Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Pol Pot đã trở thành “Anh hùng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên” như thế nào

Tác giả:  Nate Thayer

(Hà Hiển dịch và giới thiệu)
Nhà báo Nate Thayer
Nhà báo Nate Thayer
HH – Dưới đây là bản dịch bài viết của nhà báo Mỹ Nate Thayer với tiêu đề gốc là:   Pol Pot Tells China in 1977 that Killings Underway, to Continue  (tạm dịch: Pol Pot tuyên bố với Trung Quốc vào năm 1977 rằng việc giết người đang diễn ra sẽ được tiếp tục) (*).  Bài viết này nói về chuyến thăm chính thức duy nhất ở cấp nhà nước tới Trung Quốc và Bắc Triều Tiên  của bọn Khmer Đỏ do Pol Pot dẫn đầu khi bọn chúng còn đang nắm quyền ở Phnom Penh năm 1977.  
Nate Thayer, theo lời tự giới thiệu trên trang blog riêng của ông, là một nhà báo tự do có 25 năm kinh nghiệm viết về các chủ đề ở ngoài nước Mỹ, chủ yếu về Châu Á, đặc biệt là về lịch sử chính trị hiện đại của Campuchia, về Khmer Đỏ cũng như về Bắc Triều Tiên.
Nhà báo này cũng là người đã gặp và trực tiếp phỏng vấn Pol Pot tại một căn cứ của Khmer Đỏ trong rừng vào năm 1998, chỉ 5 tháng trước cái chết của y.
Bản dịch này đã được tác giả cho phép đăng lên ở đây. Trong giới hạn khả năng của mình, người dịch đã cố gắng dịch sát với văn phong, kể cả giữ nguyên cách viết chữ hoa, chữ  đậm… trong bài gốc cũng như trong các đoạn mà tác giả trích dẫn lại từ nguồn khác. Người dịch chỉ xin được lấy một chi tiết trong bài báo, đó là việc Pol Pot, kẻ vấy máu hàng triệu người dân Campuchia và cũng là thủ phạm gây ra cuộc chiến tranh biên giới phía Tây – Nam tàn sát dã man hàng ngàn dân lành Việt Nam, đã được Kim Nhật Thành trao tặng danh hiệu “Anh hùng nước CHDCND Triều Tiên” để đặt lại tựa bài cho bản dịch sang tiếng Việt nhân vừa đọc một bài viết trên Cầu Nhật Tân nhắc lại thông tin Nhà nước Việt Nam đã trao tặng  Huân chương Sao Vàng cho Kim Nhật Thành 11 năm sau sự kiện trên.  
Vào hôm ngay trước khi Pol Pot thực hiện chuyến thăm nhà nước đến Bắc Kinh vào tháng 9 năm 1977, ông ta đã đọc một bài diễn văn tại Phnom Penh, trong đó ông ta lần đầu tiên công khai tiết lộ sự tồn tại của Đảng Cộng sản Campuchia mà chính ông ta là Tổng Bí thư. Không người nào ở Campuchia cũng như trên thế giới biết về điều này ngay cả sau khi họ (tức là Polpot và đồng bọn – HH) đã nắm quyền lực hơn hai năm.
Năm ngày trước đó, tức ngày 24, lực lượng Khmer Đỏ đã phát động các cuộc tấn công vào một số làng bên trong Việt Nam.
Ông ta đến Bắc Kinh ngày 28 tháng 9 và khởi hành đi Bình Nhưỡng vào ngày 04 tháng 10, trở về Trung Quốc một tuần sau đó và trở về Campuchia vào ngày 22 Tháng 10 năm 1977.
Đó là chuyến thăm chính thức duy nhất của Pol Pot bên ngoài Campuchia tới Trung Quốc và Bắc Triều Tiên trong khi ông ta còn đang nắm quyền lực như  nhà lãnh đạo của chính quyền Khmer Đỏ.
Bức ảnh này chụp buổi lễ tiễn Pol Pot tại Bắc Kinh ngày 22 tháng 10 năm 1977-  là hình ảnh cuối cùng của Pol Pot khi ông ta đang nắm quyền trước khi bị đẩy vào các khu rừng nhiệt đới hơn hai năm sau đó vào ngày 07 tháng 1 năm 1979. Với hình ảnh Pol Pot mỉm cười vẫy tay ở phía trước, Đặng Tiểu Bình ở bên trái và Hoa Quốc Phong ở phía trước. Giữa Hoa và Pol Pot là Ieng Sary, Bộ trưởng ngoại giao và cũng là em (anh) rể của ông ta . Trong khi Việt Nam chú thích bức ảnh này này như là chuyển thăm của Pol Pot tới  Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình đã vắng mặt trong ngày tổ chức lễ  đón Pol Pot. Việt Nam đã sử dụng bức ảnh chính thức này của Trung Quốc vào mục đích tuyên truyền để chứng minh sự thông đồng giữa Khmer Đỏ và Bắc Kinh.
Bức ảnh này chụp buổi lễ tiễn Pol Pot tại Bắc Kinh ngày 22 tháng 10 năm 1977- là hình ảnh cuối cùng của Pol Pot khi ông ta đang nắm quyền trước khi bị đẩy vào các khu rừng nhiệt đới hơn hai năm sau đó vào ngày 07 tháng 1 năm 1979. Với hình ảnh Pol Pot mỉm cười vẫy tay ở phía trước, Đặng Tiểu Bình ở bên trái và Hoa Quốc Phong ở phía trước. Giữa Hoa và Pol Pot là Ieng Sary, Bộ trưởng ngoại giao và cũng là em (anh) rể của ông ta . Trong khi Việt Nam chú thích bức ảnh này này như là chuyển thăm của Pol Pot tới Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình đã vắng mặt trong ngày tổ chức lễ đón Pol Pot. Việt Nam đã sử dụng bức ảnh chính thức này của Trung Quốc vào mục đích tuyên truyền để chứng minh sự thông đồng giữa Khmer Đỏ và Bắc Kinh.

Ở Trung Quốc, 
Pol Pot đã gặp Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và thủ tướng Trung Quốc Hoa Quốc Phong – đã được Mao cầm tay chỉ định là người thừa kế, cũng như sẽ sớm gặp nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình.
Pol Pot rời Trung Quốc để thực hiện chuyến thăm chính thức Bắc Triều Tiên vào đầu tháng Mười, nơi ôngta được Kim Nhật Thành chào đón với nghi lễ nhà nước cấp cao trước khi trở lại các cuộc thảo luận tạiTrung Quốc.
Polpot đã ký các thỏa thuận nhằm gia tăng viện trợ quân sự, huấn luyện và hỗ trợ khác với cả hai nước trong chuyến đi này.
Mặc dù ngầm lo ngại về sự cai trị khắc nghiệt của Khmer Đỏ và kế hoạch của họ chuẩn bị một cuộc chiến tranh sẽ xảy ra sớm với Việt Nam, Trung Quốc vẫn cung cấp một sự hỗ trợ đầy đủ và toàn diệncho Kampuchea Dân chủ khi nổ ra cuộc chiến tranh không tuyên bố với Việt Nam hai năm sau đó.
Trong cuộc thảo luận với Pol Pot, Đặng Tiểu Bình đã cố gắng thuyết phục Khmer Đỏ nên cân nhắc và nên hoãn cuộc chiến tranh với Việt Nam, nhưng Pol Pot bác bỏ lời khuyên của Trung Quốc, làm xấu đi mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã hỗ trợ đầy đủ và toàn diện cho Kampuchea Dân chủ trong cuộc chiến tranh không tuyên bố lúc đó với Việt Nam.
Trong chuyến thăm Trung Quốc, Pol Pot (bên trái) đã nhận được sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình cho sự  "thành công" của "Kampuchea Dân chủ" trong (việc xây dựng) một thiết chế xã hội "phi giai cấp" và trong cuộc chiến chống lại Việt Nam. Ảnh lưu hành chính thức của Trung Quốc (không ghi thời điểm chụp).
Trong chuyến thăm Trung Quốc, Pol Pot (bên trái) đã nhận được sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình cho sự “thành công” của “Kampuchea Dân chủ” trong (việc xây dựng) một thiết chế xã hội “phi giai cấp” và trong cuộc chiến chống lại Việt Nam. Ảnh lưu hành chính thức của Trung Quốc (không ghi thời điểm chụp).

Theo các tài liệu mới tiết lộ gần đây của Trung Quốc, trong buổi làm việc này với Hoa Quốc Phong, Pol Pot đã trình bày rõ về cuộc thanh trừng diễn ra tại Campuchia và rằng chiến tranh với Việt Nam đã lấp ló ở phía trước, hai năm trước khi phần còn lại của thế giới nhận thức được các cuộc thảm sát đã diễn rabên trong Campuchia. Ông ta cho biết chi tiết về các gián điệp của đối phương tại trung tâm của bộ máyquyền lực trong đảng và sĩ quan quân đội chỉ huy cấp cao như sau:  “chúng tôi cho rằng chúng (tức Việt Nam – HH) đã cài đặt nhân viên tình báo trong lực lượng của chúng tôi. Ở cấp trung ương, chúng có 5gián điệp, ở cấp sư đoànchúng có từ 4 đến 10 (gián điệp), và ngoài ra, chúng có một số gián điệp ở các tỉnh “. Pol Pot khẳng định chắc chắn rằng cuộc càn quét do trung ương của ông ta chỉ đạo nhằm tiêu diệtkẻ thù trú ngụ ở cấp cao nhất của chế độ cho đến các cấp thấp hơn sẽ còn tiếp tục, và ông ta tuyên bố với Thủ tướng Trung Quốc rằng chiến tranh với Việt Nam là điều tất yếu phải xảy ra.
Hoa Quốc Phong trả lời: “Chiến lược của đồng chí  đối với các nước láng giềng là đúng đắn.”
Đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Campuchia, Sun Hua, bên trái, cùng với Ieng Sary nâng cốc chúc mừng nhau tại Phnom Penh – Bác ảnh không ghi ngày tháng được Quân đội Việt Nam tìm thấy trong các tài liệu lưu trữ trong tháng 1 năm 1979  bị  Khmer Đỏ bỏ lại khi họ chạy trốn khỏi Phnom Penh.
Đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Campuchia, Sun Hua, bên trái, cùng với Ieng Sary nâng cốc chúc mừng nhau tại Phnom Penh – Bức ảnh không ghi ngày tháng được Quân đội Việt Nam tìm thấy trong các tài liệu lưu trữ trong tháng 1 năm 1979 bị Khmer Đỏ bỏ lại khi họ chạy trốn khỏi Phnom Penh.

