(XÉT TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA HOÀNG THÀNH THĂNG LONG)
Nguyễn Quang Hà
Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long- Hà Nội
Dẫn nhập
Dưới chế độ phong kiến, quyền sống, quyền tự do, dân chủ của người dân cũng đã bị tước mất hay hạn chế rất nhiều. Tuy nhiên, không phải dưới mọi chế độ phong kiến, dưới mọi triều đại đều như nhau, mà nói khác đi, gam màu chính trị ấy có đậm, có nhạt, có khi là bảo thủ, lúc lại tiến bộ. Thậm chí trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến, sự tự do, dân chủ phát triển giường như có đâu đó một xã hội dân chủ thực sự và con người khi đó không phải là “thần dân” của xã hội phong kiến mà nó mang “khuôn mặt” thần sắc như những công dân. Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến triều đại Lý Trần- một triều đại được coi là để lại nhiều bản sắc văn hóa, dấu ấn tốt đẹp cho đời sau trong đó có tư tưởng nhân văn cao đẹp: Tự do- dân chủ.
Trong bài viết nhỏ này, chúng tôi cũng không có tham vọng đề cập hết một khoảng thời gian khá dài với 114 năm triều Lý (1009- 1125) và triều đại nhà Trần tồn tại 175 năm (1225- 1400) mà chúng tôi chỉ có điều kiện điểm qua những giai đoạn tiểu biểu với những sự kiện có chọn lọc để minh chứng những nỗ lực thực thi quyền tự do dân chủ của triều đình Lý- Trần với những vị vua có trách nhiệm. Điều đặc biệt ở đây là cái quyền thiêng liêng ấy lại được diễn ra ở đúng nơi có uy quyền cao nhất trong một không gian văn hóa đặc biệt: Hoàng Thành và Cấm thành Thăng Long với những con người cụ thể như: vua, quan đại thần, tôn thất nhà vua, những người lính thường và những người dân. Ở đó có một môi trường sinh hoạt, diễn ra các mối quan hệ, sự tương tác, hành xử giữa vua với các quan, vua với những người trong thân tộc, tôn thất, giữa vua với dân… Hiện thực cuộc sống không kém phần đa dạng phúc tạp mà những góc khuất như những tảng băng chìm ẩn chứa nhiều bí mật, sử thần không phải việc gì cũng ghi. Nhưng những gì mà chính sử chép lại cho chúng ta hôm nay cho thấy biết bao điều tích cực và có tác dụng tham khảo trong thực tiễn.
Ở đây, chúng ta cũng cần hiểu một cách văn tắt về khái niệm dân chủ và tự do. Các nhà nghiên cứu thường đánh giá, ca ngợi triều đại Lý – Trần là triều đại gần dân, thân dân. Điều đó cũng đúng. Nhưng ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến yếu tố chủ động, lấy đại đa số người dân làm đối tượng xem xét, họ đã làm chủ được cuộc sống của họ.
Khái niệm “Dân chủ” được hiểu là: Chính quyền của quốc gia thuộc về toàn thể nhân dân(Souverainete(sắc) du peu-ple) (2)
Đã có cách hiểu tự do như sau: Tự do: “Chỉ theo ý mình, không chịu ai bó buộc (liberté) (3). Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi hiểu khái niệm Tự do, dân chủ dưới góc nhìn của hình thái, thể chế xã hội xã hội.
Điều đáng lưu ý là khái niệm thuật ngữ “tự do” là khái niệm của Phật giáo nên nó cũng xuất phát từ cơ tầng của xã hội Phật giáo. Triều đại nhà Lý là triều đại lấy nền tảng Phật giáo làm bệ đỡ tư tưởng nên nó đã kế thừa được tinh thần tự do, bình đẳng của chính Phật giáo.(1)
1. Tự do, dân chủ gắn liền với tinh thần khoan dung, quan tâm đến tín ngưỡng tôn giáo
Ngay từ khi mới thiên đô,Lý Công Uẩn đã nhanh chóng quan tâm đến các di tích chùa quán như là hình thức trả ơn đối với lực lượng Phật giáo- Nơi xuất thân và trưởng thành của ông, vừa là một nghĩa cử để thu phục nhân tâm khi đó. Bởi lẽ, Phật giáo đương thời được coi là tín ngưỡng nền tảng xã hội. “Năm Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ nhất(1010)… màu thu tháng 7(…) xuống chiếu truyền cho những kẻ trốn tránh phải về quê cũ. Lại hạ lệnh cho các hương ấp, nơi nào có chùa quán đã đổ nát đều phải sửa chữa lại.(…Màu đông, tháng 12 Cấp áo quần, lương thực, thuốc men cho 28 người lính man bị Ngọa Triều bắt, sai người đưa về quê cũ. Tha cho người ở vùng Nam Giới, huyện Thạch Hà thuộc Châu Hoan được trở về bản huyện (4)
Tinh thần tự do, dân chủ thể hiện tinh thần tương thân tương ái, thể hiện chính sách khoan hồng đối với người có tội: “Ất mùi, Long thụy Thái bình năm thứ 2 (1055), mùa đông tháng 10 đại hàn, vua bảo các quan tả hữu rằng: “Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gong cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín than, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu và cấp cơm ăn ngày hai bữa”(5)
Năm 1021 Tân Dậu [ Thuận Thiên năm thứ 12(1021). Mùa xuân tháng 2, lấy ngày sinh nhật của vua làm tiết thiên thành, lấy tre kết làm một ngọn núi gọi là Vạn Thọ Nam Sơn ở ngoài của Quảng phúc, trên núi làm nhiều hình chim bay thú chạy, muôn vẻ lạ kỳ. Lại sai người bắt chước tiếng của cầm thú làm vui để ban yến cho bề tôi” (6)
2. Tự do dân chủ lấy lợi ích của dân chúng làm trọng, công bằng ngay trong hang ngũ các thân vương
Mục đích không phải phục vụ cho tầng lớp thống trị. Nếu đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì được coi là không tiến bộ “Nhâm tuất[ Thuận Thiên] năm thứ 13(1022), mùa xuân tháng 2, vua thấy tiết Thiên Thành làm núi giả khó nhọc cho dân, bãi đi, chỉ đặt yến lễ mà thôi” (7)
Dân chủ ngay đối với việc truyền ngôi, nó đòi hỏi các vị hoàng tử phải gia sức rèn luyện tốt, không phải cứ nghiễm nghiên người con trưởng của mẹ đích là được truyền ngôi mà dựa vào phẩm chất đạo đức và tài năng của người sẽ kế nhiệm. Đúng đạo đức và tài năng phải do quá trình rèn luyện mà có. Như thế nhà vua vô hình chung phải có đầy đủ phẩm chất “tu, ttè, trị, bình”(Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ).
- “Lê Văn Hưu nói: Nhà Lý phong các con mẹ đích đều làm vương, các con mẹ thứ đều làm hoàng tử mà không đặt ngôi hoàng thái tử. Đến khi nào vua ốm nặng mới chọn một người trong các con cho vào để nối nghiệp lớn. Truyền dần thành tục, không biết là ý thế nào. Có người nói: Nhà Lý không đặt thái tử trước là vì muốn cho các con chăm làm điều thiện. Nếu lập ngôi thái tử thì phận vua tôi đã định dù có con hiền như Vi Tử cũng không biết xử trí như thế nào..” (8)
- “Canh Thìn, Càn Phù Hữu Đạo năm thứ 2(1040), mùa hạ tháng 4, ngày mồng 1, xuống chiếu từ nay trở đi phàm nhân dân trong nước ai có việc kiện tụng gì, đều giao cho Khai Hoàng Vương xử đoán rồi tâu lên, lại cho lấy điện Quảng Vũ làm nơi Vương xử kiện”(9)
Đánh giá về sự kiện này, sử thần Ngô Sĩ Liên với quan niệm về chính danh với nhiều thuật ngữ, khái niệm của của lý thuyết Nho giáo đã phê phán: “Chức việc của thái tử, ngoài việc thăm hỏi hầu cơm vua ra, khi ở lại giữ nước thì gọi là Giám quốc, khi đem quân đi thì gọi là Phủ quân, có thế mà thôi, chưa nghe thấy sai xử kiện bao giờ. Phàm việc xử kiện là việc của Hữu ty. Thái Tông sai Khai Hoàng Vương làm việc đó không phải là chức phận của thái tử, lại lấy điện Quảng Vũ làm nơi xử kiện là không đúng chỗ”(10)
Qua đây thấy rằng điện Quảng Vũ thời Lý làm nơi xử kiện nhưng đến thời Lê chức năng của điện Quảng Vũ không phải để xử kiện, qua lời phê phán “Lại lấy điện Quảng Vũ làm nơi xử kiện là không đúng chỗ”. Ngày nay, chúng ta hiểu, sự phê phán của Ngô Sĩ Liên là dựa vào công thức chức năng hoàn chỉnh theo mô hình Nho giáo phong kiến phát trển ở mức độ cao và hoàn thiện nhất ở trong lịch sử phong kiến. Nhưng điều quan tâm của chúng ta ở đây là, không phải ngẫu nhiên mà nhà vua không dùng Hữu ty để xử kiện mà lại giao cho Khai Hoàng Vương bởi lúc đó vua đã không tin vào tang lớp quan lieu ở Hữu ty nữa, xã hội những nhiễu, nhiều người bị xử oan uổng quá: ĐVSKTT ghi: “ Năm Nhâm Ngọ [ Càn Phù hữu đạo] năm thứ 4 (1042)(…) ban “Hình thư”. Trước kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu lệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót, sai trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu. sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được bằng thẳng, rõ ràng, cho nên mới đổi niên hiệu là Minh Đạo và đức tiền Minh Đạo (11).
- Tự do dân chủ nhưng không có nghĩa là khinh nhờn vua, bất trung, bất kính, mà ngược lại phải giữa đạo vua tôi, cha con. Nếu ai không tuân theo thì quỷ thần giết chết. năm Mậu Thìn (1028) - Loạn Tam Vương nổi lên, có thể nói đây là một năm đầy biến động đối với Kinh Thành Thăng Long. Qua chiêm bao vua được báo trước về việc có loạn tam vương, vua liền phòng bị và thấy ứng nghiệm. “Đến đây xuống chiếu cho Hữu ty dựng miếu ở bên hữu kinh thành Đại La sau chùa Thánh Thọ, lấy ngày 25 tháng ấy, đắp đàn ở trong miếu, cắm cờ xí, chỉnh đốn đội ngũ, treo gươm giáo ở trước thần vị, đọc lời thề rằng: làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, xin thần minh giết chết”(12)
Đúng như khẳng định của Đại Việt sử ký toàn thư lời thề ở giữa kinh đô, của triều đình mang yêu cầu của một nội dung trung quân, ái quốc, có hiếu nghĩa với mẹ cha. Sự kiện thề ở thềm rồng và đền Đồng Cổ cho thấy triều đình nhà Lý có sự bất cập do chưa có một bộ luật để quản lý đất nước. Con người khi đó luôn thường trực một niềm tin về đấng siêu nhiên, chủ nghĩa duy tâm. Lời thề trước nơi tôn nghiêm đã chi phối đến các hoạt động, chi phối đến hành vi, cư xử của họ, mang nặng yếu tố dân gian và văn minh làng xã. Đạo quân - thần; phụ- tử đã được đưa ra với yêu cầu phẩm chất trung- hiếu, chi phối đến các quan hệ xã hội. mặc dù các tac giả của đại Việt sử ký toàn thư không bình luận nhưng tự thân nó đã nói lên vấn đề cấp bách cần phải có một hệ thống pháp luật, một hệ tư tưởng dẫn dắt để điều khiển xã hội chứ không phải giản đơn của một lời thề với sự trông mong vào sự trừng phạt của thánh thần.
3. Tự do dân chủ thể hiện việc gần dân, người dân có vai trò chủ động, có sự phản biện xã hội, gần với xã hội dân sự
- Gần dân để hiểu dân:
Muốn điều khiển đất nước tốt, người đứng đầu phải là người thấu hiểu dân, phải “ba cùng’ với dân, gần dân. Với tư tưởng của vua Lý Thái Tông hoàng đế khi đó là cho Khai Thiên Vương ở bên ngoài thành (.“.. Năm Thuận Thiên thứ 3 (1012), phong làm Khai Thiên Vương, cho ra ở bên ngoài (13)
Tuy nhiên, đoạn chính sử của năm 1012 không cho biết thêm cho Khai vương ở Hoàng thành hay Cấm thành (?). Nhưng ở đây có lẽ là ngoài Cấm thành (?). Dựa vào một đoạn chép trong sử năm [ Thiên Thành năm thứ 6] (1033)… tháng 8 ngày 13, vua ra ngoài cửa Trường Quảng xem phủ đệ của hoàng tử vừa xây xong (14)
Xã hội dân sự là một xã hội tiến bộ, một xã hội thực sự của người dân, do người dân tự làm chủ, người dân có chức năng phản biện xã hội. Dưới triều Lý, người dân có quyền vào thẳng sân Long trì trước thềm rồng gióng lên hồi chuông kêu oan, nhà vua phải ra xử kiện. “Năm Kỷ tỵ, niên hiệu Thiên Thành năm thứ 2 (1029)…Phía đông thềm rồng đặt điện Văn Minh, phía tây đặt điện Quảng Vũ, hai bên tả hữu thềm rồng đặt lầu chuông đối nhau để dân chúng ai có việc kiện tụng oan uổng thì đánh chuông lên”(15)
Như thế, người dân thực sự được đối thoại với vua, vua đóng vai trò là “quan tòa”, người tiếp dân chính là vua - người nắm trong tay quyền hành cao nhất, tuy là một xã hội duy trì mối quan hệ “Quân- thần”, thần dân nhưng đã mang yếu tố của một xã hội công dân. Ngược với nó là một xã hội u tối, quân phiệt, vương quyền đi liền với thần quyền: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”.
Tinh thần tự do, dân chủ đó giường như chỉ duy trì trong một thời gian ngắn, coi như là biện pháp tình thế, giải quyết mau lẽ những bức xúc của xã hội căng phồng như một quả bóng sau vụ loạn Tam Vương. Dù vậy, đây cũng là một cố gắng, không muón nói là một sựu thu phục nhân tâm mà là sự sáng suốt, dân chủ để ứng phó với một tình hình thực tế xã hội. Đồng thời với hình thức tự do, dân chủ, triều đình kiên quyết xử dụng hình phạt hết sức hà khắc đối với những trường hợ phản nghịch như đóng cũi đem về kinh sư cho nhà vua ngự ở điện Thiên Khánh xét tội, có trường hợp đem về Chợ Tây (Nhai) xẻo thịt băm xương (16)
Một quan niệm giản dị, dễ hiểu như một chân lý nhưng lại rất hiện đại là: Sở dĩ dân làm sai, thậm chí mắc vào tội hình phạt là do không hiểu, không biết. Chính vì thế mong muốn làm cho dân biết, dân hiểu để dân làm đúng là vấn đề mà vua Lý Thánh Tông phải trăn trở thương xót: “Ta yêu con ta cũng như lòng ta làm cha mẹ dân. Dân không hiểu biết mà mắc vào hình pháp, trẫm rất thương xót. Từ nay về sau, không cứ tội gì nặng hay nhẹ đều nhất luật khoan giản.(17). Biện pháp tức thời là ân xá, tha bổng cho người bị tội, biện pháp lâu dài là san định luật lệnh, “Châm chước thích dụng với thời thế”, làm sách “Hình thư” rồi xuống chiếu ban hành khắp cho dân chúng, phép xử án từ đây được rõ ràng, minh bạch (18)
4. Tự do, dân chủ với công việc tổ chức dân sự
Một xã hôi tiến bộ là một xã hội dân sự, một xã hội thực sự của người dân, do người dân tự làm chủ xã hội, người dân có chức năng phản biện xã hội, ở đây là phản biện chính xã vua- người nắm trong tay quyền hành cao nhất, một xã hội công dân chứ không phải là một xã hội thần dân. Ngược với nó là một xã hội u tối, quân phiệt, vương quyền đi liền với thần quyền: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”
Dân chủ được nhà Lý áp dụng trên cơ sở của nhiều nguyên nhân bởi tảng nền xã hội trong đó yếu được quan tâm tlà tinh thần trọng tước, trọng lão, trọng kinh nghiệm của cư dân sản xuất nông nghiệp., kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Đó là trọng nguwif có công, gnưười già. Dân chủ không phải là sự cào bằng. Dưới thời Thái Ninh (1074), xuống chiếu cho các công thần 80 tuổi đều được chống gậy ngồi ghế khi vài chầu. (19). Lệ này còn được tiếp tục duy trì cho đến cuối triều Trần.
Lê Văn Hưu nói: Nhà Lý phong các con mẹ đích đều làm vương, các con mẹ thứ đều làm hoàng tử mà không đặt ngôi hoàng thái tử. Đến khi nào vua ốm nặng mới chọn một người trong các con cho vào để nối nghiệp lớn. Truyền dần thành tục, không biết là ý thế nào. Có người nói: Nhà Lý không đặt thái tử trước là vì muốn cho các con chăm làm điều thiện. Nếu lập ngôi thái tử thì phận vua tôi đã định dù có con hiền như Vi Tử cũng không biết xử trí như thế nào..” (20)
Trần Thủ Độ - Người “Kiến trúc sư” tài tình của vương triều Trần đã nhận thức sâu sắc được vấn đề tuyển chọn, giao phó đúng người đảm nhận chức tước sao cho đúng người, đúng việc. Tiêu chí của ông là làm sao phải chọn được người tài năng chứ không phải là con ông cháu cha. Chuyện xin chức tước Trân Thủ Độ và Trân Thủ Độ quy định nếu như vậy phải chặt tay: “Trần Thủ Độ có lần duyệt định số hộ khẩu, quốc mẫu xin riêng cho một người làm câu đương. Thủ Độ gật đầu, rồi ghi họ tên quê quán của người đó. Khi xét duyệt đến xã ấy, hỏi tên mỗ ở đâu, người đó mừng rỡ chạy đến. Thủ Độ bảo hắn: “Người vì có công chúa xin cho được làm câu đương, không thể ví như những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phan biệt với người khác. Người đó kêu van xin thôi mãi mới tha cho. Từ đó không ái dám đến thăm vì việc riêng nữa” (21)
Tránh tình trạng cục bộ gia đình trị hay tình trạng “Một người làm quan cả họ được nhờ”, Trần thủ Độ đã khẳng khái tâu thẳng với vua mà không hề phải vòng vo, che đậy ý nguyện của mình để làm sao vua chọn được người tài giỏi, tiêu chí chọn người tài giỏi để giúp vua là tối thượng : “Thái Tông có lần muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc làm tể tướng. Thủ Độ tâu: “An Quốc là anh thần, nếu cho là giỏi hơn thần thì thần xin trí sĩ, nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử An Quốc. Nếu an hem đều làm tể tướng thì việc triều đình sẽ ra sao?”(22)
Hình phạt rất nghiêm: Năm Ất Hợi, Thông Thụy năm thứ 2(1035). Người Ái Châu làm phản (…) vua bắt được Nguyễn Khánh làm phản đóng cũi đem về kinh sư. Tháng 11 ngày mồng 1, vua từ Châu Ái về đến Kinh, làm tiệc rượu mừng về việc trở về. Úy lạo các tướng sĩ có công. Vua ngự điện Thiên Khánh xét án bọn sư Hồ, Nguyễn Khánh; đều phải xẻo thịt băm xương ở chợ Tây [Tây Nhai- NQH], còn có những kẻ khác thì xét theo tội nặng, nhẹ”(23)
Năm Nhâm Ngọ [ Càn Phù hữu đạo] năm thứ 4 (1042)(…) ban “Hình thư”. Trước kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu lệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng.. Đến đây phép xử án được bằng thẳng, rõ ràng, cho nên mới đổi niên hiệu là Minh Đạo và đức tiền Minh Đạo (24)
Sự khoan dung thể hiện tinh thần tương thân tương ái, thể hiện chính sách khoan hồng đối với người có tội: “Ất mùi, Long thụy Thái bình năm thứ 2 (1055), mùa đông tháng 10 đại hàn, vua bảo các quan tả hữu rằng: “Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gong cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu và cấp cơm ăn ngày hai bữa”(25)
Sự phân biệt gianh giới, đẳng cấp được ban hành giữa các ty trong Hoàng cung: “Năm Tân hợi [Thần Vũ] năm thứ 3[1071]… mùa đông, tháng 12, vua không được khỏe. Xuống chiếu cho Hữu ty ai vào lầm hành lang tả hữu quan chức đô (Chỉ các quan chức đô - Các đô Cấm vệ) thì đánh 80 trượng (26)
Muốn xã hội phát triển được, có những đóng góp chân thành tiến bộ vì thế nhà lý đã xuống chiếu cầu lời nói thẳng vào năm Bính Thìn [Thái Ninh] năm thứ 5(1076)(27),… mùa hạ tháng 4 (…) xuống chiếu cầu lời nói thẳng.
Mậu Thìn [Quảng Hựu] năm thứ 4(1088), mùa xuân tháng giêng, phong cho nhà sư (Có thuyết nói là cho tiết việt, cùng với Tể tướng đứng trên điện, xét đoán công việc và đơn từ kiện tụng của thiên hạ, chưa chắc là có thế, có lẽ bấy giờ Nhân Tông sung đạo Phật, phong làm Quốc sư để hỏi việc nước, cũng như vua Lê Đại Hành đối với Ngô Khuông Việt mà thôi (28)
Trong xã hội phong kiến, vua quan thường được cho là “Cha- mẹ” của dân nên vua quan luôn tự cho mình cái quyền được đứng trên đầu trên cổ của người dân. Thậm chí cậy quyền cậy thế mà đánh đập. Tuy vậy, triều Lý đã quy định rõ: Kỷ đậu [Thuận Thiên] năm thứ 2 (1129)(..) xuống chiếu răng nô ty các vương hâu va các quan không được cậy thế đánh đập quan quân va bách tính, kẻ nao phạm thi gia chủ phải tôi đô, nô sung lam quan nô (29)
Cuối thời Lý tinh hinh xã hội nhêu biến động, giặc cướp nổi lên, nhân dân cực khổ. Nhà vua cũng không còn được sát sao gần gũi với dân như giai đoạn đầu nữa. Sử viếy: “Vua thi ở tít trong cung, giặc cướp bưa bãi, nhân dân ở ngoai thanh lưu ly cực khổ lắm (30)
Tự do, dân chủ đòi hỏi người đứng đầu, người nắm trong tay quyền bínhphải là người công tâm, sự đóng góp của mỗi người phải tương xứng với quyền lợi mà họ được hưởng. Có làm có hưởng, không làm không hưởng. Hay nói cách khác Đã hưởng thì phải làm, phải đóng góp. Quan điểm đó tỏ ra rất hiện đại mà sau này trong quản lý xã hội hiện nay, người ta thường nhắc đến cụm từ: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Thông qua một câu chuyện giản dị về quả soài trước cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ Nhất ở địa điểm bến Bưởi đã được ghi lại như một điển cố hiếm hoi trong lịch sử văn học Việt Nam. Chuyện Cự Đà: “”Đinh tỵ, Nguyên Phong năm thứ 7(1257) Tha tội cho tiểu hiệu là Hoàng Cự Đà. Trước đây, vua cho các quan ăn quả xoài, riêng Cự Đà không được ăn, đến khi quân Nguyên đến Đông Bộ Đầu, cự Đà đi thuyền bỏ trốn. Đến Hoàng giang gặp Hoàng Thái Tử đi ngược lên. Cự Đà tránh sang bờ bên kia, thuyền đi rất vội, quan quân hô to hỏi: “Quân Nguyên ở đâu?” Cự Đà trả lời: “Không biết. Các người nên đi hỏi những người ăn quả xoài ấy”. Đến khi ấy thái tử xin khép Cự Đà vào tội cực hình để răn những kẻ bất trung. Vua nói: “Tội Cự Đà đáng giết cả họ, nhưng đời xưa có anh Dương Châm không được ăn thịt dê đến nỗi quân Trịnh bị thua, tội của Cự Đà là do nỗi của ta đấy, tha tội chết và cho hắn đi đánh giặc chuộc tội”(31)
- Tân Hợi thiên ứng chính bình năm thứ 20(1251): “Vua ban yến ở nội điện, các quan đều dự. Đến khi say, mọi người đứng cả dậy, dang tay mà hát. Ngự sử trung tướng(sau đổi là Trung úy) Trần Chu Phổ cũng dang tay theo mọi người, nhưng không hát câu gì khác, chỉ nói: “Sử quan ca rằng, sử quan ca rằng;”…Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Xem thế đủ thấy, tuy bấy giờ vua tôi cùng vui, không gò bó vào lễ pháp, cũng là điều giản dị, chất phác của phong tục, nhưng không còn chừng mực hì nữa. Hữu Tử nói: “Biết được hòa đồng rồi hòa đồng, nhưng không lấy lễ mà tiết chế, thì cũng không thể làm được”.Ngự sử là bề tôi giữu việc can ngăn, chức phận là phải uốn nắm, đã không nói thì thôi, lại còn vào hùa với họ thì kỷ cương của triều đình để đâu?”(32)
Muốn xã hội tốt đẹp, có kỷ cương thì phải có luật nghiêm minh. Người đứng đầu phải “”Dĩ công vi thượng”, mọi người bình đẳng trước những quy định của triều đình, dù người đó là ai. Những câu chuyên liên quan đến chủ đề này, chúng ta còn được biết qua những đoạn sử ghi về thái độ của Trần Thủ Độ trước những vấn đề giữ nghiêm luật pháp: “Linh Từ Quốc mẫu có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về dinh khóc bảo với Thủ Độ: “Mụ này làm vơi ông, mà bị bọn quân hiệu khinh nhờn đến thế”. Thủ Độ tức giận, sai đi bắt. Người quân hiệu hiệu ấy nghĩ rằng mình chức phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ văn hỏi trước mặt, người quân hiệu ấy cứ theo sự thực trả lời. Thủ Độ nói: “Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì nữa”. Lấy vàng lụa thưởng cho rồi cho về”(33).
Chỉ có bình đẳng và dân chủ thực sự mới quy tụ tài năng, nhận được sự đóng góp của mọi người mới đem lại sự thành công. Hưng Đạo Đại Vương đã nhận thấy được vai trò của kẻ bầy tôi, tả hữu. Tự ví mình như chim hồng hộc sở dĩ bay cao được là do sự phù giúp của bề tôi như Yết kiêu, Dã Tượng. Chính Yết Kiêu, Dã Tượng là người đóng vai trò: “Trụ cánh” để cho “cánh chim hồng hộc” Trần Hưng Đạo bay cao, trở thành một vị tướng tài lãnh đạo nhân dân cả nước làm nên cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên toàn thắng. “Trước đây, Hưng Đạo Vương có người nô là dã Tượng và Yết Kiêu, đối xử rất hậu. Khi quân Nguyên tới, Yết Kiêu giữ thuyền ở bãi Tân, dã Tượng thì đi theo. Đến lúc quan quân thua trận, thủy quân tan cả. Hưng Đạo Vương địng rút theo lối chân núi. Dã Tượng nói: Yết kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền”. Vương đến Bãi Tân, chỉ có thuyền Yết Kiêu vẫn còn ở đó. Vương mừng lắm, nói: “Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng là chim thường thôi”. Điều quan trọng là ông đã không vì quyền mà lấn lướt, “quên” công lao của những người lính dưới quyền, ngược lại rất công tâm, công khai đánh giá, ghi nhận tài nghệ của kẻ thuộc quyền.
- Một đoạn trong Hịch tướng sĩ: “Chẳng những thái ấp của ta bị tước mà bổng lộc các ngươi cũng về tay kẻ khác, chẳng những gia quyến ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị người khác bắt đi, chẳng những xã tắc tổ tong của ta bị nguoèi khác giày xéo mà mồ mả cha mẹ các ngươi cũng bị người khác đào bới, chẳng những thân ta kiếp này bị nhục mà, dẫu trăm đời sau, tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn mãi, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là viên bại tướng. Lúc báy giớ, các ngươi có thỏa long vui thú, phỏng có được không?(…) Nay ta bảo các ngươi (…) Như vạy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi lưu truyền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời được hưởng, chẳng những gia quyến của ta được yên ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão, chẳng những tong miếu của ta được muôn đời tế lễ, mà ông cha các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm, chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà các ngươi trăm năm về sau tiếng thơm hãy còn. Chẳng những danh hiệu ta lưu truyền mãi mãi, mà họ tên các ngươi cũng sử sách lưu thơm. Lúc bất giờ các ngươi không muốn vui thú phỏng có được không?. Nên ta viết bài hịch này để các ngươi biết rõ lòng ta”(34)
“Kẻ khác” ở đây là chỉ bọn giặc Thát Đát. Quyền lợi của dân tộc là quyền lợi giữa cá nhân với cộng đồng, người tướng dưới quyền ấy phải biết quyền lợi của người dân với quyền lợi của dân tộc. Sự lựa chọn, cách hành sử, lối sống, mà các tướng phải tự ý thức trách nhiệm trước vận mệnh dân tộc đã được Trần Hưng Đạo khơi dậy đã động đến tận cùng ở sự nhạy cảm nhất, tinh thần tự nhiệm và lòng tự trọng của từng cá nhân khiến cho họ không thể nào vô cảm trước vận mệnh dân tộc (35).
Có thể nói rằng, triều đại Lý – Trần tồn tại trong một thời gian dài, mặc dù xã hội có nhiều biến chuyển phúc tạp, tình hình nội bộ, giặc ngoại xâm và nhiều nguyên nhân khác đã là mối quan tâm hang đầu của vương triều này trước sự tồn vong của vương triều. Vấn đề tự do dân chủ đã được triều đình cố gắng thực thi trên tảng nền của xã hội lấy Phật gáo làm bệ đỡ tinh thần, điều này rõ nhất trong xã hội triều Lý. Nhưng tự do dân chủ mà không đi liền với việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy triều đình với việc cho ra đời các bộ luật thì sự tự do dân chủ đó chỉ ở mức độ thấp theo kiểu quản lý làng xã. Đến thời Lê, những khiếm khuyết đó đã được bổ sung, hoàn thiện. Nhưng tiếc thay, những điểm sáng về nhân tố tự do, dân chủ tời Lý- Trần không được triều Lê, triều Nguyễn phát huy triệt để, sự vận động của mô hình quản lý xã hội nhà triều Lê lại phát triển theo khuynh hướng quan liêu, tập quyền xa lạ với sự phát triển tự do dân chủ thời Lý - Trần.
N.Q.H
Phần nhận xét hiển thị trên trang