Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Ngày Khuất Nguyên trẫm mình trên sông Mịch La ( Đoan Ngọ 5/5 âm lịch )

Đó là cái ngày mà Đảng Cộng sản xưa nay cố gắng hết sức để xóa khỏi ký ức người dân. Vào đêm ngày 3 rạng ngày 4 tháng 6, lãnh tụ tối cao của Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình, và một nhóm lãnh đạo cao cấp phát lệnh cho Quân đội Giải phóng Nhân dân đàn áp Bắc Kinh. Với mục đích bề ngoài là giải tán sinh viên biểu tình khỏi Quảng trường Thiên An Môn, đó thực ra là một cuộc phô trương vũ lực đẫm máu, một lời cảnh báo rằng chính quyền sẽ không chấp nhận việc công khai phản đối sự cai trị của họ. Đến thời điểm đó, các cuộc biểu tình đã lan đến hơn tám mươi thành phố trên khắp Trung Quốc, với hàng ngàn người biểu tình kêu gọi có một hình thức chế độ chính trị cởi mở hơn, dân chủ giúp chấm dứt nạn tham nhũng, đặc quyền, và sự tàn bạo của chế độ cai trị cộng sản.[i] Cuộc thảm sát ở Bắc Kinh và bạo lực do chính quyền chỉ đạo ở nhiều thành phố khác cũng là lời nhắc nhở rằng quyền lực của Đảng Cộng sản xuất phát từ nòng súng. Trong những thập niên tiếp theo nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ đáng kể, giúp hàng trăm triệu người thực sự giàu lên và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng đằng sau đó là một lời răn đe, một thông điệp nhắn nhủ rằng chính quyền sẵn sàng tàn sát một số bộ phận dân chúng nếu họ cư xử không phải phép.
Khi tôi trở lại Trung Quốc làm báo vào đầu những năm 1990, các sự kiện Thiên An Môn đã trở thành một tấn tuồng được trình diễn vào mỗi mùa xuân. Cứ đến gần ngày đó, những người bất đồng trên khắp Trung Quốc sẽ bị triệu tập, an ninh ở Bắc Kinh tăng gấp đôi, kiểm duyệt được siết chặt. Đó là một trong nhiều ngày nhạy cảm trong lịch cộng sản, những ngày ngầm cấm kỵ phản ánh nỗi sợ chủ yếu của bộ máy điều hành đất nước. Cứ như thể ngày 4 tháng 6, hay "lục tứ" trong tiếng Hoa, đã trở thành một ngày Thanh Minh mới, một ngày mà chính quyền xấu hổ khi phải thừa nhận là nó tồn tại.
(Bài của Ian Johnson. Bản dịch của Phạm Vũ Lửa Hạ)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

LẦM BẦM SÁNG 2/6 vì chẳng thể làm gì vào lúc này!







+Điều bi hài nhất là phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc do bị các phóng viên quốc tế tấn công bằng nhiều câu hỏi rất giản dị nhưng rất ác, ví như ông hãy chỉ ra chứng cớ tàu Việt Nam húc tàu Trung Quốc, hay ông hãy nói xem căn cứ nào để Trung Quốc đưa ra đường 9 đoạn, thằng này trợn mắt lên, ngoạc mồm ra, dểu mỏ nói, đường 9 đoạn có từ 2000 năm trước. Hô hô. Cám ơn mày, thằng chó, nếu đúng thế thì hãy xem bản đồ cổ của Trung Quốc, 2000 năm trước, cương giới nước Việt còn lớn gấp 10 lần bây giờ, hóa ra, chúng mày gặm, cướp, liếm xong thì bỗng dưng xóa sạch lịch sử, toang toác kêu là của chúng này. Thà mày ngu, không chấp, nhưng mày vừa ngu vừa tham vừa điêu, vừa ngoa, vừa cố đấm ăn xôi như thế thì làm cả thế giới nghe mày trả lời mà muốn ói, mày ạ.
+Lại vẫn thằng Phó tham mưu trưởng này gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, thì thầm rằng, Mỹ và Trung Quốc hợp tác nhé, cùng chia thế giới nhé, chỉ nghe tới luận điệu bỉ ổi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sau khi tố cáo Trung Quốc cố tình gây hấn và cưỡng chiếm biển Đông, đã đường đột cắt đứt cuộc gặp, là trường hợp hiếm gặp trong quan hệ ngoại giao.
+Để chứng minh lời Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khẳng định " quan hệ Việt Trung vẫn tốt đẹp", hôm qua, tàu Trung Quốc hung hăng hơn, ngang nhiên hơn, húc thủng 4 lỗ lớn vào tàu kiểm ngư của Việt Nam.
+Chỉ có Thủ tướng Việt Nam thôi, trước sau như một, vẫn tuyên bố rắn chắc với hành vi xâm phạm của Trung Quốc, hôm qua, ông còn thông báo, Việt Nam đã chuẩn bị xong hồ sơ kiện Trung Quốc.
+Sau này, khi cử những vị lãnh đạo của ta ra quốc tế tham dự các cuộc họp, thiết nghĩ cũng nên chọn người có hình thức khả dĩ chút, nói năng khả dĩ chút, chứ cứ rề rề, rờ rờ, mờ mờ, chưa biết nội dung nói năng thế nào nhưng nói như người xứ Nghệ là nghe thấy "nhọc", nhìn thấy cũng"nhọc", lại khổ cho cái ti vi đôi khi bị ném vỡ mặt không chừng, nhỉ?
+Nói không phải mê tín chứ dạo này o Tiến đã thay đổi được hình ảnh các bác ạ, gần gũi hơn, thiết thực hơn, việc O ra đảo Lý Sơn tặng 400 hộp dụng cụ y tế và thuốc cho ngư dân là việc rất hay, o lại còn đội mũ cối nữa nhé, các bác phải động viên o nhé.
+Cuối cùng, vẫn phải ghi nhận tổ phóng viên tuyệt vời của VTV1, không chỉ là ghi hình, đưa tin nhanh, nóng, trung thực, mà còn thể hiện sự dũng cảm, sự chuyên nghiệp và trong khẩu khí của các phóng viên, thể hiện rất rõ tính cương trực, lòng yêu nước và trách nhiệm xã hội.
+Có chút lăn tăn không nhẹ, đang kiểm đếm kho chữ chửi có vẻ đang cạn dần vì dùng nhiều quá, để tung nốt ra nhằm đối phó với hành vi mới của Trung Quốc, cần thì chửi tiếp, nhỉ? Chứ sao!
+Điều bi hài nhất là phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc do bị các phóng viên quốc tế tấn công bằng nhiều câu hỏi rất giản dị nhưng rất ác, ví như ông hãy chỉ ra chứng cớ tàu Việt Nam húc tàu Trung Quốc, hay ông hãy nói xem căn cứ nào để Trung Quốc đưa ra đường 9 đoạn, thằng này trợn mắt lên, ngoạc mồm ra, dểu mỏ nói, đường 9 đoạn có từ 2000 năm trước. Hô hô. Cám ơn mày, thằng chó, nếu đúng thế thì hãy xem bản đồ cổ của Trung Quốc, 2000 năm trước, cương giới nước Việt còn lớn gấp 10 lần bây giờ, hóa ra, chúng mày gặm, cướp, liếm xong thì bỗng dưng xóa sạch lịch sử, toang toác kêu là của chúng này. Thà mày ngu, không chấp, nhưng mày vừa ngu vừa tham vừa điêu, vừa ngoa, vừa cố đấm ăn xôi như thế thì làm cả thế giới nghe mày trả lời mà muốn ói, mày ạ.
+Lại vẫn thằng Phó tham mưu trưởng này gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, thì thầm rằng, Mỹ và Trung Quốc hợp tác nhé, cùng chia thế giới nhé, chỉ nghe tới luận điệu bỉ ổi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sau khi tố cáo Trung Quốc cố tình gây hấn và cưỡng chiếm biển Đông, đã đường đột cắt đứt cuộc gặp, là trường hợp hiếm gặp trong quan hệ ngoại giao.
+Để chứng minh lời Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khẳng định " quan hệ Việt Trung vẫn tốt đẹp", hôm qua, tàu Trung Quốc hung hăng hơn, ngang nhiên hơn, húc thủng 4 lỗ lớn vào tàu kiểm ngư của Việt Nam.
+Chỉ có Thủ tướng Việt Nam thôi, trước sau như một, vẫn tuyên bố rắn chắc với hành vi xâm phạm của Trung Quốc, hôm qua, ông còn thông báo, Việt Nam đã chuẩn bị xong hồ sơ kiện Trung Quốc.
+Sau này, khi cử những vị lãnh đạo của ta ra quốc tế tham dự các cuộc họp, thiết nghĩ cũng nên chọn người có hình thức khả dĩ chút, nói năng khả dĩ chút, chứ cứ rề rề, rờ rờ, mờ mờ, chưa biết nội dung nói năng thế nào nhưng nói như người xứ Nghệ là nghe thấy "nhọc", nhìn thấy cũng"nhọc", lại khổ cho cái ti vi đôi khi bị ném vỡ mặt không chừng, nhỉ?
+Nói không phải mê tín chứ dạo này o Tiến đã thay đổi được hình ảnh các bác ạ, gần gũi hơn, thiết thực hơn, việc O ra đảo Lý Sơn tặng 400 hộp dụng cụ y tế và thuốc cho ngư dân là việc rất hay, o lại còn đội mũ cối nữa nhé, các bác phải động viên o nhé.
+Cuối cùng, vẫn phải ghi nhận tổ phóng viên tuyệt vời của VTV1, không chỉ là ghi hình, đưa tin nhanh, nóng, trung thực, mà còn thể hiện sự dũng cảm, sự chuyên nghiệp và trong khẩu khí của các phóng viên, thể hiện rất rõ tính cương trực, lòng yêu nước và trách nhiệm xã hội.
+Có chút lăn tăn không nhẹ, đang kiểm đếm kho chữ chửi có vẻ đang cạn dần vì dùng nhiều quá, để tung nốt ra nhằm đối phó với hành vi mới của Trung Quốc, cần thì chửi tiếp, nhỉ? Chứ sao!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ đã chuẩn bị chiến tranh với TQ từ 20 năm qua


Sau khi kết thúc cuộc đối thoại Shangri-La, các học giả và giới phân tích tỏ ra cực kỳ lo ngại về thái độ cùn, bất chấp lý lẽ của Trung Quốc khi bị cộng đồng quốc tế chỉ trích. Họ cho rằng, nếu Trung Quốc không sớm dừng lại việc gây hấn thì sớm muộn cũng sẽ va chạm với Mỹ trên biển.
Chuẩn bị trên biển
"Mặc dù tất cả các cuộc nói chuyện hòa bình đều tỏ ra quan tâm lẫn nhau và tránh xung đột. Thế giới có rất nhiều kiểu nói chuyện tương tự như vậy trước chiến tranh xảy ra và tôi hy vọng nó dừng lại trước chiến tranh”, giáo sư Robert Ayson nghiên cứu chiến lược tại đại học Victoria tại New Zealand, cho biết.

Trên thực tế, chính Trung Quốc đang gây sóng gió trong khu vực khi đơn phương đặt giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đâm chìm thuyền ngư dân Việt Nam.

Nhiều quan chức tại hội nghị cho biết những vụ va chạm nhỏ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng có thể châm ngòi thành cuộc đụng độ hải quân Mỹ - Trung trong tương lai gần. Nước Mỹ không bị động trong trường hợp có chiến tranh xảy ra và họ đã có kế hoạch sẵn cho chuyện này.

Hồi tháng 3.2014, các cựu quan chức tình báo Mỹ đã cảnh báo rằng Edward Snowden (một nhân viên cũ của CIA đang tị nạn tại Nga) có thể tiết lộ kế hoạch chiến tranh của Mỹ với Trung Quốc. Điều này cho thấy Mỹ luôn đề ra những phương án chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Ông Marshall được các đời tổng thống Mỹ tín nhiệm

Tờ Washington Post cho biết trong Lầu Năm Góc - trụ sở Bộ quốc phòng Mỹ có một văn phòng nhỏ dành cho Andrew Marshall, một ông cụ 91 tuổi. Ông cụ này là một “nhà tương lai học”, một người có tầm nhìn xa rất được các đời tổng thống Mỹ tín nhiệm. 

Sau khi Liên Xô sụp đổ, nhiệm vụ chính của Marshall trong hơn 2 thập kỷ qua là nghiên cứu về một cuộc chiến chống lại Trung Quốc ngày càng hung hăng và nguy hiểm hơn với nước Mỹ.

Sẽ đánh trận trên không và trên biển

Ông Marshall phủ nhận các cáo buộc cho rằng Lầu Năm Góc quá chú trọng vào viễn cảnh đối đầu quân sự với Trung Quốc. Nhà chiến lược 91 tuổi cho biết: “Công việc của tôi là phải sẵn sàng các phương án cho hoàn cảnh tồi tệ nhất trong tương lai”.

“Không ai biết khi nào và tại sao lại chiến tranh. Nhưng nếu nó xảy ra thì phải đánh nhau trên không hay trên biển”, Marshall lập luận. Triết lý chiến tranh của người Mỹ là không bao giờ được để bom rơi trên đất Mỹ. Do vậy, khi Mỹ tham chiến trong cả 2 cuộc thế chiến thứ nhất và thứ hai thì cũng không có quả bom nào rơi trên đất Mỹ.


Thế cờ đã lên, khó lùi bước được

Một cuộc chiến tranh trên bộ lúc này là quá nguy hiểm với Mỹ vì quá tốn kém tiền bạc, của cải, sinh mạng và ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế. Nếu muốn tiến hành một cuộc chiến tranh với Trung Quốc thì chiến trường sẽ là trên biển và trên không. Một cuộc chiến như vậy sẽ giúp phân rõ thắng bại về tiềm lực và trình độ quân sự của 2 nước mà không làm ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế và sinh mạng của người dân trên đất liền.

Cũng vì lý do đó, Mỹ trong thời gian gần đây tập trung phát triển rất mạnh cho hải quân và không quân. Chỉ vài tháng gần đây, hải quân và không quân Mỹ đã đề ra 200 sáng kiến và chúng được chuyển đến văn phòng của Marshall. Các sáng kiến đó liên quan đến vũ khí dành cho hải quân và không quân hay các đề xuất tăng cường sự phối hợp giữa 2 lực lượng này.

Ông Marshall cũng cho rằng Trung Quốc nhận ra được sự phát triển của hải quân và Không quân Mỹ sẽ ảnh hưởng đến giấc mộng siêu cường của Trung Quốc. Thời gian qua, Trung Quốc cũng tập trung phát triển các loại vũ khí chống tàu trên biển và vũ khí phòng không như để chống lại sự phát triển quân sự của Mỹ.

“Khi hai bên cùng chạy đua phát triển vũ khí thì một cuộc chạm trán là điều không thể tránh khỏi. Sớm muộn Mỹ và Trung Quốc sẽ có một cuộc so tài trên không và trên biển để xác định ai là người trên cơ”, ông Marshall phân tích.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lý Quang Diệu viết về Bắc Triều Tiên


Tôi chưa bao giờ đến Bắc Triều Tiên. Tôi chưa bao giờ cảm thấy phải đến nơi ấy. Đó là một quốc gia bất thường bậc nhất. Ngay cả ở Trung Quốc, dân chúng cũng được sống với những quyền cơ bản nhất định. Ở Bắc Triều Tiên, người dân bị trấn áp hoàn toàn và cách ly triệt để khỏi thế giới bên ngoài.


 Nếu nói rằng nhà Kim đã xây nên nạn sùng bái cá nhân thì đó vẫn là một sự nói giảm trầm trọng. Để mê hoặc người dân Triều Tiên, gia tộc Kim đã trở thành những người bán thần thánh. Người dân kính sợ gia tộc đó, không nhận thấy rằng họ thực ra đang sống trong một trò lừa đảo. Tất cả những người đàn ông và phụ nữ trông nghiêm nghị diễu hành qua đều là một phần của một trò lừa lớn. Khác xa một thiên đàng xã hội chủ nghĩa trên trái đất, Bắc Triều Tiên là một trong những quốc gia được cai trị tệ nhất thế giới, thất bại với cả những nghĩa vụ cơ bản nhất, ví dụ như đảm bảo cho người dân được đủ ăn.

