Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Đúng là "tư bản giãy chết" chả cần che đậy gì cả sao?

Na-uy đi tắm mùa Đông



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHUYỆN XƯA-NAY MỚI NÓI - KỲ 104 - .Ong có ân hận hay nuối tiếc không ?

Blg Nhật Tuấn

Nguyễn Khải, vốn là nhà văn cây đa, cây đề, cây kiểng cứ mỗi lần Tết đến, các báo  lại tranh nhau phỏng vấn  làm sang cho báo Xuân. Những năm trước, báo tết Tuổi Trẻ luôn có bài cô Thuý Nga, phóng viên VHVN bốc thơm Nguyễn Khải . Tết Bính Tuất này, đến hẹn lại tới, cô ta lại có bài  phỏng vấn, nhưng than ôi, cuộc đời đen bạc, lòng người quay quắt, bài viết  năm nay đã mất hẳn cái sự tâng bốc ngày xưa , thay vào đó toàn lời bóng gió, xỏ xiên ông nhà văn đã hết thời. Bài phỏng vấn vô tình  bộc lộ cái kết cuộc thảm bại của thân phận múi chanh đã vắt hết nước phải quăng đi  của một siêu bồi bút.
Không chào hỏi, không chúc Tết, cô nhà báo mở đầu ngay bằng một câu “chê bai hỗn xược”:
“ Nếu người ta gọi ông là nhà văn thời sự thì ông buồn hay vui ?”
Không gì đau hơn với nhà văn khi bị chê là “nhà văn thời sự”,  tức tác phẩm của anh không phải là văn, chỉ là thứ báo chí “ phục vụ kịp thời”. Lẽ ra Nguyễn Khải  phải vỗ bàn đuổi cổ con nhãi ranh láo lếu, tiếc thay, xưa nay nín nhịn vẫn là phẩm giá của ông, ông chống chế một cách vụng về :
“ Cũng chẳng có gì buồn hay vui…”Thời sự “ như thế với tôi có sức kích thích nhiều vùng ký ức trở nên sống động , loé sáng…”
Nghe ông nhà văn có vẻ né tránh cốt lõi của câu hỏi, cô nhà báo “ toạc móng heo”, hỏi một câu sát sườn :
Nhưng, thời sự hình như không mấy tương đồng với sức sống lâu dài của một tác phẩm. Chủ quan mình, ông nghĩ  tác phẩm nào của mình sẽ có được  cái lâu dài ấy ?”
Đã xỏ ngọt ông nhà văn là “thời sự”  lại khẳng định “ thời sự không phải văn chương ” vậy mà cô nhà báo còn ép kiểm kê coi có cuốn nào thực sự là văn chương, “sống đời” được không ? Lạ thay ông nhà văn đã không nổi sùng, không kêu lên đau đớn :” tung toé hết rồi cô ơi”, không-, ông vẫn còn “ảo tưởng” về giá trị những “giả sản phẩm “ của mình :
“ Nhiều tác phẩm hay đã được bắt đầu từ những bức xúc rất nhỏ của một “chuyện hôm nay”, của cái “bây giờ” nhưng vẫn làm nhiều thế hệ bạn đọc xúc động…Phần mình, tôi nghĩ “ Một cõi nhân gian bé tí”, “ Cha và con và…”, “ Điều tra về một cái chết “ cùng một số truyện ngắn của tôi có được cái thân phận ấy của con người…”
Tất nhiên chỉ một “bức xúc rất nhỏ” như cái tai của chồng bà Anna Karenina bỗng chốc “sao nó lại to ra thế kia” trong con mắt bà cũng đủ khiến  văn hào Nga  Leon Tolsstoi viết thành cả một thiên tiểu thuyết lớn, bất hủ về cuộc ngoại tình của bà . Tuy nhiên để từ “một bức xúc rất nhỏ” trở thành một tác phẩm hay, đòi hỏi một tài năng lớn, một nhân cách lớn để đi đến cùng và phơi bầy toàn bộ sự thực .xoay quanh “bức xúc nhỏ “ đó. Tiếc thay, ông Nguyễn Khải thiếu những cái đó, thiếu nhất là lòng dũng cảm để đi đến cùng, mổ xẻ và phơi bầy sự thật. Bởi thế người ta nghi ngờ cả mấy cuốn ông đã trưng ra – chúng vẫn nằm trong văn chương của ông vốn thiếu một cái cột trụ lớn để chống đỡ cho sự trường tồn : đó là sự thật của đời sống được chuyển hoá thành sự thật trong nghệ thuật.
Cái sự “ không đi đến cùng”, sự “ nửa vời” của Nguyễn Khải, cũng được cô nhà báo vạch ra một cách sỗ sàng :
“ Trong một vài tác phẩm của ông, người đọc thấy ông đã đi nhưng không phải lúc nào cũng đi đến cùng. Nếu nói đến sự nửa vời, sự dè dặt , ông có nghĩ điều đó đúng với mình không ?”
Thông thường một nhà văn bị đánh giá là “nửa vời”, là “dè dặt” thì rất đáng buồn. Nhưng đó là “căn bệnh” chẳng riêng của Nguyễn Khải mà của tất cả những nhà văn , nhà thơ chính thống của dòng  văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa như Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân, Tô Hoài…Vì sao lại thế ? Riêng câu này, Nguyễn Khải trả lời khá thành thực. Trước hết ông khẳng định :
“ Một nhà văn phải có một hệ tư tưởng triết học riêng, có một thế giới quan riêng , từ đó anh ta sẽ xây dựng cái thế giới nghệ thuật của mình. Họ sẽ đi đến cùng trong cái thế giới nghệ thuật của mình, trong niềm tin không thay đổi của mình…Như Đotstoiepski, Kafka, Vũ Trọng Phụng…”
Đúng như vậy và bởi thế một khi đã “nghĩ trong những điều Đáng nghĩ”  như tuyên ngôn đê tiện của siêu bồi bút Chế Lan Viên thì các nhà văn cách mạng lấy đâu ra “ hệ tư tưởng triết học riêng, thế giới quan riêng” ? Và sau hết Nguyễn Khải cũng phải thừa nhận :
“ Còn tôi , tôi chả có cái gì là riêng cả, tôi đâu có quyền tự do lựa chọn. Cái tôi đang có chỉ là một phần rất nhỏ của cái mọi người đều có…”
Thật là một lời thở than ai oán. Một nhà văn được coi là lớn như Nguyễn Khải lại “chả có cái gì riêng cả” thì làm sao mà sáng tạo ra được văn chương vốn là sản phẩm của cá nhân. ?
Thế còn cái “một phần rất nhỏ của cái mọi người đều có” là cái gì vậy ?
Xin thưa đó là cái “khẩu phần tư tưởng ” ( không những nhỏ mà còn rất sai lầm) mà Đảng cấp phát cho toàn dân trong đó có nhà văn. Lẽ ra nhà văn phải là người đòi hỏi cái “phần rất nhỏ” ấy mỗi ngày một to hơn hoặc vứt bỏ nó đi tự lo cái “khẩu phần tư tưởng” cho mình, đằng này không, đúng như ông Nguyễn Khải thú nhận :
“ Mọi người đều bằng lòng với cái mình đang có , đều cảm thấy đầy đủ với cái mình đang có , chả lẽ tôi lại nói là tôi không bằng lòng ?”
Thật không ai nói hay hơn Nguyễn Khải về thái độ “cam chịu”, ‘ ngậm miệng ăn tiền” , “an phận cầu an” của giới văn nghệ sĩ trí thức miền Bắc . Không lẽ mọi người đều thế tôi lại đòi khác đi. Không lẽ cả làng mắt toét, tôi lại không ? Thôi thì cả nước đã cam tâm thân phận nô lệ, có thêm “một thằng tôi bồi bút” cũng chẳng hề hấn gì . Cái phẩm chất này không thấy Phạm thị Hoài vạch ra trong bài viết “ tư cách chính thống của trí thức Việt Nam ” rất nổi tiếng trên diễn đàn Cánh En mấy năm trước đây.
Xã hội Trung Quốc trước nay vẫn là một xã hội cộng sản toàn trị, có thể do kinh tế phát triển, văn nghệ sĩ TQ được Đảng thả lỏng hơn so với Việt Nam nhưng không có nghĩa được hưởng tự do thực sự như một công dân trong một xã hội công dân . Vậy mà cô nhà báo  vẫn mang mẫu mực “Trung quốc anh em” ra chất vấn ông Nguyễn Khải :
“ Nhìn và ngẫm chuyện của Trung Quốc, các tác phẩm điểm tận mặt kẻ tham nhũng, vạch những thủ đoạn tham nhũng, chỉ cặn kẽ sự câu kết giữa các quyền lợi kinh tế và chính trị…ông có giật mình không ?”
Cô nhà báo thật ảo tưởng khi nghĩ ràng các nhà văn TQ dám “điểm tận mặt những kẻ tham nhũng”, nếu vậy chắc chắn phải đặt Đảng cộng sản  TQ  ra ngoài vòng pháp luật.– đó là điều vẫn tuyệt đối cấm kỵ. Là một “ nhà văn lớn” của nước cộng hoà XHCN , lẽ ra ông Nguyễn Khải phải vạch ra cho mọi người thấy “thằng tàu” cũng chẳng khá hơn gì “thằng ta” một khi chưa cởi bỏ được cái ách cộng sản. Tuy nhiên ông đã trả lời theo khẩu khí một thân phận nô lệ :
“ Chẳng có gì để giật mình, họ được phép mà…Cách mạng văn hoá có những việc làm quá khác thường, thế mà lúc đó có ai dám nói gì đâu. Vì họ không được phép….”
Tuy ông Nguyễn Khải không nói rõ ai cho phép, nhưng người ta cũng thừa hiểu rằng  đó chính là Đảng cộng sản. Với Nguyễn Khải, nhà văn mặc nhiên phải sáng tác  trong những điều Đảng cho phép.
“ Còn về quyền công dân của nhà văn. Ong nghĩ thế nào ?/”
Thật là một câu hỏi gây ngạc nhiên không những với nhà văn trong nước mà cả với các nhà văn hải ngoại. Với nhà văn hải ngoại hỏi thế khác nào hỏi một câu thừa thãi :“ ông có được cấp hộ chiếu không ?”, còn với nhà văn trong nước, vì chưa bao giờ có cái quyền công dân ấy một cách thực sự, nên cũng ngỡ ngàng như ông Nguyễn Khải :
“ Vì chị hỏi tôi mới chợt nhớ là tôi cũng có một cái quyền nào đó. Trong nhiều chục năm tôi chỉ biết có những nghĩa vụ mà thôi, nghĩa vụ đảng viên, nghĩa vụ quân nhân , nghĩa vụ nhà văn vô sản, nhà văn cách mạng…”
Hoá ra chẳng riêng gì nhà văn Nguyễn Khải, các nhà văn sống và viết trong chế độ cộng sản thì chỉ biết đến có “nghĩa vụ” mà thôi, còn “quyền công dân” ?  Làm gì ra cái thứ của quý đó trong một xã hội Đảng lãnh đạo toàn diện và triệt để. Chỉ buồn thay cho các nhà văn Việt Nam, tư cách công dân còn chưa có lấy đâu ra tư cách nhà văn ?
Sau cùng, cô nhà báo hỏi một câu mà nếu người có từ tâm lẽ ra không nên hỏi :
“ Có bao giờ ông thấy ân hận hay tiếc nuối vì những gì mình đã viết và chưa viết ?”
Một câu hỏi thật ác ý, bởi  lẽ dẫu cam chịu bẻ cong ngòi bút viết theo yêu cầu của Đảng, hầu hết các nhà văn nhà thơ về cuối đời đều “phản tỉnh “ như Chế Lan Viên viết “ Bánh vẽ”, Nguyễn Minh Châu viết “ Đọc lời ai điếu cho nền văn chương minh hoạ…” . Tuy nhiên, có ăn năn, có tiếc nuối để mà “phản tỉnh” hay không và vào lúc nào ? Đó là  chuyện suy tư, nghiền ngầm, đau đớn của riêng nhà văn cần được trân trọng. Cái thứ phóng viên  VHVN nhãi ranh như cô Thuý Nga sao dám hỏi một câu xách mé và hỗn xược đến thế ?
Bởi vậy kết thúc bài phỏng vấn, cô ta phải hạ bút :
”Với câu hỏi này, nhà văn Nguyễn Khải im lặng. Ong không trả lời. …”
Cái sự không trả lời của nhà văn Nguyễn Khải thực sự là một cái tát mà cô phóng viên báo Tuổi Trẻ này  cố tình không nhận ra và  cô “gấp cuốn sổ ghi chép lại”.

5-2-06

NT


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đài Tiếng nói nước Nga: Trung Quốc sắp lập vùng nhận dạng phòng không tại biển Đông


(TNO) Sau khi tiến hành các hoạt động khẳng định chủ quyền phi pháp của mình tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc lại ngang ngược lên kế hoạch thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển Đông, theo đàiTiếng nói nước Nga.

HORIZONTAL
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh: AFP
Trung Quốc vừa mới công bố hình ảnh đường băng quân sự tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 18.10 dẫn đài Tiếng nói nước Nga cho hay.
Với đường băng phi pháp này, không quân và hải quân thuộc lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) giờ đã có thể án ngữ chiến đấu cơ tại biển Đông.
Want China Times cho biết trước đó đã có nhiều bản tin cho hay Trung Quốc cũng đang xây một căn cứ hải quân tại bãi Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Một khi hoàn tất, căn cứ này sẽ có quy mô lớn gấp đôi căn cứ Mỹ tại đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, theo trang tin Đài Loan.
Bắc Kinh cũng đã tạo một ADIZ tại biển Hoa Đông vào cuối năm 2013, bất chấp sự phản đối của nhiều nước trên thế giới.
Nguồn tin của đài Tiếng nói nước Nga cho biết một khi có căn cứ quân sự ở biển Đông, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ thiết lập một ADIZ tại đây.
Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ không tạo ra xung đột quân sự tại cả hai vùng biển, đại Tiếng nói nước Nga dẫn lời Giáo sư Dmitry Evstafiev thuộc Trường đại học St.Petersburg nhận định.
“Tôi không thấy có khả năng nào cho một cuộc xung đột vũ trang diễn ra quanh quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc sẽ tránh tạo ra xung đột tại hai mặt trận cùng lúc”, ông Evstafiev nói.
Chuyên gia Nga này cũng bình luận rằng nếu có xung đột vũ trang tại biển Đông hoặc biển Hoa Đông, Mỹ nhiều khả năng sẽ hậu thuẫn cho các nước đối đầu với Trung Quốc.
Giáo sư Evstafiev cho rằng mặc dù sẽ có khả năng xảy ra các cuộc đối đầu nhỏ lẻ, nhưng ít có khả năng chúng sẽ leo thang thành xung đột vũ trang.
Hoàng Uy

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Mơi gì khống? Tiết canh hay là tiết lộ?

BÁO CHÍ TQ TIẾT LỘ CÁC THỎA THUẬN GIỮA BỘ QUỐC PHÒNG VN - TQ



Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Trung Quốc-Việt Nam hội đàm tại Bắc Kinh và đạt được 3 nhận thức chung nguyên tắc về phát triển quan hệ giữa hai quân đội

Xin Hua (Tân Hoa xã)
2014-10-17 16:00:46

Theo Hãng tin Trung Quốc: Ngày 17/10, tại Bắc Kinh, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã hội đàm với Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, hai bên đã đạt được ba nhân thức chung nguyên tắc về tiếp tục phát triển quan hệ giữa hai quân đội.

Bộ trưởng Thường Vạn Toàn cho biết, trong bối cảnh quan hệ Trung-Việt chuyển biến tốt hiện nay, việc Bộ trưởng Phùng Quang Thanh dẫn đoàn đại biểu quân sự cấp cao thăm Trung Quốc, đã thể hiện nguyện vọng chính trị tích cực của Đảng và quân đội Việt Nam trong thúc đẩy cải thiện và phát triển quan hệ Trung-Việt, mong hai bên hành động theo cùng một hướng, thúc đẩy quan hệ hai nước và hai quân đội phát triển lành mạnh, ổn định.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết, Đảng và quân đội Việt Nam chân thành mong tăng cường giao lưu và hợp tác với Trung Quốc, mong quân đội hai nước trở thành lực lượng nòng cốt trong giữ gìn tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, cùng nhau giữ gìn hoà bình và ổn định của khu vực.

Hai bên đã đạt được ba nhân thức chung nguyên tắc về tiếp tục phát triển quan hệ giữa hai quân đội. 

Một là, thể theo phương châm 16 chữ "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần 4 tốt "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt", từng bước khôi phục và thúc đẩy quan hệ giữa hai quân đội phát triển lành mạnh. 

Hai là, tăng cường đoàn kết giữa hai quân đội, cung cấp sự bảo đảm vững chắc cho củng cố vị thế cầm quyền của Đảng Cộng sản ở hai nước, bảo vệ sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội. 

Ba là, tuân thủ các nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng và hai nước Trung-Việt, phát huy vai trò tích cực vì xử lý thoả đáng vấn đề trên biển, giữ gìn cục diện hoà bình và ổn định.

 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao Mỹ tập trận phòng xung đột với Trung Quốc?

RUPERT WINGFIELD-HAYES


BizLIVE - Hoa Kỳ thích nói về việc đối thoại với Trung Quốc, nhưng rõ ràng lực lượng hải quân của Mỹ nay cũng đang thao dượt cho một cuộc xung đột có tiềm năng sẽ xảy ra, BBC nhận định.

Tại sao Mỹ tập trận phòng xung đột với Trung Quốc?
Tàu sân bay của Mỹ.
Hoa Kỳ thích nói về việc đối thoại với Trung Quốc, nhưng rõ ràng lực lượng hải quân của Mỹ nay cũng đang thao dượt cho một cuộc xung đột có tiềm năng sẽ xảy ra, BBC nhận định.

Theo tường thuật của phóng viên BBC, trên một chiếc hàng không mẫu hạm hạt nhân của Mỹ - USS George Washington có nhiều chiếc phi cơ 11 F/A-18 Super Hornet đang xếp hàng để cất cánh.

Chiếc đầu tiên được móc vào máy phóng; có cảm giác cao trào trong tiếng gầm động cơ mở hết cỡ. Và sau đó trong đám mây hơi nước trắng, chiếc phản lực 15 tấn lao xuống sàn sân bay và phóng ra khỏi phần đuôi con tàu như một món đồ chơi vậy.

Vài giây sau, toán thủ thủy trên boong trong quân phục nhiều màu của họ lại bình thản chuẩn bị cho chiếc phản lực kế tiếp.

Quan sát Hải quân Mỹ tận mắt như thế này, khó có thể không cảm thấy đôi chút kinh ngạc, BBC bình luận. Không có lực lượng hải quân nào khác trên thế giới có những đồ chơi giống như vậy, hoặc có thể biểu diễn chúng ra với sức quyến rũ một cách dễ dàng như vậy.

Bạn đọc đã quá quen thuộc với lời lẽ PR: Hải quân Mỹ "không luyện tập chuẩn bị cho cuộc chiến với bất kỳ quốc gia nào", nhưng BBC thì không nhìn nhận như vậy. "Hoa Kỳ đang tập luyện cho cuộc chiến với Trung Quốc", theo tường thuật của BBC.

Tuy nhiên, Hải quân Mỹ cũng đã không tập hợp hai chiếc hàng không mẫu hạm với 200 chiếc phi cơ ngoài khơi bờ biển Guam chỉ để cho vui. Đây là về một cuộc tập dượt những gì mà Lầu Năm Góc nay gọi là "Chiến đấu trên không và trên biển".

Đây là khái niệm được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2009, và nó được thiết kế đặc biệt nhằm chống lại mối đe dọa gia tăng từ Trung Quốc.

Trên USS George Washington, với Chuẩn Đô đốc Mark Montgomery, chỉ huy Carrier Strike Group Five (Lực lượng tấn công hàng không mẫu hạm nhóm 5) đang chứng kiến các lực lượng dưới sự chỉ huy của ông đang luyện tập những gì ông gọi là tình huống "chống xâm nhập, từ chối ra vào khu vực".

Đô đốc Montgomery không thảo luận các chi tiết cụ thể của cuộc diễn tập. Tuy nhiên, các hàng không mẫu hạm và phi cơ của ông đang phải đối mặt với những đe dọa ngày càng phức tạp, từ mặt đất, trên biển, trên không, trên vũ trụ và trên mạng.

"Người ta thường hiểu rằng một số quốc gia có khả năng loại bỏ vệ tinh hoặc hạn chế thông tin liên lạc vệ tinh," ông nói, "vì vậy chúng tôi phải thực tập hoạt động trong một môi trường thông tin liên lạc bị cản trở."

Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc không thể sánh với Hải quân Hoa Kỳ, và trong một thời gian dài nữa cũng không thể đuổi kịp, BBC viết.  Thay vào đó, Trung Quốc đã phát triển các loại vũ khí khác được thiết kế nhằm giữ các hàng không mẫu hạm của Mỹ ở xa bờ biển của Trung Quốc.

Các loại vũ khí này bao gồm các tàu ngầm mới ít tiếng ồn hơn, tên lửa chống tàu siêu thanh tầm xa và, có lẽ đáng lo ngại nhất, là tên lửa đạn đạo tầm trung rất chính xác được mệnh danh là "sát thủ hàng không mẫu hạm".

Đúng theo kế hoạch, chuông báo động bắt đầu đổ hồi. Một giọng nói vang lên trên hệ thống phóng thanh: "Đây là một cuộc tập dượt, đây là một cuộc tập dượt! Khói đen, khói đen!"

Hàng không mẫu hạm George Washington đang bị tấn công. Một phần của con tàu được giả là bị cháy. Các toán nhân viên vội đổ tới nhằm hạn chế thiệt hại, BBC tường thuật.

Trong 10 năm qua, quan trọng khẩu hiệu chính trị quan trọng nhất, và thường được lặp đi lặp lại, của Trung Quốc là "sự trỗi dậy hòa bình". Nó được đề ra để trấn an các nước láng giềng của Bắc Kinh trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc không phải là một mối đe dọa.

Nhưng kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm ngoái, đã có thay đổi rõ rệt. Trung Quốc hiện đang đưa ra các tuyên bố chủ quyền vượt rất xa ra ngoài bờ biển của mình.

Tàu của họ đang tích cực tuần tra Senkaku, hay Điếu Ngư, ở Biển Hoa Đông, vốn từ lâu nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản. Trung Quốc đang chi hàng tỷ xây dựng các hòn đảo mới ở Biển Đông.

Về tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc trên biển có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Quần đảo bao gồm năm hòn đảo không có người ở và ba rặng san hô
Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan tuyên bố chủ quyền; Quần đảo nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản và là một phần của quận Okinawa. Quần đảo này cũng là trọng tâm của cuộc tranh cãi ngoại giao lớn giữa Nhật Bản và Trung Quốc năm 2010.

Những hòn đảo không có người ở đã làm xấu đi mối quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản. Hồi tháng Tám, một phi cơ chiến đấu Trung Quốc đã chạm trán với một chiếc máy bay do thám của Mỹ trong không phận quốc tế trên Biển Đông, và đã liên tục bay sát ngang qua nó và, theo Hải quân Mỹ, đã bay gần chỉ cách chiếc phi cơ Mỹ 6 mét.

Theo Chuẩn Đô đốc Montgomery, tất cả điều này khiến vai trò của Hải quân Mỹ trong khu vực trở nên quan trọng hơn.

"Hải quân Mỹ là một trong những lực lượng có đóng góp lớn nhất đối với an ninh và ổn định của khu vực châu Á Thái Bình Dương", ông nói. "Chúng tôi đã làm điều này gần 70 năm qua".

"Tôi cho rằng Hải quân Hoa Kỳ đóng vai trò tốt cho dù đó là biển Hoa Đông, hay biển Philippines, trong việc ổn định tình hình, trấn an các đối tác và ngăn cản đối thủ có hành động không minh bạch hoặc bất hợp pháp."

Không nghi ngờ gì rằng giới lãnh đạo Trung Quốc không đồng ý với điều đó. Mục tiêu lâu dài của Bắc Kinh là thống trị các vùng hải phận gần bờ biển của họ. Nếu Hải quân Mỹ tìm cách ngăn chặn họ thì điều đó liệu có khiến dễ xảy ra xung đột hơn hay không?

Nhưng từ Tokyo đến Đài Bắc đến Manila, có những chính phủ đang rất vui mừng khi thấy các nhóm hàng không mẫu hạm lớn của Mỹ đang hoạt động tại những vùng biển này.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Các vũ khí quân sự gây khiếp đảm nhất hiện nay


Hầu hết các vũ khí được sử dụng ngày này giống như bước ra từ những bộ phim hành động của tài tử Arnold Schwarzenegger.
Ảnh minh họa.
Quân đội Mỹ từng ném bom nguyên tử "Fat Man" xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản trong Thế chiến II.
Hạt nhân
Thế giới hiện không có loại vũ khí nào có thể đánh bại hạt nhân. Thế giới mới chỉ chứng kiến sức mạnh khủng khiếp của thứ vũ khí hạt nhân hồi Thế chiến II, song cũng đủ cho thấy không gì mạnh hơn nó. Kể từ thảm họa Hiroshima, công nghệ này chỉ cải tiến hệ thống, năng lực phóng và hiện hạt nhân vẫn là mối đe dọa gây chết chóc nhất.
Virus Chimera
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Rất nhiều người cho rằng virus này phải đứng đầu bảng xếp hạng những vũ khí quân sự uy lực nhất trong thời hiện đại. Việc thả một con virus có khả năng xóa sạch một quốc gia có dân số lớn một cách từ từ và đau đớn, mà không cần bắn phát đạn nào hay kích hoạt một quả bom, thực sự là rất đáng sợ.
Máy bay không người lái Predator
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Máy bay không người lái Predator hoặc “Reaper” luôn nhận được sự chú ý của truyền thông và công chúng vì nhiều lý do. Loại vũ khí này có uy lực lớn, không chỉ bởi nó có thể đem theo những quả bom nặng 230 kg, mà còn vì nó là loại máy bay không người lái, lại có khả năng thu thập các tin tức tình báo quan trọng, cho phép các vũ khí bộc lộ tối đa sức mạnh. Ngoài ra, một ưu điểm lớn của máy bay này là tránh cho binh sĩ phải hiện diện ở nơi nguy hiểm.
Súng điện từ Railgun
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Trong suốt nhiều năm, súng điện từ Railgun là một thứ vũ khí không thực, đắt tiền và chỉ tồn tại trong phim ảnh. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, quân đội đã có những cố gắng lớn để biến Railgun thành hiện thực. Công nghệ này phức tạp, song Railgun đã được thử nghiệm và có khả năng phóng ra một vật thể nặng 3 kg với tốc độ hơn 8.000 km/h.
Súng trường bắn tỉa XM2010
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Dù súng trường bắn tỉa nâng cấp XM2010 không thể bắn xa như súng bắn tỉa canon, song nó cũng là vũ khí rất mạnh. Loại súng này dễ mang vác hơn, độ sát thương cao và một tay súng bắn tỉa có thể hạ gục mục tiêu cách khoảng 1,6 km.
Súng máy Minigun
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Đây là một "cỗ máy" vô cùng đáng sợ, cực mạnh và khả năng hủy diệt khủng khiếp. Với 6 nòng, loại súng này có khả năng bắn 4.000 viên đạn một phút. Tuy nhiên, điểm yếu của loại súng này là khá nặng và cồng kềnh. Tuy nhiên, trong tình huống cần thiết, đây là một trong số các vũ khí mạnh nhất. Súng máy kiểu này thường được gắn ở trên trực thăng.
Người máy MAARS
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Người máy MAARS là một loại vũ khí quân sự cực mạnh và hữu dụng. Nó không chỉ là người máy gỡ bom mà còn vừa vặn với đủ loại vũ khí như súng máy và súng phóng lựu. Điều khiến loại vũ khí này trở nên hữu dụng là nó có thể hoạt động hiệu quả từ xa và giúp giảm nguy cơ thương vong cho con người.
Súng phóng lựu tự động MK-19
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
MK-19 có thể phóng lựu đạn tới một mục tiêu cách xa 2.000 m. Loại súng này nặng và không dễ vận hành, song sức mạnh của nó quá rõ ràng. MK-19 thường được gắn trên nóc xe của lục quân và lính thủy đánh bộ Mỹ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Năm 1968, Hàn Quốc vẫn là một trong những quốc gia nghèo đói nhất châu Á.

Bài viết sưu tầm trên facebook. Đọc xong, thấy muốn khóc. Thương mình, thương cả dân tộc mình.

Một bài viết rất hay của Tony buổi sáng, mời các bạn cùng tham khảo và suy ngẫm 
Cô bán hàng mỹ phẩm ở Seoul
Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo...bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào. Trên tivi chỉ có 2 chương trình là "dạy làm người" và "dạy làm ăn", từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy. Từ một dân tộc "xin việc", tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi "cho việc", tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác.
Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Công và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí. Phim Hồng Công tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Người Hàn tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ ...4 năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, mối tình đầu, hoa cúc..với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á. Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Công bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.
Năm 1988, ngoài 2000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh, ngần ấy người được cử đi Milan và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu" tròn tròn xinh xinh" của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được. Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích thú.
Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn ở Mỹ, với tham vọng Seoul thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời, tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Không chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu. Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi, ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.
Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại tinh xảo như bây giờ. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?
Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở VN cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy cho mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.
Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.

Phần nhận xét hiển thị trên trang