Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Trung Quốc mong gì khi xây kênh đào lớn nhất châu Á?

(Quan hệ quốc tế) - Trung Quốc sẽ xây kênh đào nhân tạo trong tương lai gần, khi thành công, kênh đào này sẽ rút ngắn con đường từ Biển Đông tới Ấn Độ Dương 1000km.
Kênh đào lớn nhất châu Á
Vietnam+ ngày 24/3/2014 dẫn thông tin của tờ Theo tờ Đại Công báo (Hong Kong) cho biết, mới đây, tổ lập kế hoạch xây dựng kênh Kra của Trung Quốc đứng đầu là Tập đoàn Từ Công (XCMG) và Tập đoàn Tam Nhất (Sany) đã đi vào vận hành.
Kênh Kra nằm ở eo đất Kra thuộc Nam Thái Lan, theo kế hoạch chiều dài kênh là 100km, nối liền Ấn Độ Dương và vịnh Thái Lan. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là kênh đào nhân tạo lớn nhất châu Á.
Thái Lan nằm ở vị trí chiến lược thuộc trung tâm bán đảo Đông Dương, đồng thời cũng là cửa ngõ quan trọng nối với lưu vực sông Mekong và Nam Á. Trong lịch sử, Thái Lan từng có kế hoạch xây dựng một con kênh đi qua khu vực này, song do hạn chế nhân lực, vật lực nên kế hoạch vẫn chưa được thực hiện.
Dự kiến sau khi kênh Kra hoàn thành và đi vào hoạt động, trao đổi thương mại giữa Khu mậu dịch ASEAN và các nước trên thế giới sẽ không thông qua vịnh Malacca mà thay vào đó là qua kênh Kra với tuyến hành trình được rút ngắn hơn 1.000km so với tuyến đường đi qua eo Malacca.
Điều này giúp tiết kiệm chi phí thời gian cũng như chi phí vận chuyển trong việc trao đổi hàng hóa ở Khu mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN. Ngoài ra, Trung Quốc, Nhật Bản, thậm chí các nền kinh tế trên thế giới cũng sẽ được hưởng lợi từ kênh đào này.
Đồ họa eo biển Kra của Thái Lan (ảnh Google map)
Đồ họa eo biển Kra của Thái Lan (ảnh Google map)
Trung Quốc được gì ở kênh Kra?
Trước hết, muốn kênh nhân tạo Kra này trở thành hiện thực, một điều chắc chắn, Thái Lan không thể đủ sức làm việc đó một mình, và Trung Quốc sẽ là quốc gia đổ tiền, công nghệ, nhân lực, vật lực vào kênh đào. Đồng nghĩa với việc, gần như Thái Lan chỉ là người cho thuê đất, còn chủ sở hữu thực tế là Trung Quốc.
Có thể nói, khi kênh đào này ra đời, đây sẽ trở thành con đường đi từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương ngắn nhất, vị trí chiến lược của eo biển Malacca sẽ hoàn toàn mất đi. Đồng thời, Trung Quốc cũng sẽ thu được những khoản lợi nhuận kếch xù từ kênh đào này.
Trước hết, giá trị trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN có thể tăng lên mạnh mẽ, trong khi chi phí của việc vận chuyển hàng hóa được giảm đi rất lớn. Đồng thời, khi là chủ sở hữu của kênh đào này, đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể kiểm soát đường luồng hàng hóa vận chuyển của các quốc gia Đông Nam Á.
Gia tăng sự ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc lên ASEAN có ý nghĩa quan trọng khi Trung Quốc đang không ngừng thực hiện những động thái nhằm chia rẽ nhóm nước này, đặc biệt trong vấn đề đàm phán Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC).
Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông
Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông
Thứ hai, kênh nhân tạo này có giá trị to lớn về lợi ích kinh tế ở chỗ, khi nó đi vào hoạt động, các tàu thương mại chắc chắn sẽ lựa chọn Kra thay vì Malacca vì quãng đường 1.000 km tiết kiệm được. Đồng thời, đặc thù của kênh đào Kra này là nằm gần lãnh hải của các quốc gia xung quanh như Thái Lan, Campuchia, Việt Nam… không sợ những mối nguy về an ninh như nạn cướp biển hay những bất ổn tranh chấp chủ quyền.
Và quan trọng nhất, Kra mang lại một giá trị địa chính trị to lớn. Kiểm soát được huyết mạch hàng hải từ Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã chẹn được yết hầu của Ấn Độ. Bởi quốc gia này luôn tự tin vào khả năng kiểm soát tuyến hàng hải Á – Âu qua eo Malacca để gây sức ép trên biển với Trung Quốc.
Có thể thấy, để đạt được những giá trị to lớn như vậy, việc Trung Quốc bỏ công, bỏ của ra đầu tư xây dựng Kênh Kra cũng thật đáng đồng tiền bát gạo.
Làm thế nào để đến Kra nhanh nhất?
Tuy Kra có giá trị chiến lược về kinh tế và địa chính trị, nhưng thực tế, nếu Trung Quốc xây dựng kênh đào này, thì người hưởng lợi nhiều nhất lại là các quốc gia xung quanh khu vực nam Thái Lan, trong đó có Việt Nam. Bởi Kra cách không xa Vịnh Thái Lan có lãnh hải của Việt Nam. Kra sẽ tạo một tiền đề to lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng cực nam Việt Nam.
Đồng thời, những người mà Trung Quốc coi là kình địch như Nhật Bản cũng được hưởng lợi không hề nhỏ từ kênh đào này. Để tránh cho việc bỏ công sức tiền của, còn kẻ khác ngồi hưởng theo kiêu “của người phúc tạ”, một điều đáng chú ý, Trung Quốc đang ngày càng mạnh dạn, táo tợn và đơn phương hơn trong việc hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền lãnh hải đường chữ U (đường lưỡi bò) trên Biển Đông.
Chỉ khi tuyên bố phi lý và phi pháp này được hiện thực hóa, Trung Quốc mới có thể yên tâm hưởng lợi từ kênh đào này. Đồng thời, yếu tố địa chính trị của Trung Quốc mới được đảm bảo, khi kênh Kra được che chở bởi những hạm đội thường trực chiến đấu, những căn cứ trên các đảo nổi đảo chìm ở Biển Đông.
Có thể nói, đường lưỡi bò chưa được hiện thực, nhưng những bước tiếp theo đã cho thấy Trung Quốc đầy toan tính. Ước mơ Trung Hoa đang được đẩy mạnh, không chỉ dừng ở Biển Đông, Thái Bình Dương mà con Ấn Độ Dương, và tương lai sẽ là cả thế giới.
Đỗ Minh Tú

