Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Lợi ai không biết chứ người dân chắc chắn là thêm khổ, và đường sẽ nát bét là cái chắc rồi các vị ợ!

(Kiến Thức) - Chắc chắn khi mua, nhà đầu tư nước ngoài sẽ thu phí với mức cao hơn, lãi xuất cao hơn. Điều này tất nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến người dân…
Vừa qua, trao đổi với báo chí, ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), cho biết từ gợi ý của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, VEC đang lập tổ rà soát, nghiên cứu về cơ chế chính sách, tìm thị trường để bán quyền thu phí hoặc bán cổ phần các dự án đường cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài. Tại cuộc họp với VEC mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết chủ đầu tư dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chuẩn bị bán 70% dự án cho một nhà thầu của Ấn Độ. Chính vì thế VEC cũng nên tính toán để có thể bán một số tuyến cao tốc đang quản lý thì mới hy vọng có vốn quay vòng đầu tư các tuyến cao tốc khác, không phải trông chờ vào ngân sách hay trái phiếu Chính phủ.
Theo những dự tính của đơn vị này, có thể làm theo phương pháp BOT rồi bán cổ phần cho người ta, để nhà đầu tư nước ngoài cùng thu phí với mình trong một thời gian nào đó. Khả năng thành hay không thì phải trải qua phê duyệt, xem xét của các cấp, thậm chí phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ. VEC cũng dự kiến đưa 5 dự án đường cao tốc vào nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách để bán gồm tuyến Nội Bài - Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Bến Lức - Long Thành, TP HCM - Long Thành, Đà Nẵng - Quảng Ngãi…
 Ngành GTVT dự kiến sẽ bán quyền thu phí một số tuyến cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài.
Liên quan vấn đề trên, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều. Một số ý kiến đồng thuận cho rằng đây là chủ trương đúng đắn để có vốn hoàn thành nhiều tuyến cao tốc phục vụ người dân. Nhưng đa số ý kiến đều cho rằng, việc bán quyền thu phí hoặc bán cổ phần các dự án đường cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ đẩy mức phí lên cao, người dân sẽ phải chịu mức phí này bởi không nhà đầu tư nào đầu tư mà không thu lãi. Hơn nữa, bên nhà đầu tư nước ngoài khi mua quyền thu phí cũng như mua cổ phần các dự án đường cao tốc, họ sẽ trực tiếp quản lý hay thuê người Việt Nam làm quản lý cho họ. Nếu nhà đầu tư nước ngoài họ đưa người nước họ sang làm thì người Việt Nam lại mất việc làm. Nhiều ý kiến thẳng thắn, nếu bán cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài thu phí thì việc di chuyển của người Việt Nam sẽ phải chịu sự cho phép của người nước ngoài trên chính những con đường trên đất nước của mình.
Trao đổi với PV Kiến Thức về vấn đề trên cũng như những băn khoăn trên của người dân, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội nhận định, trong khi việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài đang gặp khó khăn khi nợ công của nước ta cao thì việc bán quyền thu phí cho nhà đầu tư nước ngoài cũng là một giải pháp để có vốn đầu tư những tuyến quốc lộ khác.
“Đất nước muốn phát triển phải có đột phá để thoát khỏi tư duy cũ, chuyển sang tư duy mới, vượt qua thách thức trong hoàn cảnh hiện tại. Trong thực tế hiện nay, cơ sở hạ tầng giao thông ở nhiều địa phương trên cả nước có trong tình trạng yếu kém. Nên phải xã hội hóa để có vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài hiện nay rất khó khăn vì nước ta đang nợ công nhiều. Thực tế bản quyền thu phí cũng là hình thức BOT. Có vốn nhà đầu tư ứng ra ngay để lấy tiền đầu tư. Không chỉ có trong lĩnh vực giao thông, hiện Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều ngành. Người nước ngoài họ bỏ vốn ra nhưng vẫn phải triển khai theo quy định của Việt Nam”, ông Bùi Danh Liên cho biết.
 Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội.
“Chắc chắn rằng, khi đầu tư vào, nhà đầu tư nước ngoài sẽ thu phí với mức cao hơn, lãi xuất cao hơn. Điều này tất nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến người dân nhưng tôi nghĩ mức độ ảnh hưởng không đáng kể. Bởi mức phí có tăng cũng chỉ cao hơn một chút. Bởi mức phí thấp nếu một tuyến quốc lộ được thu phí 20 năm, nhà đầu tư nước ngoài họ chỉ thu trong khoảng 15 năm. Hơn nữa, đó là hình thức ứng vốn để đầu tư những tuyến quốc lộ khác phục vụ người dân, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội”, ông Liên phân tích.
Tuy nhiên ông Bùi Danh Liên cũng cho rằng, khi nhà nước mình đầu tư vốn làm đường, xong bán lại quyền thu phí cho nhà đầu tư nước ngoài trong một thời gian nhất định để ứng vốn đầu tư tuyến đường khác cũng nên xem xét cụ thể thời gian nhà đầu tư nước ngoài được quyền thu phí bao nhiêu năm ứng với số tiền họ bỏ ra. Khi bán quyền thu phí phải quy định rõ sau khi hết quyền khai thác tuyến quốc lộ thì nhà đầu tư nước ngoài phải trao trả lại với bao nhiêu phần trăm khi mua. Hơn nữa cùng với việc khai thác, nhà đầu tư nước ngoài phải bảo trì tuyến đường theo quy định, tránh tình trạng khai thác cứ khai thác, đường xuống cấp thì nhà nước lại phải tu sửa.
Hải Ninh


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khi nào một quốc gia chuyển qua thể chế dân chủ?

Có nhiều thảo thuận khác nhau về quá trình dân chủ hóa và nguyên nhân cũng như điều kiện để tạo ra một nền dân chủ, trong đó có mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và dân chủ hóa. Samuel Huntington, để trả lời cho câu hỏi “liệu sẽ có nhiều quốc gia trở thành dân chủ”, đã nghiên cứu hai đường hướng xuất hiện của các thể chế dân chủ, một là các điều kiện có lợi cho dân chủ tồn tại trong xã hội, hai là bản chất của quá trình chính trị tạo ra các điều kiện thuận lợi đó. Huntington cho rằng có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình dân chủ hóa, ví dụ như mức độ phát triển kinh tế, sự phân phối thu nhập (bình đẳng hay bất bình đẳng), sự tồn tại của các giai cấp xã hội và đặc trưng của chúng, văn hóa và tôn giáo. Tuy nhiên, Huntington cho rằng, “không có một điều kiện nào đủ để dẫn đến dân chủ hóa. Ngoại trừ một yếu tố duy nhất đó là kinh tế thị trường, không có một điều kiện riêng rẽ, tiên quyết nào dẫn đến sự phát triển (dân chủ hóa) này”.

Ảnh: vận động tranh cử ở Cambodia (nguồn: internet)
Ảnh: vận động tranh cử ở Cambodia (nguồn: internet)


Larry Diamond trong bài nói chuyện ở Trung tâm dân chủ ở trường Đại học UC Irvine đã phân tích quá trình dân chủ hóa trong làn sóng thứ ba (1974-2002). Ông kết luận là “dân chủ có mặt ở hầu hết các khu vực trên thế giới, ở các quốc gia có tôn giáo khác nhau như Tin lành, Hindu, Phật giáo, đạo Hồi. Diamond cho rằng dân chủ gần như là một hiện tượng toàn cầu. Trong các yếu tố thúc đẩy dân chủ, Diamond coi thương mại và hội nhập kinh tế đóng vai trò quan trọng. Theo ông, khi người dân trong các thể chế toàn trị tiếp xúc nhiều hơn với giáo dục và văn hóa toàn cầu thì họ càng phản kháng và làm cho lý lẽ của việc đàn áp yếu đi. 

Tuy nhiên, Adam Przeworski và Fernando Limongi không đồng ý với lý thuyết hiện đại hóa hoặc dân chủ hóa nội sinh. Họ cho rằng sự xuất hiện của các nền dân chủ không phải là kết quả của sự phát triển, ngược lại dân chủ xuất hiện một cách ngoại sinh, và nó sống nếu đất nước đó “hiện đại”, nhưng nó không phải là sản phẩm của quá trình hiện đại hóa. 

Sự phủ nhận dân chủ hóa không phải là sản phẩm của quá trình phát triển nội sinh của Adam Przeworski và Fernando Limongi đã bị Carles Boix và Susan C. Stockes thách thức trong bài viết “dân chủ hóa nội sinh”. Sau khi xem xét số liệu, lý thuyết và sự chặt chẽ của nghiên cứu do Przeworski và Limongi tiến hành, Boix và Stockes đã tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và quá trình dân chủ hóa. Họ cho rằng tăng trưởng kinh tế đã vừa tạo ra dân chủ vừa duy trì sự sống của nền dân chủ. Theo họ, dân chủ không phải là sản phẩm của sự tăng thu nhập thuần túy mà bởi các thay đổi được hình thành trong quá trình phát triển. Khi một quốc gia phát triển, các nhóm xã hội mới hình thành, đặc biệt là tầng lớp trung lưu sẽ xuất hiện, họ tổ chức độc lập và kêu gọi thay đổi. Đây chính là cơ sở dẫn đến một xã hội cởi mở hơn và nhiều tự do hơn cho cá nhân. 

Như vậy, có một sự đồng thuận khá lớn về ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế lên sự xuất hiện và duy trì quá trình dân chủ hóa. Tuy nhiên, hiện tượng có một vài quốc gia vượt qua ngưỡng thu nhập 6000 USD nhưng vẫn không dân chủ hóa đã đặt ra một câu hỏi lớn cho ảnh hưởng nội tại của phát triển. Chính vì vậy có thể phải suy nghĩ nghiêm túc hơn về tuyên bố của Prezeworki và Limongi, đó là “dân chủ hóa là đầu ra của các hành động, chứ không phải chỉ của các điều kiện”. 

Huntington trong bài viết của mình cũng chỉ ra nhiều ví dụ để chứng minh vai trò của các nhà lãnh đạo trong quá trình dân chủ hóa. Ông lấy Cuba và Venezuela trong những năm 1950s khi Fidel Castro chọn chủ nghĩa cộng sản cho Cuba và Ro’mulo Betancurt chọn một hướng đi khác cho Venezuela. Huntington kết luận rằng “tầng lớp ưu tú chính trị và các giá trị chính trị đương thời có thể ảnh hưởng đến lựa chọn quyết định tương lại của một quốc gia”. 

Trong các giai đoạn chuyển giao, các nhà lãnh đạo chính trị quyết định loại hình chế độ hoặc loại hình thể chế nên được xây dựng. Luôn luôn có sự đấu tranh giữa các lý tưởng khác nhau trong xã hội cũng như trong tầng lớp lãnh đạo. Sự lựa chọn một thể chế dân chủ hoặc một chế độ khác phụ thuộc vào giá trị, niềm tin của các nhà lãnh đạo thắng thế. Một quá trình chuyển qua dân chủ sẽ không thành công nếu không có đủ sự ủng hộ chính trị từ xã hội, đặc biệt từ giới chính trị chóp bu. 

Như vậy, thế giới nên hỗ trợ phát triển kinh tế ở các quốc gia phát triển và truyền bá gía trị và niềm tin vào dân chủ qua giáo dục và truyền thông. Các nước nên tạo cơ hội để các nhà lãnh đạo của các quốc gia đang phát triển tiếp xúc với các giá trị dân chủ. Hoạt động này nên giành cho cả các nhà lãnh đạo chính phủ lẫn các nhà lãnh đạo xã hội dân sự để tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ hơn trong xã hội. Hơn nữa, việc thúc đẩy phát triển kinh tế ở các quốc gia nghèo thay vì cấm vận kinh tế sẽ tránh được tác động tiêu cực lên người nghèo, các nhóm yếu thế. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một nền giáo dục không vì tiến bộ xã hội và lợi ích của người dân sẽ không ích lợi gì


Dù Việt Nam có giải Nobel cũng... không ích gì

Thứ tư, 2014-08-27 11:22:08 - Nguồn: DanTri.com.vn
Sự xuất hiện của một "siêu sao", cho dù đó là "sao" Nobel, liệu có giúp ích gì cho nền giáo dục, khoa học Việt Nam? >> Đại học Việt Nam: Mơ đẳng cấp quốc tế nhưng hành động “khác người”?
Từ "sao" Olympic đến "siêu sao" Nobel
Quan sát nền giáo dục VN hiện nay, tôi thấy có một vấn đề, đó là tình trạng chuộng chạy theo "sao". Giáo dục trung học thì chạy theo huy chương Olympic quốc tế. Giáo dục đại học thì mơ có tên trong các bảng xếp hạng đại học hàng đầu thế giới. Khoa học thì mơ đến giải Nobel.
Các kiểu "sao" như huy chương Olympic thường được các nhà chức trách đưa ra để đối phó với ý kiến phê phán thành tích giáo dục của VN. Thế nhưng trong thực tế, mối tương quan giữa số lượng huy chương Olympic và thành tựu của một nền giáo dục là rất yếu. Dù đoạt ít huy chương Olympic hơn VN, nền giáo dục các nước phương Tây lại là điểm đến mà nhiều học sinh VN mong đợi.
Vô vàn nỗ lực, đầu tư được đổ ra để mang về giải thưởng Olympic, đến mức trở thành một loại kĩ nghệ: kĩ nghệ luyện "gà chọi". Nhưng được giải xong làm gì thì chưa rõ ràng. Một số em sau khi đoạt huy chương thú nhận là phải đổi ngành nghề học, chứ cũng không theo đuổi môn học đã được luyện thành "gà chọi".
Gần đây người ta đang nhắc đến tình trạng "tị nạn giáo dục", khi những gia đình có khả năng kinh tế gửi con em sang học các nước phương Tây, những nước không có kĩ nghệ luyện "gà chọi". Kĩ nghệ gà chọi có thể giúp ích cho một thiểu số học sinh, nhưng không giúp gì cho đại đa số học sinh trung học và tiểu học.
Xu hướng theo đuổi "sao" cũng rất rõ nét trong giáo dục đại học. Có thời gian, đi đâu cũng nghe người ta nói đến giấc mơ có một vài đại học đẳng cấp thế giới. Nhà nước thậm chí còn có kế hoạch chọn vài đại học để xây dựng thành đại học đẳng cấp thế giới.
Chẳng những chạy theo sao "đẳng cấp quốc tế", VN còn chạy "sao"... Nobel. Vì một trong những tiêu chuẩn cao để có tên trong bảng xếp hạng đại học đẳng cấp thế giới là giáo sư được trao giải Nobel.
Thế là một đại học lớn kí hợp đồng với một tập đoàn kinh tế để xây dựng kế hoạch có giải Nobel. Tuy nhiên, sự có mặt của một "siêu sao", cho dù đó là sao Nobel, có thể giúp gây tiếng vang, cũng không thể nào vực dậy một nền giáo dục.
 
Lễ trao giải Nobel năm 2001. (Ảnh: Nobelprize.org)
Lễ trao giải Nobel năm 2001. (Ảnh: Nobelprize.org)
 
Nhiều "sao" giúp gì cho phát triển bền vững?
Do đó, đã đến lúc phải đặt câu hỏi một cách nghiêm túc: có cần chạy theo "sao"? Có cần xây dựng một kĩ nghệ luyện "gà chọi" chỉ để có huy chương Olympic? Có cần chạy theo bảng xếp hạng các đại học hàng đầu thế giới? Có cần phải chạy theo giải Nobel?
Tại sao không đặt câu hỏi thực tế hơn và căn bản hơn: làm gì để xây dựng một nền tảng vững vàng và một cái đà (momentum) để phát triển lâu dài một cách bền vững? Theo thiển ý cá nhân, tôi cho rằng chính sách chạy theo sao không giúp gì cho những mục tiêu này.
Để minh hoạ, thử tưởng tượng chúng ta có 2 dãy số liệu của 2 nước A, B, thể hiện số bài báo khoa học công bố quốc tế của 6 trường đại học tại mỗi nước:
Nước A:   1,  1,   1,    2,    2,   53
Nước B:    8,  9,  10,  10,  11,  12
Cả hai nước đều có trung bình là 10 và tổng số là 60. Nhưng hai dãy số rất khác nhau vềphẩm chất. Tại nước A, có một đại học có số công bố quốc tế rất lớn, có thể xem làngoại vi (53). Nếu bỏ giá trị này, số trung bình của nước A chỉ còn 1,4, chứng tỏ sự phát triển của nước A không ổn định.
Trong khi đó, tại nước B, tất cả số liệu đều trong phạm vi kì vọng, loại bỏ một giá trị trong dãy số liệu cũng không làm thay đổi đáng kể giá trị trung bình. Do đó, rõ ràng nước B cóphẩm chất cao và ổn định hơn nhiều so với nước A.
Hình dung tương tự, nếu đại đa số các trường đại học đều "làng nhàng" và chỉ có một trường đạt đẳng cấp thế giới, thì đó là một trường hợp ngoại vi. Nếu loại bỏ trường hợp ngoại vi kia, tất cả sẽ quay lại thực chất là "đẳng cấp" làng nhàng.
Hàm ý của phát biểu trên là tập trung vào phát triển một đại học thành sao đẳng cấp quốc tế mà bỏ bê các đại học khác không giúp gì trong việc phát triển động lực (momentum) cho nền giáo dục.
Cũng như vậy, nếu VN có 1 (hay "rộng rãi" hơn, có 2) nhà khoa học được giải Nobel thì cũng không giúp ích gì cho khoa học nước nhà. Bởi điều đó không giúp thay đổi tình trạng có 24.000 tiến sĩ và hơn 10.000 giáo sư và phó giáo sư, nhưng năng suất khoa học lại thua kém cả các nước trong khu vực. Đáng lẽ chúng ta cần có một nội lực như nước B trong ví dụ trên.
Xây dựng nội lực thay vì chạy theo sao
Xét cho cùng, chính sách hay xu hướng "đuổi theo sao" thể hiện tư duy nặng hình thức hơn là thực chất. Song nghiên cứu của những nhà khoa học chạy theo danh hiệu, thay vì từ mong đóng góp cho tri thức cho nhân loại, sẽ khó có được phẩm chất cao. Giải Nobel không có được từ hợp đồng nào cả, mà từ nghiên cứu khoa học có phẩm chất cao.
Sự xuất hiện của một hay vài ngôi sao giáo dục và khoa học không chỉ là "món ăn" tuyệt vời cho truyền thông, mà còn là một liều thuốc "an thần" cho cộng đồng đang hoài nghi hiệu quả của nền giáo dục và đẳng cấp của nền khoa học. Có vài ngôi sao, cộng thêm sức mạnh của truyền thông, người ta sẽ an tâm rằng người Việt cũng thông minh và tài ba chẳng thua kém ai. Nhưng nếu bình tĩnh nhìn bức tranh lớn thì những sao đó chỉ là những "giá trị ngoại vi", có hay không có họ cũng không làm thay đổi cục diện chung.
Có một câu trong bóng đá: "Phong độ chỉ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi". Một quốc gia có thể có 1 đại học đẳng cấp quốc tế, nhưng không giữ được vị trí đó thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Cho dù có giữ được vị trí đó, nhưng 99% các đại học còn lại đều làng nhàng thì cũng không có gì đáng tự hào.
Một phép tính đơn giản về công bố quốc tế. Chúng ta chọn phương án (a) tập trung vào một đại học "sao" để công bố 2.000 bài mỗi năm, và 9 trường đại học khác mỗi trường công bố 50 bài; hay (b) xây dựng năng lực để mỗi đại học công bố được trung bình 300 bài mỗi năm? Dĩ nhiên chúng ta chọn phương án 2 vì tính bền vững và nội lực cao. Sức mạnh của đám đông lúc nào cũng hơn sức mạnh của một cá thể, cho dù cá thể đó đẳng cấp "sao".
Do đó, tôi nghĩ rằng thay vì mải mê theo đuổi những ngôi sao, hay những "giá trị ngoại vi", VN cần tập trung tài lực để (a) xây dựng cơ sở vật chất và nội lực để làm "bệ phóng" cho phát triển trong tương lai; và (b) xây dựng động lực và năng lực nghiên cứu khoa học để có khả năng duy trì sự phát triển một cách ổn định và bền vững.
Theo Nguyễn Văn Tuấn
Tuần Việt Nam
 




















































































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhưng về đâu mới là vấn đề? Quay về chỗ cũ hay nơi mới toạc toàng toang?

Chúng ta có biết đứng dậy và bước đi hay không?

Thứ ba, 2014-10-28 09:04:10 - Nguồn: DanTri.com.vn
Người Việt chúng ta đang sống lúng túng, nhiều lúc hoang mang. Đã bao người, bao lần đặt câu hỏi vì sao chúng ta lại thế? Với tôi, vì chúng ta không xác lập được mình là ai trong khi dân tộc Việt Nam được xác lập rõ ràng, mạnh mẽ trong suốt chiều dài lịch sử của mình. >>  GS. Ngô Bảo Châu: “Thay việc tự gặm nhấm tự ti bằng làm tốt việc của mình” >>  Không để niềm tự hào dân tộc “ngủ quên”!
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.
 
Chúng ta đã từng đi qua một thời mà có người gọi là “thời ngạo mạn”. Cái thời như thế chưa từng có trong lịch sử của dân tộc chúng ta trước đó cho dù ông cha ta đã làm nên những điều kỳ vỹ.

Trong cái "thời ngạo mạn", chúng ta nói: Người Việt ta yêu nước nhất thế giới. Chúng ta nói: Người Việt ta anh hùng nhất thế giới. Chúng ta nói: Người Việt ta thông minh nhất thế giới. Chúng ta nói: Người Việt ta nhân đạo nhất thế giới. Chúng ta nói: Thủ đô ta nhiều cây xanh nhất thế giới….

Nhưng đến một ngày, chúng ta nhận ra sự thật không phải hoàn toàn như vậy. Mỗi người dân trên thế gian này đều yêu dân tộc của mình nhất, mỗi dân tộc đều anh hùng nhất khi đấu tranh cho độc lập, tự do của họ, mỗi dân tộc đều có lòng nhân đạo của họ…

Sự ngạo mạn ấy chẳng làm cho chúng ta lớn lên mà ngược lại nó làm cho dân tộc ta yếu đi. Sự ngạo mạn ấy làm cho chúng ta chẳng còn biết thế giới này như thế nào nữa. Chúng ta sống trong cái thế giới như câu thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” của mình một cách thỏa mãn. Và chúng ta được cảnh cáo công khai nhiều lần về nguy cơ sẽ bị thế giới bỏ quên.

Cuối cùng thì người Việt chúng ta cũng rút khỏi cái “thời ngạo mạn” rất… lặng lẽ. Nhưng ngay sau đó, chúng ta lại rơi vào một cái “thời” khác: “Thời tự ti dân tộc”.

Cái thời này cũng tệ hại không kém gì cái thời “ngạo mạn” chúng ta vừa thoát ra được. Bây giờ, cứ hễ nói đến đất nước Việt Nam, nói đến người Việt Nam là không ít người Việt Nam chúng ta tự chê bai mình không tiếc lời. Chúng ta tự vẽ lên chân dung chúng ta xấu xí đến không tưởng. Không ít người nước ngoài trố mắt kinh ngạc khi nghe chính người Việt nói về người Việt.

Một số bạn bè nước ngoài của tôi nói: Người Việt Nam có rất nhiều đức tính đẹp nhưng sao tôi nghe không ít người Việt nói về người Việt cứ như người Việt là những người kém cỏi và xấu xí nhất thế giới này? Chúng ta đã đi từ cái nhất này đến cái nhất khác một cách dễ dàng. Trạng thái này cho thấy sự bất ổn về nhân cách của chúng ta.

Thế giới đang quá nhiều bất ổn. Mỗi quốc gia có những sự bất ổn khác nhau như bất ổn kinh tế, bất ổn chính trị, bất ổn giáo dục, bất ổn tôn giáo hay bất ổn môi trường... Bất ổn nào cũng là vật cản đường cho sự phát triển của một quốc gia.

Nhưng sự bất ổn về nhân cách là sự bất ổn nguy hiểm nhất. Một trong những vấn đề của sự bất ổn về nhân cách là việc không xác lập được mình là ai. Khi không xác lập được mình là ai thì con người đó, quốc gia đó không có cơ hội phát triển và hoàn thiện mình.

Những gì mà dân tộc Việt Nam tạo dựng trong suốt chiều dài lịch sử của mình đã cho chúng ta một nền tảng đầy đủ để đứng dậy kiêu hãnh và bước đi vững vàng.

Điều còn lại là chúng ta có biết đứng dậy và biết bước đi hay không mà thôi.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều





























































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Những Bài Học Của Einstein



10 điều nên học từ Albert Einstein

Tất cả những sự vĩ đại có khi được tạo nên từ những điều cực kì đơn giản trong cuộc sống.
1. Theo đuổi sự tò mò:
“Tôi không hề có tài năng gì cả. Tôi chỉ vô cùng tò mò.”
Điều gì gợi nên tính tò mò của ta? Tôi tò mò là tại sao một người thành công còn người khác lại thất bại. Đây là nguyên nhân tại sao tôi bỏ nhiều năm trời để nghiên cứu sự thành công. Điều gì khiến ta tò mò nhất? Sự theo đuổi tính tò mò là bí quyết thành công của ta đấy.
2. Tính kiên nhẫn là vô giá
“Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi nghiên cứu vấn đề lâu hơn thôi”
Nhờ kiên trì mà rùa đã thắng được thỏ, Ta có sẵn sàng kiên trì đến cùng để đi đến mục tiêu của mình? Người ta cho rằng giá trị của con tem chứa đựng trong khả năng dính với thứ gì đó cho đến khi nó đến được nơi cần đến. Hãy hoàn thành cuộc đua mà ta đã bắt đầu!
3. Tập trung cho hiện tại:
“Bất cứ người đàn ông nào có thể lái xe an toàn khi đang hôn một cô gái đơn giản là vì anh ta đã không hôn nhiệt tình.”
Bố tôi nói rằng ta không thể cưỡi một lúc hai con ngựa. Tôi muốn nói rằng, ta có thể làm bất cứ điều gì nhưng không thể nào làm hết mọi việc. Hãy học cách tập trung vào công việc hiện tại, hãy chuyên tâm với những gì ta đang làm.
Năng lượng của sự tập trung là sức mạnh, là sự khác biệt giữa thành công và thất bại.
4. Trí tưởng tượng là sức mạnh:
“Trí tưởng tượng là tất cả. Nó là sự xem trước của những gì sẽ xảy ra. Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức.”
Ta có sử dụng trí tưởng tượng của mình mỗi ngày không? Einstein nói rằng trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức! Trí tưởng tượng giúp ta hình dung được tương lai. Einstein nói tiếp: “Dấu hiệu thực sự của sự thông minh không phải kiến thức mà là trí tưởng tượng”. Ta có đang tập thể dục những “cơ bắp trí tưởng tượng” hàng ngày không? Đừng để một thứ có quyền lực lớn như trí tưởng tượng ngủ yên.
5. Hãy mắc lỗi
“ Một người không bao giờ mắc lỗi sẽ không cố tìm tòi điều mới lạ.”
Đừng bao giờ sợ bị mắc lỗi. Một sai lầm không phải là thất bại. Sai lầm sẽ giúp ta làm tốt hơn, thông minh hơn và nhanh nhạy hơn nếu như ta biết nhận lấy sai lầm một cách đúng đắn. Tôi đã từng nói rồi, và tôi sẽ nói lại lần nữa, nếu ta muốn thành công, hãy nhân gấp ba những sai lầm ta mắc phải.
6. Sống với hiện tại:
“ Tôi không bao giờ nghĩ đến tương lai vì nó sẽ mau đến thôi.”
Cách duy nhất để hiểu được tương lai là sống càng thiết thực càng tốt trong hiện tại.
Ta không thể ngay tức thì thay đổi ngày hôm qua hay ngày mai, vì thế điều tối quan trọng là cống hiến tất cả cố gắng cho “bây giờ”. Nó là điều duy nhất có ý nghĩa, nó cũng là một thứ có một không hai.
7. Sống có giá trị:
“Đừng cố gắng để thành công, hãy cố gắng sống có giá trị.”
Đừng lãng phí thời gian để thành công, hãy dành thời gian tạo ra giá trị. Nếu ta sống có giá trị, thành công sẽ tìm đến.
Hãy khám phá những tài năng và năng khiếu mình có, học cách làm thế nào để sử dụng tài năng và năng khiếu của mình có lợi nhất cho mọi người.
Lao động là vô cùng quý giá và thành công là thứ kéo ta tuột dốc.
8. Đừng trông mong những kết quả khác:
“Sự điên rồ: làm hoài làm mãi một việc gì đấy và trông đợi những kết quả khác”
Ta không thể nào làm những việc tương tự nhau mỗi ngày và trông mong các kết quả khác đến. Nói cách khác, ta không thể cứ tập mãi một bài thể dục và trông đợi mình sẽ hoàn toàn khác đi. Để cuộc sống thay đổi, ta phải thay đổi đến mức độ hành động và suy nghĩ của ta thay đổi thì khi đó cuộc sống sẽ thay đổi.
9. Kiến thức là nhờ kinh nghiệm:
“Thông tin không phải là kiến thức. Nguồn duy nhất của kiến thức chính là kinh nghiệm”
Kiến thức là nhờ vào kinh nghiệm. Ta có thể trao đổi về công việc của mình, nhưng trao đổi chỉ cho ta hiểu biết triết tính về nó, ta phải bắt tay vào làm để biết xem “nó là gì”. Bài học là gì? Hãy tích lũy kinh nghiệm. Đừng giấu mình sau những thông tin nghiên cứu ấy, hãy ra ngoài và thực hiện nó và ta sẽ có được những kinh nghiệm vô giá.
10. Hiểu rõ luật để chơi tốt hơn:
“Ta phải biết luật chơi. Và sau đó ta phải chơi tốt hơn tất cả những người khác.”
Nói một cách đơn giản, có hai điều cần ghi nhớ. Điều đầu tiên là học cách chơi của trò ta đang chơi. Nghe thì không hay lắm nhưng nó là yếu tố sống còn. Thứ hai, ta phải chắc rằng ta chơi tốt hơn bất cứ ai. Nếu như làm được hai điều này, thành công là của ta đấy !!!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nước Ta văn hóa bề bề.. Dịch nhăng dịch cuội vẫn nghe phừng phừng!

Đúng là Chí Phèo làng dịch!

>> Một ngày cứ thế trôi
>> 'Nếu không có sách dịch thì lấy đâu sách mà đọc!'
>> Dịch giả nên khiêm tốn và đứng trong bóng tối
>> Bác sĩ cần môn nào hơn cả Văn học?
>> "Bữa ăn thịt thối" cho học sinh và lời xác nhận của Phú Thành Quốc


FB Thiên Lương
Trước tiên phải cảm ơn em Mi Ly sáng ra đã cho bà con được đọc một bài viết rất hài hước, có thể thấy rõ là bút lực của em dạo này lên thấy rõ, chỉ bằng vài nét chấm phá mà lột tả được bản chất ngớ ngẩn của cái gọi là nền dịch thuật VN đương đại. 

Hài hước nhất trong hội thảo dịch thuật này, có lẽ là phát biểu của bé Hường, vâng, thạc sĩ viện Văn: 

Còn thạc sĩ Đỗ Thị Hường, người có tham luận về trường hợp Lolita của nhà văn Nga Vladimir Nabokov, cho rằng không có bản dịch nào là vô giá trị, kể cả khi có nhiều sai sót thì bản dịch đó vẫn là nền tảng hoặc động lực để dịch giả khác làm ra bản dịch tốt hơn.
Cứ theo quan điểm của thạc sĩ, thì có thể bị hiếp dâm cũng tốt, cũng không phải là "vô giá trị", vì nhờ đó mà sau này lấy chồng người ta sẽ biết là việc ấy ngoài đau đớn ra thì cũng có thể rất sướng! 

Còn GS Lê Huy Bắc chắc không biết cổ nhân có câu: Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.

GS Lê Huy Bắc còn gọi nghề dịch văn là công việc “nản chí”. “Đây là công việc sáng tạo, nhưng chỉ sáng tạo một phần, tiền không nhiều và dễ trở thành đề tài mạt sát của người khác.

Chưa biết ai mạt sát ai, nhưng cho đến nay thì các dịch giả mạt sát độc giả khá nhiều. Nào là: "Nếu Lolita không gây được trận "cuồng phong" trong không khí đọc sách ở Việt Nam thì độc giả chỉ có thể tự trách chính mình", nào là: "Tôi từng nói với dịch giả Lê Hồng Sâm: “Mình ra bộ tiểu thuyết này quá chậm, những độc giả có thể thưởng thức Proust khéo chết cả rồi!", nào là bản dịch "chỉ dành cho một nhóm độc giả thiểu số." - toàn những tuyên bố tự mãn và mạt sát độc giả. Vả lại, nếu ông Bắc định ám chỉ tôi, thì cũng nên nói cho rõ, là tôi mạt sát chuyện đạo văn mà không chịu xin lỗi cho tử tế của ông DT, chứ tôi rất cảm thông với các lỗi dịch thê thảm của các ông các bà. Và tôi vẫn hằng nói rằng, nếu ai tự học tiếng Anh, Pháp, Nga, và có trình độ văn hóa cơ bản không được cao cho lắm, thì dịch sai là việc có thể thông cảm được. 

Phát biểu của Phạm Xuân Nguyên, trên thanhnien, thì vẫn nhảm như mọi khi thôi, được cái thật thà:

Thậm chí dịch giả Phạm Xuân Nguyên còn cho biết: “Tôi dịch tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh đều do tự học. Các thứ tiếng này tôi dịch được nhưng không nói được. Tôi cũng dịch khi còn chưa đặt chân sang các nước đó. Phải rất lâu sau khi dịch tiếng Nga, xuất bản sách, tôi mới được đến nước Nga. Tôi sang Pháp dự hội thảo, viết báo cáo xong mà đọc thì ai cũng nghi liệu tôi có biết tiếng Pháp không

Không nói được tiếng Anh là vì vốn từ không đủ và không hiểu cách tư duy, không biết cách dùng thành ngữ của người Anh/Mỹ. Vậy làm sao mà dịch chứ chưa nói dịch văn học? Sau hai năm ở Nga, cùng ăn cùng ở cùng ngủ, ba cùng với người Nga, mà tôi mới đọc được báo, và đến năm thứ ba mới đọc được truyện trinh thám, vậy mà ông bác này lọ mọ ngồi ở VN, lấy từ điển 2 Tôm ra dịch văn học Nga, đúng là Chí Phèo làng dịch!

Nói chung, cũng như mọi hội thảo văn chương khác, lần này cũng là cuộc tụ họp của một lũ dốt nát cố gắng bảo vệ cái dốt của mình, mà thôi. 
***

Link tham khảo:

- http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/dich-gia-nen-khiem-ton-va-dung-trong-bong-toi-n20141029065441773.htm

- http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141028/neu-khong-co-sach-dich-thi-lay-dau-sach-ma-doc.aspx

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dăm ba cuốn sách ..một đời - Văn nghệ văn nghẽo..một lời.. khá thương! Nực cười là giống cá mương.. Lao xao biển lớn đại dương còn gì? Ta đang tỉnh hay ta đang mê?...Phố phường bỏ lại tìm về non cao!!!









Phần nhận xét hiển thị trên trang