Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Vị trí của 3 giàn khoan mà Trung Quốc đã và sẽ đưa thêm ra (từ 13/6 đến 12/8)


3 giàn khoan đã và sẽ đưa ra: 


Trung Quốc đã đợi cây sáo của mình sang Hà Nội hòa tấu xong, về đến nhà an toàn, thì liên tiếp trong ngày 19/6 đã đưa ra 3 thông báo: 
(Đang viết)

---
---

LƯU TƯ LIỆU

1. Mạng Hoàn cầu:

http://world.huanqiu.com/exclusive/2014-06/5027316.html

中国在南海新添三座钻井平台 被指战略意图明确

2014-06-20 02:35:00 来源:环球时报 责任编辑:王一 作者:杨沙沙



中国企业作业位置图(来源:外交部网站)
资料图:“南海四号”钻井平台:乌石油田大致位置
  【环球时报记者 杨沙沙】中国海事局网站19日连续发布3则通告,宣布在6月13日至8月12日期间,中国3处海上钻井平台将在南海相关水域进行钻井作业,要求各国航船远离各平台1海里以外通过。
  海事局网上消息显示,这些钻井平台分别是南海四号、南海二号以及南海五号。18日,中国国务委员杨洁篪刚刚同越南副总理兼外长范平明举行会晤,中国方面选择在这个时间点宣布消息被外界认为“很敏感”。美联社19日报道称,此举显示中国宣示领土主权以及在争议海域继续勘探石油的决心。据美联社报道,当天有几十人在河内市中心的一个公园进行反华示威,被越南当局驱散,并带走至少两名示威者。
  另据越南《年轻人报》网站19日报道,中方不顾越方抗议,继“981”后,又正将另一个钻井平台移往越南近海。文章称,虽然不知何时,但“南海九号”看来就将部署在北部湾附近。
  厦门大学南洋研究院院长庄国土19日对《环球时报》说,中国宣布向南海新添3座钻井平台,表明国家层面明确的战略意图,即无论以美日为首的大国有任何试图干扰或者挑衅举动,中国方面在维护南海主权问题上都不会动摇。
  数据显示,中国对外贸易物流90%通过海路运输,南海与周边海域是中国建设海洋强国的重要支撑点,中国在这些海域不仅要有安全保障力量,还要进行海洋经济开发。庄国土说,此次3处海上钻井平台开赴南海,只是中方一整套海洋战略的一个点。新增的钻井平台不免会再次戳菲越“敏感神经”,但庄国土认为,“981”争议已经很大了,后续再投入钻井平台应该不会引起太大噪音,况且“中国方面也经得起”。
相关资料:
  中新网6月19日电 据中国海事局网站消息,6月13日至8月12日,中国3处海上钻井平台将在南海相关水域进行钻井作业,在明显处显示规定的号灯和号型,要求航船远离各平台1海里以外通过。
  以下是各平台作业水域:
  6月13日至7月15日,“南海四号”钻井平台:乌石油田,以20°33′.5N 109°33′.8E为中心,半径1海里内;
  6月13日至8月12日,“南海二号”钻井平台:陆丰油田,以21°38′03.7″N 116°16′30.2″E为中心,半径1海里内;
  6月13日至8月12日,“南海五号”钻井平台:番禺油田,以19°59′52.9″N 114°41′40.8″E为中心,半径1海里以内。
  据中国海事局网站消息,6月13日至8月12日,中国3处海上钻井平台将在南海相关水域进行钻井作业,在明显处显示规定的号灯和号型,要求航船远离各平台1海里以外通过。
  以下是各平台作业水域:
  6月13日至7月15日,“南海四号”钻井平台:乌石油田,以20°33′.5N 109°33′.8E为中心,半径1海里内;
  6月13日至8月12日,“南海二号”钻井平台:陆丰油田,以21°38′03.7″N 116°16′30.2″E为中心,半径1海里内;
  6月13日至8月12日,“南海五号”钻井平台:番禺油田,以19°59′52.9″N 114°41′40.8″E为中心,半径1海里以内。

2. Mạng QQ:


http://news.qq.com/a/20140619/054261.htm


中国新闻网[微博]2014-06-19 15:23

中国3座钻井平台正在南海作业 船只注意避让

中新网6月19日电 据中国海事局网站消息,6月13日至8月12日,中国3处海上钻井平台将在南海相关水域进行钻井作业,在明显处显示规定的号灯和号型,要求航船远离各平台1海里以外通过。
以下是各平台作业水域:
6月13日至7月15日,“南海四号”钻井平台:乌石油田,以20°33′.5N 109°33′.8E为中心,半径1海里内;
6月13日至8月12日,“南海二号”钻井平台:陆丰油田,以21°38′03.7″N 116°16′30.2″E为中心,半径1海里内;
6月13日至8月12日,“南海五号”钻井平台:番禺油田,以19°59′52.9″N 114°41′40.8″E为中心,半径1海里以内。

Phần nhận xét hiển thị trên trang

South China Sea: Where Now, Big Brother?

Biển Đông: Ta đi đến đâu đây, đại huynh?


Trong khi phái đoàn Trung Quốc đang nói chuyện với giới lãnh đạo Việt Nam, thì một giàn khoan dầu khác đã di chuyển về phía nam. 




Dương Khiết Trì (trái), Phạm Bình Minh (phải). Nguồn ảnh: AFP.

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã đến Hà Nội vào hôm 18/6, dự cuộc gặp cấp cao đầu tiên kể từ khi Bắc Kinh triển khai giàn khoan nước sâu Haiyang Shihua 981 (HY 981), vào đầu tháng 5, để thăm dò dầu khí ở một địa điểm có tiềm năng, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Gần như chắc chắn không phải là một sự tình cờ khi các hãng thông tấn, cùng ngày, đều đưa tin về một thông báo có nguồn từ chi nhánh Hải Nam của cục An ninh Hàng hải Trung Quốc, rằng một giàn khoan nước sâu nữa đang được kéo về phía nam, theo hướng song song với bờ biển miền Trung Việt Nam. Giàn khoan Nanhai Jiuhao (Nam Hải số 9), mới được một công ty con thuộc Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mua vào cuối năm ngoái từ Transocean Ltd, một tập đoàn đa quốc gia đặt tại Thụy Sĩ. Theo một website chuyên gia, giàn khoan nửa chìm nửa nổi này có thể khoan dầu ở vùng biển sâu tới 1500 mét, và đi xuyên vào đáy biển khoảng 15.000 mét.

Phái viên của Trung Quốc, Dương Khiết Trì, cũng là vị quan chức mấy năm về trước đã nổi nóng trong một cuộc họp của ASEAN mà nhắc nhở các đối tác rằng “Trung Quốc là nước lớn, còn các vị là nước nhỏ, đấy là thực tế”.

Dương bây giờ đã được luân chuyển công tác sang vị trí Ủy viên Quốc vị viện, chưa kể còn là đồng chủ tịch các phiên họp thường niên của Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Trung-Việt. Suốt nhiều tuần qua, chính quyền Hà Nội đã cố gắng thuyết phục Bắc Kinh thảo luận về vụ HY 981. Bắc Kinh nói họ sẵn sàng, nhưng chỉ là khi nào Hà Nội công nhận chủ quyền của Bắc Kinh đối với vùng biển nơi HY 981 và đội tàu hộ tống nó được triển khai. Cuộc gặp song phương, vốn được lên kế hoạch từ lâu, đã gợi mở một hướng thoát khỏi thế bế tắc.

Nhưng mọi sự đã không bắt đầu một cách thuận lợi. Vào chiều tối ngày 18/6, về phía Việt Nam, không có tuyên bố nào được đưa ra, nhưng tại nghi thức chụp ảnh thường lệ, điều đáng chu ý là Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh có thể hiện một ánh mắt lạnh lùng. Theo AFP, một nữ phát ngôn viên của Trung Quốc cho biết, tại cuộc họp với ông Minh và buổi gặp sau đó với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Dương đã nói với cả hai ông kia rằng Việt Nam “phải ngừng quấy rối các hoạt động [khoan thăm dò] của Trung Quốc và chấm dứt thổi phồng (cường điệu hóa) các vấn đề liên quan.”

