Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

Bài thơ đọng trong đó một dự báo thiên tài của cụ Trạng Trình: "Biển Đông vạn dặm giang tay giữ, Đất Việt muôn năm vững trị bình".


Ngày 7/6/2013, tại Diễn đàn Kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh, Trung tâm Minh triết VN trao cho đại diện Bộ TN&MT cùng UBND tỉnh Hà Tĩnh hai bức trướng, với hai câu "sấm Trạng Trình" về chủ quyền Biển Đông. Diễn đàn Kinh tế biển được Bộ TN&MT phối hợp với Hiệp hội Đầu tư nước ngoài tổ chức tại Hà Tĩnh.
 Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai thứ hai từ phải sang tặng bức thư pháp có hai câu thơ cho lãnh đạo Bộ TN&MT và UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Phong Cầm.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai - Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt Nam cho biết, hai câu thơ đó trích từ bài "Cự Ngao Đới Sơn" trong "Bạch Vân Am Thi Tập" của danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nguyên văn bài thơ:
Bích tẩm tiên sơn triệt để thanh, 
Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh.
Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực,
Trước cước trào vô quyển địa thanh.
Vạn lý Đông minh quy bả ác,
Ức niên Nam cực điện long bình.
Ngã kim dục triển phù nguy lực,
Vãn khước quan hà cựu đế thành.
(Dịch nghĩa: Con rùa lớn đội núi
Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy,
Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra.
Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời
Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất.
Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay,
Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình.
Ta nay muốn thi thố sức phù nguy,
Lấy lại quan hà, thành xưa của nhà vua).
Theo ông Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), hiệu là Bạch Vân cư sĩ, một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Đậu Trạng nguyên rồi làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công, dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.
Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam, đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông, và gọi chung là "Sấm Trạng Trình".
Theo ông Mai, bài thơ trên có tuổi đã 5 thế kỷ mà bây giờ càng đọc càng thấy rất… thời sự, tưởng như “cụ Trạng Trình đang nói với chính chúng ta hôm nay”. Bài thơ nguyên là để nói cái chí của cụ Trạng Trình, nhưng lại “đọng trong đó một tư tưởng chiến lược một dự báo thiên tài: “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ, Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
Ông Mai cho rằng, hai câu thơ đầy tính dự báo chiến lược của Nguyễn Bỉnh Khiêm càng lay động từ đáy sâu của ý chí, của tâm hồn cái tâm thức biển đảo của người Việt.
Tự ngàn xưa, dân Việt đã là cư dân của văn hóa biển - đảo. Vạn dặm biển Đông phải quay về nắm lấy trong bàn tay. Làm được như vậy, mà phải làm được như vậy - làm chủ được biển Đông, thì muôn đời cõi trời, đất nước Nam này sẽ vững vàng trong cảnh thanh bình thịnh trị lớn lao!
“Đó là lời dự báo thiên tài, lời truyền dạy của tổ tiên. Nó phải được cảm nhận để hành động trên quy mô của dân tộc. Nói quay về giữ trong bàn tay có nghĩa là nói sự làm chủ của mình. Tinh thần làm chủ của chúng ta là vừa biết kiên quyết bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, kiên quyết chống lại mọi sự xâm lăng, vừa biết tôn trọng chủ quyền hợp pháp của các nước lân bang”, ông Mai nói.
Nhà nghiên cứu này cũng cho rằng, tinh thần làm chủ phải thể hiện cả ba mặt. Thứ nhất là làm chủ những vấn đề về lịch sử, pháp lý, cả những gì liên quan đến sức mạnh vật chất, tinh thần, để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thứ hai là phải xây dựng một nền kinh tế biển hoàn chỉnh hữu hiệu. Thứ ba là phát triển khoa học và văn hóa biển.
“Cả ba lĩnh vực trên là ba khâu liên hoàn, làm tiền đề, nhân quả lẫn nhau. Bảo vệ chủ quyền để phát triển kinh tế biển. Muốn phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền hữu hiệu lại phải coi trọng xây dựng các ngành khoa học biển và văn hóa biển. Đó chính là một năng lực của dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước”, ông nhấn mạnh.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai cũng cho biết, đọc lại bài thơ với hai câu dự báo chiến lược thiên tài, chúng ta càng khâm phục cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bao đời, nhân dân gọi Cụ như vậy vì Cụ sống vào thời Lê-Mạc (1491-1585).
Cụ đỗ Trạng nguyên, được phong tước Trình Tuyền hầu. Cụ đã đễ lại một di sản văn hóa đồ sộ, với cả ngàn bài thơ văn với những giá trị nhân văn, đầy chất triết lý, đầy tình yêu nước, thương dân, là một kho Minh triết của muôn đời. Cụ còn là nhà dự báo, tiên tri. Câu “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân” là lời dự báo không chỉ cho Nguyễn Hoàng, cho đàng trong mà là cả cho Việt Nam.
Về hai chữ Việt Nam, chính cụ là người đầu tiên dùng để chỉ tên đất nước, rồi được vua Gia Long dùng làm tên nước chính thức cho đến tận hôm nay.
“Câu thơ cuối bài của cụ ta nay cũng muốn đem sức phò nguy chính là nói về chúng ta trong những nhiệm vụ làm chủ biển Đông hôm nay vậy”, ông Mai nói.
Theo Tiền Phong

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bệnh HIV đã có thuốc chữa hoàn toàn nhờ các nhà khoa học người Mỹ


Bệnh HIV đã có thuốc chữa hoàn toàn nhờ các nhà khoa học người Mỹ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đánh giặc miệng cũng là đánh!

Báo Nga: Putin có thể khiến NATO sụp đổ chỉ bằng một cú điện thoại


(GDVN) - Bàn về các biện pháp trả đũa, Vesti cho rằng Nga có cách có thể khiến cả NATO sụp đổ chỉ bằng một cú điện thoại của Tổng thống Vladimir Putin.
Trang tin Vesti của đài Russia 24 hôm 1/2 đăng tải bài viết với tiêu đề "Ông Putin có thể tiêu diệt NATO bằng một cú điện thoại", trong đó cảnh báo về các biện pháp trả đũa sau khi một trong ba cơ quan xếp hạng của Mỹ là Standard & Poor's hôm 26/1 đã hạ cấp xếp hạng tín dụng của Nga xuống mức BB+, trong khi hai cơ quan khác là Fitch và Moody vẫn giữ lại đánh giá cũ của mình.

Động thái này theo Vesti có thể gây ra tâm lý lo ngại khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ yêu cầu Moscow thanh toán nợ trước hạn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Vesti cho rằng đây là một trong những biện pháp trừng phạt nhằm hạ tín nhiệm của Moscow trong nỗ lực khiến Nga cô lập hơn nữa của Mỹ về tài chính và quân sự.
Bài báo nói rằng "sự tồn tại của Nga không bao gồm trong kế hoạch của Mỹ" và "nhiều chính trị gia, nhà tài chính và quân sự Mỹ mỗi ngày nhìn vào bản đồ thế giới đều rất khó chịu". Vesti khẳng định rằng biện pháp này của Mỹ sẽ không có hiệu quả và Nga có sẵn cách để trả đũa.
Theo Vesti, Trung Quốc vẫn đánh giá xếp hạng tín dụng của Nga cao hơn so với Mỹ và nợ nước ngoài của Moscow vẫn chưa là gì so với khoản nợ nước ngoài "khổng lồ" của Washington. Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng đã từng bày tỏ sự ủng hộ đối với Moscow và thể hiện sự sẵn sàng giúp đỡ dành cho Nga.

Bàn về các biện pháp trả đũa, Vesti cho rằng Nga có cách có thể khiến cả NATO sụp đổ chỉ bằng một cú điện thoại của Tổng thống Vladimir Putin hoặc tắt hệ thống SWIFT.

