Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

tỏa sáng ở… hành lang.

TP - Nguyễn Hoàng Đức tuổi Đinh Dậu, là tuổi con Gà. Nhưng có lẽ anh là con gà mái câm mắn đẻ, vì anh cứ đẻ sòn sòn những quả trứng to mà tiếng cục tác sau khi đẻ luôn bị chìm đi trong cái nhốn nháo của làng văn nghệ.
Ảnh: Hữu Việt
Vậy mà anh vẫn ngày ngày đóng cửa mê mải viết, viết như một người cầm bút tự do, chuyên nghiệp. Viết hàng ngàn trang rồi để đấy không biết đến bao giờ mới được in...
Triết gia, thi sĩ bị đày ở hành lang
Đức viết văn từ năm 1991, mở đầu là viết tiểu thuyết 600 trang trong bốn tháng. Hai năm sau, đi đường bị tông xe máy ngã đập đầu xuống đường, máu chảy ra lênh láng phải đưa đi cấp cứu trong bệnh viện. Sau đó về Đức bắt đầu nổi hứng làm thơ.
Câu chuyện về sự ra đời của năng lực thi ca này nghe có vẻ giống như các truyền thuyết về các nhà tiên tri, sau khi bị ngã từ trên cây cao hay bị ốm thập tử nhất sinh bỗng nói như Thánh phán.
Có lần Đức tâm sự với tôi: “Lúc nào tôi cũng thấy sôi sục cảm hứng muốn viết ông ạ! Mỗi ngày tôi có thể viết được một bài tiểu luận. Nhiều khi tôi muốn bôi mực lên người để lăn trên giấy cho thỏa hứng sáng tạo như người ta vẽ tranh hiện đại.
Đối thoại và hùng biện là điểm mạnh nhất của tôi. Đối thoại thì chan chát như đọ gươm. Hùng biện thì sôi trào, rực lửa, càng viết càng hùng biện, hàng trăm trang cứ tông tốc tuôn ra, trang nào cũng hùng biện. Tôi như bản giao hưởng lúc nào cũng đại toàn tấu, không có lúc nào một hai cây sáo ỉ eo”.
Công đoạn sản xuất thơ ca triết học của Đức diễn ra sòn sòn mau lẹ bao nhiêu thì công đoạn lăng xê chữ nghĩa ấy ra xã hội nhọc nhằn và táo bón bấy nhiêu!
Mười mấy năm ôm những đứa con tinh thần máu thịt của mình lang thang vật vờ bên hành lang các hội nghị, đứng ngoài cổng các cuộc vui của Hội Nhà văn. Bị gọi là “con người hành lang” Đức không hề tự ái, trái lại thấy vinh dự, vì theo Đức giá trị đích thực phải vượt ra ngoài hệ thống.
Trước kia Đức học Đại học An ninh, ra trường đi công tác ở miền núi, tiếp xúc nhiều với thần học và triết học đâm ra mê, thế rồi bỏ nghề, đi phiên dịch ở một công ty dầu khí. Sau vài năm rồi cũng bỏ luôn nghề phiên dịch, ngồi nhà viết sách viết báo như một cây bút tự do.
Trong tự do, triết gia của chúng ta lại nôn nao thèm có một chân trong guồng máy. Đức bảo: “Chưa bao giờ tôi có một vị trí trong hệ thống của họ ông ạ! Có lần ở một tờ báo trống chỗ vì một biên tập viên nghỉ đẻ, tổng biên tập bảo tôi đến làm việc thế chân vào chỗ đó.
Tôi vui quá mặc complet, thắt caravat đến để nhận việc, ông TBT bắt tay hồ hởi nhưng lại nói chuyện khác chẳng đả động gì đến việc tôi vào làm trong báo như đã hẹn, nên tôi lại quay về. Hoá ra là cô kia muốn giữ cái chỗ ấy để đẻ xong sẽ quay lại làm.  Tôi gửi thơ, truyện ngắn đến các báo nhưng chẳng được in”.
Giống như chàng Jozep K. của Kapka cứ luẩn quẩn bên ngoài mãi mà không vào được lâu đài bí ẩn, Nguyễn Hoàng Đức cũng luẩn quẩn vật vờ bên ngoài cánh cổng của Hội Nhà văn mà chưa một lần được mời vào.
Anh đành quay về đóng cửa viết như một triết gia cô đơn, một nhà thơ bị đời hắt hủi, một kẻ ảo tưởng mê cuồng đắm đuối viết hàng ngàn trang sách chỉ để tự thưởng thức, tự ngắm mình trong mỗi chữ viết ra.
Thiên tài bị dập vùi hay kẻ ngộ chữ và hoang tưởng?
Nguyễn Hoàng Đức giống như chàng Đông-ki-sốt cưỡi con ngựa văn hóa duy lý của phương Tây đi giữa cuộc đời…
Có điều Đức khôn hơn Đông-ki-sốt, biết dừng lại trước những cối xay gió vì chê nó…  quá nhỏ so với cây gậy chữ nghĩa của mình. Và thế là ngày ngày Đức vẫn lầm lũi, say mê viết lách và sáng tạo, tỏa sáng ở… hành lang.
Đức hãnh diện kể rằng truyện ngắn đầu tay Người chăn kiến của Đức in trên báo Người Hà Nội đã được cụ Tô Hoài khen. Theo lời con dâu cụ thì nhiều người thắc mắc vì sao cụ Tô khó tính là thế, ít khi khen ai, vậy mà lại khen một cây bút trẻ mới viết như Nguyễn Hoàng Đức (!).
Nhà văn Nguyễn Đình Chính dữ dằn nhiều người gặp là “mất điện” thế mà đọc truyện ngắn dự thi Công chính và trái tim di trúcủa Đức đã nói trên trại viết văn Đại Lải trước mặt dăm bảy nhà văn, rằng “Cả đời các ông viết văn vẫn chỉ thấy cổng làng với con trâu. Bao giờ mới thấy được hòn đảo và công lý như thằng Đức!”.
Bà Lorenl Browning, Giáo sư Đại học Mỹ dạy văn học sang giảng cho Viện Sân khấu, Đức cũng đến nghe. Lúc giải lao Đức nói với bà rằng mình đã đọc cuốn Bách khoa thần học và cuốn Bốn trào lưu triết họcin ở Mỹ, khi vào giảng tiếp bà nói: “Ở đây có người giỏi hơn tôi”.
Đức hãnh diện với lời khen ấy lắm. Với Đức, mọi lời khen đều là những lời thán phục chân thành. Sự đơn giản ngây thơ ấy là cái đáng yêu của Đức, nhưng cũng là sân chơi phóng khoáng của mấy anh cáo cụ, lẳng lơ. Họ hứng lên tung ra một lời khen dễ dãi và hào phóng trước mặt Đức, rồi lại quên ngay.
Nhưng Đức trân trọng xếp lời khen ấy vào trong bộ nhớ, chôn sâu trong tâm khảm như những người trồng cây cảnh vẫn chôn phân hóa học dưới những gốc cây để nuôi nấng những vòm lá tự tin và kiêu hãnh.
Chẳng những được khen, Đức còn được các văn nhân tỏ ra coi trọng lắm. Đức khoe rằng, nhà thơ Hữu Thỉnh đã đề tặng tập thơ là “Thân tặng thầy Nguyễn Hoàng Đức”. (Đức có thời gian đến nhà dạy tiếng Anh cho nhà thơ Hữu Thỉnh).
Đức còn khoe khi Nguyễn Huy Thiệp mời Đức đến nhà dự khánh thành bức tượng Phật của Hoàng Hưng, Đức được ngồi mâm giữa cùng các bậc cao nhân như Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Ngọc Hiến và tác giả Hồng Hưng. Đức tự hào: “Thiệp là chủ nhà mà cũng không ngồi mâm giữa. Tôi còn trẻ măng, chưa là gì cả mà đã được ngồi ngang ngửa với Hoàng Ngọc Hiến”.
Được khen như thế, được “trọng vọng” như thế, ấy vậy mà sao mười mấy năm viết lách Đức vẫn chỉ là thi sĩ ngoài lề, nhà lý luận ngoài cổng, nhà văn ở hành lang? Không biết người ta khen Đức thật lòng, hay chỉ khen xã giao để an ủi, động viên, làm đẹp lòng một con người đam mê, sắc sảo nhưng lại rất chân thành, ngây thơ và có cái gì như hoang tưởng?
Tôi ngờ vậy vì chính tôi, một người cũng có chung niềm say mê triết học như Đức và rất quý anh, tôi cũng chưa đọc hết sách Đức tặng. Dày quá, dài quá hay vì khi lướt qua vào đoạn tôi đã thấy nắm được cái thần rồi.
Lẽ ra có thể bốc phét đưa Đức lên mây xanh, nhưng tôi không thể nói dối Đức theo cách ấy. Khi Đức hỏi đã đọc chưa, tôi trả lời nửa đùa nửa thật: “Có đọc, nhưng nhảy cóc như tra từ điển, sách ông phải đọc như từ điển”. Đức nghe vậy cười rất hồn nhiên, cái hồn nhiên của người chân thực, phóng khoáng, tự tin.
Nguyễn Hoàng Đức có những cơ sở lý luận để tự tin. Theo Đức, mọi giá trị phải căn cứ vào thước đo và gương chiếu. Gương chiếu là những lời khen kia rồi. Còn thước đo? Đức quả quyết: “Bảo là hoa hậu phải đưa ra những chỉ số cụ thể như vòng eo, cân nặng, chân dài bao nhiêu, không thể nói vống lên là “làng tôi có con bé ấy con bé kia xinh lắm”.
Bảo là thiên tài phải có trước tác dày. Các nhà thơ Việt Nam nhiều anh làm thơ trong thời gian trà dư tửu hậu, hay lúc ăn cơm xong xỉa răng ngủ gà ngủ gật trên ô tô, giật mình tòi ra mấy vần thơ, sách in ra như tập tờ rơi, gáy sách mỏng dính con kiến nằm vắt qua còn thừa đầu thừa đít, làm sao mà thiên tài được!
