như thổi. 
Con tôm sau khi được bơm tạp chất có thành phần chủ yếu là bột agar (bột rau câu) và một số hóa chất, tôm sẽ phình to, bóng mướt, tăng trọng hơn. Lúc này người bán sẽ mang ướp nước đá ngay, đợi cho đủ số lượng rồi mới đem đổ mối cho các nơi.
Các chất cấm thường được sử dụng bơm vào tôm là bột rau câu, tinh bột, chất CMC (một chất ổn định dùng trong thực phẩm để kiểm soát độ nhớt của thủy, hải sản). Khi bơm vào tôm, tỷ lệ này chiếm từ 15 - 30% trọng lượng tôm. Cứ 1kg tôm sú, sau khi bơm “no” tạp chất có thể đạt trọng lượng đến tận 1,25kg.
Bơm gạch cho cua
Những con cua biển cũng bị “vật ngửa” ra để bơm gạch giả vào mai cua. Chất liệu làm giả gạch cua giả gồm lòng đỏ trứng vịt, pha bột mỳ, trộn với chất bảo quản có thành phần phoócmôn có thể giữ được một số ngày trong mai mà không chảy, không phân hủy, không biến màu và con cua không chết.
Hải sản bẩn khiến người tiêu dùng lo lắng

Tình trạng hải sản bẩn khiến người tiêu dùng lo lắng khi mua hàng. Ảnh minh họa

Tại Vũng Tàu, những con cua ghẹ yếu, gãy càng, rụng mai, thậm chí đã chết sẽ được bỏ mối cho các hàng rong. Chỉ cần qua bàn tay “chữa trị” tài tình của người bán, đám ghẹ “thương binh”, “ngất xỉu” này sẽ trở nên tươi rói bóng bẩy như chưa hề chết. 
Những con cua, ghẹ chết sẽ được gắn lại càng và chân, sau đó ngâm vào thứ nước là hỗn hợp nước, hàn the và bột ngọt, bột mì có màu đục nhờ nhờ. Trong quá trình ngâm, thỉnh thoảng người chế biến còn cho vào nước một chất phụ gia hóa học đựng trong gói nhỏ nhàu nát không rõ nhãn mác.
Phát hiện hàng tấn thủy hải sản Trung Quốc bẩn 
Đội Cảnh sát môi trường Công an quận Đống Đa, và Đội quản lý thị trường số 13 – Chi cục quản lý thị trường, Hà Hội, đã phát hiện chiếc xe ô tô tải mang BKS 14C-06541 bên trong có nhiều cá và ếch, ba ba... đóng trong các thùng xốp với tổng trọng lượng hơn 3 tấn. Lái xe không xuất trình được bất cứ giấy tờ gì liên quan đến số hàng này. Sau đó, lái xe khai nhận mua số hàng trên từ Móng Cái sau đó xé lẻ hàng đưa lên nhiều xe, vận chuyển về Hà Nội tiêu thụ.
Cơ quan chức năng bắt giữ hải sản bẩn

