Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Chưa kể đến các Hội, các Đoàn thể khác..Công việc chủ yếu của cơ chế là gì, nhằm việc gì mọi người đã nắm được về cơ bủn chưa?


“Bộ máy hành chính giờ kinh khủng thế!”
(TBKTSG) - Hiến pháp mới tạo cơ sở để sắp xếp lại nền quản trị quốc gia, trong đó, Quốc hội có quyền thiết kế lại cấu trúc quyền từ trung ương đến địa phương. Liệu những gợi ý đó có được hiện thức hóa để giúp sắp xếp lại bộ máy nhà nước đã phình to quá mức. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cho biết, chỉ một xã đảo có gần 200 hộ mà có hơn 100 cán bộ ăn lương và phụ cấp. Cả tỉnh bình quân 8,5 người có một người ăn lương ngân sách.

Gần đây, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính đến thăm một trường cấp ba ở tỉnh. Gặp bốn nhân viên bảo vệ và bốn người lao công đang làm nhiệm vụ ngoài cổng trường, ông Chính hỏi: “Mười năm nay, các bác có bắt được kẻ trộm nào không”. Họ đồng thanh đáp: “Không ạ, ở đây an toàn lắm”.

Nghe vậy, ông băn khoăn, tình hình tốt thế thì cần gì đến ngần ấy người. Sự băn khoăn đó trở thành câu hỏi lớn ngay sau đó. Gặp người thủ thư trong thư viện của trường được xây rất khang trang nhưng không có sách, ông Chính hỏi: “Ông làm công việc gì?”. Đáp: “Tôi nhận báo và đưa lên cho hiệu trưởng”. Ngay sau đó, bí thư tỉnh ủy gặp phụ trách văn thư, lại hỏi: “Ông làm gì?”. Được đáp: “Tôi chuyển báo lên thư viện”. Vào phòng y tế học đường, bí thư tỉnh giở sổ theo dõi thì thấy chỉ có hai học sinh khám nhức đầu trong cả năm học. Ông thốt: “Bộ máy hành chính giờ kinh khủng thế!”.

Câu chuyện này có thể được nối tiếp, khi các đồng nghiệp của chúng tôi gần đây cho biết, UBND phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, có 475 cán bộ; UBND thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều có tới 639 công bộc hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước. Bí thư tỉnh ủy cho biết thêm, chỉ một xã đảo có gần 200 hộ mà có hơn 100 cán bộ ăn lương và phụ cấp. Ông cho biết, cả tỉnh bình quân 8,5 người có một người ăn lương ngân sách. Trong tổng số ngân sách chi tiêu của tỉnh khoảng 10.000 tỉ đồng/năm, có tới 60% chi thường xuyên. Ông than: “Phần lớn ngân sách đã chi vào bộ máy hành chính hết, vậy còn đâu mà chi cho phát triển, làm sao mà dân chịu được”.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cho biết, chỉ một xã đảo có gần 200 hộ mà có hơn 100 cán bộ ăn lương và phụ cấp. Cả tỉnh bình quân 8,5 người có một người ăn lương ngân sách.

Câu chuyện ở Quảng Ninh đáng báo động, cho dù đội ngũ lãnh đạo ở địa phương luôn được biết đến trên toàn quốc về những nỗ lực không mệt mỏi nhằm cải cách hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh.


Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm nay cả nước có tổng số 281.714 biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế công chức của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế công chức cấp xã). Con số này không tăng so với năm 2013.

Một báo cáo của Bộ Nội vụ gần đây cho biết, cả nước có khoảng 130.000 thôn với tổng số cán bộ thôn (bao gồm trưởng thôn, bí thư, và công an viên) là hơn 570.000 người. Bên cạnh đó, cũng ở cấp thôn, có tới 900.000 cán bộ không chuyên trách từ các tổ chức chính trị, xã hội, an ninh được hưởng lương bằng nguồn đóng góp của dân. Bộ này cho biết thêm, tổng số cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trên toàn quốc khoảng 2,5 triệu người.

Bộ Nội vụ hiếm khi đưa ra tổng số người ăn lương trong cả nước. Song, một báo cáo của Bộ Tài chính cách đây gần một năm nhân dịp tăng lương theo quy định đã tiết lộ vào thời điểm đó, có tổng cộng 8 triệu người là cán bộ công chức, cán bộ nghỉ hưu, người có công đang hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước. Có nghĩa là cứ hơn 11 người dân, thì có 1 người hưởng lương ngân sách.

