Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014
"Đất nước tôi thong thả giọt đàn bầu..Thẳm thẳm nỗi đau của mẹ.."
Hồn nhiên kiểu con điên..
Buồn đek tả được!
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Trung Quốc khống chế các nước khác như thế nào?
Ngọc Trân,
Trung Quốc đã và đang vươn lên vị trí cường quốc không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn cầu. Song hành với sự lớn mạnh đó là nỗi lo âu của nhiều bậc thức giả cũng như nhiều quốc gia.
Trấn áp Tây Tạng
Sau khi xâm chiếm và sát nhập Tây Tạng vào lãnh thổ của mình, Trung Quốc gia tăng sức ép với các quốc gia để triệt tiêu tất cả những ý định hậu thuẫn cho dân chúng Tây Tạng.
Tuy Đức Đạt Lai Lạt Ma – lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng đã phải sống lưu vong, song Trung Quốc vẫn tìm đủ mọi cách để cô lập ngài, nhằm xoá hẳn ký ức về một Tây Tạng đã từng tồn tại với thế một quốc gia độc lập.
Năm 2008, khi ông Nicolas Sarkozy, Tổng thống Pháp tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma, Trung Quốc không những chỉ trích kịch liệt hành động này mà còn hủy bỏ Hội nghị Thượng đỉnh Trung Quốc – Liên minh Châu Âu, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 12 năm 2008. Trung Quốc còn hăm dọa tẩy chay hàng hóa Pháp cũng như hủy bỏ các hợp đồng trị giá nhiều tỉ đô la với Pháp.
Tháng trước, Trung Quốc cũng ứng xử tương tự với Hoa Kỳ, khi Tổng thống Barack Obama tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trung Quốc đã cảnh cáo Hoa Kỳ rằng, việc đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ “ảnh hưởng nghiêm trọng” đến quan hệ Trung - Mỹ.
Trước cuộc tiếp kiến, ông Chu Duy Quần, một quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dọa: "Nếu lần này, lãnh đạo Hoa Kỳ quyết định gặp Đạt Lai Lạt Ma, điều đó sẽ hủy hoại sự tin tưởng và hợp tác giữa hai nước Trung - Mỹ, và làm sao có thể giúp được Hoa Kỳ vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay?"
Rồi sau khi tổng thống Obama tiếp kiến vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Trung Quốc triệu tập Đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh đến để bày tỏ điều mà Trung Quốc gọi là “sự bất mãn sâu sắc”. Ông Chu Duy Quần nói: "Chúng tôi sẽ có hành động tương ứng để làm cho các quốc gia có liên quan thấy được những sai lầm của mình."
Phát biểu tại một buổi họp báo hồi cuối tuần qua, Thủ tướng Trung Quốc, ông Ôn Gia Bảo cáo buộc rằng, cuộc gặp giữa tổng thống Obama với Đức Đạt Lai Lạt Ma là một trong những nguyên nhân làm cho quan hệ hai nước xấu đi, vì “vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của Trung Quốc.
Cai trị Tân Cương
Số phận Tân Cương, một quốc gia bị biến thành khu tự trị thuộc Trung Quốc, cũng vậy.
Theo Tổ chức Quan sát Nhân quyền, sau khi Trung Quốc giành được quyền kiểm soát Tân Cương vào năm 1949, tỷ lệ người gốc Hán tại đây đã tăng từ 6% lên 42% chưa đầy ba thập niên sau đó. Hiện tại người Hán chiếm hơn 75% dân số ở thủ phủ Tân Cương.
Mặc dù được gọi là “khu tự trị” nhưng người gốc Hán nắm giữ hầu hết vị trí quan trọng trong bộ máy hành chánh. Trung Quốc liên tục bị tố cáo là đang tiêu diệt nền văn hóa của dân Duy Ngô Nhĩ.
Bí thư Tân Cương là ông Vương Lạc Tuyền từng tuyên bố: "Công việc quan trọng mà chính quyền Tân Cương phải đối mặt là quản lý tôn giáo và đưa nó xuống hàng thứ yếu. Nhiệm vụ chính là xây dựng kinh tế, thống nhất đất đất nước, và đoàn kết dân tộc."
Cũng như Đức Đạt Lai Lạt Ma, bà Rebiya Kadeer, Chủ tịch tổ chức mang tên Đại hội Uighur Thế giới và là lãnh tụ tinh thần của người Duy Ngô Nhĩ, cũng bị Trung Quốc cô lập trong quan hệ với quốc tế.
Tháng 7 năm ngoái, ông Thôi Thiên Khải, Đại sứ Trung Quốc tại Nhật đã lên án Nhật kịch liệt khi Nhật tiếp bà Kadeer và cũng hăm dọa điều đó sẽ làm tổn hại quan hệ Trung – Nhật.
Vào thời điểm này, trả lời đài truyền hình ABC của Úc, bà Kadeer kể về đời sống của dân Duy Ngô Nhĩ, tại Tân Cương dưới sự cai trị của Trung Quốc:
"Tình trạng của người dân Duy Ngô Nhĩ rất giống với người dân Tây Tạng. Chúng tôi cùng chịu đựng sự đàn áp, dưới cùng một chính phủ. Đã trải qua một thời gian dài, người dân Duy Ngô Nhĩ không thể cất tiếng nói của mình với thế giới như những người anh em Tây Tạng của chúng tôi.
Người dân Duy Ngô Nhĩ chúng tôi chỉ có ba sự lựa chọn để sống dưới sự cai trị của Trung Quốc: Một là nhà tù, hai là lưu vong, ba là ăn ba bữa ăn mỗi ngày và phải làm tất cả mọi thứ mà chính quyền Trung Quốc bắt chúng tôi làm. Với những người lên tiếng phản kháng, họ sẽ bị bắt, bị bỏ tù và nhiều trường hợp bị kết án tử hình trong một phiên xử kín."
Áp đảo Đài Loan
Không riêng Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan cũng bị Trung Quốc cô lập với cộng đồng quốc tế. Chỉ có một sự khác biệt là Đài Loan vẫn giữ được lãnh thổ và chính quyền.
Năm 1952, Đài Loan từng được Liên Hiệp Quốc công nhận là một quốc gia nhưng đến năm 1971, do tác động của Trung Quốc, Đài Loan bị loại ra khỏi Liên Hiệp Quốc. Từ đó đến nay, Trung Quốc không ngừng gây sức ép, ngăn chặn cộng đồng quốc tế đối xử với Đài Loan như một quốc gia độc lập. Đó là lý do tại sao ở Việt Nam, khi đề cập đến Đài Loan, chính quyền và báo chí Việt Nam xếp Đài Loan vào dạng “vùng lãnh thổ” chứ không gọi “nước Đài Loan”.
Chính sách “một Trung Quốc” mà Trung Quốc đề ra vào thập niên 1990, xác định, chỉ có một nước Trung Quốc bao gồm: Trung Quốc đại lục, HongKong, Macau và Đài Loan.
Chính sách “một Trung Quốc” buộc tất cả các nước muốn quan hệ ngoại giao với Trung Quốc phải chấm dứt quan hệ ngoại giao với chính phủ Đài Loan.
Năm 2005, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lúc đó là ông Khổng Tuấn, tuyên bố khi Hoa Kỳ dự định tiếp ông Lý Đăng Huy, cựu Tổng thống Đài Loan:
"Chúng tôi cực lực phản đối Hoa Kỳ cho phép ông Lý Đăng Huy đến thăm. Các hoạt động của ông Lý Đăng Huy và những người như ông đi ngược lại nguyện vọng của người dân Trung Quốc và cả đồng bào Đài Loan. Chúng tôi phản đối chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Lý, dưới bất cứ hình thức hoặc danh nghĩa nào."
Năm 2006, cũng do sức ép của Trung Quốc, ông Trần Thủy Biển, Tổng thống Đài Loan, đã phải hủy kế hoạch dừng chân tại Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm các nước Nam Mỹ. Do sức ép của Trung Quốc, Hoa Kỳ chỉ cho phép phi cơ của ông Trần Thủy Biển được ngừng tại Alaska để tiếp nhiên liệu và tổng thống Đài Loan không được ra khỏi máy bay.
Những gì đã và đang xảy ra với Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan sẽ lập lại với biển Đông của Việt Nam? Thực tế đang khiến nhiều người phải tự hỏi như vậy.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Bọn Hán gian nói thế nào về chuyện này?
Tàu Trung Quốc điên cuồng đâm thủng tàu Cảnh sát biển Việt Nam
01/06/2014 18:32(TNO) Diễn biến căng thẳng bất ngờ diễn ra vào chiều nay 1.6, khi tàu Trung Quốc số hiệu 46105 đã điên cuồng phun nước và tăng tốc đâm thủng tàu Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam 2016, nơi phóng viên Thanh Niên Online đang có mặt.
Tàu cảnh sát biển 2016 (màu xám, bên ngoài) và tàu CSB 2015 trong đợt bàn giao cho lực lượng cảnh sát biển hồi cuối tháng 8.2013 tại Hải Phòng - Ảnh: Đàm Duy Khánh |
16 giờ chiều nay, tình hình khu vực giàn khoan đang khá yên ắng. Lúc này, các tàu CSB và Kiểm ngư Việt Nam đang thả trôi cách giàn khoan Hải Dương-981 khoảng 12 hải lý. Đột nhiên từ đâu có 4 - 5 tàu Trung Quốc từ phía giàn khoan trái phép Hải Dương-981 (Haiyan Shiyou-981) kéo đến.
Đi đầu là tàu kéo số hiệu 32 của Trung Quốc tổ chức khiêu khích một tàu kiểm ngư Việt Nam. Khác với các lần trước, tàu Việt Nam chủ động đứng yên hoặc di chuyển chậm và mở loa tuyên truyền đẩy đuổi các tàu Trung Quốc.
Đột nhiên tàu kéo 32 của Trung Quốc mở súng phun nước vào tàu kiểm ngư. Lúc ấy, tàu CSB 2016 đang nổ máy đi chậm ở vòng ngoài để hỗ trợ khi cần thiết thì đột nhiên tàu Trung Quốc 46105 tăng tốc lao về phía tàu CSB 2016. Nhận thấy sự nguy hiểm, tàu CSB 2016 tăng tốc lao về phía trước. Với lợi thế vận tốc lớn, sau 5 phút đeo bám tàu 46105 áp sát bên mạn phải, mở súng phun nước bắn xối xả vào tàu 2016.
Thượng úy Quản Trọng Dương, thuyền trưởng CSB 2016 ra lệnh thuyền viên và phóng viên vào đài chỉ huy, đóng chặt cửa để tránh nước. Tình thế cực kỳ gay go khi phía trước tàu Trung Quốc đang phun nước vào tàu kiểm ngư Việt Nam và che mất đường đi của tàu CSB 2016.
Chưa dừng lại ở đó, tàu Trung Quốc 46105 còn tăng tốc đâm thẳng góc vào mạn phải tàu CSB 2016. Cú đâm cực mạnh khiến cả tàu chao đảo. Thuyền trưởng Dương ra lệnh tổ máy chạy hết công suất trên 20 hải lý/giờ để tăng tốc thoát khỏi vòng vây.
Sau cú đâm trên, tàu 46105 lại truy đuổi tiếp và ép bên mạn trái của tàu 2016. Thượng úy Nguyễn Quốc Huy, chính trị viên tàu 2016 cho biết sau khi đâm va, tàu 46105 tiếp tục phun nước.
Lúc này, khi phát hiện thượng úy Huy đang có mặt trên boong tàu để ghi hình, phía tàuTrung Quốc ra lệnh phun nước trực diện vào người anh Huy. “Lúc này tôi vừa quay phim vừa tránh nước phun, mình quen với cảnh bị phun nước nên không sợ, chỉ sợ hư máy, mất hết hình ảnh”, thượng úy Huy kiên cường nói.
Tàu Trung Quốc bắn nước và đâm thẳng tàu CSB 2016 - Ảnh: Trung Hiếu |
Do 2 bên tàu 46105 có gia cố thêm mũi neo nên cú đâm đã gây tổn thất nặng cho tàu CSB 2016. Tàu CSB 2016 bị thủng 4 lỗ ở mạn phải, lỗ lớn nhất dài 40 cm, rộng 7 cm; lỗ nhỏ nhất dài 35 cm, rộng 3 cm, có lỗ thủng cách mép nước 40 cm, khiến nước tràn vào khoang tàu. Ngoài ra, tàu còn hư hỏng thêm 7 mét lan can tàu, ống thông hơi và ống dầu bị gãy.
Đến 18 giờ, cuộc tấn công hung hãn của tàu Trung Quốc kết thúc, các lực lượng trên tàu CSB 2016 đang tập trung gia cố tránh nước tràn vào.
Theo thuyền trưởng Quản Trọng Dương, với hư hỏng này, chỉ có cách kéo tàu vào bờ để sửa chữa, bởi nếu chạy nhanh hoặc sóng to hơn, thì nước sẽ tràn vào khoang tàu.
Theo ghi nhận của chúng tôi, đây là cuộc tấn công nghiêm trọng nhất của tàu Trung Quốc đối với tàu Việt Nam mấy ngày qua. Dẫu vậy, các chiến sĩ trên tàu CSB vẫn không hề nao núng, vẫn bình tĩnh, sửa chữa khắc phục sự cố để bám biển, từng giây từng phút.
Trung Hiếu
(từ Hoàng Sa, Đà Nẵng
(từ Hoàng Sa, Đà Nẵng
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đối thoại Shangri-La tại Singapore là một cơ hội để giải quyết mối đe dọa bất ổn của khu vực
Tại Đối thoại Shangri-La năm nay, được tổ chức bởi Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược ở Singapore, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là diễn giả chính. Có lẽ không quá ngạc nhiên, hội nghị thượng đỉnh năm nay sẽ có các cuộc thảo luận về quản lý xung đột, hợp tác quân sự, và có lẽ đáng chú ý nhất, là bàn về đóng góp của Hoa Kỳ đối với sự ổn định của khu vực.
Tất cả điều này diễn ra gần một tháng sau căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam khi Bắc Kinh lắp đặt một trong những giàn khoan dầu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm của Việt Nam. Một loạt các cuộc biểu tình và bạo loạn chống Trung Quốc đã dấy lên ở Việt Nam trong những ngày này, và gây ra cái chết của ít nhất hai công dân Trung Quốc và một cuộc di tản của hàng ngàn người khác, kể cả nhiều người lao động Đài Loan, buộc Hà Nội phải can thiệp để ngăn ngừa các cuộc biểu tình kế tiếp.
Sự cố này chỉ là một chương khác trong các tranh chấp lâu dài về hàng hải và lãnh thổ ở Biển Đông, một trong nhiều cuộc xung đột ở châu Á-Thái Bình Dương.
Vào ngày 23 tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc áp đặt một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, trong đó bao gồm các quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Việc làm này ngay lập tức bị lên án bởi Nhật Bản và Hoa Kỳ, và Washington đã phái hai máy bay ném bom B-52 tới vùng trời trên các đảo tranh chấp, với lời giải thích là một phần của kế hoạch tập trận đã được dự liệu trước, nhưng chắc chắn là một sự đáp trả đối với hành động gây hấn của Trung Quốc.
Với Thủ tướng Nhậ Bản Abe, Đối thoại Shangri-La năm nay là một cơ hội để lôi kéo đại diện các quốc gia tham dự vào việc giải quyết những rủi ro do các tranh chấp như vậy. Thật vậy, người ta trông đợi Thủ tướng Abe sẽ sử dụng bài phát biểu của mình để thúc đẩy quan hệ đối tác của nước ông với Mỹ, để cùng tăng cường hợp tác an ninh khu vực.
Điều đó sẽ phụ thuộc vào việc Thủ tướng Abe có thể làm dịu nỗi sợ hãi và thuyết phục đối thủ của ông trong chính phủ và toàn châu Á-Thái Bình Dương để hiểu về viễn tượng của ông về một nước Nhật Bản năng động hơn. Trong một khu vực mà những ký ức dài, và nơi hành động và tội ác của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ Hai vẫn chưa được lãng quên, Thủ tướng Abe sẽ có nhiều công việc phía trước.
Để tiến tới việc này, mặc cho mối quan ngại của Nhật Bản về vai trò của quốc gia này trong bất kỳ liên minh quân sự, một liên minh giữa các quốc gia có thể thúc đẩy hàn gắn và hiểu biết. Đối với các quốc gia đó, thống nhất trong mong muốn của họ để bảo đảm an ninh và ổn định khu vực, phòng thủ tập thể chỉ có thể là những gì là cần thiết để duy trì sự ổn định.
Thành lập và được khởi động tại căn cứ không quân Ent, Colorado, ngày 12 tháng 9 năm 1957, Bộ Tư lệnh Phòng thủ Vũ trụ Bắc Mỹ (ban đầu có tên là Phòng không Bắc Mỹ) hoặc NORAD, tích hợp các hoạt động phòng không của Hoa Kỳ và Canada vào một tổ chức liên quân chịu trách nhiệm bảo vệ và cảnh báo chống lại các mối đe dọa hàng không vũ trụ Bắc Mỹ. Mặc dù những lo ngại về cuộc xâm nhập của Liên Xô vào không phận Bắc Mỹ đã không còn kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, tổ chức của hai quốc gia này vẫn tồn tại để chống lại các mối đe dọa khủng bố tiềm năng.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, hoặc NATO, được thành lập sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai để ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô nhưng cũng để ngăn chặn những điều kiện dẫn đến chiến tranh thế giới đã tàn phá châu Âu. Người ta hy vọng rằng sự hiện diện của Bắc Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ ở Châu Âu, và sự hội nhập của Châu Âu sẽ ngăn chặn chủ nghĩa dân tộc quân phiệt. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã được ký kết vào ngày 04 tháng 4 năm 1949, và tiếp tục cho đến ngày nay.
Liên minh Châu Âu có nhiều sáng kiến quân sự cho lục địa này, ví dụ như Eurofor, Eurocorps, và Đội hiến binh quân châu Âu và nhiều sáng kiến khác. Mặc dù mỗi sáng kiến khác nhau về vai trò và thành phần quân sự từ các nước thành viên (sáng kiến của từ hai quốc gia cho các sáng kiến đa quốc gia ), tuy nhiên chúng đều phục vụ để bảo vệ EU.
Tuy nhiên, không phải tất cả các liên minh phòng thủ thành công. Có lẽ thích hợp nhất (và không may thay) cho các nước trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương là câu chuyện của SEATO .
Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á được thành lập tương tự như NATO vào ngày 08 tháng chín 1957, với việc ký kết Hiệp ước Quốc phòng Tập thể Đông Nam Á, hay còn gọi là Hiệp ước Manila. Đó là một sự sáng tạo chủ yếu của Mỹ và thiếu cơ chế có trong NATO (đặc biệt là Điều 5, là tuyên bố một cuộc tấn công chống lại một thành viên hiệp ước cũng là một cuộc tấn công chống lại tất cả các thành viên hiệp ước), cũng như hỗ trợ tổ chức và cấu trúc lãnh đạo cần thiết. Do đó, SEATO hết hạn vào ngày 30 tháng 6 năm 1977.
Thất bại SEATO không nên ngăn cản nỗ lực hơn nữa việc thiết lập phòng thủ tập thể ở châu Á-Thái Bình Dương, nhất là khu vực Đông Nam Á. Bài học đã được rút ra , và nếu không có gì khác, ngày hôm nay, vẫn còn tồn tại một nhu cầu hiệp nhất khi đối mặt với thách thức chung.
Tầm quan trọng của phòng thủ tập thể không thể phủ nhận. Không chỉ là sức mạnh về số lượng, tăng cường hợp tác quân sự cho phép minh bạch hơn giữa các nhà lãnh đạo nhà nước và chính phủ của họ, và làm giảm khả năng tính toán sai lầm mà có thể dẫn đến xung đột không cần thiết.
NORAD, NATO, và nhiều sáng kiến quân sự của Liên minh châu Âu được sinh ra từ một nhu cầu để giải quyết một mối đe dọa hay mối quan tâm cụ thể. Chúng không phải là hình mẫu mà từ đó bất kỳ tổ chức phòng thủ tập thể trong tương lai ở châu Á -Thái Bình Dương có thể vay mượn, nhưng có thể được sử dụng như nguồn cảm hứng cho những gì có thể xảy ra khi các nhà lãnh đạo quốc gia làm việc cùng nhau.
Khánh Vũ Đức là một luật sư và giáo sư luật bán thời gian tại Đại học Ottawa. Ông đóng góp thường xuyên bài viết cho Asia Sentinel. Duvien Trần là một nhà nghiên cứu đặc biệt tại Văn phòng Luật VDK tại Ottawa.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Bàn vè sự hèn!
Không hèn với giặc chắc chắn sẽ không ác với dân!
>> TQ tố cáo Nhật và Mỹ 'khiêu khích'
>> Nhật Bản và Việt Nam thỏa thuận hợp tác an ninh chặt chẽ
>> “Mổ xẻ” sự lệ thuộc kinh tế từ bài toán năng lượng
>> Ngăn trở nhặt rác vì mặc áo có logo Human rights bị cho là nhạy cảm
FB Hoàng Tám
>> Nhật Bản và Việt Nam thỏa thuận hợp tác an ninh chặt chẽ
>> “Mổ xẻ” sự lệ thuộc kinh tế từ bài toán năng lượng
>> Ngăn trở nhặt rác vì mặc áo có logo Human rights bị cho là nhạy cảm
FB Hoàng Tám
Thượng đế khi sinh ra đã ban cho con người ta một "cục hèn" và một "cục khí phách" cân bằng nhau. Chỉ khác nhau là nơi sử dụng hai cái "cục" này.
Ở cơ quan, thủ trưởng nào mà khom lom, nịnh nọt, nem nép với cấp trên thì thường lên mặt hống hách với cấp dưới và ngược lại, ông nào mà cương trực, thẳng thắn, không "khiếp nhược" cấp trên thì luôn yêu thương và mềm mỏng với thuộc cấp.
Trong nhà cũng vậy. Thằng đàn ông nào ra ngoài nem nép, đến cơ quan hèn hạ và xu nịnh thì về nhà đánh vợ, chửi con và cũng ngược lại.
Đối với một quốc gia, cũng không ngoài qui luật này.
Trong các cuộc chống giặc ngoại xâm vừa qua, Nhà nước ta rất kiên quyết với kẻ thù và ngược lại, hết lòng hết sức thương yêu, kính trọng nhân dân.
Không hèn với giặc chắc chắn sẽ không ác với dân!
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thì thơ:
NỎ ĐỀ
Đường làng nay gọi Nam Cao
Bờ tre lặng nhớ nôn nao Chí Phèo
Quê ta rơm khó, rạ nghèo
Làng ta cánh vạc chống chèo cơn giông
Lỗi thời tôm cá mênh mông
Tân thời thái quá ruộng đồng xác xơ
Hàng cau rũ lá bơ phờ
Ru dòng kênh cạn mỏi chờ ngày xưa
Bờ tre lặng nhớ nôn nao Chí Phèo
Quê ta rơm khó, rạ nghèo
Làng ta cánh vạc chống chèo cơn giông
Lỗi thời tôm cá mênh mông
Tân thời thái quá ruộng đồng xác xơ
Hàng cau rũ lá bơ phờ
Ru dòng kênh cạn mỏi chờ ngày xưa
P/s: Chung quy cũng tại thằng Tàu
Làm tui phát cáu càu nhàu mấy câu.
Làm tui phát cáu càu nhàu mấy câu.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Giấc mơ của một người tử tế!
TIN NÓNG :LỮ ĐOÀN 101 ĐÁNH THẮNG TRẬN ĐẦU.
Tốp người nhái của lữ đoàn 101 Hải quân đánh bộ Việt Nam chỉ trong 30 phút đã làm chủ hoàn toàn tàu hải giám 46101 của trung quốc ngay giữa đội hình 137 tàu các loại tại khu vực dàn khoan HD981 neo đậu trong vùng đặc quyền của Việt Nam.
Từ đây qua hệ thống thông tin các chiến sĩ ta gây nhiễu và cải trang hòa vào đội hình địch lần lượt áp sát khống chế các tàu chỉ huy trọng yếu.
Ta làm chủ gần như hoàn toàn 70 % các tàu địch.
Bắt sống 656 quân nhân trung quốc và thủy thủ đoàn trên các tàu
Tiêu diệt bằng võ thuật 25 tên ngoan cố chống trả.
Phối hợp với các lực lượng và biên đội tàu của ta bao vây và bắt sống toàn bộ quân xâm lược.
Đúng 15h50p ngày 15/05/2015 ta âm thầm kéo dàn khoan ra khỏi hải phận vùng đặc quyền kinh tế và thông báo anh Tập ra nhận người và tài sản đi lạc.
Đúng 12h ngày 30/04/2016 lãnh đạo mới của trung quốc tuyên bố trao trả và rút quân khỏi các đảo nằm trong quần đào Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và thừa nhận chiếm đóng phi pháp không theo công ước quốc tế về luật biển 1982.
Nóng quá ngủ trưa mơ lạ thế...tỉnh dậy cứ bồi hồi ước gì thật nhỉ, mắt nhắm mắt mở nhìn lên lịch hóa ra hôm nay ngày 01/06/2014 tết thiếu nhi và trò chơi đánh trận giả...bâng khuâng nhớ lại gần 50 năm trước! — tại Giấc mơ hòa bình ..khát vọng Việt Nam!
Tốp người nhái của lữ đoàn 101 Hải quân đánh bộ Việt Nam chỉ trong 30 phút đã làm chủ hoàn toàn tàu hải giám 46101 của trung quốc ngay giữa đội hình 137 tàu các loại tại khu vực dàn khoan HD981 neo đậu trong vùng đặc quyền của Việt Nam.
Từ đây qua hệ thống thông tin các chiến sĩ ta gây nhiễu và cải trang hòa vào đội hình địch lần lượt áp sát khống chế các tàu chỉ huy trọng yếu.
Ta làm chủ gần như hoàn toàn 70 % các tàu địch.
Bắt sống 656 quân nhân trung quốc và thủy thủ đoàn trên các tàu
Tiêu diệt bằng võ thuật 25 tên ngoan cố chống trả.
Phối hợp với các lực lượng và biên đội tàu của ta bao vây và bắt sống toàn bộ quân xâm lược.
Đúng 15h50p ngày 15/05/2015 ta âm thầm kéo dàn khoan ra khỏi hải phận vùng đặc quyền kinh tế và thông báo anh Tập ra nhận người và tài sản đi lạc.
Đúng 12h ngày 30/04/2016 lãnh đạo mới của trung quốc tuyên bố trao trả và rút quân khỏi các đảo nằm trong quần đào Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và thừa nhận chiếm đóng phi pháp không theo công ước quốc tế về luật biển 1982.
Nóng quá ngủ trưa mơ lạ thế...tỉnh dậy cứ bồi hồi ước gì thật nhỉ, mắt nhắm mắt mở nhìn lên lịch hóa ra hôm nay ngày 01/06/2014 tết thiếu nhi và trò chơi đánh trận giả...bâng khuâng nhớ lại gần 50 năm trước! — tại Giấc mơ hòa bình ..khát vọng Việt Nam!
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)