Cơ quan chức năng đã phát hiện và thu giữ hàng tấn hải sản bẩn. Ảnh minh họa

Trước đó, Đội Cảnh sát môi trường CA quận Đống Đa đã phối hợp cùng Đội QLTT số 13 tiến hành khám xét và bắt giữ tại xe tải 3,5 tấn mang biển kiểm soát 15C-02273 do lái xe Đỗ Văn Sơn trú tại quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng chở hơn 2 tấn thực phẩm gồm cá trắm, cá quả và ếch có nguồn gốc từ Trung Quốc đang trên đường về Hà Nội tiêu thụ.
Đây không phải là lần đầu tiên Sơn được thuê chở mặt hàng này về Hà Nội, trước đó Sơn đã nhận chở thuê tôm về giao tại chợ cá đầu mối Thanh Trì. Số hàng gồm cá trắm, cá quả, ếch khoảng trên 2 tấn. Các mặt hàng này trên thị trường HN có giá lên đến gần 200.000đ/kg, nhưng các đầu nậu nhập về chỉ khoảng 60.000đ/kg. Số thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ được các đầu nậu bảo quản bằng cách gây mê để giữ tươi, sau đó bán đến tay người tiêu dùng.
Tẩy trắng mực ôi bằng hóa chất
Công an phường Yên Phụ cùng Công an quận Tây Hồ đã bất ngờ tiến hành kiểm tra xưởng của bà Đỗ Thị Lan tại ngõ 76 đường An Dương. Cảnh sát đã bắt quả tang việc ngâm tẩm, tẩy trắng mực ôi thối tại cơ sở này.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hơn 400kg mực ôi đen đang được các công nhân chia nhỏ, đổ tràn lan ra nền xi măng bẩn để chuẩn bị ngâm vào các thùng nhựa đựng hóa chất. Ngoài ra, một số lượng mực lớn đã được tẩy trắng đựng trong các thùng phuy nhựa nổi váng bọt và bốc mùi hôi tanh.
Toàn bộ nhà xưởng đều rất tạm bợ, ngay gần nơi để mực là khu vực nuôi nhốt gia cầm, cống rác. Bà Lan cho hay, số mực trên đã được đưa từ Hải Phòng về Hà Nội rồi được tẩy trắng trước khi đưa đi tiêu thụ.Để “né” lực lượng chức năng, chủ cơ sở này đã thuê khoảng đất trống ngoài ven bãi sông Hồng dựng “xưởng” để chế biến. 
Hải sản bẩn đang đầu độc người Việt mỗi ngày

Hải sản bẩn là kết quả từ sự vô lương tâm của người bán hàng. Ảnh minh họa

Thông thường, Lan mua mực ôi thiu với giá khoảng từ 15-17 nghìn đồng/kg, sau đó dùng các loại dung dịch tự tạo ngâm tẩy trắng tinh bán ra thị trường với giá từ 50-60 nghìn đồng/kg. Mỗi ngày cơ sở này cho ra thị trường khoảng từ 3- 5 tạ mực “thành phẩm”.
Cá quả lậu tiêm thuốc mê
Đại diện Trạm Kiểm soát liên hợp Bến tàu Dân Tiến (Quảng Ninh) cho biết, hầu như tháng nào cũng phát hiện, bắt giữ vài ba vụ vận chuyển hải sản bẩn nhập lậu từ Trung Quốc. Đáng nói, ở hầu hết các lô hàng cá quả Trung Quốc khi bị phát hiện, cá đều trong tình trạng “lờ đờ ngủ đông”. 
Theo lý giải từ một số lái xe, có tình trạng này là do cá được tiêm thuốc mê, giúp cá sống được lâu hơn, khi vận chuyển từ biên giới về đến các tỉnh tiêu thụ không bị chết. Thông tin này khiến hàng triệu người tiêu dùng lo lắng về vấn đề ATTP.
Trước tình trạng thủy hải sản nhập lậu từ Trung Quốc “hoành hành”, Bộ NN&PTNT đã yêu cầu cơ quan chuyên môn kiểm tra. Theo đó, Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã lấy mẫu phân tích một số loại thủy sản nhập lậu. 
Kết quả kiểm nghiệm đã phát hiện 4 mẫu trong đó 1 mẫu cá tầm, 1 mẫu cá trê nhiễm hóa chất cấm Leuco Malachite Green và 2 mẫu cá quả nhiễm kháng sinh cấm AOZ. Đây là 2 loại hóa chất và kháng sinh đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam từ năm 2007. Con người nếu ăn nhiều cá nhiễm các chất này sẽ gây nhờn kháng sinh, các bệnh về gan, thận và bệnh nan y nên từ trước năm 2007, thế giới đã cấm và loại chúng ra khỏi danh mục được phép sử dụng.
Thái Hà (Tổng hợp từ ANTĐ, Vietnamnet, Vietnam+, Giáo dục Việt Nam)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

“Nền Dân trị Mỹ” của Trung Quốc


Nguồn: Ian Johnson. “How to Be a Chinese Democrat: An Interview with Liu Yu,” The New York Review of Books,

