Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Chuyện gian tham bên Tàu:

Trung Quốc: Nữ quan tham 'thăng chức trên giường'

Thu Thủy/ Tiền Phong
Ảnh bên:Nữ quan tham Trương Tú Bình và Ủy viên thường vụ Kim Đạo Minh
Ngày 26/11 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương ĐCS Trung Quốc (UBKTKLTW) ra thông báo khai trừ đảng và cách chức, cách ly điều tra 2 nữ quan chức cao cấp tỉnh Sơn Tây là Trương Tú Bình, Phó bí thư thành ủy Tấn Trung và Dương Hiểu Ba, Thị trưởng thành phố Cao Bình do phạm một số tội, trong đó có “thông gian với người khác”.

Đây là lần đầu tiên đoản ngữ “thông gian với người khác” được sử dụng trong văn bản chính thức của cơ quan KTKL để chỉ việc nữ quan chức dùng thân xác hối lộ cấp trên để được thăng chức, hay nói theo kiểu dân dã là “thăng quan trên giường”. “Cấp trên” của Trương Tú Bình là Kim Đạo Minh, Ủy viên thường vụ, Bí thư UBKTKL tỉnh ủy, còn đối tác của Dương Hiểu Ba là Tạ Khắc Mẫn, nguyên Bí thư thị ủy, hiện là Phó Giám đốc Sở giám sát tỉnh Sơn Tây. 
Năm nay 49 tuổi, Trương Tú Bình từng giữ các chức Ủy viên thường vụ Ủy ban, Phó tổng thư ký Ủy ban KTKL tỉnh ủy. Sau gần 7 năm là cấp dưới trực tiếp và phục vụ chăn gối cho Kim Đạo Minh, năm 2013, Trương Tú Bình được người tình trao cho chức Phó Bí thư thành ủy Tấn Trung. 
Ngày 27/2 năm nay, Kim Đạo Minh bị bãi chức và bị bắt để điều tra về liên quan đến vụ án đường dây mua quan bán chức do Chu Bân, con trai Chu Vĩnh Khang cầm đầu. Khi tiến hành điều tra về tội lỗi của Kim Đạo Minh, người ta phát hiện Kim là quan tham sống trụy lạc, có hàng tá tình nhân, trong đó có cả những cặp chị em sinh đôi.
Dư luận cán bộ và dân chúng Sơn Tây còn khẳng định, Trương Tú Bình đã sử dụng “vốn tự có” để tiến thân với hai quan trên, người trước đây là Kim Ngân Hoán (nguyên Bí thư UBKTKL tỉnh ủy, đã chết vì tai nạn giao thông năm 2008). Khi đó Trương là thư ký riêng của Kim Ngân Hoán. Khi Kim Đạo Minh về thay, ả không ngần ngại quay sang chiều chuộng sếp mới để được tiến thân.
Quan trên, người tình của Dương Hiểu Ba chính là Tạ Khắc Mẫn, nguyên Bí thư thị ủy Cao Bình, sau được đưa lên làm Phó giám đốc Sở giám sát tỉnh. Trong thời gian lãnh đạo Cao Bình, Tạ và Dương đã quen biết rồi gian dâm với nhau. Từ một cán bộ đoàn, Dương được Tạ đưa lên làm Trưởng ban tuyên huấn rồi trao cho ghế Thị trưởng Cao Bình (chủ tịch thành phố thuộc tỉnh). Ngoài Tạ Khắc Mẫn, ả thị trưởng 43 tuổi xinh đẹp này còn bị kết luận “có quan hệ tình ái trong thời gian dài với nhiều cấp dưới” khác. Dương Hiểu Ba đã trở thành đề tài cho các câu chuyện “trà dư tửu hậu” ở Cao Bình và Sơn Tây.
Tuy nhiên, Trương Tú Bình và Dương Hiểu Ba không phải là những nữ quan tham đầu tiên dính vào bê bối tình ái, trước đó đã có hàng chục người bị mất chức, thậm chí ra trước vành móng ngựa về những tội lỗi liên quan đến “thăng chức trên giường”.

Nữ Cục trưởng chỉnh hình để thăng chức 
Lưu Quang Minh, Cục trưởng Thuế thành phố An Sơn để tăng thêm sức quyến rũ quan trên tiện bề thăng tiến đã chi tới 5 triệu tệ (18 tỷ VNĐ) để sang Hongkong chỉnh hình, riêng đắp mông đã mất nửa triệu.
Với nhan sắc nhân tạo, đã hơn 50 tuổi, nhưng bà quan cao 1m72 nom trẻ như thanh nữ 28 tuổi. Lưu Quang Minh đã làm đẹp lòng các quan trên để “thăng tiến kiểu tên lửa”: trong vòng 5 năm, từ một phó chi nhánh (ngang cấp phòng) đã “vọt” lên ngồi vào ghế Cục trưởng (Giám đốc sở).

Thăng quan trên giường với Bí thư thành ủy
  
Nữ quan tham Dương Hiểu Ba và nguyên Bí thư thị ủy Cao Bình Tạ Khắc Mẫn
Tháng 6/2014 vừa qua, Kim Thu Phần, sinh 1962, Cục trưởng Bảo vệ môi trường thành phố Dương Châu (Nam Kinh) bị Ủy ban KLKT đình chỉ chức vụ để điều tra vì “vi phạm kỷ cương nghiêm trọng” khiến nhiều người bất ngờ. Đến ngày 7/8, Kim Thu Phần bị chuyển giao cho cơ quan tư pháp để điều tra xét xử. Bà ta liên đới đến vụ án tham nhũng của nguyên Bí thư thành ủy Nam Kinh Lý Kiến Nghiệp. Trong thời gian Lý làm Bí thư Dương Châu, Kim được bổ nhiệm làm Cục trưởng. Sau khi Lý Kiến Nghiệp mất chức Bí thư Nam Kinh, qua điều tra ông ta bị phát hiện có nhiều người tình, một trong số những ả được ông ta nâng đỡ là Kim Thu Phần. Đến đây, sự nghiệp của Kim coi như chấm hết.

Quan nữ “bo” thượng cấp trên giường
Ngày 9/11/2011, La Á Bình, nguyên Cục trưởng Đất đai và Tài nguyên khu (quận) Thuận Thành, thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh bị tử hình vì phạm tội nghiêm trọng. Báo chí khi đó gọi La Á Bình là “quan tham 3 nhất”: “cấp thấp nhất, tham nhiều nhất, thủ đoạn xấu nhất”. Tham nhũng nhiều tiền, La Á Bình đã vung tiền để bắt nhiều đàn ông phục vụ chăn gối. Cặp bồ với một cấp dưới kém 12 tuổi, La đã chi 1 triệu tệ cho vợ người tình để được độc chiếm thân xác chàng trai khỏe mạnh này. 
Khi đã chán người này, La chuyển mục tiêu sang một vị lãnh đạo khu (cấp trên của ả). Theo báo chí, một hôm hết giờ làm việc, ả đến phòng làm việc của ông này, nói thẳng: “Tối nay, đi chơi với em, em sẽ cho anh tiền”. Sau khi đưa ông này vào phòng bao tại một khách sạn sang trọng, La đã đặt lên giường cục tiền 50 ngàn tệ (180 triệu VNĐ) và nói: “Chiều em đêm nay, số tiền này là của anh”. Từ đó, lúc nào nổi hứng là ả lại đưa vị quan trên này đến phòng bao trong khách sạn để thỏa mãn rồi “bo” tiền. Câu chuyện bi hài này đã lan truyền khắp Phủ Thuận.
Theo Tân Kinh báo, ông Dương Tĩnh, Vụ trưởng Phòng chống tội phạm chức vụ thuộc Viện KSND tối cao cho biết, trong vòng nửa năm qua, trong số các quan tham ngã ngựa đã có tới 31 quan nam bị kết thêm tội “thông gian với người khác”, nhưng với các quan nữ bị kết tội này thì hai người kể trên là trường hợp đầu tiên.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Muốn thành người hoàn hảo, hãy sống ở... Sài Gòn