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

HANOI/WASHINGTON (VB):

Một cách lặng lẽ, hai chính phủ Mỹ và Việt Nam đang kết thân hơn, trong đó có những dấu hiệu không được loan tin nhưng đầy minh bạch: cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA đã mở một văn phòng liên lạc tại Hà Nội, và chính phủ VN nói với Hoa Kỳ rằng Vịnh Cam Ranh có thể mở cửa đón tàu chiến Mỹ.

Các thông tin trên đăng trên bài viết nhan đề “A long reconciliation” (Một cuộc hòa giải lâu dài) của Richard Halloran trên báo Honolulu Star-Advertiser ngày 20-3-2011.

Bài báo cho biết Đaị Sứ Lê Công Phụng đã bay tới Hawaii mới 10 ngày trước để họp với Tư Lệnh Quân Lực Mỹ Vùng Thái Bình Dương, Đô Đốc Robert Willard, và mang thông điệp ngắn gọn, “Coi chừng Trung Quốc.”

Trong ngôn ngữ ngoaị giao hơn, theo lời tiết lộ của các viên chức Mỹ và Việt, ông Phụng nói, “VN và Hoa Kỳ nên hợp tác để chống lại việc TQ tranh lãnh thổ, lãnh hải và lộ ý đồ cản trở thông thương vùng Biển Đông.”

Đô Đốc Willard, người có nhiệm vụ an ninh vùng Biển Thái Bình Dương và giữ quan hệ quân sự với TQ (và sẽ ngăn cản TQ nếu quan hệ này bất ổn), được kể là đón nhận rõ ràng lời của ông Phụng.

Để nhấn mạnh quan hệ an ninh VN-Mỹ, Không Đoàn 13 tại căn cứ không quân Hickam nơi đây dự định đưa một đơn vị công binh tuyến đầu có tên là “Red Horse” (Hồng Mã) sang VN mùa hè này để làm việc với công binh VN trong việc tái thiết trường học và bệnh viện.

Các viên chức Mỹ cũng tiết lộ về kế hoạch Không Quân Mỹ và các binh chủng Mỹ khác sẽ quan hệ với các đơn vị không tác chiến của VN, rồi từ từ tập trận huấn luyện cho các đơn vị tác chiến. Cụ thể, quân đội Mỹ muốn sử dụng các căn cứ không quân tại VN.

Lực Lượng Mỹ Thái Bình Dương dự định đưa các đại diện khác từ VN và từ các nước Đông Nam Á khác vào một khóa thực tập về đáp ứng thiên tai. Kế hoạch sẽ mở rộng các khóa thực tập như thế trong 2 năm tới. Quân lực Mỹ cũng dự định yểm trợ các toán công binh và y tế trong các dịch vụ khác.

Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng, nơi đã gửi khoảng nửa tá tàu chiến sang thăm các hải cảng VN các năm gần đây, dự định mở một hội nghị với các cấp chỉ huy tương nhiệm vào mùa xuân này để thu xếp thêm các chuyến tàu chiến Mỹ thăm VN. Trong một quyết định có tính đột phá, Việt Nam báo rằng hải cảng ở Vịnh Cam Ranh sẵn sàng mở ngõ đón tàu chiến hải quân nước ngoài.

Hình ảnh một hàng không mẫu hạm trang bị vũ khí nguyên tử, nặng 90,000 tấn, vào Vịnh Cam Ranh sẽ là biểu tượng minh bạch của sự hòa giải Mỹ-Việt, vì vịnh này là nơi hải quân Mỹ trú đóng thời chiến tranh. Việc taù chiến Mỹ vào Cam Ranh cũng là dấu hiệu cho các nước Châu Á rằng Mỹ muốn giữ an ninh khu vực và nhắc TQ rằng Mỹ sẽ là một đối thủ khổng lồ.

Năm ngoái, phi cơ từ mẫu hạm USS George Washington đã chở nhiều lãnh tụ quân sự và chính trị VN bay ra tàu chiến đậu ngoaì khơi. Mẫu hạm USS John Stennis cũng làm như thế trước đó cùng năm, cả 2 lần đều bị Bắc Kinh phản đối vì nói rằng vi phạm vùng Biển Đông của TQ.

Nhưng dấu hiệu rõ nhất là việc mở một văn phòng liên lạc tại Hà Nội bởi sở tình báo Mỹ CIA. Không ai nhầm lẫn nữa về các dấu hiệu hợp tác về an ninh.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

ÁNH MẮT PHẠM BÌNH MINH:





Hình chụp cú bắt tay giữa Ngoại trưởng Phạm Bình Minh của Việt Nam và Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì của Trung Quốc sáng 18/6.

"Cả hai vị quan chức đã bắt tay trước mặt các phóng viên mà không hề mỉm cười và họ cũng không nói gì nhiều", Reuters tường thuật.
***

FB Lê Đức Dục

ánh mắt Phạm Bình Minh mang hình viên đạn
(mắt 90 triệu dân mình cũng nhìn chúng nó thế thôi!)
mắt họ Dương cụp tia nhìn thâm hiểm
năm 79 có trở về giữa sóng gió trùng khơi?

thứ hữu nghị viễn vông đã hạ tuồng chưa nhỉ?
những miếu đền thôi đừng nữa khói nhang
sử 4000 năm hôm nay về nhắc:
Sẽ không bao giờ Tàu nguôi mộng xâm lăng!
***


Phần nhận xét hiển thị trên trang

cảnh sát ăn chặn kỳ nam bị tuyên án tù


Cam kết ăn chia 50:50, song khi được các phu trầm giao kỳ nam cất giữ, 4 công an huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đã ăn chặn.
Sau 3 ngày xét xử, chiều 20/6 TAND huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đã tuyên phạt Nguyễn Thành Trung (nguyên trưởng Công an huyện Khánh Sơn, 46 tuổi) án 10 năm tù về tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Ở tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, bị cáo Nguyễn Hồng Hà (cựu đội trưởng CSGT, 47 tuổi) và Vũ Anh Trung (cựu đội trưởng Đội Cảnh sát kinh tế - môi trường, 36 tuổi) mỗi người 5 năm 6 tháng tù; Trần Lệ Kiên (cựu phó đội trưởng Đội Cảnh sát thi hành án hình sự - hỗ trợ tư pháp, 30 tuổi) án 5 năm tù; Luân Văn Nam (29 tuổi) lĩnh 3 năm tù.
bi-cao-Trung-9567-1403271129.jpg
Bị cáo Nguyễn Thành Trung bị tuyên phạt 10 năm tù. Ảnh: Hoàng Văn
Tại phiên tòa, dù nguyên trưởng Công an huyện Khánh Sơn một mực kêu oan, luật sư của bị cáo cũng đưa ra tài liệu cho rằng thân chủ có chứng cứ ngoại phạm và đề nghị tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tòa đã bác tất cả.
Theo hồ sơ vụ án, đầu tháng 9/2012 hàng nghìn người đổ về rừng Gộp Ngà, thôn Ma O, xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn, để tìm vận may vì thông tin có người trúng đậm kỳ nam. Do việc này gây mất an ninh, UBND huyện Khánh Sơn thành lập đội liên ngành do Công an huyện làm thường trực với nhiệm vụ ngăn chặn dòng người đổ về rừng Gộp Ngà và giải thích cho phu trầm hiểu rõ các quy định của chính quyền chứ không phải tịch thu trầm của họ. Thế nhưng, một số thành viên của Đội đã làm khác chỉ đạo trên.
Để giới tìm trầm yên tâm đào bới, một số công an thuộc Đội liên ngành đã cam kết bằng miệng, là nếu đào được trầm sẽ ăn chia theo tỷ lệ 50:50. Thấy phương án này có thể chấp nhận được, các phu trầm đã đồng ý. Ngày 29/9/2012, hay tin có một nhóm người đào được 1,5 kg trầm, các sĩ quan công an - thành viên trong đội đã lập tức có mặt và tịch thu toàn bộ số trầm trên với lời hứa sau khi bán được sẽ chia đôi số tiền. Tuy nhiên, nhiều ngày sau đó các phu trầm không nhận được tiền bán trầm nên đã làm đơn tố cáo 3 công an trong Đội liên ngành gồm Vũ Anh Trung, Nguyễn Hồng Hà và Trần Lệ Kiên.
Sau quá trình điều tra, ngày 4/4/2013 Công an tỉnh Khánh Hòa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam 3 công an nói trên, đồng thời mở rộng điều tra đến ông Nguyễn Thành Trung và Luân Văn Nam.
Hoàng Văn
















































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bí ẩn “sấm Trạng Trình” về chủ quyền Biển Đông


Bài thơ đọng trong đó một dự báo thiên tài của cụ Trạng Trình: "Biển Đông vạn dặm giang tay giữ, Đất Việt muôn năm vững trị bình".

Ngày 7/6/2013, tại Diễn đàn Kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh, Trung tâm Minh triết VN trao cho đại diện Bộ TN&MT cùng UBND tỉnh Hà Tĩnh hai bức trướng, với hai câu "sấm Trạng Trình" về chủ quyền Biển Đông. Diễn đàn Kinh tế biển được Bộ TN&MT phối hợp với Hiệp hội Đầu tư nước ngoài tổ chức tại Hà Tĩnh.
 Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai thứ hai từ phải sang tặng bức thư pháp có hai câu thơ cho lãnh đạo Bộ TN&MT và UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Phong Cầm.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai - Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt Nam cho biết, hai câu thơ đó trích từ bài "Cự Ngao Đới Sơn" trong "Bạch Vân Am Thi Tập" của danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nguyên văn bài thơ:
Bích tẩm tiên sơn triệt để thanh, 
Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh.
Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực,
Trước cước trào vô quyển địa thanh.
Vạn lý Đông minh quy bả ác,
Ức niên Nam cực điện long bình.
Ngã kim dục triển phù nguy lực,
Vãn khước quan hà cựu đế thành.
(Dịch nghĩa: Con rùa lớn đội núi
Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy,
Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra.
Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời
Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất.
Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay,
Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình.
Ta nay muốn thi thố sức phù nguy,
Lấy lại quan hà, thành xưa của nhà vua).
Theo ông Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), hiệu là Bạch Vân cư sĩ, một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Đậu Trạng nguyên rồi làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công, dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.
Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam, đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông, và gọi chung là "Sấm Trạng Trình".
Theo ông Mai, bài thơ trên có tuổi đã 5 thế kỷ mà bây giờ càng đọc càng thấy rất… thời sự, tưởng như “cụ Trạng Trình đang nói với chính chúng ta hôm nay”. Bài thơ nguyên là để nói cái chí của cụ Trạng Trình, nhưng lại “đọng trong đó một tư tưởng chiến lược một dự báo thiên tài: “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ, Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
Ông Mai cho rằng, hai câu thơ đầy tính dự báo chiến lược của Nguyễn Bỉnh Khiêm càng lay động từ đáy sâu của ý chí, của tâm hồn cái tâm thức biển đảo của người Việt.
Tự ngàn xưa, dân Việt đã là cư dân của văn hóa biển - đảo. Vạn dặm biển Đôngphải quay về nắm lấy trong bàn tay. Làm được như vậy, mà phải làm được như vậy - làm chủ được biển Đông, thì muôn đời cõi trời, đất nước Nam này sẽ vững vàng trong cảnh thanh bình thịnh trị lớn lao!
“Đó là lời dự báo thiên tài, lời truyền dạy của tổ tiên. Nó phải được cảm nhận để hành động trên quy mô của dân tộc. Nói quay về giữ trong bàn tay có nghĩa là nói sự làm chủ của mình. Tinh thần làm chủ của chúng ta là vừa biết kiên quyết bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, kiên quyết chống lại mọi sự xâm lăng, vừa biết tôn trọng chủ quyền hợp pháp của các nước lân bang”, ông Mai nói.
Nhà nghiên cứu này cũng cho rằng, tinh thần làm chủ phải thể hiện cả ba mặt. Thứ nhất là làm chủ những vấn đề về lịch sử, pháp lý, cả những gì liên quan đến sức mạnh vật chất, tinh thần, để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thứ hai là phải xây dựng một nền kinh tế biển hoàn chỉnh hữu hiệu. Thứ ba là phát triển khoa học và văn hóa biển.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hơn 500 năm trước, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được quan Bảng Nhãn Thượng thư Lương Đắc Bằng truyền cho cuốn Thái Ất thần kinh.


Nắm được bí truyền của Thái Ất, ông đã “nhìn” trước được sự kiện Cách mạng tháng Tám năm 1945 hay thời điểm xảy ra chiến tranh thế giới lần II, thậm chí, ông còn biết được tên tuổi của mình sẽ trở lại sau đúng 500 năm…
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với những lời sấm truyền
được lưu danh trong sử sách. Ảnh: PV.
Giai thoại và sự “trở lại” sau 500 năm
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân Hợi, đời vua Lê Thánh Tông (tức năm Hồng Đức thứ 22 – năm 1491) tại làng Trung Anh, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương – nay là làng Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Ông sinh trưởng trong một danh gia vọng tộc, cha ông là Thái Bảo Nghiêm Quận công Nguyễn Văn Định, mẹ là bà Nhữ Thị Thục tinh thông lý số là con gái của quan Thượng thư Nhữ Văn Lân. Ông mất năm Ất Dậu (1585) hưởng thọ 95 tuổi.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là người tinh thông về thuật số, được dân gian truyền tụng và suy tôn là “nhà tiên tri số 1” của Việt Nam. Người Trung Hoa thì coi ông là “An Nam lý số hữu Trình tuyền”. Thuở nhỏ, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất thông minh, học đâu nhớ đó, lớn lên được theo học quan Bảng Nhãn Thượng thư Lương Đắc Bằng.
Tương truyền rằng trong một lần đi sứ, quan Thượng thư mang về bộ sách Thái Ất thần kinh, nhưng đọc cũng không hiểu hết. Thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm đặc biệt thông minh hơn người, quan Thượng thư bèn trao lại cuốn sách quý ấy cho học trò. Truyền thuyết nói rằng nhờ hiểu được cuốn sách ấy mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết ra được những lời tiên tri cho hàng trăm năm sau. Những lời tiên tri cho hậu thế ấy chính là trong tập Sấm Ký Nguyễn Bỉnh Khiêm mà dân gian quen gọi là Sấm Trạng Trình.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà tiên tri thứ hai, xuất hiện đúng 500 năm sau nhà tiên tri đầu tiên là Thiền sư Vạn Hạnh (938-1025) với những câu sấm về việc xuất hiện nhà Lý. Vô số giai thoại được dân gian truyền nhau về những lời tiên đoán của Trạng Trình trước khi sự việc xảy ra. Có giai thoại kể rằng: Tổng đốc Hải Dương có lần về thăm quê Trạng Trình. Trong lúc đi dọc sông Tuyết Giang, thấy có ngôi mộ lớn đang có nguy cơ sụp lở, quan xem xét cẩn thận mới biết là mộ của thân phụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Vị quan Tổng đốc hết sức ngạc nhiên bởi Trạng Trình là thầy lý số hàng số 1 mà sao lại đặt mộ bố ở chỗ thế này, ông bèn bàn bạc với con cháu Trạng Trình và quyết định di dời lại ngôi mộ vào chỗ khác, ngầm ý muốn sửa lại lỗi xưa của Trạng Trình. Nào ngờ khi đào đến gần hộp quách, phát hiện thấy có tảng đá lớn, lật lên xem thì thấy tấm bia khắc hai dòng chữ: “Bát thập niên tiền khi chung vũ tả/Bát thập niên hậu khí nhập ư trung”, nghĩa là: Tám mươi năm trước khí tốt bên trái/Tám mươi năm sau khí tốt rời vào trong!
Trong Sấm Ký, Trạng ghi rõ về những biến thiên trong lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng cho đến hôm nay. Và cả cái thời khắc “trở lại” của ông cũng được ghi rõ trong những lời sấm truyền, Trạng viết rằng tên tuổi của ông chỉ “sống lại” với hậu thế sau đúng 500 năm. Hậu vận này được chính ông viết trong lời sấm: “Bao giờ Tiên Lãng xẻ đôi/Sông Hàn nối lại thì tôi lại về”.
Lời sấm này có nghĩa là bao giờ vùng đất Tiên Lãng bị xẻ làm đôi ra và con sông Hàn được nối lại thì tên tuổi của Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ vang dội trở lại. Quả đúng như lời sấm, vào năm 1991 Tiên Lãng bị xẻ đôi ra vì có công trình đào con sông để làm kênh thủy lợi. Thời điểm ấy cũng vào đúng 500 năm sau thời đại của ông. Cùng lúc ấy thì có cây cầu được xây dựng nối sông Hàn từ quê Vĩnh Bảo của cụ sang Thái Bình. Cũng từ năm ấy trở đi, tên tuổi, danh tiếng, tài năng kiệt xuất của cụ được sống lại, lễ kỷ niệm 500 năm ngày sinh của cụ được Nhà nước tổ chức lọng trọng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Lễ hội tưởng nhớ Trạng Trình ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Ảnh: PV
“Sấm” cho nhà Mạc, nhà Nguyễn, nhà Trịnh
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được dân gian truyền tụng và suy tôn là “nhà tiên tri số 1” của Việt Nam. Người Trung Hoa thì coi ông là “An Nam lý số hữu Trình tuyền”.
Ngay từ lúc sinh thời, ông đã dùng tài lý số của mình “cứu vãn” cho triều nhà Mạc tồn tại được một thời gian khá dài. Dưới thời nhà Mạc, năm 45 tuổi ông mới đi thi và đậu Trạng nguyên. Vua Mạc Đăng Doanh cất ông lên làm Tả thị lang Đông các học sĩ. Nhưng sau khi dâng sớ hạch tội 18 lộng thần không được vua nghe, ông đã cáo quan về ở ẩn. Thời ấy, đất nước đang trong giai đoạn hỗn loạn, có tới ba triều đại cùng tồn tại là nhà Mạc, nhà Nguyễn, nhà Trịnh. Lúc nhà Mạc sắp mất liền sai người đến hỏi ông. Ông đã đưa ra lời sấm cho nhà Mạc rằng: “Cao Bằng tàng tại, tam đại tồn cô”. Nghĩa là nếu chạy lên Cao Bằng thì sẽ tồn tại được 3 đời. Quả nhiên, nhà Mạc lên Cao Bằng thì tồn tại được thêm 3 đời.
“An Nam lý số hữu Trình tuyền” Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đưa ra lời sấm cho nhà Nguyễn, mà nhờ đó nhà Nguyễn mới tiến vào Nam mở rộng bờ cõi để đất nước ta có hình thái như ngày hôm nay. Ấy là năm 1568, khi Nguyễn Hoàng thấy anh là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm giết, bèn sai người đến hỏi Trạng, khi ấy đã 77 tuổi đang ở ẩn tại am Bạch Vân. Trạng Trình không nói không rằng, cầm tay sứ giả dắt ra hòn non bộ, chỉ vào đàn kiến đang bò và bảo: “Hoành sơn nhất đái khả dĩ dung thân”, nghĩa là một dải Hoành sơn có thể dung thân được. Hiểu được ngầm ý ấy, Nguyễn Hoàng bèn nhờ chị xin với anh rể là Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa từ đèo Ngang trở vào, nhờ đó mà dựng nên nhà Nguyễn ở phương Nam. Sau này, nhà Nguyễn đã đổi câu sấm của Trạng thành: “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân” hy vọng sẽ giữ được cơ nghiệp mãi mãi nhưng quả đúng như lời sấm ban đầu của Trạng, nhà Nguyễn chỉ có thể dung thân ở dải Hoành sơn chứ không thể tồn tại mãi mãi, nên triều đại nhà Nguyễn đã chấm dứt vào năm 1945.
Còn với triều đại thứ 3 cùng tồn tại khi ấy là nhà Trịnh, thì thời điểm vua Lê Trung Tông mất không có người nối dõi, Trịnh Kiểm định soán ngôi nhà Lê nhưng chưa dám quyết nên đã sai người tới hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông cũng không nói năng gì mà dẫn sứ giả ra chùa thắp hương bảo: “Mấy năm nay mất mùa, nên tìm giống cũ mà gieo”. Rồi Trạng lại sai chú tiểu quét dọn chùa sạch sẽ và nói: “Giữ chùa thờ phật thì ăn oản”, ý nói giữ là bề tôi của các vua Lê thì lợi hơn. Trịnh Kiểm nghe theo liền sai người đi tìm tôn thất nhà Lê thuộc chi Lê Trừ (anh Lê Lợi) đưa lên ngôi, tức là vua Lê Anh Tông. Họ Trịnh mượn tiếng nhà Lê nhưng thực chất nắm quyền điều hành chính sự, hai bên cùng tồn tại tới hơn 200 năm. Vì thế mà có câu: Lê tồn, Trịnh tại.
Bức tượng mô phỏng cảnh Trạng Trình và các đệ tử đặt ở khu di tích
Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Hải Phòng.
Vận nước hưng thịnh sau 500 năm…
Vận thế đất nước hưng thịnh trong lời sấm quả nhiên được ứng vào đúng 500 năm sau ngày mất của Trạng: “Hồng lam ngũ bách nghinh thiên hạ/Hưng tổ diên trường ức vạn xuân”. Có nghĩa là đất nước Hồng Lam này sau ta 500 năm sẽ đến những mùa xuân hưng thịnh vĩnh viễn. Và thực tế cho thấy, câu sấm này đã ứng nghiệm từ năm 1991, tức là đúng sau 500 năm, đất nước ta đã thực sự khai mở. Trước đó, đất nước ta đã có cuộc đổi mới tư duy từ năm 1986 nhưng đến năm 1991 mới thực sự chuyển biến mạnh.
Ngay cả sự kiện trọng đại Cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng được Trạng “nhìn” thấy từ hàng trăm năm trước: “Cửu cửu càn khôn dĩ định/Thanh minh thời tiết hoa tàn/Trực đáo dương đầu mã vĩ/Hồ binh bát vạn nhập Tràng An”. Lời sấm này có nghĩa là đất nước ta phải qua 81 năm mới thoát khỏi ách nô lệ, sau đó phải qua 9 năm nữa mới được yên, thể hiện bằng câu “Thanh minh thời tiết hoa tàn”. Đó chính là trận Điện Biên Phủ lẫy lừng ngày 13/2/1954 đúng vào tiết thanh minh. “Thời tiết hoa tàn” tức là ở thời điểm thanh minh đó có một sự tàn lụi, thì chính là sự tàn lụi của ách cai trị của thực dân Pháp. “Trực đáo dương đầu mã vĩ” tức là cuối năm Ngọ, đầu năm Mùi thì mới có sự thành công. Đó chính là sau chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 3/1954, đến 10/10/1954 mới giải phóng Thủ đô và ngày 1/1/1955 Chính phủ mới về tiếp quản Thủ đô. Lời sấm “Hồ binh bát vạn nhập Tràng An” nghĩa là có lính tám Sư đoàn của vị lãnh tụ tài ba tiến vào Tràng An.
Một loạt các mốc lịch sử khác cũng được Trạng tiên đoán từ 500 năm trước. Tất cả các sự kiện đó đều ứng vào câu sấm: “Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh/Can qua xứ xứ khổ đao binh/Mã đề dương cước anh hùng trận/Thân dậu niên lai kiến thái bình”. Câu này dịch nôm na nghĩa là cuối năm Thìn đầu năm Tỵ sẽ khởi đầu có chiến tranh, ứng vào sự kiện từ cuối năm 1976 (Thìn), đầu năm 1977 (Tỵ) cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam nước ta đã rục rịch xuất hiện; tình hình biên giới với Campuchia căng thẳng. Sau đó, là chiến tranh. Rồi đến câu “Mã đề dương cước anh hùng trận”, nghĩa là Trạng Trình tiên đoán nạn can qua phải trải qua cả năm Ngọ nữa. Quả nhiên là đúng hết năm Ngọ, đầu năm Mùi ta mới diệt được quân diệt chủng Pôn pốt, Campuchia được giải phóng. “Thân dậu niên lai kiến thái bình”, tức là chiến tranh còn xảy ra cho đến khi qua năm Thân tới năm Dậu mới có thái bình được.
Lời sấm còn ứng đúng với hai cục diện trên thế giới. Cục diện thứ nhất là cuộc Đại chiến thế giới lần thứ II. Đại chiến thế giới khởi đầu từ khi phát xít Đức tấn công Ba Lan, từ năm 1940 đã bắt đầu rục rịch (cuối năm Thìn - Long vĩ) khởi đầu chiến tranh, đến năm 1941 (đầu năm Tỵ - Xà đầu) Hitler tấn công Liên Xô. Qua cuối năm 1942, giữa năm 1943 (Mã đề dương cước) thì đến năm 1944 - 1945 (Thân Dậu niên lai kiến thái bình) mới qua khỏi nạn chiến tranh. Cục diện thứ hai là cuộc chiến tranh Iraq cũng xảy ra vào cuối năm Thìn (2000), đầu năm Tỵ (2001) rồi kéo dài đến hết năm Thân - Dậu mới ổn.
Những lời sấm phần từ đầu đến khi Trạng Trình quy tiên không nhiều, chủ yếu là tiên đoán gian đoạn từ sau khi ông qua đời cho đến hôm nay. Một số ý kiến lại cho rằng đến cuối năm 2012, đầu năm 2013 sẽ lặp lại chu kỳ xảy ra loạn lạc đao binh như lời sấm: “Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh/Can qua xứ xứ khổ đao binh/Mã đề dương cước anh hùng trận/Thân dậu niên lai kiến thái bình”. Luồng ý kiến này cho rằng, cuối năm thìn 2012, đầu năm Tỵ 2013, trên thế giới sẽ xảy ra chiến tranh và qua năm Mùi, năm Ngọ đến năm Thân, năm Dậu thiên hạ mới lại thái bình.
Cuối cùng, những lời sấm của nhà tiên tri số 1 Việt Nam cũng vẫn quay trở về với ý nghĩa sâu xa như ngay trong lời cảm đề ông đã viết: “Bí truyền cho con cháu - Dành hậu thế xem chơi”- Mọi ý nghĩa sâu xa hơn xin để độc giả suy ngẫm!
Theo Lã Xưa- Gia đình & Xã hội
(Ghi theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, người có “duyên” làm bộ phim “Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cây đại thụ rợp bóng 500 năm”, góp phần đưa tên tuổi Trạng trở lại)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có thể VN học được bài này:


Chấm dứt sự tự cô lập

Thứ Bảy, 21/06/2014 22:18

Đối mặt sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc ở khu vực, Nhật Bản đang từng bước chấm dứt sự cô lập về quân sự mà họ tự áp đặt trong hơn nửa thế kỷ qua.

  • Không lâu sau khi lệnh cấm xuất khẩu vũ khí được nới lỏng, 13 công ty Nhật lần đầu tiên tham gia triển lãm công nghệ quân sự hàng đầu thế giới Eurosatory, diễn ra ở Pháp trong tuần này, trong đó có những tên tuổi như Fujitsu, Kawasaki Heavy Industries, Mitsubishi Heavy Industries, Toshiba... với kỳ vọng tiếp cận những loại vũ khí mới và tinh vi hơn của thế giới.
Một bước đột phá khác đến từ thỏa thuận phát triển công nghệ tàu ngầm tàng hình giữa Nhật Bản và Úc mới đây. Thông qua thỏa thuận này, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hy vọng đạt được 3 mục tiêu: tăng cường hợp tác an ninh với nhiều nước hơn nữa, mở cánh cửa để Tokyo gia nhập cộng đồng quốc phòng toàn cầu và củng cố sức mạnh để làm đối trọng với Bắc Kinh ở khu vực.
Không những thế, Tokyo còn muốn phát đi thông điệp sẵn sàng xuất khẩu vũ khí đến những nước đang đối đầu với Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.


Một công ty Nhật tham gia Triển lãm công nghệ quân sự Eurosatory ở Pháp vào đầu tuần nàyẢnh: The Yomiuri Shimbun
Một công ty Nhật tham gia Triển lãm công nghệ quân sự Eurosatory ở Pháp vào đầu tuần này
Ảnh: The Yomiuri Shimbun

Những động thái nói trên được thúc đẩy bởi các thay đổi của môi trường an ninh trong và ngoài Nhật Bản. Với khoảng 240.000 binh sĩ, 3 khu trục hạm trực thăng, hơn 40 tàu khu trục, 300 chiến đấu cơ và khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đủ sức bảo vệ đất nước.
Tuy nhiên, hiến pháp hòa bình ngăn cản JSDF thể hiện sức mạnh bên ngoài biên giới. Hơn nữa, lệnh cấm xuất khẩu vũ khí còn khiến Tokyo gần như bị cô lập khỏi sự phát triển và sản xuất công nghệ quốc phòng toàn cầu. Điều này không chỉ làm tăng chi phí quốc phòng mà còn khiến Nhật Bản để lỡ nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ vũ khí mới.
Trong khi đó, môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản trở nên phức tạp hơn. Triều Tiên là mối đe dọa tức thì với 3 lần thử hạt nhân, đồng thời không ngừng nỗ lực nghiên cứu tên lửa đạn đạo. Nga cũng tăng cường lực lượng gần Nhật Bản và quần đảo tranh chấp giữa 2 nước.
Mối đe dọa lớn nhất đến từ Trung Quốc, quốc gia không ngừng tăng ngân sách quốc phòng cũng như ngày càng hung hăng tại vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát. Vì thế, có thể dễ dàng nhận thấy kiềm chế Trung Quốc là mục tiêu hàng đầu dù không phải là duy nhất của Nhật Bản trong thời gian tới.
Ở phạm vi rộng hơn, ông Abe muốn biến Tokyo thành một phần không thể thiếu của sự hợp tác về chính trị, an ninh và công nghệ tại khu vực và trên thế giới. Để làm được điều này, ông Abe đi thêm nước cờ quan trọng khác là tìm cách dỡ bỏ lệnh cấm thực thi quyền phòng vệ tập thể - tức cho phép JSDF ra tay bảo vệ đồng minh trước một cuộc tấn công vũ trang.
Giới truyền thông Trung Quốc ngay lập tức gọi những bước đi trên là mối đe dọa nghiêm trọng. Họ lập luận rằng ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản giờ đây đã được phép kiếm tiền bằng cách thúc đẩy chiến tranh và xung đột khắp thế giới. Thế nhưng, những chỉ trích này không thể che giấu được nỗi lo của Bắc Kinh về một đối trọng Tokyo có thể mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Phương Võ

Khu trục hạm đa năng lớp Izumo
Với chiều dài khoảng 244 m và trọng lượng tải đầy đủ 27.000 tấn, khu trục hạm có sân đỗ trực thăng lớp Izumo là tàu hải quân lớn nhất được Nhật Bản xây dựng sau Thế chiến hai. Nó chính thức là một tàu khu trục đa năng, được chế tạo tại xưởng đóng tàu Marine United ở thành phố Yokohama và dự kiến​​ gia nhập hạm đội vào tháng 3-2015.
Izumo có chiều dài sàn đáp rộng rãi cùng khu chứa máy bay riêng biệt. Mỗi chiếc Izumo có thể đáp ứng cùng lúc 14 máy bay trực thăng. Mang trên mình những chiếc trực thăng chống ngầm SH-60, Izumo có thể trở thành nỗi kinh hoàng đối với các loại tàu ngầm của đối phương đang nhăm nhe ý định xâm phạm lãnh hải Nhật Bản. Ngoài ra, phạm vi hoạt động của Izumo cực kỳ rộng lớn.

Khu trục hạm đa năng lớp Izumo. Ảnh: Wikipedia
Khu trục hạm đa năng lớp Izumo. Ảnh: Wikipedia

Bên cạnh đó, với khả năng hoạt động “đa nhiệm”, Izumo đủ sức đảm đương cả vai trò đổ bộ. Việc vận chuyển một tiểu đoàn bộ binh trên biển thông qua máy bay trực thăng đỗ trên tàu không phải là vấn đề nan giải đối với khu trục hạm lớp Izumo.
Nhiều thông tin cho rằng trong tương lai, Izumo sẽ được sử dụng để làm nơi cất và hạ cánh của loại máy bay chiến đấu F-35B. Dù đây được xem là một động thái tốn kém và nguy hiểm nhưng cần thiết để bảo vệ khu vực quần đảo Senkaku và Ryukyu.
Quân đội Mỹ
Có lẽ mọi người sẽ tỏ ra bất ngờ khi liệt kê quân đội Mỹ là một trong năm loại vũ khí nguy hiểm nhất của Nhật Bản khiến Trung Quốc phải khiếp sợ. Tuy nhiên, điều này có lý do riêng của nó.
Hiệp ước hợp tác an ninh Mỹ - Nhật được ký kết đồng nghĩa với việc Nhật Bản có một lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới hậu thuẫn. Sự tham gia của quân đội Mỹ vào bất kỳ cuộc xung đột nào có mặt Nhật Bản cũng có thể làm cho “gió đổi chiều”, trong trường hợp Tokyo là nạn nhân một cuộc tấn công vũ trang và yêu cầu trợ giúp về quân sự từ phía Washington.

Lực lượng quân đội Mỹ hùng hậu chống lưng cho Nhật Bản. Ảnh: Nairaland
Lực lượng quân đội Mỹ hùng hậu chống lưng cho Nhật Bản. Ảnh: Nairaland

Một khi hiệp ước an ninh thực thi vai trò, toàn bộ quân đội và trang thiết bị quân sự của Mỹ sẽ nhảy vào cuộc chiến. Từ các tàu ngầm tấn công hạt nhân tại đảo Guam cho đến máy bay ném bom B-2 đóng tại căn cứ bang Missouri, tất cả sẽ thay mặt Nhật Bản tuyên chiến với kẻ thù và không khó để nhận thấy lợi thế rõ ràng nghiêng về Tokyo.
Liên minh hoàn hảo này ban đầu được tạo ra nhằm chống lại Liên Xô trong một cuộc chiến tranh toàn diện. Nhưng nay, với căng thẳng Trung - Nhật leo thang, đồng minh quân sự “khủng” của Nhật Bản vẫn là một mối đe dọa không thể xem thường đối với Trung Quốc.
Phạm Nghĩa (Theo National Interest)



Phần nhận xét hiển thị trên trang