Nguyễn Huy Hoàng dịch.
Lưu Du (Liu Yu 刘瑜) là một trong những nhà quan sát Hoa Kỳ nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Thanh Hoa, cô sống ở Mỹ từ năm 2000 đến năm 2007, và hiện đang nghiên cứu tiến trình dân chủ hóa tại các nước đang phát triển, bao gồm cả Trung Quốc. Cô gái 38 tuổi này trở nên nổi tiếng ở Trung Quốc từ năm 2009 khi xuất bản cuốn Chi tiết của Dân chủ (民主的细节, bằng tiếng Trung), tập hợp các bài viết trên blog của cô về cách thức vận động của nền dân chủ ở Mỹ. Những người hâm mộ trên mạng đã đặt cho cô biệt danh “de Tocqueville của Trung Quốc” [Alexis de Tocqueville là tác giả cuốn Nền Dân trị Mỹ] (mà cô nhanh chóng từ chối vì nó tâng bốc quá). Cô là một diễn giả nổi tiếng, dẫu trong nhiều tháng gần đây cô nhận được ít lời mời thuyết giảng hơn mà theo cô là do áp lực ngày một tăng để bịt miệng những tiếng nói phản biện ở Trung Quốc. Mới đây tôi [Ian Johnson] có dịp trò chuyện cùng cô ở Bắc Kinh.

Ian Johnson: Điều gì gợi cảm hứng cho chị viết blog về nền chính trị Hoa Kỳ?

Lưu Du: Rất nhiều người ở Trung Quốc hoài nghi về “nền dân chủ tư bản.” Khi có một cuộc cải cách tài chính tiền giấy ở Mỹ, tôi phải giải thích rằng những nhà tư bản như Bill Gates không thể chỉ cung bao nhiêu tiền tùy thích cho một chính trị gia rồi yêu cầu anh ta thông qua dự luật ủng hộ cho các công ty của họ. Các tiếp cận cơ bản của tôi là giới thiệu về nền dân chủ cho độc giả – dự luật được thông qua ra sao, xã hội được tổ chức như nào – thông qua các câu chuyện và vấn đề chứ không phải là qua các thuật ngữ trừu tượng. Chẳng hạn, khi diễn ra vụ công nhân tấn công tàu điện ngầm ở New York, tôi mô tả diễn biến của nó như thế nào, các bên thương lượng và thỏa hiệp ra sao, làm thế nào các bên, bao gồm cả chính quyền, phải hành động trong vòng pháp luật và cuộc tấn công không đơn giản là bị cảnh sát “dập tắt” (như ở Trung Quốc) với danh nghĩa “duy trì sự ổn định.”

Vậy là chị bắt đầu giải thích về nền dân chủ Mỹ.

Không. Cuốn sách của tôi viết về nền dân chủ Mỹ, nhưng là nền dân chủ nói chung. Tôi ở Mỹ khi viết nó.

Thật thú vị vì khi chị ở đó, Mỹ đang tham gia “cuộc chiến chống khủng bố,” tự do dân sự bị bó hẹp, các nghi phạm khủng bố bị tra tấn. Nhưng chị vẫn tìm ra những điểm tốt đẹp để viết.

Tôi nghĩ người Mỹ các anh, chương trình nghị sự chính trị của các anh có được là do những khác biệt giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ. Mỗi ngày, các anh đều đấu tranh cho các vấn đề như thuế khóa hay phá thai. Nhưng có lẽ các anh đã quên mất rằng những gì mà Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa cùng nhất trí là lớn hơn nhiều những gì chia cách họ. Các anh coi những nguyên tắc nhất định là hiển nhiên, như tự do ngôn luận, như độc lập tư pháp. Bởi hơn hai trăm năm trước các anh đã giải quyết được các vấn đề cơ bản, như kiểm soát và đối trọng, nhân quyền, chính phủ nhỏ (small government). Các anh đã có những điều như vậy từ rất lâu, các anh coi chúng là có sẵn. Nhưng chúng không sẵn có ở Trung Quốc.

Có vẻ như độc giả Trung Quốc đã đón nhận điều lạc quan này về Mỹ. Khi chị xuất bản cuốn sách Chi tiết của Dân chủ hồi năm 2009, nó đã trở thành đầu sách bán chạy nhất với hơn 400.000 bản in hợp pháp.

