Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Thế giới lo lắng cho sự yếu kém của Trung Quốc?

T/S Alan Phan trả lời cuộc phỏng vấn của Báo Đất Việt ngày 7/7/2014
china chain
Trung Quốc còn loay hoay với nhiều vấn đề nội bộ, nhiều quốc gia lo cho sự yếu kém của Trung Quốc hơn là sức mạnh gì đó của họ.
Chuyên gia kinh tế, TS Alan Phan nêu quan điểm trước những thông tin công bố khác nhau giữa các chuyên gia kinh tế và Chính phủ Trung Quốc.
TS Alan Phan cũng khẳng định việc Trung Quốc “thổi phồng” số liệu là chuyện bình thường và Trung Quốc không đủ khả năng để có thể thao túng thị trường thế giới.
“Thổi phồng” số liệu là chuyện bình thường
Báo ĐV: Mới đây, một Tổ chức nghiên cứu kinh doanh đã công bố báo cáo trích dẫn công trình nghiên cứu của nhà kinh tế học Harry Wu, trong đó ước tính rằng trong giai đoạn 1978-2012, GDP của Trung Quốc chỉ tăng trung bình 7,2%/năm, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 9,8%/năm mà Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố trong thời kỳ đó.
Ông Wu cho rằng các số liệu chính thức của Bắc Kinh về giai đoạn 1952-1977 nói chung là chính xác, ít nhất là khi xem xét chúng trong một tổng thể. Điều này cho thấy rằng các số liệu của Trung Quốc ngày càng trở nên kém tin cậy. Công trình của ông Wu cũng cho thấy quy mô của kinh tế Trung Quốc có thể chỉ bằng 2/3 so với những gì mà Bắc Kinh tuyên bố.
Ông bình luận như thế nào về thông tin trên? Theo ông, liệu có hay không việc Trung Quốc gian dối, tô hồng số liệu thống kê?
Alan Phan: Ngay trong cơ chế dân chủ và tự do như Âu Mỹ, các chính trị gia thường cố gắng nặn bóp những số liệu thống kê để đạt mục tiêu PR của mình hay đảng phái mình. Tuy nhiên, họ không thành công lắm vì có quá nhiều chuyên gia độc lập chuyên phân tích những số thống kê chính thức để tìm sai trái hay nghịch lý.
Ở những quốc gia độc đoán nơi chánh phủ kiểm soát 100% thông tin thì “những con số trên trời” rơi rất tự do, đôi khi không cần biện giải hay minh chứng. Do đó, chuyện Trung Quốc “nổ bậy” và “ thổi phồng” số liệu là chuyện bình thường. Một điều cần nói thêm là phần lớn nhà đầu tư ngoại, cũng như các cơ quan tình báo của phương Tây, biết rõ những thủ thuật thổi phồng này.
 Chuyên gia tư nhân của các ngân hàng, quỹ, công ty đa quốc…thì im lặng vì không muốn làm phật lòng chính phủ, hại cho chuyện làm ăn. Các cơ quan quốc tế thì có những mục tiêu chính trị riêng để khuyến khích các chiêu PR của Trung Quốc khi họ muốn biến “ếch thành bò”.
Báo ĐV – Có ý kiến cho rằng, sức mạnh của kinh tế Trung Quốc tạo ấn tượng về lượng nhưng yếu về chất, mặc dù là quốc gia thương mại lớn nhất thế giới nhưng xuất khẩu của nước này nhìn chung là các mặt hàng tiêu dùng cấp thấp, khẳng định đây vẫn là một nền kinh tế gia công và lắp ráp, không phải nền kinh tế phát minh và sáng tạo.
Ông có đồng tình với quan điểm này không và vì sao, ông có thể dẫn chứng những ví dụ cụ thể để bảo vệ quan điểm của mình?
Alan Phan: Một thực trạng không chối cãi là nền kinh tế Trung Quốc, mặc cho nhãn hiệu siêu cường, đã không tạo được một thương hiệu toàn cầu nào ngay cả trong top 100. Sự sáng tạo, năng động, trí tuệ… cần để cạnh tranh trong nền kinh tế của thế kỷ 21 hoàn toàn thiếu vắng trong lối vận hành của Trung Quốc.
 Không phải Trung Quốc không có người tài hay tinh thần làm doanh nghiệp. Tuy nhiên, căn bản để tạo thành công và kiếm tiền khủng cho các công ty Trung Quốc, từ quốc doanh đến tư nhân, vẫn là sự quan hệ và chống lưng của những quan chức quyền lực.
Gần đây, khi ông Chu Vĩnh Khang bị phe Tập Cận Bình bắt giữ thì khoảng 6 tỷ phú (đô la) của phe Khang bị bắt theo và các tập đoàn họ làm chủ bị thu tóm trong nháy mắt. Trước đó, nhiều tỷ phú từ phe Giang Trạch Dân bị phe Hồ Cẩm Đào hất cẳng khi Dân về hưu; và lịch sử cứ thế mà tiếp diễn.
Khi một doanh nghiệp không có sản phẩm đặc thù, không có công nghệ trí tuệ, không có truyền thống chất lượng…mà chỉ dựa vào vài “giấy phép” khai thác tài nguyên hay đất đai hay đặc quyền, thì không thể có sự bền vững và sáng tạo.