Mặc dù giờ đây còn sống chung với lụt, với kẹt xe, ô nhiễm môi sinh, với nhiều bất cập từ quy hoạch treo và quản lý thiếu đồng bộ, nhưng cư dân Sài Gòn cũng đang mơ mộng về thành phố trong tương lai.
Sài Gòn, triều cường, thành phố, TP Hồ Chí Minh, kẹt xe, khẩu trang, chống nắng, ngập, xe máy, ô tô, quy hoạch
Đường ngập, phụ huynh phải thuê xe ba gác đón con về. Ảnh: Tuấn Kiệt
Từ lâu, Sài Gòn vốn là nơi hội tụ, sinh sống, làm ăn của người dân bốn phương. Nhưng trụ lại vùng đất này chẳng hề dễ, bởi bạn sẽ mất ít nhất 2 năm để học kỹ năng "sinh tồn" tại đô thị lớn nhất nước này. Và rồi, bạn sẽ có biết bao phẩm chất tuyệt vời.
Sài Gòn giúp bạn khỏe và lãng mạn hơn
Trang phục phổ biến của người Sài Gòn mùa khô là áo che nắng, khẩu trang bịt mặt, kính râm, quần áo dài, vớ chống nắng. Phải có bộ đồ "bảo hộ toàn diện" này bạn mới có thể di chuyển trên những con đường trưa hè nắng cháy bỏng như sa mạc. Trong bộ đồ "Ninza", khó ai nhận ra nổi bạn, nên nếu bạn có vui vẻ chào ai, họ ắt cũng thấy... kỳ quặc.
Còn mùa mưa, bạn cần vui vẻ khi những cơn mưa ào ạt trút xuống mỗi chiều, xe chết máy, cả người và xe lội bì bõm trong nước bẩn, cố gắng để tránh "sóng dữ" do ô tô qua lại tạo ra. Nhà của bạn có thể cũng ngập đầy nước vào ngày triều cường. Cả nhà tha hồ tát nước oàm oạp, dọn đồ lên cao, "tao nhã" gặm bánh mì chờ nước rút. Rồi sau đó lại một màn cọ rửa, phơi phóng, kê dọn để rồi mai kia lại tiếp tục... chạy triều cường. Đấy, chẳng cần đến miền Tây bạn cũng sẽ được trải nghiệm mùa nước nổi.
Sài Gòn là nơi có nhiều xe máy nhất VN. Kẹt xe là chuyện thường tình, nên bạn cần học cách thư giãn ngắm biển người và xe nhích lên từng chút trong màn khói nồng hơi xăng và nóng nực. Hãy cố gắng hít thở tốt nhất qua khẩu trang dày bịch, hãy căng mắt tìm một khe hở có thể luồn lách trở về. Còn khi kẹt xe quá lâu, bạn nên học cách nghĩ về một câu chuyện hấp dẫn, dễ chịu nào đó, càng dài... càng tốt.
Sài Gòn giúp nhà bạn cao lên, cao mãi
Hiện thành phố có 50 điểm ngập, mà mỗi năm khả năng ngập lại cao hơn, vì sau khi xóa đi một số điểm thì lại có những điểm mới gia tăng. Hơn nữa, không chỉ vùng ven, ngoại ô, mà hầu như khắp các quận trong thành phố đều có thể ngập khi mưa lớn, triều cường. Vì thế, có thể nói "xây cho nhà cao, cao mãi" chính là sự lựa chọn thông minh của bạn.
Điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu xem nên xây nhà cao đến mức nào. Trước đây người Sài Gòn thường xây nhà cao hơn nền cũ từ 30-50 cm. Hãy tưởng tượng phải dắt xe máy lên một cây cầu nhỏ dẫn từ hè đường vào nhà cao hơn chừng đó là mệt thế nào. Nhưng bù lại bạn sẽ an tâm khi đường xây cao lên thì nước không lọt vào nhà.
Thế mà, con số này giờ cũng không còn an toàn. Sài Gòn đã có những căn nhà đang ở lộ thiên, bỗng biến thành hầm vì thấp hơn đường cả 1m. Những căn nhà này có thể thấy dễ dàng trên đại lộ Phạm Văn Đồng vừa được khơi thông. Mà cư dân muốn sống được thì chỉ còn cách bắc ghế hay làm thang để chui qua một ô cửa nhỏ xíu.
Tuy nhiên, kỷ lục ấn tượng hơn dành cho những căn nhà mà sau khi nâng đường thì hầu như toàn bộ tầng 1 đã biến mất dưới nền đường mới tại Quốc lộ 50, từ đường Nguyễn Văn Linh đến huyện Bình Chánh... Như vậy, muốn sống tốt ở những nơi này, nhà bạn nên biến thành nhà "cao cẳng", hay nhà sàn.
Khả năng vươn cao này chưa biết khi nào sẽ dừng, khi cho đến nay các nhà quản lý ngành xây dựng thành phố này vẫn chưa công bố code nền chuẩn xác để cư dân và tổ chức lấy căn cứ để  xây dựng. Đồng thời thành phố vẫn sử dụng cách chống ngập nước bằng nâng cao đường, hoặc là do các đơn vị thi công đường mới, để đỡ tốn công, thay vì bóc lớp đường cũ, trả lại cao trình thì cứ tiếp tục làm thẳng trên mặt đường hiện hữu. Mỗi lần làm là mỗi lần đường cao hơn nhà, để chống lại, nhà phải cố vươn cao hơn đường. Y như là... Sơn Tinh và Thủy Tinh vật lộn nhau.
Sài Gòn, triều cường, thành phố, TP Hồ Chí Minh, kẹt xe, khẩu trang, chống nắng, ngập, xe máy, ô tô, quy hoạch
Nhà thấp hơn so với mặt đường. Trong ảnh một công nhân đang ngồi uống cà phê như đang ngồi trong quán bar. Ảnh: Tuấn Kiệt
Sài Gòn rèn sức chờ đợi và hy vọng
Dù sao thì Sài Gòn vẫn đang chuyển mình. Hãy nhìn kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, sau hàng chục năm ròng rã, thành phố đã hoàn tất việc cải tạo tuyến kênh đen này, trả lại một phần môi trường sạch cho cư dân. Hãy nhìn vào đô thị mới Phú Mỹ Hưng. Hãy nhìn vào hầm Thủ Thiêm và đại lộ Võ Văn Kiệt, cầu Phú Mỹ, cầu Bình Triệu, cầu Sài Gòn... Thành phố vẫn đang có nhiều công trình mới. Tuy rằng nhiều công trình kéo dài tiến độ xây dựng.
Vấn đề là cần kiên nhẫn mà thôi. Nếu cha mẹ bạn chưa được đi Metro thì có thể bạn và con cháu bạn sẽ có ngày được đi. Nếu ngày nay bạn phải bì bọp lội trong triều cường, thì biết đâu có ngày phải cố gắng lắm mới nhớ nổi ký ức chạy lụt "xưa như Diễm" chăng...
Vậy đấy, là người Sài Gòn, bạn sẽ được tăng khả năng chờ đợi và hy vọng. Có câu "Hà Nội không vội được đâu", nhưng câu này áp dụng với SG, chắc cũng chẳng chệch.
Một giấc mơ
Nếu bạn vào bảo tàng Quy hoạch kiến trúc TP Thượng Hải, bạn sẽ ngạc nhiên khi bất cứ cư dân Thượng Hải nào cũng có thể tìm ra căn nhà của mình trên sa bàn thành phố. Rộng 6.340 km2, gồm 20 triệu cư dân, Thượng Hải vẫn có thể quản lý chi tiết từng căn nhà, từng góc phố, từng khu quy hoạch và đặc biệt là toàn bộ hệ thống các tầng ngầm dưới lòng thành phố với những đường hầm rộng lớn dành cho hạ tầng điện, nước, thoát nước và cáp viễn thông...
Mặc dù giờ đây còn sống chung với lụt, với kẹt xe, ô nhiễm môi sinh, với nhiều bất cập từ quy hoạch treo và quản lý thiếu đồng bộ, nhưng cư dân Sài Gòn cũng đang mơ mộng về thành phố trong tương lai. Khi mà bạn được trở lại không khí trong lành của Hòn Ngọc Viễn Đông xưa với những nhà vườn rộng rãi, các biệt thự xinh đẹp, cộng thêm các khu đô thị mở rộng với các khu quy hoạch khoa học, hạ tầng hoàn thiện, hệ thống kênh rạch trong lành, nhiều cây xanh và thoáng đãng.
Là đại đô thị, một Megacity của thế giới với hơn 2.000 km2 và 10 triệu cư dân, Sài Gòn cũng có cơ hội đến ngày được hưởng tương lai tốt đẹp ấy, nếu các nhà quản lý đô thị nơi đây cũng nuôi một giấc mơ như vậy và thực sự hành động mạnh mẽ để biến nó thành hiện thực.
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/204922/muon-thanh-nguoi-hoan-hao--hay-song-o----sai-gon.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sài Gòn 1965/1966 (Tư liệu nhặt trên Net)


















































