Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Một tư liệu dành cho văn học sử. Các bạn không quan tâm đến việc này xin đừng đọc!



Những chỗ bị kiểm duyệt sửa đổi và cắt bỏ trong bản dịch cuốn “Điệp viên Z21. Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ” của Thomas A. Bass

Tháng 11 3, 2014
Bài liên quan:
Phạm Thị Hoài - Cuốn sách về một điệp viên không hoàn hảo
Thomas A. Bass - Rừng Sát: Về việc bị kiểm duyệt ở Việt Nam (1)
Thomas A. Bass - 
Rừng Sát: Về việc bị kiểm duyệt ở Việt Nam (2)
Thomas A. Bass – 
Rừng Sát: Về việc bị kiểm duyệt ở Việt Nam (3)
Thomas A. Bass – Rừng Sát: Về việc bị kiểm duyệt ở Việt Nam (
Toàn bài trong bản PDF)
pro&contra – Trong bản đối chiếu toàn văn bản dịch cuốn Điệp viên Z21. Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹcủa Thomas A. Bass (Đỗ Tuấn Kiệt dịch, Nhã Nam và Hồng Đức xuất bản, Hà Nội tháng Ba 2014) với bản trọn vẹn do Bùi Xuân Bách hiệu đính và bổ sung, các kí hiệu được dùng như sau:
Những chỗ bị cắt do kiểm duyệt được bổ sung trong ngoặc vuông bằng chữ đậm màu đỏ.
Những chỗ bị sửa đổi do kiểm duyệt được hiệu đính trong ngoặc vuông bằng chữ màu đỏ.
Những chỗ dịch thiếu chính xác nhưng không nhất thiết do kiểm duyệt được hiệu đính trong ngoặc vuông bằng chữ màu xanh.
Phần Chỉ mục (Index) rất sơ lược so với bản gốc, hoặc thiếu hẳn, hoặc rút gọn, hoặc lược bỏ, hoặc gộp nhiều mục tra cứu, nên không thể so sánh được.
Sau đây là một đoạn ví dụ:
[Thậm chí cả những sĩ quan quân đội cao cấp như đại tá Bùi Tín cũng không biết câu chuyện về Phạm Xuân Ẩn. Trên cương vị Phó Tổng Biên tập tờ báo của quân đội miền Bắc Việt Nam, ông Tín đi trên một chiếc xe tăng đến Dinh Độc lập ngày 30 tháng Tư năm 1975. Sau khi chấp nhận sự đầu hàng của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, ông Bùi Tín ngồi xuống bên chiếc bàn Tổng thống để viết bài cho tờ báo của mình. Giống như hầu hết những nhà báo mới đến Sài Gòn, việc tiếp theo ông làm là đi tìm Phạm Xuân Ẩn. Như Bùi Tín nhớ lại: “Vào buổi sáng ngày mồng 1 tháng Năm, tôi đi tìm Phạm Xuân Ẩn ở văn phòng của ông ấy tại khách sạn Continental Palace. Lúc đó tôi hoàn toàn không biết ông ấy là một điệp viên. Tất cả những gì ông ấy kể với tôi là ông ấy làm phóng viên thường trú cho tờ Time-Life. Ông ấy giới thiệu tôi với tất cả phóng viên trong thành phố, và tôi giúp họ gửi bài viết của mình ra nước ngoài. Ba tháng sau khi chiến tranh kết thúc, tôi vẫn không biết rằng Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên.]
Lẽ ra Phạm Xuân Ẩn đã theo gia đình mình sang Washingtonvà tiếp tục hoạt động tình báo, nhưng nhiệm vụ này đã bị dừng lại vào phút chót. [Những thông tin về sự tranh giành quyền lực đối với Phạm Xuân Ẩn – giữa những chỉ huy tình báo quân sự muốn phái ông sang Mỹ và những lãnh đạo kín đáo trong Bộ Chính trị – chỉ được tiết lộ với Bùi Tín khi chính phủ Việt Nam xúc tiến việc hồi hương cho vợ và các con của Phạm Xuân Ẩn.] Lẫn trong làn sóng những người di tản khỏi đất nước, gia đình của Phạm Xuân Ẩn phải mất cả năm trời cố tìm cách quay trở lại Việt Nam thông qua một tuyến đường lòng vòng đi qua Paris, Mátxcơva, và Hà Nội. Bà Nguyễn Thị Bình, người bạn thời thơ ấu của Phạm Xuân Ẩn, cuối cùng cũng đưa được họ về nhà. Gia đình của Phạm Xuân Ẩn đã phải trú ngụ suốt bốn tháng liền ở hành lang Đại sứ quán Việt Nam tại Paris, bị đẩy qua đẩy lại giữa những cơ quan tình báo và an ninh [cạnh tranh nhau] của Việt Nam, cho đến một hôm bà Bình bắt gặp họ đang ngồi ở đó. Tại thời điểm đó Việt Nam có hai đại sứ quán, một của những người cộng sản và một của Đại sứ Nguyễn Thị Bình, đại diện cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau công việc của mình trên cương vị người đàm phán của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam [Mặt trận Dân tộc Giải phóng] tại Hiệp định Paris, sứ mệnh ngoại giao cuối cùng của bà Nguyễn Thị Bình là bố trí đưa gia đình Phạm Xuân Ẩn trở về nước an toàn.
Với tư cách là người cuối cùng còn ở lại văn phòng của Time tại Sài Gòn, Phạm Xuân Ẩn nghiễm nhiên trở thành trưởng đại diện. Tên của ông vẫn xuất hiện trên Time cho đến ngày 3 tháng 5 năm 1976. Ông trả lời các yêu cầu và gửi phản ánh trong suốt một năm sau khi Sài Gòn sụp đổ, nhưng càng ngày ông càng viết ít hơn, [khi tấm lưới xám xịt của bộ máy an ninh Nhà nước chụp xuống thành phố. “Sau năm 1975, Sài Gòn biến thành HoChiMinhgrad,” ông nói. “Họ cắt bỏ máy điện tín và bắt buộc mọi bài viết phải chuyển qua bưu điện. Họ gạch bỏ chỗ này, gạch bỏ chỗ kia. Chế độ kiểm duyệt khắt khe đến nỗi chẳng khác nào cái thời của Graham Green. Tôi không gửi nhiều bài vì tôi không biết phải luồn lách kiểm duyệt như thế nào. Tất cả những gì họ muốn là tuyên truyền cho chế độ mới, thế là tôi suốt ngày đi xem chọi gà chọi cá.”]
Thông báo chính thức đầu tiên về lòng trung thành trong thời chiến tranh của Phạm Xuân Ẩn được đưa ra tháng 12 năm 1976, khi ông bay ra Hà Nội với tư cách đại biểu quân đội tại Đại hội Đảng lần thứ 4. Những bạn bè thấy ông đi khắp Hà Nội trong bộ quân phục màu xanh thẫm mà ông mặc lần đầu tiên trong đời, đều sững sờ trước sự biến đổi của Phạm Xuân Ẩn từ một nhà báo thành một anh hùng ngực đầy huân chương. “Rất nhiều VC ở miềnNam ngạc nhiên khi họ thấy tôi,” Phạm Xuân Ẩn nói. “Họ tưởng CIA đã bỏ tôi ở lại.”
Nguyễn Khải, nhà văn Việt Nam nổi tiếng, người về sau viết một cuốn tiểu thuyết về Phạm Xuân Ẩn, là một trong những người như vậy. “Anh thuộc về cách mạng!” ông thốt lên. “Tôi thuộc về tất cả,” Phạm Xuân Ẩn trả lời. “Người Pháp, người Mỹ, và bây giờ là cả cách mạng nữa.”
Khi hàng trăm nghìn người Việt Nam biến vào trong các nhà tù và trại lao động, Phạm Xuân Ẩn cũng được cử tới nơi mà ông vẫn gọi đùa là “trại cải tạo”. Tháng 8 năm 1978, ông được cử tham gia khóa bồi dưỡng mười tháng ở Học viện Chính trị Nguyễn Ái Quốc tại Hà Nội. Đây là một khóa bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Marx cho những cán bộ cấp cao. “Tôi đã sống quá lâu trong lòng địch,” ông nói. “Họ cử tôi tới đó để tái chế.”
Luôn là một học viên kém, Phạm Xuân Ẩn hoàn thành khóa học ở vị trí gần bét lớp. “Họ không ưa kiểu nói đùa của tôi,” ông nói về những người miền Bắc khó đăm đăm đang cố dạy ông thứ tiếng Việt “mới” đầy những từ ngữ chính trị mượn của Trung Quốc. Phạm Xuân Ẩn trải qua những cơn mưa lạnh thấu xương của mùa đông Hà Nội, ngủ trên cái giường gỗ với một tấm chăn bông. “Tôi mặc một cái áo bông Trung Quốc khiến tôi nhìn cứ như xác ướp. Tôi hỏi xin một cái áo khoác Nga nhưng vẫn thấy rét như thường, thế là tôi quay lại và hỏi xin một chiếc áo khoác 111 độ. “Làm gì có cái đó?”, [Đó là cái gì?] ông giám đốc học viện hỏi. “Ba cô gái,” tôi nói, “một người ngủ bên phải tôi, một người ngủ bên trái, và một người ngủ bên trên.”
“Họ hoàn toàn không ưa tôi tí nào,” Phạm Xuân Ẩn nói về những giảng viên bồi dưỡng chính trị của mình. “Nhưng tôi chưa phạm sai lầm nào nghiêm trọng đến mức bị kỷ luật cả  [bị mang ra bắn cả].”
Phạm Xuân Ẩn bị đẩy vào tình trạng đóng băng về chính trị cả một thập kỷ. Ông bị hạn chế [cấm] gặp gỡ những đồng nghiệp người Mỹ trước đây đến thăm Việt Nam, và xuất hiện nhiều lời đồn đoán về việc tại sao ông bị an trí một nơi. Ông quá thân thiết với người Mỹ, quá hiểu biết, và quá rành chính trị phương Tây. Ông đã để cho trùm mật thám Trần Kim Tuyến trốn thoát. Ông từ chối vạch mặt những đồng nghiệp Việt Nam từng làm việc cho CIA. Có lẽ, như người ta nghe thấy Phạm Xuân Ẩn phàn nàn, cộng sản coi ông như mộtrentier (chủ tô), người thu tiền của những nông dân sống trên đất của mình.
Trong thời gian đó, ông vẫn đang lặng lẽ chờ thời, chờ cho bầu không khí chống Mỹ thay đổi thì Việt Nam lại tiếp tục tham gia vào những cuộc chiến [tiếp tục những cuộc chiến khác, chống lại Khmer đỏ tại Campuchia và đồng minh Trung Quôc của nó.] Ngày 15 tháng 1 năm 1976, ông được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân – danh hiệu quân đội cao quý nhất của ViệtNam. Đến năm 1978 ông là trung tá, đến năm 1981 là thượng tá, và đến năm 1984 thì lên đại tá. Năm 1990, khi vẫn phục vụ trên cương vị một sĩ quan đang công tác, ông đã được thăng quân hàm cấp tướng.
Khi nhìn ra Sài Gòn qua cánh cổng ngôi biệt thự nơi ông ở, Phạm Xuân Ẩn vẫn chưa thấy dấu hiệu của thiên đường.
*
Toàn văn bản dịch do Nhã Nam và Hồng Đức xuất bản (4.584 KB)
Toàn văn bản đối chiếu với phần hiệu đính và bổ sung của Bùi Xuân Bách do pro&contra thực hiện (2.146 KB)
*
Trong bảng liệt kê sau đây, chúng tôi chỉ đối chiếu những chỗ bị sửa đổi và cắt bỏ rõ ràng do kiểm duyệt; các sửa đổi có thể vì những lí do khác, không nhất thiết do kiểm duyệt, không được đưa vào danh sách này. Những chỗ bị cắt được in đậm.

Số thứ tự
Số chương và trang theo bản in tiếng Việt
Nguyên bản tiếng Anh
Bản dịch của Đỗ Tuấn Kiệt, Nhã Nam và Hồng Đức xuất bản
Phần bổ sung và hiệu đính của Bùi Xuân Bách, pro&contra
1
Bìa
The Spy Who Loved Us. The Vietnam War and Pham Xuan An’s Dangerous Game
Điệp viên Z21, Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ. (bị cắt)
Điệp viên yêu chúng ta. Chiến tranh Việt Nam và trò chơi nguy hiểm của Phạm Xuân Ẩn
2
Mục lục9
The Work of Hunting Dogs
Công việc của một điệp viên
Công việc của bầy chó săn
3
I, 18
General Giap and Ho Chi Minh
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tướng Giáp và Hồ Chí Minh
4
19
forbidden to meet Western visitors
bị hạn chế tiếp xúc với khách phương Tây
bị cấm tiếp xúc với khách phương Tây
5
20
when there was nothing but betrayal in the air
(bị cắt)
khi lan tràn khắp nơi chẳng có gì khác ngoài sự phản bội.
6
25
Ho Chi Minh and Geneal Giap
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Hồ Chí Minh và Tướng Giáp
7
29
the spy who loved us
người điệp viên hiểu nước Mỹ
điệp viên yêu chúng ta
8
II, 34
hell is reserved for crooks, but there are so many of them in Vietnam, it´s full.
địa ngục thì dành riêng cho những kẻ lừa đảo, nhưng (bị cắt) cũng chật cả rồi.”
địa ngục thì dành riêng cho những kẻ lừa đảo, nhưng ở Việt Nam loại đó quá nhiều, nên địa ngụccũng chật cả rồi.”
9
35
It´s because I was born in an insane asylum that some people say my blood was infected by the ‚virus‘ of Communism. An was born in a psychiatric hospital? That´s why he follows the Communists. He´s crazy!“
“Do tôi được sinh ra trong một nhà thương điên nên nhiều người nói rằng: (bị cắtẨn được sinh ra trong một nhà thương điên hả? Thảo nào (bị cắt)… Chả bị điên rồi!
“Do tôi được sinh ra trong một nhà thương điên nên nhiều người nói rằngmáu tôi bị nhiễm virus cộng sản: Ẩn được sinh ra trong một nhà thương điên hả? Thảo nào chả theo cộng sản… Chả điên mà.”
10
36
„It was sent to Ho Chi Minh for the gold campaign“, he says, referring to the massive bribe that Ho paid the Chinese army in 1946 to convince them to withdraw from nothern Vietnam after World War II.
“Nó đã được gửi tới chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dịp Tuần lễ vàng.” (bị cắt)
Nó đã được gửi tới Hồ Chí Minh trong dịp Tuần lễ vàng.”, ông nói, nhắc tới món tiền hối lộ khổng lồ mà Hồ trả cho quân đội Trung Hoa năm 1946 để thuyết phục họ rút ra khỏi Việt Nam sau Thế chiến thứ hai.
11
38
call the nam tien – the march to the south
gọi là khai phá vùng đất phương Nam
gọi là Nam tiến– tiến xuống miền Nam.
12
38
nam tien
đấu tranh ở miền Nam
Nam tiến
13
38
the nam tien
công cuộc thống nhất đất nước
công cuộc Nam tiến
14
38
In fact, he could be said to have brought it to its end.
Thực ra, có thể nói rằng chính ông đã góp phần đưa nó đến chỗ kết thúc.
Thực ra, có thể nói rằng chính ông đã đưa nó đến chỗ kết thúc.
15
38
after all of Vietnam´s invaders – Chinese, French, Japanese, American and Cambodian – had been expelled
sau khi tất cả những kẻ xâm lược Việt Nam – (bị cắt) đã bị đánh đuổi
sau khi tất cả những kẻ xâm lược Việt Nam – Trung Quốc, Pháp, Nhật, Mỹ và Campuchia– đã bị đánh đuổi
16
38
Like many Vietnamese, An traces his ancestry…
(bị cắt) Tổ tiên của Phạm Xuân Ẩn
Cũng như nhiều người Việt, tổ tiên của Phạm Xuân Ẩn
17
39
We migrated from Hanoi to central Vienam
Chúng tôi di cư (bị cắt) tới miền Trung Việt Nam
Chúng tôi di cư từ Hà Nội tới miền Trung Việt Nam
18
40
Enemies from the north (Genghis Khan and the Chinese and Japanese), the east (Portugal, France, and America), and the West (Laos, Khmers, Indians, and Thais)
kẻ thù từ phương Bắc (bị cắt), và từ phương Tây (bị cắt)
kẻ thù từ phương Bắc (Thành Cát Tư Hãn, cùng Trung Quốc và Nhật Bản), phương Đông (Bồ Đào Nha, Pháp và Mỹ) và từ phương Tây (Lào, Khmer, Ấn Độ và Thái)
19
41
Chinese occupation
sự đô hộ của phong kiến phương Bắc
sự đô hộ của Trung Quốc
20
41
They taught the Vietnamese about nationalism
Người Pháp đã truyền bá chủ nghĩa dân tộc
Họ đã dạy cho người Việt về chủ nghĩa dân tộc
21
42
and arrested anyone who used it
(bị cắt)
và bắt giam bất kỳ ai sử dụng nó
22
42
“The map of Vietnam was made by the French”, An says. “Before they arrived we had no nation. The high plateaus belonged to the Montagnards. Other parts belonged to the Cham or Khmer.”
(bị cắt)
Bản đồ Việt Nam do người Pháp lập ra”, Phạm Xuân Ẩn nói. “Trước khi họ đến chúng tôi chưa có quốc gia. Những vùng cao nguyên thuộc về các dân tộc người Thượng. Những khu vực còn lại thuộc về người Chăm hoặc người Khmer.”
23
43
National Liberation Front (the coliation of southern revolutionaries whose armed forces were known as the Vietcong)
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (bị cắt)
Mặt trận Dân tộc Giải phóng(liên minh của những người cách mạng miền Nam với lực lượng vũ trang được gọi tắt là Việt Cộng)
24
43
NLF
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Mặt trận Dân tộc Giải phóng
25
44
the South China Sea – or Eastern Sea, as the Vietnamese insist on calling it
(bị cắt) Biển Đông
Biển Nam Trung Hoa – hayBiển Đông như cách mà người Việt Nam luôn gọi
26
46
To Huu
T.H
Tố Hữu
27
46
one of North Vietnam´s greatest poets and politicians
một trong những nhà thơ và nhà chính trị lớn của Bắc Việt Nam
một trong những nhà thơ và nhà chính trị lớn nhất của Bắc Việt Nam
28
47
Vietnam´s southward march
công cuộc khai phá vùng đất Phương Nam
công cuộc Nam tiến
29
49
This vast area of swamps and mangrove forests bordering the Gulf  of Thailand  marks the end of the road in the Vietnam´s southward march.
(bị cắt)
Khu vực rộng mênh mông gồm những đầm lầy và rừng đước nằm sát Vịnh Thái Lan này đánh dấu sự kết thúc công cuộc Nam tiến của Việt Nam.
30
52
It´s utopian
Khó
Không tưởng
31
52
As a political analyst, An knew that Communism was a failed god, responsible for millions of deaths in the twentieth century, and he knew intimately the limits of the Communist regime under which he lived.
Là một nhà phân tích chính trị, Phạm Xuân Ẩn (bị cắt) hiểu những hạn chế của chế độ cộng sản mà ông sống
Là một nhà phân tích chính trị, Phạm Xuân Ẩn biết rằng chủ nghĩa cộng sản là một “vị thần đã thất bại”, chịu trách nhiệm về cái chết của nhiều triệu người, ông biết quá rõ những hạn chế của chế độ cộng sản mà ông đã sống.
32
53
against the Japanese, French, Americans, Chinese, Cambodians
chống lại người Nhật, người Pháp, người Mỹ (bị cắt)
chống lại người Nhật, người Pháp, người Mỹ, người Trung Quốc, người Campuchia
33
59
Can Tho was originally settled by Khmer krom – downstream Cambodians – who ruled until the end of seventeenth century, when the Nguyen lords began to expand their influence southward. By the 1860s, the French had taken control of the delta and set to work draining and canalizing the marshy land into rice plantations – a project begun eighteen centuries earlier by Indian traders.
(bị cắt)