Pol Pot: Liên Xô, Việt Nam, và Cuba đang hợp tác 
với nhau để chống lại chúng tôi tại khu vực biên giới. Chúng tôi nghĩ rằng bọn chúng đã cài sẵn các nhân viên tình báo trong lực lượng của chúng tôi. Ở cấp trung ương, chúng có 5 gián điệp, ở cấp sư đoànchúng có từ 4 đến 10, và ngoài ra, chúng còn có (gián điệp) ở một số tỉnh. Kể từ tháng chín năm 1975, chúng đã chuẩn bị tấn công Phnom Penh, Prey Veng, và khu vực biên giới. Chúng cũng đang chuẩn bị ám sát lãnh đạo của chúng tôi  bằng những khẩu súng có độ chính xác cao và chất độc. Chúng đã nhiều lầnbỏ chất độc vào thức ăn mà chúng tôi tình cờ không ăn phải.  Thái Lan, Liên Xô và Việt Nam đang hợp tác với nhau để làm như vậy. Chúng tôi cũng có tài liệu cho thấy rằng Mỹ và Việt Nam cũng hợp tác với nhau trong chuyện này. Trong năm 1976, chúng tôi bắt đầu giải quyết vấn đề gián điệp Việt Nam và vào tháng Sáu năm 1977, công việc này đã cơ bản hoàn thành. Chúng tôi đã bố trí cán bộ được lựa chọn cẩn thận để phụ trách Phnom Penh và các khu vực biên giớinhất là tại vùng biên giới phía Đông [với Việt Nam], nơi có nhiều nhân viên CIA đang hoạt động. Chúng tôi hiểu rằng bản chất của các lực lượng vũ trang Việt Nam đã thay đổi.Chúng không còn chịu đựng được khó khăn. Bây giờ chúng dựa vào vũ khí hạng nặng, xe tăng và máy bay. Đồng thời, bản chất của lực lượng bộ binh của chúng cũng đã thay đổi. Quân đội của chúng không muốn chiến đấu. Nhiều người trong quân đội của chúng từ miền Bắc vào đã lấy vợ khác ở miền Nam và không còn chiến đấu được nữa. Chúng tôi không ngại đánh nhau,mà chỉ lo ngại về mối đe dọa liên tục từ Việt Nam. Không chỉ Việt Nam muốn thôn tính Campuchia và Lào. Chúng còn muốn chiếm toàn bộ Đông Nam Á. Chúng tôi đã tiến hành đàm phán với chúng nhiều lần nhưng không có kết quả. Việc giải quyết vấn đề bằng biện pháp quân sự sẽ dẫn đến sự suy giảm lực lượng của chúng tôi.
Đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Campuchia, Sun Hua, bên trái, cùng với Ieng Sary nâng cốc chúc mừng nhau tại Phnom Penh – Bác ảnh không ghi ngày tháng được Quân đội Việt Nam tìm thấy trong các tài liệu lưu trữ trong tháng 1 năm 1979  bị  Khmer Đỏ bỏ lại khi họ chạy trốn khỏi Phnom Penh.
Hộ chiếu ngoại giao chính thức của Trung Quốc mà Bắc Kinh cấp cho Ieng Sary dưới tên giả Trung Quốc là  “Su Hao,” với thông tin giả mạo là ông ta được sinh ra ở Bắc Kinh vào ngày 01 Tháng Giêng năm 1930. Hộ chiếu này được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốccấp, cho phép Sary thực hiện các chuyến đi bên ngoài Trung Quốc sau khi Khmer Đỏ sụp đổ vào tháng 1 năm 1979.

POL POT: Do đó, định hướng chiến lược là nên phát triển cách mạng ở Đông Nam Á. Nếu không,  sẽ mất hàng thế kỷ để giải quyết các vấn đề giữa Việt Nam và Campuchia. Theo hiểu biết của chúng tôi thì Lào sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược của Việt Nam. Hiệp ước Việt-Lào ngày 13 tháng 7 năm 1977 là một hiệp ước, theo đó Việt Nam đặt lãnh thổ Làodưới sự kiểm soát của họ. Dân số Lào là ba triệu. Tuy nhiên, chỉ tính riêng số lượng người Việt Nam ở Lào không thôi, chưa đề cập đến những người Lào gốc Việt, đã là ba triệu người. Dân số Việt Nam tăng từ một đến hai triệu mỗi năm. Sau năm năm, người Lào sẽ trở thành thiểu số.Tuy nhiên, Việt Nam không thể kiểm soát được Lào vì nó không có đủ các nguồn nhân lực, tài chính, và lương thực. Nếu cuộc cách mạng ở Đông Nam Á tiến lên mạnh mẽ, khai thác đượccác cơ hội, thì tình hình sẽ tốt hơn và chúng tôi sẽ giải quyết được vấn đề của chúng tôi. Chúng tôi đã thảo luận với các bạn Miến Điện, Malaysia, Indonesia và Thái Lan và đã đạt đượcnhững thỏa thuận với họ. Đây là một thắng lợi chính trị to lớn mặc dù sẽ phức tạp hơn khi chúng ta đi vào chi tiết. Chúng tôi dựa vào người bạn Trung Quốcở miền Bắc. Đông Nam Á là thống nhất. Tình hình này khuyến khích chúng tôi về mặt chiến lược. Về chính sách đối ngoại, chúng tôi cố gắng đoàn kết các lực lượng ở Đông Nam Á. Trung ương chúng tôi coi việc này là một nhiệm vụ quan trọng. Chúng tôi dành nhiều thời gian làm việc với các bên trong khu vực Đông Nam Á. Việc Campuchia có thể tự bảo vệ được chính mình là góp phần vào việc bảo vệ Đông Nam Á. Như trước đây, chúng tôi cảm thấy an toàn khi có Trung Quốc như bạn bè. Đại hội Đảng (CS Trung Quốc) lần thứ 11 gần đây đã khích lệ chúng tôi và hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho chúng tôi và cho cuộc cách mạng Đông Nam Á. 

Hoa Quốc Phong: Chiến lược của 
các đồng chí liên quan đến các nước láng giềng là đúng đắn.

 Pol Pot, bên trái phía trước, đi với phái đoàn Trung Quốc do Uông Đông Hưng (phía trước, bên phải) trong chuyến thăm của phái đoàn này đến Kampuchea Dân chủ vào ngày 05 Tháng Mười Một 1978. Khieu Samphan và Noun Chea đi theo phía sau. Trong chuyến thăm này, diễn ra hai tháng trước khi những người này chạy trốn xe tăng Việt Nam để vào rừng, Pol Pot được cho là đã yêu cầu viện trợ quân sự khẩn cấp từ Trung Quốc, nhưng yêu cầu này đã bị từ chối.
Pol Pot, bên trái phía trước, đi với phái đoàn Trung Quốc do Uông Đông Hưng (phía trước, bên phải) trong chuyến thăm của phái đoàn này đến Kampuchea Dân chủ vào ngày 05 Tháng Mười Một 1978. Khieu Samphan và Noun Chea đi theo phía sau. Trong chuyến thăm này, diễn ra hai tháng trước khi những người này chạy trốn xe tăng Việt Nam để vào rừng, Pol Pot được cho là đã yêu cầu viện trợ quân sự khẩn cấp từ Trung Quốc, nhưng yêu cầu này đã bị từ chối.

N
gày 4 tháng 10, Pol Pot và một phái đoàn, trong đó  Nuon Chea, người phụ trách các vấn đề về an ninh và là chỉ huy chính trị của bộ máy Khmer Đỏ giết ngườingoại trưởng kiêm anh rể Ieng Sary, Bộ trưởng Quốc phòng Son Sen, và em dâu Ieng Thirith- là các thành viên của Bộ Chính trị của đảngCampuchia đã đến Bình Nhưỡng, nơi họ được chào đón nhiệt tình bằng những nghi lễ rất khoa trương.
Pol Pot đã được Kim Nhật Thành tôn vinh thông qua nghi lễ đón tiếp nhà nước cao cấp. Đoàn của Polpot đã được ca ngợi với không ít hơn 2bài báo trên các phương tiện truyền thông chính thức của Bắc Triều Tiênđược phát liên tục trên đài phát thanh và truyền hình với vô số hình ảnh  và ít nhất 6 cuộc gặp mặtriêng với Lãnh tụ vĩ đại Kim Nhật Thành, người đã đón Pol Pot tại sân bay cùng một đám đông gồmhàng trăm ngàn người cổ vũ và vẫy hoa trên suốt con đường (từ sân bay) về thủ đô Bình Nhưỡng.
Ieng Sary, Pol Pot, và Son Sen (trái sang phải) cùng nhau tại Bình Nhưỡng. Bức ảnh không đề ngày này đã được các nhà báo thu thập được sau một cuộc tấn công (của Việt Nam) vào các căn cứ của Khmer Đỏ.
Ieng Sary, Pol Pot, và Son Sen (trái sang phải) cùng nhau tại Bình Nhưỡng. Bức ảnh không đề ngày này đã được các nhà báo thu thập được sau một cuộc tấn công (của Việt Nam) vào các căn cứ của Khmer Đỏ.

