Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

hÌNH NHƯ Ở TA THIẾU NGƯỜI GỎI, CÓ TÂM, CÓ ĐỨC ĐỂ LÀM VIỆC NÀY, BUỒN NHỀ!

Chống tham nhũng: voi, hổ đi săn, chỉ bắt được vài con chuột nhắt

>> Ông Hà Văn Thắm là sân sau của ai?
>> Không có tự trọng, nói miết cũng không ai từ chức
>> Lương, tiền, bộ máy, vòng luẩn quẩn gỡ được không?
>> Người nghèo cũng biết khóc...
>> Việt Nam đang trợ cấp cho… nước ngoài?


Thợ Cạo
Có lẽ hiếm có quốc gia nào có đội ngũ lực lượng chống tham nhũng mạnh mẽ như ở nước ta. Cả hệ thống chính trị Đảng, Chính Phủ và Mặt trận cùng vào cuộc chống tham nhũng. Về cơ quan chuyên môn trực tiếp hoặc gián tiếp chống tham nhũng thì khó có thể kể hết tên. Phía Đảng có Ủy Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, Ủy ban Kiểm tra; phía nhà nước có Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Phòng chống tội phạm, hệ thống các cơ quan tố tụng từ trung ương đến địa phương; phía cơ quan quyền lực, Quốc hội có vai trò giám sát tối cao; phía nhân dân, Mặt trận Tổ Quốc các cấp cũng có vai trò phát hiện, phản biện đấu tranh chống tham nhũng. Quả là cả một đội ngũ trùng trùng điệp điệp. 

Về các văn bản luật pháp, quy định hành chính, nghị quyết của Đảng cũng có cả rừng văn bản luật lệ đủ mọi cấp độ để phòng và chống tham nhũng. Lực lượng đông, quyền lực mạnh, công cụ pháp lý có đầy đủ, ấy vậy mà càng chống tham nhũng càng tăng, càng tham nhũng với mức độ lớn hơn, từ “một bộ phận không nhỏ” không biết đến nay nó đã phát triển đến mức độ nào, cắm rễ sâu đến đâu mà ngay đến người lãnh đạo cao nhất của Đảng cũng phải tuyên bố “ném chuột coi chừng vỡ cái bình quý!”. Như vậy, có thể hiểu chuột đang nằm trong bình quý hoặc nằm lởn vởn quanh đâu đó mới có nguy cơ đáng sợ như vậy!

Chỉ có 1/1000.000 người vi phạm?

Thử khảo sát một số hoạt động cụ thể của công tác phòng chống tham nhũng xem vì sao việc chống tham nhũng không hiệu quả. Trước hết là việc minh bạch công khai tài sản, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2014, Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh cho biết qua tổng hợp kết quả minh bạch tài sản, thu nhập năm 2013 cho thấy có gần một triệu người đã kê khai tài sản, thu nhập. Tuy nhiên chỉ có 5 trường hợp phải xác minh, trong đó có một người xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực. Chỉ mới nghe qua tỉ lệ một trên một triệu người kê khai tài sản bị xử lý kỷ luật cho thấy việc kê khai và xử lý thông tin kê khai này không hiệu nghiệm. Những cơ quan, con người có trách nhiệm quản lý cán bộ, quản lý và xử lý kê khai đã làm không hết trách nhiệm.

Có môt so sánh vui, thử điểm qua một số tài sản khủng của cán bộ do bị trộm “phát hiện” ra và cách xử lý số tài sản này đủ cho thấy điều đó. Thì dụ điển hình là vợ chồng ông Đặng Xuân Thọ - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum và bà Trần Thị Xuân Lan - Trưởng phòng Tổ chức Cục thuế tỉnh Gia Lai. Kẻ trộm phát hiện dưới gầm giường một valy khóa số, bên trong có nhiều vàng thẻ đóng gói thành dây bọc trong túi nilon, nhiều nhẫn vàng, bông tai, lắc vàng, dây chuyền vàng... Tổng số tài sản do nhóm trộm lấy tại nhà ông Thọ khoảng 2,792 tỷ đồng, Nhóm trộm bị kêu án tù nhưng về phía người bị trộm không nghe thấy phải giải trình gì về số tài sản này. Tương tự như vậy, nhà Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn cũng bị trộm khoắng trên môt tỉ đồng, ông Phạm Minh Tú, Trưởng Ban quản lý dự án huyện Đông Hải (Bạc Liêu), ở thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai (Bạc Liêu) bị lấy trộm tài sản với trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng trong két sắt… Xem ra bọn trộm đã nắm được tài sản cán bộ tốt hơn nhiều so với cơ quan chức năng.

Bị tố giác xác minh xử lý quá chậm

Việc phát hiện tài sản bất minh của người và cơ quan quản lý quá mù mờ đã đành, thế nhưng đối với các trường hợp đã được báo chí tố cáo thì việc kiểm tra xử lý lại càng quá chậm. Thí dụ điển hình là từ tháng 3/2014, báo Người Cao Tuổi đã có loạt bài phản ánh  khối "tài sản nổi" của ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng TTCP đếm sơ sơ cũng lên tới sáu cái bất động sản (ba nhà đất ở Bến Tre và ba nhà đất ở TP HCM), trong đó có hai tài sản khủng là căn biệt thự rộng 30.000 m2 ở Sơn Đông và một bất động sản ở Khu Đô thị 5 sao Phú Mỹ Hưng. Riêng căn nhà đất tại Phú Mỹ Hưng cũng lên tới 3 - 4 triệu USD, thì tổng số "của nổi" của ông Truyền phải chục triệu USD. Ông Truyền đã lý giải loanh quanh trong đó có cho rằng một phần tài sản là của người em nuôi làm doanh nghiệp cho tặng. Luật sư Phạm Công Út (Đoàn Luật sư TP HCM), cho rằng, với một người có chức vụ cao trong bộ máy thanh tra Chính phủ mà “kết nghĩa” và được quà tặng có giá trị đặc biệt lớn là điều bất bình thường, có thể xem điều đó có dấu hiệu vi phạm luật Phòng, chống tham nhũng, thậm chí vi phạm pháp luật hình sự. Nếu em kết nghĩa tặng quà với giá trị rất lớn, đặc biệt lớn, nhưng hoàn toàn không có mối quan hệ về lợi ích liên quan đến hoạt động công vụ của ông Truyền thì ông Truyền vẫn phải có nghĩa vụ kê khai thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức,
Thế nhưng từ đó đến nay đã hơn sáu tháng, việc xác minh tài sản của ông Trần Văn Truyền vẫn chưa có kết quả. Mới đây, ông Trần Đức Lượng Phó Thanh tra chính phủ cho biết Ban Bí thư đã giao cho Ủy ban Kiểm tra trung ương làm rõ nội dung này. Đến nay, TTCP chưa nhận được kết quả. Sáu tháng vẫn chưa xác minh xong tài sản chỉ một cá nhân đã được tố cáo công khai thì tiến độ công việc này quả là chậm chạp đạt kỷ lục.

8000 cuộc thanh tra, chỉ xử lý 48 người

Cũng theo báo cáo của Thanh Tra, từ đầu năm đến nay, cả nước đã tiến hành gần 8.000 cuộc thanh tra hành chính và 190.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành... Chỉ đọc mấy con số trên, có thể đã thấy một kỉ lục về tinh thần chống tham nhũng hào hùng, khẩn trương, quyết liệt của lực lượng thanh tra cả nước. Bởi từ đầu năm đến nay (ngày 20/10) mà có đến những 198.000 cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính và chuyên ngành. Tức là quãng 20.000 cuộc thanh, kiểm tra mỗi tháng và cũng tức là mỗi ngày có khoảng... 700 cuộc thanh, kiểm tra tính cả thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ. Tuy nhiên, báo cáo còn cho thấy một “kỉ lục” khác, đó là cả năm 2014 chỉ có 48 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xử lý, trong đó chỉ có 3 người bị xử lý hình sự.

Giống như chống tham nhũng thuê cho Nhật

Đó là việc tham nhũng bị tố cáo trong nước, những hành vi tham nhũng bị phát giác và tố cáo ở nước ngoài thì việc xử lý còn chậm chạp nhiêu khê hơn nhiều thậm chí là chừng như có cả những động thái bao che bênh vực. Điển hình là vụ Đại lộ Đông Tây ở TPHCM, khi phía Nhật đã truy tố bắt giam và công bố công khai việc này trước dư luận quốc tế thì phía ta còn có tuyên bố ngược lại. Phải đến lúc phía Nhật cắt viện trợ ODA vụ án mới được xem xét.Mặc dù vụ án xảy ra ở Việt Nam, kẻ nhận hối lộ là Huỳnh Ngọc Sỹ và đồng phạm là người Việt Nam nhưng các cơ quan chức năng vẫn khoanh tay chờ phía Nhật cung cấp hồ sơ. Đến khi có được hồ sơ lại than hồ sơ quá nhiều không có tiền để thuê dịch thuật. Gần đây nhất là vụ nhận hối lộ của Tổng Công Ty đường sắt, phía Nhật cũng là người phát hiện, công bố và cung cấp hồ sơ, còn phía ta các bản kiểm điểm của các quan chức vi phạm đều cho rằng mình trong sạch. Cách làm thờ ơ này chừng như ta đang chống tham nhũng thuê cho Nhật Bản chứ không phải chống cho ta.

Lý giải về nguyên nhân chậm chạp và không hiệu quả này, ông Phí Ngọc Tuyển, Phó Cục trưởng Cục chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho rằng “Chúng ta trải qua thời kỳ hoàn thiện chính sách từ năm 2007 đến nay và đã nhiều lần sửa đổi quy định về kê khai tài sản, thu nhập. Các lần sửa đổi ấy đều hướng đến giải quyết bài toán làm sao để khai được trung thực, khách quan. Thực tế hiện nay TTCP được Chính phủ giao tiếp tục nghiên cứu các biện pháp để đảm bảo việc kê khai tài sản trung thực”. Nói cách khác hơn là chúng ta đã có bảy năm nghiên cứu ban hành và sửa đổi chính sách rồi nhưng vẫn chưa phù hợp. Sắp tới sẽ còn nghiên cứu tiếp nhưng nghiên cứu đến bao giờ thì chưa biết được.

Thời gian soạn thảo chính sách, kiểm tra xác minh từng vụ việc chậm chạp kéo dài từ năm này qua năm khác mà không có điểm dừng làm cho người dân băn khoăn liệu các cơ quan trách nhiệm có muốn chống tham nhũng thật hay không? Đàn voi, hổ, chó săn ấy có thật lòng muốn săn tham nhũng thật hay là để cho những con voi tham nhũng đi qua lỗ kim và chỉ bắt những con chuột lắc.

Trong khi chúng ta mất thời gian ngắc ngứ cân nhắc hàng tháng, hàng năm trời với những tài sản bất minh hàng triệu đô la thì hai vị nữ bộ trưởng của Nhật đã nhanh chóng từ chức sau khi bị tố giác thâm lạm một số tiền trong quỹ bầu cử để mua mỹ phẩm. Ông Bộ trưởng Kinh tế mới lên thay có hai ngày đã lung lay chỉ vì số tiền hơn 130 Euro mà nhân viên của ông đã thanh toán cho dịch vụ sex. Chấn động này không chỉ ảnh hưởng đến an toàn của ông Bộ trưởng mà còn tác động đến chỉ số tín nhiệm của người dân đến Thủ tướng Nhật.

Phải chăng chính sự nghiêm khắc đối với các quan chức cao cấp chính là động lực để sự minh bạch, chống tham nhũng trở nên hữu hiệu ở cả quốc gia? Chống tham nhũng phải bắt đầu và tập trung vào những người nắm quyền lực cao nhất của quốc gia. Kinh nghiệm từ Trung Quốc cho thấy muốn chống tham nhũng phải diệt hổ chứ không chỉ diệt ruồi.

Nguồn: Người đồng bằng
Phần nhận xét hiển thị trên trang

PHẢN ĐỐI RFA ĐƯA TIN NÀY: “2015 xơi hết rồi thì 2016 lấy gì mà đầu tư phát triển, tôi thấy ngân sách xấu lắm rồi, thứ nhất, thu được đồng nào đem xài hết, thứ hai là hãm đầu tư và thứ ba là cứ vay thêm ào ào, như thế thứ nhất là không phát triển được đất nước, hai là trả nợ không được thì đến ngày là sụp chứ còn gì?”

Khi chính phủ không còn tiền để đầu tư

000_Hkg10110465.jpg
Nạn kẹt xe trong giờ cao điểm ở Hà Nội do đường phố quá chật hẹp. Ảnh chụp hôm 21/10/2014. AFP photo
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
Chưa bao giờ công luận lại quan tâm đến hiệu quả đồng vốn vay của Việt Nam như hiện nay, bởi tiền vay dành cho đầu tư phát triển thì quá thấp, trong khi vốn vay về lại dùng để trả nợ quá cao. Nghịch lý trên vẫn tồn tại nhiều năm qua, vì sao?
Nợ công tăng quá nhanh
Tại kỳ họp quốc hội thứ 8 đang diễn ra, một trong những nỗi lo được các cử tri tập trung bàn thảo là nợ công, hiệu quả đồng vốn vay và khả năng trả nợ của Chính phủ. Không phải ngẫu nhiên, ngay trong diễn văn khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận “nợ công của Việt Nam tăng nhanh” để khẳng định sự khó khăn mà chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt trong thời gian sắp tới trước hết là sức ép trả lãi, trả nợ, sau đó là những hệ lụy vì đầu tư phát triển không đủ tiền. Thậm chí, đại diện của Ủy tài chính – ngân sách Quốc hội Trần Quang Chiểu không ngần ngại chỉ ra nhiệm vụ quan trọng của năm 2015 là “tập trung vào trả nợ.”
Rõ ràng nếu nhiệm vụ quan trọng chỉ là “tập trung” vào “trả nợ” thì làm sao Việt Nam có thể thực thi được những dự án đầu tư phát triển, những kế hoạch tăng trưởng hay các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang tiến gần. Không những vậy, các khoản nợ công của Việt Nam lại đang bị đánh giá là có độ rủi ro cao hơn các nước trong khu vực.
Phân tích về điều này, T.S Lê Xuân Nghĩa đưa ra 3 nguyên nhân cơ bản: thứ nhất, hiệu quả của đầu tư từ nợ công rất thấp, thứ hai, tỷ lệ trả nợ hàng năm trên tổng thu ngân sách rất cao chiếm 25% và thứ ba, kỳ hạn bình quân các khoản vay của Việt Nam rất ngắn, dẫn đến lãi phải trả cao hơn. Được biết, trong phiên họp chiều 20/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết Chính phủ đề nghị giữ mức bội chi ngân sách năm 2014 bằng 5,3% GDP để có được 224.000 tỉ đồng nhằm trả nợ ngân sách nhà nước.
Hiện nay mỗi người dân Việt Nam phải chịu 900 USD/ đầu người nợ công; với thu nhập quốc dân tương đối bé với ngân sách thâm hụt rất lớn tình hình kinh tế vô cùng khó khăn.
- T.S Ngô Trí Long
Trong một lần trả lời phỏng vấn với chúng tôi gần đây về gánh nặng nợ công, T.S Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế độc lập từ Hà Nội không khỏi băn khoăn:
Hiện nay mỗi người dân Việt Nam phải chịu 900 USD/ đầu người nợ công; với thu nhập quốc dân tương đối bé với ngân sách thâm hụt rất lớn tình hình kinh tế vô cùng khó khăn; nợ công có xu hướng gia tăng, năng suất không có hiệu quả. Cho nên đó chính là những băn khoăn những khó khăn lớn nhất. Vấn đề ở đây không phải là biểu hiện của con số mà khả năng trả nợ cũng như tốc độ nợ có xu hướng tăng quá nhanh. Đây chính là sự lo lắng và cũng là sự bất cập của vấn đề nợ công hiện nay.
Những khoản nợ mà T.S Ngô Trí Long gọi bằng cái tên “lo lắng” và “bất cập ấy” nếu qui đổi ra con số sẽ khiến người ta quá bất ngờ, bởi đồng hồ nợ công do tạp chí Times công bố, tổng nợ công của VN vào ngày 1/10/2014 là gần 85 tỉ đô la, mỗi người dân Việt phải gánh hơn 930 đô la.
Tuy nhiên, điều đáng nói không phải chỉ ở số nợ mà Việt Nam đang oằn lưng gánh, mà lại chính là ở khả năng Chính phủ sẽ trả nợ thế nào trong thời gian sắp tới. Bản thân chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng từng nhấn mạnh “Quốc hội nhận thấy an ninh về nợ công bị đe dọa do cơ cấu của nợ công, do nguồn để trả nợ công thiếu cân đối, do bội chi và vay thêm để trả nợ công.” Không “đe dọa” sao được khi ngân sách Nhà nước có “cơ cấu rất xấu” chiếm tới 72% là các khoản chi thường xuyên, trong khi đó, chưa đầy 30% còn lại là để trả nợ và đầu tư phát triển.
Không đủ khả năng trả nợ
Nhận xét về mối nguy hại này, T.S Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương phân tích:
Chi thường xuyên của ngân sách chiếm đến 72% tổng số chi, như vậy, chỉ còn lại 28%, mà 25% sẽ phải chi để trả nợ, như vậy, chỉ còn 3% để đầu tư, đây là điều hết sức đáng lo ngại, nếu như vậy, nền kinh tế Việt Nam sẽ không thể công nghiệp hóa được và Việt Nam sẽ phải có những biện pháp để giảm những khoản chi thường xuyên.
Con số chỉ còn 3% dành cho đầu tư phát triển mà T.S Lê Đăng Doanh vừa cảnh báo hẳn đã phản ánh đúng thực trạng những gì mà đại biểu Trần Du Lịch của đoàn đại biểu TPHCM ngán ngẩm khi nhìn vào bức tranh ảm đạm của nền kinh tế Việt Nam, ông phát biểu: “kinh tế vẫn quá yếu, như người đi cà rề, cà rề, khỏe không ra khỏe, bệnh không ra bệnh, đọc tất cả báo cáo thì không thấy có quyết sách gì đột phá.”
Chi thường xuyên của ngân sách chiếm đến 72% tổng số chi, như vậy, chỉ còn lại 28%, mà 25% sẽ phải chi để trả nợ, như vậy, chỉ còn 3% để đầu tư, đây là điều hết sức đáng lo ngại...
- T.S Lê Đăng Doanh
Đột phá sao được khi mà “nhiều chính sách ra đời không thực hiện được chỉ vì không có tiền,” đó là nhận xét của bộ trưởng bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh khi đề nghị “Việt Nam cần chính sách mới để phát triển.” Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng “chưa bao giờ tiền dành cho đầu tư phát triển tại Việt Nam lại ở mức thấp như vậy, chỉ ở khoảng 17% tổng chi”, ông chỉ ra 3 nguyên tắc trụ cột của kinh tế trong chi ngân sách đang bị vi phạm, đó là: tăng chi ở VN cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động, tốc độ tăng cho chi an sinh xã hội cao hơn tốc độ tăng thu ngân sách và cuối cùng, tốc độ tăng chi thường xuyên cao hơn tốc độ tăng chi cho đầu tư phát triển.
Ngưỡng an toàn của nợ công là 65% GDP mà Quốc hội VN đề ra, theo tính toán, đến hết 2015 nợ công dự báo sẽ lên đến 64%, nhưng thực chất con số này còn cao hơn rất nhiều nếu bao gồm cả các khoản nợ của doanh nghiệp Nhà nước mà Chính phủ đứng ra bảo lãnh:
Đáng lo ngại là số nợ công mà bộ Tài Chính công bố lại không gồm nợ của doanh nghiệp Nhà nước, mà nợ của doanh nghiệp Nhà nước không trả được cũng phải do Nhà nước trả, nghĩa là cũng sẽ trở thành nợ công, đây là một tình huống rất phức tạp, nếu tính cả số nợ của doanh nghiệp Nhà nước cộng vào thì số nợ công của Việt Nam hiện nay đã lên đến mức trên 105% của GDP và đó là một tỉ lệ quá cao.
Nếu đơn giản sử dụng con số chính thức được công bố là 65% thì nghĩa là trong tương lai gần Việt Nam không còn đủ khả năng trả nợ, chứ đừng nói đến đầu tư phát triển.
Chúng tôi xin được trích nguyên văn phát biểu của chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng mới đây để làm lời kết: “2015 xơi hết rồi thì 2016 lấy gì mà đầu tư phát triển, tôi thấy ngân sách xấu lắm rồi, thứ nhất, thu được đồng nào đem xài hết, thứ hai là hãm đầu tư và thứ ba là cứ vay thêm ào ào, như thế thứ nhất là không phát triển được đất nước, hai là trả nợ không được thì đến ngày là sụp chứ còn gì?”
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ý kiến tỉnh ủy Hà Tĩnh bị phớt lờ..Người Tàu vẫn cứ làm theo ý họ. Thử hỏi chủ quyền quốc gioa có nghĩa gì?

Đại biểu Quốc hội phản đối xây miếu trong Formosa Hà Tĩnh

"Tôi không đồng tình việc xây miếu vì công trình văn hóa trên đất nước nào cũng cần tuân theo quy định chung", ông Dương Trung Quốc thẳng thắn nói.
Đề cập việc Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) xây dựng miếu thờ trong dự án khu liên hợp gang thép, sáng 24/10, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng, tôn trọng đời sống tâm linh nhưng phải phân biệt giữa người nước ngoài cư trú lâu dài với lao động có thời hạn. Nếu chính quyền cho phép xây dựng thì phải có quy chế, tránh phát sinh hiện tượng tương tự ở nhiều nơi, gây hậu quả khôn lường.
"Chúng ta không cản trở tâm linh song người Trung Quốc cần hành xử, coi trọng chủ quyền Việt Nam. Tôi không đồng tình việc xây miếu vì công trình văn hóa trên đất nước nào cũng cần tuân theo quy định chung", ông Dương Trung Quốc thẳng thắn nói.
mieu-tho-5765-1414131494.jpg
Miếu thờ trong Formosa Hà Tĩnh đã hoàn tất phần thô. Ảnh: GTVT.
Theo đại biểu Dương Trung Quốc, chúng ta thu hút đầu tư nước ngoài song không phải bằng mọi giá. Tỉnh Hà Tĩnh cần phải lấy ý kiến của các ngành chức năng về vấn đề này.
"Có một số người Hoa lao động ở đây, chúng ta tôn trọng tín ngưỡng của họ nhưng không nhất thiết phải xây dựng miếu mạo, đền chùa. Thử hỏi nếu cộng đồng người Việt sinh sống ở Trung Quốc cũng đưa ra đòi hỏi tương tự thì chính phủ Trung Quốc sẽ xử lý như thế nào?", ông Dương Trung Quốc bày tỏ.
Ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng đồng tình với ý kiến trên; đồng thời cho rằng chính quyền, ngành văn hóa phải vào cuộc cùng xem xét việc xây dựng miếu thờ tại Formosa Hà Tĩnh. 
"Để một nhà đầu tư xây miếu thờ trên đất Việt Nam thì phải nghiên cứu thận trọng. Tôi nghĩ nhà đầu tư nào cũng phải tuân thủ các quy định trên đất nước Việt Nam, nhất là công trình văn hóa", ông Lê Như Tiến nói.
Từ tháng 6, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) đã đề xuất xây dựng miếu thờ trong dự án, với nội dung: “Để an ủi phần nào tâm linh của người dân quanh vùng và nhân viên trong khu vực nhà máy, Công ty FHS quy hoạch xây dựng miếu thờ ở phía trước bên phải tòa nhà hành chính và phía trước bên phải khu nhà 9 tầng. Diện tích miếu thờ khoảng 18 m2; chiều rộng 3,6 m; chiều dài 5,1 m; cao 4,5 m”.
Ngày 11/7, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ra thông báo không đồng ý đề xuất xây miếu thờ trong dự án của Formosa và yêu cầu các sở ban ngành cấp tỉnh và huyện Kỳ Anh làm việc để dừng việc xây miếu; đồng thời kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nội dung trên và báo cáo Thường trực Tỉnh ủy.
Tuy nhiên, phía Formosa vẫn không tôn trọng ý kiến của các cơ quan chức năng địa phương, tiếp tục xây miếu thờ trong dự án và đã hoàn tất phần thô.
Theo báo cáo của Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh, đến tháng 9/2014, tổng số lao động nước ngoài tại Khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là 5.321 người, trong đó lao động Trung Quốc là 3.680 người. Trước khi xảy ra vụ xô xát vào tháng 5, tổng lượng lao động làm việc tại Formosa là khoảng 26.000 người, trong đó số lượng lao động Trung Quốc là gần 5.000 người.
Đoàn Loan



















































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phức nhề!

Báo Nhật: Kim Jong-un ra mật lệnh Trung Quốc là kẻ thù nghìn năm của Triều Tiên

Yên Yên (Tổng hợp),Theo Người đưa tin/ Tin mới
Ảnh bên:Theo tờ báo của Nhật, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra mật lệnh coi Nhật Bản là kẻ thù trăm năm, Trung Quốc là kẻ thù nghìn năm

Tờ Sankei Shimbun của Nhật tiết lộ, trong mật lệnh gửi cho các quan chức thuộc khối tuyên truyền, ông Kim Jong-un xác định Nhật là kẻ thù trăm năm, còn Trung Quốc là kẻ thù ngàn năm của Triều Tiên.

Tái xuất sau 40 ngày vắng mặt, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có những điều chỉnh trong chính sách và mệnh lệnh. Tờ Đại Công báo của Hong Kong cho biết, trong quãng thời gian vắng mặt, Kim Jong-un đã tiến hành thanh trừng 12 quan chức cấp cao trong đảng cầm quyền. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo này còn đặc biệt tiến hành tăng cường tuyên truyền "giáo dục tư tưởng" của quan chức Triều Tiên đối với Nhật Bản và Trung Quốc.

Theo đó, quan chức các cấp ở Bình Nhưỡng đã nhận được “chỉ thị” của lãnh đạo Kim Jong-un chỉ ra “Nhật Bản là kẻ thù trăm năm, Trung Quốc là kẻ thù nghìn năm”. Tân Hoa xã đánh giá đây là động thái đẩy mạnh giáo dục tư tưởng nhằm củng cố vị thế của ông Kim tại Triều Tiên.

 Theo tờ báo này, rất khó khăn để giải mã thái độ của Kim Jong-un đối với Trung Quốc kể từ khi ông nhậm chức cách đây 3 năm. Kể từ khi ông Kim Jong-un trở thành lãnh đạo tối cao của Triều Tiên đến nay, quan hệ Trung – Triều đã trở nên lạnh nhạt một cách rõ rệt. Thay vì bó buộc mối quan hệ với Trung Quốc như trước kia, gần đây Triều Tiên đã tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng và trên thế giới. Điều này cho thấy nước này đang cố gắng để tránh quá phụ thuộc vào Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi lên nhậm chức cũng duy trì liên minh ở mức "không rõ ràng" với Kim Jong-un. Cho đến giờ, ông Tập Cận Bình vẫn chưa hề đến thăm viếng Triều Tiên trên tư cách người đứng đầu nhà nước Trung Quốc. Những gì gọi là sự quan tâm của ông Tập với Kim Jong-un chỉ là gửi điện mừng vào ngày Quốc khánh của Triều Tiên mỗi năm.

Không những vậy, ông Tập Cận Bình còn làm Triều Tiên cảm thấy phẫn nộ khi ghé thăm Hàn Quốc hồi tháng 7 và có những phát biểu đầy "tình cảm" với Seoul. Việc ông Kim Jong-un xử tử dượng Jang Sung-taek hồi năm ngoái cũng là nhát cắt khiến cho quan hệ giữa 2 nước càng căng thẳng, vì ông Jang là người chủ trương theo đường lối thân Bắc Kinh.

Bài báo của Nhật trích dẫn nguồn tin nội bộ tiết lộ, vụ xử tử hôm mùng 6 được diễn ra tại trường bắn của Học viện quân đội tổng hợp Gang Gon. Theo đó, lực lượng cảnh sát mật của Bộ bảo vệ an toàn quốc gia Triều Tiên đã tử hình 10 người, trong đó có 3 quan chức thuộc đảng Lao động nước này. Ngày 11/10, đã có thêm 2 thư ký cao cấp của đảng này bị hành quyết.
Hình ảnh Báo Nhật: Kim Jong-un ra mật lệnh Trung Quốc là kẻ thù nghìn năm của Triều Tiên số 3

Chuyến thăm Seoul của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khiến Bình Nhưỡng hết sức phẫn nộ

Sankei cũng đánh giá, phương thức hành động lần này của Triều Tiên cũng giống với vụ thanh trừng ông Jang Song-thaek hồi tháng 12 năm ngoái. Đồng thời tội danh của những nhân vật bị xử tử được cho là giống với ông Jang.

Bài báo này cũng nói rằng, gần đây Triều Tiên đã mua số lượng lớn thiết bị nghe lén từ Đức, nhằm thực hiện mục đích kiểm soát quan chức nước này ở phạm vi rộng hơn, củng cố vị thế của cấp lãnh đạo.
Cựu chuyên gia về Trung Quốc tại Bộ Ngoại giao Mỹ là John Tkacik cho rằng, bất đồng giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng thể hiện rõ hơn trong các cuộc thanh trừng chính trị tại Trung Quốc, chẳng hạn như việc loại bỏ ông Chu Vĩnh Khang và lãnh đạo quân đội Từ Tài Hậu. Hai người này đều thân Triều Tiên.

Còn Triều Tiên lại hành quyết ông Jang Song-thaek, nhân vật quyền lực thứ hai đất nước, cũng là cầu nối trong quan hệ với Trung Quốc. Việc này đã làm hạ thấp dần quan hệ đôi bên.

Hồi đầu tháng 6, trang tin News Focus International đưa tin, vào cuối tháng 4, Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên ban hành một sắc lệnh nội bộ yêu cầu các quan chức nước này từ bỏ "giấc mơ Trung Quốc".

“Trước đây, Trung Quốc là một người bạn cách mạng của Triều Tiên… Nhưng ngày nay, Trung Quốc đã trở nên ích kỷ, theo đuổi cải cách và mở cửa, bởi thế đặt các giá trị vật chất lên trên ý thức hệ”, sắc lệnh trên có đoạn viết.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trong vời biển cả?

Làm sao để vùng vẫy trong hồ lớn

Phạm Chi Lan/ Tia sáng
Trong khi AEC đang đến rất gần, nhiều doanh nghiệp từ các nước ASEAN đang rầm rộ đổ bộ vào Việt Nam, thì phần lớn các cơ quan nhà nước lẫn doanh nghiệp Việt Nam đều có vẻ chưa biết lo giữ lấy sân nhà, cũng chưa biết đi tìm cơ hội ở các thị trường bạn.

Với bốn trụ cột - thị trường thống nhất, không gian sản xuất chung; khu vực kinh tế cạnh tranh cao; khu vực phát triển kinh tế cân bằng; và hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu -, AEC sẽ thiết lập nền tảng cho sự tự do dịch chuyển của tất cả các nhân tố sản xuất quan trọng - hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có kỹ thuật và dòng vốn trong nội bộ khối.

Với qui mô GDP năm 2013 tổng cộng khoảng 2.400 tỉ USD, nếu là một quốc gia, AEC sẽ là nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế giới. Dân số trên 600 triệu người của AEC lớn hơn qui mô dân số của Liên minh châu Âu hoặc Mỹ, và chỉ đứng thứ ba trên thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ. Cơ cấu dân số trẻ, mức tăng năng suất lao động khá tốt, trạng thái kinh tế vĩ mô tương đối ổn định của ASEAN trong những năm qua cũng tạo niềm tin đối với khối này, đặc biệt về triển vọng của các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, thị trường bán lẻ, dịch vụ thông tin và viễn thông, dịch vụ du lịch, giao thông vận tải…

Về thương mại, ASEAN là một thị trường tiêu thụ rộng lớn đầy tiềm năng, nhờ tốc độ giảm nghèo và tăng thu nhập khá cao, tốc độ đô thị hóa nhanh, tính đa dạng của dân cư và khả năng tiếp cận với xu hướng hiện đại trong tiêu dùng. ASEAN đang là khu vực xuất khẩu lớn thứ tư của thương mại toàn cầu, chỉ sau EU, khu vực Bắc Mỹ và Trung Quốc-Hồng Kông. Thương mại nội vùng giữa các nước ASEAN hiện nay chỉ chiếm khoảng 25% tổng thương mại của khối, nhưng có triển vọng tăng cao hơn khi AEC hình thành, và sẽ đặc biệt lớn khi RCEP tức ASEAN+6 ra đời, biến cả khu vực thành một thị trường siêu lớn với GDP 21.000 tỉ USD và chiếm khoảng 30% tổng thương mại toàn cầu. Về đầu tư, ASEAN cộng lại đang đứng thứ bảy thế giới về mức thu hút các công ty lớn trên toàn cầu, với 227 công ty có doanh thu trên 1 tỉ USD/năm hoạt động ở khu vực và tỉ lệ 38% các vụ IPO của toàn châu Á. Mong muốn tạo thêm việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu của các ngành kinh tế và hướng tới thịnh vượng cũng tạo nên nhu cầu lớn trong AEC về phát triển con người, công nghệ và hạ tầng, mở thêm những cơ hội hợp tác rộng lớn trong và ngoài khối trên các lĩnh vực này.

Tất nhiên, trước mắt ASEAN cũng còn rất nhiều việc phải làm để tiếp tục loại bỏ hàng rào thuế quan, cải cách để AEC trở thành khu vực đầu tư hấp dẫn và giảm khoảng cách giữa hai khối ASEAN-6 và ASEAN-4. Sau năm 2015, AEC sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp để hướng đến một nền kinh tế chung tốt nhất về mặt thể chế và có khả năng phản ứng nhanh, đối phó tốt với những biến động kinh tế toàn cầu và biến đổi khí hậu…

Một AEC như vậy chắc chắn vừa là cơ hội to lớn, vừa là thách thức nặng nề của Việt Nam. Không ít báo cáo, thuyết trình của các chuyên gia đã vạch ra những cơ hội, thách thức đó cũng như các giải pháp cần thiết, đặc biệt cho doanh nghiệp. Chi tiết có thể khác nhau, nhưng những khuyến cáo này đều xoay quanh các vấn đề: xuất phát từ một nền kinh tế phát triển thấp hơn, các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung sẽ phải đương đầu với sức ép cạnh tranh lớn, trong khi lại yếu hơn các doanh nghiệp ASEAN về qui mô vốn, về năng lực thiết bị, trình độ công nghệ, kỹ năng quản lý và lao động, cũng như chưa có tầm nhìn, chiến lược kinh doanh hợp lý. Để đối phó với thách thức và nắm bắt những cơ hội về xuất khẩu, đầu tư trong AEC, việc tự cải thiện năng lực của mình, đồng thời tận dụng những thuận lợi trong cơ chế nội bộ của AEC, tăng cường hợp tác, tham gia liên kết trong các chuỗi cung ứng… là điều rõ ràng các doanh nghiệp phải làm.

Nhìn rộng hơn trong phạm vi cả nền kinh tế, có nhiều điều đáng suy nghĩ hơn về Việt Nam với AEC. Tham gia ASEAN đã 20 năm, nhưng đến nay Việt Nam vẫn nằm trong nhóm bốn nước kém phát triển của khối. Khoảng cách phát triển giữa Việt Nam với ASEAN-6 thì rộng ra, trong khi với ba thành viên khác của ASEAN-4 thì hẹp lại, thậm chí đã có lời cảnh báo Việt Nam có thể sẽ thua ba nước này về thu nhập bình quân đầu người trong vài năm nữa. Việc thực hiện ba đột phá chiến lược (cải cách thể chế, phát triển hạ tầng và nguồn nhân lực) và tái cơ cấu nền kinh tế - những việc cấp bách nhất để đưa nền kinh tế đi lên - diễn ra rất chậm chạp.

Trong khi AEC đang đến rất gần, nhiều doanh nghiệp từ các nước ASEAN đang rầm rộ đổ bộ vào Việt Nam, thì phần lớn các cơ quan nhà nước lẫn doanh nghiệp Việt Nam đều có vẻ chưa biết lo giữ lấy sân nhà, cũng chưa biết đi tìm cơ hội ở các thị trường bạn, mà cứ mải mê chờ hoàn thành các đàm phán hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới” như FTA với EU hay TPP! Phải chăng ta “điếc không sợ súng”, hay bị cái bệnh thích hoành tráng cuốn vào giấc mơ ra biển lớn mà quên đi việc tập bơi để khỏi đuối nước ngay tại ao làng? Hãy tỉnh dậy đi, bởi không mạnh lên để trụ nổi trong ao làng, để vùng vẫy được trong cái hồ AEC thì khó ra biển lớn lắm!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

XEM ẢNH VÀ CẢM NHẬN ( của một cụ cựu phóng tinh )

BBB - .XEM ẢNH VÀ CẢM NHẬN

Có lẽ đa số trong chúng ta đã được trực tiếp hoặc gián tiếp (qua TV, mạng...) ngắm "dung nhan" của tòa nhà QH vừa mới "bóc tem" trên mảnh đất Thăng Long. Chúng ta đã được đọc rất nhiều bài ca ngợi về quy hoạch và kiến trúc... của nó. Ngoài ý nghĩa chính trị, lịch sử, phong thủy, tâm linh ...ra (Cái này chưa bàn ở đây). Nào là đẹp, hiện đại, đảm bảo công năng sử dụng....
Một đất nước nợ công còn "ngất ngưởng" mà vẫn cho xây... (Trong khi ta hiện nay chưa thiếu chỗ họp).  Nhiều người đã nêu câu hỏi: Sau khi các "cụ" đảng cử dân bầu hiện nay về... thì ai sẽ trả? và lấy gì mà trả cho món nợ xây "tòa lâu đài 
hoành tráng" này và hàng trăm món nợ khổng lồ, do đầu tư không đúng chỗ, do làm ăn vô trách nhiệm, do lãng phí, tham nhũng, do lợi ích nhóm, do "bệnh hoành tráng-sĩ diện hão"... gây ra?.
Thực ra ở đây tôi không muốn bàn đến "chuyện ấy"nữa, lại làm các Cụ bức xúc. 

Ở đây tôi muốn các Cụ thấy một "chuyện lạ có thật" ở tòa nhà QH (Xây dựng tốn quá nhiều tiền của Dân, lại qua rất nhiều cấp "phê"... duyệt ) mà đến nỗi ... "vẫn bố trí" chỗ cho phóng viên ngồi bệt dưới đất mà ... tác nghiệp, mà "phóng... sự".
Nhìn thật là "cám cảnh"..., đến ngay vị ĐBQH và một nhà văn đã phải công khai phát biểu.
Tôi nghĩ rằng, khi nhìn thấy cảnh này; cụ Nhà báo CM Calathau và các Cụ Làng ta cũng có không ít ý kiến và cảm xúc sẽ ... "trào dâng!".


Phóng viên phải ngồi dưới sàn tường thuật họp quốc hội

Đại biểu QH (Tp HCM) Trần Du Lịch - (tuoitre.vn)


TT- Nhìn thấy cảnh các phóng viên không có chỗ ngồi, phải ngồi bệt trên sàn để tác nghiệp trong buổi thảo luận tổ ngày 21-10, nói thật là tôi thấy rất phản cảm. 
Phóng viên ngồi bệt xuống sàn để tác nghiệp - Ảnh: V.Sự
Tôi đã nhờ các bạn phóng viên chụp hình, ghi lại những cảnh này để đề xuất lên Văn phòng Quốc hội tạo điều kiện cho phóng viên tác nghiệp tốt hơn.
Nhiều phòng họp của tòa nhà Quốc hội mới rất hiện đại, đẹp nhưng quy mô hẹp quá. Ðặc biệt là khi thảo luận ở tổ, những đoàn đại biểu như đoàn TP.HCM, phóng viên tập trung rất đông, dẫn đến không đủ chỗ ngồi và phóng viên phải tìm mọi ngóc ngách để có thể tác nghiệp.
Tôi đề nghị phải bố trí thêm các ghế nhỏ đặt xung quanh cho phóng viên. Ðại biểu Quốc hội ngồi họp trên ghế, còn phóng viên ngồi tác nghiệp dưới đất nhìn lên thì tôi thấy không ổn chút nào.
Thông qua báo chí phản ánh những ngày đầu tiên của kỳ họp này, tôi cũng được biết có gần 400 phóng viên đưa tin ở Quốc hội nhưng chỉ có 40 thẻ sự kiện để phát cho phóng viên vào hành lang hội trường giờ giải lao để tiếp cận đại biểu mỗi ngày.
Hành lang của Quốc hội cũng hẹp nên không đủ chỗ để các phóng viên vào cùng lúc để phỏng vấn đại biểu.
Quốc hội phải tạo điều kiện cho báo chí hoạt động, điều này rất quan trọng, vì đây là cầu nối giữa Quốc hội với cử tri.
Nếu báo chí bị hạn chế điều kiện tác nghiệp thì hoạt động của đại biểu, chính kiến của đại biểu vì thế cũng sẽ ít được phản ánh đến cử tri hơn.
Trích dẫn bài viết của Nhà văn Võ Thị Hảo
Phóng viên ngồi bệt chầu …chân ghế QH
Hình ảnh những phóng viên phải ngồi bệt dưới đất ngửa cổ “chầu” lên chân ghế các vị đại biểu quốc hội(ĐBQH) đang họp đã khiến nhiều người phẫn nộ.
ĐBQH ngự trên những chiếc ghế da choáng lộn được sắm bằng tiền dân. Những vầng trán và con mắt  phóng viên  dù có cố vươn lên  thì cũng chỉ cao ngang …chỗ đặt mông của các vị ĐBQH. (ảnh đăng trên Tuổi trẻ.vn trong bài “Phóng viên phải ngồi dưới sàn tường thuật họp QH-  22/10/2014).
 
  QH với lý do tồn tại là phải giám sát các cơ quan công quyền, luôn lắng nghe và bảo vệ quyền lợi công dân mà còn đối xử với báo chí như vậy thì dân còn bị khinh miệt đến mức nào?!
   – Trong hơn 60.000m2 diện tích của tòa nhà QH mới xây nguy nga đồ sộ, cao tới 39m, trong hơn 80 phòng họp, trong đó phòng họp chính với sức chứa 600 người, trang bị hết sức đắt tiền (theo Vietnamnet , “Cận cảnh tòa nhà QH cực hiện đại – 21/10/2014), báo chí và người dân VN có mét vuông nào không? Qua theo dõi cho thấy, cứ đà này, họ sẽ ngày càng bị ghẻ lạnh và xua đuổi. Nếu như thế, Tòa nhà QH liệu rồi có giống những tòa công sở “chết”, trong đó “cao cao tại thượng” là những quan chức do dân mà lên ngôi to lộc lớn để rồi ngày càng xa dân, ngày càng vô cảm với nguyện vọng và nỗi đau của nhân dân?!
Nguồn - (Blog quechoa)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

VN điều tra vụ tấn công mạng 'lớn nhất'.( Có khó quá không để đoán ra kẻ đó là ai? - Kẻ nào đang muốn Việt Nam lâm vào khủng hoảng mọi mặt?


BBC - Cơ quan an ninh mạng Việt Nam đang truy tìm các tay hacker, được cho là đã tiến hành cuộc tấn công lớn nhất từ trước tới nay trên mạng.

Bài viết của Tim Hornyak, cây viết chuyên về IT, truyền thông, khoa học và công nghệ cho trang IDG News Service dẫn lời một chuyên gia IT người Việt, nói vụ tấn công đã gây ảnh hưởng tới toàn bộ cộng đồng an ninh mạng của Việt Nam.

"Đây là vụ tấn công độc hại có chủ đích," Trần Quang Chiến từ SecurityDaily.Net viết trong một email.

Vụ việc bắt đầu từ 13/10, khiến nhiều trang mạng thuộc nhà cung cấp dịch vụ internet VCCorp, chủ sở hữu của hơn 20 trang web, trong đó có cổng tin tức Dân Trí, bị xóa.

Một số trang khác chạy trên server của VCCorp gồm có giadinh.net.vn, nld.com.vn, soha.vn, cafeF.vn, vccorp.vn, kenh14.vn, và genk.vn.

Các trang tin có liên quan tới VCCorp đã hoạt động trở lại, nhưng vẫn còn những trang khác phải mất thêm vài hôm mới phục hồi được.

Ban đầu, VCCorp gọi đó là lỗi kỹ thuật từ trung tâm dữ liệu.

Các tay hacker đã dùng phần mềm độc hại xóa toàn bộ dữ liệu của khoảng 800 máy chủ thuộc quyền kiểm soát của VCCorp, ông Trần Quang Chiến được bài viết của Tim Hornyak trích dẫn.

Ông Chiến cũng ước tính thiệt hại từ vụ tấn công là khoảng 10 tỷ đồng (tương đương 464 ngàn đô la Mỹ).

Tin tức về việc giới chức Việt Nam nay đang truy tìm thủ phạm đã được nhiều trang chuyên về IT và công nghệ trên thế giới đăng tải, như trang pcworld.com, hay itnews.com.


Phần nhận xét hiển thị trên trang