Theo tiêu chuẩn dài, dày, cân nặng, “lấy thịt đè người” của mình, Đức có chỉ số vòng eo văn hóa rất đáng tự tin. Này nhé, một tập trường caBóng tượng đài ám ảnh chưa in viết tay 375 trang theo Đức “sẽ là một trường ca về chiến tranh đồ sộ có hạng trên thế giới”.
Tập chuyên luận Ý hướng tính văn chương trên 600 trang, “dày nhất Việt Nam”, nói về nguyên lý sáng tạo, siêu hình học và Thượng đế; một trường ca Đợi chuyến đò đã lỡ 240 trang theo Đức “là bài thơ tình dài nhất thế giới” trong đó có những nhân vật cao cấp nhất là nhà thông thái, linh mục và người trẻ tuổi.
Trường ca Kẻ hành hương từ đời đến thơ có nhân vật Homere được xây dựng như một anh hùng mỹ học. Đức bảo tự hào: “Tôi là người đầu tiên sáng tạo ra người anh hùng mỹ học. Xưa nay chỉ có anh hùng quân sự, anh hùng lao động, anh hùng văn hoá, chưa có anh hùng mỹ học. Xưa nay người ta chỉ coi Homere là tác giả, chưa có ai dám biến Homere thành nhân vật”.
Đó là chưa kể các cuốn sách đã in khác như tập sách đề cập đến những vấn đề lớn của xã hội và văn học đương đại như tập truyện ngắn Leo gác ngược, tập tiểu luận Cô đơn con người cô đơn thi sĩ, hay các tiểu thuyết và các chuyên luận hàng ngàn trang đang viết.
Nguyễn Hoàng Đức tâm sự: “Tôi có tập chuyên hiệu Người Việt Nam tự ngắm mình chưa in, mới chỉ trích in tám bài trên báo Tiền phong”. Đó là những chỉ số “tài năng” Đức tự đo bằng những thước đo trong hệ giá trị “to, cao, dày, dài, béo, khoẻ” của mình.
Theo hệ giá trị đó có lẽ một làn hương mong manh thoang thoảng và nhẹ bẫng không thể bằng một cân xà phòng thơm ?! Vì thế Đức giễu những người làm thơ lười biếng.
Đức bảo: “Người Trung Quốc có thói quen để móng tay dài để chứng tỏ mình nhàn. Nhiều người làm dáng bằng thơ cũng vậy, lười biếng khoe khoang giống như người Trung Quốc hãnh diện với những móng tay dài.
Người Hy Lạp có câu “Thành La Mã không thể xây trong một ngày”. Muốn thành đại văn hào phải có đại tác phẩm, nghĩa là gáy sách phải dầy. Dân làm thơ ở ta quen làm những bài thơ ngắn cũn trong mười lăm phút, sau đó co cụm vào nhau, chơi cánh hẩu, chơi anh em, chơi bác cháu, đem người nhà để thay thế cho nguyên lý và công lý. Như thế sao mà có tác phẩm hay!”.
Ảnh: Hữu Việt
Nghi lễ của niềm đam mê sáng tạo
Đức là một người viết chuyên nghiệp, dành hầu hết thời gian cho bút giấy, cho các triết gia và Đức chúa Trời. Hai bốn giờ của Đức dành để viết sách, làm thơ, viết báo kiếm sống, đọc các sách nguyên lý dày hàng gang tay Đức gọi là “phần cứng”, “phần mềm” là các sách văn học và tivi.
Trưa và chiều đi ăn cơm bụi. Chủ nhật thường xuyên đi lễ nhà thờ. Y như một bác học thời trung cổ, không lướt mạng, không karaoke, hầu như không được quyền có mặt trong các đám đông khoảng trăm người trở lên, trừ khi đi xem triển lãm.
Thỉnh thoảng một số bè bạn quý Đức cũng gọi điện rủ đến uống bia bụi, dự sinh nhật, hay ăn tiệc mừng sách mới in ra, hay đón khách từ Tây Tàu Mỹ Nhật. Trong những buổi ấy Đức thường trở thành trung tâm vì hay đưa ra những lý lẽ kỳ quái nhưng sinh động và sắc sảo, ít nhất cũng làm cho mọi người được mẻ cười vui.
Trong những lúc ấy, Đức giống như anh hề triết học, làm cho mọi người xích gần lại nhau và thú vị trước những ý tứ vừa sắc sảo chân thành, vừa gai góc kỳ quái, lại vừa như mê lầm hay ngụy biện. Ít ai tranh luận lại Đức.
Thỉnh thoảng xảy ra tranh luận trong những cuộc bia bụi với những văn nhân thi sĩ chưa thân lắm thì Đức thường thua vì những ngón võ của đời thường mà Đức giải mã được nhưng không thắng được.
Đức hệ thống hoá những ngón võ người khác dùng để cướp diễn đàn hay thoát khỏi sự đuối lý khi tranh luận như sau: “ Khi tranh luận với tôi bị đuối lý, họ hay giả vờ nổi giận để lấp liếm ông ạ ! Họ bảo: “Mày nói thế mà cũng nói được à?”.
Mọi người sợ căng thẳng mất vui, lên tiếng can ngăn, đề nghị chuyển sang đề tài khác. Thế là thoát. Nếu  cãi nhau to bị tôi hạ bệ về lý lẽ thì họ đập bát mắm tôm hay ném cốc bia để ra oai, giành lại thế thượng phong ra vẻ ta có nhân cách không để ai xúc phạm.
Những cậu khác ma lanh hơn thì chiếm diễn đàn bằng cách xoa đầu, khen vài câu về những cái vớ vẩn thứ yếu của tôi rồi dành hết thời gian nói về cái hay của nó. Chẳng hạn, nó bảo tiếng Anh, thì nhất ông Đức rồi, làm phim thì ai bằng ông Tuấn, thế là nó gạt tôi với ông ra khỏi lĩnh vực thơ để cả buổi nó đọc trường ca và kể về những lời ca tụng nó. Đấy là cái võ trích ngang cho người khác, trích dọc cho mình”.
Hóa ra, ngay cả ở hành lang của đời sống văn chương, Đức cũng đầy tâm sự vì vẫn tiếp tục bị gạt khỏi cuộc chơi hay chơi không đúng luật.
Có lần tôi đến chơi buổi chiều thấy Đức ngồi viết trường ca trước ba lọ hoa tươi và một dãy nến lung linh.
Đức giải thích: “Tôi đang viết chương cuối của một trường ca. Với tôi 50 trang cuối của trường ca phải bắn pháo hoa. Muốn vậy phải mua những lọ hoa đắt nhất để trước mặt để nó sỉ nhục mình - nó đẹp thế mà mình lại viết ra những dòng xấu xí được sao?
Còn thắp nến để cảm thấy sự hối thúc dồn dập và ngắn ngủi. Những ngọn nến đang tàn, còn sinh lực mình sẽ sôi trào tiếp tục được bao lâu? Bình thường tôi vẫn thắp nến làm thơ vào buổi chiều, để cái u uẩn của chiều tà và cái run rẩy của những ngọn nến truyền thêm cảm xúc”.
Một thi sĩ dữ dội coi trọng những gì đồ sộ, ghét đàn bầu, sáo trúc, coi thường thơ Đường thơ Haiku chỉ vì nó mỏng manh, ngắn ngủi, mơ hồ. Vậy mà vẫn phải tìm kiếm thần hứng trong cái mong manh của ánh chiều và cái run rẩy của ngọn nến kia ư?
Tôi chợt ngộ ra rằng có lẽ Đức cũng thông thái và sắc sảo, nhưng bị lưu đầy trong bảng giá trị của văn hóa phương Tây như đứa con hoang của các triết gia Socrats, Nietzch, Kant, Decacte nên bị lạc loài trong văn hóa Việt Nam.
Giống như những kẻ mù màu, Đức bị mù về văn hóa phương Đông, không nhìn ra cái lý của những gì nhẹ nhàng, yếu ớt, dịu dàng và tế nhị của cuộc sống xã hội đầy những bất trắc, mong manh. Đức không chịu được sự mập mờ, run rẩy và kín đáo của con người. Đức ý thức được mình là nạn nhân của sự yếu đuối, phù du và nhỏ bé.
Đức căm thù sự tế nhị, sự mệt mỏi, sự nghỉ ngơi. Đức muốn mọi thứ phải căng thẳng và mạnh mẽ. Đức tâm sự: “Mọi thứ trong cuộc đời không có sức căng không tạo ra gì cả. Một dây đàn muốn làm nên âm nhạc phải căng, ngay cả trong đời sống tình ái cũng phải đủ căng mới đạt tới khoái lạc.
Trong cuộc sống con người phải có sức căng, phải thẳng thắn, sát ván. Tôi chưa bao giờ được hưởng sức căng đến 20 phút. Mà  cứ luôn luôn phải từ tốn, lựa lời, hạ nhiệt độ, dùng tâm lý để chiến thắng chân lý và xuê xoa chân lý.
Điều đó làm những người thích viết và sống mơ màng, bàng bạc không chịu được. Thế là họ xa lánh và đẩy tôi ra khỏi các cuộc chơi. Họ muốn tôi hiền lành, lờ lợ nước đôi. Con đại bàng không còn móng vuốt thì chỉ là con gà thiến”.
Nguyễn Hoàng Đức giống như chàng Đông-ki-sốt cưỡi con ngựa văn hóa duy lý của phương Tây đi giữa cuộc đời, tay vác cây gậy triết học nghênh ngang, thúc con ngựa che lá đề lao vào những vườn hoa, những hàng mã, những dải lụa mềm, những gian hàng bày bán những lọ thuỷ tinh gốm sứ khiến mọi người hoảng sợ và xa lánh. Có điều Đức khôn hơn Đông-ki-sốt, biết dừng lại trước những cối xay gió vì chê nó… quá nhỏ so với cây gậy chữ nghĩa của mình. Và thế là ngày ngày Đức vẫn lầm lũi, say mê viết lách và sáng tạo, tỏa sáng ở… hành lang.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao không phải “1 đoạn” mà lại là “9-10 đoạn”?


