Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Thương nhớ Nam Ninh

Dương Hướng
Thế là Nam Ninh đã ra đi an giấc ngàn thu. Ngồi viết những dòng này, tim tôi buốt nhói!... Ngay từ ngày nghe tin nhà văn Nam Ninh trở bệnh nặng, tôi vội vã từ Hạ Long lên thăm ông tại khoa Ung Biếu, bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Phòng bệnh loá lên trong mắt tôi một màu trắng toát. Các giường bệnh chật kín bệnh nhân. Lòng tôi rưng rưng cố kìm nén, chênh chao bước theo chị Dung, vợ Nam Ninh- người bạn đời cùa nhà văn đến bên Nam Ninh. Chị Dung là người phụ nữ sinh ra từ đất kinh Bắc vừa duyên dáng, đảm đang, vừa dịu dàng thương chồng thương con. Chị đã đi suốt chặng đường đời gian lao vất vả cùng nhà văn. Giờ đây nhìn vào đôi mắt ngấn ngấn đỏ của chị Dung tôi hiểu, thời gian qua chị đã trải qua bao trăn trở, bao đau đớn vất vả chăm lo cho chồng. Ánh mắt Nam Ninh chợt sáng lên khi nhận ra tôi. Chúng tôi xiết chặt tay nhau ấm áp, thân tình và cảm nhận thấu đáo được hết thảy mọi điều trong lúc này. Ở Quảng Ninh, tôi đã bồi hồi tiễn biệt các bạn văn- từ cố nhà văn Võ Huy Tâm, Tô Ngọc Hiến, Lý Biên Cương, Trần Ngọc Tảo, Ngô Tiến Cảnh, Phan Thanh…Giờ đây đến lươt Nam Ninh- người bạn văn thân thiết nhất của tôi phải ra đi, lòng tôi trống vắng đến lạnh người. Cảm xúc này không phải chỉ khi viết những dòng này mới có mà ngay từ lần đầu tôi và nhà thơ Mai Phương, nhà Văn Thảo Ngọc vào bệnh viện Việt- Đức thăm Nam Ninh, nhìn chị Dung sụt sùi khóc, tôi đã thấy xúc động. Sau lần lên thăm Nam Ninh về, tôi liên tục nhận được các cuộc điện thoại của bạn bè từ các nơi gọi đến tôi, hỏi thăm sức khoẻ Nam Ninh. (Bạn bè không muốn gọi trực tiếp cho Nam Ninh và chị Dung sợ ảnh hưởng tới sức khoẻ nhà văn) Khi tôi biết tin Nam Ninh đau lại, tôi sửa soạn đi thăm Nam Ninh, bà xã nhà tôi không muốn để tôi một mình đi Hà Nội nên bảo: “Để thư thư vài bữa, em thu xếp công việc cùng đi với anh…” Tôi biết bà xã lo cho căn bệnh tim mạch ở tôi thường hay dở trứng, hơi một tý gơn gợn là xúc động. Khổ vậy, căn bệnh tim mạch nó thế. Nhưng không lên ngay được với Nam Ninh, tôi không yên, nên quyết một mình từ Quảng Ninh lên bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Khi hai chúng tôi nắm được tay nhau, cho dù đã phải chịu những cơn đau hành hạ nhiều đêm mà Nam Ninh còn quan tâm hỏi tôi “Uống toa thuốc Tế sinh- thận khí hoàn mà tớ giới thiệu có đỡ không? Tim mạch hồi này thế nào rồi” Tôi bảo tạm ổn, lên đây với ông được là tôi yên tâm thấy khoẻ ra. Ông cố mà điều trị cho tốt, bạn bè dười Quảng Ninh gửi lời thăm ông. Nam Ninh lại xiết chặt tay tôi, xúc động quay sang giới thiệu tôi vời mấy chị bạn của vợ chồng Nam Ninh cùng đến thăm. Ông nói “ Bạn bè với nhau từ thuở học trò, quay đi quay lại đã u 70 mươi cả rồi…” Mấy năm gần đây Nam Ninh viết khoẻ. Ngoài những truyện ngắn được giải báo văn nghệ, tặng thưởng truyện ngắn hay ở tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, giải thưởng viết về Quảng Ninh 50 năm xây dựng và phát triển, Nam Ninh còn viết cả tiểu thuyết và vẫn nặng nợ với ngành điện mà ông đã gắn bó suốt cuộc đời mình. Những trang bản thảo tiểu thuyết mà Nam Ninh gửi, tôi đã đọc, ông viết còn dang dở về đường dây 500 kv Bắc Nam, trong đó có cả các nhân vật là thủ Tướng Võ Văn Kiệt, nhiều chuyên gia, kỹ sư đã góp bao công sức cho công trình đường dây 500 kv của đất nước. Lúc này nằm trên giường bệnh đã phải trải qua những cơn đau, mà ánh mắt Nam Ninh vẫn ngời ngời niềm khát khao hy vọng. Ông bảo: “Ước gì tớ khoẻ lại vài ba tháng để viết xong cái tiểu thuyết còn dang dở, và chuyển thể cái truyện được giải thưởng dưới Quảng Ninh sang kịch bản Phim thì tuyệt. Từ những năm 1985, gia đình Nam Ninh còn sống ở Hạ Long, hai nhà chúng tôi cùng chung môt ngõ phố, Cùng có chung niềm đam mê văn chương, nên hai chúng tôi cùng có chung cả những bạn văn thường ghé thăm. Từ các nhà văn tên tuổi khắp trong Nam ngoài Bắc như: Nguyễn Kiên, Nguyễn Khắc Trường, Hoàng Minh Tường, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Bản, Hoàng Minh Nhân, Thái Bá Lợi, Phạm Ngọc Tiến, Ngô thị Kim Cúc, nhạc sỹ Văn Thành Nho. Và cả anh em văn nghệ trong tỉnh cũng thường xuyên tụ tập, rõ vui. Ngày ấy anh em gọi đùa nhà chúng tôi là trụ sở văn nghệ Hướng Ninh. Một thời hồng son của phong trào- say sưa viết, háo hức viết. Có lần tôi và Nam Ninh cùng đi trại sáng tác tỉnh (nghỉ tại gia). Hai thằng bảo nhau thi đua mỗi thằng phải viết một cái truyện ngắn cho ra trò. Thế mà sắp đến hạn nộp sản phẩm cả hai đều chưa vẽ được chữ nào. Tối đến hai thằng diễu phố bàn nhau ra quyết tâm thư lần này sáng tác kiểu thần tốc, tức thì. Vừa đi vừa nghĩ, tìm tứ truyện. Sáng mai công bố cho nhau kết quả. Thế là đêm ấy về nằm cạnh vợ tôi thao thức trằn trọc cả đêm cố đẻ ra được cái gì đó để nộp trại. Ai ngờ sáng ra bà xã nghi ngờ tôi có chuyện gì đã xông xuống nhà Nam Ninh tra khảo: ‘Tối qua hai ông đi với con nào mà ông Hướng nhà tôi cả đêm mất ngủ” Nam Ninh ớ người thanh minh cho tôi cái vụ “Sáng tác tức thì ấy”. Nhưng đàn bà họ đâu dễ tin cánh đàn ông vụng trộm. Rõ khổ thế. Nhưng để bù đắp cho sự oan uống ấy tôi đã có cái truyện ngắn “Khoảng trời riêng” in báo văn nghệ, còn Nam Ninh có truyện “Dịch vụ tắm biển” được chuyển thể thành phim. Tới bây giờ chúng tôi vẫn cho rằng thời kỳ ấy là những năm tháng gian khổ nhất về đời sống kinh tế, tuy nghèo khó, nhưng lại chính là những tháng năm đẹp đẽ nhất, giàu có nhất, hoàng kim nhất về tinh thần (viết được nhiều nhất). Những trang truyện ngắn, tiểu thuyết của Nam Ninh và tôi cũng bắt đầu nảy nở từ những cuộc đàm đạo tranh luận nảy lửa để có những phút giây thăng hoa trong sáng tác. Đến năm 1996, Nam Ninh cùng gia đình chuyển lên Hà Nôi, mỗi lần chúng tôi gặp nhau đều vội vã, khi thì tôi lên Hà nội, bữa thì Nam Ninh từ Hà Nội về Quảng Ninh. Viết được gì tâm đắc Nam Ninh đều hào hứng gửi qua Mail cho tôi kèm theo lời nhắn “Hãy cho lời nhận xét trung thực” Chúng tôi quá hiểu tính nhau, chằng khách khí. Cứ phê, cứ phang thẳng thừng đôi khi mất hứng. Nhưmg sau ngẫm lại mới thấm thía cái lời trung thực dành cho nhau là quý nhất. Chúng tôi đều thoả thuận một cách tự nguyện