Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Nếu kinh tế Trung Quốc sụp đổ

THEO Jean-Joseph Boillot/INFONET 21 Mar 2014
Nền kinh tế Trung Quốc đã bộc lộ những dấu hiệu nguy hiểm. Tốc độ tăng trưởng giảm, tài chính có nguy cơ lâm vào khủng hoảng trầm trọng… Theo các chuyên gia, đã đến lúc phải tính toán cho kịch bản nền kinh tế này sụp đổ.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại. Nếu kinh tế nước này sụp đổ, hậu quả có thể sẽ rất tai hại trong ngắn hạn đối với các nền kinh tế thế giới phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Nhận định đó được tiến sĩ kinh tế học Jean-Joseph Boillot đưa ra trên tạp chí “Thế giới” trong lúc các nhà quan sát và chuyên gia quốc tế tỏ ra lo ngại trước tình trạng đi xuống của nền kinh tế thứ hai thế giới.
Rõ ràng tỷ trọng của Trung Quốc trong GDP toàn cầu đang gia tăng, nhưng việc tăng trưởng của nước này giảm liệu có kéo tăng trưởng của thế giới giảm theo và ảnh hưởng tới tất cả các nền kinh tế trên thế giới, cụ thể là ở châu Âu, hay không ?
Theo ông Jean-Joseph Boillot, nếu tăng trưởng của Trung Quốc chững lại nhiều có thể sẽ ảnh hưởng. Tuy nhiên, ông cho rằng mọi thứ còn phụ thuộc vào kịch bản sẽ diễn ra như thế nào: chững lại từ từ hay khủng hoảng tài chính dữ dội.
Trong trường hợp thứ hai, có thể xảy ra hiện tượng dây chuyền đối các thị trường tài chính của thế giới thông qua một cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn châu Á và qua đó đến toàn bộ các thị trường khác. Có rất nhiều sản phẩm tài chính hiện phụ thuộc vào việc nền kinh tế Trung Quốc có lành mạnh hay không, kể cả ở châu Âu.
Nếu căn cứ vào kịch bản theo đó tăng trưởng của Trung Quốc tụt xuống còn 4% hay 5%/năm như người ta bắt đầu lo ngại, có thể sẽ có hai hậu quả.
Thứ nhất, về ngắn hạn, hậu quả thực sự sẽ rất tiêu cực đối với cân bằng thương mại của thế giới. Quả thực, có ít cái để thay thế cho hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc và nước này sẽ tiếp tục xuất khẩu các sản phẩm đó. Các nhà sản xuất Trung Quốc lúc đó sẽ tìm cách xuất khẩu bằng mọi giá để duy trì nhịp độ sản xuất ở trong nước, đồng thời sẽ giảm mạnh nhập khẩu trang thiết bị và nguyên liệu vì cầu ở trong nước giảm.
Tình trạng mất cân bằng tổng thể đối với Trung Quốc, vốn đã nghiêm trọng, có nguy cơ nghiêm trọng hơn chứ không như người ta nghĩ. Tình hình đó sẽ đặt các nước đã bị thâm hụt vào tình thế rất khó khăn. Các nước phát triển sẽ không phải là những nước đầu tiên bị ảnh hưởng mà là các nước mới trỗi dậy như Brazil hay Ấn Độ. Đấy là chưa nói đến châu Phi, châu lục vốn xuất khẩu ồ ạt tài nguyên thiên nhiên sang Trung Quốc.
Thứ hai, cũng về ngắn hạn, nhưng là đối với các thị trường tài chính. Từ khi xuất hiện sức ép theo hướng đồng nhân dân tệ (NDT) giảm giá hay ít nhất là dừng việc tái định giá đồng tiền này bắt đầu từ vài năm nay, có nguy cơ cuộc chiến tiền tệ – vốn bắt đầu từ hơn một năm qua – sẽ quyết liệt hơn. Nếu đồng NDT mất giá, tất cả các đồng tiền khác là đối thủ của đồng NDT sẽ cạnh tranh với nhau và điều đó sẽ đẩy sức ép ngầm gia tăng, đặc biệt là ở châu Âu vốn là nơi không kiểm soát tỷ giá hối đoái theo yêu cầu cạnh tranh mà chỉ dựa trên cơ sở lạm phát. Tóm lại, tỷ giá hối đoái thực của đồng euro sẽ được nâng lên và điều đó hoàn toàn không có lợi cho việc tạo việc làm.
