Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Buông lỏng quản lý

Thanh niên online:

“Chả biết cơ quan chức năng quản lý thế nào”, là lời than của một công nhân dự án Formosa (Vũng Áng, Hà Tĩnh) về tình trạng lao động Trung Quốc làm việc trong khu công nghiệp này với “công việc lắp giàn giáo, uốn cốt pha, bốc vác, đào hố như chúng tôi mà hưởng lương gấp 3 - 4 lần”.

“Quản lý thế nào” là câu chuyện không chỉ anh công nhân Formosa bức xúc mà là câu hỏi rất nhiều ĐBQH đặt ra khi chất vấn tại diễn đàn QH hồi tháng 10.2012. Người ta không hiểu tại sao trong bối cảnh VN đang thừa lao động, hằng năm phải xuất khẩu một lượng lao động khá lớn ra nước ngoài làm việc mà vẫn chưa giải quyết được nạn thất nghiệp, thì ngay tại những địa phương vốn thừa lao động trầm trọng nhất lại sẵn sàng chấp thuận tỷ lệ lớn lao động phổ thông nước ngoài, đặc biệt là lao động Trung Quốc. Khi đó, Bộ LĐ-TB-XH và các ngành chức năng đã hứa giải quyết dứt điểm tình trạng này; và rằng tháng 5.2013, khi bộ luật Lao động mới có hiệu lực sẽ giúp kiểm soát tình trạng lao động phổ thông nước ngoài không phép. Nhưng đến nay tình trạng không những không được giải quyết mà còn diễn biến phức tạp hơn.
Phát biểu của ông Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Bình Thuận trên Thanh Niên ngày 1.4, dường như bộc lộ hết sự bất lực của quản lý nhà nước trong lĩnh vực này: “Có khi cơ quan chức năng đến nơi không có ai tiếp, hoặc công trường đóng cửa không cho vào” và theo ông này đây chính là nguyên nhân của tình trạng lao động “chui” trên công trường thủy điện Vĩnh Tân 2 (?). Quản lý chuyên ngành thì nói vậy, còn chính quyền cơ sở thì trả lời rằng “họ (nhà thầu - NV) rất ít khi quan hệ làm việc với xã… Nhiều khi họ đến làm việc không có phiên dịch thì chúng tôi biết gì mà làm việc” (?).
Trách nhiệm của quản lý nhà nước là phải bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong mọi trường hợp. Nhưng việc các cơ quan chức năng viện dẫn các khó khăn “khách quan” để lý giải cho sự bất lực của quản lý đối với lao động nước ngoài là điều rất khó chấp nhận. Hiện tại luật pháp không thiếu các quy định để kiểm soát số lượng và chất lượng lao động nước ngoài, chỉ có điều những quy định này dường như không được thực hiện nghiêm túc trên thực tế, bởi tính kém hiệu năng của các cơ quan thực thi. Câu chuyện các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia... đang ứng xử với lao động VN làm việc bất hợp pháp ở nước họ phải được coi là kinh nghiệm trong trường hợp này. Khi bị phát hiện, không chỉ lao động bị trục xuất chắc chắn mà chủ sử dụng lao động bất hợp pháp đó có thể bị phạt đến sạt nghiệp hoặc truy cứu hình sự nếu số lượng lớn.
Chính phủ đang phải chi nhiều tiền, làm nhiều cách để giải quyết tình trạng thất nghiệp. Sẽ là rất bất công với người lao động trong nước khi các cơ quan chức năng buông lỏng quản lý lao động nước ngoài do vô tình hoặc cố ý. Không có câu chuyện trách nhiệm chung chung mà trách nhiệm quản lý nhà nước ngành, quản lý địa bàn phải gắn với những trách nhiệm pháp lý rất cụ thể cho những người không hoàn thành nhiệm vụ.
Đồng Nhân

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bắc Giang: Công bộc đánh giấy bảo dân đấu tố nhau


Theo GDVN
Thứ hai ngày 3
(GDVN) - Cụ thể là không xác minh lý lịch kết nạp Đảng, gửi công văn yêu cầu nhà máy, xí nghiệp, cơ quan cho cấp dưới nghỉ việc để “vận động” gia đình nhận tiền đền bù.


Đó là những “thủ đoạn” mà chính quyền huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã và đang dùng để gây sức ép lên người dân nhận tiền đền bù, bồi thường thu hồi ruộng đất.

Không giao đất thì… nghỉ việc

Muốn thuyết phục người dân thuận theo một chủ trương nào đó thì phải đến tận nhà trò chuyện, khuyên nhủ, giải thích… đó là cách mà người ta hay gọi là vận động. Thế nhưng, chính quyền huyện Hiệp Hòa lại nghĩ ra một cách để người dân nhận tiền bồi thường do thu hồi đất một cách rất… khác người, in đậm “cái tôi của người có quyền”.
Công văn ép cô giáo dạy tiểu học phải nghỉ việc ở nhà đề "vận động" chồng nhận tiền đền bù, giao đất cho dự án.

Để thu hồi đất nông nghiệp của gần 200 hộ dân, Ủy ban Nhân dân huyện Hiệp Hòa đã ban hành Quyết định số 651/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ do thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho công tác xây dựng khu dân cư số 3. Theo đó, mức giá bồi thường do thu hồi đất là 277 nghìn đồng/m2. Với giá đề bù như vậy, mỗi một sào ruộng (tương đương 360 m2) người dân được nhận 100 triệu đồng.

Với giá đền bù cho người dân chỉ vài trăm nghìn đồng/m2, nhà đầu tư chỉ san ủi làm mặt bằng và sau đó bán lại ngay với giá cắt cổ: 4-5 triệu/m2. Người dân vừa mới bị thu hồi đất muốn mua lại thửa ruộng của mình cũng phải trả một cái giá không hề rẻ.

Bên cạnh đó, nông dân Hiệp Hòa không được hướng nghiệp, tạo công ăn việc làm sau khi thu hồi đất. Chính những bất cập này khiến người dân không đồng tình với dự án. Để dự án được triển khai êm thấm, thay vì thương lượng, tìm phương án giải quyết sao cho hợp tình, hợp lý thì các cán bộ huyện Hiệp Hòa lại không từ bất cứ thủ đoạn nào để ép người dân phải nhận tiền, giao đất.

Gia đình ông Nguyễn Văn Hợi có hơn 5 sào ruộng nằm trong diện bị thu hồi để phục vụ dự án khu dân cư số 3. Tháng 6/2013, bất ngờ ông nhận được giấy mời lên trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Đức Thắng (huyện Hiệp Hòa) để nhận tiền bồi thường do bị thu hồi ruộng. Đến lúc này, gia đình người nông dân này mới hay về dự án và việc mình bị thu hồi đất ruộng.

Không chấp thuận mức giá đến bù quá thấp, gia đình ông Hợi quyết không chấp thuận nhận tiền bồi thường. Bị ông cự tuyệt tiền bồi thường, chính quyền nơi đây tìm đủ mọi cách để ép ông phải nhận. Một mặt chính quyền cho người vận động, mặt khác cho đơn vị san lấp xới tung những thửa ruộng của nhà ông.

“Thấy tôi nhất quyết không nhận tiền đền bù, chính quyền nơi đây tìm cách ép tôi bằng mọi cách. Tôi có một người con trai tên là Nguyễn Trọng Nghĩa, đang công tác tại Nhà máy phân đạm Bắc Giang. Vừa qua, trên huyện có gửi công văn đến nơi con trai tôi làm việc yêu cầu cơ quan cho nó nghỉ làm một thời gian để về nhà vận động gia đình nhận bồi thường thu hồi đất” - ông Hợi nói.

Cũng rơi vào hoàn cảnh éo le, nhiều tháng qua, anh Nguyễn Văn Quỳnh phải sống trong lo âu, dằn vặt giữa công việc của vợ mình và những thửa ruộng nuôi sống gia đình bao năm qua. Theo lời kể của anh Quỳnh, vợ anh là chị Nguyễn Thị Hương hiện đang làm giáo viên tại Trường Tiểu học Hùng Sơn. Gia đình anh bị thu hồi 3 sào ruộng, do mức giá quá thấp nên anh quyết không nhận. Không thuyết phục được anh nhận tiền, chính quyền nơi đây quay sang ép vợ anh.

Ngày 12/3, cô giáo Nguyễn Thị Hương nhận được một công văn của Trưởng phòng Giáo dục huyện gửi cho lãnh đạo nhà trường với nội dung yêu cầu cô thuyết phục gia đình mình nhận tiền đền bù thu hồi ruộng. Đồng thời công văn này cũng yêu cầu hiệu trưởng cho nghỉ việc, bố trí người khác thay thế cô để cô "tập trung thực hiện nhiệm vụ thuyết phục vận động gia đình nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng".

Trước đó, cô đã nhiều lần bị Trưởng phòng Giáo dục huyện mời lên phòng để... "uống nước". Sau đó đích thân Phó Chủ tịch huyện Nguyễn Văn Chính cùng với ông Nguyễn Anh Dũng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hùng Sơn làm việc trực tiếp với cô.

Điều đáng nói thêm, cô Hương không phải là nhân vật chính trong việc nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng mà là chồng cô. Thuyết phục không được anh Quỳnh, chính quyền huyện gây áp lực lên cô.

“Họ làm đủ cách để gây áp lực lên vợ tôi. Nếu cô ấy không đồng ý thì trường sẽ bị cắt thi đua. Họ còn bắn tiếng sẽ chuyển công tác vợ tôi đi xa. Bây giờ tinh thần cô ấy rất mệt mỏi” - anh Quỳnh nói.

Không chỉ những trường hợp trên phải nhận tiền đền bù theo kiểu “đè đầu cưỡi cổ”. Con trai và con dâu của ông Nguyễn Văn Châu đang công tác tại Điện lực Bắc Giang cũng bị huyện Hiệp Hòa gửi công văn lên cơ quan đề nghị cho nghỉ việc ở nhà vận động bố nhận tiền bồi thường.

“Biết tôi không đồng ý nhận bồi thường nên họ cũng chẳng vận động tôi chấp thuận. Nhiều khi thấy hai vợ chồng chúng nó về thăm bố mẹ mà mặt nặng mày nhẹ. Làm cha, làm mẹ ai không thương con, nhưng nhận số tiền đó rồi mất ruộng vĩnh viễn, không nghề nghiệp lấy gì để tồn tại” - ông Châu nói.

Không chỉ dùng phương pháp ép từ nơi con cái của những người nông dân đang công tác, làm việc, theo phản ánh của người dân, chính quyền nơi đây còn có những động thái không được minh bạch cho lắm, coi thường nông dân.

Để thông báo mức giá đền bù và phương án đền bù, chính quyền Hiệp Hòa in bằng một tờ giấy bé bằng bao thuốc lá. Là dự án xây dựng khu dân cư với vốn đầu tư hàng nghìn tỉ đồng, thế mà gần 200 hộ dân bị thu hồi đất lại nhận được thông báo phương án bồi thường giải phóng mặt bằng bé tẹo. Tờ giấy ghi 2 phương án bồi thường để người dân lựa chọn, ngoài ra không có bất kì thông tin gì về cơ quan phát hành thông báo, chữ ký của người có thẩm quyền…

Thông báo coi thường người dân của chính quyền huyện Hiệp Hòa.

Công khai “dùng vợ ép chồng, dùng con ép cha”

Để làm rõ các vấn đề trên, chiều ngày 19/3/2014, nhóm phóng viên có mặt tại trụ sở UBND huyện Hiệp Hòa để làm việc với bà Nguyễn Thị Hoa - Chủ tịch, ông Nguyễn Văn Chính - Phó Chủ tịch và một số lãnh đạo và các phòng ban chuyên môn huyện Hiệp Hòa.

Một cô giáo tiểu học, một công nhân nhà máy phân đạm chẳng liên quan gì đến dự án, vậy mà họ cũng bị chính quyền huyện Hiệp Hòa lôi vào cuộc. Để rồi nảy sinh bi kịch phải lựa chọn giữa công việc và tình thân máu mủ.
Rất nhiều công văn "gây sức ép" được gửi đến nơi công tác của những người dân không nhận tiền đền bù.
Để yên ổn làm việc, họ phải ép buộc người thân trong gia đình nhận tiền bồi thường, nhiều người đã rớt nước mắt cầm tiền vì con cái. Nhiều người quyết giữ đất, họ phải đối mặt với chuyện “tình máu mủ bị sứt mẻ”, bố con cãi nhau, vợ chồng cãi chửi… Ấy vậy mà các “ông” trên huyện vẫn bảo “đó là chủ trương chính sách”. Như lời ông Phó Chủ tịch huyện Nguyễn Văn Chính quả quyết: “Chúng tôi vận động theo đúng pháp luật chứ có phạm pháp gì để phải tù tội đâu mà sợ”.
Về những “quái chiêu” này, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Chính thừa nhận đã có những công văn gửi đến các cơ quan của người dân để các cơ quan này có trách nhiệm yêu cầu những người này thực hiện chủ trương của chính quyền. Tuy nhiên, ông cho biết: “Đây là vấn đề đạo lý để vận động người nhà mình phải có trách nhiệm với chủ trương, nhất là các Đảng viên. Gửi công văn là một trong những biện pháp mà chính quyền huyện dùng để tác động cho người dân chấp nhận tiền bồi thường”.

Lý giải về việc, những người bị gửi công văn không liên quan trực tiếp đến mảnh đất giải tỏa, ông Nguyễn Văn Chính cho biết, tuy những người này không phải là chủ thể trực tiếp, nhưng họ phải có trách nhiệm thuyết phục người nhà thực hiện chủ trương của chính quyền. Những người này dứt khoát phải có trách nhiệm. “Nếu không gửi công văn cho nghỉ việc để ở nhà vận động gia đình nhận tiền đền bù thì chúng tôi biết làm thế nào”.
Khu đất 12 hecta của dự án

Liên quan đến công văn đề nghị cho cô giáo Hương nghỉ dạy để vận động chồng nhận đền bù, ông Phạm Văn Nghị - Trưởng Phòng Giáo dục đào tạo Hiệp Hòa khẳng định: “Đây là chủ trương, chính sách của huyện nên phòng phải chấp hành. Sau khi nhận được công văn của UBND huyện về việc tạo điều kiện cho cô giáo Hương nghỉ dạy để có thời gian vận động chồng nhận đền bù, tôi đã mời cô Hương lên phòng nói chuyện 3 lần. Chính tôi là người yêu cầu Hiệu trưởng Trường tiểu học Hùng Sơn cho cô hương nghỉ dạy một thời gian”.

