Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Trương Chi có lúc giả vờ - Hát như bị ngọng để chờ người nghe:

Khách Sạn cửa L:
Ảnh của Anh Hai Tiếc Nuối.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ANH DUONG QUOC DINH:













Phần nh





nhận xét hiển thị trên trang

Chẳng có gì phải rơi lệ đâu. Kỹ thuật số đã làm cho ca nhạc biến hình. Nhất là khi nó được nâng cấp lên nhà nhà ca hát, gia đình âm nhạc!

Nhìn Lệ Rơi, "đắng lòng" muốn rơi lệ!
Từ hiện tượng LỆ RƠI. Hiểu ra rằng chúng ta đang mất phương hướng trầm trọng...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin muộn:

HANOI/WASHINGTON (VB) -- Một cách lặng lẽ, hai chính phủ Mỹ và Việt Nam đang kết thân hơn, trong đó có những dấu hiệu không được loan tin nhưng đầy minh bạch: cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA đã mở một văn phòng liên lạc tại Hà Nội, và chính phủ VN nói với Hoa Kỳ rằng Vịnh Cam Ranh có thể mở cửa đón tàu chiến Mỹ.

Các thông tin trên đăng trên bài viết nhan đề “A long reconciliation” (Một cuộc hòa giải lâu dài) của Richard Halloran trên báo Honolulu Star-Advertiser ngày 20-3-2011.

Bài báo cho biết Đaị Sứ Lê Công Phụng đã bay tới Hawaii mới 10 ngày trước để họp với Tư Lệnh Quân Lực Mỹ Vùng Thái Bình Dương, Đô Đốc Robert Willard, và mang thông điệp ngắn gọn, “Coi chừng Trung Quốc.”

Trong ngôn ngữ ngoaị giao hơn, theo lời tiết lộ của các viên chức Mỹ và Việt, ông Phụng nói, “VN và Hoa Kỳ nên hợp tác để chống lại việc TQ tranh lãnh thổ, lãnh hải và lộ ý đồ cản trở thông thương vùng Biển Đông.”

Đô Đốc Willard, người có nhiệm vụ an ninh vùng Biển Thái Bình Dương và giữ quan hệ quân sự với TQ (và sẽ ngăn cản TQ nếu quan hệ này bất ổn), được kể là đón nhận rõ ràng lời của ông Phụng.

Để nhấn mạnh quan hệ an ninh VN-Mỹ, Không Đoàn 13 tại căn cứ không quân Hickam nơi đây dự định đưa một đơn vị công binh tuyến đầu có tên là “Red Horse” (Hồng Mã) sang VN mùa hè này để làm việc với công binh VN trong việc tái thiết trường học và bệnh viện.

Các viên chức Mỹ cũng tiết lộ về kế hoạch Không Quân Mỹ và các binh chủng Mỹ khác sẽ quan hệ với các đơn vị không tác chiến của VN, rồi từ từ tập trận huấn luyện cho các đơn vị tác chiến. Cụ thể, quân đội Mỹ muốn sử dụng các căn cứ không quân tại VN.

Lực Lượng Mỹ Thái Bình Dương dự định đưa các đại diện khác từ VN và từ các nước Đông Nam Á khác vào một khóa thực tập về đáp ứng thiên tai. Kế hoạch sẽ mở rộng các khóa thực tập như thế trong 2 năm tới. Quân lực Mỹ cũng dự định yểm trợ các toán công binh và y tế trong các dịch vụ khác.

Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng, nơi đã gửi khoảng nửa tá tàu chiến sang thăm các hải cảng VN các năm gần đây, dự định mở một hội nghị với các cấp chỉ huy tương nhiệm vào mùa xuân này để thu xếp thêm các chuyến tàu chiến Mỹ thăm VN. Trong một quyết định có tính đột phá, Việt Nam báo rằng hải cảng ở Vịnh Cam Ranh sẵn sàng mở ngõ đón tàu chiến hải quân nước ngoài.

Hình ảnh một hàng không mẫu hạm trang bị vũ khí nguyên tử, nặng 90,000 tấn, vào Vịnh Cam Ranh sẽ là biểu tượng minh bạch của sự hòa giải Mỹ-Việt, vì vịnh này là nơi hải quân Mỹ trú đóng thời chiến tranh. Việc taù chiến Mỹ vào Cam Ranh cũng là dấu hiệu cho các nước Châu Á rằng Mỹ muốn giữ an ninh khu vực và nhắc TQ rằng Mỹ sẽ là một đối thủ khổng lồ.

Năm ngoái, phi cơ từ mẫu hạm USS George Washington đã chở nhiều lãnh tụ quân sự và chính trị VN bay ra tàu chiến đậu ngoaì khơi. Mẫu hạm USS John Stennis cũng làm như thế trước đó cùng năm, cả 2 lần đều bị Bắc Kinh phản đối vì nói rằng vi phạm vùng Biển Đông của TQ.

Nhưng dấu hiệu rõ nhất là việc mở một văn phòng liên lạc tại Hà Nội bởi sở tình báo Mỹ CIA. Không ai nhầm lẫn nữa về các dấu hiệu hợp tác về an ninh.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Các "đồng chí - địch" xem chừng cũng hiểu ra vấn đề rùi đấy!

Báo TQ: 4 lý do không thể thắng VN bằng chiến tranh
Hồ Trung Nghĩa (lược dịch) Infonet Trên trang mạng Quân sự Trung Quốc (Military.china.com) ngày 3/7 có bài viết cho rằng với 4 lý do cốt tử, gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải gánh chịu thất bại nếu gây chiến với Việt Nam.

Không quân VN luôn sẵn sàng túc trực bảo vệ bầu trời Tổ quốc.
Căng thẳng trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc càng trở nên căng thẳng hơn nữa và kêu gọi gây chiến không chỉ bởi những quyết sách thâm hiểm từ các cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, mà còn bởi một bộ phận người Trung Quốc thiếu hiểu biết, mang tư tưởng chủ nghĩa dân tộc cực đoan "Đại Hán" luôn cổ vũ cho những hành động mang tính chất ngang ngược vô đạo đối với các nước láng giềng.

Nhưng bên cạnh đó cũng những người Trung Quốc hiểu và biết rằng, nếu bây giờ Trung Quốc gây chiến với các nước láng giềng họ sẽ tự chuốc lấy họa.

Trên trang mạng Quân sự Trung Quốc (Military.china.com) ngày 3/7 có bài viết cho rằng với tình hình hiện tại Trung Quốc không thể gây chiến.

Theo đó lý do thứ nhất là sự lão luyện thiện chiến của quân đội Việt Nam. Bài viết cho rằng, không phải lãnh đạo Trung Quốc không dám gây chiến, nhưng với những hạn chế hiện tại của Trung Quốc, thi Trung Quốc không thể tiến hành gây ra một cuộc chiến tranh với bất kỳ quốc gia láng giềng nào.


Nếu Trung Quốc gây chiến với Việt Nam, Trung Quốc sẽ rơi vào cái bẫy, những bài học từ cuộc chiến với Việt Nam năm 1979 đã cho thấy sự hao tiền tốn của và sinh mạng như thế nào, chỉ riêng trong trận Lão Sơn, mỗi tuần Trung Quốc tiêu hao gần 200.000 quả đạn pháo, nhưng lại thiệt hại từ 4.000 đến 8.000 quân.

Quân đội Việt Nam sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích rất lão luyện, họ sẽ đánh bại chúng ta bằng cuộc chiến tiêu hao từ từ cho đến khi chúng ta thất bại, chúng ta không thể khinh thường họ. Người Mỹ đã hết sức sai lầm khi tuyên bố "đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá" và Việt Nam đã đáp lại bằng câu nói rằng "chúng tôi đã bước vào thời kỳ đồ nhôm" (xác máy bay Mỹ)... Vì vậy Trung Quốc không thể chiến thắng bằng cách gây ra chiến tranh, bài học về các lực lượng không quân và hải quân bị tiêu diệt vẫn còn giá trị. 



Thứ hai, đó là môi trường chính trị quốc tế, khi gây ra cuộc chiến tranh với Việt Nam, Trung Quốc đầu tiên sẽ phải đối mặt với sự lên án một cách gay gắt từ dư luận phương Tây và Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản.

Không những thế, gây chiến với Việt Nam sẽ làm cho Trung Quốc không còn chỗ đứng trên trường quốc tế, các nước trên thế giới sẽ lên án Trung Quốc vì sức mạnh truyền thông nằm trong tay các nước phương Tây, và trong cuộc chiến truyền thông thì Trung Quốc hoàn toàn bị động. Cuộc chiến sẽ làm cho Trung Quốc mất dần sức mạnh và suy yếu, các lực lượng thù địch Trung Quốc sẽ thừa cơ can thiệp vào trung Quốc.

Thứ ba, Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề thù trong giặc ngoài. Trong khi chính trong nội bộ lãnh đạo Trung Quốc vẫn còn tồn tại những vấn đề rất lớn thì bên ngoài Trung Quốc lại đang phải đối diện với một vòng vây chữ C của các nước.

Nếu Trung Quốc sử dụng những lực lượng tinh nhuệ nhất, hiện đại nhất để đối phó với Việt Nam thì ở những khu vực khác của Trung Quốc lực lượng sẽ yếu và mỏng đi, Trung Quốc sẽ đối mặt với điều cấm kỵ trong binh pháp đó là cùng một lúc phải đối mặt với hai mặt trận. Có thể dự đoán khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam thì Đài Loan sẽ tuyên bố độc lập ngay tức khắc, lúc đó Trung Quốc không thế nào chiến thắng được trên mặt trận Đài Loan vì Hoa Kỳ sẽ đứng sau hậu thuẫn.

Tiếp theo là Nhật Bản sẽ kiểm soát hoàn toàn quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Trung Quốc sẽ đánh mất cơ hội kiểm soát Bắc Triều Tiên, Ấn Độ đánh chiếm khu vực tranh chấp và thôn tính miền Nam Tây Tạng...

Việc Trung Quốc không thể lấy bài học của Hoa Kỳ tại Lybia hay bài học của Nga tại Georgia bởi vì không chỉ là sức mạng quốc gia của họ mạnh hơn Trung Quốc mà với các cuộc chiến trên thì Nga và Mỹ họ đều có sự thuận lợi về yếu tố địa chính trị, họ không có những vấn đề lớn phức tạp với các nước láng giềng và sự ổn định cơ bản trong nội bộ đất nước, do đó họ không phải lo lắng từ áp lực của bên ngoài và nội bộ để có thể dành chiến thắng.

Và điểm cốt lõi quan trọng nhất trong cuộc chiến Iraq, Afghanistan bởi họ là những quốc gia sa mạc, Không quân Mỹ có thể dễ dàng oanh kích kẻ thù, trong khi đó Georgia vốn chỉ là một đồng bằng chỉ cách ba mươi sáu cây số từ Nga, vì vậy lực lượng cơ giới Nga có thể ngay lập tức cơ động đánh chiếm.

Hải quân đánh bộ Việt Nam diễn tập sẵn sàng chiến đấu.(Ảnh minh họa)

Nhưng với Việt Nam thì khác, những bài học trên không thể áp dụng được, Việt Nam được bao bọc bởi đồi và núi, Pháp, Hoa Kỳ và cả Trung Quốc đã phải nếm trải những thất bại đau đớn tại đây, một cuộc chiến với Việt Nam sẽ hết sức khó khăn, Việt Nam rất lão luyện trong chiến tranh du kích, do đó việc sử dụng tên lửa, máy bay chiến đấu là một sự ngu ngốc! Các đơn vị cơ giới sẽ bị chặn lại bởi các dãy núi, vì vậy chắc chắn chúng ta sẽ rơi vào một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài, nó không phải là giữa những hy vọng của đối phương cho nó!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Gia tài để lại cho thế hệ sau

Buồn nhất là chúng ta luôn mồm nói nếu đời ta không đòi được Biển Đông thì đời con cháu sẽ tiếp tục đòi; tư tưởng đã như vậy thì đâu còn ý chí để đấu tranh với Trung Quốc nữa. Đây là gia tài lớn nhất để lại cho con cháu sao ? Trong khi đó thì tài nguyên rừng, biển, trên mặt đất và dưới lòng đất... chúng ta đã và đang đua nhau khai thác triệt để.

Gia tài để lại
Nguyễn Thị Hậu: (TBKTSG) - Đừng đặt lên vai thế hệ sau những trách nhiệm quá lớn với tương lai, khi mà chính chúng ta còn chưa làm hết trách nhiệm với ngày hôm nay.
Gần đây trong một số hội thảo về Bảo tồn di sản văn hóa đã có những tham luận đề cập đến nội dung giáo dục về di sản văn hóa cho lớp trẻ, ngoài ý nghĩa để cho thế hệ trẻ hiểu biết về giá trị của di sản văn hóa còn là việc giáo dục ý thức bảo vệ, bảo tồn di sản văn hóa. Và người ta luôn nhấn mạnh vai trò của giới trẻ trong việc bảo tồn di sản văn hóa... trong tương lai.

Cũng vậy, trong nhiều lĩnh vực khác, lớp trẻ luôn được người lớn trao cho một vai trò rất quan trọng. Từ chuyện nhỏ như tuân thủ Luật Giao thông, không xả rác nơi công cộng... cũng được dạy trong trường học để các em hiểu và làm theo, và còn để “làm gương” cho cha mẹ nữa. Bởi không hiếm trường hợp cha mẹ chở con cái trên xe máy vô tư vượt đèn đỏ, đậu sai làn đường quy định, hay ngồi trên xe hơi vứt rác xuống đường phố. Những lúc đó một câu hỏi, một lời nhắc nhở của con trẻ “sao ba mẹ lại làm thế, cô giáo con dạy không được làm như vậy” sẽ có tác dụng làm cho phụ huynh nhớ lâu hơn và “tự giác” thay đổi thói quen tùy tiện.

Những việc lớn hơn như bảo vệ môi trường, bảo tồn động vật hoang dã, bảo vệ tài nguyên khoáng sản... đến những việc quan trọng nhất là bảo vệ đất nước và làm sao để nước ta “có thể sánh vai với các cường quốc năm châu”... đều luôn được nhắc nhở, tuyên truyền, vận động và phát động thành phong trào trong lớp trẻ.

Đúng thôi, vì lớp trẻ là tương lai của mỗi gia đình, của cả đất nước. Tuy nhiên, nếu trong mỗi gia đình, nhiều người đã cố gắng, bằng mọi cách, để lại cho con gia tài vật chất to lớn: nhà cửa, đất đai, tài khoản ngân hàng nước ngoài, địa vị cao... hoặc để lại cho con gia tài tinh thần là tri thức to lớn và nhân cách giúp con thành người tử tế, thì ở tầm “vĩ mô”, thế hệ chúng ta để lại cho con cháu những gì, khi giao cho chúng trách nhiệm bảo vệ, bảo tồn và phát triển?

Như trường hợp Di sản văn hóa chẳng hạn, muốn lớp trẻ yêu quý và bảo vệ di sản văn hóa thì trước hết chúng ta phải bảo tồn, gìn giữ tốt những di sản cha ông để lại, đồng thời tạo ra những di sản mới, thực sự mang giá trị văn hóa truyền thống và cả giá trị văn hóa của thời đại. Vậy nhưng chỉ cần qua những gì báo chí phản ánh trong thời gian gần đây, chúng ta hãy tự hỏi đã để lại những di sản văn hóa như thế nào cho thế hệ tương lai?

Từ thế hệ sinh những năm 1950, 1960 đã được tin tưởng giao trách nhiệm “làm cho dân tộc ta vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu”, lời gửi gắm từ hơn nửa thế kỷ rồi vẫn tiếp tục được gửi đến thế hệ mai sau? Trong mỗi gia đình, có khi nào chúng ta nghĩ rằng, ta đang hướng con cái thực hiện bằng được... ước mơ của chính mình, qua việc chọn ngành nghề, qua thái độ sống và có khi cả việc hôn nhân - gia đình? 

Đừng “vẽ đường hươu chạy”, đúng quá, vì những “con hươu” ngày nay đủ khả năng tự tìm đường mà đi, và việc của chúng ta là hãy chỉ ra những cái bẫy những bụi gai... mà chính chúng ta đã mắc phải, để “hươu con” biết đằng mà tránh không lặp lại sai lầm ấy. Khi trao cho lớp trẻ quyền tự quyết định cuộc đời chính là chúng ta thể hiện sự tin tưởng, tôn trọng và đánh giá cao vai trò của lớp trẻ một cách thật sự, chứ không phải bằng những lời “có cánh”.

Người xưa có câu chuyện: một người cha sắp mất liền trăng trối “cha để lại vàng cho các con ở ngoài thửa ruộng”. Sau khi ông mất mấy người con ra sức cày cuốc tìm vàng. Nhưng tất nhiên không tìm thấy vàng mà được một vụ mùa bội thu. Những người con hiểu ra giá trị của ruộng đất, từ đó gìn giữ và chăm chỉ cày cấy trên mảnh ruộng cha ông để lại, từ đó họ trở nên giàu có.

Đời con cháu có được “vàng” là của cải vật chất, “vàng” là nhân cách, tinh thần hay không... phụ thuộc vào việc thế hệ đi trước đã để lại những gì, thế hệ sau sẽ làm gì để xứng đáng và phát triển hơn những tài sản đó.

Như vậy cả hai thế hệ đều có vai trò và trách nhiệm rõ ràng.

Đừng đặt lên vai thế hệ sau những trách nhiệm quá lớn với tương lai, khi mà chính chúng ta còn chưa làm hết trách nhiệm với ngày hôm nay.

TRanMaiLai.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

lúc chờ mặt trời mọc ở sông hồng


 


 ...tình trạng loạn cương cứng 
hiện khiến cá nhân tôi
hết mực khó xử ngày
tôi hết độc thoại thì

đi tra vấn nội tâm
triền miên nào chuyện đời
với mọi vật (sự) kể
cả hữu hình / vô hình

nhưng phải nói tình trạng
loạn cương cứng gây khá
nhiều điều cực phiền toái
tỉ như cứ bắn ngoài

quan ải bắn loạn trên
thân thế(!) được cái tuyệt
đối chả khiến phiền nhiễu
bất kì ai bất kì

gì (kể cả giấc ngủ
chết tiệt. chập chờn) thú
thực do trong khi loay
hoay tìm biện pháp giải

quyết tình trạng loạn cương
cứng tôi bắn lầm ngoài
quan ải đã đành còn
bắn vào hết vấp ngã

này tới vấp ngã khác
phải nói tình trạng loạn
cương cứng hiện càng lúc
càng cao trào hễ đêm

tôi trải dài nỗi cô
đơn ngay chân giường thề
mọi chữ đầu dòng từ
rày sẽ viết hoa mong

sao cô đơn một chỗ
yên nằm và tôi thả
hồn về nhà cốt nhận
mặt những người nữ nơi

phế tích chữ lạ! từ
đây mọi người cho biết
họ đã khóc khi hay
tình trạng loạn cương cứng

nơi tôi đã tới đỉnh
điểm “… well i was sad-
der! i didn’t think
it would ever hap-

pen either*” tôi nói.
 


*Susan Sarandon trả  lời phỏng vấn trên báo Telegraph của Anh.
Phần nhận xét hiển thị trên trang