Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Hóa ra nhà văn nước Nam phần nhiều vẫn chẳng hơn gì câu nói cũ ">>>":

Năm chuyện 'kỳ cục' của Mạc Can

Thiên Hương
(TNO) Gần 70 tuổi, Mạc Can vẫn thui thủi một mình. Không nhà cửa cũng chả có tài sản gì nhiều, ngay cả người phụ nữ sinh cho ông cô con gái cũng không chịu gọi ông là chồng. Vậy là lúc nào ông cũng cười khà khà: 'Quen rồi. Đời tôi kỳ cục vậy đó'.

1. Nghệ sĩ… vô sản

Mạc Can sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em. Cái chữ “nghèo” hầu như đã đeo theo ông gần trọn cuộc đời. Là gương mặt quen thuộc với khán giả trong những vai diễn nhỏ nhưng mang dấu ấn riêng, Mạc Can còn được biết đến như một “nhà văn trẻ” (cách gọi vui của bạn bè bởi ông cầm bút khá muộn) hay một nhà ảo thuật đường phố tài ba. Ấy vậy mà cả một đời hoạt động nghệ thuật, ông chả mấy khi dư dả, có lúc còn phải chạy ăn nói chi đến chuyện nhà cửa.

Có lúc, người ta đồn Mạc Can đã vào viện dưỡng lão. Thế nhưng, gặp Mạc Can ở quán cà phê quen thuộc trên đường Trần Quốc Thảo (quận 3, TP.HCM), ông xua tay: “Đâu có. Chuyện là vầy. Hôm vào viện dưỡng lão biểu diễn ảo thuật, người ta kêu tôi phát biểu vài câu. Tôi vòng tay lại, thưa rằng cuộc vui nào cũng tàn, hôm nào rảnh em sẽ lại vào thăm các anh chị. Vậy mà có bài viết là tôi vào viện dưỡng lão ở luôn. Từ đó tôi thất nghiệp dài dài vì mấy ông đạo diễn nghĩ tôi vào viện ở, đóng phim hết nổi. Mấy anh diễn viên trẻ còn chêm vào là tôi già rồi, không nhớ thoại gì đâu. Người ta tin tờ báo chứ không tin tôi. Nhìn tôi còn ngon lành lắm chứ. Tôi chỉ “sắp” thôi chứ còn lâu lắm”. Nói rồi ông lại cười hề hề.

Ông bảo người ta cứ tưởng nghệ sĩ thì giàu nhưng cái nghề diễn rồi viết lách, thu nhập không đều. Đã có những lúc, trong túi không có một xu, ông chỉ dám vào quán cà phê uống… trà đá, lại có lần phải cầm cố cả máy tính để lo cho cái bụng.

Hỏi ông về nơi ở, ông lại quay sang hỏi người bạn ngồi kế bên: “Tôi ở đâu vậy ông?”. Hầu như chưa bao giờ ông cho ai biết về nơi ở của mình mà chỉ nói số nhà chính là… số điện thoại.

“Sáng nào tôi cũng ngồi ở quán cà phê gần Hội văn học nghệ thuật, sau đó thì chạy sang quán khác ở Hội sân khấu, cứ thế lân la lề đường nói chuyện bạn bè rồi… tính sau. Mệt thì mắc võng ngủ. Lúc nào tôi cũng mang theo chiếc võng trên xe hết”, ông nói.

2. Sang Mỹ làm… bánh mì

Một dạo, bạn bè thân thiết “hết hồn” khi nghe tin Mạc Can sang Mỹ định cư. Vậy rồi chưa đến 3 năm, đã thấy ông quày quả trở về. Ông cười bảo tuổi già không hòa nhập được với xứ người, phần vì lạnh, phần vì cô đơn, nhiều lúc thèm sự nhốn nháo của Sài Gòn mà không có được. Nhiều buổi cô con gái (người đón ông sang Mỹ) đi chơi với bạn bè đến khuya mới về, để ông trơ trọi ở nhà.

Lúc mới sang đây, Mạc Can cũng tập tành học ngoại ngữ và học lái xe, gọi là “cho đỡ câm, đỡ què”. Ông mua lại chiếc xe cũ của người hàng xóm rồi tập lái vòng vòng các con đường gần nhà. Còn vốn tiếng Anh của ông cũng chỉ là nói qua nói lại vài câu cho quen, đủ để đi ăn, đi chợ, hỏi thăm hàng xóm vài câu.

Công việc ở đây cũng không có nhiều cho ông, đi diễn ảo thuật cũng phải lựa những trung tâm “hiền hiền” một chút. Thế là ông trải nghiệm nhiều công việc khác như làm bánh mì, làm tiệm nail… nhưng rồi những công việc này cũng không đủ át đi nỗi cô đơn trong ông.

“Một số du học sinh Việt Nam ở Mỹ nhận ra tôi, khẽ khàng nói: “Chú Can về Việt Nam đi, ở đây không hợp với chú đâu”. Tôi nghe xong bảo: “Nghe con nói mà chú rớt nước mắt. Con học xong cũng về lại quê nhà nha”. Nó ừ xong nhưng mà ở lại luôn, còn tôi về thật”, ông cười.

Có lần ông mang quyển Tấm ván phóng dao của mình ra bán ở chợ dành cho người Việt. Người ta nhận ra ông, trả ông 100 USD cho cuốn sách giá chỉ 25 USD. Từ chối mãi không được, ông nhận cho họ vui, ông cũng vui vì tình cảm của kiều bào dành cho mình.

Bây giờ, ngồi nhâm nhi ly cà phê ở Sài Gòn, nhớ lại những ngày tháng ở Mỹ, ông cười cười, mắt nhướng nhướng: “Đi cho biết đó biết đây. Người ta tưởng sang Mỹ là giàu, chứ ở đâu cũng có người này người nọ. Tôi sang đó vẫn thấy có ông già Mỹ đi lụm lon. Cái nghèo, cái khổ ở đâu cũng giống nhau cả. Người ta cứ tưởng đô la rụng từ trên cây xuống hay sao ấy”.

3. Có con gái nhưng không có vợ

Câu chuyện vợ con của Mạc Can mới thật sự là... kỳ cục. Số là cách đây mấy chục năm, Mạc Can tình cờ quen với một người phụ nữ Nhật tên Yoko. Kết quả của “tình yêu sét đánh” này là một bé gái chào đời. Tuy nhiên, bà Yoko lại không muốn tiến đến hôn nhân.

“Bà ấy nói với tôi rằng ông là cha của con gái tôi nhưng không phải là chồng tôi. Bà ấy không thích có chồng, đến bây giờ vẫn sống vậy với con. Tôi rơi vào hoàn cảnh kỳ cục lắm, bởi vậy mới thành… nhà văn”, Mạc Can nói mà mặt cười như mếu.

Bây giờ, có ai hỏi chuyện vợ con, ông đều bảo mình chỉ là cha của con gái chứ không phải là chồng của mẹ nó. Còn hỏi ông điều trăn trở nhất lúc này, ông đưa mắt nhìn xa xăm rồi bảo: “Trăn trở lớn nhất của tôi là mong muốn bà ấy kêu tôi một tiếng chồng”.

Chuyến đi Mỹ vừa qua là do hai mẹ con bà Yoko lo liệu giúp ông. Hai người bất đồng ngôn ngữ, muốn nói chuyện với nhau phải nhờ… đứa con phiên dịch. Con gái của ông năm nay đã ngoài 30, từng làm thông dịch viên trong một công ty xuất khẩu ở Nhật, sau đó chuyển sang Mỹ sống cùng mẹ. Tuy nhiên, cuộc đoàn tụ ngắn ngủi do ông không thích nghi được cuộc sống ở xứ người, nên đành quay về…

4. Bệnh “viêm màng túi” kinh niên

Cách đây ít hôm, Mạc Can gọi cho người viết, nói như reo trong điện thoại: “Cô coi phim Hiệp sĩ mù chưa? Có thấy tôi không?”, rồi ông cười khà khà. Mạc Can bảo bây giờ ông ít đi phim (tham gia đoàn làm phim - NV) hơn xưa bởi hầu như chỉ những đạo diễn lớn tuổi, thân quen mới nhớ đến ông.

“Lúc còn sống, ông Hồ Kiểng, bạn thân của tôi, từng hỏi: “Ông Can ơi ông Can, sao giờ ít ai kêu hai đứa mình đi phim vậy? Hình như vai ông già, tụi nhỏ dán râu giả đóng thay hết rồi”. Tôi nghe xong chỉ biết thở dài nhưng mình sao trách người ta được. Phim ảnh mỗi thời mỗi khác. Đóng một phân đoạn khoảng 400.000 - 500.000 đồng nhưng người ta vẫn trả giá như đi chợ vậy”, Mạc Can nói.

Mấy tháng qua, ông theo các đoàn phim như Hiệp sĩ mù (đạo diễn Lưu Huỳnh), Đại ca U70 (đạo diễn Phi Tiến Sơn), Mỹ nhân Sài thành (đạo diễn Lê Cung Bắc)… đi xuống tận Mỹ Tho, Gò Công rồi ra Phan Thiết… để quay hình. Ngoài ra, ông còn tham gia viết kịch bản cổ tích, tiểu phẩm cho đài, viết truyện cho báo, viết văn… Vậy mà thu nhập vẫn bấp bênh, có khi ngồi chơi xơi nước cả tháng.

Ông bảo: “Tiền kiếm được chẳng thấm vào đâu vì tôi xài sang lắm, một ngày uống… 2 - 3 ly trà đá lận”. Nói rồi ông lại cười: “Tôi hay nói chơi, cô nghe cho vui thôi nha. Ráng nói câu đàng hoàng thì tôi có một thân một mình, cũng đâu có dám đòi hỏi gì cao sang”.

Ở tuổi này, Mạc Can vẫn giữ sức khỏe khá tốt, ngoại trừ "căn bệnh viêm màng túi kinh niên”. Những lúc chờ tiền nhuận bút hoặc tiền cát sê mòn mỏi, ông gọi là “mùa giáp hạt”. Cũng bởi thu nhập không đều nên dù làm lụng cả đời, ông cũng chẳng dành dụm gì được.

Có lần, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nghe tin ông phải đi mổ tim, bèn ngỏ ý hỗ trợ cho ông. Tuy nhiên, đó chỉ là tin vịt. Thế là nam ca sĩ chuyển số tiền đó cho ông gửi tiết kiệm, phòng khi “giáp hạt”. Vậy rồi những lúc khó khăn, ông đành phải rút ra, xài hết trơn.

5. Có “qua phà” cũng yên tâm

Gần 70 tuổi nhưng Mạc Can nhắc đến cái chết một cách… nhẹ tênh. Hai người bạn thân là nhà văn Sơn Nam và nghệ sĩ Hồ Kiểng đã lần lượt qua đời. Mạc Can giờ đây chỉ có thể ngày ngày ngồi ở những quán cà phê quen thuộc, gặp người này, chào hỏi người kia.

Không nhà cửa, không tài sản, không vợ con bên cạnh nhưng ông tự hào mình đã thủ sẵn mảnh đất để… "ngã lưng". Số là Mạc Can có người bạn, một lần ngồi nói chuyện phiếm, ông buột miệng nói vui: “Ở nghĩa trang trên Bình Dương đã có nhà văn Sơn Nam làm tổ trưởng, Hồ Kiểng làm tổ phó. Mai mốt tôi lên làm tổ phó an ninh cho vui vầy”.

Vậy mà người bạn của ông nghe xong, mấy tháng sau gửi cho ông cái hợp đồng với hàm ý là sau khi Mạc Can qua đời sẽ rước ông về làm… "tổ phó an ninh" tại nghĩa trang này.

