Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

5 mối đe dọa tiềm ẩn đủ sức tiêu diệt loài người


Chiến tranh hạt nhân, thảm họa đại dịch... được coi là những mối đe dọa tiềm ẩn đủ sức tiêu diệt nhân loại trong tương lai. 
Xã hội loài người càng phát triển thì càng tạo ra nhiều phát minh giá trị. Không ít phát minh đã giúp cho chúng ta có những bước tiến vượt bậc trong xã hội nhưng đi kèm với nó là những phát minh đặt thế giới vào tình thế hiểm nguy. Đó được coi là một bước ngoặt lớn nhưng cũng là mối đe dọa khổng lồ có thể xóa sổ nhân loại, đưa Trái đất về điểm xuất phát ban đầu.

1. Chiến tranh hạt nhân

Tính tới nay, chỉ có hai quả bom hạt nhân đã được sử dụng trong chiến tranh tại Hiroshima và Nagasaki trong Thế chiến II. Cả hai quả bom này đã cho thế giới thấy sức công phá và hủy diệt khủng khiếp của chúng. 

Nhưng không vì vậy mà các kho dự trữ hạt nhân giảm xuống, nhất là sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh số lượng đầu đạn hạt nhân tăng lên một cách chóng mặt.

Thảm họa hạt nhân sẽ giết chết hàng trăm triệu người ngay lập tức.

Đã có thời điểm nhân loại đứng rất gần với một cuộc chiến bằng hạt nhân. Điển hình như cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Đó là vào tháng 9/1962, chính phủ Cuba và Liên Xô bắt đầu bí mật xây dựng các căn cứ trên đất Cuba để khai triển một số tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung có khả năng đánh trúng đa số các mục tiêu trên Hoa Kỳ lục địa. 

Hành động này xảy ra sau sự kiện Hoa Kỳ triển khai tên lửa trên Vương quốc Anh có khả năng đánh trúng Matxcova bằng đầu đạn hạt nhân.

Mùa đông hạt nhân sẽ giết chết tất cả các sinh vật sống trên Trái đất.

Giả sử tương lai xảy ra một cuộc xung đột giữa các nước lớn. Nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện giữa các cường quốc sẽ ngay lập tức nổ ra, đủ tiêu diệt hàng trăm triệu người. Nhưng điều đáng sợ còn nằm ở phía sau, đó là xuất hiện hiện tượng mùa đông hạt nhân.

“Mùa đông hạt nhân” là một giả thuyết mà các nhà khoa học Mỹ đưa ra vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Các nhà nghiên cứu cho rằng, sau chiến tranh hạt nhân, thời tiết và khí hậu Trái đất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tức là đại chiến hạt nhân sẽ làm cho nhiệt độ bề mặt Trái đất giảm ở mức rất lớn.


Đại chiến hạt nhân sẽ làm cho nhiệt độ bề mặt Trái đất giảm ở mức rất lớn.

Các vụ nổ hạt nhân trong không trung sẽ làm cho một lượng lớn khói bụi "chu du" vào lớp khí quyển. Kết quả là, đại bộ phận bức xạ Mặt trời đi vào tầng khí quyển bị lớp khói bụi hạt nhân này hấp thu và lượng ánh sáng Mặt trời xuống được tới Trái đất giảm rõ rệt. Bầu trời bị bao chùm bởi khói và bụi trở nên u ám, cây cối vì vậy không thể sống được dẫn đến lượng oxi giảm đi nhanh chóng, sự sống cũng lụi tàn. 

Bởi vậy, ngày nào vũ khí hạt nhân còn tồn tại thì nỗi ám ảnh về Ngày Tận thế khiến Trái đất quay trở về thời tiền sử mấy trăm vạn năm trước sẽ luôn hiện diện.

2. Thảm họa đại dịch

Ít ai biết rằng, số lượng người chết ở các cuộc đại dịch tự nhiên nhiều hơn so với các cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, tính về mặt sinh học, đại dịch tự nhiên không có khả năng là mối đe dọa bởi theo lý thuyết thông thường, trong một quần thể sẽ có một số người có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Những người này sẽ sống sót và truyền cho con cái họ khả năng thích nghi.

Sức đề kháng của con người đang giảm nhanh.

Tuy nhiên gần đây, việc con người lạm dụng thuốc kháng sinh đã dẫn đến những hệ lụy vô cùng nguy hiểm. Việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn tới sự gia tăng số lượng các vi khuẩn nhờn thuốc. Điều này sẽ khiến những căn bệnh thông thường nhất cũng trở nên nguy hiểm vì không có thuốc đặc trị hiệu quả.

Những vi khuẩn, virus ngày một mạnh hơn.

Nhiều loại thuốc kháng sinh đang được kê đơn và sử dụng khi không cần đến. Điều này có nghĩa là thuốc kháng sinh đang mất dần tác dụng.

Nếu không hành động ngay nghĩa là chỉ ít lâu nữa, chúng ta còn rất ít phương cách để đối phó với các căn bệnh căn bản như cảm cúm, viêm họng, viêm đường tiết niệu... chứ chưa kể tới các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.


Tuy vậy, nguy cơ đáng sợ hơn chính là lượng vũ khí sinh học đang tồn tại ở nhiều nước lớn. Điều này xuất phát từ việc Mỹ và Nga cùng tiến hành cuộc chạy đua vũ trang vũ khí sinh học tự phòng vệ.

Các trung tâm sinh học này nghiên cứu ra các loại vũ khí là virus, vi khuẩn với khả năng giết nhiều người và lây lan đáng sợ. Và đương nhiên, chúng ta khó có thể biết điều gì sẽ xảy ra nếu những sinh vật này thoát ra khỏi phòng thí nghiệm.