và sòng phẳng: Ngoài đời thôi thì chín bỏ làm mười nhưng văn chương phải nghiêm túc, phải đam mê, phải biết chắt chiu kiếm tìm nâng niu cái đẹp, cái thiện, cái nhân ái từ chính những cuộc đời lam lũ vất vả của những tầng lớp nhân dân lao động. Nam Ninh viết trước tôi, ngày tôi đang còn loay hoay viết cuốn tiểu thuyết đầu tay Bến Không chồng, ông đã nổi tiếng với truyện ngắn Căn nhà ở phố đoạt giải báo văn nghệ được chọn in trong tập truyện ngắn hay cùng với những tác giả tên tuổi như Thái Bá Lợi, với tác phẩm “Hai người trở lại trung đoàn”, Phạm Hoa, với “Ngày không bình thường”, Anh Thư với “Có một đêm như thế…” Tôi thực sự thán phục Nam Ninh có con mắt quan sát rất tinh, rất riêng, rất lý thú. Điều này thể hiện rõ trong các truyện ngắn của ông. Từ ngày hưu, Nam Ninh viết lại khoẻ. Trước kia vì bận công việc chuyên môn bên ngành điện, thi thoảng mới són ra được một cái, nhưng cái náo cũng khá. Lần đầu tiên truyện ngắn ‘Căn nhà ở phố” nhận giải báo văn nghệ được người ta in đi in lại mãi. Đã có thời Nam Ninh còn làm cho báo “Người Hà Nội” đúng vào dịp cả nước chuẩn bị kỷ niệm “Ngàn Năm Thăng Long” Ông cày khoán rất khoẻ cho chuyên mục mục “ngàn năm văn hiến” mà ông cho là không hợp với tạng của mình. Tạng của Nam Ninh chỉ hợp với truyện ngắn. Nhưng vì mấy triệu một tháng, vì danh dự “nhà văn” nên ông phải đọc đến toét mắt nhiều quyển lịch sử dày cộp. Động đến lịch sử đâu phải chuyện bỡn. Ông xác định thế. Vài năm trước, ông có tiểu thuyết Khoảnh khắc đời người được lọt vào vòng chung khảo cuộc thi tiểu thuyết của hội nhà văn, nghe nói đâu chỉ thiếu một phiếu là được giải. Ông nói vui, cái số ông không được nổi tiếng. Giống như Phạm Ngọc Tiến, viết bao nhiêu truyện, viết cả kịch bản phim nhưng chả ai biết tên, đến khi bị căn bệnh đái đường thì cả nước đều biết. Thế mới tức. Nam Ninh cũng thế. Viết truyện ngắn cũng vào loại có hạng, cứ tưng tửng như không mà hay. Hay nhưng không rùm beng vì ông viết rất kín, ý tứ nó lặn vào trong, ngẫm lâu mới thấy khoái. Nhưng bù lại Nam Ninh lại oai và nổi tiếng ở ngành điện. Cách đây mấy năm xem ty vi thấy ông thay mặt bộ năng lượng trả lời phỏng vấn báo chí về sự vụ “công tơ” gì đó mãi trong thành phố Hồ Chí Minh. Tôi bảo ông “sướng nhất ông, là thanh tra bộ “điên nặng” tha hồ được tung hoành trong Nam ngoài Bắc. Đến đâu cũng được trọng vọng. Ông nhăn mặt. “Sướng cái con khỉ! Méo mặt vì cái cơ chế này thì có. Ông bảo sẽ còn viết cả cuốn tiểu thuyết về cái gọi là ‘Cơ chế đèn cù” của chính sách kinh tế tập thể này. Nhiều chuyện cười ra nước mắt. Ai cũng biết, từ những thằng kỹ sư làng nhàng như ông đến ông thủ tướng cũng thừa biết cái cái cơ chế “ đèn cù” mà vẫn chịu bó tay. Nhiều lúc chuyện phiếm cười cho vui, xong lại thấy buồn, thấy đau. Trí thức cũng chịu thua cái lý Người Mèo. Thế mới là Việt Nam ta. Nam Ninh viết chậm mà chắc. Cái tạng ông cứ phải có tác động mạnh từ bên ngoài thúc ép mới chịu ngồi vào bàn viết. Ông thường nói với tôi thế. Ấy vậy mà loáng cái ông đã có được 4 tập truyện ngắn và một tập tiểu thuyết. Cứ nghe ông đặt tên tác phẩm cũng thấy ngồ ngộ, độc đáo: “Căn nhà ở phố”; “Dịch vụ tắm biển”; “Máy in tiền”, Kẻ bố thí… Truyện Máy in tiền, ông viết rất dí dỏm về một anh chàng tìm cách làm ăn với những linh hồn chết để kiếm sống- Tức là làm cái máy để in tiền âm phủ. Rồi cả đến chuyện thuê gái tắm chung cho oai trong truyện ngắn Dịch vụ tắm biển cũng thấy đời lắm. Còn truyện ngắn Căn nhà ở phố, Nam Ninh viêt rất giản dị mà tài hoa khi nói tới đời sống thường nhật. Ông khai thác cái tâm trạng của nhân vật là chú em sống chung trong một căn nhà vời vợ chồng người anh ở cái thời bao cấp khốn khó thật sâu sắc . Truyện ngắn Ra đi lại có góc nhin rất xa về thời cuộc, phản ánh sinh động hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Cứ qua mỗi đêm ta thức dậy, lại giật mình nghe tin, lại có những gia đình phải bỏ nhà bỏ cửa, bỏ tổ quốc ra đi. Ý thức trách nhiệm xã hội của nhà văn phải cao hơn, lớn hơn là nhìn ra những gì mọi người không nhìn ra. Trong truyện ngắn Mắt trẻ thơ, Nam Ninh sáng tác trong dịp dự trại viết của bộ công an. Ý tưởng trong “mắt trẻ thơ” Nam Ninh phát hiện ra trong khi cùng đoàn nhà văn đi thực tế thăm một trại tù. Nhà văn đã nhìn thấy một cháu bé của một nữ phạm nhân phải sống cùng mẹ đang thụ án trong trại tù. Cái tài của nhà văn đã nhận ra ánh mắt trong veo của đứa trẻ ấy ngày ngày cứ nhìn vào cái thế giới áo sọc trong tù của mẹ nó như một lẽ bình thường của đời sống con người. Và đến khi ra khỏi nhà tù, nó lại nhìn thế giới bên ngoài như một sự khác thường. Với truyện ngắn Đất Tụ Long, của Nam Ninh, tên truyện được lấy làm tên bìa trong tập truyện ngắn hay được giải của báo văn nghệ năm 2013 đã cho ta cái nhìn sâu sắc tự hào về lịch sử dân tộc Việt. với truyện ngắn Nắng bên kia dốc, Nam Ninh nhìn rất thấu đáo, lột tả tới tận cùng gan ruột của những tay có máu mặt giàu có (Trọc Phú) chỉ biết coi trọng đồng tiền, đến khi cuối đời mới thấm thía và phải trả giá như một quy luật tất yếu théo thuyết “Nhân nào quả ấy” Trong truyện ngắn Chiêm nghiệm, ông đã chiêm nghiệm chính ông, soi tỏ vào chính cuộc đời mình để có được một truyện ngắn hay, viết về caí thời ấu trĩ ta chỉ đánh giá tài năng và đức độ con người qua bản lý lịch. Mới đây tôi khoái cái truyện “Kẻ bố thí” của ông, đây lại là một truyện hay nữa của Nam ninh, đọc thấy sướng! Hóm hỉnh, cười ra nước mắt. Bi hài đến đỉnh điểm. Ngu ngơ đến dại khờ. Cùng quẫn đến tối tăm. Nhưng mà lại nhân ai vô cùng. Sự trái ngoe khôi hài bởi cái sự đời trớ trêu: Kẻ bần cùng khố rách áo ôm lại lương thiện. Còn kẻ giàu sang mà vô sỉ. Càng đọc càng buốt nhói con tim. Cuộc đời khốn nạn đến thế là cùng. Nhà văn Nam Ninh đã sống hết mình với bạn bè, hết mình với văn chương là thế… Trong giây phút thương nhớ bạn văn lúc này tôi chỉ biết ngậm ngùi viết vài lời tiễn biệt hương hồn Nam Ninh. Hình bóng ông mãi mãi ấm nồng trong trái tim tôi, thân thiết trong trái tim bạn bè. Cầu chúc cho hương hồn Nam Ninh an giấc ngàn thu! Nhà văn đã có trọn một đời văn- một đời người- Sống hết mình và viết cũng hết mình, được gia đình, vợ con và bạn bè kính trọng và yêu quý. DH


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc có thể dạy Việt Nam bài học gì?


image


Thường khi phát động chiến tranh người ta phải tuyên bố lý do, dù đó có thể là lý do ngụy tạo. Lý do chính đáng nhất là tự vệ: tôi tấn công anh vì anh tấn công tôi, hoặc ít nhất là đe dọa sự an toàn của tôi. Thế nhưng khi đánh Việt Nam năm 1979, Trung Quốc chẳng buồn tuyên bố lý do với Việt Nam. Họ nói, đánh vì muốn “dạy cho Việt Nam một bài học”. Thật là một sự lạ đời nhất thế giới. Người ta đã không có nhu cầu xin học lại cứ nhè ra, bắt phải học là sao?
35 năm nay, có vẻ thấy Việt Nam vẫn chưa chăm học, nên Trung Quốc thỉnh thoảng lại nhắc nhở. Khốn nỗi, Trung Quốc muốn Việt Nam học, nhưng lại chưa bao giờ nói rõ Việt Nam cần học cái gì. Cái gì Trung Quốc làm thì Việt Nam đã mau mắn làm theo cả rồi.  Cứ nhìn khắp thế giới, Trung Quốc khó tìm đâu ra học trò nào cần mẫn hơn Việt Nam. Vậy mà TQ vẫn còn chưa thấy hài lòng là sao?
Hiện Trung Quốc đã đặt giàn khoan 981 ngay trong lãnh hải Việt Nam. Báo chí TQ cũng tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học”. Sao cứ muốn dạy hoài vậy? Học thế chưa đủ sao? Lại bắt học gì nữa đây?
Đến lúc Việt Nam nên rút ra bài học thực sự: Làm anh học trò chăm chỉ thì mãi vẫn chỉ là anh học trò thôi. Đến lúc phải lớn lên, tự lập đi, nghĩ ra cái gì mới đi, đừng cứ lẽo đẽo theo đuôi người ta, chẳng bao giờ được người ta tôn trọng đâu! Nhất là lại gặp phải thằng thầy vốn chẳng tử tế, tốt đẹp gì. Phải biết sửa mình, tự mình trở nên sạch sẽ, cao thượng và tìm những người đàng hoàng mà kết bạn. Đấy có lẽ là bài học duy nhất mà Trung Quốc có thể dạy cho Việt Nam lúc này.
Đinh Ba Anh
(Facebook)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Toàn cảnh biến cố Thiên An Môn 1989


1
Câu chuyện bắt đầu từ cái chết của Hồ Diệu Bang, cựu tổng bí thư Ðảng CS Trung Quốc vào ngày 15 tháng 4, 1989. Hồ Diệu Bang là một người có đầu óc cấp tiến. Lúc còn là tổng bí thư ông đã cố gắng loại bỏ những tư tưởng giáo điều của ÐCSTQ trong xã hội. Ông bị những phần tử bảo thủ trong Ðảng chỉ trích gay gắt và cuối cùng bị loại ra khỏi ban lãnh đạo vào năm 1987 (ông bị buộc phải từ chức). Nhân dân Trung Quốc coi ông là người của quần chúng. Trong bản điếu văn của được đăng trên các báo, các nhà lãnh đạo đã ca ngợi công lao của Hồ Diệu Bang với Ðảng và thành tích cách mạng của ông, và sự sáng suốt nhìn nhận “sai lầm” của mình – ý nói ông đã từ chức khi biết lỗi. Bài điếu văn này gây mối bất bình trong quần chúng, nhất là giới trí thức trẻ.
Ðể chứng tỏ sự ủng hộ của mình, một nhóm sinh viên trường Ðại Học Bắc Kinh đã gửi một vòng hoa đến đài liệt sĩ ở quảng trường Thiên An Môn. Ðêm đó giới lãnh đạo ra lệnh lấy vòng hoa đi. Biết được chuyện này, ngày hôm sau ba ngàn sinh viên tuần hành vào Thiên An Môn với một bản kiến nghị gồm bảy điểm:
1. ÐCSTQ phục hồi danh dự cho Hồ Diệu Bang và nhìn nhận sai lầm đã ép ông từ chức.
2. Chấm dứt cuộc tuyên truyền chống lại “thành phần tiểu tư sản” và “gột rửa tư tưởng tiểu tư sản”.
3. Bảo đảm quyền tự do ngôn luận.
4. Tăng ngân sách giáo dục.
5. Cho phép tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa.
6. Chấm dứt nạn tham nhũng vào bao che bằng cách công bố lương của các lãnh đạo và hồ sơ thuế.
7. Chấm dứt sự dính líu của chính quyền vào các doanh vụ bất chínhvà phải đánh giá đúng về ông Hồ Diệu Bang.
Bản kiến nghị bị từ chối. Không khí bất mãn dâng tràn trong các trường đại học. Ngày 18/4, ba mươi ngàn sinh viên tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn mặc cho lời yêu cầu giải tán của chính quyền.
Ngày 20/4, một đám đông tụ tập trước trụ sở của ÐCSTQ trao vòng hoa tưởng niệm Hồ Diệu Bang cho ban lãnh đạo Ðảng. Ðám đông bị cảnh sát chận lại. Sau nhiều lần cảnh cáo, cảnh sát đã đàn áp với dùi cui và bắt giữ nhiều người.
2
Ðêm 21/4 số người tụ tập tại Thiên An Môn lên đến hai trăm ngàn. Các lãnh tụ sinh viên biết rằng đã đến lúc họ cần phải có tổ chức. Một Ủy Ban Ðoàn Kết Sinh Viên được thành lập với hai đại diện là Vũ Khải (Wuer Kaixi) và Quang Ðán (Wang Dan). Một dàn loa phát thanh được lắp đặt với lời tuyên bố, rằng cuộc tưởng niệm nay đã biến thành một cuộc tuần hành cho dân chủ. Tất cả các trường đại học được khuyến cáo gửi đại diện đến. Bản kiến nghị bảy điểm được công bố và các phương pháp biểu tình được thông qua. Các phương pháp này gồm có tuyệt thực, bãi khóa, và biểu tình ngồi. Ban tổ chức nhấn mạnh rằng đây là cuộc biểu tình bất bạo động.
Hôm sau báo Nhân Dân đăng một bài chỉ trích cuộc biểu tình, gọi đây là một cuộc nổi loạn của sinh viên nhằm lật đổ chính quyền. Bài viết này thực ra là của Ban Văn Hóa Thông Tin đăng mà không thông qua chủ bút của tờ báo. Chính quyền cố gắng ngăn chặn số sinh viên đổ vào quảng trường. Nhiều người đã giả dạng làm công nhân để vượt qua các hàng rào kiểm soát. Mặc dù được chính quyền yêu cầu, các trường đại học vẫn từ chối đưa danh sách các sinh viên và giáo sư tham gia cuộc biểu tình.
Tin tức lan ra, tại các tỉnh khác cũng nổ ra các cuộc biểu tình, phần lớn là bạo động. Các cơ sở chính quyền bị đốt phá. Mặc dù chính quyền đã vin vào các cuộc bạo động này để tuyên truyền chống lại sinh viên, thế giới vẫn chú tâm vào cuộc biểu tình ôn hòa tại Bắc Kinh. Mặt khác, chính quyền lại lo sợ rằng các cuộc bạo động này nếu bị tuyên truyền thái quá sẽ làm ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư nước ngoài. Các tờ báo thiên về phía sinh viên bị đóng cửa, điện thoại tại các trường đại học bị cắt. Có tin đồn rằng chính quyền sẽ mạnh tay đàn áp cuộc biểu tình.
3
Ngày 27/4, một cuộc tuần hành lớn nhất trong lịch sử nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa diễn ra. Hơn 200,000 sinh viên từ 42 trường đại học đã đi bộ 40 km trên các ngả đường của Bắc Kinh. Tay trong tay, họ đã vượt qua 18 hàng rào cảnh sát. Khi đi ngang hàng rào cảnh sát, các sinh viên đã bắt tay họ với thái độ thân thiện. Hàng triệu người đứng hai bên đường chứng kiến. Họ đem thức ăn và nước uống cho những người biểu tình. Tháng Năm, cuộc biểu tình càng đông hơn. Chính quyền vẫn không công nhận các đòi hỏi chính đáng của sinh viên.
Ngày 13/5 cuộc tuyệt thực bắt đầu. Hai ngàn sinh viên tham gia vào cuột tuyệt thực. Ðài liệt sĩ tại quảng trường Thiên An Môn trở thành trung tâm của cuộc tuyệt thực. Các sinh viên mang băng đầu với chữ “tuyệt thực” và mặc áo có chữ “Không có dân chủ, chúng tôi thà chết.” Giáo sư đại học và thân nhân của các sinh viên bắt đầu đổ vào quảng trường. Dân chúng đem mền và thức ăn đến cho các người biểu tình.
4
Cuộc tuyệt thực được sự ủng hộ trên toàn quốc. Công Ðoàn cũng tham gia. Ðến ngày thứ ba, số người tuyệt thực lên tới ba ngàn. Sáu trăm người đã phải được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Ngày thứ tư, hàng triệu người đổ ra trên các đường phố Bắc Kinh để tỏ sự ủng hộ. * Lý Bằng đồng ý đối thoại với những người tuyệt thực, nhưng không đi đến kết quả nào. Ông ta từ chối không đề cập đến các yêu sách. Hôm sau Lý Bằng lại gặp các lãnh tụ sinh viên. Vũ Khải và Quang Ðán chất vấn, nhưng ông ta vẫn lảng tránh các yêu sách.
Lãnh tụ Ðặng Tiểu Bình mất kiên nhẫn. Ông ta chỉ trích việc Lý Bằng gặp gỡ sinh viên, coi đây là hành động “không chính thức.” Ðể tỏ lập trường của mình, Lý Bằng đã ra lệnh cho bộ đội tiến vào thành phố để “tái lập trật tự.” Lệnh giới nghiêm được ban hành. Dù vậy dân chúng vẫn xuống đường ủng hộ cuộc biểu tình. Các xe quân sự bị dân chúng chận lại. Có tin đồn rằng bộ đội tiến vào thành phố gồm toàn những người từ các miền xa. Họ bị cấm xem báo, nghe đài một tuần trước khi được huy động. Nguồn tin duy nhất họ nhận được là từ Ban Văn Hóa Thông Tin với lời tuyên truyền rằng đây là một cuộc nổi loạn của bọn xấu.
Trước sức ép tăng dần, lãnh tụ sinh viên Quang Ðán từ chức và kêu gọi chấm dứt cuộc biểu tình. Vũ Khải tuyên bố anh ta sẽ tiếp tục tham gia cho đến ngày 20 tháng 6, khi Quốc Hội nhóm họp.
Ngày 30/5, một bức tượng được các sinh viên đúc ra, cao mười mét và được gọi là “Nữ Thần Dân Chủ.” Tượng được dựng lên ở quảng trường, đứng đối diện với tấm hình Mao Trạch Ðông treo trước cổng Thiên An.
5
Ngày 31/5, bộ đội bắt đầu tiến vào thành phố. Cảnh sát chìm ngồi trong các xe bus du lịch đi vào trung tâm. Ðến ngày 2/6 đã có hai trăm ngàn bộ đội vào thành phố.
Tắm máu Thiên An Môn
Ngày 3 tháng 6 năm 1989, Lý Bằng xuống lệnh hành quân. Bộ đội dàn ra trên đường phố, đánh đập và bắt giữ bất cứ ai kháng cự. Quảng trường Thiên An Môn bị khóa chặt. Ðêm mùng 3 rạng mùng 4 tháng 6, cảnh sát ném lựu đạn cay và đánh đập mọi người với dùi cui và roi điện. Tiếng súng nổ vang ở ngoại vi thành phố. Lúc 2 giờ sáng xe thiết giáp ủi bằng các chướng ngại vật do sinh viên dựng lên. Bộ đội nã súng vào đoàn biểu tình. Từng đoàn xe tăng tiến vào quảng trường cán nát các thây người.
Lệnh của chính quyền:
1. Bắn bỏ ai kháng cự.
2. Quãng trường phải được dọn dẹp sạch sẽ trước khi trời sáng (sáng ngày mùng 4 chỉ còn lại các vết máu).
3. Tất cả những người lãnh đạo cuộc biểu tình đều phải bị bắt.
6
Cuộc đàn áp kéo dài vài ngày sau đó. Bộ đội nã súng vào bất cứ ai có thái độ khiêu khích hay cản đường. Các trường đại học bị lục soát, các nhân vật bất đồng chính kiến bị bắt đi. Hơn 1,500 người bị bắt, trong đó có ít nhất 6 lãnh tụ sinh viên trong danh sách 21 người bị truy nã. Lệnh giới nghiêm được ban hành. Sáng ngày 8, một sự im lặng ngột ngạt bao trùm thành phố. Trong số 21 sinh viên nằm trong danh sách truy nã của chính quyền, khoảng phân nửa đã lần lượt trốn ra nước ngoài
Chính quyền tuyên bố thắng lợi trước “Cuộc nổi loạn phản cách mạng.” Một số đơn vị bộ đội từ chối không tham gia vào cuộc thảm sát đã bị giải giới sau đó. Tất cả các xác chết đều bị dọn sạch trong đêm theo lệnh của chính quyền.
1232260953
Số người chết
Theo báo cáo của tổ chức chữ thập đỏ Quốc tế thì có khoảng 2600 người dân bị giết và hơn 30 000 người bị thương .
Theo báo cáo của chính quyền Trung Quốc thì có khoảng 300 lính và người dân chết , 5000 lính và 2000 dân bị thương , có 400 lính mất liên lạc . Theo báo cáo của bộ ngoại giao Hoa Kỳ thì có hơn 4000 người chết , trên 40 000 người bị thươngHậu Thiên An Môn.
Cả thế giới lên án chính quyền Trung Quốc . Hồng Kông , Đài Loan mở cửa biên giới để cho người Trung Quốc vào tị nạn …
Mười lăm năm sau biến cố Thiên An Môn, người dân Hoa Lục tiếp tục bị cấm không được nhắc đến biến cố ngày 4 tháng sáu. Chính quyền cấm mọi hình thức bàn bạc về vụ Thiên An Môn. Ngay cả nhửng người mẹ mất con trong cuộc thảm sát đó cũng không được công khai khóc thương con họ. Những yêu cầu đề nghị nhà cầm quyền hiện nay cho tiến hành điều tra lại vụ việc đều bị bác bỏ. Giới quan sát cho rằng việc nhắc lại vụ Thiên An Môn đối với * * Trung Quốc chẳng khác gì tháo băng một vết thương chưa lành. Và đối với giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay đó vẫn còn là một ám ảnh, một bóng ma. Và không chỉ là bóng ma mà đó là một trào lưu khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh lo sợ.
Những người sinh viên năm nào tham gia vào vụ biểu tình tại Thiên An Môn, may mắn thóat hiểm rồi đến được những nước khác, vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh cho một đất nước Trung Quốc dân chủ và tự do.
Chính quyền Trung Quốc giấu giếm những vụ việc như này nên hiện tại thanh niên Trung Quốc rất ít người biết đến các sự kiện như Cách Mạng Văn Hoá , Cải cách ruộng đất hay là Thiên An Môn , đối với họ Cách Mạng Văn Hoá chỉ là 1 sai lầm nhỏ của còn Thiên An Môn chỉ là cuộc “nổi loạn của bọn phản động”.
Dân News (từ internet)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những vụ mất tích bí ẩn

(Kênh 13) – Sau 8 năm mất tích, chiếc du thuyền “Gió biển” bỗng nhiên xuất hiện trở lại ở đúng nơi nó mất tích trong vùng ‘tam giác quỷ’ Bermuda một cách kỳ quặc
Tam giác Bermuda (Béc-mút) hay còn được gọi là “Tam giác quỷ” là vùng biển nằm ở phía Tây Đại Tây Dương. Ngày nay khu vực này được giới hạn bởi các điểm: quần đảo Bermuda ở phía Bắc, thành phố Maiami nước Mỹ ở phía Tây Nam, đảo Puerto Rico thuộc Mỹ ở phía Nam.
Vùng biển Bermuda là nơi nổi tiếng thế giới với những vụ mất tích bí ẩn của tàu thuyền, máy bay. Cuốn 109 hiện tượng bí ẩn trên thế giới cho biết ngày 5.12.1945, 5 chiếc máy bay quân sự của Mỹ trên đường trở về căn cứ, khi bay qua bầu trời vùng biển Bermuda cũng mất tích tất cả cùng một lúc. Trước lúc mất tích, máy bay có báo về trung tâm chỉ huy mặt đất: “Chúng tôi hiện không biết đang ở đâu… Chúng tôi hình như bị lạc mất phương hướng” và “Hình như cả biển cũng đã thay hình đổi dạng” hoặc “Kim la bàn quay như điên”.
Tam giác Bermuda.
Tam giác Bermuda.
Sau khi 5 máy bay bị mất tích, Mỹ đã huy động lực lượng hải quân và không quân quy mô chưa từng có tiến hành tìm kiếm cẩn thận trên diện tích gần 2 triệu km2 vùng biển Bermuda mà không thu được kết quả nào. Ngay cả một mảnh vụn máy bay hay một giọt dầu vãi cũng không thấy. Có điều kỳ lạ là vài giờ sau khi các máy bay mất tích, căn cứ không quân Maiami của Hải quân Mỹ vẫn còn nhận được những tín hiệu dù rất yếu ớt của các máy bay bị mất tích.
Kế đó, ngày 3.2.1963, tàu chở dầu Cairo của Mỹ có lắp đặt đầy đủ các thiết bị dẫn đường và thông tin tiên tiến cũng mất tích khi đi qua vùng Bermuda.
Năm 1968 một máy bay chở khách cỡ lớn của công ty hàng không Mỹ khi bay qua vùng biển Bermuda thì màn hình radar của đài chỉ huy mặt đất cũng mất hình của nó trong 10 phút, sau đó nó lại hạ cánh an toàn xuống sân bay Maiami. Tuy nhiên thời gian nó tới nơi sớm hơn rất nhiều so với bình thường và các đồng hồ trên máy bay đều bị chậm 10 phút so với đồng hồ dưới đất. Theo thuyết tương đối thì trường hợp này chỉ xảy ra khi máy bay đạt tốc độ tương đương tốc độ ánh sáng.
Kỳ quái nhất là năm 1989, chiếc du thuyền “Gió biển” của nước Anh bỗng nhiên xuất hiện trở lại tại đúng chỗ mà nó đã mất tích trước đó 8 năm trên vùng biển Bermuda. Cả 6 người trên tàu đều hoàn toàn bình yên vô sự. Chỉ có điều trong 8 năm mất tích đó, họ không nhớ gì cả, đều cảm thấy như mới trong chớp mắt. Vì thế họ không cách gì giải đáp được chuyện bí ẩn kỳ lạ trong thời gian đó, họ đều nói “vừa rồi không làm gì cả”.
Xuất hiện khả năng lạ sau khi đi qua Bermuda
Năm 1983, một bé gái được sinh ra trên một chiếc tàu bưu điện từ quần đảo Bahama đến Maiami đi men theo vùng biển Bermuda. Sau mười mấy tháng, bé gái trở nên quái hình dị dạng, và xuất hiện năng lực phi thường, có thể dùng ánh mắt di chuyển đồ vật.
Tháng 9.1986, một ngư dân 45 tuổi ở bang Phlorida gặp gió bão trong vùng biển Bemuda, ông ta trôi nổi suốt 2 tuần mới được cứu. Khi trở về được 1 tuần thì ngoại hình của ông ta bỗng thay đổi kỳ lạ. Các nếp nhăn biến mất, tóc xanh trở lại… Trông như chàng trai mới hơn 20 tuổi.
Năm 1988, một cặp vợ chồng người Thụy Điển đi du thuyền trên vùng “tam giác ác quỷ” để thám hiểm. Khi qua gần đảo Bahama bỗng nhiên động cơ bị tắt, rồi dần dần du thuyền bị hút vào giữa vùng biển giữa “tam giác ác quỷ”. Chỉ thấy một màn sương mù dày đặc trùm lên du thuyền.
Trong màn sương mù, cặp vợ chồng ngửi thấy một làn hương kỳ lạ, nghe tiếng nổ vỡ trong không gian. Radar và các đồng hồ trên thuyền đều mất tác dụng, kim la bàn quay loạn xạ. Nhưng sau mấy phút, du thuyền ra khỏi màn sương mù xanh thẳm đó, vượt ra ngoài vùng biển tam giác Bermuda, các thiết bị trở lại bình thường.
Một điều kỳ lạ nữa là sau khi trải qua việc đó, chất xám của hai vợ chồng này tăng lên rõ rệt. Người chồng tên là Kin-vi-xơ-đin trước đây trình độ tiếng Pháp rất kém, sau đó đã có thể đọc hiểu được báo chí tiếng Pháp và về sau lại mau chóng nắm vững mấy môn ngoại ngữ, được công nhận là người học ngoại ngữ kỳ tài.
Người vợ tên là Va-rô-sa trước kia ngay cả đến chi tiêu mua bán còn thừa bao nhiêu cũng không tính rõ được nhưng sau đó có thể giải được cả những đề toán phức tạp.
Những giả thiết
Những vụ mất tích bí ẩn và những hiện tượng kỳ lạ xảy ra tại vùng biển Bermuda đã thu hút nhiều nhà khoa học nghiên cứu để lý giải. Cho đến nay đã xuất hiện một số giả thiết giải thích cho các hiện tượng kỳ lạ này.
Theo Wikipedia, một số nhà khoa học đã sử dụng hiện tượng phụt khí để giải thích cho sự mất tích bí ẩn của tàu thuyền và máy bay đã từng xảy ra. Các nhà địa chất đến từ Nhật, Đức và Mỹ đã phát hiện vùng Bermuda có lượng khí methane rất lớn vì dưới đó có một mỏ than bị chìm từ lâu nên khí methane mới có thể bốc lên.
Các cơn bão bất ngờ cũng là một giả thiết để lý giải các vụ mất tích ở tam giác Bermuda.
Các cơn bão bất ngờ cũng là một giả thiết để lý giải các vụ mất tích ở tam giác Bermuda.
Các nhà khoa học cho rằng trong độ sâu từ 500 đến 2.000 m băng methane (methane hydrate) có thể hình thành khi có các điều kiện cho phép. Nếu áp suất và nhiệt độ thay đổi theo thời gian, khí methane sẽ dần dần thoát ra khỏi các tảng giống như băng này. Khi có thay đổi đột ngột, thí dụ như vì có động đất dưới đáy biển hay chuyển dịch trong kiến tạo mảng, một phần lớn của băng methane này có thể bị phân rã ra thành các thành phần cấu tạo (nước và methane).
Methane dạng khí nổi lên trong bọt khí và làm giảm tỉ trọng của nước. Lực đẩy của tàu thủy và tàu ngầm giảm đi nhanh chóng và mạnh đến mức chúng chìm xuống mặt nước hoặc xuống đến tận đáy biển. Hiện tượng này được gọi là phụt khí.
Ngoài ra quá trình này còn hình thành điện tích trong khi bọt khí nổi lên do có ma sát với và qua đó là một từ trường. Điều đó giải thích cho việc những thiết bị và dụng cụ từ và điện không hoạt động được nữa.
Trong vụ 5 máy bay Mỹ mất tích, một số người cho rằng có thể là khí methane bốc lên đã làm cháy các động cơ của máy bay, dẫn đến một bùng nổ lớn mà các máy bay đã trở thành nạn nhân của nó. Tuy nhiên công cuộc tìm kiếm không thấy dù chỉ một mảnh vỡ đã khiến cách giải thích trên không thuyết phục.
Một giả thiết khác được đặt ra là trong vùng này thường hay có bão. Người ta thừa nhận rằng trong vùng này nhiều khi xuất hiện những cơn bão và gió xoáy đột ngột ập đến với sức mạnh không ngờ chỉ trong vòng ít hơn 5 phút. Hải quân Mỹ gọi hiện tượng này là Microburst. Cũng có thể cho rằng nguyên nhân việc biến mất của nhiều vật thể là những cơn bão và gió xoáy của các cơn mưa bão to đã đổ ập đến với sức mạnh không thể tin được và có thể chỉ xảy ra trong vòng ít hơn là 5 phút, những cái mà Hải quân Hoa Kỳ gọi là Microburst.

Mặc dù vậy, những hiện tượng người “biến đổi” sau khi đi qua Bermuda như cặp vợ chồng Thụy Điển hay ông lão ở Florida thì chưa có cách gì giải thích được. Do đó, tam giác Bermuda vẫn là vùng bí ẩn nhất thế giới.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao lòng tin bị thương tổn?

Biệt dinh triệu đô của ông Huỳnh Đức hòa, bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng

Bạn đọc kính mến!
Trong một số kì báo vừa qua, quý bạn đọc đã có dịp chiêm ngưỡng “Dự án gia đình”, biệt dinh của ông Trần Văn Truyền, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ, một phần tài sản (theo kê khai) của ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng thanh tra Chính phủ; khối bất động sản “khủng” của ông Hà Văn Toại, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, v.v…
Ngôi nhà 3 lầu mặt tiền phố (149 Phan Đình Phùng) theo nhiều người trị giá xấp xỉ 15 - 20 tỉ đồng ông Hòa cho thuê.
Ngôi nhà 3 lầu mặt tiền phố (149 Phan Đình Phùng) theo nhiều người trị giá xấp xỉ 15 – 20 tỉ đồng ông Hòa cho thuê.
Cổng phụ thứ hai và phía sau dinh thự của ông Huỳnh Đức Hòa ở đường Khởi Nghĩa Bắc Sơn, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Cổng phụ thứ hai và phía sau dinh thự của ông Huỳnh Đức Hòa ở đường Khởi Nghĩa Bắc Sơn, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Biệt thự hoành tráng (chưa có số nhà, biển hiệu) mới xây xong tại Khu Nghệ Tĩnh, Phường 7 TP Đà Lạt cho là của con trai ông Hòa sinh năm 1982 Huỳnh Đức Khánh.
Biệt thự hoành tráng (chưa có số nhà, biển hiệu) mới xây xong tại Khu Nghệ Tĩnh, Phường 7 TP Đà Lạt cho là của con trai ông Hòa sinh năm 1982 Huỳnh Đức Khánh.
Căn nhà tại Chợ trung tâm Đà Lạt được gia đình ông Huỳnh Đức Hòa cho thuê từ hàng chục năm nay.
Căn nhà tại Chợ trung tâm Đà Lạt được gia đình ông Huỳnh Đức Hòa cho thuê từ hàng chục năm nay.
Biệt dinh của ông Huỳnh Đức Hòa được đầu tư xây dựng gần 2 năm, phía trước là lô đất đã tổ chức đấu giá 7,7 tỉ đồng nhưng bất ngờ lại thành đất trồng hoa và bảo vệ mấy cây thông do ông Huỳnh Đức Hòa thuê đất tại đường Khởi Nghĩa Bắc Sơn, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Biệt dinh của ông Huỳnh Đức Hòa được đầu tư xây dựng gần 2 năm, phía trước là lô đất đã tổ chức đấu giá 7,7 tỉ đồng nhưng bất ngờ lại thành đất trồng hoa và bảo vệ mấy cây thông do ông Huỳnh Đức Hòa thuê đất tại đường Khởi Nghĩa Bắc Sơn, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Trong số này, Báo Người cao tuổi trân trọng kính mời bạn đọc tham khảo bài “Cuộc phiêu lưu của lô đất vàng và biệt thự triệu đô của Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng” (ở trang 11 số này) và chiêm ngưỡng dinh thự hoành tráng hơn cả Dinh thự toàn quyền Decoux ở thành phố Đà Lạt (ảnh 5) thuộc sở hữu của ông Huỳnh Đức Hòa, đương kim Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng cùng một số nhà đất khác của gia đình ông. Điều đặc biệt là dinh thự của ông Hòa xây dựng trên lô đất có nguồn gốc như là một cuộc “phiêu lưu” đầy bí ẩn cùng với lô đất mặt tiền đã được đấu giá lên tới 7,7 tỉ đồng để rồi sau đó lại trở thành thảm thực vật và trồng hoa mặt tiền của dinh thự do ông Bí thư Tỉnh ủy thuê mới kì cục làm sao?
Theo một số cán bộ lão thành ở địa phương, ông Huỳnh Đức Hòa nổi tiếng giàu có vào loại hàng đầu ở tỉnh Lâm Đồng từ khi còn làm Giám đốc Công an tỉnh, chả thế mà con trai ông là Huỳnh Đức Khánh (sinh năm 1982) một thanh niên mới vào biên chế hai, ba năm đã sở hữu riêng một biệt thự lộng lẫy (ảnh 3). Một số cán bộ lão thành chua xót: “Nếu chỉ bằng tiền lương, thì 1.000 năm ông Huỳnh Đức Hòa may ra mới có được một khối tài sản”khủng” như thế!
Bài: Vũ Phong – Ảnh: Mạc hồng kỳ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

sắp đến giàn khoan 982


Sau 981, sắp đến giàn khoan 982

Trung Quốc đang huy động toàn lực để đóng giàn khoan Hải Dương 982 tại nhà máy đóng tàu Đại Liên...


Sau 981, sắp đến giàn khoan 982
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc.
Trung Quốc đang sở hữu giàn khoan nửa chìm Hải Dương 981 và sử dụng nó như một công cụ tranh chấp chủ quyền. Không chỉ có vậy, Trung Quốc đang dần hoàn thiện giàn khoan thứ hai, theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Cụ thể, Trung Quốc đang huy động toàn lực để đóng giàn khoan Hải Dương 982 tại nhà máy đóng tàu Đại Liên. Việc đóng các giàn khoan này được liệt là một trong “10 chương trình trọng điểm” của Trung Quốc và người đứng đầu Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã tới tận nơi để kiểm tra động viên. 

Cũng như 981, khu vực hoạt động của 982 được vạch rõ ngay trong thuyết minh thiết kế, đó là biển Đông.

Nếu như Hải Dương 981 do Tập đoàn Đóng tàu Quốc gia Trung Quốc (CSSC) đóng, thì Hải Dương 982 do Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC) đóng. 

Cả CSSC và CSIC đều nằm trong số 10 đơn vị công nghiệp quốc phòng hàng đầu của Trung Quốc
.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao phải đoán mò? Có phải dân trí có vấn đề không? Người nhìn xa trông rộng thì không có gì phải đoán hết!

ĐỪNG ĐỂ NHÂN DÂN ĐOÁN MÒ.


Nói không phải mê tín chứ dân nước mình cực ghê, suốt ngày cứ phải đoán mò các bác nhỉ? Trung Quốc hạ đặt giàn khoan xâm phạm một phát, đoán mò rằng thôi chết rồi, kiểu này khéo chúng nó dần dần đặt vào tận bờ mà ta không dám mần chi. Bỗng Thủ tướng lên tiếng một phát, rắn, mạnh, lạ, chỉ thẳng, vạch thẳng dã tâm Trung Quốc, cương quyết...bà con sướng râm ran, đoán mò, vỗ tay rần rần, rằng, nhà nước mình sẽ thoát Trung, dứt khoát. 
Ngoặt cái nghe Bộ trưởng Quốc Phòng đọc bài phát biểu êm êm, êm êm, êm êm, bà con mình buồn, bà con mình thở dài, bà con mình đoán mò, thôi rồi, trống đánh xuôi kèn thổi ngược rồi...kiểu này chỉ đợi giàn khoan nó đi ra khỏi là như cũ thôi, buồn, buồn, buồn. Nghe Mỹ tuyên bố sẽ liên minh các nước ở Châu Á để giữ an ninh biển Đông, bà con lại sướng, lại khẳng định, phải rứa phải rứa, phải liên kết, bố bảo Trung Quốc làm gì. Tóm lại là lung tung lang tang. Tóm lại là sáng vui, trưa buồn, chiều thắc thỏm. Tóm lại là hình như nó không thông suốt, mạch lạc một quan điểm gì, cho nên lại cứ phải đoán mò.
Hãy cung cấp cho nhân dân một ý chí, một chủ trương, một hoạch định chính sách rõ ràng hơn, thống nhất hơn, đừng để nhân dân đoán mò.
Đoán mò thì gây xao động.
Bất an.
Nhưng đoán mò thì cứ đoán mò, nhưng trong dòng chảy bàn luận, đừng xuất hiện một chữ Hèn. Vì hèn là mất nước.
Lúc này, ngoài quyết tâm và ý chí dân tộc, Việt Nam phải liên minh, phải liên kết với nhiều nước khác để tạo ra sức mạnh. Lựa chọn liên kết, liên minh như thế nào là sự khôn khéo của chúng ta. Sẽ sai lầm nếu lại tiếp tục hy vọng vào sự thay đổi của Trung Quốc. Sẽ thật sai lầm lớn nếu tiếp tục chỉ cố gắng bấu víu vào Trung Quốc để rồi lại bị phản bội, lại bị lật lọng, lại bị gian trá, lại bị cắn, véo, xâm chiếm lãnh thổ. Chính quyền quốc gia nào trên thế giới cũng thế, chứ không chỉ là Việt Nam, sẽ sụp đổ nếu đi ngược lại tình cảm, ý chí, nguyện vọng của nhân dân mình. Rứa thôi. Hy vọng đây không phải là đoán mò.

Phần nhận xét hiển thị trên trang