Sau chiến tranh thế giới thứ 2, thế giới từ 3 cực chuyển thành 2 cực: Tư Bản Chủ Nghĩa và Xã Hội Chủ Nghĩa, 2 khối tuy không đủ sức nuốt trọn lẫn nhau bằng quân sự, nhưng vẫn “gườm” nhau suốt 45 năm (1945-1991), gây ra một giai đoạn xung đột chính trị-căng thẳng quân sự-cạnh tranh kinh tế-chạy đua vũ trang, đó là giai đoạn chiến tranh lạnh.
Tuy 2 khối không đối đầu trực tiếp về quân sự, nhưng vẫn tạo ra rất nhiều xung đột như cuộc phong toả Berlin (1948–1949), Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953), Khủng hoảng Berlin năm 1961, Chiến tranh Việt Nam (1954–1975), Khủng hoảng tên lửa Cuba (1962), Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan (1979–1989)
(Chiến tranh Việt Nam ở một góc độ nhất định vẫn được coi là 1 bộ phận của chiến tranh lạnh, do mỗi bên tham chiến (Miền Bắc và miền Nam Việt Nam) đều nhận được hỗ trợ lớn từ 2 khối Xã Hội Chủ Nghĩa và Tư Bản Chủ Nghĩa)
Cuối thập niên 1980, cuộc chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Bang Xô Viết chấm dứt, nhiều nước thay đổi chính thể. Người góp phần lớn nhất cho các thay đổi này, là Mikhail Sergeyevich Gorbachyov(Gorbachev), Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Xô.
Đánh giá về “công – tội” của Mikhail Sergeyevich Gorbachyov (Gorbachev) luôn là điều không dễ, ngay cả đối với người Nga:
Sau khi trở thành Tổng Bí Thư, về đối ngoại, ông cởi mở và cải thiện quan hệ và thương mại với các nước Tư Bản, cùng với Mỹ ký kết hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân. Về đối nội, ông theo đuổi các cải cách đẩy mạnh sở hữu tư nhân, các cải cách của ông được gọi là “uskoreniye” (tăng tốc) nhưng sau này thuật ngữ “perestroika” (cải tổ) trở nên phổ biến hơn. Ông hạn chế giám sát ngôn luận, đẩy mạnh dân chủ.
Tuy nhiên, nhiều cải tổ đưa Liên Xô đến tình trạng khủng hoảng chính trị xã hội. Về chính trị, các cải tổ này đụng đến nền móng tư tưởng của chủ nghĩa xã hội (như tư nhân hoá) vấp phải sự phản đối kịch liệt của nhóm những người cộng sản cứng rắn, dẫn đến cuộc đảo chính 1991. Về xã hội, do chuyển hướng kinh tế từ sản xuất vũ khí sang thương mại dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng vọt (do công nghiệp quân sự đang chiếm 1/5 lao động của Liên Xô), đời sống người dân hạ thấp, xã hội bất ổn.
Các cải tổ của ông liên quan tự do báo chí và dân chủ, cùng với hạn chế dần hỗ trợ quân sự cho các nước thuộc khối XHCN đã khiến cho chính phủ Xô Viết các nước này dần yếu đi, dẫn đến đảo chính/chuyển giao quyền lực ở rất nhiều nước XHCN, kết quả là thay đổi chính thể của các nước này thành Tư Bản Chủ Nghĩa. Những cuộc đảo chính/chuyển giao quyền lực này được sự trợ cấp của các nước phương Tây . Khối Xã Hội Chủ Nghĩa tan rã.
Những cải tổ liên quan đến dân chủ cũng khơi lên “vấn đề dân tộc” của các quốc gia thành viên của Liên Xô, nhiều quốc gia tuyên bố tự trị và rút khỏi Liên Xô. Gorbachev đã cố gắng duy trì-đàn áp nhằm giữ các quốc gia này trong một Liên Hiệp nhưng cuối cùng thất bại, ngoài ra cũng phải kể đến những tác động mạnh mẽ của phương Tây vào việc này. Kết quả cuối cùng là bản thân Liên Xô cũng tan rã.
Đánh giá về ông từ phía nhân dân Nga, có lẽ nhiều người không thích ông, vì ông đã gây ra sự sụp đổ của Liên Xô và khối Xã Hội Chủ Nghĩa, vì năm 1996, khi ra tranh cử tổng thống trở lại, ông chỉ nhận được 1% phiếu bầu. Tuy vậy, những cuộc điều tra cho thấy phần lớn người Nga hài lòng với những mục tiêu hướng tới các cá nhân của perestroika, di sản lập pháp chính của ông, và sự tự do mang lại từ quá trình đó.
Những người ủng hộ ông, lập luận rằng lúc ông nắm quyền tình hình kinh tế của Liên Xô đã rất tệ hại, nên việc thay đổi là hiển nhiên và khủng hoảng chỉ là giai đoạn tạm thời. Trái lại, những người chỉ trích ông tin rằng Liên bang Xô viết không phải ở tình trạng khủng hoảng kinh tế tồi tệ như Gorbachev tuyên bố và coi Gorbachyov là một chính trị gia kém cỏi, người đã đưa ra những cải cách sai lầm và gấp gáp.
Lần này chúng ta sẽ cùng đọc bài diễn văn của Gorbachev trước Liên Hiệp Quốc cuối năm 1988, trong bài này nói về các tư tưởng chủ đạo của ông dưới một giọng văn bóng bẩy và trau chuốt:
- 2 khối dừng thái độ thù nghịch và cùng giải trừ quân bị
- Các cải tổ đang tiến hành ở Liên Xô, đặc biệt là vấn đề dân chủ, mở cửa kinh tế
Cũng trong năm đó, Gorbachev đã
- Ban hành Luật Hợp Tác Xã (cho phép người dân sở hữu doanh nghiệp tư nhân)
- Rút quân khỏi Afghanistan, trong khi nội chiến vẫn tiếp diễn, dẫn đến sụp đổ của chính quyền thân Sô Viết tại đó.
- Tuyên bố các nước Đông Âu được quyền tự quyết vấn đề nội bộ của các nước đó. Việc này dẫn đến chuyển giao quyền lực và thay đổi chính thể sang Tư Bản Chủ Nghĩa của các nước này một thời gian sau đó.
Thông tin chung về tác giả (Wikipedia)
Mikhail Sergeyevich Gorbachyov, thường được Anh hoá thành Gorbachev; (sinh ngày 2 tháng 3, 1931) từng là lãnh đạo Liên bang Xô viết từ năm 1985 tới 1991. Những nỗ lực thực hiện cải cách của ông giúp chấm dứt Chiến tranh Lạnh, nhưng cũng góp phần kết thúc quyền uy tối cao của Đảng Cộng sản Liên xô (CPSU) và giải thể Liên bang Xô viết. Ông đã được trao Giải Nobel Hoà bình năm 1990.
(Nguyễn Mai Anh Kiệt giới thiệu)
United Nations Address – M.Gorbachev
United Nations
New York, N.Y.
7 December 1988
Address to 43rd General Assembly
Two great revolutions, the French revolution of 1789 and the Russian revolution of 1917, have exerted a powerful influence on the actual nature of the historical process and radically changed the course of world events. Both of them, each in its own way, have given a gigantic impetus to man’s progress. They are also the ones that have formed in many respects the way of thinking which is still prevailing in the public consciousness.
Diễn văn của M. Gorbachev
Tại Liên Hợp Quốc
7.12.1988
Trước Đại Hội Đồng LHQ
Hai cuộc cách mạng lớn, Cách Mạng Pháp 1789 và Cách Mạng Nga 1917, đã gây ra ảnh hưởng mạnh mẽ lên bản chất thực tế của lịch sử và làm thay đổi đến tận gốc dòng chảy các sự kiện của thế giới. Cả hai cuộc cách mạng này, mỗi cuộc cách mạng theo cách riêng của nó, cũng đã có những thúc đẩy to lớn cho sự tiến bộ của nhân loại. Chúng cũng là những cuộc cách mạng hình thành trên nhiều phương diện phương cách tư duy vẫn còn rất phổ biến trong nhận thức của quần chúng ngày nay.
That is a very great spiritual wealth, but there emerges before us today a different world, for which it is necessary to seek different roads toward the future, to seek — relying, of course, on accumulated experience — but also seeing the radical differences between that which was yesterday and that which is taking place today.
Đó là tài sản tinh thần vĩ đại, tuy nhiên trước mắt chúng ta ngày nay là một thế giới rất khác, đòi hỏi tìm kiếm những con đường khác nữa để tiến về tương lai, để tìm kiếm – dĩ nhiên còn phụ thuộc vào các kinh nghiệm tích lũy được – nhưng đồng thời nhìn thấy được những khác biệt cơ bản giữa những gì của hôm qua và những gì đang xảy ra ngày nay.
The newness of the tasks, and at the same time their difficulty, are not limited to this. Today we have entered an era when progress will be based on the interests of all mankind. Consciousness of this requires that world policy, too, should be determined by the priority of the values of all mankind.
Sự mới mẽ của các công việc cần làm, và cùng lúc là những khó khăn để thực hiện chúng, không phải chỉ giới hạn ở đây. Ngày nay chúng ta đang tiến vào một kỷ nguyên mà mọi tiến bộ sẽ dựa vào lợi ích cho toàn nhân loại. Nhận thức được điều này cũng đòi hỏi chính sách của thế giới phải được quyết định dựa trên sự ưu tiên về các giá trị của toàn nhân loại.
The history of the past centuries and millennia has been a history of almost ubiquitous wars, and sometimes desperate battles, leading to mutual destruction. They occurred in the clash of social and political interests and national hostility, be it from ideological or religious incompatibility. All that was the case, and even now many still claim that this past — which has not been overcome — is an immutable pattern. However, parallel with the process of wars, hostility, and alienation of peoples and countries, another process, just as objectively conditioned, was in motion and gaining force: The process of the emergence of a mutually connected and integral world.
Lịch sử hàng thế kỷ và hàng ngàn năm qua hầu như đầy ắp chiến tranh ở khắp mọi nơi, và đôi khi có những trận chiến đầy tuyệt vọng đã dẫn đến hậu quả hủy hoại cho cả đôi bên tham chiến. Chiến tranh xảy ra do đụng chạm giữa những quyền lợi chính trị và xã hội và do thù địch quốc gia, từ những bất đồng về chính kiến hay tôn giáo.
Vấn đề là như thế, và đến ngày nay có rất nhiều người vẫn cho rằng quá khứ như thế – cái quá khứ chưa khắc phục được – là một mô hình không thay đổi được. Tuy nhiên, song song với các cuộc chiến tranh, sự thù nghịch và xa lạ hóa con người và các quốc gia, một tiến trình khác, cũng nằm trong các điều kiện khách quan như thế, đã chuyển động và ngày càng mạnh mẽ: sự hình thành của một thế giới liên kết lẫn nhau chặt chẽ và hòa hợp vào nhau một cách toàn vẹn.
Further world progress is now possible only through the search for a consensus of all mankind, in movement toward a new world order. We have arrived at a frontier at which controlled spontaneity leads to a dead end. The world community must learn to shape and direct the process in such a way as to preserve civilization, to make it safe for all and more pleasant for normal life. It is a question of cooperation that could be more accurately called “co-creation” and “co-development.” The formula of development “at another’s expense” is becoming outdated. In light of present realities, genuine progress by infringing upon the rights and liberties of man and peoples, or at the expense of nature, is impossible.
Sự tiến bộ xa hơn nữa của thế giới hiện có thể xảy ra chỉ với việc tìm kiếm sự đồng thuận của tất cả nhân loại, trong một phong trào tiến về một trật tự thế giới mới. Chúng ta đã đến một ranh giới mà sự kiểm soát những gì tự phát sẽ dẫn đến ngõ cụt. Cộng đồng thế giới phải học hỏi để định hình và định hướng quá trình theo hướng bảo vệ văn minh, đảm bảo cho mọi người được an toàn và cho đời sống bình thường dễ chịu hơn.
Đây là vấn đề hợp tác có thể được gọi tên chính xác hơn là “cùng sáng tạo” và “cùng phát triển”. Công thức phát triển “với tổn phí của người khác” đã lỗi thời rồi. Trong thực tế ngày nay, không thể có tiến bộ thực sự nếu xâm phạm đến các quyền lợi và tự do của các cá nhân và của các dân tộc, hoặc làm tổn hại thiên nhiên.
The very tackling of global problems requires a new “volume” and “quality” of cooperation by states and sociopolitical currents regardless of ideological and other differences.
Chỉ bắt tay vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu đòi hỏi một “lượng” và “phẩm” mới của sự hợp tác giữa các quốc gia và giữa các dòng chảy chính trị xã hội bất kể các bất đồng về chính kiến hay bất đồng nào khác.
Of course, radical and revolutionary changes are taking place and will continue to take place within individual countries and social structures. This has been and will continue to be the case, but our times are making corrections here, too. Internal transformational processes cannot achieve their national objectives merely by taking “course parallel” with others without using the achievements of the surrounding world and the possibilities of equitable cooperation. In these conditions, interference in those internal processes with the aim of altering them according to someone else’s prescription would be all the more destructive for the emergence of a peaceful order. In the past, differences often served as a factor in puling away from one another. Now they are being given the opportunity to be a factor in mutual enrichment and attraction. Behind differences in social structure, in the way of life, and in the preference for certain values, stand interests. There is no getting away from that, but neither is there any getting away from the need to find a balance of interests within an international framework, which has become a condition for survival and progress. As you ponder all this, you come to the conclusion that if we wish to take account of the lessons of the past and the realities of the present, if we must reckon with the objective logic of world development, it is necessary to seek — and to seek jointly — an approach toward improving the international situation and building a new world. If that is so, then it is also worth agreeing on the fundamental and truly universal prerequisites and principles for such activities. It is evident, for example, that force and the threat of force can no longer be, and should not be instruments of foreign policy. [...]
Hiển nhiên là những thay đổi triệt để và mang tính cách mạng đang diễn ra và sẽ tiếp tục diễn ra ở mỗi đất nước và mỗi cấu trúc xã hội riêng rẽ. Điều này đã và sẽ luôn là như vậy, nhưng thời đại của chúng ta cũng đang điều chỉnh điều hiển nhiên này. Những quá trình chuyển biến bên trong [một quốc gia] không thể giúp đạt được các mục tiêu quốc gia nếu đơn thuần chỉ “phát triển song song” với các quốc gia khác mà không sử dụng thành quả của thế giới xung quanh và các khả năng hợp tác một cách công bằng. Ở những điều kiện như thế này, can thiệp vào những tiến trình nội bộ [của quốc gia] với mục đích điều tiết các tiến trình theo toa thuốc của người nào đó lại càng có thể hủy hoại sự hình thành của một trật tự hòa bình.
Trong quá khứ, sự khác biệt thường chỉ là yếu tố tạo xa cách nhau hơn. Ngày nay sự khác biệt chính là cơ hội để trở thành yếu tố thu hút lẫn nhau và làm phong phú nhau hơn. Đằng sau những khác biệt trong cấu trúc xã hội, trong cách sống, và trong quan niệm ưu tiên về các giá trị trong cuộc sống, chính là quyền lợi. Không thể nào tránh khỏi điều này, nhưng cũng không thể nào tránh được nhu cầu tìm kiếm một trật tự cân bằng các quyền lợi trong một chuẩn mực quốc tế, điều đã trở thành một điều kiện cho sống còn và tiến bộ.
Khi quý vị cân nhắc tất cả những điều này, quý vị sẽ đi đến một kết luận rằng nếu chúng ta ước mong tính đến tất cả những bài học của quá khứ và thực tế cuộc sống trong hiện tại, nếu chúng ta phải tính toán với lý luận khách quan của phát triển thế giới, chúng ta cần tìm kiếm – và cùng hợp tác tìm kiếm – một phương pháp nhằm hướng đến cải thiện tình hình quốc tế và xây dựng một thế giới mới. Và nếu là như vậy, thì đáng cho chúng ta đồng ý về các yếu tố tiến quyết và nguyên lý cơ bản và có tính hoàn vũ cho những hoạt động như vậy. Ví dụ như, rõ ràng là vũ lực và đe dọa dùng vũ lực không còn là, và không nên là, công cụ của chính sách đối ngoại.
The compelling necessity of the principle of freedom of choice is also clear to us. The failure to recognize this, to recognize it, is fraught with very dire consequences, consequences for world peace. Denying that right to the peoples, no matter what the pretext, no matter what the words are used to conceal it, means infringing upon even the unstable balance that is, has been possible to achieve.
Sự cần thiết lớn lao phải giữ gìn nguyên tắc tự do lựa chọn là rất rõ ràng đối với [tất cả] chúng ta. Thất bại, không nhận ra được điều này, để nhận thức được nó, mang theo các hậu quả thảm khốc, những hậu quả đối với hòa bình thế giới. Phủ nhận quyền này đối với các dân tộc, bất chấp duyên cớ nào được viện dẫn ra, bất chấp dùng lời lẽ nào để che giấu, đều có nghĩa xâm phạm đến sự cân bằng vốn đang bấp bênh mà chúng ta đã đạt được.
Freedom of choice is a universal principle to which there should be no exceptions. We have not come to the conclusion of the immutability of this principle simply through good motives. We have been led to it through impartial analysis of the objective processes of our time. The increasing varieties of social development in different countries are becoming an ever more perceptible feature of these processes. This relates to both the capitalist and socialist systems. The variety of sociopolitical structures which has grown over the last decades from national liberation movements also demonstrates this. This objective fact presupposes respect for other people’s views and stands, tolerance, a preparedness to see phenomena that are different as not necessarily bad or hostile, and an ability to learn to live side by side while remaining different and not agreeing with one another on every issue.
Tự do lựa chọn là nguyên tắc hoàn vũ, không nên có ngoại lệ. Chúng ta đã không đi đến kết luận về tính bất biến của nguyên tắc này chỉ vì những động cơ tốt đẹp. Chúng ta đã được dẫn đến kết luận này qua các phân tích vô tư về các biến chuyển khách quan trong thời đại của chúng ta. Những kiểu phát triển xã hội càng ngày càng đa dạng ở các quốc gia khác nhau đang trở nên yếu tố càng ngày càng thấy rõ trong những tiến trình phát triển.
Điều này liên quan đến cả [hai] hệ thống: tư bản và xã hội chủ nghĩa. Các cấu trúc chính trị xã hội khác nhau rộ lên trong vài thập niên vừa qua từ các làn sóng đấu tranh đòi giải phóng quốc gia cũng minh họa cho điều này. Cái sự thật khách quan này [sự tự do lựa chọn] luôn đặt giả định cần có sự tôn trọng những quan điểm và lập trường của mọi người [khác], chịu đựng, sẵn sàng để quan sát những hiện tượng hay sự việc khác nhau nhưng không nhất thiết nghĩ rằng nó xấu hay thù địch, và khả năng để học hỏi cùng tồn tại trong khi vẫn duy trì những khác biệt và không luôn luôn đồng ý trong mọi vấn đề.
The de-ideologization of interstate relations has become a demand of the new stage. We are not giving up our convictions, philosophy, or traditions. Neither are we calling on anyone else to give up theirs. Yet we are not going to shut ourselves up within the range of our values. That would lead to spiritual impoverishment, for it would mean renouncing so powerful a source of development as sharing all the original things created independently by each nation. In the course of such sharing, each should prove the advantages of his own system, his own way of life and values, but not through words or propaganda alone, but through real deeds as well. That is, indeed, an honest struggle of ideology, but it must not be carried over into mutual relations between states. Otherwise we simply will not be able to solve a single world problem; arrange broad, mutually advantageous and equitable cooperation between peoples; manage rationally the achievements of the scientific and technical revolution; transform world economic relations; protect the environment; overcome underdevelopment; or put an end to hunger, disease, illiteracy, and other mass ills. Finally, in that case, we will not manage to eliminate the nuclear threat and militarism.
Sư xóa bỏ ý thức hệ trong trong quan hệ giữa các quốc gia đã trở nên nhu cầu của thời đại mới. Chúng ta không từ bỏ lòng tin, triết lý, hay truyền thống của chúng ta. Chúng ta cũng không kêu gọi người khác từ bỏ lòng tin, triết lý, hay truyền thống của họ. Nhưng chúng ta sẽ không tự cô lập và nhốt mình lại trong những giá trị sống của chính mình. Làm như vậy sẽ khiến cạn kiệt về mặt tinh thần, vì nó sẽ đồng nghĩa với việc từ bỏ một nguồn phát triển mạnh mẽ, đó là chia sẻ tất cả những thứ độc đáo được sáng tạo một cách độc lập từ mỗi quốc gia.
Trong tiến trình chia sẻ như vậy, mỗi quốc gia chứng minh được ưu điểm của hệ thống riêng của họ, của cách sống và giá trị riêng của họ, không phải chỉ bằng lời nói hay tuyên truyền, mà còn bằng hành động thực sự nữa. Thực chất đó là một cuộc đấu tranh ý thức hệ một cách chân thành, nhưng nó không được phép đưa vào mối quan hệ hỗ tương giữa các quốc gia. Nếu không, chúng ta đơn giản sẽ không thể giải quyết được vấn đề nào của thế giới: sắp xếp lại hợp tác rộng rãi, công bằng và cùng có lợi giữa các dân tộc; quản lý hợp lý những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ và khoa học; chuyển đổi các quan hệ kinh tế thế giới; bảo vệ môi trường; khắc phục tình trạng chậm tiến; hay chấm dứt tình trạng đói kém, bệnh tật, mù chữ, và các yếu kém của đám đông. Cuối cùng, nếu cứ thế, chúng ta sẽ không quản lý loại bỏ được các mối đe dọa hạt nhân và chủ nghĩa quân sự.
Such are our reflections on the natural order of things in the world on the threshold of the 21st century. We are, of course, far from claiming to have infallible truth, but having subjected the previous realities — realities that have arisen again — to strict analysis, we have come to the conclusion that it is by precisely such approaches that we must search jointly for a way to achieve the supremacy of the common human idea over the countless multiplicity of centrifugal forces, to preserve the vitality of a civilization that is possible that only one in the universe. [...]
Những gì vừa nêu là phản ảnh của chúng tôi về trật tự tự nhiên của mọi thứ trên thế giới trước thềm thế kỷ 21. Chúng tôi, dĩ nhiên, không dám tuyên bố mình đã nói lên một chân lý không thể sai, nhưng chúng tôi đã nghiên cứu và phân tích một cách chặt chẽ những sự việc đã xảy ra trước đây – những thực tế đang xảy ra lần nữa – để đi đến kết luận rằng chính bằng những biện pháp như thế mà chúng ta phải hợp tác tìm kiếm một con đường để đạt sự tối thượng của một tư tưởng chung của nhân loại bên trên hằng hà sa số lực ly tâm, để bảo toàn sinh khí của một nền văn minh vốn có thể là duy nhất trong vũ trụ.
Our country is undergoing a truly revolutionary upsurge. The process of restructuring is gaining pace; We started by elaborating the theoretical concepts of restructuring; we had to assess the nature and scope of the problems, to interpret the lessons of the past, and to express this in the form of political conclusions and programs. This was done. The theoretical work, the re-interpretation of what had happened, the final elaboration, enrichment, and correction of political stances have not ended. They continue. However, it was fundamentally important to start from an overall concept, which is already now being confirmed by the experience of past years, which has turned out to be generally correct and to which there is no alternative.
Đất nước chúng tôi hiện đang trải qua một làn sóng mang tính cách mạng thực sự. Quá trình tái cơ cấu đang tăng tốc; Chúng tôi đã bắt đầu chi tiết hóa những khái niệm lý thuyết về tái cấu trúc; chúng tôi phải đánh giá bản chất và mức độ của mọi vấn đề, để hiểu hết ý nghĩa các bài học trong quá khứ, và để diễn tả lại dưới dạng các kết luận chính trị và chương trình hành động. Chúng tôi đã làm xong. Các công việc về mặt lý thuyết, sự diễn giải lại những gì đã xảy ra, giải trình tỉ mỉ lần cuối cùng, làm phong phú hơn, và điều chỉnh các lập trường chính trị, những điều này chưa chấm dứt. Chúng vẫn còn tiếp tục. Tuy nhiên, bắt đầu từ một khái niệm toàn thể là điều quan trọng cơ bản, điều này bây giờ đã được xác nhận bằng kinh nghiệm của những năm qua, cho thấy nó nói chung là chính xác và không có một phương pháp nào khác để thế nó.
In order to involve society in implementing the plans for restructuring it had to be made more truly democratic. Under the badge of democratization, restructuring has now encompassed politics, the economy, spiritual life, and ideology. We have unfolded a radical economic reform, we have accumulated experience, and from the new year we are transferring the entire national economy to new forms and work methods. Moreover, this means a profound reorganization of production relations and the realization of the immense potential of socialist property.
Để mời gọi toàn thể xã hội tham gia vào việc thực hiện kế hoạch tái cấu trúc, xã hội được thực sự dân chủ hơn. Dưới huy hiệu dân chủ hóa, tái cơ cấu hiện nay đã bao gồm cả chính trị, kinh tế, đời sống tâm linh, và ý thức hệ. Chúng tôi đã mở cửa đổi mới kinh tế triệt để, chúng tôi đã tích lũy kinh nghiệm, và từ năm mới chúng tôi đang chuyển đổi toàn bộ nền kinh tế quốc gia sang những hình thức và phương thức lao động mới. Hơn thế nữa, điều này có nghĩa là một sự tái tổ chức hoàn toàn các quan hệ sản xuất và hiện thực hóa tiềm năng mênh mông của tài sản xã hội chủ nghĩa.
In moving toward such bold revolutionary transformations, we understood that there would be errors, that there would be resistance, that the novelty would bring new problems. We foresaw the possibility of breaking in individual sections. However, the profound democratic reform of the entire system of power and government is the guarantee that the overall process of restructuring will move steadily forward and gather strength.
Để đi theo hướng chuyển đổi mang tính cách mạng mạnh mẽ, chúng tôi đã hiểu rằng sẽ có những sai lầm, sẽ có những chống đối, và cái gì mới sẽ kèm theo những vấn đề mới. Chúng tôi đã thấy trước khả năng đổ vỡ trong các bộ phận cá thể. Tuy nhiên, đổi mới dân chủ sâu sắc đối với toàn thể hệ thống quyền lực và chính phủ là điều đảm bảo rằng toàn bộ quá trình tái cơ cấu sẽ đều đặn tiến bước và tập trung được sức mạnh.
We completed the first stage of the process of political reform with the recent decisions by the U.S.S.R. Supreme Soviet on amendments to the Constitution and the adoption of the Law on Elections. Without stopping, we embarked upon the second stage of this. At which the most important task will be working on the interaction between the central government and the republics, settling relations between nationalities on the principles of Leninist internationalism bequeathed to us by the great revolution and, at the same time, reorganizing the power of the Soviets locally. We are faced with immense work. At the same time we must resolve major problems.
Chúng tôi đã hoàn tất giai đoạn đầu của quá trình đổi mới chính trị với những quyết định gần đây của Sô Viết Tối Cao của Liên Bang Sô Viết về các tu chính Hiến Pháp và chấp nhật Luật Bầu Cử. Không dừng lại ở đây, chúng tôi tiếp tục lao vào giai đoạn hai của quá trình này. Theo đó, nhiệm vụ quan trọng nhất sẽ là giải quyết sự tương tác giữa chính quyền trung ương và các nền cộng hòa, ổn định các mối quan hệ giữa các quốc gia trên các nguyên lý chủ nghĩa quốc tế Lênin mà cuộc cách mạng vĩ đại đã truyền lại cho chúng tôi và, cùng lúc, tái cấu trúc lại quyền lực của các Sô Viết địa phương.. Chúng tôi hiện đang đối diện với công việc rất lớn. Và đồng thời, chúng tôi cũng phải giải quyết các vấn đề rất quan trọng.
We are more than fully confident. We have both the theory, the policy and the vanguard force of restructuring a party which is also restructuring itself in accordance with the new tasks and the radical changes throughout society. And the most important thing: all peoples and all generations of citizens in our great country are in favor of restructuring.
Chúng tôi hiện đang trên cả sự tự tin hoàn toàn. Chúng tôi vừa có cả học thuyết, có chính sách và có lực lượng tiên phong tái cơ cấu đảng, một đảng đang tái cơ cấu chính nó phù hợp với các nhiệm vụ mới và những thay đổi triệt để trên toàn xã hội. Và điều quan trọng nhất: toàn thể nhân dân và toàn thể các thế hệ công dân trong đất nước vĩ đại của chúng tôi đều ủng hộ tái cấu trúc.
We have gone substantially and deeply into the business of constructing a socialist state based on the rule of law. A whole series of new laws has been prepared or is at a completion stage. Many of them come into force as early as 1989, and we trust that they will correspond to the highest standards from the point of view of ensuring the rights of the individual. Soviet democracy is to acquire a firm, normative base. This means such acts as the Law on Freedom of Conscience, on glasnost, on public associations and organizations, and on much else. There are now no people in places of imprisonment in the country who have been sentenced for their political or religious convictions. It is proposed to include in the drafts of the new laws additional guarantees ruling out any form or persecution on these bases. Of course, this does not apply to those who have committed real criminal or state offenses: espionage, sabotage, terrorism, and so on, whatever political or philosophical views they may hold.
Chúng tôi đã đi xa và sâu vào công việc xây dựng một đất nước xã hội chủ nghĩa dựa trên quy định luật pháp. Một loạt các luật mới đã được sửa soạn hay có thể nói đang ở giai đoạn hoàn tất. Rất nhiều đạo luật sẽ có hiệu lực thi hành ngay đầu năm 1989, và chúng tôi tin tưởng rằng các đạo luật này sẽ tương ứng với tiêu chuẩn cao nhất từ quan điểm đảm bảo quyền của mỗi cá nhân. Nền dân chủ Sô Viết là để đạt được một nền tảng tiêu chuẩn và vững chắc. Nền tảng này là những đạo luật như Luật về Tự Do Tín Ngưỡng, về sự công khai minh bạch, về các hội đoản vả tổ chức nhân dân, và về nhiều việc khác nữa.
Hiện nay trong nước không có ai bị bắt bớ và giam giữ vì phạm tội liên quan đến chính trị hoặc tôn giáo. Trong bản thảo các quy định pháp luật mới được đề nghị có thêm các quy định đảm bảo loại bỏ bất cứ hình thức kết tội nào dựa trên các lý do này. Dĩ nhiên là điều này không áp dụng cho những đối tượng vi phạm các tội ác thực sự hoặc các tội vi phạm [an ninh] quốc gia: gián điệp, phá hoại, khủng bố, và các tội khác, bất kể quan điểm chính trị hay triết học liên quan đến vi phạm đó.
The draft amendments to the criminal code are ready and waiting their turn. In particular, those articles relating to the use of the supreme measure of punishment are being reviewed. The problem of exit and entry is also being resolved in a humane spirit, including the case of leaving the country in order to be reunited with relatives. As you know, one of the reasons for refusal of visas is citizens’ possession of secrets. Strictly substantiated terms for the length of time for possessing secrets are being introduced in advance. On starting work at a relevant institution or enterprise, everyone will be made aware of this regulation. Disputes that arise can be appealed under the law. Thus the problem of the so-called “refuseniks” is being removed.
Bản thảo điều chỉnh luật hình sự đã sẵn sàng và đang chờ đến lượt. Nói một cách cụ thể, những quy định có liên quan đến việc sử dụng biện pháp trừng phạt nặng nề nhất đang được xét lại. Vấn đề ra vào đất nước cũng đang được giải quyết trên tinh thần nhân đạo, bao gồm cả trường hợp rời bỏ đất nước để đoàn tụ với người thân. Như quý vị đã biết, một trong những lý do từ chối cấp thị thực nhập cảnh (visa) là vì người công dân nắm giữ bí mật. Những quy định chi tiết rõ ràng về thời gian giữ kín các bí mật hiện đang được đưa ra trước. Khi bắt đầu làm việc tại một cơ sở cơ quan hoặc một tổ chức kinh doanh, tất cả mọi người đều sẽ được cảnh báo để nhận thức rõ về quy định này. Những tranh chấp xảy ra có thể được kháng cáo theo quy định của pháp luật. Do đó vấn đề mang tên “refuseniks” (1) đang được loại bỏ.
Chú thích của người dịch: (1) Refusenik (Tiếng Nga: отказник, otkaznik, gốc từ chữ “отказ”, otkaz “refusal” nghĩa là “từ chối”) là một thuật ngữ không chính thức để chỉ các cá nhân, điển hình nhưng không chỉ riêng là người Sô Viết Do Thái, họ là những người bị từ chối, không được cho phép di cư ra ngước ngoài bởi chính quyền Liên Bang Sô Viết và một số nước Đông Âu trước đây. Thuật ngữ refusenik bắt nguồn từ từ “refusal” (“từ chối”) sau này được lưu truyền để chỉ tất cả những người di cư khỏi các chính quyền Sô Viết. Theo thời gian, từ “refusenik” đi vào từ điển tiếng Anh, được dùng để chỉ bất cứ người nào có hành động biểu tình phản đối hay kháng nghị.
We intend to expand the Soviet Union’s participation in the monitoring mechanism on human rights in the United Nations and within the framework of the pan-European process. We consider that the jurisdiction of the International Court in The Hague with respect to interpreting and applying agreements in the field of human rights should be obligatory for all states.
Chúng tôi dự định mở rộng sự tham gia của của Liên Bang Sô Viết trong cơ cấu giám sát nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và trong khuôn khổ quy trình Châu Âu mở rộng. Chúng tôi cho rằng thẩm quyền tài phán của Tòa Án Quốc Tế tại Hague (Hà Lan) trong việc diễn giải và áp dụng các thỏa thuận về nhân quyền nên có hiệu lực đối với mọi các quốc gia.
Within the Helsinki process, we are also examining an end to jamming of all the foreign radio broadcasts to the Soviet Union. On the whole, our credo is as follows: Political problems should be solved only by political means, and human problems only in a humane way. [...]
Trong khuôn khổ quy trình Helsinki, chúng tôi cũng đang kiểm tra chấm dứt việc chặn đứng các chương trình phát thanh nước ngoài đến Liên Bang Sô Viết. Nói chung, cương lĩnh của chúng tôi là như sau: Các vấn đề chính trị nên được giải quyết chỉ bằng phương tiện chính trị, và các vấn đề nhân văn chỉ nên được giải quyết bằng phương pháp nhân văn. […]
Now about the most important topic, without which no problem of the coming century can be resolved: disarmament. [...]
Bây giờ, nói đến vấn đề quan trọng nhất, vấn đề mà không có nó không có vấn đề nào trong thế kỷ mới có thể được giải quyết: giải trừ quân bị. […]
Today I can inform you of the following: The Soviet Union has made a decision on reducing its armed forces. In the next two years, their numerical strength will be reduced by 500,000 persons, and the volume of conventional arms will also be cut considerably. These reductions will be made on a unilateral basis, unconnected with negotiations on the mandate for the Vienna meeting. By agreement with our allies in the Warsaw Pact, we have made the decision to withdraw six tank divisions from the GDR, Czechoslovakia, and Hungary, and to disband them by 1991. Assault landing formations and units, and a number of others, including assault river-crossing forces, with their armaments and combat equipment, will also be withdrawn from the groups of Soviet forces situated in those countries. The Soviet forces situated in those countries will be cut by 50,000 persons, and their arms by 5,000 tanks. All remaining Soviet divisions on the territory of our allies will be reorganized. They will be given a different structure from todaýs which will become unambiguously defensive, after the removal of a large number of their tanks. [...]
Hôm nay tôi có thể thông báo cho quý vị việc sau đây: Liên Bang Sô Viết đã quyết định giảm bớt lực lượng vũ trang. Trong hai (02) năm tới đây, số lượng của lực lượng sẽ giảm đi 500.000 người và khối lượng vũ trang truyền thống sẽ bị cắt giảm đáng kể. Những cắt giảm này sẽ được tiến hành đơn phương, không liên quan gì đến những cuộc điều đình bắt buộc thực hiện cho cuộc họp tại Vienna (Áo).
Theo hiệp định đã được ký kết với các đồng minh của chúng tôi trong Công Ước Warsaw, chúng tôi đã quyết định rút về nước sáu (06) sư đoàn xe tăng khỏi GDR (Đông Đức)(2) , Czechoslovakia, và Hungary, và sẽ giải thể những sư đoàn này vào năm 1991. Các binh đoàn và đơn vị đổ bộ tác chiên, và một số các lực lượng khác, kể cả các lực lượng vượt sông tác chiến, cùng với vũ khí và khí cụ chiến đấu, cũng sẽ được rút khỏi các lực lượng quân sự Sô Viết hiện đang đóng tại các nước này. Các lực lượng quân sự Sô Viết hiện đang đóng tại các nước nói trên sẽ cắt giảm 50.000 người và 5000 xe tăng. Tất cả các sư đoàn Sô Viết còn lại trên lãnh thổ của các đồng minh của chúng tôi sẽ được tổ chức lại. Toàn bộ sẽ được cơ cấu lại khác với hiện nay và sẽ trở nên phòng thủ một cách minh bạch sau khi loại bỏ một số lớn các xe tăng. […]
Chú thích của người dịch: (2) German Democratic Republic (Tiếng Đức: Deutsche Demokratische Republik)
By this act, just as by all our actions aimed at the demilitarization of international relations, we would also like to draw the attention of the world community to another topical problem, the problem of changing over from an economy of armament to an economy of disarmament. Is the conversion of military production realistic? I have already had occasion to speak about this. We believe that it is, indeed, realistic. For its part, the Soviet Union is ready to do the following. Within the framework of the economic reform we are ready to draw up and submit our internal plan for conversion, to prepare in the course of 1989, as an experiment, the plans for the conversion of two or three defense enterprises, to publish our experience of job relocation of specialists from the military industry, and also of using its equipment, buildings, and works in civilian industry, It is desirable that all states, primarily the major military powers, submit their national plans on this issue to the United Nations.
Bằng hành động này, chỉ riêng đối với tất cả hành động của chúng tôi nhắm tới việc phi quân sự hóa các mối quan hệ quốc tế, chúng tôi cũng muốn lôi kéo sự chú ý của cộng đồng thế giới về một vấn đề có tính chất thời sự khác, vấn đề đổi chiều từ một nền kinh tế có vũ trang sang một nền kinh tế không có vũ trang.
Chuyển đổi sản xuất quân sự có thực tế hay không? Tôi đã có cơ hội trao đổi về việc này. Chúng tôi tin rằng, thực sự, nó thực tế. Về phía của mình, Liên Bang Sô Viết hiện sẵn sàng để làm những việc tiếp theo sau. Trong khuôn khổ đổi mới kinh tế, chúng tôi hiện đã sẵn sàng soạn thảo và nộp [lên Liên Hiệp Quốc] bản kế hoạch chuyển đổi [kinh tế] trong nước, như là một thí nghiệm để chuẩn bị vào năm 1989, sẽ có những kế hoạch chuyển đổi hai (2) hoặc ba (3) doanh nghiệp quốc phòng , để công bố rộng rãi những kinh nghiệm của chúng tôi về việc chuyển việc làm cho của chuyên gia ra khỏi kỹ nghệ quân sự, cũng như sử dụng thiết bị, cơ xưởng và công việc trong kỹ nghệ dân sự. Đây thực sự là điều đáng mong ước nếu như tất cả các quốc gia, nhất là các cường quốc quân sự, cũng chấp nhận và nộp một bản kế hoạch quốc gia về việc này cho Liên Hiệp Quốc.
It would be useful to form a group of scientists, entrusting it with a comprehensive analysis of problems of conversion as a whole and as applied to individual countries and regions, to be reported to the U.N. secretary-general, and later to examine this matter at a General Assembly session.
Sẽ rất hữu ích nếu [chúng ta] thành lập được một nhóm các nhà khoa học, tin tưởng giao phó cho họ công việc phân tích một cách toàn diện các vấn đề chuyển đổi vừa trên bình diện tổng thể vừa trên bình diện áp dụng cụ thể ở từng quốc gia và từng khu vực, để báo cáo cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và sau đó để kiểm tra vấn đề này ở các phiên họp Đại Hội Đồng.
Finally, being on U.S. soil, but also for other, understandable reasons, I cannot but turn to the subject of our relations with this great country. … Relations between the Soviet Union and the United States of America span 5 1/2 decades. The world has changed, and so have the nature, role, and place of these relations in world politics. For too long they were built under the banner of confrontation, and sometimes of hostility, either open or concealed. But in the last few years, throughout the world people were able to heave a sigh of relief, thanks to the changes for the better in the substance and atmosphere of the relations between Moscow and Washington.
Cuối cùng, hiện diện trên lãnh thổ nước Mỹ, mà cũng vì một số các nguyên nhân có thể hiểu được khác, tôi không thể không nhắc đến chủ đề các quan hệ của đất nước chúng tôi với đất nước vĩ đại này. … Các quan hệ giữa Liên bang Sô Viết và Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã kéo dài được năm (5) thập kỷ rưỡi. Thế giới đã có nhiều thay đổi, và tương tự như vậy, bản chất, vai trò cũng như vị trí của các quan hệ này cũng thay đổi trong chính trị thế giới.
Trong một thời gian rất dài, mối quan hệ giữa Liên bang Sô Viết và Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã được xây dựng dưới quan điểm đối đầu, và thậm chí đôi khi còn là thù nghịch, hoặc là công khai hoặc là che đậy. Nhưng trong những năm gần đây, trên khắp thế giới, mọi ngưởi đã có thể thở phào nhẹ nhỏm, nhờ vào những thay đổi tốt đẹp hơn trong bản chất và bầu không khí của các quan hệ giữa Moscow và Washington.
No one intends to underestimate the serious nature of the disagreements, and the difficulties of the problems which have not been settled. However, we have already graduated from the primary school of instruction in mutual understanding and in searching for solutions in our and in the common interests. The U.S.S.R. and the United States created the biggest nuclear missile arsenals, but after objectively recognizing their responsibility, they were able to be the first to conclude an agreement on the reduction and physical destruction of a proportion of these weapons, which threatened both themselves and everyone else.
Không ai có ý đánh giá thấp bản chất nghiêm trọng của những bất đồng và những thách đố của những vấn đề vẫn chưa giải quyết được. Tuy nhiên, chúng ta đều đã tốt nghiệp ra từ các trường học hướng dẫn hiểu biết và thông cảm lẫn nhau và tìm kiếm những giải pháp vì quyền lợi của chúng ta và quyền lợi chung. Cả Liên bang Sô Viết U.S.S.R và Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ U.S.A đều đã tạo ra những kho vũ khí tên lửa hạt nhân to lớn nhất, nhưng sau khi khách quan nhận ra trách nhiệm của mình, cả hai đều đã có thể là những quốc gia đầu tiên ký kết một thỏa thuận cắt giảm và thực sự phá hủy một phần các vũ khí này, vốn là nguồn đe dọa cho cả hai nước lẫn cho tất cả mọi người còn lại.
Both sides possess the biggest and the most refined military secrets. But it is they who have laid the basis for and are developing a system of mutual verification with regard to both the destruction and the limiting and banning of armaments production. It is they who are amassing experience for future bilateral and multilateral agreements. We value this.
Cả hai phía đều sở hữu những bí mật quân sự to lớn nhất và tinh xảo nhất. Nhưng chính là cả hai quốc gia này đã đặt ra căn và đang phát triển hệ thống giám định lẫn nhau về những cắt giảm lẫn giới hạn và ngăn cấm sản xuất vũ khí. Chính là hai nước đang tích lũy kinh nghiệp cho các thỏa thuận song phương và đa phương của tương lai. Chúng tôi trân trọng điều này.
We acknowledge and value the contribution of President Ronald Reagan and the members of his administration, above all Mr. George Shultz. All this is capital that has been invested in a joint undertaking of historic importance. It must not be wasted or left out of circulation. The future U.S. administration headed by newly elected President George Bush will find in us a partner, ready — without long pauses and backward movements — to continue the dialogue in a spirit of realism, openness, and goodwill, and with a striving for concrete results, over an agenda encompassing the key issues of Soviet-U.S. relations and international politics.
Chúng tôi biết ơn và coi trọng đóng góp của Tổng Thống Ronald Reagan và các thành viên nội các của ông, đặc biệt hơn tất cả là Ông George Shultz. Tất cả vốn liếng này đã được đầu tư vào mối liên hệ hợp tác quan trọng ở tầm lịch sử. Chúng không được lãng phí hoặc bị đặt ra ngoài dòng thảo luận.
Chính quyền Hoa Kỳ sắp tới với người đứng đầu là Tổng Thống mới đắc cử George Bush sẽ thấy được nơi chúng tôi một bạn bè hợp tác, luôn sẵn sàng – không ngần ngại và đi lùi – tiếp tục đối thoại với nhau trên tinh thần thực tế, cởi mở, và đầy thiện chí, cũng như cố gắng để đạt được những kết quả cụ thể, thông qua một lịch trình bao gồm những vấn đề chính trong các quan hệ Sô Viết – Hoa Kỳ cũng như trong chính trị quốc tế.
We are talking first and foremost about consistent progress toward concluding a treaty on a 50 percent reduction in strategic offensive weapons, while retaining the ABM Treaty; about elaborating a convention on the elimination of chemical weapons — here, it seems to us, we have the preconditions for making 1989 the decisive year; and about talks on reducing conventional weapons and armed forces in Europe. We are also talking about economic, ecological and humanitarian problems in the widest possible sense. [...]
Chúng ta đang nói ưu tiên đầu tiên và trên hết về tiến trình bền bỉ hướng về ký kết hiệp ước cắt giảm năm mươi phần trăm (50%) các loại vũ khí tấn công chiến lược trong khi vẫn duy trì hiệp ước ABM; về chi tiết hóa một hiệp định loại bỏ vũ khí hóa học; mà ở đây, có vẻ như với chúng tôi, chúng tôi đang chuẩn bị cho năm 1989 sắp tới sẽ là năm quyết định; và về những cuộc thảo luận cắt giảm vũ khí truyền thống và các lực lượng vũ trang ở Châu Âu. Chúng ta cũng đang bàn về các vấn đề kinh tế, sinh thái và từ thiện trong ý nghĩa rộng rãi nhất.
We are not inclined to oversimplify the situation in the world. Yes, the tendency toward disarmament has received a strong impetus, and this process is gaining its own momentum, but it has not become irreversible. Yes, the striving to give up confrontation in favor of dialogue and cooperation has made itself strongly felt, but it has by no means secured its position forever in the practice of international relations. Yes, the movement toward a nuclear-free and nonviolent world is capable of fundamentally transforming the political and spiritual face of the planet, but only the very first steps have been taken. Moreover, in certain influential circles, they have been greeted with mistrust, and they are meeting resistance.
Chúng tôi không có chiều hướng đơn giản hóa quá đáng tình thế trên thế giới. Đúng vậy, khuynh hướng giải trừ quân bị đã nhận được động lực mạnh mẽ, và quá trình này đã lấy được lực tự đẩy, nhưng không phải là nó đã đạt đến được mức không thể bị đẩy ngược trở lại. Đúng vậy, nỗ lực để chấm dứt tình trạng đối đầu, thay vào đó bằng tăng cường đối thoại và hợp tác đã tạo được cảm giác mạnh mẽ về nó , nhưng không có gì đảm bảo vị trí của nó mãi như vậy trong các mối quan hệ quốc tế. Đúng như thế, cuộc vận động tạo nên một thế giới không có vũ khí hạt nhân và không bạo lực có đủ khả năng để thay đổi một cách căn bản bộ mặt tinh thần và chính trị của hành tinh này, nhưng chỉ mới được những bước đầu tiên. Hơn thế nữa, trong một số nhóm người có nhiều ảnh hưởng, các nỗ lực kể trên đã bị chào đón với nhiều hoài nghi, và đang vấp phải nhiều chống đối.
The inheritance of inertia of the past are continuing to operate. Profound contradictions and the roots of many conflicts have not disappeared. The fundamental fact remains that the formation of the peaceful period will take place in conditions of the existence and rivalry of various socioeconomic and political systems. However, the meaning of our international efforts, and one of the key tenets of the new thinking, is precisely to impart to this rivalry the quality of sensible competition in conditions of respect for freedom of choice and a balance of interests. In this case it will even become useful and productive from the viewpoint of general world development; otherwise; if the main component remains the arms race, as it has been till now, rivalry will be fatal. Indeed, an ever greater number of people throughout the world, from the man in the street to leaders, are beginning to understand this.
—–
Sự kế thừa sự trì trệ của quá khứ vẫn còn đang tiếp tục. Những mâu thuẫn sâu sắc và gốc rễ của rất nhiều tranh chấp vẫn còn tồn tại ra đó. Sự thật cơ bản là tiến trình hình thành giai đoạn hòa bình sẽ phải diễn ra trong điều kiện vẫn còn tồn tại nhiều hệ thống kinh tế xã hội và chính trị và sự cạnh tranh giữa các hệ thống này. Tuy nhiên, y’ nghĩa của những nỗ lực quốc tế của chúng ta, và đây cũng là một trong những lý luận chủ chốt cho tư tưởng mới, chính xác là truyền đạt cho sự cạnh tranh này phẩm chất cạnh tranh đúng đắn, trên tinh thần tôn trọng tự do lựa chọn và cân bằng các quyền lợi khác nhau. Nếu được như vậy, cạnh tranh sẽ thậm chí trở nên hữu ích và có lợi trên quan điểm phát triển chung cho thế giới; bằng không, nếu phần quan trọng vẫn cứ là chạy đua vũ trang, như nó vẫn là mãi cho đến hôm nay, sự cạnh tranh sẽ thành nguy kịch. Thực vậy, rất nhiều trên thế giới, từ người dân thường trên đường phố cho đến các nhà lãnh đạo, đều đã đang bắt đầu hiểu được điều này.
Esteemed Mr. Chairman, esteemed delegates: I finish my first speech at the United Nations with the same feeling with which I began it: a feeling of responsibility to my own people and to the world community. We have met at the end of a year that has been so significant for the United Nations, and on the threshold of a year from which all of us expect so much. One would like to believe that our joint efforts to put an end to the era of wars, confrontation and regional conflicts, aggression against nature, the terror of hunger and poverty, as well as political terrorism, will be comparable with our hopes. This is our common goal, and it is only by acting together that we may attain it. Thank you.
Kính thưa Ngài Chủ tịch, kính thưa quý đại biểu thành viên: Tôi xin kết thúc bài diễn văn đầu tiên của tôi tại Liên Hiệp Quốc với cùng cảm giác như tôi đã bắt đầu: cảm giác về tinh thần trách nhiệm đối với dân tộc của tôi cũng như với toàn thể cộng đồng thế giới. Chúng ta đã gặp gỡ nhau nơi đây vào cuối một năm đầy những sự kiện quan trọng đối với Liên Hiệp Quốc, và trước thềm một năm mới mà tất cả chúng ta đều mong đợi rất nhiều. Ai cũng muốn tin rằng những nỗ lực chung của chúng ta để chấm dứt kỷ nguyên chiến tranh, đối đầu và những xung đột trong nhiều khu vực, xâm phạm môi trường thiên nhiên, nỗi kinh hãi trước đói kém và nghèo nàn, cũng như khủng bố chính trị, sẽ tương đương với những hy vọng của chúng ta. Đây là mục tiêu chung của tất cả chúng ta, và chỉ có thể bằng cách cùng nhau hành động chúng ta mới có thể đạt được. Trân trọng cám ơn.
(Phạm Hồng Quyên dịch)