Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Đọc cho biết, chưa nói chuyện hay dở:

Trích tiểu thuyết Kiến, chuột và ruồi của Nguyễn Quang Lập
c539def8-34d7-4cce-9100-bd8dab1c0d81Trong chứng minh nhân dân của tôi, phầnDấu vết riêng hoặc dị hình có  ghi: Sẹo chấm 0,3 cm dưới sau đuôi mắt trái. Đấy là dấu vết ghi nhận ngày tôi ra đời đau đớn, khó khăn thế nào. Đơn giản vì đầu tôi quá to. Nó to gần bằng cái nồi ba, lại có ngạnh nhô ra hai bên như hai cái sừng bò, bây giờ người ta mới biết đó là u máu, hồi đó thì chẳng ai biết là cái gì, sợ lắm.
Ca đẻ kéo dài bốn tiếng, từ bốn giờ chiều đến tám giờ đêm, tôi vẫn không chịu ló đầu ra.  Mạ tôi đang nằm thở thoi thóp sau khi đã la hét kiệt sức. Bà đỡ vẫn nhai trầu bỏm bẻm, cười nói như không, kì thực mặt bà đã tái mét. Bà nghi đây là ca đẻ ngược nhưng không dám nói, vẫn cứ nhai trầu bỏm bẻm, thỉnh thoảng ho khan mấy tiếng, nói rặn đi em!… y chang người ta giục con nít đi ỉa.
 Bà ngồi kể chuyện cười cốt để mạ tôi buồn cười cho phọt tôi ra nhưng chẳng ai cười, mình bà hết he he he lại hơ hơ hơ, vô duyên như mấy màn tấu hài đương đại.
Đã sốt ruột lắm rồi nhưng bà chẳng biết làm gì hơn là têm trầu,  nhai trầu, thỉnh thoảng ho khan và nói rặn đi em. Lâu lâu bà vuốt mép, nói ua chầu, có chuyên ni hay lắm đây!… Ngó liếc chẳng thấy ai hưởng ứng, mặc kệ bà cứ kể, đầu chuyện cười he he he, cuối chuyện cười hơ hơ hơ. Tất cả ngôn ngữ chuyên môn của bà chỉ có thế.
Chừng đã phát chán, bà ngáp dài, vỗ mông mạ tôi cái bốp, nói con ni l. to răng đẻ khó ri hè! Chẳng ai cười. Bà cũng không cười, nhả miếng trầu này nhét vào miếng trầu khác, nói rặn đi em, câu cửa miệng đã nhàm tai chính bà cũng chẳng buồn nghe.
Bà thuộc trường phái câu liêm, tức dùng câu liêm cắt rốn. Trường phái này tồn tại bao đời nay đã bắt đầu nhường chỗ cho trường phái dùng kéo mạ kền cắt rốn, gọi là trường pháikéo mạ kền. Duy nhất bác Đông gái một mình một trường phái kéo mạ kền, được  dân Thị trấn Linh Giang ngưỡng mộ và tin cậy.
Thật không may cho tôi, vào lúc tôi chui ra đời thì bác Đông gái đang sốt rất cao, uống hết một rổ lá nhọ nồi sắc đặc vẫn không giảm. Bác Đông gái là người hàng xóm tuyệt vời,  bác luôn có mặt những lúc nhà tôi cần bà có mặt, hết lòng giúp đỡ nhà tôi, cả những việc đòi hỏi phải có sự hy sinh lớn mới hòng thu được kết quả bác cũng sẵn sàng.
 Bác Đông gái là bà đỡ vĩ đại nhất mọi thời đại của Thị trấn Linh Giang. Từ năm mười sáu tuổi cho đến khi bà nhắm mắt xuôi tay, gần hai ngàn người đã ra đời dưới tay bà, tỉ lệ tử vong 0%, tôi không thèm nói ngoa một tí nào. Quá nửa trong số hai ngàn người này đến nay vẫn còn sống, số còn lại đã chết vì rất nhiều lí do, sẽ làm chứng cho quả quyết của tôi.
 Không phải ai được bác Đông gái đỡ đẻ cũng đều trở thành người tử tế.  Khoảng 10% những kẻ vô tích sự, 10% bọn lưu manh trộm cướp, 10% những kẻ giả danh và bè lũ đạo đức giả (bọn này đích thị cũng là lũ lưu manh), nhưng nhờ vào đôi tay thần diệu của bà, thị trấn quê tôi phát triển được như ngày hôm nay, đó quyết không phải là lời tâng bốc quá đáng. 
Bác Đông gái được học hành cẩn thận, nghe nói học lớp hộ sinh Pháp dạy ở trong tỉnh, còn bà mụ của tôi thì không. Bà này cực xấu, trên ba chục tuổi vẫn không chưa chồng.
 Xưa bà bán  đúc ở chợ Thị trấn. Một hôm bánh ế, bà ngồi đến tối om, chợ tàn hết rồi vẫn còn nguyên nửa gánh. Chợ chỉ còn ông gác chợ, ông cũng ế vợ, người ta chê ông nghèo không ai thèm lấy. Bà đang soạn gánh ra về thì ông đi đến, tụt quần cười hề hề, nói tui có cái ni em có đổi bánh đúc không?
 Bà chửi cha ông gác chợ. Ông gác chợ đè bà ra. Bà lại chửi cha ông gác chợ. Ông gác chợ tụt quần bà ra. Bà lại chửi cha ông gác chợ. Rồi bà kêu á á á… ố ố ố. Rồi bà kêu ứ ứ ứ… ừ ừ ừ. Cuối cùng bà chẳng kêu được nữa chỉ hức hức hức… hừ hừ hừ.
Ông gác chợ kéo quần lên, đứng dậy cười khì khì, nói hay không?… Hay không? Bà cũng kéo quần lên, ngồi dậy cười hi hi hi, nói hay hè… hay hè! Ông gác chợ vỗ đít bà phát, nói hay thì về nhà tui! Bà gánh bánh đúc về theo ông liền, nói về thì về, sợ chi.
Đêm trở dạ bà ôm bụng rên hừ hừ, nói ông ơi… ông ơi… đi tìm cho tui bà mụ! Ông gác chợ say, nói tìm mô ra, mà tiền mô mà tìm? Bà ôm bụng chửi cha ông gác chợ. Ông gác chợ cho bà mấy bợp tai, nói ngu! Xoạc háng thò tay vào túm cổ nó mà lôi ra, chi mà kêu! Cùng đường bà làm theo ông, thế mà mẹ tròn con vuông. Bà cười he he he, nói té ra đỡ đẻ dễ không à! Từ đó bà trở thành bà mụ.
Lâu nay chỉ đỡ đẻ cho bà con  quanh Thị trấn, lần đầu được gọi đến đỡ đẻ cho vợ “ông to” trong huyện,  ba tôi chỉ là ông phó ban tuyên giáo huyện ủy cũng được gọi là “ông to”, bà sợ lắm tính không đi nhưng tiếc một đồng hai tiền công cũng liều.
Bà quá ngạc nhiên khi đứng trước cửa nhà tôi, nó là cái chuồng bò bỏ không. Một ông phó ban tuyên huấn huyện uỷ lại ở cái chuồng bò bỏ không, bà không sao tin nổi.
Thực ra ba mạ tôi cũng đã cất được một ngôi nhà ba gian hai chái, nhà tranh vách đất thôi nhưng cũng đủ ấm áp cho sáu anh chị của tôi. Khi ba tôi bị bắt giam vì tội  gián điệp Quốc dân đảng và tiểu tư sản phản động cũng là lúc cả nhà tôi bị lùa vào cái chuồng bò bỏ hoang. Ngôi nhà ấy được trưng dụng làm nơi hội họp của cả xóm Cầu Phố.
Chỉ ba ngày sau, ba tôi được thả ra, được trả lại thành phần, từ bỏ thành phần tiểu tư sản phản động, vinh dự trở về thành phần cùng đinh, nói chữ là thành phần dân nghèo thành thị, thành phần mà bất cứ ai sinh ra và lớn lên ở đây cũng phải mơ ước.
Thành phần được trả nhưng ngôi nhà thì không.  Ngôi nhà ba gian hai chái không hề phản ánh đúng thành phần cùng đinh, nó là nhà của thành phần trung nông. Nếu ba tôi dám từ bỏ thành phần cùng đinh, nhận lấy thành phần trung nông, lập tức chúng tôi sẽ vĩnh biệt cái chuồng bò rách rưới hôi hám trở về ngôi nhà yêu quí của mình. Nhưng ba tôi không ngu cũng không điên, ông thà ở cái chuồng bò khốn khổ khốn nạn đó chứ không bao giờ rời bỏ thành phần cùng đinh, thành phần quí hơn vàng.
Thực tế chứng minh ba tôi hoàn toàn đúng đắn. Nhờ vào thành phần cùng đinh, anh Cả tôi là người đầu tiên của tỉnh được đi học Liên Xô – sự kiện chấn động Thị trấn Linh Giang, nửa thế kỉ sau vẫn có người nhắc đến với niềm tự hào lẫn ghen tị. Thế mới biết vì sao không một ai tỏ ra ân hận vì sự đánh đổi của ba tôi, dù ròng rã hai năm trời gia đình tôi phải sống trong cái chuồng bò chật chội, hôi hám. Sự đánh đổi quá to lớn, có thể nói đó là sự đánh đổi trời cho, không dễ gì có được.
 Chỉ có tôi là ghê rợn khi biết mình phải sống chung với nó.
                                                            *         *
                                                             *
Từ trong khe hẹp, tôi mở mắt nhìn ra đời, tức là cái chuồng bò.
Lúc đầu tôi không nhìn thấy gì ngoài cái háng bà đỡ đang dạng ra choán cả tầm mắt.  Bà vẫn nhai trầu bỏm bẻm, nói nín thở, rặn mạnh đi em! Đang thiu thiu ngủ mạ tôi choàng tỉnh, gào thét điên cuồng, hình như tôi vừa làm gì đó khiến mạ tôi rất đau.
Tôi không biết phải làm sao để mạ tôi đỡ đau. Một mớ dây dợ đang cuốn chặt lấy tôi, không cách nào thoát ra khỏi chúng. Tôi đạp chân phải một cái, cốt để rút chân ra khỏi hai sợi dây ruột đang bó quanh cổ chân. Mạ tôi hét một tiếng thất thanh.
Tôi buộc phải dừng lại, mở mắt nhìn ra khe hở hẹp. Vẫn cái háng to bè của bà đỡ, nhìn rõ những sợi chỉ vá đũng quần đã đứt tung rời ra, để lộ một vệt da trắng nhỡn.
 Tôi không thích cái háng bẩn thỉu ấy một chút nào.
Cố đạp một cái nữa, tôi nhận thấy cả hai sợi dây ruột buộc cổ chân  đã tuột ra,  mừng quá là mừng. Bà đỡ cúi xuống săm soi, mắt sáng lên, nói đầu nó ra đây rồi nì!…
 Bà  vẫn kiên quyết không chịu xếp háng lại, thậm chí mỗi lúc mỗi dạng ra, cái vệt da trắng nhỡn dường như nứt toác, chạy thẳng xuống bẹn, bóc trần một nhúm lông quăn queo ghê tởm.
 Đời không phải là cái háng thô bỉ  ấy, tôi biết chắc như vậy và quyết tâm đưa tầm mắt mình vượt ra khỏi nó. Nhưng chịu, tuồng như háng bà mỗi lúc mỗi xoè ra.
Tôi ưỡn ngực rướn lên. May mắn làm sao sợi dây ruột cuốn quanh bụng bỗng bung ra, tuy vẫn đeo chặt lấy rốn, làm cho tôi khoan khoái vô cùng. Bây giờ chỉ cần thoát khỏi sợi dây ruột cuốn quanh cổ là tôi có thể thoải mái chui ra Đời, chí ít cũng thoát khỏi cái háng mông muội ghê rợn án ngữ tầm mắt rất khó chịu.
Mạ tôi cũng đã bớt kêu la, bà chỉ thoi thóp thở và rên ư ử, có lẽ bà đã quá mệt. Tôi bình tĩnh xem xét lại tư thế của mình sao cho chỉ cần đạp mạnh một cú nữa là nhào ra Đời.
Chừng tám giờ tối, mạ tôi vặn mình liên tục. Tôi hết đảo bên này lại đảo bên kia. Trạng thái rơi tự do làm tôi nôn nao khó chịu. May thay khi tôi hết chịu nổi cũng là lúc hai giây chằng quấn quanh bụng  bung ra.
 Tuyệt vời! Nhẹ nhàng thoải mái quá! Có một niếm phấn khích chui từ hậu môn, vào khoang bụng, qua cổ họng rồi lên đầu. Niềm phấn khích màu đỏ nâu, mát rượi.
Ngắm lại lần nữa thành bụng đầy dây nhợ của mạ tôi trước khi vĩnh biệt chúng, tôi cố lật nghiêng người, dùng hết sức bình sinh đạp mạnh.
 Mạ tôi rú lên: Ối con ơi! Tiếng rú đau đớn và tuyệt vọng.
Tiếng rú làm tôi giật mình, nhưng không vì thế tôi từ bỏ ý định chui ra đời, thậm chí còn quyết tâm hơn. Cần phải nhanh chóng thoát khỏi khoang bụng chật hẹp tăm tối, chiếm lấy một phần không gian rộng rãi giữa đời.  
Thực thì điều đó cũng không quan trọng lắm. Tôi không hình dung được và cũng không muốn hình dung mình sẽ được Chúa Trời bố trí ở vị trí nào, cao thấp rộng hẹp ra sao. Tôi nỗ lực ra đời  là để mau chóng thoát khỏi cái háng mông muội che khuất tầm nhìn, ít ra phía sau cái háng mông muội kia cũng có cái gì đó dễ chịu.
Sau này lớn lên, tôi nhận ra suốt cuộc đời tôi luôn luôn bị những cái háng mông muội che lấp tầm nhìn. Lúc nào tôi cũng bận rộn với chúng nhưng chưa bao giờ say đắm chúng. Càng ngày tôi nhận ra mối nguy hiếm và giá trị của những cái háng: bẩn thỉu và hấp dẫn, tầm thường và thiêng liêng – lý do tôi ghét chúng nhưng chưa bao giờ đủ can đảm rời bỏ chúng. Chuyện này nói sau.
Mạ tôi kêu la rú rít mỗi lúc mỗi dữ dội hơn, thậm tệ hơn. Bà vừa van xin tôi đừng làm khổ bà nữa vừa kêu rên đời bà thực chẳng ra làm sao. Đặc biệt bà chửi ba tôi như chửi chó. Khi lên cơn kịch phát, mạ tôi mang tên cúng cơm ba tôi ra  réo, điều mà ngày thường không bao giờ bà dám hé môi.  Không khảo mà xưng, bà nức nở rú rít khai man tội trạng của ba tôi đã làm bà ra nông nổi này, cứ như tôi là kết quả sự hiếp đáp vô lương.
Trong đau đớn cùng cực, mạ tôi vẫn còn nhớ cần kể ra những gì và giấu đi những gì, chủ yếu bà lờ tịt cái việc chính bà luôn luôn gợi ý thúc giục ba tôi, một cách tinh vi ranh mãnh, làm ra “ cái nông nổi này” là tôi đây.
Tôi thấy hơi tự ái, có lẽ tủi thân thì đúng hơn. Dù thế nào tôi cũng là kết quả của tình yêu, chí ít cũng là tình vợ chồng, tệ nhất cũng là kết quả một thỏa thuận lâu dài hay tức thời. Chuyện này chỉ ít nữa tôi sẽ kể, bây giờ mọi người hãy cứ tin tôi đi.
 Bây giờ là giây phút quyết định, chỉ cần rướn thêm một chút nữa là đầu tôi sẽ tọt hẳn ra ngoài. Tôi thu mình lại chút ít, dùng hai đầu gối tì mạnh vào thành bụng mạ tôi, một hai ba… tôi ẩy mạnh. Chị Ba reo lên, vỗ tay bem bép, nói  a em ra rồi!…  Em ra rồi mạ ơi!  Tiếng reo cô bé mười ba tuổi mới trong trẻo làm sao.  Tôi yêu chị tôi ngay từ giây phút đó.
Tôi cảm thấy phấn khởi vô cùng, muốn bay ra ngay lập tức. Niềm phấn khích lại xuất hiện, cuồn cuộn chui vào hậu môn, vào khoang bụng, chui qua cổ rồi lên đầu. Niềm phấn khích màu đỏ nâu mát rượi, nguồn năng lượng cần thiết giúp tôi hoàn tất giai đoạn cuối cùng: vượt qua cửa tử cung chật hẹp, phóng thẳng ra đời.
Hoàn toàn đúng như vậy nếu tôi không thấy con chuột nhắt, không phải, ba bốn con chuột nhắt từ dưới đống rơm lót nền chuồng bò chui ra. Có lẽ không phải nốt, hình như chúng chui ra từ cái háng mông muội đáng ghét kia.
Những con chuột bé tí, chỉ bằng đầu ngón tay út lại có những đôi mắt rất to, ánh lên vẻ lấc láo xỏ xiên ngay khi chúng vừa sinh ra, đang thao láo nhìn tôi. Tất nhiên tôi không sợ, không việc gì phải sợ lũ súc sinh có trọng lượng nhỏ hơn một ngàn hai trăm lần trọng lượng của tôi.
Trong tôi dâng lên một nỗi căm hờn và khinh bỉ chúng, nỗi căm hờn và khinh bỉ vô lối vì lũ chúng chẳng động gì đến tôi cả, có khi chúng cũng giống chị Ba  đang tự nguyện làm cổ động viên cho sự ra đời chính đáng của tôi. Mặc kệ, tôi không thích chúng, thế thôi.
 Tôi diễn đạt sự chống đối lũ chuột nhắt  bằng việc co mình lại tụt sâu vào cái xà lim tăm tối của mình.
Tất cả lập tức phản đối.  Mạ tôi rên rỉ , nói  ra cho mạ với con ơi! Bà đỡ  há hốc mồm, hai tay ôm đầu kêu lên, nói răng lạ ri hè?… Răng lạ ri hè? Bà dớn dác tính tháo lui, bắt gặp cái nhìn nghiêm trọng của ba tôi, bà bèn bẽn lẽn ngồi xuống cười chữa thẹn, nói thằng ni rồi ghê gớm lắm đây!  Buồn cười bà đã gọi tôi bằng thằng khi tôi chưa kịp phơi bày chứng chỉ đàn ông của mình.
Ba tôi ngồi xuống cạnh bà đỡ, nói con tui đứa mô cũng lì rứa đó. Chị cứ yên tâm. Cùng lắm tui thọc tay vào kéo cổ nó ra. Câu này y chang câu chồng bà đã khuyến dụ bà khiến bà tự tin hơn. Bà lom lom nhìn vào hõm sâu, nói anh coi nì, mở to ri răng nó vẫn không chịu ra?
 Chị Ba ngồi tựa cột khóc thút thít, thỉnh thoảng lại bò tới vỗ vỗ nhẹ vào bụng mạ tôi, nói ra đi cho rồi, mạ khổ lắm em nờ…
Một tiếng sấm đanh gọn xoẹt qua nóc chuồng bò, tiếp liền là một trận mưa dữ dội kéo dài hơn một tiếng đồng hồ, mưa như xốí, có lẽ hơn 100 li, Thị trấn hiếm khi có một trận mưa to như thế. Tiếng mưa cùng với tiếng sấm làm cho tôi sợ, mặc mọi người ra sức thúc dục tôi vẫn chẳng dám chui ra.
 Bác Đông gái hiền lành phúc hậu hay tin tôi không chịu chui ra đời cũng phản đối quyết liệt. Từ trên giường bệnh bác phát lệnh truyền khẩu cho bà đỡ  là phải bóc – xép khẩn cấp.
 Bóc-xép là gì? Đó là một từ tiếng Tây, dịch ra tiếng Việt là cưỡng chế các phần tử chống đối ngay trước cửa tử cung. Bác Đông gái trao cho chị Ba một cái kẹp sắt mạ kền có đính miếng cao su hay bọt biển gì đấy ở hai đầu kẹp, đó là vũ khí chuyên chế sinh sản.
 Khi có vũ khí trong tay, đáng ra bà đỡ phải biết trước sau tôi cũng phải đầu hàng vô điều kiện, không việc gì phải vội vã, thế mà bà đã hành động điên rồ như một kẻ thua cuộc. Không thèm nhúng nước sôi tiệt trùng, bà xộc vũ khí đầy mồ hôi tay vào âm đạo, kẹp lấy hai thái dương của tôi. Bà kẹp rất mạnh, lôi ra cũng rất mạnh, dù tôi đã hoàn toàn chấp nhận thua cuộc trong cuộc đối đầu “ai thắng ai” giữa tự do một mình và tự do hỗ lốn.
Một tiếng “phoạp” vang lên cùng với tiếng reo ồ tất cả những ai đang vây quanh âm hộ đẫm máu của mạ tôi.
Tôi khóc thét. Tiếng khóc đau đớn và tức giận vang lên trong cái chuồng bò mười bốn mét vuông chẳng làm ai động lòng. Người ta tranh nhau đoán trọng lượng của tôi là hai cân chín hay ba cân ba, tranh nhau đoán mặt tôi giống mạ tôi, ba tôi, hay ông bà cụ kị tôi. Rốt cuộc tất cả đều khẳng định mặt tôi giống ba tôi như lột, rõ thói xu nịnh truyền kiếp!
Chưa hết, người ta còn tranh nhau ca ngợi tiếng khóc vang dội của tôi như một tín hiệu tốt lành về một tương lai cực kì tươi sáng dành cho tôi. Vớ vẩn! Tôi đang đau chết đi được. Hành động khủng bố trắng trợn của bà đỡ nhân danh chuyên chính sinh sản đã làm tôi bị thương, một vết xước 0.3cm dưới sau đuôi mắt trái đang chảy máu.
Chẳng có ai  thèm quan tâm, vả, nếu có quan tâm cũng chẳng có ai phân biệt được máu của vết thương dưới sau đuôi mắt trái với máu sinh sản đang tràn ngập cơ thể tôi. Bà đỡ lấy câu liêm đã nung đỏ cắt nhúm rau cái xoẹt. Cái rau được ba tôi nhanh chóng chôn vào bình rượu bốn lít với đôi mắt sáng ngời. Nhờ nó ông có thể chạy bộ trên mười ki lô mét, gánh nặng trên năm mươi cân, ngồi họp trên bốn tiếng đồng hồ, làm tình trên ba mươi phút. Giời ạ, thế mà thơ ca khi nào cũng nức nở về nơi chôn rau cắt rốn của con người!

*        *
*
Tôi đang đói chỉ muốn ăn, thế thôi. Trong tôi hoàn toàn không có cảm xúc chào đời.
Mạ tôi đã lịm đi sau bốn tiếng đồng hồ sinh nở. Ba tôi đang đào rãnh nước quanh chuồng bò, ra sức chống cự với đám nước đái bò lúc nào cũng sẵn sàng tràn vào nền chuồng bò. Mưa lớn làm nước từ ngoài đường cái quan tràn xuống chuồng bò.  Ba tôi cuốc cuốc đào đào đến kiệt sức, nước từ đường cái quan vẫn không thôi đổ xuống, mối nguy hiểm làm cả nhà tôi lo lắng. Khéo không mạ tôi sẽ bị nhúng trong nước lạnh, điều kiêng kị vô cùng đối với đàn bà vừa qua cơn vượt cạn.
Bà đỡ  vui mừng thoát qua một ca đẻ khó, nhận một đồng hai tiền công ra về cùng với cái háng mông muội và vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Bà đã chết khi lội qua một quãng nước ngập, tụt xuống hố sâu.
Khi người ta tìm thấy thì bà đã trắng nhợt, tay cầm chặt khư một đồng hai tiền công, giá phải trả cho sự ra đời của tôi.
*        *
*
Có một ngẫu nhiên tuyệt vời, buổi tối tôi bị bóc-xép, tức bị chuyên chính sinh sản, thuộc về ngày 30 tháng 4, “Ngày đất nước hòa bình thống nhất, non sông thu về một mối!” – câu cảm thán chân thật nhất của giới chính trị mà tôi nghe được.
Tôi sinh ngày 20 tháng 3 năm Bính Thân, tra Lịch thế kỷ  đúng ngày 30 tháng 4 năm 1956. Lúc đầu tôi có tên là khác, vì hay đau ốm quá mạ tôi “bán” cho thầy, thầy đặt cho tên là Quang.
Thầy là ông cu Nông, chẳng hiểu sao người ta gọi ông là thầy vì ông không làm thầy thuốc cũng chẳng làm thầy cúng. Trẻ con trong Thị trấn đứa nào khó nuôi đều “bán” cho ông, rất lạ đứa nào được ông “mua” cũng đều khoẻ mạnh, đến già vẫn khỏe mạnh, chưa ai chết dưới năm mươi tuổi.
 Tôi vẫn gọi ông cu Nông bằng bọ cho đến năm 18 tuổi, tuy ông không nuôi tôi ngày nào.  Hồi tôi mới hai, ba tuổi, mỗi lần qua ngõ nhà tôi, ông đều dừng lại vén quần đái, ho mấy tiếng, nói cu Quang mô rồi… con bọ mô rồi? Lập tức tôi lon ton chạy ra.
Ông hỏi ngoan không? Tôi nói ngan! Ông hỏi giỏi không? Tôi nói chỏi! Tôi nhón chân rướn cổ xem chim ông, há hốc mồm không hiểu vì sao lại có thứ chim to đen lông lá rậm rì như vậy. Ông cho tôi cầm chim ông, nói ngoan rồi ngày mô bọ cũng cho vọc cu bọ nghe không?  Tôi dạ và rụt rè cầm chim ông, sướng râm ran.
Lớn lên một chút, chừng chín, mười tuổi ông không cho tôi cầm chim ông nữa. Lâu lâu gặp, ông bắt tôi kéo quần ra cho ông xem. Ông ngồi xổm, ngó nghiêng soi rất kĩ, rồi búng một phát, nói chưa được! Chả hiểu chưa được cái gì, vì sao chưa được. Nhưng thôi, chuyện đó nói sau.  Tôi đang kể ngày 30 tháng tư của tôi.
Vâng, đó là ngày đẹp nhất, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, trong tổng số những ngày tôi sống được giữa đời.
Tiên sinh họ Chế nói rằng những ngày ông sống là những ngày đẹp nhất ấy là ông nói phét, kì thực đời ông cũng khổ bỏ bà. Tôi bốc phét rất rất nhiều thứ, riêng chuyện này thì không. Với tôi, ngày 30 tháng 4 năm 1975 mãi mãi là ngày đẹp nhất. Vì thế tôi phải dừng lại hơi lâu về ngày này.
Đó là ngày nắng vàng tươi, tôi đinh ninh như vậy vì tất cả các tán lá cây nhãn khu tập thể sinh viên Bách Khoa đều ánh lên một màu vàng tươi rói, đến 4 giờ chiều thì cáí màu vàng tươi rói ấy tràn xuống tận các gốc nhãn.
Chiếc xe đạp Diamond của Ái Vân dựng ở cạnh gốc nhãn sát nhà B8 cũng toả ánh vàng. Đôi mắt đẹp như mơ của cô đang ngước lên lấp lánh ánh vàng, sáng tươi như mắt tiên nữ.
Lần đầu tiên tôi nhìn thấy Ái Vân ngoài đời, ngôi sao điện ảnh duy nhất tôi hâm mộ đến phát cuồng, bất kì lúc nào hễ nhắm mắt lại là thấy cô đang cúi xuống sửa dép, ngời lên cái gáy trắng ngần trong phim Chị Nhung.
Đêm xem phim Chị Nhung cũng là đêm đánh dấu tôi đã trở thành chàng trai như thế nào. Năm đó tôi tròn 17 tuổi, đêm xem xong phim giấc ngủ của tôi chập chờn hình bóng Ái Vân, cả trong phim lẫn cả những gì tôi tưởng tượng. Khi Ái Vân cúi xuống sửa dép, ngời lên cái gáy trắng ngần, tôi rùng mình hai ba lần và phóng phụt trong một niềm cảm khoái vô biên.
Ái Vân đang đứng cạnh gốc nhãn, cái cổ cao ba ngấn óng ánh vàng, đôi mắt sáng  tươi  lấp lánh vàng, cả cái răng khểnh xinh xinh cũng lóng lánh vàng tươi. Tôi đứng nép bên cửa sổ tầng ba nhìn trộm cô, không hiểu sao thấy cô đang đắm đuối nhìn mình. Cô cười rất tươi, nói anh gì ơi!… Cho em hỏi anh Quang có nhà không ạ?
Lập tức tất cả các cửa sổ nhà B8 các chàng trai đều nhô đầu ra tranh nhau nói – Anh đây Ái Vân ơi, anh là Quang đây! – Xinh quá Ái Vân ơi. – Ái Vân ơi chúng mình yêu nhau nhé. – Ái Vân ơi bỏ quách cái thằng Quang đi, thằng đó đíu ra cái gì đâu…
Tôi biết Ái Vân hỏi một anh Quang nào đó ở tầng tư, nhưng điều đó cũng không ngăn được niềm vui sướng trong tôi đang trào vọt.
Tôi đứng nép bên cửa sổ, rưng rưng một điều gì đó không thể phân tích nổi, tự nhiên ước mình hoá thành chim, hoặc con giun con kiến con muỗi hoặc con gì cũng được, sà xuống bàn chân nhỏ xíu trắng muốt của Ái Vân, cứ thế bò lên, bò lên mãi…
 Có ai đó nói Ái Vân ơi hoà bình rồi, em còn đi tìm ai?
Cả nhà B8 lặng phắc chừng nửa phút rồi vỡ oà chói tai.  Tiếng đập bàn ghế soong nồi, ca chén lẫn với tiếng la hét, tiếng reo hò ba miền Trung Nam Bắc, nói hoà bình rồi!… Độc lập rồi!… Thống nhất rồi… a ha ha đù má sướng quá trời!
Tôi lao xuống cầu thang, chạy như điên, không còn nhớ Ái Vân, không còn nhớ ai hết, cứ thế lao một mạch ra đường.
Chạy đến khu chuyên gia Kim Liên tôi mới đứng sững, ngơ ngẩn không biết mình định chạy đi đâu. Cả bốn dãy nhà 4 tầng khu chuyên gia tây đen tây trắng cầm cờ đỏ sao vàng chạy rật rật khắp tất cả hành lang, vọt lên cả tầng thượng, ngây ngất cầm cờ phất, nói Việt Nam chiến thắng!… Việt Nam chiến thắng!
 Mười chín tuổi tôi mới biết được hai tiếng Việt Nam quan trọng đến thế nào.
*      *
*
Một ngày tuyệt vời. Ba cánh cửa trường đại học Bách Khoa Hà nội mở toang, kẻ vào người ra đông như hội, hầu hết là sinh viên và bạn bè của họ. Những gương mặt rạng ngời khó có thể tìm thấy ở bất kì ngày nào trong thế kỉ 20. Không phải những gương mặt hóa trang hay buộc phải hóa trang của đám đông khi đối diện với những ngày lễ bắt buộc, đó là những gương mặt rạng ngời chân thật đến phát khóc.
 Lần đầu tiên tôi biết thế nào là vị ngọt của hòa bình. Bởi vì tôi, bạn bè tôi và vô số những ai có mặt trong ngày này đã tin đến phát cuồng rằng phía sau nó là cánh cửa tự do sẵn sàng mở toang chào đón mọi người. Đây mới là điều hệ trọng,  nó quyết định thân phận của tôi sau mười chín năm loay hoay giữa Đời. Nếu không có một sự cố nào làm thay đổi căn bản và mãi mãi cuộc sống hiện thời, tôi dám chắc ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày ngọt ngào nhất mọi thời đại.
Tuyệt không có một ông bảo vệ nào lăm lăm dao kéo cắt quần loe, chẻ guốc mộc của sinh viên. Tất cả được nghỉ ngơi xả láng. Bốn nhà ăn mở cửa đón sinh viên vào ăn uống thả cửa. Không cần phải nhịn tiêu chuẩn hai cái bánh mì một mâm cơm dành cho bốn sinh viên ra quán nước đổi thuốc lá cuộn, đã có thuốc lá Đồ Sơn nhà trường phát không cho hai thằng một gói.
Trai gái được ôm vai hót cổ thoái mái trước mắt bà Đ., người đàn bà suốt đời bền gan tiêu diệt libido của người khác, trừ chồng bà, dĩ nhiên. Tôi được ôm vai hót cổ một thằng Tây, xì xồ với nó bốn năm  câu tiếng Nga, ngoại ngữ sang trọng quí phái nhất thời này, tất nhiên sang câu thứ sáu thì tịt ngỏm.
Thậm chí tôi đã cả gan thò tay vọc chim thằng Tây, thứ suốt đời mơ tưởng của tôi, mà không hề sợ các “cơ sở” của bà Đ. báo lại cho bà. Nếu có báo lại chắc chắn bà cũng bỏ ngoài tai. Bà và các “cơ sở” của bà đang lo sốt vó chuẩn bị tám ngàn lá cờ  giấy cho sinh viên đi diễu hành.
Toàn thể libido được tha bổng. Bảo đảm nếu có người tụt quần chạy rông giữa phố, vừa chạy vừa hô “muôn năm”cũng không ai bắt phạt hoặc kết tội. Tất nhiên nếu “đả đảo” lại là chuyện khác.
Đó là ngày bà chị vợ anh Cả tôi, người đàn bà suốt đời thờ phụng Lôi Phong, quyết định mua một con cá chép ba cân khao cả nhà. Tiến sĩ họ Hà quyết định chiêu đãi cả tầng tư nhà A4 khu tập thể Vĩnh Hồ bữa tiệc một trăm năm mươi con ếch ông nuôi cho sinh viên thực tập. Tại đây ông đã cao giọng hát chín bài hát hai mươi năm bị cấm. Những bài hát đêm nào ông cũng thầm thì nức nở trong chăn.
Mạ tôi nghẹn ngào nhận được tin anh Tư, anh Năm đã thoát qua cuộc chiến bình an vô sự với hai tấm huân chương chiến công hạng ba. Đặc biệt ông bác Vĩ, ông bác của tôi vẫn sống ở Sài Gòn.
Ông bác Vĩ vốn giàu có nhất Thị trấn, dinh tê vô Sài Gòn năm 1953, làm ba tôi luôn phải ghi hai chữ “đã chết” trong lí lịch của ông và tám đứa con ông, nay là triệu phú số một Sài Gòn. Ông bác tôi đón chào Cách Mạng bằng tám yến vàng ròng, bốn nhà bốn tầng, hai nhà máy dệt, sáu xí nghiệp lắp ráp nông cụ kiêm sản xuất hàng rào dây thép gai cho các “Ấp tân sinh”, sáu trăm ngàn dollar chưa kịp gửi ngân hàng Thụy Sĩ. Ông đang náo nức chờ ba tôi vào để san bớt ít của cải, mua lấy tiếng thơm là bác ruột một gia đình bảy đảng viên cộng sản.
Ngập trong niềm vui sướng ngất ngây, mừng hòa bình thống nhất, mừng hai anh trai tôi thoát chết trở về, mừng dòng họ Phạm đói rách lầm than bỗng đâu có một đại gia số một Sài Gòn, tôi chạy ù về Ngã Tư Sở, nơi anh Cả tôi cũng đang vui sướng ngất ngây.
*       *
*
Đến quá nửa đêm tôi mới trở về trường. Phố xá tuồng như vẫn như chưa có ai muốn ngủ. Đường phố vẫn rợp cờ hoa, đông đúc người qua lại, lúc lúc có ai đó hét lên như cuồng.
Tôi gặp cô giáo dạy toán xác suất ở chân cầu thang nhà B8, cô ôm lấy tôi, nói ôi trời ơi, cả ngày nay Quang đi đâu?
Cô kéo tay tôi chạy ù về nhà cô.
Cô hơn tôi năm tuổi, yêu quí tôi ngay từ nhưng ngày đầu nhập trường, chẳng hiểu vì sao. Thỉnh thoảng cô rủ tôi đi ăn chè, đi xem phim. Tôi đạp xe chở cô đi, cô ngồi sau líu lo những chuyện gì tôi không mấy quan tâm. Vốn dĩ xưa nay vẫn được các cô giáo yêu quí, tôi không thấy có gì đặc biệt khi được cô quan tâm chiều chuộng.
Duy nhất một tối mùa đông, ngồi sau xe cô chợt ôm lấy tôi, áp ngực sát lưng tôi, nói lạnh không? Tôi nói không và cảm thấy hơi ấm từ bộ ngực non của cô đang râm ran toả khắp cơ thể. Cô nói gì đó, tay từ từ tuột dần xuống dưới… Tôi hết vâng rồi vâng, nơm nớp lo con cu tôi đang dựng lên đụng phải tay cô.
Một lần đó rồi thôi, chưa có khi nào lặp lại.
Lúc này cô kéo tôi vào căn hộ 8 mét vuông của cô. Một đĩa thịt heo quay đầy vun, món nhậu sang trọng bậc nhất thời này, cùng với nồi miến lòng gà đã nguội.
Chúng tôi không ăn, đúng hơn chưa kịp ăn. Khi cô cúi xuống nhấc lồng bàn, cái gáy trắng muốt của cô đã làm tôi mờ mắt.  Ái Vân cúi xuống sửa dép, ngời lên cái gáy trắng ngần. Ái Vân cúi xuống sửa dép, ngời lên cái gáy trắng ngần. Ái Vân cúi xuống sửa dép, ngời lên cái gáy trắng ngần… Như một con gấu hung dữ, tôi bế xốc cô ném lên giường.
Cô vít cổ tôi xuống, áp mặt tôi vào bộ ngực cô đã bóc trần từ lúc nào. Bản năng của giống đực dạy cho tôi cần phải làm gì. Tôi làm tình cô giáo tôi trong niềm hân hoan không phải lần đầu trong đời biết thế nào là làm tình khiến tôi cứ chọc lung tung, sốt ruột cô phải cầm lấy nhét thẳng vào hõm xác suất luôn bằng một, mà vì niềm sung sướng vô biên ngày trọng đại, không biết phải làm gì để giải toả cho hết niềm sung sướng.
Xong. Cô kéo tôi vào mâm, lấy chai rượu cam rót ra hai ly, nâng ly lên nhìn tôi mắt lóng lánh, nói chúc mừng sinh nhật Quang! Đến bây giờ tôi mới nhớ hôm nay là ngày sinh nhật của tôi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lan man về bệnh háo danh



Đào Dục Tú

Nhận diện sinh hoạt học thuật nước nhà nhiều năm trở lại đây -sinh hoạt học thuật, hiểu theo nghĩa dưới mức tương đối,người ta dễ thấy quá nhiều vụ đạo văn đạo thơ, đạo luận án ,đạo công trình khoa học cấp độ cao thấp khác nhau, biến hình biến dang . . . phong phú . Nhưng tất cả đều chung một điểm : theo kiểu “đủ trò đạo Chích” vừa hạ tiện vừa hài hước;kể ra cho hết thì là chuyện đánh đố nhau như “đố ai quét sạch lá rừng” ,toàn lá ứa ,lá sâu , dị hình dị dạng không thể làm nên sinh cảnh văn hóa dưới mức trung bình chứ đừng nói đến văn minh lành mạnh.
Chả lẽ đến năm thứ 14 thế kỷ 21 mà còn có người “bần hàn”, bần bách đến mức “thuổng” thơ của ai đó rồi nhìn trước ngó sau ,đem gửi cho một tờ báo ngành, tờ báo địa phương khác, xa cách địa chỉ đã đăng bài, chỉ vì một động cơ duy nhất là kiếm mấy đồng lẻ nhuận bút kèm thêm chút danh hão khoe mẽ với gia đình ,bè bạn ?. Chả lẽ những người đã từng giữ cương vị trong guồng máy kinh tế hay công quyền, có người đã thuộc hàng “vua biết mặt chúa biết tên” vẫn thấy chưa thỏa nguyện ,muốn cái danh của mình hoành tráng và thâm hậu hơn nên cần công trình tầm cỡ mang tên mình trong khi mình không phải là “chuyên gia chuyên vào ” khoa học công nghệ và khoa học xã hội nhân văn ? Chả lẽ các vị “cuối trào tại chức” muốn kéo dài chế độ bao cấp thực tế-bao cấp lý thuyết đã bãi bỏ từ lâu, cần kiếm thêm học vị cao hơn, biết đâu thời trọng văn bằng học. . . giả lại giúp cho cái “học hàm” của mình cao hơn ,sang hơn; những mong cả danh lẫn thực đều vị lợi cả !. Quá nhiều cái chả lẽ. . .Sự đời tưởng thật như đùa. Có ông khoe đến bốn mươi năm tròn nghiên cứu quảng bá thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Té ra ông ta “thuổng” công trình của một giáo sư Trung Quốc đã được dịch và Nhà xuất bản quan trọng hàng đầu –Chính Trị Quốc Gia, ấn hành .Mà ông ta “tiếp thu có sáng tạo” kiểu này mới chết con người ta chứ ! Ví như “nhất thiết phải” . . . sáng tạo thành ” không thể không”; ví như “hợp nhất hai huyện Bình Trị và Quả Đức” . . .sáng tạo thành ” Quả Đức hợp nhất với huyện Bình Trị” . . . Đại loại thế ! Lại có vị hình như chả dây mơ dễ má gì với một nhà thơ Sài Gòn cũ có tư chất lãng tử và thi nhân, tên là Vũ Hữu Định “thất lộc ” sớm sau giải phóng miền Nam , nhưng đã kịp để lại cho đời nhiều bài thơ ,nhiều câu thơ “dễ thương” ví như ” may mà có em đời còn dễ thương” . . . cũng “thuổng ” bài của tác giả hiện định cư bên Đức “tri âm” với người thơ họ Vũ. Thật chả ra làm sao những người không cần tiền thì lại cần danh ,hay cần cả hai thì không biết nữa ! Chỉ biết rõ một điều ,không ít vị đạo văn đã từng giữ cương vị xếp sòng to nhỏ cao thấp khác nhau. Có lẽ các vị muốn danh thơm hơn chắc, nhất là ở tuổi xế chiều hoàng hôn đổ dốc ? Ấy là người viết suy nghĩ lan man thế.
Chợt nhớ câu thơ tài danh của cụ Nguyễn Công Trứ tài danh vào hàng lỗi lạc thời phong kiến . . . ngày xưa . : ” Làm trai đứng ở trong trời đất –Phải có danh gì với núi sông”. Tôi chỉ mong mọi sự suy đoán “chả lẽ’ của mình “trật đường rầy” hết . Ừ người ta háo danh-tôi “liều’ đoán “háo” thuần Việt là biến âm của “hiếu” gốc Hán Việt-nghĩa là ham, cũng là chuyện . . .”người ta thường tình” như Hoạn Thư nói về “sự ghen tuông” trong cảnh “một ông hai bà”, có gì đáng bàn . Điều đáng bàn là ở chỗ ham danh là ham danh đúng nghĩa của từ danh ,danh tiếng ,danh dự bằng tài sức ,công trạng của mình do người đương thời hay hậu thế đánh giá , phong tặng ,vinh danh chứ không phải ” thuổng” cả tâm lực ,tài lực,thành công của người khác nhằm “bôi tên” mình. Và danh là danh với núi sông ,non sông đất nước ,danh với quốc gia dân tộc như cụ Nguyễn Công Trứ dù có lúc từ hàng tướng rơi xuống binh nhì, còn bị. . . hình như đánh đòn phạt ! Cụ vang danh dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ tới mức được dân các vùng Tiền Hải ,Kim Sơn duyên hải Thái Bình ,Nam Định lập sinh từ “thờ cụ” khi cụ còn tại thế ,nếu tôi nhớ không nhầm !
Chao ôi nghĩ giữa chữ hiếu danh mà cụ Trứ hiểu và cảm ,đồng thời thực thi tài kinh bang tế thế của mình với cái. . . háo danh của con cháu thời a-còng và những hành xử đạo chích “quái thai ngâm dấm” của họ ,thấy hiu hắt buồn buồn làm sao ! Hậu sinh khả úy thế ư hả giời ? ! . / .
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người trí thức là gì trong thời đại tiến bộ ?

Nguyễn Hoàng Đức

2Người trí thức là ai? Chúng ta hãy định nghĩa một cách giản dị nhất: đó là người có học, có chữ. Dứt khoát rằng không có người trí thức mù chữ, không biết đọc, không biết viết.
Nhưng khái niệm sơ khởi đó làm cho rất nhiều người trong chúng ta yên tâm, đó là sau vài năm xóa nạn mù chữ đầu thế kỷ 20, hơn 90% dân số mù chữ ở Việt Nam, nhờ bình dân học vụ đã trở thành 90% biết chữ. Vậy thì họ đã là những người trí thức chưa? Ít ra chúng ta cũng phải công bằng trả lời: họ đã có nhiều chất trí thức hơn cái thời mù chữ.

Vậy thì người ta phải học đến độ nào đó, chẳng hạn như vượt qua cấp hai, hay cấp ba mới có thể thành người trí thức?

Nhưng than ôi, ngay cả những tiến sĩ, giáo sư hằng hà sa số kia, liệu đã vượt ngưỡng để trở thành người trí thức? Đây không phải câu hỏi hài hước hay ám thị kiểu văn học, mà là câu hỏi đi trực tiếp vào thước đo chuẩn để nhìn nhận một người có phải trí thức không?

Thử nhìn những kẻ đèn sách ngày xưa. Kìa có người ba năm đóng cửa đọc sách uyên bác trùm thiên hạ, nổi danh như sấm ngang trời về học rộng tài cao, ba năm liền ông nằm đọc sách, còn gối đầu lên một chiếc gối tròn, để nếu buồn ngủ đầu đập xuống phản thì tỉnh lại liền. Trời ơi, mới có ba năm đọc sách mà đã nhằm nhò ư?! Mà đọc sách có thể nằm được, thì có bao nhiêu phần trăm nghiêm túc, hay là chỉ đọc các loại sách bình tán, bình hươu – tán vượn, để đến nỗi, suốt trong cả lịch sử đằng đẵng nghìn năm văn hiến, Trung Quốc một nước đông dân nhất thế giới không sản sinh ra nổi một người có khả năng viết phê bình. Nếu có dăm mống hay mười mống, thì đó chỉ là thứ “bình” – vô thưởng vô phạt mà thôi. Ngay cả Kim Thánh Thán, người đời vẫn chỉ coi là lời bình, mà không phải phê bình. Tức là không có phán đoán. Triết gia Kant nói rằng: nếu học mà không có khả năng phán đoán thì vô dụng. Còn người Việt gọi đó là “học toi cơm”.

Hãy xét kỹ, những thứ nằm đọc sách vài năm đã lừng danh thiên hạ của người Tàu, chủ yếu xoay quanh bộ Tứ thư – Ngũ kinh, cứ coi như chín quyển, nếu người ta đọc cách chú mục thì hết chín tháng, còn người có khả năng đọc thì hết ba tháng… Cái học lấy thuộc làu làu làm đích. Dẫn đến thứ học hành mà nhà phê bình Hoài Thanh gọi là học hành cử tử, học để lo lều chõng đi thi kiểu thuộc lòng, rút cục suốt ngày bẻm mém đọc vài câu đối hay xếp vần mấy câu thơ vụn vặt, mà Hoài Thanh gọi là: thứ học chỉ đúc ra hàng vạn bài thơ dở.

Chúng ta vẫn đang bàn theo lối đi vòng ngoài. Thực ra các trí thức tiền bối hiện đại của Trung Quốc như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Tôn Trung Sơn, Lỗ Tấn… đã tạo lên một định nghĩa mới cho người trí thức Trung Quốc, đó là: Chỉ là người Trí Thức nếu là người mang tâm cảm tiến bộ của thời đại mới.

Đây là một định nghĩa rất minh bạch và mãnh liệt. Theo đó các loại hủ nho lọ mọ xếp chữ suốt ngày, nào thơ nào phú, sách chất từng bồ từng nong, thì cũng chỉ là thứ ngăn kéo cũ, sao có thể xứng đáng là người trí thức?!

Trí thức là người có học hơn người. Có học vấn tức người ta không chỉ nhìn sự việc bằng trực giác mà người ta nghiền ngẫm sự việc theo những nguyên lý như triết gia Aristote nói: “Càng học ít càng buồn/ Dù uống nước trong chẳng thấy được nguồn” (NHĐ dịch từ Bách khoa Compton’s). Người Trung Quốc cũng nói “Nhân bất học bất tri lý” – tức là người không có học thì chẳng thể thấy nguyên lý của vạn vật. Vậy thì người trí thức là người nhìn xa trông rộng! Là người ngồi trong màn trướng biết việc ở ngoài ngàn dặm, chứ không thể là thứ gà mờ, xẩm sờ voi, tích lũy vài ngăn kéo chữ mốc meo, hỏi cái gì cũng thủ thế bằng cách nói nước đôi để bảo toàn mình.

Tâm cảm thời đại là gì? Một người ngồi xe bò không thể có trải nghiệm gió thốc vào ngực, nhưng người đi xe lửa cảm thấy rõ gió đang quất vào ô cửa. Người đi xe bò càng không thể nào cảm thấy sự hẫng trọng lượng khi máy bay cất cánh và hạ cánh. Và người đi thuyền chèo tay làm sao có thể thấy sóng rẽ trắng xóa sau đuôi tầu cao tốc. Tâm cảm thời đại chí ít là tốc độ mà con người cảm nghiệm người ta đã tăng tốc vào thời đại thế nào, tâm cảm đó không chỉ là xúc cảm tươi mới mãnh liệt khiến người ta thăng hoa, mà nó còn biến thành hiệu quả của thời đại mới, như người ta từng chứng kiến những con đường sắt đã tạo ra sự thay da đổi thịt nhảy vọt cho nhiều vùng quê hẻo lánh.

Chiếc máy bay dù hiện đại, nhưng không thể cất cánh lên trời nếu không có hệ thống ra đa, ăng ten dẫn đường. Ăng ten muốn dẫn dường, nó phải nhạy cảm và run rẩy như một cành liễu gió chỉ thổi nhẹ đã đung đưa vậy. Một người trí thức mà không có ăng ten thời đại, thì cũng chẳng khác gì một phi trường nằm liệt vị, không dám cất cánh, cũng chẳng có hạ cánh, chỉ có rúc sâu xuống hầm ăn uống ngủ nghỉ rồi cho đó là hạnh phúc.

Người Trung Quốc và người Việt Nam có cách sống đi học để làm quan “học nhi ưu tắc sĩ”. Người Việt còn mã hóa thành ước mơ “học gạo”. Cái học chí thiết lắm, học ngày học đêm chưa đủ, mà lúc nào cũng lẩm nhẩm, ghi chữ ra giấy cho vào túi quần, đi đâu cũng nghiền cho thuộc. Nhưng than ôi, học bao nhiêu cũng chỉ để kiếm miếng ăn, tức là có gạo, rồi sau được bổ làm quan lo xếp ghế. Giờ đây người ta đổ xô nhau đi cầu ấn đền Trần, rồi mua bằng cấp giả, cũng là cách để cầu quan. Cái học của người Việt có rất ít người truy tìm như kiến thức thuần khiết làm niềm vui cho chính tâm hồn. vì vậy mà học bao nhiêu cũng không đến đầu đến đũa, khi cần có ý kiến phán đoán, hay phản biện thì không có nổi lại giở trò nước đôi, rồi “bình” – tán loăng quăng, chẳng ra đầu cua tai nheo gì.

Thực tế cho thấy, cách học phương Đông hay theo lối quân tử Tàu rất hiếm khi tạo ra những con người chững chạc đàng hoàng, trọng chữ tín, họ thậm chí rất hay lỗi hẹn, hứa hão, rồi bốc phét thì không còn bất cứ giới hạn nào không vượt qua, đại loại như, tôi có thể vung tay đánh ngã anh từ cả chục mét, tôi đã điều tâm linh khiến cho cơn bão đó không vào Việt Nam, hoặc sách của tôi sẽ ra thì sách của cả thế giới này vô nghĩa, phải đốt hết đi… nói không thể xuể được sự nói phét và hứa hão của thứ “quân tử” này, nghĩa là bạ đâu hứa đấy, bạ đâu bốc phét đấy, tất nhiên như thế sẽ tạo ra thứ nhân cách tùy tiện.

Thử một so sánh nhỏ để thấy cái tầm vóc của thứ xếp chữ đầy bồ, những cầu thủ nước ngoài lên lĩnh giải họ còn mặc com-lê thắt cà vạt nghiêm chỉnh. Trong khi đó nhiều nhà thơ, nhà văn đã già đời của Việt Nam lên vô tuyến trả lời phỏng vấn, thắt cà vạt nhưng lại sắn tay áo… có nghĩa là anh ta chẳng hiểu chút gì về văn hóa cả, mà thấy nóng thì tiện vắt tay áo lên. Đấy cũng chính là cách sống tùy tiện của dạng không gốc rễ. Một điều đơn giản mà đến già còn không chịu học hiểu, thì bàn đến văn hóa, lý tưởng hay những thứ cao sang làm gì?!

Có một phương ngôn: “Đa ngôn cũng là đa nhân cách”. Việc nói nước đôi chắc chắn tạo ra sự đa nhân cách. Nói giản dị như người Việt bảo: “nhổ nước bọt rồi lại liếm”. Đa nhân cách cũng chính là chẳng có nhân cách gì bởi vì đó không phải con người có tư cách và bản lĩnh để trụ vững trước sóng gió của cuộc đời, mà chỉ là những thứ phù vân bọt bèo, gió chiều nào xoay chiều ấy. Than ôi, một tâm hồn lung lay yếu đuối như vậy thì làm sao thành tài, có phải vì thế mà cả nước chỉ có thể ngâm nga mấy câu vần vèo. Còn quốc gia thì nghèo nàn, lạc hậu, ẻo lả, xuyên dọc lịch sử chỉ có mỗi áng văn xuôi “Hịch tướng sĩ” và tập truyện vừa “Hoàng lê nhất thống chí”, có được tí Truyện Kiều lại là bản sao chế truyện hạng hai của Tàu ?!

Nước Việt ta có bao nhiêu trí thức đúng nghĩa, thành thạo chuyên môn của mình như một con người chuyên nghiệp? Hãy xem văn học là thứ dễ thấy nhất, nước ta có bao nhiêu người có thể phê bình văn thơ hay viết một bài tiểu luận, con số quanh quẩn mười đầu ngón tay. Liệu có nói lên một thực tế buồn của thứ tư duy lèo lá, xếp chữ, ẻo lả mua vui, kiễng chân khoe mẽ, kiêu hãnh hời hợt của tâm trí học chỉ để tìm cách sa chĩnh gạo?!

NHĐ 01/05/2014


Phần nhận xét hiển thị trên trang

những kẻ đốt đền.

Nguyễn Thế Duyên

Giáo sư, anh hùng lao động Vũ Khiêu
Dạo này, khi cái độc quyền về thông tin của nhà nước bị internet cướp mất, chúng ta mới ngã ngửa người ra là trong đám ráo sư quốc doanh có rất nhiều ông có lắm vấn đề cả về nhân cách lẫn tri thức. Nhưng thôi! Đừng bàn đến họ cho tốn thời gian và giấy mực. Trong phần này tôi chỉ xin đề cập đến hai vị hiện đang nổi đình nổi đám trong giới văn chương đó là giáo sư Vũ Khiêu và một ông vô danh tiểu tốt Đỗ Minh Xuân, một kĩ sư cơ khí đang ( Nói như một người nào đó ) lắp ráp lại truyện Kiều bằng C lê và búa.


Với ông kĩ sư Đỗ Minh Xuân, tôi cũng chẳng lấy gì ngạc nhiên cho lắm. Tôi còn gặp một ông đã từng hô to “Kéo cổ Nguyễn Du xuống, ta mới là đại thi hào của Việt Nam” nhưng với ông giáo sư Vũ Khiêu thì tôi đã thực sự ngạc nhiên. Tôi đã tự hỏi : Một người danh đã có, lợi cũng đã có và chắc ông viết lời giới thiệu cho cuốn sách của ngài kĩ sư Đỗ Minh Xuân không phải vì mệnh lệnh của một ai đó thì tại sao lại đi làm cái chuyện này? Tôi chịu không thể trả lời được

Ông Vũ Khiêu nói “Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc”(1).

Vậy thế nào mới là khoa học?

Xét về mặt văn bản chúng ta phải nói rằng “ Một chữ của tác giả ta cũng không được phép sửa đổi”. Đấy không những là khoa học mà cao hơn, nó còn là pháp lý về “Quyền sở hữu trí tuệ”

Văn bản gốc của truyện Kiều do Nguyễn Du viết đã bị thất lạc. Truyện Kiều được lưu giữ cho đến ngày nay là do truyền miệng. Mãi về sau này mới được in thành sách. Trong quá trình truyền khẩu ấy truyện Kiều đã bị sai lạc khá nhiều, do nhớ nhầm. Sau này, khi được in thành sách, truyện kiều vẫn tiếp tục bị sai lạc do tam sao thất bản. Nhưng tất cả sự sai lạc này đều do vô thức tạo nên. Đây là lần đầu tiên sự sai lạc có ý thức xảy ra đối với truyện Kiều.

Chính sự sai lạc này đã làm đau đầu những nhà “Kiều học” Họ đã phải đau đầu, cân nhắc từng chữ, tranh luận với nhau hàng năm trời để cố gắng tìm ra đâu mới là từ mà Nguyễn Du đã dùng. Họ cố gắng đưa truyện Kiều về gần nhất với văn bản gốc. Đó mới là khoa học.

Trên thế giới cũng vậy! Tượng thần vệ nữ người ta tìm thấy thiếu mất hai cánh tay. Các nhà tạo hình trên thế giới hoàn toàn có thể tạo ra hai cánh tay khác để lắp vào bức tượng và bức tượng chắc chắn là sẽ đẹp hơn nhưng họ đã không làm. Tại sao vậy? vì một điều rất đơn giản : Chắc gì hai cánh tay mới làm ấy đã đúng với bản gốc của bức tượng.

Những sửa chữa, tôn tạo để khắc phục sự xuống cấp các di sản văn hóa chỉ được phép làm lại đúng như bản gốc không được phép sửa đổi còn những thứ không có bản gốc thì phải giữ nguyên hiện trạng dù rằng nó chỉ còn là phế tích, mặc dù với kĩ thuật tiên tiến hiện nay người ta hoàn toàn có thể dựng lại hiện trang ban đầu bằng kĩ thuật máy tính

Với một tinh thần “Khoa học một cách nghiêm túc” Ông Vũ Khiêu đã khuyến khích một việc làm ngược lại :Sửa một văn bản mà bao nhiêu người đã cố gắng đưa nó về gần đúng với văn bản gốc thành một văn bản… ( Tôi cũng không biết phải gọi thứ văn bản này là thứ văn bản gì).
Ông còn viết

ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều”

Tôi không hiểu ông Vũ Khiêu nghĩ gì khi viết câu này!.

Thứ nhất – Về tính đại chúng của truyện kiều thì đâu cần những người trí thức lùn như các vị phổ cập nó. Thử hỏi trong nền văn học Việt từ trước đến nay có tác phẩm văn học nào mà chin mươi triệu người dân thì nói không ngoa phải có đến sáu bảy mươi triệu người biết đến nó. Có tác phẩm văn học nào mà từ Bắc chí Nam ai ai cũng thuộc một đôi câu như truyện kiều.

Thứ hai: Phải khẳng định rằng truyện Kiều là một tác phẩm đỉnh cao. Nghĩa là nó không chỉ dành cho những người có trình độ thị dân mà còn là cuốn sách dành cho những tác giả.

gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều”.

Chẳng lẽ ông không hiểu rằng chính những điển tích mà Nguyễn Du đã dùng chính là tinh hoa của truyện Kiều?

Ta thử xét một câu trong truyện Kiều:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Nếu là một người bình thường, người ta vẫn hiểu được hai cô gái đẹp lắm. Nếu là một học giả họ còn biết cao hơn thế. Khi đọc đến đây họ phải vỗ đùi khen rằng: Sao cụ Nguyễn Du tài thế! Cụ đã dịch được hai câu thơ Đường:

Nhất tiếu khunh nhân thành
Tái tiếu khunh nhân quốc

Mà không ai có thể dịch hay hơn. Thay câu thơ này bằng bất cứ câu nào thì cũng tước bỏ đi cái phần dành riêng cho các học giả. Đồng nghĩa với việc biến một tác phẩm đỉnh cao thành một tác phẩm thị dân.

Ta hãy thử xét một vài câu thơ mà ông kĩ sư đã thay để xem thử ông đã tầm thường hóa truyện Kiều như thế nào khi bỏ đi những điển tích.
Rằng: Nghe nổi tiếng cầm đài,
Nước non luống những lắng tai Chung K
ì

Theo ông Thế Anh thì hai từ Chung Kì ở đây được thay bằng hai từ “Ngưỡng vì”

Nên câu thơ trở thành

Rằng : Nghe nổi tiếng cầm đài
Nước non luống những lắng tai ngưỡng vì.

Thôi được ta cứ hiểu một cách cục mịch như ông Xuân đi thì câu đó có nghĩa “Ta nghe nói nàng nổi tiếng đàn hay ta ngưỡng mộ đã lâu” thế thì hai từ “Nước non” trong câu thơ phải giải thích thế nào đây? Chẳng lẽ là “Cả nước ngưỡng mộ” ? đấy là chưa kể đến hai từ “ ngưỡng vì” Nghe rất “Củ chuối”. Chắc ông kĩ sư cũng chẳng ngu gì mà không tra cứu cái tích của hai từ Chung Kì . Ông biết nhưng ông lại không hiểu.. Khi hiểu hai từ Chung Kì là nói đến Bá Nha và Tử Kì thì câu thơ còn hàm một nghĩa khác không chỉ dừng lại ở cái nghĩa là ngưỡng mộ. Đó là sự khẳng định của Kim trọng “Ta sẽ là người tri âm , tri kỉ của nàng” câu thơ cao vượt lên hẳn vài bậc so với sự ngưỡng mộ thông thường. Và phần này của câu thơ để dành cho những vị học thật chứ không dành cho những người” Học giả”.

(Tôi cũng phải xin lỗi trước là tôi không có quyển sách của ông Đỗ Minh Xuân nên tất cả những từ thay đổi, tôi theo đúng của ông Thế Anh trong bài viết “Tại sao ông Vũ Khiêu lại nối giáo cho giặc”. Nếu có gì sai sót tôi thành thật xin lỗi tất cả mọi người).
Ta thử một câu nữa:

Vâng lời khuyên nhủ thấp cao
Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch Tương.

Ở đây ông Xuân thay cụm từ “Đã dào mạch Tương” Thành “Đã chào vầng Dương” nên câu thơ trở thành:

Vâng lời khuyên nhủ thấp cao
Chưa xong điều nghĩ đã chào vầng dương.

Rõ ràng khi thay đổi ba từ này nghĩa câu thơ đã thay đổi hoàn toàn. Ở câu trên câu thơ có nghĩa “ Nghe chưa hết lời khuyên nước mắt nàng đã lại trào ra” Thể hiện một cô gái đa cảm. Ở câu câu dưới câu thơ lại có nghĩa “ Chưa nghe hết lời khuyên nàng đã hớn hở chào đón một ngày mới” Sao tôi lại dùng hai từ hớn hở? Vì cái từ “Chào” mà ông Xuân đã dùng. Thể hiện một cô gái nông cạn và vô cảm. Biến nàng Kiều từ một cô gái đa cảm thành ra một cô gái vô cảm và nông cạn đấy là “Một ý tưởng lớn” của ông kĩ sư cơ khí mà ông Vũ Khiêu đã ca ngợi
Ta hãy xét thử thêm một câu nữa để thấy thay từ thuần Việt cho điển tích câu thơ sẽ ra sao. 
Câu 507:

Phải trò trên bộc dưới dâu

Ông thay bằng “Trên cỏ dưới dâu”. Thoạt nghe có vẻ thuận, Có lý. 

Phải trò trên cỏ dưới dâu

Nhưng nếu xét lại cả câu theo cái nghĩa thuần Việt thì câu này vô nghĩa. Chúng ta không có cái trò nào trên cỏ dưới dâu cả. Muốn câu này có nghĩa đúng như cụ Nguyễn Du viết mà lại thuần Việt thì phải viết là

Phải trò mèo mả gà đồng

Nhưng nếu viết thế thì lấy vần đâu bắt cho câu dưới. Để thuần Việt ông bèn biến một câu có nghĩa nhưng cần kiến thức rộng thành một câu vô nghĩa. Thiên tài! Làm gì mà ông Vũ Khiêu chẳng khen hết lời

Ta tạm dừng phần thay đổi những tích Hán Việt ở đây mà chuyển sang phần thay đổi từ ngữ không phải tích Hán Việt xem thử cái mà ông Vũ Khiêu nói ông đã có ý tưởng lớnnó như thế nào. Câu dễ thấy nhất là câu:

Sè sè nấm đất bên đường.

Ông Xuân sửa là

Se se nấm đất bên đường với lời giả thích (Theo như bài viết của ông ThếAnh)

“.Ông phân tích đó là nấm mồ vừa mới đắp, đất hơi se se, cỏ chưa hồi phục hẳn, nên đang còn nửa vàng nửa xanh.

Tài thật! Xin hỏi ông Xuân thế còn hai câu

Trải bao thỏ lặn ác tà
Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm

của Cụ Nguyễn Du là chỉ nấm mộ của ai đây?

Còn câu “ Bóng hoa đầy đất vẻ ngân ngang trời”

Ông thay từ vẻ thành từ ve “Ve ngân ngang trời” . Đọc câu này của ông tôi lại sực nhớ đến chuyện Tô Đông Pha sửa thơ của Vương An Thạch

Minh Nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng Khuyển ngọa hoa tâm

Thành

Minh nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa âm

Phải bao nhiêu năm sau Tô Đông Pha mới biết kiến thức mình non nớt. Nhưng với từvẻ thành ve thì chúng ta không cần phải lâu đến thế. Chỉ cần đưa mắt đọc lên câu trên

Cửa thiền vừa tiết cuối xuân

Thì ta thấy ngay sự non nớt về kiến thức của ông Kĩ sư họ Đỗ. Tiết cuối xuân nghĩa là vào tháng hai đến tháng ba âm lịch lúc ấy thì đào đâu ra ve. Hay là “Tiếng ve năm ngoái còn vờn ông Xuân” ?

Ta hãy xét đến một từ khó hơn mà lại khó hơn rất nhiều đó chính là từ “Chiếc” của cụ Nguyễn Du thành từ “Đơn” hay từ “Lẻ” của ông kĩ sư cơ khí vì từ này để cảm nhận được cái hay của nó cần phải có một sự mẫn cảm hết sức tinh tế và kiến thức sâu rộng của người thưởng thức

Trong thành ngữ của chúng ta có câu thành ngữ rất hay “Chăn đơn, gối chiếc” Chăn đơn là loại chăn mỏng ( chứ không phải là loại chăn chỉ dùng cho một người ). Nó không đủ ấm vào mùa đông nên chăn đơn hàm chỉ sự lạnh lẽo. Gối chiếc là loại gối chỉ dùng cho một người vì vậy nó hàm chứa một nội hàm cô đơn ở bên trong

Trong ca dao có câu:
Đêm đêm canh giữ phòng không
Chăn đơn gối chiếc lạnh lùng môt thân

Vậy từ “ Chiếc” luôn luôn đi với sự cô đơn. Còn từ đơn muốn chỉ sự cô độc thì lại luôn đi với từ lẻ thành một từ kép” đơn lẻ”.Ở đây phải thấy sự nhuần nhuyễn về tiếng việt của cụ Nguyễn du. Chỉ sự cô đơn bao giờ cụ cũng dùng từ chiếc

Người về chiếc bóng năm canh
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa soi gối chiếc , sửa soi dặm trường.

Thế đấy ! Muốn dùng từ thuần Việt cũng không hề dễ đâu. Phải thuộc, hiểu một cách sâu sắc về ca dao tục ngữ thì dùng từ thuần Việt mới hay và chính xác. Phải đặt cái từ ấy vào trong tổng thể của cả đoạn thơ chứ không thể bạ từ nào thay từ ấy như ông Xuân đã làm.

Truyện Kiều là một tác phẩm đỉnh cao. Một cây cổ thụ được hai ông Vũ Khiêu và Đỗ Minh Xuân bứng đi trồng thay vào đấy là một cây cỏ dại.

Bỗng thấy thương cho cụ Đào Duy Anh quá. Hai kẻ hậu sinh đã hóa vàng cho cụ bằng chính cuốn « Từ điển truyện Kiều » . Ôi ! những nhà văn hóa !
Hà nội 28-4-2014 N.T.D
Rút từ bài: Nhân có kẻ đốt đền vẩn vơ nghĩ về văn hóa
.........................
[1]Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, tìm đọc hầu hết các bài đã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó, ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều… Tôi hoan nghênh công phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…” - Vũ Khiêu.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam mất 51 năm mới theo kịp Indonesia, 95 năm để theo kịp Thái Lan, 158 năm đối với Singapore.

Thanh Bình
Alan Phan:Tôi chỉ biết nhìn với cặp mắt buồn rầu về một quê hương và dân tộc có đầy đủ điều kiện để “hóa rồng”. 

Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố đầu tháng này đưa ra những thống kê gây sốc cho những ai đang kỳ vọng lớn vào “con hổ Việt Nam”.
Theo đó, Việt Nam có thể mất tới 51 năm mới đuổi kịp Indonesia và thậm chí 158 năm nữa mới bằng được Singapore về thu nhập trên đầu người.

Mặc dù đã mào đầu rằng công việc dự báo xu hướng tăng trưởng lâu dài là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn ngay cả với các nhà kinh tế giỏi, nhưng WB cũng đưa ra những căn cứ rõ ràng để chứng minh cho phán đoán của mình.  

Theo số liệu của WB, năm 2007, thu nhập trên đầu người của Việt Nam là 836 đôla, Indonesia là 1.918, Thái Lan là 3.850 và Singapore là 35.163. Trong giai đoạn 2001-2007, tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người (tính theo giá cố định, tức là sau khi đã trừ đi yếu tố lạm phát) tuơng ứng là 6,5%, 4,8%, 4,8% và 4,0% một năm. Với tốc độ này, Việt Nam sẽ cần 51 năm để thu nhập bình quân của người dân theo kịp Indonesia, 95 năm để theo kịp Thái Lan, 158 năm đối với Singapore.  

WB còn đưa ra một cách tính toán nữa là tính bằng đồng đôla. Theo đó, tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người tính bằng đôla của các nước Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Singapore tương ứng là 12,5%, 6,4%, 4,9% và 6,0%. Nếu sử dụng các con số này thì thời gian để Việt Nam theo kịp các nước trên sẽ là 15 năm với Indonesia, 22 năm bằng Thái Lan và 63 năm thì ngang với Singapore. Tuy nhiên, những con số tính bằng đồng đôla dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động ngắn hạn của tỷ giá hối đoái. 

Nếu tính bằng đồng đôla, GDP trên đầu người của Việt Nam hầu như chắc chắn sẽ vượt qua mốc 1.000 đôla trong năm 2008, về đích sớm hơn 2 năm so với mục tiêu đề ra trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 2006-2010. Tuy nhiên, GDP đầu người đáng mừng như trên không có gì ngạc nhiên trong thời điểm đồng đôla bị mất giá. 

Trong thập niên vừa qua, đặc biệt là sau khi đẩy nhanh cải cách kinh tế sau Đại hội Đảng IX năm 2001, Việt Nam đã đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế rất cao. GDP trên đầu người của Việt Nam tính theo giá cố định đã tăng trung bình 6,5% một năm. Việt Nam xếp thứ 24 trên 139 quốc gia về tăng trưởng GDP trên đầu người tính theo giá cố định (xếp hạng này không tính đến các quốc gia và vùng lãnh thổ có GDP dưới 2 tỷ đôla trong năm 2007). 

Dù tính theo cách nào thì thực tế vẫn cho thấy rằng Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh. Sự tăng trưởng nhanh chóng này là một trong những động lực chính dẫn đến giảm nghèo, một lĩnh vực mà Việt Nam đat được nhiều thành tựu có ý nghĩa. 

Tăng trưởng kinh tế nhanh một phần được duy trì nhờ vào tích lũy vốn lớn. Tính đến năm 2007, mỗi năm Việt Nam đã đầu tư đến 521,7 nghìn tỷ đồng, gần gấp ba lần so với năm 2001, khi các cải cách kinh tế bắt đầu tăng tốc. Chỉ một phẩn con số gia tăng này do giá cả tư liệu sản xuất cao hơn. Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ đầu tư cao nhất trên thế giới. Tính theo tích lũy vốn gộp thì trong năm 2007 chỉ có trên 12 trên 139 quốc gia là có tỷ suất cao hơn so với Việt Nam. 

Với những yếu tố đáng lạc quan như vậy, WB không quên cảnh báo vấn đề hiệu quả đầu tư của khối lượng nguồn lực này: Số vốn tăng thêm có được phân bổ cho đúng ngành, đúng hoạt động và đúng dự án hay không.
.......................

Phần nhận xét hiển thị trên trang

chủ tiệm vàng Hoàng Mai dũng cảm đối chất công an



Chị chủ tiệm vàng Hoàng Mai gần chợ Bà Chiểu rất cứng khi cãi tay đôi với công an quận Bình Thạnh. Vụ việc là 1 người vào đổi 100$ tại tiệm vàng này và công an ào vào bắt, đòi khám xét và tịch thu 559 lượng vàng cùng 15.000 USD, 2.300 bath của tiệm vàng này. Theo nhận định của các luật sư, hoàn toàn là sai luật và có dấu hiệu lạm quyền.


Tuổi trẻ
CA Bình Thạnh phải trả số ngoại tệ tạm giữ cho Hoàng Mai
29/04/2014 17:17 (GMT + 7)

TTO – Chiều 29-4, Đại tá Lê Anh Tuấn, Chánh Văn phòng Công an TP.HCM cho biết Công an TP đã yêu cầu Công an Q. Bình Thạnh trả lại số ngoại tệ đang tạm giữ cho tiệm vàng Hoàng Mai.

Được biết, sáng cùng ngày, Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc – Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã làm việc với Công an Bình Thạnh, kiểm tra toàn bộ hồ sơ vụ kiểm tra tiệm vàng Hoàng Mai (đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thạnh) và xác định cơ sở để Công an Bình Thạnh đề xuất lệnh khám tiệm vàng Hoàng Mai là chưa vững chắc.

Công an TP đã yêu cầu Công an Bình Thạnh trả lại số ngoại tệ đã tạm giữ, trừ 100 USD là số tiền mà người thanh niên đã đem tới tiệm vàng Hoàng Mai bán, báo cáo UBND quận Bình Thạnh về đề xuất chưa chặt chẽ đó.

Tiệm vàng Hoàng Mai đang bị công an Bình Thạnh lập biên bản thu giữ ngoại tệ, niêm phong vàng

Như Tuổi Trẻ đã thông tin, trưa 24-4, các trinh sát của đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Q.Bình Thạnh ập vào tiệm vàng Hoàng Mai, bắt quả tang một thanh niên bị tình nghi vừa hoàn tất việc mua bán 100 USD với tiệm vàng này.

Bà Nguyễn Thị Thanh Mai (giám đốc công ty xuất nhập khẩu vàng Hoàng Mai) đã có phản ứng mạnh, khẳng định không mua bán gì với thanh niên nêu trên và không ký vào biên bản vi phạm. Ngay trong chiều 24-4, Công an Q.Bình Thạnh công bố quyết định và thực hiện khám xét hành chính nơi kinh doanh của tiệm vàng này, phát hiện ngoại tệ các loại và 559 lượng vàng SJC trong két sắt nên lập biên bản tạm giữ.

Vụ việc kéo dài tới hơn 21g ngày 24-4 mới kết thúc bằng việc công an quyết định tạm giữ 100 USD và các loại ngoại tệ khác tại tiệm vàng, niêm phong tại chỗ số vàng miếng 559 lượng, giao cho bà Mai quản lý.

Chiều 26-4, Công an Q.Bình Thạnh đã tới tiệm vàng Hoàng Mai, tháo niêm phong hơn 559 lượng vàng bị niêm phong, trả lại số vàng trên cho tiệm vàng Hoàng Mai vì cho rằng chủ tiệm vàng đã chứng minh được đó là tài sản riêng của gia đình. Riêng số ngoại tệ hiện vẫn bị tạm giữ.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Tổng công tố viên Ukraine: Ông Yanukovich mang 32 tỉ USD khi chạy khỏi Ukraine

 

Tổng công tố viên Ukraine: Ông Yanukovich mang 32 tỉ USD khi chạy khỏi Ukraine
Tổng công tố viên Ukraine Oleg Magnitsky trong cuộc phỏng vấn với báo Anh Financial Times cho rằng ông Viktor Yanukovich và người của mình đã mang theo ít nhất 32 tỷ USD khi chạy đến Nga – đây là thông tin đăng trên trang web của Cơ quan công tố Ukraine.
Ông Magnitsky nhắc lại, theo lệnh của Tổng công tố Liên bang Nga Yuri Chaika, Nga sẽ không trục xuất và giao nộp các quan chức đã bị quốc hội Ukraine phế truất gồm Tổng thống Viktor Yanukovich, cựu Tổng công tố viên Viktor Pshonka và Giám đốc Bộ nội vụ Vitaly Zakharchenko.
Ông Yuri Chaika tuyên bố ông Yanukovich là Tổng thống hợp pháp của Ukraine và không có bất cứ cơ sở nào để xem xét chuyện trục xuất.
“Hiện tất cả các nước đều hợp tác với Ukraine, trừ Nga. Theo thống kê mới nhất, có ít nhất 32 tỉ USD đã bị chuyển đến Nga”, bộ phận báo chí của Cơ quan công tố Ukraine trích lời người đứng đầu.
Theo lời ông Magnitsky, các nước như Áo, Liechtenstein, Thụy Sĩ đã đáp lại lời kêu gọi giúp đỡ của Ukraine tìm lại tài sản bị cất giấu. Cơ quan công tố Ukraine đã chuẩn bị một vài hồ sơ khởi tố hình sự.
Tuy nhiên, đến thời điểm gần chiều ngày 29.4, bài phỏng vấn trên vẫn chưa được báo Financial Times đăng tải.
Hồi giữa tháng 4, Washington thông báo đã gửi đến Ukraine một nhóm các nhà điều tra thuộc FBI, Bộ tư pháp và Bộ tài chính nhằm giúp chính phủ Kiev tìm lại tài sản ở nước ngoài. Một cuộc gặp nhiều bên với sự tham gia của các quan chức Ukraine cũng được tổ chức tại London ngày 29-30.4 nhằm thảo thuận vấn đề này.
Phúc Long (Theo RIA, gp.gov.ua)


Phần nhận xét hiển thị trên trang