Cách họ xoay sở để duy trì một cú lừa ngoạn mục như vậy trong thời đại giao tiếp tức thời ngày nay bản thân nó là một điều khá ấn tượng. Họ không có iPhone hay truyền hình vệ tinh. Nếu họ có, trò lừa đảo này sẽ không thành. Một vài người Bắc Triều Tiên cuối cùng đã đi khỏi đất nước và thấy được rằng thế giới – và, đặc biệt là Nam Hàn – đã phát triển đến đâu và đất nước của họ đã bị bỏ xa đến thế nào. Nhưng những người này chỉ là thiểu số. Họ là những người thấy rằng cuộc sống của họ đã quá mức chịu đựng đến mức họ sẵn sàng đặt mình vào một mối nguy hiểm lớn khi cố gắng trốn sang Trung Quốc hay Nam Hàn. Một vài người đã thành công. Nhiều người khác thất bại. Những người thành công biết rằng họ đã trốn thoát trong gang tấc. Họ đặt mạng sống của mình vào tình thế đương đầu với sóng to gió lớn trên những con thuyền gỗ hay đi đường bộ với nguy cơ bị lính biên phòng bắt được. Ngày mà phần lớn người dân Bắc Triều Tiên nhận ra điều tương tự – rằng đất nước của họ bị mắc lại trong những tháng năm đen tối bởi chế độ hiện tại – thì sẽ là sự bắt đầu cho ngày tàn của chế độ này.

Không may thay, có lẽ đã quá muộn để chế độ Bắc Triều Tiên cải tổ chính mình. Họ đã đến điểm không thể quay đầu lại nữa. Trung Quốc đang cố gắng thuyết phục họ thay đổi từ từ – đưa lãnh đạo của họ đến những nơi như Thượng Hải, Quảng Châu, Thẩm Quyến để cố thuyết phục họ rằng có cách để giải quyết tận gốc vấn đề mà không làm mất đi quyền lực. Nhưng Bắc Triều Tiên là một chủ thể rất khác với Trung Quốc. Nó giữ được sự thống nhất bằng sự sùng bái, và nếu tượng đài sùng bái này sụp đổ – điều không thể tránh khỏi khi anh mở cửa với thế giới và tiến hành những cải cách thị tường tự do – đất nước sẽ sụp đổ theo. Người dân Bắc Triều Tiên sẽ thức tỉnh trước sự thật rằng họ đã bị lừa hàng thập kỷ. Họ sẽ thấy họ khờ dại biết bao khi bị gia tộc Kim mê hoặc, khi tin tưởng rằng như vậy sẽ khiến họ trở thành quốc gia tuyệt vời nhất thế giới. Họ sẽ thấy một Nam Hàn giàu có và thịnh vượng. Mở cửa đơn giản là sẽ không thành công.

Vấn đề còn phức tạp hơn nữa khi cuộc sống cá nhân và tự do của những lãnh đạo Bắc Triều Tiên cũng sẽ bị đe dọa, bởi vì trong quá khứ họ đã ra lệnh thực hiện những tội ác mang tính quốc tế, bao gồm ám sát các chính trị gia Nam Hàn, bắn hạ máy bay chở khách ở vịnh Andaman và bắt cóc công dân nước ngoài, gồm một số người Nhật. Một số những lãnh đạo này sẽ chết, nhưng số còn sống sẽ đối mặt với viễn cảnh phải trả giá bởi vì những hành động này chắc chắn được thực hiện với sự tán thành của lãnh đạo Bắc Triều Tiên, nếu như không phải là dưới sự chỉ đạo trực tiếp của họ.

Trong tương lai gần, hiện trạng ở bán đảo Triều Tiên nhiều khả năng được giữ nguyên. Không có một thế lực nào đủ mạnh để có thể chuyển thế cân bằng từ bên này sang bên kia. Gần như tất các các phe phái có quyền lợi tự thân trong vấn đề Triều Tiên, bao gồm Trung Quốc và Mỹ, đều không muốn cả chiến tranh lẫn tái thống nhất hòa bình diễn ra – ít nhất là không phải trong ngắn hạn. Các rủi ro lợi ích đơn giản là quá cao.

Bắc Triều Tiên sẽ không muốn lặp lại những gì họ đã làm vào năm 1950 – tức là gây một cuộc chiến tranh để chiếm lấy Nam Hàn. Họ biết họ không thể nào hi vọng đánh thắng Mỹ, nước vì những lý do chiến lược sẽ huy động toàn bộ lực lượng quân sự cần thiết để bảo vệ Nam Hàn khỏi một cuộc tấn công như vậy. Nhưng thậm chí nếu không có Mỹ, Bắc Triều Tiên cũng sẽ không chiếm ưu thế trong một cuộc đối đầu tay đôi với Nam Hàn. Họ có thể theo đuổi một chính sách ưu tiên quân sự toàn diện, nhưng Nam Hàn có những lợi thế áp đảo về tài lực kinh tế cần thiết. Việc tin rằng vũ khí là tất cả những gì cần có trong chiến tranh là một sai lầm tương tự người Nhật trong Đệ Nhị Thế Chiến. Người Nhật đã nghĩ họ có thể phá hủy hạm đội của Mỹ và củng cố một lợi thế mang tính quyết định trong chiến tranh. Nhưng tiềm lực sản xuất công nghiệp của Mỹ mạnh đến nỗi họ có thể xây dựng lại hạm đội và còn hơn thế nữa. Họ không mất nhiều thời gian để quay lại và trừng phạt Nhật Bản. Rốt cuộc thì chính tiềm năng công nghiệp là thứ quyết định sức mạnh quốc gia của anh chứ không phải là số tàu thuyền và súng ống mà anh có. Nếu anh có vũ khí nhưng không được hỗ trợ bởi một nền tảng kinh tế vững chắc, anh có thể sẵn sàng hơn cho chiến tranh, nhưng đó sẽ là cuộc chiến mà anh không có khả năng duy trì. Bắc Triều Tiên sẽ hiểu rõ điều này. Họ không phải là những kẻ ngốc.

Trong những năm gần đây, Bắc Triều Tiên đã thực hiện những hoạt động quân sự hung hăng, bắn chìm chiến hạm Cheonan của Nam Hàn và nã pháo vào đảo Yeonpyeong. Tổng cộng 48 người Nam Hàn đã bị giết trong hai vụ này. Những hành động khiêu khích này phản ánh kiểu chính sách “bên miệng hố chiến tranh” vốn thể hiện rõ ràng trong chính sách của họ về vũ khí hạt nhân. Nhưng tôi tin rằng Bắc Triều Tiên, trái ngược với tất cả những biểu hiện điên rồ bên ngoài của họ, nhận thức được rằng có một ranh giới mà họ không nên vượt qua. Có vẻ như họ đã điều chỉnh hành động của mình để chưa tới mức sẽ gây nên sự trả đũa gay gắt. Và họ làm thế nhằm giành được những lợi ích tối đa trong nước. Như vài nhà phân tích đã chỉ ra, đó có thể là một cách tiện lợi để nâng cao uy tín chính trị và quân sự của người thừa kế ngai vàng, Kim Jong-un.

Tương tự, Nam Hàn sẽ không muốn thấy bất kỳ một động thái kịch tính nào hướng đến việc tái thống nhất. Chiến tranh là quá rủi ro bởi thủ đô Seoul nằm trong tầm pháo của Bắc Triều Tiên. Nên cho dù Nam Hàn có thể thắng trận, thủ đô của nó có thể bị phá hủy trong quá trình giao tranh. Và xấp xỉ một phần năm người dân Nam Hàn sống ở Seoul. Nhưng tái thống nhất hòa bình có lẽ cũng không được Nam Hàn hưởng ứng. Trong khi tái thống nhất là khao khát dài lâu của họ và cũng là mục tiêu cuối cùng, Nam Hàn đã xác định rằng cái giá về mặt kinh tế cho một đất nước Triều Tiên được thống nhất nhanh chóng – ví dụ như qua một thỏa thuận chung – sẽ rất khủng khiếp đối với Nam Hàn đến mức họ muốn trì hoãn nó trong thời gian trước mắt. Vấn đề dành cho họ lớn hơn hai hoặc ba lần so với vấn đề của Đông Đức đối với Tây Đức, đơn giản là vì Bắc Triều Tiên đang ở trong một tình trạng tệ hơn Đông Đức rất nhiều. Và cần phải chú ý rằng nước Đức hiện giờ vẫn tiếp tục chịu đựng ảnh hưởng của việc tái thống nhất. Nói rằng “Hãy thống nhất với nhau” là một chuyện. Nói rằng “Tôi sẽ tiếp tục nuôi anh qua hàng thập kỷ cho đến khi anh chạm tới được mức sống của tôi” là một chuyện khác. Nam Hàn sẽ thích Bắc Hàn mở cửa từ từ ra thế giới hơn, và độ trễ thời gian lâu hơn – có lẽ là hàng thập kỷ – từ khi bắt đầu những cải cách đó cho tới khi sự thống nhất thực tế với Nam Hàn diễn ra.

Cuối cùng, Trung Quốc và Hoa Kỳ, hai cường quốc đã đánh nhau trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở Triều Tiên vào thập kỷ 1950, cũng không phải không hài lòng với hiện trạng của bán đảo Triều Tiên. Mọi thứ có thể còn tệ hơn thế. Người Mỹ gần đây mới thoát ra khỏi hai cuộc chiến tranh tốn kém ở Iraq và Afghanistan và không ham muốn chiến tranh gì thêm nữa. Mặc dù không ai nghi ngờ cam kết của họ với việc bảo vệ Nam Hàn nhưng họ hi vọng tình thế sẽ vẫn yên ả trong nhiều năm nữa.

Trung Quốc cũng không muốn chứng kiến sự tái thống nhất bằng chiến tranh hay hòa bình. Trung Quốc coi Bắc Triều Tiên như một nước đệm. Một Triều Tiên thống nhất sẽ là một đất nước bị chi phối bởi Nam Hàn, với quân đội Mỹ có thể được phép đi chuyển lên tới tận sông Áp Lục ở biên giới Trung-Triều. Sự có mặt của quân đội Mỹ ở cửa nhà mình là một viễn cảnh khó chịu – và đây là điều đầu tiên đã kéo họ vào cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Nhưng ngay cả khi Mỹ đồng ý rời Triều Tiên sau tái thống nhất – và đây là một giả thiết khó xảy ra – thì người Trung Quốc cũng sẽ không xem việc tái thống nhất là một tin tốt lành. Tại sao họ lại muốn một Triều Tiên hùng mạnh ngay ở biên giới của họ chứ? Nhìn chung, anh ở một tình thế thoải mái hơn khi hàng xóm nhà anh vẫn còn bị phân mảnh.

Vì thế tình thế như hiện nay không phải là không ổn định. Tất cả các bên sẽ hành động rất, rất thận trọng. Vấn đề Triều Tiên có thể tồn tại mười hay hai mươi năm nữa tính từ bây giờ, với gần như không có gì thay đổi. Sớm hay muộn, chế độ Bắc Triều Tiên sẽ bục ra từ bên trong vì hệ thống của họ rốt cuộc không thể chống đỡ được nữa. Nhưng gia tộc Kim sẽ làm tất cả những gì có thể để chắc chắn việc này sẽ xảy ra muộn chứ không phải sớm. Và cái muộn này có thể tốn một thời gian dài. Một sự đột phá sẽ xảy ra khi giao tiếp với thế giới bên ngoài trở nên dễ dàng hơn đối với những người dân Bắc Triều Tiên bình thường.

Trong lúc chờ đến lúc đó, Bắc Triều Tiên đang tự biến mình thành một mối đe dọa quốc tế khi theo đuổi vũ khí hạt nhân. Đối với việc này, Trung Quốc là bên duy nhất có ảnh hưởng tới Bắc Triều Tiên, và Trung Quốc đã không thành công trong việc thuyết phục họ từ bỏ vũ khí. Bắc Triều Tiên tin rằng có được vũ khí hạt nhân là yếu tố sống còn để chế độ sống sót. Họ không hoàn toàn tin tưởng Trung Quốc bởi vì họ đã thấy Trung Quốc tiếp cận Nam Hàn nhanh thế nào khi Trung Quốc muốn công nghệ và đầu tư của Nam Hàn. Bắc Triều Tiên có thể sẵn sàng cất vũ khí hạt nhân của họ vào tủ kính và đập vỡ mặt kính để lấy nó ra chỉ trong trường hợp khẩn cấp – miễn là, chắc chắn rồi, họ tiếp tục nhanh chóng nhận được viện trợ quốc tế khi họ yêu cầu. Nhưng từ bỏ nó là điều không thể. Tôi đặt mình vào vị trí của Bắc Triều Tiên và sẽ có những tính toán sau: Trung Quốc sẽ gây áp lực lên tôi, nhưng nếu tôi thất bại thì họ cũng chẳng có lợi lộc gì. Vậy tại sao tôi phải nghe theo Trung Quốc? Kinh nghiệm ở Libya có thể đã thuyết phục họ rằng bám vào vũ khí là có lợi nhất. Muammar Gaddafi của Libya đã nhượng bộ những đòi hỏi của phương Tây và từ bỏ vũ khí hạt nhân, chỉ để thấy rằng khi nổi loạn trong nước diễn ra thì không có gì ngăn cản Pháp hay Hoa Kỳ tham gia vào cuộc xung đột để ủng hộ phe nổi dậy. Kết cục là Gaddafi đã bị quân nổi dậy xử tử chóng vánh vào tháng 10 năm 2011, một sự kiện hẳn là đã làm những thành viên của nhà họ Kim rùng mình.

Khi Bắc Triều Tiên lung lay thì Nam Hàn sẽ vẫn trên con đường phát triển. Nó đã rất phát triển và có thể tiếp tục như thế trong nhiều năm nữa. Nó mở cửa với thế giới và đặc biệt là với Trung Quốc, lợi dụng triệt để thị trường và nguồn lao động của người hàng xóm khổng lồ. Khi tôi thăm Nam Hàn cách đây vài năm, mọi thương gia mà tôi gặp đều có mối làm ăn ở Trung Quốc. Người Triều Tiên cũng chiếm số đông nhất trong số sinh viên nước ngoài, học ngôn ngữ và xây dựng những mối liên hệ quan trọng, hay còn họi là guanxi (quan hệ)cho tương lai. Việc họ sẵn lòng gắn mình vào câu chuyện tăng trưởng thành công nhất của thế kỷ này sẽ mang lại cho họ một lực đẩy mạnh mẽ.

Nam Hàn đã dẫn đầu thế giới trong một số ngành sản xuất, bao gồm màn hình LED. Những chaebol của họ – Samsung, LG và Hyundai, và những tên tuổi khác – có thể cạnh tranh được với các tập đoàn đa quốc gia thành công nhất thế giới, và họ rất mạnh trong lĩnh vực Nghiên cứu và Phát triển (R&D). Đối với một nền kinh tế đang nổi lên với dân số 50 triệu, những gì họ đạt được thực sự rất ấn tượng.

Người Triều Tiên là một trong những dân tộc kiên cường nhất trong khu vực của họ vì Triều Tiên là nơi các bộ lạc xâm lăng của Mông Cổ phải dừng chân. Họ gặp khó khăn khi vượt biển để xâm lược Nhật Bản và nhiều người phải định cư ở Triều Tiên. Và vì thế người Triều Tiên mang dòng máu của những chiến binh táo bạo nhất đến từ Trung Á. Họ rất bền bỉ. Trong một chừng mực nào đó, chúng ta tiếp tục nhìn thấy tính cách đó ở họ. Hơn nữa, họ có một dân số được giáo dục tốt, những người siêng năng, chăm chỉ và có ý thức thi thố. Họ sẽ duy trì được những đức tính tốt của mình.

Nhưng những thành tựu trong quá khứ không đảm bảo cho thành công ở tương lai. Nam Hàn cần phải vượt qua một vài rào cản trong xã hội của họ để tiếp tục tiến lên.

Đầu tiên, quốc gia này cần phải theo dõi sát sao khuynh hướng dân số tổng thể của họ. Mức sinh thấp nhưng Nam Hàn đang chấp nhận người nước ngoài hơn so với Nhật Bản, đó là một lợi thế rõ ràng. Họ phải tiếp tục tìm cách lấp đầy số trẻ bị thiếu hụt để đảm bảo đất nước đi lên về dài hạn.

Thứ hai, nếu có một sự đồng thuận lớn hơn về bước đường phía trước của đất nước thì sẽ hữu ích hơn nhiều, thay vì những đấu tranh nội bộ triền miên đã quấy đảo Nam Hàn nhiều hơn so với ở những xã hội khác. Ví dụ, tranh cãi giữa các đảng phái chính trị về vai trò của các chaebol – và liệu chính phủ có nên bòn rút chúng nhiều hơn để tái phân phối lại của cải hay không – đang khiến một vài tập đoàn xem xét việc dời nhiều hơn nữa những hoạt động của họ ra nước ngoài. Những cãi vã này làm tiêu hao năng lượng và tài nguyên của xã hội. Nam Hàn có thể còn mạnh hơn nữa nếu người dân của nó, thay vì thế, thống nhất với nhau và nói rằng, “Hãy cùng nhau tấn công vào thị trường toàn cầu”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

10 dự án lớn của nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam và những hậu quả:

  

Đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông, dự án bị chậm tiến độ 2 năm
Đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông, dự án bị chậm tiến độ 2 năm
Nhà thầu Trung Quốc đang tham gia nhiều dự án trọng điểm về hạ tầng, năng lượng của Việt Nam, trong đó nhiều trường hợp chậm trễ, đội vốn và gây tranh cãi.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu cơ khí (Bộ Công Thương) được công bố hồi đầu tháng 4/2014, Việt Nam hiện có 20 dự án nhiệt điện thì có 15 công trình được phía Trung Quốc làm tổng thầu. Với xi măng, tuy không nêu cụ thể nhưng đối với các dự án do Trung Quốc làm tổng thầu (trong tổng số 24 dự án), tỷ lệ nội địa hóa cơ bản được xác định là 0%.
Số liệu của Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội công bố trước đây cũng cho thấy, tính đến năm 2010, có đến 90% các dự án tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành; hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khoá trao tay) của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó chủ yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim. Trong số này, các doanh nghiệp đến từ bên kia biên giới thực hiện tới 30 dự án trọng điểm quốc gia, trong đó có nhiều dự án “tỷ đô” của ngành điện. Dưới đây là 10 dự án lớn tại Việt Nam, do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận vai trò chính hiện nay:
1. Đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông
Cát Linh - Hà Đông là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Việt Nam với tổng mức đầu tư 552 triệu USD (thời giá năm 2008). Trong đó vốn ODA Trung Quốc 419 triệu USD, vốn tín dụng 169 triệu USD và đối ứng của Việt Nam là 133 triệu USD. Dự án gồm các hạng mục 13 km đường sắt trên cao, 1,7 km ra vào khu depot (sửa chữa), đường sắt đôi, 12 ga trên cao, nhà điều hành 9 tầng trong khu depot rộng 23 ha.
Công trình do Cục đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư. Tổng công ty Tư vấn và Thiết kế giao thông vận tải (TEDI) là tư vấn thiết kế. Gói thầu chính (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) do Công ty hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC.
Theo báo Tiền Phong, nhà thầu Trung Quốc chuyên về xây lắp và lần đầu tiên làm tổng thầu EPC trên lĩnh vực đường sắt đô thị. Dù đã biết rõ năng lực của nhà thầu, nhưng do những ràng buộc trong hiệp định vay ODA, chủ đầu tư vẫn phải chấp nhận đơn vị này. Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc cũng đang tìm hiểu Dự án đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Thời gian triển khai của dự án Cát Linh - Hà Đông được đề ra lúc đầu là từ tháng 8/2008 đến 11/2013. Do chậm tiến độ, công trình giãn đến cuối năm 2015 mới hoàn thiện. Nguyên nhân được đưa ra là gần 2 km đường sắt đi qua các tuyến phố Đê La Thành - Hoàng Cầu - Láng quận Đống Đa vẫn chưa đổ trụ bê tông. Tại khu vực quận Hà Đông, 2 trong số 6 nhà ga chưa giải phóng xong mặt bằng… Việc chậm giải phóng mặt bằng, cùng với nhiều hạng mục thay đổi, biến động về giá nguyên vật liệu… đã khiến tổng mức đầu tư từ 552 triệu USD lên tới 891 triệu USD, tăng 339 triệu USD.
2. Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
 
 
Trên công trường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng . Ảnh: Vidifi
Dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng có tổng mức đầu tư gần 25.000 tỷ đồng với chiều dài 105,5km từ đường vành đai 3 qua Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. Đây là con đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam với 6 làn xe lưu thông và 2 làn dừng xe khẩn cấp, vận tốc thiết kế đạt 120 km mỗi giờ.
Chủ đầu tư là Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI). Dự án có 10 gói thầu trong đó Tập đoàn cầu đường tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đảm nhiệm gói thầu EX 8-9, Liên danh Công ty TNHH Đường cao tốc Trường Đại Quảng Đông và Công ty Hợp tác kỹ thuật và kinh tế quốc tế Quảng Châu (Trung Quốc) phụ trách gói thầu EX-5.
Công trình khởi công năm 2008 và dự kiến thông xe vào tháng 10/2015, nhưng đến nay vẫn vướng mắc ở nhiều vấn đề như giải phóng mặt bằng , thi công và tài chính. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiến độ khó hoàn thành là thiếu vốn. Tại một cuộc họp với Bộ Giao thông vừa qua, cùng với một số nhà thầu Hàn Quốc, đại diện nhà thầu Sơn Đông, Tổng công ty Cầu đường (Trung Quốc) cam kết sẽ cung cấp đủ tài chính theo tiến độ và đang làm thủtục chuyển tiền nhưng khi được hỏi về mốc thời gian thì đại diện các nhà thầu bỏ ngỏ.
3. Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Dự án xây dựng cao tốc Nội Bài - Lào Cai có tổng chiều dài là 245 km đi qua Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, được chia làm 8 gói thầu xây lắp với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng. Đây là một trong những tuyến cao tốc lớn nhất hiện nay do Tổng công ty đường cao tốc (VEC) làm chủ đầu tư dự án. Phần lớn tuyến đường do nhà thầu Hàn Quốc thi công (chiếm 6/8 gói thầu). Gói thầu còn lại do Công ty cầu đường Quảng Tây (Trung Quốc) thực hiện.
Dự án khởi công từ tháng 9/2009 và dự kiến thông xe toàn tuyến vào cuối tháng 6/2014, chậm 2 năm so với kế hoạch ban đầu.
Chủ đầu tư lý giải dự án chậm tiến độ do khâu giải phóng mặt bằng ì ạch. Bên cạnh đó, năng lực thi công của các nhà thầu yếu kém, không huy động đủ thiết bị, vật liệu... Còn đại diện cơ quan tư vấn giám sát chỉ ra nguyên nhân dự án trì trệ do nhà thầu chính thuê các nhà thầu phụ yếu kém. Tại dự án cao tốc này, trong khi tập đoàn Doosan thuê 20 nhà thầu phụ thì Công ty cầu đường Quảng Tây chỉ thuê 3 thầu phụ và tự triển khai nhiều hạng mục. Các thầu phụ thường thuê lao động địa phương có tay nghề thấp, thậm chí là nông dân để làm đường.
Tháng 8/2012, dự án lại gây xôn xao về chi phí đền bù giải phóng mặt bằng. Thấy người dân xã kế bên nhận gần 240 triệu đồng một sào ruộng phục vụ cao tốc, còn mình chỉ nhận được hơn 40 triệu đồng, cả trăm người dân thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc) đã dựng lều bạt ngay trên công trường để phản đối.
Tháng 12/2013, đoạn cao tốc từ huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đến huyện Tam Dương (tỉnh Vĩnh Phúc) dài 26 km đã chính thức hoạt động. Đầu tháng 4, đoạn đường từ điểm giao cắt với quốc lộ 2B sang quốc lộ 2, qua huyện Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc) và huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) đã thông xe.
4. Bô xít Tây Nguyên
Tổ hợp bô xít Tây Nguyên gồm hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ có công suất thiết kế giai đoạn I là 650.000 tấn alumin mỗi năm do Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản VN làm chủ đầu tư. Nhà thầu Chalieco của Trung Quốc là đơn vị tổng thầu thi công. Nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ lần lượt được khởi công vào năm 2008-2010 với tổng mức đầu tư lượt lên tới hơn 15.400 tỷ đồng và 16.800 tỷ đồng, tăng 3.800 tỷ đồng và 4.300 tỷ đồng so với dự kiến ban đầu.
Dự án bô xít Tây Nguyên ngay từ khi bắt đầu triển khai đã thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận bởi có nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng.
Dự án Tây Nguyên còn gây không ít quan ngại khi xuất hiện nhiều công nhân Trung Quốc tại công trường. Khu vực Lâm Đồng có khoảng 255 công nhân người Trung Quốc và cao điểm có khoảng 500 người sống tại khu nhà dành cho lãnh đạo nhà thầu, và công nhân. Ban quản lý dự án giải thích, sở dĩ dự án có lao động Trung Quốc vì đây là gói thầu EPC. Việc sử dụng, chọn lựa lao động do nhà thầu quyết định. Mặt khác dự án bô xít cũng khó tuyển lao động, do đó, công nhân Trung Quốc làm phù hợp hơn vi có công nghệ của Trung Quốc. Một số ý kiến lo ngại khả năng hình thành làng người Trung Quốc tuy nhiên ban quản lý khẳng định "đây là dự án của Việt Nam, tiền của Việt Nam, người Trung Quốc chỉ làm thuê".
Ngoài ra, nhà máy tại Tân Rai có thể lỗ khoảng 460 tỷ đồng trong 3 năm đầu, trong khi con số ở Nhân Cơ là 3.000 tỷ cho 6 năm nhưng chủ đầu tư vẫn tin có lãi nếu xét cả vòng đời 30 năm. Dự án alumin Tân Rai chính thức vận hành vào cuối tháng 9/2013 sau hơn một năm chạy thử. Theo chủ đầu tư, chất lượng cỡ hạt chưa phù hợp với nhu cầu thế giới và nhà máy đang trong gia đoạn chạy thử chưa ổn định cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận không được như kỳ vọng. Vinacomin cho rằng, khi cỡ hạt alumin được cải thiện, tương đương với cỡ hạt alumin giao dịch trên thị trường thế giới, giá bán sẽ được tăng lên. Do đó, hai dự án bô xít theo kế hoạch sẽ hoàn vốn trong 13 năm.
Vinacomin khẳng định, thị trường tiêu thụ sản phẩm alumin cũng không đáng lo ngại, bởi năm 2014, Vinacomin đã ký hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ dài hạn sản phẩm alumin với Công ty Marubeni (Nhật Bản); Công ty Nhôm Vân Nam (Trung Quốc) và tiếp tục bán cho các đối tác khác.
5. Nhà máy gang thép Lào Cai
Dự án Nhà máy gang thép Lào Cai được khởi công vào cuối tháng 4/2008, với công suất một triệu tấn mỗi năm (lớn gấp 4 lần Nhà máy gang thép Thái Nguyên trước khi mở rộng) do Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt – Trung làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 340 triệu đôla, trong đó Việt Nam góp 55%. Đơn vị trúng thầu thi công xây dựng là Công ty TNHH khống chế cổ phần gang thép Côn Minh (Trung Quốc).
Dự án được chia thành 3 giai đoạn đầu tư. Giai đoạn 1 (2008 - 2009) xây dựng và vận hành phân xưởng luyện gang với công suất 1 triệu tấn mỗi năm; giai đoạn 2 (năm 2012) xây dựng xưởng luyện thép công suất 500.000 tấn phôi thép mỗi năm; giai đoạn 3 (năm 2015) xây dựng dây chuyền cán thép công suất 500.000 tấn thép một năm. Khi đi vào hoạt động cùng với mỏ Quý Sa, nhà máy sẽ tạo việc làm cho trên 1.200 lao động. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm triển khai xây dựng, hiện dự án này đang chậm tiến độ.
Tháng 3/2013, Dự án nhà máy Dự án nhà máy gang thép Lào Cai gây xôn xao dư luận với thông tin nhà thầu Trung Quốc “bùng” tiền. Một nhà thầu phụ Trung Quốc sau khi ký hợp đồng mua vật liệu và thuê nhân công san ủi mặt bằng đã lặng lẽ rời khỏi công trường, để lại khoản nợ các cá nhân, đơn vị Việt Nam gần 5 tỷ đồng. Chủ đầu tư nhận định, lỗi thuộc đơn vị thi công, trong khi đó, phía Côn Minh cho rằng, hoạt động nhà thầu phụ do chủ đầu tư kiểm soát, không phải lỗi tại tổng thẩu.
6. Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải I
 
 
Dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 do EVN làm chủ đầu tư. Công trình thuộc Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025 đã được Thủ tướng phê duyệt. Tổng vốn đầu tư dự án gần 1,6 tỷ USD, gói thầu EPC trị giá 1,3 tỷ đôla. Trong số vốn trên, dự án sử dụng 85% vốn vay thương mại do Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc tài trợ và 15% vốn đối ứng của EVN.
Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải I nằm trong Trung tâm Điện lực Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh gồm hai tổ máy, tổng công suất lắp đặt 1.244 MW. Sản lượng điện sản xuất hàng năm khoảng 7,2 tỷ kWh. Dự án do Nhà thầu Dongfang Electric Corporation Ltd. (DEC) làm tổng thầu EPC, Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 2 cùng Tư vấn phụ nước ngoài là tư vấn giám sát thi công. Nhà thầu DEC đảm nhận vai trò thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị và lắp đặt cho đến khi dự án đi vào hoạt động chính thức.
Dự án được khởi công năm 2010 và dự kiến vận hành tổ máy số I vào tháng 9/2014 và tổ máy số 2 vào tháng 11/2014. EVN cho hay, hiện tiến độ thi công các hạng mục của dự án đang bám sát tiến độ trong hợp đồng EPC, riêng phần lò hơi đang sớm hơn dự án khoảng một tháng.
7. Nhiệt điện Mông Dương 2
Dự án có công suất 1.200 MW gồm hai tổ máy được xây dựng tại tỉnh Quảng Ninh theo hình thức BOT. Thời gian khởi công năm 2011 và hoàn tất vào 2015.
Dự án có tổng mức đầu tư ước tính khoảng 1,95 tỷ USD, tăng 550 triệu đôla so với dự kiến ban đầu. Đây là là dự án BOT nhiệt điện thứ 3 đã thu xếp vốn thành công kể từ năm 2001 (sau 2 dự án BOT Nhiệt điện chạy khí Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3). Hoạt động vận hành thương mại của nhà máy sẽ bắt đầu vào giữa năm 2015 và dự kiến chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam sau 25 năm hoạt động.
Dự án do Tập đoàn AES của Mỹ liên doanh với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam hợp tác từ tháng 11/2006. Tuy nhiên, đến tháng 3/2011, Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã rút vốn khỏi dự án để đầu tư cho các công trình nhiệt điện trọng điểm khác. Sau khi Vinacomin xin rút khỏi dự án, Tập đoàn AES sẽ bán 49% cổ phần trong dự án Nhà máy điện Mông Dương 2 cho Tập đoàn Posco Power và Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc.
Nhà đầu tư hiện tại của dự án là Tập đoàn AES của Mỹ (51%), Tập đoàn Posco Power (30%) và Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc CIC (19%). Các hợp đồng thiết kế, mua sắm và xây lắp (EPC) theo kiểu chìa khóa trao tay đã được ký vào tháng 12/2010. Sau khi xây dựng hoàn tất (dự kiến vào tháng 7/2015),  Mông Dương 2 sẽ là dự án nhiệt điện đốt than đầu tiên đồng thời là dự án điện tư nhân lớn nhất của Việt Nam và sẽ đóng góp 7% tổng công suất hệ thống điện cả nước. Mông Dương 2 là một trong số ít các dự án có phía Trung Quốc góp mặt không chịu nhiều tai tiếng.
8. Nhà máy thuỷ điện sông Bung 4
Công trình do Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 1 (thuộc EVN) là nhà thầu tư vấn thiết kế; Sinohydrro Corporation Limitted (Trung Quốc) là nhà thầu thi công công trình chính. Nhà thầu Trung Quốc đóng vai trò cung cấp thiết bị như tu bin máy phát... Khi lắp đặt thiết bị, Sinohydrro Corporation Limitted thường sử dụng nhân công của Trung Quốc.
Nhà máy thủy điện Sông Bung 4  nằm trên sông Bung thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, có tổng công suất lắp máy 156MW, tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, trong đó, huy động từ nguồn vốn vay Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) 196 triệu USD. Dự án thủy điện Sông Bung 4 được xếp vào danh mục công trình trọng điểm Nhà nước là một trong 8 nhà máy thủy điện nằm trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có quy mô lớn, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt và được ưu tiên xây dựng sau 2 dự án thủy điện A Vương và Sông Tranh 2.
Công trình khởi công vào tháng 6 năm 2010 và theo kế hoạch, tổ máy số I nhà máy Thủy điện Sông Bung 4 sẽ vận hành vào tháng 10, tổ máy số 2 vận hành vào tháng 11 năm nay. Công trình dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014 đầu năm 2015. Mỗi năm sẽ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia 586,25 triệu kWh và tạo ra doanh thu từ 450-500 tỷ đồng.
Cuối năm 2013, do đưa lao động người Trung Quốc chưa có giấy phép lao động vào làm việc tại công trình xây dựng nhà máy thủy điện Sông Bung 4, nhà thầu Sinohydrro Corporation Limitted đã bị phạt 570 triệu đồng.
9. Golden Westlake
Golden Westlake là khu căn hộ cao cấp với 2 toà tháp 23 tầng, nằm trên khu đất rộng 2 ha, tiếp giáp với đường Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám (Hà Nội).
Dự án dược khởi công vào cuối năm 2005 và hoàn thành vào cuối năm 2007 do Công ty TNHH Hà Việt - Tung Shing làm chủ đầu tư với vốn đầu tư khoảng 50 triệu đôla. Golden Westlake có thiết kế theo kiến trúc đối xứng và nối với nhau bằng hệ thống tầng trệt dành cho thương mại, công cộng như siêu thị mini; phòng tập thể thao với tắm hơi khô, ướt, bể tắm mát xa; nhà trẻ.
Chủ dự án Golden Westlake vừa qua gặp nhiều rắc rối khi xây dựng khu biệt thự liền kề và khu chung cư cao cấp đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới hơn 100 hộ gia đình xung quanh, làm các căn nhà này bị sụt, lún, nứt, xô nghiêng... Một số hộ gia đình đã kiện chủ đầu tư với số tiền bồi thường 500 triệu đồng. Chủ dự án này đã gây sốc dư luận bằng việc bán chỗ đỗ xe với giá lên tới gần 1 tỷ đồng một chỗ. Ngay sau đó, dư luận và các hộ dân sinh sống tại đây phản ứng gay gắt buộc chủ đầu tư phải nhượng bộ, hạ mức phí gửi xe ôtô xuống 1 triệu đồng mỗi tháng.
10. Nhà máy dệt may tại khu công nghiệp Lai Vu
Tháng 8/2013, UBND tỉnh Hải Dương cho biết, Tập đoàn Crystal của HongKong (Trung Quốc) sẽ đầu tư khoảng 425 triệu USD vào dự án dệt Pacific Crystal và 120 triệu USD vào dự án may Tinh Lợi mở rộng, sử dụng khoảng hơn 70 hecta đất tại khu công nghiệp Lai Vu.
Theo đó, Dự án dệt Pacific Crystal có tổng vốn đầu tư 425 triệu USD – tương đương khoảng 8.882,5 tỷ đồng, sử dụng 35,1 ha đất và dự kiến thu hút khoảng 6.000 lao động. Dự án may Tinh Lợi mở rộng có vốn đầu tư 120 triệu USD – tương đương khoảng 2.340 tỷ đồng, sử dụng 35 ha đất, dự kiến thu hút khoảng 16.900 lao động, chủ yếu là lao động địa phương.
Hai dự án trên là tổ hợp dệt may lớn nhất Việt Nam và đã được tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận đầu tư. Khu công nghiệp Lai Vu được Tổng công ty Công nghiệp Tàu Thủy Việt Nam (nguyên là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin) xây dựng từ năm 2004. Khi Chính phủ tái cơ cấu Vinashin vào năm 2010, dự án được chuyển giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhưng nhiều hạng mục vẫn còn dang dở, gây khó khăn trong thu hút các dự án đầu tư.
Bên cạnh đó, việc giải phóng mặt bằng gặp vướng mắc do người dân khiếu kiện về quyết định thu hồi đất, mức bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp, dẫn tới khu công nghiệp còn nhiều diện tích đất bỏ hoang, khai thác kém hiệu quả. Sự tham gia của 2 dự án kỳ vọng sẽ giúp tỉnh Hải Dương khắc phục tình trạng đất bỏ hoang, làm hồi sinh khu công nghiệp Lai Vu.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Việt Nam không được khởi kiện họ"


(GDVN) - Phản ứng của chúng tôi phụ thuộc vào các hoạt động và hành vi của Trung Quốc. Nếu họ tiếp tục ép, chúng tôi không có lựa chọn nào khác.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cuộc tiếp xúc song phương với Phó Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc Vương Quán Trung bên lề Đối thoại Shangri-la.
Bưu điện Hoa Nam ngày 2/6 đưa tin, Trung Quốc đã nhiều lần yêu cầu Việt Nam không đưa tranh chấp lãnh thổ, hàng hải ra tòa án quốc tế. Phát biểu bên lề Đối thoại Shangri-la, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết: "Họ đã nhiều lần yêu cầu chúng tôi không đưa vụ việc ra tòa án quốc tế".
"Phản ứng của chúng tôi phụ thuộc vào các hoạt động và hành vi của Trung Quốc. Nếu họ tiếp tục ép, chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Sự lựa chọn này (pháp lý) hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế", tướng Vịnh khẳng định. 
Phát biểu của ông được đưa ra sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố, Việt Nam sẽ dùng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của mình, trong đó có biện pháp pháp lý.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có cuộc tiếp xúc song phương với Phó Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc Vương Quán Trung bên lề Đối thoại Shangri-la hôm Thứ Sáu. 
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói hai bên đã trao đổi thẳng thắn về quan điểm của mình, nhưng ông Quân không xác nhận liệu khả năng khởi kiện Trung Quốc có được nhắc đến trong cuộc họp hay không.
Tướng Vịnh cho biết, nhận xét của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại Đối thoại Shangri-la có giá trị và ý nghĩa lớn buộc Trung Quốc quay trở lại bàn đàm phán. 
Những nhận xét này cũng nhắc nhở ASEAN rằng giàn khoan 981 không phải là vấn đề của riêng Việt Nam mà còn cả các nước khác.
















































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lá thư thứ 2 gửi ông Tập Cận Bình và đồng sự

Thứ Sáu, ngày 30 tháng 5 năm 2014

Ngày 30 tháng 05 năm 2014
Gửi ông Tập Cận Bình cùng giới lãnh đạo tối cao của đất nước Trung Hoa!
Chào ông Bình! Để việc trình bày được giản tiện tôi sẽ xem việc viết thư gửi cho ông cùng giới lãnh đạo tối cao của đất nước Trung Hoa như là cuộc đối thoại với riêng ông bởi lẽ cho đến thời điểm hiện tại ông vẫn đang là đại diện hợp pháp của giới lãnh đạo đất nước Trung Hoa.
Thật đáng tiếc cho những việc làm của ông cùng đồng sự đã gây ra trên biển đông. Quả thật là tôi đã có sự thất vọng về ông. Cho đến thời điểm hiện tại tôi thật không biết nên dùng danh xưng gì để gọi ông cho phải lẽ. Nhưng thôi tôi sẽ vẫn gọi ông là ông cho phải lễ với cương vị chủ tịch nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Trung Hoa.
Nhìn vào cách hành xử của ông nơi biển đông thì tôi biết lá thư đầu tiên tôi gửi cho ông đã chưa đến được những nơi cần đến. Đáng tiếc thay!
Có một người đã hỏi tôi với đại ý rằng:
- Liệu lá thư tôi viết có đến được tay ông? Liệu có ai dịch lá thư của tôi gửi đến ông không? Thật sự là dụng ý của tôi có phải là gửi những thông điệp tôi viết đến ông hay là gửi đến người khác?
Tôi đã trả lời:
- Câu trả lời cho câu hỏi bạn hỏi tôi vốn đã có trong lòng bạn. Tôi viết để cho người cần đọc, thích đọc tham khảo thế là đủ. Còn việc ông Tập Cận Bình hay người khác mà bạn đề cập đến nếu có cơ may xem qua thì càng tốt. Tôi viết chỉ mong người đọc xem qua rồi nhìn nhận lại mọi việc mà có những thái độ, cách ứng xử, hành động tùy thuận, thích hợp mà thôi.
Thôi hãy bỏ qua cuộc trao đổi của tôi với người bạn mà quay về với chính đề của lá thư thứ 2 tôi viết gửi cho ông.
Ông thấy sao? Ông đã “sa lầy” nơi biển đông, việc tiến thoái đã trở nên lưỡng nan. Thật khó cho ông và đồng sự. Giá như ông được tham khảo qua sách Trung Hoa, còn mãi một tình yêu; Hãy là đường xưa mây trắng bay…; Tùy bút luận xưa nay - Tập 3 hoặc chỉ đơn giản là việc được đọc qua bài viết Thư gửi ông Tập Cận Bình được tôi viết vào ngày 24 tháng 01 năm 2013 thì ông đã không phạm những sai lầm ngớ ngẩn và đáng tiếc.
Ông cùng thành phần lãnh đạo đất nước Trung Hoa đã gây ra tình hình căng thẳng trên biển đông, dấn thân vào việc leo thang xung đột chỉ vì kế sách “Mượn trời qua biển”, kế sách nhằm vào việc thanh trừng các tổ chức, lực lượng đối lập trong nước mà không bị công luận thế giới chỉ trích về việc vi phạm nhân quyền. Ông đã cả nghĩ đấy là một nước cờ lưỡng toàn kỳ mĩ, vừa “đánh sập” những tổ chức đối lập, vừa có thể “lấn lướt” các quốc gia cận kề lãnh hải, lãnh thổ nhưng sự thật là ông đang phạm sai lầm nghiêm trọng. Hình tượng người Trung Hoa khí tiết, trung nghĩa đã bị hủy hoại bởi chính do ông cùng giới lãnh đạo tối cao của đất nước Trung Hoa. Ông đang đánh mất phẩm giá của chính mình, ông bộc lộ cho nhân loại thấy rằng ông là một con người tham lam vô độ, vừa ngang ngược, tráo trở vừa manh động, hiếu chiến,… Đó quả thật không thể là hình ảnh của một vị lãnh tụ ở một đất nước Trung Hoa rộng lớn với nền văn hiến mang tính nhân văn truyền thống lâu đời.
Như tôi đã từng nói cộng đồng quốc tế và các nước trong khu vực biển đông sẽ ngay lập tức chặn đứng tham vọng của ông và cá nhân tôi cũng không cho phép ông cùng giới lãnh đạo Trung Quốc gây ra việc xáo trộn nền hòa bình thế giới.
Giàn khoan HD 981 ông hãy nên mau chóng kéo về và cũng hãy nên trả lại những vùng lãnh thổ, lãnh hải vốn dĩ không thuộc về đất nước Trung Hoa. Đó xem như là một hành động sửa sai cho những việc làm nông nổi, sai quấy vừa qua.
Hoa Kỳ, cộng đồng quốc tế, các nước quanh khu vực biển đông đã lên tiếng thể hiện rõ lập trường. Ông cùng giới lãnh đạo đất nước Trung Quốc rõ thật đang bị dồn vào đường cùng. Hoặc là chấp nhận việc sửa sai, rút giàn khoan HD 981 về nước hoặc là việc “Phóng lao phải theo lao”, tiếp tục manh động, châm ngòi nổ cho một cuộc chiến tranh khu vực dù biết trước kết quả người Trung Quốc sẽ thua. Lịch sử của liên quân 18 nước cùng ngồi mâm chia xẻ cái bánh Trung Hoa sẽ được tái hiện và còn hơn thế nữa.
Ông hãy nên nhớ rằng người dân Trung Hoa sẽ bỏ rơi ông vì chính ông đã hủy hoại hình tượng, khí tiết của dân tộc. Ông đừng cứ mãi ôm mộng tưởng hão huyền họ sẽ “kề vai, sát cánh” cùng ông bởi vì ông là vị lãnh tụ đáng kính của họ. Thật sự là không phải vậy. Ông và họ đang sống cách biệt ở hai tầng trời xa vợi. Ông và giới lãnh đạo Trung Quốc thật sự đã nghĩ nhiều hơn cho chính mình, cho tổ chức đảng của riêng ông. Họ đã thất vọng cách hành xử của ông, điều đó thể hiện rõ qua việc ra đời ngày các nhiều các tổ chức đối lập đưa ra những yêu cầu ly khai, tự trị. Đã có những cuộc đánh bom thể hiện rõ lập trường phản kháng cực đoan, quá khích và nếu ông cứ mãi ôm giữ sự bảo thủ, cục bộ cùng việc thẳng tay đàn áp các tổ chức đối lập ngày một trở nên tinh về chất, nhiều về lượng thì e rằng đất nước Trung Hoa sẽ chìm sâu vào khủng hoảng rạn nứt, “nồi da, xáo thịt”. Thêm vào đó, việc nhùng nhằng nơi biển đông sẽ khiến ông cùng giới lãnh đạo Trung Quốc lâm vào cảnh “Lưỡng đầu thọ địch” hay nói cách khác là “Thù trong, giặc ngoài” thì liệu có lối thoát nào cho ông.
Xuống thang nơi biển đông, một lời xin lỗi gửi đến toàn thể người dân Trung Hoa cùng nhân loại có lẽ là điều ông nên làm lúc này. Và sau đó, ông nên thoái vị để giữ lại chút phẩm giá, danh dự, sự tự tôn nơi chính mình. Đó là điều ông nên làm, ông bạn Tập Cận Bình ạ!
Tôi có thể khiến ông phải rời khỏi vũ đài chính trị ngay cả khi tôi chưa đặt chân đến đất nước Trung Hoa. Ông nghĩ điều này tôi có thể làm được không, thưa ông? Tôi biết rằng tôi đủ khả năng làm điều đó nhưng làm điều đó được gì?
Nếu lá thư này được gửi đến ông thì ông hãy đọc suy tư, nghiền ngẫm và xét xem ông nên làm gì cho hợp với lòng ông. Cũng chỉ có 2 phương án cho ông chọn lựa. Một là xin lỗi cùng thoái vị. Hai là tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược một đất nước kề cận Việt Nam; một đất nước nhỏ bé hơn về diện tích, ít hơn rất nhiều về con người; một đất nước cũng đang tồn tại một sự đoàn kết giữa các thành phần, tầng lớp xã hội rời rã, chán ngán cùng một tinh thần tự hào dân tộc ở đầu môi.
Tuy nhiên, ông hãy tin rằng người Trung Hoa sẽ thất bại nơi một cuộc chiến tranh phi nghĩa bởi lẽ ngay nơi đất nước Việt Nam cũng như ở chính đất nước Trung Hoa luôn có những người sẵn sàng ra sức ngăn chặn tham vọng ngông cuồng, nông nổi của giới lãnh đạo ở mỗi nước, đó là tham vọng chiến tranh, tham vọng phá vỡ nền hòa bình, ổn định nơi nhân loại. Và tôi cũng đã sẵn sàng cho việc chặn đứng tham vọng bá quyền của ông cùng đồng sự. Nhưng tôi sẽ không cầm súng ra chiến trường để bắn giết người Trung Hoa, tôi sẽ không dùng súng để bắn vào đầu đồng loại. Nếu chiến tranh xảy ra thì tôi sẽ ra chiến trường để cho người Trung Hoa mặc tình bắn giết, tôi đến chỉ để xem quân đội Trung Hoa khát máu đến nhường nào. Tháng 6 năm 2013, lẽ ra tôi đã sang Tử Cấm Thành dập tắt tham vọng ngông cuồng của ông trên biển đông. Đáng tiếc rằng tôi và giới lãnh đạo của dân tộc tôi cũng đang sống cách biệt giữa 2 tầng trời. Thế nên, tôi đã lỗi hẹn lời hứa đến Tử Cấm Thành và nếu… Chiến tranh giữa Việt Nam - Trung Quốc xảy ra thì tôi đành phải đến Tử Cấm Thành để kết thúc chiến tranh vì người Trung Hoa, người Việt Nam và vì nhân loại.
Cho dù với ngôn thuyết sắc bén, ngông cuồng không kém ở nơi tôi khiến lòng ông cùng giới lãnh đạo Trung Hoa căm phẫn thì ông cũng rất nên tỉnh táo trong từng hành động của chính mình. Nếu muốn tôi trả giá cho những điều đã viết thì điều đó không quá khó. Tôi đã rất sẵn sàng cho việc kết thúc. Cho dù ngày mai này ông hay một ai đó muốn tôi đến đất nước Trung Hoa “đền” tội thì tôi cũng sẽ đến để nhận lấy “quả” đã tạo. Và hãy xem như là chúng ta không còn ai nợ ai. Nếu bộ sách Sự hiểu biết làm thay đổi nhận thức, giá trị con người ra đời đúng tiến độ thì sẽ chẳng có ai vì một cái chết của tôi mà gây khó cho ông cùng giới lãnh đạo Trung Hoa bởi lẽ đơn giản đó chỉ là chọn lựa của chính tôi
Có lẽ đến lúc đó thì nhân loại sẽ biết tôi đến Trung Hoa không chỉ vì lòng tự tôn, khí tiết người Trung Hoa. Vô Ưu đến vì một điều gì đó lớn lao hơn.
Thôi tôi tạm dừng lá thư ở đây. Thật sự là gần đây tôi không có nhiều thời gian cho mỗi bài viết. Tôi muốn viết nhiều hơn để cùng ông tháo gỡ những khó khăn nội tại nơi đất nước Trung Hoa nhưng thời gian thật sự không thuộc về tôi. Nếu có điều kiện tôi sẽ viết cho ông lá thư thứ 3. Trước hết, ông hãy xem 2 lá thư tôi đã vì ông, vì người Trung Hoa,… mà viết. Hy vọng những lá thư sẽ sớm đến tay ông. Nếu điều đó xảy ra thì biển đông sẽ thôi không dậy sóng cuồng, những việc hành xử sai lầm sẽ mau chóng được sửa sai.
Tạm biệt, ông Bình!
Người viết thư

Vô Ưu cẩn bút

Phần nhận xét hiển thị trên trang