Điều các quan chức cấp cao này nói trong các cuộc họp kín thì chỉ có thể đoán. Các cuộc gặp cho Dương cơ hội ngăn cản ông Dũng và ông Minh, không cho họ thực hiện những kế hoạch đang được thảo luận nhiều, là đưa đơn kiện Trung Quốc ra Tòa án Luật Biển Quốc tế, và cũng tạo cơ hội cho Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng gây ấn tượng vớiDương rằng sự hung hăn trơ tráo của Trung Quốc đã gây hại cho lập trường của những người bạn còn sót lại của Bắc Kinh ở Hà Nội.

Trong khi đó, giàn khoan mới đang di chuyển về phía nam với tốc độ 4 hải lý/giờ; cứ theo tốc độ này nó sẽ đến gần giàn khoan HY 981 trong khoảng ngày 21 tháng 6. Đó có thể là đích đến của Nam Hải 9, nhưng cũng có thể thấy là nó sẽ cứ đi tiếp, nhằm hướng đông nam, qua Biển Đông để đến bãi Cỏ Rong.

Vùng biển nước sâu ngoài khơi Việt Nam, nơi HY 981 đang khoan dầu và cũng là nơi mà, gần hơn về phía bờ, Exxon Mobil đã đạt được một số kết quả thăm dò đáng khích lệ. Vùng này làbể Phú Khánh, vốn được coi là nơi có triển vọng dầu khí chỉ đứng thứ hai ở Biển Đông. Nơi có triển vọng dầu khí nhất, đi xuống phía dưới, là bãi Cỏ Rong, một rặng “núi bàn” nằm trong vùng nước nông ở giữa Philippines và hàng chục những vỉa san hô và đảo rất nhỏ tạo thành quần đảo Trường Sa. Manila đã lệnh cho một công ty Philippines, Philex Petroleum, bắt đầu thử thăm dò ở bãi Cỏ Rong từ năm 2015.

Đấy chính là kiểu “khiêu khích” mà Bắc Kinh có lẽ sẽ vội vàng tìm cách chặn trước.

Tác giả: David Brown

Người dịch: Đoan Trang

Asia Sentinel

—–

(*) Cái tựa ban đầu của tác giả là: South China Sea: Where Now, Big Brother?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

DANG SINH: Phương châm mới: Từ 4 tốt thành 4…không được

DANG SINH: Phương châm mới: Từ 4 tốt thành 4…không được: Trong thời gian mấy chục năm qua, lãnh đạo Trung Quốc ép lãnh đạo Việt Nam bằng ý thức hệ, theo họ thì còn đảng, với những mỹ từ như 4 tốt “... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chúng thật không coi nước chủ nhà là cái đek gì nữa!

Trung Quốc đưa thêm 4 giàn khoan vào biển Đông

(NLĐO) - Tính luôn cả giàn khoan Nam Hải 9 (Nan Hai Jiu Hao) dự kiến vào biển Đông hôm 20-6, Trung Quốc có kế hoạch triển khai thêm 3 giàn khoan nữa vào vùng biển này.

Theo hãng tin Reuters ngày 20-6, trang web của Cục Hải sự Trung Quốc cho thấy giàn khoan Nam Hải số 2 và số 5 sẽ được triển khai ở vùng biển giữa miền nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa (Pratas) do Đài Loan kiểm soát. Giàn khoan Nam Hải số 4 sẽ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc.

Giàn khoan Nam Hai Jiu Hao. Ảnh: shipspotting.com
Giàn khoan Nam Hai Jiu Hao. Ảnh: shipspotting.com

Cục Hải sự Trung Quốc cho biết cả 3 giàn khoan này có mặt ở các khu vực trên vào ngày 12-8. Trong khi đó, giàn khoan Nam Hải số 9 dự kiến đến cửa vịnh Bắc Bộ trong hôm nay.
Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời ông Zhuang Goutu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trường ĐH Hạ Môn (Trung Quốc), gọi việc Trung Quốc triển khai nhiều giàn khoan tới biển Đông là “hành động chiến lược”. “Thêm nhiều giàn khoan chắc chắn sẽ gây căng thẳng dữ dội cho Việt Nam và Philippines” - ông này tuyên bố đầy khiêu khích.
Trước đó, Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) từng thông báo triển khai 4 dự án ở phía Tây và phía Đông biển Đông trong nửa cuối năm 2014. Theo Reuters, chưa rõ các giàn khoan này có thuộc 4 dự án trên hay không.
Tính đến thời điểm này, giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) đã có mặt trái phép trong vùng biển Việt Nam hơn một tháng rưỡi.

Hải Ngọc (Theo Reuters)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vũ khí chiến lược dầu hỏa

Nguyễn Đình Phùng
Trong vòng ba năm nay, những tính toán về thế chiến lược địa dư toàn cầu đã bị một vũ khí chiến lược mới của Hoa Kỳ làm thay đổi hẳn cục diện. Đó là vũ khí dầu hỏa, một thứ vũ khí trước giờ làm Hoa Kỳ khốn đốn và bị lệ thuộc vào những quốc gia không mấy gì thân thiện với Hoa Kỳ nắm giữ như những xứ vùng Trung Đông, Venezuela và Nga. Nhưng thế cờ hiện nay đã bị lật ngược và Hoa Kỳ đã nắm thượng phong để có thể dùng dầu hỏa như một vũ khí chiến lược cho những tính toán mới cho chính trị địa dư toàn cầu.
Điều này xảy ra được hoàn toàn nhờ vào một kỹ thuật mới về đào dầu. Đây là phương cách tân tiến nhất dùng vệ tinh satellite để điều khiển mũi khoan dầu, đào sâu xuống nhiều dặm dưới lòng đất rồi tùy theo vị trí có thể quay ngang và đào bên cạnh gọi là horizontal drilling, tiến tới mục tiêu chính xác có thể chỉ nhỏ như một chiếc bánh xe! Trước kia việc đào dầu thường chỉ dùng những dữ kiện do địa chấn đem lại để tìm mỏ dầu và đào thử hàng chục lần mới được một lần trúng. Những lần đào hụt gọi là dry holes, tốn tiền nhiều và mất nhiều thời giờ để đào trúng mỏ dầu. Với những dữ kiện về địa chất do satellite technology và cách đào ngang horizontal drilling, việc đào hụt gặp dry holes không xảy ra nữa!
Nhưng việc sản xuất dầu hiện nay tại Hoa Kỳ thay đổi nhiều hơn cả là do việc lấy dầu từ đá gọi là shale oil. Dưới đáy của những mỏ dầu đã bơm ra gần cạn từ đầu thế kỷ 20 đến giờ, là những mỏ đá shale oil chứa dầu nằm lẫn trong đá. Dầu hỏa nằm trong đá này trước giờ không lấy ra được vì không chảy và không bơm lên được, gọi là dầu chặt, tight oils. Dung lượng của những mỏ dầu nằm trong shale oil còn nhiều hơn những mỏ dầu bơm lên dễ dàng trước kia, nhưng nay đã bơm cạn.

Kỹ thuật mới hiện tại là dùng cách đào như diễn tả trong đoạn trước và đào ngang horizontal drilling để tiến sâu vào những mỏ đá shale oil. Sau đó hàng ngàn gallons nước được bơm thẳng vào những vết nứt của mỏ đá shale oil này với áp suất cực mạnh. Dầu và khí đốt nằm trong đá được hút ra sau khi được nước bơm vào giải tỏa và được bơm thẳng lên trên mặt đất. Kỹ thuật này gọi là hydraulic fracturing, thường gọi tắt là fracking và hiện đang được áp dụng tại ba vùng có mỏ dầu shale oil lớn nhất Hoa Kỳ. Đó là vùng Bakken tại tiểu bang North Dakota, vùng Permian Basin gần Midland, Texas và vùng Eagle Ford tại phía Nam Texas.
http://i61.tinypic.com/2chmkiw.png

Nhờ vào số lượng dầu bơm từ ba vùng này với kỹ thuật mới, mức sản xuất dầu của Hoa Kỳ đã tăng vọt từ 5 năm trở lại, nhưng tăng nhiều nhất là ba năm nay. Trong thập niên 60’s mức sản xuất dầu của Hoa Kỳ lên đến mức cao nhất và sau đó đi xuống dần. Năm 1970 là mức tột đỉnh với sản xuất dầu nội địa là 9.6 triệu thùng dầu một ngày. Sau đó các mỏ dầu nhất là tại vùng Texas cạn dần, cho đến năm 2008 chỉ còn sản xuất được 5 triệu thùng dầu một ngày. Nhưng từ năm 2011 đến 2014, mức sản xuất dầu hỏa nhờ vào kỹ thuật fracking đã làm tăng lên được 46%, chưa bao giờ tăng nhanh lên được như vậy kể từ giai đoạn 1921-1924, đúng 90 năm trước, lúc mới bắt đầu việc đào dầu tại Hoa Kỳ tạo ra các nhà tỷ phú như Rockefeller thời đó!

Năm 2013 mức sản xuất dầu của Hoa Kỳ là 7.5 triệu thùng dầu một ngày, với ước tính cho năm 2014 sẽ là 8.3 triệu thùng dầu sản xuất mỗi ngày. Với đà sản xuất này, theo cơ quan năng lượng quốc tế International Energy Agency, đến năm 2020, Hoa Kỳ sẽ qua mặt Saudi Arabia để sản xuất lên đến mức 11.6 triệu thùng dầu một ngày!

http://i57.tinypic.com/1085rhk.png

Như vậy điều rõ ràng nhất là Hoa Kỳ sẽ không cần đến Saudi Arabia như trước nữa! Xứ này từ trước đến nay nắm giữ quyền lực về dầu hỏa vì được coi là swing producer, tức có khả năng để ấn định giá cả cho dầu hỏa. Với mức bơm dầu nhiều nhất thế giới, Saudi Arabia chỉ việc bơm nhiều hơn hay ít hơn để xác định giá cả cho dầu hỏa và Hoa Kỳ lệ thuộc vào xứ này trên phương diện chiến lược. Như việc phải bảo vệ cho Saudi Arabia với các căn cứ quân sự tại đây cũng như đặt Đệ Ngũ hạm đội tại vùng Bahrain và tuần tiễu trên vùng Vịnh để giữ cho đường thủy chở dầu được lưu thông.

Trong chiến lược ngăn chặn Iran không cho quốc gia này chế tạo bom nguyên tử, ngoài việc bảo vệ Do Thái, Hoa Kỳ còn bị áp lực của Saudi Arabia. Lý do là hai xứ Iran và Saudi Arabia là hai kẻ thù không đội trời chung. Iran được coi như cầm đầu các xứ theo Shiite, trong khi Saudi Arabia là quán quân cho phe Sunni của Hồi Giáo. Thế chiến lược địa dư hiện nay tại vùng Trung Đông có thể coi như một cuộc tranh chấp đẫm máu giữa hai giáo phái Sunni và Shiite của Hồi Giáo. Hiện nay cuộc nội chiến tại Syria đã biến thể để thành chiến tranh giữa Shiite với phe của Assad và Iran ủng hộ, với phe Sunni của đa số dân Syria được Saudi Arabia và các vương quốc vùng Vịnh yểm trợ. Đây chính là lý do Saudi Arabia đã bất mãn đến cùng cực khi Tổng Thống Obama chùn chân không chịu cho tấn công Assad năm ngoái sau vụ thảm sát dân lành bằng vũ khí hóa học. Quốc Vương Abdullah của Saudi Arabia đã coi đây là một sự phản thùng của Obama, không chịu tiến tới trong việc yểm trợ phe Sunni để lật đổ Assad như Saudi Arabia đã mong muốn.

http://i60.tinypic.com/32zqexy.png

Tuy nhiên việc Obama trở mặt vào phút chót đối với Saudi Arabia đã cho thấy một điều rõ ràng. Là ảnh hưởng của Saudi Arabia đối với Hoa Kỳ đã không còn được như trước. Obama đã tính toán là vùng Trung Đông không còn giữ vai trò quan trọng như khi Hoa Kỳ bị lệ thuộc vào Saudi Arabia về dầu hỏa và cần phải giữ cho Saudi Arabia hài lòng bằng mọi giá, kể cả việc gây ra thêm một cuộc chiến tranh khác như tại Syria. Với mức dầu hỏa sản xuất tại Hoa Kỳ chỉ trong thời gian ngắn sắp đến sẽ làm Hoa Kỳ độc lập về dầu hỏa, Saudi Arabia đã mất đi thế đòn bẩy để áp lực Hoa Kỳ bằng dầu. Nên việc Obama trở mặt với vua Abdullah của Saudi Arabia trong vụ Syria vừa qua có thể coi như bước đầu trong thề chiến lược thay đổi của Hoa Kỳ tại vùng Trung Đông, khi Hoa Kỳ đã nắm được thế thượng phong với vũ khí chiến lược dầu hỏa.

Cũng thế, lý do để Iran phải chịu vào bàn thương thuyết với Hoa Kỳ về việc tinh luyện nhiên liệu uranium cho bom nguyên tử, cũng do Hoa Kỳ đã trên chân về vũ khí dầu hỏa. Iran trước giờ đe dọa sẽ cho phong tỏa eo biển Hormuz để chặn đường biển chở dầu hỏa từ các xứ vùng Vịnh, kể cả Saudi Arabia. Nhưng với Hoa Kỳ gia tăng mức sản xuất dầu do fracking, thế đòn bẫy này của Iran không còn nữa. Hoa Kỳ trong những năm của thời George Bush hay Clinton đã không thể dùng những biện pháp chế tài kinh tế khắt khe với Iran chỉ vì sợ Iran làm thật để phong tỏa eo biển Hormuz và làm rối loạn kinh tế toàn cầu khi giá dầu lên vài trăm Mỹ Kim một thùng. 
http://i59.tinypic.com/2uo6ln5.png

Nhưng khi áp lực đòn bẫy này của Iran không còn nữa, Obama đã có thể cho áp dụng các biện pháp chế tài kinh tế khắt khe nhất mà không sợ Iran phản ứng lại. Điều làm cho Iran phải qui hàng và chịu vào bàn thương thuyết chính là đòn cô lập Iran về ngân hàng và tín dụng. Các ngân hàng trên toàn cầu không thể giao dịch với Iran nên xứ này bị loại ra khỏi hệ thống ngân hàng và tín dụng, không thể bán dầu lấy dollar được, chỉ có thể trao đổi hàng hóa với Trung Hoa, Ấn Độ….. nên đã bị thiệt hại nặng và sụp đổ kinh tế.

Như thế một khi Hoa Kỳ chiếm thế thượng phong trong vũ khí chiến lược dầu hỏa, các bài tính chiến lược của vùng Trung Đông đã phải thay đổi hết và đem lại những giải quyết cho vấn đề Iran nhức đầu cho Hoa Kỳ hàng bao nhiêu năm nay.

Trong cuộc khủng hoảng mới nhất hiện nay tại Ukraine, vũ khí chiến lược dầu hỏa và khí đốt cũng đã trở thành thế lực mạnh nhất cho các tính toán của Putin và Obama trong việc đối chọi giữa Nga và thế giới Tây Phương hiện nay. Hoa Kỳ và Âu Châu gần như đã chấp nhận cho Putin chiếm Crimea, nhưng muốn ngăn chặn những tham vọng kế tiếp của Putin là chiếm luôn miền phía Đông và Nam Ukraine, phân chia xứ này ra làm hai, nửa theo Nga, nửa theo Tây Âu. Putin có thế đòn bẫy là cung cấp khí đốt cho Âu Châu bằng các ống dẫn khí đốt này chạy ngang qua lãnh thổ Ukraine. Nếu Hoa Kỳ và Tây Âu làm dữ, nhất định trừng phạt Nga nặng nề hơn bằng các biện pháp kinh tế và loại Nga ra khỏi hệ thống ngân hàng và tín dụng, Putin có thể phản ứng lại bằng cách cho khóa các ống dẫn khí đốt này và 60% nhà cửa của Tây Âu sẽ lạnh cóng vì thiếu hơi đốt!
http://i60.tinypic.com/2rnwgzm.png

Ngoài ra Nga cũng là xứ sản xuất dầu và cung cấp cho Âu Châu nên ngoài khí đốt, dầu hỏa sẽ bị khan hiếm với giá tăng vọt cho dân chúng Âu Châu. Hoa Kỳ có thể cho xuất cảng hơi đốt sang Âu Châu bằng cách cho đông lạnh liquefied natural gas và dùng tầu tanker chở băng ngang qua Đại Tây Dương cung cấp cho khí đốt cho Âu Châu. Nhưng những cơ sở để làm đông lạnh hơi đốt tại Hoa Kỳ và các cơ cấu hạ tầng chưa có sẵn tại Hoa Kỳ và sẽ mất hai ba năm để có thể thay thế toàn bộ lượng khí đốt Âu Châu nhập cảng từ Nga.

Cũng thế tuy Hoa Kỳ trong tương lai có thể dư thừa dầu hỏa để xuất cảng sang Âu Châu. Nhưng hiện nay Hoa Kỳ vẫn còn lệnh cấm xuất cảng dầu do Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành luật này từ đầu thập niên 70’s khi dân chúng Hoa Kỳ phải xếp hàng để mua xăng! Muốn xuất cảng dầu, Hoa Kỳ phải bỏ luật cấm này. Nhưng hiện vẫn còn bị kỹ nghệ lọc dầu chống đối và chưa ra luật được! Lý do là các nhà máy lọc dầu hưởng lợi do việc mua dầu sản xuất tại Hoa Kỳ giá rẻ, cho lọc dầu và bán với giá của thị trường toàn cầu cao hơn nhiều. Nếu bỏ luật cấm xuất cảng dầu, các nhà máy lọc dầu sẽ phải mua dầu sản xuất nội địa với giá cao hơn nên không còn lời nữa! Vì sự chống đối của các kỹ nghệ lọc dầu, đạo luật cấm xuất cảng dầu vẫn chưa bỏ được!

http://i61.tinypic.com/28jjne1.png

Tuy nhiên nếu tình hình tại Ukraine trở thành tồi tệ hơn và Putin cho chiếm thêm đất xứ này, dĩ nhiên Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ phải bỏ luật cấm xuất cảng làm lợi cho thiểu số lọc dầu để bảo vệ cho chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ chống lại Nga!
Tuy vậy chỉ cần đe dọa là Hoa Kỳ sẽ thực hiện việc cung cấp khí đốt đông lạnh cho Âu Châu và sẽ cho xuất cảng dầu hỏa sang, dù phải mất hai ba năm nữa, cũng đủ để cho Putin phải chùn chân và tính toán lại nếu không muốn thấy kinh tế Nga đi vào chỗ sụp đổ như Iran hiện nay.

Đây là thế đòn bẫy quan trọng vì Nga hiện nay có thể được coi như một thứ Saudi Arabia thứ hai, gần như hoàn toàn chỉ sống bằng việc xuất cảng dầu hỏa và khí đốt. Kinh tế của Nga được coi là lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn lợi thiên nhiên. Putin có mua chuộc được giới quân sự và được nhiều nhóm dân chúng ủng hộ, thực ra cũng nhờ vào các nguồn lợi do xuất cảng năng lượng này. Nên khi Hoa Kỳ có lợi thế hơn về vũ khí chiến lược dầu hỏa, thế đòn bẫy này của Nga đã giảm đi nhiều hiệu quả. 

Và trong sự tính toán của Putin hiện nay, liệu việc chiếm thêm đất của Ukraine sẽ phải trả giá quá đắt do việc Hoa Kỳ và Âu Châu loại Nga ra khỏi hệ thống ngân hàng và tín dụng, cũng như trong hai ba năm đến sẽ ngưng mua dầu hỏa và khí đốt từ Nga. Lúc đó chắc chắn kinh tế Nga sẽ xuống dốc không phanh và sụp đổ dễ dàng. Putin dĩ nhiên sẽ tính toán lợi hại với các giả sử và bài tính khác nhau để chọn con đường đi tới trong vài tháng sắp đến. Việc Putin gọi điện thoại thẳng nói chuyện với Obama trong hai tiếng đồng hồ và cho ngoại trưởng Lavrov gặp ngoại trưởng John Kerry tuần qua là dấu hiệu Putin có thể cũng đã chùn chân và lạnh cẳng trước những đe dọa của Hoa Kỳ về năng lượng và phải tính lại hết các bài tính chiến lược mới!

Như vậy chỉ với một tiến bộ kỹ thuật mới về đào dầu, Hoa Kỳ đã làm thay đổi hẳn cục diện cho các thế chiến lược và chính trị địa dư của toàn cầu. Chỉ trong vòng ba năm, Hoa Kỳ đã chiếm thế thượng phong đối với vũ khí chiến lược dầu hỏa và nhờ đó thay đổi hẳn các tính toán cho vùng Trung Đông cũng như cho Âu Châu hiện tại. Kẻ thù tương lai và nguy hiểm nhất cho Hoa Kỳ hiện nay là Trung Hoa cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ vì ưu thế mới này của Hoa Kỳ đối với vấn đề năng lượng.

Điều đầu tiên là những kỹ nghệ sản xuất về solar panels, chế các tấm bảng đổi ánh sáng mặt trời ra điện của Trung Hoa hiện nay đã bắt đầu bị phá sản. Trong mấy năm trước, Trung Hoa đã chiếm đến 80% thị trường về kỹ nghệ này. Nhưng với giá dầu đi xuống, mức sản xuất dầu nội địa Hoa Kỳ đi lên, các kỹ nghệ về năng lượng mặt trời đều bị phá sản hết! Và Trung Hoa đầu tư nặng về các ngành này sẽ bị ảnh hưởng nặng! Đây chỉ là một điểm nhỏ trong những chiều hướng thay đổi lớn trên toàn cầu do các tiến bộ về kỹ thuật đem lại. 
http://i61.tinypic.com/24uvzvk.png

Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế của Trung Hoa trong vài thập niên qua, thực sự chỉ do Hoa Kỳ, Tây Âu và Nhật sai lầm đầu tư quá trớn vào Trung Hoa và thiếu suy nghĩ cho các hậu quả tương lai. Nhưng Trung Hoa không thể so sánh với Hoa Kỳ về phương diện tiến bộ kỹ thuật, chỉ biết học lén, ăn cắp và lường gạt các nhà đầu tư ngoại quốc. Nên hiện nay kinh tế Trung Hoa đã chậm lại và nhiều phần sẽ đi vào suy thoái nặng trong tương lai.

Tóm lại Hoa Kỳ vẫn là quốc gia hàng đầu của thế giới với những phát minh và tiến bộ kỹ thuật mới mẻ. Chỉ với một phương cách đào dầu tân tiến, Hoa Kỳ đã làm thay đổi hẳn những thế tính toán chiến lược địa dư trên toàn cầu. Tất cả nhờ vào vũ khí dầu hỏa nay đã trở thành ưu thế chiến lược cho Hoa Kỳ để chống lại với các kẻ thù cũ như Iran, Nga. Cũng như đối với kẻ thù mới trong tương lai chính là Trung Hoa vậy!
Nguyễn Đình Phùng























































































































































































































































































































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuối cùng .. cũng đã phải than!


Hoang Iu Mun tại Bảng tin thông báo
19 giờ · 
Tình hình thực sự gay rồi đây
ThíchTiếp theo còn 982, 983 ..nữa ..

Nhưng mờ sao lại đặt giàn khoan 981 tại hội trường nhể?? 

Hội trường nào vậy???

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sự đời chỉ bấy nhiêu thôi - Có gì đâu để phải cười như nghê! ( Mộc Châu )



Phần nhận xét hiển thị trên trang