Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Báo Lao Động VÀO CUỘC VỤ SINH VIÊN BỊ KẾT ÁN OAN Ở NGHỆ AN

Nghệ An: Một sinh viên bị kết án oan?

 
Báo Lao Động - Số 293 
2:16 PM, 15/12/2014

Ròng rã hơn một năm trời, hai vợ chồng ông Tiến - bà Thái đội đơn chạy khắp nơi
kêu oan cho con.

Hơn một năm nay, vợ chồng ông Hoàng Xuân Tiến và bà Nguyễn Thị Thái (xóm 4, Nghi Trung, huyện Nghi Lộc) đội đơn khắp nơi kêu oan cho con trai là Hoàng Trưng - sinh viên năm thứ nhất - bị kết án 42 tháng tù giam vì hành vi “cướp giật”.

Bài 1: “Bỗng dưng” bị bắt và dấu hiệu tống tiền?

Sau khi con trai bất ngờ bị bắt, ông Hoàng Xuân Tiến gọi vào số máy do một người xưng là công an (CA) ghi lại trên giấy, thì được người này thông báo chuẩn bị 25 triệu đồng để đưa con về. Nhưng khi ông Tiến yêu cầu người nhận tiền phải viết giấy, thì sau đó số máy này đã không thể liên lạc được.

Kêu oan tại 4 phiên tòa

Vợ chồng ông Tiến trình bày, khoảng 19h ngày 19.7.2013, hai người mặc thường phục là ông Trần Văn Đáng - CA TP.Vinh và ông Cao Bá Tuyết - CA huyện Nghi Lộc - đến nhà xin đưa con trai ông bà là Hoàng Trưng và đem theo chiếc xe máy (BKS 37B1-267.49) ra sân trượt patanh huyện Nghi Lộc để giải quyết sự việc.

Tin vào CA, ông bà đồng ý và càng tin khi ông CA Trần Văn Đáng có viết lại trên mảnh giấy: “0915 962 9630915 962 963, chú Đáng - CA TP.Vinh”. Đêm hôm đó, thấy con chưa về, ông Tiến gọi điện theo số máy nói trên thì được trả lời: “Em Trưng đang ở đây, bác yên tâm ngủ đi, ngày mai em về”. Mấy hôm sau, ông Tiến gọi vào số máy nói trên, thì được thông báo chuẩn bị 25 triệu đồng để đưa con về; nhưng khi ông Tiến yêu cầu người nhận tiền phải viết giấy thì sau đó ông không thể liên lạc với số máy này. Ngày 1.8.2013, ông bà hết sức bất ngờ khi nhận được thông báo của CA TP.Vinh: Hoàng Trưng đã bị khởi tố, bắt tạm giam về “hành vi cướp giật tài sản”. Tại thời điểm bị bắt, Trưng đang học năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh.

Sau đó, CA TP.Vinh ban hành bản “Kết luận điều tra” số 457/KLĐT (HS) ngày 24.10.2013. Theo kết luận này, khoảng 16h ngày 10.3.2013, Hoàng Trưng cùng với bạn là Lê Văn Nhi đi trên chiếc xe máy Sirius BKS 37B1-267.49 chạy trên đường Trường Thi (TP.Vinh) cướp giật của chị Trần Thị Tú Oanh (học sinh lớp 12 Trường THPT Lê Viết Thuật) một chiếc túi xách (bên trong có mấy quyển vở và chiếc ví đựng 1 triệu đồng), chia nhau tiền và vứt chiếc túi bên đường. Sau 4 lần xử án, đến phiên phúc thẩm ngày 30.6.2014, TAND tỉnh Nghệ An kết án Hoàng Trưng và Lê Văn Nhi cùng mức 3 năm 6 tháng tù giam về tội “cướp giật tài sản”. Tại các phiên toà, hai bị cáo liên tục kêu oan, tố cáo bị đánh đập, bức cung.

Những dấu hiệu bất thường

Theo ông bà Tiến, Hoàng Trưng bị CA dẫn giải từ xã Nghi Trung đi vào đêm 19.7.2013, nhưng biên bản bắt giữ lại thể hiện Trưng bị bắt “khẩn cấp” tại P.Hưng Bình hồi 18h ngày 20.7.2013. Trong biên bản bắt người thể hiện “không tạm giữ đồ vật, tài liệu gì”, nhưng sau đó, CA TP.Vinh lại trao trả cho gia đình xe máy và điện thoại. Hồ sơ vụ án thể hiện bị cáo Lê Văn Nhi ra đầu thú, nhưng tại các phiên toà, Lê Văn Nhi khai bị bắt tại quán càphê Phố Đỏ ngày 20.7.2013. Theo quy định của pháp luật, “đầu thú” là người đã biết mình phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền trình diện và khai báo. Trong trường hợp Lê Văn Nhi đang ngồi ở quán càphê thì bị CA yêu cầu về trụ sở, như vậy liệu có thể gọi là “đầu thú”? Điều vô lý khác, đó là đã đầu thú, nhưng ra toà Lê Văn Nhi lại liên tục kêu oan?

Theo chị Trần Thị Tú Oanh, chị bị cướp vào khoảng 16h, nhưng trong bản án phúc thẩm số 104 ngày 30.6.2014 của TAND tỉnh Nghệ An, vụ cướp xảy ra khoảng 17h. Ngày 14.11.2014, chị Oanh cho biết sau khi bị cướp, chị vẫn đến lớp học thêm của cô Xuyên (môn Anh văn), thời gian học thêm từ 17-19h. Sau khi học xong chị Oanh chở bạn là chị Hằng về nhà. Chị Oanh báo với mẹ là bị cướp, mẹ chị Oanh nói: “Thôi, người không can chi là may rồi” và hai mẹ con không đi báo CA. Thế nhưng hồ sơ vụ án thể hiện chị Oanh (cùng với mẹ) sau khi bị cướp đã đến trụ sở CA TP.Vinh trình báo vào thời điểm 19h35 cùng ngày (?).

Đặc biệt, tại tất cả các phiên toà, người bị hại đều vắng mặt. Sau khi Toà phúc thẩm đã tuyên án, ông bà Tiến mới tìm được đến nhà chị Trần Thị Tú Oanh - người bị cướp giật túi xách. Chị Oanh đã viết giấy tường trình ngày 7.7.2014 nói rõ: Khoảng giữa tháng 7, CA đến nhà hỏi, sau đó có chú Cẩm là công an đọc cho viết nội dung bị mất 1 triệu đồng, chị Oanh không đồng ý, vì số tiền thực tế bị mất chỉ hơn 100.000 đồng, nhưng cán bộ này bảo chị cứ ghi 1 triệu và chị đã nghe theo. Qua đó, thấy rõ cách làm biên bản này rất bất thường.

Quang Đại

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thông tin mới nhất về Vietnam Airlines có dấu hiệu bị không tặc

(Xã hội) - Do khoang máy bay bị giảm áp, cơ trưởng người CH Séc điều khiển máy bay Vietnam Airlines từ TP HCM đi Vinh chiều tối 16-12 thay vì nhấn nút khẩn nguy Code 7700 lại nhấn nhầm sang nút khủng bố Code 7500 khiến toàn bộ mặt đất phải triển khai đối phó theo tình huống nghiêm trọng này.


Ảnh minh họa.
Tối 16-12, nguồn tin đáng tin cậy cho biết máy bay của Hãng hàng không Vietnam Airlines từ TP HCM phải đáp khẩn cấp xuống sân bay quốc tế Nội Bài là do sự cố kỹ thuật, hoàn toànkhông phải lý do bị không tặc.
Nhưng rất tiếc là thao tác của cả tổ lái và sự tiếp nhận thông tin của bộ phận kiểm soát viên không lưu đều có sai sót nên đã đặt chuyến bay vào tình huống phải đối phó khẩn nguy với không tặc.
Trước đó, chuyến bay VN 1266 được khai thác bằng máy bay A321, xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) đi Vinh (Nghệ An) lúc 16 giờ 59 phút ngày 16-12, chở theo 135 hành khách, trong đó có 2 hành khách hạng C.
Khi gần đến Vinh, máy bay gặp trục trặc kỹ thuật giảm áp buồng kín. Tổ lái phải thực hiện giảm độ cao từ 35.000 feet xuống 10.000 feet để đảm bảo oxy cho toàn bộ hành khách và phi hành đoàn.
Theo đúng quy định, phi công phải thực hiện ấn nút khẩn nguy để thông báo cho cơ quan không lưu. Code khẩn nguy là 7700 nhưng cơ trưởng người CH Séc đã ấn nhầm sang nút khủng bố 7500. Khoảng 7 phút sau, cơ phó người Việt Nam phát hiện sai sót, điều chỉnh về tần số khẩn nguy.
Song khi trao đổi với không lưu lại có nhầm lẫn nên máy bay bị đặt vào tình huống khủng bố khiến toàn bộ mặt đất phải triển khai đối phó theo tình huống nghiêm trọng này. Thay vì đáp xuống sân bay Vinh, chuyến bay đã hạ cánh an toàn xuống sân bay quốc tế Nội Bài lúc 19 giờ 10 phút.
Bị không tặc uy hiếp, máy bay Vietnam Airlines phải hạ cánh ở Nội Bài

Bị không tặc uy hiếp, máy bay Vietnam Airlines phải hạ cánh ở Nội Bài

Tối 16/12, một nguồn tin chưa xác nhận từ sân bay Nội Bài cho biết, một máy bay của Vietnam Airlines trên chuyến đi từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Vinh đã có dấu hiệu bị không tặc uy hiếp. TIẾP...
(Theo Người Lao Động)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Những tem, phiếu mua hàng độc đáo thời bao cấp

z:

Sổ gạo, tem phiếu, giấy chuyển lương thực...là những thứ vô cùng quan trọng trong các gia đình thời bao cấp. Khi đó, thậm chí người có tiền chưa chắc đã mua được.
Những tem, phiếu mua hàng độc đáo thời bao cấp
Năm 1970, mỗi phụ nữ khi sinh được Nhà nước ưu tiên phân phối 1 lít nước mắm, 2 kg đường và 3 kg thịt. Tuy nhiên, mỗi tháng sau khi sinh, họ chỉ được cấp một loại thực phẩm với số lượng theo đúng quy định. Đây là phiếu bồi dưỡng dành cho cán bộ công nhân viên sinh con.
Những tem, phiếu mua hàng độc đáo thời bao cấp
Đối với người đẻ thuộc diện dân nông thôn năm 1970 chỉ được cấp 1 lít nước mắm và 2 kg đường. Phiếu thực phẩm bồi dưỡng người đẻ này cũng giống như chế độ thai sản nghỉ đẻ hiện giờ.
Những tem, phiếu mua hàng độc đáo thời bao cấp
Thời bao cấp, mỗi người trong từng khu vực nhất định sẽ được cấp phiếu mua lương thực.
Những tem, phiếu mua hàng độc đáo thời bao cấp
Nhưng nếu ai phải đi công tác xa nơi cư chú đăng ký hoặc chuyển chỗ ở thì họ phải có giấy quyết định chuyển nơi công tác, kèm theo giấy di chuyển lương thực để có thể cung ứng lương thực tạm thời.
Những tem, phiếu mua hàng độc đáo thời bao cấp
Đây là 2 phiếu mua lương thực năm 1987 và 1988 dùng cho quân nhân phục viên, xuất ngũ. 
Những tem, phiếu mua hàng độc đáo thời bao cấp
Phiếu phân phối hàng hóa thay tem phiếu.
Những tem, phiếu mua hàng độc đáo thời bao cấp
Ở nước ta dưới thời bao cấp "Sổ gạo" tên gọi đầy đủ là "Sổ mua lương thực", được cấp cho hộ gia đình (ở thành phố có hộ khẩu thường trú) hoặc ở nông thôn chỉ cho các thành viên làm trong khu vực nhà nước (dù cùng có hộ khẩu thường trú), các thành viên sản xuất nông nghiệp, dịch vụ không có tên trong sổ gạo. Đây là cuốn sổ rất quan trọng để mua lương thực mà gia đình nào cũng phải có thời bao cấp. Vì vậy, mới có câu "mặt nghệt buồn thiu như mất sổ gạo".
Những tem, phiếu mua hàng độc đáo thời bao cấp
Sổ gạo tồn tại ở nước ta đến hết năm 1988. Đây là sổ gạo dùng năm 1989 ở Hà Nội.
Những tem, phiếu mua hàng độc đáo thời bao cấp
Khi mới đến ở một nơi mới, chưa có sổ mua lương thực thì người dân tạm thời sử dụng tem chuyển lương thực. Trường hợp nếu người này đi công tác nơi khác thì mang con tem này đi, đến chỗ công tác hiện tại nộp vào đó để họ tăng thêm khẩu phần ăn cho mình.
Những tem, phiếu mua hàng độc đáo thời bao cấp
Tem lương thực được đưa ra sử dụng khi đất nước thống nhất.
Những tem, phiếu mua hàng độc đáo thời bao cấp
Tùy theo từng đối tượng mà Nhà Nước phân phối cho sử dụng số lượng thực phẩm, hàng hóa khác nhau.  Khi ấy, người có tiền chưa chắc đã mua được tem phiếu. Đây là tem mua thịt 500 g năm 1977.
Những tem, phiếu mua hàng độc đáo thời bao cấp
Còn đây là tem đường. Mục đích sử dụng tem phiếu của Nhà nước là để quản lý kiểm soát nền kinh tế lúc đó còn eo hẹp về mọi mặt.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGỦ RỒI PHẢI THỨC, CÁI CHẾT CŨNG TRỞ VỀ CUỘC SỐNG?!


( Con người khát vọng sống hay nỗi buồn lo chết '2' )
Nguyễn Hoàng Đức
NGỦ RỒI PHẢI THỨC, CÁI CHẾT CŨNG TRỞ VỀ CUỘC SỐNG?!

( Con người khát vọng sống hay nỗi buồn lo chết '2' )

Nguyễn Hoàng Đức

*****

Chết là một thực tại tất yếu! Và khi con người muốn quên chết thì cái chết không biến đi, cái chết vẫn có. Bởi vậy, có triết gia đã cho rằng: “Cuộc sống chỉ là trì hoãn cái chết”. Còn Đạo Phật thì cho rằng: 

               Thế gian quán trọ âm ty quê nhà

Vậy bạn sẽ chọn thái độ nào để sống? Thái độ lạc quan quên chết, hay thái độ bi quan: lo chết? Nhưng theo tôi, chúng ta là những con người khát sống chân lý, chúng ta hãy sống với thực tại như một thực tại khởi từ Hữu làm Người. Và khẩu hiệu của chúng ta sẽ là: hãy nhìn thẳng vào đời sống! Descartes cho rằng: “Thay vì tìm được những phương thế bảo trì cuộc sống, tôi phải tìm thấy những phương thế chắc chắn để khỏi sợ sự chết”.

Đó là thực tại trung dung của tâm tưởng, không thế này cũng chẳng thế kia. Khi nhận ra con người không tránh khỏi cái chết, nhiều triết gia, khoa học gia, tôn giáo đã tiến thẳng đến cái chết mong nhận diện hình thù gớm guốc của nó. Heraclite nói: “Cái sống và cái chết, sự thức tỉnh và sự ngủ, tuổi trẻ và già lão đều là một sự vật, vì lẽ thay đổi cái thứ nhất thành cái thứ nhì, rồi lại thay đổi cái thứ nhì thành cái thứ nhất.”

Tiếp theo Heraclite, Socrate đã bàn đến đề tài Sống - Chết là hai trạng thái tương phản thì có thể có sự biến đổi tương phản. Theo ông thì nếu sự thức hành trình đến sự ngủ thì sự sống cũng hành trình về cái chết, và nếu sự ngủ buộc phải thức tỉnh thì cái chết cũng buộc phải sống lại. Sống và chết đó là hai chặng đường vận động ngược chiều nhau. Chẳng hạn khi ta thức hiển nhiên ta đang ấp ủ sự buồn ngủ, và ta muốn ngủ; giấc ngủ càng sâu càng dài thì sự thức tỉnh càng tỉnh táo; ngược lại sự thức tỉnh càng sáng suốt bao nhiêu thì nó càng ẩn chứa một giấc ngủ lành mạnh bấy nhiêu. Vậy là theo phương pháp loại suy, Socrate cho rằng: sống cho ra hồn thì cái chết cũng đáng mặt cái chết, ngược lại chết một cách trượng phu lành mạnh thì chính là đang sửa soạn cho một tiềm năng tái sinh dồi dào nhất.

Song đó mới chỉ chỉ là phương pháp loại suy, con người ít ra cũng là động vật có khoa học, nó luôn muốn thực chứng mọi điều, và nó không muốn chỉ chấp nhận hiểu biết cái chết bằng phương pháp luận của chữ nghĩa. Bởi thế hơn cả cuộc sống đã giấu mặt khỏi con người để trở nên huyền nhiệm, cái chết như diện mạo bí mật của nó lại càng thích thú diễn trò ú tim hơn với con người để lôi tuột cuộc sống vào huyền nhiệm. con người luôn bất lực trước ngưỡng cửa khả tri của cuộc đời. Và nó nhìn cái cuộc đời đã quá cũ trong dòng lịch sử bao lần bãi bể nương dâu chẳng bao giờ lại không tinh khôi mới mẻ ngỡ ngàng như cái thủa ban đầu khai thiên lập địa.

Cái sống – cái chết bí ẩn đến mức Euripid đã kêu lên: “Có ai biết rằng sống không phải là chết và chết không phải là sống”.

Con người là một thực thể vận trình từ thủa khai sinh vô minh đến cái chết kéo màn bí nhiệm bịt bùng vô tận. Và có lẽ chúng ta khó phản bác một chân lý rằng: con người là một hữu thể đang sống nhưng lo chết, “Chết là một thực tại, bởi thế sống cũng là một thực tại. Chết không thể nào tránh được, cũng như sống không thể nào tránh khỏi” (Phạm Công Thiện “Ý thức mới trong văn chương và triết học” ‘YTMTVCTH’, Lá Bối 1964, tr.218).

(còn nữa)

Ghi chú: 
1- Charles Werner “La Philosophie Moderne” (PM), Payot Paris 1954, 113
*****
Chết là một thực tại tất yếu! Và khi con người muốn quên chết thì cái chết không biến đi, cái chết vẫn có. Bởi vậy, có triết gia đã cho rằng: “Cuộc sống chỉ là trì hoãn cái chết”. Còn Đạo Phật thì cho rằng:
Thế gian quán trọ âm ty quê nhà
Vậy bạn sẽ chọn thái độ nào để sống? Thái độ lạc quan quên chết, hay thái độ bi quan: lo chết? Nhưng theo tôi, chúng ta là những con người khát sống chân lý, chúng ta hãy sống với thực tại như một thực tại khởi từ Hữu làm Người. Và khẩu hiệu của chúng ta sẽ là: hãy nhìn thẳng vào đời sống! Descartes cho rằng: “Thay vì tìm được những phương thế bảo trì cuộc sống, tôi phải tìm thấy những phương thế chắc chắn để khỏi sợ sự chết”.
Đó là thực tại trung dung của tâm tưởng, không thế này cũng chẳng thế kia. Khi nhận ra con người không tránh khỏi cái chết, nhiều triết gia, khoa học gia, tôn giáo đã tiến thẳng đến cái chết mong nhận diện hình thù gớm guốc của nó. Heraclite nói: “Cái sống và cái chết, sự thức tỉnh và sự ngủ, tuổi trẻ và già lão đều là một sự vật, vì lẽ thay đổi cái thứ nhất thành cái thứ nhì, rồi lại thay đổi cái thứ nhì thành cái thứ nhất.”
Tiếp theo Heraclite, Socrate đã bàn đến đề tài Sống - Chết là hai trạng thái tương phản thì có thể có sự biến đổi tương phản. Theo ông thì nếu sự thức hành trình đến sự ngủ thì sự sống cũng hành trình về cái chết, và nếu sự ngủ buộc phải thức tỉnh thì cái chết cũng buộc phải sống lại. Sống và chết đó là hai chặng đường vận động ngược chiều nhau. Chẳng hạn khi ta thức hiển nhiên ta đang ấp ủ sự buồn ngủ, và ta muốn ngủ; giấc ngủ càng sâu càng dài thì sự thức tỉnh càng tỉnh táo; ngược lại sự thức tỉnh càng sáng suốt bao nhiêu thì nó càng ẩn chứa một giấc ngủ lành mạnh bấy nhiêu. Vậy là theo phương pháp loại suy, Socrate cho rằng: sống cho ra hồn thì cái chết cũng đáng mặt cái chết, ngược lại chết một cách trượng phu lành mạnh thì chính là đang sửa soạn cho một tiềm năng tái sinh dồi dào nhất.
Song đó mới chỉ chỉ là phương pháp loại suy, con người ít ra cũng là động vật có khoa học, nó luôn muốn thực chứng mọi điều, và nó không muốn chỉ chấp nhận hiểu biết cái chết bằng phương pháp luận của chữ nghĩa. Bởi thế hơn cả cuộc sống đã giấu mặt khỏi con người để trở nên huyền nhiệm, cái chết như diện mạo bí mật của nó lại càng thích thú diễn trò ú tim hơn với con người để lôi tuột cuộc sống vào huyền nhiệm. con người luôn bất lực trước ngưỡng cửa khả tri của cuộc đời. Và nó nhìn cái cuộc đời đã quá cũ trong dòng lịch sử bao lần bãi bể nương dâu chẳng bao giờ lại không tinh khôi mới mẻ ngỡ ngàng như cái thủa ban đầu khai thiên lập địa.
Cái sống – cái chết bí ẩn đến mức Euripid đã kêu lên: “Có ai biết rằng sống không phải là chết và chết không phải là sống”.
Con người là một thực thể vận trình từ thủa khai sinh vô minh đến cái chết kéo màn bí nhiệm bịt bùng vô tận. Và có lẽ chúng ta khó phản bác một chân lý rằng: con người là một hữu thể đang sống nhưng lo chết, “Chết là một thực tại, bởi thế sống cũng là một thực tại. Chết không thể nào tránh được, cũng như sống không thể nào tránh khỏi” (Phạm Công Thiện “Ý thức mới trong văn chương và triết học” ‘YTMTVCTH’, Lá Bối 1964, tr.218).
(còn nữa)
Ghi chú:
1- Charles Werner “La Philosophie Moderne” (PM), Payot Paris 1954, 113

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bọ Lập sẽ được thả tối 15/12 hay phải sang hôm sau?

Phạm Chí Dũng
fB
Hôm nay 15/12/2014, thời hạn “tạm giữ hình sự” - như quyết định của Cơ quan an ninh điều tra TP.HCM đối với “đối tượng” Nguyễn Quang Lập đã kết thúc. Bài toán đặt ra cho gia đình và bạn bè đang mong ngóng anh trở về gợi ra một sắc thái thú vị: anh sẽ được thả đúng vào ngày 15/12 hay sau đó một ngày?
Sáng nay, chị Hồng (vợ anh Lập) đến “thăm nuôi” tại trại giam PA 92, số 4 Phan Đăng Lưu. Tiếp chị là một nữ cán bộ điều tra với thái độ không khe khắt. Chị Hồng được cho biết là hồ sơ ông Nguyễn Quang Lập đã chuyển cả đến Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM, và việc thả hay không là do cơ quan viện này “quyết định”.
Đến chiều hôm nay, chị Hồng lại đến trại giam PA 92 và ngồi ở đó đến 4 giờ chiều. Cán bộ điều tra ra và nói với chị là thôi cứ về đi, còn ngày mai 16/12 là ngày thăm nuôi của trại nên chị Hồng đến để gửi đồ cho anh Lập.
Theo chị Hồng, trường hợp của anh Lập là “đặc biệt” về cơ chế thăm nuôi (chỉ được gửi vật dụng mà không được gặp mặt). Nếu những người khác chỉ được thăm nuôi 2 lần mỗi tháng thì chị Hồng cứ mang đồ vào lúc nào là được cán bộ trại nhận lúc đó.

Bình luận: Nếu gia đình được thăm nuôi dễ dàng như vậy, tại sao còn cần đến việc gửi đồ vào đúng ngày thăm nuôi của trại giam?

Thời điểm thả và “phương thức” thả có lẽ thường nằm trong danh mục “tuyệt mật” của giới điều tra. Một số trường hợp tù nhân chính trị thường được “xả trại” vào lúc chiều muộn hoặc xẩm tối để tránh tình trạng người nhà và bạn bè đón tiếp linh đình gây “mất trật tự trị an”. Một ít trường hợp người được thả bị ốm đau thì được xe của trại giam đưa về tận nhà, dù trước đó có thể xe chạy lòng vòng vài ba nơi để “đổi không khí”.
Chắc hẳn cách thức phóng thích nhà văn Nguyễn Quang Lập cũng không khác bài bản trên. Sau khi xuất hiện thư kiến nghị của quá nhiều trí thức yêu cầu trả tự do cho nhà văn Nguyễn Quang Lập, chắc hẳn ngành công an càng không muốn công khai hóa thời điểm cho ông ra khỏi cổng trại giam.
Cho tới hôm nay 15/12, hầu hết báo chí nhà nước vẫn kiên quyết… không bình luận về “kẻ phản động” Nguyễn Quang Lập - hiện tượng khác hẳn không khí lên án quá ồn ào đối với blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh khi ông bị bắt vào tháng 5/2014.
Nếu không có gì đột biến vào “phút 91”, không chừng Bọ Lập sẽ có mặt ở nhà riêng tại Thảo Điền, quận 2 vào tối hoặc khuya nay 15/12.
Hoặc trễ nhất trong ngày 16/12.

Cũng ngày hôm nay 15/12, một bài viết của tác giả Kami đã nêu ra một câu hỏi đáng phân tích: Vì sao Cổng thông tin Công an TP.HCM nói ông Lập “nhận tội”, nhưng lại không trưng ra bất kỳ video clip nào về hình ảnh và lời nói nhận tội của ông - điều mà họ thường làm công tác truyền thông đối với một số trường hợp tù nhân chính trị trước đây?


Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Co gi moi khong"?



Phần nhận xét hiển thị trên trang