Theo đó, Nga có thể tắt hệ thống thanh toán điện tử quốc tế liên ngân hàng SWIFT nếu bị Washington đẩy vào bước đường cùng. Đây là một công nghệ cho phép chuyển tiền tới bất kỳ nơi nào trên thế giới trong vòng vài giây. Hiện số người dùng SWIFT ở Nga đang đứng thứ hai trên thế giới, sau Mỹ.
Tiêu đề ban đầu của bài viết trên Vesti. 
Vesti cũng dẫn lời cố vấn cho Tổng thống Ronald Reagan về các vấn đề kinh tế, nhà báo Paul Craig Roberts, cho rằng nếu Mỹ khiến đồng rúp sụp đổ thì Moscow có thể sẽ quyết định không thanh toán các khoản nợ đến hạn trong đầu năm 2015. Điều đó có thể kéo theo sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng châu Âu đang thiếu vốn khổng lồ. .
"Thiên nga đen" là thuật ngữ được chuyên gia kinh tế huyền thoại người Lebanon, Nassim Taleb đưa ra. Ông trở nên nổi tiếng nhờ dự đoán trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

"Thiên nga đen" là thuật ngữ dùng để chỉ những người tố khó lường, những sự kiện gây tử vong với những hậu quả rất lớn mang tính chất phá hoại trên toàn cầu như chiến tranh thế giới thứ nhất, tấn công khủng bố ngày 11/9.
Roberts đã sử dụng thuật ngữ "thiên nga đen" để đề cập tới các rủi ro cho hệ thống thanh toán của phương Tây một khi Nga quyết định trả đũa.
Nếu Nga tắt SWIFT, đó sẽ là một cuộc chiến - Giám đốc ngân hàng VTB của Nga, Andrey Kostin nói. Khi đó, không ai có thể tưởng tượng được bao nhiêu "thiên nga đen" sẽ đến và việc bắt giữ tài sản của phương Tây ở Nga cũng không loại trừ.
Theo Roberts, nếu nền kinh tế Nga sụp đổ, Moscow sẽ dừng bán khí đốt và tài nguyên năng lượng khác cho các nước NATO. Hậu quả của động thái này có thể dẫn tới sự sụp đổ của liên minh bởi nó sẽ khiến các nước châu Âu phụ thuộc vào nguồn cung cấp này của Nga sẽ không đủ năng lượng để sưởi ấm qua mùa đông, để vận hành ngành công nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp sẽ vượt hơn 40%.

Và một khi Nga quyết định muốn tiêu diệt NATO, ông Putin chỉ gần nhấc máy điện thoại gọi điện cho Thủ tướng Đức, Anh và Tổng thống Pháp nói rằng: "Chúng tôi quyết định không bán năng lượng cho NATO", tờ Vesti cho biết. Tuy nhiên vài giờ sau khi đăng tải bài viết trên, Vesti đã thay đổi tiêu đề. Lý do thay đổi không được nhắc tới./.













































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một cục gạch

                                                   
                                                                    Truyện ngắn của Hồng Giang
                                                                                                         
Nỗ vừa ở “trại văn” về. Cần phải nói rõ hơn, đó là “trại văn” chứ không phải trại vải. Càng không phải là “trại hát trầu văn” như một vài nơi trong nước đang làm. Không có đàn ca sáo thổi. Không có quả ngọt hoa thơm. Bên hồ nước rộng và đẹp chỉ có vài chục văn nhân, thơ sĩ hàng ngày âm thầm sáng tạo. Sản phầm của họ hay hay không, có “để đời” được hay không, lại không phải câu chuyện của truyện ngắn này.
Hắn chỉ tạm ghi nhận ba điều gọi là “ấn tượng” trong chuyến đi. Thứ nhất anh khâm phục lòng quyết tâm và nỗ lực của con người cách đây mấy mươi năm. Không biết ai là người nghĩ ra đầu tiên và sau đấy hàng nghìn con người khác đã làm cách nào khiến một con suối nhỏ cong queo thành một hồ chứa nước rộng lớn? Vừa làm nơi chứa nước phục vụ thủy lợi, vừa thả cá lại vừa làm điểm du lịch được đánh dấu trên bản đồ. Người ta còn gọi đó là vùng lá phổi cho kinh đô chỉ cách nó mươi chục cây số.
Thứ hai hôm “thả thủy” trên mặt hồ, Nỗ phát hiện ra một ngôi chùa đang xây thờ Phật quy mô khá hấp dẫn. Người ta kể rằng khởi thủy chỗ đó ngày xưa chỉ có ngôi chùa nhỏ lợp bằng lá tranh, trước mặt có tảng đá không cao lắm có hình người.
Thứ ba trong trại văn kỳ kỳ này có một nhà thơ tương đối đặc biệt. Hầu hết các bài thơ của ông ta là thuộc dòng “thơ nói”, cực gai góc.  Người như Nỗ từng quen với các thể loại thơ, nghe xong vẫn tởn da gà! Và đặc biệt nhất có một em mảnh mai nhưng giọng văn sắc nhọn, gay gắt trái hẳn với vẻ bề ngoài dìu dịu, ít nói của em.
Chỉ cần ba ấn tượng thế thôi, với Nỗ chuyến đi này đã có kết quả giá trị rồi.
Anh định sớm mai sẽ cùng một thơ sĩ nữa thuê tắc xi để về nhà. Đột nhiên có một cú điện thoại của một bạn vàng quen từ thủa hàn vi gọi đến. Không hiểu có chuyện gì, anh ta bảo: “ Tôi xin lỗi là không trực tiếp đến chỗ đón ông được. Nhưng tôi cần ông giúp tôi một việc. Ông về Hà Nội ngay chiều nay. Khoảng bảy giờ tối ở nhà hàng “ Cá heo”, kề ngay Bờ Hồ”. Hỏi có việc gì? Bạn vàng bảo “Cứ về sẽ nói sau”. Ừ thì về!
Nhưng về bằng cách nào? Ở cái thành phố dở hơi này, xe cộ đâu có dễ. Xe cộ ở mãi tận ngoài gần quốc lộ. Từ đây ra đấy mười mấy cây, chả nhẽ đi bộ. Cần xe ôm cũng phải có số điện thoại, không cũng tèo.
Đang lúng túng, gặp ngay em Dịu Dàng. Em ấy bảo lát nữa em ý có xe người nhà đến đón ra Hà Nội. Quen em ý từ ấy lâu, giờ mới biết em con nhà khá giả. Đi “trại văn” cũng có xế hộp đưa đi đón về. Chả giống mình, chuyên “vận động tự do” dù vào nam ra bắc thế nào cũng kệ. Cứ đại xa, xe lớn mà tìm. Kể cũng ngượng. Làm giai sống trong trời đất hễ có chuyện, lại phải nhờ vả phái “chân yếu tay mềm” thế này không ngại có mà đầu bằng cục gạch hay sao?
Nhưng bạn nhờ chuyện gấp, muối mặt mà làm, không có lựa chọn nào hay hơn. Thôi thì đi.
Em vui tính. Chuyện ở tòa soạn của em em kể cho mình nghe. Mình vỡ ra vài chuyện. Thì ra ở đâu chuyện bất kể hội gì, kể cả “hội nuôi lươn” của mình, cũng đều na ná giống nhau. Đều tanh và lắm khi khá buồn cười, khá ly kì một cách dở người giông giống nhau. Mình bảo em: “ Chuyện anh em mình nói với nhau thì được. Nói ra ngoài mất quan điểm”. Em chột dạ: “Vâng”.
Thành ra lúc chia tay, không khí như trầm hẳn. Cái đầu cục gạch của mình thật vô duyên. Em ý còn trẻ, nhưng đâu phải trẻ người non dạ? Chuyện không phải nông nổi mà nói. Em ý tin mình. Mình lại nói câu vô duyên vừa rồi. Thật chả ra làm sao! Em ấy chưa bị hâm, hay mắc “bệnh sợ” kinh niên. Cần gì phải “Cảnh báo” bằng một câu thừa như thế?
**

Người như Nỗ đến nơi như thế này là rất hiếm khi. Hắn ta đi lạc mất một lúc mới tới nơi hẹn. Thoạt đầu Nỗ đoán nhà hàng “Cá heo” theo bạn nói “dưới cột đồng hồ” là chỗ máy kem Thủy Tạ năm xưa nâng cấp.
Cứ làm như quen lắm rồi, Nỗ bấm thang máy lên tầng năm.
Nhân viên nhìn cái vẻ bề ngoài chẳng giống ai, chắc đoán Nỗ là kiểu trí thức giả cầy, hay học giả lẫn tính thế nào đấy hay đến đây uống cà phê, ngắm cảnh phố phường hoạt động về đêm.
Cái phong thái dạn dĩ khác người ấy của Nỗ chỉ làm cho các nhân viên trẻ của nhà hàng khẽ mỉm cười ý nhị mà không nỡ hỏi anh là ai? Đến đây có việc gì?
Hỏi một kẻ như vậy là dễ rách việc bởi kẻ đó có thể luôn coi trời như vung, chữ nghĩa hẳn là chẳng thiếu. Lại sẵn vốn liếng kinh nghiệm vạ vật trường đời.
Gần như chẳng ai hỏi gì. Không ai quan tâm đến hắn và hắn cũng chẳng để ý đến ai.
Nhưng lên đến nơi Nỗ mới biết mình nhầm. hắn lại thản nhiên như không quay lộn lại.

