Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

THỰC RA CÒN NHIỀU NƠI NỮA..


9 nơi nổi tiếng bạn không được phép chụp ảnh
Ngày nay, những trải nghiệm du lịch có thể nhanh chóng được chia sẻ với bạn bè và người thân qua những bức ảnh trên mạng xã hội. Nhưng không phải nơi nào bạn cũng được phép chụp ảnh. Điều này thực sự đáng tiếc bởi danh sách những nơi cấm chụp ảnh bao gồm nhiều công trình vĩ đại nhất thế giới. Dưới đây là những địa điểm bạn không được phép chụp ảnh. Một số nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đã "một cách nào đó" chụp được những bức ảnh minh hoạ dưới đây. Nhưng có lẽ đó sẽ là một việc bất khả thi nếu như bạn "chơi" theo quy tắc.White House

Bạn có thể chụp từ xa, nhưng bên trong nhà Trắng thì không được phép.

Bảo tàng d'Orsay


Máy ảnh bị cấm tại bảo tàng d'Orsay, nơi trưng bày bức chân dung tự hoạ của Van Gogh, bức Vũ công Ballet của Degas và các Khu vườn của Monet. Tuy nhiên, bạn được phép vẽ phác hoạ. Thế cũng là may mắn hơn rất nhiều những trường hợp dưới đây.

Bên trong đền Taj Mahal



Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao các bức ảnh về đền Taj Mahal chỉ về khung cảnh bên ngoài. Không hẳn bởi vì kiến trúc bên ngoài ngôi đền đẹp hơn mà vì bạn không được phép chụp ảnh bên trong.

Tượng David của Michelangelo, Ý



Phòng trưng bày Accademia tại Florence sở hữu một trong những bức tượng nổi tiếng nhất của mọi thời đại - tượng David. Thật tệ là các bảo vệ có một thói quen la hét: "Không chụp ảnh".

Cung điện Kumsusan của Mặt trời, Bắc Triều Tiên


Bạn bị cấm chụp ảnh tại nơi cất giữ thi hài hai vị lãnh tụ của Bắc Triều Tiên: Kim il-Sung và Kim Jong-il. Thậm chí các lính gác sẽ phủi bụi và lau giày của bạn trước khi bước vào cung điện.

Tu viện Westminster, Anh


Bạn muốn một bức selfie trước mộ của Charles Darwin? Ngài Isaac Newton? Không bao giờ. Bạn không được phép chụp ảnh tại đây.

Thư viện tại Tu viện Saint Gall, Thuỵ Sĩ



Đây là một trong những thư viện cổ xưa nhất thế giới và tại đây bạn có thể tìm được những bản phác thảo kiến trúc đầu tiên trên thế giới vẽ trên giấy da. Các lính gác Thuỵ Sĩ sẽ thu máy ảnh của bạn trước khi vào đây.

Nhà nguyện Sistine, Vatican



Đội bảo vệ tinh nhanh của nhà nguyện sẽ khiến cho việc chụp ảnh những tuyệt phẩm trên trần nhà trở thành nhiệm vụ bất khả thi.

Vương miện Hoàng gia Anh


Vương miện được trưng bày tại Tháp London. Chúng lấp lánh và tuyệt đẹp. Nhưng bạn sẽ không được phép chụp ảnh.

Phần nhận xét hiển thị trên trang


Sau trận đấu, các cổ động viên người Nhật đã nán lại dọn rác
(Dân trí) - Là những người thua cuộc trong trận đấu với Bờ Biển Ngà, nhưng cách hành xử đầy văn hóa của cả cổ động viên và các cầu thủ Nhật đã khiến thế giới phải nể phục.

Hành động đẹp của cổ động viên Nhật

Những cổ động viên người Nhật đến cổ vũ cho đội tuyển thi đấu tại sân vận động Arena Pernambuco, ở thành phố Recife, Brazil đã khiến cổ động viên của tất cả các đội bóng khác phải nghiêng mình kính nể.