Ngay khi đến nơi, “Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành đã siết chặt tay Đồng chí Pol Pot tại sân bay Bình Nhưỡng” nơi “Lãnh tụ vĩ đại, Đồng chí Kim Nhật Thành cùng chụp ảnh kỷ niệm chung với phái đoàn của đảng và chính phủ Campuchia Dân chủ do Đồng chí Pol Pot dẫn đầu “
Sau đó, “Đồng chí Pol Pot đã duyệt Đội danh dự thuộc ba binh chủngQuân đội Nhân dân Triều Tiên” và “các học sinh trung học đã dâng các chùm hoa thơm ngát tới Lãnh tụ vĩ đại, Đồng chí Kim Nhật Thànhvà Đồng chí Pol Pot.”
Họ tiếp tục đi vào Bình Nhưỡng, nơi “Chủ tịch Ủy ban hành chính Bình Nhưỡng, cùng với các anh hùng của nước cộng hòa và các công nhân tiêu biểutặng Đồng chí Polpot bức tượng một chiến sĩ chống đếquốc ” sau đó là “các chàng trai và cô gái sinh viên cùng các nghệ sĩ xếp thành hàng múa hát nhiệt tình chào đón các sứ giả thiện chí của nhân dân Campuchia với sự tham dự của Đồng chí Kim Nhật Thành tại quảng trường Kim Nhật Thành. “
Hai ngày tiếp theo, 05 tháng 10 và 06 Tháng 10, chứa đựng nhiều bí mật hơn khi các thành viên phái đoàn Khmer Đỏ  buổi làm việc với các đồng nhiệm Bắc Triều Tiên. “ Truyền thông chính thức của Bình Nhưỡng đưa tin:các cuộc hội đàm  đã diễn ra giữa Lãnh tụ vĩ đại Đồng chí Kim Nhật Thành và Đồng chí Pol Pot”,  tiếp theo là lễ hội với các nghi thức cấp cao vào tối 5 tháng 10, trong đó “Đồng chí Pol Pot, cùng với Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành bước lên sân khấu tại Nhà hát Mansudae vàtrao tặng cho các diễn viên một giỏ hoa để chúc mừng họ về buổi biểu diễn thành công và chụp ảnh kỷ niệm cùng với họ. “
Vào ngày 06 Tháng Mười năm 1977, “Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành đã đến thăm  xã giao trở lại Đồng chí Pol Pot” và sau đó “Hội đàm đã được tổ chức giữa Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thànhvà Đồng chí Pol Pot.”
Bắc Triều Tiên và Trung Quốc là hai nước mà các nhà ngoại giao của họ tại Phnom Penh trong thời gian Khmer Đỏ cai trị có đặc quyền duy nhất là được phép rời khỏi khuôn viên đại sứ quán của họ (tại Phnom Penh) mà không cần phải xin phép trước. Vài ngàn kỹ thuật viên và cố vấn Bắc Triều Tiên đãsống ở Campuchia. Bắc Triều Tiên cung cấp thép, vật liệu và kỹ sư để hỗ trợ việc xây dựng và huấn luyện cho quân đội và các lực lượng an ninh.
Trong một chương trình tuyên truyền mà Bình Nhưỡng dành cho Pol Pot năm 1977 khi Pol Pot đang tăng cườngchiến dịch thanh trừng nội bộ đối với các kẻ thù ý thức hệhệ thống truyền thông Bắc Triều Tiênđã phát đi một bức điện chúc mừng các đồng chí Campuchia nhân kỷ niệm 17 năm thành lập Đảng Cộng sản Kampuchea. Bản tin này nói Kim Nhật Thành đã chúc mừng nhân dân Campuchia vì đã “xóa sổ [các] nhóm phản cách mạng của bọn gián điệp đã tiến hành các hoạt động lật đổ và phá hoại”
Sau khi đàm phán để gia tăng thương mại và hỗ trợ từ Bình Nhưỡng, ngày 07 Tháng Mười, Pol Pot đã được chào đón bởi hàng trăm ngàn người tại sân vận động quốc gia nơi “Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí KimNhật Thành và Đồng chí Pol Pot cùng nắm chặt tay nhau giương lên cao trước sự chào đón nhiệt tình của đông đảo quần chúng tại Sân vận động Moranbong”, nơi đoàn Khmer Đỏ được vinh dự “ngồi trên lễ đài cuộc tập hợp của đông đảo quần chúng chào mừng đoàn đại biểu đảng và chính phủ Cam pu chia do Đồng chí Pol Pot dẫn đầu, với sự có mặt của Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành
Cuộc tụ họp trên được phương tiện truyền thông Bắc Triều Tiên cổ vũ và đưa hình ảnh “Kim Nhật Thành đọc diễn văn trước cuộc mit-tinh ngày 07 tháng 10 của đông đảo quần chúng chào đón Pol Pot.”
Trước hàng ngàn người,“Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành đã trao tặng danh hiệu Anh hùngnước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên cho Đồng chí Pol Pot.”
Ngày hôm sau, 08 tháng Mười vào buổi sáng, “Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành và Đồng chí Pol Pot đã ký thông cáo chung giữa nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và nước Campuchia Dân chủ” và “Trong khi chúc mừng kỷ niệm lần thứ 32 ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên, đồng chí Pol Pot đã tặng Lãnh tụ vĩ đại - Đồng chí Kim Nhật Thành một giỏ hoa và chúc vị lãnh tụ vĩ đại sống lâu
Lãnh tụ vĩ đại - Đồng chí Kim Nhật Thành chân thành nói lời chia tay Đồng chí Pol Pot ngay khi  đồng chí rời khỏi Bình Nhưỡng sau khi kết thúc thành công chuyến viếng thăm đất nước chúng ta”, và một bài viết khác miêu tả Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành đã siết chặt tay Đồng chí Pol Pot khi đồng chí rời Bình Nhưỡng. “
_________________________________________________________________________
(*) Link bài gốc bằng tiếng Anh:

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hãy đặt lợi ích quốc gia lên trên tất cả mọi thứ khác !

Hà Hiển

ntdMột tờ báo Trung Quốc – Tuần báo Bắc Kinh vừa giở chiêu chia rẽ lãnh đạo Việt Nam bằng cách lên án đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng “trong khi những người ủng hộ Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hữu nghị Việt – Trung thì một số lãnh đạo cấp cao mà đại diện là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng” lại “đặt lợi ích quốc gia lên trên tất cả mọi thứ khác”.

Chắc họ tưởng người Việt Nam ai cũng lú hết cả rồi nên mới viết một câu ngờ nghệch, tưởng là nói xấu mà hóa ra lại có tác dụng PR cho Thủ tướng ta một cách không gì có thể hiệu quả hơn như vậy.
Nhưng phải thành thực công nhận rằng nếu nói đến việc “đặt lợi ích quốc gia lên trên hết” thì chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc xứng đáng là bậc thầy để lãnh đạo nước ta hiện nay học tập với thuyết “mèo trắng mèo đen” nổi tiếng thực dụng của Đặng Tiểu Bình – Không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn – Chỉ có lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia là vĩnh viễn.
Vấn đề là lãnh đạo Trung Quốc không muốn ai trong số lãnh đạo ta giống họ hết nên họ mới lên án Thủ tướng của ta như thế.
Kể từ khi được thành lập cho đến nay, nước Trung Hoa cộng sản nổi tiếng là luôn đặt lợi ích vị kỷ của họ lên trên tất cả mọi thứ, sẵn sàng vì lợi ích của mình mà biến bạn thành thù, biến thù thành bạn chỉ trong những khoảng thời gian rất ngắn.
Khi mới còn non trẻ, họ núp bóng Liên Xô – người “anh cả của phe XHCN” để đối phó với sự đe dọa của Mỹ. Khi đủ lông đủ cánh, họ tranh giành ngôi bá chủ phong trào cộng sản của Liên Xô, gây chiến tranh biến giới với Liên Xô. Rồi họ tuyên bố “thiên hạ đại loạn“, phủ nhận sự tồn tại của “phe XHCN”, quay ngoắt 180 độ liên minh với Mỹ để chống Liên Xô.

Cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo chống lại nước “Việt Nam XHCN” năm 1979 là biểu hiện cao nhất của thói tráo trở của những nhà lãnh đạo Bắc Kinh. Và gần đây nhất là sự việc họ đặt giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chưa kể đến hàng trăm hàng ngàn những vụ xâm phạm vùng biển Việt Nam, đánh cướp, giết hại chiến sĩ và ngư dân của chúng ta liên tục trong suốt hàng chục năm qua.
Vậy mà nhiều cán bộ cao cấp của chúng ta – qua những phát biểu của họ – dường như vẫn còn trong cơn mê lú khi vẫn cho rằng một nước Trung Hoa “theo đường lối XHCN, có đảng CS lãnh đạo” thì sẽ là nhân tố quan trọng để đảm bảo cho các mối quan hệ hòa bình hữu nghị lâu dài với Việt Nam.
Xin thưa với các “đồng chí” rằng kể từ khi có nước CHND Trung Hoa đến nay có bao giờ nước này không có đảng CS lãnh đạo? có bao giờ nước này không xưng danh là XHCN? nhưng cũng có bao giờ nước này không liên tục tìm mọi cách để thôn tính, xâm lược, cướp đất, cướp biển, phá hoại một cách toàn diện và giở đủ mọi thứ “võ bẩn” đối với “nước láng giềng XHCN” ở phía nam?