Hiện tượng thứ hai sẽ xuất hiện trên các thị trường tài chính thông qua các thị trường chứng khoán. Một phần lớn lợi nhuận của các công ty Phương Tây, dù của châu Âu hay Mỹ, trên thực tế có được là nhờ các thị trường mới nổi, cụ thể là ở Trung Quốc, thông qua chi phí sản xuất thấp và lượng sản phẩm bán được tăng mạnh trong những năm gần đây. Đó là xe hơi loại sang của Đức với thị trường nước ngoài hàng đầu hiện nay là Trung Quốc. Nếu lợi nhuận của các công ty này bị ảnh hưởng mạnh bởi tình trạng tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc chững lại. Điều đó sẽ tác động đến các thị trường chứng khoán. Các thị trường này lúc đó có thể mất từ 20% đến 25%, qua đó tác động đến nền kinh tế thực thông qua việc giảm đầu tư cộng với giảm tín dụng và lợi nhận ngân hàng.
Nếu tăng trưởng của Trung Quốc chững lại, điều này có thể sẽ có tác động nghiêm trọng trong ngắn hạn. Con số quan trọng dĩ nhiên là GDP của Trung Quốc, hiện cao thứ hai thế giới, và cả sức nặng của nước này trong thương mại thế giới. Về mặt cơ học, GDP của thế giới có thể sẽ mất khoảng 6-10%.
Nhận định về việc nước nào sẽ chịu tác động nhiều nhất của cú sốc đó, ông Jean-Joseph Boillot cho rằng đó là các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á có mối quan hệ “khép kín” với Trung Quốc, như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan. Lượng hàng phụ kiện của các nước nói trên xuất sang Trung Quốc lúc đó sẽ giảm mạnh và các nền kinh tế này khó tránh khỏi chững lại rất nhiều do phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Nhóm nước thứ hai chịu tác động là các nước xuất khẩu nguyên liệu sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, tăng trưởng của Trung Quốc giảm sẽ thúc đẩy nhanh hơn tiến trình rút khỏi Trung Quốc của các nhà đàu tư quốc tế. Trào lưu đó có thể sẽ có lợi cho các nước khác trên thế giới, cụ thể là ở châu Âu và các nước mới nổi từng bị Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt trong 20 năm trở lại đây.
Trên thực tế, hiệu ứng trung hạn nói trên đang diễn ra. Từ 5-6 năm nay, người ta thấy hoạt động kinh tế đang dần dần chuyển từ Trung Quốc sang các nước khác: không những các nước mới nổi như Việt Nam hay Bangladesh, mà cả các nước châu Âu như Pháp. Vấn đề thực sự ở đây là trong khoảng một chục năm nữa, thế giới liệu có đi đến chỗ lặng lẽ chấm dứt sự thống trị của hàng “Made in China” không hay sẽ tạo ra sự hỗn loạn. Nền kinh tế thế giới không được gì nếu đột ngột kết thúc một hệ thống mà chính các nước Phương Tây đã góp phần khởi động vào giữa những năm 80.
Tại Trung Quốc, lượng tiền mặt hiện đang trong tình trạng bức bối với tỷ giá ngắn hạn lên tới gần 25%. Đó rõ ràng là dấu hiệu cho thấy Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát để không gây ra đổ vỡ tín dụng quy mô lớn. Tình trạng hoảng loạn trong lĩnh vực này có thể sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính quy mô lớn, vì kể cả ở Trung Quốc, các thị trường tài chính về bản chất là mong manh.
Tuy nhiên, xem xét lượng tiền mặt mà Trung Quốc đổ vào ồ ạt, người ta có cảm giác Ngân hàng trung ương của nước này sẽ hành xử như Cục dự trữ liên bang Mỹ thời hậu Lehman Brothers hơn là Ngân hàng trung ương châu Âu.
Trong trường hợp đồng NDT bị mất giá, ông Jean-Joseph Boillot, người từng là cố vấn cho Bộ Tài chính Pháp về nhiều vùng mới nổi trong những năm 1990, khẳng định sẽ dẫn đến hậu quả. Trước hết, chắc chắn là đối với xuất khẩu, cạnh tranh sẽ không trung thực như người ta thường nói, nhưng quan trọng nhất là tác động đối với cầu ở trong nước của Trung Quốc.
Đồng NDT mất giá cũng sẽ tác động xấu đến tiêu thụ ở trong nước, đặc biệt là đối với hàng nhập khẩu vì sẽ đắt hơn nhiều. Như vậy, chắc chắn thế giới sẽ không được gì nếu khủng hoảng nổ ra có thể sẽ chặn đứng việc tái định giá đồng NDT. Trái lại, thế giới cần có một đồng NDT mạnh để kích thích thị trường trong nước và phục hồi sức cạnh tranh của châu Âu.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thật là không có ngày bình yên..