Điều đó là do sự thay đổi trong văn hóa chính trị. Bắt đầu từ giữa những năm 1990, với ấn phẩm Trung Quốc có thể nói không, hầu hết sách Trung Quốc viết về Mỹ đều tiêu cực. Nhiều người Trung Quốc nói người Mỹ muốn phỉ báng Trung Quốc nhưng thực ra người Trung Quốc lại phỉ báng Mỹ nhiều hơn. Nhưng từ năm 2008, dư luận đã chuyển từ góc nhìn dân tộc chủ nghĩa sang một góc nhìn tự do hơn, tự do theo nghĩa cổ điển của nó, về giá trị của tự do và bình đẳng. Ít nhất là đối với một nhóm người. Không hẳn là mọi tầng lớp trí thức, nhưng đã có một nhóm đáng kể. Thế nên tôi nghĩ cuốn sách của tôi phổ biến là do mọi người đã sẵn sàng nghe những câu chuyện khác ngoài sự tuyên truyền tiêu cực thường thấy về Mỹ.

Sự cởi mở này bắt đầu ra sao?

Tôi nghĩ nó có liên quan đến mạng Internet. Tất nhiên không thể nói là trước khi có Internet thì không có ai theo chủ nghĩa tự do ở Trung Quốc. Nhưng họ không có nền tảng. Không có nơi nào để nói ra. Họ khó gặp được nhau. Internet đã cung cấp nền tảng này. Đến năm 2010, chính quyền đã nhận thức được Internet “nguy hiểm” thế nào. Chính quyền lúc đó chưa có kinh nghiệm trong việc hạn chế nó như hiện nay. Bởi thế các tiếng nói tương đối tự do có cơ hội trỗi dậy.

Xu hướng đó dường như tương phản với những gì nhiều người quan sát thấy ở Trung Quốc ngày nay. Chuyện gì đã xảy ra?

Những người tự do đã bị chính sách kiểm duyệt hiệu quả của nhà nước đè bẹp bằng nhiều cách. Bởi chính sách mạnh mẽ và phổ biến này, không gian phát triển và lan rộng của họ bị giới hạn. Nhưng tôi không nghĩ “Mùa xuân Internet” là một thất bại. Có sự khác biệt giữa việc tiếng nói tự do hoàn toàn không tồn tại với những tiếng nói tự do có không gian giới hạn để biểu đạt. Nhưng một khi đứa trẻ đã sinh ra thì không cách nào nó trở lại được trong bụng mẹ. “Mùa xuân Internet” đã cho phép một nhóm người quan trọng kết nối với nhau, và hiệu quả của những kết nối này là dễ thấy. Tiếng nói có thể tạm thời bị đàn áp, nhưng con người mới là quan trọng trong dài hạn.

Khi tôi phỏng vấn nhà văn Nhiễm Vân Phi (Ran Yunfei 冉云飞), ông cho rằng giới trí thức ở Trung Quốc là vô trách nhiệm và chưa biết cách tiến hành các cuộc tranh luận chính trị.

Phần nào đó tôi đồng ý với anh Phi. Tôi nghĩ một phần là do chính phủ độc quyền các phương tiện truyền thông truyền thống. Thế nên những cuộc tranh luận chỉ có thể diễn ra trên mạng. Nhưng tranh luận trên mạng thì có đặc tính khác hẳn so với tranh luận trên báo hay tạp chí. Một là anh có thể dễ dàng ẩn danh tính. Anh có thể rất vô trách nhiệm vì anh không phải lộ mặt. Thứ hai, những bình luận trên mạng có sức thu hút rất lớn. Và nó rất khó rút lại vì “hiệu ứng đám đông.” Tiếp đó, mọi thứ diễn ra rất nhanh. Có ai đó chửi anh và anh bỗng nhiên chửi lại họ, dẫu bình thường thì anh không như thế.

Mọi người phải tìm hiểu những điều này thông qua quan sát và tham gia tranh luận công khai. Ở Anh có một chương trình truyền hình tên là Question Time. Trên mỗi tập có một chủ đề trung tâm và năm người sẽ thảo luận về nó. Anh sẽ có các thành viên đến từ nhiều bên khác nhau, như Dân chủ Tự do, Bảo thủ, Lao động, một người độc lập, và có lẽ một người khác. Mỗi người có một khoảng thời gian nhất định để phát biểu. Nếu anh có thể bật TV và xem những chương trình như thế, anh sẽ học được cách tranh luận ra sao. Nhưng người dân Trung Quốc chưa bao giờ thấy các nhà chính trị của đất nước tranh luận.

Người Trung Quốc đang bắt đầu học hỏi những điều tương tự từ các nước khác?

Đúng thế, ngày càng có nhiều người thực sự chú ý đến những gì đang xảy ra ở Myanmar, Nga, hay Ai Cập. Nhưng cũng có rất nhiều người nghĩ rằng Trung Quốc thực sự tuyệt vời, tuyệt vời đến mức “chúng ta không cần phải hiểu thế giới bên ngoài.” Ở trường, tôi có thể cảm nhận được điều đó. Tiếng Anh của nhiều sinh viên không hề tốt hơn so với hồi tôi còn học đại học, hơn hai mươi năm trước. Tôi sinh ra một thị trấn nhỏ và tiếng Anh của chúng tôi vô cùng khủng khiếp. Nhiều đứa trẻ lớn lên xem những sô truyền hình của Mỹ như Friends hay House of Cards. Nhưng anh sẽ thấy chúng không thực sự tò mò về thế giới.

Tôi nghĩ đây chỉ là triệu chứng của một vấn đề chung đang bóp nghẹt tư duy của công luận. Không chỉ không quan tâm đến thế giới “bên ngoài,” nhiều người Trung Quốc còn dửng dưng với thế giới “bên trong.” Tôi muốn nói đến các công việc nội bộ của Trung Quốc. Nhờ những nỗ lực phi chính trị hóa một cách có hệ thống của chính phủ, hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến việc phát triển cá nhân. Anh có thể sẽ phải trả giá đắt nếu như anh bước ra khỏi ranh giới của cuộc sống riêng tư đó.

Từ khi chị rời đi, các vấn đề ở Mỹ có vẻ như ngày một tồi tệ hơn, với sự gia tăng bất bình đẳng và các cuộc chiến tranh tiếp tục kéo dài. Chị có nghĩ đây là một lí do của thái độ hân hoan chiến thắng ở Trung Quốc?

Có, nó cũng liên quan đến quan điểm cho rằng “Trung Quốc đang trỗi dậy, phương Tây đang thụt lùi.” Ở phương Tây, tiếng nói tự phê bình rất phổ biến, và nhiều người Trung Quốc hiểu nó theo nghĩa đen, cho rằng, “Chúng ta đang đại diện cho tương lai,” mà không nhận ra những thái độ bi quan như vậy ở phương Tây nói một cách nào đó là một hệ thống tín hiệu để họ cải thiện thể chế và chính sách của mình. Tôi đã sống ở phương Tây trong nhiều năm, và tôi biết mọi người đang than phiền rằng mọi thứ đang khủng khiếp ra sao. Mọi chuyện có thực sự tồi tệ đến mức đó hay không? Không. Nhưng những lời chỉ trích đó có sai không? Cũng không, vì chế độ cải thiện được là nhờ những lời chê trách đó.

Bất chấp bầu không khí lạnh giá hiện nay ở Trung Quốc, chị có hi vọng rằng mọi người đang trở nên hiểu rõ hơn về nền dân chủ và tại sao nó lại quan trọng hay không?

Tôi biết nhiều trí thức có quan tâm đến dân chủ; hầu hết họ chỉ không hoặc không dám nói ra do bầu không khí chính trị ở đây. Nhưng cũng có rất nhiều trí thức không thực sự tìm kiếm các thông tin thay thế. Quan trọng hơn, ý thức hệ của họ được hình thành qua chính sách tuyên truyền trong cuộc sống của họ trước đó; chính sách tuyên truyền này có thể đã lập trình họ chỉ được tiếp nhận các thông tin có chọn lọc ngay cả khi họ được tiếp xúc với các thông tin khác. Quá trình giải lập có thể mất đến một vài thế hệ.

Bản dịch © 2015 Nguyễn Huy Hoàng
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không sai nếu trở nên một quan tốt, có lợi cho nước và giúp ích cho dân!

Mơ 'học để làm quan' có gì sai?

Nguyễn Trọng Bình





























VNN - Nếu ai đó vì bức xúc những vấn nạn của nền giáo dục rồi lên phê phán ước mơ “học để làm quan” của người khác thì rất vô lý.

1. Trước hết,  xin khẳng định ước mơ đi học để làm quan của ai đó trong xã hội là một suy nghĩ chính đáng cần được tôn trọng. Không có gì sai về phương diện đạo đức lẫn pháp luật. Giả sử tất cả những đứa trẻ khi đủ tuổi để vào trường mẫu giáo mà có chung suy nghĩ ấy thì  cũng nên cổ vũ, khuyến khích thay vì phản bác.