Trung Quốc không muốn bất kỳ ai giống họ. Họ đã từng núp bóng Liên Xô chống Mỹ, rồi kết thân với Mỹ để chống Liên Xô. Họ đánh Mỹ bằng người Việt Nam rồi đánh Việt Nam bằng bọn Khmer Đỏ, rồi họ trực tiếp mang quân xâm lược Việt Nam. Nay thì chính họ lại đang cố gắng ve vãn, lôi kéo những người Campuchia là kẻ thù của họ ngày xưa đã lật đổ bọn Khmer Đỏ để hòng cô lập Việt Nam.
Họ không muốn VN vào WTO nhưng họ lại vào WTO trước. Vì lợi ích của họ, không có điều gì mà TQ không làm. Vì thế trong khi Việt Nam vẫn kiên định với nguyên tắc không liên minh với Mỹ hay nước nào khác để đối phó với dã tâm của họ, thì rất có thể một ngày nào đó, chúng ta sẽ bị việt vị khi chính họ lại đi đêm với các cường quốc để xâm hại đến lợi ích của chúng ta. Và trong thực tế thì điều này cũng đã xảy ra rồi.
Ngay như tại Hội nghị Shangri –La vừa rồi, ngay sau khi lên diễn đàn công khai lên án Mỹ, thì khi gặp riêng với Mỹ họ lại khen nịnh Mỹ đã phát biểu “thẳng thắn” rồi gạ gẫm đi đêm chia phần với Mỹ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thừa thông minh để không cần ông Lý Quang Diệu phải dạy rằng “chỉ có kẻ ngu mới chống lại Mỹ”.
Nhưng họ lại muốn những người khác ngu, chỉ để mình họ khôn để họ dễ thao túng và bắt nạt. Thế nên họ mới ca ngợi những kẻ “nhấn mạnh đến tình hữu nghị Việt Trung” và lên án những người đặt lợi ích quốc gia lên trên cái tình hữu nghị viển vông và lệ thuộc ấy, trong khi chính họ sẵn sàng giẫm đạp lên cái “tình hữu nghị” ấy.
Vì thế, tất cả những gì Trung Quốc muốn Việt Nam làm theo đều là thứ có hại cho Việt Nam. Những ai làm điều gì được Trung Quốc khen thì phải cảnh giác mà nên tránh. Những gì Trung Quốc mong muốn chúng ta làm thì chúng ta phải làm ngược lại.
Hãy đồng lòng đi cùng Thủ tướng và tất cả những nhà lãnh đạo như  ông – ĐẶT LỢI ÍCH QUỐC GIA LÊN TRÊN TẤT CẢ MỌI THỨ KHÁC!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phản bác luận điểm của TQ như thế nào?

 Văn Tuấn


Đọc bài gọi là “phản biện” của ông Trần Công Trực (1) tôi thấy có phần hời hợt và thiếu tính thuyết phục. Những điểm trình bày trong bài viết có lẽ chỉ nói cho “phe ta” đọc cho vui mắt thôi, và tạo ấn tượng học thuật qua danh xưng. Nhưng đứng trên phương diện học thuật thì bài phản biện này chưa đạt chuẩn để lên võ đài tranh luận với các học giả Tàu. Đây chính là vấn đề của VN: chỉ thích nói cho nhau nghe, mà không phản bác đối phương một cách trực tiếp. Hệ quả là chính ta ru ngủ ta (hay có người nói là “tự sướng”).


Sự hời hợt được phản ảnh qua phần phản bác thông tin trong sách giáo khoa lớp 9. Chẳng hạn như câu “Các tài liệu khác như Sách giáo khoa địa lý lớp 9, Tập bản đồ thế giới…thực chất đây là những tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu, học tập…”.  (Ôi! Sao tôi ghét cái dấu ba chấm này quá [2]). Tôi sợ giải thích này không thuyết phục. Ở một nước mà thông tin bị kiểm soát nghiêm ngặt và tất cả tin tức đều qua kiểm duyệt của bộ máy  Nhà nước thì lí lẽ gọi là “tham khảo” không có giá trị pháp lí không thuyết phục được ai. Nên nhớ rằng tài liệu tham khảo là một chứng từ, và theo tôi thấy, chứng từ vẫn có giá trị nào đó ở pháp đình. Vấn đề là giá trị của nó cao thấp cỡ nào. TQ đọc xong câu này chắc sẽ cười, vì chúng thầm nghĩ “chiêu này chúng tao dạy cho tụi bây mà”.

Vậy chúng ta phản bác luận điệu sách giáo khoa này như thế nào? Tôi nghĩ đến những cách thức và luận điểm sau đây:

Thứ nhất là tính phi khoa học. Tài liệu tham khảo có thể dùng để biện minh cho một phát biểu hay quan điểm. Việc Tàu cộng dùng “tài liệu tham khảo” (dùng chữ của ông TCTrực) là hợp lí. Nhưng cách sử dụng đó cũng không hợp lí và phi khoa học, bởi vì trong học thuật, có tài liệu tham khảo yểm trợ cho một quan điểm, nhưng cũng có tài liệu tham khảo khác không yểm trợ quan điểm đó. Tại sao họ không trích dẫn sách giáo khoa địa lí ở miền Nam? Tương tự, nếu khách quan thì TQ phải trình bày tài liệu khác cho thấy hai quần đảo đó không thuộc về họ (nhưng điều này thì chúng ta không thể kì vọng họ). Vì không kì vọng vào tính khoa học của TQ, nên phía VN phải trình bày tài liệu tham khảo khác đáng tin cậy hơn và khách quan hơn để phản bác quan điểm của họ.

Thứ hai là phản bác về độ tin cậy và chính xác của thông tin. Tôi nghĩ không nên dựa vào lí giải rằng vì là “tham khảo” nên không có giá trị pháp lí, mà phải biện luận cái nguồn gốc của thông tin đó. Nói cách khác, phải tìm cho rõ thông tin trong sách giáo khoa lớp 9 (nói rằng Tây Sa và Nam Sa là của TQ) xuất phát từ đâu. Sau đó sẽ thẩm định độ tin cậy và tính chính xác của thông tin đó. Tôi chủ quan nghĩ rằng thông tin đó đến từ TQ (hoặc do chúng áp đặt, hoặc phía VN dịch sách của TQ), và nếu điều đó đúng thì thông tin chẳng có ý nghĩa gì trong tài liệu của họ.

Thứ ba là thông tin trong sách giáo khoa không phải là bất biến. Trong nhiều lĩnh vực, kể cả địa lí và sử, biên giới và chủ quyền có thể thay đổi theo thời gian. Sự thay đổi có thể là do tranh chấp, chiến tranh, hay do kiến thức mới. Do đó, sách giáo khoa địa lí của Bắc VN đã in từ hơn 40 năm trước, và trong thời gian đó đã có nhiều thay đổi. Lấy thông tin của hơn 4 thập kỉ trước để biện minh cho tranh chấp hiện nay là có phần không hợp lí. Không ai dựa vào thông tin sử của 400 năm trước để đòi Los Angeles trả về cho Mexico, hay trả Sài Gòn cho Vương quốc Khmer!  Vả lại, VN bây giờ là thống nhất, còn cuốn sách giáo khoa đó chỉ được dùng giảng dạy cho một phần VN, và cũng chỉ trong một thời gian ngắn, không thể xem là một tài liệu tham khảo có giá trị bất biến. 

Thứ tư là dùng đến phân tích thống kê. TQ dùng thông tin trong sách giáo khoa của VN và cái thư (hay công hàm?) của Phạm Văn Đồng, và có thể vài nguồn khác để biện minh về chủ quyền. Nhưng lượng tài liệu của họ không nhiều, và chất cũng kém. Do đó, ở đây, chúng ta phải đấu về lượng và chất. Không cần nói ra, chúng ta đều biết VN đang lưu giữ một lượng thông tin khổng lồ về chủ quyền hai quẩn đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chắc chắn là nhiều hơn lượng thông tin của Tàu. Vậy thì phía VN còn chần chừ gì mà không làm một thống kê có bao nhiêu tài liệu “for” và “against” (phải có cả hai) để làm một chứng minh mang tính định lượng về chủ quyền. Để thuyết phục về chất, cần phân loại thông tin (lịch sử, khoa học, văn học, báo chí) và sắp xếp theo thời gian.  Các nhà báo VN hết năm này sang tháng nọ cứ viết bài “có thêm bằng chứng” [chủ quyền] mà không có ai đứng ra hệ thống hoá thông tin cả. Đã đến lúc một nhóm nhà bào hay nhà khoa học xã hội đứng ra thu thập dữ liệu và biến chúng thành thông tin và tri thức. Nếu cần kĩ năng phân tích thống kê, sẽ có người ở VN hoặc nước ngoài hỗ trợ. Tôi nghĩ đó là một cách thức thực tế để tạo thêm chứng từ trong cuộc đấu tranh với TQ.

Phải nói là TQ rất hèn và thấp khi sử dụng đến cái công hàm của Phạm Văn Đồng và sách giáo khoa trong tài liệu họ nộp cho Liên Hiệp Quốc để “chứng minh” rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Tàu. Đây là những tài liệu được soạn ra trong lúc hai bên (Bắc VN và TQ) còn thân thiết với nhau như anh với em (“môi hở răng lạnh”), vậy mà bây giờ họ dùng đó để ra đòn “hạ thủ”. Việc sử dụng các tài liệu này chẳng khác gì cặp tình nhân lúc còn mặn nồng thì vui vẻ chụp hình bên nhau, đến một ngày nào đó “canh không ngọt” thì một bên công bố những tấm hình tế nhị cho cả thế giới biết. Đó là một trò hèn hạ và bỉ ổi, nhưng nó có tác dụng và gây ảnh hưởng với những ai không chịu khó suy nghĩ.

Nhưng VN không nên hạ mình thấp và hèn như TQ. Trong tranh luận với Tàu, chúng ta cần phải tận dụng tất cả thông tin và vận dụng tất cả phương tiện Tôi nghĩ nếu VN phản bác (và nên phản bác) luận điểm của TQ, thì những tận dụng thông tin và vận dụng thống kê có thể giúp một phần. Dĩ nhiên, tận dụng và vận dụng nhưng phải tỏ ra khách quan (ví dụ như nhìn vấn đề 2 chiều) chứ không hèn và tự hạ thấp như Tàu.
-----

[2] Tôi phải mở ngoặc đế nói về cách viết. Hình như nhiều người Việt có “truyền thống” viết văn với ba dấu chấm, nên nó rất rất phổ biến. Tôi rất ghét ai viết như thế, vì tôi nghĩ nó phản ảnh sự lười biếng suy nghĩ của tác giả. Ba dấu chấm (…) có thể hiểu nhiều cách: có thể là một sự ngập ngừng, có thể là chẳng còn ý nào khác, hoặc có thể là người viết nghĩ chưa đến nơi đến chốn. Hiểu thế nào thì vẫn là một sự lười biếng suy nghĩ. Kiểu viết đó rất phản cảm và đại kị trong khoa học.