Thư ngỏ thứ hai của nhà thơ Đỗ Trung Quân kính gửi nhà văn Nguyên Ngọc và Văn đoàn độc lập



Đỗ Trung Quân 
Kính thưa ông và Văn đoàn

Ngay sau khi có thư ngỏ của tôi trên blog Quê Choa và trên mạng Internet cũng như FB cá nhân, tôi đã được thư ngỏ phản hồi nhanh chóng của ông đại diện cho Văn đoàn. Điều ấy khiến tôi yên tâm với tôn chỉ của Văn đoàn ngoài việc hoạt động cho một nền văn học ngay ngắn và mở rộng vì quyền tự do sáng tác, còn là lên tiếng kịp thời cho mọi thành viên khi gặp những vấn đề có dấu hiệu trấn áp dưới mọi hình thức, đi ngược quyền con người và sáng tác như trong Hiến pháp đã quy định.


Với tư cách cá nhân, tôi trân trọng cảm ơn Văn đoàn qua tiếng nói chính thức, công khai và minh bạch của ông trong trường hợp của tôi về vai trò trong văn đoàn như “ngộ nhận“ hay quy kết của an ninh nhà nước Việt Nam.

Tôi trân trọng cảm ơn Văn đoàn và câu trả lời của tôi sau thư ngỏ của ông, nhà văn đại diện Văn đoàn với an ninh Việt Nam việc tôi có rút tên hay không là: KHÔNG!

Kính chúc ông sức khỏe và anh chị em văn đàn bình an.

Đỗ Trung Quân – Nhà thơ
Tp HCM 13- 6 -2014

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Việt Nam không bao giờ khơi mào một cuộc chiế

(GDVN) - Việt Nam không bao giờ khơi mào một cuộc chiến, nhưng quân đội và nhân dân Việt Nam sẵn sàng bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, khi bắt buộc phải tự vệ.

Tờ Nhân Dân Nhật Báo, tờ báo của Đảng cộng sản Trung Quốc dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiết lộ: Hôm 8/6/2014, trong cuộc đấu tranh gần đây xung quanh giàn khoan 981, Việt Nam đã gửi một số lượng lớn các người nhái đặt lưới và các vật trôi nổi để cản trở hoạt động của các lực lượng Trung Quốc. 
Điều đó làm cho Bắc Kinh cảm thấy cần có những bài tập sát thực tế chiến đấu hơn từ cuộc tập trận chung giữa Trung Quốc và Nga. Trong bài tập này, hải quân hai nước không chỉ thực hiện các nhiệm vụ tác chiến truyền thống mà còn cần thực hiện các bài tập đối phó với việc đối phương không kích căn cứ hải quân. Đặc biệt là đối phó với sự tấn công của lực lượng đặc công hải quân Việt Nam.
DP-65 loại 55 mm, hệ thống súng phóng lựu điều khiển từ xa chống người nhái (thiết bị trong vòng tròn màu đỏ, phía sau khuôn mặt nữ diễn viên). Ảnh: Nhân Dân Nhật Báo
"40 phần trăm tổn thất hải quân trên thế giới xảy ra trong khi neo đậu," Chỉ huy tàu khu trục Liễu Châu nói với phóng viên Hoàn Cầu Thời Báo trong tập trận Trung - Nga. "Vụ Trân Châu Cảng là điển hình của những thất bại trong khi neo đậu". 
Theo vị chỉ huy này, khả năng bị tấn công bởi lực lượng đặc công người nhái Việt Nam là không thể xem thường, vì 4 lý do: 
Thứ nhất, trong khi neo đậu, hạm đội tàu thường nằm theo đường thẳng, khả năng di động kém, dễ dàng bị đột kích;
Thứ hai, để tàu bắt đầu cơ động chiến đấu thường mất ít nhất 20 phút, trong khoảng thời gian này xem như tàu là mục tiêu cố định, dễ bị tấn công; 
Thứ ba, từ các tàu khó phát hiện các đặc công người nhái, vì mục tiêu là quá nhỏ và rất khó khăn để nhìn thấy bằng phương tiện kỹ thuật; 
Thứ tư, khi neo đậu, sự cảnh giác của các sĩ quan và binh sĩ là lỏng lẻo nhất. 
Một chuyên gia giấu tên của hải quân Trung Quốc nói với phóng viên Hoàn Cầu Thời Báo là Việt Nam có các công nghệ và thiết bị lặn tốt nhất từ Hoa Kỳ, và Việt Nam là nước có lực lượng đặc công hải quân lớn nhất ở Đông Nam Á. Lực lượng này được đào tạo với tiêu chuẩn rất khắt khe. Và là lực lượng có quyết tâm chiến đấu rất cao trong các lực lượng vũ trang của Việt Nam.
Tàu khu trục 052D của Trung Quốc.
Nguồn tin này còn cho rằng, đặc công người nhái Việt Nam là các cảm tử quân. Một khi họ đã rời khỏi tàu chiến hoặc tàu ngầm, thì dường như không có ý định quay trở lại những phương tiện này nữa. Họ có thể chấp nhận hy sinh, hoặc tiếp cận vào đội hình của kẻ thù và chiến đấu một mình. Vì vậy, đối phó với sự tấn công của các đặc công người nhái không thể chỉ dựa vào các hệ thống súng đặc biệt như DP-65, mà phải không cho phép tàu chiến hoặc tàu ngầm đối phương (có mang theo đặc công người nhái) vượt qua đường giới hạn tiếp cận khu vực.
Tuy tung tin như vậy nhưng Bắc Kinh không đưa ra được bằng chứng nào cả. Sự thật là Trung Quốc đã đưa nhiều tàu chiến triển khai xung quanh giàn khoan 981. Ngoài ra, máy bay chiến đấu của Trung Quốc cũng xuất hiện, uy hiếp lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam chỉ đưa lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư chứ không triển khai các lực lượng quân sự. 
Chủ trương nhất quán của ta là đấu tranh với những việc làm sai trái của Trung Quốc bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế. Yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan 981 ra khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam không gây hấn, không bao giờ khơi mào một cuộc chiến, nhưng quân đội và nhân dân Việt Nam cũng sẵn sàng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, khi bắt buộc phải tự vệ.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trong chiến tranh "Giết bỏ, không bắt tù binh"- Trong hòa bình "Cho chúng chết bằng nhiều cách. Chủ trương này của ai?