Trước kia Cần Thơ là nơi sinh sống của người Khmer Krom – tức người Thủy Chân Lạp – những người cai quản vùng này cho đến cuối thế kỷ mười bảy, khi các Chúa Nguyễn bắt đầu mở rộng ảnh hưởng của mình về phương Nam. Đến những năm 1860, người Pháp đã kiểm soát vùng châu thổ và bắt tay vào việc rút nước và đào kênh rạch biến vùng đầm lầy thành những đồn điền lúa gạo – một công trình được các thương nhân Ấn Độ bắt đầu từ mười tám thế kỷ trước đó.
34
65
Vietnam has a long tradition of criminal gangs
Việt Nam có khá nhiều những băng đảng tội phạm
Việt Nam có truyền thống lâu đời về những băng đảng tội phạm
35
65
A graduate of the Poulo Condore prison camp,
Là một kẻ từng trở về từ nhà tù (bị cắt)
Là một kẻ từng tốt nghiệp nhà tùCôn Đảo
36
65
In one sense… in Champa.
(bị cắt 20 dòng)
Xét theo một khía cạnh, toàn bộ lịch sử Việt Nam – tất cả năm mươi thế kỷ đó – có thể được xem như sự tiếp nối dài dằng dặc của cuộc tranh giành giữa những băng đảng. Việt Nam là một giao lộ khổng lồ, một cái nồi hầm đúng nghĩa đối với tất cả các nền văn hóa, dường như tất cả đều đến cắm cọc ở vùng đất này, vì nó là nơi xa quê hương nhất mà người ta tới được. Việt Nam là nơi người ta tìm đến sau một cuộc cách mạng thất bại ở Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia, hoặc Pháp. Nó là vùng đất của những tên cướp biển, những kẻ lưu đày, thủ lĩnh, và các băng đảng tội phạm, tất cả đều hỗn chiến với nhau trong bóng tối của những khu rừng rậm và đồng bằng nhiệt đới luôn có lũ lụt trên đất nước này.Việt Nam là tên gọi xuất phát từ Nam Việt, nghĩa là những người Việt ở “phương Nam”, những người bị buộc phải di cư từ vùng đầu nguồn sông Mê Công ở Tây Tạng xuống vùng châu thổ sông Hồng và sông Đà. Khi người Việt tiếp tục đi xuống phía Nam, họ tiếp xúc với những nhóm người đến từ Ấn Độ, Campuchia và Mã Lai đã định cư ở các khu vực màu mỡ trồng lúa của vùng châu thổ sông Mê Công. Lịch sử tranh chấp của vùng châu thổ bắt đầu nổi lên từ thế kỷ đầu tiên của Công lịch, khi nền văn minh chịu ảnh hưởng của Ấn Độ là Phù Nam được thiết lập. Phù Nam có những thành quách kiên cố với đầy đủ các thư viện và thợ bạc cùng một hạm đội mạnh, cho phép nó kiểm soát được những vùng ven biển của Việt Nam. Ở phía Bắc vương quốc Phù Nam, một nền văn hóa khác chịu ảnh hưởng của Ấn Độ bắt rễ ở đây, tức là nước Chăm Pa.
37
66
a new band of pirates – the French
(bị cắt) người Pháp
một băng cướp biển mới -người Pháp
38
66
Cambodia fell in 1863
(bị cắt)
Campuchia sụp đổ năm 1863
39
66
the entire region
toàn bộ nước Việt Nam
toàn bộ khu vực này
40
69-70
Whenever An and I talk about his Party allegiance, it is the benevolent gods of Communism whom he chooses to worship
Mỗi khi Phạm Xuân Ẩn và tôi nói về lòng trung thành của ông với Đảng, ông thường tỏ ra ngưỡng mộ những bậc tiền bối cao cả của chủ nghĩa cộng sản
Mỗi khi Phạm Xuân Ẩn và tôi nói về lòng trung thành của ông với Đảng, ấy là những bậc thánh nhân từ của chủ nghĩa cộng sảnmà ông đã chọn để sùng bái
41
70
We were fighting not for Communism but for independence and the unity of Vietnam
“Chúng tôi đấu tranh (bị cắt)trước hết vì độc lập và thống nhất của Việt Nam,”
“Chúng tôi chiến đấu không phải vì Chủ nghĩa cộng sản, mà vì độc lập và thống nhất của Việt Nam,”
42
70
This is different from fighting for Cummunism
(bị cắt)
Điều đó khác với đấu tranh vì Chủ nghĩa cộng sản
43
70
What was known as the August Revolution
sự kiện (bị cắt) Cách mạng tháng Tám
sự kiện được  gọi là Cách mạng tháng Tám
44
70
Ho Chi Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh
45
70
the Chinese
quân Tưởng
quân Trung Quốc
46
72
By then he had lost eveything, all of his father´s estates and property. Today he lives in Saigon, a poor man. This happened to many children of landowners. Their parents were killed by the Communists during the revolution, but they continued to serve their country.
(bị cắt)
Đến lúc này thì ông ta đã mất tất cả mọi thứ, toàn bộ tài sản và của cải của cha mình. Hiện giờ ông ta đang sống ở Sài Gòn, một người đàn ông nghèo khổ. Chuyện này xảy ra với rất nhiều con cái những người điền chủ. Cha mẹ họ bị cộng sản giết trong cuộc cách mạng, nhưng họ vẫn tiếp tục phục vụ tổ quốc của mình.
47
77
Truong Vinh Khanh was ambushed by the Communists and killed in a roadside attack.
Trương Vĩnh Khánh bị (bị cắt) bắn nhầm trong một cuộc phục kích bên đường.
Trương Vĩnh Khánh bị Cộng sản phục kích và bắn chết trong một cuộc tấn công bên đường
48
77
They were aiming for the prime minister, a Cao Dai optometrist named Le Van Hoach, but they got Khanh instead.
(bị cắt)
Họ đang nhắm vào viên thủ tướng, một bác sĩ nhãn khoa theo đạo Cao Đài tên là Lê Văn Hoạch, nhưng thế nào họ lại bắn đúng vào ông Khánh.
49
77
The Communists ambushed…
đã bị (bị cắt) phục kích
đã bị Cộng sản phục kích
50
77
assassinated
đã bắn nhầm
đã sát hại
51
77
the tragedy of modern Vietnam
bi kịch của chiến tranh
bi kịch của nước Việt Nam hiện đại
52
III, 79
The Work of Hunting Dogs
Công việc của một điệp viên
Công việc của bầy chó săn
53
85
ten thousand
hàng nghìn
mười nghìn
54
86
Bobby described Ho Chi Minh as „an old Communist agitator“ who had no popular support in Vietnam
Bobby miêu tả Chủ tịch Hồ Chí Minh như (bị cắt) là không nhận được mấy sự ủng hộ tại Việt Nam
Bobby miêu tả Chủ tịch Hồ Chí Minh như là một nhà xách động cộng sản già không nhận được mấy sự ủng hộ tại Việt Nam
55
86
The journalist told the Kennedys about Vietnam´s long-standing hatred of the Chinese – the reason why Ho Chi Minh would never bring Chinese troops into the war.
(bị cắt)
Tay ký giả cho anh em nhà Kennedy biết về lòng căm thù lâu đời của Việt Nam đối với người Trung Quốc – lý do tại sao Hồ Chí Minh sẽ không bao giờ đưa quân Trung Quốc vào cuộc chiến ở Việt Nam.
56
99
vagina
địa đạo
âm đạo
57
100
Half of these men would die on a five-hundred-mile forced march down from the mountains to the cost.
(bị cắt)
Một nửa số người này sau đó đã chết trên chặng đường áp giải dài năm trăm dặm từ vùng núi xuống vùng ven biển.
58
104
the Vietnamese never won the Vietnam war… he says
(bị cắt)
người Việt chưa bao giờ thắng trong cuộc Chiến tranh Việt Nam… ông nói
59
104
The Americans didn´t lose the war in Vietnam
Người Mỹ đã rút lui khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam
Người Mỹ không hề thua trong cuộc Chiến tranh Việt Nam
60
104
It wasn´t the fault of those who built the house that it collapsed. It was the fault of those who lived in it.
(bị cắt)
Việc ngôi nhà bị đổ đâu phải do lỗi của những người xây. Lỗi là của những người sống trong ngôi nhà đó.
61
112
And torture him
(bị cắt)
và tra tấn ông
62
113
being tortured
bị bắt
bị tra tấn
63
IV, 122
To create a nation where none had previously existed was like Picasso facing a blank canvas.
(bị cắt)
Việc tạo ra một quốc gia từ nơi trước đó không hề có quốc gia nào tồn tại chẳng khác nào Picasso đang đối mặt với tấm bố trắng.
64
131
For highlighting Communist perfidy
tuyên truyền (bị cắt) chống cộng sản
nêu bật bản chất xảo trá của cộng sản
65
133
Communist
Việt Minh
Cộng sản
 