[3] Đây là một phần tài liệu (phụ lục) mà TQ nộp lên Liên Hiệp Quốc vào hôm thứ Hai 9/6/2014, trong đó họ trích dẫn sách giáo khoa địa lí lớp 9 ở miền Bắc Việt Nam.
annex5-5-2.jpg

annex5-5-3.jpg

annex5-5-4.jpg
[4] Trích từ BVNXung quanh việc tranh chấp chủ quyền của Quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và China mà hai bên đã lên án, phản bác lẫn nhau trên các phương tiện truyền thông vừa rồi; dù muốn hay không nghĩ đến, nhưng người Việt hôm nay, phần nào phải công nhận rằng: Chính nghĩa đang dần thuộc về VNCH. Nếu như cho rằng, với mọi người trên Đất Nước Việt Nam thì “Chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng, tối thượng”, thì chính nghĩa lại đang thuộc về VNCH.


clip_image002

Sắc lệnh (năm 1961 – sau 3 năm so với “công thư Phạm Văn Đồng”) của Tổng thống VNCH, đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập xã Định Hải gồm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trực thuộc quận Hòa Vang, Quảng Nam. Nguồn ảnh: facebook.com



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kachi - Và tôi cúi đầu im lặng!



Kachi
Theo Triết Học Đường Phố
Trước tiên, tôi xin nói với các bạn đây là câu chuyện từ chính trải nghiệm của sếp tôi, một người nước ngoài “trăm phần trăm”, nhưng lại được nhìn nhận qua con mắt của tôi và suy nghĩ bằng cái đầu của tôi.
Tại sao lại là “trăm phần trăm” à? Bởi vì cô ấy chỉ vừa đến Việt Nam chưa đầy năm, và cô ấy có thể sẽ sống tại đây một thời gian dài. Mà người nước ngoài sống lâu ở nước mình thì không còn là “trăm phần trăm” nữa mà phần nào đã bị Việt hóa để có thể tồn tại rồi, còn ai mà chỉ vừa mới thì nhiều khi họ chỉ định ở vài tháng rồi thôi thì cũng coi như là một cuộc viếng thăm. Còn cái nghĩa của tôi ở đây là người nước ngoài vừa đến nhưng kế hoạch là họ buộc phải sống lâu dài ở đây.
Tôi cũng chỉ vừa vào làm cùng cô chỉ mới 4 tháng, nhưng cảm giác bị nước lạnh tạt vào mặt thì hầu như ngày nào tôi cũng trải qua. Đến nỗi bạn tôi nói rằng: “Chắc bà ấy đang tiêm thuốc chống nhục cho mày.” Tại sao à? Vì cách làm việc của họ khác lắm các bạn à. Cách sống, suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề nữa, và quan trọng hơn là chính những hoàn cảnh “trời ơi đất hỡi” mà cô ấy gặp phải cứ luôn xảy ra, và cái câu hỏi “Why? Why?” cứ lảng vảng trước mặt tôi. Nhưng tôi chỉ im thin thít, và ước gì có thể lặn luôn thì hay quá.
Chúng tôi làm việc dựa trên nguyên tắc là không đi trễ, đúng giờ làm việc, sau công việc, vứt tất cả tại văn phòng và không liên lạc trong ngày nghỉ trừ phi có trường hợp khẩn cấp. Từ hành động đến quyết định cần nhanh và quyết đoán, không do dự và dây dưa. Cả văn phòng chỉ có hai người phụ nữ nhưng ngày nào cũng có âm thanh của sự tranh luận. Thời gian đầu đương nhiên là tôi chỉ im lặng, nghe câu nào câu nấy thấm vào tận tim. Chưa bao giờ tôi thấy xấu hổ khi nhận lương cho đến khi tôi làm ở đây, dù tôi đã cố gắng hết sức.
Và lúc nào đi làm tôi cũng mong một điều duy nhất, hôm nay tôi sẽ được yên thân, đừng ai nói gì tôi. Nhưng mà nào có được vậy, riết rồi từ một kẻ chỉ biết im lặng, tôi mạnh dạn đáp trả, nói lên những gì tôi nghĩ và mạnh dạn nói rằng tôi không như thế. Khi đó, tôi nhận ra, một nụ cười trên gương mặt cô ấy, và cô ấy kết luận rằng: ”Ít nhất bây giờ mày đã hiểu nên làm gì ở đây.”
Ôi trời! Thì ra đây là cái cô ấy muốn, cô ấy muốn tôi phải mạnh mẽ, phải kiểm soát tất cả những thứ mà cuộc sống này có thể quẳng vào tôi và mong rằng tôi có thể đấu tranh cho chính cái cuộc sống của mình. Cô ấy đã dạy tôi biết rằng sự phản kháng không hẳn là sai, nếu tôi phản kháng nhưng không thay đổi, có thể tôi đã nghỉ việc từ tuần đầu tiên, nhưng cô ấy thấy tôi có sự thay đổi dù là rất ít qua mỗi ngày của tôi ở đó, điều này có nghĩa là tôi “có hy vọng”.
Thế nhưng, có những chuyện rất kỳ lạ xảy ra đối với tôi, những việc mà có lẽ khi tôi nói ra không người Việt nào lại không biết đến nó. Thế nhưng, đối với sếp tôi, đương nhiên là mới mẻ rồi, nhưng đối với tôi, sao tự nhiên nó cũng trở nên… mới đến nỗi tôi chỉ biết im lặng.

Người cùng một nước nhưng không tin tưởng nhau sao?

Vì công việc của tôi là bán hàng, tôi thường xuyên trò chuyện với khách hàng, qua điện thoại có, gặp trực tiếp có. Thế nhưng, có cái khó là khi tôi gọi, hầu hết receptionist không muốn chuyển máy vì họ được dặn là không tiếp điện thoại chào hàng. Nhưng nếu là sếp tôi, một người nước ngoài thì họ nhanh nhảu chuyển máy. Có thể, một số không hiểu tiếng Anh, có thể một số nghe người nước ngoài thì thấy vấn đề chắc nghiêm trọng nên sẽ chuyển. Đến khi gặp khách hàng cũng thế, nếu họ nghe từ tôi, họ sẽ ngờ vực, nhưng nếu họ nghe từ sếp tôi, hay thậm chí không cần nói chuyện, chỉ cần nhìn cô ấy, thì họ sẽ tin.
Họ thường xuyên nói dối với tôi những lý do trời ơi đất hỡi và bị tôi phát hiện ra, tôi phải mất rất lâu mới thuyết phục họ đồng ý gặp mặt hay hợp tác. Nhưng nếu là sếp tôi gọi thì họ có bao nhiêu sự thật đều nói hết và chỉ chừng hai câu như: “Can I see you on…” hay “We would like to invite you to go to…” là y như rằng câu trả lời là “Yes”. Do đó, cô ấy kết luận rằng: “Tại sao người Việt và người Việt không muốn cùng nhau làm việc, không nói sự thật với nhau?” Vì thế, khi gặp một khách hàng có bản lĩnh, có kiến thức, lại nói tốt tiếng Anh, và quan trọng là biết chừng mực thì tôi cảm thấy rất cảm kích. Ít nhất thì dù không bán được hàng nhưng tôi vẫn thoải mái vì ít nhất người Việt ta có thể làm chủ được tình thế, và không để người nước ngoài xem thường như thế. Nhưng, được bao nhiêu người như thế?

Hoa hồng – Loài hoa giúp giải quyết tất cả vấn đề?

Đó là gì à? À, đơn giản lắm. Cái đầu tiên là tiền hoa hồng. Lần đầu tiên tôi làm Sale và cũng là lần đầu tiên có người nhìn thẳng mặt tôi và nói rằng, nếu không có hoa hồng, họ không làm việc. Tôi đứng chết trân, trong khi cô sếp bên cạnh liên tục hỏi: ”Cái gì? Cái gì?” Tôi nói lại thì bạn biết tôi nghe được gì không? “Tại sao lại cần hoa hồng, công ty không trả tiền lương cho họ à? Vậy họ đến với chúng ta vì cái gì? Vì mong muốn cho chất lượng sản phẩm hay chỉ vì tiền của chúng ta?” – Làm sao tôi trả lời câu hỏi đó đây, nhưng bà ấy cứ hỏi mãi một câu đó suốt ngày hôm đó kèm theo cái lắc đầu và tặc lưỡi.
Tôi vốn thấy nó cũng bình thường, ở nước mình thì điều này là dễ hiểu mà. Nhưng cô ấy nói rằng: “Nó không dễ hiểu tí nào cả, nó là một nỗi nhục, mày biết không? Ở Singapore không hề có điều đó.” Vâng nhưng nhập gia tùy tục. Tôi đã nói như thế, và cô ta hất văng cái ghế và nói rằng: “Thảo nào đất nước của mày không bao giờ khá nỗi – never, never.” Tôi muốn hất luôn cái bàn nữa kìa, nhưng lại tự chủ và suy nghĩ lại. Họ nói đúng không? Đúng hay sai? Và tôi im lặng nghĩa là tôi thừa nhận, nhưng tôi cãi như thế nào, làm sao để cãi đây? Rõ ràng nếu có hoa hồng, chúng tôi sẽ kinh doanh tốt hơn, nhưng trước khi tôi nói câu đó, tôi cần động não để trả lời cái câu hỏi lớn kia cùng cái câu kết luận hất văng ghế kia nữa.

Khi nào thì gọi là “cướp”, mà khi nào thì gọi là “ăn trộm”?