Những thế hệ doanh nhân mới của Trung Quốc cũng muốn ra khỏi vết lầy trì trệ này để sánh vai cùng thế giới. Họ có đủ yếu tố nội tại để thành công. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế chỉ huy, đảng vẫn chi phối toàn bộ nguồn lực, nhiều người trẻ Trung Quốc đã phải bỏ cuộc…Họ đành tìm đến Âu Mỹ để có cơ hội tại xứ người.
Không thể thao túng thị trường thế giới
Báo ĐV- Năm 2012, tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc chỉ đứng thứ 17 trên thế giới và chỉ bằng 1/4 Mỹ, các chương trình viện trợ nước ngoài của Trung Quốc có quy mô nhỏ hơn so với các chương trình của những nước như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản hoặc Ngân hàng Thế giới.
Các công ty của Trung Quốc ở nước ngoài được đánh giá là thiếu cạnh tranh, các công ty Trung Quốc có trong danh sách năm 2013 có rất ít công ty hoạt động ở nước ngoài và cũng chỉ một số ít trong đó kiếm được hơn một nửa doanh thu từ hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Điểm yếu chính của các công ty đa quốc gia Trung Quốc là nguồn nhân lực – đặc biệt là khâu quản lý…
Như vậy, với những phân tích trên, Trung Quốc có đáng sợ như người ta tưởng không, thưa ông? Theo ông, nền kinh tế Trung Quốc đứng ở đâu liệu có phải là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và theo một chuyên gia ngân hàng Thế giới WB dự báo, Trung Quốc có thể vượt Mỹ trong năm nay, chuyên gia ngân hàng HSBC dự báo là 10 năm nữa với điều kiện Trung Quốc vẫn tăng trưởng ở tốc độ 7%/năm còn Mỹ chỉ đạt 3%. Còn nếu tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chỉ là 6% còn Mỹ là 3% thì thời điểm đó sẽ phải là 2034?
Alan Phan: Hiện nay, kinh tế tài chánh Trung Quốc đang phải đối diện với rất nhiều vấn đề. Lớn nhất là bong bóng BDS, và nợ xấu ngân hàng và nợ công từ các chính phủ địa phương. Tất cả bắt đầu từ tệ trạng tham nhũng sâu rộng khắp nước. Do đó, khi nói về cải cách kinh tế, phe Tập Cận Bình muốn giải quyết nạn tham nhũng trước đã.
Vần đề là ngay cả phe Tập cũng không dám đụng đến “cơ chế” vì bứt dây thì động rừng; và phe ông ta còn phài tuỳ thuộc nhiều vào sự ủng hộ của bộ máy công an quân đội (mang tiếng tham nhũng nhất xứ).
Tôi không quan tâm lắm đến những con số của WB hay HSBC. Đây là dự đoán của các học giả mới ra trường, hay các ông bà Tây Ba Lô, còn mù mờ giữa thực tế và sách vở. Ba cái xếp hạng 1, 2 …cũng chỉ là hư vị. Quan trọng nhất vẫn là sức mạnh nội tại của các doanh nghiệp Trung Quốc và liệu họ có đủ khả năng để thao túng thị trường thế giới? Câu trả lời là không.
Theo tôi, Trung Quốc còn loay hoay với nhiều vấn đề nội bộ. Nhiều quốc gia khác, kể cả Mỹ, lo cho sự yếu kém của Trung Quốc hơn là sức mạnh gì đó của họ. Vì khi họ ở vào thế kẹt, họ có thể hành xử liều lĩnh và vô trách nhiệm hơn. Để thoả mãn tự ái dân tộc và kéo dân về phía đảng, họ có thể gây những chiến tranh nhỏ như Nga đang làm tại Ukraine.
Báo ĐV- Xin ông cho biết, việc nhìn nhận đúng sức mạnh của kinh tế Trung Quốc có giúp gạt bỏ đi ám ảnh về nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và tự tin đối diện với “người khổng lồ Trung Quốc” không? Trong trường hợp của Việt Nam thì sao, thưa ông?
Alan Phan: Việt Nam thì vẫn là Việt Nam với lối tư duy quen thuộc từ trăm năm nay. Như tôi lập đi lập lại, sức mạnh nội tại của một nền kinh tế là điều quan trọng. Kinh tế bị lệ thuộc vào một quốc gia khác hay một chủ nghĩa kiên định hay cách quản trị du kích …hoàn toàn là do sự lựa chọn của chúng ta. Và muốn điều chỉnh thì phải hành động, không chỉ bàn cho qua chuyện.
 Đề tài “theo” hay “thoát” Trung là một thừa thải. Nếu ta thực sự mạnh và độc lập, thì người khổng lồ cũng phải kính nể. Còn yếu hèn và nghèo đói thì ngay cả mấy ông chân đất đen ngòm tận bên châu Phi cũng coi thường.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Nguyên Thảo

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dọn đường dư luận, làm cho thế giới nghe quen tai, Bắc Kinh đã có chủ đích:


Báo Trung Quốc ngang nhiên bàn chuyện tấn công Việt Nam
(GDVN) - Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 3 tháng 7 đã đăng bài viết sặc mùi “hỏa lực mồm”, bàn tán, so sánh khả năng quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam, nhất là khi xảy ra tình huống chiến tranh. Bài báo tiếp tục lợi dụng câu nói của nhà lãnh đạo Việt Nam để tùy tiện dùng hỏa lực mồm đe dọa Việt Nam, bàn ra tán vào việc tấn công vũ lực ở Biển Đông.
Việt Nam triển khai tên lửa phòng không SA-3 ở 
quần đảo Trường Sa (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Bài viết dẫn lại lời phát biểu với cử tri vào ngày 1 tháng 7 tại Hà Nội của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Rất nhiều người hỏi tôi nếu xảy ra chiến tranh thì làm thế nào. Chúng ta cần làm tốt công tác chuẩn bị cho mọi khả năng”. Cùng ngày, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị yêu cầu chuẩn bị tốt cho tình hình xấu về kinh tế do quan hệ căng thẳng với Trung Quốc gây ra.
Bài báo cho rằng, lời nói của Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng tuy không “nặng”, nhưng đã truyền đi một thông điệp quan trọng: Cấp cao Việt Nam đã đạt được đồng thuận ở mức độ nhất định về việc tiếp tục “đối đầu cứng rắn” với Trung Quốc, thể hiện lập trường cứng rắn đối với tình hình Biển Đông.
“Việt Nam: Ưu thế hải quân kém một chút, ưu thế không quân rõ rệt”
Bài viết nhận định, do tàu chiến mặt nước cỡ vừa và lớn có giá đắt, thực lực kinh tế của Việt Nam còn rất có hạn, trong tương lai gần, Việt Nam khó mà mua nhiều tàu chiến mặt nước tương đối lớn, cho nên Việt Nam xây dựng lực lượng kiểm soát biển chủ yếu tập trung vào khả năng tác chiến trên không và dưới nước.
Máy bay chiến đấu Su-30 Việt Nam bắn tên lửa chống hạm KH-31A (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Sau cuộc chiến tranh trên biển ngày 14 tháng 3 năm 1988 (Trung Quốc xâm lược đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), Việt Nam điều cụm máy bay tấn công Su-22 vào miền nam, còn khi đó, khả năng phòng không của hải quân Trung Quốc yếu kém, phòng không của tàu hộ vệ Type 531 chỉ phòng ngự điểm, cho nên buộc phải tạm thời triệt thoái phía sau.
Vì vậy, Việt Nam cũng đã tăng cường xây dựng khả năng tấn công đối hải, trước sau đã mua hơn 20 máy bay tiêm kích ném bom Su-30MK2, loại máy bay này trang bị radar NO01VEP, khoảng cách dò tìm mục tiêu kích cỡ như máy bay chiến đấu khoảng 110 km, khi không chiến có thể dẫn đường cho 2 quả tên lửa không đối không R-77E đồng thời tấn công 2 mục tiêu, khi tấn công đối hải có thể bắn các tên lửa chống hạm như KH-31A, tên lửa KH-31A có tầm bắn trên 200 km, có khả năng răn đe tương đối lớn.
Việt Nam còn có chương trình mua sắm khá lớn khác là mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga, vũ khí gồm có ngư lôi săn ngầm 533 mm và tên lửa săn ngầm. Do sức mạnh quốc gia có hạn, trong tương lai, chiến lược của Việt Nam vẫn coi trọng trên không, dưới mặt nước và tốc độ nhanh.
Máy bay Y-7 Trung Quốc trên sân bay đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Việt Nam chiếm ưu thế địa lý
Do cách rất gần quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, cho nên, chi phí cho Biển Đông của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc. Đảo Trường Sa là trọng điểm kiểm soát của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. 
Trải qua vài chục năm xây dựng, đảo Trường Sa đã trở thành căn cứ quan trọng nhất kiểm soát vùng biển quần đảo Trường Sa. Hiện nay, đảo Trường Sa đóng khoảng 1 tiểu đoàn, quy mô lớn nhất trên quần đảo Trường Sa.
Việt Nam triển khai radar cảnh báo sớm cự ly dò tìm 500 km trên đảo Trường Sa. Radar này còn có thể cung cấp tình hình trên không thấp và siêu thấp trong phạm vi 45 km. Đồng thời, Việt Nam đã triển khai pháo cao xạ SA-2, SA-3 ở đảo này. 
Như vậy, đảo Trường Sa đã có hỏa lực phòng không lập thể xa – trung – gần. Đồng thời, trên đảo còn triển khai pháo 130 mm, có thể tấn công tàu thuyền trên biển và tàu chiến trong phạm vi 15 km.
Trung Quốc lấy quần đảo Hoàng Sa là trọng điểm đối phó Việt Nam?
Bài báo cho rằng, Trung Quốc đã triển khai radar đối không tầm xa ở Tam Á, cực nam đảo Hải Nam, và radar ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Nhưng giữa vùng trời bao quát của hai radar này có điểm mù lớn ở tầng trời thấp. 
Khả năng bảo đảm do thám đối không của lực lượng hàng không hải, không quân Trung Quốc chỉ vươn tới vùng biển phía nam quần đảo Hoàng Sa. Vì vậy, một khi muốn bảo đảm thông tin tình báo trên không thì phải cần tới máy bay cảnh báo sớm.
Máy bay chiến đấu ném bom JH-7 Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Theo bài báo, máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 của Trung Quốc có hành trình lớn 5.500 km, lấy Tam Á-Hải Nam làm căn cứ, có thể tiến hành nhiệm vụ “tuần tra” (trái phép) trên bầu trời các đảo phía bắc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Bán kính dò tìm máy bay chiến đấu bay thấp của loại máy bay cảnh báo sớm này đạt 400 km, vì vậy có thể theo dõi được chiều sâu vùng biển quần đảo Trường Sa.
Ngoài ra, máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 được phát triển dựa trên nền tảng máy bay vận tải IL-76, có thể cất hạ cánh ở sân bay “tiền tuyến”, có thể sử dụng (trái phép) đường băng sân bay đang mở rộng (trái phép) 3.500 m ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam). Mặc dù không lắp thiết bị nhận dầu, nhưng do cất cánh từ “sân bay tiền tuyến”, KJ-2000 có khả năng theo dõi tận vùng biển bãi ngầm James.
Bài báo cho rằng, Trung Quốc có được khả năng này có ý nghĩa lớn, tức là không quân và lực lượng hàng không hải quân Trung Quốc đã có khả năng xây dựng hệ thống trên không hoàn bị trên toàn bộ Biển Đông, đồng thời máy bay chiến đấu Trung Quốc cũng sẽ có khả năng tiến hành tác chiến trên toàn bộ Biển Đông. 
Mặc dù hệ thống này còn phải tiếp tục hoàn thiện, nhưng vẫn là khả năng mà các nước xung quanh khó có thể sánh được, nó đủ để “uy hiếp” không quân Việt Nam – bài báo ngang ngược dọa nạt.
Máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn KJ-2000 Trung Quốc (ảnh tư liệu minh họa)
Không quân mang tính tấn công