(Thời sự) - Câu chuyện mà chúng tôi muốn kể sau đây là bài học xương máu của hàng triệu người không chỉ nông dân, con buôn, tiểu thương… Việt Nam cũng như các nhà đầu tư trên thế giới. Bằng thủ đoạn quá thâm độc này, hàng triệu người đã bán hết gia tài, mạng sống của mình rồi sau đó lại phải nhảy lầu, thắt cổ tự vẫn, đầu độc cả gia đình và những kết cục đau lòng khác chỉ vì 4 chữ…
Thủ đoạn thâm độc giết chết hàng triệu người

Thủ đoạn thâm độc giết chết hàng triệu người Việt Nam
Thủ đoạn thâm độc giết chết hàng triệu người Việt Nam
Từ những mặt hàng nông sản dị biệt đến những mặt hàng nông sản có chút giá trị nhưng lại có những biến động giá cả hết sức bất thường, khiến nhiều nông dân cũng như thương lái Việt Nam bỗng chốc rơi vào cảnh mất trắng tài sản. Vậy những mặt hàng dị biệt này được sử dụng làm gì? và ai là người được lợi từ những vụ mua bán bất thường này? Những câu hỏi này đã được đặt ra từ nhiều năm nay nhưng hiện vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Và sau đây chúng tôi xin mời quý độc giả xem qua các dữ kiện mà chúng tôi thu thập được sẽ hiểu rõ bản chất của thủ đoạn thâm độc này.
Hàng trăm ngàn nông dân chặt dừa tươi đem phơi khô bán cho thương lái Trung Quốc
Hàng trăm ngàn nông dân chặt dừa tươi đem phơi khô bán cho thương lái Trung Quốc
Từ đầu tháng 06/2013, giá dừa khô tại các tỉnh ĐBSCL (Đồng bằng sông Cửu Long) liên tục tăng, từ 50.000 đồng/chục lên mức 90.000 – 95.000 đồng/chục. Tuy nhiên, dừa đang trong mùa treo nên nông dân Việt Nam không có dừa để bán. Tưởng như đây là niềm vui của người nông dân Việt Nam trồng dừa, nhưng đằng sau nó là hiểm họa vô cùng nguy hiểm…
Theo ông Anh Nguyễn Văn Út (xã Phú Lương, huyện Giồng Tôm) cho biết: “Sau một năm giá cả xuống tận đáy, bà con trồng dừa tụi tui điêu đứng hết. Nhưng cũng may sang năm 2013, kể từ tháng 06 trở lại đây, giá dừa khô nhích dần lên từ mức 50.000, 60.000 rồi đến 90.000 đồng/chục có lúc lên đến 100.000 đồng/chục như hiện nay”. Nhưng chỉ 2-3 tuần sau đó, giá dừa khô rớt thảm hại chỉ còn 15.000 đồng/chục. Một mặt hàng mà chỉ vỏn vẹn trong mấy ngày đã giảm 8-9 lần, vậy nguyên nhân do đâu giá dừa khô lại được đẩy lên mức cao như thế? và lại rớt thảm hại đến như thế? (theo Dân Trí).
Tạm gác câu chuyện dừa khô ở đây, chúng tôi tiếp tục lần về quá khứ với những mặt hàng dị biệt khác.
Vào những ngày cuối năm 2012 đầu năm 2013, người dân cả nước đổ xô nhau đi bắt đỉa, nuôi đỉa đem bán cho một số đầu nậu ở TPHCM, miền Tây và một số tỉnh phía Bắc. Giá mỗi kg đĩa được thu mua từ 30.000 đến 50.000 đồng. Chỉ vỏn vẹ sau 3 tuần, giá thu mua đỉa đạt đỉnh điểm 1.000.000 đồng/kg. Tới lúc này, hàng trăm ngàn người trên khắp cả nước đổ xô đi mua đỉa bán lại kiếm lãi, thậm chí hàng trăm ngàn nông dân chặt phá ruộng đồng, những cây trồng sắp đến thời gian thu hoạch để đào ao nuôi đỉa.
Con đỉa: Nỗi ám ảnh của người dân trên khắp cả nước một thời
Con đỉa: Nỗi ám ảnh của người dân trên khắp cả nước một thời
Chúng tôi đến hỏi một người đang thu gom đỉa để làm gì? Người này bảo gom đỉa bán cho các thương lái để họ chuyển đi đâu đó làm thuốc, làm giấy và làm xúc xích. Họ chỉ thu mua những con đỉa to, còn những con nhỏ họ trả lại và bảo nuôi mập thêm chút nữa rồi hãy đem đến bán. Và sau 2-3 tuần, bất ngờ các thương lái bỏ đi không thu mua, con đỉa trở nên vô giá trị. Hàng trăm ngàn người lâm vào cảnh khóc dỡ chết dỡ, đem đổ cũng không được, giết cũng không xong, nhiều người đem vứt hàng trăm nghìn con đỉa ra đầy đồng khiến cuộc sống chính bản thân họ và những người xung quanh vô cùng khốn đốn. Bởi khi con đỉa chui được vào trong người, nó sẽ hút hết máu, ăn nội tạng, não bộ và dẫn đến cái chết không cách cứu chữa.
Vì sao thương lái ngoại mua đỉa giá cao ngất ngưởng?

Vì sao thương lái ngoại mua đỉa giá cao ngất ngưởng?