“Tôi đọc tờ hợp đồng mà không nhịn được cười. Văn phong hành chính, trong đó có câu “phải nghiêm chỉnh chấp hành” nữa. Nhưng dù sao cuối cùng tôi cũng đã có miếng đất đàng hoàng. Giờ yên tâm rồi. Có “qua phà” cũng nằm gần bạn gần bè”, Mạc Can tâm sự.

Ông bảo giờ chỉ ngồi chờ “qua phà” nữa thôi nhưng rồi nhìn trời, nhìn mây lại thở dài: “Uổng quá, phải chi sống nhiều năm hơn để làm được nhiều việc. Không phải tôi háo danh mà tôi muốn viết cái gì đó để mình bằng lòng. Giải thưởng đến với tôi nhiều khi chỉ là duyên may. Có khi độc giả thấy hay nhưng mình chưa thấy hay hoặc chỉ thấy hay chút chút. Nhiều khi viết xong thấy dở, viết tiếp cuốn khác nên tôi cứ viết hoài à”.

Nói chuyện với Mạc Can là vậy. Những câu chuyện “kỳ cục” theo cách gọi của ông cứ cuốn người ta vào vui buồn lẫn lộn cũng giống như những vai diễn của Mạc Can, cười đó rồi khóc đó…


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chẳng nhẽ phía sau "CNXH màu sắc TQ" là thế này sao?

Đột nhập các “làng bồ nhí” giữa lòng thành thị TQ
Đàn ông Trung Quốc cặp bồ không đơn thuần là để thỏa mãn thú vui mà còn là thước đo sự giàu có và địa vị. Do đó các "làng bồ nhí" bắt đầu xuất hiện nhan nhản. Các cô nhân tình thường có xu hướng thuê hoặc mua nhà ở cùng một khu vực để dễ bề kết nối với nhau. Những người phụ nữ này còn trẻ, không có công ăn việc làm cụ thể, thường tụ nhau lại để cùng giết thời gian rỗi, buôn chuyện và mơ mộng về tương lai.


Đàn ông Trung Quốc đang rộ mốt cặp bồ để khoe tiền và địa vị.
Đàn ông khoe đẳng cấp bằng "bồ nhí"
Trên một bàn tiệc giữa nhiều vị giám đốc của các công ty liên doanh Trung Quốc, những chai rượu Hennesy đắt tiền liên tục được rót đầy ly. Chủ đề của bàn tiệc cũng liên tục được thay đổi từ chuyện chính trị bên Tây cho đến giá chiếc iPhone 6. Gần tàn cuộc vui, một vị giám đốc buột miệng than thở, anh ta phải về trước để mua quà cho cô bồ trẻ vì vừa bị nhắn tin thúc giục.

Cả bàn tiệc lại rộ lên, người thì chê bai vị giám đốc nọ là sợ bồ, người thì trêu chọc rằng cô ta là cái gì mà dám lôi ông khỏi bạn bè. Chủ đề "tám" của các vị giám đốc trong bữa tiệc ngay lập tức chuyển sang chuyện bồ bịch.

Đây là chuyện không hiếm gặp trong xã hội Trung Quốc. Tháng 1.2013, Trung tâm quản lý khủng hoảng của đại học Renmin ở Bắc Kinh công bố một nghiên cứu cho thấy 95% số quan tham Trung Quốc bị bắt trong năm 2012 đều có các mối quan hệ ngoài luồng, 60% trong số này có ít nhất 1 nhân tình.

Ở một đất nước bị mất cân bằng giới tính trầm trọng như Trung Quốc (cứ 100 bé trai thì mới có 80 bé gái được sinh ra), phụ nữ đôi khi được xem là hàng hiếm, là "của tích trữ" của người giàu. Trong xã hội, việc một người đàn ông có bồ đôi khi không hẳn là xấu mà còn là thước đo cho sự giàu có và địa vị trong xã hội.

Các cô gái trẻ sa ngã

Không chỉ đàn ông Trung Quốc trong xã hội ngày nay thích các quan hệ ngoài luồng, ngay cả những cô gái trẻ Trung Quốc dường như cũng dễ dàng chấp nhận thân phận bồ nhí.

Mei là một cô gái hơn 20 tuổi sống ở Thẩm Quyến và không có nghề nghiệp ổn đinh. Cô sống một mình trong một căn hộ cao cấp có hai phòng ngủ, khác xa với nông trại nghèo nàn của gia đình ở tỉnh Chiết Giang.

Bật chiếc điện thoại smart phone màu trắng sang chảnh đắt tiền, cô không ngần ngại khoe ảnh căn nhà cô đang ở được nhân tình mua cho.

Năm 18 tuổi, sau khi học xong cấp 3, Mei nói dối bố mẹ đến Thẩm Quyến để làm việc cho một nhà bà con họ hàng nhưng thực ra là đi làm tiếp viên cho một quán karaoke.

Nhiều tháng sau, cô gặp một người đàn ông hơn cô 20 tuổi, làm việc trong một cơ quan nhà nước và bắt đầu quan hệ với với người đáng tuổi bố mình.

Sau nhiều buổi hẹn hò, nhân tình mua tặng cô một căn hộ cao cấp mặc dù không đứng tên cô nhưng mỗi tháng đều đặn đều cấp cho cô khoảng hơn 4.000 USD vào tài khoản để tiêu xài.


Mỗi cô bồ đều được chu cấp cả nghìn đô mỗi tháng để tiêu xài.

"Làng bồ nhí" nhan nhản giữa lòng thành thị

Tổ hợp chung cư cao cấp mà Mei đang sống có đầy những cô gái có hoàn cảnh tương tự. Các cô nhân tình thường có xu hướng thuê hoặc mua nhà ở cùng một khu vực để dễ bề kết nối với nhau. Những người phụ nữ này còn trẻ, không có công ăn việc làm cụ thể, thường tụ nhau lại để cùng giết thời gian rỗi, buôn chuyện và mơ mộng về tương lai.

Họ cùng nhau tạo thành những "ngôi làng bồ nhí" giữa lòng các thành phố ở Trung Quốc. Các tiệm làm tóc, làm móng, massage chân, quân áo, đồ uống mộc lên như nấm xung quanh các khu "làng bồ nhí" này.

Nhiều người trong số này đến từ nơi trên khắp Trung Quốc, là bồ nhí của các doanh nhân hoặc quan chức của Hong Kong lẫn đại lục. Một sô bắt đầu bằng nghề tiếp viên karaoke như Mei, một số làm việc ở quán massage, thậm chí có cả sinh viên đại học.

Đa phần các cô chọn "nghề" này bởi nếu đi làm, khả năng kiếm vài nghìn USD một tháng là điều không tưởng với các cô gái này.

Tình dục là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ này nhưng thêm với đó các cô cũng cần phải giữ mức độ khăng khít với tình nhân.

Mei và "chú người tình" của cô thường liên lạc với nhau qua các phần mềm như WeChat hoặc QQ.

Các cô bồ ở đây rỉ tai nhau bí kíp: "Nếu muốn được ăn sung mặc sướng thì hãy trở nên xinh đẹp, ngoan ngoãn nhưng đừng đè đầu cưỡi cổ tình nhân, cứ trẻ trung nhưng đừng ngây thơ quá.


Những lúc rảnh rỗi, các cô bồ thường tụ tập nhau lại để giết thời gian.

Điều đặc biệt là các cô bồ trong "khu làng" này tự nhận xét, họ không phải là những "kẻ thứ ba" xen vào hạnh phúc của gia đình người khác. Họ không bắt tình nhân phải bỏ vợ để lấy mình hay tỏ ra ghen tị với người vợ ở nhà của tình nhân.

Mei tự nhận là "bạn gái" của nhân tình và gọi người này khi là "anh", là "người đàn ông của tôi" nhưng tuyệt nhiên không bao giờ gọi ông là "chồng".

Mei biết có nhiều nguy hiểm khi cô quyết định trở thành "phòng nhì" của người khác.

"Tôi có thể bị đánh, bị lăng nhục giữa chốn đông người nếu như vợ anh ta tìm ra tôi nhưng có lẽ đây là những gì tốt nhất mà tôi có thể làm được cho bản thân minh bây giờ". "Đây là một cách tiết kiệm tiền tốt, khi đã kiếm đủ tiền, tôi sẽ về nhà và cưới một anh chàng nào đó, rồi bắt đầu kinh doanh riêng"


Phần nhận xét hiển thị trên trang

bệnh "tự sướng"



Tuổi trẻ Cười (TCX) - Tính đến nay đã hơn một thập niên trôi qua nhưng căn bệnh “tê tê say say” ấy vẫn còn là căn bệnh thuộc loại kỳ bí ở xứ ta. Căn bệnh kỳ bí ấy chỉ khu trú ở Hòa Bình không lây lan sang các nơi khác nên qua thời gian cũng trôi dần vào quên lãng chẳng còn nghe dư luận đề cập đến.
Thế nhưng gần đây khi một bệnh nhân tên Khoác ở Hà Nội được người nhà đưa tới danh y Bình Nhất Chỉ chẩn trị thì căn bệnh “tê tê say say” này - hoặc một căn bệnh tương tự như thế - mới được nhắc lại qua bài viết độc quyền của một tờ báo mạng đầy uy tín. Tờ báo này cho biết Khoác mắc phải căn bệnh “tê tê say say” từ năm 2009 nhưng người nhà giấu nhẹm, mãi đến năm 2013 bệnh tình phát tác trầm trọng mới phải đưa Khoác đến gặp Bình Nhất Chỉ.
Theo như người thân thuật lại thì bệnh nhân Khoác vốn là dân nghèo thành thị, là người tự ti mặc cảm ghê gớm. Ra phố cứ nhác thấy từ xa những người bảnh bao sang trọng là hắn đã mau chân vội vã lánh xa. Đặc biệt mỗi khi gặp người nước ngoài, nhất là khách Tây, bất kể đen hay trắng, Khoác luôn thể hiện sự hãi sợ sùng kính ra mặt. Ấy vậy mà đùng một cái, từ năm 2009, Khoác cứ như người lột xác, mọi mặc cảm tự ti bỗng dưng biến mất. Thay vào đó là sự tự tin, thậm chí là sự tự tôn luôn xuất hiện qua vẻ mặt câng câng của Khoác. Giờ đây mỗi khi ra phố, Khoác chẳng còn hãi sợ bất cứ ông to bà lớn nào cả. Gặp khách Tây, Khoác còn chủ động tiến đến chìa tay ra bắt, miệng líu lo hế-lô, ô-kê um trời! Thế có lạ không chứ?
Dân cư trong khu phố Khoác ở càng lấy làm lạ hơn nữa khi thấy Khoác nói chuyện cứ như người sống trên mây. Khoác bảo: “Hôm qua ta vừa phóng phi thuyền lên hỏa tinh. Phi thuyền do chính ta chế tạo, phi hành gia toàn là người Việt mình cả. Lần phóng phi thuyền tới đây ta sẽ cho phi hành gia Mỹ, Nga, Trung Quốc đi ké. He... he…”. Tiếng cười của Khoác sặc mùi tự mãn. Khoác còn chỉ tay vào các ông Tây bà Đầm đang đi trên phố, nói với giọng mỉa mai: “Mấy người ngoại quốc này toàn đến đây làm thuê cho người Việt ta cả. Mụ Đầm này đang giữ trẻ và lão Tây kia đang làm đầu bếp nấu cơm tây cho một ông chủ người Việt đấy!”. Khoác chép miệng than vãn: “Mấy nước nghèo ở khắp nơi trên thế giới bây giờ xuất khẩu lao động qua nước ta ầm ầm. Quá nhiều người nước ngoài nhập cư lậu vào xứ ta kiếm sống. Các cô gái nước ngoài thì hè nhau kết hôn với đàn ông xứ ta để được làm cô dâu đất Việt, bất kể người đàn ông ấy già, trẻ, lành lặn hay thương tật. Thật là…”. Khoác thả lửng câu nói kèm theo một cái nheo mắt đầy ẩn ý tự hào!
Cả khu phố nơi Khoác cư ngụ đều cả quyết Khoác mắc bệnh nặng, bệnh “tê tê say say” gì đó mà người dân Hòa Bình đã mắc phải. Có người ngờ Khoác mắc bệnh tâm thần hoang tưởng bởi bất cứ lúc nào Khoác cũng cho rằng mình đang sống vào năm Bính Ngọ 2026. Khoác bảo: “Chúng ta đang sống vào năm con Ngựa, cả đất nước ta sẽ phi như ngựa, vượt lên tất cả các nước khác cho xem”.
Đưa Khoác vào bệnh viện tâm thần thì người nhà không nỡ, vả lại ngoài chuyện nói dóc với trạng thái “tê tê say say” ra, Khoác chẳng hề quậy phá, làm phiền bất cứ ai. Riết rồi người chung quanh xem Khoác như một chàng hề vô hại và đặt cho Khoác nghệ danh rất đặc trưng: Khoác Duy Lác!
Nhưng vợ của Khoác lại không muốn chồng mình là thằng hề dưới mắt mọi người nên thị kiên quyết đưa Khoác đến gặp danh y Bình Nhất Chỉ. Với chỉ một ngón tay trỏ chìa ra bắt mạch Khoác, Bình Nhất Chỉ đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Bình đại phu nói với vợ Khoác: “Căn bệnh này tựa như bệnh “tê tê say say” nhưng không phải là căn bệnh mà bà con ở vùng cao tỉnh Hòa Bình mắc phải. Đây đích thị là căn bệnh “tự sướng” ở dưới vùng xuôi. Chị bảo căn bệnh của chồng chị phát ra từ năm 2009. Chính trong năm đó báo điện tử Bee.net có bài phỏng vấn ông Viện trưởng Viện chiến lược kinh tế-xã hội Việt Nam và Đông Nam Á. Ông Viện trưởng cho rằng: “Với tiềm năng sẵn có của các doanh nghiệp ta hiện nay, chỉ cần 20-30 năm nữa Việt Nam sẽ là 1 trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới và 40 năm nữa Việt Nam sẽ đứng trong tốp 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới”. Ông Viện trưởng này nhận định như thế lúc chưa xảy ra các vụ án Vinashin, Vinalines cũng như chưa xảy ra việc hàng vạn doanh nghiệp ở xứ ta phải ngưng hoạt động vì sản xuất khó khăn. Tuy nhiên nhận định của ông ta hồi đó đã khiến không ít người mắc phải căn bệnh “tự sướng” như chồng chị. Năm tới đây là năm Giáp Ngọ. Căn bệnh “tự sướng” này sẽ phi như ngựa với số người mắc bệnh tăng nhanh và bệnh của chồng chị sẽ trầm trọng hơn rất nhiều so với hiện nay”.
Vợ Khoác hốt hoảng hỏi: “Thế tiên sinh có thể chữa khỏi không?”. Bình Nhất Chỉ bảo: “Chắc chắn chữa khỏi nhưng chị cần phải suy tính kỹ càng, có nên để chồng chị tiếp tục “tự sướng” với căn bệnh này hay nên trả anh ta về lại với thực tế phũ phàng của cuộc sống hiện tại”. Bình Nhất Chỉ nói xong cầm bút kê toa đưa cho vợ Khoác, căn dặn: “Chị đem toa thuốc này về trao cho chồng chị đọc ắt sẽ hết bệnh. Muốn anh ấy hết bệnh hay không là tùy chị đấy!”.
Đúng vào sáng mùng 1 Tết Giáp Ngọ, vợ Khoác trịnh trọng đưa toa thuốc của Bình Nhất Chỉ cho Khoác xem. Toa thuốc ghi rằng: “Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết, tính đến năm 2009 Việt Nam đã bị tụt hậu về kinh tế tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore”.
Đọc xong toa thuốc, Khoác bỗng đùng đùng nổi giận đạp cho vợ Khoác một đạp mà rằng: “Tao đang “tê tê say say” vô cùng sung sướng sao mày lại chữa cho tao hết bệnh làm gì. Ngu thế không biết!”.

BÌNH NHẤT CHỈ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Báo Trung Quốc bỗng dưng… tức tối!

Bùi Hoàng Tám/Dân Trí

Bùi Hoàng Tám/ Dân trí
Báo chí Trung Quốc đã tỏ ra tức tối về việc Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vũ khí với Việt Nam.

Hôm thứ sáu vừa qua (9/10) trên tờ Nhân dân Nhật báo, trang báo chính thức của chính phủ Bắc Kinh bình luận: “Đây không phải là hành động có suy xét” đồng thời đưa ra lời răn đe: “việc nhập khẩu vũ khí Mỹ sẽ không giúp gì cho sự đồng thuận đã đạt được giữa hai nước (Việt Nam và Trung Quốc - NV). Nó sẽ gây tổn hại sự ổn định và làm phức tạp thêm căng thẳng giữa hai nước”.

Không chỉ thế, bài báo còn chĩa công kích vào chính sách của Mỹ và tỏ ra “tị nạnh”: “Chính sách của Mỹ không nhất quán. Một mặt dỡ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam, Mỹ vẫn đang duy trì lệnh cấm bán vũ khí với Trung Quốc, giới hạn xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao khác” và “Mỹ cần phải lưu ý rằng chính sách thiển cận về bán vũ khí này với các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ được xem là ví dụ của xung đột gián tiếp”
.
Thôi thì việc của Trung Quốc với Mỹ là việc của họ, ta không nên bàn.

Nhưng với Việt Nam, họ có quyền gì mà tỏ ra “tức tối”, “khó chịu” nhỉ?

Còn nhớ chiều 24/9 tại New York, trả lời câu hỏi “Ông có lo là việc đó (nới lỏng bán vũ khí - NV) sẽ khiến Trung Quốc khó chịu, gây thêm rắc rối?” khi trả lời phỏng vấn các ông Tom Nagorski, Phó Chủ tịch điều hành Hội châu Á; GS. Jerome A. Cohen, Viện luật pháp Hoa Kỳ - châu Á, ĐH Luật New York và ông Thomas Vallely của ĐH Harvard tại Hội châu Á (Asia Society), Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã thẳng thắn: “Việt Nam nếu không mua vũ khí từ Mỹ thì sẽ mua từ các nước khác, tại sao Trung Quốc phải khó chịu chứ”.

Một câu trả lời ngắn gọn, rõ ràng, đanh thép và bản lĩnh thể hiện đầy đủ thái độ và khát vọng của nhân dân Việt Nam ở mọi khia cạnh.

Thứ nhất, Việt Nam hoàn toàn quyền quyết định mọi hành động của mình bởi đó là một dân tộc có chủ quyền, nói như đức vua Quang Trung là “Nước Nam ta có chủ”.

Thứ hai, chỉ một câu ngắn gọn nhưng đã thể hiện sự độc lập tuyệt đối của một dân tộc yêu chuộng hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế.

Thứ ba, dân tộc Việt Nam biết mình làm gì, phải làm gì, sẽ làm gì và tự chịu trách nhiệm trước cộng đồng tiến bộ thế giới. Không và không bao giờ phụ thuộc vào sự “thích” hay không “thích” của bất cứ ai.

Nói cách khác, không ai có thể “điều chỉnh” hay “chi phối” được đất nước này, dân tộc này.

Tuy nhiên, là một dân tộc hòa bình, chúng ta trang bị vũ khí không phải là để gây chiến tranh. Phương châm đối ngoại của VN là "ba không": Không liên minh quân sự, không có căn sự quân sự của nước ngoài ở VN và không liên minh với nước này chống lại nước kia.

Không liên minh quân sự để xâm lược nhưng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, nhân dân Việt Nam luôn có những người bạn khắp nơi trên thế giới sẵn sàng giúp đỡ, ủng hộ vì chúng ta có chính nghĩa và luôn hành động đúng với chuẩn mực của luật pháp quốc tế.

Không có căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình bởi nhân dân Việt Nam không muốn biến đất nước này thành bãi chiến trường hay tiếp tay cho những mưu đồ xấu.

Không liên minh “bè phái” để chống nhau nhưng một khi động đến dù chỉ một mét đất của tổ tiên để lại thì toàn dân Việt Nam sẽ quyết tâm bằng mọi giá, cả dân tộc sẵn sàng đứng lên để bảo vệ lãnh thổ đến cùng.

Đất nước này đã từng sẵn sàng “đốt cháy cả dải Trường Sơn” để bảo vệ nền độc lập, tự do và chủ quyền Tổ quốc thiêng liêng.

Tóm lại, Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, chúng ta trang bị vũ khí không phải để gây chiến tranh mà là để bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, việc mua cái gì, của ai là quyền của người mua và người bán, không liên quan đến ai thì sao họ lại tự cho mình cái quyền “khó chịu” hay “tức tối”? 

Theo Dân trí ( Dân trí hôm nay bị sập mạng không add được link)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cập nhật từ Hồng Kông: Chính quyền làm mạnh không xong, lại muốn thương thuyết

 Lê Quốc Tuấn  

Ảnh bên: Một người bạn của nhà hoạt động Ken Tsang, gào thét phản đối cảnh sát khi ông quỳ trên đường bên ngoài trụ sở cảnh sát Hồng Kông quận Wan Chai tại Hồng Kông vào ngày 15 tháng 10 2014

Sau khi bà Carrie Lam đơn phương hủy bỏ đàm phán, không chịu đối thoại với sinh viên tuần qua khiến dẫn đến hành động cương quyết hơn của sinh viên, sáng nay, chủ tịch đặc khu Hồng Kông, CY Leung lại tuyên bố là chính phủ sẵn sàng nói chuyện với các sinh viên biểu tình.


Trước các phóng viên, ông CY Leung tuyên bố nguyên văn như sau:

"Trong mấy ngày qua, kể cả đến sáng nay, thông qua trung gian, chúng tôi bày tỏ mong muốn với các sinh viên là chúng tôi muốn bắt đầu một cuộc đối thoại trong thời gian sớm nhất, có thể là ngay tuần sau, để thảo luận về cuộc phổ thông đầu phiếu ".

Từ khi chính phủ HK hủy bỏ việc đàm phán, khiến Liên đoàn Sinh viên kêu gọi mọi người tiếp tục xuống đường trở lại để gây áp lực với chính quyền, những người trung gian đã liên tục làm việc để mong cứu vãn tình hình.

Trong cuộc họp báo mới nhất, Leung cho biết rằng ông hiểu đòi hỏi muốn có sự đề cử mở rộng trong cuộc bầu cử giám đốc điều hành năm 2017của sinh viên nhưng ông tiếp tục nhắc lại lập trường của mình là đòi hỏi ấy sẽ không thể được đáp ứng vì không nằm trong khuôn khổ bộ Luật cơ bản trong quyết định về cải cách bầu cử của Quốc hội.

Tuy nhiên, Leung cho biết chính phủ sẵn sàng nói chuyện với các sinh viên về những gì có thể được thực hiện trong khuôn khổ quy định của Bắc Kinh. "Chính trị là nghệ thuật của sự khả thi" ông nói.
Ông còn nhấn mạnh rằng bản tuyên bố chung giữa Anh Quốc và Trung Quốc không hề có các từ "phổ thông đầu phiếu"
\
Lời tuyên bố của ông Leung được đưa ra ngay sau khi cảnh sát hành động mạnh tay với người biểu tình, bắt giữ hàng chục người và đã gây lên một làn sóng căm phẫn cao độ trong dư luận qua việc bắt giữ, hành hung anh Tsang, một nhà hoạt động thuộc đảng Dân Sự (Civic Party).

Vào tối thứ Tư, hơn một nghìn người đã tham gia vào cuộc biểu tình phản đối cảnh sát đánh đập Tsang. Đứng bên ngoài trụ sở cảnh sát trên đường Arsenal, gần khu tập trung biểu tình chính trên đường Harcourt.

Bộ ngoại giao Mỹ đã kêu gọi một cuộc điều tra "nhanh chóng, minh bạch và đầy đủ" về vụ đánh đập này.

 

Hình ảnh: Một người bạn của nhà hoạt động Ken Tsang, gào thét phản đối cảnh sát khi ông quỳ trên đường bên ngoài trụ sở cảnh sát Hồng Kông quận Wan Chai tại Hồng Kông vào ngày 15 tháng 10 2014 và hình ảnh các sinh viên trước khu vực chính phủ ngày 15/10.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc: Biểu tình của người dân ở các tỉnh Quý Châu, Hà Bắc, Chiết Giang,Quảng Đông

Theo copnhat


3
Ngày 11/10/2014, hơn 100.000 người dân tỉnh Quý Châu gồm sinh viên, học sinh, công nhân, thương nhân, tài xế taxi, nông dân, trí thức,… tất cả mọi tầng lớp nhân dân đồng loạt đình công, xuống đường giương cao băng rôn, biểu ngữ biểu tình phản đối đảng CS, chính quyền CS tham nhũng, cướp đất, cướp tiền – vàng, ác ôn với nhân dân. Ngay lập tức Phong trào chiếm Trung tâm Hành chính đã được phát huy một cách hiệu quả nhất; đến sáng nay vẫn còn rầm rộ, người dân đã chặn các tuyến đường chính, tập trung tại quảng trường trước trụ sở chính quyền CS để phản đối, hô vang khẩu hiệu “Đả đảo đảng cộng sản”, “Đả đảo Quan chức cs tham nhũng, ác ôn”, “Yêu cầu bí thư, chủ tịch tỉnh phải từ chức”,…
.
Hàng nghìn Cảnh sát CS, Quân đội CS đã được huy động để đàn áp nhân dân, nhưng trước sức ép mãnh liệt của hàng trăm nghìn người dân thì đảng cộng sản bước đầu đã chưa dám manh động. Còn rất nhiều hình ảnh tại đường dẫn bài viết:  http://wickedonna2.tumblr.com/post/99771518738/2014.
.
Cũng trong ngày, hàng trăm nghìn người dân các tỉnh Hà Bắc, Chiết Giang, Quảng Đông đã xuống đường biểu tình phản đối Đảng, chính quyền CS tham nhũng, ác ôn, cướp đất, cướp nhà, tăng tô thuế, thủ phí mới,… để bóc lột thậm tệ sức lao động của nhân dân, để sống sung sướng trên mồ hôi, xướng máu của nhân dân.
.
Các đường dẫn bài viết:

Theo Trần Nhương.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Việt Nam sẽ có TPP?


Linh Đan
VOA - Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được coi là một cơ hội tuyệt vời giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng, đặc biệt trong thời điểm này khi Việt Nam đang rất muốn thoát khỏi sự phụ thuộc quá lớn về kinh tế vào Trung Quốc. Tổng thống Barack Obama cũng muốn hoàn tất đàm phán TPP trong năm nay khi ông thực hiện chuyến công du tới châu Á vào cuối năm. Với việc Mỹ đang muốn xoay trục về châu Á, các chính sách của Mỹ đang có nhiều ưu tiên hơn đối khu vực này nhất là khi Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh để bành trướng trên biển Đông. Việt Nam đang rất muốn đạt được thỏa thuận này với Mỹ - một thị trường quan trọng nhất của Việt Nam. Nhưng các chuyên gia nói rằng còn có nhiều rào cản cho tiến trình đàm phán và có nhiều thách thức cho Việt Nam khi tham gia TPP.

TPP được coi là một “hiệp định thương mại bậc nhất của thế kỷ 21 khi nó gói gọn trong đó 40% lượng GDP toàn cầu và 1/3 thương mại toàn thế giới,” theo lời phát biểu của bộ trưởng ngoại giao Mỹ John Kerry trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Đồng Doanh Nghiệp Mỹ-ASEAN (US-ABC) vừa được tổ chức tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ.

Ông  Kerry đã kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ gây ảnh hưởng đến quốc hội để thông qua TPP:

"Chúng tôi cần các bạn giúp đỡ để đạt được TPP với quốc hội Mỹ và người dân Mỹ. Và chúng tôi cần các bạn gọi điện, tổ chức các cuộc gặp mặt để đưa quốc hội vào cuộc."

Chủ tịch US-ABC, ông Alexander Feldman, nói với VOA Việt Ngữ rằng TPP đối với Việt Nam thực sự là một sự thay đổi diện mạo và nó sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp của cả 2 bên.

Việt Nam tham gia đàm phán TPP từ cuối năm 2010. Các đối tác của hiệp định bao gồm Mỹ và 10 nước khác trung khu vực châu Á Thái Bình Dương. Theo số liệu thống kê của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, năm 2009, Mỹ đứng đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam với tổng số tiền đầu tư là 9.8 tỷ đô la. Trong 1 số năm gần đây, các công ty của Mỹ đã nằm trong số những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.

Tuy nhiên còn có nhiều rào cản từ cả 2 phía Mỹ và Việt Nam.

Ông Murray Hiebert, phó giám đốc tổ chức nghiên cứu  Đông Nam Á Sumitro Chair thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS, nói các nhà chức trách Mỹ cho rằng Việt Nam là những nhà thương thuyết khó khăn nhất:

"Một trong những rào cản lớn nhất, theo tôi nghĩ, là Mỹ vẫn chưa cho Việt Nam một tiếp cận thị trường tốt và tôi đã nói chuyện với các nhà thương thuyết bên phía Việt Nam của bộ Công Thương, họ nói rằng nếu họ có một tiếp cận tốt vào thị trường Mỹ thì có nghĩa là thuế nhập khẩu lên hàng may mặc sẽ giảm nhiều và do đó sẽ dễ dàng giải quyết nhiều vấn đề khác."

Các vấn đề về nhân quyền trong đó có việc cải cách thể chế liên quan đến vai trò của công đoàn lao động cũng đang là những vấn đề mà Việt Nam vấp phải trong quá trình đàm phán TPP với Mỹ.

Ngoài ra các giới chức Việt Nam cũng lo ngại về các điều khoản của Mỹ yêu cầu các sản phẩm dệt may và những sản phẩm may mặc đầu vào xuất sang Mỹ phải có nguồn gốc từ Mỹ hoặc từ các nước trong khối TPP. Hiện nay các mặt hàng này của Việt Nam đang có nguồn chủ yếu từ nước láng giềng Trung Quốc không phải là thành viên của TPP.

Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam của trường Đại Học New South Wales, cảnh báo về điều này:

"Tại thời điểm này có một sự mất cân bằng thương mại vô cùng lớn và thậm chí một số mặt hàng xuất khẩu như may mặc, giày dép đang phụ thuộc vào các nguyên liệu nhập từ Trung Quốc. Khi Việt Nam gia nhập TPP có nghĩa là thuế xuất cao hơn – bởi vì TPP muốn các nước sử dụng nguyên liệu từ các nước thành viên. Do đó, Việt Nam phải tìm cách làm thế nào để thay thế các nguyên liệu nhập từ Trung Quốc bằng các nguồn từ các nước thành viên."

Khi tham gia TPP, thuế suất nhiều mặt hàng sẽ phải giảm dần đến mức % và các doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam, nhất là từ các nước không tham gia TPP, sẽ được hưởng lợi từ những quy định này. Có lẽ nhận thấy được lợi thế này, trong thời gian qua nhà đầu tư Trung Quốc tham gia ngày càng nhiều vào các lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam. Chỉ tính riêng dệt may từ năm 2013 trở lại đây đã có khoảng 90% số doanh nghiệp tham gia là của Trung Quốc.

Chuyên gia về Việt Nam, ông Jonathan London của trường Đại học Thành Thị Hồng Kông cũng có quan điểm tương tự. Ông nói rằng “TPP có một số yếu tố có thể có hại cho nền kinh tế của Việt Nam” và Việt Nam có thể sẽ mất nhiều thứ nếu không biết tận dụng nó:

TPP sẽ mở rộng cơ hội cho những công ty dù là nước ngoài ở Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ - thị trường quan trọng nhất của Việt Nam. Cũng có một nghịch lý mà theo nhiều người, một nhóm có lợi nhất nếu theo TPP ở Việt Nam có thể chính là những công ty của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam. Chúng ta chưa rõ tương lai quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc như thế nào. Nhưng nếu quan hệ Việt Nam-Trung Quốc không xấu đi một cách kinh khủng thì một nhóm sẽ ăn lợi nhất với TPP ở Việt Nam là những công ty của Trung Quốc. Tại sao? Bởi vì họ sẽ sử dụng Việt Nam như một sân khấu để xuất khẩu sản phẩm của họ sang thị trường Mỹ.

Giáo sư Thayer nói “về lâu dài Việt Nam cần phải có TPP để có được tiếp cận nhiều hơn vào thị trường Mỹ, cải thiện nền kinh tế và tạo một vị thế mạnh mẽ hơn để đương đầu với Trung Quốc về sau này.”

Do vậy mà Việt Nam đang vô cùng mong muốn tham gia khối nắm giữ 40% kinh tế thế giới này nhưng điều đó không hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của Việt Nam. Ông Carl Thayer cho biết:

Obama vẫn chưa thực hiện một bước tiến nào cho thấy Mỹ sẽ thông qua TPP. Hầu như là mọi thứ sẽ xảy ra sau bầu cử giữa kỳ. Việt Nam muốn tham gia TPP, muốn có được miễn thuế. Nhưng nó không hoàn toàn phụ thuộc vào Việt Nam. Nó phụ thuộc vào tổng thống Mỹ, mà chủ yếu là vào việc đàm phán với Nhật Bản để nới lỏng tình trạng này. Và nó phụ thuộc vào ông Obama sẽ thuyết phục được quốc hội bỏ phiếu thông qua TPP hay không. Do đó nó nằm ngoài khả năng của Việt Nam.

Chủ tịch US-ABC Feldman cũng nói rằng còn có nhiều rào cản về chính trị cho quá trình này:

"Chúng tôi có bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 nên mọi việc đều đang bị dừng lại. Nhưng hy vọng rằng sau cuộc bầu cử giữa kỳ và vào kỳ họp sau bầu cử và trước khi quốc hội mới nhóm họp, chúng tôi có thể đưa TPP ra quốc hội. Có thể sau kỳ bầu cử này chúng tôi sẽ bàn bạc thực sự nghiêm túc để đưa ra những vấn đề chính còn tồn đọng."

Việt Nam được coi là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ TPP trong số các nước thành viên. Theo bản phân tích về kinh tế vĩ mô Việt Nam của HSBC, thu nhập quốc dân Việt Nam đến năm 2020 sẽ tăng khoảng 10% nếu vào được TPP. Theo một nghiên cứu đánh giá về tác động của TPP lên các nền kinh tế của các nhà kinh tế học của trường Đại học Brandeis, GDP của Việt Nam có thể tăng 35.7% trong vòng thập niên tới. Ông Thayer nói:

"Nếu không tham gia TPP sẽ là một bất lợi cho Việt Nam. Nếu Việt Nam không toàn cầu hóa, không hội nhập thì Việt Nam sẽ bị bỏ lại phía sau. Và các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nói rằng sự nguy hiểm lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt là bị bỏ lại phía sau."

Dù cách nào thì Việt Nam cũng có lợi nếu tham gia TPP. Nhưng chiến lược lớn hơn của Việt Nam phải là xuất hàng vào thị trường Mỹ. Như dù có TPP hay không thì theo giáo sư London Việt Nam “cần phải tập trung phát triển quan hệ toàn diện với Mỹ. Đó mới là cách để Việt Nam có một phương hướng kinh tế mới trong bối cảnh Trung Quốc đang thách thức chủ quyền.”


Phần nhận xét hiển thị trên trang