Sau khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên, những người Nhật đã nán lại, cầm theo những chiếc túi nhựa để nhặt rác vương vãi tại khu vực ghế ngồi của các cổ động viên Nhật. Trong lúc cổ vũ, họ cũng giống như cổ động viên đến từ các nước khác, có vứt rác xuống khán đài, nhưng khi trận đấu kết thúc, chính họ sẽ ở lại để thu dọn những rác mà mình đã vứt ra.

Sau khi sân vận động đã trở lại vắng lặng, người ta nhận ra những cổ động viên người Nhật đang đi dọc các dãy ghế để nhặt sạch rác. Tại Nhật, hành động này sẽ chẳng có gì đặc biệt bởi đó đã là thói quen của Nhật từ bao lâu nay. Mỗi khi tham gia vào những sự kiện lễ hội, thể thao, người Nhật luôn có ý thức giữ gìn cảnh quan nơi mình tới. Họ sống theo triết lý “bỏ đi không để lại dấu vết”.

Họ mang theo những chiếc túi nhựa lớn để gom 
sạch rác ở khu vực khán đài của cổ động viên Nhật

Điều đặc biệt là thói quen này đã được những cổ động viên người Nhật tuân thủ ngay cả khi họ không ở tại quê nhà. Ở những kỳ World Cup trước, người ta đã thấy được sự văn minh của cổ động viên người Nhật. Tại kỳ World Cup lần này, phóng viên nước ngoài đã nán lại để chụp hình, đưa tin về một thói quen đẹp của người Nhật.

Một thanh niên Nhật tích cực dọn rác

Hành động đẹp của đội tuyển Nhật

Điều khiến báo chí thế giới ngưỡng mộ người Nhật chính là ý thức trách nhiệm, sự tôn trọng những người xung quanh cũng như tôn trọng chính mình ở họ. Điều này không chỉ giới hạn ở các cổ động viên.

Đội tuyển Nhật cúi đầu xin lỗi người hâm mộ sau trận đấu

Trước khi rời sân đấu, những cầu thủ của đội Nhật đã xếp hàng ngay ngắn, cúi đầu hướng về phía những cổ động viên trung thành, đã lặn lội đi theo họ sang tận Brazil để cổ vũ. Các cầu thủ Nhật đã ở lại để xin lỗi những cổ động viên nước mình. Hành động xin lỗi này đã khiến hình ảnh đội Nhật đẹp hơn rất nhiều bất kể việc họ đá thua ngay trận đầu ra quân.

Trông người lại ngẫm đến ta...

Báo chí Việt Nam đã từng đăng tải nhiều bài viết về một người đàn ông Nhật thường đi nhặt rác ở Hồ Gươm, sau mỗi đêm lễ hội như rằm Trung Thu, đêm giao thừa... Bởi sau mỗi đêm lễ hội, hầu hết các đường phố ở Hà Nội thường ngập rác như thế này:



Ảnh: Tiến Nguyên

Bích Ngọc

Theo Metro
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Từ Hoàng Sa: Đội hình tàu của TQ

Từ Hoàng Sa: Đội hình tàu của TQ

 - Đội tàu cá Trung Quốc lên đến khoảng gần 60 chiếc đã tiến sâu vào vùng biển Việt Nam để xâm chiếm ngư trường truyền thống của ngư dân ta. Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã tiến hành đẩy đuổi đội tàu cá này.
XEM CLIP: 
Theo ghi nhận của Cảnh sát biển vùng 2, trong những ngày qua đội tàu cá Trung Quốc (có thời điểm lên đến gần 100 chiếc) đã có mặt tại vùng biển thuộc quyền đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Cụ thể, các tàu cá của Trung Quốc thường neo đậu ở vị trí phía Tây Nam giàn khoan Hải Dương 981 từ 20 – 30 hải lý và tiến sâu vào vùng biển vốn từ trước đến nay là ngư trường truyền thống của ngư dân ta.
TQ, giàn khoan, Hải Dương 981, Biển Đông, chủ quyền, Hoàng Sa
Tàu cá Trung Quốc có mặt dày đặc ở vị trí cách đảo Lý Sơn 126 hải lý
Ghi nhận của PV Anh Duy tại hiện trường, các tàu cá Trung Quốc neo đậu bất động và dày đặc trên mặt biển, mỗi tàu cách nhau 2 – 3 hải lý.
Phần lớn các tàu cá này không có ngư cụ trên tàu, không có bất kỳ dấu hiệu hoạt động đánh bắt cá nào diễn ra tại vị trí nói trên.
Vào 14h30 chiều 18/6, tàu Cảnh sát biển 4033 của Việt Nam khi tiến hành thực thi nhiệm vụ đã phát hiện đội tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép trên vùng biển nước ta.
Đội tàu cá Trung Quốc với khoảng 60 chiếc, neo đậu ở khu vực cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 23 hải lý về phía Tây Nam, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 126 hải lý.
Ngay khi vừa phát hiện, tàu Cảnh sát biển 4033 đã tiến thẳng về phía đội hình tàu cá Trung Quốc, dùng loa áp chế tuyên truyền, yêu cầu phải rút khỏi vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, các tàu cá Trung Quốc vẫn “bất động”.
Đáng nói hơn, có tàu Hải cảnh số hiệu 46102 của TQ có mặt để hộ tống đội tàu cá và tiếp cận gần tàu Cảnh sát biển 4033, tiếp tục “lu loa” luận điệu cũ rích, ngang ngược.
Thượng tá Nguyễn Văn Tân – Phó tham mưu trưởng huấn luyện, Cảnh sát biển vùng 2 khẳng định: “Họ đến đây không phải là mục đích đánh cá, bởi qua quan sát đều thấy không có lưới, ngư cụ…người thì vào các khoang tàu và đóng kín các cửa. Đặc biệt là đội tàu cá của Trung Quốc có những tàu lớn, có trang bị vũ khí đi theo để bảo vệ”.
Đại tá Võ Văn Kính – Phó chính uỷ Cảnh sát biển vùng 2 thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển nhận định thêm: “Đội hình tàu cá Trung Quốc đang có mưu đồ tạo nên sự hiện diện tại khu vực Biển Đông, vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam, để từ đó từng bước thực hiện kế hoạch xâm chiếm ngư trường truyền thống của nhân dân ta”.
TQ, giàn khoan, Hải Dương 981, Biển Đông, chủ quyền, Hoàng Sa
Cận cảnh tàu cá Trung Quốc không có ngư cụ và “nằm im”
TQ, giàn khoan, Hải Dương 981, Biển Đông, chủ quyền, Hoàng Sa
Ghi nhận sự ngang ngược của đội tàu cá Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam
TQ, giàn khoan, Hải Dương 981, Biển Đông, chủ quyền, Hoàng Sa
Tàu Hải cảnh 46102 của Trung Quốc đi theo bảo vệ đội tàu cá trong vùng biển Việt Nam
TQ, giàn khoan, Hải Dương 981, Biển Đông, chủ quyền, Hoàng Sa 
Tàu Cảnh sát biển 4033 dùng loa áp chế tuyên truyền, đẩy đuổi đội tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép trên vùng biển của Việt Nam
Anh Duy (từ Hoàng Sa, Việt Nam)Clip: Đàm Đệ - Ngọc Trinh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giờ mới thấm hai chữ “viển vông”

Nguyễn Vũ


(TBKTSG Online) - Thông thường một khi hai nước có xảy ra tranh chấp hay có xung đột, nói tóm lại là “cơm không lành, canh không ngọt” thì kênh tiếp xúc ngoại giao chính thức là con đường giải quyết tốt nhất.