3. Trí tuệ nhân tạo

Trí thông minh nhân tạo chính là thuật ngữ chỉ về cách cư xử, sự học hỏi và khả năng thích ứng thông minh của máy móc. Ngày nay, trí thông minh nhân tạo đã trở thành một môn khoa học, với mục đích chính là cung cấp lời giải cho các vấn đề của cuộc sống thực tế, lập trình các hệ thống máy móc.

Liệu rằng robot có trở nên thông minh hơn con người?

Nhiều người cho rằng, sự tồn tại của trí thông minh nhân tạo phụ thuộc vào quyết định của con người. Các nhà khoa học đã đề xuất giả thuyết điểm kì dị, tại đó trí tuệ nhân tạo vượt qua trí tuệ con người. 

Khi ấy những chú robot sẽ tự biết tiếp thu ý thức, có cảm xúc và quan điểm. Tuy vậy lúc này, ta khó có thể biết robot sẽ trở thành những người giúp việc lương thiện hay là tai họa của loài người. Sẽ nguy hiểm hơn nếu như những robot siêu thông minh được trang bị những vũ khí chết người.


Điều trên nghe có vẻ phi lý và chuyện robot có khả năng suy nghĩ, tình cảm như con người chỉ nằm trong trí tưởng tượng. Nhưng mới đây một công nghệ tên CEBIT đã xuất hiện. Công nghệ này đã đưa trí tuệ nhân tạo tiến gần hơn đến sự độc lập, tư duy và có thể đối thoại với con người một cách sống động. 


Dựa vào công nghệ này trong tương lai, trí thông minh nhân tạo còn có thể nói dối, bàn chuyện phiếm hay hình thành thói quen xấu như ăn cắp vặt... giống con người.

Các nhà khoa học cho rằng, khi tạo ra một trí tuệ nhân tạo cho robot - điều đầu tiên cần phải hướng tới đó là kiểm soát được chúng. Nếu không, thảm họa xảy ra với con người là điều khó tránh khỏi.

4. Công nghệ nano

Công nghệ nano là công nghệ giúp con người có thể kiểm soát vấn đề với độ chính xác nguyên tử hoặc phân tử. Nó là một ngành rất tốt cho hầu hết các ứng dụng như công nghệ sinh học, năng lượng. Nhưng có một giả thuyết ghê rợn về ngành công nghệ này được đặt ra.

Những chiếc máy nano siêu nhỏ sẽ phân hủy mọi thứ?

Đó là giả thuyết chất nhờn xám - Grey goo. Đây là một kịch bản Ngày Tận thế mang tên "ăn môi trường" - liên quan đến công nghệ nano phân tử. Theo đó, các robot nano sẽ tự tái tạo, tiêu thụ tất cả vật chất trên Trái đất để phát triển số lượng. 


Các máy móc nano này có thể tác động tới mức phân tử chính vì thế chúng dễ dàng tự tái tạo, hấp thụ hay phân hủy mọi thứ. Giả thuyết chất nhờn xám được nhà khoa học tiên phong trong công nghệ nano là Eric Drexler đưa ra trong cuốn sách năm 1986. Trong đó, Drexler cho rằng những máy nano này có thể chiếm lĩnh Trái đất trong vòng chưa đầy hai ngày.

5. Thiên tai "bất thình lình"

Bên cạnh những mối nguy hiểm có thể dự đoán trước, các chuyên gia cũng chỉ ra những hiểm họa khác mà chúng ta vẫn chưa thể liệu tính chính xác được. Điển hình nhất là thiên thạch bất ngờ "ghé thăm" Trái đất, sự biến đổi khí hậu nhanh chóng mặt hay sự xuất hiện của... người ngoài hành tinh. 

Sự biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày một phức tạp.

Sự biến đổi khí hậu của Trái đất đang diễn ra ngày một phức tạp và con người là một trong những nhân tố thúc đẩy sự "tăng tốc" đó. Hàm lượng ngày càng cao của CO2 và các loại khí nhà kính khác chính là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu. 

Nhiều thiên tai, bão lũ, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, phá hỏng các hệ thống canh tác truyền thống, gây mất an ninh lương thực ở nhiều nơi. 


Thảm họa thiên thạch khó diễn ra vì xác suất va chạm giữa những thiên thể rất thấp.

Trên thực tế, thảm họa thiên thạch khó diễn ra vì xác suất va chạm giữa những thiên thể rất thấp. Tuy nhiên, nếu một thiên thạch có đường kính trên 2km "ghé thăm" Trái đất cũng có thể gây ra thảm họa toàn cầu.

Vụ va chạm sẽ tạo nên một hố lõm sâu hàng vạn dặm và hàng tấn bụi đất bay khắp khí quyển. Vụ va chạm này cũng gây ra động đất, sóng thần, hỏa hoạn, biến hầu hết các vùng đất trên Trái đất trở nên khô cằn và hầu như không có sự sống. 

Chúng ta sẽ ra sao nếu người ngoài hành tinh ghé thăm Trái đất?

Mối nguy diệt vong vì người ngoài hành tinh cũng được ít người đánh giá cao. Nhưng nhà khoa học vĩ đại Stephen Hawking đã từng cảnh báo, người ngoài hành tinh có tồn tại nhưng đừng nên tìm cách liên lạc với họ. 

Theo ông, nếu người ngoài hành tinh đến thăm chúng ta kết quả sẽ giống như Christopher Columbus đặt chân lên châu Mỹ và kết quả sau đó là cảnh thảm sát những thổ dân da đỏ vô tội.

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Io9, Livescience, BBC... 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cũng là vô dụng thôi!


Nếu đây là câu chuyện có thực thì mình thấy 4 đứa con nầy thật sự dù có bao nhiêu bằng cấp chúng chẳng xứng nỗi làm một con người ..Ai đời cả 4 thằng khg một thằng nào dám nghỉ học mà đi làm nuôi mẹ .Để mẹ ăn cám lợn mà nuôi chúng ăn học đại học
Loại con nầy thành người chưa xong thành tài nỗi gì Vậy mà còn hãnh diện .May là bằng đại học VN .Nghe thống kê bằng Tiến sĩ của VN thôi thế giới còn ngợp
Chúng nó ước mơ cao hơn chút nữa chẳng hạn đi du học nước ngoài chắc mẹ chúng chả còn cả cám mà ăn
Nếu mình thì mình chả cần bằng đại học mình sẽ đi làm phụ Mẹ lưa chon đơn giản
Cuộc sống nghèo khổ đến mức suốt 10 năm trời bà cố nhắm mắt nuốt cám...
KENH14.VN


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc triển khai nhiều giàn khoan tới biển Đông là “hành động chiến lược” và “sẽ chấn động tâm lý của Việt Nam và Philippines”

Trung Quốc đưa thêm giàn khoan ra biển

TTO - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á ĐH Hạ Môn Zhuang Goutu tuyên bố: Trung Quốc triển khai nhiều giàn khoan tới biển Đông là “hành động chiến lược” và “sẽ chấn động tâm lý Việt Nam và Philippines”.
Giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 của Trung Quốc

Ngày 20-6, báo chí đưa tin Trung Quốc triển khai thêm ba giàn khoan tới hoạt động trên biển Đông.
Theo hãng tin Reuters, trang web của Tổng cục An toàn hàng hải Trung Quốc cho thấy giàn khoan Nam Hải số 2 và số 5 sẽ được triển khai ở vùng biển giữa miền nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa do Đài Loan đang kiểm soát.
Giàn khoan Nam Hải số 4 sẽ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc. Tổng cục An toàn hàng hải Trung Quốc cho biết cả ba giàn khoan này có mặt ở các khu vực trên vào ngày 12-8.
Trước đó Bắc Kinh đã điều giàn khoan Nam Hải số 9 tới cửa vịnh Bắc Bộ.
Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời ông Zhuang Goutu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc ĐH Hạ Môn, tuyên bố đầy khiêu khích rằng việc Trung Quốc triển khai nhiều giàn khoan tới biển Đông là “hành động chiến lược” và “sẽ chấn động tâm lý của Việt Nam và Philippines”.
Trước đó, Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) từng cho biết sẽ triển khai bốn dự án ở miền tây và miền đông biển Đông trong nửa cuối năm 2014.
Không rõ các giàn khoan này có thuộc bốn dự án trên hay không.
NGUYỆT PHƯƠNG

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giành ngôi cường quốc thế giới: Trung Quốc chống Hoa Kỳ

“Các nhà chiến lược của cả hai nước đều lập kế hoạch với khả năng của một cuộc chiến Hoa Kỳ – Trung Quốc.” Gideon Rachman, bình luận trưởng của Financial Times.

Trong lịch sử thế giới, bao giờ cũng có cường quốc đến và cường quốc đi. Robert Gilpin gọi đó là “Chu kỳ bá chủ”. Thế giới – nhà chính trị học người Mỹ nói như vậy – phải chịu lời nguyền của một cuộc cạnh tranh liên tục giữa các cường quốc. Lúc nào cũng có người bảo vệ quyền lực và kẻ thách thức đứng chống nhau. Đã như thế rồi ngay từ trong nước Hy Lạp cổ xưa, khi Sparta đứng dậy chống Athena. Và ngày nay cũng thế, khi Trung Quốc tấn công vị thế của Hoa kỳ như là cường quốc đứng đầu thế giới.
Thường – và đó là điều nguy hiểm ở tình huống này – thì những lần chuyển đổi quyền lực như thế này được đi kèm bởi xung đột quân sự. Vì vậy mà hiện nay nhiều nhà quan sát tình hình thế giới đưa ra câu hỏi đầy lo lắng: Lần tranh giành quyền lực này giữa cường quốc thế giới cũ và mới, giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, có diễn ra trong hòa bình hay không?
Nếu hỏi những người đang nắm quyền lực của hai cường quốc thì người ta sẽ nghe được những từ ngữ giận dữ. “Trung Quốc không bao giờ hướng tới quyền bá chủ”, Tập Cận Bình, sếp Đảng và nhà nước mới tuyên bố khi ông lần đầu tiên gặp khách nước ngoài sau khi lên ngôi vào đầu tháng Mười Hai 2012. “Chúng tôi không phải là một mối đe dọa quân sự cho Trung Quốc”, theo chính phủ Obama.
Cả hai tuyên bố có thể là nghiêm túc, nhưng chúng không nhận ra rằng cả hai quốc gia này đã bị giam giữ trong một tình thế tiến thoái lưỡng nan kinh điển. Ai cũng tin rằng những cố gắng về mặt quân sự của mình chỉ thuần túy là để tự vệ, nhưng người kia thì lại cảm nhận chúng như là một sự công kích. Josef Braml từ Hội Đức về Chính sách Đối ngoại (Deutsche Gesellschaft für Auswärtige Politik – DGAP) nói: “Khi chúng ta nhìn Trung Quốc như là một mối đe dọa về quân sự thì nó sẽ trở thành một mới đe dọa.” Hiện tượng này có tên là self-fulfilling prophecy.
Từ Trung Quốc cũng như từ Hoa Kỳ, mới nguy hiểm của sự leo thang này bị phớt lờ một cách ngang ngạnh. Họ cứ tiếp tục đường lối đối đầu của họ. Trung Quốc vẫn tiếp tục vươn tới vị thế bá quyền trong khu vực, tức là đi theo một học thuyết Monroe không được nói ra. Người Trung Quốc muốn là ông chủ trong ngôi nhà châu Á. Trong lúc đó, người Mỹ hiện đang sống cùng xem họ như là những người đang xâm nhập vào, những người không thuộc vào trong đó. Vì vậy mà họ cố gắng, ngay cả khi họ không nói ra điều đó, giữ không cho người Mỹ vào ít nhất là phần phía Tây của Thái Bình Dương và phát triển những vũ khí tương ứng để đạt tới điều đó.
Hoa Kỳ chống lại việc đó. Họ không muốn và cũng sẽ không rời bỏ vùng phía Tây của Hawaii một cách hòa bình. Còn ngược lại là đàng khắc: Sau khi chấm dứt những cuộc phiêu lưu về quân sự ở Cận Đông hay không bao lâu nữa sẽ chấm dứt, họ lại quay lại với vùng Thái Bình Dương nhiều hơn. Khẩu hiệu của Obama: Viễn Đông thay vì Cận Đông.
Hải quân Hoa kỳ ở Thái Bình Dương sẽ được tăng cường trong những năm tới đây. Ngoài ra, Hoa Kỳ liên minh với những bãn bè cũ và mới xung quanh Trung Quốc, để cho giới lãnh đạo của nước này có ấn tượng bị nước Mỹ bao vây.
Đó là một sự phát triển nguy hiểm, cái đang diễn ra trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nếu cuộc Chiến tranh Lạnh thứ nhì trở thành một cuộc chiến tranh nóng thì nó sẽ xảy ra ở trong vùng này. Ngoại trừ trường hợp các đối thủ nhớ lại lịch sử, cái có sẵn và đầy đủ các ví dụ xấu cho những lần chuyển tiếp đầy khó khăn từ cường quốc thế giới cũ sang cường quốc thế giới mới.
Wolfgang Hirn
Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” ["Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp - Trung Quốc chống Phương Tây"]

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sự nhẹ dạ của người Việt



Illustration: Truth and Lie
Nguyễn Trần Sâm
Theo Blog Quê Choa 17/6/2014
Nhìn lại lịch sử nước nhà gần một thế kỷ qua, không thể không nhận ra rằng một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến những tai họa cho dân tộc nằm ngay ở tính cách người Việt, đặc biệt ở sự nhẹ dạ, nông nổi.
Người Việt ta rất thích được ca ngợi, rất có “năng khiếu tự hào”.
Mỗi khi có một cái cớ nào đó thì đại đa số đều say sưa với niềm tự hào vô bờ bến. Đặc biệt, khi trong mấy chục triệu đồng bào có một nhân vật nào đó làm được một việc gì “ngang tầm thời đại” thì mọi người đều coi đó như một bằng chứng về sự vượt trội của “dân tộc tôi”. Họ không biết và không thèm biết rằng một dân tộc khác có thể có hàng ngàn nhân tài cỡ đó, thậm chí còn có những người giỏi hơn. Vì thích được tự hào nên người ta sẵn sàng tin tuyệt đối khi có một người nước ngoài nào đó khẳng định rằng Việt Nam thật tuyệt vời, thậm chí là nhất thế giới.
Sau chiến thắng Điện Biên, nhà thơ chính trị đã viết “Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu” làm ngây ngất bao trái tim. Sự say sưa càng được nhân lên khi có những người nước ngoài đến Việt Nam và khẳng định Điện Biên Phủ là một trong những dấu mốc quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại. (Trong khi đó, nếu vào một trang mạng tìm kiếm nào đó và gõ “Lịch sử thế giới” hay “Lịch sử thế giới thế kỷ XX”, quý vị sẽ thấy hiện ra hàng chục tài liệu lịch sử, trong đó không có chỗ nào nhắc một lần đến Điện Biên Phủ; chỉ có Đức, Pháp, Nga, Mỹ,… với hai cuộc thế chiến, và một số sự kiện lớn khác. Và nếu quý vị đi nước ngoài và ra đường hay công viên chặn mọi người lại để hỏi thì chắc trong 1 vạn người may ra có 1 người biết Điện Biên Phủ là gì.)
“Sung sướng làm sao khi sáng mai thức dậy bỗng thấy mình là người Việt Nam.” Câu nói của một bà nào đó người Cuba (hình như nhà báo?) vào khoảng năm 1967 rõ ràng đã đẩy “niềm tự hào Việt Nam” lên tới trời. Từ ngày đó, người Việt ta không còn muốn để mắt đến một dân tộc nào khác nữa!
Sự nhẹ dạ của người dân được trang bị thêm lòng tự hào đó đã nhiều lần bị lợi dụng. Những nhân vật “làm chính trị”, với chiêu bài vừa tâng bốc, phỉnh nịnh quần chúng, vừa nói những lời mỹ miều về sự sẵn sàng hy sinh tất cả vì dân vì nước, vừa hứa hẹn về tương lai xán lạn, lại vừa tuyên truyền rằng đội ngũ lãnh đạo của cái dân tộc vĩ đại này xứng đáng là đỉnh cao trí tuệ của nhân loại, dễ dàng dắt đám quần chúng nông nổi đi theo. Thậm chí người ta còn bảo được quần chúng nhắm mắt lại trên đường đi để khỏi thấy còn có những lối đi khác, mà nhiều người vẫn tin và làm theo. Trong cuộc tranh giành đám quần chúng nhẹ dạ, nhóm người nào ma lanh hơn, xảo trá hơn sẽ thắng.
Trong những ngày này, sự nhẹ dạ vẫn đang tiếp tục bị lợi dụng. Hàng vạn người đã xuống đường biểu tình theo hai sự định hướng khác nhau. Đám người này thì nghe theo bọn côn đồ lạ hoắc, không biết chui từ lỗ nào lên, xúi họ xông vào tất cả các công ty nước ngoài, nhất là của Đài Loan, để đập phá. Đám khác lại theo sự định hướng “chính thống”, tham gia “phản biểu tình” để làm mất đi tinh thần chống bọn kẻ cướp Đại Hán, mà không biết rằng họ đang tự làm hỏng tương lai của chính mình.