133
making it the largest Viet Minh force in Cochin China. This same year the Viet Minh launched a wave of terror attacks against the French.
(bị cắt)
trở thành lực lượng Việt Minh hùng hậu nhất ở Nam bộ. Cũng trong năm đó, Việt Minh đã tiến hành một loạt những cuộc tấn công khủng bố nhắm vào người Pháp.
66
135
More troops were involved in the battle than in the Tet Offensive of 1968, and the fighting was almost as destructive.
(bị cắt)
Số lính được huy

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những truyện ngắn giúp ta bớt thờ ơ

Trong bóng tối


 Nhà sách Nhã Nam vừa cho ra mắt Bước qua lời nguyền và những truyện khác. Chúc mừng nhà văn Tạ Duy Anh. Bước qua lời nguyền không phải là truyện ngắn hay nhất trong tập này, nhiều truyện ngắn trong tập còn hay hơn. Sở dĩ nó được lấy tên cho tập sách vì đó là truyện ngắn làm nên tên tuổi của Tạ Duy Anh. Chỉ một truyện ngắn này thôi anh đã làm ngợp bạn đọc cả nước thập kỉ 90 thế kỉ trước, đưa anh lên vị trí hàng đầu các cây bút văn xuôi sau 1975.

Xin  giới thiệu một truyện ngắn của Tạ Duy Anh rút từ tập sách này. @NQL


Trong bóng tối
Rút trong tập Bước qua lời nguyền và những truyện khác


Lời tác giả: Sau chẵn 35 năm cầm bút, đã có khoảng 20 đầu sách các thể loại, tôi vẫn luôn sống với ý nghĩ dai dẳng mình còn mắc nợ bạn đọc-những người đã cho tôi động lực sáng tạo và niềm tin lớn lao rằng sự công bằng trên thế gian này, dù rất hiếm, nhưng luôn có thật.
Tôi đã bắt chước thái độ kính cẩn của mẹ tôi lúc bà ngồi lựa từng hạt gạo làm bánh biếu khi chọn in tập sách nhỏ này. Hy vọng nó đáng giá như một chút quà tặng đáp lễ của tôi cho tất cả những ai còn thích thú với việc đọc sách.

         Khu nhà ấy vốn là nhà nuôi trẻ. Một thời nó được coi là "thiên đường nhỏ" của các tiểu thiên thần. Bốn bề đều có hoa, lá vây bọc. Giữa mảnh sân phơi vuông vức có cây bàng già từng bị sét đánh cụt ngọn, nhưng không chết. Cây bàng do lão Nhì trồng, để kỷ niệm đứa con chết trẻ. Nhà lão Nhì vô phúc nên vào năm bốn mươi tuổi lão mắc bệnh lao rồi chết nốt, hoàn toàn tuyệt tự. Người ta bảo cả nhà lão Nhì tụ về cây bàng, mỗi người bám một cành. Từ đó cây bàng thành thiêng. Nhiều người kể đã chính mắt nhìn thấy bố con lão Nhì ngồi gặm xương rau ráu. Thấy người qua lại vào ban đêm, bốn, năm cái lưỡi đỏ lòm cùng thè ra, rất sợ. Ngày bà nội tôi còn sống, có lần chính bà bị ma ném đất rào rào. Bà vạch quần đái tứ tung chúng vẫn không sợ. Vốn đáo để, bà ngửa áo hứng một ít cát đem về cho vào chảo nóng già. Thế là bố con lão Nhì đều lạy như bổ củi trước cửa, xin được tha mạng, bà mới thôi.

Những chuyện rùng rợn về ngôi nhà nhiều vô kể đến nỗi người ta đành bỏ hoang. Ma đói, ma thất tình, ma oan nghiệt... ùn ùn kéo về. Có những nhân chứng sống để khẳng định điều đó. Một lần thằng Ba - con trai lão Kẹ đang đêm dậy đi đái chợt xô cửa lao vào nhà, mặt xanh như mật cá mè, miệng ú ớ không thành lời. Nó lên cơn co giật, chân tay khua khoắng loạn xạ. Chờ con hồi tâm, lão Kẹ mới đem lời ngọt nhạt hỏi nguyên cớ. Thằng bé im lặng chỉ về phía ngôi nhà.

Anh nó là thằng Hai, vốn thừa hưởng bản lĩnh của bố coi ma quỷ chỉ là trò bịp bợm, quyết làm một cuộc khám phá. Chọn đêm tối trời, thằng Hai bí mật bò vào ngôi nhà. Thằng Hai nằm áp sát xuống đất nghe ngóng. Trong màn đêm đen đặc, nó nghe tiếng giường tre kêu kẽo kẹt. Thằng Hai sợ muốn vỡ mật, đái cả ra quần và khi thoát nạn trở ra, nó thành câm như hến.

Lão Kẹ phát hiện ra dấu hiệu bất thường ở con, kiên trì gặng hỏi nhưng cũng như em nó, thằng Hai ú ớ chỉ về phía ngôi nhà.

Lão Kẹ căm tức lắm. Tất nhiên lão căm tức ngôi nhà, căm tức sự phi lý của người đời, trong đó có hai đứa con lão vô tình thêu dệt lên. Lão đích thân đi khám phá bí mật. Vốn thận trọng, lão dắt theo con dao. Cũng chọn đêm tối trời, lão lẻn dậy lúc đầu canh và bò vào ngôi nhà.

Chả có ma quỷ gì ráo - Sự yên lặng khiến lão Kẹ nghĩ một cách khinh bỉ. Chợt lão thấy có con vật gì đó áp sát vào sườn lão. Lão chỉ cảm giác được qua làn áo mỏng một hơi thở lạnh toát, phát ra tiếng khụt khịt. Lão nằm bất động như chết. Con vật nhũn nhùn nhùn kia đang liếm vào cổ lão. Trong cơn hoảng hốt đến cực độ, lão chồm bật dậy, hét lên một tiếng, con dao lia về bốn phía, chạm phải vật gì đó rắn như đá khiến chính lão đổ vật xuống.
Lão Kẹ bò về đến nhà thì trời gần sáng. Lão cố nhớ xem điều gì đã xảy ra nhưng đầu óc hoàn toàn ù đặc. Lão giơ con dao ra trước ánh đèn chỉ thấy một vệt nước xanh lè: Máu ma! - Lão buột thốt ra rồi lại phủ nhận ngay: có thể là nhựa cây bám vào khi lão lê lết qua vườn rau về nhà. Lão quyết định giữ bí mật cho đến khi lão có thể công bố ma quỷ chỉ là chuyện cứt đái.
Lão Kẹ chuẩn bị ráo riết cho cuộc thám hiểm lần thứ hai. Lần này, trời không tối như lần trước. Vừa bước vào cửa, lão Kẹ sợ toát mồ hôi. Lão đứng chết lặng không nhúc nhích, đũng quần ướt dầm dề. Lão tận mắt nhìn thấy một con vật không đầu, không đuôi uốn éo ở góc sâu nhất ngôi nhà. Mắt lão có thể nhầm nhưng tiếng thở khụt khịt từ bốn phía thì tai lão nghe rõ. Đặc biệt thứ mùi gây gây không lẫn vào đâu được. Nỗi khiếp đảm đến cực độ khiến lão Kẹ rú lên một tiếng kinh hồn. Tiếng hú của lão vang vào đêm tĩnh lặng, hệt tiếng rú của kẻ bị cắt cổ hoặc nhìn thấy cái chết trước mặt.
Dân làng đổ đến, đèn đuốc sáng rực. Người ta thấy lão Kẹ mắt tròn xoe, miệng há hốc, toàn thân lẩy bẩy. Lão ú ớ chỉ vào ngôi nhà.
- Quái vật! Quái vật!
Tiếng trẻ con hét lên tìm bố mẹ. Mặc dù đây đó có ánh mắt ngờ vực nhưng không một ai dám tiến quá chỗ lão Kẹ đứng. Lão Kẹ cam đoan đã nhìn thấy con vật gớm ghiếc ấy. Một người từng ở chung với ma quỷ (hồi lão làm ở nhà xác) như lão Kẹ, mà vãi đái ra quần thì không thể đùa được.
Ngay lập tức những trí tuệ lớn nhất của làng tụ nhau lại, kể cả những người vốn thù nhau hàng chục năm nay cũng biết gạt đi hiềm riêng vì việc lớn. Đầu tiên là ông giáo làng. Ông dạy trẻ theo lối đặt chữ lên đầu thước rồi nhồi vào đầu chúng. Ông lại còn biết viết cả phê bình - chủ yếu theo đơn đặt hàng - thường vẫn coi lũ văn sĩ quốc gia như đám vô đạo đức nhất. Sau khi nghiền ngẫm về bản chất của vũ trụ, ông đoan quyết rằng: ngoài con người ra, không một sinh vật nào có khả năng làm quái vật. Ông hình dung ra toàn bộ sự việc rất chóng vánh bằng lối suy luận hết sức biện chứng. Theo ông, chắc chắn một phụ nữ hoang thai nào đó đã chọn góc tối tăm kia làm ổ đẻ. Nhưng ngay cả phép lôgic chặt chẽ nhất cũng không cho ông đủ sức để vào tận nơi. Vì thế ông cất giọng rất mực thước:
- Chị bế cháu ra đi, cả làng sẽ ăn mừng mẹ con chị. Sinh nở là một việc vĩ đại. Chị không có tội gì hết bởi chị là khởi thủy của sự sống, là vẻ đẹp của tạo hóa, là niềm vui trọn vẹn của những kẻ đê tiện chúng tôi - Và bằng câu nói sau đây, ông hiện thân cho một vị thánh sống: Tôi sẽ là bố đứa trẻ, xin mạn phép ai đó là ông bố đích thực ở đây.
Đám đàn ông - vốn là những kẻ thường cho mình cái quyền được đểu cáng - ngầm đưa mắt thăm dò nhau. Cuối cùng thì cách thức của ông giáo lại làm mủi lòng mấy bà quá lứa và họ quay sang ông rất tha thiết. Có thể lần đầu tiên họ phát hiện ra ông và thầm mong sau đây được ông chiếu cố. Ông giáo nhận đủ các tín hiệu ấy và ông thấy ông dư thừa phẩm chất để biến cuộc sống thành tươi vui.
- Bổn phận của tôi thế là xong - Ông tuyên bố - trước sau chị ấy cũng sẽ phải ra thôi.
Ông trưởng xóm lại có một quan điểm khác. Theo ông chả ma nào chọn nơi ấy làm ổ đẻ. Với đầu óc còn lành mạnh, ông đoán chắc "quái vật" là một con ba ba. Cứ quăng cho nó mồi lửa là sáng mai cả làng có cái nhắm. Mẹ nó chứ, tiết ba ba cũng cường dương phải biết! Ý kiến của ông trưởng xóm ít được hưởng ứng bởi về mặt lý thuyết chưa được chặt chẽ lắm. Đám thanh niên nghiêng về phán đoán của ông giáo hơn bởi đúng là chỉ có con người mới đủ sức chịu đựng một nơi tối tăm nhường kia. Cuối cùng thì ông đại úy gây được tin tưởng hơn cả khi ông hùng dũng gạt phăng mọi người ra để tiến lên. Đến cửa, ông rút súng ngắn bắn đủ sáu phát chỉ thiên, khói lửa tóe ra mù mịt. Bầy dơi hoảng hồn bay vung tứ tán, cánh vỗ phần phật, miệng kêu chí chóe. Cả làng nằm rạp xuống nhưng vẫn sau ông đại úy, theo phản xạ nhuần nhuyễn bao giờ cũng nằm xuống sau khi bắn. Mặc dù tiếng nổ có vẻ làm tăng sức mạnh cho mọi người nhưng vấn đề quái vật chưa được giải quyết. Vẫn không ai dám liều thân lọt vào sào huyệt cuối cùng.
Tình hình có chiều hướng bế tắc thì chàng thương gia của làng bảnh bao bước đến. Chàng đi với vợ trong bộ quần áo ngủ gần trong suốt. Trước đám nhà quê, vợ chồng chàng có cái gì rất đê tiện và trâng tráo. Chàng kinh doanh tuốt tuột: từ lợn giống đến trẻ con. Chàng về quê là để chạy trốn thị thành tháng nóng. Chính chàng đã đưa về làng nền văn minh capốt và lý thuyết của kỹ nghệ làm trinh giả bằng bong bóng cá mè. Kể từ hôm ấy đám trẻ đâm ra tự tin hơn vào nhân phẩm của họ. Sau một tháng, tất tật cột điện bắc qua làng đều xiêu vẹo khiến ông trưởng xóm phải dùng phân tươi quét lên để người ta khỏi dựa. Có thể chàng cũng chưa biết cách tóm cổ quái vật, vì thế cả làng hồi hộp chờ chàng. Sau khi nghe đủ các ý kiến, chàng thương gia mỉm cười ghé vào tai vợ câu gì đó. Chàng nhìn lướt một lượt rồi cất tiếng:
- Một chỉ vàng thưởng cho ai dám cầm đèn pin vào chỗ "quái vật".
Vợ chàng giơ cao chiếc nhẫn.
Ông giáo giơ tay như một phản xạ bẩm sinh, còn nhanh hơn động tác nằm xuống của ông đại úy.
- Với ông giáo thì sẽ là hai chỉ, một chỉ cho sự liều mạng, một chỉvì giá trị hành động.
Nhưng nhanh hơn tất cả, gã đồ tể đã cầm đèn lao vụt vào, hú hét để trấn an đồng thời cười váng lên: 
- Mời bà con vào mà xem quái vật! Mời bà con vào. Trước hết để ưu tiên vợ chồng ông chủ.
Khi vợ chồng chàng thương gia bước lên, tay đồ tể hỏi khẽ:
- Vàng thật đấy chứ? Thiếu một phân thì đây chọc tiết liền - Gã huơ đèn nói to: - Vâng, để rước anh chị.
Dưới hàng chục ngọn đèn pin, quái vật là một đống vải mục, đa phần đồ dùng một lần của phụ nữ và các đôi tình nhân với lúc nhúc bầy chuột lớn nhỏ. Chúng đủ loại: từ đỏ đuôi cho đến mốc đầu. Chỉ thấy cả đống vải lùng nhùng với hàng trăm cái đuôi cùng ngoe ngoảy.
Đám đông nhanh chóng ai về nhà nấy, tiếng nôn ọe như chẫu chuộc kêu hè. Từ sáng sớm đã thấy tiếng xe máy của gã đồ tể rú ầm ĩ. Gã không đi bắt lợn như mọi khi. Gã lên tỉnh để thử vàng.