Theo bài báo, không quân và lực lượng hàng không hải quân Trung Quốc có 2 “nhiệm vụ” lớn ở Biển Đông, một là “phòng ngự hiệu quả”, hai là tác chiến tấn công. Trong “tác chiến phòng ngự”, máy bay cảnh báo sớm cung cấp dự báo tình hình trên không, máy bay chiến đấu trực sẵn sàng chiến đấu ở sân bay.
Một khi xung đột nổ ra có thể điều rất nhiều máy bay chiến đấu tấn công tiến hành tác chiến. “Việc triển khai mang tính phòng ngự sẽ luôn duy trì, cho đến khi Việt Nam từ bỏ yêu cầu lãnh thổ ở Biển Đông. Hệ thống mang tính phòng ngự có khả năng phản ứng rất nhanh, có thể chuyển sang tấn công sau vài giờ”.
Bài báo so sánh cho rằng, trong khi đó, Không quân Việt Nam đã trang bị máy bay chiến đấu Su-27, Su-30, nhưng số lượng quá ít, hiện nay chỉ có 6 máy bay Su-27SK, 5 máy bay Su-27UBK, 2 máy bay Su-27PU, 8 máy bay Su-30 ở trạng thái có thể sử dụng. Có khả năng uy hiếp rất lớn khi tiến hành kiểm soát trên không, đánh chặn đường không hoặc tác chiến tấn công ở trên bầu trời quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Theo bài báo nhận định, máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Việt Nam triển khai ở khu vực miền bắc, trong tình hình bình thường. Không quân Việt Nam sẽ duy trì trực ban 2 máy bay chiến đấu Su-27.
Máy bay chiến đấu Su-30MKK Không quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Về máy bay cảnh báo sớm, do Việt Nam tạm thời không trang bị máy bay cảnh báo sớm (nghe nói Không quân Việt Nam đã bắt đầu kiểm tra máy bay cảnh báo sớm C295, không loại trừ đã bí mật mua sắm- báo TQ tán chuyện), cho nên cảnh báo sớm dựa vào radar mặt đất. Nhưng, đối với vũ khí bay siêu thấp, hệ thống radar mặt đất cơ bản bất lực.
Trong bối cảnh chiến dịch đường không quy mô lớn, Không quân Việt Nam vẫn phải phát huy vai trò của rất nhiều máy bay thế hệ thứ hai, MiG-21, MiG-23. Còn đối với cụm máy bay bay siêu thấp trên biển của địch, Không quân Việt Nam tạm thời khó tiến hành cảnh báo sớm trước. Đặc biệt là trên các đảo ở Biển Đông hiện do Việt Nam kiểm soát (bài báo luôn nói, xuyên tạc là xâm chiếm). Vì vậy, hành động ở miền nam của Không quân Việt Nam là bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đánh chặn của máy bay chiến đấu với số lượng nhất định.
Trong khi đó, theo bài báo, lực lượng máy bay chiến đấu Trung Quốc tiến hành “triển khai mang tính tấn công” ở khu vực Biển Đông là phương thức triển khai cốt lõi nhất trong tương lai. Ở khu vực Biển Đông, hiệu quả đe dọa mang tính tấn công của không quân và lực lượng hàng không hải quân Trung Quốc quyết định Trung Quốc “đạt được mục tiêu chiến lược” ở khu vực này.
Máy bay ném bom H-6K Trung Quốc được cho là có thể trang bị 6 - 7 quả tên lửa hành trình (ảnh tư liệu minh họa)
Đồng thời, bài báo cho rằng, “lợi dụng sơ hở phòng ngự” của Không quân Việt Nam xuất hiện ở khu vực miền nam, không quân mang tính tấn công (của Trung Quốc) có thể tiến hành “uy hiếp vũ lực” đối với toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Bài báo cho biết, máy bay chiến đấu chủ lực tham chiến trên Biển Đông của hải, không quân Trung Quốc hiện nay là máy bay chiến đấu ném bom JH-7, máy bay chiến đấu đa năng Su-30 và máy bay ném bom H-6.
“Mặc dù những máy bay này có thể tác chiến trên 1.000 km, trực tiếp bay từ đảo Hải Nam ra Biển Đông, thậm chí tiến hành “tuần tra” ở khu vực Biển Đông, nhưng thiếu bảo đảm thông tin trên không và chi viện đường không, đã làm cho sức mạnh đe dọa của máy bay ném bom Trung Quốc chỉ có thể vươn tới miền bắc Việt Nam, trong khi đó, ở quần đảo Trường Sa, do thiếu máy bay chiến đấu hộ tống, sau khi vươn tời đó, máy bay H-6 cơ bản không có khả năng đe dọa” – báo Trung Quốc mặc sức bình luận.
Nhưng, theo bài báo, việc mở rộng (trái phép) sân bay ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam sẽ giúp cho máy bay cảnh báo sớm và tiếp dầu trên không vươn tới Hoàng Sa, chi viện cho máy bay chiến đấu “tuần tra” Biển Đông.
Báo Trung Quốc cho rằng, Việt Nam rất có thể đã bí mật mua náy bay cảnh báo sớm EC-295 (ảnh tư liệu minh họa)
Phạm vi hoạt động của hải, không quân Trung Quốc đã mở rộng đến phần lớn Biển Đông. Điều này cũng làm cho khả năng tấn công của hải, không quân Trung Quốc có thể nhanh chóng vươn tới bất cứ địa điểm xung đột nào ở Biển Đông. 
“Lực lượng đe dọa hiệu quả cao này là chưa từng có đối với Việt Nam. Kết quả làm điều này là quyền chủ động kiểm soát tình hình nghiêng về Trung Quốc” – báo Trung Quốc tự tin phỏng đoán.
Tiếp tục luận điệu “hỏa lực mồm”, bài báo cho rằng, nhìn vào tình hình hiện nay, hải, không quân Trung Quốc đã có khả năng “uy hiếp hiệu quả đối với quần đảo Trường Sa”, đồng thời “có ưu thế về binh lực và công nghệ đáng kể”. Sau khi biên chế máy bay cảnh báo sớm trên biển, trên không, hải, không quân Trung Quốc đã có khả năng tác chiến tập kích tầm xa.
Bài báo viết: Tập kích tác chiến của cụm hỗn hợp máy bay cảnh báo sớm, máy bay tác chiến điện tử và máy bay tác chiến thường do biên đội kiểm soát trên không, máy bay trinh sát, biên đội tác chiến điện tử, cụm máy bay tấn công và cụm máy bay bảo đảm chi viện hợp thành. Lực lượng hàng không Trung Quốc đã hoàn toàn có trang bị và hệ thống liên quan, nhưng còn nằm ở giai đoạn không ngừng hoàn thiện và phát triển hiệp đồng chiến thuật liên quan.
Tàu ngầm diesel-điện Tp.Hồ Chí Minh lớp Kilo của Hải quân Việt Nam sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo (ảnh tư liệu minh họa)
Theo bài báo, trải qua phát triển và tìm tòi trong thời gian dài, không quân Trung Quốc đã xây dựng được hệ thống uy hiếp trên biển, trên không có hiệu quả đối với Biển Đông. Hệ thống này gồm có các loại máy bay chiến đấu mới. 
Mà quy mô của máy bay chiến đấu mới sẽ làm cho Việt Nam không theo kịp. Quy mô lực lượng hàng không của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc đã vượt thực lực tổng thể của Không quân Việt Nam - báo TQ phán.
Bài báo còn nhận định, cho rằng, chắc chắn, Việt Nam sẽ không ngừng tăng cường phòng ngự Biển Đông, việc nâng cấp đổi mới quy mô lớn hệ thống vũ khí của Việt Nam hiện mới nằm trong giai đoạn bắt đầu, nhưng tư tưởng chỉ đạo chiến lược quân sự lại đang thay đổi, theo đó, bài báo giở giọng đề xuất, quân sư cho Bắc Kinh rằng "hải, không quân Trung Quốc phải chuẩn bị để “ứng phó với tình hình và cục diện mới”. 
Nhưng, bài báo lại chốt một câu có vẻ “hòa bình” rằng, hy vọng giữa Trung-Việt cuối cùng quay trở lại bàn đàm phán, dĩ hòa vi quý