Và một khi cử một đoàn “sứ giả” qua để tìm cách tháo gỡ những vấn đề đang căng thẳng giữa hai nước thì nguyên tắc sơ đẳng là lắng nghe lập luận của nhau, ghi nhận ý kiến của nhau để đem về nghiên cứu.

Thế nhưng đoàn do ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, sang Việt Nam và tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao Việt Nam không đi theo nguyên tắc này.

Cứ lấy tường thuật của Tân Hoa Xã cho khách quan. Hãng tin này trích lời ông Dương Khiết Trì nói rằng Việt Nam phải ngưng ngay việc quấy rối hoạt động bình thường của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông và không được tạo thêm những xung đột mới.

Đây là một thái độ không thể chấp nhận bởi suốt cả tháng 5 và xuyên qua tháng 6, người bình tĩnh nhất cũng không thể bỏ qua một sự thật rành rành là Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam, cố tình gây ra căng thẳng. Trong tình huống đó, lực lượng thi hành pháp luật của Việt Nam phải ra để thông báo cho họ biết họ đang vi phạm vùng biển Việt Nam như thế nào. Thế mà các bằng chứng bằng hình ảnh đều cho thấy kẻ hung hăng bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam, đâm thẳng vào tàu kiểm ngư Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam đều là của Trung Quốc.

Một thái độ đúng đắn của Trung Quốc phải là đưa ra lời giải thích vì sao họ hành động như vậy chứ không thể có chuyện ngược đời, đòi Việt Nam ngưng quấy rối!

Điều thứ nhì là một khi hai nước đang trao đổi ngoại giao như thế tại sao phía Trung Quốc ngay hôm đó lại hung hãn tiếp tục đâm vào tàu kiểm ngư của Việt Nam? (Thông tin từ báo chí cho biết: 15h34 chiều ngày 18-6, tàu dịch vụ dầu khí Trung Quốc số hiệu 252 đã đâm vào mạn trái tàu kiểm ngư 762 của Việt Nam, tại vị trí cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 12 hải lý. Cú đâm mạnh làm biến dạng lan can mạn trái và hư hỏng nhiều thiết bị trên tàu 762). Không lẽ phía Trung Quốc không điều khiển được hành động của các cấp bên dưới?

Ngay cả Tân Hoa Xã, cũng trong dịp này, lại tung ra bài viết mang tính vu khống và đe dọa Việt Nam với chủ đề “bốn không được”. (Thứ nhất, không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông); Thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa); Thứ ba, không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải; Cuối cùng là không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ).

Như đã nói ở trên, thái độ đúng đắn với thông lệ ngoại giao bình thường là tạm ngưng các hoạt động có thể bị gán là khiêu khích nhau một khi hai bên cử đoàn ngoại giao tiếp xúc với nhau. Đằng này Tân Hoa Xã lại có bài viết mang tính “dạy đời” như kiểu một nước lớn o ép một nước nhỏ thì rõ ràng họ đã bỏ qua nguyên tắc ngoại giao sơ đẳng này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nói trước cộng đồng quốc tế: "Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".

Nay với thực tế diễn ra qua chuyến đi của ông Dương Khiết Trì mới thấm thía hai chữ “viển vông” này.


Xem thêm:
Khi giết một người, có thể khác gì nhau?
Mà cái "khe hở" ấy, con voi chui lọt...
Về những kẻ bắn vào nhân dân của mình
Phần nhận xét hiển thị trên trang

P/s: Người dân "im lặng"... tức là... đang ở "tâm bão" !!! ***

"Sẽ còn phải mất rất nhiều thời gian"