DIỆP VŨ
VnEconomy - Tạp chí The Diplomat đưa ra một câu hỏi đáng chú ý là, tại sao Trung Quốc duy trì kiểu tuyên bố chủ quyền trên biển Đông bằng các đường đứt đoạn, thay vì bằng một đường liền mạch?

Mới đây, Trung Quốc công bố một bản đồ chính thức mới về lãnh thổ của nước này. Đây là sự nối tiếp những hành động gây hấn của Trung Quốc thời gian gần đây như thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông và đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Tấm bản đồ mới với một “đường lưỡi bò” gồm 10 đoạn nuốt gần trọn biển Đông khiến các nước láng giềng của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á, và thậm chí cả Ấn Độ, quan ngại. Trong một bài viết khác, tác giả Harry Kazianis của The Diplomat gọi cách tiếp cận của Trung Quốc là “mapfare” (tạm dịch: “phương pháp bản đồ”). 

Bằng cách tung ra những tấm bản đồ, Bắc Kinh tiếp tục thúc đẩy “phiên bản sự thật” của họ trên thực địa từ đó tạo cơ sở cho các tuyên bố như ADIZ, các hoạt động thăm dò tài nguyên đầy trơ trẽn, và các cuộc tuần tra của lực lực tuần duyên. Về các cuộc tuần tra của lực lượng tuần duyên Trung Quốc, Philippines đã “có dịp” mục sở thị vào năm 2012 ở khu vực tranh chấp bãi Hoàng Nham (Scarborough Shoal).

Một trong những điều khiến dư luận thế giới hiện nay tò mò với những tấm bản đồ chính thức mà Trung Quốc đưa ra tiếp tục nằm ở “đường 9 đoạn”, gần đây nhất là “đường 10 đoạn”. Câu hỏi đặt ra là, tại sao Bắc Kinh không “hô biến” những đoạn đứng quãng này thành một đường hải giới liên tục?

Trước hết, đâu là lợi ích của Bắc Kinh khi duy trì đường 9 (10) đoạn thay vì một đường hải giới liên tục? Để đưa ra câu trả lời cho vấn đề này, trước hết hãy nói tới những tấm bản đồ. 

Ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, những tấm bản đồ có vai trò quan trọng. Mỗi quốc gia tuyên bố chủ quyền trên biển Đông đều có một tấm bản đồ riêng về khu vực. Đến nay, khu vực mà tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển này vẫn là rộng lớn nhất và được thể hiện bằng 10 đường đứt đoạn dựa trên những tấm bản đồ mà Quốc dân đảng sử dụng vào năm 1947.

Có nhiều ý kiến nhận định, tác dụng đầu tiên của những đường đứt đoạn này là sự mơ hồ có tính toán. Theo Bắc Kinh, các đường đứt đoạn không thể hiện tuyên bố chủ quyền không thể xâm phạm đối với toàn bộ khu vực nằm trong đó, mà trên thực tế thể hiện phạm vi tối đa mà ở đó Trung Quốc có quyền kiểm soát.

The Diplomat bình luận, cách tuyên bố này thể hiện sự xảo quyệt của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, và sự xảo quyệt đó liên tục vấp phải sự phản đối trong các cuộc tranh cãi đương đại về chủ quyền trên biển Đông.

Bởi, bằng cách duy trì các đường đứt đoạn, Bắc Kinh thực chất coi lập trường của mình trong các tuyên bố chủ quyền trên biển là có thể hòa giải và để ngỏ cho đàm phán với các nước tuyên bố chủ quyền trên biển Đông khác.

Trong một cuộc thảo luận kênh 2 (ngoại giao kênh 1 chủ yếu là các cuộc đối thoại về an ninh và chính trị giữa các quan chức cấp cao, còn ngoại giao kênh 2 là những biện pháp ngoại giao bên ngoài kênh chính thức của chính phủ) giữa các học giả phương Tây và Trung Quốc vào năm 2009, phía Trung Quốc nói, “nếu các quốc gia có tuyên bố chủ quyền đối với thềm lục địa rộng lớn rút lại tuyên bố như vậy, thì sẽ có một số khu vực bên trong đường đứt đoạn phù hợp với việc khai thác chung”. 

Thực tế đã thay đổi kể từ khi những tuyên bố ràng buộc này được đưa ra vào năm 2009. Tuy nhiên, sự mập mờ căn bản của tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bằng đường 9 (10) đoạn trên biển Đông vẫn tiếp tục duy trì. 

Mỹ đã phản đối những tấm bản đồ có “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, cho những những tuyên bố chủ quyền như vậy không có căn cứ bằng luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS). UNCLOS sử dụng các thực thể lãnh thổ và thềm lục địa làm căn cứ để thiết lập các vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc đã phê chuẩn công ước này vào năm 1996.

Đến nay, Trung Quốc chưa hề biến đường 9 (10) đoạn thành một đường liền mạch hay tìm cách thiết lập một ADIZ trên biển Đông tương tự như đã làm trên biển hoa Đông bởi lẽ, hai hành động như vậy sẽ khiến Bắc Kinh đánh mất đi sự mập mờ trong các tuyên bố chủ quyền của mình, mà lại chẳng thu được lợi ích gì - The Diplomat lý giải. Bằng cách này, Bắc Kinh âm mưu giành quyền kiểm soát lãnh thổ trên biển Đông mà không cần dẫn chứng lịch sử. Nhưng cũng chính bởi thế mà tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông càng thêm phần nực cười nếu xét đến luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Nói tóm lại, việc Trung Quốc chọn cách tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ biển Đông bằng đường đứt đoạn có nguyên nhân sâu xa.

Đường 9 (10) đoạn của Trung Quốc không thực sự là một biên giới. Đường này không khẳng định thứ mà Trung Quốc có, mà thay vào đó là thứ mà Trung Quốc “sẽ có” một khi các tranh chấp trên biển Đông không còn. 

Đây không phải là một cách tiếp cận “sạch sẽ” trong vấn đề ngoại giao trên biển Đông, nhưng có lẽ “phương pháp bản đồ” này của Trung Quốc sẽ không sớm có sự thay đổi - The Diplomat kết luận.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

"cho gì ăn nấy, bảo sao nghe vậy"

Một nền giáo dục "cho gì ăn nấy, bảo sao nghe vậy" thì chỉ đẻ ra loại người tôi tớ, nô bộc...

Nền giáo dục…“Đầu cừu”
Bài toán đầu cừu.

Mấy bạn gửi đường link VNE về bài toán “Đầu cừu, đuôi thuyền trưởng”, và hỏi tôi nghĩ gì.

Đây là bài toán lớp 2 do nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực (ĐH Sài gòn) như sau “Trên tàu có 45 con cừu, 5 con bị rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?”.

Hồi học lớp 3 tôi cũng được thầy Huấn ở Hoa Lư đố vui một bài “Hai con dê trên chiếc cầu bắc qua sông rộng 10 m. Đến giữa cầu, hai con chẳng chịu nhường, cứ thế húc nhau, và cùng rơi xuống nước. Hỏi, sông sâu mấy mét”.

Tất nhiên là bọn trẻ cắn bút, vò đầu bứt tai. Mang về hỏi mấy ông anh học cấp 3, chuyên toán. Các bố ấy nói cần phải tích phân may ra mới giải được.

Bố khỉ, 50 năm trước đã thế rồi, thế mà sau nửa thế kỷ, tư duy vẫn không hơn gì.

Lẽ ra dạy phải hướng dẫn học sinh đọc đề cẩn thận, phát hiện sai sót rồi mới làm. Hồi dạy lập trình Pascal trong trường Thăng Long, tôi hay ra bài, bắt học trò tìm lỗi, chúng chửi thầm. Nhưng ra trường, nhiều cô cậu nhớ mãi thủ thuật này.

Nếu hỏi Cua Times sẽ có vài câu trả lời cho bài “Đầu cừu, đuôi thuyền trưởng” như sau.

Không có lời giải nếu học sinh có thói quen quan sát đúng sai hay nghĩ ngược.
Học sinh lớp 2 có thể trả lời sáng tạo như sau. Nếu 5 con cừu 1 năm tuổi rơi xuống nước, mỗi năm tuổi của cừu được tính bằng 10 năm của người, như vậy 5 con tương đương với 50 tuổi. Đáp án: Thuyền trưởng 50 tuổi.
Tại sao? Bởi đề sai nên câu trả lời này đáng được điểm…10 :razz:

Tôi vào cấp 3 (1968), thầy Sơn dạy Lý, thầy dạy toán (quên tên rồi), thỉnh thoảng vẫn ra đề bài sai, vớ vẩn kiểu “dê qua cầu, sông sâu mấy mét”, để đố xem học sinh nào thực giỏi.

Xem phần bình luận bài trên VNE có một cụ Huu Cam (may mà không phải Huu Quan của Cua Times) được tới gần 1700 likes trong 8 tiếng.

Ông Cam viết như sau “Tôi nguyên là học sinh giỏi tóan quốc gia, người đầu tiên của miền Nam đạt giải học sinh giỏi toán quốc gia, và là một trong số rất ít học sinh của miền Nam được chọn ra học sinh giỏi toán của bộ tại Hà Nội, vì vậy tôi tiếp xúc với tóan rất nhiều, và cũng rất thích những bài có tư tưởng mới, sáng tạo. nhưng sáng tạo kiểu này thì “xin lỗi, chịu không nổi.”