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Hữu quá nhẩy:

"Trong 3 nước Nhật-Việt-Philippines, TQ sẽ chọn Việt Nam khai chiến"?!
Đa Chiều, tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 6/7 tiếp tục đưa ra những bình luận hiếu chiến, cổ súy Bắc Kinh gây hấn ở Biển Đông mà mũi nhọn nhằm vào Việt Nam. Tờ báo này cho rằng từ khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã xác định khả năng chiến tranh trên biển và tích cực chuẩn bị.
Ông Tập Cận Bình quan sát một cuộc tập trận.
Tờ báo người Hoa hải ngoại nhưng có luận điệu hiếu chiến không khác gì Thời báo Hoàn Cầu ở Trung Quốc cho rằng, Philippines, Việt Nam và Nhật Bản sẽ là mục tiêu tiềm tàng cho việc lấy chiến tranh làm bài học. Và với mục tiêu ra tay là thắng, Bắc Kinh phải uy hiếp chiến lược ngay từ đầu, trong 3 nước này, Trung Quốc sẽ chọn Việt Nam là đối tượng để ra tay đầu tiên?!

ĐA CHIỀU: ĐƯỜNG LƯỠI BÒ MỚI LÀ TỬ HUYỆT CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG

(GDVN) - Theo Đa Chiều, lúc này Bắc Kinh chỉ còn 1 cách duy nhất, tuyên bố lấy đường lưỡi bò làm "biên giới trên Biển Đông"!?
Bằng ngôn ngữ hiếu chiến và ngông cuồng, Đa Chiều cho rằng từ khi thành lập nước đến nay Trung Quốc chưa từng sợ đối thủ nào. Mao Trạch Đông "giúp Triều Tiên chống Mỹ" năm 1950-1953, đến những năm 1960 tấn công biên giới Liên Xô. Nhờ 2 cuộc chiến "uy hiếp 2 siêu cường hàng đầu thế giới", năm 1962 Trung Quốc tiếp tục gây chiến với Ấn Độ và các năm 1974, 1979, 1988 đã 3 lần cất quân xâm lược Việt Nam. 
Đa Chiều cho rằng chính những cuộc chiến tranh này đã giúp Bắc Kinh giành được không gian phát triển và tạo ra môi trường xung quanh ổn định?! Những cuộc chiến tranh (Trung Quốc gây ra với láng giềng) thời Mao - Đặng "không ngăn cản sự phát triển của Trung Quốc mà tạo môi trường cho phát triển. Trung Quốc hiện tại có lẽ cũng cần một cuộc chiến tranh để hóa giải mối lo từ bên ngoài". Phải chăng tờ Đa Chiều đang chuẩn bị dư luận cho một cuộc chiến mới?
Chứng minh cho nhận định này, Đa Chiều lập luận, trong cuộc khủng hoảng mang tên giàn khoan 981 trên Biển Đông (Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam và có nhiều hành động khiêu khích - PV), quân đội Trung Quốc đã công khai điều máy bay, tàu chiến hiện diện (bất hợp pháp) ở gần giàn khoan cho thấy Bắc Kinh đã không còn "nói xuông" để giải quyết vấn đề, mà bắt đầu kết hợp uy hiếp quân sự với gây sức ép ngoại giao và chính trị (với Việt Nam) trên Biển Đông.
Chiến hạm Mỹ tại Biển Đông, theo Đa Chiều cũng chưa chắc ngăn nổi Trung Quốc tiếp tục bành trướng.
Tuy nhiên theo Đa Chiều, Việt Nam và Mỹ đã đạt được nhận thức chung trong việc đối phó với (các hành vi khiêu khích, gây hấn, vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế của) Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là ở khu vực giàn khoan 981.
Theo đó bằng chứng mà Đa Chiều đưa ra là việc trong 2 ngày 30/6 và 2/7 đã có ít nhất 3 chiếc máy bay trinh sát của Mỹ bay qua đầu giàn khoan 981, khoảng cách thấp nhất chỉ khoảng 200 mét.
Đây là lần đầu tiên Mỹ sử dụng lực lượng quân sự tiến sát giàn khoan Trung Quốc, can dự "đối đầu Trung - Việt" ở Biển Đông kể từ khi nổ ra khủng hoảng giàn khoan 981. Hồi tháng 5 Mỹ cũng phái máy bay ra khu vực bãi Cỏ Mây ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) hỗ trợ 1 tàu công vụ Philippines trong lúc vượt vòng vây tàu Trung Quốc.

ĐA CHIỀU XUYÊN TẠC VIỆT NAM ĐANG CHỦ ĐỘNG UY HIẾP CHIẾN TRANH VỚI TQ

(GDVN) - Đa Chiều cho rằng sở dĩ Việt Nam dám "uy hiếp chiến tranh" với Trung Quốc là vì Việt Nam vừa nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.
Tờ báo này cho rằng, vấn đề nằm ở chỗ Việt Nam và Mỹ không có một hiệp ước đồng minh hay đảm bảo an ninh như với Philippines hoặc Nhật Bản nên dư luận (Trung Quốc) phổ biến đoán rằng Mỹ sẽ không sử dụng lực lượng quân sự để cảnh báo, đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông. Đến nay có thể thấy khả năng va chạm, đối đầu Mỹ - Trung ở Biển Đông không phải không có. Mặc dù Mỹ tuyên bố công khai sẽ bảo vệ Senkaku, nhưng chưa từng phái lực lượng quân sự tới đây trợ giúp Nhật Bản mà lại làm điều này ở Biển Đông.
Đa Chiều bình luận, lâu nay trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc vẫn "chia để trị" Việt Nam và Philippines. Lúc căng thẳng với Philippines thì Bắc Kinh sử dụng thủ đoạn hòa hoãn với Việt Nam thông qua "nhượng lợi về kinh tế, hữu hảo về chính trị". Trước đó Bắc Kinh đã tìm cách thông qua Việt Nam để thuyết phục Philippines từ bỏ vụ kiện đường lưỡi bò nhưng bất thành. Ngược lại, kể từ khi xảy ra vụ giàn khoan 981, Việt Nam cảnh báo đang xem xét các biện pháp pháp lý (khởi kiện Trung Quốc).
Tờ Đa Chiều cho rằng kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, những nhận thức chung đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 6/2013 bao gồm đồng ý lập đường dây nóng về vấn đề Biển Đông, hay chuyến thăm Việt Nam tháng 10/2013 của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thực tế chỉ là chiêu bài hòa hoãn tạm thời của Trung Quốc mà tờ báo này gọi là "xem mạch bốc thuốc" mà thôi, hoàn toàn không có thành ý.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trước và Sau

Tiếng Việt có cái thú vị là nó hơi lỏng lẻo.

Nói “Anh Khệnh về quê với vợ” có thể hiểu là anh ấy đi công tác xa quê, lấy vợ, nay cả hai vợ chồng cùng về quê; cũng có thể hiểu vợ sống ở quê, anh công tác xa nhà, nay về với vợ.
Hay câu đố vui mà trả lời thế nào thì cũng sai: “Con cún lúc tè, giơ chân sau hay giơ chân trước?”.
Hồi trước, câu hỏi cải cách nên thế nào, làm cái gì trước, cái gì sau, thật là khó trả lời. Người bảo phải cải cách thể chế trước. Người bảo kinh tế phải làm đầu tiên. Người bảo dân chủ phải làm ngay. Người bảo phải nâng cao dân trí, sau mới mở cho dân chủ.
Hồi sau này, ấy là sau khi giàn khoan cắm phập vào mặt chúng ta, tự nhiên trước-sau rõ ràng thành ra cái nghĩa khác.
Bây giờ trước là phía trước, là hải đảo, là chủ quyền, là phải đương đầu với giặc. Sau là phía sau lưng nhà vua ấy.
Muốn đương đầu ở phía trước với giặc rất hung bạo thì ở phía sau sức của ta phải mạnh, tinh thần của ta phải cứng cáp.
Phía sau, trước tiên là ở phía …trong các tủ lạnh. Tủ lạnh này tuyên bố cứng cỏi, xong không làm gì, chưa chắc đã phải là tủ lạnh nói suông để lấy lòng dân, mà có khi còn dăm tủ lạnh khác không nói gì cứ ì ra làm kỳ đà vì đến …cứng lòng mà có khi họ còn không dám.
Phía sau, sau rốt, là cả dân tộc: sức lực khỏe mạnh, tinh thần cứng cáp
Sức lực nằm ở kinh tế, tinh thần nằm ở xã hội.
Kinh tế phải thị trường, xã hội phải dân sự.
Nhờ cái giàn khoan, tự nhiên nhận thấy rõ, để có thể đương đầu với đe dọa phía trước, phải giải quyết trước những vấn đề phía sau. Trong các vấn đề phía sau, lại có cái bên trong phải làm trước, cái bên ngoài làm sau. Trong những cái làm sau, rốt cuộc lại có cái cần ưu tiên làm trước. Cái ý ưu tiên này tính viết sau hóa ra đã viết từ mấy bài trước.
Đến đây là hết câu chuyện trước sau.
PS: Với các bạn chưa biết câu đố: con chó cún khi tè giờ chân trước hay chân sau. Nếu bạn trả lời nó giơ chân trước (khi tè) thì sẽ bị bẻ là con chó nó giơ cái chân sau của nó. Nếu bạn trả lời nó giơ cái chân sau (của nó) ,thì sẽ bị bẻ là nó phải giơ chân trước (khi nó tè).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sốc với những lời ngụy biện của TS Võ Trí Thành

Tôi quá chán với những loại bài phân tích kinh tế kiểu này. Chuyên gia thì nhắc đi nhắc lại toàn những điều "nói rồi, khổ lắm, ai cũng biết, có giải quyết được gì đâu"; Chính phủ nghe và tiếp thu thì như nước đổ đầu vịt hay đổ lá khoai. Tuy nhiên lưu thêm bài này vì sốc với những lời ngụy biện, bao che cho chính sách phụ thuộc Trung Quốc của TS Võ Trí Thành. Trong khi cựu Viện trưởng CIEM chỉ rõ đằng sau sự phụ thuộc này là quan chức cấp cao tham nhũng ăn của đút của Trung Quốc thì TS đương kim Phó viện trưởng CIEM cho rằng “Chắc gì không chơi với Trung Quốc, mà chơi với tập đoàn Mỹ đã hơn. Cốt lõi không phải chơi với ai, mà chúng ta học và lấy về cho mình được giá trị gì, có nâng cao được năng lực cạnh tranh hay không, có chuyển giao được công nghệ học được tự học hay không…”. Các cụ đã nói "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", "chọn bạn mà chơi", "đi với bụt (phải) mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy"...; nếu cứ chơi thân thiết với bạn Trung Quốc đểu giả và vô văn hóa, thậm chí chấp nhận làm em ngoan ngoãn gọi dạ bảo thưa nhất nhất vâng lời Trung Quốc thế này, thì chắc chắn tương lai Việt Nam sẽ còn đen tối nữa. Trung Quốc là nước quá lớn, quá mạnh, quá liều lĩnh nên chẳng điều gì họ không dám làm với VN. Làm gì có chuyện "không dễ gì Trung Quốc có thể “gây hấn” với Việt Nam" như ngài TS hùng hồn tuyên bố. Nhìn lại lịch sự hiện đại, nhất là chiến tranh biên giới 1979 và cấm vận của TQ với VN trong suốt giai đoạn 1975-1991 thấy quá rõ. Hãy cố gắng thoát Trung, hãy quan hệ với Trung bình đẳng như với các nước lớn khác, VN không còn con đường nào khác nếu vẫn muốn phát triển.


Né "đòn chơi xấu" khi làm ăn với "bậc thầy đút lót Trung Quốc"
Trung Quốc là nền kinh tế “không thể không chơi” nhưng cần làm gì để "tránh bị chơi xấu", "nắm đằng chuôi" trong mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc? Phát biểu của TS. Lê Đăng Doanh – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tại hội thảo “Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau” diễn ra sáng 3/7 thực sự khiến nhiều người suy ngẫm.
Chuyên gia lo ngại kinh tế Việt Nam 
đang phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc
“Trung Quốc là bậc thầy đút lót”
Không riêng TS. Lê Đăng Doanh, mà các chuyên gia kinh tế tham dự hội thảo đều chung một mối lo ngại, kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.


Dẫn số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc, TS. Doanh cho biết, ngay số liệu thống kê giữa Việt Nam và Trung Quốc đã vênh đáng kể. Nếu năm 2012, báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam thì Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc là 28,8 tỷ USD. Nhưng báo cáo của Trung Quốc thì cũng năm này Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam 34 tỷ USD.

“Vì sao có sự chênh lệch tới 5,2 tỷ USD như vậy. Lý do đơn giản vì Trung Quốc họ thống kê cả con số hàng hóa nhập lậu từ Việt Nam sang, nhưng Việt Nam chỉ lấy con số “chính thức” – ông nói. Đưa ra con số này, vị chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, “kinh tế Việt Nam đang lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc”.

Chưa hết, ông cũng nêu thực tế, phần nhiều các dự án xi măng, nhiệt điện, giao thông… của Việt Nam đã và đang triển khai đều do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm gói thầu EPC. Như có tới 23/24 nhà máy xi măng, 15/20 dự án nhiệt điện đốt than, giao thông…đều “dính mác” nhà thầu “made in China”.

“Phải chăng đằng sau đó là lợi ích của một nhóm nào đó mà chúng ta lại tin tưởng trao nhiều dự án lớn vào tay quốc gia vốn nổi tiếng là “bậc thầy mua chuộc, đút lót” như Trung Quốc?” – TS. Doanh đặt câu hỏi.

Thừa nhận sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam với Trung Quốc là “khá sâu”, nhưng TS. Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng CIEM lại cho rằng, không dễ gì Trung Quốc có thể “gây hấn” với Việt Nam. Ông Thành đưa ra 4 nguyên nhân để giải thích cho nhận định này.

Trước tiên, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không chỉ đơn thuần là quan hệ giữa hai nước mà còn là “cuộc chơi” của nhiều tập đoàn, nhiều quốc gia trên thế giới tham gia đầu tư tại Việt Nam. Và trong “cuộc chơi” này, Trung Quốc thu được lợi ích không phải nhỏ. Chính vì thế, Trung Quốc không dễ phá bỏ các ràng buộc với Việt Nam vì hiện nay Việt Nam đang “chơi” với Trung Quốc bằng các cam kết quốc tế. Còn nếu Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, hình ảnh của Trung Quốc sẽ xấu đi.

“Trung Quốc sẽ bị thiệt hại rất nhiều nếu sự lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc biến thành phản ứng thực tế”- ông phân tích.

Với lập luận này, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh, “Chắc gì không chơi với Trung Quốc, mà chơi với tập đoàn Mỹ đã hơn. Cốt lõi không phải chơi với ai, mà chúng ta học và lấy về cho mình được giá trị gì, có nâng cao được năng lực cạnh tranh hay không, có chuyển giao được công nghệ học được tự học hay không…”

Nắm đằng chuôi kinh tế với Trung Quốc

Từ đó, TS Võ Trí Thành đánh giá, căng thẳng với Trung Quốc gần đây tất nhiên Việt Nam có khó khăn, nhưng Trung Quốc không dễ “gây hấn” ồ ạt. Khó khăn này cũng sẽ là thời cơ để Việt Nam đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế.

Trung Quốc là nền kinh tế “không thể không chơi” bởi đây là nền kinh tế đang trỗi dậy và là công xưởng lớn nhất thế giới Đồng thời, Trung Quốc cũng là một trong những thị trường lớn nhất thế giới mà cả thế giới đều không muốn bỏ qua.

Ngoài đẩy nhanh hơn quá trình tái cơ cấu kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh nhấn mạnh tới việc “cải cách thể chế” và xây dựng 3 trụ cột kinh tế để "tránh bị chơi xấu", để "nắm đằng chuôi" trong mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

“Phụ thuộc lẫn nhau không có nghĩa kẻ yếu hơn sẽ bị trói tay. Nếu chúng ta biết cách sẽ giảm được sự phụ thuộc ấy” – ông Doanh tin tưởng.

Ông cũng nhấn mạnh, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu nhưng chúng ta phải trở thành mắt xích quan trọng của chuỗi này. Nhưng nếu mở cửa thị trường rộng hơn mà cơ quan quản lý không nghĩ ra các rào cản kỹ thuật, không kiểm soát việc hàng độc hại tràn vào thì quá trình mở cửa này là mở cửa cho hàng độc hại dân.

Do vậy, theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Chính phủ Việt Nam nên có sự điều chỉnh nhất định trong chính sách, quan hệ kinh tế với Trung Quốc để giảm bớt rủi ro. Cùng với đó là nâng sự tự chủ trong các ngành của nền kinh tế, mà trước tiên là tự chủ về lương thực, giảm bớt tình trạng nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ Trung Quốc trong khi đây chính là thế mạnh của Việt Nam.

Trường Giang
(Infonet)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc đã thành nhà nước độc tài, quân phiệt ?

Ở Trung Quốc (và Việt Nam ?), người có thực quyền phải là người nắm được Quân ủy Trung ương (quân đội). Tiêu diệt được Từ Tài Hậu, phó chủ tịch Quân ủy trung ương, chứng tỏ Tập Cận Bình đã kiểm soát hoàn toàn Đảng và quân đội. Khi tất cả quyền lực một quốc gia được tập trung vào một Đảng và một cá nhân, thì cũng là lúc nhà nước đó trở thành nhà nước độc tài, quân phiệt. Điều này càng đặc biệt nguy hiểm khi Quân đội Trung Quốc hiện đã lớn nhất thế giới tính về quân số và đứng thứ hai thế giới về ngân sách quân sựVị thế của Trung Quốc hiện nay không khác gì nước Đức năm 1931-1939 với Đảng quốc xã và Hít Le, dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945. Giờ đây, không chỉ coi Việt Nam là muỗi, Trung Quốc còn một mình ưỡn ngực thách đấu cả thế giới.

“Trảm tướng tham”, ông Tập Cận Bình nắm chắc quyền kiểm soát quân đội
BizLIVE - Khi khai trừ khỏi đảng một cựu phó tham mưu trưởng quân đội, Chủ tịch Tập Cận Bình muốn khẳng định quyền kiểm soát lên giới quân sự Trung Quốc, thường quá chú tâm đến làm ăn kinh doanh hơn là nhiệm vụ quốc phòng, theo RFI.
Tướng Từ Tài Hậu lúc còn đầy uy quyền. Ảnh Reuters
Bị cáo buộc là đã lợi dụng chức vụ để mua bán chức quyền và nhận hối lộ, tướng Từ Tài Hậu ( Xu Caihou ) vừa bị khai trừ khỏi Đảng, một hình thức kỷ luật rất nặng ở Trung Quốc. Hồ sơ vụ án đã được chuyển sang cơ quan kiểm sát quân sự, theo như thông tin của báo chí Nhà nước ngày 30/06 vừa qua.

Cho tới năm ngoái, ông Từ Tài Hậu còn là phó chủ tịch Quân ủy trung ương, cơ quan lãnh đạo quân đội và cho đến năm 2012, ông vẫn là một trong những nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất của Trung Quốc, với tư cách ủy viên Bộ Chính trị.

Như vậy, Từ Tài Hậu sẽ là viên tướng cao cấp nhất bị đưa ra tòa từ nhiều thập niên qua tại Trung Quốc. Ông cũng đã là quan chức cao cấp nhất bị thất sủng như vậy trong khuôn khổ chiến dịch chống tham nhũng được chính quyền Bắc Kinh khởi động từ năm 2012.

Theo các nhà phân tích, quyết định truy tố tướng Từ Tài Hậu, mặc dù ông này đang bị ung thư bàng quang ( theo tin báo chí Hồng Kông ), là nhằm gởi một thông điệp cứng rắn đến các lãnh đạo Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc.

Theo nhận xét của ông Christopher Johnson, nhà nghiên cứu thuộc trung tâm nghiên cứu CSIS ở Washington, những cáo buộc về nhận hối lộ để mua quan bán chức cho thấy quân đội không thật sự trung thành với Đảng và không làm tròn nhiệm vụ bảo vệ chế độ.

Ông Johnson nói thêm rằng việc khai trừ tướng Từ Tài Hậu cho thấy ông Tập Cận Bình vẫn kiểm soát hoàn toàn Đảng và quân đội. Hơn nữa, theo Tân Hoa Xã, đích thân chủ tịch Trung Quốc đã chủ trì cuộc họp mà trong đó quyết định khai trừ tướng Từ Tài Hậu đã được đưa ra.

Quân đội Trung Quốc hiện là quân đội lớn nhất thế giới tính về quân số và ngân sách quân sự của Trung Quốc cũng hiện đứng hàng thứ hai thế giới chỉ sau Hoa Kỳ. Ngân sách quân sự này mỗi năm vẫn tăng mạnh, cùng với đà hiện đại hóa nhanh chóng quân đội Trung Quốc.

Theo số liệu chính thức, ngân sách quốc phòng năm 2013 của Trung Quốc là 119,5 tỷ đôla, tăng 11% so với năm 2012, nhưng theo Lầu năm góc, ngân sách này trên thực tế là hơn 145 tỷ đôla.

Theo các chuyên gia, chính việc quân đội được hưởng quá nhiều phương tiện tài chính nên tham nhũng càng dễ nẩy sinh. Rất nhiều tướng tá Trung Quốc trong những năm qua đã lao vào kinh doanh, lợi dụng việc chuyển đổi các xí nghiệp quân sự sang các hoạt động dân sự.

Vào năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã từng yêu cầu các sĩ quan-doanh nhân, một là ngưng làm ăn, hai là rời khỏi quân đội.

Nhưng theo chuyên gia về an ninh châu Á Brad Glosserman, những mối quan hệ giữa quân sự và kinh doanh quá chằng chịt, không dễ gì gở ra hết được.

Tham nhũng trong quân đội đã mang tính hệ thống, và những lợi ích chồng chéo nhau đã làm suy yếu khả năng của quân đội Trung Quốc.

Là con trai của một nhà cách mạng lão thành của Trung Quốc, Tập Cận Bình có nhiều uy tín với quân đội so với người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào.

Việc khai trừ tướng Từ Tài Hậu cho thấy ông Tập Cận Bình muốn tăng cường sự kiểm soát lên quân đội, đồng thời cũng nhằm cảnh cáo những ai muốn thách đố quyền lực của ông.

Nhưng theo giáo sư chính trị học Joseph Cheng thuộc đại học City University of Hong Kong, chiến dịch chống tham nhũng kiểu như vậy cũng chứa đựng nhiều nguy cơ.

Lý do là vì nó có thể đụng chạm đến các cựu lãnh đạo, khiến những kẻ cảm thấy bị đe dọa sẽ hợp lực với nhau để gây sức ép lên ông Tập Cận Bình.

Nhưng nếu chiến dịch này thành công, được dân chúng ủng hộ, đây sẽ là một vũ khí răn đe của ông Tập Cận Bình đối với những ai muốn cản đường ông.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc là 'bậc thầy đút lót', ắt có 'bậc thầy nhận hối lộ'?


Hoàng Lan (thực hiện)
(VTC News) – TS Lê Đăng Doanh nói về con số lại quả khổng lồ bằng 'tiền tươi' của 'bậc thầy đút lót' Trung Quốc cho đối tác ở nhiều dự án thắng thầu.

Vì sao các doanh nghiệp Việt Nam "thích chơi" với Trung Quốc, sẵn sàng phụ thuộc vào thị trường này trong khi đây là thị trường chứa đựng khá nhiều rủi ro?  

Chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh đã trả lời phỏng vấn VTC News xung quanh vấn đề này.

- Ông từng nói “Trung Quốc là bậc thầy của đút lót”. Vậy nghĩa là sẽ có những “bậc thầy nhận đút lót”?

Đúng là tình trạng nhận đút lót của doanh nghiệp Trung Quốc rất phổ biến và nghiêm trọng. 

Việc Trung Quốc xuất lậu vào Việt Nam trên 5,2 tỷ USD, tương đương 130.000 tỷ hàng hóa qua biên giới và Việt Nam xuất lậu 5,3 tỷ USD sang Trung Quốc theo số liệu của Hải Quan Trung Quốc công bố thực sự rất nghiêm trọng. 

Người ta đã nói đến phối hợp giữa các nhóm lợi ích ở hai bên biên giới, vì nếu không, khối lượng lớn hàng hóa như vậy làm sao qua mắt được các cơ quan chức năng. 

Việc thắng thầu cũng vậy, nguồn tin am hiểu nội bộ giấu tên cho biết Trung Quốc sẵn sàng lại quả tối thiểu 30% bằng "tiền tươi". 

Việc cho thuê rừng, đất rừng 50 năm trên diện tích rất lớn tại những vị trí chiến lược cũng có quá nhiều sự mờ ám.

Nhiều đài địa phương đua nhau chiếu phim Trung Quốc để nhà đài được Trung Quốc mời đi "nghiên cứu" cũng cần phải được xem xét. 

- Như vậy rõ ràng có vấn đề lợi ích nhóm chi phối trong mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc?

Đúng là như thế. 

Rõ ràng vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, một số người đã tự nguyện phụ thuộc vào Trung Quốc.

Vì vậy, muốn giảm sự phụ thuộc vô lý, rất có hại cho lợi ích quốc gia vào Trung Quốc thì phải cải cách thể chế của nước ta. 

Vừa qua, Chính phủ họp có thể thấy các tỉnh phía Nam rất bức xúc trước tình trạng phụ thuộc nguy hiểm này nhưng các tỉnh biên giới lại rất nhẹ nhàng cho ta thấy tính phức tạp của tình hình và không dễ khắc phục.

- “Đừng than phiền vì là hàng xóm của Trung Quốc, mà phải biết tận dụng lợi thế đó để tự chủ hơn trong kinh tế”, là vấn đề được ông nêu ra tại hội thảo mới đây. Theo ông, để tận dụng lợi thế đó, Việt Nam phải làm gì?

Trên thế giới có Phần Lan bên cạnh nước Nga, Canada bên cạnh nước Mỹ, các nước đó chịu nhiều sức ép, rất bất bình trước cách ứng xử áp đặt, thậm chí bắt nạt của nước lớn láng giềng nhưng họ có đối sách tốt và tận dụng vị trí đó để đi lên.

Họ có chính sách kinh tế, cơ cấu kinh tế khác và bổ sung cho kinh tế nước lớn láng giềng, họ thoát hẳn khỏi tư duy chính sách của nước láng giềng. Sản phẩm của Phần Lan hoàn toàn khác Nga, hệ thống ngân hàng Canada có hiệu quả và ít bị khủng hoảng hơn Mỹ. 

Việt Nam cần học tập các nước đó để tận dụng được lợi thế gần Trung Quốc mà không bị phụ thuộc vào Trung Quốc.

Chúng ta phải có tư duy chính sách độc lập với Trung Quốc, lợi dụng các nước bạn ủng hộ ta, phát triển kinh tế bổ sung cho kinh tế Trung Quốc, làm cho kinh tế Trung Quốc cần ta chứ không lợi dụng và bắt nạt ta. 

Muốn thế phải có bộ máy trong sạch, không bị Trung Quốc mua chuộc hay bắt bí được. 

Bộ máy phải hiểu Trung Quốc để phát hiện ra mặt yếu của họ để làm khác đi. 

Chúng ta phải học tiếng Hoa, nghiên cứu sâu sắc về Trung Quốc để không bị họ lừa, họ cho ta vào bẫy của họ. 

- Đặt giả dụ Trung Quốc đột nhiên đóng hàng loạt cửa khẩu với Việt Nam như thông tin mà Bộ NN&PTNN đưa ra tuần trước, điều gì sẽ xảy ra với Việt Nam, thưa ông?

Trung Quốc luôn nói một đằng làm một nẻo, luôn sẵn sàng nuốt lời hứa, xé hiệp định cam kết họ vừa ký, cho nên, cần đề phòng tình huống xấu nhất là rất cần thiết. 

Ngay bây giờ Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường xuất-nhập khẩu, nếu vẫn phải tạm thời tiếp tục nhập từ Trung Quốc thì phải tìm cách nhập những linh kiện cần thiết qua một nước thứ ba. 

Ngành dệt may, da giày phải có ngay phương án để khỏi bị động. 

Cần xây dựng những chuỗi giá trị, bán hàng giao sau để có thị trường ổn định cho nông sản. 

Về lâu dài, việc cấm vận của Trung Quốc sẽ làm cho cho nền kinh tế nước ta hợp tác bình đẳng hơn với Trung Quốc.  


Phần nhận xét hiển thị trên trang