Học sinh Hồng Kông bỏ học đòi quyền tranh cử, học sinh đeo khẩu trang và kính bảo vệ, đề phòng cảnh sát đàn áp. (Getty Images)
Hoạt động bỏ học đòi tranh cử của học sinh Hồng Kông ngày càng diễn ra kịch liệt, tình thế tương đối hòa bình trước đây bỗng đột ngột trở nên căng thẳng sau đêm hôm qua! Một số đông học sinh bao vây trụ sở chính phủ Hồng Kông đã tiến vào quảng trường Công Dân, gây ra một cuộc bạo động kịch liệt với cảnh sát, rất nhiều người đã bị bắt. Tình hình căng thẳng đột biến ở Hồng Kông đã gây ra nỗi lo sợ bị giải thể của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các phương tiện truyền thông báo cáo rằng ĐCSTQ đã ban hành một nguyên tắc gồm 6 chữ “không thỏa hiệp, không đổ máu,”, điều này cho thấy dưới áp lực mạnh mẽ của ý kiến nhân dân ĐCSTQ đã phải xuống nước và trở nên mềm mỏng hơn.
BBC cho biết, hội liên hiệp học sinh và giới trí thức Hồng Kông vào đêm 26 đã tập trung biểu tình bên ngoài trụ sở chính phủ, đến khoảng 10:30, có nhiều học sinh dưới sự hô hào của Hoàng Chi Phong đã trèo qua hàng rào từ phố Thiêm Mỹ tiến vào quảng trường trụ sở chính phủ Hồng Kông (được phe phản dân chủ gọi là “quảng trường công dân”).
Trước đây bí thư trưởng hội liên hiệp học sinh là Chu Vĩnh Khang, do việc Lương Chấn Anh sau cuộc đối thoại với học sinh vẫn không có phản ứng gì, họ cho rằng Chính phủ không có trách nhiệm, cho nên đã bố trí 200 người dân xông vào quảng trường công dân, như để dành lại vị trí cho người dân Hồng Kông.
Tờ báo “Mỹ Quốc Chi Âm” cho biết, do bên cảnh sát bị bất ngờ không kịp phòng chống, nên hàng rào phòng vệ đã bị phá vỡ. Sau đó một lượng lớn cảnh sát đã tới hiện trường để cứu viện, trong khoảng thời gian này đã phát sinh nhiều xung đột, cũng có người bị cảnh sát bắt đi. Cuộc họp sau đó tuyên bố, Hoàng Chi Phong đã bị cảnh sát bắt giữ. Trong quá trình giải tỏa, bên cảnh sát đã phun hơi cay khiến một số người bị thương, ngoài ra còn có một số học sinh do bệnh tim phát tác đã phải nhập viện.
Cuộc bạo động quy mô lớn giữa cảnh sát và người dân diễn ra từ đêm ngày 26 cho tới sáng hôm sau. Sáng ngày 27, lực lượng cảnh sát đã phái thêm rất đông lực lượng cảnh vệ tới đó để thị uy dân chúng, hiện trường một lần nữa lại trở nên hỗn loạn.
Một tờ báo khác chỉ ra, trước cục diện hỗn loạn xuất hiện vào tối ngày 26, có một lượng lớn các nhân viên cảnh sát được trang bị thiết bị chống bạo động đã được điều động tới khu đối diện với tòa nhà CITIC Tower vào 3:00 pm thứ 7 (ngày 27), phô trương thanh thế để thị uy, sau đó số cảnh sát này đã rời đi.
Thời gian gần đây tình hình Hồng Kông có nhiều đột biến, điều này khiến cho áp lực của chính quyền ĐCSTQ ngày càng gia tăng, thậm chí nỗi lo sợ khi tình hình bạo động ở Hồng Kông vẫn tiếp tục tăng lên, có thể sẽ gây ra hiệu ứng Domino khiến Trung Cộng phải giải thể. Trước đây, có một cơ quan truyền thông đã nói, nội bộ ĐCSTQ đã đứng ra xử lý các nguyên tắc đối với [Chiếm Trung] , ở bên ngoài quan sát chỉ thấy dường như lập trường trở nên mềm mỏng hơn.
Bài báo nói, trước đây có một nhân viên thuộc phe phái của ĐCSTQ trú tại Hồng Kông chấp hành nhiệm vụ đã tiết lộ rằng: Hiện tại chế định của Bắc Kinh đối với hoạt động “Chiếm Trung” tại Hồng Kông là tuân theo nguyên tắc “Không thỏa hiệp, không đổ máu”.
Một nhà quan sát vốn đã rất quen thuộc với tình hình chính trị của ĐCSTQ và Hồng Kông, Ma Cao đã nói với truyền thông rằng, ĐCSTQ đưa ra quyết định như vậy chắc hẳn đã được thảo luận rất kỹ lưỡng trong nội bộ. Có thể khẳng định một điều là: ĐCSTQ sở dĩ nói: “không thỏa hiệp”, là bởi vì họ cực kỳ sợ phong trào dân chủ ở Hồng Kông sản sinh ra hiệu ứng trên phạm vi rộng, kích phát dân chúng đại lục cũng đứng lên đòi một nền chính trị dân chủ.
Căn cứ theo phân tích, trong tương lai có thế thấy, ĐCSTQ tuyệt đối sẽ không thực hiện bầu cử dân chủ tại Đại Lục, chính vì như thế, nếu như kháng nghị tranh chấp ở Hồng Kông một khi thành công, nó sẽ là quân bài đầu tiên tạo nên hiệu ứng Domino. Một khi dân chúng Hồng Kông dám đứng lên hình thành một quy mô lớn xuống phố, thì việc ĐCSTQ bị giải thể là không thể tránh khỏi.
Còn có một bình luận cho rằng, cái “không đổ máu” mà ĐCSTQ nói, thực ra không phải là ĐCSTQ đã thay đổi diện mạo trở nên nhân từ lương thiện. Mà hoàn toàn ngược lại, vào bất cứ lúc nào mà ĐCSTQ cảm thấy sự ổn định chính quyền của mình gặp phải uy hiếp, từ trước tới nay đều không từ một thủ đoạn chém giết đổ máu nào nhằm đạt được mục đích. Chỉ là dưới áp lực cường đại của nhân dân, trong cơn bão dư luận của thế cuộc, ĐCSTQ lo sợ việc gây ra đổ máu sẽ gây ra kích động khiến Hồng Kông hoàn toàn mất đi cục diện vốn có, mà một khi nó xảy ra ở Đại Lục, ĐCSTQ cũng không có cách nào để giải quyết.
Bài bình luận chỉ ra, đối với việc xem thường cơn bão kháng nghị của dân chúng Hồng Kông, có thể khiến cho cục diện của ĐCSTQ trở nên cực kỳ bị động, cách nói “không đổ máu”, đây chỉ là một loại mềm mỏng biến tướng, điều này có nhiều chỗ phù hợp với những phân tích của truyền thông Hồng Kông đối với việc ĐCSTQ có thể sẽ không sử dụng quân đội để tham dự.
Có tin tức nói rằng, trong vài tháng trước đây, hệ thống viện quốc vụ khu vực Hồng Kông – Macao của ĐCSTQ, bộ an toàn quốc gia, tổng bộ chính trị và tổng tham mưu quân sự, nhân đại toàn quốc, hệ thống hội nghị hiệp thương toàn quốc và chính trị luật pháp trung ương đã phái đi một lượng lớn quan chức, đặc công và các loại hình nhân viên tiến vào Hồng Kông, rải rác khắp các bộ phận quan chức và các giới trong xã hội tại Hồng Kông, để có thể là người đầu tiên nắm được các động thái từ Hồng Kông, đồng thời chế định ra các loại phương án để ứng phó. Trước thái độ này có thể thấy được, ĐCSTQ không có niềm tin đối với khả năng xử lý của Chính Phủ Đặc Khu trước sự kiện “Chiếm Trung”.
30 Tháng Chín, 2014
Jonathan London - Vài đặc điểm của sự kiện Hong Kong
1967 2014
Bài viết cho báo Tuổi Trẻ từ Hông Kông, được đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 30 tháng 9
***
Trong những ngày qua và đặc biệt là trong hai ngày hôm qua, toàn thế giới đã thấy một phong trào xã hội bùng nổ ở Hồng Kông xoay quanh việc nhiều công dân của thành phố cảng đang nỗ lực yêu cầu chính quyền cải cách cơ chế bầu cử của lãnh thổ.
Vốn là một phần thuộc địa của Anh quốc, chủ quyền Hồng Kông đã được trao lại cho Trung Quốc vào mùa hè 1997 trở thành một đặc khu hành chính của Hoa Lục dưới nguyên tắc “một nước hai chế độ.” Nhưng từ trước đến nay, dân thường ở Hồng Kông thường cảm thấy một nỗi đau: đó là cảm thấy mình không hề có quyền thực sự trong nền chính trị của lãnh thổ mình đang cư ngụ.
Suy ngẫm một chút về trường hợp của Hồng Kông, từ góc nhìn một nhà quan sát, tôi thấy có ba điểm đặc biệt quan trọng.
1. Dân không được hưởng. Trước năm 1997, Hồng Kông bị xem là một thuộc địa tư bản, nhưng trên thực tế trước và sau năm 1997 chính quyền và giới tư bản lớn ở đây đã thành lập một liên minh sâu sắc với chính quyền Trung Quốc nhằm mục đích tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho giới ngân hàng và tài chính thế giới. Tuy nhiên, dân thường hưởng lợi rất ít từ sự liên minh này.
Tuy mức sống ở đây có vẻ rất cao (thu nhập trung bình của người dân khá cao, tỉ lệ triệu phủ USD đứng thứ nhất trên thế giới…) nhưng trên thực tế đại đa số người dân Hồng Kông có đời sống cực kỳ vất vả. Ngoài ra, khoảng cách giàu nghèo ở thành phố cảng này gần như là cao nhất ở Châu Á. Đối với giai cấp trung lưu trở xuống, chuyện làm 12 tiếng một ngày, 6 ngày trong tuần là chuyện bình thường. Người dân Hồng Kông thấy hàng ngày và thấy rất rõ các thực thế trên.
2. Thể chế bầu cử bị hứa hão. Vào năm 1997, chính quyền Trung Quốc đã cam kết rằng người dân Hồng Kông sẽ dần dần được dân chủ hóa. Họ cũng hứa rằng, người dân của lãnh thổ này sẽ được quyền bầu trực tiếp lãnh đạo của Hồng Kông vào năm 2017. Thế nhưng trong những năm qua, nhất là một năm vừa rồi, chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông đã tìm mọi cách không thực hiện những sự cam kết mà họ đã hứa.
Theo thể chế bầu cử mà bản hiến pháp (gọi là ‘Luật Cơ bản’) mà Anh Quốc và Trung Quốc ban hành, dân thường không có quyền chọn các lãnh đạo mà họ yêu thích. Vì thế, dù ‘lòng dân’ ở Hồng Kông như thế nào, họ vẫn không thực sự có tiếng nói quyết định trong việc chọn lãnh đạo của chính lãnh thổ nước họ.
Dù dân cũng có quyền bầu cử đại biểu của họ nhưng số đại biểu do dân bầu chỉ chiếm 50 phần trăm tổng số ghế trong Hội đồng lập pháp. (Số ghế còn lại là của cái gọi là “những khu vực bầu cử chức năng”… như ngân hàng, tài chính, giáo dục, xây dựng v.v.) mà được bổ nghiệm do một ủy ban do chính giới thân Bắc Kinh chọn). Trong khi đó, các nhà tư bản lớn lẫn chính quyền Trung Quốc đã đổ rất nhiều tiền vào Hồng Kông để ủng hộ các đảng phái, phe bảo thủ v.v. Đối với các đảng đối lập thì chúng ta thấy một một sự thiếu hiệu quả trong công tác chính trị, một cách đấu tranh thiếu thống nhất, mất rất nhiều sức lực trong việc đấm đá và đả kích lẫn nhau. Do những lý do trên, độ căng thẳng chính trị ở Hồng Kông luôn duy trì ở mức cao.
3. Tự tôn văn hóa. Về văn hóa, người dân ở Hồng Kông cũng nhận thấy họ là người Hoa chứ. Nhưng họ cũng có một số sự khác biệt quan trọng so với người dân ở phía kia biên giới chẳng hạn như về kinh nghiệm và điều kiện vật chất mà họ đã giành được hơn một thế kỷ qua. Họ muốn được tôn trọng và muốn độc lập.
Vì lẽ đó, họ không chịu nổi khi Bắc Kinh nói một đằng làm một nẻo.
Jonathan London
Ghi chú: Hôm qua khi báo Tuổi Trẻ mời tôi viết một vài ý kiến về những sự kiện ở Hồng Kông tôi lo một chút vì khi viết chỉ chịu theo đường lối của chính mình mà thôi. Song, trong một thời điểm mà cả người dân lẫn giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam nói đến dân chủ một cách thoải mái (dù chưa thông nhất và dù còn có những bất đồng, vụ bắt người v.v) tôi sẵn sàng góp ý của mình, giúp đỡ. Cũng xin cho biết bài này viết nhanh nên nội dung thì chắc là chưa có gì sâu sắc.
(Blog Xin Lỗi Ông)
Hoạt động bỏ học đòi tranh cử của học sinh Hồng Kông ngày càng diễn ra kịch liệt, tình thế tương đối hòa bình trước đây bỗng đột ngột trở nên căng thẳng sau đêm hôm qua! Một số đông học sinh bao vây trụ sở chính phủ Hồng Kông đã tiến vào quảng trường Công Dân, gây ra một cuộc bạo động kịch liệt với cảnh sát, rất nhiều người đã bị bắt. Tình hình căng thẳng đột biến ở Hồng Kông đã gây ra nỗi lo sợ bị giải thể của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các phương tiện truyền thông báo cáo rằng ĐCSTQ đã ban hành một nguyên tắc gồm 6 chữ “không thỏa hiệp, không đổ máu,”, điều này cho thấy dưới áp lực mạnh mẽ của ý kiến nhân dân ĐCSTQ đã phải xuống nước và trở nên mềm mỏng hơn.
BBC cho biết, hội liên hiệp học sinh và giới trí thức Hồng Kông vào đêm 26 đã tập trung biểu tình bên ngoài trụ sở chính phủ, đến khoảng 10:30, có nhiều học sinh dưới sự hô hào của Hoàng Chi Phong đã trèo qua hàng rào từ phố Thiêm Mỹ tiến vào quảng trường trụ sở chính phủ Hồng Kông (được phe phản dân chủ gọi là “quảng trường công dân”).
Trước đây bí thư trưởng hội liên hiệp học sinh là Chu Vĩnh Khang, do việc Lương Chấn Anh sau cuộc đối thoại với học sinh vẫn không có phản ứng gì, họ cho rằng Chính phủ không có trách nhiệm, cho nên đã bố trí 200 người dân xông vào quảng trường công dân, như để dành lại vị trí cho người dân Hồng Kông.
Tờ báo “Mỹ Quốc Chi Âm” cho biết, do bên cảnh sát bị bất ngờ không kịp phòng chống, nên hàng rào phòng vệ đã bị phá vỡ. Sau đó một lượng lớn cảnh sát đã tới hiện trường để cứu viện, trong khoảng thời gian này đã phát sinh nhiều xung đột, cũng có người bị cảnh sát bắt đi. Cuộc họp sau đó tuyên bố, Hoàng Chi Phong đã bị cảnh sát bắt giữ. Trong quá trình giải tỏa, bên cảnh sát đã phun hơi cay khiến một số người bị thương, ngoài ra còn có một số học sinh do bệnh tim phát tác đã phải nhập viện.
Cuộc bạo động quy mô lớn giữa cảnh sát và người dân diễn ra từ đêm ngày 26 cho tới sáng hôm sau. Sáng ngày 27, lực lượng cảnh sát đã phái thêm rất đông lực lượng cảnh vệ tới đó để thị uy dân chúng, hiện trường một lần nữa lại trở nên hỗn loạn.
Một tờ báo khác chỉ ra, trước cục diện hỗn loạn xuất hiện vào tối ngày 26, có một lượng lớn các nhân viên cảnh sát được trang bị thiết bị chống bạo động đã được điều động tới khu đối diện với tòa nhà CITIC Tower vào 3:00 pm thứ 7 (ngày 27), phô trương thanh thế để thị uy, sau đó số cảnh sát này đã rời đi.
Thời gian gần đây tình hình Hồng Kông có nhiều đột biến, điều này khiến cho áp lực của chính quyền ĐCSTQ ngày càng gia tăng, thậm chí nỗi lo sợ khi tình hình bạo động ở Hồng Kông vẫn tiếp tục tăng lên, có thể sẽ gây ra hiệu ứng Domino khiến Trung Cộng phải giải thể. Trước đây, có một cơ quan truyền thông đã nói, nội bộ ĐCSTQ đã đứng ra xử lý các nguyên tắc đối với [Chiếm Trung] , ở bên ngoài quan sát chỉ thấy dường như lập trường trở nên mềm mỏng hơn.
Bài báo nói, trước đây có một nhân viên thuộc phe phái của ĐCSTQ trú tại Hồng Kông chấp hành nhiệm vụ đã tiết lộ rằng: Hiện tại chế định của Bắc Kinh đối với hoạt động “Chiếm Trung” tại Hồng Kông là tuân theo nguyên tắc “Không thỏa hiệp, không đổ máu”.
Một nhà quan sát vốn đã rất quen thuộc với tình hình chính trị của ĐCSTQ và Hồng Kông, Ma Cao đã nói với truyền thông rằng, ĐCSTQ đưa ra quyết định như vậy chắc hẳn đã được thảo luận rất kỹ lưỡng trong nội bộ. Có thể khẳng định một điều là: ĐCSTQ sở dĩ nói: “không thỏa hiệp”, là bởi vì họ cực kỳ sợ phong trào dân chủ ở Hồng Kông sản sinh ra hiệu ứng trên phạm vi rộng, kích phát dân chúng đại lục cũng đứng lên đòi một nền chính trị dân chủ.
Căn cứ theo phân tích, trong tương lai có thế thấy, ĐCSTQ tuyệt đối sẽ không thực hiện bầu cử dân chủ tại Đại Lục, chính vì như thế, nếu như kháng nghị tranh chấp ở Hồng Kông một khi thành công, nó sẽ là quân bài đầu tiên tạo nên hiệu ứng Domino. Một khi dân chúng Hồng Kông dám đứng lên hình thành một quy mô lớn xuống phố, thì việc ĐCSTQ bị giải thể là không thể tránh khỏi.
Còn có một bình luận cho rằng, cái “không đổ máu” mà ĐCSTQ nói, thực ra không phải là ĐCSTQ đã thay đổi diện mạo trở nên nhân từ lương thiện. Mà hoàn toàn ngược lại, vào bất cứ lúc nào mà ĐCSTQ cảm thấy sự ổn định chính quyền của mình gặp phải uy hiếp, từ trước tới nay đều không từ một thủ đoạn chém giết đổ máu nào nhằm đạt được mục đích. Chỉ là dưới áp lực cường đại của nhân dân, trong cơn bão dư luận của thế cuộc, ĐCSTQ lo sợ việc gây ra đổ máu sẽ gây ra kích động khiến Hồng Kông hoàn toàn mất đi cục diện vốn có, mà một khi nó xảy ra ở Đại Lục, ĐCSTQ cũng không có cách nào để giải quyết.
Bài bình luận chỉ ra, đối với việc xem thường cơn bão kháng nghị của dân chúng Hồng Kông, có thể khiến cho cục diện của ĐCSTQ trở nên cực kỳ bị động, cách nói “không đổ máu”, đây chỉ là một loại mềm mỏng biến tướng, điều này có nhiều chỗ phù hợp với những phân tích của truyền thông Hồng Kông đối với việc ĐCSTQ có thể sẽ không sử dụng quân đội để tham dự.
Có tin tức nói rằng, trong vài tháng trước đây, hệ thống viện quốc vụ khu vực Hồng Kông – Macao của ĐCSTQ, bộ an toàn quốc gia, tổng bộ chính trị và tổng tham mưu quân sự, nhân đại toàn quốc, hệ thống hội nghị hiệp thương toàn quốc và chính trị luật pháp trung ương đã phái đi một lượng lớn quan chức, đặc công và các loại hình nhân viên tiến vào Hồng Kông, rải rác khắp các bộ phận quan chức và các giới trong xã hội tại Hồng Kông, để có thể là người đầu tiên nắm được các động thái từ Hồng Kông, đồng thời chế định ra các loại phương án để ứng phó. Trước thái độ này có thể thấy được, ĐCSTQ không có niềm tin đối với khả năng xử lý của Chính Phủ Đặc Khu trước sự kiện “Chiếm Trung”.
30 Tháng Chín, 2014
Jonathan London - Vài đặc điểm của sự kiện Hong Kong
1967 2014
Bài viết cho báo Tuổi Trẻ từ Hông Kông, được đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 30 tháng 9
***
Trong những ngày qua và đặc biệt là trong hai ngày hôm qua, toàn thế giới đã thấy một phong trào xã hội bùng nổ ở Hồng Kông xoay quanh việc nhiều công dân của thành phố cảng đang nỗ lực yêu cầu chính quyền cải cách cơ chế bầu cử của lãnh thổ.
Vốn là một phần thuộc địa của Anh quốc, chủ quyền Hồng Kông đã được trao lại cho Trung Quốc vào mùa hè 1997 trở thành một đặc khu hành chính của Hoa Lục dưới nguyên tắc “một nước hai chế độ.” Nhưng từ trước đến nay, dân thường ở Hồng Kông thường cảm thấy một nỗi đau: đó là cảm thấy mình không hề có quyền thực sự trong nền chính trị của lãnh thổ mình đang cư ngụ.
Suy ngẫm một chút về trường hợp của Hồng Kông, từ góc nhìn một nhà quan sát, tôi thấy có ba điểm đặc biệt quan trọng.
1. Dân không được hưởng. Trước năm 1997, Hồng Kông bị xem là một thuộc địa tư bản, nhưng trên thực tế trước và sau năm 1997 chính quyền và giới tư bản lớn ở đây đã thành lập một liên minh sâu sắc với chính quyền Trung Quốc nhằm mục đích tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho giới ngân hàng và tài chính thế giới. Tuy nhiên, dân thường hưởng lợi rất ít từ sự liên minh này.
Tuy mức sống ở đây có vẻ rất cao (thu nhập trung bình của người dân khá cao, tỉ lệ triệu phủ USD đứng thứ nhất trên thế giới…) nhưng trên thực tế đại đa số người dân Hồng Kông có đời sống cực kỳ vất vả. Ngoài ra, khoảng cách giàu nghèo ở thành phố cảng này gần như là cao nhất ở Châu Á. Đối với giai cấp trung lưu trở xuống, chuyện làm 12 tiếng một ngày, 6 ngày trong tuần là chuyện bình thường. Người dân Hồng Kông thấy hàng ngày và thấy rất rõ các thực thế trên.
2. Thể chế bầu cử bị hứa hão. Vào năm 1997, chính quyền Trung Quốc đã cam kết rằng người dân Hồng Kông sẽ dần dần được dân chủ hóa. Họ cũng hứa rằng, người dân của lãnh thổ này sẽ được quyền bầu trực tiếp lãnh đạo của Hồng Kông vào năm 2017. Thế nhưng trong những năm qua, nhất là một năm vừa rồi, chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông đã tìm mọi cách không thực hiện những sự cam kết mà họ đã hứa.
Theo thể chế bầu cử mà bản hiến pháp (gọi là ‘Luật Cơ bản’) mà Anh Quốc và Trung Quốc ban hành, dân thường không có quyền chọn các lãnh đạo mà họ yêu thích. Vì thế, dù ‘lòng dân’ ở Hồng Kông như thế nào, họ vẫn không thực sự có tiếng nói quyết định trong việc chọn lãnh đạo của chính lãnh thổ nước họ.
Dù dân cũng có quyền bầu cử đại biểu của họ nhưng số đại biểu do dân bầu chỉ chiếm 50 phần trăm tổng số ghế trong Hội đồng lập pháp. (Số ghế còn lại là của cái gọi là “những khu vực bầu cử chức năng”… như ngân hàng, tài chính, giáo dục, xây dựng v.v.) mà được bổ nghiệm do một ủy ban do chính giới thân Bắc Kinh chọn). Trong khi đó, các nhà tư bản lớn lẫn chính quyền Trung Quốc đã đổ rất nhiều tiền vào Hồng Kông để ủng hộ các đảng phái, phe bảo thủ v.v. Đối với các đảng đối lập thì chúng ta thấy một một sự thiếu hiệu quả trong công tác chính trị, một cách đấu tranh thiếu thống nhất, mất rất nhiều sức lực trong việc đấm đá và đả kích lẫn nhau. Do những lý do trên, độ căng thẳng chính trị ở Hồng Kông luôn duy trì ở mức cao.
3. Tự tôn văn hóa. Về văn hóa, người dân ở Hồng Kông cũng nhận thấy họ là người Hoa chứ. Nhưng họ cũng có một số sự khác biệt quan trọng so với người dân ở phía kia biên giới chẳng hạn như về kinh nghiệm và điều kiện vật chất mà họ đã giành được hơn một thế kỷ qua. Họ muốn được tôn trọng và muốn độc lập.
Vì lẽ đó, họ không chịu nổi khi Bắc Kinh nói một đằng làm một nẻo.
Jonathan London
Ghi chú: Hôm qua khi báo Tuổi Trẻ mời tôi viết một vài ý kiến về những sự kiện ở Hồng Kông tôi lo một chút vì khi viết chỉ chịu theo đường lối của chính mình mà thôi. Song, trong một thời điểm mà cả người dân lẫn giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam nói đến dân chủ một cách thoải mái (dù chưa thông nhất và dù còn có những bất đồng, vụ bắt người v.v) tôi sẵn sàng góp ý của mình, giúp đỡ. Cũng xin cho biết bài này viết nhanh nên nội dung thì chắc là chưa có gì sâu sắc.
(Blog Xin Lỗi Ông)
Phần nhận xét hiển thị trên trang