Tạ Duy Anh


 Nhận xét của nhà văn Lê Minh Khuê về tập sách:


Bước qua lời nguyền; Xưa kia chị đẹp nhất làng; Lũ vịt trời; Ngôi nhà của cha tôi v.v 

Tạ Duy Anh đi từ đó đến với những truyện ngắn gần đây, như già thêm, buồn thêm, hài hước thêm… là người phản biện cuộc sống tích cực, là người có ý thức tuyệt vời về tự do cá nhân.

Con người thoát nỗi sợ.

Những truyện ngắn giúp ta bớt thờ ơ”.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

KHÔNG BIẾT DỊCH..



Chưa nhìn thấy hoa Ưu Đàm nở
Đã tận mắt trông bài thơ cỏ sườn non
Tận mắt trông những cung đường lở
Thấp thoáng người xưa vất vưởng, vô hồn..

Quái thú mấy mùa trăng xuất hiện
Ngột ngạt là sông, bụi khói là đường
Không thể DỊCH ý đất trời muốn chuyển
Cho NGƯỜI một thi tứ nào chăng?

Có mưa lớn đầu đông thật lạ
Vài chim lẻ loi ngơ ngác bên trời
Muốn viết vài trang, câu vón cục
Bạn vỗ vai đừng..thiếu một sân chơi!

Soi gương thấy mặt mình lạ hoắc
Cái thằng cha ni đang khóc hay cười?
Không biết DỊCH, cuộn chăn vào giấc mộng
Trăm ngàn năm.. Cuộc thế buồn vui!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có nước nào như thể nước ta? Ứng cử quốc hội ô là là..Không bị tâm thần, khỏe là được! -Tài đức có không sau hãy bàn!

TTO - Nhiều đại biểu Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM đã dành thời gian thảo luận việc khám sức khỏe đại biểu tại buổi thảo luận dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội chiều 5-11.
Đại biểu quốc hội Trần Du Lịch - Ảnh: Việt Dũng
"Tâm thần không ổn định sẽ khó lường"
Đại biểu Trần Du Lịch bắt đầu vấn đề này bằng đánh giá: “Tôi thấy tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội đơn giản quá, nếu cứ chung chung thế này thì một người mới từ bệnh viện tâm thần cũng ứng cử được”.
Ngay lúc đó, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM) xin cắt lời: “Tôi đề nghị ứng viên phải khám sức khỏe. Đặc biệt là sức khỏe tâm thần”.
Câu chuyện bàn về dự án luật này càng trở nên rôm rả khi đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị phải luật hóa về tiêu chuẩn sức khỏe và lý lịch tư pháp.
“Khám sức khỏe để ứng cử ĐBQH không phải như khám để thi bằng lái xe. Tôi để nghị phải trắc nghiệm về trình độ, thần kinh, tâm lý. Sau đó đạt chuẩn mới cho ứng cử” - đại biểu Nghĩa nói.
Lý giải cho quy định “ngặt nghèo” này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói nhiệm kỳ Quốc hội 5 năm là rất dài. Nếu thần kinh, tâm thần không ổn định thì sẽ rất khó lường.
Ngoài vấn đề này, các đại biểu TP.HCM cũng đề nghị loại bỏ việc đi bầu giùm. Đại biểu Trần Du Lịch đề nghị người đi bầu phải trình thẻ cử tri và giấy tờ tùy thân chứng minh đó là mình. Tránh việc, sắp hết giờ bầu cử đi gõ cửa từng nhà, một người bầu chung cho cả xóm.
“99, 100% chẳng để làm gì nếu bầu giùm, bầu kém chất lượng”, đại biểu Trần Du Lịch nói. 
Đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương) đề xuất đối với đại biểu Quốc hội trước khi tham gia nghị trường phải có giấy khám sức khỏe, để làm sao chứng minh đại biểu đó có đủ điều kiện tham gia các hoạt động ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
“Anh phải có đủ sức khỏe để ngồi trường kỳ khi thực hiện nhiệm vụ của mình chứ” - ông Khanh nói.
Cần có Hội đồng bầu cử quốc gia
Đại biểu Ngô Đức Mạnh (Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội) cho biết một trong những điểm mới của dự thảo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND là quy định việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia. 
Theo ông Mạnh, Hiến pháp cũng đã quy định Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp. Đồng tình với việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, tuy nhiên ông Mạnh băn khoăn dự thảo Luật chưa quy định rõ Hội đồng này hoạt động thường xuyên hay kiêm nhiệm?
“Theo tôi đã đến lúc chúng ta cần có một cơ quan bầu cử chuyên môn, độc lập. Có ý kiến nói là 5 năm chỉ bầu cử một lần, nếu thành lập cơ quan chuyên trách thì lãng phí. Tuy nhiên việc tổ chức bầu cử 5 năm một lần chỉ là một trong những nhiệm vụ của Hội đồng, ngoài ra Hội đồng còn có các nhiệm vụ khác” - ông Mạnh nói.
Ông Mạnh giải thích Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ chính là tổ chức bầu cử 5 năm một lần, ngoài ra hàng năm xuất hiện những đơn vị bầu cử bị khuyết đại biểu do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như bị Quốc hội bãi miễn, không đủ sức khỏe để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đại biểu,… chính vì vậy cần có Hội đồng để đứng ra tổ chức bầu cử ở những đơn vị khuyết đại biểu. 
Việc bầu cử bổ sung đó sẽ giúp cử tri ở các đơn vị khuyết đại biểu tiếp tục có người đại diện cho mình ở cơ quan dân cử, tạo sự công bằng giữa các đơn vị bầu cử.
Một lý do cần thiết khác có Hội đồng bầu cử quốc gia hoạt động chuyên trách theo ông Mạnh là để tuyên truyền thường xuyên cho cử tri về quyền bầu cử của mình.
Đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương) cho rằng dự thảo Luật quy định số lượng thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia từ 15-21 thành viên là hơi nhiều và khoảng cách rộng, chỉ nên từ 15-17 thành viên.
Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) đề nghị tránh việc một ứng cử viên đại biểu Quốc hội phải “gánh” quá nhiều cơ cấu, vì “gánh” quá nhiều cơ cấu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu.
Bà Trương Thị Mai (Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội) nói với đặc thù nước ta thì không thể không có việc cơ cấu đại biểu, nhưng phải quy định sao để cơ cấu chỉ là một trong những tiêu chí, trong cơ cấu đó phải lựa chọn người tốt nhất thì mới thỏa được yêu cầu của cử tri.

































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Máy bay cánh cong đầu tiên của Jetstar Pacific về Việt Nam Ngày 5/11, tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP. HCM, Jetstar Pacific đã nhận chiếc máy bay Airbus A320 thế hệ Sharklet mới xuất xưởng của tập đoàn Airbus.



Nhập mô tả cho ảnh
Hình ảnh chiếc máy bay mới của Jetstar Pacific tại sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là chiếc máy bay cánh cong thứ 2 tại Việt Nam, do Airbus sản xuất và là chiếc đầu tiên của Jetstar Pacific có sức chứa 180 hành khách. A320 thế hệ mới được thiết kế với đầu cánh cong, giúp tiết kiệm nhiên liệu 3,5% và giảm lượng khí thải khoảng 700 tấn mỗi năm. Điều này giúp hãng tiết kiệm chi phí nhằm cung cấp thêm vé máy bay giá rẻ mỗi ngày và thân thiện hơn với môi trường.
Nhập mô tả cho ảnh
Chiếc máy bay được nhà sản xuất Airbus xuất xưởng và bàn giao cho công ty cho thuê máy bay AWAS, và Jetstar Pacific thuê lại vào ngày 20/10 tại Toulouse (Pháp), sau đó bay đến Singapore để sơn hình ảnh mới của Jetstar Pacific. Hãng cũng đã đăng ký quốc tịch cho mày bay tại Việt Nam với số hiệu VN-A561.
Nhập mô tả cho ảnh
Sharklet là dòng máy bay A320 thế hệ mới, được thiết kế với “đầu cánh cong”. Ông Lê Hồng Hà, Tổng Giám đốc Jetstar Pacific, cho biết đây là chiếc máy bay thứ 8 của hãng, góp phần ổn định lịch bay và kế hoạch phát triển, trẻ hóa đội bay. “Điều này tiếp tục khẳng định những nỗ lực của Jetstar Pacific trong việc cung cấp vé máy bay giá rẻ mỗi ngày thông qua khả năng sự dụng hiệu quả chi phí", ông Hà bho biết.
Nhập mô tả cho ảnh
Cũng theo ông Hà, trẻ hóa đội bay là chủ trương đã được các cổ đông Vietnam Airlines, Tập đoàn Qantas (Úc) ủng hộ, nhằm đem đến cho đông đảo khách hàng tại Việt Nam sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn, giá cả vừa với túi tiền.
Nhập mô tả cho ảnh
 Theo kế hoạch, hãng sẽ tiếp tục nhận thêm máy bay mới, tăng đội bay lên 10 chiếc trước Tết Nguyên Đán 2015.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhật phá chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc bằng cách nào


Xây dựng đội ngũ tàu sân bay cỡ lớn, chế tạo tàu ngầm với công nghệ hiện đại và phát triển tàu khu trục mới là những phương án mà Nhật Bản đang tập trung thực hiện nhằm đối phó với chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc.
submarine-8029-1415086472.jpg
Chiếc tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản. Ảnh: JMSDF
Trung Quốc vẫn kiên trì áp dụng chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) với Mỹ và các nước trong khu vực. Để đối phó với, Nhật Bản tập trung vào ba chương trình cơ bản: phát triển các tàu sân bay trực thăng cỡ lớn, chế tạo thế hệ tiếp theo của lớp tàu ngầm 3.300 tấn Soryu và xây dựng các tàu khu trục Aegis đời mới.
Các sách lược này được củng cố hơn với kế hoạch triển khai 20 máy bay tuần tra hàng hải Kawasaki P-1, thay thế cho những chiếc P-3C cũ, cùng máy bay trực thăng săn ngầm được cải tiến SH-60K.
Chuyên gia nhận định, khi đi vào hoạt động, những vũ khí mới sẽ góp phần tạo nên một hạm đội mạnh mẽ hơn, giúp tăng cường vai trò của Nhật Bản, không chỉ đơn thuần là "lá chắn" mà còn trở thành "lưỡi giáo" của hải quân Mỹ.
Dữ liệu từ AMI International cho thấy, đầu tư phát triển thế hệ tàu khu trục chở máy bay trực thăng Izumo (22DDH) và lớp tàu ngầm Soryu là những ưu tiên hàng đầu của lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF), cả trên phương diện ngân sách lẫn tầm quan trọng đối với an ninh biển, Defense News dẫn lời Bob Nugent, chuyên gia tư vấn tại AMI, nhận xét.
Tokyo ngày 6/8/2013 trình làng chiếc tàu khu trục chở máy bay trực thăng lớp Izumo đầu tiên. Đây là loại tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản kể từ thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ II. Izumo có khả năng chứa tới 15 máy bay trực thăng.
Hải quân Nhật Bản trong các năm 2009 và 2011 cũng đưa vào hoạt động hai tàu khu trục chở trực thăng lớp Hyuga thế hệ thứ ba, mỗi chiếc có thể mang theo 11 phi cơ.
Theo Nugent, với tải trọng khoảng 20.000 tấn, so sánh với mức 13.950 tấn của các tàu thuộc lớp Hyuga, Izumo không hoàn toàn là loại tàu sân bay bởi chúng không thể cho phép các máy bay cánh cố định cất và hạ cánh. Điều này có nghĩa chúng vẫn chỉ là những tàu khu trục chở trực thăng. Tuy nhiên, Izumo cũng là một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của JMSDF để trở thành một lực lượng với nền tảng, khả năng không quân và điều hướng trên biển đáng chú ý.
"Izumo thực sự là lớp tàu đi tiên phong với hệ thống chỉ huy và kiểm soát hiện đại, cũng như khả năng tác chiến chống ngầm hay quét ngư lôi tân tiến", Nugent nhận xét.
hyuga-1851-1415086472.jpg
Tàu khu trục lớp Hyuga. Ảnh: Japanese Ministry of Defense
Hồi tháng 6, dư luận xôn xao khi Australia và Nhật Bản thống nhất việc hợp tác phát triển công nghệ cho tàu ngầm, với mục tiêu sở hữu những tàu ngầm tàng hình kỹ thuật cao. JMSDF tháng 9 thông báo sẽ tiếp tục nâng cao năng lực của tàu ngầm với công nghệ pin năng lượng mới.
Nói tới tàu ngầm Nhật Bản, "Soryu là một trong những lớp tàu ngầm truyền thống lớn và thành công nhất được chế tạo và vận hành trên thế giới hiện nay", Nugent nhận định đồng thời thêm rằng, theo các báo cáo mới nhất, Tokyo đang nghiên cứu để thay thế động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) của Soryu bằng động cơ với pin Lithium. "Soryu sẽ gây chú ý với tư cách là người dẫn đầu về công nghệ và thiết kế của những thế hệ tàu ngầm tương lai", Nugent nói.
Trọng tâm thứ ba của Hải quân Nhật Bản là những tàu tuần dương trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, đang dần trở thành tiêu điểm trong hợp tác mua sắm quốc phòng Mỹ- Nhật.
Tokyo vừa cam kết đầu tư thêm hai chiếc tàu khu trục Aegis lớp Atago với mục tiêu mở rộng hạm đội tàu Aegis của nước này lên con số 8 chiếc vào cuối năm tài khóa 2020. "Đây là tín hiệu quan trọng đối với một khu vực mà mỗi quốc gia đều nỗ lực hết mình nhằm xây dựng năng lực phòng không và phòng thủ tên lửa tốt nhất có thể", Nugent bình luận.
Tầm xa tác chiến
"Khi các lực lượng mới này phối hợp, chúng sẽ tạo nên mội hạm đội hải quân có nền tảng và sức mạnh vượt trội", Defense News dẫn lời Alessio Patalano, chuyên gia hải quân tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh, đại học Hoàng gia London, phân tích.
Trong số ba chương trình chủ đạo mà Tokyo đang áp dụng, những tàu ngầm lớp Soryu có nhiều khả năng sẽ đóng góp một phần không nhỏ tạo nên thế trận răn đe của Nhật Bản.
"Hoạt động của tàu ngầm rất phù hợp với đặc điểm địa lý của những khu vực tác chiến hàng hải. Một trong những câu hỏi cấp thiết đối với Nhật Bản lúc này là bằng cách nào làm gia tăng phạm vi và thời gian hoạt động của tàu, để chúng có thể duy trì lâu hơn trên biển, và nếu cần thiết, vượt xa khỏi bờ biển Nhật Bản", Patalano nói.
"Tàu ngầm Soryu có ý nghĩa tối quan trọng xét trên góc độ bảo vệ chặt chẽ an ninh quốc gia", ông Corey Wallace, chuyên gia về chính sách an ninh Nhật Bản tại Trường đại học Auckland, New Zealand, nói và bổ sung rằng khả năng tác chiến chống ngầm sẽ không khả dĩ nếu thiếu sự tham gia của tàu ngầm".
Xung quanh việc gia tăng tầm hoạt động của tàu ngầm, ông Wallace lại cho rằng nên ưu tiên tìm cách khiến chúng có thể lặn lâu hơn ngoài khơi, chứ không nhất thiết phải hoạt động ở khoảng cách quá xa lãnh hải Nhật Bản. Tuy nhiên, khả năng triển khai lực lượng trên Biển Đông trong tương lai sẽ phần nào giúp Tokyo tạo thế răn đe ở khu vực. Đây là điều hải quân Nhật Bản luôn nắm rõ.
Đến nay, vẫn chưa thể nói chắc liệu ba chương trình của Nhật Bản có đủ sức đối chọi với chiến lược chống tiếp cận/chống xâm phạm của Bắc Kinh hay không nhưng rõ ràng việc đầu tư mạnh tay cho quân sự sẽ đẩy các nước trong khu vực vào một cuộc chạy đua vũ trang vô cùng gay gắt.
izumo-class-3321-1415086472.jpg
Tàu khu trục chở máy bay trực thăng lớp Izumo. Ảnh: Military Today
Vũ Hoàng (theo Defense News)






















































































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ý kiến "con mò" về ông "Dũng lò vôi" nhân đọc một Coment của bác DO DANG DICH:

         ( ông Dũng lò vôi đang giải trình ..)


"Do Dang Dich

 
Đóng cửa khu du lịch lớn là phải > Việt Nam cần cơ sở sản xuất hàng hóa, KHÔNG CẦN DU LỊCH  . Cả nước công ăn việc làm không có , thành thị thì buôn thúng bán bưng ,lấy đâu tiền đi du lịch , vào cái khu cắt cổ của các ông . Khu du lịch càng lớn càng làm cho đất nước suy tàn , ngân sách sống nhờ người nước ngoài đến chỉ một lần cho biết vì họ thừa tiền , có tiền , ..
 Bộ mặt của một tỉnh không phải là khu du lịch to hay nhỏ , nhiều hay ít công viên  , mà quy hoạch kiến trúc phải phù hợp với nền kinh tế của đất nước , phù hợp với đời sống của nhân dân . .  Công trình của ông có thành khu du lịch cũng không thể là những thành tựu như thời xa  lắc xa lơ tư bản , quý tộc ngày xưa  . ..
Dù khu du lịch hàng trăm nghìn tỷ tiền VND thì cũng không thành giá trị gì cho một đất nước V.N hôm nay, nên ngày mai cũng chỉ đáng giá là bao mà tiền đầu tư  suy cho cùng chỉ là phục vụ bọn cam quyền tham nhũng có thừa tiền thừa thời gian đi du hí thôi." 
Mấy ngày nay thiên hạ lùm rùm, nhiều ý kiến xung quanh câu chuyện ông " Dũng lò vôi". Cuộc tranh luận đã đến thời gay cấn. Sư bảo sư phải, vãi nói vãi hay. Tỉnh BD cãi không có làm khó gì cho doanh nghiệp, còn ông Dũng đưa ra dẫn chứng và ý kiến của mình. Dư luận xã hội lại một phen không biết đâu mà lần. Không cần điều nghiên cái quái gì cả. Ở ta có một thông số chung, hiếm có trường hợp đại da nổi quả mà không có điều khuất tất. Nếu không gian dối trong kinh doanh, kinh khiếp.. thì cũng cấu kết với quan tham, bán mua dự án, nhăm nhăm vào tài nguyên "cuốc ra"..vv. Thiên hạ có câu "có lửa mới có khói" không phải tự dưng tự lành mà nên chuyện.. 
Cách nhà nước, mà ở đây cụ thể là các cơ quan chức năng của tỉnh BD cũng không phải hoàn toàn trong sáng không có vấn đề. "Dũng lò vôi" có thể mất lòng ai đó mà nên chuyện chăng? Mình nói điều này là bởi duyên phận ban đầu của ông chủ "lò vôi" này với chính quyền rất nồng ấm. Ông gặp không ít may mắn và sự hỗ trợ bước khởi sự đầu tiên ở tỉnh này. Nếu không có sự ưu ái, chưa chắc có tài sản nhiều nghìn tỷ như ngày nay? 
Dưng mà thôi, ba cái chuyện cãi cọ này không còn quan trọng nữa rồi. 
Nếu quả thực "Dũng lò vôi" sai phạm cần xử lý nghiêm minh, dứt điểm đừng để lằng nhằng dây dưa như nhiều chuyện xảy ra gần đây. Bằng không cần có lời đính chính để người ngay không phải chịu hàm oan. 
Quan xin lỗi dân vì thiếu sót của mình cũng là chuyện bình thường. Ở các nước "tư bản giãy chết" người ta đã làm như này mãi rồi. Có chết con mẹ hàng lươn nào đâu?
Cái mình qua tâm trong lúc này không phải ai đúng ai sai. Chính vì vậy mới thích cái Coment được dẫn đầu bài viết này. 
Một ý kiến độc đáo rất hay, có tầm và có tâm hơn rất nhiều vị đang gân cổ ra phân bua hoặc đang chú mục vào cuộc tranh luận!
Dân ta đang thiếu việc làm. Hàng vạn thanh niên đang thất nghiệp hoặc có nguy cơ thất nghiệp nay mai. Khu du lịch thiết nghĩ chưa cần trong lúc này. Dù là vốn của ai cũng là tài nguyên quốc gia, hãy đầu tư để giải quyết vấn nạn trước mắt có nguy cơ sống còn lâu dài đi cái đã.
Câu hỏ đặt ra là VÌ AI? và CHO CÁI GÌ? chắc chắn các vị mũ cao áo dài hẳn đã nghĩ ra rồi. Đừng mất thì giờ vào chuyện tranh cãi vô bổ..Để rồi XỬ LÝ, phạt tí xiền và cho.. TỒN TẠI!


Phần nhận xét hiển thị trên trang