Bởi vì, nếu chúng ta đã đồng thuận là trong cuộc sống cần tôn trọng sự khác biệt trong tư duy của mỗi cá nhân thì tại sao lại phê phán ước mơ “học để làm quan” vốn rất chính đáng của người khác? Khác gì anh đang vi phạm vào cái nguyên tắc trong “cuộc chơi” do chính anh đã đặt ra?

Thứ hai, một đất nước phải có người làm quan, điều này là đương nhiên không thể khác. Từ đây, tôi tin là những người dân dù sống ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều có chung một ý nghĩ là luôn mong mỏi những ông quan nước mình thật sự là những người “có học”, thực học chứ không xài bằng giả.

Thứ ba, nếu đã thừa nhận “làm quan” trong xã hội hiện nay cũng là một nghề như bao nhiêu nghề khác trong xã hội thì việc đi học, phải học để chuẩn bị là điều rất cần thiết và không có gì là bất hợp lý.

Hiện nay, nhìn ra những đất nước tiên tiến, chẳng phải ở đó người ta cũng đã mở trường đào tạo, khóa huấn luyện cho những người có ước mơ sau này sẽ “làm quan”, làm lãnh đạo đất nước đó sao?

2. Dĩ nhiên thì nói đi cũng phải nói lại, trước hiện tình đất nước còn nhiều vấn nạn, trong đó đặc biệt nhất là những mặt tồn tại của nền giáo dục thì những ý kiến thể hiện sự quan tâm, trăn trở về vấn đề này đều rất đáng trân trọng.  

Song, bình tâm suy xét thì theo tôi phải chăng ở đây đang có sự nhầm lẫn giữa hai vấn đề: Một bên là ước mơ chính đáng “học để làm quan” và một bên là “cơ chế” tuyển người ra làm quan.

Theo quan sát của người viết bài, thì điều đáng sợ và đáng lo nhất ở xã hội ta hiện nay không phải ở chỗ mọi người “đua nhau học để làm quan” mà là ở chỗ có những kẻ  “học giả, bằng thật” nhưng vẫn bon chen chốn quan trường.

Đây chính là cái lỗ hổng chết người trong cơ chế tuyển người ra làm quan hiện nay; là một trong những nguyên nhân sâu xa làm cho đất nước và xã hội rơi vào cái vòng luẩn quẩn và trì trệ, trong đó có những vấn đề liên quan đến chính sách giáo dục; vấn đề “chiêu hiền đãi sĩ”, tìm kiếm nhân tài.

3. Nhà bác học Einstenin có nói một ý đại khái là “chúng ta không thể giải quyết một vấn đề sai lầm nào đó bằng chính cái tư duy đã tạo ra nó”.

Cho nên, nếu ai đó vì bức xúc những vấn nạn của nền giáo dục hiện nay rồi lên án, phê phán suy nghĩ và ước mơ “đi học để làm quan” của người khác thì rất vô lý, chẳng khác gì đang giải quyết cái sai này bằng một cái sai khác.

Làm quan là làm cái gì và làm như thế nào là chuyện “hạ hồi phân giải” nhưng chắc chắn một điều là bất kỳ ai đó nếu muốn được làm quan thì trước tiên phải đi học. Thậm chí phải “đua nhau để học” vì “nhân bất học bất tri lý”. Đây là lẽ đương nhiên, một quy luật tất yếu và rất bình thường ở bất kỳ xã hội nào.

Hãy thể hiện sự quan tâm của mình về thực trạng xã hội có nhiều ông quan ông nghè nhưng lại chẳng làm nên trò trống gì chứ không nên lo chuyện có nhiều người học không chăm lo học làm nghề, giỏi nghề mà  chỉ mong muốn được làm quan.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

IS chỉ làm cho thế giới căm giận về hành động quá dã man của chúng và làm cho ngày tận số đến sớm hơn!

ĐẦY ĐỦ HÌNH ẢNH VỀ PHI CÔNG JORDAN TỪ KHI BỊ BẮT ĐẾN LÚC BỊ KHỦNG BỐ ISIS NƯỚNG TRONG LỒNG SẮT.

Wednesday, February 04, 2015
www.vietpressusa.com
www.facebook.com/hanhduongusa
www.twitter.com/vietpressusa


Phần nhận xét hiển thị trên trang