Có thể sáng tạo theo cách sau {gió đổ cột đèn, mưa thủng mái tôn, hỏi tóc nhà sư bay về hướng nào” (lời giải: nhà sư không có tóc … chư đừng sáng tạo kiểu này, chẳng suy luận và cũng chẳng tăng sự cẩn thận mà chỉ làm cho học sinh hoang mang”

Mang tiếng là giỏi toán nhất miền Nam mà bình luận thế thì học sinh giỏi toán VN có vấn đề. Chắc toàn thợ giải bài mẫu.

Một ông khác tên là Vo Anh Dang viết và được gần 900 likes. Ông này còn lôi cả Ngô Bảo Châu ra làm chứng.

Tôi nghĩ, muốn có nhiều Ngô Bảo Châu, hãy ra đề kiểu “đầu cừu” thật nhiều mới hết thế hệ đi theo lề người khác vạch sẵn.
Phép nhân lạ.

Phép nhân lạ.

Rất có thể, hai vị còm sỹ và những người like (ủng hộ) giỏi toán đố, cộng trừ nhân chia thông thường, nhưng không giỏi logic và suy luận. Đây là những con gà công nghiệp, quen suy nghĩ một chiều, thấy đề lạ mà không nghĩ xem câu hỏi có vấn đề gì không, hay tự hỏi, thầy cô ra đề sai thì sao.

Học sinh thiếu môi trường sáng tạo, không được phản hồi ngược, luôn cho thầy cô, cha mẹ, người lớn, lãnh đạo đảng và nhà nước… nói là đúng. Chống lại nhỡ bị bắt tù thì sao.

Được giáo dục theo khuôn mẫu như thế mới sinh ra 1700 likes vì không ai có thể nghĩ ra chuyện đầu cừu liên quan đến tuổi.

Bao giờ học sinh được tôi luyện về tư duy logic, biết tranh luận tìm ra lẽ phải, thì chuyện đầu cừu sẽ không còn trong nền giáo dục.

Viết bài này tôi nhớ bài học sinh bình thơ “Canh gà Thọ xương” (Nền giáo dục hóc xương gà) là phở gà, cô giáo bỏ qua bị phê bình đến nỗi phải bỏ nghề. Kết quả của một nền giáo dục sơ cứng, không cho phép nghĩ khác.

Ra thế giới bên ngoài, có bài toán đố với dữ liệu 4×4=61, 5×5=52, 7×7=94 và câu hỏi là 9×9 bằng bao nhiêu, chắc nhiều bạn sẽ ngỡ ngàng (xem ảnh bên).

Học toán không phải để thành thợ tính, mà toán học giúp ta ra cuộc đời biết suy xét trước mỗi sự việc để tìm ra giải pháp. Chỉ vì nền giáo dục “đầu cừu”, quen nghĩ một chiều, nên ai đó tặng vài chữ vàng, chữ tốt, thế là vội mang về làm bảo bối phát triển quốc gia, liệu có nên chăng :?:

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHUYỆN GIÀN KHOAN LẠI NHỚ ĐẾN GIAO KÈO CỦA MAO VÀ NIXON NĂM 1972


Hình ảnh tàu Hải Quân Việt Nam bị bắn chìm trong Trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14-3-1988 Hơn 2 tháng nay Trung Cộng xâm chiếm biển Đông là câu chuyện mà cả nước luôn sục sôi ....................Câu chuyện Trung Cộng đưa giàn khoan HD-981 vào biển Việt Nam đúng ngày thống nhất đất nước - 30/4/2014 - và mãi 12 ngày sau khi báo Hòa Cầu Trung Cộng đưa tin,  VN phải đưa tin trên phương tiện truyền thôchínhthức. Tính đến nay đã 2 tháng 3 ngày giàn khoan HD-981, và sau đó, 4 giàn khoan khác được Trung Cộng tiếp tục đưa vào biển Đông sau chuyến đàm phán của ông Dương Khiết Trì với lãnh đạo Viet Nam 2 ngay.





Tuần này, đài truyền hình trung ương bắt đầu loạt phim tài liệu: "Biển Đông Dậy Sóng". Trong đó, có đưa lịch sử xâm lược của Trung Hoa đối với Việt Nam, và 3 lần Trung Cộng chiếm đóng Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa 1988 và hôm nay ở Vịnh Bắc Bộ họ đặt giàn khoan dầu. Ngoài ra, những khuôn mặt có dã tâm xâm lược của lãnh đạo Trung Cộng gồm: Đặng Tiểu Bình, Triệu Tử Dương, Hồ Diệu Bang, Lý Bằng và Lý Tiên Niệm cũng bị nêu tên là những tay đầu sỏ chủ chiến xâm lược Việt Nam năm 1988.














Hình ảnh những chiến sĩ Việt Nam tữ trận khi gìn giữ Trường Sa năm 1988 ncu4ng được đưa lên. Những giọt nước mắt của người chỉ huy đương nhiệm tại Trường Sa nói lên nỗi lòng của dân Việt, khi anh làm lễ truy điệu đồng đội cùng các thầy tu Việt nói lên tất cả những mong mỏi của người dân.


Trong khi đó, trên đất liền, đại biểu nhân dân ở quận 1, Sài Gòn cũng lên tiếng đòi phải phong anh hùng những tử sỹ của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã tử trận vì Hoàng Sa năm 1974.

Nhưng cho đến nay, mặc dù ngoài truyền thông chính thống lên tiếng, thì hầu hết các lãnh đạo của đảng cầm quyền ở Việt cũng đã đều lên tiếng, ........................

Điều này là tôi nhớ giao kèo của Mao Trạch Đông nói với Nixon khi Mỹ và Trung Hoa đi đến Thông Cáo Thượng Hải 1972 để giao Việt Nam và Đông Dương cho Trung Cộng quản lý, thì trong Hồi Kỳ của bác sỹ riêng của Mao - Lý Chí Thỏa: chưng 23: Mao Trạch Đông, cuộc đời chính trị và tình dục - là: "Ðiểm đáng nhớ duy nhất là việc Mao thông báo cho Tổng Thống Hoa Kỳ biết, mặc dù quan hệ giữa hai nước đã cải thiện nhưng báo chí Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục phê bình Hoa Kỳ, và báo chí Hoa Kỳ cũng nên tiếp tục phê binh Trung Quốc. Việc thay đổi quan hệ, dù tốt, theo Mao, cũng cần phải có thời gian." Liệu bài cũ của Mao - Nixon 1.0 có hiện đang sử dụng lại trong quan hệ Việt - Trung?

Chính trị là nghệ thuật của sự có thể, là định nghĩa ngắn gọn, đầy đủ cà súc tích của mọi thời do Von Otto Bismarck luôn đúng, và nó là định đề xã hội học để người dân có học làm căn cứ để nhìn vào hành động của giới chính khách, thế nào là đúng, thế nào là sai.  khi mà lời nói không đi đôi với việc làm chống Trung Quốc
Asia Clinic, 14h26' ngày thứ Năm, 03/7/2014
Phần nhận xét hiển thị trên trang

BẦN CÙNG MỚI PHẢI NÓI RA:

VIỆT NAM TRUNG QUỐC - AI NỢ AI?