Chiều qua, 18-6-2014, khi Dương Khiết Trì đang ở Hà Nội, tại Sài Gòn, tôi và Jing Zhao (nổi tiếng với bút danh Michael Anti) cùng nhau làm "ngoại giao nhân dân". Tên tuổi Zhao - một blogger Trung Quốc - trở thành đầu đề của các trang báo khi Google chịu áp lực của chính quyền Trung Quốc "delete" blog của anh năm 2005. Zhao sau đó làm cho The New York Times, The Washington Post... trở thành Nieman Fellow (2008). Qua những Nieman Fellows khác, anh tìm tới tôi để tìm hiểu thêm về vụ Giàn khoan 981 và vụ báo loạn Vũng Áng - Bình Dương.Zhao thừa nhận, mọi người dân Trung Quốc đều được dạy về Hoàng Sa - Trường Sa như là lãnh thổ đương nhiên của họ; giờ đây, không ít người Trung Quốc biết thêm các thông tin từ Việt Nam, Philippines... nhưng phần lớn trong số đó, thay vì hành động dựa trên sự thật, dù là nhân dân, vẫn hành động dựa trên tâm thế "Đại Hán". Tôi kể cho Zhao nghe những chuyện ti tiện mà Chính quyền Trung Quốc làm với ngư dân VN trên Biển Đông, với đất đai của VN trên đường Biên phía Bắc. Tôi nói: "Nếu người dân Trung Quốc biết những việc đó họ sẽ xấu hổ, đấy không phải là cách cư xử của một nước lớn". Zhao nói: "Sẽ còn phải mất rất nhiều thời gian".
***

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tiền được in ra trên thế giới đã đi đâu?


Tiền được in ra trên thế giới đã đi đâu?
Suy thoái kinh tế vẫn tiếp diễn và cả thế giới đang cần tiền. Vì sao cả thế giới lại khan tiền đến vậy và tiền các nước in ra đã đi đâu?
Tờ Bloomberg đưa tin, ngân sách của nước Mỹ lại thâm hụt 130 tỷ USD trong tháng 5. Tài sản của nước Mỹ và châu Âu đang "bốc hơi" hàng giờ là điều không lạ. Và nhiều người cho rằng, chúng đang đổ về các nền kinh tế mới nổi đặc biệt là Trung Quốc. Nhưng cũng theo tờ Bloomberg, năm 2014, dự kiến Trung Quốc cũng sẽ thâm hụt 216 tỷ USD.

Vậy tiền thế giới đang đi về đâu? Tờ New York Times cho biết, đây cũng là câu hỏi làm đau đầu các chuyên gia kinh tế trong nhiều thập kỷ qua. Và cuối cùng, họ đã đưa ra một câu trả lời đơn giản: Tiền đang nấp sau nạn trốn thuế.




























Suy thoái kinh tế vẫn tiếp diễn và cả thế giới đang cần tiền. Vì sao cả thế giới lại khan tiền đến vậy và tiền các nước in ra đã đi đâu?
Tờ Bloomberg đưa tin, ngân sách của nước Mỹ lại thâm hụt 130 tỷ USD trong tháng 5. Tài sản của nước Mỹ và châu Âu đang "bốc hơi" hàng giờ là điều không lạ. Và nhiều người cho rằng, chúng đang đổ về các nền kinh tế mới nổi đặc biệt là Trung Quốc. Nhưng cũng theo tờ Bloomberg, năm 2014, dự kiến Trung Quốc cũng sẽ thâm hụt 216 tỷ USD.

Vậy tiền thế giới đang đi về đâu? Tờ New York Times cho biết, đây cũng là câu hỏi làm đau đầu các chuyên gia kinh tế trong nhiều thập kỷ qua. Và cuối cùng, họ đã đưa ra một câu trả lời đơn giản: Tiền đang nấp sau nạn trốn thuế.

Theo Lê Tuyển 
Lê Tuyển
Lê TuyểnPhần nhận xét hiển thị trên trang

Hacker sẽ tấn công hai DN dầu khí lớn của VN


 

Vân Ly

 

 

 

 

Hình thức tấn công của hacker là làm nghẽn truy cập mạng, thay đổi giao diện... Ảnh: Vân Ly
(TBKTSG Online) - Bộ Công Thương vừa có công văn chỉ đạo hai doanh nghiệp dầu khí lớn của Việt Nam trực thuộc bộ sẵn sàng ứng phó với nguy cơ bị tấn công mạng có thể vào ngày vào 20-6 tới.
Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (CNTT), Bộ Công Thương cho biết, ngày 17-6 Bộ Công Thương đã có công văn yêu cầu Liên doanh Dầu khí Việt - Nga (VietsoPetro) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) sẵn sàng ứng phó với nguy cơ bị tấn công mạng. Bộ cũng yêu cầu hai công ty này phải rà soát thủ tục ứng phó sự cố tấn công mạng,  cập nhật lại hệ thống CNTT, hệ điều hành, ứng dụng, web, và cả hệ thống an toàn an ninh mạng, phải thực hiện sao lưu dữ liệu … Bên cạnh đó phải cảnh báo nhân viên của hai doanh nghiệp này cần phải thận trọng với những email có dấu hiệu nghi ngờ.
Sở dĩ Bộ Công thương có chỉ đạo trên là do Trung tâm ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính Việt Nam (Vncert) đã gửi công văn cảnh báo tới Bộ Công Thương để cơ quan này chỉ đạo hai doanh nghiệp trên tăng cường theo dõi, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó nếu xảy ra sự cố tấn công mạng. Vncert cho biết, hiện hệ thống phòng vệ đã được bật lên, các cơ quan chức năng đang phối hợp theo dõi chặt chẽ tình hình.
Được biết, Vncert đã nhận được thông tin cảnh báo về kế hoạch tấn công mạng vào hai doanh nghiệp trên từ các thành viên Hiệp hội An toàn An ninh thông tin Việt Nam, các tổ chức ứng cứu khẩn cấp máy tính Châu Á Thái Bình Dương từ ngày 16-6. Theo đó, diễn đàn Hacker mũ trắng WhiteHat Forum đã đăng bài cảnh báo về việc hai công ty dầu khí lớn nhất Việt Nam gồm VietsoPetro và PetroVietnam bị tin tặc quốc tế lên lịch tấn công vào ngày 20-6-2014.
Bài viết dẫn nguồn tin từ Cyberwarzone và USNews cho hay, nhóm tội phạm mạng AnonGhost đứng đằng sau chiến dịch #opPetrol 2013 từng tấn công vào hàng loạt các quốc gia xuất khẩu dầu và công ty dầu khí trên thế giới vào ngày 20-6-2013 từng tuyên bố sẽ tái diễn chiến dịch một lần nữa vào ngày 20-6-2014. Và trong danh sách nhắm đến của cuộc tấn công có tên 2 công ty dầu khí lớn nhất Việt Nam là VietsoPetro và PetroVietnam.
Các hình thức tấn công có thể là tấn công làm nghẽn truy cập mạng của doanh nghiệp, tấn công và thay giao diện các tài khoản mạng xã hội, đăng tải các thông điệp giả mạo, tấn công và thay giao diện website các tổ chức, ăn cắp và công bố thông tin, tấn công máy chủ của các tổ chức với mục đích phá hoại…
Các chuyên gia bảo mật của WhiteHat Forum cho rằng ngày 20-6 là thời điểm có khả năng cao nhất sẽ diễn ra các vụ tấn công hoặc công khai kết quả tấn công. Song, dựa vào các cuộc tấn công trước đây thì thời gian có thể thay đổi.
Trong khi đó, các chuyên gia an ninh mạng trong nước thì cho rằng, rất có thể đây chỉ là một tình huống đe dọa chứ không xảy ra trên thực tế. Tuy nhiên, việc chuẩn bị đối phó tấn công mạng với hai doanh nghiệp trên vẫn là điều cần thiết.
Phần nhận xét hiển thị trên trang