Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

NHẬU BÈ LONG SƠN

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Bài này in ở báo “Tiền Phong chủ nhật” cách đây mấy năm (khi in có bị cắt bỏ đôi chỗ). Thật ra cái con làm món nhậu rất ngon trong bài có tên là Lồn Tiên. Dân gian người ta gọi thế. Bác nào ứ thích thì quay mặt đi. Còn mình thì thấy cái tên ấy rất đẹp. Thu Huệ bảo nó là con tu hài, nhưng không phải. Mình đã ăn con tu hài ở Hải Phòng, thấy con này hình dáng, màu sắc khác hẳn. Dạ Ngân nhìn thấy nó thì chỉ “ặc” lên được một tiếng, như bất ngờ gặp lại người quen trong một tình thế khó xử. Còn bác Bùi Ngọc Tấn, sẵn sàng bỏ cả mâm chỉ để nhắm món này (mặc dù gout nặng).
          Bè nhậu ở Long Sơn bây giờ nhiều hơn. Khách khứa tấp nập, ngày nghỉ có khi không còn chỗ. Lý vẫn mạnh giỏi, vẫn làm địa chính xã, vẫn chung sống ngon lành với các bà vợ và các con. Gặp lại nhiều lần mà quên biến không hỏi chuyện vào Đảng…
                                                               *
                                                            *    *

          Từ Vũng Tàu muốn qua chơi xã đảo Long Sơn, ngót mươi năm trước đây còn phải đi ghe thì bây giờ chỉ mất chừng nửa tiếng đồng hồ chạy xe máy, nhờ có con đường thênh thang hai làn xe nối đảo với đất liền. Khách du lịch đến Long Sơn thăm Nhà Lớn, tìm hiểu về đạo Ông Trần - người đã có công khai khẩn vùng đất này và để lại cho con cháu những bài học đạo lý làm người trải qua cả thế kỷ vẫn chưa hề cũ.

          Khách đông, đi lại thuận tiện, xã đảo bắt đầu mọc lên những quán nhậu và cũng nhanh chóng nổi tiếng: quán Lâm Sung, quán Cây Dừa... Những món ăn biển ở đây tươi ngon và so với Vũng Tàu thì rẻ hơn đứt. Vì thế không những dân nhậu Vũng Tàu thường xuyên sang thăm, mà khách ở Sài Gòn hay các nơi khác đi tắm biển cũng tranh thủ tạt qua. Gần đây lại thêm một "loại hình" nhậu mới hứa hẹn rất hút khách: nhậu trên bè. Bè ở đây là bè nuôi các loại thủy hải sản: ngao, sò, hào, tôm, cá... Bè thả cố định trên cửa sông Dinh đổ ra biển. Hai bên bờ sông ở khúc này là những cánh rừng đước mọc dày. Từ Long Sơn muốn ra bè phải đi ghe máy, mất chừng mươi phút.
          Hôm có việc sang Long Sơn, mấy ông bạn ở đảo qúy lắm, mới nửa buổi đã mời chiêu đãi. Không uống thì thôi, chứ đã ngồi xuống mâm với họ là cầm chắc thông tầm đến hết ngày. Đàn ông đảo nổi tiếng "hũ chìm". Còn mình thì lúc nào cũng kè kè bên mình thuốc hạ huyết áp... Thấy tôi ngần ngại ra mặt, Lý - một gã đàn ông nhỏ thó với gương mặt chất phác - tìm cách trấn an:
          - Cứ coi như tụi em đưa bác đi thực tế để sáng tác. Ngồi với bác cốt vui, không ai ép bác uống!
          Thì đi! Ghe đã đón sẵn ở bến. Vừa ra khỏi bờ đã thấy gió sông hây hẩy lùa qua người mát rượi. Một ông khác tranh thủ kể tôi nghe về Lý: cán bộ địa chính xã, bốn mươi tuổi, 4 vợ, nhưng các bà rất biết "chung sống hoà bình". Về sau, lúc ngồi cạnh nhau ở bàn nhậu, tôi hỏi lại về chuyện vợ thì Lý bảo: thực ra chỉ có 2, nhưng cả hai đều... chưa đăng ký kết hôn! "Các bác ấy bảo em phải đăng ký kết hôn đi, rồi mới cho phấn đấu vào Đảng. Em hỏi lại các bác ấy: em sống với 2 đứa, các bác bảo em đăng ký với đứa nào? Các bác ấy tịt. Em lại bảo: cả 2 đứa,  đứa nào cũng tốt với em và tốt với nhau! Bây giờ các bác cứ nhất định bắt em phải có đăng ký thì em xin phép đăng ký với... đứa khác"!
           Ghe giảm tốc độ cặp bè. Chúng tôi bước qua. Một dãy nhà gỗ lợp lá dừa nước dập dềnh trên sông. Sàn cũng lát toàn gỗ nhẵn bóng. Bốn phía tường gỗ lưng lửng cao gần thắt lưng, phía trên để trống cho gió thoải mái ra vào. Sạch sẽ và thoáng mát đến không ngờ. Võng dù giăng khắp nơi. Gối bông xếp sẵn từng chồng. Ở phía đầu dãy bè có hai căn phòng nhỏ. Lý bảo: bên trong phòng tiện nghi đầy đủ như phòng khách sạn. Ai thích kín đáo thì vô đó, có thể ở lại qua đêm.
          Chúng tôi, người ngồi xếp bằng tròn, người kê gối tựa lưng vào tường, người đu đưa trên võng. Lý được phân công "đi chợ", quay sang tôi: anh thích ăn gì? Tôi phân vân chưa biết chọn món gì lại nghe hỏi tiếp:
          - Anh đã ăn bướm Tiên chưa?
          Tôi giật mình. Tôi chưa biết, chưa ăn, nhưng đã từng nghe. Hình như đó là loài nhuyễn thể rất quý hiếm, từa tựa ngao, sò, ốc, hến, chỉ có những người đi biển chuyên nghiệp may ra mới vớ được. Lý cười cười: bây giờ thiếu gì, nuôi được mà! Rồi không cần hỏi lại, quay ra gọi nhà hàng:
          - Cho hai chục bướm! - Lại dặn với theo - Nướng, đừng hấp.
          Nhà bếp dạ ran.
          Cạn ly khai mạc, đã thấy nhân viên phục vụ bàn lễ mễ bưng lên một cái đĩa tổ bố còn nóng rãy. Ôi trời ơi! Suýt chút nữa tôi kêu to vì kinh ngạc. Làm sao có cái thứ mượn tên mà lại giống thật đến thế kia chứ! Ấy là nói cái ruột của loài thuỷ sinh này. Giống đến từng chi tiết. Lại còn mềm mại, hồng hào... Chỉ có điều, có lẽ là vì của tiên nên khép nép nằm trong hai mảnh vỏ vân vân óng ánh như vỏ trai. Khi nướng (hoặc hấp) chín, hai mảnh đó mở ra.
          - Mời bác xơi bướm!
          Lý vồn vã bỏ vào bát tôi một con.
          Tôi rón rén đưa lên miệng. Thêm tí muối tiêu. Một cọng răm. Thơm. Ngọt. Vị ngọt ngào đậm đà dìu dịu quyến luyến không thể tả. Nó chỉ có thể do trời sinh, chứ con người không cách gì bắt chước.
          Tôi phát biểu ngắn gọn mấy câu về sự giống và sự ngon. Đến lượt Lý tròn mắt nghe. Nghe xong gọi giật cô nhân viên phục vụ:
          - Đem lên đây một con còn tươi.
          Lần này đích thân bếp trưởng ra chào khách. Một phụ nữ ngoài ba mươi, cười đỏ mặt, đưa cho Lý cái đĩa nhỏ bên trên bày một bướm tươi đã tách vỏ.
          Tôi sung sướng được thiên nhiên tặng thêm cho một cú bất ngờ nữa.Tươi còn giống hơn chín ở chùm tua mềm mại màu đen.
          Tiện thể nói về sự kỳ diệu của thiên nhiên, Lý vung tay chỉ lên bãi sình chân rừng đước:
          - Ở ven bờ còn một loại con khác, gọi là con đồn đột. Các bà các chị đi bắt ngao thỉnh thoảng vớ được nó. To, dài cỡ này này - Lý gang một gang trên cái cổ tay gầy nhẳng - Các mẹ ấy vớ được đồn đột, thể nào cũng đem ra đùa nhau. Vuốt vuốt mấy cái, cu cậu đang mềm èo bỗng dài ra, trương lên như khúc dồi heo trong nồi nước sôi... Bóp cho cái nữa, vọt luôn tia nước vào mặt người bên cạnh!
          Thôi thôi! Tôi muốn tắt thở luôn vì cười. Đến nước ấy thì rõ ràng là tạo hoá có tính toán, có ý đồ hẳn hoi khi sáng tạo ra thế giới này, chứ không phải chỉ là ngẫu nhiên.
                                     Nhà văn Bùi Ngọc Tấn trên bè nhậu Long Sơn (cuối 2009)

          Bữa tiệc hôm đó chắc khó mà quên được. Gió sông mênh mang. Có vài ly vào người, triều lên, bè dập dềnh lả lướt êm ái như vỗ về. Giấc ngủ ngắn lơ mơ giữa hai lần uống... Món nhậu, ngoài bướm tiên còn có sò huyết, móng tay, cá chẽm. Những thứ này tôi đã biết, nhưng ở đây chúng được bắt ngay trong lồng nuôi tại bè nên tươi ngon hơn hẳn. Ở bên Vũng Tàu mỗi lần đến nhà hàng chỉ dám kêu một đĩa móng tay cho bốn, năm người. Ở bên này, móng tay (cũng như sò huyết, bướm tiên, phi, hào...) đều tính bằng ký. Lại nói về sò huyết: sò huyết Long Sơn khác hẳn với sò huyết ở nhiều nơi khác. Con sò huyết sinh ra và lớn lên ở vùng nước này, khi nướng lên ruột vẫn giữ nguyên được màu đỏ tươi như máu, vị ngọt đậm. Lý nhặt một con sò trên bàn chỉ cho tôi xem:  vỏ sò phân chia rõ hai mảng màu trắng - nâu tách bạch. Lý giải thích, đây là sò ở nơi khác đem về nuôi, không phải sò Long Sơn. Con sò sinh ra, lớn lên  ở một vùng nước thì ngoài vỏ chỉ có một màu. Lúc giải lao giữa bữa nhậu, tôi còn ra kéo thử một dây nuôi hào. Dây nối dài thả sâu xuống lòng sông bằng những cái vỏ (lốp) xe đạp cũ. Đầu dây bên dưới buộc những tấm fibrô xi măng vỡ. Hào kéo nhau đến bám vào những tấm xi măng đó, có nhiều con to cỡ chiếc muôi múc canh. Tôi chỉ kéo được đoạn dây lên chừng nửa mét rồi bỏ vì quá nặng.
          Ăn uống, chuyện trò thoả thuê đến 4 giờ chiều, chúng tôi xin cáo từ. Một ông rút điện thoại di động gọi vào bờ, chừng mười lăm phút sau đã thấy ghe ra đón. Cao hứng, mấy người bạn Long Sơn nhất định đòi chở chúng tôi ra tận cửa biển để ngóng về Vũng Tàu, xem thành phố nhìn từ xa có đẹp không. Nhưng chúng tôi xin khất để dịp khác. Bữa nay thế là quá bổ béo cả vật chất lẫn tinh thần rồi. Lên bờ, Lý đưa tôi một túi ni lông nặng trĩu. Thoáng nhìn tôi đã biết ngay là thứ gì. Lý cười - vẫn nụ cười hồn hậu chất phác của dân đảo:bướm mua ngay tại bè, tươi nguyên, biếu anh làm quà cho bà xã. Ông bạn Vũng Tàu đi cùng chợt lấy tay xoa xoa bụng nhưng giọng rất mãn nguyện:
          - Hơi bị đầy. Chắc là tại xơi nhiều... ấy quá!

                                                                                          T.Đ.T


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dạy Văn có phải là dạy các em nói dối?


Bài viết ngắn dưới đây của một sinh viên Sư phạm Văn chia sẻ nỗi băn khoăn về việc dạy Văn ở trường phổ thông: Dạy Văn là dạy gì? Cô giáo ra đề Văn: “Em hãy tả bố em”. Cuối giờ, duy nhất một học sinh nộp giấy trắng. Cô giáo hỏi: “Sao em không viết bài?”, học sinh: “Thưa cô, em không có bố”. Cô giáo: “Thế sao không nhìn bố của các bạn mà viết?”.
Đấy là câu chuyện có thật. Câu nói của cô giáo có thật. Xót xa thay! Từ lúc tôi là sinh viên Sư phạm Văn, có một điều tôi luôn băn khoăn: Dạy Văn là dạy gì? Nhiều khi dạy Văn dường như là dạy cho các em nói dối?

Giáo viên dạy các em viết văn hay. Chứ không dạy các em viết văn thật.

Từ bé, các em đã được dạy làm sao viết văn cho bay bổng, hay ho, mượt mà. Bởi thế mà nhiều văn sáo hơn văn chân chất, nhiều hoa mĩ hơn văn thành thật. Tôi không nghĩ điều đó là vô hại.

Vì phải viết cho hay nên mới sinh ra “vấn nạn” văn mẫu. Tôi đi gia sư ở Hà Nội, từng dạy qua một em học sinh lớp 4, một học sinh lớp 6 và bây giờ là lớp 7. Vào cuối kì, 2/3 em học sinh đó được phát văn mẫu - bộ đề và bài văn phô tô về nhà học thuộc lòng, để viết theo những bài văn na ná như thế. Học sinh học như con vẹt, là máy chép, là bản sao, không giống như thế thì cô giáo không ưng!

Có những cái mẫu để làm theo cho quen tay. Nhưng quan trọng là làm theo mãi rồi mài cùn đi tính sáng tạo. Nhìn mẫu quen mắt rồi, giờ có cái riêng, cái tôi thành ra lạ lùng, khó chấp nhận.

Càng ngày thì học sinh càng quen nói theo, càng nói theo thì càng đạo văn, càng giả dối. Các em quen nói lời của người khác, vậy nếu dạy văn mà quên mất rằng phải dạy các em biết nói ra những suy nghĩ và chính kiến của chính mình, liệu có đáng buồn không?

Các em không được nói những gì mình nghĩ, không được viết những gì mình thích, không được tự do sáng tạo tung tăng trong thế giới tưởng tượng của các em. Mà các em phải nói theo người khác, phải viết theo văn mẫu, mà phải viết cho thật hay, thật mượt. Không nói lời của mình, không viết đúng ý mình, đó là giả dối. Như cô giáo ở trên thắc mắc học sinh mình không nhìn bố người ta mà tả, đó chính là dạy học sinh giả dối trơn tru vậy.

Dạy Văn là dạy gì, đến giờ cái triết lí cao siêu tôi cũng không hiểu hết. Chẳng lẽ tôi sau này cũng sẽ trở thành một cô giáo dạy Văn như bao cô giáo khác, tiếp tục bằng lòng với tất cả những gì đang diễn ra?

Võ Thị Mỹ Ngà
(Dân trí)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà văn Nguyễn Quang Lập bị khởi tố

Kim Dung / Kỳ Duyên: 
Đang rất bận viết bài, đọc trên Blog của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, ông cho biết, ông vừa nhận được tin xấu qua điện thoại từ Sài Gòn: Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã bị khởi tố. Như vậy Bọ Lập sẽ bị tạm giam mấy tháng theo quy định của pháp luật để điều tra theo Điều 258 của Bộ Luật Hình sự.

Vội dừng công việc để đưa tin về Bọ lên Blog cho bạn đọc gần xa biết, suy ngẫm và chia sẻ. Bỗng thấy thương xót Bọ quá, vì sức khỏe, chân cẳng của Bọ. Nhưng lúc này không thể bàn luận về bất cứ điều gì, dù thông tin thì vô cùng đa chiều. Chỉ mong Bọ gặp được nhiều điều may mắn, an lành. Mong Bọ khỏe, tĩnh tâm và sáng suốt. Mong Bọ gặp được sự giúp đỡ trong những tháng ngày tạm giam.

http://kimdunghn.wordpress.com/2014/12/17/nha-van-nguyen-quang-lap-bi-khoi-to/
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tự do học thuật: Sinh lộ của một nền văn minh


Bùi Văn Nam Sơn
Hình tượng “học giả”, như ta đã biết, được Kant sử dụng nhiều lần trong luận văn nổi tiếng “Khai minh là gì?” để nói đến việc sử dụng lý trí một cách công khai trong đời sống xã hội. Viên chức phải tuân lệnh trong công việc, xét từ vai trò xã hội nhất định. Nhưng đồng thời, “với tư cách học giả”, họ còn có quyền công khai sử dụng ngòi bút, xét từ quan điểm công dân thế giới. Đó là cách nói khác về “tư cách người trí thức” theo nghĩa rộng, chỉ những ai được thụ hưởng nền giáo dục đại học và “có năng lực diễn đạt ý kiến dưới hình thức văn bản”. Vì thế, môi trường đại học là nơi thể hiện quyền tự do này một cách tập trung và đậm đặc nhất. Với quan niệm ấy, Kant mở một chương mới cho tinh thần đại học hiện đại, sẽ được định chế hóa chỉ hơn một thập kỷ sau đó: sự ra đời của mô hình đại học Humbold (1810). Tuy nhiên, “tự do học thuật” ở phương Tây không phải là chuyện tình cờ, trái lại, có lịch sử rất lâu dài. Tuy trải qua nhiều thăng trầm, nó là một dòng chảy bất tận và bất diệt, như một cuộc đua tiếp sức. Những cá nhân kiệt xuất tiếp nối nhau mang ngọn lửa thiêng, soi đường sinh lộ cho cả một nền văn minh.
TỪ “TỰ DO TRƯỜNG PHÁI” …
Với sự du nhập Kitô giáo như là tôn giáo chính thống vào các thế kỷ đầu công nguyên, phương Tây đứng trước thử thách chưa từng có trước sự xung đột giữa hai truyền thống lớn: truyền thống nhân bản, thế tục của Hy-La cổ đại và truyền thống tín ngưỡng siêu nhiên Do thái-Kitô giáo. Nhiều tín điều cơ bản có vẻ đi ngược, nếu không muốn nói là vượt khỏi trực quan và lý trí thông thường (sáng thế từ hư vô, Đức Mẹ đồng trinh, tam vị nhất thể v.v…), đòi phải được lý giải hợp tình hợp lý, thỏa mãn trí óc và con tim. Sớm nhìn nhận nhu cầu điều hòa ấy, và hơn thế, chấp nhận giải quyết nó một cách sòng phẳng là dấu son đầu tiên. Thế là, bên cạnh các tu viện, nhiều định chế học thuật độc lập ra đời. Ta không khỏi kinh ngạc nếu theo dõi kỹ chất lượng và cung cách tranh luận của thời kỳ này. Nhưng, được như vậy là nhờ đặc điểm chủ yếu của “tự do trường phái” (libertas scholastica) suốt thời trung cổ từ thế kỷ 12-15: đó là đặc quyền tự quản mang tính hiệp hội nghề nghiệp, gồm quyền thành lập, kết nạp và khai trừ thành viên, cũng như tự do bầu chọn người đại diện. Những quyền tự do này được bảo trợ bởi Giáo hoàng, và sau đó là bởi các ông vua. Sự thống nhất giữa chính trị và tôn giáo tất nhiên chưa mang lại những quyền tự do học thuật theo nghĩa ngày nay. Nhưng, các đại học không cảm thấy mình mất tự do, bởi chính chúng góp phần định hình sự thống nhất ấy.
… ĐẾN “TỰ DO KHOA HỌC”
Từ thế kỷ 17, bắt đầu cất lên nhiều tiếng nói đòi tự do tư tưởng, tiền thân của tự do khoa học ngày nay. Các tác giả như Spinoza, Putendorf, Collins hay Gundling đòi hỏi “tự do triết học” (libertas philosophandi), thoát khỏi sự khống chế của thần học, việc định chế hóa đầu tiên theo hướng này là đại học cải cách ở Halle (Đức) năm 1694. Tiếp theo, tự do nghiên cứu và giảng dạy trong tinh thần khai minh của thế kỷ Ánh sáng có cơ sở pháp lý vững chắc trong điều lệ của phân khoa triết, đại học Göttingen (Đức) năm 1737.
Trong “văn hóa sinh viên”, nền tự do học thuật dành nhiều đặc quyền hợp pháp cho đời sống của sinh viên chính thức: ăn mặc tùy thích, để râu đủ kiểu, kể cả ăn chơi, đập phá, vượt khỏi các quy tắc luân lý thông thường! “Ôi, thời vàng son của đời sinh viên: tự do, tự do, tất cả là tự do!”, một từ điển ghi nhận với nhiều tiếc nuối vào năm 1749.
Một cao điểm mới của khái niệm tự do trong sinh viên là thời kỳ Đại Cách mạng Pháp (1789). Lần đầu tiên có sự pha trộn, rồi hòa quyện giữa ý thức đặc quyền của tầng lớp ưu tú với ý thức tự do chính trị của quảng đại quần chúng cách mạng. Một ngọn lửa khai phóng bùng lên năm 1798 với tác phẩm cuối đời của Immanuel Kant: “Sự tranh chấp giữa các chuyên khoa”.
NHƯ CÁI THANG CẦN HAI THANH CHỐNG
Vào thời Kant, đại học gồm ba chuyên khoa trụ cột: thần học, luật học và y học. Thần học lo chuyện “hạnh phúc vĩnh hằng” của kiếp người; luật học lo chuyện hạnh phúc dân sự của mọi thành viên xã hội; và y học lo hạnh phúc thể xác của mỗi người. Được gọi là ba chuyên khoa “cao cấp”, vì được nhà nước bảo trợ và quản lý, dựa vào ba văn bản “thiên kinh địa nghĩa”: Kinh thánh, Bộ luật quốc gia và Bộ Điều lệnh y học. Chính thống hóa ba bộ môn này, nhà nước thực thi quyền lực của mình.
Ở phía ngược lại là các chuyên khoa “cấp thấp” (!), trong ngôn ngữ của Kant, là “chuyên khoa triết học”. Chuyên khoa này không thu hẹp trong môn triết theo nghĩa đen, mà bao gồm cả văn chương, khoa học và kinh tế. Chúng độc lập với lợi ích của nhà nước, mà chỉ dựa vào lý tính của con người. Chúng không nhất thiết đối lập với quyền lực nhà nước, trái lại, là phi quyền lực, một tiền thân sáng giá của quan niệm về tổ chức xã hội dân sự ngày nay. Chúng có bản tính khác với quyền lực, vì luôn thách thức “những ranh giới của quyền lực từ bên trong” (Derrida). Là bộ phận của đại học, nhưng chuyên khoa này bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống hàn lâm nhờ vào quyền sử dụng lý tính phê phán một cách công khai và vô điều kiện. Giữ một chỗ, đồng thời không giữ chỗ nào trong hệ thống đại học là nghịch lý đầy sức sống cho bản thân đại học.
Sự “tranh chấp giữa các chuyên khoa” không phải là xung đột kiểu chiến tranh mà là hợp pháp. Nếu các chuyên khoa “cao cấp” giữ cánh phải của chiếc thang tri thức để củng cố hệ thống, thì chuyên khoa “triết học” giữ cánh trái của chiếc thang như là trách vụ phản biện. Khi lý tính đưa ra phán đoán công khai, nó giữ cho chiếc thang vững chắc, an toàn. Có chiếc thang nào chỉ có đơn độc một thanh chắn? Chỗ độc đáo của Kant: chuyên khoa triết học không vỗ ngực sẽ mang lại chân lý. Nó chỉ yêu chân lý và, quan trọng hơn, tạo nên “điều kiện khả thể” cho việc đi tìm chân lý. Xin nghe Kant nói: “Trong đại học phải có một chuyên khoa giảng dạy độc lập với mệnh lệnh của nhà nước. Nó không ra lệnh, nhưng có quyền tự do phán đoán về tất cả những gì liên quan đến mối quan tâm khoa học là đi tìm chân lý”.
Quả là một con đường dài và gian khổ từ cái chết của Socrates, từ tự do trường phái thời trung cổ đến tự do học thuật ngày nay, để nó được trịnh trọng ghi vào hiến pháp của các nước văn minh (chẳng hạn, đó là điều 5 trong Luật cơ bản của CHLB Đức).
Chiếc thang đã được bắt, và các thế hệ sau Kant sẽ tiếp tục leo lên từng nấc một. Không ít gian nan, nhưng dù sao đã có chỗ đặt chân. Đại học Humboldt – chỉ hơn một thập kỷ sau – như vừa nói, là thành tựu rực rỡ từ một lời di chúc..
Bài đã đăng  Người Đô Thị, Bộ mới, số 23, 03.07.2014. Bản tác giả gửi VHNA.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thách thức đại chiến lược Trung Quốc: Xây đảo trên Biển Đông


Tác giả: Alexander Vuving, “China’s Grand-Strategy Challenge: Creating Its Own Islands in the South China Sea”, The National Interest, 8/12/2014.
Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Quang Khải
Những hình ảnh chụp từ vệ tinh được tờ tạp chí tình báo quốc phòng IHS Jane’s phân tích cho thấy Trung Quốc đang xây dựng trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa một doi đất mang hình dáng sân bay dài 3.000m và một hải cảng đủ lớn cho các tàu chở dầu và tàu chiến lớn neo đậu. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc làm vậy, đảo này là hòn đảo mới nhất được Trung Quốc xây dựng trong chuỗi hành động xây đảo lấn biển mà nước này đang tiến hành ở cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển Đông.
Trung Quốc xây đảo để làm gì? Mục đích tối thượng của những dự án này là gì? Lăng kính thông thường chúng ta sử dụng để giải mã các động thái chiến lược trên trường quốc tế không phù hợp để trả lời những câu hỏi ấy. Lăng kính thông thường nhìn trò chơi giữa các quốc gia dưới góc độ cờ vua, nhưng ở biển Đông, Trung Quốc lại đang chơi cờ vây.
Cờ vây (weiqi) là loại cờ cổ xưa nhất Trung Hoa (được biết đến ở phương Tây qua tên gọi của người Nhật là go), mang nhiều điểm tương đồng với một dòng tư duy chiến lược truyền thống có nhiều ảnh hưởng của Trung Hoa. Trong khi cờ vua là trò chơi chiếu tướng thì cờ vây, như tên gọi của nó, lại là trò bao vây. Trong cờ vây, không có vua, hậu hay tốt mà chỉ có những quân cờ giống nhau, quyền lực của chúng phụ thuộc vào vị trí của chúng trong tương quan rộng lớn hơn trên bàn cờ. Nếu như cờ vua là cuộc chiến giữa hai đội quân thì cờ vây là cuộc chiến của những tính toán định hình bàn cờ. Người chơi cờ vua giỏi nhắm đến việc đập tan sức mạnh cứng của đối phương, người chơi cờ vây giỏi nhắm đến việc kiểm soát các vị trí chiến lược, từ đó lan tỏa sức mạnh dựa trên vị trí.
Nếu coi biển Đông là một bàn cờ vua thì những động thái của Trung Quốc ở đó hầu như chỉ là vặt vãnh. Hầu như chỉ có tốt tiến quân, trong khi những quân cờ quyền lực hơn không có mấy động thái. Có lẽ vị trí đáng gờm nhất trên bàn cờ là căn cứ tàu ngầm hạt nhân ở Du Lâm phía nam đảo Hải Nam. Tuy nhiên, căn cứ này không nằm trong vùng biển tranh chấp. Quân đội hiếm khi là lực lượng chính tham gia vào tranh chấp biển Đông, mà chủ yếu là tàu đánh bắt cá và tàu hải giám. Và tâm điểm tranh chấp lại là những đá nhỏ, không thể cư ngụ và thường chìm.
Thoạt nhìn trò chơi này dưới góc độ cờ vua, một nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ từng nói “các cường quốc không gây chiến với nhau chỉ vì những hòn đá” và một học giả hàng đầu về hàng hải Trung Quốc kết luận “những căng thẳng giữa một cường quốc mới nổi và các nước láng giềng là tự nhiên và không cấu thành mối đe dọa đáng kể nào đối với cân bằng quyền lực toàn cầu cũng như hoạt động bình thường của hệ thống quốc tế.”
Nhưng dưới con mắt của người chơi cờ vây, những gì mà Trung Quốc làm ở biển Đông là ví dụ kinh điển cho thấy nước này đã chơi môn cờ vây tài tình thế nào. Mục đích tối thượng là nhằm kiểm soát khu vực. Chiến lược để đạt được mục đích này dựa vào việc lấn dần, chứ không phải những trận giao tranh lớn. Lấn dần (creeping expansion – hay tằm ăn dâu – NBT) là một chiến lược đã được thực hiện trong suốt nhiều thập kỷ. Song song với chiến lược này là chiến lược cắt lát salami và ngoại giao gậy nhỏ (small-stick diplomacy – tức đe dọa ở mức độ vừa phải – NBT). Logic ẩn dưới đó là dần dần biến chuyển tình hình theo hướng có lợi cho sự bành trướng của Trung Quốc bằng cách khéo léo dùng thủ đoạn thay đổi thế chiến lược trong khu vực.
Chiến lược này đòi hỏi một số bước đi cần thiết, thực hiện tuần tự. Đầu tiên là hết sức tránh các cuộc xung đột vũ trang công khai; có thể khởi phát xung đột nhỏ, nhưng việc ấy chỉ được thực hiện nhằm lợi dụng tình hình vốn đã có lợi cho Trung Quốc. Bước thứ hai là kiểm soát những điểm chiến lược nhất trên biển; nếu không kiểm soát từ trước thì có thể lén lút chiếm, thậm chí có thể có xung đột nhỏ nếu cần. Bước thứ ba là phát triển những điểm đó thành điểm kiểm soát mạnh, tích cực xây dựng các trung tâm hậu cần và căn cứ hiệu quả để phô trương sức mạnh. Lịch sử can dự của Trung Quốc ở xung đột biển Đông cho thấy nước này đã theo sát những đường đi nước bước kể trên.
Mặc dù Trung Quốc sẵn sàng lao vào đối đầu quân sự, nhưng nước này vẫn thường tránh viện đến các cuộc chiến vũ trang lớn để mở rộng không gian kiểm soát. Trong suốt sáu mươi năm qua, chỉ có hai lần Bắc Kinh xung đột quân sự để chiếm đảo. Lần thứ nhất vào tháng Giêng năm 1974 với Việt Nam Cộng hòa, kết thúc với việc Trung Quốc chiếm nửa phía Tây của quần đảo Hoàng Sa, nhóm đảo Lưỡi Liềm. Lần thứ hai là một xung đột nhỏ hơn nhiều, nhưng cũng không kém phần đẫm máu với nước Việt Nam thống nhất tại Đá Gạc Ma hồi tháng Ba năm 1988.
Điểm đáng chú ý ở hai lần đối đầu này là chúng đều xảy ra khi trong khu vực này xuất hiện một khoảng trống quyền lực lớn. Lần thứ nhất, Mỹ đang rút quân khỏi khu vực này, và lần thứ hai là khi Liên Xô rút dần sự hiện diện. Trong cả hai lần, Trung Quốc đều được hưởng lợi từ cái gật đầu ngầm của Mỹ, nhân tố quyền lực nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương mở rộng. Vì thế, những cuộc xung đột quân sự ấy không gây ra nhiều hệ lụy về mặt ngoại giao (cho Trung Quốc).
Bước đi thứ hai được phản ánh rất rõ trong cách Bắc Kinh chọn các địa điểm chiếm đóng trong khu vực đang tranh chấp. Khi Trung Quốc và Việt Nam tranh giành vị thế ở quần đảo Trường Sa năm 1988, Trung Quốc đã chọn chất lượng bù số lượng. Trung Quốc chiếm 6 đảo trong khi Việt Nam chiếm 11 đảo. Nhưng năm trong số sáu đảo đó là những vị trí chiến lược nhất trong quần đảo.
Lựa chọn đầu tiên của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa là Đá Chữ Thập, một trong những đảo tốt nhất trong quần đảo xét về vị trí và khả năng mở rộng. Rạn san hô này án ngữ vị trí lý tưởng cửa ngõ phía Tây của quần đảo Trường Sa và là một trong số ít các địa vật trong quần đảo này gần các tuyến hải hành xuyên đại dương đi qua biển Đông. Đá Chữ Thập không quá gần cũng không quá xa các nhóm đảo khác, lợi thế giúp giảm khả năng bị tấn công đồng thời mở rộng không gian ảnh hưởng.
Ngoài ra, Đá Chữ Thập còn chiếm một khu vực rộng 110 km vuông, một trong những địa vật lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Bốn trong số năm địa vật còn lại là đá Subi, đá Gaven, đá Gạc Ma và đá Châu Viên nằm ở rìa bốn nhóm đảo khác nhau, từ đó có thể kiểm soát một vùng biển rộng lớn và những tuyến hải hành chủ chốt ở quần đảo Trường Sa. Sau này Trung Quốc còn chiếm thêm hai địa vật nữa cũng có giá trị chiến lược vô cùng to lớn.
Đá Vành Khăn mà Trung Quốc lén lút chiếm của Philippines hồi cuối năm 1994, đầu năm 1995 nằm ngay trung tâm cánh phía đông của quần đảo Trường Sa và rất gần các tuyến hải hành trọng điểm dọc phía đông biển Đông. Bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc chiếm năm 2012 với chiến lược ngoại giao gậy nhỏ và “ngoại giao lật lọng” (double-dealing diplomacy)[1] bao quát góc đông bắc biển Đông và là chốt canh lý tưởng nhằm kiểm soát các tuyến hải hành chính qua khu vực này.
Với việc kiểm soát quần đảo Hoàng Sa, bãi cạn Scarbourough và các đảo nhân tạo chiến lược khác trong quần đảo Trường Sa, Trung Quốc có lợi thế hơn bất cứ nước nào khác trong việc kiểm soát cái mà Robert Kaplan gọi là “yết hầu của các tuyến đường biển toàn cầu”. Chẳng hạn, đảo Phú Lâm (đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa), Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và bãi cạn Scarborough tạo thành một chòm sao bốn điểm với bán kính chỉ 250 hải lý từ đó có thể kiểm soát chặt chẽ toàn bộ biển Đông.
Điều đó có nghĩa là để trở thành lãnh chúa trên biển Đông, Trung Quốc chỉ cần phát triển những tài sản ấy thành nền tảng vững chắc có thể cung cấp hậu cần cho một mạng lưới tàu đánh cá, tàu hải giám, tàu ngầm và máy bay nhằm thống trị bầu trời và vùng nước khu vực này, cũng như một số vùng đất để thiết lập những khu kinh tế và an ninh rộng.
Đó chính xác là những gì Bắc Kinh đang tiến hành. Sáu mươi năm trước đảo Phú Lâm chỉ là một bãi cát không người ở, nay đã có gần 1.000 người, cả dân lẫn binh lính. Cơ sở vật chất lưỡng dụng bao gồm một sân bay với một đường băng 2.700m và một đường dẫn máy bay song song, có sức chứa hơn tám máy bay thế hệ thứ tư như tiêm kích SU-30MKK và máy bay đánh bom JH-7, một cảng nước sâu 1.000m có thể cho phép tàu tải trọng 5.000 tấn neo đậu.
Từ năm 2013, Trung Quốc cũng tiến hành các dự án xây dựng khổng lồ ở phía nam quần đảo Trường Sa hòng biến những đá mà nước này chiếm được thành đảo. Theo một quan chức tình báo cấp cao của Đài Loan tên là Lý Tường Trụ (Lee Hsiang-chou), chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thông qua kế hoạch mở rộng đảo lấn biển để xây dựng các cơ sở quân sự trên năm đảo nhỏ trong vùng biển này, trong đó có Đá Châu Viên, Đá Gạc Ma, Đá Gaven, Đá Tư Nghĩa và Đá Chữ Thập.
Trong số những dự án xây đảo ấy, gây nhiều tác động nhất phải kể đến dự án Đá Chữ Thập. Từ một rạn san hô chìm, Đá Chữ Thập sẽ sớm trở thành đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Sau khi lấn biển, với diện tích đất dự kiến đạt 2km vuông, Đá Chữ Thập sẽ lớn gấp bốn lần đảo tự nhiên lớn nhất trong quần đảo là Ba Bình hiện đang bị Đài Loan chiếm đóng. Khu vực mở rộng này cho phép Đá Chữ Thập chứa được một sân bay với đường băng 3.000m, một cảng nước sâu, các trạm radar, vài tên lửa tầm trung và tầm xa, kho bãi và cơ sở vật chất cung cấp dịch vụ khác đủ khả năng hỗ trợ hàng trăm tàu cá, tàu hải giám, tàu chiến và máy bay.
Chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu trong tương lai gần đến trung hạn Bắc Kinh tiếp tục xây đường băng sân bay và cảng nước sâu ở Subi, Đá Vành Khăn và bãi cạn Scarborough và thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông.
Với các đảo được mở rộng và xây mới ở các vị trí chiến lược, Trung Quốc có nhiều khả năng hơn tất cả các cường quốc khác trong việc giành thế thống trị trên không và trên biển ở biển Đông. Mặc dù Bắc Kinh vẫn còn cả một con đường dài phía trước, nhưng trong vòng hai mươi năm nữa viễn cảnh một biển Đông la liệt các căn cứ của Trung Quốc trải dài từ quần đảo Hoàng Sa ở tây bắc tới Đá Vành Khăn ở đông nam, từ bãi cạn Scarborough ở đông bắc đến Đá Chữ Thập ở tây nam sẽ chẳng có gì là quá khó tưởng tượng.
Liệu quá trình lấn dần này có phải là không thể ngăn chặn? Mặc dù Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và các nước ASEAN ký năm 2002 không tạo nhiều cơ sở để phong tỏa các điểm xây dựng lại, nhưng các nước muốn duy trì nguyên trạng vẫn có thể gửi các quan sát viên quốc tế tới để giám sát xây dựng và gây sức ép ngoại giao nhằm thuyết phục Trung Quốc dừng hành động.
Một cách nữa để thách thức chiến lược cờ vây của Trung Quốc là dùng chính chiến thuật mà nước này sử dụng. Ví dụ, bước đầu tiên, Việt Nam có thể cho phép Ấn Độ sử dụng căn cứ hải quân ở vịnh Cam Ranh và cho Mỹ sử dụng căn cứ không quân ở Đà Nẵng. Đây là hai địa điểm chiến lược nhất của Việt Nam dọc bờ biển Đông. Nếu Trung Quốc không để ý tới thông điệp này, Việt Nam có thể tăng cường động thái ngăn chặn bằng cách cho phép quân đội Mỹ và Nhật Bản vào Cam Ranh và Đà Nẵng, từ đó hai nước có thể tuần tra biển Đông. Trên hết, nếu Trung Quốc vẫn quyết tâm biến biển Đông thành ao nhà của mình thì các nước Việt Nam, Philippines, Mỹ, Nhật và Ấn Độ cần hình thành một liên minh mạnh mẽ hòng đảo ngược lại trạng thái mất cân bằng quyền lực ấy.
Đại chiến lược của Trung Quốc ở biển Đông là một kế hoạch khôn khéo tận dụng những điểm yếu của các chiến lược dựa trên các trận đánh lớn mà điển hình là Chiến lược tác chiến không-hải mà Mỹ đưa ra nhằm vô hiệu hóa năng lực Chống tiếp cận – phong tỏa khu vực (A2AD) của Trung Quốc và Chiến lược kiểm soát tầm xa (Offshore Control), lựa chọn thay thế chủ chốt của chiến lược A2AD. Nhưng chiến lược lấn dần này không phải là hoàn hảo. Nó có thể bị ngăn chặn nếu Mỹ, Việt Nam và các cường quốc khu vực khác chơi cờ vây điêu luyện như Trung Quốc.
Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm) là phó giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương ở Honolulu. Quan điểm trong bài viết này là của cá nhân tác giả, không phản ánh quan điểm nơi tác giả công tác.
——————-
[1] Trong cuộc đối đầu tại bãi cạn Scarborough, sau khi Mỹ đứng ra làm trung gian hòa giải, Philippines nghĩ rằng Trung Quốc đã đồng ý cả hai bên rút tàu về nhưng sau khi Philippines rút về thi Trung Quốc vẫn không hề rút và rốt cuộc đã chiếm Scarborough trên thực tế (ghi chú của người biên tập dựa trên trao đổi với tác giả bài viết).
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2014/12/15/thach-thuc-dai-chien-luoc-trung-quoc-xay-dao-tren-bien-dong/#sthash.59EtuLr3.dpuf

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dầu hạ xuống 40 USD/thùng có khiến Nga sụp đổ?

(Đất Việt)

(Quan hệ quốc tế) - Giới phân tích dự đoán, nếu giá dầu giảm xuống mức 40USD/thùng, nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ giống như Liên Xô. Liệu điều này có khả năng xảy ra?

Kinh tế Nga sẽ sụp đổ nếu giá dầu hạ xuống 40 USD/thùng?
Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Siluanov đã phát biểu: “Điều gì đã xảy ra với nền kinh tế? Chúng ta mất khoảng 40 tỷ USD mỗi năm do những biện pháp trừng phạt chính trị và có thể mất khoảng 90 đến 100 tỷ USD mỗi năm nếu giá dầu giảm xuống 30 phần trăm”.
Trên thực tế, giá dầu đã giảm tới 40% và đồng rúp cũng mất giá chừng đó kể từ sau cuộc khủng hoảng chính trị Ukraine.
Tại thời điểm giá dầu tuột dốc thảm hại trong vòng 5 năm trở lại đây, Bộ trưởng Siluanov lo ngại rằng, kinh tế Nga sẽ trượt vào suy thoái nếu giá dầu xuống đến 60 USD một thùng. Ông tuyên bố là chính phủ sẽ nghiêm ngặt hơn trong vấn đề ngân sách và sử dụng những công cụ chống khủng hoảng.
Ngày 14 tháng 11, giá dầu thô Biển Bắc mác Brent đã tụt xuống đến chỉ số 77 USD một thùng, đến ngày 24 tháng 11, Brent được giao dịch quanh mức 80,3 USD một thùng. Tuy nhiên, giá dầu thô đã giảm kỷ lục sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (Organization of the Petroleum Exporting Countries - OPEC) quyết định không cắt giảm sản lượng để đẩy giá lên.
12 thành viên OPEC đã quyết định duy trì sản lượng 90 triệu thùng dầu mỗi ngày như đã thống nhất vào tháng 12 năm 2011. Sau cuộc họp ở Vienna, Tổng Thư ký OPEC Abdallah Salem el-Badri cho biết, các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ không nên phản ứng nóng vội và không đẩy giá dầu bằng việc cắt giảm sản lượng.
Chốt phiên giao dịch ngày 28-11 tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giảm 7,54 USD/thùng (tương đương trên 10%), chốt ở 66,15 USD/thùng. Đây là phiên giảm mạnh nhất của giá dầu ngọt nhẹ kể từ tháng 3-2009. Sau khi thị trường đóng cửa và chuyển sang giao dịch điện tử, giá dầu tiếp tục giảm xuống 65,69 USD/thùng, thấp nhất trong 5 năm qua.
Liệu Nga có tránh được
Liệu Nga có tránh được "vết xe đổ của Liên Xô"?
Tại thị trường London, giá dầu thô Brent giảm 2,43 USD/thùng, tương đương giảm 3,3%, dừng ở 70,15 USD/thùng. Trong phiên, có lúc giá dầu Brent xuống dưới mức 70 USD/thùng, thấp nhất từ tháng 5/2010.
Trong tháng 11, giá dầu Brent giảm 18%, đánh dấu chuỗi 5 tháng giảm liên tục, thời kỳ giảm dài nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Sau khi cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine bước sang giai đoạn nội chiến từ tháng 5 đến nay, giá dầu Brent đã trượt dốc không phanh tới 40%, từ mức 115 USD/thùng trước đó.
Các nhà phân tích kinh tế thế giới nhận định, nếu dầu mỏ sụt giá đến mức 40 USD/thùng, đó là viễn cảnh thảm họa. Sự sụt giảm của giá dầu mỏ tác động mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008, bây giờ có thể sẽ còn trầm trọng hơn nữa. Kinh tế Nga có thể sụp đổ nếu giá dầu giảm dưới mức này.
Tuy khả năng là không cao nhưng các chuyên gia quốc tế không thể loại trừ giá dầu sẽ đạt mức dưới 40 USD/thùng và thế giới sẽ chứng kiến sự tái diễn những sự kiện của 30 năm trước đã dẫn đến sự sụp đổ của Mexico và sụp đổ của siêu cường thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa là Liên Xô. Ngoài ra, nền kinh tế thế giới cũng bước vào một giai đoạn suy thoái trầm trọng
Theo "Bloomberg", trong những điều kiện như vậy, nguồn thu từ dầu mỏ sẽ không thể bảo vệ Nga - nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới - trước đòn trừng phạt của EU và Hoa Kỳ.
Một quốc gia cũng phải đương đầu với trừng phạt quốc tế là Iran sẽ buộc phải cắt giảm các khoản trợ cấp mà trước đó phần nào bảo vệ được cư dân trước sức ép ngày càng tăng từ các biện pháp của phương Tây.
Trong số những nước sẽ chịu thiệt hại tối đa do sụt giảm giá dầu còn có Nigeria, đang chống chọi không mấy thành công với các chiến binh Hồi giáo, và Venezuela, quốc gia có nền kinh tế suy yếu vì những quyết định chính trị không thích hợp. Các nước khác thuộc OPEC cũng sẽ thiệt hại nặng nề nếu giá dầu chạm đến mức đó.
Daauif mỏ hiện chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế Nga
Dầu mỏ hiện chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế Nga
Các nhà sản xuất dầu đã quen với thực tế là mức giá dầu xoay quanh mốc 100 USD/thùng nên đã không đa dạng hóa kinh tế hoặc quá chậm chạp trong phản ứng. Trong trường hợp duy trì giá thấp với dầu mỏ, những nước này và sau đó là cả thế giới sẽ phải đón đợi thảm họa chính trị và xã hội nghiêm trọng - chuyên viên Paul Stevens từ hãng Chatham House của Anh tuyên bố.
Đòn đánh của phương Tây có khiến Nga sụp đổ?
Một số nhà phân tích Nga cho rằng người Mỹ và đồng minh đã có hành vi thao túng thị trường dầu mỏ thế giới. Hoa Kỳ đang chơi trò giảm giá dầu bằng cách tác động đến các nước đồng minh khai thác dầu mỏ, để triệt hạ Nga - quốc gia mà Washington có quan điểm bất đồng vì các sự kiện ở Ukraine - giống như việc họ đã làm 30 năm trước với Liên Xô.
Chuyên gia ngành dầu khí Nga Mikhail Molodov cho rằng, đây chắc chắn là vấn đề bán phá giá với sự tiếp tay của đồng minh Mỹ như Saudi Arabia.
Tuy nhiên, chính Riyadh sẽ nhận lãnh hậu quả từ việc tiếp tay cho Mỹ, bởi không thể phủ nhận là sắp tới Hoa Kỳ có thể đạt được lượng khai thác dầu đá phiến sét tối đa trong lịch sử hiện đại.
Tất nhiên, quốc gia chủ chốt của OPEC không thể hài lòng với điều đó. Bởi vì thị trường dầu mỏ của Mỹ sẽ chiếm thị trường của Saudi Arabia, điều đó sẽ gây bất lợi cho thành viên OPEC này. Giá dầu giảm lâu dài sẽ gây thiệt hại cho tất cả các thành viên tham gia tổ chức. Đặc biệt, tình hình nội bộ ở Saudi Arabia có thể bị ảnh hưởng mạnh.
Bởi vậy, nhiều chuyên gia vẫn tỏ ra lạc quan về tương lai của giá dầu. Hiện nay, dầu mỏ là một trong những nền tảng của kinh tế thế giới, giá dầu có tác động rất lớn đến sự phát triển khách quan của nền kinh tế thế giới, chính trị không thể gây tác động lâu dài đến kinh tế được. Không nghi ngờ gì, xu hướng chung tăng dần giá dầu sẽ vẫn giữ nguyên.
Nguồn khai thác truyền thống suy giảm, giá thành khai thác lên cao sẽ lại làm cho dầu thô trở nên đắt đỏ. Hơn nữa, các nước chỉ có tiêu thụ dầu nhiều hơn chứ không thể giảm đi. Điều này đặc biệt đúng với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi mà hiện nay tốc độ phát triển kinh tế có phần giảm xuống, nhưng tăng trưởng chiến lược của họ ngày càng rõ nét.
OPEC quyết định không cắt giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên
OPEC quyết định không cắt giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên
Ngay cả Mỹ cũng hiểu một điều là không thể can thiệp quá sâu vào các vấn đề kinh tế, phá bỏ các quy luật khách quan của nó. Mỹ không được hưởng lợi gì khi giá dầu hạ xuống, vì chi phí khai thác dầu đá phiến sét là rất cao. Với giá dầu hiện nay, Mỹ chỉ có lỗ chứ không có lãi. Và thực tế đã chứng minh phần nào quan điểm của các chuyên gia Nga.
Trong phiên giao dịch hôm qua - 1/12, giá dầu thô thế giới có thời điểm đã tăng đến 5%, thoát mức đáy thiết lập 5 năm trước đó. Đây cũng là phiên tăng giá mạnh nhất của dầu thô kể từ năm 2012. Lúc đóng cửa tại thị trường London, giá dầu thô Brent tăng 2,39 USD/thùng, tương đương tăng 3%, mạnh nhất từ tháng 10/2012, chốt ở 72,54 USD/thùng.
Tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ chốt phiên tăng 2,85 USD/thùng, tương đương tăng 4%, mạnh nhất từ tháng 8/2012, đạt 69 USD/thùng. Trong phiên, có lúc giá dầu rớt xuống mức đáy của 5 năm ở mức 63,72 USD/thùng. Dự kiến giá dầu sẽ không thể xuống đến 40 USD/thùng và chắc chắn nó sẽ dần tăng lên trong thời gian tới.
Các chuyên gia Nga cho rằng, Mỹ và đồng minh đang tìm mọi cách để làm kinh tế Nga sụp đổ hoặc thay đổi chế độ chính trị ở Nga. Tuy nhiên, có thể khẳng định là Washington không thể làm được điều này trong bối cảnh hiện Moscow đã có sự chuẩn bị và thấm thía bài học từ sự tan rã của Liên bang Xô viết.
Giáo sư Vladimir Shtol từ Học viện Hành chính trực thuộc Phủ Tổng thống cho rằng, hiểu được những thách thức từ việc phụ thuộc quá lớn vào xuất khẩu dầu mỏ, thấm nhuần bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô, Tổng thống V.Putin đã đưa ra Học thuyết chiến lược mới nhằm đưa nước Nga tránh được vết xe đổ từ thời “Chiến tranh lạnh”.
Điểm đặc biệt trong Học thuyết mới này về mặt kinh tế là nó đánh dấu sự thoát khỏi phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ nói riêng và tài nguyên nói chung, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao và tinh chế, dựa trên nền tảng là hoạt động khoa học, kỹ thuật và những phát minh thiết kế-chế tạo của nước nhà.
Tổng thống Nga Putin đã hoạch định chiến lược mới để giảm phụ thuộc của nền kinh tế vào xuất khẩu dầu mỏ
Tổng thống Nga Putin đã hoạch định chiến lược mới để giảm phụ thuộc của nền kinh tế vào xuất khẩu dầu mỏ
Điều đó sẽ giúp nền kinh tế Nga đi lên bằng nội lực chứ không phải bằng những giá trị ảo, đồng thời thoát khỏi sự phụ thuộc vào nước ngoài trong thời đại những quyết định về chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế. Moscow đang thể hiện quyết tâm không để mình biến thành nạn nhân của Washington và đồng minh.
 
Nước Nga và bài học của Liên Xô
Khoảng giữa thập niên 80 của thế kỷ 20, Mỹ đã tập trung đánh vào nền kinh tế bao cấp, chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu mỏ của Liên bang Xô viết. Đầu tiên là Hoa Kỳ đã đánh phá giá đồng USD tới gần 30% khiến doanh thu thực tế từ xuất khẩu dầu mỏ của Liên Xô sụt giảm trầm trọng.
Đồng thời, Mỹ đã bắt tay với Saudi Arabia tăng lượng khai thác lên gấp 5 lần, từ 2 triệu thùng/ngày lên 10 triệu thùng, cung vượt cầu đã khiến giá dầu thế giới giảm tới gần 55%, từ xấp xỉ 30USD/thùng còn hơn 10USD/thùng, tương đương với mức ngưỡng sụp đổ của nền kinh tế Nga mà các chuyên gia vừa dự báo.
Giá dầu giảm mạnh cùng sự suy thoái của kinh tế thế giới khiến xuất khẩu vũ khí vốn đã ít ỏi của Liên Xô gần như tê liệt. Trong khi đó, doanh thu từ xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao gần như bằng không đã khiến nền kinh tế của Liên bang Xô viết mất cân bằng trầm trọng.
Giá dầu giảm cùng với sự tăng giá ngoại tệ chi trả nhập khẩu sản phẩm công nghệ cao của các nước châu Âu, đối lập với sự mất giá của ngoại tệ thu về từ xuất khẩu (USD) đã khiến nền kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng, thâm hụt ngân sách lớn, đời sống nhân dân khó khăn đã gây ra những biến động lớn trong đời sống xã hội.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu đẩy nhanh tình trạng “tự diễn biến”, dẫn đến sự sụp đổ của đầu tàu Xã hội Chủ nghĩa. Hiện cũng đang trong tình trạng gần tương tự, liệu Nga có thoát khỏi “vết xe đổ” của Liên Xô?
Thiên Nam

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

....chỉ còn ly rượu vắng


Lời
Chẳng còn ai chỉ còn ly rượu vắng
tháng 12 quay quắt tháng 12
hoa nở muộn một chút tình cũng muộn
ơi trăm năm lồng lộng bóng sông dài
Chẳng còn ai chỉ còn vầng trăng khuyết
tháng 12 cây lá đã sang mùa
em ở đâu hỡi hương ngàn cỏ dại
một mình ta thờ thẫn cõi xa xưa
Tháng 12 ta chẳng còn ai chỉ còn thời gian trắng
tưởng nhẹ tênh không ngờ mang lòng nặng
tháng 12 chợt rét tự bao giờ
chẳng còn ai chỉ còn câu thơ lạnh
bay giữa trời vời vợi tháng 12
uống để quên hay bồn chồn nhớ
chợt gọi em ta hoảng hốt gọi em
...tháng 12 chỉ còn ly rượu vắng
NhacCuaTui.com | Nghe nhạc, tải nhạc mp3 chất lượng cao 320kps miễn phí
Phần nhận xét hiển thị trên trang