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bùi Ngọc Tấn và nhóm U(pper)80

Trung Trung Đỉnh

TP - Tôi gọi nhóm bạn các ông là U80, bắt chước tiếng Anh thời thượng một chút cho nó có vẻ “hậu hiện đại”, nhưng U này không phải Under (dưới) mà là Upper (trên), vì ông nào cũng là thế hệ 3x đời đầu.
clip_image001
Tranh: Nguyễn Xuân Hoàng.
Mình có đôi lần về Hải Phòng chơi với anh Tấn, đi cùng với anh Dương Tường, Phạm Xuân Nguyên. Anh Dương Tường thân với anh Bùi Ngọc Tấn thì khỏi phải bàn. Nhóm bạn già Bùi Ngọc Tấn, Xuân Khánh, Phạm Toàn khi nào hội đủ ở Hà Nội thì vỡ trời vì tiếng cười vang to, giọng như lệnh vỡ “chưa thấy mặt người đã nghe tiếng…oát” của hai ông anh Phạm Toàn, Xuân Khánh. Tôi gọi nhóm bạn các ông là U80, bắt chước tiếng Anh thời thượng một chút cho nó có vẻ “hậu hiện đại”, nhưng U này không phải Under (dưới) mà là Upper (trên), vì ông nào cũng là thế hệ 3x đời đầu. 
Cánh mấy bác già này mỗi bác mỗi vẻ, sướng khổ thì cũng không ai bằng ai, nhưng đều có cái nét chung, ấy là nói chuyện gì, bàn chuyện gì, tranh cãi vấn đề gì, cũng đều oang oang, rốt ráo và quyết liệt. Chỉ riêng bác Tấn nhà ta thì cười cười. Anh Tấn có vẻ người khắc khổ, nhưng không thấy anh nhăn nhó khó chịu mà hình như nét khắc khổ tự nó nâng chất sống của anh lên hàng đỉnh! Giữa chuyện tào lao thế nào anh cũng rủ rê mọi người đi Đồ Sơn chơi. Tôi là thằng em láo lếu biết tỏng mấy ông anh muốn đi thăm bà chị nữ sĩ “tình riêng bỏ chợ, tình người đa đoan”một thời. Bây giờ chị ngồi vẽ ở nhà cạnh biển nhưng sát núi. Gần đấy mà xa đấy, nhưng xa gần thì khách văn về Hải Phòng vẫn biết rủ nhau nườm nượp xuống chơi. Bọn đàn em chúng tôi mỗi lần theo các ông anh về thăm bà chị, vẫn nghiêng ngó rộn ràng.
Văn giới Hải Phòng mỗi thời có một vài người lừng lẫy. Ví dụ thời chống Mỹ “trường thơ Hải Phòng” (ấy là người ta cứ gọi thế để cho nó nổi bật) có Đào Trọng Khánh, tức Đào Nguyễn. Ông Khánh dân điện ảnh xịn, là tay đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng, nhưng thơ cũng rất chất. Chất thơ và chất thợ trong thơ của Đào Nguyễn thời chiến sự ấy chỉ cần đọc một câu này là đủ thấy khi ông viết về Hải Phòng “thành phố như con tàu chở đầy thuốc nổ / cuốn đi thân phận mỗi người”. Đào Trọng Khánh chơi thân với Lưu Quang Vũ từ những tháng ngày sống chết và lận đận của mỗi người trong chiến tranh. Vũ có một bài thơ tuyệt hay nhan đề “Đêm đông chí uống rượu với bác Lâm và bác Khánh nói về những cuộc chia tay thời loạn”:
Thơ Khánh buồn như lòng đất nước