Đó là câu hỏi của cô ấy sau khi trải qua một vài cú sốc mà cô ấy bảo rằng tất cả đều là lần đầu tiên của cô ấy trong đời.
Cô ấy bị giật túi, nhưng may mắn là không mất gì vì tên cướp chỉ có một mình, và nó còn gan đến mức ngừng xe, quay đầu lại nhìn thẳng vào mặt cô. Và theo cô nói thì những người đàn ông ngồi bên đường vẫn thản nhiên uống cà phê và chẳng ai thèm tóm hắn giúp cô. Đương nhiên rồi, cô nói tiếng Anh nên họ không hiểu điều gì xảy ra. Lúc ấy cô ấy tạt vào mặt tôi một câu: “C0hẳng lẽ không có mắt để nhìn sao? Tao không thể nói tiếng Việt nhưng tao đã la lên rất to, và họ đều nhìn thấy cái gì xảy ra, nhưng không ai giúp tao cả, và tên cướp vẫn có thời gian ngừng lại, nhìn thẳng vào mặt tao. Tại sao? Mọi người vô cảm thế? Tại sao?”
Tôi chỉ biết im lặng. Một lát sau tôi dạy cô nói từ “cướp”, và dặn rằng lần sau nếu có hoàn cảnh tương tự hãy nói to từ đó lên, sẽ có người giúp cô. Và đó là từ đầu tiên cô ấy học sau mấy từ như “xin chào hay xin lỗi, cảm ơn”. Trời ạ! Vì mấy từ này cô ấy tự học chứ chẳng cần tôi dạy.
Thế nhưng, tôi lại được học một từ khác đó là “burglary” là để chỉ kẻ đột nhập vào nhà, hay chúng ta hay gọi là “ăn trộm”. Không biết bạn tin hay không, nhưng đó là từ thứ hai tôi dạy cô ấy. Vì khu văn phòng của chúng tôi bị trộm nhập nha, chúng đột nhập hơn mười hai văn phòng trong khu và đương nhiên phòng chúng tôi cũng có. May mắn là chúng tôi không mất gì, vì sếp của tôi kỹ đến mức dùng cả hai ổ khóa và thêm một ổ phụ, nhưng tất cả đều bị nạy hết. Hay thật, bọn trộm xem ra đã mất thời gian với cái văn phòng nhỏ của chúng tôi nhiều nhất, nhưng chúng chẳng thể trộm được gì, có thể vì hai người phụ nữ chúng tôi ngăn nắp quá chăng?
Và cô cứ ngồi hỏi tôi: “Tại sao không thấy cảnh sát, chúng ta đã đợi hơn 30 phút rồi?” Tôi muốn nói rằng từ từ sẽ có, thì một chú cảnh sát khu vực, nhẹ nhàng cắp tập tài liệu đi vào, xem xét qua loa, rồi đi loanh quanh. Cô ấy lại hỏi tôi: “Anh ta là ai? Sao lại được đi vào thế?” Khi biết đó là cảnh sát cô lại hỏi: ”Sao chỉ có một cảnh sát? Lại còn từ từ, đủng đỉnh trong khi chúng ta đang lo lắng không biết chúng ta có mất gì không? Hôm nay chúng ta không thể làm việc?”
Vâng, và tôi lại…im lặng. Tôi làm sao trả lời được chứ, không lẽ tôi nói rằng ở Việt Nam việc mất trộm là bình thường. Hay tôi phải nói rằng vì đến đông thì cũng có bắt được kẻ trộm đâu, chỉ điều tra thôi thì từ từ cũng được. Nhưng nói sao cũng không được, nên tôi giữ yên lặng cho khỏi nghe cái từ “Why” nữa. Ấy vậy mà, hai giờ sau thì cả đống cảnh sát, người chụp hình, người lấy lời khai, làm tùm lum thứ đến hết buổi sáng, và coi như công việc ngày hôm đó của tôi bắt đầu sau giờ cơm trưa.
Và cô ấy vẫn tiếp tục hỏi: “Tại sao lại chậm chạp như thế? Ở Singapore, chỉ cần 15 phút, cảnh sát sẽ đến và làm nhanh chóng những gì cần làm và tạo điều kiện cho chúng ta tiếp tục làm việc.” Tôi muốn nói rằng đây không phải Singapore, nếu thích đến thế thì về nơi đấy mà sống. Nhưng, có cái gì cứ nghẹn ở cổ làm tôi không nói được. Và ngày hôm ấy tôi phải giải thích rằng không thể gọi là “cướp” mà nên gọi là “ăn trộm”. Và tôi biết đến từ “burglary”.

Không có lối thoát hiểm sao?

Bạn biết đấy, ở Việt Nam, cúp điện là chuyện bình thường. Nhưng thật nguy hiểm cho người nước ngoài nếu họ không được dạy điều đó. Câu chuyện dở khóc dở cười là sáng hôm ấy, cô ấy không thể đến chỗ làm đúng giờ vì cúp điện, và lúc cúp điện, cô ấy đang ở trong… thang máy. Cô ấy không biết nên đã không mang điện thoại, không mang bất cứ cái gì để có thể gọi ra bên ngoài. Vì cô chỉ định đi thang máy xuống để ra ngoài hút thuốc. Kết quả là cô sợ hãi đập cửa, kêu gào và, ơn trời, có người nghe thấy. Họ kéo cô ra và hỡi ôi, cái cửa cuốn vì cúp điện nên không thể mở ra được.
Mọi người không ai ra ngoài được, họ không thể chạy ra ban công mà nhảy xuống vì khá cao, và hầu hết đều là người nước ngoài với tùm lum các thứ ngôn ngữ được phát ra, mà đương nhiên là người chủ Việt Nam không thể hiểu, vì họ chỉ là người được thuê ở đây để trông nom và phụ giúp chứ cũng chẳng phải là chủ nhà thật sự. Phải mất hơn một giờ mới tạo được một khe hở cho cửa cuốn và mọi người cùng nhau đẩy nó lên. Khi sếp tôi đến công ty, thi cũng gần hết buổi sáng, và cô lại hỏi: “Sao không có bình điện dự trữ? Đối với loại cửa đó, luôn có bình điện dự trữ kia mà? Tại sao cái chuông khẩn cấp trong thang máy không thể sử dụng? Và tại sao không có lối thoát hiểm, nếu xảy ra cháy thì sẽ như thế nào, tất cả sẽ chết như gà nướng à?”
Và lần này tôi trả lời được, câu hỏi này dễ quá mà. Tôi nói rằng bình điện dự trữ rất tốn kém, và các ông bà chủ thì tiết kiệm chi phí nên không muốn lắp đặt. Thang máy thì chắc chuông khẩn cấp bị hỏng. Lối thoát hiểm à? Tôi không chắc nhưng nhà ở Việt Nam không có nó. Và ngay sau câu trả lời của tôi, tôi nhận ra mình trả lời thật tệ. Vì “cái gì? Tốn kém à, vậy hôm nay hơn mười người không thể ra ngoài đi làm đúng giờ, mỗi người sẽ bị trừ lương hoặc ngày phép, thử hỏi cái nào tốn kém hơn, nếu vì vậy mà hết mười người này dọn đi nơi khác thì sao? How? Rồi thang máy không bảo trì định kỳ à, không biết nó hư chuông à? Hay chuông đó chưa từng được lắp đặt để hoạt động? Vậy nếu tao chết ở đó vì thiếu oxy thì sao? Lối thoát hiểm à? Vậy các ngôi nhà ở Việt Nam không có, vậy khi xây nhà xong không có người của chính phủ đến kiểm tra độ an toàn à? Hay chỉ cần đưa hoa hồng thì mọi việc đều OK hết?” À, lần này tôi lại… im nữa. Tôi chỉ dặn cô là nên đem theo điện thoại để đề phòng bất cứ trường hợp nào có thể xảy ra.
Thế nhưng những điều trên đây có là gì so với bài học bự mà tôi sắp nói đây. Và có lẽ cái này là cái phiền muộn nhất. Khi câu hỏi là…

Nghèo và tự trọng, cái nào quan trọng hơn?