Đã hơn 39 năm kể từ khi Việt Nam thống nhất (30-4-1975) và hơn 35 năm kể từ ngày Trung Quốc mang 60 vạn quân tấn công Việt Nam (17-2-1979), vậy mà có người vẫn cứ nhắc đến ơn huệ với Trung Quốc. Đó là một sự nhầm lẫn vô cùng tai hại.
Trước hết là bởi vì Việt Nam không nợ Trung Quốc, mà ngược lại Trung Quốc nợ Việt Nam. Thứ đến Trung Quốc sẽ lợi dụng điều đó để tuyên truyền xuyên tạc nói xấu Việt Nam.
Một lần và vĩnh viễn, cần chỉ rõ những món nợ chưa trả và không thể trả được của Trung Quốc đối với Việt Nam từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, để không bao giờ phải nói đến ơn huệ giữa hai nước nữa. Sau đây là 10 món nợ không thể trả được của Trung quốc đối với Việt Nam.
1. Việt Nam đã kháng chiến chống Pháp và Mỹ, và đã hy sinh xương máu hàng triệu người không chỉ vì Việt Nam, mà còn để bảo vệ Trung Quốc trước sự đe dọa trực diện của “Thế giới tự do” đối với sự tồn vong của chế độ Mao Trạch Đông ở Trung Quốc. Một khi Việt Nam là đồng minh của Pháp Mỹ, “Thế giới tự do” sẽ nằm sát nách Trung Quốc, và chế độ Mao Trạch Đông sẽ bị bao vây uy hiếp trực tiếp về mọi phương diện, kể cả về mặt đặt căn cứ quân sự để tấn công Trung Quốc. Bởi vậy, không cần Việt Nam phải đề nghị, thì Mao Trạch Đông cũng buộc phải giúp Việt Nam để chống Pháp và Mỹ. Việc Trung Quốc viện trợ vũ khí lương thực cho Việt Nam đánh Pháp Mỹ là vì lợi ích bảo vệ Trung Quốc. Giá trị vũ khí lương thực vài chục hay vài trăm tỷ Nhân dân tệ không thể sánh được với xương máu của hàng triệu người Việt Nam. Vậy AI NỢ AI?

2. Mỹ là kẻ thù số 1 của Trung Quốc. Trung Quốc có tham vọng bá quyền thế giới. Việt Nam đã làm cho kẻ thù số 1 của Trung Quốc bị sa lầy và suy yếu. Hơn thế nữa, Việt Nam đã “cầm chân” Mỹ để Trung Quốc có cơ hội phát triển lớn mạnh. Bởi vậy, không cần Việt Nam đề nghị, Trung Quốc cũng chủ tâm xung phong viện trợ cho Việt Nam để làm Mỹ suy yếu càng lâu càng tốt. Vậy AI NỢ AI?
3. Việt Nam đã giúp cho Trung Quốc có được vị thế một trong hai nước lãnh đạo phong trào cộng sản thế giới khi để Trung Quốc dương ngọn cờ giúp Việt Nam đánh Mỹ. Hơn thế nữa, Việt Nam đã nhiều lần trực tiếp bảo vệ Trung Quốc trên trường quốc tế, giúp cho Trung Quốc có uy tín để tranh dành vai trò lãnh đạo và cạnh tranh trực tiếp với Liên Xô. Chỉ vài chục tỷ Nhân dân tệ viện trợ cho Việt Nam đánh Mỹ, và với sự bảo vệ của Việt Nam, mà chỉ trong vòng mấy năm, dẫu còn rất lạc hậu nhưng Trung Quốc đã ngoi lên trở thành một một cường quốc lãnh đạo một phần thế giới. Vậy AI NỢ AI?

4. Không chỉ bảo vệ thể chế trước sự tấn công của “Thế giới tự do”, không chỉ làm cho mục tiêu bá chủ thế giới trở thành hiện thực, Mao Trạch Đông và giới lãnh đạo Trung Quốc chủ mưu thôn tính thống trị Việt Nam. Bởi vậy Trung Quốc làm cho Việt Nam phải chia cắt lâu dài không thể lớn mạnh. Chính vì thế CHND Trung Hoa đã ép Việt Nam DCCH phải lùi từ vĩ tuyến 13 đến vĩ tuyến 17 trong Hiệp ước Genève 1954. Trong chiến tranh chống Mỹ, Trung Quốc ép Việt Nam không được nhận viện trợ của Liên Xô, không cho Việt Nam đánh lớn, không cho đàm phán với Mỹ, muốn Việt Nam làm bia đỡ đạn cho một cuộc chiến không có hồi kết để dễ bề thống trị khuất phục. Viện trợ vì những mục đích và mưu mô thâm hiểm vô cùng. Vậy AI NỢ AI?

5. Không chỉ viện trợ để choViệt Nam lâm vào một cuộc chiến tranh dai dẳng nhưng không thể chiến thắng, thâm độc hơn Mao Trạch Đông còn chủ trương đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng nhằm hủy diệt dân tộc Việt Nam. Mao Trạch Đông đã nhiều lần gửi thông điệp cho Hoa Kỳ có thể làm bất cứ điều gì miễn là không động đến Trung Quốc. Thủ đoạn diệt chủng tàn nhẫn quen thuộc của các bạo chúa Trung Hoa được Mao Trạch Đông đưa lên một mức độ thảm sát mới, không thành công ở Việt Nam, nhưng đã đưa đến họa diệt chủng cho nhân dân Campuchia. Tàn bạo đến thế là cùng. Tội lỗi đến thế là cùng. Vậy AI NỢ AI?

6. Ký Hiệp ước Genève 1954 tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam chưa ráo mực, năm 1956 CHND Trung Hoa đánh chiếm các đảo Đông Hoàng Sa, Đài Loan chiếm Ba Bình. Nhân lúc Việt Nam còn bận chiến tranh, Trung Quốc dời các cột mốc biên giới vào sâu lãnh địa Việt Nam. Trắng trợn hơn Trung quốc điều hơn 2000 công nhân và lính đổ đập bê tông ngang nhánh sông Thác Bản Giốc, đòi chiếm đảo Pò Thoong, dời cột mốc biên giới số 53 từ bên kia sông vào quá nửa lòng sông. Ải Nam Quan, một nửa Thác Bản Giốc và nhiều vùng lãnh thổ nữa của Việt Nam đã thuộc về Trung Quốc. Dành giúp Việt Nam xây đập sông biên giới Trung Quốc chỉ mở cống nước phia bờ Việt Nam cho dòng chảy xói về bờ Việt Nam. Khi phân định theo luật trung tuyến dòng chảy, Trung Quốc dành phần hơn trên đất liền và nhất là trên biển. Trung Quốc cho dân xâm cư các vùng đất vắng và trên đảo để biến thành làng bản của Trung Quốc. Chưa đủ, năm 1974 nhân Việt Nam bị chia cắt thành hai miền đối địch, Trung Quốc mang quân chiếm nốt các đảo Tây Hoàng Sa.
Năm 1984 Trung Quốc chiếm Núi Đất ở Hà Giang.Năm 1988 Trung Quốc chiếm các đảo Gạc Ma Tư Nghĩa Su Bi Chữ Thập Châu Viên Ga Ven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong suốt 65 năm tồn tại nước CHND Trung Hoa, Trung Quốc đã chiếm hàng ngàn km vuông đất và biển đảo của Việt Nam. Vậy AI NỢ AI?

7. Với âm mưu thâm độc làm cho Việt Nam suy yếu, Trung Quốc xúi dục và hậu thuẫn cho cho chính quyền Pôl Pốt mang quân chiếm đất và tàn sát nhân dân Việt Nam ở các tỉnh biên giới Tây Nam Việt Nam trong suốt các năm 1977-1979. Không thể chịu đựng được sự tàn bạo của quân diệt chủng Pôl Pốt, Việt Nam buộc phải điều quân phản công, lún sâu vào cuộc chiến thêm 10 năm nữa, trong khi đáng ra phải được hưởng hòa bình và tự do để xây dựng đất nước. Vậy AI NỢ AI?

8. Không thống trị và thần phục được Việt Nam, ngày 17-2-1979 Trung Quốc mang 60 vạn quân tấn công toàn bộ tuyến biên giới với Việt Nam. Quân Trung Quốc đã tàn phá làng mạc thành phố, giết hại hàng vạn dân thường Việt Nam. Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm chiếm Việt Nam nhưng lại lừa đảo nhân dân Trung quốc rằng Việt Nam tấn công Trung Quốc trước và Trung Quốc chỉ phản kích tự vệ. Thất bại phải rút về nước và dối trá đã làm cho lãnh đạo Trung Quốc sợ hãi bộc lộ sự thật trước nhân dân Trung Quốc, nên phải thỏa thuận với Việt Nam không bao giờ nhắc đến cuộc chiến tranh tháng 2- 1979. Tội ác chiến tranh chống Việt Nam. Tội ác giết chết con em nhân dân Trung Quốc. Tội lừa gạt nhân dân Trung quốc. Vậy AI NỢ AI?

9. Buộc phải rút về nước, liên tục trong 10 năm tiếp theo 1980-1989 Trung Quốc đưa quân đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, chiếm đất và bắn phá làng mạc thị trấn Việt Nam, gây nhiều thương vong cho dân thường. Các mặt trận Lạng Sơn Hà Giang vô cùng khốc liệt làm hy sinh hàng ngàn thanh niên trai tráng Việt Nam và hàng ngàn nhân mạng binh sỹ Trung Quốc. Suốt 10 năm ròng biên giớ phía Bắc Việt Nam có chiến tranh với Trung Quốc, Việt Nam không có cơ hội để tập trung phát triển đất nước. Vậy AI NỢ AI?

10. Trong suốt 25 năm bình thường hóa quan hệ từ Hội Nghị Thành Đô ( 4-9-1990 ), Trung Quốc đã bán được bao nhiêu máy móc thiết bị hàng hóa sang Việt Nam? Trung Quốc đã thắng thầu bao nhiêu công trình quan trọng? Trung Quốc đã mua được những tài nguyên khoáng sản giá rẻ nào của Việt Nam? Lợi nhuận kinh tế mà Trung Quốc thu được từ Việt Nam trong suốt 25 năm qua đã đủ cân bằng với những gì mà Trung Quốc đã bỏ ra trước đó? Vì hàng nhái kém chất lượng rẻ tiền của Trung Quốc mà Việt Nam không phát triển được nền kinh tế tự chủ, vì hàng hóa độc hại của Trung Quốc mà người dân Việt Nam sẽ phải gánh chịu những hậu quả không lường được về sau này. Tông thể tất cả lại: AI NỢ AI?
Thiết nghĩ chỉ với 10 điểm nêu trên đã thừa đủ kết luận là Trung Quốc mang ơn Việt Nam không thể trả được. Vài chục hay vài trăm tỷ Nhân dân tệ viện trợ trong chiến tranh của Trung Quốc đã trở thành nhỏ nhoi vô nghĩa.
Lịch sử thì không có chữ nếu. Nhưng cứ đặt câu hỏi rằng: Nếu Mao Trạch Đông không giúp Việt Nam thì sẽ ra sao? Câu trả lời đã có trong lòng mỗi bạn đọc.
Điều phải lưu ý là nhân dân Việt Nam, nhân dân Trung Quốc cũng như bất cứ dân tộc nào khác trên quả địa cầu đều tràn đầy tình tương thân tương ái. Hãy tách nhân dân ra khỏi chính thể trong đánh giá cho - nợ thắng - thua, để không làm tổn thương đến tình người.
Đặt lên bàn cân của lợi ích, của lương tâm, của công lý, của tiến bộ nhân loại, của bất cứ tiêu chí nào, ở bất cứ phương diện nào, nước CHND Trung Hoa nợ Dân tộc Việt Nam những món nợ không bao giờ trả được.
Từ đây hãy đào sâu chôn chặt, từ đây đừng bao giờ nhắc đến ơn huệ của chính thể Mao Trạch Đông và những kẻ nối dõi. Chính họ là tội đồ đưa đến đau thương mất mát cho Dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế họ là tội đồ đưa đến đau thương cho chính nhân dân Trung Quốc.
Từ ngàn xưa các triều đại Trung Quốc đã nợ Việt Nam. Chính thể Trung Quốc hiện nay càng nợ Việt Nam. Và các chính thể Trung Quốc sau này còn mãi nợ Việt Nam. Mối nợ ngàn năm vĩnh viễn.

-- 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam, Nhật, và giàn khoan 981

Viet-studies 


Nguyễn Lương Hải Khôi

02-07-2014

Đây là bài phỏng vấn Nguyễn Lương Hải Khôi (Quỹ Nghiên cứu Biển Dông) do Đỗ Thiện của báo Pháp luật TP HCM thực hiện. Tuy nhiên, cho đến ngày 2-7-2014 thì bài vẫn chưa được đăng và người được phỏng vấn vẫn chưa nhận được quyết định nào của tờ báo. Do đó, Nguyễn Lương Hải Khôi nhờ viet-studies phổ biến đến bạn đọc.

Câu 1: Thưa ông, ông đánh giá thế nào về vai trò của Nhật đối với Việt Nam trong đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc xung quanh vấn đề giàn khoan 981 trái phép trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nhất là khi Nhật là một đồng minh của Mỹ?

Trả lời:

Về vai trò của Nhật đối với Việt Nam trong đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc, không khó để mỗi chúng ta có câu trả lời. Chúng ta chỉ cần tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra ở Châu Á thế kỷ 21 này, nếu chỉ có một cường quốc duy nhất là Trung Quốc, không tồn tại một cường quốc có bề dày lịch sử là Nhật Bản hoặc Nhật Bản chỉ là một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Sự tồn tại của Nhật Bản như hiện nay đã là một ích lợi lớn cho Việt Nam và các nước đang phát triển trong khu vực – một quốc gia với vai trò gìn giữ vai trò hòa bình, là đối trọng để kiềm chế các động thái hung hăng gây hấn của Trung Quốc, là động lực kinh tế, và là một nền dân chủ trưởng thành nhất trong cả khu vực.

Điều quan trọng không phải đánh giá vai trò của Nhật đối với Việt Nam trong một sự việc cụ thể là vấn đề giàn khoan Haiyang Shiyou 981 mà là nhận thức được vai trò của Nhật Bản đối với Việt Nam trong cuộc đấu trí tuệ có tính sinh tử trước chiến lược bành trướng tính bằng nhiều thế kỷ của Trung Quốc, không phải chỉ từ bây giờ.

Câu 2: Hiện nay, chính phủ Nhật đã và đang thể hiện quan điểm như thế nào về vấn đề 981? Ông đánh giá thế nào về các động thái đó của Nhật?

Trả lời:

Chính phủ Nhật đã công khai ủng hộ Việt Nam, phê pháp mạnh mẽ hành động sai trái của Trung Quốc ở các diễn đàn quốc tế, ở Hội nghị thượng đỉnh an ninh Châu Á (Đối thoại Shangri – La), ở Hội nghị G7 – nơi Việt Nam không có điều kiện tham gia, cử tàu Kunisaki thăm Việt Nam. Việc giúp đỡ về khí tài vật chất đang được xem xét, tuy nhiên còn vướng mắc ở các vấn đề pháp lý của Hiến pháp Nhật Bản.

Tuy vậy, điều chúng ta cần nhận thức là: chúng ta cần Nhật Bản không chỉ cho sự vụ “nhỏ nhặt” là cái dàn khoan này. Nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta chỉ cần sự trợ giúp của Nhật để giải quyết cho “êm xuôi” cái vụ “lình xình ngắn hạn” này, chúng ta sẽ không nhận được gì cả, không chỉ từ Nhật mà còn từ các cường quốc khác. Chúng ta cần Nhật Bản cho một cuộc đấu về mặt trí tuệ trường kỳ và bài bản để trưởng thành và sinh tồn trong một thời đại mới.

Câu 3: Đâu là lĩnh vực mà Việt-Nhật nên tăng cường hợp tác để xây dựng sức mạnh trong thế đối trọng với Trung Quốc?

Trả lời:

Không có Việt Nam, Nhật Bản vẫn dư sức để tự vệ. Không có Nhật Bản và thế giới các cường quốc dân chủ khác, Việt Nam không thể tồn tại được trước Trung Quốc. Hợp tác với các nước này để tự lực tự cường, trước hết, đó là nhu cầu nội tại của Việt Nam.

Chúng ta không cần thiết phải hỏi “lĩnh vực” cụ thể để ưu tiên. Nhật Bản là quốc gia duy nhất đã hỗ trợ Việt Nam toàn diện ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng: viện trợ kinh tế, kỹ thuật, giáo dục, tư vấn chiến lược phát triển một cách trường kỳ và bài bản. Nhưng, các loại viện trợ này mang lại lợi ích cho Việt Nam hay không, mang lại lợi ích đến mức độ nào, thì hoàn toàn nằm ở phía người nhận. Nếu chỉ nhờ nhận viện trợ mà “hóa rồng” thì cả thế giới này đâu còn quá nhiều “giun dế” đến thế. Cái chúng ta cần băn khoăn, xin nhắc lại, không phải là “lĩnh vực” mà là “cách thức”. “Cách thức” của chúng ta hình thành từ một thể chế lành mạnh, trong sạch, muốn đi vào phát triển thực chứ không phải là nâng cao các con số.

Câu 4: VN nên có động thái gì nếu muốn “nhận 1 phiếu ủng hộ” từ Nhật một cách rõ rệt, mạnh mẽ?

Trả lời:

Nếu nói về một “động thái” cần thiết, có lẽ đó nên là một động thái cho thế giới thấy chúng ta đang đi về phía thế giới văn minh, tự do, dân chủ.

Tuy vậy, cái chúng ta cần không chỉ là một động thái, một “chiến thuật” có tính mưu mẹo để “giải quyết” cho “êm xuôi” một tình huống khó khăn (là chuyện giàn khoan 981).

Nếu Trung Quốc ngay lập tức rút giàn khoan vào ngày mai? Rất có thể. Nhưng mối nguy đối với sự tồn vong của dân tộc chúng ta trước trước chiến lược bành trướng của Trung Quốc thì có giảm không? Không.

Trung Quốc sẽ rút giàn khoan thôi. Giống như đã đưa quân pháo vào chốt một vị trí trên bàn cờ để dễ bề bố trí đội hình ở phía khác, khi xong việc rồi thì quân pháo sẽ được rút về vị trí an toàn. Nhưng khi đó, một thế trận mới đã hình thành và thường thì kẻ chơi cờ yếu tay hoặc thiếu thông tin để xử lý sẽ chẳng thể thấy gì.

Giàn khoan này không có vẻ có mục đích kinh tế là khai thác dầu. Và, nếu để khai thác dầu, không ai làm những việc khiến cả thế giới phẫn nộ như thế. Tôi nghĩ đây là hành vi nhắm đến một mục đích chính trị. Mục đích gì? Không phải để gây hấn với Mỹ, làm cho Nhật Bản phải căng mình lên đề phòng. Trên bàn cờ, đây chỉ là mục tiêu phụ. Mục tiêu chính phải nằm ở đâu đó, mà vấn đề lãnh hải, chủ quyền, dầu khí chỉ là cái phông nền của màn kịch “Sơn Đông mãi võ”. Trung Quốc là xứ từ thời Xuân Thu Chiến Quốc đến nay, đời nào cũng để lại sách vở dạy dỗ về “quyền mưu” trong chính trị, kinh tế, đối nhân xử thế… Chúng ta cần hiểu điều này để không bị cuốn vào các màn diễn võ rổn rảng trên phố.

Câu 5: Theo ông, dự báo sắp tới quan hệ Việt – Nhật sẽ ra sao khi quan ngại giàn khoan 981 sẽ là tiền lệ xấu không chỉ cho VN, mà còn cho Nhật?

Trả lời:

Câu chuyện giàn khoan kiểu này rất khó xảy ra trên lãnh hải Nhật. Trung Quốc cho công bố kế hoạch này từ tháng 3 năm 2014. Họ còn cần thời gian để kéo giàn khoan này tới đường biên lãnh hải Việt Nam, rồi từ đường biên lãnh hải ấy di chuyển tới vị trí hiện tại. Suốt thời gian đó, Việt Nam đã làm gì? Tôi không được biết thông tin nào về hành động của chúng ta trong giai đoạn này cả. Dường như chỉ đến khi dàn khoan dừng lại và Trung Quốc bố trí xong đội hình tàu chiến bảo vệ thì chúng ta mới lên tiếng.

Nếu là Nhật Bản, tôi nghĩ họ sẽ không làm thế. Nhật Bản sẽ phản đối, hoặc cảnh cáo, ngay khi Trung Quốc mới công bố kế hoạch, sẽ đón tiếp “khách quý” ngay từ đường biên chứ không để khách vào sâu cách đường cơ sở chỉ 120 hải lý như vậy. Cho nên chúng ta không cần phải quan ngại rằng chuyện giàn khoan này có thể lặp lại với Nhật.

Nhật và nhiều cường quốc khác dù không có chủ quyền nhưng có quyền lợi trên Biển Đông. Họ không thể để Trung Quốc nuốt trọn vùng biển này. Nhưng, Việt Nam không nên dựa vào thực tế đó để mong đợi rằng vấn đề Biển Đông “tự nó” sẽ “được giải quyết” bởi ai đó, còn Việt Nam thì chỉ cần “tọa sơn quan hổ đấu” và “được lòng tất cả các bên”.

Còn dự báo quan hệ Việt – Nhật thì rất khó. Những gì Nhật giúp Việt Nam thực ra đã vượt quá khả năng tiêu hóa của Việt Nam rồi. Một ví dụ: Nhật sẵn sàng giúp Việt Nam phát triển “công nghệ cao” nhưng đây không phải là cái mà Nhật “cho” thì Việt Nam “nhận” được. Đó không phải là khẩu súng kíp thời Cao Thắng để bắt chước. Quan hệ Việt Nhật chỉ thực sự giúp Việt Nam phát triển lên một đẳng cấp mới khi Việt Nam tái cấu trúc tiến trình ra quyết định ở cấp chiến lược, xây dựng xã hội dân sự lành mạnh, và một thể chế sạch sẽ khỏi tham nhũng.

*Tựa do viet-studies đặt.

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 2-7-14

Phần nhận xét hiển thị trên trang