Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Đừng rời mắt khỏi TQ, để học hỏi và cũng để cảnh giác!

Giành đảo của Nhật, Trung Quốc nhắm vào đâu?

Tranh chấp giữa hai nước có thể quyết định tương lai của Đông Á. Trung Quốc theo đuổi vị thế cường quốc thế giới còn Nhật Bản đã thể hiện rõ ý định của mình là kiềm chế Trung Quốc.
TQ sẽ chiếm Senkaku bằng vũ lực?
Cách Philippines vài trăm km về phía bắc, Trung Quốc đang tranh giành với Nhật một nhóm đảo nhỏ, cằn cỗi và cho đến gần đây vẫn ít người biết đến gọi là Senkaku/Điếu Ngư. Dù có vẻ như không có ý nghĩa về mặt lãnh thổ - không có người sinh sống – sự tranh giành này có phần rủi ro cao hơn nhiều so với những vụ đụng độ ở khu vực khác.
Tranh chấp giữa hai nước có thể quyết định tương lai của Đông Á. Trung Quốc theo đuổi vị thế cường quốc thế giới còn Nhật Bản đã thể hiện rõ ý định của mình là kiềm chế Trung Quốc.
Việc kiểm soát Senkaku (và có thể cả quần đảo Ryukyu, phía đông nam của quần đảo Senkaku) được Bắc Kinh coi là chìa khóa để tiếp cận trực tiếp, tự do ra khu vực đại dương bên ngoài và quan trọng hơn, là một bước ngoặt để tiếp quản Đài Loan, một mục tiêu cơ bản của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ.
Trung Quốc không tranh cãi chủ quyền của Nhật Bản trên quần đảo Senkaku, mà họ gọi là quần đảo Điếu Ngư, cho đến năm 1971, khi Mỹ chuyển giao quần đảo cho Tokyo quản lý. Chỉ hai năm trước khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với quần đảo, LHQ công bố kết quả một cuộc khảo sát địa chất khu vực, kết luận rằng “thềm lục địa giữa Đài Loan và Nhật Bản có thể là một trong những mỏ dầu lớn nhất trên thế giới”.
Năm 1978, sau vài năm tranh cãi, ông Đặng Tiểu Bình nói với phía Nhật rằng hai nước nên hoãn lại vấn đề quyền sở hữu các hòn đảo để cho “một thế hệ trong tương lai”. Căng thẳng lại nổi lên mạnh trong năm 2010, 13 năm sau khi Đặng Tiểu Bình qua đời, khi một tàu đánh cá Trung Quốc đâm vào một tàu Cảnh sát biển Nhật Bản ở vùng biển gần đó.
Nhật Bản có mối quan ngại rằng sớm hay muộn Trung Quốc sẽ cố gắng chiếm quần đảo Senkaku bằng vũ lực. Bên cạnh các lợi ích khác, việc kiểm soát các hòn đảo sẽ cung cấp cho Trung Quốc một nền tảng để tấn công tàu Mỹ đặt ở xa các căn cứ ở Okinawa, ngăn ngừa tiếp cận Trung Quốc hay can thiệp vào một cuộc xung đột chiếm quyền kiểm soát Đài Loan.
Trung Quốc, Nhật Bản, Senkaku, Điếu Ngư, Mỹ
Ảnh: The Atlantic
Đầu năm nay, phát biểu tại một hội nghị ở San Diego, GĐ hoạt động thông tin tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ James Fanell, cho rằng, Bắc Kinh đã chuẩn bị lực lượng của mình “để có thể tiến hành một cuộc chiến nhanh gọn tiêu diệt lực lượng Nhật Bản tại biển Hoa Đông, sau đó chiếm quần đảo Senkaku hoặc thậm chí quần đảo Ryukyus ở phía nam”.
Nếu chiến tranh nổ ra vào lúc này, nhiều nhà phân tích tin rằng Nhật Bản sẽ thắng thế. Ngoài hệ thống vũ khí tối tân do Mỹ cung cấp, lực lượng Nhật Bản còn được hưởng lợi từ nhiều năm liên kết đào tạo cùng với các đối tác Mỹ, và có lẽ sẵn sàng chiến đấu tốt hơn so với hải quân Trung Quốc.
Vì lý do đó, so với nhiều chuyên gia khác, các nhà phân tích Nhật Bản nhận thấy ít có khả năng Trung Quốc sẽ quan tâm đến một cuộc đụng độ trực diện lớn trong thời gian sớm. Tuy nhiên, nhiều đánh giá khác nhìn chung tin rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục kích động dồn Nhật Bản vào thế khó và có thể bao gồm cả những cuộc đụng độ nhỏ với các máy bay quân sự Nhật như quấy rối, đâm tàu cảnh sát biển. Mục tiêu cuối cùng là đạt được thắng lợi trong một cuộc chơi dài hơi hơn.
Nếu Tokyo bị coi là kẻ gây chiến, hoặc thậm chí chỉ đơn thuần là thiếu thận trọng, các nhà phân tích Nhật Bản lo sợ phản ứng dữ dội ở cả trong và ngoài nước. Công luận Nhật Bản có thể sẽ quay lưng lại với Abe, hoặc một chính phủ trong tương lai.
Thậm chí nguy hiểm nhiều hơn, trong con mắt của các nhà phân tích Nhật Bản, là phản ứng của công chúng Mỹ. Nếu Mỹ dao động trong cam kết của mình đối với Tokyo, hoặc lẩn tránh hoàn toàn, Bắc Kinh khi đó đã đi được cả một chặng đường dài hướng tới mục tiêu lâu dài lớn nhất: làm suy yếu liên minh giữa Mỹ và Nhật Bản. Washington sẽ mất uy tín trong khu vực, và lần lượt các quốc gia, thậm chí có thể bao gồm cả Nhật Bản, sẽ bắt đầu thực hiện các tính toán mới nhằm thích nghi với Trung Quốc.
Ràng buộc người khổng lồ
Sự tự cao của Trung Quốc khiến tất cả các quốc gia xung quanh đều lo ngại. Nhiều nước đã bắt đầu thiết lập quan hệ đối tác có cùng mối quan tâm: kiềm chế Bắc Kinh.
Đây cũng có thể là mục tiêu nổi bật nhất của trục Mỹ: làm dày mạng lưới các nước láng giềng lo ngại Trung Quốc, những bên có lợi ích chung trong việc ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ lực.
Thời điểm này, trừ Nhật Bản, không nước nào có khả năng chiếm ưu thế trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, và một số chỉ là những nhân vật tí hon. Tuy nhiên, trên sân khấu, ngay cả khi không tham gia liên minh tuyệt đối, họ vẫn có thể ràng buộc người khổng lồ vào các quy tắc quốc tế được hai bên chấp nhận.
Trong mọi trường hợp, các nước láng giềng của Trung Quốc không hẳn bị động chờ đợi Mỹ chỉ đường. Nhật Bản đóng góp nhiệt tình hỗ trợ củng cố tiềm lực hải quân của một số nước Đông Nam Á. Ngay cả Hàn Quốc, vốn là một trong những các nước láng giềng quan tâm nhất đến Trung Quốc, cũng đang bán trang thiết cho Philippines.
Cuối cùng, hoạt động cân bằng trong khu vực như thế này có thể triển vọng tốt nhất để tránh một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Trung Quốc và Mỹ ở tây Thái Bình Dương.
Trung Quốc càng nhận thấy một phản ứng phối hợp của nhiều nước đối với sự tăng cường quân sự và tấn công hải quân, càng có khả năng Bắc Kinh sẽ chuyển hướng sang ngoại giao, và ngừng tìm kiếm ưu thế áp đảo trong khu vực. Và, tất nhiên, đó không phải là khả năng duy nhất.
Nguồn gốc sự hung hăng của Trung Quốc
Trong suốt nhiều thập kỷ, bắt đầu với Đặng Tiểu Bình, khẩu hiệu địa chiến lược của Trung Quốc là ẩn mình chờ thời. Tôn chỉ của Đặng Tiểu Bình đã không bao giờ mất đi giá trị, nhưng hành động của Trung Quốc kể từ giữa năm 2013 cho thấy rõ ràng rằng cách tiếp cận của ông này đã bị gạt sang một bên. Giới diều hâu trong quân đội Trung Quốc không ngớt kêu gọi phải quyết đoán hơn nữa, thậm chí đến mức hiếu chiến.
Một ví dụ gần đây là, Liu Yazhou, ủy viên chính trị tại Đại học Quốc phòng Quân đội Giải phóng Nhân dân, nghe giống như binh pháp thời cổ đại Trung Quốc khi ông nói trong một cuộc phỏng vấn tạp chí: “Không có chiến thắng quân sự thì chẳng nghĩa lý gì. Những khu vực biên giới mà quân đội của chúng ta đã giành được chiến thắng thì hòa bình và ổn định hơn, nhưng những nơi chúng ta đã quá nhút nhát thì tranh chấp nhiều hơn”.
Tiếng nói của Liu Yazhou có thể bị coi là không chính thức, nhưng bản thân ông Tập Cận Bình đã công khai cổ vũ phát triển vũ khí và khuyến khích trang bị quân sự. Trong chuyến đi đầu tiên của mình sau khi nhậm chức ra ngoài thủ đô Bắc Kinh vào tháng 11/2012, ông này đã tới thăm quân sĩ tại Quân khu Quảng Châu, và đã phát biểu, “tất chiến, tất thắng là linh hồn của một đội quân mạnh”.
Nhiều nhà phân tích cho rằng thay đổi gần đây của nước này là do họ có sự sự tự tin lớn hơn trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khiến hầu hết các nền kinh tế phương Tây kiệt quệ trong khi Trung Quốc chỉ bị ảnh hưởng nhẹ. Các sự kiện tiếp theo, như sự kiện vũ khí hóa học của Syria và việc Washington không thể ngăn chặn Nga sáp nhập Crimea, có thể cũng góp phần khiến Bắc Kinh cảm nhận rằng tiềm năng của Mỹ ở nước ngoài đang suy giảm.
Đình Ngân(Theo Atlantic)
Tác giả bài viết là Howard French. Bài viết gần đây nhất của ông về cuộc di dân của Trung Quốc nhằm xây dựng một đế chế mới của Châu Phi. Hiện ông đang viết cuốn sách về địa chính trị của EastAsia.
 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dù sao cũng đã qua một ngày..

NỖI NIỀM HOA 20/10
Biên Cương
Mẹ ơi
ngày sắp hết rồi
Gánh hàng hoa 
ế ai người thương con?
Ngày mai
hoa sẽ héo thêm
Chiều tàn
đành đổ vệ đường ai hay
Mẹ về
tay trắng bàn tay
Tiền trường ai đóng 
tháng này
mẹ ơi ???
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Còn có thể "An tâm"; "Vô cảm"; "Phớt lờ"..mãi, được nữa không hở pà con?

Khi cái ác leo thang



Hoàng Xuân
(TBKTSG Online) - Tấm ảnh mà nhà báo Phương Nam (báo Pháp luật TPHCM) đưa lên trang cá nhân của mình khiến ngay cả đồng nghiệp của anh -vốn đã quen với các tin tức an ninh trật tự cướp giết hiếp- cũng phải giật mình. Trong ảnh có sáu thanh "đại đao" tự chế, cán bằng ống tuýp sắt hàn chắc vào một lưỡi đao. Chúng dài phải hơn một mét. Tác giả cho biết đây là hung khí của hai nhóm côn đồ giành giật lãnh địa gì đó, đã bị công an bắt.

Tôi hình dung cảnh người ta vung những thanh "đại đao" nặng trịch, sắc lẻm đó để chém xả vào da thịt lẫn nhau mà rùng cả mình. Tàn độc, sắt máu như thế lẽ ra chỉ có trong phim bạo lực hoặc về chiến tranh thời trung cổ thôi chứ, sao nó lại tồn tại ngang nhiên giữa thời này, xã hội này? Có phải bạo lực đang ngày một leo thang, ngày một trắng trợn?

Ví dụ rõ nhất là nạn cướp chó. Từ nhiều năm nay, do không bị trừng phạt thích đáng, những kẻ trộm chó đã biến thành cướp chó, hoạt động ngang nhiên miền quê nào, tỉnh thành nào cũng có. Ban đầu chỉ là lừa thắt cổ những con chó đi rông ngoài đường mang đi. Rồi khi người dân phản ứng lại, rộ lên những vụ cả làng ùa ra đánh kẻ trộm chó thì chúng cũng nâng cấp sự hung hãn.

Chúng đi thành nhóm, mang theo ớt bột, lựu đạn, kiếm, mã tấu, súng. Chúng có đường dây chế tạo súng bắn điện từ bình ắc quy xe máy (để bắn chó và bắn luôn người ngăn cản), có hệ thống quán ăn tiêu thụ chó cướp được. Người nào ngăn cản, chúng đe dọa sẽ quay lại xử bằng được.

Lục lại báo chí, tôi thống kê khoảng vài chục người đã bị bọn cướp chó bắn chết. Có những vụ thương tâm như vụ cả ba thanh niên bị bắn dẫn đến tử vong cùng lúc ở xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TP HCM mới giữa tháng sáu vừa qua.

Vậy là bạo lực nối tiếp bạo lực. Bây giờ khi bắt được bọn cướp chó, người ta không chỉ đánh bị thương nữa. Người ta ùa vào đánh chúng kỳ chết. Cái xe đi ăn cướp cũng bị đổ xăng đốt trụi. Thậm chí có vụ kẻ cướp chó bị đánh chết rồi thiêu xác luôn trong đêm mà không biết ai xuống tay, sáng ra người đi làm đồng chỉ còn nhìn thấy cái xác bên cạnh cái xe máy và hung khí cháy đen co quắp.

Không chờ pháp luật nữa, với những vụ cướp chó, nhiều người dân sẵn sàng vi phạm pháp luật để "thế thiên hành đạo". Vụ cả làng làm đơn nhận là thủ phạm đánh chết trộm chó ở Quảng Trị vào cuối năm ngoái dẫn đến sự bối rối cho các cơ quan tố tụng là một ví dụ rõ nét.

Còn rất nhiều những sự việc tương tự.

Dường như ngày càng nhiều cá nhân tự cho phép mình đẩy lùi những giao ước xã hội. Người dân vi phạm pháp luật ngang nhiên hơn. Số vụ công an bị phát hiện dùng nhục hình với nghi can nhiều hơn. Số người thực hiện pháp luật trơ tráo ra giá và nhận hối lộ công khai hơn. Nhiều quan chức phát ngôn những câu nói thiếu suy nghĩ hơn. Xã hội như đang quay cuồng về thái cực xấu, ngày một xấu nhanh hơn và trầm trọng hơn. Pháp luật dường như ngày càng kém hiệu lực hơn.

Không thể tránh né mối liên hệ chặt chẽ giữa những vụ tham nhũng ngày càng khổng lồ với thực trạng xã hội ngày càng tan nát. Khi người dân (hoặc cấp dưới) so sánh hành vi vi phạm của mình với mức độ tham nhũng của các quan chức cỡ lớn thì họ tự trấn an rằng mình chẳng thấm vào đâu, thậm chí sẽ khôn ngoan hơn nếu tranh thủ gỡ lấy ít lợi lộc cho bản thân. Khi người dân bắt đầu nghi ngờ rằng pháp luật phục vụ tốt hơn cho người giàu có và thế lực thì họ sẽ thiên về dùng nắm đấm và hung khí thay cho cậy nhờ luật pháp.

Nhưng không một ai trong xã hội, kể cả người giàu có và thế lực lại còn được an toàn, khi cái ác leo thang.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cần đính chính ngay lập tức!

Phương hại tới chủ quyền VN
Sau khi phân giới cắm mốc theo Hiệp ước 1999, một phần thác Bản Giốc nằm trên đất Việt Nam, một phần nằm ở Trung Quốc. Trả lời báo chí vào đầu năm 2009, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Dũng cho biết: “Tại thác Bản Giốc, hai bên đã thống nhất đường biên giới đi từ mốc 53 cũ (do Pháp - Thanh xây dựng). Thác Bản Giốc có hai phần, phần hoàn toàn về phía Việt Nam gọi là thác cao. Thác cao nhưng lại là thác phụ vì lượng nước không lớn. Thác thấp là thác chính sẽ chia đôi, mỗi bên được một nửa”. Bên phía Trung Quốc, người ta gọi ngọn thác này là Đức Thiên (phiên âm Latin là Detian).
 
Ghi chú sai trái về thác Bản Giốc trên trang News.com.au và Tạp chí Life - Ảnh chụp lại từ News.com.au và Life
Điều rất nguy hiểm đối với chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam là một số hãng truyền thông quốc tế khi đề cập tới thác Bản Giốc lại ghi chú là “Detian Falls, China” (Thác Đức Thiên, Trung Quốc), khiến những độc giả không rành về địa lý khu vực ngộ nhận rằng dòng thác này hoàn toàn thuộc về Trung Quốc.
Trong loạt ảnh Những thác nước kỳ vĩ nhất thế giới (World's most incredible waterfalls) được đăng tải mới đây trên website News.com.au (kênh tin tức nổi tiếng thuộc tập đoàn News Corp. của trùm truyền thông người Úc Rupert Murdoch), thác Bản Giốc được chú thích là “Detian Falls, China”. Cách ghi này rất vô lý, xâm hại nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam bởi những lý lẽ sau đây: Thứ nhất, theo Hiệp ước 1999 như đã nói ở trên, ngọn thác này đã được chia làm hai phần (với tỷ lệ khác nhau), một phần thuộc Trung Quốc, một phần thuộc Việt Nam. Trong hình chụp được đăng trên trang News.com.au, có cả phần Việt Nam lẫn phần Trung Quốc, nhưng trang tin này chỉ ghi chú "Detian Falls, China" làm người đọc hiểu nhầm ngọn thác này hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Thứ hai, bản trên News.com.au ghi nguồn là Wikipedia, nhưng trong trang Wikipedia, người ta ghi một tổ hợp tên Trung - Việt "Detian - Ban Gioc Falls", chứ không phải là kiểu ghi gây hiểu nhầm như trên trang tin của Úc. Thứ ba, cùng trong loạt ảnh nói trên, các ngọn thác nằm trên đường biên giới hai nước đều được chú thích thuộc về hai nước rất rõ ràng, như Victoria (Zambia/Zimbabwe); Iguazu (Argentina/Brazil); Niagra (Mỹ/Canada), trong khi thác Bản Giốc nằm giữa biên giới Việt - Trung lại chỉ ghi là "Detian Falls, China".
Chúng tôi đã thử sử dụng tổ hợp từ “Detian Falls, China” để tìm kiếm bằng công cụ Google và nhận thấy một số trang mạng khác cũng chú thích sai. Life, một tạp chí ảnh báo chí hàng đầu thế giới, trong loạt ảnh Những thác nước đẹp sửng sốt nhất thế giới cũng chú thích bên dưới hình thác Bản Giốc (đề ngày 15.9.2005) là “Detian Falls, China”. 

Cần đính chính ngay lập tức
Cách ghi chú sai về thác Bản Giốc là vô cùng tai hại đối với Việt Nam. Một hệ lụy dễ thấy nhất đó là sau khi đọc thông tin trên News.com.au và Life, người đọc ở bên ngoài Trung Quốc và Việt Nam muốn đi thăm ngọn thác này sẽ đăng ký qua ngả Trung Quốc, thay vì Việt Nam.
Là những kênh tin tức và tạp chí uy tín của thế giới, News.com.au và Life cần đính chính những thông tin sai trái trên, ngay lập tức và vô điều kiện, cũng như phải chịu trách nhiệm trước những thiệt hại mà cách ghi này gây ra cho Việt Nam.
Đỗ Hùng - Lưu Quang Phổ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai chưa có nhà thì lo dần đi..

NHÀ ĐẤT SẮP SỐT, NÓNG RUỘT HỐI NHAU GOM TIỀN?

SAIGONLANDVN.COM Nhà đất sắp sốt, nóng ruột hối nhau gom tiền? Rất nhiều thông tin, dự đoán và diễn biến thị trường khiến cho những đồn đoán nhà đất sắp sốt như đang gần đến nơi. Nhà đầu tư dài hạn, dân lướt sóng đang tất bật hối nhau gom tiền.Nếu chiếu theo thống kê của Bộ Xây dựng, cứ chu kì 7-8 năm lại có một đợt sốt về giá bất động sản thì rất có thể trong giai đoạn 2014-2015 sẽ có thêm một đợt giá mới.

Nhà đất sắp sốt, nóng ruột hối nhau gom tiền?

SAIGONLANDVN.COM Rất nhiều thông tin, dự đoán và diễn biến thị trường khiến cho những đồn đoán nhà đất sắp sốt như đang gần đến nới. Nhà đầu tư dài hạn, dân lướt sóng đang tất bật hối nhau gom tiền.Nếu chiếu theo thống kê của Bộ Xây dựng, cứ chu kì 7-8 năm lại có một đợt sốt về giá bất động sản thì rất có thể trong giai đoạn 2014-2015 sẽ có thêm một đợt giá mới.
Nhà đầu tư trở lại 
Tín hiệu những tháng đầu năm 2014 cho thấy, bất động sản (BĐS) có dấu hiệu khởi sắc, lượng giao dịch tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước, thậm chí có dự án tăng giá nhẹ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. 
Trong quý I, lượng giao dịch qua sàn ở Hà Nội lên đến 1.500 trường hợp, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. 15 ngày đầu của tháng 4 đã có tới 800 lượt giao dịch thành công. Trong đó, giao dịch tăng cao tại những dự án nhà ở thương mại có giá bán phù hợp, đã bàn giao hoặc đang hoàn thiện, như dự án Times City và Royal City của Vingroup, Văn Phú Victoria…
Một số dự án có tỷ lệ giao dịch cao như chung cư 103 Văn Quán có khoảng 250 giao dịch, dự án 136 Hồ Tùng Mậu bán thành công khoảng hơn 200 căn, Mullbery Lane có 40 giao dịch, dự án Văn Phú Victory có 400 giao dịch, dự án Ao Sào có 200 giao dịch.
Cục-Quản-lý-nhà, Bộ-Xây-dựng, thị-trường, bất-động-sản, sàn-giao-dịch,
Giao dịch BĐS đầu năm tăng mạnh
Nhiều chủ đầu tư sau đợt mở bán có điều chỉnh giá, mới đây thị trường cũng bắt đầu xuất hiện hiện tượng chênh lệch giá. Mandarin Garden căn hộ có diện tích dưới 150 m2 chênh lên đến 3 - 6 triệu đồng/m2. Chung cư N04 Đông Nam Trần Duy Hưng  mức chênh lên đến cả trăm triệu đồng/căn. Times City chênh 100 triệu – 200 triệu/căn tùy vị trí.
Đón chu kỳ khởi sắc,  nhiều chủ đầu tư đồng loạt bung hàng như Thăng Long Number One, HP Landmark Tower, Gamuda Gardens, Xuân Phương Viglacera.
Hiện đang có môt dòng tiền chảy từ các kênh khác vào thị trường. Giám đốc sàn giao dịch BĐS ở Hà Nội tiết lộ, trong tổng số khoảng 200 căn hộ tại một dự án mà đơn vị này mới phân phối thành công trong 1 tháng vừa qua thì có khoảng 15% trong số này là nhà đầu tư, dòng tiền này từ tiền gửi ngân hàng là chính.Một bộ phận nhà đầu tư đã quay lại thị trường, khiến thanh khoản và giá bán tại một số dự án hiện rất “nóng”.
Ông Phạm Thanh Hưng, đại diện Cen Group cũng cho rằng, thị trường đã hoàn thành việc tái cấu trúc thị trường và chính thức thiết lập trật tự mới. Thời điểm này có thể nói rằng thị trường BĐS bắt đâuì rã băng, những số liệu trên hệ thống giao dịch đã minh chứng rất rõ ràng về điều này.
Khởi động chu kỳ mới
Theo Bộ Xây dựng, từ năm 1993 đến nay, thị trường địa ốc Việt Nam phát triển mạnh, đặc biệt, cứ theo chu kỳ khoảng 7 - 8 năm lại xuất hiện một đợt sốt về giá cả cũng như lượng giao dịch. Cụ thể, vào các năm 1993, 2000 và gần đây nhất là 2007 đã xảy ra những cơn biến động bất động sản chủ yếu tại một số thành phố lớn. Tính toán này đã khiến cho nhiều người liên tưởng đến khả năng xuất hiện những biến động tương tự vào khoảng năm 2014-2015- đúng 7 năm sau cơn sốt đất gần nhất. 
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà, Bộ Xây dựng nhận định, thị trường BĐS năm 2014 sẽ có chuyển biến theo hướng tích cực như: thị trường sẽ tập trung vào phân khúc bình dân, diện tích vừa và nhỏ, giá bán dưới 20 triệu đồng/m2; các dự án căn hộ, trung và cao cấp đã xong phần thô đang hoàn thiện, có vị trí thuận lợi cũng sẽ có giao dịch tốt hơn.
So sánh số liệu tồn kho bất động sản đến ngày 31/12/2013 với các tháng trước cho thấy giá trị tồn kho bất động sản trên toàn quốc đã giảm dần từ tháng 3/2013 (giảm trên 26%).
Cục-Quản-lý-nhà, Bộ-Xây-dựng, thị-trường, bất-động-sản, sàn-giao-dịch,
Dấu hiệu ấm lên của nhà đất đầu năm.
Còn theo ông Phan Thành Mai - Tổng Giám đốc Ngân hàng Xây dựng, năm 2014 là năm chính thức kết thúc điểm đáy và bắt đầu khởi sắc. Năm 2014 là năm có nhiều chính sách mới, nhiều công cụ của tài chính ngân hàng, giải pháp của ngành xây dựng.
Thêm vào đó, hàng loạt gói tín dụng BĐS với số tiền “khủng” được các ngân hàng liên tục tung ra nhằm “trợ sức” cho thị trường càng tăng thêm niềm tin cho người tiêu dùng. Mới đây, gói 50.000 tỷ đồng liên kết 4 nhà đã được công bố với kỳ vọng là một trong những đòn bẩy giúp cho thị trường BĐS vượt qua những khó khăn.
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội nhận định, năm 2014 sẽ vẫn là một năm có nhiều thử thách với thị trường. Sự phục hồi sẽ diễn ra cục bộ trên từng mảng thay vì đồng loạt. Đối với phân khúc thương mại/cho thuê, cung và cầu sẽ vẫn còn nhiều vấn đề. Với phân khúc nhà ở để bán, các sản phẩm giá bình dân và trung cấp sẽ có thể có sự cải thiện.
CBRE cho rằng, thị trường năm 2014 được kỳ vọng sẽ tốt hơn năm 2013. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố hỗ trợ như giá bán hợp lý, sản phẩm phù hợp với thị trường và dự án có tiến độ xây dựng tốt. 
Duy Anh




































































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đi Mỹ hết hở? Thuốc lào bán cho ai đây?

VN PHÓNG THÍCH BLOGGER ĐIẾU CÀY NGUYỄN VĂN HẢI



TIN CỰC NÓNG:
TIN KHẨN VỀ BLOGGER ĐIẾU CÀY NGUYỄN VĂN HẢI
 

Cách đây ít phút Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) ra sân bay Nội Bài để xuất cảnh. Tin cho biết gia đình không ai được báo tin và đưa tiễn. 

19h00, Anh Nguyễn Văn Hải đã lên máy bay, có thể là đi Hoa Kỳ.
____________


Hình ảnh tại sân bay Nội Bài khi anh ĐIẾU CÀY bị đưa đi
(Nguồn: FB Anh Chí)



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhập luôn cả đất đai vào cương thổ QG, nhà em mới thực sự nể các pác!

Thành tích nông nghiệp Việt: Nhập khẩu hết, trừ... đất, nông dân?


Thành Luân
Đất Việt - Để có được những con số ấn tượng về số lượng xuất khẩu, ngoài đất và con người, hầu hết đầu vào của nông nghiệp Việt Nam đều nhập khẩu.

TS Lê Hưng Quốc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết khi trao đổi với Đất Việt về tình trạng nông sản Việt bội thực những "người khổng lồ chân đất sét".

Nông sản Việt kiên trì về số lượng

Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam như gạo, điều, cà phê, cao su... đều đang là những "người khổng lồ" khi có thành tích xuất khẩu hàng đầu thế giới, tuy nhiên chúng lại có "đôi chân đất sét" quá yếu về chất lượng, thương hiệu, uy tín, giá trị gia tăng mang lại và bị phụ thuộc.

Theo TS Lê Hưng Quốc, kể từ khi Việt Nam xuất khẩu tấn gạo đầu tiên vào năm 1989, đến nay đã được 25 năm. 25 năm xuất khẩu gạo là chỗ dựa của kinh tế Việt Nam, giải quyết khó khăn trong đời sống nhân dân, cân đối ngoại tệ.

"Có thể trong thời gian ấy có chỗ này chặt cây nọ, bỏ cây kia, giá có lên xuống đôi chút nhưng về tổng thể, bức tranh nông nghiệp đã sáng dần lên và tăng trưởng đều về lượng. Nông dân Việt Nam rất giỏi, vất vả hơn nông dân nước khác nhưng đã nuôi sống được 90 triệu người.

Có nhiều thứ lâu nay người ta vẫn nói nhiều nhưng chưa thật chính xác. Thái Lan có gạo 800 USD/tấn, Việt Nam chỉ bán được 450 USD/tấn, nhưng ít ai suy xét rằng Thái Lan khác Việt Nam rất nhiều. Thái Lan có 60 triệu dân, Việt Nam có 90 triệu người, đất nông nghiệp bình quân đầu người của họ gấp đôi, gấp ba lần Việt Nam. Chính vì thế, Việt Nam phải làm lúa ba vụ, thậm chí ở ĐBSCL hai năm phải 7 vụ, chọn giống 90 ngày, năng suất đạt 16 tấn/ha. Còn Thái Lan chỉ làm một vụ, chọn giống 160 ngày, năng suất 4 tấn/ha. Tính về năng suất trên mỗi ha, Việt Nam vẫn gấp rưỡi Thái Lan. Bởi thế, cứ đòi hỏi Việt Nam phải có lúa 800 USD thì không có bởi chúng ta đất chật người đông, phải thâm canh tăng vụ mới dư được 7 triệu tấn gạo xuất khẩu.

Tương tự, đậu tương Việt Nam mỗi năm làm 3 vụ, tổng cộng năng suất đạt 4,5 triệu tấn/ha, còn Mỹ chỉ làm 1 vụ, đạt 3 triệu tấn/ha. Họ làm được vậy là vì có đất rộng, làm giống dài ngày, công nghiệp hóa toàn bộ. Nhưng về hiệu quả trên mỗi ha của Việt Nam là cao hơn", ông Quốc chỉ rõ.

Chính vì thế, ông Lê Hưng Quốc cho rằng, phải thừa nhận nông nghiệp Việt Nam là người khổng lồ thực sự chứ không phải có "đôi chân đất sét". "Bao nhiêu nước đảm bảo được an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo mà Việt Nam lại làm được và được Liên hợp quốc công nhận?".

Để có được những con số ấn tượng về số lượng xuất khẩu, ngoài đất và con người, hầu hết đầu vào của nông nghiệp Việt Nam đều nhập khẩu.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, năm 2013, Việt Nam phải chi 500 triệu USD để nhập hạt giống rau, 12,4 tỷ USD để nhập vật tư nông nghiệp, có tới trên 90% thuốc BVTV và máy móc chúng ta phải nhập khẩu.

Nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, trong thế giới hội nhập không thể tự hào tự cung tự cấp như trước đây mà nhập là tốt.

"Việt Nam có làm được gì đâu mà không nhập?! Bao nhiêu năm nay nay vẫn thế. Cái gì thế giới không có mà Việt Nam làm hơn được thì làm, còn thế giới có mà Việt Nam không làm hơn được thì tốt nhất là nhập cho nhanh, tội gì không tận dụng tài nguyên của thế giới. Trong nhà mỗi người Việt Nam có cái gì không phải nhập khẩu?".

Với nông nghiệp Việt Nam, ông Quốc cho rằng chuyện nhập khẩu là đương nhiên. Những giống tốt nhất của Việt Nam hiện nay hoàn toàn là giống nhập. Trong 500 triệu USD dùng để nhập khẩu hạt giống rau, hầu hết đều là những hạt giống Việt Nam chưa làm được, nếu có làm thì hạt cũng lép, năng suất kém do điều kiện sinh thái, khí hậu... Hiện Việt Nam mới chỉ tạo ra được những giống rau bình thường, còn các mặt hàng cao cấp như bắp cải, súp lơ, hành tây, su hào, cà rốt, dưa chuột, cà chua Việt Nam hoàn toàn không làm được.

"Cây bắp cải Việt Nam phải chờ lạnh mới cuộn được, trong khi giống của nước ngoài là giống chịu nhiệt, nóng vẫn có thể cuộn", ông Quốc nói.

TS Lê Hưng Quốc dẫn một vài câu chuyện nhỏ của bản thân ông: "Tôi có cái cuốc con gà của Trung Quốc dùng mấy chục năm rồi vẫn sắc bén, đặc biệt khi cuốc đất nó không hề bị bám đất, trong khi mỗi nhát cuốc Việt Nam là đất rơi cả vào đầu. Ngày trước tôi cũng nuôi lợn, nấu một chậu cám cho nó ăn nhưng được một nửa thì nó bỏ dở, không chịu ăn nữa. Tôi bốc một nắm thức ăn con cò trộn vào thì con lợn lại ăn hết.

Hay năm tôi đi Liên Xô mang về quả táo, bổ ra là chia cho cả xóm, mỗi người chỉ được một mẩu, quý lắm. Bây giờ, ở siêu thị trái cây toàn là hàng nhập khẩu, cái gì tốt nhất trên thế giới Việt Nam đều có cả. Sự hội nhập và mở cửa tạo cho nền kinh tế Việt Nam phong phú, trình độ văn minh tăng lên".

Ông Quốc phủ nhận những lo ngại về việc Việt Nam bị phụ thuộc vào nước ngoài khi cứ mải đi nhập.

"Ý nghĩa tiếng Việt của lệ thuộc, phụ thuộc, tự chủ giờ sai hết. Bây giờ thế giới phẳng, cả thế giới phụ thuộc chặt chẽ vào nhau, không ai có thể tự làm được hết mọi thứ cho mình. Việt Nam cũng vậy, huống chi Việt Nam  chẳng làm được gì. Thành tích của Việt Nam có được chính là do mở cửa nhập vào và trong nông nghiệp thì càng rõ điều này".

Nông nghiệp Việt đã hết động lực phát triển?

Dù vậy TS Lê Hưng Quốc cho rằng, đã đến lúc nông nghiệp Việt Nam không thể chạy theo con số thành tích về xuất khẩu nữa.

"Việt Nam không thể mãi tự hào về 25 năm xuất khẩu gạo được nữa. 25 năm mà người dân vẫn không đủ sống, vẫn phải bỏ ruộng thì chứng tỏ nông nghiệp Việt đã không hết động lực phát triển. Thành tích giời bể gì nhưng nông dân trả ruộng, thanh niên bỏ ra thành thị là không thể chấp nhận được. Vấn đề của nông nghiệp Việt Nam hiện nay là vấn đề của thời kỳ hội nhập, thời kỳ của chất lượng, hiệu quả. Chính vì thế mới cần tái cấu trúc nông nghiệp", ông nói.

Theo ông Quốc, đề án tái cấu trúc ngành nông nghiệp của Bộ NN&PTNT nói rất nhiều, rất dài nhưng lại không rõ khiến các địa phương không biết chuyển đổi thế nào.

"Tái cấu trúc nông nghiệp trước hết phải tái cấu trúc đất đai, cho tích tụ ruộng đất. Miền bắc bình quân 3 sào/người, miền nam 1ha/người, như thế  thì không thể 'tái' bất cứ cái gì được. Phải nâng lên tối thiểu 3 ha/người, sửa đổi luật Đất đai, xóa bỏ chính sách hạn điền, kéo dài thời gian sử dụng đất", nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt chỉ rõ.

Cũng theo ông Quốc, các yếu tố khác cần tái cấu trúc trong nông nghiệp là thị trường, lao động, sản phẩm và đầu tư.

"Phải vạch rõ lộ trình, xây dựng các kịch bản cụ thể từ thấp đến cao thì mới tạo ra được sự bền vững cho ngành nông nghiệp", ông nói.


Phần nhận xét hiển thị trên trang