Đáng buồn hơn nữa là sự nhẹ dạ của những nhà trí thức, kể cả những vị nổi tiếng. Một nhân vật có thế lực, mặc dù toàn thân đã “nhúng chàm”, từng gây ra bao tai họa cho những con người tử tế, từng làm thất thoát phần lớn ngân sách quốc gia, tức mồ hôi xương máu của bao nhiêu thế hệ, kể cả những thế hệ tương lai, chỉ cần nói được một hai câu trúng ý các nhân sỹ, bỗng được các vị này coi như bậc thánh nhân. Họ ca ngợi. Họ tung hô. Rồi dồn hết hy vọng vào một cuộc đổi dời long trời lở đất mà dường như nhân vật đó sắp tạo ra. (Nếu đúng lúc này mà nhân vật đó chết, có lẽ “lịch sử” sẽ quên đi mọi điều dơ dáy mà nhân vật đó đã từng làm, để truyền tụng với nhau rằng “ngài” đã “hiển thánh”!)
Ở một mức độ nào đó đúng là có thể giải thích được thái độ như vậy của kẻ sỹ. Khi trông chờ có một cuộc thay đổi thì điều quan trọng là nó có xảy ra được hay không. Người thực hiện nó là ai cũng được. Kẻ thực hiện dù có là kẻ xấu xa nhất thì việc thực hiện vẫn là tốt cho xã hội, vẫn nên được đón mừng. Đôi khi, vì quyền lợi chung, có thể cần “khích tướng” để một nhân vật có thế lực “nổi máu” lên và ra tay. Nhưng đó là trong trường hợp có thể hy vọng một cách có cơ sở vào khả năng thay đổi. Và dù có khích tướng thì cũng không nên ca tụng và đặt mọi niềm tin vào một nhân vật không xứng đáng.
Sự nhẹ dạ và nông cạn còn làm cho một số nhân vật có bằng cấp rất cao ngưỡng mộ và trông chờ cả vào những nhân vật ngoại bang. “Với toàn bộ tầm nhìn chiến lược toàn cầu của Putin cũng như của nước Nga, tôi nghĩ rằng họ cũng hoàn toàn có khả năng nhận biết giới hạn của nước Nga, can dự hay là hợp tác với Trung Quốc… Chuyện chấp nhận để Trung Quốc để thao túng ở Biển Đông rồi đe dọa Việt Nam, trước hết là một đồng minh chiến lược của nước Nga ở Đông Nam Á, chắc chắn Nga sẽ không thể chấp nhận”, – mới cách nay vài tuần, một vị có học vị đến tận tiến sỹ khoa học đã từng phát biểu như vậy. Những lời này rõ ràng thể hiện một nhận thức ấu trĩ, đánh giá quá cao tài năng của Putin và vị thế của nước Nga trên trường quốc tế, đồng thời cũng nhìn nhận quá sai lệch về vị thế của Việt Nam trong tư tưởng và tình cảm của Putin. Vị này đã nhầm lẫn những lời xã giao sau các cuộc hội đàm với suy nghĩ thật của một chính khách, mà trong trường hợp này là một kẻ cực kỳ giảo hoạt.
Một điều có vẻ cực kỳ phi lý và mâu thuẫn, nhưng hoàn toàn có thật, là sự nhẹ dạ và nông cạn của chính những nhân vật đã vươn đến đỉnh cao quyền lực bằng cả một quá trình lạm dụng sự nhẹ dạ của quần chúng. Vì chính họ cũng nhẹ dạ và nông cạn, họ đã say sưa với những lời đường mật về tình hữu nghị (mà đến giờ mới có vị nhận ra là “viển vông”) của những tên hàng xóm vừa xảo trá vừa hung hăng. Vì nhẹ dạ và nông cạn, họ đã hạ bút ký vào những văn bản trói buộc số phận của cả một dân tộc vào với một nước “anh em” với một tập đoàn cầm quyền đang từng ngày từng giờ gây ra những điều lo ngại và khó chịu cho cả thế giới.
Tất nhiên, trong việc ký kết những văn bản tai hại cho dân tộc, động lực chính là quyền lợi cá nhân và tập đoàn. Nhưng nếu không nông cạn và dốt nát thì những nhân vật có trách nhiệm phải hiểu được rằng những quyền lợi trước mắt đó không thể nào bảo đảm được tương lai lâu dài cho chính cá nhân họ, một khi dân tộc bị lệ thuộc vào một tập đoàn phản động ngoại bang. Số phận Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong sau khi bán nước đủ để làm tấm gương cho họ, nhưng họ đã không chịu soi. (Có lẽ họ vẫn hy vọng được làm quan ở bên Tàu như Trần Ích Tắc chăng?)
Trong mấy tuần qua, đã có biết bao nhiêu bài viết vạch trần những mưu đồ xấu xa của tập đoàn cầm quyền Trung Nam Hải. Tất cả những điều lên án đó đều đúng. Nhưng có một điều phải xấu hổ mà thừa nhận: trong quan hệ quốc tế, bọn người đó tuy đểu cáng, xỏ xiên, nhưng không hề nhẹ dạ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không Phải Biển Đông, Mà Là Baghdad…