Thì ra nhà hàng “cá heo” không phải chỗ nào khác, đối diện ngay bên kia đường. Chỗ một thời là nơi bán hàng cung cấp theo bìa, một nhánh của cửa hàng Tông Đản chuyên phục vụ cán bộ cao cấp. Thời buổi kinh tế thị trường, nó không cần đến nữa, được hóa giá, thành công ty cổ phần.
Vẫn nhà hàng ẩm thực. Khách cả tây lẫn ta chen vai thích cánh. Phía sau xe bốn chỗ xếp từng dãy dài.
Vị trí độc đáo này, bài trí sang trọng, nhưng cửa hàng không được rộng rãi như các nơi khác trong thành phố. Khách đến đây phần nhiều bặt thiệp, ít ồn ào như nhà hàng Nỗ đến nhầm chỗ vừa rồi.
Bạn vàng đang ngồi cùng mấy vị nữa, hai đàn ông và một thiếu phụ không còn trẻ. Họ đang đọc và nghe một bài thơ của thiếu phụ kia.
Màn giới thiệu.
Tòi ra một ông “triết gia” mới nổi ở Hà Thành.
Ông này vừa hoàn thành xong thuyết “Tâm vũ trụ”. Một chủ thuyết mới thách thức cả chủ nghĩa duy tâm và duy vật. Động chạm không chừa một ai. Kể từ chúa Jê su đến Đức Phật Thích Ca màu ni. Từ ông Kac Mac đến Hêgghen, Kan, Beccli, Stre.. Động chạm cả đến các nhà khoa học tự nhiên như Einstein, thuyết tiến hóa của Đak Uyn..
Một khái niệm mới về vũ trụ và xã hội loài người.
Tất tần tật bị xới lên, nhìn ngắm và giải thích lại..
Theo ông này “mọi hiểu biết về vũ trụ của loài người từ xưa đến nay, đều đáng vất đi cả”. Căn nguyên của mọi bất hạnh như chiến tranh, lạc hậu, khủng hoảng và đổ vỡ xã hội đều bắt nguồn từ sự “u minh”, chưa thông tỏ, thiếu giác ngộ của loài người.
Muốn loại bỏ những thứ đấy, con người cần phải có “bộ lọc sóng ý thức”, nâng cao chỉ số IQ và EQ của mỗi cá nhân.
Một ngày nào đó qua “thiền toán học”, sóng ý thức được sàng lọc một cách đầy đủ, thiên tài chỉ là thứ nằm trong túi áo của mỗi người.
Các phát minh khoa học, các giải Nô ben sẽ trở thành hiện thực nếu người ta muốn.
Các cuộc cách mạng, đấu tố, lật đổ, cải cách vv.. sẽ không còn cần thiết.
Con người sẽ nắm tay nhau cùng đến với thế giới của tình yêu và hạnh phúc mà không cần phân chia giai cấp chủng tộc!
Bao nhiêu vướng mắc, khó khăn, mâu thuẫn, phức tạp của cái thế giới bắt đầu xu hướng hỗn độn, suy đồi, đi dần tới bế tắc, tan giã này sẽ được giải quyết thật đơn giản. Chỉ cần “thiền toán học qua bộ lọc sóng ý thức”! Một lối “thiền đặc biệt”, không cần chọn thời gian, địa điểm. Có thể “thiền” trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả lúc đi cầu, hay vừa đi vừa “thiền”. Chỉ cần đóng hết mọi ý nghĩ, cảm xúc khác, tự hỏi và tự trả lời các câu hỏi liên tục. Sóng ý thức như vậy sẽ được sàng lọc đem đến kết quả không lường trước được cho tư duy và cảm xúc sáng tạo ngay sau đó..
Một cách “thiền” quá giản dị mà nhân loại cho đến giờ phút này chưa có bất kỳ ai nghĩ tới!
Thật điên rồ và cũng thật quyến rũ, rất cảm hứng và đầy thích thú. Pha chút lãng mạn tràn vào các giấc mơ của những kẻ luôn day dứt tâm can, thích tự làm khổ bản thân mình để tìm tòi, sáng tạo như Nỗ đây!
Mặc dù trong thâm tâm hắn vẫn thấy nó điên điên, rồ dại thế nào? Nhưng mờ từ xưa đến nay có ý tưởng vĩ đại nào lại không bắt đầu từ điên rồ và ảo tưởng?
Nó là cái gì vừa gớm giếc vừa lớn lao. Vừa Vĩ đại lại vừa đểu cáng, mang tính giả dối vì chưa được kiểm chứng qua thời gian thực tại.
Và đặc biệt nguy hiểm nữa, nếu người ta không đi tới thấu đáo, triệt để, minh bạch, chân chính và trung thành đến đáy không vụ lợi..

Nên khi bạn vàng giới thiệu hai người làm quen với nhau, Nỗ cứ có cái cảm giác nhờ nhợ về người này. Đây là một con người, một thánh nhân hay một tên hoang tưởng, một con bệnh tâm thần?
Dù sao cả hai vẫn ngồi xuống bên nhau, cùng cụng cốc bia to tướng giơ lên ngang mặt:
- Cái này hết, trăm phầm trăm!
Ực.
Nỗ chưa bao giờ uống bia như uống nước, như đang trong cơn khát thế này.
“Không nói chuyện chủ thuyết. Giờ là lúc nghe thơ”. Bạn vàng có ý đưa mắt nhìn cô nương đối diện với mình như để nhắc khéo.
Mực và tôm hùm được mang lên.
Thơ sĩ nữ sau màn hỏi thăm gia cảnh, sáng tác của Nỗ, liền rút bút ra đề tặng sách. Một tập thơ bìa dày, màu trắng nét chữ nhã nhặn như con người nàng.
Trong bị của Nỗ số đầu sách tăng thêm một cuốn nữa sau đợt đi “trại văn” này. Nỗ có xem qua đôi bài đầu tiên. Chả biết các bài sau thế nào, hắn có cảm giác tập thơ này của cô ả có thể nói từ “Được” trở lên. Có mấy câu hắn rất thích. Đại loại thế này:
“ Một người ngồi im như cây. Khát –
 Một người buồn theo như mây. Rát..”
Cho dù ý tứ nó thế nào hắn chưa ‘thụ” hết được.
Nói chung, thơ là phải thế. Càng khó hiểu càng đáng là thơ hay. Mốt thời đại, thơ không thế thì còn gì là thơ?
**
Bạn hắn đang mắc kẹt giữa “Cơm” và “Phở”. Không biết thông tin rò rỉ từ khâu nào? Kỳ này “Cơm” quyết giành lại chủ quyền của mình bằng được. Bằng bao vây, bằng cấm vận.. Bằng đủ mọi thứ để đi đến chấm dứt hợp đồng hai mang mà “cơm” luôn chiếm ưu thế!
“Phở” đang thời kỳ có nhiều bức xúc cả về vật chất và tinh thần. Nếu bạn chậm chân, tuyệt tình là điềm báo trước.
Một nhà thơ vốn khéo léo, giỏi giang. Một thương gia gỏi maketstinh như bạn chưa có phương cách gì?
Người ta dù khôn ngoan, lọc lõi đến đâu vẫn cứ hay mắc phải tình trạng lúng túng “dao sắc không gọt được chuôi”. Vẫn phải cầu cứu đến từ bên ngoài. Thế là bạn nghĩ ngay đến Nỗ. Một thằng bạn ngay từ lúc sinh ra đời, chả hiểu thế quái nào cha mẹ lại đặt tên là Nô. Nghĩa tiếng Anh hay tiếng Việt chưa kịp hỏi thì cụ thân đã qua đời.
Từ ngày tham gia vào “trường văn trận bút” này, Nỗ mới thêm dấu, để “nỗ lực không ngừng”. Thành thử cái tên, nhiều khi cứ ám vào chân mệnh. Gặp không ít rắc rối vì sự cả nể, lụy người!
Đấy là lý do cốt lõi của cuộc gặp gỡ những văn nhân, thơ khách của Hà thành.
Nếu mà Nỗ có “bộ lọc sóng ý thức” như triết gia kia nói, hắn ta đã không vướng phải rắc rối trong “cuộc chiến giữa cơm và phở” của bạn.
Cái đầu chưa được khai hóa của hắn thật là chưa bằng cục gạch.
Chưa có giá trị gì.
Sau đấy Nỗ tự nguyền rủa mình như thế.
Nỗ đã trở nên “đồng sáng tạo” một cách vô tình. Hắn chẳng thể ngờ chi mưu vặt vãnh ấy không qua mặt được “cơm”nhà bạn!
Sáng hôm sau hai chàng đánh xe lên đường.
Bạn cảm động và ân cần hơn hẳn mọi khi. Hai người chia tay  bồi hồi xao xuyến cách nhà mươi cây số, bạn lên đường tìm “phở”. Nỗ mang cái đầu cục gạch về quê và yên trí chẳng xảy ra chuyện gì.
Còn “tự sướng” bởi ý nghĩ là đã giúp được bạn một việc có ý nghĩa. Thế mới đểu và đau!
Hắn không ngờ buổi tối hôm đó “Cơm” thông báo một tin.. nghe xong “buồn hết cả các cơ quan đoàn thể”. Mạng lưới thám tử mà “cơm” dày công đã vô hiệu hóa duyên cớ của hai chàng!
Chưa bao giờ Nỗ cảm thấy xấu hổ, tự ngượng với bản thân như lúc này.
May mắn duy nhất của cuộc tái ngộ hàn huyên với bạn vàng chỉ còn lại tập thơ của người đẹp mới quen. Thêm cuốn sách thuyết “Tâm vũ tru”, “sóng ý thức” và hướng dẫn “thiền toán học” còn rất mới mẻ, khó hiểu kia.
Những thứ đó thực sự chưa thể giúp được Nỗ gì trong lúc này.
Tâm trạng hắn càng thêm bất an. Một nỗi lo lắng, ân hận mơ hồ nào đó choán ngợp tâm trí, khiến cho từng nano giây tồn tại của hắn trên thế gian này thêm nặng nề. Còn cảm thấy đau tê tái nơi buồng tim, cuống phổi chẳng rõ nguyên do?
Tất cả chỉ tại cái cục gạch hắn mang trên cổ mấy mươi năm nay. Hình như đang bắt đầu ngấm nước, mọc rêu và sắp vỡ vụn ra vậy.

Về đến nhà. Lại thêm chuyện nữa khiến Nỗ giận “Cục gạch”của mình.
Nhà cửa bề bộn. Rác rưởi quanh nhà. Con chó Bon không thấy đâu ( đến tối mới biết bọn nghiện đã câu nó mất từ sau khi Nỗ vắng nhà hai hôm ).
Trần lưng ra dọn. Mệt. Cảm giác chán nản.
Đúng lúc ấy hai bố con lão hàng xóm sang. Lão bảo: “Chờ mãi chú mới về”. Hỏi. Lão lại nói:
” Cũng không có gì lớn. Chẳng là chỗ giáp gianh hai nhà, bên này hụt mất một tý. Chú rộng rãi chả đáng gì mấy phân đất, cho cháu cơi thêm xây cái móng, để nó khỏi méo”.
Tấc đất tấc vàng, lão nói cứ như đùa!
Chẳng hiểu sao, “cục gạch” của Nỗ vận động thế quái nào, hắn lại pha trà mời hai bố con uống nước. ( Có lẽ nào mới ít phút ngồi gần Nỗ đã bị ảnh hưởng do “bộ lọc” của tay triết gia dở người kia?? )
Lão hàng xóm có dịp “ôn cố tri tân”. Nhắc lại chuyện ngày xưa bà mẹ hắn mới chân ướt chân ráo lên đây. Bà mẹ lão san sẻ, đỡ đần người mới tới như thế nào?
Nỗ cảm động. Cục gạch của hắn chúa là hay mủi lòng. Nhớ đến chuyện “biết ta biết người”.

Lượn vài vòng câu chuyện thủa hàn vi, hàng xóm trở lại chuyện ban đầu. Lão bảo: “ ý chú thế nào? Tiền nong nếu phải bao nhiêu để bên này lo?”.
Đất cát người ta mua, bán thửa, bán sào, bán mảnh. Ai bán vài phân bao giờ? Thế là xong. Hai bên vác cọc ra cắm lại.
Chẳng qua cũng chỉ là nửa bước chân. Chẳng giàu nghèo gì. Cục gạch của Nỗ nghĩ như thế.
Nỗ không ngờ cách đơn giản trở thành nông nổi ấy của mình lại tự đưa cuộc tranh đấu từ đẩu từ đâu, từ bên ngoài vào nhà mình.
Buổi tối hôm ấy cơm chẳng lành canh chẳng ngon.
Văn sĩ Nỗ bực không nuốt nổi bữa cơm. Thị vợ cứ như vừa mất Hoàng Sa, Trường Sa ngoài cửa bể, um xùm cả nhà.
Nhân dân vợ ngày thường nhu mì, hiền thục như thế bỗng chốc nổi “hào khí Đông A”, sống chết không chịu! Thế mới chối!
Nhân dân ấy bảo ngay ngày mai phải thu hồi lại dù nửa tấc giang sơn chủ quyền, quyết không chịu.
Không thể nghe hàng xóm ngon ngọt, mánh lới “bành” ra của lão hàng xóm như thế được. Làm người phải có cái đầu chứ? Được đằng chân lân đằng đầu là thói xưa nay. “Cho sói nhờ chân”, nhún nhường, trước sau gì nó cũng bước vào nhà.. chả lẽ đơn giản thế mà không nghĩ ra?
Cái đầu trên cổ để suy nghĩ hay chỉ là chỗ đội nón? Hay chỉ là cục gạch?
Nhân dân ấy nói thế làm sao mà cục tức không chèn lên cổ? Nuốt sao nổi được bữa cơm?

Đi nằm sớm. Nhưng mà nhắm mắt bỏ đấy. Trằn trọc chán mà không ngủ được..Con Thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà cũng làm Nỗ sĩ khó chịu..
Chợt Nỗ nhớ đến câu chuyện của lão triết gia. Chỉ có cách ấy may ra mới giải quyết nổi những bức súc đang xảy ra trong gia đình này.. Để cái tổ uyên ương của hắn lại thanh bình, êm đềm như ngày nào, khi Nỗ chưa đi trại văn về..
Lão ý bảo đang nghiên cứu một thiết bị giống như con chíp trong máy điện toán. Một con chíp “hình tư tưởng” không nhìn thấy được gắn cho bộ não người. Con chíp này sẽ làm chức năng “lọc sóng ý thức”. Mà theo lão thì bộ não người “nếu không có sự hiện diện của sóng ý thức đã được sàng lọc, nó chẳng khác nào cái xơ mướp, không hơn không kém, hoặc chỉ như một mớ bòng bong ẩn chứa nhiều tai họa mà thôi”.
Ước gì đề tài ấy của lão không phải là chuyện nhảm, viển vông mà là có thực. Sẽ bớt đi biết bao phiền toái vô cớ, những đau khổ không cần thiết cho thế giới này. Bớt đi những cục gạch vô giá trị như cục gạch của mình.
Bây giờ là thế kỷ nào rồi mà ước mơ như vậy, thực lòng Nỗ cảm thấy chơi vơi, mung lung quá!


========
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Hy vọng từ mùa xuân mới

Nhạc sĩ Tuấn Khanh

img_1394Một năm nữa vừa khép lại. 365 ngày từ đất nước Việt Nam chứng kiến chuyện người, chuyện mình, bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể dấy lên một niềm hy vọng. Có thể niềm hy vọng khởi đi từ tăm tối, niềm hy vọng hồi sinh từ khổ nạn hay niềm hy vọng chỉ còn có thể gửi lại cho đời sau. Đón một mùa xuân, mầm hy vọng lại trồi sinh, chia cho mọi nhà.
Mùa xuân này, có lẽ những người dân Cuba cũng đang hết sức hạnh phúc và hy vọng. Bài diễn văn ngày 17/12 của tổng thống Barack Obama tuyên bố bình thường hoá quan hệ với đảo quốc này sau 54 năm thù địch, đã mở ra một ánh sáng tương lai mới cho dân tộc đã quá khốn khổ này. Cách đây 5 năm, người dân Cuba mới bắt đầu được sử dụng điện thoại di động, tivi màu, lò vi sóng… cũng như những phương tiện hiện đại khác chỉ vì chính sách kiểm soát xã hội – con người của chính phủ. Sự hà khắc của chính quyền Cuba cũng được báo chí mô tả không ít trong từ trước đến nay.
Niềm hy vọng vào tương lai mới của người dân Cuba hiện rõ trên gương mặt từng người, trong từng lời nói được ghi lại trên báo chi và truyền hình quốc tế. Từ hôm nay, những nhạc sĩ, ca sĩ phản kháng của Cuba sẽ không còn phải ngại ngùng để giới thiệu những bài hát của mình về những điều thao thức về vận mệnh dân tộc mình, tổ quốc mình trước lưỡi hái kiểm duyệt. Một chương mới đang đến với lịch sử Cuba.
Niềm hy vọng này không phải mới có, mà đã là một tiến trình thầm lặng, mà chính ngay giới cầm quyền Cuba nhận ra rằng họ cần phải tự thay đổi để sống còn chứ không thể duy trì sự hà khắc để bảo vệ chế độ cộng sản. Từ năm 2012, một mệnh lệnh bí mật được ban ra, cho phép gỡ bỏ dần việc cấm cản, chấm dứt bỏ tù hay sách nhiễu các nghệ sĩ chống chính quyền Fidel Castro. Người dân Cuba đã sửng sốt khi nghe trên radio xuất hiện tiếng hát của các ca sĩ lưu vong Gloria Estefan, Willy Chirino hay tiếng saxophone nhạc jazz của nghệ sĩ Paquito d’Rivera. Thậm chí bà Celia Cruz, được mệnh danh là nữ hoàng nhạc salsa của thế giới cũng được quay lại, sau 50 năm bị cấm vì những tuyên bố mang tính dân chủ của bà. Thậm chí năm 2013, chính quyền Cuba còn làm một hành động mang tính đột phá khi mời bà Celia Cruz từ Mỹ về diễn ở quê hương và ngỏ ý bà nên ở lại và tự do ca hát, cho dù vài năm trước đó, họ đã từng lạnh lùng từ chối cho bà nhập cảnh để dự đám tang cha.
Mùa xuân này, trong dòng người xuống đường đòi chính quyền Cuba hãy nhanh chóng thay đổi thể chế, người ta còn nghe thấy âm nhạc tự do vang lên cùng với họ. Âm nhạc vang lên cùng với hy vọng.
Một trong những sự kiện khó quên khác của cuối năm 2013, đó là chuyện phim hài Interview giá 44 triệu USD của Mỹ khiến cả thế giới theo dõi, để xem quyền tự do ngôn luận có thể chiến thắng được nỗi sợ hãi kẻ khủng bố hay không. Nội dung hài hước về việc 2 ký giả lá cải được CIA giao nhiệm vụ ám sát lãnh tụ Bắc Hàn, đã khiến lãnh tụ họ Kim thật ở ngoài đời nổi giận và đòi huỷ diệt cả nước Mỹ và hãng phim, khiến một nỗi hoảng sợ bao trùm mọi nơi.
Thật sự, đây là một phim hài không có gì đặc sắc. Nhưng nếu Sony Pictures, chủ đầu tư bộ phim này lùi bước, nó sẽ là một bước lùi ô nhục cho quyền tự do tư duy và văn hoá của con người trong thiên niên kỷ được coi là văn minh nhất. Ngày 23 tháng 12, 2014, nhà biên kịch Seth Rogen viết trên trang twitter của mình về việc hãng Sony quyết định công chiếu, bất chấp mọi hiểm nguy, trên đó, ông ghi rằng “Tự do trên hết, Sony sẽ không thể từ bỏ hành trình của mình”.
Ít ai biết, để đi đến quyết định đầy thách thức này, Sony đã nhận được rất nhiều lời vận động, ủng hộ từ giới nghệ sĩ có ý thức chính trị và xã hội. Đặc biệt là từ những lời khuyên của diễn viên điện ảnh George Clooney, Sean Penn và của tổng thống President Barack Obama. Điều được nhấn mạnh, là vấn đề không phải ở chỗ một cuốn phim, mà là quyền con người cho tương lai. Rơi vào tình trạng giống như những dư luận viên được Trung Quốc thuê mướn ở Hồng Kông trong cuộc Cách Mạng Dù luôn kêu la về việc họ cần bình yên để làm ăn hơn là dân chủ và rủi ro, hãng Sony được nhắc rằng họ cần phải tồn tại với danh dự của mình và văn minh tương lai, hơn là bảo an thấp hèn.
Một cuộc cách mạnh internet thầm lặng trong lòng Bắc Hàn cũng đang diễn ra sôi động. Hàng triệu người tìm kiếm và chia sẻ nhau bộ phim này để hiểu được thế giới nhìn như thế nào về vị lãnh tụ của mình. Nỗi sợ hãi và tín ngưỡng nhồi sọ huyền ảo về kẻ cai trị cũng phai nhạt dần từ tiếng cười của Interview đem lại. Cũng có thể đã có những niềm hy vọng thắp lên từ bóng tối của miền bắc Triều Tiên, về một mùa xuân mới của ngày mai.
Còn một niềm hy vọng khác, gần gũi hơn. Đó là từ thế ảo tại Việt Nam. Khác lại với bất kỳ mạng xã hội nào trên thế giới, facebook tại Việt Nam đang trở thành trạm thông tin quan trọng, đem đến những điều chạm vào da thịt, suy nghĩ của từng người về cuộc sống này. Sự chia sẻ này thậm chí đang khiến báo chí chuyên nghiệp Việt ngữ trở thành nhàm chán và chạm chạp.
Từ các trang mạng, người Việt tìm thấy nhau chân thành hơn, sâu sắc hơn. Rất nhiều những chương trình từ thiện xuất hiện trên đây đã giúp các mạng người, cứu vớt những số phận mà không cần danh lợi. Bên cạnh đó, nhiều sự kiện xã hội còn được các trang mạng lên tiếng, đánh động dư luận đã khiến lương tâm con người thức tỉnh, công lý được vực dậy từ tro tàn. Cái ác bị vạch mặt, những kẻ đục ruỗng đất nước hiện nguyên hình. Những vụ án kêu oan của Hồ Duy Hải (Long An) hay Nguyễn Văn Chưởng (Hải Dương)… thậm chí đã đánh động đến tận các bữa họp quốc hội.
Từ các trang mạng, những con người Việt Nam vô danh đang giúp cho ngành tư pháp nhiều chứng cứ hơn để hoàn thiện các trường hợp, nhiều dữ liệu hơn để cả xã hội nhìn thấy đất nước mình ở đâu, như thế nào… đặc biệt với các trường hợp nhục hình ép cung, lạm quyền bạo hành với người dân, mà báo chí đã liệt kê ở Bắc Giang, Phú Yên, Đắc Lắc, Cần Thơ…
Mạng xã hội là con thuyền và các blogger Việt Nam tử tế đang chèo chống vượt qua những nỗi sợ hãi, sự ích kỷ thấp hèn trong đời sống để cùng xây dựng đất nước này. Họ mang lại những niềm hy vọng cho những người im lặng ngóng nhìn một niềm hy vọng, ngay cả khi chính người viết còn đang tuyệt vọng. Thế giới phẳng đang ngầm nhắc rằng chỉ duy người Việt trên thế gian này mới được hai tiếng đồng bào. Một giống nòi đã cam kết từ khi ra đời sẽ đùm bọc và yêu thương, đưa nhau khốn khó. Một giống nòi chia nhau lên núi và xuống biển để tìm hy vọng.
Một năm nữa đã khép lại. Những u mê, hận thù hay tham lam, cố quyền khép lại, hé mở một năm mới đang nẩy mầm hy vọng. Nhìn quanh ta, và nhìn lại mình, thật sự ta đang vẫn thấy mình còn nuôi hy vọng.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tòa án chứ có phải con nít đâu mà nghe "xúi"?

Chuyện lạ trong vụ án Hồ Duy Hải: Bốn người tham gia vụ án bị đột tử




(NĐB) Hai công an viên xã Nhị Thành, Thủ Thừa nơi Hồ Duy Hải cư trú, một Thượng tá Trưởng phòng Cảnh Sát Điều Tra Tội phạm Xã hội (Phó ban Chuyên Án), một Kiểm Sát Viên Cao Cấp Viện Kiểm Sát Phúc Thẩm Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao tại TPHCM người giử vai trò công tố trong phiên phúc thẩm đã lần lượt bị đột tử. Trong lúc đó có người còn sống lại giàu lên đột ngột mua nhà bạc tỉ.







https://www.facebook.com/photo.phpfbid=10202283889417570&set=a.3567386962279.110714.1801092758&type=1&theater

Bài gốc bài báo ở đây
Sự thật về bốn cán bộ tham gia vụ án Hồ Duy Hải Bị đột tử


Luật sư Trần Hồng Phong đã nêu trong bài viết trên blog về hiện tượng bốn người tham gia trong vụ án Hồ Duy Hải bị đột tử. Trước đó, dư luận cũng có nhiều lời dồn đoán về hiện tượng này với nhiều suy diển khác nhau, người suy đoán theo thuyết âm mưu, người cho rằng đây là nhân quả. Chúng tôi đã tìm hiểu về bốn cái chết này không phải chuyện hiếu kỳ cũng không nhằm nói đây là chuyện giết người diệt khẩu mà phân tích vai trò cái chết của từng người trong mối liên quan đến vụ án, ảnh hưởng của cái chết này nếu phải xét xử lại vụ án.


Người đột tử đầu tiên là Công an viên xã Nhị Thành Huỳnh Văn Minh bị đột tử năm 2009 khi đang trực đêm tại xã Nhị Thành. Tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi thì Huỳnh Văn Minh không tham gia trong vụ án và nếu có chỉ là vai trò phụ giúp không quan trọng vì ngay từ đầu trách nhiệm điều tra vụ án do Phòng Cảnh Sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (sau đây gọi là Phòng Cảnh Sát điều tra) Công An tỉnh Long An thụ lý. Ngay trong lần đầu tiên ông Son Trưởng Công An xã mời đến làm việc, Hải đang về nhà nội ở TPHCM đã gọi điện hỏi ông Son về thời gian và địa điểm làm việc và được hướng dẩn là đến thẳng trụ sở Phòng Cảnh Sát điều tra tại chân cầu sắt Tân An. Vì vậy, cái chết của ông Minh tuy xảy ra trên địa bàn vào thời điểm diễn ra vụ án nhưng chỉ là sự tình cờ ngẩu nhiên không có liên quan và không ảnh hưởng đến vụ án. Tuy nhiên với ba người còn lại đều có vai trò quan trọng và cái chết của họ ảnh hưởng rất lớn đến việc làm rõ bản chất sự thật của vụ án.
Nhân chứng bí ẩn đoán được lời khai của Hồ Duy Hải trước tòa
Người đột tử thứ hai là Công An viên Nguyễn Thanh Hải chết năm 2010 vì tai nạn giao thông ngay trên đường từ tỉnh lộ vào trụ sở UBND và Công An xã. Tuy là công an nhưng Thanh Hải có vai trò quan trọng trong vụ án là nhân chứng. Tuy nhiên sự xuất hiện của Thanh Hải trong vụ án lại rất bí hiểm. Theo lời bào chữa của luật sư Nguyễn Văn Đạt và đơn kêu oan của luật sư Trần Hồng Phong thì trong tất cả các bản ghi lời khai của Hồ Duy Hải trong giai đoạn điều tra Hải đều nhận tội. Sau khi có kết luận điều tra, luật sư Đạt lần đầu tiên gặp Hải đã nghe Hồ Duy Hải kêu oan cho rằng không thực hiện hành vi giết người nhưng không nói chi tiết. Khi ra tòa sơ thẩm, lần đầu tiên Hải công khai kêu oan. Trả lời câu hỏi của tòa, nếu không giết người vì sao biết được diển tiến vụ án. Hồ Duy Hải giải thích là do nghe Công an Viên Nguyễn Thanh Hải kể lại. Ngay lập tức, đại diện Viện Kiểm Sát đã lấy ra tờ giấy cam kết của Nguyễn Thanh Hải khẳng định không tiếp xúc, nói chuyện với Hồ Duy Hải về diển tiến vụ án. Điều kỳ lạ, bí hiểm ở đây là vì sao Viện Kiểm Soát đoán được Hải sẽ kêu oan và nêu lý do này để chuẩn bị sẳn tờ cam kết? Mặc khác điều bí ẩn là bản cam kết này được thu thập và trình bài tại phiên tòa lại sai về quy trình thực hiện thu giữ theo quy định tố tụng nhưng lại được Tòa sơ thẩm chấp nhận xem như là chứng cứ bác bỏ lời kêu oan của Hải. Kỳ lạ hơn nữa là chứng cứ quan trọng này cũng không được Tòa cập nhật đưa vào hồ sơ vụ án và đến nay đã không còn dấu vết. Tại phiên tòa phúc thẩm, chi tiết này đã được nhắc lại trong phần xét hỏi nhưng rất tiếc Tòa đã không triệu tập nhân chứng Hải để tiến hành đối chất. Khi được Tòa hỏi, Hồ Duy Hải đã trả lời (trích nguyên văn từ Biên Bản phiên tòa): “Bị cáo có nói có nghe ngóng những người đi xem về nói có hai người bị giết chết ở Bưu điện Cầu Voi. Nghe kể nhân viên của xã Nhị Thành đến bảo vệ hiện trường vụ án nên bị cáo lái xe đến UBND xã Nhị Thành gặp Hải và Hải thuật lại cho bị cáo nghe”. Điều này có cơ sở vì Tại thời điểm ấy Hồ Duy Hải là dân quân xã Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An việc dân quân quen biết, nghe Công An viên kể chuyện là bình thường. Trước câu trả lời khá rõ ràng ấy, chủ tọa phiên tòa đã hỏi vặn lại Hải một câu vô lý và phi lô gích: “Theo bị cáo, công an viên có được đến hiện trường không?”. Theo thực tế Hải không thể biết và theo pháp luật Hải cũng không cần phải biết điều này. Tuy nhiên, cái chết của Nguyễn Thanh Hải làm cho câu hỏi vì sao Viện Kiểm Sát đoán trước câu trả lời của Hải trước phiên tòa để chuẩn bị trước bản cam kết phải rơi vào ngõ cụt.
Ông Trưởng phòng Cảnh Sát điều tra yêu cầu sếp cũ bào chữa cho bị cáo
Người đột tử thứ ba là trưởng Phòng Cảnh Sát điều tra Phạm Văn Tiến, Phó ban chuyên án. Ông Tiến là người trực tiếp chỉ đạo điềi tra án và là người phát ngôn với báo chí. Nhiều bài báo trong thời điểm điều tra đã dẩn nguồn từ thông tin của thượng tá Phạm Văn Tiến. Ông đã thể hiện quyết tâm phá án là “Cái chết của hai cô gái quá thương tâm. Bằng mọi giá chúng ta phải tìm cho ra hung thủ”.
Trong những biện pháp bằng mọi giá ấy có việc làm kỳ lạ là ngay từ sau khi khởi tố vụ án, ngày 1-4-2008, Phòng Cảnh Sát điều tra đã có công văn trưng cầu trực tiếp với đoàn luật sư Long An, yêu cầu đích danh luật sư Võ Thành Quyết làm luật sư chỉ định cho Hồ Duy Hải mà gia đình hoàn toàn không hay biết. Điều này trái với quy tắc hổ trợ pháp lý cho bị can, bị cáo là cơ quan tố tụng gởi công văn trưng cầu luật sư đến Trung tâm hổ trợ pháp lý, trung tâm sẽ giới thiệu luật sư cho gia đình lựa chọn và sau đó Trung tâm mới chuyển yêu cầu đến đoàn luật sư.
Kỳ lạ hơn nữa là thời điểm này, công an điều tra liên tục khám xét nhà Hồ Duy Hải đến mức đào cả nền nhà, vào phòng em gái Hải thu giử cả nữ trang dược mua của tiệm vàng Ngọc Sương có chứng từ hẳn hoi. Có người hướng dẩn gia đình thuê luật sư Quyết vì ông Quyết nguyên là thủ trưởng tiền nhiệm của Thượng Tá Tiến. Vào tháng 6-2008, sau khí gia đình đã ký hợp đồng với ông Quyết, Thương Tá Tiến đã gọi điện kiểm tra xem gia đình Hải có thật đã thuê luật sư Quyết chưa. Khi gia đình Hải xác nhận đưa ra số hợp đồng thì ngay lập tức việc khám xét chấm dứt. Sau đó, khi gia đình thuê luật sư Đạt bào chữa thì cơ quan điều tra và Tòa án vẫn tiếp tục chấp nhận ông Quyết là luật sư chỉ định.
Sau đó, ông Tiến còn được dư luận quan tâm khi điều tra vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị đốt. Nhưng sau vụ án này ông được chuyển sang phụ trách phòng chống ma túy. Ông bị đột tử trong trụ sở cơ quan, ngay trong cuộc họp vào năm 2012. Đây là cái chết bất ngờ, đột ngột, vào đêm trước đó, một cán bộ cấp dưới cùng ông đi nhậu và đưa ông về cho biết ông vẫn khoẻ mạnh bình thường. Hệ quả cái chết của ông là việc điều tra, làm rõ lại vụ án ở nhiều vấn đề trong đó có chuyện luật sư Quyết sẽ rất khó khăn.
Lời nhắn bí ẩn của ông Kiểm Sát Viên cao cấp
Người đột tử cuối cùng là Kiểm sát viên cao cấp thuộc Viện Kiểm sát phúc thẩm, Viện Kiểm Sát tối cao tại TP.HCM Trần Ngọc Lẩm. Ông là người giử quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm xử Hồ Duy Hải. Quê tại Thủ Thừa, Long An, ông Lẫm từng làm Trưởng phòng kiểm sát kinh tế của Viện Kiểm Sát tỉnh Long An trước khi chuyển về Viện Kiểm Sát Phúc Thẩm. Ông Lẫm được bạn bè đồng nghiệp quý trọng là người giỏi nghiệp vụ, sinh hoạt mực thước.
Điều trớ trêu là ông Lẫm không phải người xa lạ mà chính là bạn học của bà Nguyễn Thị Rưởi (dì ruột Hồ Duy Hải và là người đồng hành với bà Loan mẹ Hải đi kêu oan). Theo lời bà Rưởi, các cựu học sinh cùng học với bà và ông Lẫm hàng năm thường tổ chức họp mặt bà vẫn thường đi dự. Nhưng từ khi vụ án xảy ra bà buồn và mặc cảm nên nhiều lần vắng mặt. Gần đây do bạn bè khuyến khích, thúc đẩy bà có đi dự và gặp mặt ông Lẫm nhưng không nhắc đến chuyện vụ án. Nhưng trước khi mất, trong lần đi dự hội thảo ở Hà Nội, ông Lẫm đã điện thoại cho một bạn chung của hai người nhờ nhắn lại bà Rưởi như sau: "Nói với nó (bà Rưởi) đừng trách tôi đứng ra tuyên tử hình Hồ Duy Hải, chứ nó không biết ai xúi tôi tuyên. Hãy trách người xúi tôi xử". Theo người bạn này, ông Lẫm còn khuyên "gia đình hãy theo ông Luật sư Nguyễn Văn Đạt kêu oan đi ông này giỏi lắm”. Ngay trong phần tranh luận tại phiên tòa ông Lẫm cũng thừa nhân điều quan trọng là trong vụ án này các cơ quan tố tụng đã bỏ qua hành vi hiếp dâm qua hình ảnh thể hiện trên hiện trường, nhưng điều kỳ lạ là ông không hề kiến nghị hủy án điều tra lại trước tình trạng vi phạm tố tụng nghiêm trọng để sót người lọt tội. Ông Lẫm bị đột tử năm 2013, tại gia đình, được xác định là do tai biến mạch máu não. Hệ lụy cái chết của ông trong vụ án này qua lời nhắn với bà Rưởi là câu hỏi ai là người xúi ông xử y án tử hành Hồ Duy Hải sẽ mãi mãi không có lời đáp. Phải chăng chính vì lời xúi, sức ép nào đó cần đổ tội cho Hồ Duy Hải mà ông Lẫm đã vượt lên pháp luật chấp nhận bỏ qua chuyện lọt tội hiếp dâm.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ANNINH MẠNG!

(TNO) ĐẠI DIỆN HUAWEI KHẲNG ĐỊNH HAI “ĐẠI GIA” VIỄN THÔNG HÀNG ĐẦU CỦA VIỆT NAM LÀ CÁC “ĐỐI TÁC LỚN NHẤT” CỦA HUAWEI TẠI THỊ TRƯỜNG NÀY.

Từ nhiều năm qua, Huawei đã trở thành nguồn cung cấp chính yếu hạ tầng viễn thông cho hầu hết các nhà mạng tại Việt Nam. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào từ một nhà cung cấp thiết bị vô danh, thậm chí bị nghi ngờ nhiều mặt khi đặt chân vào thị trường mà đến nay Huawei lại chiếm được vị trí này?
'Chó sói' Huawei và nguy cơ cho an ninh viễn thông Việt Nam - Kỳ 5: Chó sói' Huawei đã cắm chân ở Việt Nam như thế nào? - ảnh 1Các chuyên gia lo ngại, việc các công ty viễn thông hàng đầu của Việt Nam sử dụng sản phẩm Huawei sẽ dẫn đến nguy cơ bị giám sát, nghe lén, theo dõi - Ảnh: ZDNet
Để có câu trả lời cần quay ngược lại thời điểm 15 năm trước. Năm 1999, sau ba năm  đặt chân ra ngoài Trung Quốc nhưng chưa có kết quả đáng kể nào, thương hiệu Huawei lần đầu tiên xuất hiện ở thị trường Việt Nam. Trước đó từ 1997 - 1998 Huawei không có điểm sáng nào trên thị trường quốc tế.
Trong cuốn sách “Nhiệm Chính Phi” (tác giả Cung Văn Ba, bản dịch tiếng Việt do Thái Hà Books xuất bản 2010) đã trích lời Lý Kiệt người phụ trách tuyên truyền của Huawei nói về giai đoạn này của Huawei tại Việt Nam như sau : “Giai đoạn lúc bấy giờ thực sự rất cực khổ. Mỗi người phụ trách chạy đi chạy lại vài quốc gia nhưng không có đơn vị nào muốn hợp tác. Lần đầu tiên có hy vọng là năm 1999 khi Việt Nam và Lào chính thức trở thành hai nước hợp tác với Huawei trên trường quốc tế”. Đây cũng là giai đoạn mà trọng tâm khai thác phát triển của Huawei là các nước đang phát triển. Khi bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam, mặc dù cực kỳ cố gắng nhưng hầu như Huawei không có được kết quả nào đáng kể. Trong giai đoạn này thị trường thiết bị viễn thông Việt Nam hoàn toàn là sân chơi của các ông lớn như Ericsson, Alcatel, Nokia, Siemens, Motorola...
Đầu những năm 2000 cũng là thời kỳ thị trường viễn thông nằm trong sự độc quyền của VNPT với hai mạng di động Mobifone và Vinaphone. Mặc dù đã có rất nhiều cuộc tiếp xúc làm việc giới thiệu thử nghiệm thiết bị với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam như có lẽ tiếng xấu về chất lượng “hàng Tàu” khiến các công ty Việt Nam không dám đặt niềm tin vào Huawei, một nhân viên người Việt làm việc cho Huawei trong giai đoạn này cho biết.

Vấp phải nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm bằng mọi giá phải đứng được ở thị trường Việt Nam, đội quân Huawei tìm cách đánh đường vòng bằng cách thông qua những dự án mang tính chất “quà tặng thử nghiệm”. Quan điểm của Huawei lúc này là “thị trường Việt Nam chưa biết, chưa có thông tin gì về sản phẩm của Huawei thì chúng tôi sẽ tặng thiết bị để khách hàng tương lai dùng thử”.
Đội ngũ quản lý và nhân viên Huawei ở Việt Nam cũng biết rõ cho dù là “quà tặng” nhưng để các thiết bị Huawei len được vào địa bàn quan trọng như Hà Nội, TP.HCM hay các đô thị lớn cũng rất khó khăn. Thậm chí để “quà tặng” lọt qua các khâu kiểm định chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật để vào được cũng có khả năng mất vài năm.
Chiến lược “dùng nông thôn bao vây thành thị” lại tiếp tục được Huawei áp dụng ở thị trường Việt Nam. Huawei đã tìm cách đưa thiết bị hỗ trợ các dự án viễn thông ở các vùng sâu, vùng xa. Theo tiết lộ của một cán bộ quản lý từng làm việc cho Huawei, việc đưa thiết bị vào các vùng nông thôn dễ hơn, do các thiết bị là quà tặng nên các đối tác Việt Nam cũng “giữ ý” và không yêu cầu kiểm tra tiêu chuẩn chặt chẽ lắm.
Các tổng đài quà tặng đầu tiên của Huawei đã được sử dụng ở cho các mạng cố định tại Cần Thơ, Đồng Tháp...từ năm 2001. Những món quà tặng này sau đó được phát triển dưới hình thức vừa tặng vừa bán. “Tức là Huawei sẽ tặng tổng đài có khả năng phục vụ 500 số, nếu muốn 1.000 số thì khách hàng phải mua thêm”. Nhờ những bước đi khôn khéo này mà những nền tảng ban đầu trong quan hệ giữa Huawei và VNPT đã được thiết lập.
Năm 2002 sau một số thử nghiệm hợp tác qua các dự án ADSL băng thông rộng, Huawei đã có được hợp đồng đầu tiên với Viettel. Cần phải nhắc lại rằng thời điểm này Viettel còn đang là một người chơi mới dò dẫm bước vào thị trường viễn thông chứ không phải Viettel của thời điểm hiện tại. Lúc ấy Viettel có ít tiền, thiết bị của Huawei thì rẻ và về mặt chất lượng cũng có thể tạm chấp nhận được. Thời điểm đó có thể coi là cơ hội của cả Viettel và Huawei nên hai bên đã gặp nhau ở điểm chung này.
Cũng phải nói thêm rằng cơ hội cho sự phát triển của Huawei một phần đến từ chính các đối thủ của nó. Theo giới chuyên môn, các công ty Ericsson, Alcatel, Nokia, Siemens, Motorola dường như đã có một thỏa thuận ngầm trong việc bắt tay giữ giá khiến cho trong suốt mười năm từ 1995-2005 giá thiết bị hạ tầng viễn thông ở Việt Nam hầu như không giảm. Mọi chuyện chỉ bắt đầu rục rịch thay đổi từ 2005 với vai trò của Huawei.

Năm 2004 khi Viettel tấn công vào thị trường di động cũng là lúc Huawei bắt đầu ăn nên làm ra tại Việt Nam. Điều đặc biệt là Huawei đã dành cho Viettel những ưu đãi đặc biệt như điều khoản hợp đồng mua thiết bị trả chậm tới 4 năm theo hình thức tín chấp. Theo tiết lộ của một chuyên gia thuộc Huawei phương án giá mà hãng này cung cấp cho Viettel thời điểm đó thấp hơn 30% so với phương án của Cisco.
Bên cạnh đó mối “lương duyên” giữa Viettel và Huawei còn được kết nối chặt chẽ nhờ sự “mềm dẻo” của Huawei đối với các yêu cầu từ Viettel. “Nếu anh mua thiết bị của một hãng phương Tây thì các khâu hậu mãi đều phải thực hiện theo đúng hợp đồng rất chặt chẽ, thậm chí kể cả anh có sự cố vào những ngày nghỉ mà liên lạc với đối tác chưa chắc họ đã nghe máy để hỗ trợ. Nhưng với Huawei thì việc phục vụ khách hàng được ưu tiên hàng đầu. Viettel cũng như các đối tác khác khi có bất cứ yêu cầu gì dù là ngoài giờ hay các dịp nghỉ lễ tết đều được Huawei đáp ứng. Có thể nói là 24/7 không có chuyện không liên lạc được”, một cán bộ phụ trách của Huawei cho biết.
Cũng trong thời kỳ 2004-2005 cùng với sự phát triển của Viettel sức bật của Huawei tại thị trường VN vượt lên hẳn so với các đối thủ khác. Trong khi Viettel liên tục tạo nên những cú sốc về giảm cước di động làm bùng nổ thị trường di động thì Huawei cũng âm thầm vượt lên trong một cuộc chiến khốc liệt không kém. Sự lớn mạnh của Huawei đồng nghĩa với việc các đại gia sản xuất thiết bị viễn thông từ châu Âu, Hoa Kỳ lần lượt bị đánh bật khỏi VN. Thị trường hạ tầng viễn thông tại VN từng bước trở thành sân chơi riêng của các doanh nghiệp Trung Quốc.

“Chó sói” Huawei tràn ngập

Theo báo cáo của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam công bố tháng 4.2013,  có tới 6/7 hãng viễn thông ở Việt Nam đang sử dụng thiết bị công nghệ của Huawei và ZTE. Đặc biệt, hiện có hơn 30.000 trạm thu phát sóng (BTS) của các nhà mạng Việt Nam sử dụng thiết bị của hai tập đoàn Trung Quốc này.
Riêng trong năm 2009, đã có hơn 5 triệu thiết bị như USB, modem, router của Huawei và ZTE đã được bán ra trên thị trường Việt Nam. Ông Trịnh Ngọc Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội an toàn thông tin (VNISA) từng nhận xét rằng đây là mối lo về an ninh, an toàn cho viễn thông trong nước. Mặc dù không có thông tin chính thức và cụ thể từ các nhà mạng nhưng theo giới chuyên môn phần lớn hệ thống hạ tầng mạng viễn thông của VNPT (bao gồm cả Vinaphone, Mobifone và một số công ty khác), Viettel (gồm cả phần mạng của EVN Telecom trước đây được sát nhập về Viettel) cũng như các mạng nhỏ khác như Gmobile, Vietnamobile đều do Huawei, ZTE... cung cấp.
Theo một chuyên gia đề nghị không nêu tên, là một quốc gia có quan hệ rất nhạy cảm với Trung Quốc việc hạ tầng mạng của Việt Nam phụ thuộc lớn vào các công ty Trung Quốc như Huawei, ZTE đã đặt ra nhiều nguy cơ và thách thức cho Việt Nam. “Mạng viễn thông Việt Nam liệu có bị nghe lén, giám sát, theo dõi hoặc bị đánh sập trong trường hợp xấu? Ngoài mạng viễn thông các hệ thống khác như ngân hàng, hệ thống điện lưới quốc gia vv có nguy cơ bị tấn công hay không?”
Cho đến thời điểm hiện tại, đại diện các nhà mạng tại Việt Nam chưa từng lên tiếng về những vấn đề liên quan đến an ninh hạ tầng viễn thông xuất phát từ vấn đề thiết bị của Huawei. Thanh Niên Online đã liên hệ với Viettel, Mobifone, Vinaphone để tìm hiểu vấn đề liên quan đến Huawei, ZTE...nhưng đều không nhận được thông tin phản hồi.
Trả lời Thanh Niên Online, một chuyên gia nổi tiếng về an ninh mạng người Việt hiện đang làm việc cho Google đã dẫn chiếu một số nghiên cứu từ các đồng nghiệp cho biết các dòng thiết bị của Huawei có rất nhiều lỗ hổng sơ đẳng, rất dễ khai thác. Tuy nhiên các lỗ hổng này chưa hẳn là backdoor mà có thể do Huawei chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề an toàn sản phẩm. Cũng theo chuyên gia này mặc dù chưa có ai phát hiện ra backdoor trong các thiết bị của Huawei nhưng vì chất lượng sản phẩm kém, người ta vẫn không cần phải có backdoor mới hack được các thiết bị Huawei. “Hơn nữa nhìn ở một góc độ nào đó thì mỗi lỗ hổng đều có thể được xem là một backdoor do lập trình viên cố ý tạo ra. Đó là ý kiến của những người ủng hộ giả thuyết Huawei có chứa backdoor của chính phủ Trung Quốc”, chuyên gia cho biết.

Chuyên gia này cũng nhấn mạnh về trung hạn (5-10 năm) Việt Nam cần phải có được đội ngũ chuyên gia kỹ sư lành nghề. “Không có cách gì giải được bài toán an toàn thông tin mà không cần kỹ sư giỏi”. Về dài hạn (10-30 năm) thì Việt Nam cần phải giảm sự lệ thuộc công nghệ vào các nước khác, nhất là đối với các hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt quan trọng. “Bước đầu tiên mà chúng ta có thể làm là tự chủ về phần mềm, rồi sau đó tự chủ về phần cứng”, chuyên gia cho biết.
Nhiều nước “cấm cửa” Huawei

Nhờ chiêu thức giá rẻ và sự hậu thuẫn của chính quyền Trung Quốc,  đến nay Huawei đã hiện diện tại khoảng 140 quốc gia. Những nghi ngờ về việc Huawei có phải là một trong những công cụ phục vụ cho mục tiêu theo dõi và đánh cắp thông tin trên toàn cầu hay không vẫn đang gây nhiều tranh cã

Trong khi hiện diện và được chào đón khắp châu Phi thì tại Ấn Độ, Huawei vấp phải sự tẩy chay mạnh mẽ với cáo buộc là mối đe dọa an ninh và những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tháng 3.2012 Úc đã quyết định cấm Huawei tham gia đấu thầu xây dựng mạng băng thông rộng quốc gia (NBN) mới của nước này. Quyết định của Úc được đưa ra dựa trên các nghiên cứu, điều tra và kiến nghị của  Cơ quan Tình báo An ninh Úc (ASIO).

Sự nghi kỵ và cảnh giác lớn nhất dành cho Huawei đến từ Mỹ. Dù là một đại gia với thị phần đáng kể trên toàn cầu nhưng đến nay Huawei  vẫn chưa thể ký được hợp đồng nào với các hãng viễn thông khổng lồ của Mỹ như AT&T, Sprint, T-Mobile hay Verizon. Chính giới Mỹ tin rằng Huawei là công cụ của Bắc Kinh trong cuộc chiến tình báo nhắm tới Hoa Kỳ. Tháng 10.2012 sau một năm điều tra, Ủy ban tình báo Hạ viện Hoa Kỳ cũng công bố báo cáo cho biết, có bằng chứng rằng hai tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông TQ là Huawei và ZTE đang trở thành hiểm họa an ninh đối với Mỹ. Chủ tịch Ủy ban Mike Rogers thậm chí kêu gọi các công ty Mỹ chấm dứt làm ăn với Huawei.

Theo Chủ tịch Mike Rogers, trong suốt gần một năm điều tra, cả Huawei và ZTE đều tỏ thái độ bất hợp tác với Ủy ban Tình báo. Cơ quan này cũng cho biết họ đã nhận được những cáo buộc đáng tin cậy cho thấy Huawei có thể đã phạm tội hối lộ, tham nhũng, phân biệt đối xử và vi phạm bản quyền. Ủy ban tình báo Hạ viện Hoa Kỳ cũng đã yêu cầu Ủy ban về đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS),  một hội đồng liên bộ phụ trách giám định các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia liên quan đến các thương vụ đầu tư nước ngoài vào Mỹ do Bộ trưởng tài chính đứng đầu, phải ngăn chặn mọi vụ sáp nhập tại Mỹ liên quan đến Huawei hoặc ZTE.

Trước đó vào 2011, CFIUS từng phản đối việc Huawei mua lại 3leaf, một công ty sản xuất máy chủ bị phá sản, căn cứ trên những quan ngại về an ninh. Huawei sau đó cũng đã phải từ bỏ thương vụ này.

Trong cuộc phỏng vấn hồi 7.2013 với tạp chí Australian Financial Review, Michael Hayden, người từng giữ chức giám đốc Cơ quan an ninh Mỹ (NSA) (1999-2005) và giám đốc Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) (2006-2009) đã thẳng thừng khẳng định chuyện Huawei làm gián điệp cho Bắc Kinh là điều “không phải bàn cãi”. Theo Hayden, TQ đã tiến hành các hoạt động do thám toàn diện với phương Tây và ông này tin chắc rằng Huawei sẽ chia sẻ các thông tin họ có được với chính quyền TQ.

James Lewis, một thành viên của CSIS và là cựu quan chức Bộ Ngoại giao chuyên về các rủi ro công nghệ thương mại, cho rằng các nhận xét của Hayden phản ánh quan điểm của chính phủ Mỹ. "Các quan chức trong các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã từng nói riêng với tôi rằng Huawei là một mối đe dọa an ninh quốc gia", Lewis cho biết.

Năm 2012, Michael Maloof, nguyên chuyên gia phân tích chính sách bảo mật của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã cảnh báo chính quyền TQ có thể truy cập trên diện rộng đối với 80% thông tin liên lạc của thế giới. Theo chuyên gia này “năng lực” trên cho phép TQ có khả năng tiến hành hoạt động gián điệp công nghiệp từ xa và thậm chí phá hoại về mặt điện tử các cơ sở hạ tầng trọng yếu ở Hoa Kỳ và các nước công nghiệp khác.
Trường Sơn
Phần nhận xét hiển thị trên trang