Mấy ngày nay, thông tin về một số nhóm người lao động ngoại tỉnh kéo nhau về xã Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm, Hà Nội) bắt đỉa bán cho thương lái Trung Quốc với giá gần một triệu đồng/kg khiến dư...
Thêm một mặt hàng dị biệt khác được làm giá
Cũng vào những ngày cuối năm 2012 tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ rộ lên chuyện một số thương lái nơi khác đến thu mua lá điều khô. Điển hình tại Bình Phước, TPHCM. Cây điều là thế mạnh tại vùng này, xuất hiện nhiều thương lái đến thu mua lá điều khô với mức giá 500 đồng/kg, có lúc lên đến 2.000 đồng/kg. Đây là một điều hết sức bất thường vì từ trước đến nay chẳng ai đi mua lá điều khô cả. Việc thu gom lá điều khô dẫn đến cảnh tận diệt cây trồng, nhiều người hái lá điều tươi đem phơi khô để bán hoặc phun hóa chất để lá điều rụng hàng loạt, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng năng suất cây trồng mùa vụ năm sau và sức khỏe người dân xung quanh. Nhiều người cho rằng các thương lái thu mua lá điều khô đem đi làm thuốc chữ bệnh nan y.
Thương lái Trung Quốc đang thu gom lá điều khô từ người nông dân
Thương lái Trung Quốc đang thu gom lá điều khô từ người nông dân
Sự việc đau lòng lại tiếp diễn, bỗng dưng 2 tuần sau các thương lái đột ngột biến mất, hàng trăm kg lá điều ngô trở thành phế phẩm. Nhiều người ôm hận than khóc, vườn tược hoang tàn, chỉ còn lại những cây điều trơ trọi… vì lỡ phun hóa chất làm rụng lá nên phải chờ đến tận năm sau cây mới ra lá, quả trở lại…
Các thương lái ra rã tuyên truyền sẽ đem các mặt hàng này xuất khẩu ra nước ngoài nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi tại các cửa khẩu, tất cả các mặt hàng dị biệt trên chưa từng được xuất khẩu ra khỏi nước Việt Nam. Vậy chúng đang nằm ở đâu? là câu hỏi lớn được đặt ra tới lúc này.
Nhiều người cho rằng chúng được xuất khẩu chui, lậu qua các con đường buôn lậu nhỏ lẻ. Chúng tôi khá thận trọng đưa ra kết luận trên vì bởi lẽ một số mặt hàng không có mã hàng nên không nổi lên từ khai hải quan (có nghĩa là không thể hiện được bằng số liệu). Chính vì thế chúng tôi lại tiếp tục tìm đến các cửa khẩu khắp cả nước thăm dò, tìm hiểu xem các mặt hàng dị biết này có được liệt kê và chuyển lên các cửa khẩu hay không. Tuy nhiên ngay cả các thương lái Việt Nam ở các cửa khẩu, lái xe, người bốc vác… cho biết không có mặt hàng nào là dừa khô, đỉa, lá điều khô được thông quan, kể cả con đường chính thức và nhập lậu (theo VTV).
Thị trường chứng khoán cũng không ngoại lệ
Đầu năm 2007 là thời điểm chứng khoán Trung Quốc bùng nổ, nhà nhà lao vào cổ phiếu, người người lao vào đầu tư, hàng loạt công ty nô nức lên sàn, thị trường chứng khoán được xem là cái mỏ béo bở để làm giàu… tất tần tật dành cho chứng khoán. Lúc thị trường thăng hoa cũng là lúc những mánh khóe gian lận xuất hiện. Một chiêu thức “giết người” cũ rích nhưng đã được áp dụng rất hoàn hảo đó là thao túng giá chứng khoán, bơm và đẩy. Bơm thông tin, bơm tiền gom vào vào cổ phiếu, đẩy giá chứng khoán lên cao thu hút các nhà đầu tư lao vào mua hàng. Rồi bất ngờ ồ ạt xả hàng ra kiếm lời khiến thị trường không kịp trở tay.
Giá cổ phiếu mất giá thê thảm, nhiều người lâm vào cảnh tán gia bại sản
Giá cổ phiếu mất giá thê thảm, nhiều người lâm vào cảnh tán gia bại sản
Kinh điển là công ty chứng khoán Trung Hoàng Tín ở Quảng Đông, chiến dịch bơm thông tin trị giá 7 triệu USD nhằm vào một số cổ phiếu nhất định. Số tiền khổng lồ này được chi ra nhằm vào các chương trình truyền hình để quảng cáo cho các cổ phiếu đó và mua khoảng 30 chuyên gia uy tín trên thị trường chứng khoán. Những lời khuyên, tư vấn từ các chuyên gia được các nhà đầu tư “nuốt chửng” mà không mảy may suy nghĩ, “lao đầu” vào đầu tư.
Trước khi thực hiện chiến dịch “bơm và đẩy” này thì giám đốc công ty chứng khoán ở Quảng Đông đã mở hơn 200 tài khoản ở các ngân hàng lớn nhỏ và hàng trăm tài khoản giao dịch trên thị trường chứng khoán nhằm đẩy giá các cổ phiếu nhất định lên cao. Khi các nhà đầu tư đang say sưa ôm mớ cổ phiếu giá cao ấy thì bất ngờ công ty chứng khoán này ồ ạt xã hàng khiến người dân, các nhà đầu tư nhỏ lẻ không kịp trở tay… Sự kiện này đã khiến hàng trăm ngàn người tán gia bại sản dẫn đến nhiều cái chết thương tâm. Theo thống kê tại thời điểm đó, công ty chứng khoán này đã “đút túi” hơn 70 triệu USD, một con số khổng lồ đem về cho công ty chỉ trong vòng chưa đầy một tháng (theo VTV).
Rồi cũng đến lúc thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành tâm điểm và những thủ đoạn trên cũng sẽ tiếp diễn tại nhiều công ty chứng khoán. Không chỉ có những mặt hàng kể trên mà còn nhiều “thương vụ” béo bở khác như móng trâu, mèo, lá khoai lang… mà thực chất sau đó là một loạt những hệ lụy vô cùng đáng sợ đã và đang tiếp diễn tại Việt Nam.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thi Ngu: ( Ảnh Đinh Văn Hồng )

Buon ngu

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hai trong năm bài thơ đăng trên Văn Hai Phong.com:

Bầu trời của những con gà

Những con gà bay lên bầu trời
đỉnh của chúng cao bằng ngọn ớt
mào đỏ rực lên dáng đi đĩnh đạc
trời rỗng như cái lồng mà thôi.

Gà dù bay cũng không thể thành chim
việc của chúng kiếm ăn trên mặt đất
đôi khi hứng chí bay
hoặc là bị xua đuổi.

Cũng như chim đôi khi sà xuống đất
tò mò xem đất có lún như mây
và khi bị súng săn hạ gục
máu loang ra đỏ sắc chiều tà.

Những chú gà con leo lên lưng mẹ
nhảy như bay
và đùa nhau sấp ngửa.


Ngôi sao đầu văn nhân

Đêm qua
mơ thấy ông bị chặt cụt đầu
lưỡi dao oan nghiệt bổ từ sau gáy
bên quả đồi
đống mối
cây con
những ngọn đèn hình vỏ sò không khói
chầm chậm trôi trên màu xanh cỏ ma
tấm ảnh chân dung ông chập chờn run rẩy
đầu ông băng qua như một ngôi sao
bay vào cõi nhân gian vĩnh hằng.

Hồn ông nhập vào tôi
cũng bị chặt đầu từ sau gáy
hai tay ôm vai không đầu lấy bẩy
ông đâu,
tôi đâu,
đầu đâu?

Tỉnh dậy toát mồ hôi
Ngoài trời lạnh mười độ
Lần mò ra sách Bí ẩn giấc mơ:
Chiêm bao thấy mình bị chặt đầu là cát mộng
mừng cho tôi
đầu đây rồi,
lo cho ông
đầu ông đâu?

Chờ một giấc mơ khác
tôi đi tìm đầu ông
trên đồi
đống mối
cây con
nơi ấy ngôi sao đầu văn nhân cất cánh bay cao
và đêm đêm lang thang phương nao?

V.X.T

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Gươm đã rút ra và không thể tra vào vỏ!

(Kênh 13) – “Nếu mấy người (Mỹ) muốn xem Trung Quốc như kẻ thù thì Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành kẻ thù của Mỹ”thiếu tướng Trung Quốc Chu Thành Hổ đốp chát Mỹ tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á lần thứ 13 (Đối thoại Shangri-La, từ 30/5 đến 1/6/2014). Căn cứ vào mức độ căng thẳng giữa MỹNhật và Trung Quốc thời gian qua, dường như gươm của tất cả các bên đã rút ra khỏi vỏ, quyết liệt, dứt khoát và không thể tra vào…
  • Bắc Kinh: bằng mọi giá phải hất Mỹ khỏi châu Á
Bất luận cuộc khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981 kết thúc như thế nào, thế giới khó có khả năng trở lại như thời điểm trước 2014. Hai trục đối kháng đã định hình: MỹNhật và TrungNga. Trong khi Mỹ kéo thêm Australia (Hàn Quốc…) thì Trung Quốc đang lôi vào Iran (Pakistan…). Sự kiện CrimeaUkraine càng khoét sâu và làm giãn rộng khoảng cách giữa hai trục. Các cuộc tranh cãi bốp chát nảy lửa giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như biện pháp cứng rắn của Washington đối với Kremlin, cho thấy các bên đã đến một ngưỡng mà bây giờ chỉ còn nước đi tới chứ không thể quay lùi.
Mục tiêu của Trung Quốc, như nhận định từ Hugh White (cựu viên chức quốc phòng Australia và hiện là giáo sư nghiên cứu chiến lược Đại học quốc gia Australia, người từng làm việc chặt chẽ với Washington) là chứng tỏ cho Washington thấy rằng, nếu Mỹ muốn duy trì mối quan hệ đồng minh tại châu Á thì họ phải chấp nhận sự rủi ro đụng độ với Bắc Kinh. Nói cách khác, Trung Quốc đang cố tình gây ra các vụ phá rối châu Á để cho thấy Mỹ khó có thể duy trì vị trí tại châu Á khi vừa cố quan hệ tốt với Trung Quốc (trong vấn đề kinh tế) vừa tiếp tục giữ lại các giềng mối với đồng minh khu vực.
Trung Quốc đang đánh cược với Mỹ, nước đang mệt mỏi và có khuynh hướng lo giải quyết các vấn đề nội địa, rằng họ sẽ đến một ngày chùn bước và nhường vị trí ảnh hưởng truyền thống tại châu Á cho Trung Quốc. Trong buổi nói chuyện tại Hội thảo về các giải pháp tương tác và xây dựng niềm tin tại Thượng Hải ngày 19/5/2014, Tập Cận Bình cũng đã “vạch ra” một “chiến lược an ninh châu Á” trong đó không có Mỹ.
Đến giờ đã có thể khẳng định rằng, tại sao Trung Quốc chọn thời điểm này để tạo ra cuộc khủng hoảng giàn khoan? Có thể nói: Trung Quốc đã lặng lẽ quan sát cách Mỹ “chơi” Nga, bằng đòn cấm vận, khiến Nga rơi vào tình trạng kinh tế khó khăn. Thời cơ vàng! Lập tức, Bắc Kinh gây chấn động khu vực bằng sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, rồi không chần chừ, giang tay “cứu” Kremlin bằng hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỉ USD, tức thì biến Nga thành đồng minh hậu thuẫn trong cuộc đối đầu Mỹ.
Nói đến chiến lược xây dựng đồng minh, Trung Quốc còn liên kết với các nước không thân thiện Mỹ trong đó có Iran và Syria. Trung Quốc từng tổ chức các cuộc tập trận với sự tham gia của Iran và Nga. Bắc Kinh thậm chí đang lôi kéo một thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ. Quan hệ Trung QuốcThổ Nhĩ Kỳ, theo The Diplomat (31/5/2014), ngày càng nồng ấm. Mậu dịch song phương tăng từ khoảng 1 tỉ USD năm 2000 lên 19,5 tỉ USD năm 2010. Hai nước còn tham gia các cuộc huấn luyện bay trong đó có chiến đấu cơ SU-27 của Trung Quốc và F-16 của Thổ. Năm 2009, Abdullah Gül trở thành Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên đến Trung Quốc trong 14 năm; trong khi Thủ tướng Recep Tayyip Erdoğan bày tỏ việc gia nhập Tổ chức hợp tác Thượng Hải. Tháng 4/2012, hai nước ký một hiệp định liên quan hạt nhân. Ví dụ minh họa rõ nữa là việc Thổ quyết định chọn hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 của Trung Quốc chứ không phải của NATO hay Nga.
Washington: bất luận thế nào cũng phải ở lại
Trong khi đó, Mỹ làm gì? Chính sách xoay trục của Mỹ dường như chẳng có tác dụng gì, nếu xét rằng nó được thiết kế để kiềm chế Trung Quốc. Bài diễn văn về chính sách đối ngoại đọc tại Trường võ bị West Point của Obama ngày 28/5/2014 đã bị giới bình luận lẫn chính khách Mỹ chỉ trích nặng nề. Trên The Diplomat (2/6/2014), Alex Ward (thuộc Trung tâm an ninh quốc tế Brent Scowcroft của Hội đồng Đại Tây Dương), đặt tít bài viết là “Chẳng có cái gì gọi là học thuyết Obama cả. Chấm hết”.
Trên Chicago Tribune, Charles Krauthammer đánh giá đó là bài diễn văn về chính sách đối ngoại “rỗng tuếch”. Tóm lại, nó chẳng có gì mới nhiều so với chính sách đối ngoại từ trước đến giờ của ông Obama, đặc biệt trong vấn đề can thiệp bằng quân sự, đại loại không sử dụng nắm đấm bừa bãi và chỉ động dao động thớt khi nào quyền lợi Mỹ bị trực tiếp đe dọa.
Trung tướng Trung Quốc Vương Quán Trung và Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov tại Đối thoại Shangri-La 2014
Trung tướng Trung Quốc Vương Quán Trung và Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov tại Đối thoại Shangri-La 2014
Quan sát từng diễn biến khu vực và phản ứng của Washington vài năm trở lại đây, đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng giàn khoan, sẽ thấy rằng Washington, khi thiết kế chính sách xoay trục, chỉ tập trung mạnh vào việc tăng cường phòng thủ cho các đồng minh chủ lực, chứ không phải nhằm tạo ra một hệ thống an ninh quốc phòng phủ sóng Châu ÁThái Bình Dương. Obama không phải là Bush. Nước Mỹ không còn nhiều tiền để làm điều đó, vả lại, dân Mỹ cũng đã ngán cảnh tiền thuế của họ bị xén cho chuyện bao đồng. Chính sách xoay trục, gút lại, được thiết kế một phần để nhấn mạnh mối đe dọa “rõ ràng và hiển hiện” từ Trung Quốc. Trong thực tế, Mỹ có thể đã cố tình phản ứng “chậm một bước” để tạo “điều kiện” cho Trung Quốc chứng minh chính họ là những kẻ phá hoại an ninh khu vực, tạo ra thêm bằng cớ và cái xác tín “tôi-đã-nói-thế-rồi”, để cuối cùng dẫn đến kết quả là Trung Quốc bị cô lập và châu Á không còn lựa chọn nào khác là theo Mỹ.
Nếu điều này đúng thì Mỹ là những tay chơi cờ bậc thầy. Họ đã nghĩ ra trước những nước cờ cần phải đánh và đánh như thế nào vào thời điểm nào. Họ “đi trên đầu” Trung Quốc về mưu mô chính trị, về việc thiết kế và định hình được một cục diện tương lai trước nhiều thập niên, cho đến khi vào một thời điểm nào đó, các kế hoạch bành trướng Trung Quốc đều phá sản và Trung Quốc buộc phải cài số lùi trở về vạch xuất phát như vào giai đoạn khép nép “cún con” “ẩn mình chờ thời”… Nếu giả định trên không đúng thì chỉ có thể nói rằng, Mỹ đã phạm một sai lầm chính trị không thể chấp nhận được, khi không khống chế Trung Quốc ngay từ đầu; và cái giá phải trả chắc chắn phải là nhường châu Á lại cho Trung Quốc, miễn mặc cả!
Tuy nhiên, nói cho công bằng, Mỹ cũng đã bắt đầu tăng nhịp. Ngày 5/2/2014, lần đầu tiên, Mỹ bác bỏ đường lưỡi bò (tường trình của trợ lý thứ trưởng ngoại giao đặc trách Đông ÁThái Bình Dương Danny Russel trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện). Ngày 24/4/2014, lần đầu tiên, một tổng thống Mỹ tuyên bố giúp Nhật bảo vệ Senkaku (10 năm trước, thứ trưởng ngoại giao Richard Armitage từng nói, Hiệp ước An ninh song phương MỹNhật “quy định rằng, bất kỳ cuộc tấn công nào vào Nhật, hay các lãnh thổ nằm dưới sự quản lý hành chính của Nhật, đều được xem như là một cuộc tấn công vào nước Mỹ”). Ngày 19/5/2014, lần đầu tiên, Bộ Tư pháp Mỹ tố cáo các chiến dịch tin tặc và đánh cắp thông tin của quân đội Trung Quốc… Đó là thái độ có phần chủ động của Mỹ so với các phản ứng trước đó chủ yếu dựa vào từng hành vi của Trung Quốc. Giờ là “công” chứ không phải “thủ”. Điều đó cũng đúng với những nước châu Á đang nằm dưới sự khống chế Trung Quốc.
Vai trò lớn dần của Nhật
Có hai vấn đề nữa khiến có thể nghĩ rằng, 2014 là năm bản lề của sự thay đổi chính trị khu vực. Thứ nhất, Trung Quốc với tình trạng “khủng bố” Tân Cương mỗi lúc mỗi nghiêm trọng. Chưa bao giờ Trung Quốc chứng kiến làn sóng “khủng bố Tân Cương” dữ dội đến vậy. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến sức mạnh chính trị bên trong Trung Quốc. Và thứ hai, đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ với vai trò thủ lĩnh châu Á của Nhật.
Thủ tướng Shinzo Abe với vai trò đưa nước Nhật lên vị trí “thủ lĩnh châu Á”
Thủ tướng Shinzo Abe với vai trò đưa nước Nhật lên vị trí “thủ lĩnh châu Á”
Chiến dịch xây dựng “liên minh” chống Trung Quốc của Nhật, nếu có thể gọi bằng từ này, đã được Thủ tướng Shinzo Abe thực hiện ráo riết. Ngay trong năm đầu ngồi ghế thủ tướng, Shinzo Abe đã đến 30 quốc gia trong đó có tất cả các nước ASEAN, với cam kết viện trợ và đầu tư 20 tỉ USD cho các nước ASEAN trong 5 năm (Bloomberg 25/2/2014). Trong chuyến kinh lý Myanmar ngày 26/5/2013, Thủ tướng Shinzo Abe đã hủy khoản nợ 1,8 tỉ USD và hứa cho vay 500 triệu USD cho nước này (The Economist 1/6/2013)…
Tại Đối thoại Shangri-La 2014, Thủ tướng Shinzo Abe nói, Nhật giờ đây sẵn sàng đóng một vai trò lớn hơn trong “phòng vệ tập thể” tại Châu ÁThái Bình Dương để đối mặt với mối đe dọa nguy hiểm nhất đến từ Trung Quốc (Tokyo loan bố cung cấp tàu tuần duyên cho Việt Nam, Philippines và Indonesia). Vốn dĩ trước nay luôn có sức ảnh hưởng trong khu vực nhờ chính sách “quyền lực mềm” rất thành công, lần này không chỉ “quyền lực mềm”, Tokyo đang mang đến cả “quyền lực cứng”!

Bất luận thế nào, việc hình thành hai phe chủ lực MỹNhật và TrungNga là điều không thể phủ nhận. Các nước khu vực chắc chắn đang quan sát sự hình thành hai trục và diễn biến các động thái tiếp theo. Tìm một sự cân bằng giữa ảnh hưởng của hai phe là không dễ. Liệu việc chơi với cả hai phe có “bình thường” như được nghĩ? Trong kinh tế, “phe phái” không thật sự quan trọng, nhưng nếu xét đến quân sự và an ninh quốc gia, sự chọn lựa chắc chắn không còn thoải mái. Theo logic thông thường, sự chọn lựa của nước yếu là đứng về bên nào bảo vệ mình chứ không phải phía bên đang đánh mình. Muốn hay không, nước nhỏ cũng bị ảnh hưởng từ các tính toán của nước lớn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang