Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Xung quanh vấn đề này Ngố chỉ nói ngắn một câu: Chừng nào còn đói nghèo, lạc hậu, tư duy bảo thủ, cầu an..Chừng đó còn phụ thuộc khó lòng thoát khỏi cái vòng cổ TH trói buộc!

Thoát Hoa – Cuộc vượt ngục mới

Tác giả: Nguyễn Ái Việt
.
KD: Đọc bài này, chủ đề rất thích, nhưng đọc cũng thấy luẩn quẩn. Chợt nhớ đến năm 1979, khi xảy ra chiến tranh biên giới Việt – Trung, VN cũng đưa ra vấn đề phải “thoát Trung”.  Gần 1/4 thế kỷ đi qua, khi giàn khoan 981 chình ình trên lãnh hải VN, vấn đề “thoát Trung” lại khẩn cấp đưa ra, đủ biết VN chưa bao giờ “vượt ngục thành công”- nói theo tác giả. Và cái sự thoát Trung từ thời cụ Phan đã đề ra, đến bây giờ, thế hệ con cháu lại bàn bạc, đủ biết “số phận” tai nghiệt của nước Việt.
.
Cũng phải nói công bằng, cái sự thoát Trung chỉ đưa ra, khi nó xảy ra sự đe dọa chủ quyền, còn không thì… chả thấy sách lược nào của VN muốn thoát Trung một cách khôn khéo. Bởi VN không có tư tưởng vươn xa, chỉ có tư duy cần “yên ổn, cam chịu”. Và tư duy như vậy, thì khó phát triển, khó thoát Trung vô cùng.
.
Nhưng tác giả đề cập phê phán vào việc “những tư tưởng mà người TQ muốn vất đi, thì người Việt mà bám chằng chằng như Kinh dịch, âm dương bát quái, địa lý… ” thì xem chừng tác giả cũng cực đoan. Bởi lẽ, người Việt thực sự có tư tưởng không? Không có tư tưởng, thì những đúc kết về tư tưởng của phương Đông, mà TQ là điển hình, và đỉnh cao văn hóa nhân loại, muốn hay không nó vẫn xâm nhập vào đời sống nước Việt. Và nó ứng dụng ngay trong đời sống người Việt, trở thành một tư duy văn hóa nhân sinh. Đòi hỏi vất những thứ đó đi, thay vào những logic, nhị phân, tương đối luận. Hị…hị… cũng không tưởng nốt.
.
Còn có những cái cổ hủ của tư tưởng “khổng giáo” kiểu tam đại đồng đường, phu tử phụ tử… thật ra người Việt thời hiện đại đã đẩy nó ra từ lâu trong đời sống, nếu có chỉ còn rơi rớt…
.
Cái mà cần thoát Trung, thoát Hoa, chính là những người có trách nhiệm vận mệnh nước Việt cần phải thoát trước hết, là cái sự “mơ hồ” về ý thức hệ với anh láng giền bẩn tính và quá thâm hiểm, để có những sách lược đối ngoại phù hợp, tìm kiếm những giá trị văn minh nhân loại, tạo ra cho nước Việt những giá trị mới. Đường nhiên điều này rất gian khổ, và là công việc của nhiều thế hệ.Nhưng phải có sự quyết đoán, tinh toán cương, nhu và khôn khéo
.
Trên cái con đường tìm kiếm cho nước Việt sức mạnh của những giá trị văn minh, tiên tiến, cần học tập, nên bớt đi những quy kết “chính trị” sẵn sàng quy chụp cho nhau. Thói xấu và ác độc nhất của người Việt là sẵn sàng quy chụp về chính trị, để đánh chết kẻ mà ta thù ghét, kẻ không cùng tư duy với ta. Chưa biết thoát Trung thế nào, đã thấy người Việt “chửi bới” nhau trên mạng, quy chụp nhau đủ thứ nhân danh, đã thấy khó mà có sức mạnh trong cuộc chiến với kẻ tham lam, bẩn tính sát nách.
————–
Gần đây, trên mạng đã bắt đầu nói tới từ THOÁT TRUNG. Về mặt nội dung, tôi hoàn toàn tán thành việc nói tới việc đào thoát ra khỏi một nhà ngục đang kìm kẹp hướng đi đến tương lai của dân tộc. Đó là một việc trọng đại cần cùng suy nghĩ thậm chí là phải bắt đầu một văn hóa biết chấp nhận “đồng ý với việc có bất đồng”, chứ không chỉ là vấn đề hô hào kích động tinh thần, chém gió áp đặt người khác bằng đủ thứ lý luận dân tộc chủ nghĩa. Tuy nhiên, cá nhân tôi thích từ THOÁT HOA hơn là THOÁT TRUNG, để tránh những việc hô hào dân tộc chủ nghĩa có tính đối phó, thời sự trước mắt. Cho dù không xảy ra sự kiện giàn khoan, chúng ta vẫn phải nghĩ đến việc thoát ly khỏi ảnh hưởng xấu của VĂN HÓA TRUNG HOA, chúng ta sẽ không thiển cận nghĩ rằng phải tỏ một thái độ cực đoan với người Trung quốc chỉ để chứng tỏ rằng mình yêu nước.
Tôi đã đọc bài Thoát Trung Luận của Giáp Văn Dương, bài của Nguyễn Nhã, đã nghe Trần Ngọc Vương nói, đọc nội dung của cuộc tọa đàm của quỹ Phan Chu Trinh và nhận thấy Thoát Hoa còn là một con đường dài cả về nhận thức và hành động.  Trước hết, dường như chúng ta có rất nhiều mong muốn, nhưng chúng ta vẫn chưa tính đến các ràng buộc và những khó khăn, do đó chúng ta vẫn hô hào và thực ra chưa có giải pháp. Và sau rất rất nhiều năm, chúng ta lại đối diện với vấn đề này, không tiến hơn được so với tiền nhân một bước nào.
Phải nhận thức rằng những cố gắng THOÁT HOA trong quá khứ, dù chúng ta sẽ mãi tự hào và trân trọng, nhưng không phải là những lần vượt ngục thành công triệt để. Bằng chứng là hết lần này tới lần khác, chúng ta vẫn luôn luôn phải ra những tuyên ngôn mới. Nếu như tuyên ngôn “đánh cho dài tóc, đánh cho đen răng” và võ công của Quang Trung là một cuộc THOÁT HOA thành công, làm sao đến hôm nay chúng ta vẫn phải băn khoăn, làm sau ngay sau đó các đời vua dù chống đối lẫn nhau vẫn phải nhận sắc phong “An Nam Quốc Vương”. Miến Điện, Thái Lan và Lào đâu là nước lớn mạnh hơn ta, đâu có nhận tước phiên vương, và đâu có bị Trung quốc đe dọa hết lần này đến lần khác. Vì vậy, THOÁT HOA hay không chính là ở chúng ta, không cần nhìn vào Trung Quốc. Trong Tứ Đại Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc đều tiến hành Thoát Hoa thành công, cần gì tìm kinh nghiệm ở đâu xa, cũng là trước hết họ hiểu họ muốn gì.
Nếu đọc qua văn học, sách vở Trung Quốc, chúng ta thấy người Việt Nam ta suy nghĩ còn theo lối Trung hoa cổ hủ hơn cả người Trung Quốc. Những tư tưởng mà họ đã muốn vứt đi cả rồi, ta vẫn còn giữ chằng chằng. Nào là Kinh Dịch, âm dương bát quái, địa lý,… có lẽ người Việt còn mê và thạo hơn cả người Trung Quốc. Trong lịch sử cũng có chuyện, khi người Trung Quốc đã bỏ lối ăn mặc phong tục từ thời Đường, Tống, thì người Việt Nam ta vẫn giữ phong tục của Đường Tống và tự hào về điều đó, tự hào là giữ văn minh Hoa Hạ hơn cả người Trung Quốc.
Nếu chúng ta chỉ chống Trung Quốc ngoài mồm, không tháo bỏ những xích xiềng về thói quen, cách nghĩ bên trong, thì cuộc THOÁT HOA sẽ thất bại ngay từ đầu. Không đơn giản là chúng ta không dùng hàng hóa Trung Quốc, không hợp tác kinh tế với Trung Quốc, không dùng nguyên vật liệu, không bán hàng cho Trung Quốc, không tìm hiểu về văn hóa, lịch sử ngôn ngữ Trung Quốc thì có nghĩa là chúng ta đã THOÁT HOA.
Chúng ta tự hào về việc sử dụng chữ cái La Tinh. Đó là một điều kiện may mắn cho việc Thoát Hoa nhưng không hề là dấu hiệu là chúng ta đã Thoát Hoa thành công, vì nó không phải là nỗ lực nội tại của chúng ta, mà chỉ là một món quà tặng ngẫu nhiên của lịch sử và cố gắng thành công của một nhóm người đáng kính.
Tuy nhiên, như người tù khổ sai Papillon trước ngàn trùng sóng bể cũng phải thấy được hết những khó khăn nguy hiểm để mài sắc quyết tâm đi tới tự do, có lẽ cũng cần hé lộ những khó khăn của việc THOÁT HOA, để xem ai là người đồng hành, đỡ phải mất thời gian cưu mang vô ích  những người thoái chí. Vì nói và tưởng tượng đến đích thì dễ, nhưng mấy ai dám trả giá trên đường đi. Trước hết, về kinh tế, THOÁT HOA sẽ tránh được sự phụ thuộc bấp bênh vào nguồn nguyên liệu, thị trường và những tiểu xảo của thương lái Trung Quốc. Nhưng cả một bộ máy nhập xuất phi mậu dịch cũng là chính chúng ta tạo dựng nên, ai bỏ được cám dỗ của những đồng tiền dễ dàng. Thay đổi cấu trúc của nền kinh tế, là phải đầu tư vào công nghệ, sẽ không có những tiến sĩ, giáo sư quanh năm rảng ranh, dễ dàng mang bằng cấp ra nói chuyện vu khoát “không đàm ngộ quốc”. Tất cả sẽ đo bằng hiệu quả công việc, bằng các mối hàn, bằng các dòng lệnh, bản thiết kế theo tiêu chuẩn. Tất cả sẽ phải đi vào khuôn khổ của ISO như những cậu học trò của hệ thống giáo dục châu Âu, phải nắn nót từng trang từng chữ, bị khiển trách. Liệu có chịu được không.
Về mặt tinh thần, việc tự lực tạo ra một hệ thống giá trị mới (vốn phải là công việc của nhiều thế hệ) là một việc không tưởng. Chúng ta chỉ có một lựa chọn duy nhất là hội nhập với tư tưởng phương Tây. Chỉ có văn hóa phương Tây, khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại, các giá trị nhân bản về cá nhân con người đã được thử thách qua nhiều thế hệ mới có khả năng dứt chúng ta khỏi cơn nghiện quay trở về hệ thống tư tưởng phi nhân Trung Quốc.
Chúng ta cần phải dứt khoát THOÁT HOA đến mức không phải sợ hãi khi cần tiếp xúc học hỏi những giá trị tích cực của TRUNG HOA, như người Nhật, người Hàn đã làm. Nhưng trước mắt, chúng ta sẽ phải hiểu nhiều hơn về Socrates, Aristotelles, Platon hơn những Khổng Lão Mặc, về Washington, Napoleon, Robespierre,… nhiều hơn những Đường Thái Tông, Bao Chửng, Lưu Gù,… Chúng ta sẽ phải biết nhiều đến logic, nhị phân, tương đối luận,… hơn những Kinh Dịch, Bát Quái mơ hồ mà chóng vánh cho chúng ta được cảm giác là người uyên bác. Lười suy nghĩ mà có cảm giác nganh hàng với các chuyên gia hàng chục năm kinh nghiệm sau một thời gian chỉ mất công lý luận mơ hồ ai mà không thích, không mê. Liệu chúng ta có gan từ bỏ vầng sáng đó để trở thành một cậu bé học việc chuốt từng giòng lệnh, mối hàn.
Những vấn đề chúng ta mới đặt ra ngày hôm nay, đã có những tiền nhân đi trước, lao tâm khổ tứ, thậm chí trả bằng cả xương máu tính mạng để thể nghiệm vạch ra các bước cụ thể. Chúng ta sẽ không phải đi từ đầu, chỉ cần chúng ta quyết tâm làm điều đó và trước hết có một con đường đi khả dĩ là Âu Hóa.
Vấn đề trước tiên là Âu Hóa có thể mang đến cho chúng ta một tương lai tươi sáng hay không. Các cuộc cải cách thành công của Nga, Nhật, Hungari đều là Âu Hóa và sau đó họ đều trở nên hùng mạnh hay sống sót và trở nên văn minh. Người Thái Lan ngay từ thế kỷ 14, 15 dưới triều vua Asoka đã cử sứ thần sang Âu Châu để hướng tới văn minh, trong khi đầu thế kỷ 19, chúng ta vẫn không tin có đèn điện. Chúng ta học thuộc và nói theo những thành tích tự ru ngủ của văn minh Trung Hoa. Cần phải thấy rằng, người Hy Lạp đã biết Trái Đất tròn, tính được chu vi với sai số chưa tới 1/1000 trong khi người Trung Hoa vẫn khăng khăng Trái Đất hình vuông cho tới gần đây. Tôi không bao giờ tin có một logic chủ toàn có khả năng phát triển cơm no áo ấm, thay thế tư duy phân tích. Toàn bộ vật dụng xung quanh ta đều dựa trên phát minh của khoa học công nghệ Tây phương. Hầu như các dân tộc có tư duy minh triết nhưng lờ mờ đều phải vật lộn với đói nghèo khốn khổ.
Vấn đề thứ hai, các thói quen có thể thay đổi hay không. Chúng ta ngày nay thích uống rượu vang hơn rượu quốc lủi, ngồi xe hơi hơn cưỡi ngựa, để tóc ngắn hơn tóc dài, ăn mặc gọn ghẽ, sống có vệ sinh có lý gì không thể thay đổi các thói quen đã hủ lậu mọt ruỗng. Trước hết chỉ cần chúng ta bớt lười suy nghĩ, sống và làm việc một cách bình thường, như những người bình thường lương thiện trên đời là đủ
————-


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đây là cách lãnh tụ vĩ đại bắc Triều Tiên đối với đồng chí chân tay của mình, thật không khác thời trung cổ về sự dã man!


Kim Jong Un thiêu sống vị tướng công an bằng súng phun lửa
Theo tiếng nói nước Nga:

Kim Jong Un thiêu sống vị tướng công an bằng súng phun lửa

Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong -un đã thiêu sống bộ trưởng công an O Sang-hon bằng súng phun lửa.

Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong -un đã thiêu sống bộ trưởng công an O Sang-hon bằng súng phun lửa.
ТСН.ua, dẫn nguồn The Daily mail, đến lượt mình dẫn nguồn từ phương tiện truyền thông Hàn Quốc, cho biết rằng quan chức Bắc Triều Tiên bị tuyên bố là "kẻ thù của nhân dân" vì quan hệ gần gũi với Chan Song -Taek - chú của nhà độc tài Kim Jong –un.
Kim Jong Un tuyên bố rằng "kẻ thù của nhân dân" đã biến Bộ Công an thành lực lượng bảo vệ riêng cho Jang Song-taek. Ngoài ra, ông bị cáo buộc đã giấu các trường hợp tham nhũng ở CHDCND Triều Tiên.
Bộ trưởng O Sang-hon đã bị thiêu sống bằng súng phun lửa, ТСН.ua viết.
Sau khi thực hiện vụ tử hình tàn bạo, Kim Jong-un đã giải tán Bộ Công an.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_04_09/270998912/
Phần nhận xét hiển thị trên trang

KHÔNG CẦN TQ. DẠY VÉN VÁY NHƯ THẾ NÀO!

Việt Nam đang thức tỉnh, hiểu sâu hơn về TQ
Anh hùng Lê Mã Lương khẳng định, người Việt Nam đang thức tỉnh, hiểu sâu hơn về Trung Quốc và gắn kết với nhau hơn để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của mình. Thiếu tướng Lê Mã Lương nhận định, mặc dù Trung Quốc là một thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nhưng trên thực tế, những hành động như đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam đã tạo ra bất an, bất ổn trong khu vực ASEAN.
Anh hùng Lê Mã Lương.

Hành động xâm phạm chủ quyền, biến không thành có, không dựa trên một cơ sở pháp lý, lịch sử nào là những hành động không thể chấp nhận được đối với một thành viên của Hội đồng Bảo an.

- Thiếu tướng đánh giá như thế nào về cuộc đấu tranh của chúng ta buộc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các lực lượng phi pháp ra khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam?

- Cuộc đấu tranh này càng ngày càng trở nên phức tạp và khó lường vì mỗi ngày Trung Quốc càng có những hành động, phát ngôn nguy hiểm, kích động.

Nhưng tôi cho rằng trước sự ngang ngược của Trung Quốc lại là cơ hội để Việt Nam thể hiện quan điểm mạch lạc, rõ ràng hơn trong mối quan hệ giữa hai nước. Trong khi Việt Nam kiên trì đường lối hòa bình, tôn trọng Trung Quốc thì Trung Quốc lại lợi dụng những tình cảm tốt đẹp của Việt Nam, xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Tôi cho rằng, thời điểm hiện nay là thời cơ Việt Nam điều chỉnh chiến lược quan hệ quốc tế của mình.

Hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam là một sai lầm của Trung Quốc. Còn về phía Việt Nam lại là cơ hội để người Việt thức tỉnh và hiểu sâu hơn về Trung Quốc, điều mà nhiều năm qua với nhiều lý do chủ quan khách quan khác nhau, chúng ta chưa nắm bắt được đầy đủ.



Lực lượng cảnh sát biển sẵn sàng bảo vệ vùng biển của Việt Nam.

Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “Việt Nam không chấp nhận đánh đổi độc lập, tự do để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Những phát biểu đanh thép của Thủ tướng thể hiện thái độ kiên quyết, quan điểm mạch lạc của Việt Nam trong mối quan hệ Việt - Trung.

Việt Nam là một đất nước trải qua quá nhiều đau thương, mất mát vì vậy rất yêu hòa bình. Vì vậy Việt Nam đã kiềm chế trước hành động hung hăng, hiếu chiến, phi pháp của Trung Quốc. Nhưng có lẽ, mọi sự kiềm chế đều có giới hạn, và như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Chúng tôi không muốn gây sự với ai, nhưng chúng tôi sẽ làm những gì cần thiết để bảo vệ chủ quyền. Khi chúng tôi tôn trọng quyền của các quốc gia khác thì cũng đòi hỏi họ phải tôn trọng chúng tôi.

Đó cũng là tiếp nối truyền thống của cha ông, như anh hùng Lý Thường Kiệt đã nêu trong bài thơ thần, Hưng Đạo Đại Vương nêu trong Hịch tướng sĩ, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi nêu trong Bình Ngô Đại Cáo.

Video
VTV tối 4/6: Thủ tướng quyết định đóng thêm tàu kiểm ngư

- Là anh hùng lực lượng vũ trang, là người sinh ra từ thế hệ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, ông nhìn nhận thế nào về thế hệ trẻ hiện nay trước những nguy biến của đất nước?
- Tôi được biết, vừa qua Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối hành động sai trái của Trung Quốc khi đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Điều này thể hiện tinh thần, ý chí lòng tự tôn dân tộc của thanh niên Việt Nam, thể hiện quyết tâm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Trong những năm tháng tuổi trẻ, chúng tôi đã chứng kiến hàng trăm phong trào yêu nước chống giặc ngoại xâm, đặc biệt phong trào “Ba sẵn sàng” đã lôi cuốn, lay động lòng người. Đặc biệt, đối với thanh niên, họ sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ nhiệm vụ gì để đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Và bây giờ tôi cũng thấy rằng những người trẻ cũng đang đứng lên sẵn sàng vì Tổ quốc.

Cảm ơn thiếu tướng.
http://news.zing.vn/Viet-Nam-dang-thuc-tinh-hieu-sau-hon-ve-Trung-Quoc-post424941.html#detail_topview4





Theo Công Khanh/Tiền Phong

Phần nhận xét hiển thị trên trang

An ninh bảo vệ đi đâu để xảy ra sự việc này? Hay cũng bị bàn tay nháp nhúa che mắt rồi?

(Phản đối Trung Quốc xâm lược) - Nhận được thông tin xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt ở số 14 đường Yersin, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng bị cháy lúc nửa đêm, rất nhiều người dân đã lo lắng. Khi sự việc xảy ra, nhiều người bàng hoàng và liên tưởng ngay đến bàn tay nhám nhúa của ai đó đang cố ý phá hoại vì đây chính là nơi đang lưu giữ rất nhiều tài liệu quý về chủ quyền đất nước Việt Nam!
    Tại hiện trường xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt (do Bộ Quốc phòng quản lý), khu văn phòng, xưởng chế bản, kho tàng, hệ thống máy tính và nhiều vật dụng dễ cháy khác đã bị thiêu rụi. Lửa cháy vào lúc nửa đêm – khi mà tất cả công nhân làm việc tại xí nghiệp đều về nhà, tất cả máy móc đều được tắt, điều này có hợp lý không nếu có bàn tay nhám nhúa của ai đó?
Tòa nhà bốc cháy dữ dội lúc nửa đêm
Trong bối cảnh Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị đưa vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc ra tòa án quốc tế, một xí nghiệp in ấn, lưu trữ bản đồ Việt Nam (có cả các bản đồ cổ của việt Nam khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa) lại bị cháy, quả thật không thể không đặt nghi vấn và không thể không nghi ngờ bàn tay nhám nhúa của ai đó lại xuất hiện!
Trước tình huống bị việt Nam “phản công” và không biết Việt Nam sẽ kiện Trung Quốc lúc nào về chủ quyền nên phải chăng nhà cầm quyền Trung Quốc lại muốn giở thủ đoạn cũ dơ bẩn hòng phá hoại chiến lược của Việt Nam?
Từ xưa đến nay, Trung Quốc rất ưa thích thò bàn tay nhám nhúa, lựa thời điểm nóng bỏng, chơi trò ném đá giấu tay phá hoại Việt Nam. Sự việc bạo động vừa qua diễn ra tại Bình Dương, Hà Tĩnh là minh chứng diễn ra gần nhất. Thoạt đầu, nhìn thấy hình ảnh nhóm người kích động, đập phá xí nghiệp, người dân và chủ doanh nghiệp đang làm ăn tại Việt Nam cứ nghĩ những người cầm đầu ấy là công nhân của xí nghiệp.
Những con người hành động hung hăng, kích động công nhân đều nhận được tiền, được thuê mướn bởi những bàn tay nào đó. Ngay sau đó, cộng đồng mạng Việt Nam rung động và kêu gọi người dân cần sáng suốt và không để thế lực xấu lợi dụng, phá hoại đất nước; biến Việt Nam từ người bị hại trở thành người quá khích và những hình ảnh thế này là điều mà nhà cầm quyền Trung Quốc mong muốn được nhìn thấy nhất.
Nếu chúng ta chịu khó kết nối các sự việc vào thì sẽ thấy ai là người có lợi trong tất cả các chuyện này? hẳn chúng ta đều biết đó là ai!
Tòa nhà trụ sở Xí nghiệp Bản đồ (trước năm 1975 là Nha Địa dư quốc gia) được xây dựng năm 1939 và hoàn thành vào năm 1943. Sau năm 1975, Nha Địa dư quốc gia được đổi thành Xưởng in 2, trực thuộc Cục Bản đồ, do Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam quản lý. Nhiệm vụ chính là thiết lập, biên tập, in các loại bản đồ.
1/3 tòa nhà cổ Cục Bản đồ Đà Lạt bị thiêu rụi giữa khuya

1/3 tòa nhà cổ Cục Bản đồ Đà Lạt bị thiêu rụi giữa khuya

Khoảng gần 2 giờ sáng nay 9.6, người dân phát hiện tòa nhà Xí nghiệp Bản đồ (số 14 đường Yersin, phường 9, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) bốc cháy dữ dội. Ông La Văn Đắc, ngụ khu qui hoạch Yersin...

Hải Dương

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHÚA CHẾT, TRẠNG CŨNG BĂNG HÀ - DƯA GANG ĐỎ ĐÍT THÌ CÀ ĐỎ CHÔN - CHẲNG LẼ TQ MUỐN ĐIỀU NÀY? CÒN CHUYỆN KHUẤT PHỤC ĐẦU HÀNG CHẮC CHẮN SẼ KHÔNG BAO GIỜ XẢY RA!

Nếu điều xấu nhất xảy ra, Việt Nam sẽ làm gì?

Bình Lê Thọ
Việc Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan HD 981 vào vũng lãnh thổ Việt Nam đã làm cho khu vực Biển Đông vốn đã căng thẳng lại càng trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết và xung đột vũ trang có thể xảy ra bất cứ lúc nào.


 Đây là điều không ai mong muốn, kể cả người Trung Quốc. Tuy nhiên không ai dám khẳng định rằng, trong giới cầm quyền Trung Quốc hiện nay khi mà tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan và bá quyền đang bao trùm, sẽ không có một bộ óc điên rồ muốn tấn công xâm lược Việt Nam như năm 1979.

Vì vậy, chúng ta phải chuẩn bị đối phó trong trường hợp xấu nhất Trung Quốc tấn công quân sự Việt Nam.

Trung Quốc sẽ Làm gì?

Nhiều nhà nghiên cứu quân sự nhận định rằng, trong trường hợp xấu tới mức xung đột vũ trang xảy ra thì đây sẽ là cuộc chiến diễn ra trên nhiều mặt trận với sự tham gia của các lực lượng hải, lục, không quân bao gồm cả tàu ngầm.

Giả định một cuộc chiến như vậy thì Trung Quốc sẽ thực hiện tham vọng tấn công chúng ta như thế nào?

Đây là câu hỏi mà nhiều nhà chiến lược quân sự đã đặt ra và tranh luận khá nhiều. Tuy nhiên có một nhận định chung là Trung Quốc sẽ xử dụng sức mạnh không quân để tấn công và yểm trợ cho Hải quân khai chiến. Máy bay Trung Quốc xuất phát từ Hải Nam, được bổ sung từ đảo Phú Lâm sẽ là lực lượng chính tấn công những căn cứ hải quân quan trong của chúng ta như Hải Phòng, Nha Trang hay Cam Ranh nhằm ngăn không cho tàu ngầm của Việt Nam xuất kích ra khơi. Ngoài ra Trung Quốc sẽ tận dụng tên lửa đất đối không trên các chiến hạm và máy bay chiến đấu của họ để áp đảo Việt Nam làm cho Việt Nam không có cơ hội kiểm soát mặt biển. Tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm Trung Quốc sẽ được đem ra tấn công vào đất liền Việt Nam.

Tham vọng là một chuyện, còn khả năng Trung Quốc có thực hiện được hay không lại là chuyện khác. 

Hành động của Việt Nam

Việt nam chúng ta sẽ đối phó lại với sự tấn công của Trung Quốc như thế nào, nếu Trung Quốc xâm lược nước ta?

Các nhà quân sự quốc tế đều có chung nhận định rằng, điều mà chính quyền Trung Quốc sợ nhất là một liên minh chiến lược Mỹ-Nhật Bản-Việt Nam-Philippine.

Liên minh này sẽ lập tuyến phòng thủ nhằm cô lập đường hàng hải của Trung Quốc qua eo biển Malacca và ở mức độ thấp hơn là eo biển Hormuz . Trung Quốc sẽ phải đối đầu với hải quân của Nhật Bản và Mỹ. Các đường cung cấp dầu trên biển của họ sẽ bị chặn. Đây là điểm yếu mà các nhà quân sự và học giả Trung Quốc gọi là “thế tiến thoái lưỡng nan ở Malacca”. Trên thực tế Trung Quốc đang tìm mọi cách để một liên minh như vậy không được hình thành.

Tuy nhiên các nhà phân tích tình hình quốc tế cũng đưa ra nhận định là trước mắt sẽ chưa có được một liên minh như vậy.

Tuy nhiên, với tiềm lực quốc phòng của Việt Nam như hiện nay thì hoàn toàn có thể đáp trả một cách thích đáng nếu Việt Nam bị Trung Quốc tấn công.

Một cuộc chiến xảy ra sẽ không có người thắng cuộc. Các nhà phân tích thời sự quốc tế gọi đây là “cuộc chiến đảm bảo cả hai bên đều bị hủy diệt”.

Các nhà quân sự quốc tế cũng cho rằng, mục tiêu của chiến lược này của Việt Nam không phải là đánh bại Trung Quốc mà là gây thiệt hại đủ lớn: làm giá bảo hiểm hàng hải và hàng không tăng vọt, gây ra sự bất ổn về tâm lý để các nhà đầu tư nước ngoài hoảng sợ dẫn đến rút khỏi Trung Quốc.

Nếu xung đột vũ trang xảy ra, các tàu thuyền thương mại và các container chở dầu của Trung Quốc hoạt động trong biển cực nam của Biển Đông sẽ bị tấn công. Các nhà quân sự quốc tế nhận định rằng Việt Nam hiện có hệ thống tên lửa hành trình đủ mạnh có khả năng với tới các căn cứ hải quân của Trung Quốc trên đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa (quần đảo mà Trung Quốc đang xâm chiếm của Việt Nam), thậm chí là tới Thượng Hải và Hồng Kông. Trong trường hợp xung đột vũ trang nổ ra các thành phố này và một số thành phố khác có thể là mục tiêu bị tấn công nhằm gây ra sự gián đoạn rất lớn đối với nền kinh tế của Trung Quốc. Điều này có thể tác động đến toàn cầu.

Và khi ấy không một quốc gia nào ở khu vực và các quốc gia có quyền lợi ở khu vực này có thể đứng ngoài cuộc!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cau trả lời rất đơn giản: Vì nó chống lại chiến lược "bẻ đũa từng chiếc một" đang áp dụng đối với khối ASEAN của TQ:

Vì sao Trung Quốc tức tối vì một trận bóng chuyền?

AN HUY - Theo tờ US News của Mỹ, Việt Nam và Philippines đang gác lại những khác biệt để tạo thành một mặt trận thống nhất chống lại sự hung hăng của Trung Quốc. Sự tức tối đó sẽ càng khiến phần còn lại của thế giới khó lòng chấp nhận Trung Quốc là một cường quốc thực sự...
Hải quân Việt Nam và hải quân Philippines giao lưu bóng chuyển tại đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 8/6 - Ảnh: Reuters.

Trước đây, Trung Quốc đã nhiều lần nổi giận, nhưng chưa khi nào tức tối vì môn bóng chuyền. Vậy mà, khi các chiến sỹ Việt Nam và Philippines thi đấu giao hữu bóng chuyền trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào cuối tuần vừa rồi, ngay lập tức Trung Quốc đã có phản ứng mạnh.

Cơn giận này của Bắc Kinh tất nhiên không phải vì bóng chuyền, mà vì Việt Nam và Philippines thể hiện sự đoàn kết qua trận đấu giao hữu này để chống lại thái độ hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

“Mọi người có nghĩ rằng, động thái này của Việt Nam và Philippines xét cho cùng chỉ là một trò vụng về?”, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc căng thẳng tại một cuộc họp báo hàng ngày hôm thứ Hai vừa qua. Tiếp tục lặp lại luận điệu rằng Trung Quốc có “chủ quyền không thể phủ nhận” đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam và vùng biển lân cận, phát ngôn viên này còn “yêu cầu Việt Nam và Philippines dừng ngay bất kỳ hành động nào gây bất hòa và làm nảy sinh rắc rối”, và “không làm bất kỳ việc gì để làm phức tạp hay trầm trọng thêm tranh chấp”.

Tuy nhiên, theo US News, cái gọi là “chủ quyền không thể phủ nhận” của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa và phần còn lại của biển Đông là hoàn toàn có thể phủ nhận. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với 90% biển Đông dựa trên “đường chín đoạn” do nước này đơn phương đưa ra, một tuyên bố không được bất kỳ ai công nhận ngoài Bắc Kinh.

Theo tờ báo này, Trung Quốc sẽ tự đưa ra một “phiên bản sự thật” của riêng mình, bằng việc “sáng tạo” ra những “tác phẩm địa chính trị hoàn toàn mang tính hư cấu”. Sau đó, Trung Quốc sẽ tự thuyết phục bản thân rằng, đó là “những sự thật không thể phủ nhận”.

Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, Trung Quốc sẽ không thể thuyết phục được ai khác tin họ.

Tuy còn tồn tại một số quan điểm khác biệt về chủ quyền trên biển Đông, Việt Nam và Philippines đang tạm bỏ qua những khác biệt này, bởi cả hai nước đang phải đối mặt với mối đe dọa lớn từ Trung Quốc - US News nhận xét. Hai nước đã nhất trí tăng cường hợp tác hải quân. Việt Nam đã bày tỏ ý định kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế như Philippines đã làm. Ngoài ra, cả hai nước cùng tăng cường quan hệ với Mỹ, khiến Bắc Kinh càng thêm phần “khó chịu”.

Việc Việt Nam và Philippines xích lại gần nhau phù hợp với xu hướng chung của các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương là tăng cường hợp tác lẫn nhau và với Mỹ để đối phó với thái độ hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, chính các nước láng giềng trong khu vực và Mỹ mới là bên “gây bất hòa và làm nảy sinh rắc rối”.

Trung Quốc đang “chơi trò nạn nhân”, coi mình là “nạn nhân vô tội” duy nhất, trong khi các nước khác là những người gây vấn đề - US News nhận xét.

Căng thẳng trên biển Đông đã gia tăng kể từ khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam. Tàu Trung Quốc đã nhiều lần cố tình va chạm với tàu của Việt Nam làm nhiệm vụ chấp pháp tại hiện trường, thậm chí đâm chìm một tàu cá của Việt Nam. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã xuyên tạc sự thật khi cáo buộc tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc “hơn 1.400 lần”.

Theo chuyên gia phân tích an ninh Alexander Vuving, hành động của Trung Quốc là “một phần trong chiến lược biến biển Đông thành cái hồ của riêng nước này. Một khi Trung Quốc kiểm soát được biển Đông, nước này có thể thống lĩnh các tuyến hàng hải ở phía Tây Thái Bình Dương”.

Đầu tuần này, Trung Quốc đã đưa vấn đề biển Đông lên Liên hiệp quốc. Bản tuyên bố lập trường của Bắc Kinh gửi Liên hiệp quốc vu khống Việt Nam tìm cách làm gián đoạn bất hợp pháp hoạt động khoan tìm dầu của Trung Quốc và cố tình va xô vào tàu của Trung Quốc.

Tuyên bố này một lần nữa xuyên tạc sự thật khi nói, quần đảo Hoàng Sa “là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc”, “không có tranh chấp đối với Hoàng Sa”.

Đối với Philippines, Trung Quốc cáo buộc nước này đã “quyết tâm thách thức những lợi ích quốc gia của Trung Quốc và là một tên lính đánh thuê tận tụy của những lực lượng hải ngoại chống lại Trung Quốc”. Đây được xem là sự ám chỉ đối với mối quan hệ ngày càng khăng khít giữa Manila và Washington.

Bài báo của US News kết luận, Trung Quốc đang tức tối vì một trận bóng chuyền. Và sự tức tối đó sẽ càng khiến phần còn lại của thế giới khó lòng chấp nhận Trung Quốc là một cường quốc thực sự.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trình của quan như này sao?


Phần nhận xét hiển thị trên trang