Theo Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, mô hình tổ chức nhà nước của Việt Nam hiện nay giống như mô hình búp bê Matrioska của Nga, có nghĩa bên trên có ban bệ gì thì dưới có y nguyên như vậy. Đô thị cũng như nông thôn, phường cũng như xã đều có mô hình giống nhau cả. Ông Nghĩa nói: “Nước ta tư duy có phần kỳ dị; kể từ phó thủ tướng trở xuống, cấp phó quá nhiều, thậm chí nhất thế giới. Lý do chủ yếu là mình không giao quyền cho tầng lớp cấp trung mà dồn hết cả lên cho thủ trưởng”. Ông nói tiếp: “Số lượng thứ trưởng mỗi bộ có thể giảm từ 6 người xuống 1-2 người, nếu các cục trưởng và vụ trưởng được trao quyền và chịu trách nhiệm cá nhân ngày càng rõ hơn”.

Ông Nghĩa phân tích, tựa như doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng, chính quyền cung cấp các dịch vụ công cho nhân dân. Trị an, hộ tịch, kinh doanh, cấp phép xây dựng, cho tới đăng ký tài sản, phần lớn dịch vụ công thiết yếu được cung cấp cho người dân bởi 12.000 cơ quan hành chính cấp phường xã và 700 cơ quan hành chính cấp quận huyện. Rất hiếm khi người dân mới cần tới dịch vụ công của chính quyền 63 tỉnh thành, khách hàng của nền hành chính cấp tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp. Chính quyền trung ương, nếu có duy trì một số dịch vụ công được tổ chức theo ngành dọc như thuế, hải quan, cũng tổ chức hệ thống từ tổng cục tới chi cục như các đại lý bố trí đều khắp ở các khu vực và địa phương.

Theo Hiến pháp mới, ông Nghĩa tiếp tục phân tích, quyền hành pháp được trao cho Chính phủ, sử dụng quyền ấy, Chính phủ có cơ hội để phân nhiệm rõ ràng thành hai bộ phận hành pháp chính trị và hành chính công vụ với sứ mệnh và chức năng rành mạch. Hành pháp chính trị được thực hiện bởi những chính khách, có chức năng thảo luận và lựa chọn chính sách để quản trị quốc gia. Ngược lại, phân tách dần với chính khách, công chức là những người chuyên nghiệp đảm nhận việc thực thi công vụ.

Nếu tạo ra được sự phân công rành mạch ấy, chẳng những chất lượng chính sách sẽ được cải thiện và hy vọng tính chuyên nghiệp của bộ máy công vụ cũng được nâng cao. Ông Nghĩa cho rằng, bản Hiến pháp mới sẽ tạo cơ sở để sắp xếp lại nền quản trị quốc gia, trong đó, Quốc hội có quyền thiết kế lại cấu trúc quyền từ trung ương đến địa phương.

Việc 100.000 cán bộ sẽ được tinh giản theo đề xuất của Bộ Nội vụ đang gặp phải những phản ứng trái chiều. Liệu Quảng Ninh có tinh giản được đội ngũ, như bí thư tỉnh ủy mong muốn? Tất cả vẫn chỉ là câu hỏi.

Tư Giang
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chưa thủng mấy..


THỦ TƯỚNG, ĐẠI TƯỚNG VÀ BẦU KIÊN
Cái nắng tháng Sáu thật là kinh điển kèm theo những trân mưa giông đổ cây chết người, nhưng hot nhất trên các diễn đàn mạng có lẽ vẫn là ba người đàn ông quyền lực của đất nước:
1. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên được triêu triêu người dân Việt nam ủng hộ với một tuyên bố tuyệt vời:
"Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó"
Thế mới biết dân mình độ lượng, chỉ cần Chính phủ nói lên được ý nguyện của đông đảo quần chúng nhân dân là họ sẵn sàng quên đi mọi chuyện X, Y, Z nào đó kề vai cùng với chính quyền trong những giờ phút khó khăn của đất nước. Thủ tướng đã đẹp lên rất nhiều trong mắt tôi và hàng triệu người Việt nam.
2. Đại tướng Phùng Quang Thanh với bài diễn văn với các quan điểm khen chê trái chiều.
" Chúng tôi nhận thức rõ, đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng. Việt Nam nhất quán chủ trương kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở Luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982; Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông (DOC); Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông; tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc; và Thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt -Trung, giữ gìn hòa bình, ổn định an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông, giữ ổn định chính trị để tập trung phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân và giữ gìn quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt-Trung, thông qua con đường đối thoại ở nhiều cấp, nhiều ngành với Trung Quốc để làm giảm căng thẳng hiện nay"
Nhiều người cho rằng một bài phát biểu như thế này là hèn là vẫn còn ảo tưởng về một mối quan hệ " 16 chữ vàng đểu" nhưng mình ủng hộ Đại tướng. Đất nước ta đã phải trả những giá quá đắt cho các cuộc chiến tranh vì thế ai cũng nâng niu giá trị của hoà bình. Và mình thích quan điểm của nhà văn Chu Lai như thế này
" Và cũng thử hỏi có quốc gia nào như Việt Nam, người láng giềng cậy to cậy khỏe bỗng một ngày mang đồ đạc, gậy gộc, tàu bè đến nằm chình ình ngay trong sân nhà mình rồi la hét, rồi phá quấy, đâm cái này, chọc cái kia mà vì đại cuộc, vì những điều xa xôi , ta vẫn cố giữ hòa khí , vẫn ngậm bồ hòn làm ngọt thay vì theo lệ thường xưa nay, một hành vi trắng trợn như thế ắt sẽ phải trả giá ngay.
Một sự nhún nhường đáng thán phục. Một năng lực ôn hòa chỉ có ở một dân tộc có nền văn hóa vượt trội ....
Và tôi, một người lính, một người cầm bút, tôi tán thành cách hành xử của đất nước tôi, của nhân dân tôi, trong thời gian nhạy cảm và không kém hiểm nghèo vừa qua, song nếu điều tồi tệ nhất xảy ra, chắc chắn tôi cũng sẽ có mặt cùng với đồng đội tôi, nhân dân tôi ở những điểm đòi hỏi chí quả cảm và lòng tự trọng nhất.
Nhân dân việt Nam, dân tộc việt Nam đã quá thấu hiểu cái giá vô cùng đắt phải trả cho một cuộc chiến nhưng không phải vì cái đắt đó mà cúi đầu cho kẻ khác làm nhục. Điều đó còn đắt hơn. 90 triệu dân Việt chắc cùng đồng lòng như thế. Và cũng đã từng đồng lòng như thế trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang, hiển hách,./."
3. Bầu Kiên. Phải nói rằng đối với lịch sử ngành tư pháp Việt nam đây là lần đầu tiên bị cáo được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ thậm chí tung hô, người bị lừa đảo chối ngoay ngoảy rằng "anh Kiên làm sao mà lừa được tôi". Các Ngân hàng được cho là bị thiệt hại cũng không đồng ý với kết luận của toà án. Người đàn ông trong bức ảnh với thái độ an nhiên tự tại đối mặt với cái án " bỏ túi" 30 năm tù đã làm điên đảo các mặt báo và diễn đàn.
Hôm trước bạn TP Nhân sự chỗ mình bảo dạo này em thấy yêu anh Dũng hơn một chút và quý bầu Kiên, mình bật cười, có lẽ đó cũng là cảm giác của chính mình. Mình không làm trong ngành Ngân hàng nên không thể kết luận bầu Kiên có tội hay không có tội nhưng theo dõi phiên toà thì rõ ràng bị cáo ở trên thế áp đảo, VKS không đủ chứng cứ buộc tội nhưng vẫn kết một cái án 30 năm tù, đến nỗi nhà thơ nhà báo Hoàng Tám Bùi phải thốt lên rằng đó là sự " hiếp dâm" pháp luật. Ngày mai sẽ là ngày tuyên án của bầu Kiên không biết VSK có đủ dũng cảm để cầm cán cân công lý cho chắc hay vẫn cứ " tao không chứng minh được mày có tội nhưng tao bảo mày có tội là mày phải có tội"
Với mình dù kết án như thế nào nhưng bầu Kiên đã thắng trên phiên toà này, nó giống như một cái tát vào nền tư pháp mà sự áp đặt đã trở thành cố hữu.
Lại lăn tăn rồi đây nếu đất nước mình cũng mang vụ án chủ quyền biển đảo ra Toà án Quốc tế, liệu mình có muốn một cái án " bỏ túi" kiểu thế này không khi cán cân Công lý thuộc về kẻ mạnh...
Mà thôi, mình dở hơi quá....ngủ đi mai còn đi làm vẫn phải đóng thuế, vẫn phải sống mà...
Rõ là gái goá ngõ chuyện triều đình... nhưng thực sự mình chả lo cho bầu Kiên mà lo cho nền tư pháp của nước mình. Lo lắm í 
Liệu Thủ tướng có nhìn thấy lòng dân mong mỏi một nền tư pháp tự do tuyệt đối khỏi mọi quyền lực, khi mọi hành vi công dân được điều chỉnh chỉ bằng pháp luật mà thôi?
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tụt mệ nó rùi..( Ngố tức cảnh.. sinh thơ.. hỏi thở chút )!




ảnh của lồng chí Quang Khán


"Loanh quanh dù ở điểm nào..
Cũng đều xuống dốc làm sao bây giờ"
Lộn đèo bởi tai phanh hư
Tháo rời "phản biện" bây giờ lâm nguy
Người hiền nghoảnh mặt quay đi
Lon ton một lũ ích gì cho dân?
Kẻ bất nghĩa
đứa bất nhân
Tham tàn vô độ
xe lăn xuống mồ..
Đường rừng lắm nỗi quanh co
Chưa bằng cái dốc vô lo đã rồi..
Biết mà vẫn đứng khoanh tay
Phanh chân đã hỏng
Phanh tay chẳng còn..
Đi đèo nhớ chuyện nước non
Vực sâu khe thẳm..
Biết còn để đi?
Mai sau
mai sau nữa..
Nghĩ gì???



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dân mong người đứng đầu trực tiếp nói về Biển Đông

LB: Dân mình rất ngoan, vào loại ngoan nhất thế giới. Chỉ dám "mong" thôi, đêk dám yêu cầu, buộc người đứng đầu, lãnh đạo đất nước phải lên tiếng vì đấy là trách nhiệm của họ đối với tình hình nguy cấp của đất nước.. 
Không chỉ Thủ tướng, người dân cũng chờ đợi Chủ tịch nước, Tổng bí thư, Chủ tịch QH phát biểu về Biển Đông... Phải làm sao cho tiếng nói chung ấy trở thành ý chí của quốc gia - ĐBQH Dương Trung Quốc trao đổi với báo chí bên hành lang QH.
Dương Trung Quốc, Biển Đông, chất vấn, chủ quyền
ĐB Dương Trung Quốc: Tiếng nói chung phải trở thành ý chí của quốc gia. Ảnh: Minh Thăng
Có một số câu hỏi của ĐB xoay quanh tình hình Biển Đông đề nghị Thủ tướng trả lời trực tiếp tại phiên chất vấn tuần này. Theo ông, đây có phải là một cơ hội người đứng đầu Chính phủ nói trực tiếp với dân sau khi đã nói khá nhiều ở các diễn đàn quốc tế về lập trường của VN đối với chủ quyền biển đảo?

Tôi cảm nhận rõ ràng là từ khi xảy ra những vụ việc trên Biển Đông, tiếng nói của Thủ tướng là xuyên suốt, do cương vị và việc có mặt ở những diễn đàn quan trọng. Trong vấn đề này, hoạt động ngoại giao là một mũi nhọn bên cạnh lực lượng chấp pháp tại chỗ. Do đó những gì Thủ tướng nói với thế giới thì cũng là nói với đồng bào cả nước thôi.
Còn để trả lời chất vấn, theo đúng quyền hạn giám sát của QH, theo tôi Thủ tướng trực tiếp trả lời thì ít nhất hiệu ứng xã hội sẽ tốt hơn. Không chỉ Thủ tướng, cơ chế của chúng ta có nhiều người đứng đầu, người dân cũng chờ đợi Chủ tịch nước, Tổng bí thư, Chủ tịch QH phát biểu ý kiến. Nhưng cá nhân tôi quan niệm chỉ nên có một tiếng nói chung. Phải làm sao cho tiếng nói chung ấy trở thành ý chí của quốc gia.
Liệu QH sẽ ra một nghị quyết riêng về Biển Đông như ông đã nêu ý kiến ngay từ ngày khai mạc kỳ họp?
Tôi là người ngay từ ngày khai mạc đã đặt vấn đề nên có nghị quyết. Vì QH không những là cơ quan quyền lực mà còn là tiếng nói của người dân. Ngoại giao nhân dân cũng rất quan trọng.
Nhưng qua thảo luận cũng có ý kiến tôi thấy hợp lý. Kỳ họp diễn ra trong một tháng khi tình hình đang diễn ra rất phức tạp. Ngay từ đầu ra nghị quyết thì chưa cần thiết lắm. Một thông báo đã đáp ứng được yêu cầu nói rõ quan điểm một cách kịp thời. Còn nghị quyết như thế nào, riêng hay chung, đến cuối kỳ họp này tôi tin sẽ có một cách thích hợp.
Trong bối cảnh tình hình Biển Đông như vậy, ông chờ đợi các Bộ trưởng đăng đàn sẽ nêu những vấn đề nóng nào?
Những sự kiện trên Biển Đông vừa rồi cho thấy giữ nước gắn chặt với dựng nước. Vậy mà báo cáo kinh tế - xã hội hôm khai mạc gần như không đề cập, khiến tôi đặt câu hỏi: Giá như chúng ta làm tốt chiến lược biển như đã chủ trương từ rất lâu, trang bị cho ngư dân đánh bắt xa bờ, nếu Vinashin và Vinalines không đổ vỡ, chắc tương quan của chúng ta ngoài biển không như bây giờ.
Về mặt lịch sử, truyền thống chống giặc ngoại xâm là rất đáng tự hào, nhưng điều đáng tự hào hơn mà ông cha ta đã làm là tồn tại cạnh họ mà vẫn phát triển được. Sau khi nhà Lê đuổi giặc Minh ta đã có 3 thế kỷ rưỡi phương Bắc không động đến được, đó mới là điều đáng học. Còn tổng cộng thời gian chiến tranh chỉ là một khoảnh khắc của lịch sử, giặc từ phương nào đến thì ta cũng đánh thôi vì ta có chính nghĩa.
Chung Hoàng ghi

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ mổ xẻ bí mật hải quân Trung Quốc



Mỹ mổ xẻ bí mật hải quân Trung Quốc

Đăng Bởi  
Ảnh minh họa khả năng thủy chiến trên biển Hoa Đông
Ảnh minh họa khả năng thủy chiến trên biển Hoa Đông
Với tham vọng bành trướng bá quyền, Trung Quốc đang xây dựng một lực lượng hải quân hiện đại, nhỏ nhưng đủ sức làm thống trị khu vực, cùng khả năng tiến hành hoạt động ở các vùng biển xa. 
Hiện đại hóa hải quân để dọa Mỹ
Hồi tháng 4.2014, một báo cáo mang tên “Trung Quốc hiện đại hóa hải quân: Những liên đới cho khả năng hải quân Mỹ, nền tảng và các vấn đề cho Quốc hội” của Ban Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) đã được trình Quốc hội Mỹ, nêu ra tiến trình hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc.
Báo cáo China Naval Modernization: Implications for U.S. Navy Capabilities - Background and Issues for Congress đăng trên website của CRS là Opencrs.com, dẫn thông tin và số liệu được thu thập từ báo cáo thường niên về tình hình quân sự thế giới của Lầu Năm Góc, báo cáo về hải quân Trung Quốc do Cục tình báo hải quân Mỹ tổng hợp và các nguồn mở khác như tạp chí quân sự IHS Jane’s.
Nỗ lực hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc gồm nhiều chương trình trang bị vũ khí, tên lửa đạn đạo đối hạm trên bộ (ASBM), máy bay chiến đấu cơ mang tên lửa đối hạm (ASCM), tàu ngầm, tàu chiến, máy bay, radar tầm xa, hệ thống hỗ trợ C4ISR (chỉ huy và kiểm soát, thông tin, điện toán, tình báo, giám sát).
Chương trình này còn gồm sửa đổi và cải thiện trong việc bảo trì, hậu quần, học thuyết hải quân, chất lượng nhân sự, giáo dục và đào tạo, cùng tập trận.
Trong tiến trình “xoay trục về châu Á”, việc đầu tiên là Mỹ phải nắm được sức mạnh của hải quân Trung Quốc. Bộ Quốc phòng đã nắm được những trang bị, khí tài trọng tâm của hải quân Trung Quốc: tên lửa đạn đạo đối hạm DF-21D, được cho là phiên bản mới của dòng tên lửa tầm trung di động DF-21.
Tên lửa đạn đạo chống hạm DH-21 D ASBM
DF-21D có tầm bắn hơn 1.500 km với mục tiêu chống tàu chiến lớn, bao gồm cả tàu sân bay. Giới quan sát còn cho rằng đầu đạn của tên lửa này là sự kết hợp giữa cảm biến radar và quang học để tìm diệt đối tượng và liên tục thay đổi hành trình tùy theo chuyển động của mục tiêu. Đầu đạn được nhồi một khối lượng chất nổ lớn hoặc đạn chùm.
Tên lửa hành trình đối hạm (ASCM) có dòng mạnh nhất là SS-N-22 Sunburn do Nga chế tạo, và SS-N-27 Sizzler cũng xuất xứ từ Nga (được triển khai trên 8 tàu ngầm lớp Kilo). Hiện Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm tên lửa đất đối không tầm xa CH-SS-NX-13, phù hợp triển khai cho toàn bộ các tàu ngầm lớp Tống, Nguyên, Thượng và tàu ngầm mới đang đóng là Type 095.
Mỹ cũng rất quan tâm đến tàu ngầm của Trung Quốc, khi chính Bắc Kinh từng nhấn mạnh đây là một trong những lực đẩy chính cho nỗ lực hiện đại hóa quân đội.
Bên cạnh các tàu lớp Kilo của Nga, Trung Quốc đang tích cực triển khai các lớp tàu nội địa mới, gồm tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Tấn, tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Thượng và Hán, tàu lớp Nguyên và tàu lớp Tống.
Đó là chưa kể tàu ngầm Type 095 sẽ được triển khai vào năm 2015. Báo cáo của CRS ước tính đến năm 2012, Trung Quốc có khoảng 46 tàu ngầm, nhưng theo website về thông tin quân sự Globalsecurity.org, con số này lên tới hơn 60, tập trung nhiều cho các hạm đội Đông Hải và Nam Hải.
Đồ họa tàu ngầm Type 094 của hải quân Trung Quốc 
Do tàu sân bay Trung Quốc bị cho là chưa thể sớm đưa vào hoạt động và còn nhiều hạn chế, nên tàu khu trục hiện là tàu chiến nổi lớn nhất của nước này.
Các tàu khu trục hiện nay có thiết kế và trang bị gần giống tàu chiến phương Tây hơn là Liên Xô, với tổng cộng khoảng 25 tàu thuộc các lớp nội địa Lữ Dương, Lữ Hải, Lữ Châu, Lữ Hỗ và Lữ Đại, cũng như lớp Sovremenny do Nga sản xuất.
Cũng theo Globalsecurity.org, Trung Quốc hiện có gần 50 tàu hộ vệ và rất nhiều tàu đổ bộ cũng như khinh hạm tấn công mang tên lửa phân bố đều cho các hạm đội.
Bên cạnh đó, giới quan sát đánh giá rằng do chỉ mới lộ rõ và bắt đầu thực thi chiến lược vươn ra các vùng biển xa gần đây nên hải quân Trung Quốc thiếu trầm trọng các tàu rà quét, phát hiện và chống thủy lôi. Bắc Kinh đang cố gắng khắc phục nhưng tình trạng này sẽ còn kéo dài trong tương lai gần.
Hải chiến Mỹ - Trung trên Thái Bình Dương?
Báo cáo nêu vì Mỹ mãi tập trung vào Đông Âu, Trung Đông, Trung Á và châu Phi nên buông lỏng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tạo cơ hội cho Trung Quốc tăng cường sức mạnh trên biển.
Đó là một trong những lý do mà Mỹ phải triển khai chiến lược “xoay trục về châu Á” từ đầu năm 2012, với hướng tái triển khai sự hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương, giành lại thế chiến lược mới và thị trường ở châu Á - Thái Bình Dương.
Từ đó, các nhà quan sát kỳ vọng kết quả tùy thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ (DOD) sẽ dành sự quan tâm cao cho không quân và hải quân Mỹ như thế nào.
Các quan chức Mỹ nêu dù phải cắt giảm chi quân sự, DOD sẽ tìm cách bảo vệ các dự án liên quan sự hiện diện quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.
Các quyết định của Quốc hội Mỹ và chính phủ về các chương trình hải quân, để đối phó khả năng quân sự được cải thiện của Trung Quốc, sẽ có thể tác động đến kết quả một cuộc hải chiến Mỹ - Trung trên Thái Bình Dương.
Vài nhà quan sát nói không thể có cuộc xung đột này, phần nào vì Mỹ - Trung cần lẫn nhau ở mảng kinh tế, một cuộc chiến sẽ gây tổn thất lớn cho cả hai phía. Nhưng nếu không có cuộc chiến đó, sự cân bằng quân sự Mỹ - Trung ở Thái Bình Dương có thể ảnh hưởng tới những lựa chọn từng ngày của các nước khác trong vùng biển này, gồm lựa chọn nên nghiêng các chủ trương của họ theo hướng thân Mỹ hay thân Trung Quốc hơn.
Trong bối cảnh đó, các quyết định của Quốc hội Mỹ và chính phủ về các chương trình hải quân có thể ảnh hưởng đến vũ đài chính trị ở Thái Bình Dương, từ đó tác động đến khả năng của Mỹ trong việc theo đuổi các mục tiêu liên quan những chủ trương khác, cả ở vùng Thái Bình Dương và nơi khác.
Các nhà quan sát cho rằng nỗ lực hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc nhằm hướng phát triển các khả năng sau:
+ Đòi quyền lợi hoặc chủ quyền trên biển Đông và biển Hoa Đông.
+ Củng cố quan điểm của Bắc Knh rằng họ có quyền điều hành các hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ.
+ Ngăn chặn hoặc làm suy yếu tầm ảnh hưởng Mỹ ở vùng phía tây Thái Bình Dương.
+ Xử lý tình hình với Đài Loan theo hướng quân sự nếu cần thiết.
+ Khoe khoang vị thế một cường quốc khu vực.
Báo cáo của CRS cho rằng Trung Quốc muốn quân đội có khả năng đóng vai trò gọi là lực lượng chống tiếp cận, giống như lực lượng ngăn chặn biển mà Liên Xô triển khai thời Chiến tranh Lạnh.
Lực lượng này có thể ngăn chặn một cuộc can thiệp của Mỹ, vào một cuộc chiến ở những vùng gần Trung Quốc hoặc vào những vấn đề khác. Nếu không được như thế, quân đội cũng có thể trì hoãn hoặc làm giảm tính hiệu quả của cuộc can thiệp quân sự Mỹ.
Trung Quốc cũng có thể sử dụng hải quân vào các mục đích khác, như tuần tra an ninh biển gồm chống hải tặc, sơ tán kiều dân Trung Quốc ở nước ngoài khi cần thiết phải làm thế, hoặc tham gia các chiến dịch hỗ trợ nhân đạo / phản ứng trước thảm họa, thiên tai.
Đó là các điểm gây chú ý trong chiến lược hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc, vì nếu chỉ nhằm đối phó Đài Loan thì không cần đến tàu sân bay hay hàng loạt tàu khu trục và tàu tấn công đổ bộ.
Theo báo cáo, hải quân Mỹ cần phải duy trì tối thiểu đội tàu 313 chiếc hiện diện thường trực nếu muốn duy trì ảnh hưởng liên tục tại Thái Bình Dương. CRS cũng đề cập khái niệm không - hải chiến mà Lầu Năm Góc đang hướng đến nhằm đối chọi chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc.
Nói cách khác, không chiến và hải chiến là phiên bản hiện đại của chiến lược Mỹ từng dùng để đối phó Liên Xô khi trước, phối hợp chặt chẽ nguồn lực và năng lực chiến đấu của hải quân và không quân.



















































































































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không ngoài mục đích dùng TQ hạ thủ LX và bây giờ thì.. Hoa Kỳ vẫn kiên định lập trường với CNCS!

Kissinger và Trung Quốc (1)


Hơn hai mươi năm đối đầu với Hoa Kỳ, đầu thập kỷ 70, với tin Kissinger đi TQ loan ra, cả thế giới tin rằng những năm TQ công khai tố giác Hoa Kỳ là “con hổ giấy” sắp chấm dứt.
- “Chủ tịch sáng tạo ra một từ tiếng Anh”. Người phiên dịch của Mao nói với Kissinger. “Đúng, tôi có tạo ra một từ tiếng Anh ngắn: “Paper tiger” – “con hổ giấy”. Mao đáp.
- “Con hổ giấy” là để chỉ chúng tôi – Hoa Kỳ”. Kissinger cười lớn. “Nhưng ngài là người Đức, đến từ nước Đức”.
Không phải ngẫu nhiên mà Mao bỗng nhiên nổi hứng học tiếng Anh. Ông ta không tỏ ra xuất sắc trong môn này, không thể nghe, cũng không thể nói, chỉ có thể đọc báo tiếng Anh đôi chút. TQ quả là rất thành thạo trong việc biến thù thành bạn và ngược lại, biến bạn thành thù – khi cần thiết.
Tiến sỹ Kissinger là người có nhiều duyên nợ với TQ. Ông ta đã nói chuyện rất nhiều lần với Mao, về đủ các chủ đề của thế giới.
Những năm cuối thập kỷ sáu mươi, quan hệ Trung – Xô vẫn rất căng thẳng. TQ đã chủ động gây ra cuộc xung đột ở biên giới. Ngày 4.9.1969, Chu Ân Lai sang Hà Nội viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã trở về Bắc Kinh ngay chiều hôm đó, vì ông ta muốn tránh mặt Thủ tướng Liên Xô Côxưghin.
Quan hệ Trung – Mỹ cũng căng thẳng không kém. Sau khi nhậm chức, Nixon đã phát biểu trong một cuộc họp báo rằng, sự uy hiếp của ĐCS TQ đối với Mỹ, ngay cả một cuộc tấn công ngoài ý muốn là không thể xem thường. Vì vậy, ông quyết định thành lập hệ thống chống tên lửa vệ tinh để đối phó với sự đe dọa tiềm tàng của TQ. Nixon còn nói, Liên Xô cũng như Mỹ, phải thực hiện các biện pháp nhằm chống lại sự đe dọa đó.
TQ rêu rao “chủ nghĩa đế quốc Mỹ” là kẻ thù hung ác nhất của nhân dân toàn thế giới. “Chủ nghĩa đế quốc Mỹ” và “xét lại” Liên Xô đang ngông cuồng tính toán nhằm chia lại thế giới, cấu kết với nhau, chống phong trào cộng sản, tiến hành chiến tranh xâm lược. Rằng “chúng ta phải làm tốt sự chuẩn bị đầy đủ, chuẩn bị bọn chúng đánh lớn, chuẩn bị bọn chúng đánh sớm, chuẩn bị bọn chúng đánh thường quy, cũng chuẩn bị bọn chúng đánh đòn chiến tranh hạt nhân. Tóm lại, chúng ta phải có sự chuẩn bị”.
Thế nhưng, chỉ hai năm sau đó, TQ đột ngột thay đổi chiến lược, dùng “ngoại giao bóng bàn” đột phá quan hệ với Hoa Kỳ. Không quá khó khăn để nhận thấy, TQ đi với Mỹ là để chống Liên Xô, lợi dụng sức mạnh của Mỹ làm đối trọng cân bằng với mối đe dọa của Liên Xô. Còn Mỹ thì cần TQ giúp đỡ giải quyết vấn đề VN – bấy giờ, cuộc hòa đàm Pari đang vào hồi gay cấn nhất. Tất nhiên, Mỹ có chiến lược toàn cầu và quan hệ với TQ là một phần của chiến lược ấy.
Cho đến tháng 11.1973, Kissinger đã sáu lần tới TQ. Kissinger được TQ đón tiếp nhiệt tình nhất trong lịch sử các cuộc viếng thăm – như ông ta mô tả. Ngay chuyến đi bí mật đầu tiên tới TQ, Kissinger đã được Diệp Kiếm Anh chiêu đãi những bữa tiệc cực kỳ thịnh soạn. Nhìn món ăn phong phú, số lượng dồi dào khiến Kissinger vô cùng ngạc nhiên. Là một người Do thái Đức, di dân đến Hoa Kỳ, khi tốt nghiệp trung học với nguyện vọng lớn nhất là làm một chân kế toán, nay ông ta đã là Giáo sư Đại học danh tiếng và là nhân vật quyền lực thứ hai của nước Mỹ.
Về phía Hoa Kỳ, Nixon và Kissinger thực hiện chiến lược cân bằng lực lượng nhằm tăng cường vai trò của Hoa Kỳ trong nền chính trị thế giới. Kissinger phán đoán, trong khi Bắc Kinh và Washington tiến hành cuộc đối thoại chính trị, Moscow buộc phải cố gắng để giữ vững và tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ nhằm ngăn cản quan hệ Trung – Mỹ quá ư thân mật. Các nhà lãnh đạo TQ là kẻ theo chủ nghĩa không tưởng cứng rắn và mục đích chính của Kissinger là nhồi vào ban lãnh đạo TQ tư tưởng thù địch chống Liên Xô. Kissinger luôn thận trọng để tránh mọi va vấp đối với Bắc Kinh.
Kissinger đã có nhiều cuộc đàm đạo với Mao, Chu Ân Lai và cả Đặng Tiểu Bình sau này. Vừa tới Bắc Kinh, Nixon và Kissinger được Mao mời tới Trung Nam Hải hội kiến ngay, bỏ qua Ngoại trưởng Rogers. TQ rất mưu mẹo, tìm cách phân hóa nội bộ Hoa Kỳ. Cả chuyến đi thăm TQ của Nixon, hầu như những sự kiện quan trọng – nhất là dự thảo nội dung Thông cáo Thượng Hải, Rogers đều phải đứng ngoài. Sau đó, ông và bộ sậu tháp tùng Tổng thống trong chuyến đi đã phản ứng kịch liệt buộc Kissinger phải đàm phán lại với Kiều Quán Hoa một số thay đổi.
Mao khen ngợi Kissinger làm việc giỏi. Mao nói, với chuyến đi bí mật tới Bắc Kinh, tiếng tăm của ngài nổi như cồn trên khắp thế giới. Ngài đã bay đến khắp mọi nơi. Ngài là con én hay chim bồ câu ?
Kissinger nhận thấy ngay, các nhà lãnh đạo TQ quá sốt ruột muốn đẩy nhanh việc thiết lập quan hệ với Mỹ.
Mao nói với Kissinger: “Cần nhất trí trong mục tiêu, chúng tôi không làm hại các ngài, các ngài cũng không làm hại chúng tôi, như vậy chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng để đối phó với kẻ lạnh lùng” !?
Tuy vậy, bất luận TQ nghĩ thế nào, Kissinger vẫn dành cho TQ một chút ưu đãi đặc biệt, tỷ như ông quyết định cung cấp cho Bắc Kinh một số thông tin khoa học công nghệ cao, trong đó có kỹ thuật vệ tinh. Về điểm này, Kissinger đối với Bắc Kinh như quốc gia đồng minh của Mỹ trong NATO. Khi dành cho TQ sự ưu đãi đặc biệt, Kissinger buộc phải thận trọng xử lý mối quan hệ tam giác để Moscow và Bắc Kinh đều hiểu rằng, hợp tác với Mỹ là có lợi.
Cả “hai nước VN” đều lo ngại khi Hoa Kỳ và TQ xích lại gần nhau. Kissinger cố gắng thuyết phục Nam VN, Hoa Kỳ không hy sinh lợi ích đồng minh của mình khi quan hệ với TQ.
Trong khi đó, Chu Ân Lai cũng bí mật tới Hà Nội nhằm thông báo tình hình cho các nhà lãnh đạo Bắc VN khi TQ đón Kissinger: Vấn đề rút quân Mỹ khỏi miền Nam VN là vấn đề số 1, việc công nhận TQ là vấn đề số 2, cuộc đàm phán Pari trở thành vấn đề then chốt – Chu nói.
Tất nhiên, cả “hai nước VN” đều không tin những gì mà Kissinger và Chu Ân Lai trình bày. Bắc VN vẫn mở cuộc tấn công vào Quảng Trị sau khi Nixon đi TQ và trước khi ông ta đi Liên Xô. Điều đó cho thế giới thấy rằng, công việc của người VN do người VN giải quyết và cũng chứng minh cho Hoa Kỳ biết, cả TQ lẫn Liên Xô vẫn giúp đỡ Bắc VN.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hồng Kông: Một Tây Tạng thứ hai? (+danh sách phát)

Phần nhận xét hiển thị trên trang