Một buổi sáng tháng sáu, tôi bước vào văn phòng, tôi thấy gương mặt đăm chiêu của sếp mình. Chắc lại đang có cú sốc mới rồi. Nhưng lần này khác, cô không dồn dập hay bất bình nữa, mà nhẹ nhàng từ tốn, chậm rãi kể với tôi và sau câu chuyện, có lẽ cô cảm thấy buồn nhiều hơn là bất bình như những lần trước đó.
Cô nói rằng cô rất yêu quý hai vợ chồng giữ nhà nơi cô ở. Họ chỉ làm công cho chủ nhà, họ thay chủ nhà trông nom hết mọi thứ, như là dọn dẹp, giữ xe, bảo vệ. Chủ nhà thì ở nơi khác và mỗi tháng ghé qua để lấy tiền nhà. Cô thấy họ rất nghèo, nhưng tốt bụng và hay giúp đỡ cô. Tôi đã thấy có chút vui khi cô nhận xét về họ vì ít nhất người Việt chúng ta không hẳn để lại ấn tượng xấu trong cô. Nhưng, sáng nay, cô nói rằng cô đã lầm, hoàn toàn lầm. Cô nói rằng đêm hôm qua, một người bạn của cô đang bệnh và họ cần cô giúp đỡ. Vì đã rất trễ, khoảng gần 11 giờ tối, cô lò mò đi trong bóng tối bởi ở bên dưới cửa cuốn đã đóng và đèn tắt hết. Nhưng có một thứ ánh sáng le lói khiến cô phải chú ý, ánh sáng từ chiếc điện thoại di động. Cô đi theo ánh sáng đó, và khi mắt cô dần quen với bóng tối, cô đã thấy người đàn ông hằng ngày vẫn dắt xe, giữ nhà cho mọi người đang… trộm xăng trong những chiếc xe của mọi người sống ở đây.
Khoan đã, tôi biết các bạn mong muốn biết tiếp theo sẽ như thế nào, nhưng xin hãy bình tĩnh. Hãy khoan nói đến diễn biến tiếp theo, mà hãy nói đến phản ứng của tôi. Đôi mắt buồn ngủ của tôi tỉnh hẳn, mở to, và miệng tôi cứng như người bị tai biến. Cô nói rằng mặt người đàn ông thảng thốt, và ông ta gần như chết đứng ở đó. Nhưng vì cô cần phải đến giúp bạn mình nên cô đi ngay khi ông ta mở cửa giúp cô. Và tôi đã hỏi sau đó thế nào? Cô nói rằng cô đi thẳng lên phòng mình. Lát sau, cả hai vợ chồng họ cùng đến gõ cửa phòng cô và nắm lấy tay cô nói gì đấy nhưng cô không hiểu gì ngoài từ “xin lỗi”. Cô nói với tôi rằng cô đối với họ không tệ, hằng tháng ngoài tiền thuê nhà, và tiền giặt ủi, lần nào cô cũng đưa dư khoảng một trăm đến hai trăm và thường mua thêm thịt, cá cho họ nếu cô đi siêu thị. Vì cô chỉ sống một mình nên thỉnh thoảng cô mua luôn cho cả họ một ít thức ăn hay rau. Cô không nghĩ rằng họ lại như thế, họ đang trộm từ chính những khách hàng của họ, những người gián tiếp tác động đến tiền lương của họ và cô tự hỏi đây là lần thứ bao nhiêu họ làm điều này.
Và cô lại hỏi tôi, nhưng nhẹ nhàng hơn và không gắt gỏng như trước: “Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Tôi có nên nói cho người chủ nhà thật sự, người đã đứng ra ký hợp đồng với tôi. Nếu tôi nói, có lẽ họ sẽ mất việc, và tôi hoàn toàn không muốn điều đó. Nhưng nếu tôi tiếp tục ở lại, tôi e mình sẽ chết vì mất ngủ, vì tôi không thể tin họ nữa khi mà chính mắt tôi nhìn thấy họ trộm cắp, và làm sao tôi có thể im lặng với tất cả hàng xóm của mình, những người mỗi ngày đều bị lấy trộm như thế. Họ cùng là người nước ngoài đến nơi xa lạ để sống, làm việc như tôi, chỉ có chúng tôi mới hiểu sự khó khăn khi sống ở một quốc gia khác như thế nào? Tôi phải làm sao? Làm sao đây? Xin hãy cho tôi lời khuyên?”
Lần này câu hỏi của cô ấy lại vang lên, không gắt gỏng như mọi khi, rất nhẹ nhàng, lại mang một chút van lơn. Nhưng sao tôi lại thấy nặng lòng thế này. Thà cứ như những lần khác, cứ phàn nàn, la lối um xùm, hỏi tôi gắt gỏng, có lẽ tôi còn thấy dễ chịu hơn lần này. Không biết nỗi buồn có lây lan hay không mà sau đó hai chúng tôi ngồi cạnh nhau nhưng đều im lặng, đâu đó vang lên tiếng thở dài.
“Thất vọng” là từ tôi hỏi cô ấy có cần tôi dạy cách nói bằng tiếng Việt hay không. Nhưng cô nói cô không cần, vì cảm giác của cô giờ đây hơn cả từ đó, cô muốn bỏ việc và quay về Singapore, cô muốn nói với bạn bè mình rằng không nên đến Việt Nam nữa vì nó đã làm cô quá thất vọng. Tôi chợt giật mình, lo sợ và nhanh chóng biện minh theo lối xuẩn ngốc nhất mà tôi từng làm. Tôi đã nói rằng hãy hiểu cho họ, vì có lẽ, chỉ là có lẽ thôi vì tôi không chắc. Vì họ nghèo quá, vì họ ở miền quê xa xôi, có thể họ còn có con, hay cha mẹ già. Tôi nói rằng trong cái nghèo, nó có rất nhiều điều phức tạp, và tôi hy vọng cô có thể hiểu cho họ, và đừng đánh giá người Việt chúng tôi qua tất cả những cái đó. Thế nhưng, câu trả lời tôi nhận được là..
“Tôi biết, tôi hiểu rằng nghèo không phải là một tội lỗi, thậm chí tôi đã rất thương họ khi thấy họ làm việc chăm chỉ mỗi ngày. Nhưng bạn có biết đến lòng tự trọng không? Nếu bạn dùng nghèo để biện minh, vậy lòng tự trọng bạn để đâu? Nó là cái bạn giữ lại cho chính mình, nếu nghèo mà không có lòng tự trọng, đất nước của bạn sẽ mãi như thế này, sẽ mãi không thể khá nổi. Đừng dùng cái nghèo để nói thay tất cả, bạn nghĩ rằng tôi giàu có à, không đâu, tôi cũng chỉ là người làm thuê, có khác chăng vì tôi đến từ nơi phát triển hơn với mệnh giá đồng tiền cao hơn mà thôi, tôi vẫn phải chăm chỉ mỗi ngày nếu không muốn bị đói. Vậy thì tại sao? Tôi coi họ như người nhà, vì chúng tôi cùng sống với nhau, thế nhưng họ lại trộm của tôi, người nhà của họ sao? Làm sao tôi có thể tin tưởng khi tôi đi làm mỗi ngày 10 giờ ở bên ngoài, làm sao tôi ngủ yên khi họ làm những việc đó?
Vấn đề không phải là tiền nữa, mà là sự nguy hiểm, bạn có chắc rằng họ làm thế sẽ không gây hỏa hoạn hay tai nạn? Bạn có chắc rằng nó chỉ là vấn đề nghèo thôi? Ở đây chính là con người, giữa người và người đấy. Hãy nhìn nước Nhật, họ đã từng nghèo, từng đói, từng bệnh tật. Bạn nghĩ nỗi đau của họ là đã nguôi ngoai? Không đâu, đến nay, họ vẫn chưa thể thống kê được bao nhiêu người chết từ hậu quả của hai quả bom nguyên tử và họ đã làm gì để họ được như ngày nay? Đó là nhờ lòng tự trọng đấy.”
Và lần này thì, tôi đã thật sự im lặng hoàn toàn, tôi không tỏ thái độ gì, tôi chỉ nhìn ra cửa sổ, và tôi thấy mặt tôi lạnh toát. Lần này gáo nước lạnh như bắc cực tạt vào mặt tôi, cả người tôi như run lên. Và tôi thở dài, thở dài cho một chuyện chẳng liên quan gì đến tôi nhưng lòng tôi nặng thế này.
Ngày hôm nay tôi đã hỏi rằng cô ấy định sẽ thế nào. Cô ấy bảo rằng cô sẽ tha thứ cho họ, cô không nói với người chủ nhà, nhưng cũng sẽ dọn đi ngay khi cô tìm được nơi ở mới, và cô đã kể cho một vài người bạn của mình đang làm việc tại đây về điều này. Cô nói rằng nếu cô muốn sống ở đây thì cô cần phải quen với những việc này, cô chỉ muốn truyền đạt kinh nghiệm của chính mình lại cho bạn bè của cô, và hy vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp họ không bị sốc với những điều này.
Tôi cũng chỉ biết im lặng khi nghe như thế, vì tôi đang nghĩ đến số lượng khách du lịch mỗi năm chúng ta bị mất đi. Số lượng người nước ngoài không thể làm việc được và quay về nước, hay số người Việt trẻ ra đi và không muốn quay trở lại vì họ tìm thấy một nơi mà họ cho là tốt hơn.
Thật ra trước đây tôi cũng từng bảo thủ và thầm trách một vài người mà tôi biết rằng họ tài giỏi và tư duy rộng mở nhưng lại ra đi và không muốn quay về. Tôi cho rằng họ ích kỷ, họ không biết cống hiến. Nhưng sao giờ đây tôi lại cảm thấy họ không hề như thế, có chăng họ đã tiếp cận với một môi trường mà ở đó cái tư duy của họ không bị hạn chế, cái nhân sinh quan của họ phù hợp. Bởi theo như tôi thấy thì ở thời điểm này, ngay tại đây, nhân sinh quan của cô sếp tôi không hề phù hợp với điều kiện đất nước ta. Thế nhưng, cái gì cũng phải thay đổi, nhưng quan trọng là thay đổi như thế nào. Một là đất nước ta thay đổi và khiến nhân sinh quan của cô ấy trở nên phù hợp. Hay cô ấy thay đổi để phù hợp với đất nước ta?
Bằng chứng cụ thể là giờ đây cô ấy có thể thoải mái hút thuốc và quăng tàn thuốc xuống chân mà đạp đạp, không thua gì người Việt chúng ta. Trong khi thời gian đầu, tôi thấy cô ấy mang theo cái túi nhỏ, cho tàn vụng vào đấy, rồi tìm thùng rác mà đổ. Nhưng giờ đây, cô thoải mái hút thuốc ở quán cà phê hay một vài nhà hàng có để gạt tàn trên bàn. Đấy, giờ cô ấy có thể như thế, và tôi hỏi, nếu cô ấy quay về Singapore, liệu có “dám” như thế? Câu trả lời là:”Of couse, no.”
Và tôi cúi đầu im lặng…
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao lại như vậy?

Người Việt trẻ tự đốt đuốc mà đi

Giáp Văn  Dương

Thời gian gần đây, tôi cùng với nhiều người bạn có những trao đổi về tương lai của Việt Nam trong cơn gian khó: trong đất liền thì lạm phát cao, kinh tế khó khăn, sức sản xuất giảm, doanh nghiệp phá sản hàng loạt. Ngoài biển Đông thì Trung Quốc liên tục gây căng thẳng, gia tăng tranh chấp không chỉ với Việt Nam mà còn cả khu vực.
Nhìn xa hơn sang các nước Âu – Mỹ, tình hình cũng không sáng sủa hơn bao nhiêu. Châu Âu vẫn ngập trong khủng hoảng. Một số nước nếu chỉ năm ngoái thôi còn được coi là vững vàng, như Pháp chẳng hạn, thì sang năm nay, đã bị nhiều chuyên gia coi là một “quả bom hẹn giờ” mới. 
Trước tình hình đó, nhiều người đã rất bi quan. Nhiều lúc chúng tôi có cảm giác, sự bi quan chán nản đã rút hết sinh khí của ngay cả những người được coi là từng trải và vững vàng nhất. Nhưng với riêng tôi, cảm thức bi quan chưa bao giờ là chủ đạo bởi thay vì nhìn mãi vào bức tranh màu xám, tôi nhìn vào những người Việt trẻ. 
Tôi tin vào sức trẻ. Tôi tin đó là tài sản lớn nhất của dân tộc. Và tôi tin, chính tuổi trẻ chứ không phải các lý thuyết kinh tế xã hội kinh điển và nhiều tranh cãi, hay những lý tưởng khuôn sáo đã không còn sức sống, sẽ là cứu tinh của đất nước. 
Tôi đi tìm tương lai của đất nước trên khuôn mặt những người Việt trẻ. 
Có những ngày, tôi dành hàng giờ để quan sát những người trẻ tuổi, nghe họ nói, họ cười, họ đi lại, họ tranh cãi, họ thở dài… Ở hai đầu đất nước, và ở cả những nơi khác mỗi khi tôi có dịp. Tôi quan sát họ trong quán nước vỉa hè, trước cổng trường đại học, giữa đám tắc đường trên phố, trên mạng xã hội, trong các buổi nhóm họp tán gẫu… 
Những quan sát này mách bảo tôi điều gì? Có phải người Việt trẻ không có lý tưởng? Có phải người Việt trẻ không có hoài bão lớn? Có phải người Việt trẻ không còn yêu nước? Có phải người Việt trẻ đang ngày càng vô cảm? Có phải người Việt trẻ đang ngày càng ích kỷ và thực dụng? 
Tôi không phán xét. Tôi chỉ quan sát. 
Không. Tôi không thấy như vậy. Tôi thấy họ đang sống. Họ đang sống theo cách của họ và giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ của họ. Cách sống này, thứ ngôn ngữ này, có thể xa lạ với nhiều người có tuổi, nhưng không thể coi đó là không tốt, là đáng lo ngại. 
Tôi chỉ có thể ghi nhận và tôn trọng họ. 
Họ đang sống, đôi khi hết mình, đôi khi dật dờ, đôi khi chao đảo. Nhưng chắc chắn là họ đang sống. Mà tôi tin rằng, ở đâu có sự sống thì ở đó có sự phát triển. 
Chính vì vậy mà tôi không bi quan. 
Tôi cũng không quá hân hoan. Vì đằng sau những gương mặt trẻ trung kia, ẩn sau bộ tóc xanh đen kia, có thể là những trống rỗng, những đổ vỡ và hoang mang mà người ngoài không thể hiểu hết được. Những lo toan thường ngày có thể quật ngã họ bất cứ lúc nào. Giữa bộn bề của khó khăn chung, người trẻ và người nghèo bao giờ cũng bị ảnh hưởng lớn nhất vì thiếu vị thế và không được tôn trọng đúng mức. 
Nhưng tôi lo lắng, đôi khi đến mức dằn vặt, thậm chí cáu bẳn vì cảm giác bất công và bất lực. Trong số những người Việt trẻ tôi gặp thì phần đông là sinh viên, tức thành phần ưu tú của đất nước, nhưng tôi không thấy một sự rực rỡ hiện lên trên khuôn mặt, trong ánh mắt, trong sự tự tin quả cảm. Tôi không thấy được sự lan tỏa của một tuổi trẻ tự do phóng khoáng, sự rực sáng của khát vọng. 
Rất ít lửa trong những đôi mắt.
Rất nhiều lảng tránh xa xôi.
Rất dài những tiếng thở.
Rất thường xuyên cam chịu.
Và rất ít ngọn đuốc trên những con đường. 
Tôi đã đi qua một rừng sinh viên trong ngày hội “Sáng tạo vì khát vọng Việt” ở TP HCM. Tôi đã nhìn sâu vào những gương mặt trẻ mà tôi gặp. Cảm giác đau nhói vì có quá nhiều khuôn mặt sạm đen, tuy chưa đến mức tiều tụy nhưng thiếu sắc khí. Tôi nhìn một người, rồi nhìn mọi người, cảm giác mặn chát vì thấy quá nhiều người trẻ gầy gò ốm yếu. Nhiều người còn còi cọc hơn cả thế hệ chúng tôi khi đất nước đang trong thời bao cấp khó khăn, còi cọc hơn cả thế hệ trước tôi khi đất nước đang trong chiến tranh. Tôi chợt nghĩ: suy dinh dưỡng? 
Suy dinh dưỡng giữa thời bình!
Tôi tự hỏi vì đâu? Tôi không tin đó là vì họ thức khuya học nhiều. Tôi cũng không tin đó là vì chủng tộc hay khí hậu vùng miền. Những sinh viên Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… mà tôi gặp đều học hành chăm chỉ dữ dội, chủng tộc và khí hậu cũng tương tự như mình, nhưng đôi má họ căng phính, giọng nói và ánh mắt đầy vẻ tự tin. Chiều cao cân nặng của họ cũng đều vượt xa những sinh viên tôi đang trò chuyện trong sân Dinh Thống Nhất này. 
Tôi hỏi họ vì sao?
Tụi em khó khăn.
Khó khăn với cả chuyện ăn uống hàng ngày?
Vâng… 
Tôi và họ không còn dám nhìn vào mặt nhau nữa. Không xa xôi nhưng ngăn cách bởi một chông chênh. Bảng lảng xa xôi. Nỗi đau riêng người ta chỉ có thể cảm hiểu chứ không thể xoáy mãi vào. 
Tôi lắng nghe lòng mình. Có một cái gì rất vô lý ở đây. Có thể gọi đó là sự bỏ rơi chăng? Nhiều người đã bị bỏ rơi, tự bươn chải để tự đánh vật với những nhu cầu tối thiểu hàng ngày. Sự bươn chải này nhiều khi làm họ kiệt sức. 
Ngoài hội trường, có bạn tìm mọi cách gặp tôi chỉ để hỏi một câu: Em muốn trở thành doanh nhân, vậy thì em phải quan tâm đến loại người nào nhất? Tôi thoáng sửng sốt trước câu hỏi đó. Dù không phải là doanh nhân, tôi cũng trả lời ngay lập tức: Doanh nhân thì cần quan tâm đến khách hàng nhất. 
Trong hội trường, có bạn trẻ bật khóc vì không tìm được việc làm thêm. Có quá ít cơ hội dành cho người trẻ tuổi. Cảm giác bất lực và bị bỏ rơi hiện lên rất rõ. Rất nhiều bạn trẻ đã hoàn toàn đánh mất sự tự tin vào bản thân mình. Ý niệm về một đời sống trẻ tuổi sung mãn đầy hoài bão hoàn toàn vắng bóng. 
Tôi chợt nhớ đến những buổi tranh luận với bạn bè quốc tế, khi tôi cho rằng không nên quá bi quan: Việt Nam là một đất nước trẻ. Tuổi trung bình của toàn dân chưa đến 30. Hãy nghĩ xem, trước 30 tuổi thì người ta làm gì? Người ta khám phá và hừng hực sức sống. Người ta sống. Và khi người ta sống thì người ta phát triển. Vì thế không nên quá bi quan. 
Nhưng lúc này đây, giữa quảng trường này, lập luận của tôi dường như đã bị lung lay. Khi người ta trẻ và bị bỏ rơi, người ta mất hết tự tin thì không chắc người ta đã sống. Họ chỉ đơn giản là đang tồn tại. Khi người ta bị bỏ rơi và mất tự tin, không chắc người ta sẽ khám phá và hừng hực sức sống. Người ta cũng sẽ mệt mỏi, chán nản và tiều tụy như thường. 
Người Việt trẻ nhưng không hẳn là trẻ. Tôi đã nhìn thấy sự mệt mỏi và chán nản trên gương mặt họ. Tôi đã nhìn thấy sự tiều tụy trong cơ thể họ. Tôi mong đợi một sức sống hừng hực, một tinh thần phóng khoáng bay bổng, một sự tò mò tươi mới, một bạo dạn dấn thân. Nhưng điều tôi thấy lại quá ít so với trông đợi. 
Có một cái gì đó thiếu vắng ở đây. Có một cái gì đó như bị bóp nghẹt không thoát ra được. Một cảm giác như bất lực, như hờn trách, như dằn dỗi dâng trào. 
Nhiều người trẻ đã vô tình đánh mất tài sản quý giá nhất của mình. Đó là tuổi trẻ. Những vật lộn và toan tính đời thường đã quật ngã họ. Ý niệm về một sức trẻ dũng mãnh, một tinh thần tự do bay bổng, giờ đây bỗng trở thành xa lạ. 
Lỗi tại ai? Không hẳn là lỗi của những người trẻ tuổi. Nhưng chắc chắn là lỗi một phần của những người đi trước, của hệ thống, của xã hội, đã phần nào bỏ rơi họ. 
Câu chuyện của người Việt trẻ chính là câu chuyện của đất nước. Vì tuổi trẻ không phải là một tương lai xa xôi, mà chính là hiện thực của đất nước này. Hiện thực ở đây và ngay lúc này đây. Gương mặt của người trẻ chính là gương mặt của đất nước. Khi tuổi trẻ bị bỏ rơi thì cũng chính là đất nước bị bỏ rơi. Khi tuổi trẻ bỗng nhiên trở nên già nua mệt mỏi thì cũng chính là đất nước đã trở nên già nua mệt mỏi. 
Không gì đáng sợ hơn tuổi trẻ mỗi ngày mỗi trở nên tiều tụy. Không gì xót xa hơn khi nhìn thấy những người Việt trẻ ốm yếu còi cọc hơn so với bạn bè đồng lứa năm châu. Với sức vóc đó, với tinh thần đó, đòi hỏi họ phải gánh vác giang sơn, đưa đất nước đến bến phồn vinh là một đòi hỏi quá lớn và quá vô lý. Vì thế, những người đi trước, những người hữu trách trong hệ thống công quyền, cần thiết nhìn lại xem mình đã làm được gì cho người trẻ, trước khi đặt lên vai họ những gánh nặng quá lớn như vậy. 
Đất nước cần vượt lên. Vì thế, với người Việt trẻ, một cuộc vượt lên chính mình là cần thiết. Khi còn mò mẫm trong sáng tối, khi còn chao đảo giữa muôn vàn xô đẩy của cuộc đời, thì không còn cách nào khác là phải tự đốt đuốc cho mình, phải tự mình vạch đường mà tiến bước. 
Sức trẻ là tài sản quý giá nhất mà mỗi người đang nắm giữ. Vậy thì đừng bỏ phí nó. 
Hãy sống. 
Hãy sáng tạo. 
Hãy bay bổng. 
Hãy tò mò khám phá. 
Hãy cất bước dấn thân. 
Hãy tin vào bản thân mình. 
Hãy vun đắp những khát vọng lớn. 
Hãy xây dựng cho mình hình ảnh về một con người tự do và một công dân. 
Vì không phải ai khác, mà chính người Việt trẻ mới là cứu tinh của đất nước.
Giáp Văn Dương



































































































































































































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang