Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Tám yêu sách của dân An Nam năm 1919


Revendications de Peuple Annamite. Ảnh: Internet
Revendications de Peuple Annamite. Ảnh: Internet
Xem trên Quê Choa thấy bài này của ông Luật sư Trần Vũ Hải khá hay vì nhiều thông tin mà tôi chưa đọc bao giờ. Năm 1919, ông HCM lúc đó mới 29 tuổi mà dám cùng với luật sư Phan Văn Trường đưa ra bản yêu sách của dân An Nam đối với Pháp. Chả bù cho thời nay :cry:
Bản Yêu sách (Revendications de Peuple Annamite) 8 điểm năm 1919 ký dưới tên Nguyễn Ái Quốc và do Phan Văn Trường, luật sư đầu tiên của Việt Nam, chấp bút vẫn còn có nhiều giá trị đòi hỏi đối với thực tiễn Việt Nam.
Bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm:
1-     Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
 2- Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lí như người châu Âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam.
 3- Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
 4- Tự do lập hội và hội họp
5- Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
 6- Tự do họp tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ.
 7- Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
 8- Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ.
Bây giờ đem áp dụng vẫn còn khối điều đúng sau gần 100 năm.
Theo thiển ý của Hiệu Minh blog, hôm nay 2-9, chỉ cần thực hiện điều 1 – Tổng ân xá cho những người bị án tù chính trị. Cụ thể thả mấy ông cộm cán như sau: Điếu Cày, Basam, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Trần Huỳnh Duy Thức…. Khoảng 20 người là OK, năm sau tha hết.
Rồi tiếp theo là tự do internet, tự do báo chí, lập hội, tự do ngôn luận… cứ từ từ 100 năm nữa ta tiến tới hoặc XHCN hoặc Dân chủ mang định hướng XHCN nhưng đảm bảo mấy điều từ 1-5 và nhất là số 7.
Các vị nào định thay đổi nước Việt hãy học các cụ Hồ Chí Minh và Ls Trường. Tiếp tục dùng nick để còm, để ném đá, để nói cho sướng miệng trên thế giới ảo, thì còn lâu mới mong ai đó đi theo ý mình. Danh có chính thì ngôn mới thuận. :razz:
Cụ nào đồng ý với Cua Times, xin giơ tay…ảo bằng cách bấm 5 sao vào đánh giá.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Báo TQ "làm dịu tình hình" như này sao?

Báo TQ: Hà Nội đang chơi trò…liều giữa Mỹ và Trung Quốc


Tranh châm biếm của Hoàn Cầu Thời báo.
Tranh châm biếm của Hoàn Cầu Thời báo.
UV BCT Lê Hồng Anh vừa thăm Bắc Kinh, về Hà Nội, chưa làm xong báo cáo gửi BCT, thì Trung Quốc đã xỏ xiên bằng một bài báo trên Hoàn Cầu Thời báo (HCTB – Global Times) – phát ngôn của Nhân dân Nhật báo bằng tiếng Anh – với cái tít “Việt Nam đang chơi trò liều giữa Trung Quốc và Mỹ”.
Chưa dừng ở đó, HCTB còn đăng cái ảnh giễu một anh nông dân đội nón cầm ô, chân đi dép thái, mặc áo nâu sồng gì đó, mồ hôi túa ra và đang…leo dây. Trông na ná ông khách vừa ở Trung Nam Hải. Nhìn mà tức điên :roll:
Xem bài này thấy cái tone của Ngoại giao thuyền thúng:razz:

Dịch lược như sau – by Cua Times :)
Vào giữa tháng 8, tướng Mỹ Martin Dempsey thăm VN, như một biểu tượng về quốc phòng và an ninh Mỹ – Viêt. Nhiều người cho rằng, đây là bước “đại nhảy vọt” của hai quốc gia về quốc phòng.
Sau chuyến đi của Dempsey, ông Lê Hồng Anh, đặc phái viên cao cấp của TBT Trọng đến Bắc Kinh nhằm khai thông bế tắc sau vụ giàn khoan.
Có hai tín hiệu của hai chuyến đi. Dempsey sang Hà Nội để hợp tác an ninh và quốc phòng, với hy vọng VN mua được vũ khí Mỹ để tự tin đối trọng với Trung Quốc. Nhưng chuyến đi của ông Lê Hồng Anh lại gửi một tín hiệu khác: Hà Nội muốn sự ổn định và hàn gắn với Bắc Kinh, dù đã bị sứt mẻ trong mấy tháng qua.
Hai chuyến đi gửi đi hai tín hiệu đối chọi nhau chan chát. Quan hệ Mỹ Việt tốt hơn sẽ làm Bắc Kinh nghi ngờ về sự thật lòng của Hà Nội. Ông Lê Hồng Anh tới Bắc Kinh cũng chỉ cho Mỹ biết là Hà Nội không thiết tha gì với Mỹ đâu. Đừng có tưởng bở.
Theo một nghĩa nào đó, trò ngoại giao leo dây này làm cho cả Mỹ và Trung Quốc đều thất vọng. Có vẻ Việt Nam đang áp dụng chiến thuật “tự mâu thuẫn mình”  trong bảo vệ quyền lợi quốc gia.
Một mặt, Hà Nội muốn Washington chống lưng, nhưng lại hoàn toàn không thể phụ thuộc vào Washington.
Những gì xảy ra tại Iraq, Afghanistan, Ukraine và những động thái yếu đuối và nhu nhược của Washington chứng tỏ nguy cơ cao nếu quốc gia nào tìm cách chọn Mỹ làm đồng minh để bảo vệ quyền lợi quốc gia.
Hơn thế, những gì xảy ra trong lịch sử Mỹ-Việt thì không thể một sớm một chiều để quan hệ có thể đơm hoa kết trái. Vì thế, cho dù hợp tác quân sự và an ninh có tốt hơn thì hai bên còn dò xét nhau chán mới có thể tin được.
Mặt khác, Việt Nam không thể đối đầu với Trung Quốc trên biển Đông với cái giá làm đóng băng quan hệ láng giềng.
Người ta có thể chọn bạn mà không thể chọn láng giềng. Nước nhỏ và trung bình không thể đối đầu với các nước lớn nếu không còn lựa chọn nào khác.
Việt Nam đối đầu với Trung Quốc là chiến lược không thông minh. Việt Nam nên uyển chuyển hơn khi quan hệ Việt Trung trở nên canh chẳng ngọt, cơm chẳng lành. Hai nước cần nhìn vào thực tế để thỏa hiệp trong những thời điểm nhất định.
Kịch bản lý tưởng, giá như Hà Nội được Washington ủng hộ về chính trị, an ninh quốc gia, và ngoại giao, khi căng thẳng với Trung Quốc. Và có thể dùng lợi thế đó, dù rất hạn chế, để làm nhặng xị trên biển Đông.
Nhưng kịch bản lý tưởng này chỉ có thể có được khi giữ thế cân bằng giữa Washington và Bắc Kinh.
Tuy nhiên, trong cuộc chơi này, không chỉ Việt Nam đang cầm cái. Hà Nội đang leo dây bằng cách lợi dụng cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Trung Quốc đã rất kiềm chế, nhưng tình hình có thể mất kiểm soát nếu Việt Nam tiếp tục khiêu khích.
Chơi trò leo dây giữa Mỹ và Trung Quốc là nguy hiểm cho Việt Nam. Hà Nội cần dừng kiểu xoay trục và giữ một thái độ nhất quán về biển Đông. Hà Nội cần chiến lược lớn và thông minh hơn là mẹo vặt và cơ hội.
Tiếng Anh gốc ở đây – Nhờ ai đó dịch chuẩn hơn :)
http://www.globaltimes.cn/content/879564.shtml
Theo Global Times 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện này có gì giống như kiện Hán gian để cảnh báo thế giới ây nhỉ?


 Đeo chuông cổ mèo

Chuyện này mình nghe lỏm từ bác Nguyễn Duy
Họ hàng nhà chuột đang sống yên vui. Bỗng đâu một con mèo xuất hiện. Chẳng những họ hàng nhà chuột tan tác mà nhà cửa đất đai cũng bị nhà mèo chiếm đoạt. Hơn chục ông chuột cống cai quản trăm họ nhà chuột ngồi tính nát nước không biết làm sao. Phen này rồi họ hàng nhà chuột chui dần vào mõm mèo cả.
. Một chuột cống nảy ra sáng kiến, nói sở dĩ chuột bị mèo bắt vì mèo khéo núp rình. Mình phải đeo cái chuông vào cổ mèo, báo động cho họ hàng nhà chuột. Thế là xong, họ hàng nhà chuột cứ thế kê cao gối ngủ, khỏi phải lo lắng gì nữa. Mười mấy ông chuột cống vỗ tay rần rần, nói kỳ mưu! Kỳ Mưu!
Nhưng ai nhận nhiệm vụ đeo chuông cổ mèo đây? Một chuột cống lên tiếng. Mười mấy ông chuột cống nhìn nhau, tất cả đều im thin thít.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NỢ mới kể một phần...


Biên Cương  · 

Sinh ra ta mắc nợ đời
Nợ cha nợ mẹ nợ người thương ta
Nợ non sông nợ nước nhà
Sức hèn phận mỏng xót xa cho mình!
Khấu đầu con lạy cao xanh
lạy hương hồn những anh linh ngàn đời
hãy về vặn cổ chết tươi
những phường xảo trá, hại đời, nhục dân
cho tràn đất mẹ mùa Xuân
nụ cười lấp lánh trên làn môi thơ!
(Kỷ niệm ngày quốc khánh 2/9/2014)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam sẽ biết cách lo cho mình!

Thấy Việt Nam linh hoạt về sách lược, báo TQ đố kị, chia rẽ 

Đông Bình 01/09/14 08:00

(GDVN) - Thấy Việt Nam linh hoạt về sách lược, quan hệ Việt-Mỹ phát triển, truyền thông Trung Quốc đố kị, chỉ trích, chia rẽ.


 

Tháng 12 năm 2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thăm Việt Nam, gặp gỡ với Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng 

Trong bối cảnh khu vực nổi lên nhiều vấn đề an ninh, đặc biệt là Trung Quốc đẩy mạnh yêu sách chủ quyền bất hợp pháp ở Biển Đông, quan hệ Việt-Mỹ đã ấm lên nhanh chóng, sự tương tác giữa Việt-Mỹ hết sức dồn dập, thể hiện qua chuyến thăm Việt Nam của rất nhiều quan chức cao cấp Mỹ trong thời gian gần đây, đặc biệt là Mỹ cam kết dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Điều này tác động trực tiếp đến dây thần kinh nhạy cảm của Trung Quốc, vì họ tham vọng "nuốt chửng" Biển Đông thông qua "đàm phán song phương" với sự hậu thuẫn của sức mạnh quân sự tăng lên nhanh chóng.

Do đó, trước quan hệ Việt-Mỹ ấm lên nhanh chóng, nhất là về quan hệ quân sự-quốc phòng, trong đó có khả năng Mỹ bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, gần đây, truyền thông Trung Quốc đã có rất nhiều bài viết nói ra nói vào, chỉ trích, phê phán, xuyên tạc, gây chia rẽ quan hệ Việt-Mỹ cũng như tìm cách để Việt Nam bớt nghiêng về Mỹ cũng như giảm khả năng Việt Nam mua vũ khí của Mỹ.

Dư luận Trung Quốc phổ biến cho rằng, Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là một biện pháp ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông, rằng Mỹ có ý đồ khuyến khích Việt Nam áp dụng lập trường cứng rắn trên Biển Đông, rằng Mỹ lo ngại Trung Quốc và Việt Nam có thể hòa giải trong tranh chấp Biển Đông.


Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey vừa có chuyến thăm 4 ngày tới Việt Nam, bị báo chí Trung Quốc soi mói. 
Đáng chú ý, tờ “Đại Công báo” Hồng Kông, Trung Quốc ngày cuối tháng 8 tỏ ra lo ngại khi điểm lại sự tương tác gần đây giữa Việt-Mỹ, nhất là các chuyến thăm của các quan chức cấp cao Mỹ đến Việt Nam như năm 2012 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm Việt Nam, có đến vịnh Cam Ranh;

Năm 2013 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến thăm Việt Nam; rồi tháng 8 năm 2014, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey lại đến thăm Việt Nam; ngoài ra còn nhiều quan chức cấp cao và nghị sĩ Mỹ liên tiếp đến thăm Việt Nam…

Bài báo xuyên tạc rằng, Việt Nam rất có khả năng trở thành “quốc gia điểm tựa” của Mỹ, rằng Việt Nam có thể trở thành “quân cờ mạnh” ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ, trong khi đó, Việt Nam có thể dựa vào Mỹ để tăng “thẻ bài” chơi cờ với Trung Quốc.

Những cam kết cải cách của Việt Nam đã làm “cảm động” Mỹ. Quan hệ Việt-Mỹ ấm lên là biểu hiện rất rõ Mỹ đứng ở mặt đối lập với Trung Quốc.

Theo bài báo, trong cuộc chơi cờ giữa Trung-Mỹ, Việt Nam (và CHDCND Triều Tiên) có thể có không gian lớn hơn để phát huy vai trò (Trung Quốc thường dùng ‘chuyên gia, học giả’ nói rằng các nước nhỏ không có ngoại giao).

Trong tình hình hiện nay, “nước nhỏ” ở khu vực Đông Á không còn “không quan trọng”. Hơn nữa, bài báo này thẳng thừng cho rằng, từ góc độ vĩ mô, “mặt trận ý thức hệ” (ý nói có cùng chế độ chính trị) ở khu vực Đông Á đã “tan rã hoàn toàn”.


Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm vịnh Cam Ranh, Việt Nam
Tờ “Văn hối” Hồng Kông, Trung Quốc ngày 23 tháng 8 cũng có bài viết xuyên tạc cho rằng, trong nhiều năm qua, Mỹ luôn lôi kéo Việt Nam và Philippines ngăn chặn Trung Quốc.

Nhưng bài báo xuyên tạc cho rằng, Mỹ có thể tận dụng cơ hội để gây mâu thuẫn trong nội bộ Việt Nam, sử dụng tranh chấp Biển Đông để kích động tình cảm dân tộc của người Việt, từ đó “lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Theo bài báo, mục tiêu “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ chính là Trung Quốc, nước đang trỗi dậy mạnh mẽ. Chỉ dựa vào Nhật Bản để ngăn chặn Trung Quốc không đáp ứng nhu cầu của Mỹ, nhất là khi Quân đội Trung Quốc đã tự do ra vào vùng nước sâu của Thái Bình Dương, phá vỡ chiến lược “kiểm soát Quân đội Trung Quốc ở chuỗi đảo thứ nhất”.

Lấy cớ đó, bài báo xuyên tạc, Mỹ đã lôi kéo Philippines, tận dụng các diễn đàn của ASEAN để gây khó dễ cho Trung Quốc, nhưng không hiệu quả lắm, nên Mỹ đã “biến Việt Nam thành quân cờ ngăn chặn Trung Quốc”, đặc biệt là sau khi xảy ra các hoạt động tuần hành, biểu tình phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.


Tháng 8 năm 2014, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain thăm Việt Nam 
Bài báo tuyên truyền xuyên tạc nói rằng, đằng sau các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại một số tỉnh ở Việt Nam có “kẻ xấu” đứng đằng sau, và đó chính là lực lượng “nội ứng” của Mỹ ở Việt Nam. Chính vì vậy, bài báo võ đoán và kết luận rằng, Mỹ tận dụng hoạt động này để “chống phá Việt Nam”, sách lược Biển Đông của Mỹ là “vừa ngăn chặn Trung Quốc vừa lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Trên thực tế, dư luận truyền thông Trung Quốc chuyên kiếm những lý do “trời ơi đất hỡi” để xuyên tạc sự thật, xuyên tạc bản chất của vấn đề, ngụy biện, cố tình đánh lừa cả dư luận Trung Quốc và các nước.

Đây đã là “truyền thống” của bộ máy truyền thông-dư luận Trung Quốc, nhất là trong hơn 2 tháng Trung Quốc hạ đặt phi pháp giàn khoan 981 ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Trong những bài viết về quan hệ Việt-Mỹ gần đây lại nổi lên các luận điệu mới, cũng hết sức thâm hiểm. Có thể coi đây là những luận điệu chia rẽ hết sức trắng trợn của dư luận truyền thông Trung Quốc nhằm chống phá Việt Nam.

Phải khẳng định rằng, trong các vấn đề của mình, Việt Nam đủ thông minh, đủ trí tuệ, đủ bản lĩnh để xử lý; Việt Nam luôn biết “dĩ bất biến ứng vạn biến”, kiên trì về nguyên tắc nhưng linh hoạt về sách lược. Truyền thông Trung Quốc không phải lo thay cho Việt Nam.


Tháng 8 năm 2014, Thượng nghị sĩ Mỹ Bob Corker thăm Việt Nam

Chúng ta biết rằng, tình “đồng chí, anh em” là hiếm có, rất khó xây dựng, nhưng những hành động thực dân, bành trướng, khủng bố, cướp biển mà Trung Quốc biểu diễn trên Biển Đông trong suốt thời gian dài, nhất là vụ giàn khoan vừa qua hay có thể trong tương lai… là không thể chấp nhận được.

Như vậy, Trung Quốc đang hành động vì tình “đồng chí, anh em” hay chỉ vì “lợi ích quốc gia, dân tộc”, chỉ vì bị chi phối bởi tư tưởng “Đại Hán”, vì “cuồng vọng” và “giấc mơ viển vông” của họ trên Biển Đông? Người Việt Nam rất thủy chung một lòng với bằng hữu, nhưng sẽ “không bao giờ chấp nhận những điều không thể chấp nhận".

“Lợi ích cốt lõi” thì nước nào cũng phải giữ, đó là cái sống còn của mỗi quốc gia, dân tộc, là chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Trung Quốc không nên tự vẽ ra lợi ích cốt lõi, xâm phạm lợi ích cốt lõi của nước khác, coi thường bản lĩnh của người Việt. Người Việt tự biết mình cần giữ “lợi ích cốt lõi” như thế nào, biết đâu là sách lược, đâu là hành động, và hành động, sách lược như thế nào cho phù hợp với thực tế, với thời đại.


Trung Quốc không bao giờ thực hiện được ảo tưởng, cuồng vọng "đường lưỡi bò" trên Biển Đông. Việt Nam kiên định bảo vệ chủ quyền quần dảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và các vùng biển chủ quyền của mình theo luật pháp quốc tế. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, phải đem dân tộc học phương Đông vào chủ nghĩa Mác-Lênin, Việt Nam sẽ hành động để phù hợp với đặc điểm, tình hình nước mình cũng như tình hình quốc tế. Do đó, Việt Nam sẽ biết làm gì để tồn tại, phát triển, bảo vệ vững chắc mọi “lợi ích cốt lõi” của mình, biết "công" và "thủ" với mọi kẻ thù có ý đồ xâm lược.

Trung Quốc không phải lo hộ cho Việt Nam khi Việt Nam “xích lại gần” Mỹ hay nước khác như vậy. Trung Quốc cũng đừng đánh giá thấp ý chí, sức mạnh, văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cần hiểu thực chất vấn đề hơn là suy diễn, định kiến:

Trả lời phỏng vấn mạng Phía Trước


Hoàng Hưng

1. Với tư cách là một trong số những người sáng lập Ban Vận động Văn đoàn độc lập, không biết ông có thể giúp các độc giả trẻ của Phía Trước hiểu được mục tiêu mà Văn đoàn độc lập hướng tới trong quá trình cải thiện văn hóa xã hội tại Việt Nam hiện nay?

- Trước nhất, xin minh định rằng những ý kiến trả lời Phía Trước ở đây hoàn toàn là ý cá nhân Hoàng Hưng, không đại diện cho tập thể Ban Vận động VĐ ĐL (xin viết tắt là BVĐ).

Thứ hai, xin minh định rằng Văn đoàn ĐL VN chưa ra đời, vì chưa hội đủ điều kiện chủ quan cũng như khách quan. Mọi hoạt động của BVĐ từ khi ra mắt (3/3/2014, đúng vào ngày truyền thống của Nhà văn Thế giới – World Writers Day) có mục đích chuẩn bị các cơ sở cần thiết cho sự ra đời trong tương lai của VĐ ĐL VN.

Mục tiêu của VĐ ĐL VN đã thể hiện rõ trong tuyên bố ngày 3/3/2014 của BVĐ: “… góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi”.

Mục tiêu của chúng tôi xem ra rất to lớn, nếu xét thực trạng văn học VN hôm nay: Một nền văn học VN đích thực nghĩa là một nền văn học không bị chính trị hoá, đạo đức hoá, cũng không tháp ngà hoá. Tính chất căn bản của nó là nhân bản, dân chủ, hiện đại. Tham vọng của nó là đóng vai trò tiền phong trong sự nghiệp phục hưng văn hoá nước nhà.

Nhưng vai trò mà chúng tôi tự đặt ra cũng rất khiêm tốn: “góp phần xây dựng và phát triển” một nền văn học như thế, nghĩa là cùng với các tổ chức văn học khác và các nhà văn độc lập không ở tổ chức nào, chung sức phấn đấu cho nền văn học ấy. Không bao giờ chúng tôi có ý “độc tôn” vai trò của mình, hay “đối lập” với những tổ chức khác mà tôi tin rằng không ít thì nhiều cũng tán thành mục tiêu như chúng tôi đề ra.

2. Nhiều người cho rằng nguyên nhân khiến Văn đoàn độc lập bị chính quyền cản trở là do hai chữ "độc lập". Ông nghĩ sao về nhận định này?

- Nhận định này là một suy đoán, nhưng là một suy đoán có cơ sở. Bản thân tôi cũng nhiều lần hỏi những người của “cơ quan chức năng”: Vì sao luôn luôn có các động thái “vận động” thành viên BVĐ (gây sức ép với cá nhân và cơ quan làm việc của họ) rút ra khỏi BVĐ? Vì sao đặt tường lửa nghiêm ngặt với trang web vanviet.info của BVĐ trong khi bài vở của nó rất ít trực tiếp bàn về các vấn đề chính trị “nhạy cảm” mà chủ yếu chỉ là những sáng tác và phê bình, nghiên cứu văn học, văn hoá? Vì sao có “chỉ thị miệng” ngăn cản tên tuổi các thành viên BVĐ xuất hiện trên báo chí chính thống? Vì sao có việc phổ biến khắp nơi cho hội viên các hội văn nghệ “tránh xa” BVĐ? Vì sao có sự vu cáo BVĐ là tổ chức chính trị nhận tiền nước ngoài? Vì sao có cả một tờ báo “chính thống” ngang nhiên vu khống BVĐ tạo ra “tổ chức đối lập” để kêu gọi nhà văn xuống đường làm “cách mạng hoa nhài”? Vì sao BVĐ lại trở thành một “đối tượng” mà cơ quan an ninh phải “chăm sóc” trong khi thành viên của nó gồm rất nhiều nhà văn nổi tiếng, có uy tín, và đảng viên lâu năm của ĐCS?

Chỉ có thể vì hai tiếng “độc lập”. “Độc lập” có ý nghĩa gì mà “họ” sợ thế? Theo riêng tôi, nó có hai nghĩa:

1/Từng nhà văn trong VĐ đều độc lập về quan điểm chính trị, quan điểm nghệ thuật với các thành viên khác. Điều này khiến VĐ ĐL VN khác với các nhóm, các phái văn chương tập hợp nhau vì có chung hay gần gũi về đường lối sáng tác như Tự lực Văn đoàn, Xuân Thu Nhã tập, Sáng Tạo…

2/ Tổ chức VĐ ĐL VN độc lập với mọi thiết chế, tổ chức trong, ngoài nước.

Vấn đề chính là ở vế thứ hai. Có thể nói: trong lãnh thổ thuộc quyền toàn trị của đảng CSVN từ trước đến nay, chưa từng có một hội đoàn dân sự nào “dám” tuyên bố “độc lập”, tức là không chịu phụ thuộc, chịu dưới quyền lãnh đạo, chi phối của đảng ấy thông qua các cơ quan do đảng ấy dựng lên. Chắc chắn họ sẽ cho đây là một hành động “phạm thượng” không thể chấp nhận, có thể “đầu têu” cho những hội đoàn có tinh thần độc lập tương tự.

Khốn nỗi, “độc lập” là điều kiện trước tiên để mỗi nhà văn có thể làm nên một tác phẩm đúng như mình mong muốn. Sự thiếu tư duy độc lập, quan điểm độc lập, ngược lại, cái “vòng kim cô” tạo nên tâm thế “tự kiểm duyệt” để khuôn theo đúng “đường lối”, chính là những điều vẫn còn cản trở nhà văn VN đi đến hết mình trong sáng tác. Một nhà văn có tên tuổi đã phát biểu: “Vòng kim cô siết chặt đầu tôi quá lâu rồi. Tôi đã và đang tự bứt phá. Việc gia nhập VĐ ĐL giúp tôi dứt khoát, thoát hẳn nó.”

Độc lập cũng là bản chất của một hội đoàn dân sự, nếu nó thật sự là đoàn thể tự nguyện của mọi người tập họp nhau một cách tự giác, không phải là tổ chức “ngoại vi” của nhà nước hay thậm chí là cơ quan nhà nước trá hình, với đủ các chức quan, các ban bệ… ăn vào tiền thuế của dân như hiện nay.

Mặc dù đang có sự ngăn chặn của chính quyền, xu hướng “độc lập” chắc chắn sẽ chiến thắng trong tương lai không xa, nhà nước sẽ phải chấp nhận sự tất yếu ấy. Việc vận động cho một Văn đoàn Độc lập nhìn về bản chất chẳng khác việc “khoán hộ nông dân” của ông Kim Ngọc trước ngày đảng CS chịu “đổi mới” về kinh tế.

3. Theo ông, vai trò của các trí thức, văn nghệ sĩ trong xã hội là gì? Muốn đảm nhiệm tốt vai trò ấy, trí thức, văn nghệ sĩ cần phải có phẩm chất như thế nào?

- Trí thức, văn nghệ sĩ ở mọi quốc gia bao giờ cũng kết tinh trí tuệ, tâm hồn của nhân dân. Vai trò của họ chính là giữ gìn bộ óc lành mạnh, con tim nhân ái của cộng đồng, thức tỉnh lương tri con người trong những hoàn cảnh tối tăm, dự báo chiều hướng phát triển của xã hội. Phẩm chất cao nhất của trí thức, văn nghệ sĩ là giữ được tính độc lập để tự do sáng tạo, vì chỉ có như thế họ mới có hy vọng đóng được vai trò trên, nhiều ít phụ thuộc tài năng từng người. Trong hoàn cảnh nước ta, sự độc lập của trí thức văn nghệ sĩ bị tước đoạt đã quá lâu do thể chế chính trị toàn trị, chỉ số ít người có bản lĩnh dám chấp nhận thiệt thòi, thậm chí bị đối xử tàn tệ, để giữ lấy độc lập tự do nội tâm. Biết bao người suốt một đời cam phận ra rìa hoặc ở trong bóng tối, đến cuối đời mới công bố được tác phẩm tâm huyết. Họ phải trả giá đắt cho bản lĩnh của mình, nhưng xã hội cũng phải trả giá không kém vì đã “ăn thịt những đứa con ưu tú” của mình.

4. Ông có cho rằng có sự khác biệt rất lớn giữa các văn nghệ sĩ, trí thức ở thế hệ trước và các thế hệ trẻ không? Ông nghĩ đâu là nguyên nhân và có cần thiết phải xóa nhòa sự khác biệt này không?

- Khác biệt thế hệ là một quy luật xã hội, không thể xoá và cũng không cần xoá. Chính sự khác biệt ấy tạo nên tiến hoá, phát triển, đặc biệt là trong lãnh vực nghệ thuật. “Cái mới” là một yếu tính của sáng tạo nghệ thuật. Nếu thế hệ trẻ lại giống y như hoặc na ná thế hệ trước thì họ chỉ là các cụ non, mà cụ non thì kinh hơn cụ già nhiều! Tôi ghi nhận sự khác biệt lớn của thế hệ 9X với các thế hệ trước, họ là thế hệ của thời “big data”, thời của không gian ảo, thời của sự “cô đơn trên mạng”. Ở các nước chắc cũng thế, riêng ở VN thì sự khác biệt còn lớn hơn rất nhiều vì cho đến nay, có đến mấy thế hệ ra đời trong cách mạng-chiến tranh liên miên, vẫn bị trói buộc ít nhiều bởi tư duy, não trạng ý thức hệ, phe phái, “chính trị là thống soái”… và lạc hậu về kiến thức, mỏi mòn vì tuổi tác, mà vẫn đang chiếm lĩnh mọi vị trí quyết định đời sống tinh thần, văn hoá của đất nước!

5. Có một thực trạng ở các kênh truyền thông thúc đẩy dân chủ đó là mặc dù chúng ta nói rất nhiều đến tự do tư tưởng, tự do học thuật, tự do sáng tạo, tự do ngôn luận... nhưng đến nay tất cả các giá trị đó mới dừng ở mức độ... truyền thông. Ông nghĩ sao về thực trạng này?

- Nếu câu hỏi hàm ý coi “mức độ truyền thông” là thấp thì tôi không tán thành, nhất là trong thời đại mà truyền thông đã trở thành một “quyền lực

mềm” có tác động rất lớn với xã hội. Nói chính xác, trình độ tự do tư tuởng, học thuật, sáng tạo, ngôn luận của nước ta mới ở “mức độ truyền thông cực kỳ hạn chế” do đường lối kiểm soát truyền thông vô cùng gắt gao của nhà nước. Nhưng dẫu sao, từ dăm năm nay, người dân cũng đã xây dựng được cho mình một “nền dân chủ truyền thông” sơ cấp, và đó là bắt đầu của mọi bắt đầu. Tuy bị ngăn chặn quyết liệt, truyền thông “lề dân” đã tác động ít nhiều đến việc thay đổi não trạng của xã hội, có những lúc đã góp phần tác động tới sự thay đổi trong điều hành của chính giới.

6. Yếu tố quan trọng để giải quyết thực trạng này là chính quyền phải cho người dân nói chung và các học giả nói riêng các quyền tự do ấy. Tuy nhiên, đó mới là yếu tố cần chứ chưa đủ. Theo ông, còn có các nhân tố xã hội nào khác để xây dựng một nền văn hóa nhân bản và tự do cho Việt Nam?

- Có không ít người đã nói: dân nào chính phủ ấy. Mọi người dân đều phải chia sẻ trách nhiệm về tình trạng yếu kém mọi mặt của nước nhà, trong đó có yếu kém về tự do và nhân bản của văn hoá. Mọi người viết văn đều phải tự trách mình trước hết vì não trạng “phò chính thống”, “tự kiểm duyệt”, tự tước đoạt quyền tự do sáng tác. Chỉ cần 30% trí thức văn nghệ sĩ đồng tâm khước từ bả vinh hoa phù phiếm và thoát khỏi nỗi sợ như ma ám để phụng sự Chân lý, tôn thờ Nghệ thuật thì tình hình đã có thể thay đổi cơ bản. Tất nhiên nói thế là lý tưởng hoá, là nói lý thuyết, chứ thực tế chưa thể có ở một nước chưa thoát khỏi ý thức phong kiến đã lâm vào ý thức độc tài toàn trị còn kinh hơn phong kiến! Dân chủ là một quá trình giác ngộ khá dài. Diễn biến mấy mươi năm qua ở nước Nga cho ta thấy rất rõ điều ấy. Mới đây thôi, sau vụ Nga chiếm Crimea, nhà văn-nhà giáo dục Phạm Toàn và tôi có làm một cái test nhanh với một số bạn hữu là trí thức văn nghệ sĩ tên tuổi từng học ở Liên Xô về đánh giá Putin. Kết quả rất sốc: 100% ngưỡng mộ kẻ độc tài cựu KGB! Cũng như 80% dân Nga vẫn tín nhiệm ông Tổng thống có tư duy của Thế kỷ 19 như nhận xét của nữ Thủ tướng Đức.

7. Trong tương lai, Văn đoàn độc lập sẽ có chiến lược như thế nào để thúc đẩy dân chủ và kiến tạo nền văn hóa Việt Nam?

- Việc trước mắt chúng tôi nhắm tới thật giản dị (mà cũng rất khó khăn vì bị cản trở đủ cách): Tạo được một diễn đàn tự do, độc lập, để mọi người viết không phân biệt quan điểm chính trị và nghệ thuật, không phân biệt già trẻ, không phân biệt trong hay ngoài nước, có thể công bố tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa mà không bị ai “lãnh đạo”, “định hướng”, “kiểm duyệt”. Tức là chúng tôi cố gắng tạo lại một cái nền tảng rất tự nhiên của đời sống văn hoá đã bị xoá bỏ trong quá nhiều năm trường. Nhưng chúng tôi tin rằng trên cái nền ấy, chúng tôi, nhất là những thành viên trẻ trong BVĐ và trong Văn đoàn sau này sẽ cùng với mọi nhóm hội khác xây dựng được một chiến lược hữu hiệu để thúc đẩy dân chủ và kiến tạo một nền văn hoá VN xứng đáng, không thua kém các nước châu Á như Hàn Quốc chẳng hạn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

" Chợ trời thật giả đâu chân lý? Hàng hóa lương tâm cũng thiếu thừa.." ( Tố Hữu ) Biết đâu hợp phố mà mong châu về, vấn đề của nhà bác này huyênh mang quá!


CÁCH MẠNG THẬT-CÁCH MẠNG GIẢ
Có câu “không phải cái gì lấp lánh cũng là vàng”; câu này cho chúng ta biết sự khác biệt giữa hiện tượng và bản chất. Có những thứ bề ngoài giống nhau nhưng bản chất bên trong lại khác nhau. Người dân hay gọi đơn giản là hàng giả và hàng thật. Đến vàng còn có vàng giả, vàng thật. Suy rộng ra, ở đâu có hàng thật thì cũng có thể có hàng giả đi kèm. Cách mạng cũng vậy; có cách mạng thật và cách mạng giả.
Để có thể luận bàn vấn đề này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về từ cách mạng. Theo trang wikipedia thì cách mạng là “là xóa bỏ cái cũ và thay thế cái mới tiến bộ hơn, là một thay đổi sâu sắc, thường là xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn”.
Chúng ta biết rằng, tiến trình phát triển của loài người là tiến trình giải phóng con người khỏi những áp bức, khỏi vấn nạn người hại người. Chúng ta nhìn thấy tiến trình đó thông qua lịch sử các trạng thái xã hội: chiếm hữu nô lệ, phong kiến,…Con người khốn khổ vì tệ nạn một nhóm người này áp bức, bóc lột, trục lợi trên nhóm người khác. Sự áp bức, trục lợi này có thể diễn ra trong nội bộ một dân tộc hoặc giữa các dân tộc với nhau.
Trong cảnh khốn cùng của nạn người hại người, cuộc cách mạng nổ ra để thay đổi tình thế. Trong lịch sử nhân loại, có đến hàng trăm cuộc cách mạng như thế. Bất cứ cuộc cách mạng nào khi mới nổ ra đều là niềm hân hoan của đám đông vì nó đáp ứng niềm mong mỏi bấy lâu nay của họ. Khi mọi chuyện lùi xa thì người ta thấy trong những cuộc cách mạng như vậy, chỉ có một số ít là giải quyết được nạn người hại người, làm cho xã hội thăng tiến còn đa số thì vẫn như cũ, tức là một nhóm mới hình thành sau cách mạng lại tiến hành cai trị, nô dịch nhân dân.
Tổng kết tiến trình đi đến văn minh của loài người, người ta thấy rằng, những cuộc cách mạng nào đưa đến kết quả bảo đảm quyền con người (nhân quyền) thì ý nghĩa cuộc cách mạng càng ngày càng khẳng định. Trong dòng chảy này chúng ta có thể thấy các cuộc cách mạng thúc đẩy văn minh nhân loại như: cách mạng tư sản anh, cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp,…Kết quả của các cuộc cách mạng trên là làm cho quyền của người dân được thừa nhận và củng cố. Ngoài mang lại nhân quyền, cuộc cách mạng còn mang thêm sự yêu thương, hóa giải hận thủ đến với dân chúng. Đây chính là những cuộc cách mạng thật.
Ngược lại cách mạng thật là những cuộc cách mạng giả. Những cuộc cách mạng này nó cũng có hình thức bên ngoài như những cuộc cách mạng thật: tức nó cũng diễn ra trong cảnh long trời lở đất, làm thay đổi thậm chí là đảo lộn mọi thứ. Nhưng thời gian qua đi thì mọi chuyện lại trở về như xã hội cũ trước đây. Nhân dân vẫn bị áp bức, bị mất tự do, các quyền của người dân không được bảo đảm. Nạn người hại người vẫn như xưa dù có thể nó diễn ra trong một hình thái khác. Chỉ có một điểm khác là xã hội thay thế nhóm cai trị này bằng nhóm cái trị khác
Một cuộc cách mạng như vậy dù có lẫy lừng đến đâu cũng chỉ là một cuộc cách mạng giả

Phần nhận xét hiển thị trên trang