Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Chúng ta biết gì về người Phù Nam

ST

Tài liệu cổ cũng như dấu tích sót lại qua các cuộc khai quật cho thấy Vương quốc Phù Nam từng tồn tại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ 7. Vương quốc này, chính yếu nằm ở đồng bằng sông Cửu Long và trải rộng qua các vùng đất thuộc Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Văn minh Phù Nam kéo dài đến nay còn sót lại qua chứng tính gọi là văn hoá Óc Eo, một cụm từ chỉ nền văn hóa bao gồm cư dân sống ở Đồng Bằng Cửu Long, phiá Nam Cambodia và các tỉnh thuộc Việt nam như: Kiên Giang, Tây Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau v.v… Đến thế kỷ thứ 7 thì Phù Nam bị diệt vong vì chia rẻ và suy yếu, đất đai bị mất dần vào tay Chân Lạp (Chenla) tức vương quốc cổ Khơme và Chiêm Thành (Champa).
Vương Quốc Phù Nam từ thế kỷ 1-7

Thực ra, chúng ta không biết gì nhiều về đời sống của người Phù Nam. Ngoài trừ tài liệu ghi lại của Trung Quốc, mô tả như sau “người Phù Nam da ngâm đen, vóc dáng trông xấu, tóc quăn, xâm mình, không mặc quần áo và mang giầy dép”. Tài liệu khác tả “họ có đặc tính của những kẻ tàn bạo nhưng không trộm cắp và tốt bụng”. Ngược lại, có những người khác thì ghi “họ rất tham lam, không có luật lệ và văn mình gì cả”.
Một bản viết khác thì tả người Phù Nam thường mặc sarong vì họ không biết may quần áo. Tất cả những tượng thờ cúng được tìm thấy gần đây cho thấy mặc sarong. Có sarong ngắn, có cái dài. Đàn bà Phù Nam để ngực trần. Đàn ông cạo râu, tóc, mỗi buổi sáng. Y phục của họ làm bằng bông gòn và đến nay coi như thất truyền. Hiện chỉ có rất ít người Thái biết may những loại sarong này.
Nơi họ sống hay bị lụt vì đất vùng sông Mê Kông thấp hơn mặt biển. Nhà thường cất trên cao và phải lên xuống bằng thang. Thông thường thì chỉ có một nơi chính để dùng cho nấu ăn và ngũ. Tài liệu còn xót lại cho thấy người Phù Nam đã biết nuôi heo, nuôi trâu nước và đánh cá để sinh sống. Đất quá là mầu mỡ, vì vậy họ biết làm nông sớm. Họ biết đi săn, sử dụng cung, tên và cả giáo. Người Phù Namtrồng nhiều loại luá và các loại cây có củ để ăn. Họ đã biết làm đồ đất nung để đựng nước và nấu nướng.
Bình đất Funam – Bangkok, Thailand (trái) Bình đất Kendi, thế kỷ 6 - Cambodia (phải)

Các di tích khảo cổ cũng cho thấy người Phù Nam từng sử dụng người nô lệ. Nhà cửa được kiến trúc theo kiểu nhà sàn, có tường bằng gạch nung bao bọc xung quanh thành. Cho đến nay vẫn chưa có dấu tích để khẳng định Thủ đô của nước Phù Nam nằm ở vị trí nào. Có nhóm nghiên cứu cho rằng nó nằm gần thủ đô của Angkor, có nghiã là người Phù Nam có liên hệ với người Khmer, ngược lại, có giả thuyết cho rằng nó nằm gần vùng sông Mê Kông hơn, tức là liên hệ đến Việt Nam. Các cuộc khảo cổ cũng chứng minh được là người Phù Nam đã biết sử dụng tiền trong giao dịch của họ và từng là một trung tâm thương mại, giao dịch sầm uất với Trung Quốc, Miến Điện và Ấn.

Fu Nam Vase - Mekong Delta, Oc Eo Culture (Private Collection)
Người Phù Nam, PhnomDa Style – Winter Collection (trái) Bình Kendi, Đồng bằng Cửu Long Việt Nam (Private Collection)
Từ thế kỷ 2, các nhà du hành Trung quốc đến Phù Nam đã diễn tả vương quốc này “họ sống trong những ngôi nhà, xung quanh có tường gạch bao bọc cả thành quách”. Những bức tường này dày lên đến 18 lớp gạch, chồng chất lên nhau. Bề dày từ 10 đến 20 mét, bề cao 4 đến 5 mét bao bọc cả vùng.
Người Phù Nam đã biết về âm nhạc, ca muá rất sớm. Từ thế kỷ thứ 2, một số nhạc công Phù Nam đã đến Trung quốc để trình diễn và được vị Hoàng đế của nước Trung Hoa tán thưởng đến nổi ông đã truyền lệnh cho quan chức Trung Quốc lập ra một viện nghiên cứu về âm nhạc của xứ sở này.
Theo tài liệu cổ Trung quốc ghi lại, sinh hoạt tôn giáo Phù Nam trong thế kỷ 3 và 4, cho thấy xứ này có tới 10 thiền viện với nhiều người tu hành, giới tu sĩ cả nam lẫn nữ tụng các kinh Phật cổ. Kang Tai và Zhu Ying, tả người Phù Nam cử hành tôn giáo như sau “họ thờ cúng thần của trời, một biểu hiệu bằng đồng, có hai mặt và bốn tay. Đối khi cũng có tượng 4 mặt và 8 cánh tay nữa. Mỗi cánh tay cầm một món vật như trẻ con, chim, mặt trăng, mặt trời, cổ vật v.v…”. Như vậy, có thể nói tôn giáo ở xứ PhùNam đã phát triển rất mạnh, chịu ảnh hưởng của Phật Giáo và Ấn Độ Giáo.
Hơn 600 năm lập quốc, đã từng có nền văn hoá phát triển rực rở nhưng vì nhiều lý do, tiểu quốc PhùNam đã bị xoá tên trên bản đồ thế giới. Hình thành trước cả Champa và Việt Nam , Phù Nam đã vĩnh viển bị diệt vong trước áp lực xâm lăng của Champa và Chân Lạp. Ngày nay, di tích chỉ còn lại là những bình đất nung, tượng và di tích hoang phế. Phải chăng “một dân tộc bị suy vong vì đã cột chung số phận của họ với những lãnh đạo ích kỷ và ngu xuẩn?”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bên trong biệt phủ xây dựng trái phép trong khu vực rừng cấm Hải Vân

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Kissinger và “Trật tự thế giới”


TT – Thế giới dường như đang hỗn loạn hơn: khủng bố xuyên quốc gia, nhiều khu vực dường như không có chính phủ, trong khi có những quốc gia như một thực thể đang bị đe dọa.
Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger – Ảnh: Washington Post
Trật tự thế giới, quyển sách thứ 17 của cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, tìm cách lý giải những vận động này.
Tháng 7-1971, Henry Kissinger lên một chiếc máy bay ở Islamabad (Pakistan) rồi đột ngột biến mất.
Tuyên bố chính thức từ Washington khi đó nói Kissinger bị ốm vài ngày nhưng thực tế thì cố vấn an ninh Mỹ đã bí mật lên đường tới Bắc Kinh để chuẩn bị cho chuyến thăm lịch sử của Nixon vào tháng 2-1972 – chuyến thăm đã thay đổi hoàn toàn lịch sử quan hệ hai nước và làm rúng động trật tự Đông – Tây khi đó.
Suốt cuộc đời mình, Kissinger đã đạt được rất nhiều bước ngoặt đối ngoại. Dù đó là cú bắt tay lịch sử với Trung Quốc năm 1972, đạt được hòa hoãn với Liên Xô, lật lại sự thù địch giữa Ai Cập – Israel sau cuộc chiến khốc liệt Yom Kippur hồi năm 1973.
Frank Shakespear, người đứng đầu cơ quan thông tin Mỹ (USIA), từng nói Kissinger có thể gặp sáu người cực thông minh với quan điểm cực kỳ khác biệt nhưng vẫn có thể thuyết phục họ rằng ông có quan điểm giống y hệt họ.
Ở tuổi 91, ông vẫn là người được các tổng thống, các ngoại trưởng Mỹ tìm đến khi Washington gặp những khó khăn đối ngoại. Rất gây tranh cãi (đã có rất nhiều nhóm muốn đưa ông ra tòa án quốc tế) nhưng ông được coi là ngoại trưởng xuất chúng nhất của lịch sử Mỹ.
Nhưng khi lịch sử đã lùi 43 năm, người từng thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc giờ đang nói về nguy cơ chiến tranh Trung – Mỹ như một quy luật thường lặp lại giữa các cường quốc cũ và mới khi trật tự của quan hệ quốc tế đang vận động hình thành.
Cuốn sách mới nhất của ông (cuốn thứ 17) có tựa đề World Order (Trật tự thế giới) đặc biệt đề cập tới sự vận động của trật tự này.
Điều đặc biệt về World Order là cách Kissinger diễn giải rành mạch sự định hình của trật tự thế giới hiện tại và các quy luật của nó với căn nguyên từ hòa ước Westphalia 1648, sau cuộc chiến 30 năm từng khiến gần 1/4 dân số châu Âu diệt vong.
Trong cuốn sách hơn 400 trang, ông nhận định rằng “một trật tự bị sụp đổ thường không phải từ thất bại quân sự hay là thiếu cân bằng nguồn lực (điều này thường xảy ra sau đó), mà là do không hiểu được bản chất và quy mô của các thách thức mà nó đối mặt”.
Kissinger thừa nhận sự nổi lên của Trung Quốc là thách thức nghiêm trọng đối với trật tự quốc tế trong thế kỷ 21, y như cách nước Đức từng đe dọa trật tự ở châu Âu và dẫn tới hai cuộc thế chiến trong thế kỷ 20.
Trong cuốn sách mới, ông trích lại nghiên cứu của Harvard chỉ ra rằng trong lịch sử 10/15 lần có sự cạnh tranh giữa một cường quốc mới và một cường quốc cũ, kết cục của nó là chiến tranh. Ông thừa nhận dù hai ông Obama và Tập Cận Bình đều tuyên bố muốn xóa bỏ căng thẳng giữa hai siêu cường cũ – mới nhưng thực tế không thể hiện được điều này.
Khi nói về căng thẳng ở biển Đông, ông không hề lạc quan khi cho rằng “sớm hay muộn một trong những căng thẳng này sẽ dẫn tới đối đầu. Tôi không muốn Trung Quốc và Mỹ giống như Đức và Anh hồi năm 1914, nhưng tôi không nghĩ chúng ta có thể cưỡng lại điều này chỉ bằng cách đưa quân tới dọc biên giới Trung Quốc.
Câu hỏi thật sự là: liệu chúng ta có thể tạo được khoảng trống giữa chúng ta và Trung Quốc… với sự hiện diện của quân đội từ xa mà chúng ta có thể cạnh tranh (với họ được) bằng một số luật chơi được xác định rõ”.
Nhưng tiến sĩ Kissinger, một người Cộng hòa, lại khá “nhẹ nhàng” với nước Nga khi nói vai trò của Nga vô cùng quan trọng trong lịch sử. Ông chỉ ra rõ nước Nga từ thế kỷ 17 tới thế kỷ 20 đã đóng vai trò cực sống còn khi ngăn chặn sự bành trướng của vua Charles XII của Thụy Điển rồi sau đó là Napoleon và Hitler.
Dưới đây là một số trích đoạn ông trao đổi với tạp chí Đức Der Spiegel về cuốn sách.
“Trở thành siêu cường với sự khôn ngoan và tầm nhìn xa”
* Khi chúng ta nhìn thế giới hôm nay, dường như nó đang hỗn loạn hơn bao giờ hết… Trật tự thế giới đang bất ổn hơn? 
– Dường như là vậy. Hỗn loạn do vũ khí hủy diệt hàng loạt và khủng bố xuyên biên giới đang đe dọa chúng ta. Rồi có hiện tượng các khu vực gần như không chính phủ như Libya chẳng hạn và các khu vực này có ảnh hưởng rất lớn đối với tình trạng bất ổn hiện nay.
Quốc gia với tư cách là một thực thể đang bị đe dọa ở rất nhiều khu vực trên thế giới. Nhưng cùng lúc, rất nghịch lý, đây là lần đầu tiên chúng ta thật sự có thể nói về trật tự thế giới.
* Ý ông là sao? 
– Phần lớn lịch sử thế giới, cho tới tận gần đây, trật tự thế giới thực tế chỉ là trật tự khu vực. Giờ là thời điểm đầu tiên mà các khu vực có thể tương tác với nhau trên thế giới. Điều này khiến một trật tự mới cho thế giới toàn cầu hóa là cần thiết. Nhưng hiện không có một luật lệ nào được mọi người chấp nhận. Có quan điểm của Trung Quốc, có quan điểm của Hồi giáo, của phương Tây, và trên góc độ nào đó là quan điểm của Nga. Và các quan điểm này không phải luôn đồng nhất.
* Trong cuốn sách, ông thường xuyên nhắc tới hòa ước Westphalia năm 1648, kết thúc chiến tranh 30 năm, như là điểm mốc cho trật tự thế giới. Tại sao một hòa ước cách đây hơn 350 năm vẫn còn ý nghĩa tới giờ? 
– Hòa ước Westphalia có được sau khi gần 1/4 dân số Trung Âu bị giết hại vì chiến tranh, bệnh dịch và chết đói. Hòa ước dựa trên sự cần thiết của thỏa thuận giữa các nước thay vì sự vượt trội về đạo lý nào đó, các quốc gia độc lập quyết định sẽ không can thiệp công việc nội bộ nước khác. Điều đó tạo ra cân bằng quyền lực mà giờ chúng ta đang thiếu.
* Chúng ta có cần một cuộc chiến 30 năm nữa không để có trật tự thế giới mới? 
– Đó là câu hỏi rất hay. Chúng ta đạt được trật tự thế giới nhờ hỗn loạn hay là sự sáng suốt? Một người sẽ nghĩ [mối đe dọa] của vũ khí hạt nhân, biến đổi khí hậu và khủng bố là đủ để chúng ta có một tầm nhìn chung. Vì vậy, tôi hi vọng chúng ta đủ khôn ngoan để không rơi vào một cuộc chiến 30 năm nữa.
* Nói cụ thể hơn: phương Tây nên phản ứng thế nào với việc Nga sáp nhập Crimea? Ông có sợ rằng điều này đồng nghĩa với biên giới trong tương lai sẽ không còn là bất khả tranh cãi nữa? 
– Crimea chỉ là hiện tượng chứ không phải nguyên nhân. Hơn nữa, Crimea là trường hợp đặc biệt. Ukraine trong một thời gian là lãnh thổ của Nga. Chúng ta không chấp nhận chuyện một nước có thể thay đổi biên giới và lấy một tỉnh của nước khác.
Nhưng nếu phương Tây trung thực với bản thân mình, họ phải thú nhận rằng chính họ đã có những sai lầm. Việc chiếm Crimea không phải là bước tiến để chiếm thế giới. Nó không giống như Hitler đưa quân vào Tiệp Khắc.
* Vậy thì đó là gì? 
– Chúng ta phải hỏi câu này: ông Putin đã chi hàng chục tỉ USD cho Olympic mùa đông ở Sochi. Thông điệp của Olympic là Nga là đất nước đã phát triển, gắn liền hơn với phương Tây qua văn hóa và họ muốn trở thành một phần của phương Tây.
Vì vậy, rất khó hiểu chỉ một tuần sau khi kết thúc Olympic, ông Putin lại chiếm Crimea và bắt đầu cuộc chiến với Ukraine. Ai đó phải tự hỏi tại sao việc đó xảy ra?
* Như vậy ông nói phương Tây ít nhất có trách nhiệm cho việc leo thang căng thẳng?
– Đúng vậy. Châu Âu và Mỹ đã không hiểu ảnh hưởng của những diễn biến, từ chuyện thỏa thuận hợp tác kinh tế của Ukraine với EU cho tới đỉnh cao là các cuộc biểu tình ở Kiev. Các sự kiện này, ảnh hưởng của nó, đúng ra cần được trao đổi với Nga. Điều này dù vậy không có nghĩa là phản ứng của Nga là đúng.
*Ông có vẻ cảm thông rất nhiều cho ông Putin. Nhưng chẳng phải ông ta đang làm đúng những gì ông đang cảnh báo – tạo hỗn loạn ở miền đông Ukraine và đe dọa chủ quyền (nước khác)? 
– Đúng là thế. Nhưng Ukraine luôn có tầm quan trọng đặc biệt với Nga. Việc không nhận ra điều đó chính là sai lầm (của phương Tây và Mỹ).
* Việc chiếm Crimea của Nga buộc EU và Mỹ phản ứng bằng việc áp lệnh cấm vận? 
– Thứ nhất, phương Tây không chấp nhận chuyện sáp nhập, một số biện pháp phản ứng là cần thiết. Nhưng không ai ở phương Tây đưa ra kế hoạch rõ ràng nào về chuyện khôi phục Crimea. Không ai (trong phương Tây) muốn chiến đấu ở miền đông Ukraine. Đó là sự thật.
Ai đó (phương Tây) có thể nói chúng tôi sẽ không chấp nhận điều này (chuyện chiếm Crimea), và sẽ không coi Crimea như là lãnh thổ Nga theo luật quốc tế – giống như chúng ta từng coi các nước Baltic là độc lập suốt thời kỳ Liên Xô.
* Vậy việc tương tác với ông ta (Putin) có ý nghĩa gì không? 
– Chúng ta phải nhớ rằng Nga là nhân tố quan trọng của hệ thống quốc tế và đóng vai trò quan trọng trong các cuộc khủng hoảng khác như chương trình hạt nhân Iran hay Syria. Việc này vì vậy quan trọng hơn là leo thang căng thẳng mang tính chiến thuật.
Mặt khác, điều quan trọng là Ukraine vẫn duy trì là một quốc gia độc lập và họ có quyền lựa chọn về liên minh kinh tế thương mại. Tôi không nghĩ rằng họ sẽ đương nhiên trở thành thành viên NATO. Cả anh và tôi đều biết rằng NATO sẽ không bao giờ bỏ phiếu đồng thuận để chấp nhận Ukraine gia nhập.
*Ông vẫn nói như thể một siêu cường mà vẫn quen mọi thứ phải theo ý mình. 
– Không, nước Mỹ không còn có thể chi phối được nữa và nước Mỹ cũng không nên như vậy. Sẽ là sai lầm nếu nghĩ thế.
* Trong cuốn sách, ông viết rằng trật tự thế giới “nên được vun trồng chứ không phải áp đặt”. Điều đó là sao? 
– Điều đó có nghĩa là người Mỹ chúng tôi sẽ vẫn là yếu tố quan trọng nhờ sức mạnh và giá trị của mình. Anh trở thành siêu cường không chỉ bằng sức mạnh mà bằng cả sự khôn ngoan và tầm nhìn xa. Nhưng giờ thì không có quốc gia nào đủ mạnh, đủ khôn ngoan để một mình tạo lập trật tự thế giới.
* Chính sách đối ngoại Mỹ có còn khôn ngoan và quyết đoán vào lúc này?
– Chúng tôi vẫn có niềm tin rằng nước Mỹ có thể thay đổi thế giới không chỉ bằng sức mạnh mềm mà bằng cả sức mạnh quân sự thật sự. Châu Âu không còn niềm tin đó.
Nguồn: Thanh Tuấn (Tuổi Trẻ)
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/forums/topic/kissinger-va-trat-tu-gioi/#sthash.lfrSmNot.dpuf
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lái lụa















Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tuyệt cảnh Cổ Lũy Cô Thôn


(QNĐT) - Cổ Lũy cô thôn (Cổ Lũy thôn côi) là một trong mười hai danh thắng của tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một cảnh đẹp hiếm thấy, hội đủ các yếu tố sông biển, núi non, làng mạc. Xa ồn ào nhân thế mà không dứt bỏ cõi đời. Ở nơi quạnh vắng nhưng chẳng để mình đơn độc. Hòa vào thiên nhiên mà không chìm khuất, u trầm.

Tên gọi Cổ Lũy liên quan mật thiết đến địa danh Cổ Lũy động - danh xưng mà người Việt dùng để chỉ vùng đất của vương quốc Chăm nằm ở phía nam châu Amaravati, nay là tỉnh Quảng Ngãi. Sử cũ nước ta nhắc đến một cửa biển ở vùng phủ Tư Nghĩa thuộc Đạo thừa tuyên Quảng Nam có tên Chiêm Lũy lịch môn 占  壘 歷 門. Tên gọi nầy hàm nghĩa đây là cửa biển của vùng Chiêm Lũy động.

< Cổ Lũy Nam (Tư Nghĩa).

Năm 1402, người Chăm giao Chiêm động (nay là tỉnh Quảng Nam), và Chiêm Lũy động (phía bắc Quảng Ngãi) cho nhà Hồ. Sông Trà Khúc và Chiêm Lũy lịch môn (cửa Đại Cổ Lũy) có lẻ là ranh giới giữa 2 quốc gia Việt Chiêm sau sự kiện nói trên.

Các nhà nghiên cứu cho rằng sở dĩ Chiêm Lũy trở thành Cổ Lũy trong các tài liệu về sau, rất có thể do nhầm lẫn tự dạng giữa hai chữ (Hán tự) Chiêm 占 và Cổ 古. Dulichgo

< Mũi Cổ Lũy.

Ở vùng cửa sông Trà Khúc (cửa Đại Cổ Lũy), bên hữu ngạn có núi Cổ Lũy (núi Phú Thọ, núi Đá, Thạch Sơn) và thôn Cổ Lũy (nay chia thành thôn Cổ Lũy Bắc và thôn Cổ Lũy Nam) thuộc xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa. Cũng tiếp giáp với cửa Đại Cổ Lũy, bên tả ngạn là thôn Cổ Lũy thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh.

Quả thật là điều thú vị, Cổ Lũy bên bờ bắc và Cổ Lũy bên bờ nam đều là những làng quê rợp bóng dừa, bóng dương, vây bọc chung quanh là sông, biển, lạch, chằm. Người dân ở cả hai làng đều sống bằng nghề đánh cá và đặc biệt là nghề dệt chiếu cói nổi tiếng ở Quảng Ngãi:

Ai về Cổ Lũy, xóm Câu
Nhớ mua đôi chiếu đón dâu về làng.

Ai bảo “Giúp em đôi chiếu em nằm” chỉ là chuyện nhỏ? Cổ Lũy, xóm Câu là tên gọi có cả ở hai bờ, biết rẽ ngã nào mà chọn chiếu cho vừa lòng bậu đây?

Nhưng không chỉ chàng- trai- ca- dao bối rối đi tìm Cổ Lũy. Nhiều sách vở, tài liệu chính thức của hai huyện Sơn Tịnh và Tư Nghĩa cùng khẳng định Cổ Lũy cô thôn nằm ở địa phương mình. Ấy là chưa kể cơ man những bài viết có tên và không tên, công phu thì ít quay cóp thì nhiều trên báo in, báo mạng thời nay. Mà kỳ thực, cảm nhận về một cô thôn, lãng đãng trời mây sông nước, đẹp như bức tranh thủy mặc, khó mà nói là chỉ riêng ở bờ bắc hay ở bờ nam.

< Những thắng cảnh tuyệt tác ở Cổ Lũy Cô Thôn.

Sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư thuật chuyện một người đi du lịch đã nhiều nơi, hôm về nhà, có người bạn hỏi:
- “Ông đi du sơn du thủy, thể tất đã trông thấy nhiều cảnh đẹp. Vậy ông cho ở đâu là thú hơn cả ?”.
Người du lịch đáp lại rằng:
- “Cảnh đẹp mắt tôi trông thấy đã nhiều, nhưng không đâu làm cho tôi cảm động, vui thú bằng lúc trở lại chốn quê hương, trông thấy cái hàng rào, cái tường đất cũ kỷ của nhà cha mẹ tôi. Từ cái bụi tre ở xó vườn, cho đến con đường khúc khuỷu trong làng, cái gì cũng gợi ra cho tôi những mối cảm tình chứa chan, kể không sao xiết được”.

Chỉ một làng quê Việt bình thường mà đã vậy, huống hồ là thắng cảnh kỳ thú như Cổ Lũy cô thôn, hỏi sao không đáng tự hào. Nhưng dẫu sao cũng phải đến lúc để tình cảm quê hương lắng xuống rồi vin vào lý trí  mà theo dấu Nguyễn Cư Trinh đi tìm “Cổ Lũy cô thôn”.

Thử bắt đầu từ sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Quyển thứ X – tỉnh Quảng Ngãi, mục Cửa quan và tấn sở, sách nầy chép: “Tấn Đại Cổ Lũy: Ở cách huyện Chương Nghĩa 17 dặm về phía đông bắc, của biển rộng 230 trượng, thủy triều lên sâu 14 thước, thủy triều xuống sâu 10 thước, phía nam là cửa biển lớn; nước sâu, cạn tàu thuyền đều do đấy; phía bắc là cửa biển nhỏ, tàu thuyền không thông. Có đặt thủ ngự và hiệp thủ, lại lấy dân phụ lũy sung việc trú phòng.

< Cửa biển Cổ Lũy.

Lại thôn Cổ Lũy, phía đông bắc dựa ven bờ biển, phía tây nam là giáp chỗ giao lưu của sông Vệ và sông Trà, cách xa làng xóm, trông như ở trong khói nước lờ mờ, là một trong “Mười cảnh Quảng Ngãi” đề là “Cổ Lũy cô thôn”. Dân địa phương làm nghề dệt chiếu và đánh cá.” (Đại Nam nhất thống chí; nxb Thuận Hóa; 1992; trang 433).

Còn sau đây là trích thuật từ sách Quảng Ngãi tỉnh chí (Tuần vũ Quảng Ngãi Nguyễn Bá Trác chủ trương; đăng trên Nam Phong tạp chí; 1933): “Cổ Lũy cô thôn là chỉ một làng nhỏ ở một mình bên cửa Cổ Lũy, nếu leo lên Thạch Sơn thì mới thấy phong cảnh đẹp”.

Thêm nữa là một nhà biên khảo đáng tin cậy, ông Phạm Trung Việt, trong sách Non nước xứ Quảng: “Cổ Lũy cô thôn (thôn Cổ Lũy hiu quạnh) thuộc ấp Cổ Phú, xã Tư Hiền quận Tư Nghĩa, đông bắc dựa biển, tây nam giáp cửa biển Lớn tục gọi Đại Cổ Lũy. Xưa kia Cổ Lũy ở trên cửa sông Trà là một đồn phòng thủ kiên cố của Chiêm Thành. Sau khi người Chiêm nhường đất thì quân Việt đóng, dùng Cổ Lũy làm trụ sở hành chánh. Khi trụ sở dời đi thì đồn bị bỏ hoang.

Hiện nay Cổ Lũy là một thôn nhỏ, dân cư làm nghề đánh cá, cửa biển xa làng mạc. Phong cảnh như một vùng khói lờ mờ, êm đềm vắng vẻ nên được vịnh là Cổ Lũy cô thôn. Khi sương thu mờ nhạt, bóng hoàng hôn vây phủ, xa trông thôn Cổ Lũy như phong cảnh bức cổ họa “ Ngư thôn tịch chiếu” trong Bát cổ Tiêu Tương của đời Tống bên Tàu”.

< Cổ Lũy – sông Kinh (Sơn Tịnh).

Miêu tả khá cụ thể của Phạm Tiên sinh rất gần với bài thơ Nôm “Vịnh Cổ Lũy cô thôn” của Nguyễn Cư Trinh:

Giặc giã đời mô đã dẹp rồi
Lũy xưa còn đắp xóm mồ côi.
Đá xây quanh quất theo bờ biển,
Người ở cheo leo dưới cửa lồi.
Trông thấy thuyền tình ba bốn phía,
Vẳng nghe trống giục một đôi hồi.
Hỏi thăm tạo hóa bao giờ đó
Thạch trận về đây mới đắp bồi.

Thiết tưởng những trích dẫn trên đây đã có thể thay cho một lời kết luận về địa chỉ chính xác của Cổ Lũy cô thôn mà cổ thư nhiều lần nhắc đến.

Song, vốn dĩ sự đời, nói qua rồi cũng phải nói lại mới thấu được trước sau. Cổ Lũy – Tịnh Khê dẫu không phải là “xóm mồ côi” trong thơ Đạm Am nhưng với rừng dừa, sông Kinh, cửa Đại, đây lại là một miền quê đẹp đến mê hồn. Chẳng thế mà Tuy Thạnh quận công Trương Đăng Quế khi về trí sỹ đã thốt lên đầy tự hào “Nhất Huế, nhì đây!”

Theo Lê Hồng Khánh (Báo Quảng Ngãi)
Du lịch, GO!

Tìm về Cỗ Lũy

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Saudi Arabia và Năng Lượng Mặt Trời

Phát triển bùng nổ của năng lượng mặt trời: Đầu tư trị giá 109 Tỷ USD ở Ả Rập Saudi ( Saudi Arabia)

(GNA: Nước có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới biết trân trọng tài nguyên và có tầm nhìn xa để không bán hết tài sản quốc gia nhanh chóng (dù Saudi vẫn là một chế độ phong kiến quân chủ). Trong khi đó, quốc gia cấp tiến, hạnh phúc và dân chủ nhất thế giới (Việt Nam) lại gắng tiêu xài “tiền rừng bạc biển” cho thật nhanh = chỉ cần thêm chục năm là mọi thứ sẽ “cuốn theo chiều gió”).
solar panels
Adam Galas – Motley Fool – ngày 19 tháng 10 năm 2014
Người dịch: Kevin Bùi
Ả Rập Saudi, trước đây từng dẫn đầu thế giới về sản xuất dầu, gặp phải một số vấn đề lớn. Nguồn thu từ dầu, đạt 274 tỷ USD vào năm 2013, chiếm 80% doanh thu của chính phủ, và đạt tới 38.1% GDP. Nói rằng đất nước này phụ thuộc vào dầu lửa vẫn còn là cách nói giảm bớt. Tuy nhiên, các rắc rối của Ả Rập Saudi còn vượt quá cả thực tế rằng dòng dầu nuôi sống nền kinh tế nước này, một ngày nào đó sẽ cạn kiệt.
Vương quốc cũng đang đối mặt với một sự bùng nổ dân số, với 47% dân số có độ tuổi 24 hoặc trẻ hơn.
Nhân khẩu của nước này đã tăng 3.23% mỗi năm kể từ năm 1980 và dự kiến tăng thêm 35.1% vào năm 2050.
Tại sao điều này lại là rắc rối? Hai lý do: Đầu tiên là nền kinh tế Ả rập Saudi đã bùng nổ cùng nhịp với tăng dân số trong những năm gần đây. Chẳng hạn, từ năm 2011 tới 2013, tăng trưởng kinh tế dao động từ giữa 3.6% và 8.6%, và đạt 4.7% trong quý 1 năm 2014.
Sự kết hợp của dân số ngày càng tăng nhanh và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đã dẫn đến sự gia tăng đều đặn về nhu cầu cả dầu lẫn điện.
Theo Cục Quản lý Thông tin Năng lượng, Ả rập Saudi là nước sử dụng các máy điện chạy dầu nhiều nhất thế giới. Điều này đặc biệt đúng trong mùa hè, khi nhu cầu cao điểm do sử dụng máy điều hòa không khí khiến vương quốc này đốt một lượng trung bình 700,000 thùng dầu/ngày để tạo ra điện trong những tháng mùa hè 2009-2013.
Điều đó có nghĩa là Ả rập Saudi đốt tới 8.5% sản lượng dầu hàng ngày của mình chỉ để thắp sáng và chạy máy điều hòa. Thực tế là, máy điều hòa không khí tiêu thụ lên đến 50% năng lượng của quốc gia trong mùa hè. Với nhu cầu dầu mỏ trong nước đang tăng lên, một thực tế đơn giản là Ả rập Saudi không thể có khả năng tiếp tục lãng phí sản phẩm kinh tế chủ yếu của họ, một nguồn tài nguyên hữu hạn, để tạo ra điện tiêu dùng.
Vậy giải pháp của Ả rập Saudi là gì? Là chuyển sang những sa mạc nhằm khai thác sức mạnh của mặt trời mà trước giờ chưa dùng tới.
Cú đặt cược 109 tỷ USD của Ả rập Saudi vào năng lượng mặt trời.
Ả rập Saudi gần đây công bố kế hoạch đầu tư 109 tỷ USD để xây dựng mạng lưới máy phát điện dùng năng lượng mặt trời với tổng công suất 41 GW , hoàn thành vào năm 2032, dự kiến sẽ cung cấp 30% sản lượng điện của quốc gia vào thời điểm đó.
Theo Khalid Al Sulaiman, phó chủ tịch phụ trách năng lượng tái tạo tại thành phố Nhà vua Abdullah về Nguyên tử và năng lượng tái tạo (King Abdullah City for Atomic and Renewable Energy), chương trình đầy tham vọng này, một phần của mục tiêu quốc gia đạt tới 52GW năng lượng tái tạo vào năm 2032, được thiết kế nhằm cho phép Ả rập Saudi xuất khẩu tới 10GW năng lượng sang châu Âu trong những tháng mùa đông khi nhu cầu năng lượng xuống thấp nhất.
Nếu vương quốc có thể thực hiện kế hoạch này, nó sẽ làm cho Ả rập Saudi trở thành một trong những nước dẫn đầu về năng lượng tái tạo, hẳn sẽ là một thực tế mỉa mai khi hiện giờ quốc gia này đang dẫn đầu các nước đòi tăng sản lượng dầu của OPEC trong một nỗ lực nhằm giành lấy thị phần khỏi sản lượng dầu đá phiến của Mỹ (US shale production)
Lợi thế cạnh tranh của Ả rập Saudi về năng lượng mặt trời.
Một trong những lý do chính khiến Ả rập Saudi có kế hoạch đẩy mạnh năng lượng mặt trời là bởi họ có thể làm điều đó với giá rẻ. Chẳng hạn, bằng cách sử dụng chi phí cào bằng của số liệu năng lượng (được sử dụng để so sánh việc xây dựng, duy trì và phát điện của các phương pháp sản xuất điện khác nhau), Ả rập Saudi đã có thể xây dựng các dự án nhà máy điện mặt trời chỉ với mức chi phí 70USD tới 100 USD cho mỗi MWh, so với mức 130-243USD/ MWh ở Mỹ.
Theo Thierr Lepercq, người sáng lập và là chủ tịch của Solairedirect, một nhà lắp đặt năng lượng mặt trời của Pháp, tới năm 2020 ông dự đoán rằng chi phí sẽ giảm tiếp khoảng 29% tới 50%,xuống còn 50USD-70USD/MWh. Với thực tế là chi phí lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời ở vương quốc này đã giảm 75% kể từ năm 2009, thì việc giảm thêm chi phí sẽ là tin tốt lành cho những người theo đuổi năng lượng tái tạo. Đó là bởi vì nó sẽ khiến năng lượng mặt trời trở thành dạng năng lượng rẻ nhất trong quốc gia và hỗ trợ quốc gia đối mặt với một trong những vấn đề khó khăn nhất.
Năng lượng mặt trời: câu trả lời cho khủng hoảng nước của Ả Rập Saudi
Ả rập Saudi hầu như không có mưa, không có sông hay hồ, và có lượng nước ngầm rất hạn chế. Tuy nhiên, theo Abdullah Al-Hussayen, bộ trưởng bộ Điện- Nước, quốc gia này tiêu thụ lượng nước bình quân đầu người gấp đôi mức bình quân của phần còn lại của thế giới, ở mức 70 lít/ ngày.
Với dân số ngày càng tăng, thiếu nước là mối quan ngại lớn của quốc gia, nhưng năng lượng mặt trời, hứa hẹn điện năng giá rẻ, dồi dào có thể là câu trả lời cho tình trạng khó khăn về nước bằng cách cung cấp điện cho các nhà máy khử muối.
Hiện giờ vương quốc đã đầu tư mạnh vào việc tạo ra nước uống từ nước biển, đã cam kết 7.2 tỷ USD vào nhà máy lọc nước biển mới công bố Ras al- Khair, có công suất tạo ra 264 triệu gallon nước sạch mỗi ngày. Nhà máy này, sẽ là nhà máy lọc nước biển lớn nhất trên thế giới khi hoàn thành, cũng tham gia vào một nhà máy lọc nước biển khác nữa, với công suất 158 triệu gallon mỗi ngày, sẽ được đưa vào khai thác năm 2017.
Tóm lại,
Ả rập Saudi có thể nổi tiếng về dầu, nhưng quốc gia đang phát triển nhanh này đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, trong đó có nhu cầu bùng nổ về dầu lửa, điện và nước uống. Để đảm bảo sự thịnh vượng kinh tế tương lai, quốc gia này đang đầu tư ồ ạt vào năng lượng mặt trời, nơi mà các sa mạc đầy nắng và chi phí thấp khiến điều này là giải pháp lý tưởng cho nhiều vấn đề của họ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang