Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Hải Dương 982 (lớn hơn cả Hải Dương 981, dự định triển khai ở Biển Đông).

 Nhà máy đóng tàu Đại Liên là nơi được Trung Quốc huy động toàn lực để đóng giàn khoan Hải Dương 982.
Sau giàn khoan trái phép Hải Dương 981, mới đây Trung Quốc đang dốc toàn lực để đóng giàn khoan Hải Dương 982 dành cho Biển Đông tại nhà máy đóng tàu Đại Liên (DSIC) – nằm phía đông bắc Trung Quốc.
Nhà máy đóng tàu Đại Liên (DSIC) là một trong những nhà máy thuộc ngành công nghiệp nặng tại Trung Quốc. Được thành lập từ năm 1898, DSIC chuyên đóng các tàu vận tải cỡ lớn, tàu quân sự, sửa chữa tàu biển…
DSIC được chính phủ Trung Quốc quan tâm và đầu tư với lượng vốn lớn (vào trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến…) Ước tính, doanh thu mỗi năm của nhà máy này lên tới 20 tỷ NDT (khoảng hơn 68 nghìn tỷ VND).
Công ty DSISM là một công ty con của DSIC đã được cấp phép và phá dỡ tàu từ nước ngoài, trở thành công ty đóng tàu đầu tiên tại đông bắc Trung Quốc được cấp giấy phép này.
Dàn tàu đang được đóng và sửa chữa tại nhà máy đóng tàu DSIC.
Các cầu cảng với cần cẩu hạng nặng chuyên dụng để đóng tàu.
Năm 2011, DSIC hạ thủy chiếc đầu tiên trong 8 chiếc tàu chở hàng 300 nghìn tấn dành cho ngành vận tải Trung Quốc.
Một đường cao tốc dẫn từ khu trung tâm thành phố tới nhà máy đóng tàu DSIC.
Quang cảnh từ trên cao của nhà máy đóng tàu DSIC.
Hình ảnh một giàn khoan khổng lồ được đóng tại nhà máy DSIC.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lịch sử như là hư cấu – quan điểm sáng tạo mới về đề tài lịch sử

Phan Tuấn Anh

Đời sống văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung ở nước ta những năm đầu thế kỷ XXI chứng kiến sự phát triển nở rộ và thăng hoa của đề tài lịch sử. Quá trình ấy có thể lý giải từ nguyên nhân đầu thế kỷ XXI dân tộc trải qua nhiều mốc thời gian, sự kiện lịch sử quan trọng, hơn nữa, quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng khiến vấn đề bản sắc dân tộc (national identity) đứng trước những thách thức cần khẳng định. Đặc biệt, chúng tôi chia sẻ quan điểm một số quan điểm cho rằng vận mệnh dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ trước nguy cơ lớn mạnh của những cường quốc bên ngoài thường xuyên gây sức ép đã làm trỗi lên ý thức dân tộc và chủ nghĩa dân tộc.
Sự quy hồi và phục hưng đề tài lịch sử một lần nữa vào thập niên cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI với những sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Mộng Giác, Võ Thị Hảo, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Huy Thiệp… so với giai đoạn đầu thế kỷ XX với Quả dưa đỏ (1925) của Nguyễn Trọng Thuật, Nặng gánh cang thường (1930) của Hồ Biểu Chánh,Vì nước hoa rơi (1925), Lê Triều Lý thị (1931), Một đôi hiệp khách (1929), Việt Nam Lê Thái Tổ (1929) của Nguyễn Chánh Sắt, Tiếng sấm đêm đông (1928), Vua bà Triệu ẩu (1929) của Nguyễn Tử Siêu [12]… là có sự khác biệt căn bản về quan điểm lịch sử. Văn học viết về đề tài lịch sử cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI không chỉ cách tân về ngôn ngữ, thể loại, chức năng (không còn viết truyện để tuyên truyền lịch sử, đạo đức) mà cái căn bản khác biệt nhất, chính là không lấy việc tái diễn giải “sự thật” lịch sử làm mục đích sáng tác của diễn ngôn văn chương. Tức là, không xem việc sáng tạo văn chương là quá trình “diễn xướng”, “chuyển thể”, “cải biên” diễn ngôn lịch sử (có tính khoa học) thành diễn ngôn nghệ thuật. Thậm chí, nhiều tác phẩm mà tiêu biểu là Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Vàng lửa, Phẩm tiết, Kiếm sắc của Nguyễn Huy Thiệp còn công nhiên sáng tạo hư cấu siêu sử kí (historiographic metafiction). Nhưng chúng tôi không xem xét hiện trạng ấy từ góc độ sự nổi loạn trong sáng tạo hoặc cá tính riêng của mỗi nhà văn, mà nhìn nhận nó trong trường biến đổi chung về mặt triết học, tư tưởng và quan niệm nghệ thuật về đề tài lịch sử.
Quan niệm truyền thống của lý luận văn học thường xem tác phẩm phải phản ánh hiện thực, và giá trị của tác phẩm văn học là phải chân thật, nói đúng sự thật đang diễn ra hoặc đã từng xảy ra trong đời sống, nhà văn là “người thư ký trung thành của thời đại”, văn học như là tấm gương soi chiếu đời sống. Ở đây, chúng tôi không đưa ra so sánh các quan điểm đối lập nhằm phân định cao – thấp, đúng – sai, tiến bộ hay lạc hậu, mà chỉ nhằm nhấn mạnh sự khác nhau với tư cách một quá trình vận động không ngừng của tư duy nghệ thuật. Đầu tiên, lật lại một số sách lý luận văn học ở ta giai đoạn nửa cuối thế kỷ XX, có thể dễ dàng nhận thấy quan niệm thống ngự xem sự phản ánh chân thật lịch sử khách quan là nhiệm vụ tất yếu của văn học. Cội nguồn của những quan niệm này, theo Lê Ngọc Trà, xuất phát từ tư tưởng văn nghệ Diên An (Trung Quốc). Nhưng thật ra, những quan niệm này có cội nguồn từ trong “phản ánh luận” của lý luận mác xít mà người hoàn thiện là Lenin. Chúng ta có thể lấy nhận định nổi tiếng của Engels làm cách hiểu cơ bản: “Theo ý kiến tôi, đã nói đến chủ nghĩa hiện thực thì ngoài sự thể hiện chính xác của các chi tiết ra còn phải nói đến sự thể hiện chân thực những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình” [7,331].
Tuy nhiên, trong vòng khoảng mười năm đầu thế kỷ XXI, quan niệm của giới nghiên cứu văn học, mà đặc biệt là chính những nhà văn về vấn đề văn học phản ánh hiện thực, văn học tái hiện chân thực lịch sử đã có sự thay đổi nhanh chóng và khá toàn diện. Về sự thay đổi trong quan điểm “văn học phản ánh hiện thực”, do khuôn khổ của bài viết, vả lại đây cũng không phải là vấn đề trọng tâm, nên chúng tôi chỉ xin phép trích ngắn gọn một ý kiến của Trương Đăng Dung như một cách hiểu tiêu biểu đại diện: “Tiêu chí để đánh giá một tác phẩm nghệ thuật không phụ thuộc vào sự so sánh, đối chiếu tác phẩm với hiện thực khách quan để xem hiện thực đã “ngang tầm” với hiện thực bên ngoài chưa, mà chủ yếu là tác phẩm có giúp ta nhận thức về hiện thực, có tạo ta được tư tưởng gì mới mẻ để ta cải tạo hiện thực hay không?” [2,150]. Đọc những bài nghiên cứu, những bài trả lời phỏng vấn của các nhà văn, nhà lý luận, phê bình gần đây, những câu nói thường được trích dẫn như “kim chỉ nam” không còn là của Lenin, Tolstoi, Balzac nữa, mà chính là câu nói nổi tiếng của A.Dumas: “Lịch sử là gìĐó chỉ là cái đinh để tôi treo các bức họa của tôi thôi”Một quan điểm rõ ràng đứng về phía hư cấu lịch sử, xem những sự kiện, nhân vật lịch sử, diễn ngôn sử học và sự thật lịch sử chỉ là cái cớ cho nhà văn sáng tạo nên tác phẩm của mình. Đúng như nhận định của Nguyễn Đăng Điệp trong tiểu luận đề dẫn Hội thảo về chủ để Lịch sử và văn hóa – cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh: “Khác với truyền thống coi lịch sử là đại lịch sử (đã xong xuôi), lý thuyết hiện đại, hậu hiện đại khẳng định lịch sử là quá trình chưa hoàn tất mà đang được cấu tạo lại với sự xuất hiện của các tiểu lịch sử. Tại đấy, lịch sử được hình dung như những mảnh vỡ… Có người khẳng định, nhà văn có quyền tưởng tượng đến vô hạn và tác phẩm của họ thực chất là cách cấu tạo lịch sử theo quan điểm cá nhân. Tại đó, có một thứ lịch sử khác (ngoại vi) so với lịch sử được thừa nhận (trung tâm), và lịch sử, khi đi vào lãnh địa tiểu thuyết, phải được tổ chức trên cơ sở hư cấu và nguyên tắc trò chơi vốn là một đặc trưng của nghệ thuật” [4,5-8]. Trong phần lời bạt kỷ yếu của chính Hội thảo trên, Trần Đình Sử cũng nhận định ủng hộ cho tính hư cấu của văn học về đề tài lịch sử: “Trên thế giới sự đổi thay của tiểu thuyết lịch sử gắn với quan niệm về lịch sử. Từ chủ nghĩa cấu trúc đến hậu cấu trúc, từ hậu cấu trúc đến chủ nghĩa tân lịch sử người ta nhận rõ lịch sử chỉ là sự trần thuật về lịch sử, tạo nên sự hoài nghi đối với tính chân thực của văn bản lịch sử… Do đó, “sự thật lịch sử” là một khái niệm ẩn dụ, mang tính chủ quan.” [4,467-469]. Ngay cả đến một nhà văn chuyên viết khá sát “sự thật” và sự kiện lịch sử như Hoàng Quốc Hải mà cũng nhận định: “Cho nên lịch sử đối với nhà văn chỉ là cái cớ… Do đó nhiệm vụ của nhà văn viết về lịch sử là giải mã lịch sử chứ không lặp lại các thông tin lịch sử… Sự hư cấu là một tất yếu nằm trong thuộc tính của mọi loại hình tiểu thuyết… Lại hỏi: Biên độ hư cấu đến mức nào? Đáp: Không giới hạn.” [4,260-262].
Sự đổi thay đến chóng mặt quan điểm về “hiện thực” và “sự thật” lịch sử trong văn học, hay nói cách khác, quan điểm mới về sự đề cao/tuyệt đối hóa tính hư cấu lịch sử trong văn học cho thấy phải có một quá trình thay đổi căn bản nền tảng tư tưởng triết/mỹ học. Bởi không phải dễ dàng cho quá trình “lộn ngược đầu xuống đất” như thế lại được diễn ra đồng đều cả ở giới sáng tác lẫn giới lý luận phê bình, cả thế hệ những nhà nghiên cứu trẻ cho đến những nhà nghiên cứu đầu đàn, lão thành. Vậy, quá trình “đi tìm sự thật biết cười ấy” khởi nguồn từ đâu? Theo chúng tôi, đó là kết quả tổ hợp từ ba sự biến chuyển căn bản quan niệm về bản chất của ngôn ngữ/văn bản, quan niệm về tính khách quan, chân xác của tri thức khoa học, và cuối cùng, là những quan điểm mới của các trào lưu triết học lịch sử hiện đại, hậu hiện đại.
Thứ nhất, có thể nói, trong vòng mười lăm năm trở lại đây, giới nghiên cứu văn học nước nhà đã có những thay đổi khá triệt để về bản chất của ngôn ngữ và văn bản. Thực ra, có nhiều quan điểm và công trình ngay từ thời miền Nam đã được công bố hoặc dịch, nhưng do nhiều lý do lịch sử, phải đợi đến giai đoạn cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI, những quan điểm của các nhà hiện tượng học, tường giải học, giải cấu trúc, mỹ học tiếp nhận… mới được tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống, bài bản tạo ra sự thay đổi về chất trong quan niệm về ngôn ngữ và văn bản. Trước khi đi vào tìm hiểu những quan niệm mới về ngôn ngữ và văn bản, chúng ta nhất thiết cần tái hiện lại cách hiểu truyền thống trước đây về hai lĩnh vực này nhằm tiện đường so sánh. Theo Trương Đăng Dung, về văn bản, trong giai đoạn tiền hiện đại, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa thực chứng và lịch sử tinh thần, chúng ta đã tuyệt đối hóa “mô hình phản ánh” và “cấu trúc đồng đẳng”, xem “Yếu tố lịch sử đóng vai trò quan trọng trong cả hai kiểu tư duy (chủ nghĩa thực chứng và lịch sử tinh thần – PTA). Các nhà tư tưởng tiền hiện đại đều xem xuất xứ của tác phẩm văn học là cội nguồn của ý nghĩa văn học” [3,7]. Tức là, chúng ta từng một thời đã tuyệt đối hóa hoàn cảnh đã sản sinh ra văn bản văn học. Từ đó, văn bản đương nhiên chỉ là lớp sao chụp lại hoàn cảnh. Cách làm này dẫn đến sự gắn bó mật thiết giữa ngữ văn và lịch sử. “Trong nửa sau thế kỷ XIX, và cả đầu thế kỷ XX, cái mô hình ngữ văn – lịch sử không xuất hiện như là khoa học văn học độc lập, mà như là bộ phận của lịch sử ngôn ngữ hay ngôn ngữ học lịch sử” [3,7-8]. Chính quan điểm này đã tạo tiền đề cho cách quy kết văn bản văn học luôn mang một “sử tính” tất yếu, bởi nó là sản phẩm của một thời đại lịch sử, phóng chiếu diện mạo của chính thời đại lịch sử ấy, đúng như nhận định của Lukacs: “Tác phẩm huyễn tưởng nhất, xa lạ với thế giới nhất cũng là sự phản ánh hiện thực đích thực” [1,164]. Đi từ cách hiểu trên, một tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử, tức viết về cái quá khứ đã trôi qua của hoàn cảnh, thì nhất thiết phải tái hiện lại chân thực và đúng đắn hoàn cảnh xảy ra sự kiện ấy. Cách tái hiện chân thực lịch sử có lẽ không có phương án nào hoàn bị hơn việc miêu tả một cách chi tiết, chính xác ba lĩnh vực mà H.Taine luôn chú trọng đó là: chủng tộc, môi trường và hoàn cảnh. Như vậy, dĩ nhiên những hư cấu tự do, tùy tiện, sai “sự thực” và phi chủng tộc, môi trường lẫn hoàn cảnh sẽ bị xem là một thất bại, xuyên tạc, thậm chí là “tội ác” trong quá trình viết về đề tài lịch sử. Về ngôn ngữ, khởi đi từ quan niệm kinh điển của Ferdinand de Saussure về cặp đôi tương ứng giữa cái biểu đạt (signifier) và cái được biểu đạt (signified). Từ đó, có sự thống nhất chặt chẽ giữa ngôn ngữ với hiện thực đời sống như hai mặt của một tờ giấy.
Đến thập niên cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI, trước quá trình tiếp nhận và tái tiếp nhận các lý thuyết văn học hiện đại và hậu hiện đại ở nước ta, những quan niệm truyền thống trên đã được thay đổi. Trước tiên, trên phương diện ngôn ngữ, với sự ra đời của triết học ngôn ngữ, Derrida đã nhận thấy sự bất ổn trong quan niệm của ngôn ngữ học hình thức và phương pháp cấu trúc trong lý thuyết ngôn ngữ của Saussure. “Derrida cố gắng lập luận để chúng ta tin rằng ở nơi sâu lắng của ngôn ngữ có một trò chơi liên tục di chuyển, trong khuôn khổ của sự di chuyển này, các kí hiệu được tạo thành hệ thống khác biệt, không ổn định; rồi lại có những khác biệt mới xuất hiện, được tổ chức và sau đó tan rã” [2,160]. Tức là, cấu trúc ngôn ngữ chỉ có thể được tạo nên từ những cái biểu đạt biểu trưng cho những cái biểu đạt khác, không thể có “cái được biểu đạt tiên nghiệm”, qua đó, Derrida đã giải cấu trúc ngôn ngữ. Từ Wittgenstein, M.Heidegger đến Gadamer, Derrida và Lyotard, ngôn ngữ bị đẩy ra vị trí trung tâm, trở thành một trò chơi, thành “ngôi nhà của hữu thể”, tùy theo ý hướng của người chơi như thế nào mà cấu tạo nên những nghĩa mới, tức nó là một dạng trò chơi bập bênh liên tục thay đổi vị trí và trạng thái. Ngôn ngữ không còn là vật biểu trưng cho cái được biểu đạt, mà là “nơi mà đời sống con người diễn ra, là cái đầu tiên tạo ra thế giới” [2,113]. Từ đó dẫn đến quan điểm mới về văn bản: “Văn bản văn học không khép kín, nghĩa của nó không bị trói buộc bằng sự giúp đỡ của tác giả hay sự liên quan với hiện thực; văn bản luôn mở, nó cần bổ sung và tạo khả năng bổ sung” [2,171]. Theo đó, mọi sự diễn giải những vấn đề của quá khứ chỉ có thể xuất phát từ điểm nhìn của hiện tại, mang quan niệm và đặc trưng tư tưởng của hiện tại.
Từ một số phác thảo sơ bộ như trên, những quan niệm mới về ngôn ngữ và văn bản đã dần tháo vòng kim cô “hiện thực” và “sự thật” vốn trước đó thít chặt lên đầu của những tác phẩm viết về đề tài lịch sử. Vì một khi người ta đã quan niệm ngôn ngữ chỉ là cái bẫy của tư duy, là thứ chỉ có quan hệ giữa những cái biểu đạt với nhau, văn bản là văn bản mở, những hình thái động luôn có xu hướng trườn đi, thay đổi, liên kết, biến thiên, thì hẳn nhiên không thể tin tưởng vào chúng như những chứng nhân hoặc quan tòa của lịch sử. Nếu có thể, ngôn ngữ và văn bản chỉ là những thủ pháp, những ẩn dụ có tính nghệ thuật về lịch sử, mang nặng tính sáng tạo chủ quan và yếu tố trò chơi của người viết, và đặc biệt, lại phụ thuộc vào sự cấp nghĩa của người đọc mà xác định thành những diện mạo khác nhau. Việc có khi chỉ một tác phẩm, một hình tượng, một biểu tượng văn hóa (đơn cử trường hợp Tam quốc diễn nghĩa và nhân vật Tào Tháo) nhưng người đọc của từng quốc gia, từng thời kỳ lại có một cách hiểu, đánh giá khác nhau đã cho thấy tính tương đối của “hiện thực” và “sự thật lịch sử”. Những quan điểm nói trên xuất phát từ các trường phái, trào lưu nghiên cứu văn học ở nước ngoài, dần được giới thiệu và tiếp nhận ở Việt Nam qua các công trình của các nhà nghiên cứu, từ đó động vọng vào sáng tạo văn học, tạo nên những bước chuyển xem lịch sử như là hư cấu, chứ không còn là lịch sử như là hiện thực hoặc lịch sử như là sự thật.
Thứ hai, sự thay đổi quan niệm về tính khách quan và chân xác của tri thức khoa học cũng góp phần tạo tiền đề cho sự thay đổi về quan niệm sáng tạo văn học về đề tài lịch sử. Lâu nay chúng ta vẫn xem tri thức của sử học là tri thức khoa học như những khoa học tự nhiên, tức nó luôn đảm bảo (trong chừng mực tối đa) tính khách quan và chân xác so với thực tiễn. Và nếu nhìn nhận như thế, việc sáng tạo nghệ thuật phải tuân theo những dữ kiện và quan niệm của sử học là một điều bắt buộc, vì sử học chính là chân lý, là cơ sở đúng đắn và đáng tin cậy nhất. Karl Popper trong Sự nghèo nàn của thuyết sử luận(Nxb. Tri thức, 2012) cho rằng xu hướng đánh đồng tri thức và khả năng dự báo của sử học với tri thức và khả năng dự báo của khoa học tự nhiên chính là “luận thuyết duy nhiên luận”. Mặc dù có nhiều cơ sở tương đồng, khi cả hai đều mang tính lý thuyết, lại vừa mang tính thường nghiệm, nhưng thuyết duy nhiên luận đã tỏ rõ những bất cập, sai lạc hoặc những giới hạn không thể khắc phục được. Đầu tiên, tri thức sử học (và khoa học xã hội nói chung) không thể có khả năng dự báo chính xác, quy mô lớn và dài hạn như khoa học tự nhiên (mà cụ thể là thiên văn học), bởi bản chất và quy luật xã hội khác bản chất và quy luật của thế giới tự nhiên. K.Popper viết: “Bằng những phương pháp có lí tính hoặc những phương pháp khoa học, chúng ta cũng không thể tiên đoán sự phát triển đi lên của tri thức khoa học trong tương lai… Bởi vậy chúng ta không thể tiên đoán tiến trình tương lai của lịch sử nhân loại” [9,12]. Tóm lại, theo K.Popper, xu hướng đồng nhất bản chất tri thức của sử học với bản chất tri thức của khoa học tự nhiên đã vấp phải một mâu thuẫn căn bản.
Nhưng thực ra, Karl Popper vẫn chưa có được sự hình dung toàn diện về sự thay đổi của tri thức khoa học tự nhiên trong thế kỷ XX. Với sự ra đời của một loạt những học thuyết như lý thuyết hỗn độn (chaos theory), lý thuyết tai biến (catastrophe theory), lý thuyết tương đối (relative theory), định lý bất toàn (icompleteness theorem), lý thuyết phức hợp (complexity theory)… tri thức khoa học đã không còn uy quyền dự báo chính xác, toàn thể và chắc chắn đúng với mọi hiện tượng tự nhiên. Khoa học lúc này không đặt nặng vấn đề vạch ra quy luật cũng như tìm hiểu bản chất của thực tại. Bởi thực tại từ lý thuyết hỗn độn của E.Lorentz cho thấy sự bất ổn thường trực, mọi dự báo có nguy cơ đổ vỡ chỉ từ một lý do ngẫu nhiên hết sức nhỏ nhoi. Đó là quan điểm mang tên “hiệu ứng con bướm”: “một cái đập cánh của một con bướm hôm nay ở Bắc Kinh sẽ tạo ra trong không khí các cuộn xoáy có thể biến thành bão tố trong tháng sau tại New York” [5,22]. Quan niệm nhìn nhận thế giới tự nhiên như một chỉnh thể thống nhất, ổn định, vận động theo những quy luật khách quan đã hoàn toàn bị suy suyển. Một khi thực tại đã như thế, không thể đòi hỏi khoa học phải luôn chính xác, khách quan và có năng lực dự báo đúng đắn. Do đó, tri thức khoa học chỉ cần phù hợp với một số mục đích nhất định, có tính nhất thời và phù hợp với lợi ích của con người. Theo Thomas Kuhn trong Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học, tri thức khoa học không hình thành một cách tiện tiếm, “phát triển bằng tích lũy”, mà nó thường xuyên bị đứt gãy, gián đoạn bởi các cuộc cách mạng khoa học, nhưng những cuộc cách mạng này không phải là một sự nâng cấp, sửa sai, hoặc bổ sung, nhảy vọt, mà là một sự đảo lộn. Kuhn đã phê phán sử học rằng bằng những ghi chép biên niên các sự kiện theo thời gian, người ta dễ nhầm tưởng tri thức khoa học hình thành bằng những bước phát triển tuần tự, kế thừa nhau. “Về nguyên tắc thì các lý thuyết lỗi thời không phải là phi khoa học mà chỉ bởi vì chúng đã bị loại bỏ…” [6,36]. Trong Tư duy lại khoa học (H.Nowotny, P.Scott, M.Gibbon), tác giả đã xem tri thức khoa học không chỉ là sự thống nhất, hợp lý đối với tự nhiên, mà còn cần xét tới khía cạnh xã hội, bên cạnh “chân lý khách quan” còn cần tới “tri thức tin cậy được” và những “tri thức thiết thực về mặt xã hội” (socially robust knowledge). “Chúng tôi đã khẳng định rằng, một trong các đặc điểm của khoa học Phương thức 2 nằm ở chỗ tri thức từ nay phải được sinh ra trong bối cảnh áp dụng… Mọi luận chứng của chúng tôi đều nhằm nói rằng không còn có thể coi khoa học như một lãnh địa độc lập, tự điều hành, phân biệt một cách rạch ròi với các lãnh địa khác của xã hội, của văn hóa, và đặc biệt của kinh tế nữa” [8,18]. Quá trình biến tri thức khoa học dần trở thành “tri thức được bối cảnh hóa” (contextualized) đã giải thiêng niềm tin cố hữu về tính khách quan và chân xác của nó. Với quan điểm thực dụng này, tri thức khoa học nói chung và tri thức sử học nói riêng, chỉ còn là một hình thái tri thức được sinh ra trong một bối cảnh xã hội – văn hóa nhất định, phục vụ và chịu sự qui định của chính bối cảnh đó.
Chính thái độ bất tín vào tính chân xác và khách quan của tri thức khoa học, đã dẫn đến việc xem sử học cũng chỉ là tri thức có tính chủ quan, phục vụ cho một số mục đích nhất định. Từ đó, sử học hoàn toàn có thể bị hư cấu nhằm phục vụ cho “bối cảnh”, bị tác động sâu sắc bởi chính trị, văn hóa, tư tưởng, tôn giáo… Quan điểm này đã mở đường cho những hư cấu ngoài/trái/phản sử học. Như vậy, trong một thời đại mà mọi khoa học nói chung và sử học nói riêng đã đặt nặng tính dụng hành hơn tính chân xác, khách quan, thì đương nhiên văn học có quyền sáng tạo, hư cấu nên một thế giới nghệ thuật độc lập, phù hợp với “bối cảnh” riêng của nó.
Thứ ba, cội nguồn cơ bản và quan trọng nhất dẫn đến khuynh hướng xem lịch sử như là hư cấu, đó chính là những quan điểm mới của triết học lịch sử. Theo Hà Văn Tấn trong Triết học lịch sử hiện đại, thế kỷ XIX chính là thế kỷ của sử học, còn thế kỷ XX là thế kỷ chứng kiến “sự khủng hoảng của chủ nghĩa lịch sử”, mọi nơi đều “vang lên nốt nhạc hoài nghi, phản lịch sử” [11,1]. Thế kỷ XIX diễn ra trong logic, trật tự, là giai đoạn chứng kiến sự lên ngôi của chủ nghĩa tư bản. Từ đó, khoa học lịch sử hiện ra thật mạch lạc, có quy luật và đề cao tính khách quan. Tuy nhiên, thế kỷ XX với nhiều biến động, chấn thương tinh thần, khủng hoảng nhận thức (hai cuộc thế chiến, phát xít, bom hạt nhân…) nên con người trở nên bi quan và bất tín vào những quy luật. Theo P.H.Simon, lúc này lịch sử chỉ còn là một bi kịch, còn Nichols thì nhận định: “Nhà sử học trong nhiều trường hợp nhận ra rằng mình cần thay đổi quan điểm về tính xác thực. Ông ta hiểu ra rằng tính khách quan và sự chính xác khoa học mà ông ta từng nâng niu chẳng qua chỉ là ảo tưởng, do đó ông ta cần chú ý đến các kết luận của chủ nghĩa tương đối” [11,5]. Từ hoàn cảnh chung ấy, những nhà triết học thuộc chủ nghĩa Kant mới (neokantisme) như H.Rickert, M.Weber xem lịch sử chỉ là sản phẩm của một hoạt động nhận thức. Mà chính hoạt động nhận thức tạo ra đối tượng nhận thức cho chính nó, cho nên nhận thức không phải sự phản ánh thực tại, mà chỉ là sự cải tạo thực tại, đơn giản hóa thực tại (Rickert). Những nhà triết học theo chủ nghĩa Kant mới xem “cái quyết định không phải là đối tượng nghiên cứu mà là quan điểm của bản thân nhà nghiên cứu” [11,26]. Weber và Cassirer cũng chống quan điểm xem lịch sử tuân theo quy luật khách quan, các hình thái kinh tế xã hội phản ánh quy luật lịch sử, và họ xem chân lý khách quan trong khoa học lịch sử chỉ là điều bịa đặt. “Tất cả đều tùy thuộc vào mối đồng cảm hay phản cảm của cá nhân nhà sử học” [17,35]. Họ quan niệm lịch sử chỉ là chuỗi nhân quả (Rickert), là một tập hợp đồng đẳng và đa nguyên những nhân tố (Weber), là sự vận động theo tâm lý con người cá thể (Watkins), và lịch sử là “lịch sử phát triển của tinh thần nhân loại” dưới hình thức những biểu tượng (Cassirer). Chính những quan điểm này đã tạo tiền đề cho sự quan tâm trong những tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại chủ yếu là về những cuộc thám hiểm thế giới tinh thần của từng cá nhân. Việc luận giải của Weber cho rằng đạo Calvin là nguyên nhân ra đời và qui định bản chất của chủ nghĩa tư bản cũng thấp thoáng trong cách Nguyễn Xuân Khánh lý giải thế giới tinh thần và bản tính dân tộc Việt Nam được cấu trúc nên từ đạo Phật và đạo Mẫu trong Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa. Quan điểm xem dữ liệu lịch sử chính là những biểu tượng cũng động vọng vào tiểu thuyết lịch sử Việt Nam với những cổ mẫu như Đất, nước, lửa, mẹ… trong các tiểu thuyết như Giàn thiêuHồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn…
Những nhà triết học khác như Croce thì lại chống lại sự bi quan và sự hoài nghi tri thức lịch sử [11,37]. Nhưng Croce lại không xem lịch sử là tri thức khoa học, mà thực ra mang bản chất đối lập lại với tri thức khoa học, bởi tri thức lịch sử “hoàn toàn dựa trên trực giác mỹ học chủ quan” [11,39]. Với Croce, sử học là một nghệ thuật, bởi cả hai đều coi trọng cái đặc thù, cái cá biệt, chứ không đòi hỏi từ cái đặc thù rút ra quy luật chung như khoa học, đây là quan điểm gần như tương đồng với B.Russell. Lịch sử như thế hoàn toàn phi nhân quả, phi quy luật và mọi sự phân kỳ lịch sử đều có tính tùy tiện, quy ước. Chính tinh thần mới là chủ thể tạo ra lịch sử, bản thân những sử liệu không hề có ý nghĩa gì. “Vì sự kiện chỉ là lịch sử khi nó được tư duy, và vì không có gì tồn tại ngoài tư tưởng, nên vấn đề sự kiện nào là lịch sử, sự kiện nào không là lịch sử chẳng có ý nghĩa gì” [11,49]. Mặt khác, lịch sử chỉ có thể là lịch sử của thì hiện tại, bởi “vì cho dù những sự kiện liên quan có cách xa bao nhiêu thời gian, thì lịch sử bao giờ cũng hướng tới yêu cầu và tình thế hiện tại mà ở đó thể hiện tính dao động của chúng” [11,45]. Như vậy, Croce có thể được xem là cha đẻ của chủ nghĩa hiện tại (Presentisme), một quan điểm mà những nhà triết học như Aron, K.Jaspers và John Dewey tán thành và có nhiều sự bổ sung. Ngoài ra, Collingwood còn xem sự kiện lịch sử chỉ là một sản phẩm từ tư tưởng lịch sử sinh ra, lịch sử chẳng qua chỉ là “sự tưởng tượng và sáng tạo lịch sử”. Từ việc tuyệt đối hóa tính hư cấu, tưởng tượng này về sử học, chúng ta phần nào có thể giải thích được vấn đề hư cấu lịch sử “quá đà” và “vượt chuẩn” trong văn học Việt Nam đương đại, nhất là những tiểu thuyết phần nào có đụng chạm đến những thần tượng, vĩ nhân nhưHội thề, Vàng lửa, Phẩm tiết… Ngoài ra, trên phương diện văn học thế giới, tính xoay vòng của lịch sử không đầu không cuối chúng ta có thể phần nào tìm thấy trong Trăm năm cô đơn của G.Marquez.
Những nhà tường giải học như Dilthey cũng xem tri thức lịch sử bắt nguồn từ ý thức của nhà sử học, “kinh nghiệm bên trong” là cơ sở cuối cùng cho ý thức cá nhân. “Cuối cùng, tôi đã tìm được cơ sở vững chắc cho tư tưởng của mình ở kinh nghiệm bên trong, ở các sự kiện ý thức” [11,62]. Do đó, mọi sự diễn giải lịch sử đều mang tính chủ quan, không hề dựa trên một quy luật khách quan nào. Các nhà tường giải học như Dilthey đặc biệt đề cao những tự truyện, bởi nó kiểm nghiệm những sử liệu từ kinh nghiệm cá nhân bên trong. “Theo Dilthey, nhà sử học sống trong đối tượng của mình, hay đúng hơn, đưa đối tượng sống trong mình” [11,68]. O.Spengler lại xem lịch sử là một lối tư duy hình tượng, chúng ta chỉ có thể hình dung về lịch sử bằng trực giác. O.Spengler ra sức phê phán cách phân kỳ lịch sử “dĩ Âu vi trung”, nhằm đề cao những nền văn hóa bản địa ngoại biên, nhưng ông lại xem đó là những hệ thống văn hóa đóng kín, trong đó không có tiến bộ lịch sử mà chỉ có tuần hoàn lịch sử. Một người kế thừa khác của Dilthey là T.Lessing đã ra sức xóa bỏ quan điểm xem lịch sử có tính khách quan, tính hiện thực. “Trong lịch sử, không thể phát hiện được ý nghĩa bí ẩn nào, mối quan hệ nhân quả nào, sự phát triển trong thời gian per se (tự thân) nào” [11,77]. Tức Lessing và những nhà hiện sinh như K.Jaspers đã xem đối tượng nhận thức đó chính là “sự nhận thức đối tượng”, tức “đồng nhất lịch sử với sử học”, “thực tại lịch sử với ý thức lịch sử”. Họ còn cho rằng mỗi người có thể toàn quyền tạo ra lịch sử cho cá nhân mình, và điều đó mới thực sự hữu ích. Ý thức lịch sử chẳng qua chỉ là ý thức cá nhân về lịch sử, chứ không hề có cảm quan dân tộc, nhân loại, nhân dân nào. Raymond Aron cho rằng trong một trận chiến, cảm quan của người lính và vị tướng của họ đã khác nhau, nên lịch sử chỉ là lịch sử theo cảm quan cá nhân. Đó chính là sự đồng nhất triệt để thực tại lịch sử vào trong ý niệm và cảm quan lịch sử của nhà sử học. Chính những quan điểm mới của triết học lịch sử hiện đại trên cùng với các nguyên nhân đã trình bày ở trước đã mở đường và “cởi trói” cho việc hư cấu và sáng tạo trong văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử. Các nhà văn thỏa sức sáng tạo lại lịch sử theo cảm quan cá nhân, lấy số phận cá nhân, tư tưởng cá nhân làm đối tượng khảo cứu nghệ thuật.
———————————–
1.Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trìnhNxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Trương Đăng Dung (2011), “Khoa học văn học tiền hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6/2011, tr.3 – 18.
4. Nguyễn Đăng Điệp (chủ biên) và… (2012), Lịch sử và văn hóa – Cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.
5. James Gleick (2011), Từ hiệu ứng con bướm đến lý thuyết hỗn độn, Nxb. Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
6. Thomas Kuhn (2008), Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học, Nxb. Tri thức, Hà Nội.
7. C.Marx và Engels (1958), Về văn học nghệ thuật, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
8. Helga Nowotny và… (2009), Tư duy lại khoa học, Nxb. Tri thức, Hà Nội.
9. Karl Popper (2012), Sự nghèo nàn của thuyết sử luận, Nxb. Tri thức, Hà Nội.
10. G.N. Pospelov (chủ biên), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
11. Hà Văn Tấn (1990), Triết học lịch sử hiện đại, Đại học tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.
12. Phan Mạnh Hùng, Tiểu thuyết lịch sử – một khuynh hướng nổi bật trong văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ đầu thế kỷ XX,http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index, ngày truy cập 6 tháng 11 năm 2012.
Nguồn: Tạp chí Sông Hương số 298/12- 2013

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vận đông đu dây nên hay đu đưa!




Ảnh Tràng Thuy.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quan hệ Trung – Việt định mệnh khả ố vì không biết sống theo công lý


Nguyễn Hoàng Đức

Quan hệ Trung Quốc và Việt Nam như lời bài hát từng ca tụng “Việt Nam, Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông; chung một biển Đông mối tình hữu nghị thắm như giàn hoa…” liệu có đúng là một tai ách, một rủi ro, một thứ “rắn nuốt rắn” (phỏng lời của văn hào Dostoievski trong tác phẩm ‘Anh em nhà Caramazov), một bi kịch cay đắng, ngang trái, tủi nhục không? Hỏi để đợi câu trả lời ư? Không! Câu trả lời đã xông ngay vào mắt, vào mũi, vào cả xúc giác của người Việt hiện đại với hiện thực trân trân, sờ sờ, lù lù: tháng 2 năm 1979, lần đầu tiên chính thức trên qui mô cực lớn, một quốc gia cộng sản là Trung Quốc đã tổng tiến công một quốc gia cộng sản khác là Việt Nam, mới đó còn là đồng chí anh em, môi hở răng lạnh.

Cuộc chiến hủy diệt trên còn chưa ráo mực trên những trang sử, thì mới đây ngày 02/05/2014 Trung Quốc đã ngang nhiên kéo giàn khoan khổng lồ   HD- 981 vào thềm lục địa Biển Đông của Việt Nam. Trung Quốc nói lấy được rằng “họ kéo giàn khoan của họ trên vùng biển của họ, rồi định vị cũng trên vùng biển của họ”. Nhưng một chuyên gia nước ngoài đặt câu hỏi:
“Vùng biển của nước mình, sao các ông lại kéo theo hơn một trăm tầu quân sự và tầu đánh cá trá hình có vòi rồng phun nước cực mạnh áp tải theo?” Để làm gì, nếu không phải diễu hành thị uy, và “lấy thịt đè người?
Chính người Trung Quốc có câu “cường từ đoạt lý”. Kẻ có lý yếu ớt thì phải dùng sức mạnh của âm thanh cũng như cơ bắp hòng trấn áp và bịt miệng người khác! Bằng chứng sờ sờ kia, hơn 120 tầu kèm cả máy bay vè vè suốt ngày bên giàn khoan, không phải cơ bắp thị uy đe dọa thì là những phương tiện mang đến hoa hồng ư? Rồi thì vòi nước xịt, đâm tầu Việt Nam rồi lu loa bị tầu Việt Nam đâm, liệu có tin được không? Hay chúng chính là những bằng chứng không thể chối cãi được?!
Quan hệ Trung – Việt có phải là định mệnh khả ố không? Kìa xem, nào “bốn tốt”, nào “mười sau chữ vàng”, thế mà đùng một cái kéo giàn khoan cùng cả đội áp tải rồng rắn hơn trăm tầu vào biển Đông nơi còn đang tranh cãi chủ quyền, hòng chơi trò binh pháp “xuất kỳ bất ý” dựng kịch bản đã rồi. Quan hệ này có phải “rắn nuốt rắn”? Than ôi, chủ nghĩa đã sụp đổ tan tành ở Liên Xô và Đông Âu, trên thế giới chỉ còn vài nước lèo tèo miệng hô chủ nghĩa xã hội, nhưng họ toàn gửi con sang tư bản giẫy chết để học tập tinh hoa của nó… còn lại châu Á chỉ còn Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên với não trạng phong kiến nửa mùa kèm phương thức sản xuất châu Á không xếp hạng của hành tinh, rồi cha truyền con nối tuyệt đối như Triều Tiên, hoàng tử đỏ đồng loạt như Trung Quốc, và cậu ấm cô chiêu cổ phẩn đỏ của Việt Nam là bám ghì lấy được, theo cách không phải yêu chủ nghĩa xã hội gì ráo chọi, mà chỉ là cố tình giữ tượng để ăn oản, chung trinh chiêu bài chuyên chính để giữ rịt ghế ngồi.
Quan hệ Trung – Việt trong lịch sử và rõ ràng nhất ngay thời hiện đại là một bi kịch nhục nhằn khả ố. Không nhục nhằn sao, khi tổng tấn công trên toàn biên giới 1979, và giàn khoan HD-981 không kéo đi nước nào chiếm biển mà chỉ kéo vào Việt Nam?! Còn khả ố? Miệng thì nói “bốn tốt”, “mười sáu chữ vàng”, phái đoàn đôi bên nườm nượm gặp gỡ, vậy mà đùng một cái kéo đại đoàn quân biến tướng giàn khoa vào khác gì “ngoài miệng thơn thớt nói cười/ mà trong nham hiểm giết người không dao”?!
Tại sao lại có bi kịch khả ố đó? Chắc chỉ có một nguyên do chính, vì người Hoa và người Việt từ trong lịch sử đến nay không có truyền thống sống bằng lý trí, cũng như công lý. Cụ thể, Trung Quốc và Việt Nam nhiều năm qua luôn luôn đàm phán với nhau nhiều lần Song Phương, mà từ chối “công lý là người thứ ba”, cho nên rút cục, cái lối “cường từ đoạt lý” – dùng sức mạnh cơ bắp để chiếm đoạt lại diễn ra. Giờ chúng ta hãy bàn cụ thể hơn.
Ngày 05/06/2014 vừa qua, theo nguồn tin đáng tin cậy từ BBC, chính phủ Trung Quốc đã bác bỏ đưa đơn biện hộ cho tòa án quốc tế về vụ kiện tranh chấp biển của Philipphine, với lý do họ không muốn tham gia vụ kiện. Trời ơi, thế gian nói “cây ngay không sợ chết đứng”. Người có lẽ phải thì sợ gì cửa tòa. Chỉ có lũ trộm cướp, kẻ phạm tội mới sợ công lý trước cửa tòa. Có một chuyên gia nước ngoài nói: trong vài chục năm qua, Trung Quốc chưa bao giờ ngã ngũ được bất kỳ một thỏa hiệp song phương nào với các bên tranh chấp. Một nước lớn như Trung Quốc mà chỉ có mỗi một lời biện hộ chầy cối “đó là thứ không thể tranh cãi”. Về mặt ngôn ngữ đây là một câu vô học, cậy cơ bắp, chầy cối tuyệt đối. Nếu anh có lý, anh thử tranh cãi xem nào, xem cái thuộc về anh đã thuộc về anh thế nào. Một kẻ cầm nhầm vật báu của người khác trên tay, khi bị phát hiện, nó phải biện hộ, vật đó ở đâu ra. Còn trong trường hợp nó thấy mình có bè lũ dân số đông nhất, sức mạnh cơ bắp lớn nhất, nó sẽ bảo “của bố mày đấy, không thể tranh cãi, thằng nào dám làm gì?!”
Dân số Trung Quốc giờ đây khoảng 1,5 tỉ so với 7 tỉ người trên toàn thế giới, có thể nói tròn thế này, cứ có bốn người trên thế giới đã có một người Trung Quốc, nếu anh cậy sức cơ bắp như loại gianh hồ chợ búa thì ai dám làm gì? Nhưng lịch sử đã chứng tỏ một bài học khắc nghiệt rằng: kẻ không có lý, thì dù vai u thịt bắp thế nào vẫn là kẻ thiểu năng yếu ớt. Giờ chúng ta hãy xem sức khỏe của cơ bắp Đại Hán.
Dân Trung Quốc giờ đông gấp 18 lần Việt Nam, về kinh tế đứng thứ nhì thế giới gấp khoảng một nghìn lần Việt Nam, vậy mà họ luôn lu loa, tầu Việt Nam quấy nhiễu đâm tầu Trung Quốc. Có vô lý không? Chúng ta thử xem đã đủ một lần ngôn ngữ của họ có được chữ tín. Ngày mùng 04/06/1989, Trung Quốc đã dùng xích xe tăng nghiền nát những sinh viên ưu tú của dân tộc mình, cho đến nay vẫn cố tình bưng miệng không tuyên bố về số người chết. Đã thế lại còn tuyên bố chính thức không hề có sinh viên nào bị giết hại trên quảng trường Thiên An Môn, nực cười đến mức có chuyên gia nước ngoài đã viết: “Đúng vậy, không có ai bị giết trên quảng trường cả, mà họ bị giết trên con đường đi vào quảng trường Thiên An Môn”.
Không chỉ với Việt Nam, tất cả các cuộc tranh chấp với các nước, Trung Quốc chỉ thích đàm phán song phương, và luôn giọng nói “Đừng can thiệp vào việc của người ta”. Tóm lại, Trung Quốc rất sợ có công lý là người thứ ba. Họ là một nước lớn gấp vài chục lần các nước trong khu vực, nhưng luôn muốn nói: việc tôi bóp mũi bắt nạt nước khác các anh đừng xía vào, để khi nào tôi “song phương” ăn gỏi song đâu vào đấy rồi sẽ tính?!
Trung Quốc chưa từng có lịch sử yêu lý trí và công lý, bởi vì họ luôn cầu toàn nói nước đôi. Học giả Lâm Ngữ Đường cho rằng: Trung Quốc không có cả triết học lẫn khoa học vì tâm thức mù mờ. Lãnh tụ lập hiến Tôn Trung Sơn cũng nói “lịch sử Trung Quốc chưa từng có các từ như Tự do, Cá nhân, Bình đẳng…” Còn văn hào Lỗ Tấn thì nói toẹt ra “Trung Quốc chỉ giỏi ăn thịt người”…
Đây là thực tế và lý thuyết không cãi được, bởi vì nó mang nguyên lý. Vì không sống theo công lý nên người Trung Quốc có xu hướng kết nghĩa anh em rất mạnh, vừa biết mặt đã vội kết nghĩa “có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu”, muốn kéo bè kết đảng để uy hiếp, bắt nạt, lấn át, chiếm uy thế so với người khác. Truyện kết nghĩa vườn đào của Lưu – Quan – Trương là một thí dụ, hay Trình Giảo Kim tay buôn lậu muối, còn trong đời sống hiện thực của Trung Quốc đầy rẫy những vụ uống máu ăn thề đòi kết bè phái. Tại sao người ta thích kết bè phái? Chỉ có mỗi một lý do thôi: vì người ta không sống theo công lý, mà muốn qui tụ đòi lấy thịt đè người. Việc Trung Quốc muốn lấn át các nước nhỏ bằng những vụ Song Phương, hòa toàn là cách đòi cậy sở trường là dân số đông, cơ bắp lớn của mình.
Một xã hội sẽ không tiến bộ nếu người ta cậy những gì là sở trường để ức hiếp người khác. Hãy xem, nếu cậy lớn bắt nạt trẻ, cậy đàn ông bắt nạt đàn bà, cậy trẻ bắt nạt già, cậy khôn bắt nạt dại, cậy cơ bắp đánh đập trí thức, lại cậy trí thức lừa bọn cơ bắp… thì đó là xã hội của sơn lâm mọi rợ. Xã hội mạnh mẽ đích thực thì công lý được thể chế qua hiến pháp là mạnh nhất, ở đó nó dùng sức mạnh để đảm bảo không ai bị bắt nạt. Các nước châu Phi cũng chưa bao giờ xem Trung Quốc như một bản mẫu của tiến bộ, cho dù được giúp tiền của họ vẫn nhìn Trung Quốc chỉ là kẻ thích dùng sở trường về cơ bắp, các nước châu Âu thì càng không bao giờ coi Trung Quốc là tiến bộ, họ nói thẳng tưng “Trung Quốc không bao giờ có thể trở thành lãnh đạo thế giới vì không có truyền thống sản sinh lý thuyết”. Còn mỗi tiểu đệ nhẹ cân lẽo đẽo Việt Nam bám đít phía sau, lại bị Trung Quốc thi thoảng đá hậu cho một cước, nhổ vào mặt, định khóc và kiện ra tòa án quốc tế à? Trung Quốc lừ mắt, nhét một cái kẹo hay thỏi sâm vào miệng “Im, khóc tao cho ăn no đòn bây giờ! Bây giờ thì nói đi!” Liền nghe “Bái phục đại ca hữu hảo! Tiểu đệ xin theo”.
Hai con rắn vừa nuốt nhau vừa hát bài ca đổ nát. Con rắn to mà không khỏe vì chính dân tộc Trung Hoa có câu “có lý đi khắp thiên hạ, không có lý không đi quá một bước chân”. Một dân tộc ngót hai tỉ người đến nơi rồi, vậy mà đóng được ít tầu, đòi bơi qua biển Đông không xong, là bởi không biết yêu công lý, chỉ thích làm đại ca hè phố với thói đầu gấu song phương. Đại ca đầu gấu bao giờ mới có cơ hội trở thành cường quốc?!
Còn sau đít lẽo đẽo một thằng con con! Tại sao con con? Vì có biết yêu công lý là gì, suốt ngày bị lừa vào bẫy Song Phương mà vẫn cười toe toét như kẻ thiểu năng tham được tí lợi vặt. Hãy nhìn Trung Quốc kia mới mở cửa với Âu – Mỹ có chục năm mà trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, có cả làng đi ô tô hãng Audi. Còn Hàn Quốc sau 20 năm sản xuất ô tô cho cả nước đi, và giờ hãng KIA trở thành hãng thành công nhất thế giới trong 50 năm qua. Còn Việt Nam sau hai chục năm vẫn lắp ráp “tỉ lệ nội địa” không xong, thu nhập có bằng một huyện lẻ của Trung Quốc không? Sao không nhìn vào đó để thấy cái giấc mơ bám đít đại ca không biết yêu công lý, chỉ biết cậy cơ bắp có hiện thực thế nào? Việc sờ sờ ra đó có tỉnh ngủ được không, hay lại gỉa đò ngủ vùi, miệng lẩm nhẩm hát bài ca của đại ca AQ “đừng đùa dai, ông khôn chán, ông lẽo đẽo sau nhưng để giữ ghế đấy”. Mục đích cuộc đời của Trung-Việt phong kiến chẳng phải là quan lại “ăn trên ngồi trốc”, còn thứ dân chẳng phải thứ “sau lưng ta chỉ là nạn hồng thủy”, miễn là sóng của nó đừng chạm vào chân ghế của ta?!
Bài học của dân tộc ta đang phơi lộ rõ ràng: Lập hiến một nhà nước dân chủ cho toàn dân. Hay, duy trì một bộ lạc bán khai sống bằng nghị quyết để giữ ghế mưu sinh đặc quyền cho nhóm lợi ích? Mong rằng không có ai đứng ngoài câu hỏi này, mà chúng ta hãy bắt tay vào cùng xây dựng tương lai. Nhưng trước hết phải thoát Trung đã. Nhưng phải thoát Trung bằng một tinh thần công lý! Xin cám ơn.
NHĐ 06/06/2014

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khi nào thì thôi nghiên cứu?

Phòng học trên lầu 8 của Đại học Hoa Sen [ngày 9-9-2011] không đủ chỗ ngồi cho buổi tọa đàm về cuốn sách Nước Đại Nam đối diện với Pháp & Trung Hoa 1847-1885. Ts Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng trường, đành thú nhận: “Không ngờ đề tài khô khan này lại thu hút người nghe hơn dự định.”
Tác giả cuốn sách, Gs Yoshiharu Tsuboi, trình bày những nhận định của ông không chỉ về cuốn sách mà còn liên hệ đến bối cảnh hôm nay của Việt Nam. Ông cho rằng dường như lịch sử Việt Nam hôm nay đang lặp lại hoàn cảnh như thời Tự Đức ở thế kỷ 19. Tự Đức là ông vua không gặp may, lên ngôi trong hoàn cảnh tao loạn, người dân không tin vào triều đình, còn triều đình cũng nhiều phe nhóm với mục đích và tham vọng cá nhân. Đất nước sau đó rơi vào tay người Pháp, mở đầu cuộc nô lệ cho thực dân kéo dài trăm năm. Gs Tsuboi nhấn mạnh “đất nước nào cũng thế, rất cần những người cầm quyền thật sự đặt lợi ích quốc gia cao hơn lợi ích cá nhân.” Bàn đến Trung Quốc, ông Tsuboi chỉ ra một điều không bất ngờ nhưng lại ít được Việt Nam chú ý. Ông thấy rằng Trung Quốc thường xuyên nghiên cứu về Việt Nam và nghiên cứu bằng một chiến lược lâu dài. Ông nhận định đúng. Riêng tôi nghĩ việc nghiên cứu ấy của Trung Quốc sẽ không chỉ diễn ra hôm nay mà còn kéo dài cho đến ngày họ thực hiện được cái tham vọng biến Việt Nam thành “phiên bang” của họ.
Cách đây 4 năm, khi xảy ra vấn đề Trung Quốc vẽ một số quần đảo của Việt Nam vào bản đồ của họ, thì cuộc biểu tình đầu tiên đã được khởi phát ở Việt Nam. Cuộc biểu tình bị dập tắt nhanh chóng, và những thái thú ngày ấy từ lầu cao của Lãnh sự quán tại Sài Gòn gật gù hài lòng. Cũng ngày ấy, không ít trí thức Việt sống ở nước ngoài thông tin như một nhắc nhở, cảnh báo: Nếu ta không nghiên cứu, nếu ta im lặng mãi khi Trung Quốc nhiều thập niên qua đã đưa sinh viên của họ đến nhiều trường Đại học nước ngoài để nghiên cứu, làm luận án về vấn đề biển Đông, ta không thể có tiếng nói khi đưa vấn đề ấy ra quốc tế. Dù muộn, nhưng vẫn cứ phải kêu lên cho thế giới biết ta có vấn đề đấu tranh này.”
Những lời nhắc nhở ấy, thật ra, đối với một số trí thức yêu nước trong nước thì không phải bất ngờ, vì lâu nay họ vẫn âm thầm nghiên cứu, tìm chứng liệu lịch sử để chứng minh chủ quyền hải đảo của quốc gia Việt Nam. Nhưng đa số người dân thì hoàn toàn mù mịt, bởi lẽ truyền thông và sách giáo khoa không bao giờ nhắc nhở hay đưa tin. Gs Tsuboi cũng nhận định rằng: “Dường như chưa bao giờ Trung Quốc mạnh như hôm nay trong lịch sử của họ. Còn Việt Nam chưa bao giờ yếu như bây giờ. Có nhiều vấn đề, nhưng cái quan trọng là nếu những cá nhân cầm nắm quốc gia không đặt lợi ích cá nhân xuống dưới lợi ích đất nước, thì e Việt Nam khó tìm được động lực phát triển. Điểm mạnh của các bạn là người Việt rất đoàn kết khi có chiến tranh, tuy rất ít đoàn kết trong thời bình.”
Thật đáng khâm phục, một nhà nghiên cứu người nước ngoài với những nhận định về đất nước mà ông nghiên cứu lịch sử của nó,chứng tỏ sự am hiểu không khác gì của một trí thức người Việt. Chỉ một băn khoăn sau đây của ông “Hình như chính phủ các bạn cũng chưa sử dụng hết nguồn nhân lực, trí thức của mình” khiến tôi cười chua chát và muốn thông tin cho ông bằng cách hài hước, chua chát vốn có của mình: “Riêng điều này thì xin trao đổi rằng ông không chính xác. Nguồn lực trí thức chúng tôi xài không thể hết nổi. Chúng tôi có ‘tiến sĩ’ đông như quân Nguyên đấy ạ.”
Cuốn sách ấy thì cứ để cho độc giả đọc và nhận định, bởi lẽ cách đọc lịch sử phải là cách đọc mà từ đấy mỗi người tự rút ra những nhân định riêng. Lịch sử mà đọc 100% giống hệt nhau thì đấy không phải là thái độ đọc lịch sử
Trung Quốc chưa từng từ bỏ việc nghiên cứu Việt Nam một cách có chiến lược, để làm gì? Vì sao? Có lẽ câu trả lời không khó.
Cứ nhìn chính sách của họ đối với Việt Nam hôm nay, kiểu “hôn má bên này, bật máu má bên kia” [thơ Nguyễn Duy], thì câu trả lời hoàn toàn không khó.
Và đấy là điều cực kỳ quan trọng mà cá nhân người viết tiếp nhận sau buổi tọa đàm.

 ĐTQ
-----------------

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Điều gì đang và sẽ xảy ra?

Liệu thế giới có quay ra lên án Việt Nam ỡm ờ? 

Hoàng Tuấn  Theo FB Hoàng Tuấn



NQL: Trong khi Việt Nam ra sức ngợi thế giới biểu tình chống TQ thì các biểu tình chống TQ ở Việt Nam bị cấm cửa. Hai chủ nhật vừa qua đều im thin thít, bất cứ ai cầm cờ, biểu ngữ xuống đường đều bị coi là hoạt động quấy rối. Quá nực cười.


Với những diễn biến công khai tại diễn đàn an ninh Sangri-la vừa qua, Việt Nam đã làm một điều ngược lại, không lên án Trung Quốc xâm lược và gây hấn. Không những thế, đã thành cặp bài trùng với Trung Quốc tuyên bố đó là việc riêng của 2 nước, không phải việc đa phương, không cho nước khác cơ hội tham gia, hỗ trợ.


Trước đó, khi trong cơn nguy biến, Việt Nam đi khắp nơi vận động các nước lên án Trung Quốc. Thủ tướng Việt Nam sang Philippines vận động nước này ủng hộ Việt Nam phản đối Tàu khựa xâm lược. Philippines cũng trong hoàn cảnh giống Việt Nam, rất cần Việt Nam ủng hộ họ, nhất là khi họ đang kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Nhưng sau thái độ xoay 180o tại Sangri-la thì liệu Việt Nam có còn ủng hộ Philippines như những gì họ đã rất nhiệt tâm làm cho Việt Nam??? 


 Vấn đề biển Đông ảnh hưởng đến giao thương, an ninh hàng hải và tự do đi lại trong cả khu vực nhưng Việt Nam đã tuyên bố, đấy là việc riêng của Việt Nam và Trung Quốc, như thế, các nước bị ảnh hưởng khác cũng bị gạt ra ngoài lề? Liệu khi sự việc tiếp tục căng thẳng leo cao khiến an ninh hàng hải bị đe dọa, Mỹ và Nhật Bản tham gia vào kiềm chế Trung Quốc thì Việt Nam khi đó có leo lẻo miệng lưỡi tuyên bố Nhật, Mỹ hãy cút đi, vì đây là việc riêng của chúng tao hay không? Có điều gì có thể không xảy ra?


Thái độ ỡm ờ như thế chắc chắn sẽ bị thế giới lên án. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì bảo thủ, ngu lâu dốt dài mới ra cơ sự này.

Dân Vũ 

Hai nhà kia giậu liền giậu, sân liền sân, kết nghĩa anh em như môi với răng, cùng tôn thờ một ông Thánh mà ăn ở đối xử với nhau đểu giả như chó với mèo vậy. Nhà anh cậy giầu có mà hống hách, coi thiên hạ như rơm rác, coi giời bằng vung. Tính nết quá bẩn thỉu, bần tiện lại tham lam thấy người khác có cái gì hay là mưu mô  chiếm đoạt cho bằng được. Ăn cắp khoa học kĩ thuật của người khác đã thành thần, rồi đem về cải trang mẫu mã đi chút xíu, nhận là sản phẩm của mình, không biết dơ dáy liêm sỉ là gì.


Anh em hai nhà ấy cùng đều khốn nạn, đốn mạt, đạo đức giả, kẻ tám lạng người nửa cân. Thằng anh giàu có nhưng đông con, luôn tính chuyện lấn bờ xén cõi của thằng em. Còn thằng em đã nghèo lại hay sĩ diện rởm, chỉ thích phô trương hình thức ra vẻ ta đây làm ăn giỏi giang, kinh tế khá giả nhưng thực chất thì vay nợ đìa ra như chúa Chổm, con cháu mấy đời trả nợ không xong. Đã thế lại còn hay tiêu hoang, vay nợ về sắm sửa rặt những thứ vô tích sự, chả có ích gì, chỉ cốt để khoe mẽ . Con cháu thì ăn chơi sa đoạ, trộm cắp như rươi phá gia chi tử mà thằng bố chả làm gì được. Rõ là giống nào đẻ ra giống ấy . Chủ trương của thằng bố sai lầm thì thằng con cứ thế mà làm. Ăn cắp của nhà đem bán chứ ăn cắp của hàng xóm, họ đánh cho bể đầu.

Lại nói về tình cảm đoàn kết anh em hàng xóm láng giềng mới chó má làm sao. Thường xuyên xỏ xiên chơi khăm nhau mà thằng em thì cứ xơn xớt cái lỗ mồm rằng anh tôi tử tế lắm, tốt nhất trần đời. Nhưng cũng chẳng lừa được ai, cuối cùng rồi cũng cháy nhà ra mặt chuột. Môi vẫn cứ hở và răng vẫn cứ lạnh. Bằng chứng là thằng anh đã vài ba lần thẳng cánh tát vào mặt thằng em, cụ thể và rõ ràng nhất là năm 1974 thì cướp đất, năm 1979 cũng nện cho một trận nhừ tử với cái lí lẽ là nhằm “dạy cho một bài học”. Và chắc chắn thằng anh vũ phu, hiểm ác, thâm độc và tham lam sẽ còn nện thằng em nhiều cú đau hơn nữa. Còn thằng em thì chịu nhẫn nhục, càng nhẫn nhục bao nhiêu thì thằng anh càng được thể lên nước mặt. Thằng em biết thế là hèn nhưng đánh lại thằng anh thì không đánh nổi, phải chịu nước lép. Đến lúc nào đó rồi cũng phải giương hai mắt ếch lên nhìn thằng anh khốn kiếp cướp đi tất cả những tài sản quý giá mà không làm gì được. Người ta bảo rằng giá như thằng em biết căn cơ làm ăn tử tế gây dựng cơ nghiệp đàng hoàng, dạy dỗ con cháu nên người không bao giờ phụ thuộc vào thằng anh thì đâu đến nỗi. Vì bảo thủ, ngu lâu dốt dài mới ra cơ sự này.

Sự kiện gần đây nhất là thằng anh lấn chiếm phần ao của thằng em khiến thằng em phải la làng. Dân làng thấy ngang tai trái mắt xúm vào bệnh vực thằng em. Đem ra tổ dân phố họp kiểm điểm phê phán hành động ngang ngược của thằng anh thì gia đình thằng em cử một người đi họp là kẻ ăn không nên đọi nói không nên lời, ăn no béo mỡ lú lẫn hết cả. 

Khi người ta xua xúa lên án thằng anh bạo ngược thì người đại diện nhà thằng em nói một câu khiến mặt mọi người phải nghệt ra như mặt ngỗng ỉa: “Đây là việc nội bộ trong gia đình chúng tôi. Bát đĩa còn có khi xô nữa là anh em trong nhà!”  Người ngoài đặt câu hỏi “ Thế thì anh gào tướng lên rằng nó cướp ao cướp đất của nhà anh làm gì? Biết thế này thì chúng tôi ỉa vào không thèm can dự đến việc của nhà các người!” Chuyện đến như thế thì ai nghe mà chẳng lộn tiết? 

Nhân dân thì quá rõ bộ mặt anh em nhà này. Dẫu họ có đánh nhau hộc máu mồm dồn máu mũi người ta cũng đấm thèm quan tâm. Suy cho cùng thì thằng anh cướp của thằng em tí mỏm ao so với những thứ thằng em bị mất cắp trong nhà cũng chả thấm vào đâu. Tuy nhiên việc là lối thì vẫn la lối, phỏng có ích gì. Và chắc chắn thằng anh sẽ còn cướp của thằng em nhiều thứ quý giá nữa. Thằng em doạ kiện thằng anh ra toà. Con kiến kiện củ khoai, ăn nhằm gì đâu! Thằng anh chả cơm cháy váy đụp gì mà sợ toà. Vậy mà luận điệu của thằng em tại cuộc họp tổ dân phố thì thật là…THỐI ĐẾN CHÓ CŨNG KHÔNG NGỬI ĐƯỢC!


Phần nhận xét hiển thị trên trang