Thơ hay thời loạn chẳng đâu dùng

Vườn cũ cây tàn chim chết cả

Người chơi đàn nguyệt có còn không


Tối đen thành phố đêm lưu lạc

Máy bay giặc rít ở trên đầu

Ba đứa da vàng ngồi uống rượu

Mặt buồn như sỏi dưới hang sâu


Chúng mình không có bom nguyên tử

Chỉ có thuốc lào hút với nhau

Thương nhà thương nước thương cho bạn

Không khóc mà sao cổ nghẹn ngào
Nhắc lại một chút quá khứ thế để thấy những tình bạn văn chương Hà Nội - Hải Phòng thời nào cũng đậm đà, thân thiết. Như chuyện mấy ông bạn già của anh Bùi Ngọc Tấn đang nói đây. Trước đó nữa, và sau đó nữa, bao giờ anh Bùi Ngọc Tấn cũng khuất khuất, hiền hiền, cười cười, nhưng cái “vía” của ông anh thì lại trùm át, nhất là sau cái đận tù ải về. Ông sống lầm lũi bên gia đình và mấy mống bạn già thân. Bạn chí cốt. Rồi ngồi viết. Viết như tên tù “khổ sai”.
Nhớ hồi lẽo đẽo theo Lê Bầu, Dương Tường hai ông bạn cũng lận đận bần hàn nhưng không bao giờ lụi xụi. Các ông bầu bạn đánh đu với các báo, với ngón nghề dịch thuật, che tên, khuất tuổi với những bài báo nước ngoài kiếm sống. Bùi Ngọc Tấn viết văn không bao giờ nghĩ chuyện làm gì cho lớn cho to, viết gì cho dài cho hoành tráng đồ sộ để đời. Mà ông viết, ấy là nhu cầu tồn tại, nhu cầu sống, như con người ta có nhu cầu ăn cơm uống nước, hít thở khí trời vậy. Ông viết văn không cầu kỳ xa hoa điệu đàng, cũng không dễ dãi buông thả. Văn ông không văn vẻ bóng bẩy mà thậm chí văn ông chân chất nhiều hình khối nhưng không thả nổi buông tuồng. Ông có lối nghĩ, lối tư duy thênh thênh nên khi hiện hình ra con chữ thì kỳ khu, khó nhọc. Đọc ông, ta cảm nhận được các cái đận bạn bè ông ai cũng quá đỗi gieo neo. Thế nên khi ông ngồi viết chân dung bạn bè cũng phải có một cách hồi nhớ không giống ai vừa siêu việt, vừa dân giã: kỹ càng, tỷ mẩn, chu đáo như tính khí ông cẩn thận coi trọng tình bạn bè. Mình đọc xong, mình nghĩ ngợi và có lần nói với ông anh: Em phục anh, anh viết chân dung bạn bè cực hay, nhất là anh viết về Nguyên Hồng và Lê Bầu. Bạn bè được làm nhân vật của anh cũng khoái, cũng sướng. Các anh tôn vinh nhau mà không tâng bốc nhau. Ca ngợi nhau mà không cho nhau đi tầu bay giấy. Bùi Ngọc Tấn viết về bạn bè tự nhiên như thường ngày cần nhau, chơi với nhau, xa xa thì nhớ nhau, giống như mấy anh sống với nhau có lúc cáu tiết, có khi ôn hoà dễ dãi vậy.
clip_image002
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn trong chuyến thăm Hoa Kỳ.
Mình đọc và thích anh Lê Bầu qua cách viết của Bùi Ngọc Tấn mà mình cứ tiếc mãi là vô duyên chưa bao giờ được gặp anh. Nhiều lúc mình chỉ nghe mấy ông anh kể về Lê Bầu rồi mình cũng hình dung ra anh. Đó là một người cần mẫn chu đáo với bạn bè với câu chữ, mỗi lần dịch thuật hay viết lách. Bùi Ngọc Tấn đi đi về về Hà Nội - Hải Phòng đều qua cửa Lê Bầu. Nói về việc viết tiểu thuyết, ông cười cười bảo có lúc viết mình lên cơn như lên đồng. Văn chương ăn nhau ở cái cốt lõi, ấy là cái sự thật. Sự thật rành rành mà viết không thật được, ấy là vì cái lòng mình vẫn chưa thành thật. Hay nói huỵch toẹt ra là còn giả dối, còn sợ hãi. Chứ nếu mình tình thật thì nó bén duyên với người đọc nhanh lắm. Muốn hình thức gì, muốn trò vè gì, muốn tiền hiện đại hay hậu hiện đại, muôn tân hình thức hay cũ hình thức gì gì mà thiếu tấm lòng thành thật thì cũng rứa cả thôi. Hay. Rồi ông bảo, cứ nhớ lại đi! Mới mười sáu mười bẩy tuổi đầu mà đã viết được Bỉ vỏ, Thời thơ ấu như Nguyên Hồng, hỏi không phải người giời sai xuống trần gian làm cái việc ấy thì là người của ai? Chả lẽ người của phe này, phái nọ à? Hay! Hai mươi sáu hai mươi bảy tuổi đầu làm hết việc của một nhà văn lớn rồi bay về Giời như Vũ Trọng Phụng, Hàn Mặc Tử, hỏi không phải người của Giời thì là người của Ai? Quá đúng! Quá hay! Tôi bảo nhiều khi em nghĩ, cụ Nam Cao yêu quý mà còn sống đến giờ thì…Ôi thôi thôi, con xin các cụ cho con vái các cụ một trăm vái. Con không dám tưởng tượng lung tung nữa đâu ạ.
*
Có hôm trời mưa lâm thâm, rét ngọt, anh Dương Tường gọi điện thoại gợi ý: “Đỉnh ơi, thịt chó đê”. Tôi điện cho Nguyên. Nguyên sốt sắng gầy cuộc nhậu gọi cho anh Phạm Toàn, Xuân Khanh. Hai ông anh là hai cái loa, hai cái ông anh to mồm này “được nhời như cởi tấm lòng” cũng nhiệt liệt hưởng ứng “phong trào thịt chó” hẹn điểm “chiến đấu” ven đê Nghi Tàm. Chưa ngồi xuống chiếu ông nào cũng nhắc: “Tiếc nhỉ, không có thằng Tấn”. Góc chiếu khuyết Bùi Ngọc Tấn, vậy là Nguyên ta gọi điện thoại, giọng anh Tấn trong điện thoại nghe cũng nhẹ nhàng ân cần không ồn ào như mấy ông anh “hoạt náo viên” kia. Mấy anh uống thì ít, ăn thì ít, mà cười mà nói thì nhiều. Ấy là hồi đó các bác cũng đều đã kha khá tuổi rồi, chả hiểu thời trai trẻ thì các bác mần răng hề? Bây giờ thảy đều U (pper) 80 mà các bác vẫn nói say sưa, cười bất tận. Anh Phạm Toàn hỏi tôi, Đỉnh ơi, mày mấy nhỉ? Hồi ấy tôi năm mươi nên tôi bảo năm mươi. Đúng hơn, tôi nói: “Em năm sọi”. Ông bảo, úi giời sướng thế. Tao mà năm mươi như mày thì chết với tao! Chả biết ông anh đả được ai mà dọa! Ông bảo ông chuyên tắm nước lạnh. Ngày nào ông cũng bơi hai tiếng. Khiếp! Hồi ấy thì bác mới sáu mươi ngoài. Nhưng thế thì cũng đáng khiếp thật. Sách ngày đọc trăm trang. Bơi hồ ngày vài trăm mét. Chén ba bát cơm rau. Đi xe bus. Ngồi chơi thì nói to cười lớn. Làm gì cũng cật lực, ấy là hai bác Xuân Khánh, Phạm Toàn. Các cụ bảo có tài có tật. Tài đấy, tật đấy. Bác Bùi Tấn có lần bảo tôi, mấy “tay ấy” có tài lớn. Mà tài lớn đáng yêu lớn, thói tật lớn cũng đáng yêu lớn! Chả biết cái thói tật “lớn” nào của các bác, nhưng tài lớn với nghề viết văn đọc sách thì tôi bái phục. 
Văn chương ăn nhau ở cái cốt lõi, ấy là cái sự thật. Sự thật rành rành mà viết không thật được, ấy là vì cái lòng mình vẫn chưa thành thật. Hay nói huỵch toẹt ra là còn giả dối, còn sợ hãi.

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn
Hồi anh Xuân Khánh cho in tiểu thuyết “Miền hoang tưởng” mình còn ở trại viết Quân khu V (Đà Nẵng). Cũng may hồi ấy được anh Thái Bá Lợi đem từ Nhà xuất bản Đà Nẵng về cho. Đọc, thấy mê li. Đây là cuốn tiểu thuyết cho mãi tới bây giờ đọc vẫn sướng. Lần đầu tiên đọc Xuân Khánh, mình phục lối viết văn đẹp và pha chút huyền ảo đầy gợi cảm. Mình đang nức nở khen thì anh Lợi hóm hỉnh bảo, nói khe khẽ tí, cuốn này người ta đang “oánh” đấy. Tôi không hiểu. Anh Lợi chua chát bảo: “Hay nên phải oánh!”. Càng không hiểu. Tối tăm mãi rồi cũng phải hiểu ra. Sau đọc “Hồ Quý Ly”, rồi “Mẫu Thượng ngàn”“Đội gạo lên chùa” thì càng hiểu anh Xuân Khánh vì sao anh to mồm. Nói to cười to, viết “to”. Viết dài mà sống thì kín đáo khẽ khàng. Nghe đồn trong ngăn kéo của anh còn có bản thảo tiểu thuyết “Trư cuồng” viết đã lâu mà chưa “xuất xưởng” được.
Về anh Phạm Toàn, tiếp theo loạt truyện ngắn “hồi xuân” anh như vừa được tạo hoá tiếp thêm sức. Báo Văn Nghệ in của anh mấy truyện “trẻ” liên tù tì. Văn anh cũng đẹp ơi là đẹp. Hình như mấy ông anh này đều có “gu” viết văn đẹp. Đẹp từ cấu tứ đến ý tưởng, câu chữ. Sau này đến tiểu thuyết “Người sông mê” thì mới thấy hình như anh đang mê đang mải tìm tòi. Bắt đầu chuyến mạo hiểm tìm tòi khám phá này chính là sê-ri truyện ngắn “Tình yêu thời @” . Nó lộ diện ông anh “trẻ” này khá chịu chơi, chịu hiểu lớp con cháu @ sau này. Ông thực sự muốn nhập cuộc một cách hào hứng chứ không phải chỉ làm cổ động viên. Nguyên ta đã có một bài thơ dài tặng ông anh cùng họ Phạm này gọi là “Sinh một Phạm Toàn”:
Trời đất sinh ra một Phạm Toàn

cầm tinh con khỉ chốn rừng hoang

hiếu động nghịch tinh tôn hành giả

quậy tung giáo dục với văn đàn
*
Phác họa chân dung mấy ông anh U(pper)80 rất đáng yêu mà cũng quá khó. Khó vì mấy ông anh đều là những cá tính xương xẩu. Rất cởi mở nhưng không dễ thoả hiệp. Rất thông minh và sắc sảo, sẵn sàng chơi tay bo tranh luận đến cùng. Thích và yêu các ông anh, nhưng cũng rất chờn mấy ông anh. Các ông anh này phản biện thì em bó tay! Đôi lúc thấy mấy ông anh ngang ngang chương chướng thằng em cũng phải nhu mì. Mà mấy ông anh học thức đều uyên thâm, cái khoản ngoại ngữ thì cao vòi vọi. Ông nào cũng nói tiếng Anh tiếng Pháp veo véo. Đọc thiên kinh vạn quyển. Trí nhớ ông nào cũng siêu phàm. Các vấn đề nghiên cứu của mấy ông anh đều có tính chiến lược. Yêu nghề. Yêu đời, ấy là đặc điểm chung của các ông anh. Anh Toàn có lần bảo mình, tao không sợ thằng sai mà chỉ sợ thằng lười. Thật đúng, gọi mấy ông anh U (pper)80 này là mấy ông anh trẻ mãi không già. Cám ơn cái duyên cái số mình may mắn được “chơi” với mấy ông anh già già tre trẻ đáng kính này.
Bùi Ngọc Tấn viết văn không bao giờ nghĩ chuyện làm gì cho lớn cho to, viết gì cho dài cho hoành tráng đồ sộ để đời. Mà ông viết, ấy là nhu cầu tồn tại, nhu cầu sống, như con người ta có nhu cầu ăn cơm uống nước, hít thở khí trời vậy.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà thơ Hoàng Hưng: “Hồn ta như cánh cửa / Không sao yên khi gió đến chân trời”


Thượng Long phỏng vấn

Thưa nhà thơ Hoàng Hưng, thường khi nào thì xuất hiện những cơn gió mới của một nền văn học? 
- Xin nói thật (có thể mất lòng nhiều người). Xã hội Việt Nam từ xưa đến nay chưa bao giờ tự nổi bất cứ “cơn gió mới” nào về mọi mặt. Xưa có lần Hồ Quý Ly (mà đâu như ông ấy là người Tàu chưa được Việt hoá nhiều lắm) toan “cải cách” một cái, liền bị phản ứng chết tươi (“họ Hồ chính sự phiền hà, để trong nước lòng dân oán hận…”). Những “cơn gió mới” về chính trị, xã hội, văn hoá… đều từ những “chân trời lạ” ào vào, và chúng ta chỉ đơn giản bị cuốn theo.
Cũng thông thường, những cơn gió mới như vậy đã được đón nhận theo cách nào?
- Bao giờ và ở đâu thì những “cơn gió mới” lúc đầu cũng chỉ có một bộ phận nhỏ cấp tiến trong giới sáng tác và hưởng thụ hoan nghênh trong khi số đông phản ứng tiêu cực vì thấy xa lạ. Dần dần nó mới chinh phục được số đông và trở nên dòng chính. Đó là quy luật phổ quát. Riêng ở những nước chưa có chính thể dân chủ, số phận của “cơn gió mới” tùy thuộc rất nhiều thái độ của tầng lớp thống trị xã hội ở từng thời điểm lịch sử cụ thể. Văn xuôi lãng mạn, hiện thực và Thơ Mới trước 1945 cũng như văn học kháng chiến sau 1945 được phát triển dễ dàng vì những người làm nên nó cũng là những người ở tầng lớp chủ nhân của thời đại mình (các trí thức trẻ Tây học trước 1945 rồi trở thành trí thức yêu nước gần gụi các nhà lãnh đạo cuộc kháng chiến). Văn thơ có xu hướng mới ở miền Nam trước 1975 không thuận lợi như thế do hoàn cảnh chiến tranh nhưng cũng không gặp khó khăn gì đáng kể, do nhà cầm quyền (sau chính thể Ngô Đình Diệm) theo chính sách kiểu Mỹ là không can thiệp vào hoạt động văn học nghệ thuật. Ngược lại, những xu hướng văn học mới trong xã hội do Đảng Lao động và Đảng Cộng sản Việt Nam toàn trị sau 1954 và 1975 luôn bị ngăn cản, do chủ trương “văn nghệ là vũ khí cách mạng”, “văn nghệ phục vụ quần chúng” buộc văn nghệ phải dựa vào truyền thống và dễ hiểu dễ cảm (có “tính nhân dân”, “tính Đảng”), trong khi những xu hướng mới mang tính hiện đại và hậu hiện đại thường mờ nhoà, phức tạp, đa nghĩa về nội dung và tiên phong, đi tìm cái độc đáo, cá nhân, khác lạ về nghệ thuật.
 A dua, học đòi theo mốt thời thượng, chối bỏ các giá trị cũ, dường như cũng đông đảo như những kẻ luôn phủ định, không tiếp nhận được các giá trị khác. Ông giải thích như thế nào về hiện tượng này?
- Chuyện ấy rất dễ hiểu ở một xã hội khép kín lâu ngày. Khi cánh cửa hé mở, số người hoa mắt trông tất cả cái gì màu vàng cũng ngỡ là vàng sẽ đông hơn rất nhiều số người có bản lĩnh và công phu tìm đến những thứ “vàng mười” chính hiệu. Song thực ra, số bị “choáng” trước cái mới nên cứ nhắm tịt mắt để tự vệ mới là số đông áp đảo. Cho nên đừng quá băn khoăn trước hiện tượng chạy theo thời thượng, vứt bỏ giá trị cũ. Hiện tượng này sớm muộn sẽ được điều chỉnh để có sự hài hoà. Mà nhiều khi, cũng phải “cực đoan vứt bỏ”, phải “điên điên” thì mới làm ra được cái mới, phải không nhỉ?
Được biết, ông và nhiều người khác, đang cùng với nhà văn Châu Diên (nhà giáo Phạm Toàn) góp sức với nhóm Cánh buồm để soạn thảo bộ sách giáo khoa mới, trong đó, có sự thay đổi căn bản phương pháp tiếp nhận văn học, nghệ thuật cho học sinh trong bộ môn văn học. Ông có thể nói đôi điều vê phương pháp này? Chúng ta có thể hy vọng gì không thưa ông?
- Tinh thần căn bản của cách học Văn theo Cánh Buồm chủ ở hai điểm: 1/Học Văn là học một bộ môn nghệ thuật chứ không phải học chính trị, đạo đức… 2/ Học Văn bằng việc thực hành “đi lại con đường sáng tạo của nhà văn”, phát huy tự do cảm nhận, tự do biểu đạt của từng cá nhân học sinh, không áp đặt, nhồi nhét. Trong Hội sách Văn Miếu vừa qua, Cánh Buồm đã trương khẩu hiệu với danh ngôn của Einstein: “Trí tưởng tượng quan trọng hơn trí thức”.
Tôi liên tưởng đến một đoạn trong bộ phim Hội các nhà thơ đã chết (Dead Poets Society) của Mỹ, nhân vật chính là một thầy giáo có tư tưởng cấp tiến đã hướng dẫn học trò xé hết các trang sách định nghĩa Thơ trong cuốn sách lý luận kinh điển mà nhà trường bắt các em học, sau đó cho các em tự do phát biểu theo ý mình về bài thơ được đưa ra giảng dạy.
Tôi nghĩ, tiếp nhận bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào cũng phải xuất phát từ việc kết hợp hai cơ sở “bản nhiên” và “không nhi nhiên”: 1/ Cảm: là cảm xúc thành thật của chính mình. 2/ Hiểu: là nắm được cách (công nghệ) biến cảm xúc thành tác phẩm.
Như vậy, nói rộng ra, để có thể đến được với những giá trị chưa biết, điều cần thiết là chúng ta phải mở rộng tất cả giác quan, chúng ta phải để cho trực giác (đã bao gồm cả nền văn hóa cá nhân), đi thẳng đến bản chất sự vật. Tuy nhiên, hầu như chúng ta ít nhiều đều có định kiến, những thứ rào cản tinh vi, thậm chí, kinh nghiệm mà anh tích lũy được càng nhiều, rào cản càng dày. Ông có thể kể vài câu chuyện cụ thể không?
- Tôi có những kỷ niệm riêng về chuyện này. Chuyện thứ nhất: Hồi sống ở Hải Phòng, tôi có viết một bài thơ về mùa hạ, có câu “hoa đỏ giữa tiếng ve kim loại”. Sau đó ít lâu, trên báo Văn Nghệ, một nhà thơ có tên tuổi cũng là dịch giả không ít thơ Tây, chế giễu các cây bút trẻ, dẫn câu thơ này, coi như “tắc tị”, vô nghĩa. Tội nghiệp, chỉ vì ông quen sống khép kín trong “thư phòng”, đâu biết đến những cảm giác rất thực của đời sống, nên không hiểu nổi “tiếng ve kim loại” là thế nào. Chuyện thứ hai: sau khi tập Người đi tìm mặt của tôi xuất bản, báo chí nhiều bài “đánh” tới tấp, nhưng có một bài “bênh” rất thiện chí của một nhà nghiên cứu “cấp cao”. Có điều trước khi dẫn một số bài khá “hiện thực” trong tập để khen, ông đưa ngay lên đầu bài Đường phố (cốc xé, váy hè, tiện nghi lạc xon, chất chồng trô trố, môi ngang, vô hồn, khoảnh khắc, mini mông lông…) và thú thật chẳng hiểu tác giả nói gì! Đơn giản thôi, ông không có cơ hội sống trên đường phố Sài Gòn những ngày tháng sau 30/4/1975, lại cũng chưa biết đến thứ “thơ văn xuôi” có tính trực giác bắt chợt những ấn tượng mạnh như loạt ảnh chụp “rafale” (bấm máy như bấm cò súng kiểu liên thanh) mà không cần diễn giải.
Ngay từ khi còn rất sớm, cũng như cho đến tận bây giờ, khi đã bảy mươi, dường như ông lúc nào cũng hào hứng với những cơn gió mới trong văn chương, và tìm mọi cách để đưa nó đến với công chúng. Điều gì giữ được cho ông sự mẫn tiệp đó, thưa nhà thơ?
- Đầu tiên có thể bản tính tôi hay tò mò, chuộng lạ, chóng chán! Thêm nữa, trong khi văn nghệ sĩ thường rất egocentrique (coi mình là trung tâm, tôi tạm dịch là “qui ngã”), nên khi già rồi, bất lực rồi thì ghen tức, không chịu chấp nhận bọn trẻ, không chịu những gì không giống mình, thì tôi may mắn tránh được điều ấy, có lẽ vì không có chí hướng làm nhà thơ đơn thuần. Tôi còn là nhà giáo nên thích hướng về lớp trẻ, tôi lại là nhà báo nên có thiên hướng đi tìm những cái mới lạ. Cho nên chẳng cần mẫn tiệp, thông tuệ gì đâu, chỉ cần vô tư một chút, đừng egocentrique quá, thì sẽ dễ ủng hộ cái mới.
Nói gọn lại, đọc và tiếp nhận, để công việc này thực sự là cánh cửa đi vào các thế giới, theo ông, cần những điều kiện gì?
Hồn ta như cánh cửa
 Không sao yên khi gió đến chân trời
Câu thơ tôi viết 45 năm trước có thể dùng làm câu trả lời.
Làm sao cho cánh cửa lòng mình luôn rung lên “bần bật” như thế!
Chỉ có thể do khao khát, khao khát vô cùng!
( Nguồn :vanviet)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CÓ NƠI NÀO SƯỚNG HƠN NƯỚC VIỆT NAM?

VU HOANG SON 


Đây là bức hình chụp lại quang cảnh tắc đường ở xứ sở của Căng-gu-ru và nó khiến ta phải đặt ra nhiều câu hỏi...?

Câu trả lời như thế nào tuỳ thuộc vào cách suy nghĩ và cảm nhận của từng cá nhân, với riêng cá nhân mình chắc chắn ở Việt nam "TỰ DO ĐI LẠI " là quyền được áp dụng tốt nhất thế giới ( Bạn có thể đi lên bất kì đâu, bất kì phía nào trái phải không quan trọng thậm chí có thể phi lên lề cỏ, vỉa hè... Miễn là có thể di chuyển được). 

Nếu không tin xin mời đọc thêm bài viết dưới đây của g.s Óc phớt-UKNguyen Quang


Có nơi nào sướng hơn nước Việt Nam

Tôi, ngẩu Pín lừng danh, phán như vậy đó, sau 6 năm sống, lao động và học tập quyết-liệt theo gương Nữ Hoàng Anh E li da bét đệ nhị ở United Kingdom, đã nhận ra, chả nơi đéo nào bằng Việt Nam.

Có nơi nào, anh chị được ỉa giữa phố không? 

(Ảnh ăn cắp)

Ở Anh, nó sẽ phạt cho thấy ông bà ông vải chứ lị, cơ mà VN thì không sao hết, dân cũng đéo thèm quan tâm. Ỉa xong, để lại cục cứt nóng hổi bốc khói ngào-ngạt, chuồn ra chỗ khác thế mới vui.

Ngay cả vứt rác, tây cũng không thể đọ, bọn nó có 3 loại thùng rác, để bỏ riêng nhựa, thủy tinh, chất hữu cơ vv, rách việc quá đi, chó ỉa chủ cũng phải nhặt cứt cho thùng riêng, chó mà hơn cả bố đẻ.

Việt Nam ta chỉ nhẹ nhàng thả rác xuống đường, hoạc nếu là lon bia hay vỏ chai rỗng thì ném ra xa cho nó kêu lộc cộc leng keng, sút thêm phát nữa cho nó hoành, kẻo đéo ai biết mình vừa nốc xong lon đó.

Ở Anh, nếu anh khạc đờm rồi nhổ vào lùm cây, bọn chúng nó đã tránh xa như hủi rồi.

Có nơi nào được đấm vợ như Việt Nam không?

100% là không.

Anh liền ông Việt Nam rất là sướng nhé, bú diệu phê phê, vấn tóc vợ vào cột nhà, hoặc trói cổ nó lại, rồi song phi, đánh chỏ, lên gối, rồi ngủ chả vấn đề đéo gì. 

Kệ mẹ con vợ thút-thít.

Chúng nó đánh người chung-chăn-gối như đập đất.

Viva Việt Nam.

Bên Anh, cảnh sát sẽ đến, tùy tội trạng, nhưng anh sẽ bị tù và phạt tiền và cả hai, ở tù cỡ chục năm, lâu phết đó, đành ràng tù tây nhẽ sướng, nhưng hãy nhớ: "nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại (lời anh nào quên mẹ nguồn). 

Phần chị vợ, ăn đòn xong, chị vợ kêu ầm ỹ, nếu mắt tím thì đéo dám đi làm, rồi thề sống chết bỏ chồng, cơ mà phần lớn lại vùng vàng nhưng cuối cùng tha thứ, ê lệ chổng mông cho nó dập cơ mà đéo cho hôn, rồi lại nhồng lên tới lần ăn-đập kế. Mà phải oánh giữa đường mới máu nhé.

(Ảnh ăn cắp)

Tôi yêu Việt nam.

Có nơi nào, dân đánh cả công an không?

Việt nam chứ đâu, tôi yêu Việt Nam quá đi, anh đệ tôi, say diệu, xin xe bị giữ, lại được quân vô-lại xui đểu, xông vào đấm nhau với công an, chân đá như quạt trần. Anh bị đi có 7 tháng tù, nếu đút vào cỡ 3k $, anh sẽ đi 1 nửa thời gian đó, thích không, được đánh công an mà đi nhẹ hều.

Và vô số anh khác, cậy số đông chó đàn, o ép chửi bới công an, đấm trộm công an, chả sao hết, lúc sau ra quán khoe ầm lên như chiến công. Chúng nó coi công an Việt Nam hehe đéo bàng cục vàng. 

Tôi yêu Việt Nam quê hương tôi quá đi. 

Ở Anh, phú lít (police) nó sẽ rút cái nài ra nài: 

(Ảnh ăn cắp)

Xin lỗi, bã trầu là 1, đậu phụ là 2, sẽ văng đầy đường, cái nhà anh nào đấm Cớm Anh sẽ bị bắn đến chết, tại sao đến chết? vì đéo thừa tiền đâu mà chữa cho loại đó, tiền thuế nhân dân cả đó. 

Cứ nã hết đạn đéo sợ phí. 

Dân đéo ai thương. Tộ sư quân tư bản dã man chưa??.

Ôi, tôi yêu Việt Nam quê hương tôi.

Có nơi nào được đánh độc đồng bào giữa phố không? 

(Ảnh ăn cắp)

Mà đồng bào cũng chả coi đó là gì to tát, cứ mua ăn còn lâu mới chết?

Yêu quá Vn ơi..

Tổ sư bên Anh, 1 chai vốt ca 70ml loại rẻ nhất tôi phải trả 10 £ (=350k) bú hai hiêu là hết mẹ chưa kịp la-dà..

VN quê hương tôi với 350k tôi mua được cả can 20 lít, bú phê lòi mắt ra. Vừa ăn, vửa bú, vừa hút, vừa nói, vừa nhai nhồm-nhoàm. Phê phê ngã bò lê bò càng giữa phố, dân cũng cười hoan hỉ cho cái nhà anh say.

Bọn Tây nó ghét nhai nhồm nhoàm, ăn chả có tiếng động đéo gì tôi khinh.

Ta ăn là phải kêu, cái xương cẳng gà cứng thế như phải cắn vỡ đôi kêp cái rốp, rồi mút hết tủy suỵt soạt, rồi chiêu hớp diệu kêu, khà, rồi ném mớ rau thơm vào mồm kên rồm-rộp. 

Ăn thế mới gọi là ăn, bọn Anh ngu.

Nơi nào nhiều quán nhậu như VN không? cả 1 thành phố đâu đâu cũng là quán nhậu, tiếng hò dô 100% vang động cả phố phường, người với người bá cổ ôm vai toàn anh em xương máu, đoàn kết 1 lòng, hoan hỉ lắm thay..

Nơi nào, thuê người hầu rẻ như VN ko??? 

Tổ sư ở Tây, thuê lau của kính, thuê dọn nhà, thuê làm vườn, cứ 400k/h mà trả (giá mềm đó, có quốc gia mắc hơn) thuê 10h? 4 chai, thuê 1 tháng? vỡ mồm trả tiền luôn.

Việt Nam rẻ hều, vài triệu/ tháng + nuôi ăn, có người phục vụ đủ 24/24, cơ mà tiền nào của đó, lắm lúc chủ cũng vỡ mồm với ô sin, cơ mà đó là chuyện khác rồi...

Tôi VV Việt Nam, nói gì thì nói. 

Cả thế giới này, chả có nơi đéo nào tự do như quê hương tôi.

Được múa bởi Ngẩu Pín

P/s: Tre chỉ sửa có 1 chữ, mong bác Pín thông cảm!



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Cho Người Nước Ngoài Mua Nhà Tại Việt Nam?

Bài Phỏng Vấn TS Alan Phan của Báo Thanh Niên

nha o chuot
Thực hiện: Mai Phương – 7 November 2014
PV: Theo ông, nếu mở cửa cho người nước ngoài mua nhà tại VN sẽ tạo nên hiệu ứng như thế nào cho nền kinh tế?
Alan Phan: Trong hoàn cảnh hiện nay, tôi nghĩ hiệu ứng sẽ rất giới hạn. Những nhà đầu tư bất động sản (BDS) từ nước ngoài thường có một tầm nhìn dài hạn và quan tâm lớn nhất vẫn là ROI (return on investment) so với mức độ rủi ro. Những Việt kiều mua nhà cho gia đình hay để sống thường trực ở Việt Nam đã có nhiều cách lách luật để mua rồi.
Do đó, muốn thu hút dòng tiền đầu tư mới của người có nhu cầu, BDS phải có một giá hấp dẫn trong một môi trường pháp lý minh bạch và không gian sinh hoạt tốt lành. Kể cả triển vọng kiếm lời trong tương lai khi thị giá của BDS gia tăng. So với các nước láng giềng như Thái Lan, Philippines…hay ngay cả Kampuchia, Myanmar…BDS Việt Nam không đủ yếu tố cạnh tranh. Các doanh nhân và quản lý nước ngoài sẽ thích “thuê” hơn là “mua” BDS tại Việt Nam.
Kết quả là trong tương lai gần, dòng tiền đầu tư ngoại vào BDS Việt Nam thực sự vẫn là khối vốn “đầu cơ mạo hiểm” của những công ty tài chánh nhỏ, với chiến thuật đánh nhanh lẹ bằng cách mua lại những dự án “xác chết” (zombies) và “exit” ngay sau tái cấu trúc. Các công ty BDS nghiêm túc từ Nhật, Hàn Quốc, Singapore và Hồng Kong có khuynh hướng đợi tình hình kinh tế biến đổi thuận lợi hơn, nhất là khi thu nhập của người dân gia tăng đáng kể.
PV: Có ý kiến cho rằng nếu cho người nước ngoài mua nhà sẽ góp phần thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản, tăng cầu cho thị trường (tương tự như Mỹ đã thực hiện khi bị khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng thị trường bất động sản). Vậy quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Alan Phan:  Trước hết phải nói rõ là suốt lịch sử kinh tế, chính phủ Mỹ luôn luôn để cho người nước ngoài mua BDS tại Mỹ rất tự do, không bao giờ tạo ra một rào cản nào hay đặt ra một luật lệ BDS riêng nào cho công dân Mỹ hay các ngoại nhân. Không hề có chuyện tăng cầu cho BDS bằng “nghị quyết” hay “pháp lý” khi khủng hoảng BDS xẩy ra. Chính phủ Mỹ để thị trường tự điều chỉnh bằng cách để cho công ty và dự án BDS zombies “drop dead” (cho chúng chết) và chỉ cho ra đời những gói QE (kích cầu thanh khoản qua lãi suất thấp) để giúp hệ thống ngân hàng tạm thời giải quyết nợ xấu từ BDS. BDS Mỹ hồi phục gần đây hoàn toàn nhờ sự cải thiện của môi trường kinh tế vĩ mô (thất nghiệp giảm, thu nhập tăng, lạm phát thấp, doanh nghiệp tạo được những mức lời kỷ lục và thanh khoản của thị trường tài chánh cao).
Nếu muốn làm theo lối Mỹ, Việt Nam phải để “những zombies chết đi” và chuyên tâm vào việc xây dựng một nền tảng kinh tế mới dựa trên cơ chế thị trường và cột trụ của doanh nghiệp tư nhân. Không làm như vậy là đẩy nền kinh tế hiện tại vào một chu kỳ trì trệ lâu dài.  
PV: Nếu thực hiện, theo ông VN có nên đưa ra những hạn chế nhất định nào hay không? (hay là mở cửa hoàn toàn xem người nước ngoài cũng như người trong nước khi mua bất động sản?)
Alan Phan:  Còn hạn chế thì còn rào cản và còn giới hạn trên thị trường. Chính phủ nên quyết định là mở cửa toàn diện hay đóng cửa vĩnh viễn với cơ chế pháp lý của BDS cho người nước ngoài. Mở cửa he hé chỉ làm rắc rối vận hành của thị trường và tạo những kỳ vọng rồi thất vọng.
Quan điểm cá nhân của tôi là làm gì thì đừng làm nửa vời và đừng hứa hay nói những gì mình không làm được. Biết rõ con đường trước mặt và khôn ngoan chọn lựa. Bắc Triều Tiên đã sống với lũ cả 60 chục năm và họ vẫn tồn tại. Nếu Việt Nam quyết định đây là con đường “chính nghĩa” thì đổi mới một lần nữa để theo kịp Bắc Triều Tiên cũng là một lựa chọn. Không gì sai cả.Nhưng nói là muốn được như Mỹ mà làm như Bắc Triều Tiên hay Trung Quốc thì chỉ có thánh thần mới có khả năng biểu hiện “phép lạ” kiểu này.
PV: Nếu so sánh thị trường BĐS của Việt Nam hiện nay với các nước, nhất là Mỹ, ông đánh giá như thế nào? (về giá cả, giao dịch,…)
Alan Phan:  Một so sánh nghiêm túc phải được nghiên khảo qua nhiều yếu tố ảnh hưởng. Ngoài nhu cầu của người tiêu dùng và giá trị đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, thị trường BDS còn cần thoả mãn đòi hỏi về xã hội, cảnh quan, an ninh, môi trường và sự phát triển công hay nông nghiệp. Dĩ nhiên, nhà đầu tư vào các dự án cũng cần kiếm lời.
Nói về so sánh, chúng ta chỉ cần 5 phút đi ngang qua những khu phố hộp quẹt và các hẽm nhỏ ở Saigon hay Hà Nội rồi đi thăm các khu dân cư hay thương mại của Mỹ, Âu hay ngay cả Thái Lan, Mã Lai…là có thể thấy rõ thực trạng và kết quả của chính sách BDS trong vài thập niên qua.
Tuy nhiên, đánh giá BDS và môi trường sinh hoạt tại Việt Nam với các nước bạn vẫn chưa cho thấy đầy đủ bức tranh tổng thể. Người dân các xứ này không thể “hạnh phúc” bằng người Việt. Họ cần biết nhậu nhẹt nhiều hơn, chơi bóng đá giỏi hơn, sắm nhiều hàng hiệu hơn, tạo ra nhiều dự án ODA hay cá gói kích cầu nhiều hơn…Trên hết họ phải biết bơi lội giỏi, nhất là khi có mưa lớn hay triều cường.
Cảm ơn ông!

Phần nhận xét hiển thị trên trang