Như vậy, qua buổi làm việc với phóng viên, chính quyền Hiệp Hòa đã công khai việc họ ép dân. Để người dân chấp thuận bán ruộng với giá rẻ mạt 277 ngàn đồng/m2, các cán bộ nơi đây đã không từ một thủ đoạn nào

Trần Nhương .com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Ngày tàn của sách


image


Đối với những người mê sách, thích lân la ở các tiệm sách và thích ngắm các cuốn sách bày trên kệ sách nhà mình, tin tức họ nhận được trên báo chí trong mấy năm vừa qua hầu như đều là tin xấu. Hết tiệm sách này đóng cửa đến tiệm sách khác bị đóng cửa. Có khi đóng cửa hàng loạt. Nhiều hiệu sách vốn có truyền thống hoạt động rất mạnh, với hàng ngàn chi nhánh rải rác khắp nơi trên thế giới, cũng bắt đầu thu hẹp lại kèm theo những lời than thở về lỗ lã hoặc những lời cảnh báo về nguy cơ bị phá sản.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Buôn bán lẻ Liên bang Úc, Nick Sherry, còn tiên đoán là các hiệu sách vốn quen thuộc với nhân loại từ cả mấy trăm năm nay sẽ lần lượt biến mất trong vòng năm năm tới. Lúc ấy, mỗi thành phố lớn có lẽ chỉ còn rơi rớt lại vài ba tiệm, chủ yếu dành cho các chuyên gia hoặc những người già lão và hoài cổ muốn đến đó để ngửi mùi giấy và mực.


image
Electronic Book Reader


Lời cảnh báo ấy dĩ nhiên bị nhiều người phản đối, hoặc, ít nhất, hoài nghi. Một người bạn của tôi, dạy ngành Á châu học, khăng khăng không tin chuyện ấy và khăng khăng muốn làm người cuối cùng trung thành với các tiệm sách. Anh kể tuần nào anh cũng đến các tiệm sách. Và anh kể, anh chỉ có thể chọn sách sau khi đã cầm cuốn sách trên tay, nhìn ngắm không những mục lục ở đầu cũng như tài liệu tham khảo ở cuối mà còn cả cách trình bày, loại giấy in và kiểu chữ nữa. Với anh, chọn mua một cuốn sách là chọn một người bạn, cần có sự đồng điệu toàn diện.

Tôi hiểu tâm trạng của anh. Nhưng thành thực mà nói, tôi không tin. Tôi cho tất cả chỉ là thói quen. Mà thói quen thì có thể thay đổi được. Chỉ có vấn đề là thời gian mà thôi.

Bản thân tôi đã từng có kinh nghiệm về việc ấy. Nhớ, năm 1991, từ Pháp sang Úc, bước vào thư viện ở các trường đại học, tôi khựng lại khá lâu trước các bảng thư mục trên computer. Ở Pháp dạo ấy phần lớn các thư viện vẫn còn sử dụng loại thư mục bằng thẻ được sắp nghẹt cứng trong các hộc tủ. Để lựa sách, mân mê các tấm thẻ cũ kỹ ấy là một cái thú. Sang Úc, nhìn thư mục trên màn ảnh computer, thấy nó vô hồn và xa lạ thế nào. Một thời gian, tôi cảm thấy ghét cay ghét đắng các thư mục trên màn ảnh ấy. Thay vì tìm sách trên thư mục, tôi bỏ thì giờ la cà trước các kệ sách. Hết dòm cuốn này đến dòm cuốn khác. Lật cuốn này xem mục lục rồi lại lật cuốn khác xem tài liệu tham khảo. Tôi biến cái công việc rất mất thì giờ ấy thành một cái thú. Hễ có thì giờ rảnh là tôi lại lên thư viện. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể làm được như thế. Khi cần gấp một tài liệu mới và lạ thì cũng phải chịu khó lục ở thư mục trên computer. Riết, thành quen. Tôi quen, rồi sau đó, quên dần cái vẻ vô hồn đáng ghét của màn ảnh. Chỉ thấy nó tiện. Sau đó, tôi chỉ tìm sách trên thư mục online.


image
Electronic Book Reader


Việc mua sách cũng thế. Lúc đầu cũng lân la ở các tiệm sách. Sau, làm quen với kho sách trên Amazon. Dần dần mới phát hiện là không có tiệm sách nào lớn và rẻ bằng “tiệm” Amazon cả. Từ mấy năm nay, hầu như lúc nào tôi cũng mua sách trên Amazon. Bởi vậy, ít nhất với riêng tôi, việc đóng cửa của các tiệm sách trong thành phố không hề ảnh hưởng gì cả. Và cũng không hề khuấy động một cảm giác gì.
Mà, có lẽ không phải chỉ với tôi. Các con số thống kê thuộc nhiều lãnh vực khác nhau cho thấy việc mua bán online càng ngày càng phổ biến. Có người còn cho nó đang đe dọa trước tiên đến mọi ngành buôn bán lẻ ở các quốc gia giàu có.

Riêng trong kỹ nghệ sách, điều đó lại càng rõ. Sách bán trên internet không những phong phú, đa dạng mà còn rẻ nữa. Mới đây, nhiều tiệm sách lớn ở Mỹ chủ trương bán vé trong các dịp tổ chức ra mắt sách hoặc gặp gỡ giới cầm bút ở các tiệm sách của họ. Trước, đó là các cơ hội để quảng cáo và bán sách. Người ta đến mua sách, nghe tác giả nói chuyện và xin chữ ký tác giả để làm kỷ niệm. Sau, nhân viên bán sách phát hiện một hiện tượng càng ngày càng phổ biến: rất nhiều người đến gặp tác giả rồi dùng điện thoại di động chụp hình bìa sách rồi về nhà, mở computer để mua sách online, chủ yếu trên Amazon!

image
Electronic Book Reader

“Nhà sách” online Amazon ra đời từ năm 1995. Lúc đầu chỉ bán sách in. Từ tháng 11 năm 2007, họ bắt đầu bán sách điện tử. Đến nay, họ đã có khoảng một triệu đầu sách điện tử như thế, trong đó có cả những cuốn được xếp vào loại ăn khách nhất ở Mỹ. Số sách điện tử càng ngày càng được ưa chuộng. Đầu năm 2011, lần đầu tiên số lượng sách điện tử được bán nhiều hơn hẳn loại sách in. Ví dụ, vào tháng 4, 2011, cứ mỗi 100 cuốn sách in thì người ta bán được đến 105 cuốn sách điện tử.

Nhìn một cách tổng quát, thị trường sách bán qua internet hiện nay mới chỉ chiếm khoảng vài phần trăm thị trường sách nói chung. Nhưng các chuyên gia tiên đoán, với tốc độ phát triển của hệ thống phát hành online mấy năm vừa qua, tình hình này sẽ khác hẳn trong vài năm tới.

image
Plastic Logic’s Reader Is Thinner

Đó là chuyện trên thế giới. Còn Việt Nam thì sao?

Ở Việt Nam, theo chỗ tôi được biết, các nhà sách vẫn còn hoạt động khá mạnh. Đó là điều đáng mừng. Nhưng tin mừng ấy lại không bảo đảm được gì cho tương lai cả. Khi nào ở Việt Nam kinh tế phát triển hơn, internet phổ biến hơn, tình hình sẽ khác. Như ở mọi nơi khác mà thôi. Riêng ở hải ngoại thì chúng ta đã và đang chứng kiến cảnh tàn lụi nhanh chóng của các tiệm sách tiếng Việt. Hết tiệm này đến tiệm khác lần lượt đóng cửa. Ở đâu cũng thế. Mỹ. Úc. Pháp. Canada. Ở bất cứ đâu có người Việt định cư.

Với độc giả Tây phương, việc đóng cửa các hiệu sách được thay thế bằng Amazon và các dịch vụ bán sách online khác. Còn với độc giả Việt Namthì sao?
Cho đến nay, rất tiếc, chỉ là một khoảng trống.
NHQ
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đường hai chiều, ngâm cứu thông tin:

KỊCH BẢN NÀO CHO “VĂN ĐOÀN VIỆT NAM ĐỘC LẬP” ?

Thời gian gần đây, mảnh đất xã hội dân sự là nơi dung túng cho những kẻ vong ân bội bạc. Chúng đã câu kết với nhau thành lập nên các tổ chức nhằm công khai chống đối lại Đảng, Nhà nước. Về điều lệ, mục tiêu, chương trình hoạt động của mỗi tổ chức khác nhau, song điểm chung giữa chúng đều là muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Chúng vẫn xuyên tạc, bóp méo, chửi bới để tạo tiếng vang, với phương châm “chửi to thì vang lớn, vang lớn thì lại có tiền”. Các tổ chức của chúng hướng tới nhiều đối tượng khác nhau: Thanh niên, phụ nữ, luật sư… với các tên gọi rất mỹ mều: Tập hợp thanh niên dân chủ, Hội phụ nữ Nhân quyền, Hội tù nhân lương tâm. Và gần đây, ngày 03/03/2014, nhà văn Nguyên Ngọc lại công khai tuyên bố thành lập cái gọi là “Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam” trên trang mạng Vịt Tân.
Theo như những gì Việt Tân quảng bá, tổ chức Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam này gồm 61 thành viên, chủ yếu là những nhà văn, nhà báo, nhà thơ, dịch giả. Gọi chung là những người hoạt động trong lĩnh vực văn học. Do đó mới gọi là “Văn Đoàn”. Trong đó có những cái tên mang thương hiệu đả kích, nói xấu chế độ hàng đầu thời gian qua, như: Hà Sĩ Phu, Châu Xuân Diên, Nguyễn Quang Lập, Bùi Minh Quốc… Nhắc đến những cái tên này chắc chẳng ai lạ gì mấy blog Chú Tễu, Queechoa, hay chauxuannguyen. Đáng lưu ý, tổ chức này hội tụ cả những thành viên trong nước và nước ngoài, Á – Âu – Mỹ đủ cả. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu và vạch trần sự thật sau tấm rèm “Độc lập” của bọn chúng.
Điểm đầu tiên, người đứng đầu Ban vận động của tổ chức Văn đoàn này là Nguyên Ngọc, đã từng là một nhà văn hoạt động cách mạng với nhiều tác phẩm nổi tiếng, đọng mãi trong lòng bao thế hệ học sinh như: Đất nước đứng lên, Rừng xà nu, Đất Quảng.v.v. Tôi cũng rất lấy làm ngạc nhiên, tại sao Nguyên Ngọc lại đứng trong tổ chức này? Không những vậy, lại còn làm Trưởng Ban vận động – chủ công trong xây dựng và phát triển lực lượng. Lẽ nào, ông không còn là ông của ngày hôm qua?
Điểm thứ hai, Nguyên Ngọc nói “Một trong những chức năng quan trọng của văn học theo là thức tỉnh lương tri, bồi đắp đạo đức xã hội”. Điều này tôi đồng ý, nhưng tổ chức này cho rằng “Sau năm 1975, văn học Việt Nam đã không làm được đúng vai trò của mình”. Vậy thử hỏi có phải là chúng đã phủ nhận sạch trơn mọi thành tựu của văn học nước nhà. Tôi đã nhắc đến ngay từ đầu, đây là những kẻ vong ơn bội nghĩa, quay lung lại với lịch sử. Chúng nói như vậy không khác nào tự nhổ vào mặt mình, bởi lẽ trước đây chẳng chúng thì ai, đã viết văn, làm thơ cho đất nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng với khuynh hướng sử thi giàu chất trí tuệ… Văn học Việt Nam mọi thời đại, đặc biệt sau Đổi mới 1986 đến nay đã góp phần tích cực vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, mỗi giai đoạn đều đánh dấu bước chuyển mình sâu sắc. Và ở đâu, thời điểm nào “Văn học cũng phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ đại chúng”. Chúng nói điều này chỉ thể hiện chúng là kẻ cố cùng liều thân nói năng bừa bãi.
Tiếp nữa, chúng cho rằng: “ở xã hội nước ta, các quyền tự do cơ bản của con người bị vi phạm trầm trọng , đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng”. Và đây lại là một chiêu bài quen thuộc mang tên tự do – nhân quyền. Tuy nhiên, thực tế thì ai cũng rõ, có hay không quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận và thông tin xuất bản ở nước ta. Tác phẩm của chúng viết ra tại sao bị cấm lưu hành, tại sao chúng bị 88 hay 258 BLHS? Bởi lẽ đâu phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Chúng quên mất nhiệm vụ tối quan trọng của văn học, ngược lại chúng như những kẻ bất mãn, chửi bới lung tung. Chúng có thể có tài năng nghệ thuật đích thực, nhưng cái tài ấy dùng không đúng chỗ. Sáng tác để tuyên truyền, kích động, xuyên tạc, vu khống, hạ bệ… thì chỉ có 1 mục đích “phá hoại cách mạng”. Bực thay những nhà văn khi phải nghe chúng nói vậy.
Đất nước chúng ta đổi mới gần 30 năm nay, cơ chế thị trường định hướng XHCN đã thực hiện từ lâu rồi mà giờ chúng vẫn mơ hồ nói “đời sống văn học mang nặng tính quan lieu bao cấp”. Phải chăng chúng nhận nhầm hay vì nhãn quan chính trị nông cạn. Tôi nói rằng nhục nhã lớn nhất của con người là biết mà phải nói những điều chỉ dành cho những kẻ ngu dại.
Và đây, bản chất của chúng ẩn mình trong các mục tiêu mà chúng đưa ra:
“1. Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước.
2. Tạo điều kiện nâng cao về nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo cá nhân, khuyến khích đổi mới trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học và ngôn ngữ.
3. Bảo vệ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, hợp pháp của hội viên, đặc biệt là quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm, cũng như quyền tự do tiếp cận tác phẩm văn học của mọi người.”.
Thoạt nghe có vẻ cũng rất văn minh và tiến bộ. Song đó là những tấm vải thưa che mắt, là sự ngụy trang cho những âm mưu thâm độc: Dùng văn học để đấu tranh phản cách mạng, đi ngược lại sự nghiệp dân tộc.
Mục tiêu 1, đó là xu hướng câu kết để dễ bề hoạt động và xây dựng thực lực mạnh hơn.
Mục tiêu 2, “Đổi mới” của chúng là vượt ra ngoài giá trị định hướng của văn học nước nhà, tức là theo những cái khác có hại cho dân tộc, nhưng là hay đối với chúng.
Mục tiêu 3, hòng thoát khỏi sự kiểm soát của các cơ quan quản lý Nhà nước, với chúng Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật là “rào cản” trên con đường chống phá của chúng. Do đó, chúng mong muốn “tự do vô tổ chức”, tự do bay nhảy như một đàn ruồi.
Và cuối cùng, chúng cũng nhận “Văn đoàn Độc Lập Việt Nam” là một tổ chức dân sự,… hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước”. Tổ chức của chúng là kẻ thù đối nghịch với Hội Nhà văn Việt Nam, tức là một khối u ác tính, cần sớm phải cắt bỏ.
—————-
Bố Ku Hải + Tuấn Nguyễn


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Luận văn, phê bình luận văn và…

Ngô Văn Giá

Ngày mới rầm rộ vụ Nhã Thuyên (quãng tháng 6-7/2013), mình viết bài này, đã định công bố, nhưng rồi lại thôi. Nay thì vụ việc Nhã Thuyên đã dường như ngã ngũ (theo một cách nào đấy). Với một tâm trạng buồn rầu, xin chia sẻ cùng các bạn “phây” của mình nhé!
Tác giả
Thưa rằng, tôi là người có liên đới đến câu chuyện luận văn Thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) đang gây nóng trên văn đàn hiện nay. Nói là liên đới vì: thứ nhất, tôi là thành viên trong Hội đồng chấm luận văn này; thứ hai, tôi được/bị một vài bài viết của người này người khác nhắc đến trực tiếp, hoặc gián tiếp (khi quy trách nhiệm cho Hội đồng). Cho nên tôi thấy có trách nhiệm phải nói đôi lời. 

1. Tất cả các ý kiến phê phán luận văn của Đỗ Thị Thoan hiện nay (như đang thấy trên một số tờ báo chính thống) đều là của những người hoạt động ngoài lĩnh vực học đường. Họ đọc luận văn này trong tâm thế của người ngoài cuộc. Nếu ai từng kinh qua hoạt động đào tạo ở nhà trường đều biết mỗi khi chấm khóa luận, luận văn, luận án của sinh viên/học viên/nghiên cứu sinh bao giờ cũng phải giải quyết hài hòa ba yêu cầu chủ yếu: (1) các phương pháp và thao tác nghiên cứu; (2) các kết quả nghiên cứu; và (3) triển vọng học thuật của người nghiên cứu được bộc lộ qua toàn bộ quá trình thực hiện đề tài. Với yêu cầu (1), các phương pháp và thao tác nghiên cứu nhằm trang bị cho người tập làm khoa học biết được với đối tượng ấy phải có phương pháp và thao tác nghiên cứu nào phù hợp và hiệu quả; mỗi phương pháp, thao tác ấy là gì và ứng dụng như thế nào. Với yêu cầu (2) chính là cách thức triển khai nội dung văn bản khoa học, logic của các chương tiết cùng những kết quả nghiên cứu đạt được. Còn yêu cầu (3) cũng hết sức quan trọng, nhằm đánh giá được năng lực tư duy, độ mẫn cảm khoa học, khả năng nghiên cứu độc lập hoặc hợp tác… của người nghiên cứu.

Như vậy, điểm số/thứ bậc của một bản luận văn/luận án không phải là sự chia đều của 3 yêu cầu đó, mà tùy từng trường hợp có sự phân lượng cần thiết. Làm thạc sĩ là bước đầu học cách nghiên cứu (làm xong tiến sĩ cũng mới chỉ được xét nhận là người có khả năng nghiên cứu độc lập). Nên không thể đòi hỏi những kết quả khoa học ở các luận văn của họ luôn luôn đúng. Nó cho phép độ dung sai nhất định, với điều kiện cái sai đó cho thấy nỗ lực tư duy của người làm khoa học. Đó là những cái sai lương thiện, có khả năng thúc đẩy tư duy để hướng tới cái đúng, cái khác. Nó ngược lại với những cái đúng nhạt nhẽo và vô ích. Ở đời không thiếu gì những cái đúng vô ích. Có thể trong luận văn của Đỗ Thị Thoan có những chỗ chưa kín kẽ, chưa thỏa đáng, nhưng đã thấy rõ một nội lực tư duy khoa học văn học đầy triển vọng. 

2. Đỗ Thị Thoan là một người trẻ. Khi bảo vệ luận văn, cô ấy mới 24 tuổi. Cô ấy có một tài sản vô giá là tuổi trẻ mà chúng ta (gồm cả tôi và những người đang lên tiếng phê phán cô ấy) đã hết thời rồi. “Khi người ta trẻ” (tên một truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh) mà! Một người trẻ có cái say mê, háo hức, có cái khao khát khẳng định cá tính, bản ngã của mình. Đỗ Thị Thoan trong khi làm thạc sĩ, cô ấy đã/đang là người viết - người viết trẻ. Người viết nào cũng có cái khao khát mạnh mẽ và chính đáng khẳng định tiếng nói riêng của mình. Huống chi đây lại là người viết trẻ. Vì thế cái nhiệt tâm khẳng định tiếng nói của một chủ thể ý thức, chủ thể viết là một nhu cầu chính đáng và cần được tôn trọng.

Tôi thích tinh thần trẻ trong lao động khoa học, trong lao động viết. Họ đọc, học, viết với một tinh thần say mê vô tư, không vụ lợi, nhằm truy cầu học vấn và tri thức, nỗ lực xác lập tư cách trí thức của mình. Thế thôi. Nó ngược lại với không ít người trẻ (nhất là trong cơ quan công quyền) hiện nay: xa rời chuyên môn, lười đọc sách, không có khát vọng tri thức, chuyên tìm cách lấy lòng cấp trên hòng kiếm chác chức tước, địa vị, mau chóng biến thành một thứ công chức nô bộc hoặc thư lại. Thử hỏi, liệu xã hội có thể trông chờ được gì vào những người trẻ như vậy.

Đỗ Thị Thoan là một người có khao khát tri thức, dấn thân vào con đường chữ nghĩa, từ bé đến lớn chỉ biết có việc học và học, ngoài ra không biết làm gì khác. Một người như vậy bị quy cho cái tội phản động, chống đối chế độ. Hỡi ôi, làm kẻ phản động chống đối chế độ chả lẽ lại dễ đến thế được sao!?

Khích lệ những người trẻ tuổi lao động, học tập và sáng tạo mới khó, chứ quy kết họ thiết tưởng không khó lắm, nhất là trong bối cảnh hiện nay. 

3. Khi viết những dòng này, ngay từ đầu tôi tự dặn mình không để bị rơi vào những tranh cãi (dù là học thuật hay ý thức hệ) đang bị gây nhiễu. Tôi cứ nghĩ đến một luận bàn triết học của nhà triết học F. Jullien về Mạnh Tử, trong đó ông có phân tích một chiêm nghiệm của Mạnh Tử như sau: [“Người ta ai cũng có lòng thương xót, lòng chẳng nỡ đối với việc này hoặc việc khác”, từ đó Mạnh tử suy ra: đem tấm lòng chẳng nỡ ấy (đối với người khác) phổ cập đến những điều mình còn nỡ (còn đang tâm đối với người khác), đó là “nhân” vậy] (Xác lập cơ sở cho đạo đức của F. Jullien, Hoàng Ngọc Hiến dịch và giới thiệu, NXB Đà Nẵng, 2000, tr12).

“Lòng chẳng nỡ” (ngược lại với “đang tâm”) không phải là một khái niệm triết học, mà là một kinh nghiệm tồn tại. Hay nói cách khác, nó là một ý niệm thuộc về minh triết. Mà minh triết sinh ra không để cãi lý. Nó để cảm thấu. Và một khi đã cảm thấu được, nó có khả năng “sàng lọc các lý lẽ” (F. Jullien).

Đến đây, tôi thấy mình nên dừng lại.
Ngày 16.7.2013 
V. G.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Con Trai Nhà thơ Trần Dần:

“CÂU CHUYỆN THỊ GIÁC” VÀ TIỂU THUYẾT “THÀNH PHỐ BỊ KẾT ÁN BIẾN MẤT”


Hoạ sĩ Trần Trọng Vũ
Hoạ sĩ Trần Trọng Vũ
NTT: Hoạ sĩ Trần Trọng Vũ (con trai của nhà thơ Trần Dần) từ Pháp về mang theo “những câu chuyện nghệ thuật” trình thị cùng công chúng Việt Nam. 19h, thứ 5, ngày 03/4/2014 tại Thư viện cà phê Đông Tây (Nhà N11A, Trần Qúy Kiên, Cầu Giấy, Hà Nội), sẽ ra mắt tiểu thuyết THÀNH PHỐ BỊ KẾT ÁN BIẾN MẤT của anh, với sự chủ toạ của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên. Trước đó, Trần Trọng Vũ cũng đã có triển lãm mang tên “Tôi đến thăm bạn với một câu chuyện thị giác” tại Hà Nội. Dưới đây là bài viết của nhà báo Bùi Ngọc Hà về triển lãm đó.

Những “câu chuyện thị giác” – mối giao thoa kì lạ của hình ảnh và ngôn từ

BÙI NGỌC HÀ
(Sóng trẻ) – Một câu chuyện được kể bằng hình ảnh, một cuốn tiểu thuyết được viết bằng hình ảnh, một cuộc đối thoại sử dụng hình ảnh làm phương tiện… tất cả đã xuất hiện trong buổi giới thiệu của nghệ sĩ thị giác Trần Trọng Vũ về một số tác phẩm nằm trong dự án nghệ thuật sắp tới của mình. Trần Trọng Vũ cũng đã cho ra mắt một trong những tác phẩm vừa giới thiệu tại triển lãm mang tên “Tôi đến thăm bạn với một câu chuyện thị giác”. Buổi giới thiệu và khai mạc triển lãm bắt đầu lúc 19h ngày 19/3.
 
Tại buổi giới thiệu, Trần Trọng Vũ bày tỏ những ý tưởng, những quan điểm, những ngẫm ngợi, nghĩ suy về cuộc sống nghệ sĩ đã gửi gắm trong mỗi tác phẩm. Và thông qua các tác phẩm nằm trong dự án, người nghệ sĩ thị giác cũng muốn thể hiện suy nghĩ về mối quan hệ giữa ngôn từ và hình ảnh, hay đúng hơn, mối quan hệ giữa văn học và hội họa, mà theo như nghệ sĩ nói: mối quan hệ ấy giống như mối quan hệ giữa “hít vào” và “thở ra”.
 
6 tác phẩm là 6 câu chuyện, 6 cách thể hiện độc đáo, 6 dạng thức của mối quan hệ giữa hình ảnh và ngôn từ đã mang đến cho người xem những góc nhìn mới, những cảm nhận khác lạ về nghệ thuật.
 
b1df2e5e9_photo0919.jpg
 
Tác phẩm đầu tiên được Trần Trọng Vũ giới thiệu là tác phẩm được trưng bày trong triển lãm “Tôi đến thăm bạn với một câu chuyện thị giác”. Tác phẩm với tên gọi “Thư của chỉ một người” này được trình bày dưới hai dạng thức: một không gian treo một cách ngẫu hứng những bức thư bị vò nhàu nát (chỉ có 21 bức thư có chữ kể về “21 ngày không thể”) và một cuốn sách tập hợp 21 bức thư cũng đầy “vẻ nhăn nheo”.  
Với hai cách trình bày này, người thưởng thức có thể đọc tác phẩm bằng hai cách: đọc hình ảnh bằng cách đi vào bên trong không gian đó giống như đứng bên trong tác phẩm để thưởng thức nó, cầm trên tay cuốn sách và đọc ngôn từ – một cách đọc “hoàn toàn bình thản”, theo lời của nghệ sĩ Trần Trọng Vũ.
 
Trần Trọng Vũ tâm sự về ý tưởng cũng như quá trình làm tác phẩm: “Tôi đã ghi lại tất cả những gì xảy ra, đó có thể là câu chuyện của tôi, có thể là câu chuyện của người khác, có thể là những suy nghĩ của tôi về bản thân, về tình yêu, về mọi thứ trên đời, tất cả sẽ trộn lẫn trong một mớ lộn xộn của rất nhiều liên tưởng. Ban đầu tôi định làm cái gì đó trong vòng 1 năm, hay 100 ngày, 200 ngày, 300 ngày. Nhưng ý định ban đầu ấy thất bại hoàn toàn bởi vì đến ngày thứ 21, tôi cảm giác là tôi không thể tiếp tục được nữa, và lúc đó cũng là lúc tôi biết rằng tôi phải làm gì đó cho tác phẩm của mình.”
 
“Thư của chỉ một người” là tác phẩm thứ hai trong dự án nghệ thuật của Trần Trọng Vũ. Tác phẩm đầu tiên của dự án – “ Câu chuyện thị giác” lại được nghệ sĩ giới thiệu tiếp sau. 
 
b1df2e5e9_photo0927.jpg
Thư của chỉ một người
 
“Câu chuyện thị giác” lại là một tác phẩm được kể hoàn toàn bằng hình ảnh, để tiếp cận tác phẩm này, người thưởng thức  chỉ có một cách đọc duy nhất: bước vào bên trong tác phẩm và đọc hình ảnh. Tác phẩm là một mô hình được làm bằng giấy trong suốt. Bên trong mô hình treo những bông hoa giấy với nhiều kích cỡ khác nhau và có những mô hình người với nhiều hình dáng và cách biểu hiện thái độ trên khuôn mặt khác nhau. Tác phẩm “vô ngôn” này mang đến cho người xem những cảm nhận thích thú khi cảm nhận rằng: minh như được sống bên trong tác phẩm. Ngôn từ biến mất, chỉ còn hình ảnh, nhưng người xem có thể kể lại câu chuyện đó bằng ngôn từ sau khi bước ra khỏi tác phẩm. Đây là một ý tưởng thú vị của Trần Trọng Vũ, và ý tưởng này cũng thể hiện quan điểm của người nghệ sĩ thị giác về mối quan hệ giữa hình ảnh và ngôn từ.
 
“Thành phố bị kết án biến mất” là tựa đề của cuốn tiểu thuyết cũng là tác phẩm thứ ba mà Trần Trọng Vũ giới thiệu. Một cuốn tiểu thuyết 292 trang sắp ra mắt sử dụng ngôn từ làm chất liệu, không hề có sự xuất hiện của dấu phẩy trong cuốn tiểu thuyết này. Nhưng điểm đặc sắc của tác phẩm cũng là kết quả mà người nghệ sĩ thị giác muốn hướng đến chính là: hình ảnh sẽ tràn ngập khắp mọi nơi dưới hình dạng của ngôn từ. 
Cốt truyện của “Thành phố bị kết án biến mất” không phải là mục đích cuối cùng của cuốn tiểu thuyết mà chỉ là phương tiện để diễn đạt lại những suy tư nhiều chiều của người viết về những gì nhìn thấy đươc và những gì không được nhìn thấy, về mới quan hệ giữa hình ảnh và ngôn từ, giữa có thể và không thể. 
Cuốn tiểu thuyết hứa hẹn sẽ mang đến cho độc giả những trải nghiệm thú vị.
 
“31 người đối thoại” là tên gọi của tác phẩm thứ tư – một cuốn sách dài 4m được sáng tác nhờ sự góp sức của 15 nhà thơ ,nhà văn và 16 họa sĩ. Mỗi người sáng tác sẽ viết hoặc vẽ trong cuốn sách này những câu chuyện của họ hay những câu chuyện họ nghĩ ra. Cuốn sách có thể gập thành nhiều phần, có thể được trưng bày bằng nhiều hình dạng khác nhau. 
 
Một người xem đã thắc mắc rằng: “Cuốn sách dài như vậy, làm sao anh có thể kiểm soát được nó?”. Trần Trọng Vũ bày tỏ:“Phần tôi viết là phần tôi kiểm soát được, còn những phần khác tôi hoàn toàn không kiểm soát được. Và tôi chấp nhận, chấp nhận rằng cái không kiểm soát được của tôi đồng thời lại là cái kiểm soát được của người khác. Tôi đã nhường phần lớn tác phẩm của tôi cho người khác. Khi tôi đọc lại toàn bộ tác phẩm, tôi sẽ thấy những sự ngạc nhiên tiếp nối nhau”. 
 
Nghệ sĩ cũng nói thêm rằng: “Trong một tác phẩm nghệ thuật, theo tôi nghĩ, kết quả là sự ngạc nhiên còn quan trọng hơn kết quả là sự hiểu.”
 
Cững với ý tưởng về sự đồng sáng tạo với nhà văn, nhà thơ Trần Trọng Vũ giới thiệu về một cuốn sách nghệ sĩ đang làm với sự hợp tác của nhà thơ Giáng Vân, cuốn sách đã hoàn thành được gần 50 chương: trong mỗi chương, hình ảnh và ngôn từ sẽ được xếp đặt song song – bên cạnh một bài thơ là một hình ảnh. Để giải thích cho việc chọn người hợp tác là một nhà thơ mà không phải là một nhà văn, Trần Trọng Vũ bày tỏ quan điểm: “Tôi là người đối thoại bằng hình ảnh. Giáng Vân là người đối thoại bằng ngôn từ. Tôi cho rằng nhà thơ là người là việc bằng ngôn từ triệt để hơn nhiều so với nhà văn.” Tác phẩm sắp ra mắt này mang tên dự kiến là “Dưới mặt trời”.  
 
“Lời chưa nói” là tác phẩm cuối cùng trong dự án nghệ thuật mà Trần Trọng Vũ muốn giới thiệu. Rất nhiều bông hoa kết lại thành một tác phẩm cao 3,5m, dài 8m. Giống như một khu vườn nhỏ, tác phẩm sẽ là kết quả của ý tưởng về việc “che đậy” ngôn từ bằng hình ảnh. Người xem muốn thưởng thức trọn vẹn chất độc đáo, thú vị của khu vườn “tác phẩm” thì họ phải mở những bông hoa ra để đọc những dòng viết về tình bạn, về gia đình, về tình yêu hay đúng hơn là về mọi điều trong cuộc sống. Những dòng viết đó được gửi đến cho tác giả từ nhiều nơi, từ nhiều người – những người quan tâm đến quá trình làm tác phẩm “Lời chưa nói” của Trần Trọng Vũ.
 
b1df2e5e9_a9.jpg
Hình ảnh và ngôn từ được sắp xếp song song trong cuốn sách
 
Một điều khá thú vị nữa trong ý tưởng của Trần Trọng Vũ là nghệ sĩ dự kiến sẽ đặt tác phẩm “Lời chưa nói” ở một hòn đảo “đau thương” – nơi đã chứng kiến những cuộc buôn bán nô lệ da đen. Lí giải cho dự định đặt một tác phẩm với những bông hoa đầy màu sắc ở một nơi lại đầy những kí ức đau buồn, Trần Trọng Vũ đã có một so sánh độc đáo và đấy sâu sắc: “ Giống như khi đến thăm một người bệnh, tôi không thể nào nói chuyện với anh ta về những điều đau thương. Và khi đến thăm một người bệnh, tôi sẽ mang đến cho anh ta những bông hoa.”
 
Đơn giản mà đầy chiều sâu, đậm triết lý, triển lãm “Tôi đến thăm bạn với một câu chuyện thị giác” mang đến cho người xem những cảm nhận mới lạ khi được “bước vào” bên trong một cuốn sách để thưởng thức nó trong một không gian mờ ảo, lạ kì. Cùng với đó, những tác phẩm nằm trong dự án nghệ thuật được Trần Trọng Vũ giới thiệu có thể mở ra nhiều cách tiếp cận nghệ thuật thị giác cho người xem và cũng hứa hẹn sẽ làm phong phú thêm, phát triển thêm ở Việt Nam loại hình nghệ thuật còn đầy mới mẻ này. 
 
Bài và ảnh: Bùi Ngọc Hà
Báo mạng điện tử K33


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giới thiệu tác phẩm của nhà văn trẻ NGUYỄN THỊ TỪ HUY:

"GỬI NGƯỜI YÊU VÀ TIN"

 Nhà văn Nguyễn Thị Từ Huy (hình internet)

Lời giới thiệu của Nhà Xuất Bản 
Ðỗ Quý Toàn

Đề tài chính của cuốn sách Gửi Người Yêu và Tin là Dối Trá. Sống trong một xã hội chỉ thấy toàn gian dối, người ta cần một chỗ nương tựa, cần tâm sự với một người mình có thể tin, một người mình yêu thì càng quý báu. Vì vậy, cuốn sách này gồm những lá thư của một người đàn ông viết gửi cho người yêu. Cô nàng là một phụ nữ không thuộc cùng một chủng tộc mà lại sống ở một xứ rất xa xôi. Cô sống hoàn toàn ngoại cuộc, không chia sẻ hoàn cảnh của anh, mà cũng không mang chung những hoài vọng, ước ao mà anh ôm ấp muốn thực hiện cho đồng bào của mình. Vì vậy, anh có thể nói thật, nói đầy đủ những tư tưởng, ý kiến, hy vọng hay nghi ngờ của mình.

Quý độc giả có thể đọc cuốn sách này như một tiểu thuyết. Có một nhân vật, có một câu chuyện, có những thăng trầm trong cuộc đời nhân vật, có những chuyện tình, có hôn nhân và ly dị, có những đứa trẻ ra đời, có người chết hay người muốn tự tử. Đủ các yếu tố tạo thành một tiểu thuyết.

Nhưng quý độc giả cũng có thể đọc cuốn sách này như một bản tự phán, lời thú tội. Nhân vật chính cố gắng thích ứng với xã hội giả dối quanh mình, và nhân đó đã phân tích, tìm hiểu cuộc sống đó ảnh hưởng thế nào đối với bản thân, với vợ, con, bè bạn, đồng nghiệp, đến tất cả những người chung quanh không quen biết. Đây là chủ ý của tác giả. Tác giả chỉ dựng lên một nhân vật, cho nó sống, bắt nó trải qua nhiều cảnh ngộ, để dùng đó làm điểm tựa phân tích một xã hội sống giả dối nó biến thái ra sao. Nhân vật chỉ là một “hình nộm” hoàn toàn do tác giả điều khiển. Hắn được dùng như một con thỏ nuôi trong phòng thí nghiệm cho công cuộc nghiên cứu y học. Nghiên cứu xong thì vứt bỏ cái xác con thỏ đi. Quý độc giả cần được báo trước như vậy ngay từ đầu, để không chờ đợi được gặp một con người sống thật.

Ngay từ đầu, tác giả Nguyễn Thị Từ Huy đã yêu cầu nhân vật của mình tự nguyện tuân hành theo quy luật sống dối trá. Cả xã hội chấp nhận sống giả dối với nhau, ngay từ lớp mẫu giáo mỗi đứa trẻ đã được dậy hát những lời giả dối. Vậy nếu muốn tồn tại, phải tập sống như mọi người. Hắn bèn nhờ một bác sĩ chữa trị cái lương tâm của mình. Thay đổi lương tâm, tẩy sạch cái lương tâm cũ, có thể vứt bỏ nó đi, thay thế bằng một cái “lương tâm” hoàn toàn mới. 

Có thể biện minh quyết định như vậy là hợp lý. Khi tất cả mọi người trong xã hội thỏa thuận với nhau cùng sống dối trá, thì họ chỉ cần đồng ý một điều, là thay đổi ý nghĩa tất cả hệ thống ngôn ngữ và giá trị đang dùng. Nói cái gì là “thật” thì mọi người đều hiểu nó là “giả;” gọi cái gì là “đúng” thì ai cũng biết nó là “sai.” “Thiện” bây giờ đặt tên là “ác;” “ác” đổi thành “thiện,” “xấu” tức là “đẹp;” “đẹp” chính là “xấu,” vân vân. Chỉ cần thay đổi toàn thể hệ thống thông tin, đảo ngược tất cả các ý nghĩa, sau đó mọi người có thể tiếp tục sống với nhau trong hệ thống ngôn ngữ mới. Người ta vẫn hiểu được nhau, và guồng máy xã hội vẫn tiếp tục vận hành, không thua gì khi còn sử dụng hệ thống ngôn ngữ và giá trị cũ. Cũng giống như khi chúng ta thay thế “hệ thống điều hành” của một cái máy vi tính, dùng “operating system” mới, các phần mềm đều thay đổi, nhưng cái máy vẫn chạy! 

Nếu tất cả xã hội đồng ý đổi “hệ thống điều hành” cũ của lương tâm, kể từ nay tất cả cùng theo “hệ thống điều hành” mới, hoàn toàn dối trá, thì chỉ cần tập luyện một thời gian ai cũng sẽ quen. Giống như đang dùng Microsofts với máy PC mà đổi sang dùng máy Mac cả Apple vậy. Người ta đùa ông Bill Gates, kể câu chuyện ông Steve Jobs sau khi chết có lần trở lại trần gian, gặp đối thủ của mình trên thương trường máy vi tính. Gates hỏi thăm Jobs, sống ở thế giới bên kia thấy gì. Jobs bảo: “Tuyệt vời. Ở đó không ai cần ở trong nhà, cũng chẳng cần có cái vườn, cái sân nào cả!” Như vậy thì có gì mà tuyệt vời? “Tuyệt chứ! Tự nhiên, không ai cần đến Cổng, cũng không cần Cửa Sổ!”

No Gate! No Window! Ông Gates lên cơ nghiệp nhờ bán hệ điều hành Windows cho các máy PC, rồi bán các nhu liệu chạy với hệ thống đó! Nhưng ông cũng biết, chẳng cần sang thế giới bên kia, ngay ở cõi trần gian này nhiều máy vi tính không dùng hệ thống Windows mà vẫn chạy ngon lành!

Nhưng xã hội loài người có thể thay đổi “hệ thống điều hành” của lương tâm rồi vẫn chạy được như thường hay không? Đây là đề tài mà tác giả Gửi Người Yêu và Tin đem ra phân tích.

Sau khi nhân vật chính tự chích ngừa cho cái lương tâm của mình, để tự mình quen dần, rồi sống thản nhiên được với các vi trùng dối trá, hắn đã thành công. Mới đầu anh ta cố thích ứng, rồi tới lúc anh hoàn toàn quen với cái lương tâm mới được “cải tạo,” được “giác ngộ,” và anh còn phấn đấu để trở thành một người cổ động cho “hệ thống điều hành” dùng dối trá thay cho các giá trị cũ. Cứ như vậy, anh ta tiến bước, leo lên các bậc thang xã hội cao hơn, đạt tới địa vị cao nhất.

Trong quá trình thăng tiến đó, anh vẫn theo dõi, quan sát, phân tích những hậu quả của việc sử dụng“hệ thống điều hành” mới. Và anh thấy nó tạo ra những biến chứng trong xã hội, những biến chứng không chỉ đảo lộn các thứ giá trị, mà còn gây bao nhiêu đau khổ, còn làm chết người nữa. Tác giả Nguyễn Thị Từ Huy khai sinh nhân vật chính trong môi trường đại học, cho nên những biến chứng được mô tả phần lớn diễn ra trong môi trường đó. Nhưng chúng ta có thể suy đoán trong mảnh đời nào của xã hội cũng thấy diễn ra bấy nhiêu biến chứng. Thí dụ, người ta sẽ làm nhục lẫn nhau, mà kẻ làm nhục người khác chính hắn cũng nhục nhã. Người ta đối sử độc ác với nhau, mà cũng độc ác với chính bản thân mình. Người ta độc ác một cách tự nhiên, vô tư, giống như đang thở vậy. Một hậu quả của “hệ thống điều hành” dối trá là đưa tính độc ác lên thành nền tảng của xã hội. Cũng như tính vô cảm. Đại học được biến thành nơi người ta giết các thanh niên, giết trí thông minh, giết óc phán đoán và ngay đến khả năng cảm xúc của họ. Còn những biến chứng như nạn tham nhũng, hệ thống phong bì, vân vân, chỉ là những bệnh nhỏ, những chuyện hàng ngày ở huyện.

Trong quá trình phân tích đời sống chung quanh mình, nhân vật chính được hai nhân vật khác giúp “soi sáng.” Một là người yêu cũ ở xa, một người yêu lý tưởng, không còn đụng chạm gì tới nhau, cũng không bao giờ gặp nhau nữa. Hai là người vợ, mà anh ta rất yêu và rất kính trọng. Người yêu của anh đã tuyệt giao. Vợ anh đã mang con bỏ đi. Nhưng không cần đến các diễn biến đó. Chính anh, tới một lúc sẽ thấy chính mình góp phần tạo ra một xã hội đầy ung nhọt, thối nát, đang sụp đổ. Chính anh, sau cùng đã quyết định phải từ bỏ con người đang sống của mình.

Nguyễn Thị Từ Huy kể chuyện một nhân vật hư cấu để mượn cớ viết bản cáo trạng lối sống giả dối bao trùm trên xã hội hiện tại. Không cần nói ra, ai cũng biết, tác giả muốn mọi người thức tỉnh, từ chối cách sống đó. Bắt đầu, phải có người nói ra: Tôi đang sống trong dối trá! Tôi từ chối, không muốn sống dối trá nữa! Giống như một em bé lên ba, sau khi hát, được cả nhà vỗ tay khen và thưởng, em tròn mắt nói thật: Nhưng đêm qua em có nằm mơ thấy cái gì đâu? Nguyễn Thị Từ Huy bắt chước em bé ngây thơ đó.


Phần nhận xét hiển thị trên trang