Alan Phan
oil iraq

Vì quê hương đang phải đối phó với khủng hoảng Việt-Trung, nhiều người Việt nghĩ rằng tình hình Biển Đông sẽ tạo sóng lớn cho nền kinh tế toàn cầu, hay ít nhất là Đông Á. Gần như 70% các tin chính trong tháng vừa qua của các báo lề phải cũng như của mạng lề trái đều liên quan đến vụ giàn khoan và những phản ứng khác nhau của các lãnh đạo Việt.
Không một chuyên gia kinh tế độc lập nào của Âu Mỹ Nhật quan tâm về cuộc tranh chấp trên vì thực ra GDP của Việt Nam trên tổng số GDP của toàn cầu (85 ngàn tỷ USD vào 2012) nằm dưới 1.1 phần ngàn. Ngay cả với Trung Quốc, dù xẩy ra tình huống nào, ảnh hưởng của vụ tranh chấp cũng sẽ rất giới hạn.
Trong khi đó, cả thế giới đang theo dõi tình hình chuyển động tại Iraq và sự tồn tại của chánh phủ Maliki. Iraq đang cung cấp khoảng 2. 4 triệu b/d hay khoảng 15 % tổng sản lượng dầu của OPEC. Một cuộc nội chiến lâu dài giữa phe Shia và phe Sunni sẽ giảm sâu nguồn cung cấp và giá dầu sẽ tăng mạnh trong vài năm tới.
Dù Mỹ đang năng nổ nhất trong việc can thiệp vào Iraq để giữ cân bằng cho địa chính trỉ, kinh tế Mỹ sẽ vượt thoát dễ dàng các thử thách mới này. Ba lý do: Mỹ đã trở thành nhà cung cấp khí đốt số 1 của thế giới, đã gia tăng lượng sản xuất dầu lên vị trí thứ 3 thế giới (nhờ công nghệ shale oil); và đang giảm thiểu lượng tiêu thụ dầu đáng kể nhờ công nghệ mới về năng lượng như mặt trời, hygrogen…
Trong khi đó, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn thêm vì nhu cầu tiêu thụ dầu của Trung Quốc đã tăng lên đến 1.5 triệu b/d. Hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa giải quyết được các vấn đề kinh tế khác đang đe doạ một hard landing: nợ xấu, bong bóng tài sản, lợi thế cạnh tranh…
Những vấn nạn này có thể bắt Trung Quốc phải điều chỉnh lại các chiến lược về chính trị toàn cầu kể cả có cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Tuỳ vào những phân tích dài hạn hay ngắn hạn, Trung Quốc có thể mạnh bạo hơn về chuyện khai thác dầu; hay có thể hoà hoãn hơn để mua thời gian. Tình huống xấu nhất là phải tạo ra một cuộc chiến tranh giới hạn để người dân Trung Quốc tạm quên đi những đòi hỏi về sinh hoạt kinh tế hay chánh trị.
Alan Phan
PS: Để có một góc nhìn sâu hơn về cuộc bạo loạn tại Iraq, xin mời các bạn đọc bài phân tích của một BCA và là một chuyên viên Trung Á của Đại Học Amsterdam.
ISIS Iraq

Tham vọng của ISIS
Tiến sỹ Nguyễn Phương Mai, Đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam
17 tháng 6, 2014
Thế giới hơn một tuần qua trở nên náo động, thậm chí những trận World Cup cũng không thể làm tạt đi những luồng tin dữ từ Iraq. Tổ chức khủng bố ISIS chiếm được Molsul trong một trận tấn công làm tê liệt quân đội chính quyền, mở rộng vùng chiếm đóng đến tận gót chân thủ đô Baghdad, cướp nhà băng và nhét túi 425 triệu đôla.
Nhiều bản tin vẫn tiếp tục gọi ISIS là một nhánh hoặc một tổ chức trung thành của khủng bố Al-Qaeda. Điều này không những sai mà còn nguy hiểm.
ISIS là ai?
ISIS khởi đầu được thành lập với tên ISI (Islamic State of Iraq – Quốc gia Hồi giáo Iraq) để chống lại chính phủ Iraq theo Hồi giáo Shia và thân Mỹ. Sau rất nhiều chật vật, cuộc khủng hoảng ở Syria nổ ra khiến ISI đổi hướng quyết định tham chiến ở đây, một mũi tên trúng hai đích: vừa tiếp tục được lý tưởng thống nhất cộng đồng Hồi giáo (Sunni) khắp thế giới dưới một thể chế chung, vừa “hợp pháp hóa” chiến tranh vì kẻ thù mới không phải là Mỹ nữa mà là chính quyền phe Hồi giáo Shia của Syria. Cùng với sự chuyển hướng này, tên của ISI đổi thành ISIS (Islamic State of Iraq and Syria – Quốc gia Hồi giáo Iraq và Syria).
Rất ít người biết rằng ISI đã tự động nhập với nhánh Al-Qaida ở Syria mà không hề được phép của người đứng đầu tổ chức Al-Qaida là Al-Zawahiri. Sau một tháng giữ im lặng, Al-Zawahiri đề nghị ISIS rời tổ chức. Lãnh đạo ISIS là Al-Baghdadi không thèm quan tâm, thậm chí ra tay giết luôn người đại diện đàm phán. Cực chẳng đã, vào đầu tháng 2 năm nay, Al-Qaida tuyên bố cắt lìa ISIS khỏi gốc, với lý do được cho là ISIS quá sức man rợ, đến mức một tổ chức khủng bố như Al-Qaida cũng không thể nuốt trôi.
Tuy nhiên, đây chỉ là một lý do. Al-Qaida đương nhiên không thích bị một nhánh đàn em vượt mặt. Thêm nữa, Al-Qaida không muốn ISIS dính mũi vào miếng bánh Syria, giữa tổ chức mẹ và nhánh con có khá nhiều mâu thuẫn về vùng chiếm đóng.
Một điều Al-Qaida không ngờ là khi ISIS tách ra, 65% jihadist (chiến binh của Thượng Đế) của Al-Qaida cũng bỏ đi theo ISIS. Trong mắt những kẻ cầm súng vì một lý tưởng tôn giáo thống trị và hợp nhất toàn cầu, ISIS từ một nhánh khủng bố nhỏ bé đã vượt lên trên cơ Al-Qaida và trở thành kẻ cầm cờ tiên phong trong cuộc thánh chiến.
ISIS nguy hiểm như thế nào?
Trước nhất, ISIS hành xử rất hung bạo. Những cuộc xả súng không khoan nhượng vào người đối lập tay không và người dân vô tội khiến ai cũng rùng mình. Là một tổ chức theo Hồi giáo Sunni, ISIS khiến cộng đồng Shia ở Iraq khiếp đảm và tháo chạy. Chủ trương của ISIS với những người chống đối là: “ISIS hay là chết!”
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khiến ISIS trở nên vô cùng nguy hiểm chính là việc tổ chức này không chỉ đơn giản là một nhóm khủng bố thánh chiến với tham vọng toàn cầu như Al-Qaida. ISIS không đánh rồi rút. ISIS đánh và lập nên nhà nước của riêng mình. Điều này khiến cả thế giới bất ngờ vì các tổ chức khủng bố hầu như không có tiền lệ lập quốc. Việc xuất hiện một “quốc gia khủng bố” jihadist state (quốc gia của các chiến binh thánh chiến) là cơn ác mộng không được dự đoán trước.
Nguy hiểm hơn, quốc gia khủng bố này không nằm trong sa mạc mà bao trùm những hố dầu béo bở. Khởi đầu, ISIS chỉ nhận viện trợ từ những quốc gia dầu lửa dòng Hồi Sunni muốn lật đổ chính quyền Syria dòng Hồi Shia. Khi quân đội chính phủ bỏ chạy, ISIS tiếp quản luôn hàng triệu đôla vũ khi tối tân của Mỹ viện trợ. Thử làm một phép so sánh, khi tấn công Tháp Đôi, Al-Qaida là một tổ chức với 30 triệu đô la tiền quỹ, và được coi là giàu có. Hiện nay, túi của ISIS nặng 2 tỷ đôla
Một điều Al-Qaida không ngờ là khi ISIS tách ra, 65% jihadist (chiến binh của Thượng Đế) của Al-Qaida cũng bỏ đi theo ISIS. Trong mắt những kẻ cầm súng vì một lý tưởng tôn giáo thống trị và hợp nhất toàn cầu, ISIS từ một nhánh khủng bố nhỏ bé đã vượt lên trên cơ Al-Qaida và trở thành kẻ cầm cờ tiên phong trong cuộc thánh chiến.
Trong tình hình nội chiến căng thẳng, ISIS nhận được sự ủng hộ của một phần dân chúng dòng Hồi Sunni khi tạo được sự yên ổn nhất định. Sự cực đoan tôn giáo của ISIS ít nhất cũng có một điểm cộng là thể hiện sự công bằng, điều mà chính quyền độc tài tham nhũng không làm được.
Sự ổn định, công bằng, trong một quốc gia mới yên bình giữa bốn bề khủng hoảng, dù có hạn chế và tạm thời, chính là điều khiến ISIS hoàn toàn khác với các tổ chức khủng bố khác. Sự cực đoan man rợ và việc thành lập quốc gia riêng khiến ISIS trở nên bội phần nguy hiểm.
ISIS sẽ được xử lý thế nào?
Sự lớn mạnh không ngờ của ISIS khiến các kết nối đồng minh bất ngờ thay đổi.
Hiện nay, rất nhiều ánh mắt đổ dồn vào người Kurd. Là một dân tộc dũng mãnh nhưng chịu mất nước, người Kurd sau thế chiến thứ nhất không được thực dân Anh cho lập quốc như đã hứa, mà lãnh thổ bị chia sẻ nằm trải ra trên năm quốc gia khác nhau, trong đó có Iraq. Vùng tự trị của người Kurd luôn an toàn và phát triển, khác hẳn với phần còn lại của Iraq. Những chiến binh người Kurd nổi tiếng thiện chiến với danh hiệu “peshmerga” (kẻ đối đầu với cái chết).
Để thuyết phục người Kurd tham chiến, chính phủ Iraq chắc chắn sẽ phải nhân nhượng các hợp đồng bán dầu, nhất là việc xem xét nhượng lại cho người Kurd thành phố dầu lửa Kirkuk từ xưa vẫn đang tranh chấp.
Tuy nhiên, sự hợp tác đồng minh bất ngờ nhất có lẽ sẽ đến từ hai kẻ từ xưa tưởng không đội trời chung: Mỹ và Iran.
Iran là quốc gia đầu đàn của Hồi giáo Shia, đồng minh không lay chuyển của độc tài Assad dòng Hồi Shia tại Syria, đương nhiên cũng là đồng minh của chính quyền dòng Hồi Shia tại Iraq.
Mỹ với phương châm không tham chiến, nhưng trong cuộc khủng hoảng ở Syria đã luôn phản ứng tương đối chậm chạm với các diễn biến leo thang quá nhanh tại khu vực. Syria từ một mồi lửa dân chủ kiểu Mùa Xuân Ả Rập đã trở thành địa ngục với sự tham gia và thắng thế của các nhóm khủng bố toàn cầu, đe dọa cả sự an toàn của Mỹ một khi Syria sụp đổ.
Với ISIS, Mỹ và Iran giờ có một kẻ thù chung để bắt tay. Đây sẽ không phải là lần đầu tiên họ hợp tác. Một kẻ thù chung trong quá khứ, Taliban, cũng đã khiến Iran cộng tác với Mỹ vào năm 2002.
Lợi ích quốc gia là bàn đẩy để bản đồ đồng minh thay đổi, cùng chống lại ISIS với tư cách là một thế hệ khủng bố hoàn toàn mới và nguy hiểm gấp nhiều lần.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, hiện đang giảng dạy môn Trung Đông Học tại Đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam, Hà Lan và là tác giả cuốn Con Đường Hồi Giáo viết về 12 quốc gia Trung Đông thời hậu Mùa Xuân Ả Rập

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chiến tranh Trung-Mỹ: Nỗi kinh hoàng của châu Á


Kỳ 1: Cuộc chiến bắt đầu thế nào?
Làm thế nào mà những điều tưởng chừng như không thể lại có thể xảy ra? Thế giới đang chuẩn bị tưởng niệm 100 năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, những vấn đề về một cuộc chiến tranh bất ngờ như hồi đó đang hiện ra rõ mồn một.
Chiến đấu cơ của Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc có mối quan hệ khăng khít với nhau trong hệ thống thương mại quốc tế ở khu vực Thái Bình Dương. Do đó, một số học giả cho rằng mối quan hệ đó sẽ khiến cho chiến tranh không bao giờ có thể xảy ra, nhưng một số khác lại cho rằng chẳng có gì là không thể, như những gì đã xảy ra ở Thế chiến thứ nhất.

Bài viết này của Phó Giáo sư Robert Farley tại trường Thương mại Quốc tế và Ngoại giao Patterson (Mỹ) sẽ không tập trung vào những chi tiết mang tính chiến thuật và chiến dịch của cuộc chiến Mỹ-Trung Quốc, mà sẽ tập trung nhiều hơn vào những mục tiêu chiến lược của hai đối thủ chính trước, trong và sau xung đột. Một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ thay đổi một số yếu tố địa chính trị tại khu vực châu Á, nhưng một số nhân tố chủ chốt sẽ không bao giờ thay đổi. 
15 năm trước đây, câu trả lời duy nhất cho câu hỏi “Làm thế nào xảy ra cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ” liên quan tới tranh chấp về vấn đề Đài Loan hay bán đảo Triều Tiên. Tuyên bố độc lập của Đài Loan, cuộc tấn công của CHDCND Triều Tiên nhằm vào Hàn Quốc, hoặc một số sự kiện tương tự buộc Trung Quốc và Mỹ miễn cưỡng lao vào cuộc chiến.

Hiện nay câu trả lời đã thay đổi, sự mở rộng về khả năng và lợi ích của Trung Quốc có nghĩa là chúng ta có thể hình dung một số kịch bản khác nhau trong đó xung đột quân sự trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc có thể xảy ra. Những kịch bản này vẫn bao gồm kịch bản Đài Loan và Triều Tiên, nhưng hiện nay còn bao gồm cả kịch bản tranh chấp trên biển Đông và biển Hoa Đông, cũng như xung đột tiềm tàng với Ấn Độ dọc biên giới Tây Tạng.

Nhân tố cơ bản là sự trỗi dậy của Trung Quốc, người Trung Quốc không hài lòng với hệ thống an ninh khu vực do Mỹ lãnh đạo và những cam kết của Mỹ với nhiều quốc gia trong khu vực. Khi nào những nhân tố trên còn tồn tại thì nguy cơ của một cuộc chiến tranh vẫn còn.

Điều gì sẽ châm ngòi cho chiến tranh, cuộc chiến sẽ không bắt đầu với một cuộc tấn công chiếm ưu thế của Mỹ chống lại hạm đội và những căn cứ trên không trên bộ của Trung Quốc. Mặc dù quân đội Mỹ sẽ tìm cách phá hủy những thiết bị chống tiếp cận của Trung Quốc trước khi chúng có thể xác định mục tiêu là các máy bay, các căn cứ, các tàu chiến Mỹ, thì Washington cũng thật khó để chấp nhận một kịch bản, theo đó Mỹ sẽ chịu những chi phí tiềm năng liên quan tới sự leo thang căng thẳng.

Thay vào đó, Mỹ cần chuẩn bị để thích nghi với đòn đánh đầu tiên. Điều đó không có nghĩa là Hải quân (USN) và Không quân (USAF) Mỹ phải ngồi đợi những quả tên lửa Trung Quốc nã vào đầu mình, mà Mỹ cần những tín hiệu rõ ràng, công khai về ý định của Trung Quốc trong việc leo thang tới một cuộc chiến quân sự thông thường hay cường độ cao trước khi bắt đầu cuộc chiến thực sự.

Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc (PLA) sẽ không cho phép Mỹ huy động lực lượng đầy đủ để phát động đòn tấn công đầu tiên hoặc sẵn sàng chịu đựng một cuộc tấn công. Bên cạnh đó, một cú đánh “bất thình lình” là không chắc chắn. Thay vào đó, việc tích tụ khủng hoảng chắc chắn sẽ leo thang sang một số lĩnh vực khác, cuối cùng những hành động của quân đội Mỹ sẽ cho Bắc Kinh thấy rằng Washington thật sự đang chuẩn bị cho một cuộc chiến. Những hành động này bao gồm sự di chuyển của các tàu sân bay, chuyển sự triển khai lực lượng từ châu Âu và Trung Đông sang châu Á, và di chuyển các đội tàu chiến tới Thái Bình Dương. Ngay lúc đó, Trung Quốc sẽ cần phải quyết định xem nên tiến lên lay rút lui.

Về mặt kinh tế, cả Bắc Kinh và Washington sẽ tiến hành các biện pháp trừng phạt (Mỹ có thể viện đến các hành động đa phương), và sẽ đóng băng các tài sản của nhau, cũng như của các đồng minh thuộc phía bên kia. Điều này sẽ gây ra tổn hại về kinh tế cho người tiêu dùng ở khu vực Thái Bình Dương và phần còn lại của thế giới. Mối đe dọa về một cuộc chiến cường độ cao sẽ cản trở việc lưu thông hàng hóa toàn cầu, dẫn đến sự đình trệ trong ngành công nghiệp sản xuất.

Công Thuận (Theo N.I)

Phần nhận xét hiển thị trên trang