Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Chấm dứt loạt bài chủ để của tháng 5:

Đủ rồi. Hơn một tháng nay xem kịch. Có lúc lên đến cao trào tưởng mâu thuẫn kịch được giải quyết đến nơi. Hóa ra không!
Phải công nhận rằng toàn đạo diễn cừ khôi. Rất nhiều người tròn mắt theo dõi và hy vọng..Phán đoán, bình loạn đủ kiểu và thường chệch hướng trong nhận định.
Ngay từ đầu mình đã thấy nghi nghi, không tin lắm. Nhưng mỗi ngày một rõ. Mình thấy không cần thiết để tâm xem kịch diễn tiếp như thế nào nữa, mình đâu có rảnh. Như ai đó nói "tất cả đã an bài" sắp đặt hết cả rùi. Chỉ là màn trình diễn không hơn không kém, không có mảy may chút sự thực nào. Nói như ông Lê Nin "Đó là thuốc phiện của dân chúng" mặc dù nó không phải dị đoan!

Thế mới biết người mình sống nặng về tình, dễ xúc động và hay cả tin. Thương mến một tí sẽ bỏ qua tất cả.
Với tư duy ấy bao giờ mới trưởng thành để sánh vai với năm châu, bốn bể đây?

Anh mệt nghỉ xem luôn!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chỉ là một cách nói, thực ra không có thay đổi gì đâu!

Singapore : Lập trường của Trung Quốc về Biển Đông có "thay đổi quan trọng"

 Trọng Thành
 
Theo hãng tin Singapore Channel News Asia, trong chuyến công du Trung Quốc hôm qua, 13/06/2014, Ngoại trưởng Singapore khẳng định lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông đã có một « thay đổi quan trọng », căn cứ vào nội dung thông cáo Trung Quốc gửi lên Liên Hiệp Quốc ngày 10/06 mới đây, thừa nhận tranh chấp với Việt Nam phải được giải quyết theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.


Ngoại trưởng và bộ trưởng Tư pháp Singapore K. Shanmugam có chuyến công du ba ngày tại Trung Quốc (từ ngày 12/06 đến 14/06) nhằm thúc đẩy các hợp tác về pháp lý, khoa học, công nghệ và đô thị. Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông với một số nước Asean, đặc biệt là với Việt Nam, là một trong các chủ đề của cuộc hội đàm giữa lãnh đạo Singapore với các lãnh đạo Trung Quốc. 

Theo Channel News Asia, phía Trung Quốc khẳng định địa điểm thăm dò dầu khí do giàn khoan HD-981 tiến hành, nằm trong khu vực thuộc chủ quyền của Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng thừa nhận rằng Trung Quốc và Việt Nam «chưa tiến hành xác định giới hạn của khu vực đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa của mỗi bên, (về việc này) cả hai bên được phép đưa ra các yêu sách phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) ». 

Ngoại trưởng Singapore nhận định thông cáo này là một « thay đổi tích cực » trong lập trường của Trung Quốc, bởi vì một mặt, nó công nhận tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và, mặt khác, thừa nhận các vùng biển mà Trung Quốc và Việt Nam đòi hỏi chủ quyền nói trên vẫn còn chưa được phân định. 

Ngoại trưởng và bộ trưởng Tư pháp K. Shanmugam tuyên bố Singapore không đưa ra nhận định về những hay, dở cụ thể trong thông cáo nói trên, nhưng việc thừa nhận đòi hỏi chủ quyền phải phù hợp với luật pháp quốc tế trong bản thông cáo gửi LHQ cho thấy một « chuyển biến quan trọng » của Trung Quốc. 

Theo ghi nhận của The Diplomat, tạp chí về Châu Á-Thái Bình Dương (trong bài « Trung Quốc ‘‘quốc tế hóa’’ tranh chấp tại Biển Đông », ngày 10/06), việc Trung Quốc đưa tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông ra Liên Hiệp Quốc, nói cách khác việc « quốc tế hóa » vấn đề này, cho thấy « nỗi lo ngại gia tăng» của Bắc Kinh trước việc các nước láng giềng nhỏ bé Đông Nam Á đang sử dụng con đường pháp lý – hành động được cộng đồng quốc tế ủng hộ - để đối lại đe dọa dùng sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Phát biểu của Phó đại sứ Trung Quốc  tại Liên Hiệp Quốc Wang Min (Vương Minh), ngày 09/06/2014, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày Công ước LHQ về Luật Biển có hiệu lực, đặt "các thực tế lịch sử", theo cách hiểu của Trung Quốc, lên trước "luật pháp quốc tế", cho thấy lập trường của Trung Quốc về tranh chấp tại Biển Đông vẫn chưa thực sự thay đổi. Yêu sách "đường lưỡi bò" (hay đường 9 đoạn) trên Biển Đông của Bắc Kinh "hoàn toàn đi ngược lại luật pháp quốc tế".

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dự định tấn công hạt nhân nhằm vào Trung Quốc của Liên Xô

.
Nút thắt nguy hiểm
Sau khi xung đột vũ trang bùng phát ở khu vực tranh chấp (đảo Trân Bảo -theo cách gọi của Trung Quốc; đảo Damansky – theo cách gọi của Liên Xô), Moskva đã có những phản ứng hết sức quyết liệt. Thậm chí, phái cứng rắn trong quân đội Liên Xô do Bộ trưởng Quốc phòng, Nguyên soái A. A. Grecho và trợ lý Bộ trưởng, Nguyên soái V. I. Chuikov cầm đầu chủ trương “loại bỏ vĩnh viễn” mối đe dọa Trung Quốc bằng cách sử dụng tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân của quân khu Viễn Đông đánh đòn “phẫu thuật ngoại khoa” nhằm vào các mục tiêu quân sự, chính trị trọng yếu của Trung Quốc.
Vụ nổ hạt nhân lớn nhất thế giới do Liên Xô thực hiện
Vụ nổ hạt nhân lớn nhất thế giới do Liên Xô thực hiện
Ngày 20/8, nhận được lệnh từ Moskva, Đại sứ Liên Xô tại Washington A. Dobrynin khẩn cấp tới gặp Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H. A. Kissinger, thông báo ý định sử dụng đòn đánh hạt nhân tấn công Trung Quốc và đề nghị phía Mỹ cho biết ý kiến về vấn đề này. Dụng ý của Cremli đã rõ ràng: nhân lúc quan hệ Trung-Mỹ khi đó cũng rất căng thẳng nếu có ra tay “triệt hạ” Bắc Kinh chí ít là Mỹ cũng giữ vị trí trung lập.
Sáng sớm hôm sau, Kissinger vội vã tới Nhà Trắng, vừa gặp Tổng thống Nixon liền rút trong cặp ra mấy tờ giấy viết kín chữ đặt lên bàn nói: “Tổng thống hãy xem. Moskva muốn sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công Bắc Kinh. Tối hôm qua, Đại sứ A. Dobrynin đã cùng tôi thảo luận chuyện này suốt đêm. Một số nhân vật ở Cremli quyết định dùng tên lửa hạt nhân để loại trừ mối đe dọa từ Trung Quốc và họ muốn biết ý kiến của chúng ta”.
Sau khi tham khảo ý kiến của những quan chức cấp cao của Nhà Trắng, Tổng thống Nixon cho rằng mối uy hiếp lớn nhất đối với các nước phương Tây đến từ Liên Xô, sự tồn tại của một nước Trung Quốc lớn mạnh phù hợp với lợi ích chiến lược của phương Tây. Liên Xô sử dụng tên lửa hạt nhân tấn công Trung Quốc đương nhiên sẽ buộc Bắc Kinh phải ra đòn trả đũa. Lúc đó, ô nhiễm hạt nhân sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới sự an toàn của 250.000 quân Mỹ đóng ở châu Á. Điều đáng sợ nhất là, một khi Liên Xô chứng tỏ được uy lực hạt nhân của mình, “con gấu Bắc cực” này sẽ khiến cả thế giới run sợ, thậm chí là quy thuận và ngọn cờ lãnh đạo thế giới do Mỹ dựng lên sẽ chẳng còn tác dụng tập hợp lực lượng nữa.
Biên giới Liên Xô và Trung Quốc
Biên giới Liên Xô và Trung Quốc
Sau khi xem xét thấu đáo, cân nhắc kỹ càng, Washington cho rằng chỉ cần Mỹ phản đối, Liên Xô sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân và tình thế này buộc Mỹ phải nhanh chóng thông báo ý đồ của Liên Xô cho Trung Quốc biết. Nhưng đây là một công việc cực kỳ khó khăn. Bởi 20 năm qua, quan hệ Mỹ-Trung vẫn chìm trong căng thẳng, nếu trực tiếp thông báo, chưa chắc Trung Quốc đã tin, thậm chí còn cho rằng người Mỹ lại giở trò gì mới. Cuối cùng, người Mỹ cũng tìm được một biện pháp hữu hiệu vừa có thể gián tiếp thông báo cho Trung Quốc, vừa dễ ăn dễ nói với Liên Xô.
Ngày 28/8, tờ “Ngôi sao Washington”, một tờ báo thường thường bậc trung của Mỹ đưa tin: Liên Xô có ý định ra đòn tấn công hạt nhân theo kiểu “phẫu thuật ngoại khoa” đối với Trung Quốc. Bài báo viết: “Theo một nguồn tin đáng tin cậy, Liên Xô có ý định sử dụng tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân có sức công phá tương đương vài triệu tấn thuốc nổ TNT tiến hành tấn công kiểu phẫu thuật ngoại khoa nhằm vào căn cứ phóng tên lửa Tửu Tuyền, Tây Xương, căn cứ thử nghiệm hạt nhân La Bố Bạc và những thành phố công nghiệp quan trọng của Trung Quốc như Bắc Kinh, Trường Xuân, Yên Sơn…
Dự định tấn công hạt nhân nhằm vào Trung Quốc của Liên Xô
Dự định tấn công hạt nhân nhằm vào Trung Quốc của Liên Xô
Sau khi nghe Chu Ân Lai báo cáo tin này, Mao Trạch Đông nói: “Chẳng phải là Liên Xô muốn có một cuộc đại chiến hạt nhân ư! Bom nguyên tử rất lợi hại, nhưng kẻ hèn này không sợ”. Đồng thời, Mao Trạch Đông quả quyết đưa ra phương châm “đào hang sâu, tích lương thực nhiều, không xưng bá”. Cả nước nhanh chóng bước vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, nhiều nhà máy xí nghiệp chuyển sang sản xuất trang thiết bị quân sự, nền kinh tế quốc dân bắt đầu chuyển sang phục vụ chiến tranh, hàng loạt công xưởng chuyển tới khu vực đồi núi hiểm trở, nhân dân các thành phố lớn như Bắc Kinh, Trường Xuân bắt tay đào công sự ngầm… Trung Quốc đã sẵn sàng đối phó với một cuộc chiến tranh hủy diệt.
Gian nan tháo ngòi nổ chiến tranh
Khi Moskva và Bắc Kinh bước tới bờ vực chiến tranh, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã tính tới khả năng sẽ bị Trung Quốc trả đũa toàn diện. Trong khi đó, đối thủ chiến lược chủ yếu của Liên Xô trên thế giới là Mỹ và trọng điểm chiến lược lại ở châu Âu, nên một cuộc đối đầu với Trung Quốc sẽ đặt Liên Xô trước khả năng bị suy yếu, do đó giải pháp hòa hoãn đã được tính tới.
Thượng tuần tháng 9/1969, nhân dịp sang Việt Nam dự lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A. N. Kosygin đã đưa ra yêu cầu hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc tại Bắc Kinh khi cả hai đoàn trên đường trở về từ Việt Nam. Sau khi cân nhắc kĩ càng, Mao Trạch Đông đã đồng ý với thiện ý này. Ngày 11/9, hai bên đã có cuộc hội đàm maratông dài 3 tiếng rưỡi đồng hồ tại sân bay Bắc Kinh. Mặc dù nội dung chi tiết cuộc hội đàm không được tiết lộ, nhưng nó cũng làm lóe lên tia hy vọng về một sự hòa hoãn trong quan hệ Xô-Trung. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa nguy cơ chiến tranh Xô-Trung đã qua đi.slide-nuke3
Ngày 16/9, tờ Bưu điện thứ 7 của Anh đăng bài viết của người phát ngôn của cơ quan tình báo Liên Xô KGB, Victor Luis, tiết lộ Liên Xô có thể sẽ ra đòn tiến công đường không nhằm vào căn cứ thử nghiệm hạt nhân La Bố Bạc của Trung Quốc ở Tân Cương. Đám mây chiến tranh hạt nhân vẫn bao trùm Trung Hoa đại lục. Trung Quốc càng tích cực chuẩn bị đối phó. Nhưng người Mỹ thì biết rõ bài viết của Victor Luis chủ yếu là nhằm thăm dò phản ứng của Washington và răn đe Bắc Kinh.
Xuất phát từ lợi ích chiến lược trên toàn cầu và hậu quả nghiêm trọng của một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô lớn có thể xảy ra, Tổng thống Nixon triệu tập hội nghị quốc phòng khẩn cấp. Thành phần tham gia có Phó Tổng thống Agnew, Bộ trưởng Quốc phòng Laird, Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Wyler và Ngoại trưởng Kissinger. Nixon khẳng định: “Chúng ta phải ngăn chặn cuộc chiến tranh sắp bùng nổ giữa Trung Quốc và Liên Xô. Nhưng nếu như họ cố ý muốn đánh nhau thì đó là công việc của họ”. Kế hoạch ngăn chặn chiến tranh Xô-Trung nhanh chóng được vạch ra và khẩn trương triển khai. Trên bình diện ngoại giao, Washington quyết định khôi phục lại hội đàm cấp đại sứ Trung-Mỹ tại Warsaw (kéo dài 15 năm, gián đoạn từ năm 1967) nhằm tạo kênh giao lưu khẩn cấp với Bắc Kinh; lợi dụng những nhân vật có quan hệ mật thiết với Trung Quốc như Nicolae Ceausescu (Rumani) liên tục truyền đạt thành ý mong muốn hòa giải với Trung Quốc. Ở góc độ chiến thuật, Mỹ tiếp tục chơi con bài vốn đã được sử dụng hiệu quả trong cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân ở Cuba năm 1962. Đó là dùng loại mật mã đã bị Liên Xô phá truyền đạt mệnh lệnh chuẩn bị ra đòn tấn công hạt nhân nhằm vào 134 mục tiêu cốt tử của Liên Xô là các thành phố lớn, căn cứ quân sự chiến lược, nút giao thông trọng điểm và khu công nghiệp nặng.
7 giờ ngày 15/10, Kosygin hoảng hốt báo cáo với Brezhnev: “Ủy ban An ninh quốc gia vừa cấp báo 2 tin. Một là các căn cứ tên lửa của Trung Quốc đã được lệnh bước vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Những bức ảnh vệ tinh mà ta chụp được cũng chứng thực điều này. Hai là Mỹ đã biểu thị một cách rõ ràng rằng lợi ích chiến lược của họ liên quan mật thiết với lợi ích của Trung Quốc, hơn nữa còn đề ra kế hoạch cụ thể tiến hành chiến tranh hạt nhân với chúng ta. Tình hình vô cùng cấp bách. Bên Ủy ban An ninh thông báo miệng trước, một lúc nữa báo cáo chính thức hoàn thành sẽ trình sau”.
Brezhnev không tin người Mỹ đứng về phía Trung Quốc, cho rằng có điều gì ẩn khuất đằng sau việc này, liền ra lệnh kết nối ngay điện thoại với Đại sứ quán Liên Xô tại Mỹ. Vài phút sau, ở phía bên kia bờ đại dương, Đại sứ Dobrynin báo về: “Tình hình quả đúng là như vậy. Hai giờ trước tôi đã gặp Kissinger. Ông ta nói Tổng thống Nixon cho rằng lợi ích của Trung Quốc có quan hệ mật thiết với lợi ích của Mỹ. Mỹ không thể đứng nhìn. Nếu Trung Quốc bị tấn công hạt nhân, họ cho rằng chiến tranh thế giới lần thứ 3 bắt đầu và sẽ tham chiến trước tiên. Kissinger còn tiết lộ Tổng thống đã ký mật lệnh sẵn sàng ra đòn trả đũa hạt nhân nhằm tới hơn 130 mục tiêu quan trọng của chúng ta và kế hoạch tác chiến này sẽ được khởi động ngay khi họ phát hiện một quả tên lửa tầm trung của ta rời bệ phóng”. Nghe xong. Brezhnev không kìm được tức giận hét lên: “Bọn Mỹ, chúng đã bán đứng chúng ta”.
Đợi khi cơn thịnh nộ của Brezhnev lắng xuống, Kosygin mới nói: “Có thể kế hoạch trả đũa của Mỹ chỉ là để dọa dẫm chúng ta, nhưng quyết tâm phản đòn của Trung Quốc là rõ ràng và kiên định. Mặc dù Trung Quốc không có nhiều đầu đạn hạt nhân, nhưng chúng ta không thể đập tan sự phản kích của Trung Quốc ngay trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh. Bên cạnh đó, 4 năm trước, Trung Quốc cũng đã tiến hành thử nghiệm tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, đạt độ chính xác tương đối cao. Hơn nữa, hiện nay họ đã có sự phòng bị. Chúng ta nên đàm phán với Trung Quốc”.
Chính trong bối cảnh Mỹ phản đối kịch liệt, Trung Quốc tích cực chuẩn bị chiến tranh, người Liên Xô cuối cùng đã từ bỏ ý định ra đòn tấn công hạt nhân nhằm vào các mục tiêu quan trọng của Trung Quốc. Ngày 20/10, đàm phán biên giới Trung-Xô bắt đầu tại Bắc Kinh. Những căng thẳng gây ra bởi sự kiện đảo Trân Bảo (Damansky) dần lắng dịu. Cuộc khủng hoảng hạt nhân cũng theo đó tắt dần.
(BTT)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CÂU TRẢ LỜI ĐANH THÉP CỦA VIỆT NAM


CÂU TRẢ LỜI ĐANH THÉP CỦA VIỆT NAM TRƯỚC KHẢ NĂNG XẢY RA XUNG ĐỘT BIỂN ĐÔNG VỚI TRUNG QUỐC.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trinh sát Hoàng Sa phá mưu đồ “mộ giả”

Với mưu đồ bành trướng, Trung Quốc đã nhiều lần xâm chiếm các đảo, quần đảo của Việt Nam. 40 năm trước, những người lính Hải quân của quân đội VNCH đã phải trải qua cuộc chiến đấu hết sức cam go để chống lại âm mưu và hành động xâm lược của Trung Quốc.

Kỳ 1: Trinh sát Hoàng Sa phá mưu đồ “mộ giả”

Để đi tìm lẽ phải và vạch rõ mưu đồ của Trung quốc về việc đắp mộ giả ở hai đảo Vĩnh Lạc và đảo Cam Tuyền thuộc quần đảo Hoàng Sa, với mục đích ngụy tạo người Trung Quốc sinh sống và chết tại hai đảo này hàng trăm năm trước, những người lính Hải quân ở hai chiến hạm HQ-4 và HQ-16 cùng “trung đội biệt hải” đã trinh sát, đào bới đưa ra khẳng định: Những nấm mộ mà Trung Quốc ngụy tạo không có xương cốt người.

Mệnh lệnh khẩn cấp

40 năm về trước, ông Lữ Công Bảy là quân nhân đeo quân hàm thượng sĩ trên chiếm hạm Trần Khánh Dư có phiên hiệu HQ-4. “Lúc đó tui ở trên tàu HQ-4. Bản thân tui đã chiến đấu và tận mắt chứng kiến Hoàng Sa bị kẻ thù chiếm đóng như thế nào. Những gì tôi đã trực tiếp tham gia trong trận hải chiến với hải quân Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19/1/1974 vẫn không phai mờ trong tâm trí tôi”, giọng ông Bảy xúc động. 

Đảo Vĩnh Lạc và các đảo Cam Tuyền, Duy Mộng, Quang Hà thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: TL
Đảo Vĩnh Lạc và các đảo Cam Tuyền, Duy Mộng, Quang Hà thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: TL

Câu chuyện về Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng được ông Bảy kể khá chi tiết. “Lúc bấy giờ tôi là thượng sĩ giám lộ (giám sát lộ trình - hàng hải) trên khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4. Tàu HQ-4 là chiến hạm tối tân nhất của hải quân Sài Gòn thời bấy giờ. Vừa làm giám sát lộ trình hàng hải, tui vừa phụ tá trưởng ngành giám lộ, kiêm hạ sĩ quan phụ tá trưởng khối hành quân. Với chức danh đó, tất cả các tình huống tác chiến tui đều có mặt để cùng anh em trong ban chỉ huy điều hành tàu”.

Sau 14 ngày lênh đênh trên vùng biển Quảng Ngãi, từ Sa Huỳnh đến Cù Lao Ré thuộc đảo Lý Sơn, và chỉ còn 1 ngày nữa là tàu được trở về Đà Nẵng. Trước ngày tạm biệt biển nước mênh mông, tất cả thủy thủy trên tàu rộn ràng nhớ đất liền. Nhưng niềm vui ấy chưa kịp đến thì chiến sự xảy ra. Đó là trưa 16/1/1974, khi trên tàu chuẩn bị ăn cơm trưa thì có thông tin báo cáo công điện tối khẩn: “Tàu HQ-4 về Đà Nẵng khẩn cấp”.


Chiến hạm HQ-4, một trong những chiến hạm bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Ảnh: TL
Chiến hạm HQ-4, một trong những chiến hạm bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Ảnh: TL

Thuyền trưởng lệnh nhổ neo, thẳng hướng đất liền, tàu HQ-4 tăng tốc tối đa đến 17 giờ thì cặp cảng Tiên Sa Đà Nẵng. Thuyền trưởng Văn San và đại úy Diên - trưởng khối hành quân, được lệnh lên họp khẩn cấp ở trung tâm hành quân Bộ Tư lệnh Hải quân vùng 1 duyên hải. Tất cả các thủy thủ trên tàu chuẩn bị công tác sẵn sàng chiến đấu. “Lúc đó, chúng tôi không biết chuyện gì xảy ra. Tôi phán đoán, nếu tiếp tục đi tuần tiễu, chúng tôi sẵn sàng”, ông Bảy chia sẻ.

20 giờ ngày 16/1, thuyền trưởng Văn San về tàu, phát lệnh: “Toàn tàu nâng cấp báo động chiến đấu tăng cường, cấm trại 100%. Ban hậu cần tiếp nhận lương thực thực phẩm, ban quân khí tiếp nhận đạn được và xăng dầu”. Đến 21 giờ, hai chiếc xe GMC chở một trung đội với đầy đủ vũ khí đạn dược xuất hiện, trong các bộ quân phục lạ mắt. Sau một hồi dò hỏi, các thủy thủ mới vỡ lẽ, đó là “lực lượng biệt hải đi Hoàng Sa”.

Lệnh hành quân ra Hoàng Sa khẩn cấp, ban chỉ huy tàu mở hải đồ xác định đường đi, dự kiến tình huống có thể xảy ra dọc đường và cách xử lý. Tàu HQ-4 xuất phát băng băng trong đêm tối. Lúc đó là 23 giờ ngày 16/1/1974.

Những nấm mộ giả

Ra đi trong đêm tối và gặp gió to, sóng lớn, 11 giờ 30 ngày 17/1, khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 có mặt tại quần đảo Hoàng Sa. Lúc này, Tàu tuần dương Lý Thường Kiệt (HQ-16) do trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng cũng đã có mặt theo diện tăng cường tại Hoàng Sa để sẵn sàng bảo vệ đảo.

HQ-4 tiến gần đảo Vĩnh Lạc (một đảo nhỏ trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Lệnh từ cabin chiến hạm vang lên “Tất cả vào vị trí chiến đấu”. Một lực lượng đội biệt hải khẩn cấp rời tàu xuống 3 xuồng cao su, khẩn trương áp sát rìa đảo Vĩnh Lạc trinh sát thực địa. Sau 20 phút kiểm soát, các chiến sĩ báo cáo về: “Không phát hiện gì ngoài vài nấm mộ hình như mới đắp, không có bia, chỉ có cọc gỗ và bảng gỗ đóng trước đầu mộ ghi bằng chữ Trung Quốc với ngày sinh và ngày chết hàng mấy chục năm về trước”. Nhận định: Có thể đây là mộ giả, phía Trung Quốc tạo nên để ngụy trang. Ngay lập tức, các chiến sĩ biệt hải được lệnh đào bới các nấm mộ lên, hóa ra chẳng thấy xương cốt gì cả. Đây là những nấm mộ ngụy tạo để chứng tỏ có người Trung Quốc đã sống và chết trên đảo mà thôi. Sau khi trinh sát kỹ càng, 16 giờ 30, lực lượng biệt hải được lệnh rút về tàu.

Cuối chiều vùng biển Hoàng Sa ánh lên nhiều màu bạc của hoàng hôn. Một không gian bình yên giữa biển trời Tổ quốc. Bữa cơm chiều đang được chuẩn bị thì bộ phận radar báo cáo phát hiện 2 mục tiêu lạ từ xa đang tiến thẳng về Hoàng Sa, hướng đi không đổi, khoảng cách ngày một gần. Lệnh thuyền trưởng: Nhanh chóng ăn cơm, tăng cường quan sát bằng ống nhòm, cứ 5 phút báo cáo một lần về hướng đi của mục tiêu lạ, toàn tàu báo động chiến đấu khẩn cấp.

Ngay sau đó, Tàu HQ-4 và HQ-16 nhận được điện tín từ sở chỉ huy “Phía Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố tình khiêu khích, các chiến hạm của họ tiến sâu vào lãnh hải Hoàng Sa của Việt Nam. Các tàu thực hiện theo phương án chiến đấu”.

Càng về đêm, mục tiêu lạ càng rõ. Nắm được ý đồ xấu của đối phương, hai Tàu HQ-4 và HQ-16 dùng tín hiệu và loa tuyên truyền đặc biệt cảnh cáo: “Đây là lãnh hải của Việt Nam. Yêu cầu các ông hãy rời khỏi đây ngay”. Hai tàu Trung quốc không những không rời khỏi vùng biển Hoàng Sa, mà còn đáp trả “Hoàng Sa là của Trung Quốc”!

Để tiếp tục làm rõ “trắng đen” và khẳng định mưu đồ ngụy tạo mộ giả của Trung Quốc, sáng 18/1, chiến hạm HQ-4 tiến về đảo Cam Tuyền. Lúc 8 giờ sáng, Trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ lên đảo. Sau khi lục soát, chỉ phát hiện những nấm mộ mới đắp không hài cốt y như ở đảo Vĩnh Lạc.

Theo Mai Thắng
Baotintuc.vn


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam bị "trói" vào hợp đồng mua điện từ Trung Quốc?

(Kinh tế) - Trong 4 tháng đầu năm 2014, sản lượng điện "nhập" từ Trung Quốc đạt 654 triệu kWh.
"Không mua điện của Trung Quốc cũng không sao"
Thông tin trên An Ninh Thủ Đô, PGS.TS Nguyễn Minh Duệ- Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế năng lượng cho biết, chủ trương liên kết mua điện giữa Việt Nam và các nước láng giềng đã được quan tâm từ lâu.
Và trên thực tế, Việt Nam đã liên kết, mua bán điện không chỉ của Trung Quốc mà còn với cả Lào và Campuchia. Nếu việc liên kết tốt thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi nước.
Việc mua điện từ Trung Quốc trong nhiều năm nay cũng giúp Việt Nam có thêm nguồn cung năng lượng trong những thời điểm nguồn cung cấp trong nước còn hạn chế.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, chất lượng điện áp mua từ Trung Quốc không ổn định, độ tin cậy thấp, hay xảy ra các sự cố trong khi giá điện lại cao.
“Điển hình như năm 2012, Việt Nam dư thừa sản lượng và công suất nhưng vẫn phải nhập điện từ Trung Quốc với giá 6,08 UScent/kWh tương đương 1.300 đồng/kWh, trong khi đó, một số lớn nhà máy nhiệt điện trong nước chỉ phát 70-80% công suất và các nhà máy thuỷ điện công suất dưới 30MW giá rẻ không được mua”, PGS.TS  Nguyễn Minh Duệ dẫn chứng.
Trong 4 tháng đầu năm 2014, sản lượng điện "nhập" từ Trung Quốc đạt 654 triệu kWh.
Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc theo hợp đồng giữa EVN và Công ty lưới điện miền Nam Trung Quốc (CSD), liên kết bằng cấp điện áp 220kV và 110kV.
Hợp đồng mua điện của Trung Quốc được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009. Thỏa thuận hợp đồng hiện nay buộc phải cam kết về sản lượng và thời gian mua.
Nếu không mua sẽ bị phạt, dẫn tới ngay cả khi nguồn cung cấp trong nước dồi dào vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc.
Vì vậy, theo PGS.TS Nguyễn Minh Duệ, việc tiếp tục mua điện từ Trung Quốc như hiện nay gây khó khăn, trở ngại cho phát huy năng lực nội địa đối với các nhà đầu tư điện trong nước.
Trả lời câu hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu không có nguồn điện từ Trung Quốc thì điều gì sẽ xảy ra, viện sĩ Trần Đình Long - Phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam khẳng định: “Nếu không có nguồn điện từ Trung Quốc thì chắc chắn còn nhiều cách giải quyết.
Trong vòng 1-2 năm tới, nếu Việt Nam cố gắng tăng nỗ lực, các nguồn thủy điện tiếp tục được khai thác thì không phải mua điện từ Trung Quốc nữa”.
Chấp nhận mua giá cao từ Trung Quốc
Theo số liệu thống kê đến tháng 4/2014, sản lượng điện "nhập" từ Trung Quốc đạt 654 triệu kWh. Năm trước, dù các nhà máy điện nội địa nỗ lực sản xuất nhưng lượng điện EVN phải mua từ Trung Quốc là 3,6 tỷ kWh, tương đương khoảng 5.000 tỷ đồng. EVN chấp nhận mua điện với mức giá cao từ nước láng giềng.
Một thực tế đã từng được chỉ ra là việc nhập điện từ Trung Quốc với giá cao diễn ra đều đặn trong khi điện nội đang ế.
Cụ thể, tờ Thanh Niên đã từng phản ánh, trong khi ra sức ép các nhà máy thủy điện, thậm chí họ phải chào giá 0 đồng để được chạy máy thì Tập đoàn điện lực VN (EVN) lại vác tiền đi mua điện của Trung Quốc với giá cao gấp 2 đến 3 lần.
Lý do vì EVN bị ràng buộc bởi hợp đồng khi không tiêu thụ hết điện theo hợp đồng đã ký, nếu điện chạy ngược sang Trung Quốc quá 5% công suất thì bị phạt nên ưu ái mua điện Trung Quốc hơn. Dẫn tới giờ cao điểm, điều độ điện lực các tỉnh Hà Giang, Lào Cai ép các nhà máy thủy điện nhỏ phải cắt giảm công suất.
Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN cho biết, mấu chốt vấn đề vẫn là phải nhanh chóng xóa bỏ tình trạng độc quyền của EVN, chấm dứt tình trạng một tay nắm cả mua bán, phân phối, điều độ như hiện nay.
“Chỉ mất vài năm để thực hiện thị trường cạnh tranh thực sự, thông qua việc tái cơ cấu lại EVN cho hợp lý, thành một tập đoàn chỉ nắm việc bán lẻ, tách hoàn toàn khâu bán buôn thành các tổng công ty độc lập, để các nhà máy cạnh tranh thực sự với nhau, giá bán, giờ phát được bình đẳng", ông Trần Viết Ngãi nói.
Hà Anh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc Cố Thoát Vòng Kim Cô – Liên Minh Quân Sự Của Hoa Kỳ

Timothy R. Health

 Liêm Nguyễn lược dịch theo The Diplomat
Tranh chấp chủ quyền giữa Trung quốc với các nước láng giềng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Vấn đề lớn hơn là Trung quốc muốn thay đổi trật tự địa chính trị và an ninh khu vực mà hiện Hoa Kỳ đang thống lĩnh quahệ thống các liên minh quân sự và đối tác ở châu Á. Trung quốc xem hệ thống này là phương cách mà Hoa Kỳ dùng để kiềm chế sự trỗi dậy của mình. Hệ thống liên minh này rồi đây sẽ trở thành nguyên nhân gây xung đột ngày một gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung quốc.


Trong khi các tranh luận qua lại giữa những diễn giả Trung quốc (TQ), Hoa Kỳ và Nhật Bản tại Đối thoại Shangri-La gây sự chú ý đặc biệt cho giới truyền thông, ít người để ý đến lời kêu gọi của tướng TQ Wang Guanzhong cho một “khái niệm an ninh mới cho châu Á”. Thực ra, ông Wang cũng chỉ lặp lại ý tưởng mà chủ tịch TQ Tập cận Bình đã vẽ ra tại Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tương Tác và Các Biện Pháp Xây Dựng Lòng Tin lần 4 (CICA) vào ngày 21/5/2014 tại Thượng Hài.
 
Trong nhiều phương diện, các vận động cho một trật tự an ninh được sửa đổi theo ý muốn của TQ không phải là điều gì mới. Các quan chức TQ đã đề xướng các nguyên tắc của ý tưởng an ninh mới này vào 1997. Đến năm 2005, lãnh đạo TQ đã hé lộ những khái niệm chính, bao gồm cái gọi là “thế giới hài hoà”, và một dẫn xuất của nó là “châu Á hài hoà”, để mô tả rõ ràng hơn về một trật tự mới của thế giới và châu Á mà TQ muốn xây dựng, để thích ứng với sự vươn lên của nước này. Ý tưởng về một nền an ninh mới cho châu Á của Tập Cận Bình tại thượng đỉnh CICA, cũng giống như những ý tưởng mà các lãnh đạo trước của TQ ủng hộ, đề xuất việc xây dựng các mối quan hệ, các thể chế, và cấu trúc chính trị và an ninh mới, để tăng cường sự gắn kết của cả khu vực với nền kinh tế TQ. Tuy nhiên các chi tiết của ý tưởng này đều rất mơ hồ.
 
Trong khi các nguyên lý của cái trật tự mới mà TQ đề bạt không có gì mới, điểm khác biệt lần này các lãnh đạo TQ đã tăng cường chỉ trích hệ thống an ninh mà Hoa Kỳ đang lãnh đạo ở châu Á như một cản trở cho ý tưởng mới của họ. Cần nói rõ là các lãnh đạo TQ vẫn chưa dám chỉ mặt gọi tên Hoa Kỳ như kẻ thù của TQ. Ngược lại, sự cấp bách nằm sau việc vận động của TQ cho cái gọi là “quan hệ nước lớn kiểu mới”, kêu gọi sự hợp tác gần gũi giữa các cường quốc để cùng giải quyết các vấn đề gây mâu thuẫn, cho thấy một TQ đang vươn lên đã cố tránh va chạm với thế lực hiện hữu là Hoa Kỳ. Dù gì thì TQ vẫn cần sự ổn định trong khu vực để tiếp tục đà phát triển. Tuy nhiên, chắc TQ cũng ngày càng nhận ra là những nhu cầu an ninh và phát triển của mình mâu thuẫn với trật tự an ninh hiện tại.
Lo ngại an ninh
 
Nguyên nhân cơ bản cho những đối kháng ngày một gia tăng từ TQ có nguồn gốc sâu xa và đi vào các vấn đề cốt lõi. Chúng không phải là những lựa chọn cá nhân của lãnh đạo TQ, hoặc bắt nguồn từ những phản ứng của TQ với các tuyên bố từ lãnh đạo Mỹ, chẳng hạn như về việc tái cân bằng châu Á, mặc dù những phát biểu kiểu này thường làm người TQ tức giận. Người TQ đã chỉ trích Hoa Kỳ từ lâu với những danh từ như “chủ nghĩa bá quyền” hay “não trạng chiến tranh lạnh”, nhưng trước đây những chỉ trích thường chỉ nhắm vào những chính sách cụ thể, ví dụ như việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan. Ngược lại, những chỉ trích mới nhất nhắm vào các yếu tố mang tính cơ cấu, làm cản trở tham vọng an ninh và phát triển của TQ. Trong con mắt của các lãnh đạo TQ, những trở ngại về cơ cấu đó bắt nguồn từ hệ thống liên minh và đối tác an ninh châu Á của Hoa Kỳ. Tại thượng đỉnh CICA, Tập chỉ trích rằng các liên minh như vậy hoàn toàn không có lợi cho an ninh khu vực. Ông ta nói: “Việc tăng cường các liên minh quân sự với các bên thứ ba sẽ là điều bất lợi cho an ninh chung trong vùng”. Các nhận xét từ những cơ quan ngôn luận nhà nước thậm chí còn thẳng thắn hơn. Một bài báo điển hình đăng trên Tân hoa xã ngày 21/5 nhận định rằng việc tăng cường các liên minh của Hoa Kỳ "sẽ không mang lại điều gì ngoài việc gia tăng tình trạng bất ổn hiện nay". Có 3 lý do dẫn đến quan điểm này của TQ: (i) Hoa Kỳ sử dụng trật tự hiện hành để kiềm chế TQ; (ii) bản chất của các liên minh hiện hành khuyến khích các nước khác thách thức TQ về chủ quyền và các vấn đề an ninh; (iii) hệ thống liên minh hiện hành không đảm bảo an ninh lâu dài cho khu vực.
 
Nỗi sợ hãi rằng Hoa Kỳ muốn kiềm chế TQ là sâu sắc và mạnh mẽ. TQ xem việc Hoa Kỳ thúc đẩy các giá trị dân chủ tự do, nhân quyền, và văn hóa phương Tây như một phần của kế hoạch hạn chế sức mạnh TQ. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng thừa biết là trong quá khứ Hoa Kỳ đã từng thành công trong việc kích hoạt mạng lưới đồng minh để đánh bại các tham vọng bá chủ ở châu Âu hay châu Á. Sự căng thẳng gia tăng liên tục giữa TQ và Hoa Kỳ, trên các vấn đề có tính chiến lược từ mạng internet hay biển Đông Nam Á, hay trong quyết định của Hoa Kỳ về tái cân bằng chiến lược, làm TQ cảm thấy mối đe dọa là thực sự và cấp bách. Dường như các nhà lãnh đạo TQ không bị thuyết phục bởi các tuyên bố từ Washington rằng Hoa Kỳ không có ý định hoặc mong muốn kiềm chế TQ. Nhưng ngay cả khi lãnh đạo Hoa Kỳ có thể thuyết phục để Bắc Kinh tin vào điều đó, sự tồn tại của các cấu trúc an ninh như vậy sẽ cho phép Hoa Kỳ ngay lập tức kiềm chế TQ bất cứ lúc nào khi quan hệ hai bên trở nên xấu đi.
 
TQ cũng cho rằng hệ thống liên minh của Hoa Kỳ là một mối đe dọa đối với an ninh và chủ quyền của mình. Điều này đặc biệt đúng khi Hoa Kỳ liên minh vớicác nước có quan hệ đối kháng với TQ. Bắc Kinh đương nhiên sẽ cảm thấy liên minh của Hoa Kỳ với Nhật Bản khó chịu hơn là với các nước có quan hệ ổn định hơn với TQ như Thái Lan. Trong mắt của TQ, liên minh với Hoa Kỳ sẽ khuyến khích các nước nhỏ thách thức Bắc Kinh trong các tranh chấp chủ quyền, đe dọa sự bất ổn và tiềm năng xung đột. Xung đột với các nước láng giềng là đồng minh của Hoa Kỳ như Nhật Bản và Philippines cũng có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ sẽ bị lôi cuốn vào, một khả năng mà Bắc Kinh lo ngại sẽ xảy ra. Phản ánh những lo lắng trên, một bài xã luận trên Tân Hoa xã cay đắng cho rằng "Hoa Kỳ đã không có các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn các đồng minh của mình thách thức TQ". Nỗ lực của Hoa Kỳ khi trấn an các đồng minh bằng chính sách tái cân bằng và chỉ trích TQ "kích động bất ổn" càng làm cho Bắc kinh cảm thấy bất an hơn.
 
TQ cũng đặt nghi vấn về hiệu quả của cấu trúc an ninh do Mỹ dẫn đầu trong việc giải quyết các mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống. Phương tiện truyền thông TQ thường xuyên chỉ trích các nỗ lực gây bất ổn của Hoa Kỳ với Bắc Triều Tiên thông qua hiện diện quân sự và các cuộc tập trận, và kêu gọi đối thoại thông qua các cuộc đàm phán sáu bên. Các bài viết trên báo chí TQ cũng đặt câu hỏi về khả năng của Hoa Kỳ và các đồng minh trong việc quản lý các mối đe dọa phi truyền thống. Liên quan đến tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, và các mối đe dọa khác, một bài báo gần đây trên Tân Hoa Xã tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã "không tạo được niềm tin rằng nước này có thể, hoặc ít nhất là sẵn sàng, bảo vệ lợi ích của người châu Á từ các thảm họa". Những chỉ trích từ TQ cho rằng hệ thống liên minh và quan hệ đối tác của Hoa Kỳ là quá hạn chế về khả năng và hạn hẹp về mục tiêu để có thể giải quyết hiệu quả sự đa dạng và phức tạp của các vấn đề an ninh châu Á.
 
Những bất bình kể trên của TQ đã dẫn đến một điểm lớn hơn. Trong mắt của Bắc Kinh hiện nay, kiến ​​trúc an ninh của Mỹ đã lỗi thời và không còn hữu ích cho sự ổn định khu vực, chính sự ổn định mà trước đây từng cần thiết cho sự phát triển của TQ. Theo TQ, kiến trúc này đang mất khả năng đảm bảo an ninh lâu dài, và chính nó giờ đây trở thành một căn nguyên gây hiểm hoạ. Theo lời của một bài bình luận trên Tân Hoa Xã, những "hứa hẹn cho một châu Á hòa bình sẽ vô nghĩa khi cấu trúc an ninh chiến tranh lạnh này vẫn còn tồn tại."
Một trở ngại mang tính cơ cấu?
 
Điều làm cho sự đối kháng của TQ [nhắm vào hệ thống liên minh và quan hệ đối tác của Hoa Kỳ] càng mạnh mẽ hơn là do những quan ngại như vậy còn được thúc đẩy bởi những nỗ lực của TQ trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế nội địa. Hiểu được quan điểm của TQ cho rằng an ninh là cần thiết cho sự phát triển của đất nước, và rằng an ninh nội địa và quốc tế là không thể tách rời, sẽ giúp ta hiểu được nguồn gốc của những chỉ trích từ TQ nhắm vào của hệ thống liên minh của Hoa Kỳ. Tại một cuộc họp của Ủy ban An ninh Quốc gia (NSC) mới được thành lập, Tập nói: "An ninh là điều kiện để phát triển. Chúng ta tập trung vào an ninh TQ, nhưng cũng quan tâm đến an ninh chung (với các nước khác)". Thông qua NSC và các nhóm cố vấn nhỏ khác mới được thành lập, Tập tìm cách ban hành những thay đổi mang tính hệ thống và cơ cấu, nhằm tạo điều kiện cho TQ phát triển toàn diện, và cải thiện an ninh cả trong lẫn ngoài nước (Tân Hoa Xã , 15/4). Cho đến gần đây, các nhà quan sát cũng chỉ dựa trên các thay đổi mang tính cơ cấu và hệ thống này để giải thích các chính sách đối nội. Nhưng bài phát biểu tại CICA xác nhận rằng các chỉ thị tương tự cũng tác động tới chính sách đối ngoại của TQ.
 
Lãnh đạo TQ đã nhiều lần lập luận rằng sự phát triển của nước này phụ thuộc vào an ninh nội địa và quốc tế. Là một quốc gia định hướng xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế của TQ phụ thuộc nhiều vào hiệu suất của nền kinh tế toàn cầu. Với GDP dự kiến ​​tăng trong những năm tới, châu Á đã sẵn sàng để dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu, điều ​​sẽ giúp TQ tăng trưởng kinh tế của nước mình và thịnh vượng. Phần lớn tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong tương lai được dự kiến ​​sẽ xảy ra ở châu Á. Theo ước tính, một phần ba thương mại của châu Á vào năm 2020 là giữa các nước trong vùng. Điều này làm cho hòa bình và ổn định ở châu Á là điều then chốt cho tiềm năng kinh tế của khu vực. Như một bài bình luận trên báo Nhân dân của TQ ra ngày 11/5 nói: "những bất ổn gây cản trở và làm chậm phát triển kinh tế, chúng cũng làm chậm quá trình hội nhập thương mại và đà tăng trưởng kinh tế. Và việc đảm bảo tiềm năng kinh tế của châu Á đang ngày càng trở nên cấp thiết để đảm bảo sự thịnh vượng cho mọi công dân TQ.”
 
Bởi vì sự thịnh vượng của TQ sẽ ngày càng không thể tách rời với sự thịnh vượng của cả khu vực, TQ đang nỗ lực để kiểm soát nhiều hơn các điều khoản của an ninh khu vực. Đối với TQ, việc giao phó sự thịnh vượng và an ninh cho Hoa Kỳ và các đồng minh là điều không chấp nhận được.
Sắp xếp lại trật tự khu vực
 
Bắc kinh đã theo đuổi chiến lược dùng phát triển kinh tế để duy trì an ninh trong nước và quốc tế; ngược lại an ninh cũng cho phép TQ duy trì tăng trưởng. Tại hội nghị thượng đỉnh CICA, Tập Cận Bình cho biết: "Phát triển là nền tảng cho an ninh". Thật vậy, ngay từ đầu năm 1997, báo cáo của đại hội Đảng lần thứ 15 ĐCSTQ đã nói rằng "phát triển" là "chìa khóa để giải quyết tất cả các vấn đề của TQ". Hãy cùng phân tích kỹ hơn khái niệm cho rằng phát triển là cách thức mà TQ dùng để giải quyết các mối đe dọa về an ninh. Theo cách dùng từ của lãnh đạo TQ, "phát triển" ở đây có nghĩa là áp dụng một cách có tính toán các nguồn lực dồi dào của TQ để thay đổi các hiện trạng kinh tế, chính trị và an ninh từ đó đạt được các quyền lợi về an ninh, ổn định, lợi ích kinh tế và uy tín quốc gia. Trong ngôn từ của ĐCSTQ, đây là một quá trình mang lại "thay đổi hiệu xuất từ một trạng thái cả về chất và lượng cho tiến bộ xã hội" và do đó "mang lại lợi ích cho người dân TQ". Trong khi khái niệm này lúc đầu chủ yếu áp dụng cho kinh tế, “phát triển” giờ đây cũng bao gồm các chính sách và hành động nhắm vào các vấn đề chính trị, xã hội, hành chính, và các dạng thay đổi "tiến bộ" khác.
 
Tranh chấp chủ quyền giữa TQ với các nước láng giềng, như với Việt Nam liên quan đến giàn khoan Hải Dương 981, với Nhật Bản trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, và với Philippines trong biển Đông Nam Á, đối với các lãnh đạo TQ chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm - một vấn đề lớn hơn: đó là sự thay đổi trật tự địa chính trị và an ninh khu vực bởi một thực thể kinh tế mới. TQ cho rằng nhiều đặc trưng của trật tự hiện thời là di sản của một giai đoạn mà trong đó Hoa Kỳ có được các ưu thế áp đảo về kinh tế, chính trị và quân sự so với khu vực, những thứ mà Hoa Kỳ đang mất dần ưu thế, đặc biệt là trong kinh tế. Cho nên với TQ, giải pháp lâu dài nhất không phải là việc "giải quyết" các vấn đề tranh chấp cụ thể, mà nằm ở sự “phát triển” toàn diện các trật tự mới về chính trị, an ninh, và xã hội để phù hợp với một thực tế mới là TQ đang nắm sức mạnh về kinh tế. Theo nghĩa rộng, hội nhập khu vực được dùng như một phương cách tương tự như cách mà TQ giải quyết các tình trạng bất ổn trong nước, trong đó nhà cầm quyền tìm cách giải quyết nguồn gốc của bất ổn thông qua cách tiếp cận ưu tiên cho “phát triển”. Trong cả hai trường hợp, các nguồn lực kinh tế dồi dào đã mang đến cho TQ một sức mạnh đáng kể, để vừa dụ dỗ vừa áp bức và sau cùng buộc các bên đối kháng phải chấp nhận theo ý mình. Theo một bài bình luận trên báo Nhân dân ngày 20/5, thì "Phát triển là chiến lược để điều trị mất an ninh; nó giúp loại bỏ các yếu tố nguồn gốc gây bất ổn ".
 
“Phát triển” khi được sử dụng như một chiến lược an ninh vùng cũng cho phép TQ đối phó với Hoa Kỳ theo một cách ít có khả năng gây ra chiến tranh nhất. TQ hy vọng sẽ từng bước thay thế các yếu tố của trật tự cũ bằng một trật tự an ninh mới bị ảnh hưởng mạnh bởi TQ. Bằng cách phô trương sức mạnh và tính hiệu quả, Bắc Kinh hy vọng rằng theo thời gian TQ sẽ làm cho vai trò của Mỹ là không cần thiết nữa. Cách tiếp cận của TQ với sự phát triển trật tự an ninh vùng do đó phản ánh các yếu tố của cả hai mặt: tiếp thu và xét lại, đặc trưng qua những nỗ lực để: (i) định hình lại sự hợp tác với Hoa Kỳ; (ii) tận dụng sức mạnh kinh tế để định hướng lại các mối quan hệ trong khu vực; (iii) tiếp thu một cách chọn lọc các yếu tố của trật tự hiện hành; (iv) xây dựng và củng cố các tổ chức và cơ chế có lợi cho TQ; và (v) phát huy năng lực và khả năng can thiệp quân sự.
 
(i) Định hình lại sự hợp tác với Hoa Kỳ. TQ sẽ muốn xây dựng một mối quan hệ ổn định với Hoa Kỳ với điều kiện Hoa Kỳ chấp nhận nhiều hơn các đòi hỏi quyền lợi từ TQ. Hợp tác quân sự với Hoa Kỳ chứng tỏ vị thế của TQ như một cường quốc hàng đầu châu Á, nhưng cũng trấn an các nước trong khu vực là Bắc Kinh không muốn xung đột với siêu cường của thế giới. TQ cũng thúc đẩy hợp tác song phương để thuyết phục Hoa Kỳ kiềm chế các đồng minh.
 
(ii) Tận dụng sức mạnh kinh tế để định hướng lại các mối quan hệ trong khu vực. Là trung tâm của kinh tế châu Á, Bắc Kinh có những ảnh hưởng đáng kể mà nước này có thể sử dụng để làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau trong khu vực, và tăng cường các quan hệ song phương vì lợi ích thương mại và kinh tế. TQ dùng cách này để dụ dỗ các quốc gia trong khu vực để ủng hộ cho việc TQ xây dựng các tổ chức hợp tác mà trong đó TQ đóng vai trò lãnh đạo lớn hơn. Các mối quan hệ như vậy cũng làm cho các quốc gia khác trở nên lệ thuộc hơn và phải trả giá đắt hơn khi có tranh chấp với TQ.

(iii) Tiếp thu một cách chọn lọc các yếu tố của trật tự hiện hành. TQ tiếp tục tham gia vào nhiều thể chế và tổ chức do Hoa Kỳ lãnh đạo. Một khi các tổ chức này không đặt ra các mối đe dọa trực tiếp đến lợi ích của TQ, Bắc Kinh có ít động cơ để kêu gọi bãi bỏ chúng. Trái lại, TQ có lợi khi tham gia và góp phần định hình các kế hoạch và hoạt động của những tổ chức đó. Ở cấp độ khu vực, có thể thấy các tổ chức kiểu này như Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, đối thoại Shangri La, v.v..
 
(iv) Xây dựng và củng cố các tổ chức và cơ chế có lợi cho TQ. Tuy nhiên cùng lúc, TQ cũng đang cố gắng thiết lập và củng cố các tổ chức và cơ chế mới về an ninh và kinh tế khu vực, mà Bắc kinh hy vọng qua đó chứng minh khả năng của TQ trong việc mang lại các lợi ích kinh tế, khả năng lãnh đạo, và thúc đẩy một hình thức an ninh lâu dài cho khu vực. Đàm phán 6 bên, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, và CICA minh họa cách tiếp cận này. TQ xem các diễn đàn đối thoại này như một cách thức để củng cố cho mạng lưới các tổ chức kinh tế đang lên mà trong đó TQ thống trị, như Hành lang kinh tế Bangladesh-Ấn Độ-Myanmar-TQ, Hành lang kinh tế TQ-Pakistan, Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, Khu vực mậu dịch tự do TQ-ASEAN, và Tổ chức đối tác kinh tế toàn diện của khu vực.
 
(v) Phát huy năng lực và khả năng can thiệp quân sự. Việc tăng cường quân sự của TQ hỗ trợ cho các nỗ lực tăng cường an ninh và nâng cao khả năng “phòng thủ”. Chiến lược này nhằm  làm nản chí các nước phản đối quyền lực của TQ, vì phải tăng chi phí quân sự và đối diện mức độ mạo hiểm cao hơn khi có xung đột với TQ. Chiến lược này cũng tạo ra một hàng rào chống lại khả năng xâm nhập của Hoa Kỳ. Điều này cũng làm suy giảm khả năng can thiệp quân sự của Hoa Kỳ, đặc biệt, nó làm xói mòn niềm tin mà các nước trong khu vực đặt vào Hoa Kỳ như một đối trọng sức mạnh của TQ.
 
Lãnh đạo TQ xem việc củng cố ảnh hưởng kinh tế, ngoại giao, văn hóa và an ninh là chiến lược lâu dài nhất để thúc đẩy tiềm năng kinh tế của châu Á, và nâng cao mức sống cho người dân TQ. Tầm quan trọng của chiến lược củng cố ảnh hưởng này có thể thấy qua việc tổ chức Diễn Đàn Đỉnh Cao về Ngoại giao Lân Bang gần đây. Vì những lý do tương tự, các lãnh đạo TQ cũng xác định ngoại giao với các lân bang là một "hướng ưu tiên" cho chính sách ngoại giao TQ (báo Nhân dân 10/9).
Nguy cơ từ những khác biệt chiến lược
 
Lãnh đạo TQ tìm cách để thực hiện các cải cách cơ cấu cho các trật tự trong nước và quốc tế để duy trì tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy sự phục hưng của đất nước. Các chỉ thị trong tài liệu chiến lược cao cấp như báo cáo đại hội Đảng lần thứ 18, nghị quyết Hội nghị toàn thể lần ba, và việc thành lập các nhóm lãnh đạo trung ương tập trung vào cải cách hệ thống, đã cho thấy tính cấp thiết của vấn đề này đối với lãnh đạo TQ. Vì những cải cách này được xem là then chốt cho sự phát triển liện tục và sự sống còn của TQ, Bắc Kinh khó có thể từ bỏ những đòi hỏi này. Ngược lại, sự bắt buộc phải duy trì tăng trưởng có thể sẽ làm tăng áp lực để nhận ra những thay đổi này theo thời gian. Những lời chỉ trích cay nghiệt nhắm vào cấu ​​trúc an ninh của Hoa Kỳ từ bài phát biểu của Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh CICA và những bình luận tương tự từ báo chí TQ có thể chỉ là màn khởi đầu nếu như TQ vẫn còn thấy thất vọng trong nỗ lực tổ chức lại trật tự khu vực phù hợp với các ưu tiên chiến lược của mình.
 
Do đó hệ thống liên minh và quan hệ đối tác châu Á hiện nay của Hoa Kỳ sẽ ngày càng trở  thành nguồn gốc gây tranh chấp với TQ. Các nhà hoạch định chính sách cao cấp của Hoa Kỳ đã nói rõ rằng Hoa Kỳ có lợi ích chiến lược hợp pháp và quan trọng ở châu Á. Hơn nữa, Hoa Kỳ vẫn còn là một sức mạnh đáng kể thống trị trong khu vực, mặc dù một số lợi thế tương đối đã giảm trong những năm gần đây. Hoa Kỳ cũng đã tái khẳng định giá trị chiến lược của các liên minh cũng như tầm quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của các đồng minh. Điều này khiến TQ, Hoa Kỳ, và các nước đồng minh của Hoa Kỳ luôn phải đối diện với các quyết định ngày càng phức tạp và khó khăn. Nếu muốn làm vừa lòng Bắc Kinh, Hoa Kỳ sẽ buộc phải chấp nhận làm suy yếu hoặc định nghĩa lại hệ thống liên minh của mình để thích ứng với các đỏi hỏi về an ninh của TQ. Điều này có thể gây bất ổn nghiêm trọng khi các quốc gia nhỏ trong vùng nhận ra họ phải có hành động để tự bảo vệ lợi ích. Nó cũng làm suy yếu đáng kể ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong một khu vực có tầm quan trọng chiến lược với tương lai của nền kinh tế Hoa Kỳ. Ngược lại, đứng về phe các đồng minh lại đòi hỏi Hoa Kỳ phải có một sự sẵn sàng lớn hơn để đối đầu với TQ trong tranh chấp chủ quyền và các vấn đề khác. Điều này có nguy cơ làm xói mòn mối quan hệ Hoa Kỳ-TQ và cũng làm tăng khả năng gây bất ổn trật tự trong khu vực. TQ và Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ sẽ cần có những hoạch định chính sách sáng tạo để cân bằng các quyền lợi mâu thuẫn nhau kiểu như vậy, và đảm bảo hòa bình lâu dài và ổn định cho khu vực.
 


Phần nhận xét hiển thị trên trang