Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Tòa án chứ có phải con nít đâu mà nghe "xúi"?

Chuyện lạ trong vụ án Hồ Duy Hải: Bốn người tham gia vụ án bị đột tử




(NĐB) Hai công an viên xã Nhị Thành, Thủ Thừa nơi Hồ Duy Hải cư trú, một Thượng tá Trưởng phòng Cảnh Sát Điều Tra Tội phạm Xã hội (Phó ban Chuyên Án), một Kiểm Sát Viên Cao Cấp Viện Kiểm Sát Phúc Thẩm Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao tại TPHCM người giử vai trò công tố trong phiên phúc thẩm đã lần lượt bị đột tử. Trong lúc đó có người còn sống lại giàu lên đột ngột mua nhà bạc tỉ.







https://www.facebook.com/photo.phpfbid=10202283889417570&set=a.3567386962279.110714.1801092758&type=1&theater

Bài gốc bài báo ở đây
Sự thật về bốn cán bộ tham gia vụ án Hồ Duy Hải Bị đột tử


Luật sư Trần Hồng Phong đã nêu trong bài viết trên blog về hiện tượng bốn người tham gia trong vụ án Hồ Duy Hải bị đột tử. Trước đó, dư luận cũng có nhiều lời dồn đoán về hiện tượng này với nhiều suy diển khác nhau, người suy đoán theo thuyết âm mưu, người cho rằng đây là nhân quả. Chúng tôi đã tìm hiểu về bốn cái chết này không phải chuyện hiếu kỳ cũng không nhằm nói đây là chuyện giết người diệt khẩu mà phân tích vai trò cái chết của từng người trong mối liên quan đến vụ án, ảnh hưởng của cái chết này nếu phải xét xử lại vụ án.


Người đột tử đầu tiên là Công an viên xã Nhị Thành Huỳnh Văn Minh bị đột tử năm 2009 khi đang trực đêm tại xã Nhị Thành. Tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi thì Huỳnh Văn Minh không tham gia trong vụ án và nếu có chỉ là vai trò phụ giúp không quan trọng vì ngay từ đầu trách nhiệm điều tra vụ án do Phòng Cảnh Sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (sau đây gọi là Phòng Cảnh Sát điều tra) Công An tỉnh Long An thụ lý. Ngay trong lần đầu tiên ông Son Trưởng Công An xã mời đến làm việc, Hải đang về nhà nội ở TPHCM đã gọi điện hỏi ông Son về thời gian và địa điểm làm việc và được hướng dẩn là đến thẳng trụ sở Phòng Cảnh Sát điều tra tại chân cầu sắt Tân An. Vì vậy, cái chết của ông Minh tuy xảy ra trên địa bàn vào thời điểm diễn ra vụ án nhưng chỉ là sự tình cờ ngẩu nhiên không có liên quan và không ảnh hưởng đến vụ án. Tuy nhiên với ba người còn lại đều có vai trò quan trọng và cái chết của họ ảnh hưởng rất lớn đến việc làm rõ bản chất sự thật của vụ án.
Nhân chứng bí ẩn đoán được lời khai của Hồ Duy Hải trước tòa
Người đột tử thứ hai là Công An viên Nguyễn Thanh Hải chết năm 2010 vì tai nạn giao thông ngay trên đường từ tỉnh lộ vào trụ sở UBND và Công An xã. Tuy là công an nhưng Thanh Hải có vai trò quan trọng trong vụ án là nhân chứng. Tuy nhiên sự xuất hiện của Thanh Hải trong vụ án lại rất bí hiểm. Theo lời bào chữa của luật sư Nguyễn Văn Đạt và đơn kêu oan của luật sư Trần Hồng Phong thì trong tất cả các bản ghi lời khai của Hồ Duy Hải trong giai đoạn điều tra Hải đều nhận tội. Sau khi có kết luận điều tra, luật sư Đạt lần đầu tiên gặp Hải đã nghe Hồ Duy Hải kêu oan cho rằng không thực hiện hành vi giết người nhưng không nói chi tiết. Khi ra tòa sơ thẩm, lần đầu tiên Hải công khai kêu oan. Trả lời câu hỏi của tòa, nếu không giết người vì sao biết được diển tiến vụ án. Hồ Duy Hải giải thích là do nghe Công an Viên Nguyễn Thanh Hải kể lại. Ngay lập tức, đại diện Viện Kiểm Sát đã lấy ra tờ giấy cam kết của Nguyễn Thanh Hải khẳng định không tiếp xúc, nói chuyện với Hồ Duy Hải về diển tiến vụ án. Điều kỳ lạ, bí hiểm ở đây là vì sao Viện Kiểm Soát đoán được Hải sẽ kêu oan và nêu lý do này để chuẩn bị sẳn tờ cam kết? Mặc khác điều bí ẩn là bản cam kết này được thu thập và trình bài tại phiên tòa lại sai về quy trình thực hiện thu giữ theo quy định tố tụng nhưng lại được Tòa sơ thẩm chấp nhận xem như là chứng cứ bác bỏ lời kêu oan của Hải. Kỳ lạ hơn nữa là chứng cứ quan trọng này cũng không được Tòa cập nhật đưa vào hồ sơ vụ án và đến nay đã không còn dấu vết. Tại phiên tòa phúc thẩm, chi tiết này đã được nhắc lại trong phần xét hỏi nhưng rất tiếc Tòa đã không triệu tập nhân chứng Hải để tiến hành đối chất. Khi được Tòa hỏi, Hồ Duy Hải đã trả lời (trích nguyên văn từ Biên Bản phiên tòa): “Bị cáo có nói có nghe ngóng những người đi xem về nói có hai người bị giết chết ở Bưu điện Cầu Voi. Nghe kể nhân viên của xã Nhị Thành đến bảo vệ hiện trường vụ án nên bị cáo lái xe đến UBND xã Nhị Thành gặp Hải và Hải thuật lại cho bị cáo nghe”. Điều này có cơ sở vì Tại thời điểm ấy Hồ Duy Hải là dân quân xã Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An việc dân quân quen biết, nghe Công An viên kể chuyện là bình thường. Trước câu trả lời khá rõ ràng ấy, chủ tọa phiên tòa đã hỏi vặn lại Hải một câu vô lý và phi lô gích: “Theo bị cáo, công an viên có được đến hiện trường không?”. Theo thực tế Hải không thể biết và theo pháp luật Hải cũng không cần phải biết điều này. Tuy nhiên, cái chết của Nguyễn Thanh Hải làm cho câu hỏi vì sao Viện Kiểm Sát đoán trước câu trả lời của Hải trước phiên tòa để chuẩn bị trước bản cam kết phải rơi vào ngõ cụt.
Ông Trưởng phòng Cảnh Sát điều tra yêu cầu sếp cũ bào chữa cho bị cáo
Người đột tử thứ ba là trưởng Phòng Cảnh Sát điều tra Phạm Văn Tiến, Phó ban chuyên án. Ông Tiến là người trực tiếp chỉ đạo điềi tra án và là người phát ngôn với báo chí. Nhiều bài báo trong thời điểm điều tra đã dẩn nguồn từ thông tin của thượng tá Phạm Văn Tiến. Ông đã thể hiện quyết tâm phá án là “Cái chết của hai cô gái quá thương tâm. Bằng mọi giá chúng ta phải tìm cho ra hung thủ”.
Trong những biện pháp bằng mọi giá ấy có việc làm kỳ lạ là ngay từ sau khi khởi tố vụ án, ngày 1-4-2008, Phòng Cảnh Sát điều tra đã có công văn trưng cầu trực tiếp với đoàn luật sư Long An, yêu cầu đích danh luật sư Võ Thành Quyết làm luật sư chỉ định cho Hồ Duy Hải mà gia đình hoàn toàn không hay biết. Điều này trái với quy tắc hổ trợ pháp lý cho bị can, bị cáo là cơ quan tố tụng gởi công văn trưng cầu luật sư đến Trung tâm hổ trợ pháp lý, trung tâm sẽ giới thiệu luật sư cho gia đình lựa chọn và sau đó Trung tâm mới chuyển yêu cầu đến đoàn luật sư.
Kỳ lạ hơn nữa là thời điểm này, công an điều tra liên tục khám xét nhà Hồ Duy Hải đến mức đào cả nền nhà, vào phòng em gái Hải thu giử cả nữ trang dược mua của tiệm vàng Ngọc Sương có chứng từ hẳn hoi. Có người hướng dẩn gia đình thuê luật sư Quyết vì ông Quyết nguyên là thủ trưởng tiền nhiệm của Thượng Tá Tiến. Vào tháng 6-2008, sau khí gia đình đã ký hợp đồng với ông Quyết, Thương Tá Tiến đã gọi điện kiểm tra xem gia đình Hải có thật đã thuê luật sư Quyết chưa. Khi gia đình Hải xác nhận đưa ra số hợp đồng thì ngay lập tức việc khám xét chấm dứt. Sau đó, khi gia đình thuê luật sư Đạt bào chữa thì cơ quan điều tra và Tòa án vẫn tiếp tục chấp nhận ông Quyết là luật sư chỉ định.
Sau đó, ông Tiến còn được dư luận quan tâm khi điều tra vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị đốt. Nhưng sau vụ án này ông được chuyển sang phụ trách phòng chống ma túy. Ông bị đột tử trong trụ sở cơ quan, ngay trong cuộc họp vào năm 2012. Đây là cái chết bất ngờ, đột ngột, vào đêm trước đó, một cán bộ cấp dưới cùng ông đi nhậu và đưa ông về cho biết ông vẫn khoẻ mạnh bình thường. Hệ quả cái chết của ông là việc điều tra, làm rõ lại vụ án ở nhiều vấn đề trong đó có chuyện luật sư Quyết sẽ rất khó khăn.
Lời nhắn bí ẩn của ông Kiểm Sát Viên cao cấp
Người đột tử cuối cùng là Kiểm sát viên cao cấp thuộc Viện Kiểm sát phúc thẩm, Viện Kiểm Sát tối cao tại TP.HCM Trần Ngọc Lẩm. Ông là người giử quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm xử Hồ Duy Hải. Quê tại Thủ Thừa, Long An, ông Lẫm từng làm Trưởng phòng kiểm sát kinh tế của Viện Kiểm Sát tỉnh Long An trước khi chuyển về Viện Kiểm Sát Phúc Thẩm. Ông Lẫm được bạn bè đồng nghiệp quý trọng là người giỏi nghiệp vụ, sinh hoạt mực thước.
Điều trớ trêu là ông Lẫm không phải người xa lạ mà chính là bạn học của bà Nguyễn Thị Rưởi (dì ruột Hồ Duy Hải và là người đồng hành với bà Loan mẹ Hải đi kêu oan). Theo lời bà Rưởi, các cựu học sinh cùng học với bà và ông Lẫm hàng năm thường tổ chức họp mặt bà vẫn thường đi dự. Nhưng từ khi vụ án xảy ra bà buồn và mặc cảm nên nhiều lần vắng mặt. Gần đây do bạn bè khuyến khích, thúc đẩy bà có đi dự và gặp mặt ông Lẫm nhưng không nhắc đến chuyện vụ án. Nhưng trước khi mất, trong lần đi dự hội thảo ở Hà Nội, ông Lẫm đã điện thoại cho một bạn chung của hai người nhờ nhắn lại bà Rưởi như sau: "Nói với nó (bà Rưởi) đừng trách tôi đứng ra tuyên tử hình Hồ Duy Hải, chứ nó không biết ai xúi tôi tuyên. Hãy trách người xúi tôi xử". Theo người bạn này, ông Lẫm còn khuyên "gia đình hãy theo ông Luật sư Nguyễn Văn Đạt kêu oan đi ông này giỏi lắm”. Ngay trong phần tranh luận tại phiên tòa ông Lẫm cũng thừa nhân điều quan trọng là trong vụ án này các cơ quan tố tụng đã bỏ qua hành vi hiếp dâm qua hình ảnh thể hiện trên hiện trường, nhưng điều kỳ lạ là ông không hề kiến nghị hủy án điều tra lại trước tình trạng vi phạm tố tụng nghiêm trọng để sót người lọt tội. Ông Lẫm bị đột tử năm 2013, tại gia đình, được xác định là do tai biến mạch máu não. Hệ lụy cái chết của ông trong vụ án này qua lời nhắn với bà Rưởi là câu hỏi ai là người xúi ông xử y án tử hành Hồ Duy Hải sẽ mãi mãi không có lời đáp. Phải chăng chính vì lời xúi, sức ép nào đó cần đổ tội cho Hồ Duy Hải mà ông Lẫm đã vượt lên pháp luật chấp nhận bỏ qua chuyện lọt tội hiếp dâm.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ANNINH MẠNG!

(TNO) ĐẠI DIỆN HUAWEI KHẲNG ĐỊNH HAI “ĐẠI GIA” VIỄN THÔNG HÀNG ĐẦU CỦA VIỆT NAM LÀ CÁC “ĐỐI TÁC LỚN NHẤT” CỦA HUAWEI TẠI THỊ TRƯỜNG NÀY.

Từ nhiều năm qua, Huawei đã trở thành nguồn cung cấp chính yếu hạ tầng viễn thông cho hầu hết các nhà mạng tại Việt Nam. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào từ một nhà cung cấp thiết bị vô danh, thậm chí bị nghi ngờ nhiều mặt khi đặt chân vào thị trường mà đến nay Huawei lại chiếm được vị trí này?
'Chó sói' Huawei và nguy cơ cho an ninh viễn thông Việt Nam - Kỳ 5: Chó sói' Huawei đã cắm chân ở Việt Nam như thế nào? - ảnh 1Các chuyên gia lo ngại, việc các công ty viễn thông hàng đầu của Việt Nam sử dụng sản phẩm Huawei sẽ dẫn đến nguy cơ bị giám sát, nghe lén, theo dõi - Ảnh: ZDNet
Để có câu trả lời cần quay ngược lại thời điểm 15 năm trước. Năm 1999, sau ba năm  đặt chân ra ngoài Trung Quốc nhưng chưa có kết quả đáng kể nào, thương hiệu Huawei lần đầu tiên xuất hiện ở thị trường Việt Nam. Trước đó từ 1997 - 1998 Huawei không có điểm sáng nào trên thị trường quốc tế.
Trong cuốn sách “Nhiệm Chính Phi” (tác giả Cung Văn Ba, bản dịch tiếng Việt do Thái Hà Books xuất bản 2010) đã trích lời Lý Kiệt người phụ trách tuyên truyền của Huawei nói về giai đoạn này của Huawei tại Việt Nam như sau : “Giai đoạn lúc bấy giờ thực sự rất cực khổ. Mỗi người phụ trách chạy đi chạy lại vài quốc gia nhưng không có đơn vị nào muốn hợp tác. Lần đầu tiên có hy vọng là năm 1999 khi Việt Nam và Lào chính thức trở thành hai nước hợp tác với Huawei trên trường quốc tế”. Đây cũng là giai đoạn mà trọng tâm khai thác phát triển của Huawei là các nước đang phát triển. Khi bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam, mặc dù cực kỳ cố gắng nhưng hầu như Huawei không có được kết quả nào đáng kể. Trong giai đoạn này thị trường thiết bị viễn thông Việt Nam hoàn toàn là sân chơi của các ông lớn như Ericsson, Alcatel, Nokia, Siemens, Motorola...
Đầu những năm 2000 cũng là thời kỳ thị trường viễn thông nằm trong sự độc quyền của VNPT với hai mạng di động Mobifone và Vinaphone. Mặc dù đã có rất nhiều cuộc tiếp xúc làm việc giới thiệu thử nghiệm thiết bị với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam như có lẽ tiếng xấu về chất lượng “hàng Tàu” khiến các công ty Việt Nam không dám đặt niềm tin vào Huawei, một nhân viên người Việt làm việc cho Huawei trong giai đoạn này cho biết.

Vấp phải nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm bằng mọi giá phải đứng được ở thị trường Việt Nam, đội quân Huawei tìm cách đánh đường vòng bằng cách thông qua những dự án mang tính chất “quà tặng thử nghiệm”. Quan điểm của Huawei lúc này là “thị trường Việt Nam chưa biết, chưa có thông tin gì về sản phẩm của Huawei thì chúng tôi sẽ tặng thiết bị để khách hàng tương lai dùng thử”.
Đội ngũ quản lý và nhân viên Huawei ở Việt Nam cũng biết rõ cho dù là “quà tặng” nhưng để các thiết bị Huawei len được vào địa bàn quan trọng như Hà Nội, TP.HCM hay các đô thị lớn cũng rất khó khăn. Thậm chí để “quà tặng” lọt qua các khâu kiểm định chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật để vào được cũng có khả năng mất vài năm.
Chiến lược “dùng nông thôn bao vây thành thị” lại tiếp tục được Huawei áp dụng ở thị trường Việt Nam. Huawei đã tìm cách đưa thiết bị hỗ trợ các dự án viễn thông ở các vùng sâu, vùng xa. Theo tiết lộ của một cán bộ quản lý từng làm việc cho Huawei, việc đưa thiết bị vào các vùng nông thôn dễ hơn, do các thiết bị là quà tặng nên các đối tác Việt Nam cũng “giữ ý” và không yêu cầu kiểm tra tiêu chuẩn chặt chẽ lắm.
Các tổng đài quà tặng đầu tiên của Huawei đã được sử dụng ở cho các mạng cố định tại Cần Thơ, Đồng Tháp...từ năm 2001. Những món quà tặng này sau đó được phát triển dưới hình thức vừa tặng vừa bán. “Tức là Huawei sẽ tặng tổng đài có khả năng phục vụ 500 số, nếu muốn 1.000 số thì khách hàng phải mua thêm”. Nhờ những bước đi khôn khéo này mà những nền tảng ban đầu trong quan hệ giữa Huawei và VNPT đã được thiết lập.
Năm 2002 sau một số thử nghiệm hợp tác qua các dự án ADSL băng thông rộng, Huawei đã có được hợp đồng đầu tiên với Viettel. Cần phải nhắc lại rằng thời điểm này Viettel còn đang là một người chơi mới dò dẫm bước vào thị trường viễn thông chứ không phải Viettel của thời điểm hiện tại. Lúc ấy Viettel có ít tiền, thiết bị của Huawei thì rẻ và về mặt chất lượng cũng có thể tạm chấp nhận được. Thời điểm đó có thể coi là cơ hội của cả Viettel và Huawei nên hai bên đã gặp nhau ở điểm chung này.
Cũng phải nói thêm rằng cơ hội cho sự phát triển của Huawei một phần đến từ chính các đối thủ của nó. Theo giới chuyên môn, các công ty Ericsson, Alcatel, Nokia, Siemens, Motorola dường như đã có một thỏa thuận ngầm trong việc bắt tay giữ giá khiến cho trong suốt mười năm từ 1995-2005 giá thiết bị hạ tầng viễn thông ở Việt Nam hầu như không giảm. Mọi chuyện chỉ bắt đầu rục rịch thay đổi từ 2005 với vai trò của Huawei.

Năm 2004 khi Viettel tấn công vào thị trường di động cũng là lúc Huawei bắt đầu ăn nên làm ra tại Việt Nam. Điều đặc biệt là Huawei đã dành cho Viettel những ưu đãi đặc biệt như điều khoản hợp đồng mua thiết bị trả chậm tới 4 năm theo hình thức tín chấp. Theo tiết lộ của một chuyên gia thuộc Huawei phương án giá mà hãng này cung cấp cho Viettel thời điểm đó thấp hơn 30% so với phương án của Cisco.
Bên cạnh đó mối “lương duyên” giữa Viettel và Huawei còn được kết nối chặt chẽ nhờ sự “mềm dẻo” của Huawei đối với các yêu cầu từ Viettel. “Nếu anh mua thiết bị của một hãng phương Tây thì các khâu hậu mãi đều phải thực hiện theo đúng hợp đồng rất chặt chẽ, thậm chí kể cả anh có sự cố vào những ngày nghỉ mà liên lạc với đối tác chưa chắc họ đã nghe máy để hỗ trợ. Nhưng với Huawei thì việc phục vụ khách hàng được ưu tiên hàng đầu. Viettel cũng như các đối tác khác khi có bất cứ yêu cầu gì dù là ngoài giờ hay các dịp nghỉ lễ tết đều được Huawei đáp ứng. Có thể nói là 24/7 không có chuyện không liên lạc được”, một cán bộ phụ trách của Huawei cho biết.
Cũng trong thời kỳ 2004-2005 cùng với sự phát triển của Viettel sức bật của Huawei tại thị trường VN vượt lên hẳn so với các đối thủ khác. Trong khi Viettel liên tục tạo nên những cú sốc về giảm cước di động làm bùng nổ thị trường di động thì Huawei cũng âm thầm vượt lên trong một cuộc chiến khốc liệt không kém. Sự lớn mạnh của Huawei đồng nghĩa với việc các đại gia sản xuất thiết bị viễn thông từ châu Âu, Hoa Kỳ lần lượt bị đánh bật khỏi VN. Thị trường hạ tầng viễn thông tại VN từng bước trở thành sân chơi riêng của các doanh nghiệp Trung Quốc.

“Chó sói” Huawei tràn ngập

Theo báo cáo của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam công bố tháng 4.2013,  có tới 6/7 hãng viễn thông ở Việt Nam đang sử dụng thiết bị công nghệ của Huawei và ZTE. Đặc biệt, hiện có hơn 30.000 trạm thu phát sóng (BTS) của các nhà mạng Việt Nam sử dụng thiết bị của hai tập đoàn Trung Quốc này.
Riêng trong năm 2009, đã có hơn 5 triệu thiết bị như USB, modem, router của Huawei và ZTE đã được bán ra trên thị trường Việt Nam. Ông Trịnh Ngọc Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội an toàn thông tin (VNISA) từng nhận xét rằng đây là mối lo về an ninh, an toàn cho viễn thông trong nước. Mặc dù không có thông tin chính thức và cụ thể từ các nhà mạng nhưng theo giới chuyên môn phần lớn hệ thống hạ tầng mạng viễn thông của VNPT (bao gồm cả Vinaphone, Mobifone và một số công ty khác), Viettel (gồm cả phần mạng của EVN Telecom trước đây được sát nhập về Viettel) cũng như các mạng nhỏ khác như Gmobile, Vietnamobile đều do Huawei, ZTE... cung cấp.
Theo một chuyên gia đề nghị không nêu tên, là một quốc gia có quan hệ rất nhạy cảm với Trung Quốc việc hạ tầng mạng của Việt Nam phụ thuộc lớn vào các công ty Trung Quốc như Huawei, ZTE đã đặt ra nhiều nguy cơ và thách thức cho Việt Nam. “Mạng viễn thông Việt Nam liệu có bị nghe lén, giám sát, theo dõi hoặc bị đánh sập trong trường hợp xấu? Ngoài mạng viễn thông các hệ thống khác như ngân hàng, hệ thống điện lưới quốc gia vv có nguy cơ bị tấn công hay không?”
Cho đến thời điểm hiện tại, đại diện các nhà mạng tại Việt Nam chưa từng lên tiếng về những vấn đề liên quan đến an ninh hạ tầng viễn thông xuất phát từ vấn đề thiết bị của Huawei. Thanh Niên Online đã liên hệ với Viettel, Mobifone, Vinaphone để tìm hiểu vấn đề liên quan đến Huawei, ZTE...nhưng đều không nhận được thông tin phản hồi.
Trả lời Thanh Niên Online, một chuyên gia nổi tiếng về an ninh mạng người Việt hiện đang làm việc cho Google đã dẫn chiếu một số nghiên cứu từ các đồng nghiệp cho biết các dòng thiết bị của Huawei có rất nhiều lỗ hổng sơ đẳng, rất dễ khai thác. Tuy nhiên các lỗ hổng này chưa hẳn là backdoor mà có thể do Huawei chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề an toàn sản phẩm. Cũng theo chuyên gia này mặc dù chưa có ai phát hiện ra backdoor trong các thiết bị của Huawei nhưng vì chất lượng sản phẩm kém, người ta vẫn không cần phải có backdoor mới hack được các thiết bị Huawei. “Hơn nữa nhìn ở một góc độ nào đó thì mỗi lỗ hổng đều có thể được xem là một backdoor do lập trình viên cố ý tạo ra. Đó là ý kiến của những người ủng hộ giả thuyết Huawei có chứa backdoor của chính phủ Trung Quốc”, chuyên gia cho biết.

Chuyên gia này cũng nhấn mạnh về trung hạn (5-10 năm) Việt Nam cần phải có được đội ngũ chuyên gia kỹ sư lành nghề. “Không có cách gì giải được bài toán an toàn thông tin mà không cần kỹ sư giỏi”. Về dài hạn (10-30 năm) thì Việt Nam cần phải giảm sự lệ thuộc công nghệ vào các nước khác, nhất là đối với các hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt quan trọng. “Bước đầu tiên mà chúng ta có thể làm là tự chủ về phần mềm, rồi sau đó tự chủ về phần cứng”, chuyên gia cho biết.
Nhiều nước “cấm cửa” Huawei

Nhờ chiêu thức giá rẻ và sự hậu thuẫn của chính quyền Trung Quốc,  đến nay Huawei đã hiện diện tại khoảng 140 quốc gia. Những nghi ngờ về việc Huawei có phải là một trong những công cụ phục vụ cho mục tiêu theo dõi và đánh cắp thông tin trên toàn cầu hay không vẫn đang gây nhiều tranh cã

Trong khi hiện diện và được chào đón khắp châu Phi thì tại Ấn Độ, Huawei vấp phải sự tẩy chay mạnh mẽ với cáo buộc là mối đe dọa an ninh và những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tháng 3.2012 Úc đã quyết định cấm Huawei tham gia đấu thầu xây dựng mạng băng thông rộng quốc gia (NBN) mới của nước này. Quyết định của Úc được đưa ra dựa trên các nghiên cứu, điều tra và kiến nghị của  Cơ quan Tình báo An ninh Úc (ASIO).

Sự nghi kỵ và cảnh giác lớn nhất dành cho Huawei đến từ Mỹ. Dù là một đại gia với thị phần đáng kể trên toàn cầu nhưng đến nay Huawei  vẫn chưa thể ký được hợp đồng nào với các hãng viễn thông khổng lồ của Mỹ như AT&T, Sprint, T-Mobile hay Verizon. Chính giới Mỹ tin rằng Huawei là công cụ của Bắc Kinh trong cuộc chiến tình báo nhắm tới Hoa Kỳ. Tháng 10.2012 sau một năm điều tra, Ủy ban tình báo Hạ viện Hoa Kỳ cũng công bố báo cáo cho biết, có bằng chứng rằng hai tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông TQ là Huawei và ZTE đang trở thành hiểm họa an ninh đối với Mỹ. Chủ tịch Ủy ban Mike Rogers thậm chí kêu gọi các công ty Mỹ chấm dứt làm ăn với Huawei.

Theo Chủ tịch Mike Rogers, trong suốt gần một năm điều tra, cả Huawei và ZTE đều tỏ thái độ bất hợp tác với Ủy ban Tình báo. Cơ quan này cũng cho biết họ đã nhận được những cáo buộc đáng tin cậy cho thấy Huawei có thể đã phạm tội hối lộ, tham nhũng, phân biệt đối xử và vi phạm bản quyền. Ủy ban tình báo Hạ viện Hoa Kỳ cũng đã yêu cầu Ủy ban về đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS),  một hội đồng liên bộ phụ trách giám định các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia liên quan đến các thương vụ đầu tư nước ngoài vào Mỹ do Bộ trưởng tài chính đứng đầu, phải ngăn chặn mọi vụ sáp nhập tại Mỹ liên quan đến Huawei hoặc ZTE.

Trước đó vào 2011, CFIUS từng phản đối việc Huawei mua lại 3leaf, một công ty sản xuất máy chủ bị phá sản, căn cứ trên những quan ngại về an ninh. Huawei sau đó cũng đã phải từ bỏ thương vụ này.

Trong cuộc phỏng vấn hồi 7.2013 với tạp chí Australian Financial Review, Michael Hayden, người từng giữ chức giám đốc Cơ quan an ninh Mỹ (NSA) (1999-2005) và giám đốc Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) (2006-2009) đã thẳng thừng khẳng định chuyện Huawei làm gián điệp cho Bắc Kinh là điều “không phải bàn cãi”. Theo Hayden, TQ đã tiến hành các hoạt động do thám toàn diện với phương Tây và ông này tin chắc rằng Huawei sẽ chia sẻ các thông tin họ có được với chính quyền TQ.

James Lewis, một thành viên của CSIS và là cựu quan chức Bộ Ngoại giao chuyên về các rủi ro công nghệ thương mại, cho rằng các nhận xét của Hayden phản ánh quan điểm của chính phủ Mỹ. "Các quan chức trong các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã từng nói riêng với tôi rằng Huawei là một mối đe dọa an ninh quốc gia", Lewis cho biết.

Năm 2012, Michael Maloof, nguyên chuyên gia phân tích chính sách bảo mật của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã cảnh báo chính quyền TQ có thể truy cập trên diện rộng đối với 80% thông tin liên lạc của thế giới. Theo chuyên gia này “năng lực” trên cho phép TQ có khả năng tiến hành hoạt động gián điệp công nghiệp từ xa và thậm chí phá hoại về mặt điện tử các cơ sở hạ tầng trọng yếu ở Hoa Kỳ và các nước công nghiệp khác.
Trường Sơn
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nổ quá đà!


Hà Văn Thịnh
MTG - Một ông quan thanh tra của Bộ GTVT, bỗng dưng nổi hứng lên tuyên bố rằng dự án chục tỷ, sai sót, thất thoát một tỷ là… TỐT rồi (Đất Việt, 14:33, 28.1.2015). Một ông là cán bộ tuyên giáo ngay giữa thủ đô – tuyên bố khơi khơi rằng ngày tết, bắn pháo hoa là để giúp cho người nghèo QUÊN đi cái khó, cái nghèo (Đất Việt,19:03, 27.1.2015). Một chị là Biên tập viên của Đài Truyền hình Quốc gia, “tự nhiên’ cho rằng nghệ sĩ Thanh Nga tự sát, “nên” (người nghe chắc chắn sẽ hiểu là tự sát cũng được đặt tên đường) sắp tới sẽ đặt tên đường ở TP HCM…

Một tuần mà có đến 3 dẫn chứng điển hình thì rõ ràng, người dân không choáng, không thất kinh mới là chuyện lạ.

Một trong những thói xấu của người Việt là hay nói to ở chốn đông người. Có thể do không biết kiềm chế, điều tiết âm lượng vừa phải; cũng có thể do cái tôi lớn quá, thích ra vẻ ta đây quá… Không ít bè bạn quốc tế phàn nàn về cái lối vừa thiếu văn hóa, vừa kém tôn trọng người khác của không ít người Việt. Thế nhưng, nếu so với cách phát ngôn văng mạng của quan chức trong mấy ngày gần đây thì nói to (nhưng không sai) ở chỗ đông người, chẳng là cái gì khi so với sự ngoa ngôn, sàm ngôn của các bậc chức sắc…

Đài truyền hình và cán bộ tuyên giáo chắc chắn thuộc về ‘đẳng cấp’ nói năng chuẩn mực vì nghề của họ là nghề nói mà. Còn Bộ GTVT chắc chắn là cơ quan nắm trong tay rất nhiều tiền của, chẳng hạn, mùa mưa bão, ai biết được bao nhiêu tấn đất cát bị bão lũ cuốn trôi? Vì có nhiều tiền dân, của nước nên đội vốn 300 triệu USD thì coi là ‘mới điều chỉnh một tỷ’, còn sai phạm khoản tiền đủ cho 1.000 sinh viên sống trong một tháng thì cho là chuyện.. tốt đẹp?

Đừng nói là nhầm lẫn hay lỡ lời bởi cha ông có dặn rồi: Lời nói không mất tiền mua/ Lựa lời mà nói để… lừa lẫn nhau.

Xin hỏi các quan, nếu như bắn pháo hoa để cho dân quên cơ cực, bần hàn thì cái sự quên ấy kéo dài mấy phút hay mấy chục phút?

Chẳng lẽ cả một cách làm, quan điểm mà chỉ nhằm xoa dịu nỗi đau có mươi lăm phút thôi sao? Tiền tỷ với các ngành nắm trong tay hàng trăm ngàn tỷ dĩ nhiên là chuyện nhỏ nhưng thất thoát, sai phạm mà cứ coi là tốt thì đến bao giờ đất nước mới khá lên?

BTV một đài truyền hình cũng không thể biện minh vì cái lỗi (cứ cho là lỡ ấy) phạm phải là rất nghiêm trọng. Đặt tên đường phố chưa bao giờ là chuyện nhỏ. Nó là văn hóa, là chính trị, là sự tôn vinh, trân trọng những đóng góp to lớn của người đã khuất, nên sẽ chẳng bao giờ có chuyện đã tự sát lại còn vinh danh.

Cái nguyên tắc tối giản của phổ văn hóa (tạm coi là thế), đó là, phải có cái nền cơ bản về văn hóa mới có quyền ‘thay mặt’ đất nước, chính quyền để phát ngôn. Nguyên tắc đó không cho phép bất kỳ một ai nhầm lẫn. Chẳng hề vô cớ khi cha ông xưa đã minh triết bốn cái cần phải học trong cuộc đời là, học ăn, học nói, học gói, học mở. Trong vòng mấy tháng gần đây, VTV sai, lẫn lung tung là điều khó chấp nhận. Chưa thấy quan chức nào bị ảnh hưởng; chẳng lẽ cứ đổ riết cho ‘cậu đánh máy’ hết năm này qua năm khác?

Mùa xuân đang đến, tết nhất đã cận kề, xin các vị quan chức đừng làm người dân buồn phiền thêm nữa bởi vô số kiểu ngoa ngôn, lộng ngôn, sàm ngôn, cay đắng ngôn….

Không có những chuyện ấy cuộc sống cũng phức tạp, vất vả lắm rồi. Xin các vị hãy coi trọng hơn một chút tiền thuế của dân, hiểu đúng hơn một chút cái khó, cái khổ của người nghèo và biết thêm một chút về kiến thức để dễ bề ăn nói cho dân hiểu, dân tin…

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lễ chém lợn, ăn thịt chó và ‘ngáo ộp’ truyền thống


Nguyễn Công Thảo
VNN - Liệu có khôn khéo không nếu cứ khư khư bao biện đây là tục lệ, truyền thống mà bỏ qua ý kiến từ bên ngoài?

Tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia) mới đây bày tỏ quan điểm cho rằng nên bỏ lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh cũng như một số nghi lễ có lối đối xử tàn bạo đối với động vật, nhất là khi có sự chứng kiến của nhiều người, trong đó có cả trẻ em. Ý kiến này nhận được nhiều quan điểm khác nhau từ công luận, người ủng hộ có, người phản đối có.

Bài viết này là quan điểm cá nhân của một người làm công tác nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa, phát triển. Mục đích của nó là góp thêm cách nhìn, nhận định về đâu đó những thực hành văn hóa cũ, có thể không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Truyền thống là gì?

Để đưa ra cách hiểu thấu đáo, tường tận thế nào là văn hóa truyền thống là việc làm đòi hỏi nhiều thời gian và công sức mà khuôn khổ một bài báo không làm nổi. Tuy nhiên, cách hiểu mang tính ngầm định chung nhất là khi nói đến truyền thống hay văn hóa truyền thống, người ta nói đến những thực hành, tập quán mang đủ các giá trị “chân, thiện, mĩ”, mang tính phổ quát, đại diện chung cho một cộng đồng cụ thể.

Nói một cách dân dã thì đó là những thực hành mang tính nhân văn, có giá trị giáo dục, hướng người ta đến cái đẹp, cái thiện. Những giá trị này còn nguyên vẹn trong hiện tại và được cộng đồng chấp nhận. Khái niệm cộng đồng ở đây cần được hiểu theo nghĩa rộng, thường là tộc người, dân tộc hay chí ít cũng là một vùng địa lí.  Có thể lấy ví dụ như khi ra nói về truyền thống hiếu học, chống ngoại xâm của người Việt Nam.

Đối với những thực hành văn hóa từng phổ biến một thời, giờ cơ bản không còn nữa, khái niệm “tục, phong tục, tập quán” thường được sử dụng hơn. Việc không phổ biến nữa xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bị chi phối bởi các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau. Có thể kể ra nhiều ví dụ về dạng này: tục ăn trầu, tục đa thê hay tập quán du canh du cư…

Trong khá nhiều trường hợp, tục, lệ, hay phong tục có thể phổ biến trong một cộng đồng nhỏ hơn như làng bản, dòng họ, nhóm xã hội, nghề nghiệp. Chính vì thế, khi đề cập đến thực hành văn hóa phổ biến của làng nào đó, người ta thường sử dụng những khái niệm này thay vì truyền thống. Dĩ nhiên, sự phân biệt này chỉ có tính tương đối, trong một số trường hợp, truyền thống và phong tục, tục lệ có thể được dùng với ý nghĩa tương đồng.

Tục lệ có luôn luôn đúng?

Xã  hội loài người luôn vận động với nhiều sắc màu khác nhau. Mỗi giai đoạn phát triển gắn với những thực hành, giá trị, chuẩn mực cụ thể. Có những tục lệ đã và đang còn nguyên giá trị, được cộng đồng lưu giữ, nhưng cũng không ít đã mai một, thậm chí biến mất bởi không còn phù hợp nữa. Ví dụ điển hình nhất là tục đốt pháo mỗi dịp hiếu, hỉ hay mừng năm mới vốn từng phổ biến nhưng đã chấm dứt gần 2 thập kỉ nay.

Đưa ra đánh giá một tục lệ cụ thể nào đó dĩ nhiên là một việc không dễ, cần cái nhìn từ nhiều chiều kích. Rõ ràng quan điểm của chủ thể hay người thực hành tục lệ đó là vô cùng quan trọng, không thể bỏ qua, bởi họ là người hiểu hơn ai hết ý nghĩa cũng như chịu tác động trực tiếp của tục lệ đó.

Tuy nhiên, trong một thế giới phẳng ngày nay, những chủ thế văn hóa đó cũng cần phải thận trọng xem xét, đánh giá lại một cách khách quan tục lệ của mình, lắng nghe ý kiến từ bên ngoài, xem xét tính chất lan tỏa từ việc thực hành tục lệ ấy đến  các cộng đồng xung quanh, nhất là khi họ cũng tham dự vào những thực hành ấy chí ít với tư cách người quan sát. Liệu có khôn khéo không nếu cứ khư khư bao biện đây là tục lệ, truyền thống mà bỏ qua ý kiến từ bên ngoài? Câu chuyện ồn ào về tục ăn thịt chó ở xứ ta thời gian vừa qua là một ví dụ.

Đừng nhân danh truyền thống

Suốt nhiều thập kỉ, vì các lí do khác nhau, khá nhiều sinh hoạt văn hóa, lễ hội dân gian không có điều kiện tổ chức nay “nở rộ” khắp nơi. Tuy nhiên, việc phục dựng các thực hành văn hóa cần cẩn trọng và có những thay đổi nếu cần thiết, bởi lẽ truyền thống không phải được tạo ra sau một đêm và bất biến. Trái lại, nó được hình thành, hun đúc, đổi mới trong suốt chiều dài lịch sử. Chính vì thế, truyền thống cần phải được coi là “tài sản” chung của cả cộng đồng, phải liên tục được tiếp biến, làm mới cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của thời đại.

Việc khư khư duy trì máy móc các tục lệ cũ sẽ đem lại hệ quả tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Có thể nhìn thấy điều này qua tục lệ của nhiều tộc người ở nước ta: tục kết hôn sớm hay tục “nối dây” ở nhiều dân tộc thiểu số; tục đốt pháo hay “ngăn sông, cấm chợ” trong kết hôn, tục thách cưới… ở nhiều làng Việt. Chính vì lẽ đó, nhiều tục lệ không phù hợp đã được bãi bỏ hoặc cách điệu như tục săn đầu người, hút thuốc phiện, đa thê ở người Việt cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác?

Giống như nhiều người, tôi không ủng hộ và không muốn chứng kiến cảnh chém đầu lợn, đâm trâu… trong bất kì lễ hội nào. Thiết nghĩ, nếu luận giải rằng đó là cách truyền tải thông điệp giáo dục thế hệ sau về tinh thần thượng võ hay bất cứ lí do nào khác thì thiếu gì cách? Ý nghĩa của thông điệp này có mất đi không nếu ta biến các thực hành này ở dạng mô phỏng, tượng trưng hoặc đơn giản hơn là thay thế những con vật thật bằng hình nộm với chất liệu phù hợp?

Tôi còn nhớ trước đây, trước mỗi lần thịt vật nuôi trong nhà những dịp lễ tết, bố mẹ tôi thường lẩm nhẩm mấy câu với đại ý “thôi thì kiếp này mày là…; tao hóa kiếp cho mày để kiếp sau lên làm người”…

Rồi gần đây, trong một chương trình truyền hình giới thiệu về kĩ năng sinh tồn trên kênh Discovery, tôi cũng chứng kiến cảnh người ta âu yếm, vuốt ve, bày tỏ lòng biết ơn con vật trước khi kết liễu chúng làm thức ăn. Những người làm chương trình đã vô cùng khôn khéo khi không quay và đưa cảnh này lên truyền hình. Người xem vẫn hiểu, nào cần máu me hay tiếng kêu thảm thiết, ánh mắt bi thương của con vật tội nghiệp.

Đã đến lúc chúng ta nên dừng việc “nhân danh truyền thống” mà bảo thủ trước nhu cầu đổi mới. Sẽ khó lòng “hội nhập” để “hóa Rồng” nếu truyền thống vẫn được khư khư đem ra như con ngáo ộp để biện giải cho cách nhìn thiển cận.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

4 con đường 'độc món' ở Sài Gòn


Sài Gòn cũng giống Hà Nội, có những con đường chỉ bán độc 1 món, hoặc nổi tiếng tới mức nhắc đến tên đường là đọc ngay ra tên món ăn bán trên đường đó. Bạn có biết, đó là những con đường nào không?

< Phố ốc trên đường Vĩnh Khánh, quận 4.

Ẩm thực Sài Gòn mặc dù vô cùng phong phú, nhưng đôi lúc bạn sẽ cảm thấy bực mình sự sự "lộn xộn" của nó và bạn chỉ ước một điều rằng "phải chi ở Sài Gòn có một con đường nào đó chỉ bán duy nhất một loại món ăn để "dễ xử" hơn".

Sự tiện lợi của những con đường ẩm thực một món kiểu này đó là bạn chẳng cần phải lăn tăn đến vấn đề "đứng núi này trông núi nọ", hay lỡ gọi món này nhưng thấy món khác thì lại muốn ăn thêm. Dulichgo

Đặc biệt thông thường với một dãy đường mà chỉ bán duy nhất 1 món ăn thì chắc chắn sự "cạnh tranh" về mặt chất lượng cũng rất lớn. Vì thế bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn, và chắc chắn trong cả dãy đường sẽ tìm được một quán chất lượng nhất và hợp với khẩu vị, cũng như túi tiền của bản thân nhất.

Sài Gòn cũng giống Hà Nội, có những con đường chỉ bán độc 1 món, hoặc nổi tiếng tới mức nhắc đến tên đường là đọc ngay ra tên món ăn bán trên đường đó. Bạn có biết, đó là những con đường nào không?

1. Đường ốc - Vĩnh Khánh

Sài Gòn cực kỳ nổi tiếng với các món ốc. Nhắc đến ốc thì người Sài Gòn lại nghĩ ngay đến quận 4, đặc biệt là đường Vĩnh Khánh.

Trên con đường này có vô số hàng ốc từ to đến nhỏ, từ quán sang cho đến những quán cóc - lề đường đều có đẩy đủ. Chẳng cần phải đến lễ lộc hay cuối tuần, hàng đêm cả con đường này đều bắt đầu trở nên nhộn nhịp. Khách hàng thì rôm rả cười nói với những câu chuyện phiếm bên bàn nhậu, còn người bán thì tất bật với những đĩa ốc, bếp than hồng để kịp phục vụ khách.

Không chỉ thế, mỗi lần bạn đi ngang qua con đường này thôi thì cũng nghe được thoang thoảng mùi ốc nướng, ốc xào,... thơm phức đến muốn sôi bụng.

2. Nguyễn Cảnh Chân - trái cây dĩa cổ điển

Trái cây dĩa cũng là một trong những món ăn có từ rất lâu của Sài Gòn. Vì vậy mà giờ đây món ăn này không thể tránh khỏi việc bị "biến tấu" để kịp đuổi theo khẩu vị và nhu cầu của người Sài Gòn vốn nổi tiếng sành ăn.

Nào là trái cây tô, trái cây dĩa sữa chua, trái cây dĩa với rau câu,... đủ các loại khác nhau.

Tuy nhiên tại con đường Nguyễn Cảnh Chân này thì bao lâu nay vẫn duy trì bán món trái cây dĩa cổ điển, chỉ với vài loại hoa quả "cây nhà lá vườn" như: lòng mứt, táo, dưa gang, dưa hấu, thanh long, bơ, xoài, mít,... vào mùa thì sẽ có thêm nhãn, vải, chôm chôm,... Nhưng đặc biệt ở đây vẫn giữ món mứt dừa dẻo và siro dâu - vốn là hai món ăn kèm với trái cây dĩa đầu tiên và nổi tiếng của Sài Gòn từ ngày xưa.

3. Đường sủi cảo - Hà Tôn Quyền

Con đường này đã từng được nhắc đến rất nhiều trong các bài ẩm thực trước đây. Bởi vì đây là một trong những con đường ẩm thực đặc biệt của Sài Gòn.

Hà Tôn Quyền là con phố chỉ bán món sủi cảo - một món ăn tương tự hoành thánh nhưng với nhân thịt và tôm tươi đặc trưng của người Hoa. Đây là nơi được nhiều người nhắc đến nhất nếu muốn thưởng thức sủi cảo, vì sủi cảo ở đây thuộc dạng "bí truyền" lâu đời và cũng đã có tiếng từ rất nhiều năm về trước. Dulichgo

4. Chè Thái - Nguyễn Tri Phương

Nguyễn Tri Phương là một con phố dài và ẩm thực vô cùng đa dạng, đặc sắc. Nhưng tập trung đông đảo nhất thì phải kể đến món chè Thái "thần thánh" được nhiều khách xem là không không đâu bán ngon bằng những hàng chè trên con đường này.

Rất nhiều năm về trước, trên đường Nguyễn Tri Phương chỉ có duy nhất một tiệm chè tên là Ý Phương nổi tiếng với món chè Thái được làm tại nhà. Từ khi nổi tiếng, hàng chè này mỗi ngày thu hút rất nhiều lượt khách đến ăn,dần dần các nhà ở cạnh bên bắt đầu mở ra nhiều hơn và tạo thành một con đường san sát bởi những tiệm chè ngày một khang trang.

Một món chè ngọt với vị béo của sữa và hương thơm sầu riêng đặc trưng của mảnh đất Thái Lan giờ đây đã tràn ngập trên đường phố Sài Gòn là điều mà không ai ngờ tới. Tuy nhiên trong suốt nhiều năm qua những tiệm chè Thái nằm trên con đường này đều không hề giảm chất lượng và vẫn luôn là điểm đến đầu tiên mỗi khi người Sài Gòn nhắc đến chè Thái.

Theo Trí Thức Trẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tự do và sợ hãi


Tuấn's Blog
Một trong những bộ phim đáng nhớ của đầu năm 2015 này, đó là chuyện kể của đạo diễn Ridley Scott về cuộc di dân của gần 400.000 người Do Thái về miền đất hứa, khao khát thoát khỏi ách nô lệ của Ai Cập. Bộ phim vẽ lại một hành trình dài của con người muốn vượt thoát sự thống trị, thoát khỏi sợ hãi để đến bến tự do. Mọi thứ được đánh đổi, chấp nhận để cái có được mơ hồ nhưng kiêu hãnh: sự tự do của bản thân mình, dân tộc mình. Bộ phim Exodus: Gods and Kings có thể làm cho bất kỳ một dân tộc nào đang bị đàn áp trên thế giới phải rơi nước mắt cùng hy vọng.

Đây lại là một siêu phẩm của Hollywood với ngân sách lên đến 140 triệu USD, tuy nhiên chỉ trong 4 tuần công chiếu, bộ phim này đã thu về hơn 60 triệu USD. Diễn viên Christian Bale tiếp tục lại chinh phục khán giả với vai diễn khắc nghiệt, diễn đạt nhân vật Moses, người khởi xướng cuộc cách mạng, dẫn dắt hàng trăm ngàn người Do Thái bước qua sợ hãi, đoàn kết và thoát khỏi sự thống trị tưởng chừng như muôn đời qua các đời Pharaoh Ai Cập. Dù ở bên cạnh Ai Cập, những con người Do Thái nhục nhằn và cam chịu không bao giờ coi biên giới đó là sự hữu nghị cần thiết hay lời cam kết chấp nhận cúi đầu. Thật khó tả cảm giác về cảnh Ramses, Pharaoh đương thời của Ai Cập ra lệnh mỗi ngày hành quyết một gia đình người Do Thái, cho đến khi nào người Do Thái tự nguyện tố giác và giao nộp Moses cho triều đình. Như mọi ví dụ về các chế độ độc tài của lịch sử chống lại loài người, Ramses muốn gieo rắc sự sợ hãi để trấn áp người dân để cai trị, gieo rắc sự khủng bố để bảo vệ quyền lực của mình. Thế nhưng, khi những người Do Thái gầy gò, mệt mỏi quay về từ buổi hành hình, người ta không nghe tiếng khóc trẻ con, tiếng than thở… mà chỉ có tiếng thì thầm “hãy giúp cho tôi vũ khí, tôi muốn chiến đấu”.

Phút giây ngắn ngủ đó, nhắc nhở muôn vạn điều. Khi vượt qua sợ hãi và nghĩ đến điều cần phải hành động cho tự do, cho tương lai, mọi dân tộc trên thế giới này đều có những biên niên sử vĩ đại. Năm 73 trước Công nguyên, gã nô lệ Spartacus người Thracia lãnh đạo đoàn chiến binh nô lệ trở thành nỗi kinh hoàng của đế chế La Mã. Năm 1258, hàng ngàn người dân nhà Trần quyết cùng thực hiện kế sách ‘thanh dã’ (vườn không nhà trống), hy sinh mọi thứ để đối đầu với 30.000 quân Mông Cổ bách chiến bách thắng của Ngột Lương Hợp Thai, để giành tự do cho quê nhà. Đâu đâu cũng vậy, khi một dân tộc cùng với những người đứng đầu không hèn hạ, không thỏa hiệp, thì không có nỗi sợ hãi nào có thể ngăn họ nghĩ đến tương lai bằng sức mạnh danh dự.

Khi đoàn người của Moses đứng trước biển biển Đỏ, sóng dữ và bao la. Đằng sau thì đoàn chiến xa của vua Ramses đang đến gần. Có những người dân đã kinh hoàng la lên “tại sao chúng ta không quay lại Ai Cập, có là nô lệ thì chúng ta cũng có cái ăn, và không bị giết”. Không có câu trả lời cho những lý luận đó. Những lý luận đã trở thành đương thời của thế kỷ 21 khi con người quen việc phủ lên sự đê hèn của mình bằng ngôn từ nhung lụa. Đạo diễn Ridley Scott đã dùng hình ảnh để trả lời tất cả. Những người đàn bà ôm con nhỏ lao thẳng vào dòng nước. Những cụ già chống gập khập khiễng bước đi. Nếu biển không cạn để gần nửa triệu người đó băng qua, họ đã chết. Lịch sử sẽ ghi lại một câu chuyện thương tâm rằng vào thời cổ đại Ai Cập, 1.300 năm trước Công nguyên, người Do Thái đã chọn cái chết chứ không chịu làm nô lệ.

Trong chuyện cổ tiếng Hebrews, Chúa đã làm phép tách biển làm đôi để người Do Thái tìm đến tự do. Nhưng trong cách kể chuyện không bị lệ thuộc vào tín ngưỡng của đạo diễn Ridley Scott, ông đã diễn đạt bằng khoa học rằng chính các vòi rồng vào thời điểm đó đã hút nước biển cạn trong một khoảng thời gian và tạo nên một sinh lộ thần kỳ cho người Do Thái trước khi quân Ai Cập ập đến. khi được hỏi về phân đoạn này, Ridley Scott nói trên tờ Esquire rằng “tín ngưỡng chính là nguồn gốc lớn nhất của sự dữ. Con người bị xâu xé bởi ý nghĩa chúa trời riêng của mình, thế nhưng trớ trêu thay thượng đế chỉ có một”. Vốn là người theo tin thuyết bất khả tri, Ridley Scott tin rằng cuộc vượt thoát đầy tính sử thi đó, duy nhất bắt nguồn từ niềm tin vào tự do và lòng quả cảm vượt qua sợ hãi của người Do Thái.

Phim Exodus: Gods and Kings không có kết thúc. Hành trình của ông Moses và những người dân Do Thái còn miệt mài. Ông ra đi khi là một dũng sĩ cho đến khi tóc bạc phơ, run rẩy trên chiếc xe về vùng đất hứa. Câu chuyện như một ẩn dụ về hành trình đến tự do của mỗi dân tộc không bao giờ có đoạn kết. Tự do là cuộc tìm kiếm không ngừng, ngay cả khi những nhà lãnh đạo lừa dối bạn rằng tự do đang ở cùng bạn. Miến Điện hay Cuba có thể khác ngày hôm qua, nhưng tự do vẫn còn ở xa xa phía trước. Tự do là con đường chứ chưa bao giờ là đích đến trên thế gian này. Tự do chỉ hiển hiện với những con người đi tim nó, chứ không thể là miếng ăn sợ hãi và nỗi nhục nhằn sống trong nô lệ ở trước bờ biển Đỏ ầm ầm sóng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lô-gích Ngẫu Nhiên


In bài nàyGởi bài qua E-mail

Hoàng Thảo   





    Ghi chú của tác giả: Truyện này chỉ là một thử nghiệm kỹ thuật thể hiện. Cốt truyện phần nào mô phỏng theo ‎ý tưởng của truyện ngằn "Inflexible Logic" của tác giả Russell Maloney đăng trên tạp chí The New Yorker từ năm 1940.

Rất tình cờ, sáu con khỉ đột ấy đã bước vào cuộc đời Tuấn và làm thay đổi cả định mệnh. Tất cả bắt đầu từ một chiều nhàm chán như mọi ngày trong quán cà phê ở thành phố cao nguyên này. Đã gần 7 giờ tối. Những người khách chỉ muốn uống một ly nước rồi trở về nhà cho kịp bữa ăn chiều thì đã đi hết cả. Giờ này thường chỉ còn lại trong quán những kẻ không có ai chờ đợi ở nhà hay những kẻ không còn ai muốn chờ đợi nữa.

Tuấn ngồi tán gẫu cho qua thời gian với đám bạn hữu trong giới văn nghệ. Ánh mắt anh dán vào màn hình TV ở góc quán đang phát một chương trình ca nhạc MTV, mái đầu gật gù chiếu lệ theo những câu chuyện của đám bạn. Toàn những chuyện cũ mèm nhưng cứ lập đi lập lại mãi về những thiên tài đang ngồi sờ sờ trong quán cà phê này mà không ai biết, về những tuyệt tác nghệ thuật mãi mãi chỉ là lời cửa miệng… Một ai đó đang bình phẩm một cuốn tiểu thuyết đang ăn khách. Những lời loáng thoáng làm Tuấn chú ý.

– …Ờ, thằng đó viết cũng được đấy. Nhưng có gì lạ đâu mà báo chí khen ngợi lắm thế! Nói cho cùng, cứ cho sáu con khỉ đột ngồi gõ máy tính bậy bạ thì trong vòng một triệu năm chúng cũng đẻ ra được mọi kiệt tác trong văn học sử thế giới!

– Mấy con khỉ đột làm gì vậy? – Tuấn chồm người về phía “nhà phê bình văn học” kia, tò mò hỏi thêm.

– À, đó chỉ là một ví dụ về lý thuyết xác suất đấy mà! – “Nhà phê bình” được dịp lên lớp cho Tuấn một bài. – Các nhà toán học thường dùng ví dụ này để minh họa cho quy tắc quân bình của sự ngẫu nhiên. Cứ cho sáu con khỉ đột ngồi gõ loạn xạ trước máy đánh chữ hay máy tính thì tới lúc nào đó chúng sẽ tái tạo lại tất cả những áng văn trong lịch sử nhân loại. Có vô số cách kết hợp các chữ cái và chữ số để tạo thành những câu văn có nghĩa. Lũ khỉ đột này sẽ tạo ra mọi câu văn có nghĩa ấy, hiểu không? Tất nhiên là lũ khỉ cũng sẽ sản xuất ra cả tấn những từ ngữ ngọng nghịu, bá láp, vô nghĩa. Nhưng theo xác suất ngẫu nhiên, cuối cùng chúng cũng sẽ viết ra hết mọi kiệt tác văn học của thế giới.

Tuấn thích thú với ý tưởng này. Đây đúng là loại… trò khỉ mà anh cần để xua tan đời sống nhàm chán thường nhật. Anh hỏi thêm:

– Nhưng nếu như có một con khỉ rốt cuộc đã chép lại được một cuốn sách, chính xác đến dấu chấm hết cuối cùng, nhưng lại bỏ sót dấu chấm ấy thì sao? Trường hợp đó có được xem là đã hoàn tất việc chép lại cuốn sách ấy không?

– Tôi cho là không, – “nhà phê bình” suy nghĩ một lúc rồi đáp. – Có thể con khỉ ấy sẽ lại gõ máy chữ hay máy tính tiếp tục, viết lại cuốn sách ấy từ đầu và thêm vào cuối cùng dấu chấm hết đã bỏ sót.

– Vô lý quá! – một người ngồi chung bàn kêu lên.

“Nhà phê bình” hăng hái bảo vệ ý kiến của mình.

– Nghe thì có vẻ phi lô-gích, nhưng đó là một giả thuyết toán học hoàn toàn nghiêm túc. Đó là…

Tuấn chẳng buồn nghe những lời hùng biện cao siêu của “nhà phê bình” nữa. Trong đầu anh đã có một ý định. Anh ngẫm nghĩ một lúc rồi hỏi “nhà phê bình” sau khi anh ta đã rao giảng xong một bài sơ yếu về lý thuyết xác suất mà Tuấn biết chắc là anh ta cũng chẳng hề hiểu gì ráo.

– Thế đã có ai từng tập hợp lũ khỉ đột lại để thí nghiệm cái quy luật ngẫu nhiên ấy chưa?

“Nhà phê bình” nhìn anh như nhìn một thằng khùng.

– Ai rỗi hơi mà làm cái… trò khỉ ấy chứ!
oOo


Hai tháng sau. Tuấn ngồi trong phòng khách nhà anh vừa uống cà phê vừa tán gẫu với Phát –người bạn thân là giảng viên toán học ở Đại học Bách khoa Tp.HCM. Bàn tay run run khuấy tan những hạt đường trong đáy tách cà phê đen đậm, giọng Tuấn ngập ngừng:

– Phát à, tôi mời anh đi cả trăm cây số lên đây… vì một lý do đặc biệt. – Tuấn hít một hơi dài để lấy lại điềm tĩnh. Chắc anh còn nhớ trước đây tôi có gửi email cho anh hỏi về một… giả thuyết toán học?

– Nhớ mà! – Phát đáp nhanh nhảu. – Nhớ rõ lắm. Về chuyện sáu con khỉ đột và văn học sử chứ gì! Và tôi đã trả lời email của anh rằng đó là một ví dụ rất phổ biến về quy luật ngẫu nhiên trong lý thuyết xác suất.

– Đúng thế, – Tuấn ngần ngừ một chút rồi nói luôn một mạch. – Tôi đã quyết định thí nghiệm. Tôi chỉ là một người bình thường nhưng muốn đóng góp chút công sức cho khoa học. Một người bạn làm giám đốc Sở thú đã cho tôi mượn dài hạn sáu con khỉ đột còn tơ. Tôi muốn…
Phát ngắt lời anh:

– Vậy là anh cho sáu con khỉ đột ngồi gõ máy tính để xem chúng có tạo ra được áng văn tuyệt tác nào không chứ gì?

– Đúng vậy! Sáu con khỉ đột còn tơ, khỏe mạnh. Tôi dọn lại nhà kho sau vườn, cho lắp đặt sáu máy vi tính cài sẵn chương trình soạn thảo văn bản Winword. Mua luôn sáu cái máy in laser và cả kho giấy A4. Mọi chuyện rất dễ dàng.

Phát mỉm cười thú vị.

– Đúng là chuyện chưa từng nghe tới. Nhưng tôi không ngạc nhiên đâu. Lúc tôi học cao học, ông giáo sư dạy tôi còn bắt các nghiên cứu sinh tung hứng các đồng xu để xem số lần sấp ngửa của đồng xu có bằng nhau hay không. Tất nhiên là số lần đồng xu rơi sấp bằng số lần rơi ngửa.

Tuấn nhìn đăm đăm vào nét mặt của Phát.

– Vậy anh tin rằng những nguyên lý xác suất hay ngẫu nhiên gì đó sẽ đứng vững trong các thử nghiệm thực tế?

– Hẳn rồi.

– Vậy thì tốt nhất là anh nên xem tận mắt cái này.

Tuấn đưa Phát từ phòng khách theo hành lang băng qua phòng ngủ ra phòng ăn, nhà bếp và đi ra nhà kho sau vườn. Ngay giữa nhà kho đã dọn dẹp rộng rãi, tươm tất là sáu chiếc bàn bên trên đặt sáu chiếc máy tính và sáu máy in. Dưới gầm bàn là những giỏ rác đựng giấy rỗng không. Xếp ngay ngắn dọc theo bốn chân tường là những chồng giấy trắng được buộc dây và đánh số cẩn thận. Ở một góc nhà, treo lủng lẳng từ trên trần thả xuống là một nải chuối chín vàng. Tuấn cầm một xấp giấy ở góc tường gần bên đưa cho Phát xem.

– Đây là năng suất hôm nay của Khỉ đột A, biệt danh Bi, – Tuấn nói.

– “Những người khốn khổ”: Tiểu thuyết của Victor Hugo. – Phát đọc lớn tựa đề rồi xem qua mấy trang đầu của xấp giấy A4 dày cộm. Phát lật trang càng lúc càng nhanh rồi kêu lên sửng sốt. – Này Tuấn, anh muốn nói rằng con khỉ con này đã viết ra…

– Chính xác từng dấu chấm, dấu phẩy đấy. Tôi và vợ tôi đã thay phiên nhau đối chiếu với bản in “Những người khốn khổ” có trong tủ sách gia đình. Viết xong “Những người khốn khổ” rồi, bây giờ con khỉ Bi đó lại bắt đầu viết “Tội ác và hình phạt” của Dostoievsky đấy.Với tốc độ gõ phím thế này thì nón phải bận rộn cả tháng nữa mới xong.

– Còn những con khỉ khác? – Phát tái mặt, nói không thành lời. – …Tất cả chúng đều…

– Đúng thế! Tất cả đều viết ra những tác phẩm hiện có trong văn học sử thế giới. Truyện trinh thám Sherlock Holmes của Conan Doyle này, “Chiến tranh và hòa bình” của Lev Tolstoy này, “Hóa thân” của Franz Kafka này, có cả “Truyện Kiều” của Nguyễn Du và “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu nữa chứ! Tôi có thể nói gọn với anh là từ khi tôi bắt đầu thí nghiệm này, khoảng hai tháng nay, không có con khỉ nào làm hỏng một tờ giấy nào. Chúng cứ gõ miệt mài trên máy tính, đến tối là tôi in ra giấy. Không một trang văn nào vô nghĩa cả!

Phát móc khăn tay ra lau vầng trán đã tươm mồ hôi.

– Xin lỗi vì tôi đã mất bình tĩnh! – Phát phân trần. – Đúng là đáng kinh ngạc… Nhưng nhìn theo góc độ khoa học thì không có gì kỳ lạ cả. Mấy con khỉ đột này hay hàng loạt các con khỉ khác, trong vòng một triệu năm sẽ viết ra tất cả các tác phẩm văn học trong lịch sử con người. Tôi đã từng nói với với anh là tôi tin vào xác suất ngẫu nhiên đó. Việc gì tôi phải sửng sốt khi ngay từ đầu chúng đã tạo ra những cuốn sách giá trị nhỉ? Nói cho cùng, tôi đã chẳng ngạc nhiên khi thảy đồng xu cả trăm lần đều rơi ngửa. Tôi biết rằng nếu tôi cứ tiếp tục thảy thì xác suất sấp ngửa sẽ luôn luôn là 50-50, là bằng nhau. Nhất định là thế. Khoa học đã chứng minh thế. Tạm thời bây giờ, anh nên giữ kín thí nghiệm này, Tuấn à. Những người kém hiểu biết mà hay được chuyện này thì sẽ thành tin giật gân. Không hay đâu.

Suốt ba tháng sau đó, hàng tuần vào ngày thứ Bảy, Phát đều gửi email hỏi Tuấn về tiến độ sáng tác của sáu con khỉ. Và Tuấn đều đặn email phúc đáp. Những con khỉ đã hoàn tất bộ “Oliver Twist” của Charles Dicken, “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn, “Âm thanh và cuồng nộ” của William Faulkner, “Don Quixote” của Cervantes… Bao nhiêu áng văn đông tây kim cổ, Âu, Á, Mỹ, Phi đang lần lượt tuôn ra trên sáu chiếc máy tính. Trong nhà kho không đủ chỗ chứa bản thảo nữa, Tuấn phải trưng dụng cả nhà bếp để xếp hàng chồng, hàng chồng mọi danh tác của nhân loại đang được sáu khỉ đột tái bản đều đặn mỗi ngày.

Trong một lần điện thoại, Tuấn hào hứng kể cho Phát nghe về năng suất phi thường của lũ khỉ ấy.

– Nếu như mớ giấy ấy không có một giá trị khoa học nào đó thì tôi đã đốt sạch hay bán ký-lô cho rộng nhà rộng cửa rồi!

– Anh mà dám nói đến giá trị khoa học ư? – Giọng Phát qua máy điện thoại di động nghe có vẻ phẫn nộ khác thường. – Anh… lũ khỉ đột… giá trị khoa học gì! – Và Phát cúp máy đột ngột.

Ngạc nhiên với thái độ khiếm nhã bất thường của Phát, Tuấn kể cho vợ nghe và phỏng đoán:

– Chắc thằng Phát đang có chuyện bực bội, khó chịu gì đó.

Nhưng hôm sau, trong lúc Tuấn đang nhấm nháp cà phê, thích thú đọc cuốn “Hoàng tử bé” của Saint Exupery do Khỉ đột D, biệt danh Tôtô, vừa hoàn thành thì Phát xuất hiện ngay trước cửa.

– Tôi phải đến xin lỗi anh vì thái độ thô lỗ của tôi trong điện thoại hôm qua. – Phát nói ngay khi Tuấn ra mở cửa mời anh ta vào phòng khách.

– Thôi, bỏ qua đi. – Tuấn vui vẻ đáp.—Tôi chẳng hề giận anh. Anh quá bận rộn nên hơi bị căng thẳng ấy mà.

Phát uống một hơi cạn ly cà phê Tuấn pha cho anh rồi hỏi ngay:

– Chắc là vẫn đều đều như mọi khi?

– Vẫn như cũ! Khỉ đột F, con khỉ tên Mimi, đang bắt đầu viết “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh. Còn con Khỉ đột B, con Bo, thì sắp xong loạt tiểu thuyết tiền chiến Việt Nam của Tự Lực Văn Đoàn.

Phát nhún vai.

– Anh cho tôi xem lũ khỉ đang làm việc được không? Có phiền gì không?

– Không hề gì! – Tuấn vui vẻ đáp. – Để tôi đưa anh đi. Tôi vẫn hay vào xem chúng làm việc để in ra giấy những tác phẩm đã hoàn tất. Giờ này chắc con khỉ đột A, con Bi, đã gõ xong “Đỉnh gió hú” của Emily Bronti rồi. Điều lạ là không bao giờ chúng gõ tiếp khi đã xong một cuốn sách nào đó. Chúng luôn chờ tôi in xong rồi mới gõ tiếp. Trang đầu tiên luôn gõ trước tựa đề và tên tác giả rất rõ ràng. Thật không hiểu nỗi!

Chiều đã buông xuống. Vợ Tuấn đã bật sáng tự lúc nào những ngọn đèn trong nhà kho và treo sẵn ở góc nhà mấy nải chuối chín cho lũ khỉ. Phát theo chân Tuấn bước vào, hai bàn tay vẫn thọc sâu vào hai túi áo khoác. Phát vừa đảo mắt nhìn lũ khỉ đang gõ rào rào trên bàn phím máy tính vừa nói:

– Không biết anh có hiểu rằng lý thuyết xác suất đã cân nhắc hết mọi tình huống ngẫu nhiên có thể xảy ra. Nhưng việc lũ khỉ này viết ra hàng loạt tác phẩm văn học mà không hề sai chệch dù chỉ một lỗi chánh tả hay một dấu phẩy thì quả là phi lô-gích. Nhưng điều dị thường ấy có thể được khắc phục bằng… cái này!

Phát gằn giọng rồi rút tay ra khỏi túi áo. Trên hai tay Phát là hai khẩu súng lục.

– Phát! Đừng bắn!

Tiếng kêu của Tuấn bị át đi trong tiếng súng lục nả đạn. Hai con khỉ đột ngã gục ngay trước máy tính. Con thứ ba văng vào góc tường. Tuấn tóm chặt lấy cánh tay Phát và giằng được một khẩu súng. Tuấn hổn hển kêu lên:

– Bây giờ tôi cũng có súng! Phát, dừng lại đi kẻo…

Phát ngắt lời anh bằng một phát đạn trúng ngay đầu Khỉ đột E. Một phát đạn nữa. Khỉ đột A té bật ngửa xuống sàn nhà. Tuấn lao tới. Khẩu súng của Phát chĩa ngay về phía Tuấn. Bóp cò. Ngón tay Tuấn trên cò súng cũng xiết lại. Cả hai người ngã lăn xuống sàn. Tuấn nằm bất động. Phát gắng gượng chồm dậy bắn một phát đạn vào con Bo, con khỉ cuối cùng, rồi chúi đầu nằm sóng soài dưới đất. Không ai nghe được những lời thều thào cuối cùng trên môi Phát:

– … bình đẳng với con người… kẻ thù của khoa học… Tôi là người cứu rỗi cho khoa học… xứng đáng lãnh giải Nobel…
oOo

Lúc vợ Tuấn hốt hoảng chạy vào thì trong nhà kho là một cảnh tượng kinh dị. Ngọn đèn nê-ông trong nhà đã bị bắn vỡ, tắt ngóm. Qua khung cửa sổ, vầng trăng non hắt vào nhà kho một ánh sáng lờ nhờ âm u, vuốt ve lên những hình thù nằm ngổn ngang dưới sàn. Ánh sáng của những màn hình máy tính vẽ trong không gian nhập nhòa tối những đốm sáng thảm đạm. Khỉ đột B, con Bo, vẫn ngồi gục trước bàn máy tính của nó. Một viên đạn đã xuyên từ lưng ra trước ngực. Con Bo rên rỉ đưa tay đặt lên bàn phím, gõ lách cách. Nhịp gõ rời rạc, chậm dần, rồi dừng hẳn. Con Bo đã chết. Một ngón tay còn dí chặt lên bàn phím. Màn hình Winword hiện rõ những dòng chữ đang viết dở dang: “Lô-gích ngẫu nhiên” – Truyện ngắn của HOÀNG THẢOOOOOOOOOOOO…





Hoàng Thảo
Đôi dòng về tác giả:
Sinh năm 1964, sống ở Đà Lạt và viết cho các tạp chí ở Sài Gòn, Hoàng Thảo / Đặng Chương là hai trong nhiều bút danh của Trần Đức Tài. Không trường lớp, không bằng cấp, không danh tiếng nên chẳng có gì để phô trương trong tiểu sử.


Phần nhận xét hiển thị trên trang