Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Quả này vớ bẫm rùi đây! Chả nào tham mêu mà ác zậy?

Từ tháng sau, mất 100 – 150 nghìn đồng/năm để ‘được’ đi xe máy

Người đi xe SH, Airblade sẽ mất 150.000 đồng/năm, người đi xe phân khối nhỏ hơn như Dream, Wave chỉ mất 100 ngàn/năm.

Từ 1/11/2014, Thông tư 133/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện chính thức có hiệu lực và thay thế cho Thông tư số 197 ra năm 2012.
Theo thông tư này, đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký lưu hành, gồm: Xe ô tô, máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự (gọi là ô tô); xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự (gọi là mô tô).
Điểm đáng lưu ý của Thông tư mới là xóa bỏ mức sàn hiện hành và chỉ áp dụng mức trần. Cụ thể, Thông tư 197/2012 quy định mức phí 50 – 100 nghìn đồng đối với xe có dung tích xi-lanh dưới 100cm3 và 100 -150 nghìn đồng với xe có dung tích xi-lanh trên 100 cm3.
Lần này, Thông tư 133 quy định chỉ còn mức trần 100 nghìn đồng cho xe máy dưới 100cm3 và 150 nghìn đồng cho xe trên 100cm3.
Việc điều chỉnh này được cho là sẽ giúp các tỉnh, thành phố hoàn toàn có thể chủ động áp dụng các mức phí khác nhšu và thấp nhất tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương.

Hàng chục triệu xe máy sẽ bị áp trần thu phí từ ngày 1/11/2014
Với xe ô tô, chủ xe có quyền lựa chọn cách khai và nộp phí theo chu kỳ đăng kiểm.
Chủ sở hữu xe mô tô, xa máy thực hiện khai, nộp phí như sau: Đối với xe phát sinh từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 hàng năm, chủ phương tiện khai nộp phí vào tháng 7 hàng năm (từ ngày 01/7 đến ngày 31/7); Đối với xe phát sinh từ ngày 01/7 đến ngày 31/12 hàng năm, chủ phương tiện khai nộp phí vào tháng 01 năm sau (chậm nhất ngày 31/01); Các năm tiếp theo không có biến động tăng, giảm xe, chủ phương tiện thực hiện nộp phí vào tháng 01 hàng năm (chậm nhất 31/01) mức thu phí 12 tháng cho cơ quan thu phí.
Như vậy, theo quy định mới, chủ xe máy tham gia lưu thông cũng phải có nghĩa vụ nộp phí sử dụng đường bộ. Thông tư 197/2012/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, việc thu và nộp phí sử dụng đường bộ của cá nhân sử dụng phương tiện xe máy vẫn chưa hiệu quả nên đã được thay thế bằng Thông tư 133/2014 hiệu lực trong mấy ngày tới.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

'Chào mừng các bạn đến với lễ hội đạp hoa tam giác mạch'

Đây là slogan 'hào nhoáng' mà tôi đã nghĩ ra trong một mùa lái xe máy lên vùng núi phía Bắc...


Nhìn thấy người lạ, nhiều cô bé bẽn lẽn cười, xong che mặt lại rồi… chạy mất tiêu - Ảnh: Trường Giang
 
Họ mặc áo có cờ Tổ quốc, đi theo từng đoàn hàng chục người. Họ trèo lên non cao, cưỡi lên đồng hoa tam giác mạch, họ phi xe qua núi đồi. Hãy gọi tên đó là thỏa chí đam mê.
Họ xuất hiện đàn đàn lớp lớp khi mùa hoa tam giác mạch đến, khi mùa hoa cải đến, khi những cành đào chớm nụ đầu xuân. Họ phi xe máy vào các cánh đồng hoa bát ngát. Mục đích: Có được một tấm ảnh thượng tôn hùng vĩ oai nghiêm - để post lên Facebook khoe cho bạn bè gườm mặt chơi.
Khi đi vào một bản rất xa, đám trẻ con bẽn lẽn cười, xong che mặt lại rồi… chạy mất tiêu vì thấy một người lạ. Tôi không thể quên được tiếng cười quá mức dễ thương đó.
Nhưng đó là một tiếng cười hiếm như con kiến ở xứ sở này. Ở một cung đường trống, tôi gặp bốn em gái đang ngồi thơ thẩn gần cái chắn đường bằng sắt. Tôi dừng xe, các em chìa tay xin kẹo, khi tôi lắc đầu không có kẹo, các em không còn nói chuyện với tôi nữa. Hành động dễ thương xin kẹo ấy diễn ra lặp đi lặp lại trên suốt 7 ngày tôi chạy xe máy vòng vòng trên núi.
Ở Sa Pa (Lào Cai), trẻ con xin tiền và bán hàng, tôi đã quen với chuyện đó. Còn ở đây, gặp gỡ các em nhỏ lạnh lùng bỏ đi vì… không có kẹo cứ như là mình bị bỏ rơi vậy. Trước khi tôi lên đường, bạn Hà Nội của tôi cười to: “Nhớ mang theo kẹo, nếu muốn bắt chuyện với tụi nhỏ, không thì đừng mơ!”, nên tôi mơ thử xem không có kẹo thì bị gì. Ra là vậy.
Trước khi tôi lên đường, bạn Hà Nội của tôi cười to: “Nhớ mang theo kẹo, nếu muốn bắt chuyện với tụi nhỏ, không thì đừng mơ" - Ảnh: Trường Giang
Hãy hỏi bất cứ ai về vùng núi phía Bắc trong tim một người đi chơi, họ sẽ nói: hoa tam giác mạch, hoa cải, núi non trùng điệp. Đó là tất cả những gì đẹp đến ngây người, một thứ vẻ đẹp gặp rồi, không ai có thể quên được. Nó độc nhất vô nhị, hào phóng, hùng vĩ, và hệt như một món quà cực kỳ đắt giá mà chẳng hiểu vì quá mức dư dả, xinh đẹp nên thiên nhiên ở đó cứ phô bày ra như vậy.
Rồi những người đi phượt tới.
Họ mặc áo có cờ Tổ quốc, đi theo từng đoàn hàng chục người. Họ trèo lên non cao, cưỡi lên đồng hoa tam giác mạch, họ phi xe qua núi đồi. Hãy gọi tên đó là thỏa chí đam mê. Họ thỏa chí cho trẻ con kẹo (và tụi trẻ con giờ có chiến lược, có kẹo thì có chuyện, không kẹo thì dẹp!).
Họ xuất hiện đàn đàn lớp lớp khi mùa hoa tam giác mạch đến, khi mùa hoa cải đến, khi những cành đào chớm nụ đầu xuân. Họ phi xe máy vào các cánh đồng hoa bát ngát. Mục đích: Có được một tấm ảnh thượng tôn hùng vĩ oai nghiêm - để post lên Facebook khoe cho bạn bè gườm mặt chơi.
Lãng mạn hơn, các cô gái mang theo quần áo đẹp, máy ảnh xịn, bạn trai, đến và ôm hôn nhau trên những cánh đồng hoa tam giác mạch. Bao nhiêu cái đẹp sinh ra từ đồng hoa, những nét cười tươi tắn, những nhóm bạn 10 - 20 người nhảy tưng lên, đeo khăn rằn, giơ tay, giơ chân, hào hứng… cưỡi lên trên những cánh hoa li ti xinh đẹp và mỏng manh đến bất ngờ.
Một đồi hoa tam giác mạch ở Lử Thẩn, Si Ma Cai (Lào Cai) vào buổi sớm trước khi lễ hội "đạp hoa" bắt đầu - Ảnh: Ngô Huy Hòa
 Dù có những con đường nhỏ ven ruộng hoa nhưng nhiều người cứ vô tư "mở đường" vào giữa ruộng hoa để ngắm cảnh và chụp ảnh - Ảnh: Ngô Huy Hòa
 Sau hai ngày cuối tuần đón chào hàng trăm lượt khách vô ý thức, đồi hoa này đã nát sạch - Ảnh: Phạm Đình Tâm  
Nhiều người nghĩ trả tiền cho các chủ ruộng hoa là có quyền dẫm đạp lên hoa. Mặc cho chủ ruộng nhắc nhở nhưng vẫn làm ngơ - Ảnh: Phạm Đình Tâm  
Chuyện này cũng giống mùa leo Fansipan. Ai cũng muốn làm anh hùng chinh phục đỉnh cao nhất Việt Nam. Ai cũng sắm khăn rằn, áo Tổ quốc, đoàn đoàn lớp lớp kéo lên đỉnh Fansipan. Leo núi thì hùng vĩ tuyệt, mà dưới chân không biết bao nhiêu thể loại rác mà đếm, vỏ khăn lạnh, vỏ chai nước khoáng, lon coca, vỏ đồ ăn, túi nilon... Ở cái trạm nghỉ 2800 m còn có cả... một bãi rác khổng lồ sau lưng (vì là nhà nghỉ mà). Đợi hết cả tuổi 20 leo xong cái núi Fansipan chắc quả núi nên đổi tên là núi rác Fansipan, nghe cho hợp tình hợp cảnh.
 
Cuộc vui của họ tày gang chỉ mươi ngày, còn vùng đất xinh đẹp phải sống cả ngàn đời với tự nhiên, phải sinh tồn, nở hoa và phải chịu đựng tất cả những vết cào xước người đi đã để lại. Những đứa trẻ chìa tay xin kẹo thật chuyên nghiệp. Tam giác mạch mùa nào lên hình cũng rực rỡ như mơ, rồi tan tành xác pháo.
Người đi chơi có lỗi gì không? Đi chơi là một nhu cầu đẹp và đàng hoàng. Chuyện đi chơi không phạm tội gì. Vậy cái thứ không tên gì đã đạp cho hoa tam giác mạch te tua xơ mướp? Thứ gì đã khiến đám trẻ con thơ thơ ngây ngây biết gạ quà, gạ tiền, đeo bám, đòi hỏi? Hay cái sinh vật nào đã khiến cho thân núi Fansipan đầy nilon và chai nước khoáng?
Cái thứ hủy diệt có thể gọi tên là lòng kiêu hãnh rực rỡ pha chút ích kỷ lẫm liệt của du khách mê đi. Bởi có kiêu hãnh rực rỡ, người ta cho mình cái quyền hưởng thụ toàn vẹn vẻ đẹp của hoa, của núi, của người. Bởi ích kỷ lẫm liệt, người ta cho mình cái quyền của một kẻ đi mua dâm - cưỡng hiếp cô gái đẹp xong - vứt lại tiền - thế gọi là trả công.
Họ đem tiền lại cho phiên chợ vùng cao, đem tiền đến rải lên những nhà nghỉ ven đường, quán ăn trong bản phố, rải ở Fansipan, vào ruộng hoa,... đổi lại họ dẫm bẹp hoa, xài tận mạng núi và dụ trẻ con không còn chút thơ ngây. Họ là những người đi giỏi xâm hại.
Cuộc vui của họ tày gang chỉ mươi ngày, còn vùng đất xinh đẹp phải sống cả ngàn đời với tự nhiên, phải sinh tồn, nở hoa và phải chịu đựng tất cả những vết cào xước người đi đã để lại. Những đứa trẻ chìa tay xin kẹo thật chuyên nghiệp. Tam giác mạch mùa nào lên hình cũng rực rỡ như mơ, rồi tan tành xác pháo.
Rồi một mai, khi nào đó thật rảnh, chúng mình lên Hà Giang, hãy nghĩ đến ngày hội đạp hoa tam giác mạch.  Cứ thế mình lái xe lình xình cày nát đồng hoa chụp hình cho oai vệ. 
Khi về thành phố, trên Facebook, tụi mình khoe ảnh và bảo mình yêu thiên nhiên nhiều lắm, yêu Hà Giang ngất ngây, mình khoe áo mũ tung bay, tuổi trẻ oai phong hào nhoáng trên lưng chừng núi.
Nhưng đó chỉ là trên Facebook thôi. Trên mạng mà, ai chả xinh đẹp, chỉ cần camera 360 là xong tất.
Chỉ có hoa đã tàn, và mùa thơ ngây dần cạn.
“Chào mừng các bạn đến với lễ hội đạp hoa tam giác mạch”.
Khải Đơn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

nguoilotgach: Ai chỉ đạo bắt người bị nghi liên quan đến Chủ tịc...

nguoilotgach: Ai chỉ đạo bắt người bị nghi liên quan đến Chủ tịc...:   Ai chỉ đạo bắt người bị nghi liên quan đến Chủ tịch quốc hội?  Thứ Sáu, ngày 24 tháng 10 năm 2014 VNTB: Ngay sau khi Quốc ... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hiệp định TPP sắp tới đích


Bộ trưởng thương mại các nước tham gia cuộc đàm phán 3 ngày ở Australia về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cho biết hiệp định thương mại này đang “kết tinh”. Dù vậy, khúc mắc vẫn còn giữa Mỹ và Nhật Bản xung quanh vấn đề tiếp cận thị trường.

Theo Bộ trưởng Thương mại Australia Andrew Robb ngày 27/10, các quan chức tham gia đàm phán đã làm được nhiều việc cơ bản để kết thúc đàm phán về TPP. Ông Robb nói: “Trong suốt cuộc họp dịp cuối tuần, chúng tôi đã dành phần lớn thời gian để đàm phán song phương. Điều này cho phép chúng tôi tiến triển xa hơn về tiếp cận thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư”. Qua đó, ông Robb nhận định hiệp định TPP đang thành hình và tỏ ra phấn khởi: “Chúng ta đang sắp chạm tới vạch đích và phần thưởng rất hấp dẫn”.
Đại diện các nước tham gia đàm phán TPP tại thành phố Sydney, Australia ngày 25/10. Ảnh: AFP/TTXVN

TPP đã được đàm phán trong nhiều năm qua. Quá trình đàm phán gần đây bị chậm lại do tranh cãi giữa Nhật Bản và Mỹ xung quanh một số vấn đề chủ chốt, trong đó có thuế nhập khẩu nông sản của Nhật Bản và việc Mỹ tiếp cận thị trường ô tô Nhật Bản. Mặc dù vậy, Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng 6 vẫn hi vọng các bên có thể nhất trí về khung thỏa thuận vào cuối năm 2014. TPP là một vấn đề trọng tâm trong chính sách tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở châu Á của ông Obama. 

Bất chấp những diễn biến chung tích cực trên, đại diện thương mại Mỹ và Nhật Bản cho rằng vẫn còn khác biệt giữa hai nước về vấn đề tiếp cận thị trường của nhau. Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản, ông Akira Amari, nói rằng đàm phán song phương có tiến triển đáng kể nhưng vẫn tồn đọng một số vấn đề quan trọng. 

Trong khi đó, đại diện thương mại Mỹ Michael Froman cho biết những vấn đề để lại đến cuối mới đàm phán luôn là những thứ gai góc, khó giải quyết nhất. Ông cho biết hai nhóm đàm phán đang làm việc cùng nhau để cố gắng và giải quyết những khác biệt còn lại, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô và nông nghiệp.
Vấn đề gai góc giữa hai nước là: Mỹ muốn Nhật Bản hạ thuế nhập khẩu nông sản nhưng Nhật Bản lại không đồng ý vì muốn bảo vệ các sản phẩm nhạy cảm trong nước như thịt bò, thịt lợn, sữa và đường. Nhật Bản cũng chưa chấp nhận nới lỏng các điều kiện tiếp cận thị trường ô tô cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô Mỹ.

Nhận định về ảnh hưởng của đàm phán TPP Mỹ - Nhật, Bộ trưởng Thương mại New Zealand Tim Groser cho biết các nước nhỏ coi đàm phán giữa các nước lớn như Mỹ, Nhật, Mexico hay Canada là một vấn đề nhạy cảm. Họ ngần ngại đưa ra cam kết của mình khi chưa biết Nhật Bản và Mỹ giải quyết bất đồng như thế nào. Do đó, thỏa thuận về TPP giữa Nhật - Mỹ được coi là có vai trò quan trọng giúp đẩy nhanh tiến trình đàm phán của 12 nước thành viên.
Cuộc họp đàm phán TPP tại Australia cũng vấp phải cuộc biểu tình chống TPP của một số người bên ngoài địa điểm diễn ra cuộc đàm phán. Nhiều người lo ngại TPP sẽ chỉ làm lợi cho các doanh nghiệp lớn chứ không làm lợi cho người dân nói chung, dẫn tới tăng giá thuốc, hạn chế tự do Internet và phá hủy môi trường. Về lo ngại này, ông Froman khẳng định 12 nước tham gia đàm phán TPP sẽ không có hành động gì ảnh hưởng tới lợi ích của cộng đồng, mà TPP chỉ đảm bảo cho dòng chảy đầu tư thương mại trên toàn thế giới.

Các thành viên tham gia đàm phán TPP gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam.

Thùy Dương
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vây hết đường rùi, bàn cái gì đây???

Cờ vây...


Cờ Vây (tiếng Hán gọi là "Vi Kỳ") là loại cờ cổ, theo các nghiên cứ thì nó ra đời cách nay khoảng hơn 4000 năm. Tương truyền, môn cờ này bắt đầu từ giấc mơ của vua Nghiêu về việc xem chơi cờ giữa Hoàng Đế (người mở đầu thời Ngũ Đế) với vị tiên Dung Thành, nhà vua bèn thỉnh cầu tiên Dung Thành thỉnh truyền lại môn cờ cho mình. Khi vua Nghiêu tỉnh lại, nhà vua ngẫm ra thấy môn cờ hay quá mà tìm cách nhớ lại rồi lập ra các quy tắc, luật lệ và sáng tạo thành môn Cờ Vây.

Khác với Cờ Tướng, Cờ Vây có mục đích duy nhất là chiếm được nhiều "đất đai", càng rộng càng tốt. Mục tiêu bắt quân của đối phương cũng cần nhưng chỉ là thứ yếu. Thế trận trên bàn cờ luôn biến hoá khôn lường với các đám quân và "vùng đất". Cao thủ chơi Cờ Vây thường tính trước nhiều nước không chỉ cho một nhóm quân mà có thể cả chục nhóm quân nằm đan xen phức tạp trên bàn cờ. Vì vậy, cờ vây còn được nhìn nhận không phải là một kiểu chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà như một dạng thức tư duy kiến thiết, xây dựng, khai phá, mở rộng phạm vi. Môn cờ này rất phổ biến tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản hàng ngàn năm qua, nay được Phương Tây đam mê không kém. Emmanuel Lasker - một cao thủ Cờ Vây từng nói: 

"Cờ Vua chỉ hạn chế cho nhân loại sống trên Trái Đất, trong khi Cờ Vây vượt khỏi thế giới này. Nếu một hành tinh nào có những sinh vật biết lý luận thì ở đó họ phải biết đánh Cờ Vây."

Tuy Emmanuel nói hơi quá, nhưng quả thật Cờ Vây là tuyệt đỉnh của mọi môn cờ, nó giúp người chơi nâng cao tư duy, lý luận và cả nhiều phẩm chất cần có trong đời thường. Cũng vì vậy mà cổ nhân có câu:

"Vi Kỳ dị học nan tinh" 

(Cờ Vây dễ học nhưng khó giỏi)

Âu Dương Tu thời nhà Tống thậm chí còn viết trong "Tân Ngũ Đại Sử":

"Việc trị nước cũng không khác gì đánh Cờ Vây, biết cách dùng, biết cách đặt cho đúng chỗ thì thắng, không biết cách dùng, cách đặt thì thua."

Nói dông nói dài, thực ra tôi chỉ muốn chia sẻ tâm ý của mình rằng:

"Hạnh phúc đời người cũng như một bàn Cờ Vây vậy. Biết cách dùng, biết cách đặt yêu thương cho đúng chỗ thì sẽ viên mãn, không biết cách dùng, cách đặt thì tuyệt vọng bế tắc trọn kiếp mà thôi. Hạnh phúc chỉ trọn vẹn khi người ta mở rộng phạm vi yêu thương càng lớn càng tốt, kiến thiết lòng từ ái cho nhau, chứ không phải nghĩ cách tiêu diệt hay đánh phá nhau nhau để có hạnh phúc. Lẽ dĩ nhiên, hạnh phúc không bao giờ tồn tại trên tay người không có chút tư duy lý luận nào, bởi giá trị của nó hình như không lệ thuộc vào sự tồn tại của địa cầu này lẫn tinh tú nọ."

Tôi vốn không ưa bất kỳ sự ấu trĩ nào trong hạnh phúc, lại càng không ưa cách người ta đánh phá hay trấn áp nhau để giành hoặc duy trì hạnh phúc. Trắc ẩn đến mấy, tử tế đến đâu cũng tuyệt không nên tin đó là yêu thương.

Luật đánh Cờ Vây cho phép người này nhường nước đi cho người khác nếu họ thấy bất lợi, thấy không cần thiết. Nhường bao nhiêu nước đều do người chơi quyết định, hai người có thể dừng ván cờ bất kỳ lúc nào nếu đồng thuận.

Có lẽ hạnh phúc cũng vậy, sự nhường nhịn đúng đắn luôn mang giá trị vô hình của nó, khi muốn dừng sao lại không đồng thuận một phen cho "gió yên, biển lặng", hà tất phải hơn thua nhau giữa cõi vô thường hay tuyệt tình lạnh nhạt buổi ly tan.

"Vi Kỳ nhàn đắc địa,
Đối tửu tuý vi hương."

(Cờ Vây, nhàn là đắc địa,
Uống rượu, say là quê nhà.)

Thương yêu, hạnh phúc trong bình an là viên tịnh. Phu thê phụ tử, tri kỷ tâm giao nào khác chốn đi về. 

Sống làm người được viên tịnh trên những lối đi về chẳng khác nào đã hoàn tất một kiến trúc diễm lệ cho hạnh phúc của mình tựa bậc cao thủ Vi Kỳ đó sao?

Nhưng hạnh phúc rất giống Cờ Vây một điểm đó là:

"Vi kì dị học nan tinh"



An Nguyên

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Việt có câu "Gọi sao nên thế", hiện đại hơn là "Ký hiệu", cách chung mọi người thừa nhận thôi mừ! Công thư hay công hàm không quan trọng, cái quan trọng là hậu quả tốt xấu của nó thế nào? văn phạm thời @ lắm vấn đề lắm các bác ợ!

Lại về từ điển tiếng Việt : đố tìm được cuốn nào có từ CÔNG THƯ

Tại sao là CÔNG THƯ, thì có thể đọc lại ở đây.

Gần đây, nhiều cuốn từ điển liên quan đến tiếng mẹ đẻ của chúng ta được đưa ra luận bàn. Từ Nguyễn Lân, Nguyễn Cừ, Nguyễn Công Lý, rồi Vũ Chất, và mới đây nhất là tìm được cả một số "môn đệ" của Vũ Chất nữa. 

Chúng ta đi hết từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. 


Ấy là chúng ta ngạc nhiên về những từ đã biết, đã có, và đã/đang được các nhà từ điển học thích nghĩa, cho ví dụ.

Bây giờ, thử đưa một từ chưa có, để chúng ta đi tìm. Đó là từ CÔNG THƯ. 

1. Đại khái, trong phạm vi từ điển tiếng Việt hiện đại phổ cập, thì thường dùng là Từ điển tiếng Việtcủa nhóm Hoàng Phê (Viện Ngôn ngữ học) biên soạn. Tạm chưa tính đến sách dạng chuyên ngành hẹp, chỉ dừng ở từ điển thông dụng đã.

Chẳng hạn, ở bản in năm 2003 của cuốn từ điển trên, ta không thấy có CÔNG THƯ. Chỉ có "công thổ" ở trước đó, và tiếp sau là "công thự" (dấu nặng).

trang 210

Trang bìa

2. Còn nhìn xéo sang tiếng Anh (với ý ngầm để tìm từ tương đương trong tiếng Việt), thì đã lâu, bạn Cu Nỡm đã chỉ ra rằng (trích từ một comment cho entry sau):

"


Ông luật sư của bạn vovinam2k7 xạo ke, công hàm là dịch từ khái niệm "diplomatic note" mà ra, đó là khái niệm quốc tế, đâu phải Trung Quốc muốn tùy tiện gọi sao cũng được. "Diplomatic note" hiểu theo nghĩa đen là các văn kiện ngoại giao chính thức nhằm giải quyết các công việc liên quan đến quan hệ giữa hai nước. 

Ngoài ra văn bản ngoại giao còn các loại hình khác như: tối hậu thư (ultimatum), bị vong lục(memorandum), sách trắng (white book), thư ngỏ (open letter), giác thư (diplomatic memorandum), hiệp định (agreement), hiệp ước (treaty), công ước (convention), nghị định thư(protocol), tuyên cáo lập trường (position paper). 

Tôi hoàn toàn không thấy có bất cứ văn kiện nào được gọi là công thư. Nếu coi công hàm Phạm Văn Đồng không phải là công hàm thì nó phải thuộc vào một trong các loại còn lại, song xét theo nội dung thì nó không thuộc bất cứ loại nào. Tóm lại công thư là khái niệm Việt Nam tự chế ra để làm giảm nhẹ tính chính thống của công hàm Phạm Văn Đồng. 

Nếu gọi văn bản thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Trung Quốc là lá thư thì còn bậy bạ hơn nữa, vì trong ngoại giao không có khái niệm lá thư, gọi nó là lá thư tức là một văn bản trao đổi riêng giữa hai người không liên quan đến quan hệ giữa hai nước. Trong khi văn bản đó nêu rõ là chính phủ Việt Nam ghi nhận và tán thành tuyên bố về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, thủ tướng Phạm Văn Đồng là người đại diện ký tên. Đó là một cách lén lút phủ nhận giá trị ngoại giao của công hàm Phạm Văn Đồng, một trò vặt của đám học trò, tưởng là hay nhưng lại chỉ bày ra sự dốt nát của mình, khiến cho người ta càng thêm khinh rẻ mình.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Oan gia ngõ hẹp, gặp hoài là sao?

Quân cờ mới, Obama phá vỡ thế trận của Putin?

>> 'Bắt ông Thắm tác động toàn hệ thống?'
>> Cha truyền con nối và ngăn chặn sự tha hóa
>> Bố là bộ trưởng không có tài sản nhưng con có hàng nghìn tỷ đồng
>> Một nữ sinh viên Việt Nam bị hiếp dâm tập thể ở Malaysia
>> Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền nhiều hơn nữa


Văn Minh
VNN - Mỹ ngày càng đẩy mạnh những biện pháp khó lường để vô hiệu hóa thế mạnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Quân bài chiến lược dầu khí của Nga, vì thế, đang bị lung lay dữ dội.

Ông chủ Kremlin nổi giận

Theo Foxnews, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 24/10 đã có những cáo buộc với giọng điệu gay gắt nhất từ trước đến nay đối với Mỹ. Theo đó, ông Putin cho rằng: “Mỹ phá hỏng trật tự thế giới”; “Mỹ đang làm cho thế giới xuất hiện nhiều khu vực nguy hiểm hơn”.

Phát biểu gần tiếng đồng hồ tại hội nghị của Câu lạc bộ Valdai tại thành phố Sochi của Nga, ông chủ điện Kremlin nhấn mạnh: Sự can thiệp của Mỹ đã làm bùng phát hầu hết các cuộc khủng hoảng gần đây trên thế giới, gồm cả Ukraine và Trung Đông.

Những cáo buộc của ông Putin diễn ra trong bối cảnh phương Tây - dẫn đầu bởi Mỹ - vẫn đang áp dụng hàng loạt các biện pháp trừng phạt đối với Nga mà ông Putin cho rằng “hoàn toàn dại dột” và “không thể ngáng đường Nga phát triển thành một cường quốc kinh tế vững mạnh hơn”.

Truyền thông thế giới gần đây cũng liên tiếp cảnh báo về một nền kinh tế Nga quặt quẹo trong vài năm tới nếu giá dầu mỏ tiếp tục giảm hoặc đứng ở mức thấp như hiện nay. Trong khi, Nga lại phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ. Đây là thách thức rất lớn đối với Tổng thống Vladimir Putin.

Tình trạng tăng trưởng trì trệ, thu nhập thực thế của người dân thấp, dòng vốn liên tục chảy ra nước ngoài, trong khi nguồn thu từ dầu khí bị suy giảm nghiêm trọng... được cho là những vấn đề gây đau đầu Tổng thống Putin. Không những thế, nhiều phân tích cho rằng, ở vào thời điểm hiện tại, rất khó để Nga cắt giảm chi tiêu công cũng như tăng thuế. Cả nước Nga đang sốc lên để thúc đẩy tăng trưởng, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu cũng như đẩy mạnh quan hệ với các đối tác ở phương Đông.

Trên thực tế, có nhiều dấu hiệu cho thấy, Nga đang gặp rất nhiều rắc rối sau các lệnh trừng phạt của phương Tây và những chính sách của Mỹ nhằm vô hiệu hóa sức mạnh của Putin nói riêng và nước Nga nói chung.

Trong khi đó, một vấn đề đáng ngại với ông Putinlà tương lai không mấy tươi sáng về những thế mạnh, những quân át chủ bài mà Nga hiện có.

Mỹ tấn công vào thế mạnh của Nga

Các phân tích gần đây phần lớn đều cho rằng, về dài hạn, giá dầu khí sẽ đi theo hướng tăng. Tuy nhiên, những cuộc cách mạng của Mỹ lại đang chứng minh điều này chưa hẳn đúng.

Trong khoảng 3 tháng gần đây, giá dầu thô trên thế giới bất ngờ liên tục giảm, giảm tới 25%. Nó nằm ngoài dự đoán của nhiều chuyên gia, nhiều chính phủ bởi nền kinh tế thế giới chậm lại nhưng vẫn đang tăng trưởng. Kinh tế Mỹ đang sáng sủa trở lại, trong khi Trung Quốc chứng kiến tăng trưởng quý III cao hơn dự báo, ở mức 7,3%.

Tại sao giá dầu lại giảm mạnh như vậy? Nhu cầu tụt giảm, nguồn cung tăng hay là có nguyên nhân gì khác?. Đã có rất nhiều lý giải, trong đó một điểm đáng chú ý: Mỹ đang chứng kiến nhiều tiến bộ đột phá trong cuộc cách mạng khai thác dầu khí đá phiến, vốn đã được triển khai khoảng 5 năm qua.

Các báo cáo gần đây cho thấy, Mỹ đã vượt Nga trở thành quốc gia có sản lượng khí đốt lớn nhất thế giới. Theo dự báo của Bentek Energy, năm 2014, Mỹ sẽ đạt sản lượng 2.500 tỷ feet khối khí tự nhiên (tương đương 67,9 tỷ feet khối/ngày). Trong nhiều năm qua, sản lượng khí đá phiến của Mỹ tăng trưởng trung bình 50%/năm.

Sản lượng dầu thô trong khi đó cũng tăng trưởng đột phá. Theo trang Thestreet, kể từ năm 2008, nhờ công nghệ nứt vỡ thủy lực (fracking techniques), Mỹ đã tăng sản lượng dầu thô sản xuất nội địa thêm 3 triệu thùng/ngày, lên mức gần 9 triệu thùng/ngày hiện nay.

Trên thực tế, hạ tầng khí đốt của Mỹ còn yếu kém, Mỹ mới đứng thứ 3 về xuất khẩu khí tự nhiên, bằng khoảng 25% Nga. Giá dầu sản xuất bằng công nghệ mới cũng không hề rẻ. Tuy nhiên, những tiến bộ nói trên cho thấy một điều rằng: Về dầu khí đốt, Mỹ có thể là lựa chọn thay thế Nga trong tương lai. Đây được xem là một quân bài để tạo đối trọng về ảnh hưởng toàn cầu với Nga.

Trong cuộc khủng hoảng Ukraine hơn nửa năm qua, Nga có vị thế khá chủ động trong nhiều diễn biến. Gần đây nhất, Ukraine buộc phải chấp nhận mức giá khí đốt 385 USD mà Nga đưa ra nhưng vẫn chưa được cung cấp dầu trở lại do chưa thanh toán khoản nợ hơn 3 tỷ USD.

Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) luôn trong tình trạng lo lắng về những mùa đông băng giá thiếu khí đốt bởi khu vực này vẫn đang phụ thuộc 1/3 nhu cầu khí đốt nhập từ Nga, trong đó một nửa trung chuyển qua Ukraine.

Mặc dù vậy, diễn biến giá dầu giảm sâu trong vài tháng qua, nguồn cung dầu thế giới tăng, cùng với khả năng Mỹ có thể phê chuẩn cho hàng loạt các DN thúc đẩy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng, cho thấy quân bài chiến lược dầu khí của Nga đang bị lung lay. Ông Putin có lẽ cũng lo ngại về sự đảo ngược hoặc thay đổi cán cân quyền lực dầu khí đốt trong tương lai.

Trong khi Mỹ đang không ngừng tăng sản lượng dầu thô và khí đốt nhờ cuộc cách mạng dầu khí đá phiến thì nhiều nước Trung Đông như các nước OPEC cũng sản xuất nhiều dầu hơn, vượt định mức hạn ngạch mà chính họ đề ra. Giá dầu giảm và vị trí thống trị về dầu khí đang lung lay có lẽ là vấn đề lớn đối với Nga. Những giải pháp thuần túy về mặt công nghệ, kỹ thuật của Mỹ đang đánh đúng vào thế mạnh của Nga.


Phần nhận xét hiển thị trên trang