Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Truyện thứ sáu

LB: Mình bận chuyến đi dài ngày. Tạm dừng đăng sau truyện ngắn này. Nếu có điều kiện sẽ pots tiếp. Với lại ngày nay, do nhiều hoàn cảnh. Người lớn lo vật lộn mưu sinh. Trẻ lo học hành. Một số lo thăng quan tiến chức, lo chạy mánh mung. Nói chung là vạn thứ vừa vĩ đại vừa vớ vẩn ở đời. 
Hơn nữa, văn hóa tiêu dùng, óc thực dụng chả mấy người còn quan tâm đến văn chương nghệ thuật. Một công việc tuy người ta nói là chú trọng, quý hóa. Thực ra không mấy mặn mà trong cái đà giảm sút văn hóa đọc hiện thời. 
Có nói chuyện này, chuyện kia thì "miệng liền tai", để ý phỏng được mấy người? Có chăng chỉ là xả cục tức trong bụng cho nó khỏi muốn ói mà thui. Chưa kể đến nhiều lẽ khác người ta phải giữ gìn, cẩn trọng. Ừ thì buồn, nhưng biết làm sao?????

LÃO ĐẠI VỀ QUÊ
                              
         Truyện ngắn Hồng Giang.

Lão Đại đặt mình nằm xuống một lát là gáy pho pho. Hình như lão còn nói mê lảm nhảm gì nữa mà  Lân không nghe rõ. Nỗi ám ảnh, hãnh diện về tài ăn nói của mình khiến cho “cơ quan ngôn luận” của lão làm việc cả khi đi vào cõi ngủ.
Căn phòng vôi màu vàng úa, trần cao lại hẹp. Có cảm giác như ở dưới hầm vì rất bí do không có cửa sổ.
Câu chuyện của lão Đại lúc hai người vào phòng này khiến Lân cứ có cảm giác gờn gợn. Lão bảo khi trước chỗ chợ này vốn xưa gọi là xứ Đông, toàn những mả là mả. Cỏ may hoa tim tím mọc rất nhiều, xen lẫn những cây cà gai có vuốt sắc như móng mèo.
Hồi bé lão thường hay ra đây bắt cào cào, châu chấu, chơi đá dế với đám trẻ con trong làng. Hôm nào về, hoa cỏ may cũng bám, dắt đầy vào hai bên ống quần. Sợ mẹ mắng  trước khi về, lão phải lấy mảnh trai,mảnh sành nạo hết thứ cỏ tai quái nhọn một đầu bám vào vải rất chắc ấy đi. Nếu nhặt từng cái một chả biết đến bao giờ mới xong?
Vật đổi sao dời, sau ngày lão đi xa, người ta quy hoạch lại. Chợ ngày xưa họp ở xóm Đình, chỗ ấy đất hẹp, không thể để ở đó tiếp tục được nữa nên mới chuyển về đây.
Một trong số yếu tố của “kinh tế thị trường có định hướng” là phải mở mang chợ búa. Cần nơi đất rộng, tiện bề giao thông để mở, thế là người ta nghĩ ngay đến chỗ này, rồi mang nó về đây.
Bữa cơm chiều vừa rồi ông em trai lão kể, Lân mới biết như thế.
Nửa phố, nửa làng, chợ sát ven đê, các ki ốt dày đặc, người đến , người đi tấp nập. Mùi thịt nướng, cá rán từ các quán nhậu cạnh chợ bay ra thơm nức. Cả mùi cá tanh tanh, mùi thịt nồng nồng, mùi hoa quả thoảng thơm, mùi những cô nàng choai choai..Tạo thành hỗn hợp hương vị rất đặc trưng của vùng ven đô. Không ai ngờ bên dưới những đường nhựa, nền ki ốt lát gạch hoa kia lại vốn là nghĩa địa chôn người.
Cái cảm giác phân vân, sờ sợ khiến người ta nghĩ ngay đến việc liệu dưới lớp đất của nền chợ nhơm nhớp này, có còn sót bộ hài cốt vô chủ của ai đó quên chưa di rời đi nơi khác hay chưa?

Lân không có thói quen đi nghỉ sớm. Ở nhà giờ này anh đang xem ti vi, đọc sách hay viết cái gì đó. Giờ đi cùng lão, phải làm theo là lẽ dĩ nhiên. Có ngồi nói chuyện với chủ nhà cũng chả biết nói chuyện gì. Mới lần đầu gặp gỡ, câu chuyện thật khó nói. Nặn ra cho cho có chuyện anh không thích và cũng không quen. Lão kêu mệt muốn đi nằm sớm, anh cũng theo luôn, dù chưa muốn ngủ sớm hơn mọi ngày.
Ở góc phòng anh có thấy kê một tủ sách khung bằng nhôm, ghép kính bốn mặt. Nhìn rõ phía bên trong những cuốn sách dựng nghiêng, để lộ gáy ra ngoài. Ngọn đèn tiết kiệm điện không nhìn rõ chữ trên gáy sách. Nhưng qua hình thức bề ngoài Lân đoán đó là loại sách công cụ, dạy tiếng Anh, dạy nấu nướng, dạy cách làm giàu gì gì đó.. Toàn những thứ thời thượng một cách nông nổi, tràn lan, vội vã đang thịnh hành ở những phố thị vừa mới nổi. Thứ sách cho quảng đại chứ không phải nghiên cứu, chuyên sâu.
Cạnh tủ sách có giàn máy vi tính đời đã cũ. Bàm phím mốc meo, sứt cả con chuột. Một sợi dây cáp điện nhỏ bị đứt, thả lòng thòng ngay phía bên trên cái máy tính.
Có thể đây là phòng riêng học tập của cậu con trai chủ nhà. Cái thằng có cái sẹo dài ngang mặt. Có lẽ từ ngày bị tai nạn giao thông, cậu ta chả màng đến sách vở hay máy vi tính để ở kia nữa?
Lúc Lân cùng lão Đại đến buổi trưa nay, chính cậu con trai chủ nhà ra đón. Khi đi rửa chân tay sau chặng đường dài bụi bặm, lão Đại kể cho Lân nghe đôi chút về cậu ta như để cắt nghĩa vì sao có cái sẹo trên mặt:
- Năm ngoái thằng thứ hai nhà này đưa nó lên cho chạy xe. Không may xe nó bị đổ, không chết ai, nhưng nó bị tai nạn phải nghỉ về đây bán hàng cho mẹ nó. May lại lấy được cô vợ giáo viên xinh xắn giỏi giang. Vụ ấy anh đến khốn khổ với nó đấy!
Lão chỉ kể có thế, nhưng mà vụ này Lân biết.
Chuyến ấy thằng con tổng giám đốc của lão mất toi cái xe tải, loại xe “ba chân” siêu trọng. Hầu hết những chuyến hàng “chưa đúng thủ tục” đều chạy về đêm, gần sáng, tốc độ cao vào những đêm trời mưa. Đường trơn, ổ voi ổ gà ngập nước lênh lánh chả biết đâu mà tránh, bánh xe không bám đường, xe lại chở nặng, chuyện mất lái gần như không cần bàn cãi.
May mà thằng cháu gọi lão bằng bác mệnh nó lớn mới giữ được mạng. Sau chuyến đó chuyện chạy chữa, bồi thường của thằng anh đối với em có điều gì đó “chưa thông”, ông em với lão có vẻ không còn mặn mà đằm thắm với nhau như trước.
Đó là lý do lão đã gọi điện báo tin từ lúc ở nhà đi, ông em vẫn lấy lý do bận đưa người ra thành phố chữa bệnh, không có nhà đợi ông anh về.?
Đến nơi Lân thấy bà em dâu lão khang khác. Bữa cơm trưa sơ sài được bày ra để thết đãi ông anh “Đại gia” cả năm cả đời về quê chơi.
Lão nói như để chữa ngượng: “Anh không muốn vợ chồng chú ấy bày vẽ. Mình đâu có thèm thuồng gì? Lại đang lo bệnh gút với tiểu đường nên phải dặn thím ấy cấm có được làm cỗ.   cứ xoàng xoàng như cơm bữa bình thường.. Ăn thế nào chả xong, phải không chú?”
Lân biết lão nói vậy để chống chế chữa ngượng vì suốt dọc đường lão luôn mồm ca ngợi anh em nhà lão nhờ phúc lớn tổ tiên, anh nào cũng vào hàng “đại gia” cả, lại lịch duyệt, hiểu biết, cư xử chả ai có thể chê trách vào đâu được”.
Mình đâu có nề hà miếng ăn? Lân nghĩ bụng. Nhưng anh cứ thấy việc này nó sao sao ấy, chả giống như lão vẫn thường mô tả trước khi về đây?
Hay là bọn “đại gia” ở đâu cũng vậy, đều keo kiệt, bủn xỉn giả tạo giống nhau? Họ chả bao giờ thết đãi ai không vì cái gì, khi chưa chắc chắn nắm được mối lợi vật chất hay tinh thần nào?
Như người xưa nói: “Có bạc mới giầu, có cơ cầu mới có”?
Thế nhưng, có một việc làm Lân sửng sốt. Buổi chiều sau lúc nghỉ ngơi chừng một tiếng, lão sửa soạn quần áo, chải lại đầu ( mà đầu lão hói quá đỉnh,chỉ còn lơ thơ vài cái tóc ). Lão nói với Lân:
- Chú sửa soạn đi, xem máy có còn phim không? Anh với chú ra xã một tí. ( Chỗ này có lẽ lão Đại chưa biết. Công nghệ cao rồi, ai còn chụp ảnh bằng phim nhựa như xưa nữa. Là kỹ thuật số. các file nén, chưa trong thẻ. Tiện lợi hơn công nghệ cũ thời thanh niên cũ lão rất nhiều ).
Lân thật bất ngờ. Anh nghĩ: “Chả nhẽ người quê về làng vẫn phải ra xã trình giấy tờ sao?”. Nhưng không phải. Những quy định như thế bây giờ người ta bỏ lâu rồi. Ủy ban không có thì giờ để xem xét những việc vơ vẩn như thế. Chỉ trừ khi có ai vi phạm quả tang, hay nghi vấn điều gì đó người ta mới hỏi đến giấy tờ. Còn ai muốn đến thì đến, muốn đi thì đi. Ai công đâu mà xét hỏi kẻ qua người lại cho mất thời giờ? Còn máy ảnh, kỹ thuật số rồi, có còn chụp phimnwax đâu, lão khỏi phải lo.
Việc ra xã là một việc khác. Lão muốn thể hiện với các nhà chức sắc địa phương, nhân thể thăm một vài người bạn thủa thơ ấu còn sống được đến giờ. Dọc đường lão kể năm kia năm kìa lão về làng từng đóng góp cho quỹ khuyến học, xây nhà tình nghĩa như thế nào?
Chủ tịch bí thư xã là chỗ quen biết. Họ niềm nở đón tiếp như gặp người nhà. Còn tặng lão cuốn sách “truyền thống và lịch sử” của làng. Thấy sự đón tiếp có vẻ ân cần thái quá, Lân nghĩ ngay đến việc thể nào các vị cũng có chiêu trò gì đây?
Quả nhiên là đúng như vậy.
Khơi mào là tay thường trực văn phòng đảng ủy, rồi đến chủ tịch bí thư. Họ có ý muốn yêu cầu cha con lão hiến tặng cho xã một công trình nho nhỏ. Lớp mầm non của xã đã xây dựng xong, nhưng chưa có tường rào và cái cổng ra vào.
Lân cứ nghĩ chưa chắc lão đã nhận lời vì số tiền để xây dựng theo như mô tả, với anh không nhỏ. Có khi anh vất vả cả năm chưa chắc kiếm được. Không ngờ lão gật đầu cái xoẹt! Lão lấy làm hứng thú khi mấy vị chức sắc trong xã nói:
- Nếu bác giúp cho xã thì không ai bằng. Xã sẽ ghi nhớ công lao đóng góp của những người con quê hương đi xa đối với xã nhà như gia đình bác. Ngoài cổng lớp mẫu giáo mầm non này sẽ ghi rõ “Đây là phần đóng góp của gia đình ông Trần Đại hiện đang sống ở Tuyên Hóa”. Bảng lưu niệm này sẽ được đặt làm bằng đá hoa cương”. Bác thấy thế nào?
Lão Đại thêm:
- Nhưng kiểu dáng phải có sự nhất trí chung, các anh có đồng ý tôi mới tham gia?
- Vâng tất nhiên là phải như thế rồi. Chúng cháu sẽ gửi bản thiết kế lên để bác duyệt.
- Dự toán hết bao nhiêu?
- Chỉ độ nửa trăm thôi ạ!
Lão Đại phẩy tay, “ Chuyện nhỏ, nhất trí như thế đi”.
Lân lại bất ngờ. năm mươi triệu mà lão coi như không.
Lão là chuyên gia cho người khác “Đi tàu bay giấy”. Thì dụ muốn khích lệ ai đó lão sẽ nói: “ Anh A, chị B đây là người có kiến thức sâu rộng. Tài năng xuất chúng, đầu óc tổ chức và làm ăn luôn trên cả tuyệt vời”! Bất luận người ta thực có những cái hay ho đó hay không?

Người đời ai chả muốn được ngợi khen? Chính Lân cũng một đôi lần được lão cho lên tàu bay kiểu ấy khiến anh ngượng chín cả mặt. Không ngờ hôm nay lão lại đến lượt được lớp “hậu bối”, chức sắc của xã đưa lên ngồi vào khoang loại máy bay như thế!
Họ hẹn ngay trong tuần này, họ sẽ lên để “bàn bạc” cụ thể trên quê hương thứ hai của lão. Lân nghĩ ngay đến ông em họ nhà sát cạnh ông em lão và Lân đang nghỉ. Bà vợ ông này đang bị ung thư giai đoạn cuối, bệnh viện trả về. Người chồng tai biến mạch máu não, cứ ngơ ngơ như người không còn trí nhớ. Hỏi câu nào cũng cũng cười cười ngơ ngẩn gật đầu. Mấy đứa con ông ta thấy lão Đại đến mừng cuống quýt. Chỉ nhìn ánh mắt biết là chúng hy vọng ở lão nhiều lắm mà chưa dám nói ra.
Lão Đại vẫn cười nói như không. Lúc về lão rút trong ví ra, đặt vào tay người em họ tờ một trăm ngàn.
Ra khỏi ngõ Lân nói với lão:
- Theo em thì bác cho ngay ông em chục triệu để bác ấy chữa bệnh có khi lại cần hơn bác chi tiền vào việc kia. Bác cho xã liệu tiền ấy có được đem ra làm như họ nói hay lại vào túi người khác? Xây dựng các công trình công cộng, xã nào chả có quỹ nhà nước cho?
Lão cười khợ khợ: “ Chú chỉ biết một mà chưa biết hai. Anh em trong nhà ai chả thương, nhưng đừng để họ thành thói quen ỷ lại mình. Chỉ nên cho cái cần câu hơn là cho con cá.Họ tự cứu lấy mình là chính, sao cứ mãi trông hòng anh em? Còn việc công lại khác. Một khi anh đóng góp cả dân cả xã đều biết, tiếng thơm để đời. Mỗi khi về làng cũng mát mày mát mặt. Cũng như của để dành, là thứ lưu danh mãi mãi” Thì ra thế! Cái tình của đại gia thiết thực hơn nhiều, không đơn giản như Lân nghĩ. Nhưng vẫn chưa hiểu lão Đại nói cho cái “cần câu” là  cần câu như thế nào?
Hai người còn đến thăm vài ba chỗ nữa. Những ông giáo đã nghỉ hưu, ngày xưa cùng học hoặc cùng dạy với lão. Phần nhiều mấy ông này quên quên nhớ nhớ, gầy guộc, ốm yếu  nom thảm hại hơn lão nhiều. Chả có ai về già lại vượng tướng được như lão.
Có một ông đại tá công an đã về hưu. Con cái ông này còn có mỗi một đứa, lại không có nhà. Bà vợ bị sơ gan cổ chướng bụng phồng như người có mang, mặt khô như cái mo cứ nhìn lão ứa nước mắt.
Ngày xưa đã có thời lão từng là người theo đuổi bà. Hồi đó lão nghèo, chỉ là anh giáo làng kém xa ông chồng bà bây giờ.
Đúng là không ai học được chữ ngờ. Cảnh nhà vị đại tá này chỉ nhìn qua là biết đang cơn túng quẫn. Thời buổi này rồi, trong nhà vẫn đang dùng cái ti vi đen trắng. Cửa rả long hết bản lề, xiêu xiêu vẹo vẹo, chẳng cần sửa. Ông con lúc đầu đại tá còn giấu. Nói chuyện một lúc mới than thở, hở ra là anh ta đang cai nghiện ở công trường 06.
Ở chơi nhà này là lâu nhất. Tình yêu là cái gì day dứt, ám ảnh người ta lâu dài nhất trong đời. Cả khi người yêu đã đi với người khác thì kẻ thiệt tình kia vẫn dõi mắt trông theo. Duy nhất chỗ này lão Đại cho quà tới hai trăm ngàn. Ông đại tá có vẻ ngượng ngịu, sau nói mãi mới chịu cầm
Ra đến đình lão Đại mới kể hết cho Lân nghe chuyện nhân vật này. Chẳng ai ngờ người quyền cao chức trọng như vậy lại có ngày hôm nay.
Bà vợ ông đại tá hẳn khi lão Đại đã về thế nào cũng lăn phăn suy nghĩ. Bà thật chẳng ngờ anh giáo ngày xưa người mỏng như con mõ mương, chuyên mặc quần có miếng  tích kê ở đầu gối lại như ngày hôm nay.
Phải có phép thần nào mới biến một con người như thế trở thành đại gia, có ba thằng con trai làm đến giám đốc tổng công ty. Người mắc bệnh như bà tỉnh táo đến lúc chết. Bà sẽ phải mất ngủ nhiều đêm vì chuyện này.
Người ta có thể làm lại nhiều việc, nhưng không thể làm lại cuộc đời. Cuộc đời cái gì đã qua là đã qua. Nói làm lại chỉ là cách nói hàm hồ nếu không nói chỉ là sự an ủi động viên chả có mấy giá trị!
Ngoài đình ông từ đi đâu vắng. Thành thử hai người chỉ đi lanh quanh một hồi, không vào thắp hương được như mọi lần lão về.
Không biết có phải đúng như vậy không? Nhưng sáng sớm hôm sau xảy ra một việc, mỗi khi nhớ đến cả lão và Lân đều áy náy trong lòng..

Lơ mơ lan man chuyện mới, chuyện cũ, chuyện gần, chuyện xa.. như một tấm lưới đan hỏng, khiến Lân mệt nhoài.
Lại sau một chặng đường xa chở đằng sau lão Đại nặng gần một tạ, luôn căng thẳng đầu óc dọc đường. Anh đi vào giấc ngủ lúc nào không hay. Mà người ta chỉ ý thức được lúc tỉnh thức dậy, chứ có ai biết mình bắt đầu đi vào cõi ngủ khi nào đâu?
Có thể coi khi ấy như một trạng thái lâm sàng, tim vẫn đập, mũi vẫn thở nhưng không nhận thức được xung quanh, nhận thức được bản thân.
Là lúc cõi vô thức sâu thẳm hoạt động với một số người, dù có muốn cũng không thể kiểm soát được. Có thể đó là những ám ảnh từ kiếp nào đó còn để lại dấu vết hoặc những chấn động tinh thần sâu sắc, nặng nề.
Có khi chỉ là những hình ảnh, âm thanh, câu chuyện ngẫu nhiên không biết nguồn gốc từ đâu? Những mảng “hình tư tưởng” trôi dạt từ một thế giới lạ lẫm chưa hề quen biết.
Lân mơ thấy hàng đoàn voi chiến băng qua sông, nước sông bị voi uống gần cạn. Có chỗ trơ đến tận đáy. Rồi những đoàn người đóng khố, cởi trần, tay cầm giáo, cầm khiên miệng la hét, sùi cả bọt mép. Có mấy viên tướng lông mày dựng ngược, mặt đen chôn chảo, tướng dữ dằn, quất ngựa đuổi theo Lân. Anh càng chạy, ngựa mỗi lúc lại càng theo sát gần. Bỗng Lân vấp phải một gốc cây, khiến anh đau điếng..
Lân bàng hoàng thức giấc..Té ra anh vừa đạp phải cây cọc màn ở góc giường, chân vẫn còn buốt như đạp phải mảnh chai.
Quay sang bên cạnh, Lân không thấy lão Đại đâu?
Lão đi đâu giờ này?
Ánh sáng ngọn đèn ngủ đủ để cho Lân thấy cửa phòng đang để mở. Rõ ràng là trước khi ngủ anh đã cài cẩn thận rồi kia mà?
Có thể lão dậy vào toalet? Nhưng đèn trong ấy tắt, chắc không phải.
Lân xỏ dép đi ra cửa. Thì ra lão Đại đang mặc độc chiếc quần lót đang cặm cụi đi đi lại lại dọc theo hành lang. Nom rất vất vả bởi cái bụng ngoại cỡ chình ình của lão. Với người già cử chỉ này thật không bình thường.
Tuy quen biết lão Đại đã lâu, anh chưa thấy như vậy bao giờ. Chờ cho lão lại gần, Lân mới hỏi.
Lão bảo từ sau khi bị tai biến mạch máu não, thêm bệnh tiểu đường lão thường ít ngủ. Đêm nào lão cũng chỉ ngủ được vài tiếng. Lúc mới nằm là  ngủ được ngay, nhưng giấc ngủ không  sâu.
Mỗi lần như thế, lão lại phải đi bộ cho đến lúc mệt nhoài, để sau đấy ngủ thêm giấc tiếp theo. Một mình trong đêm, lão bảo cảm thấy rất buồn vì chẳng thể rủ được ai đi cùng cho có bạn. Ngoài lão ra thử hỏi trên đời này có ai lại chịu khó “vận động” vào lúc đêm khuya như thế ? Nhưng không tập là trằn trọc, không ngủ lại được.
Tự nhiên Lân thấy  tội nghiệp lão. Vì giấc ngủ, vì lo cho sự sống, đêm nào  giấc ngủ củ lão phải huỳnh huỵch, thở hồng hộc, đi lại kiểu tàu quả lu “như đánh vật” một đêm mấy lần thế này, quả là quá gian nan!
 Đó là sự cố gắng lặng lẽ, âm thầm để kéo dài sự sống. Lão chưa muốn ra đi khi đống của cải to lớn, lão từng khổ công gom góp cả đời, còn rất nhiều gửi lại nơi thế gian này. Khổ thế chứ khổ nữa lão cũng cam lòng!
Lão ngồi xuống giường, lấy khăn bông lau mồ hôi, lại cắm cúi đi tiếp.
Thì ra giàu có, thành “đại gia” rồi, con người ta vẫn chưa hết khổ!  Lần đầu Lân hiểu được “Đại gia” cũng có nỗi thống khổ riêng của mình!
Sống đâu phải là chỉ rong chơi như người ta nói, khi tuổi trẻ không còn? Không phải vô tình mà người ta gọi cõi này là cõi trần ai!
 Từ lúc thức dậy Lân không sao nhắm mắt ngủ được nữa. Trong khi đó, lão sau một hồi đi đi lại lại chừng nửa tiếng lại nằm. lại gáy pho pho.
Lân hối hận là đã vội vàng nhận lời lão đi chuyến này. Trong lúc anh còn cả đống công việc đang chờ ở nhà.
Sáng sớm, chưa đến sáu giờ lão đã gọi Lân, giục đi ngay. Lão bảo để xe ở nhà, hai anh em sẽ đi “xế hộp” cho nó an toàn. Lân nghĩ nhà lão hơn chục con xe bốn chỗ ngồi, cái nào cũng bóng loáng, bạc tỷ cả. Đi xe lúc nào với lão chả khó khăn gì. Nhà nước mà cho dùng máy bay riêng, chưa biết chừng nhà lão đã mua rồi, xe  đẹp chả là cái cục gạch gì!
Nguồn lâm sản, khoáng sản của cả một tỉnh từ lâu nhà lão đã có phần.
Kẻ ghen ăn ghét ở nói: “Đại gia ở tỉnh mình, hầu hết là bọn lưu manh cấu kết với quan chức” đều là sự bịa đặt! Nói mà không biết xấu hổ, không biết nghĩ. Đúng là bọn nông cạn, chưa hết cái mùi tanh tiểu nông “sản xuất nhỏ”..
Sao chúng chả câu kết mà hưởng nguồn lợi, trở thành “đại gia” hết cả đi?
Nếu không có tài năng, liệu nguồn lợi ấy có chảy vào nhà mình không? Cũng đầy những tay cai thầu máu mặt, đầy vị có chức có quyền mà vẫn ngồi mà thèm, mà rỏ rãi nhìn đấy thôi.
May mắn chỉ là một phần. Cái chính vẫn phải “nhờ hồng phúc tổ tiên”. Bản thân phải biết tùy cơ ứng biến, khôn khéo và linh hoạt. Có lần nói về nguồn gốc đại gia của mình, lão tâm sự với Lân như thế.  Lão bảo “Giàu có số”.Không thể cố mà giàu. Lân thấy cũng phải.
Lão chỉ tự hào là đã định hướng “tốt” cho các con nên mới có ngày hôm nay. Chứ không chịu nhận là khéo quan hệ, làm ăn kiểu xã hội đen. Nếu lão không nghỉ hưu sớm, chớp lấy thời cơ, đàn con lão bây giờ chắc không hơn con người khác.
Biết chúng nó học tầm thường, lão đã phải chuyển hướng, sắp xếp đường đi nước bước cho từng thằng. Bây giờ kể cả anh học giỏi, học hay, bằng cấp đầy mình cũng chả hơn gì con lão về mặt kinh tế. Có anh còn phải xin đám, vật nài mãi mới được các con lão nhận cho vào làm. Đâu phải chuyện đơn giản?

Nếu biết đèo nhau đi đường xa như vừa rồi, chắc Lân đã thoái thác. Chả ai dại gì chở một ông già từng bị tai biến ngồi sau xe, đi cả trăm cây số. Lỡ có bề gì thì sao?
Mãi sau anh mới biết lão chọn cách đi xe máy là có dụng ý riêng, hoàn toàn không phải vì hà tiện, hay sợ ảnh hưởng đến công việc của mấy thằng “tổng giám đốc” con lão.
Nếu chúng đưa đi, tất nhiên, tới đâu chúng cũng phải kè kè bên cạnh, ý định ghé qua “ngã ba sung sướng” làm sao thực hiện được? Khác nào có người dẫn giải, canh chừng?

Dự định là đi năm hôm mới về. Nhưng tự dưng Lân cảm thấy mất hào hứng. Một vài cái gây phản cảm khiến anh nản lòng. Không biết ở nhà có chuyện gì, trong lòng bồn chồn bứt dứt không yên. Từ buổi chiều hôm trước Lân đã nói với lão Đại là ở cơ quan có việc phải về gấp. Lão có vẻ không bằng lòng, sau rồi cũng chiều theo.
Vợ chồng ông em lão bảo cứ để sáng ra thong thả, ăn sáng xong bác hãy ngược. Chả biết nghĩ thế nào mới hơn năm giờ sáng lão đã gọi Lân dậy, bảo đi ngay cho nó mát! Gặp chỗ nào ăn sáng chỗ ấy. Vầng, đi thì đi!
Lân dắt xe ra cửa. lão Đại vỗ vai, dặn chủ nhà gì đó anh nghe không rõ.

Đường đê đổ bê tông, vắng ngơ vắng ngác, chưa có ai qua lại giờ này. Thỉnh thoảng mới có một hai người đi chợ sớm ngược chiều. Nhưng lão Đại vẫn dặn:
- Cứ thông thả đi chú ạ. Anh em mình ra nhà nghỉ Linh Sơn chơi, mai hãy về.
Lân đang chạy xe nên không nói gì. Vả lại có nói lão cũng chẳng nghe thấy. Xe đang chạy ngon trớn. Bỗng phía trước mặt có con vật mờ mờ, đen đen đang chúi mũi chạy ngược chiều. Không phải lợn, không phải bò. Một con chó becgie gần bằng con bò con vừa được thả ra, chạy lồng lại. Lân đã có ý tránh nó, nó lại cứ nhằm thẳng phía anh. Đúng là đồ chó ngu và đểu! Chắc nó bị chủ xích phòng mất trộm cả đêm, giờ mới được thả ra, mừng cuồng lên, chạy bạt mạng đây! Lân thoáng nghĩ thế, đạp phanh định dừng lại. Nhưng không kịp nữa rồi! Chiếc xe tông thẳng vào con chó, vụt lên như kiểu người ta đi mô tô bay! Lạ cái không nghe thấy nó kêu tiếng nào?  Chỉ thấy lão Đại kêu “ối” một tiếng phía sau, có chuyện rồi, sau xe nhẹ bẫng đi.. Trước mắt Lâm là những cột mốc giới lề đường trắng xóa. Bên dưới kia là dốc cao. Xuống đấy là giã biệt cuộc đời! Lân cố gắng lấy lại tay lái, loạng choạng một lúc sau mới dừng xe lại được. Anh vừa thoát hiểm nghèo trong gang tấc!
Lão Đại nằm một đống, co co hai chân, nghiêng người bên vệ cỏ. Người ở đâu đột ngột xuất hiện, nâng lão dậy. Không có vết thương ở mặt, chỉ có hai bên sườn xây xát khá nặng. Một nửa bàn chân lão đẫm máu. “Cũng còn may, xa ruột chán” Một người nào đó thốt lên. Phải khi khác, Lân đã vả cho tên đó một cái. Người ta đang đau, lại là người già..Ăn với chả nói!
Nhưng lúc này chính bản thân Lân cũng bị đau nhói chỗ cổ chân. Anh bị sai khớp mà chưa biết. Lân nhảy lò cò nhặt kính đổi mầu, điện thoại và cặp số lại cho lão. Mặt lão trắng bợt chả nói được câu nào, cứ rên rỉ lẩm nhẩm trong miệng. Cái vẻ hùng hồn, hùng biện mọi khi giờ thì biến đâu mất?
Thôi thế là đi tong cái cặp số kiểu “Đại gia” khóa bấm, đai viền mạ vàng, quai xách bằng sừng trâu trắng giả ngà voi, hay bằng ngà voi thật Lân chưa kịp hỏi vì nghĩ không cần thiết phải tò mò như vậy, lão sẽ coi thường.. Cái cặp lão vừa khoe với Lân mới mua hơn chục triệu, gửi mua mãi tận bên Hồng Kông!
Nhưng đấy chưa phải là cái đáng tiếc và đáng lo vào lúc này. Chân cẳng lão đau thế kia, làm thế nào để đưa lão đi đến nơi, về đến chốn? Lão nặng gần cả tạ, một mình chân cẳng thế này làm thế nào để lão ngồi lại lên xe đi tiếp được?
Đang lo. Chợt có hai tay mặc đồ thể thao, đi xe máy lại. ( Sau này Lân mới biết một trong số hai người này là có thể là chủ chó, biết chuyện chạy ra ) Một người giữ xe, một người ôm người, họ bảo Lân đi theo.. Xe chạy qua cánh đồng một đoạn, rẽ vào làng.
Trạm xá còn sớm, chưa ai làm việc. Một người bảo “cứ đưa thẳng đến nhà ông bác sĩ trạm trưởng. Nhà ông cũng có phòng khám, chả kém gì ở đây”. Thời buổi chân ngoài dài hơn chân trong, chỗ nào chả thế? Nhưng bây giờ không phải là lúc bận tâm các loại chuyện này.
Lân đỡ lão lên cái giường một kê trong phòng khám. Bác sĩ xem, sát trùng, cắt bỏ miếng ra rách. Khâu. Băng lại. Lão Đại vẫn tỉnh bơ như không. Công nhận lão gan. Da thịt con người có phải gỗ đâu mà không đau?
- Cứ nằm một lúc cho nó ổn định đã, đừng đi ngay - Bác sĩ nói.
Lân ra cửa, tìm hai vị “hiệp sĩ” vừa rồi, chả thấy, các vị đã đi từ lúc nào? Dù sao cũng phải cảm ơn, úy lạo người ta một tí. Nhưng chỉ có mấy gốc cây, không thấy người! Khả năng Lân đoán họ chính là chủ chó vừa rồi càng được chắc chắn khẳng định. Nhưng mà thôi, dở chuyện ra giờ có ích gì?
Lân quay vào. Lão Đại bảo anh cho lão chậu nước. Lão muốn thay bộ quần áo trên người. Cái quần lấm bê lấm bết, áo xoạc một miếng, dù có đau thế chứ đau nữa, đời nào lão chịu mặc? Lân lúng túng mất một lúc mới xong. Cứ y như cô bảo mẫu thay tã cho em bé. Một em bé quá khổ, chả lúng túng thì sao? Rồi cũng xong. Thanh toán. Cảm ơn. Bác sĩ đỡ hộ lão lên xe.
Hai người tiếp cuộc hành trình dang dở. Ngang qua một quán phở lúc bấy giờ đã mở, lão bảo dừng lại. Phở sốt vang mà cứ đắng như bột đao mốc. Chán. Không muốn ăn. Lão Đại bảo:
- Nghe cứ đau đau hai bên sườn.
Lân nói:
- Được rồi, em đã có cách!
Lại nhờ một cô gái ngang qua đường đỡ lão lên. Có “Tầm quất da truyền” đây rồi! Biển quảng cáo sai chính tả, nhưng em tầm quất cực kỳ xinh. Lão Đại có vẻ khoái. Lân bảo “ Cứ thật nhiệt tình vào, hết bao nhiêu không thành vấn đề”. Tự nhiên lão thêm: “ Làm cho đại gia tiền nong không cần phải lo. Làm “tốt” còn có thưởng”. Con bé thích lắm, cười rinh rích. Bấy giờ Lân mới để ý sao ở trong nhà mà em ý vẫn đeo kính? Thì ra em khiếm thị, mình vô tâm không biết.
Em hỏi: “ Chú là đại gia ở đâu á?”. Lão cười khờ khờ: “ Không những đại gia, đây còn là bố đại gia kia”. Lân định nói rõ thêm về các con lão. Lại nghĩ, nói chuyện ấy ở đây có ích gì?
Em tầm quất vừa làm vừa thủ thỉ chuyện gì đó, Lân không nghe rõ.. Đến lúc ra ngoài, nghe lão Đại nói em ấy “người đồng hương”. Nếu em ý thích lão sẵn sàng đầu tư cho một cửa hàng để hành nghề, khỏi phải thuê mướn đắt “khiếp lên ấy” ở chỗ này. Em xin số điện thoại. Chả biết mắt mũi có nhìn thấy gì không, mà tay cứ bấm nhoay nhoáy?
Lão đưa tờ năm trăm. Em tầm quất kêu trời lên rằng “mới sáng ra đã làm ăn được gì đâu mà anh trả tiền to thế”?
Lão lại khờ khờ:
- Anh hay thương người, thừa một tý, “bo” luôn, có sao?
Em bảo em cám ơn.
Chỉ có Lân là hơi phân vân. Hình như mình còn nghĩ sai về lão. Thực ra lão quảng đại, tốt tính hơn mình tưởng nhiều.
- Chú có biết vì sao hôm nay anh em mình gặp nạn không?
Lân bảo “em chịu”. Lão nghiêm giọng:
- Tại hôm qua thăm đình anh không thắp hương như mọi khi. Đình làng anh thiêng liêng lắm. Anh chưa từng làm như thế bao giờ. Chẳng qua tại ông từ đi vắng. Kỳ sau có về phải rút kinh nghiệm!
Về việc nhà đình có thể lão nói đúng, cũng có thể không. Còn như “một lần khác nữa” e rằng không bao giờ.
Nhớ quê, lão cứ việc đi một mình, hoặc với ai đó.. Còn anh, Lân sẽ ..
KHÔNG!

=====





Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghiêm mãi phải nghỉ thôi:

ĐÓNG TRANG THƠ THẨN

           Tôi nói mãi rồi, ai nấy cứ xúi tôi làm thơ. Mẹ nó! thơ tôi làm ra hàng thật cả đấy nhưng sao thối. Nhẽ thơ tôi làm theo cái cách té re. Anh đọc hay ko thì tôi đék biết, nhưng tôi  viết ra , vẫn cứ viết vì tôi biết tôi mới là thằng  sẽ đọc, và đọc nhiều hơn  anh. Có bài dài đọc nhọc nhọc là, lại có bài chưa đọc đã hết mẹ nó rồi.
           Mình đọc blog của mình là rất xúc động, Cái ông Lỗ đéo gì bên Trung Cuốc ý, ông ý bảo “Văn mình vợ người” đúng thật, đúng lắm. Ông này thế mà khôn. Bởi mình tự thấy văn mình cũng hay lại xúc động. Định khóc nhiều lần. Ờ thì muốn khóc từ lâu rồi, từ thuở xa xôi nào ấy, nhưng cố nhịn! Vì sao à? Vì tôi đéo muốn tỏ ra yếu đuối!
           Ờ thì tôi yêu! Yêu đứa chó nào, cả năm giời ngủ chay. Tôi luôn rên rỉ rằng thì tôi buồn, tôi thất tình, ai cũng biết mà! Già rồi ở một mình đéo thất tình thì gọi làm sao cho phải nhẽ.
            Ngày mới quan hệ với loài người trên thế giới ảo này, tôi cũng yêu. Vâng! Yêu nhau được ba tháng chín ngày, là tôi tính DƯƠNG LỊCH có một tháng 31 ngày, Đúng ngày thứ 100 thì mặt em sưng to rồi vỡ ra, tôi buồn và tôi biết, tôi ghi lại hết rồi! Ghi bằng thơ đấy.         
            Ờ thì cái ngày tôi nhận ra mình yêu em lắm và bị em cho ăn dép, tôi đã nhảy lầu để tự tử đấy! Nhảy rồi mới thấy mình ngu vì chưa đủ độ cao! Tôi chỉ gãy chim mà không thể chết! Và vì cái chim gãy ấy, tôi đầy đau đớn , bức xúc, ôm hận nên tôi đốc chết ra làm thơ! Cái món thơ hay cái món đường phèn. Tôi chỉ nghĩ thế, thế mà có đứa bảo thơ để tôi dụ gái. Tôi rất ngu trong việc này, hãy hiểu cho tôi.    
           Tôi đéo biết mỗi khi tôi làm thơ tôi nghĩ cái gì! Chắc chỉ là 1 thói quen, mở laptop rồi ngồi chầu như chó chầu tát ao! Tổ sư mấy đứa ngu lại bảo đây là thú vui tao nhã.  Điều đó làm tôi cảm thấy mất vui một lúc rồi lại có, như mất điện ấy.
           Ờ thì tôi từng trải! Dành gần như trọn vẹn thời gian rảnh rỗi để viết nhưng nhiều hơn là làm thơ. Tôi thích cảm giác lo lắng, sợ hãi khi ko thấy em cười hihi lúc chát, bởi tôi rất sợ mình đang yêu mà chuyển sang từ trần thì bỏ em bơ vơ à.  Anh hay chị có hiểu ko!
           Thế rồi cái gì đến cứ đến, như sóng thần ấy, chạy cũng đéo kịp. Em đá tôi, em là đồ đệ của Thiếu Lâm tự. Tôi còn nhớ! Cái ngày đó. Phũ! Nhưng ko sao! Quen cái cảm giác đau này rồi! Mà khốn nạn nhất là chia tay là do em  ghen!
           Em ko nói chia tay,  lặng lẽ xóa! Tôi chấp nhận, xem nó như 1 vết cứa nữa trong trái tim vỡ vụn này! Vậy là thơ cứ chảy ra từ vết cứa ấy. Giống như tôi, nhiều thằng cũng đau mà phọt thơ. Giả dụ :

“Thơ bò như một đàn rùa
Đêm nay em nhé - đến mùa anh trả khoai
Mới có một tỉnh Đồng Nai
Chỉ vì nứng mà chết hai ngàn người”

          Các anh thấy không thơ thẩn tục như ranh, Mấy câu kém chất lượng wá!
          Nói sao nhỉ?! Cho đến tận bây giờ, ngay hôm nay, tôi vẫn còn đau rất nhiều! Dù tôi nói lời nào, đó là thứ tốt đẹp hay thâm độc, dù tôi nói ra là giả tạo hay thật lòng, tôi vẫn đau! Cảm giác đau theo từng nhịp thở! Tim tôi thắt lại! Tôi thật sự  nhận ra, mình yêu rất nhiều. Đã như thế thì cái gì cũng thành thơ kể cả chế biến ca dao:  

Ảnh người ta
Áo ca dao gió bay rồi
Cầu ca dao để anh ngồi anh chơi
Tóc buồn bạc trắng giời ơi
Chuyện xưa nhắc lại cả đời vẫn xưa

Em nằm phơi bướm giữa trưa
Má em hây đỏ vẫn chưa khô l *

Nhẽ đâu đấy lại tin đồn

     Tôi hóa tự kỉ luôn uống Cafe,  có khi buồn tôi vào WC, ngồi trong đó  hàng giờ, lảm nhảm những lời mà tôi ước gì em có thể nghe thấy! Cái ấy cũng là thơ đấy.  Làm thơ mà thế thì tạng tôi hoặc chết vì bệnh điên hoặc do yêu em quá nhiều! 
          Tôi biết Ông Bùi Giáng là gã dở hơi! Vẫn mãi dở hơi vì  ở cái sự ĐIÊN khi chơi với trò tình ái! Tôi luôn đấm ngực hay tát má mình rồi tự hỏi:" Tôi dở hơi đến vậy à? Đến mức có thể thay đổi bản thân sao? Tôi sẽ chết vì u sầu! Cuộc đời còn lại, tôi phải nghe thêm bao nhiêu những câu thơ buồn như những tiếng thở dài nữa? Tôi phải đọc đi đọc lại bao nhiều lần những câu thơ lục bát có phong vị ca dao, và những bài blog khiến tôi cười 1 mình!
          Tôi phải sống ra sao? Khi ngày nào tôi cũng lơ mơ, ko ngừng nghỉ luôn cho ra đời những câu thơ!
          Tôi chấm dứt làm thơ, khiến tôi đau lắm đấy nhưng tôi ko hối hận đâu! Vì sao à? Vì đây là lần đầu tiên trong đời tôi hiểu ra cái Blog có nhiều thơ thất tình là cái bờ lờ! hi hi Vậy là nhắc đến bờ lờ, rồi đóng cửa trang thơ thẩn cho nó lành, đỡ khó chịu nha!



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Rất buồn khi đọc bài này:

NGƯỜI VIỆT


                                          ............................
              Tôi sinh ra và lớn lên dưới mái trường XHCN, đã du học ở Đông Âu trên chục năm. Luôn tự hào mình là người Việt Nam trong suốt khoảng hơn bốn mươi năm đầu cuộc đời mình. Chưa bao giờ nghi ngờ đạo đức nhân đạo và tính hướng thiện của người Việt, tức của tổ tiên mình. Thời thanh niên bên trời Âu tôi luôn từng tự hào tự gọi mình là Việt Cộng, từng là chủ tịch Hội sinh viên Quốc tế toàn Balan nơi tôi học được khoảng 1 tháng trước khi bị Đại sứ quán VN tại Vacsava gọi lên bắt từ chức xuống thành Phó CT phụ trách Học tập… Nói thế chỉ để biết gốc gác chính trị của tôi rất cộng sản và trong sáng, bởi vì cha ông tôi cũng rất trong sáng và theo cộng sản suốt đời.
             Về nước, tôi làm việc cho các tập đoàn nhà nước lớn và tiếp tục có điều kiện đi công tác nước ngoài nhiều, làm việc với người nước ngoài rất nhiều. Được đọc và tiếp xúc nhiều, tôi nhận thấy là nước nào họ cũng có những tác giả và tác phẩm nổi tiếng và được nhân dân quí trọng vì đã nói lên những thói hư tính xấu của dân tộc mình, trong khi người Việt chỉ thích tự khen mình: Người Việt cao quí, Lương tâm Nhân loại…(!), và luôn ép người khác khen mình. Hôm nay, trên Vietnamnet ông Vũ – một chủ hãng cafe Việt, còn đề nghị: Mỹ và TQ lãnh đạo thế giới về chính trị và kinh tế rồi, còn “lá cờ nhân văn” chưa ai nắm và Việt Nam hãy nắm lấy lá cờ nhân văn đó của thế giới để sánh ngang TQ và Mỹ (!)… thì ngoài sức tưởng tượng và chịu đựng của tôi rồi.
              Đấy là lý do trực tiếp làm tôi viết bài này, nên trước khi nói về người Việt như tiêu đề, xin cho tôi có một hai câu về “Lá cờ Nhân văn” thế giới, như sau: Ông Vũ đã đúng khi nói có Lá cờ Nhân văn thế giới. Nhưng ông đã sai khi nói chưa có ai nắm lá cờ đó, và ông càng sai nữa khi nói Việt Nam có thể nắm lấy Lá cờ đó và lãnh đạo thế giới! Thứ nhất, nếu đã tồn tại một lá cờ nhân văn thế giới, thì nhất định nó cũng đang tồn tại chủ nhân tương xứng, cả hai đều chỉ là khái niệm. Chủ đó phải là dân tộc có tính nhân văn nhất thế giới và được các dân tộc khác công nhận, bởi lá cờ này không thể cướp được, đúng không ạ? Ông Vũ nói nó vô chủ là rất cơ hội (hèn chi ông được tham dự ĐH Đảng X với tư cách doanh nhân, nếu tôi không nhầm?). Nhưng theo tôi, nó đang ở trong tay dân tộc nào, đất nước nào đang có nền văn hóa nhân văn nhất (ở thời điểm này) thu hút được nhân tài và thế hệ trẻ được cả thể giới đến học, làm việc và ở lại sống nhiều nhất, sinh ra nhiều người tài năng và thành công nhất cho thế giới. Theo ông Vũ, đó sẽ là Việt Nam? Nước ta đang và sẽ thu hút được bao nhiêu người nước ngoài đến học? Ông hãy góp ý thế cho ĐH XI nhé! Chúc mừng ông.
              Trở lại với tiêu đề chính, cách đây khoảng gần chục năm, trong một cuộc nói chuyện bạn bè thân, tôi đã hỏi một người Anh một câu và yêu cầu trả lời trung thực: “Nếu phải lột tả người Việt trong một hay hai từ, ‘mày’ sẽ nói thế nào?” “Không được rắc complements!” Biết ý tôi, không ngần ngại, anh bạn nói luôn: “Câu hỏi này người nước ngoài chúng tao ở VN luôn thảo luận với nhau khi không có người Việt, và đều nhất trí có câu trả lời giống nhau, nhưng không bao giờ dám nói ra với người Việt. Mày là người VN đầu tiên hỏi tao câu này không với ý định muốn nghe một lời khen, nên tao sẽ nói thật, đó là: Greedy Vietnamese” Vâng, đó là: “Người Việt tham lam!”
              Dù đã chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất” với đầu óc cởi mở nhất, tôi đã choáng váng và cứng họng một lúc không nói được gì. Mãi sau, tôi mới thốt lên đau đớn vì biết bạn mình không nói dối: “Greedy? Why?” -“Tham lam? Tại sao?” Bạn tôi cười: “Thì người Việt chúng mày, trừ mày ra, (nó thương hại tôi!), luôn luôn cái gì cũng muốn được, không nhường cái gì cho ai bao giờ: Hợp đồng thì điều khoản ngon nhất, giá phải rẻ nhất, hàng phải tốt nhất, giao hàng phải nhanh nhất, bảo hành phải vô thời hạn, thanh toán thì chậm nhất, và … hoa hồng thì phải khủng khiếp nhất!” Tôi chết đứng! Tôi biết nó nói đúng hoàn toàn. Nó làm thương mại với người Việt và ở VN gần hai chục năm rồi. Nó (và đa số người nước ngoài cũng vậy) nhìn người Việt qua những gì nó thấy ở những cán bộ nhà nước hàng ngày làm việc (đàm phán thương mại) với nó! Tôi đã từng đàm phán với nó cách đây hơn hai chục năm, và với rất nhiều người nước ngoài khác, chưa bao giờ biết đòi hỏi ai một cent nào từ vô số hợp đồng ngoại thương tôi đã đàm phán và ký kết, nhưng tôi biết tôi là ngoại lệ, nên tôi biết mình có quyền và có thể nhìn vào mắt mà hỏi nó (bạn tôi) hay bất kỳ ai (thương gia nước ngoài) đã làm việc với tôi, câu hỏi đó mà không sợ bị nó/họ cười khinh cho.
              “Vậy, tính từ thứ hai “bọn mày” (tôi đã từng cùng nó có dịp uống bia trong các câu lạc bộ doanh nhân người Singapore, Malaysia, Nhật, Anh, Mỹ, Hàn, Pháp…do các Amcham, Eurocham… tổ chức) miêu tả người Việt là gì?”- Tôi dũng cảm tiếp tục, hy vọng lần này sẽ được nghe lời dễ chịu hơn. Câu trả lời là: “Tricky!”, “Tricky Vietnamese!” – “Gian! Người Việt hay gian!” Tôi hét lên: “Không thể nào! Mày không đang trêu tức tao đấy chứ?!” Bạn tôi trả lời: “Mày muốn tao trung thực mà?” “Vậy tại sao lại là gian?” tôi cố gắng chịu đựng. “Vì chúng mày không bao giờ nói thật, nói thẳng, và có nói rồi cũng tìm cách thay đổi nếu có lợi hơn. Chúng mày luôn nghĩ rằng mình khôn hơn người và luôn luôn xoay sở để hơn người khác…” Tôi ngồi im lặng, điếng người, muốn khóc, và cố uống tiếp vại bia tự nhiên đắng ngắt. Từ đó tôi ghét uống bia. Nó nhắc tôi buổi tâm sự với phát hiện kinh hoàng trên. “Từ đó trong tôi” “tắt ngấm” “nắng hạ”… là người Việt!
               Nhưng nội dung và diễn biến của cuộc nói chuyện thân tình trên thì tôi dù muốn cũng không bao giờ quên được. Sự thực là tôi đã phải trăn trở rất nhiều, dằn vặt rất nhiều với điều này từng ngày từ đó: Đặc điểm bản chất của người Việt là gì so với người nước khác? Tại sao người nước ngoài lại đang nhìn chúng ta tệ hại như thế: Gian và tham? Tôi đã không thể phản bác được ông bạn người Anh của mình dù tôi với nó “cùng ngôn ngữ”: đều mê The Beatles! Có ăn nhằm gì đâu! Nó vẫn bảo lưu quan điểm! Một lần gần sau đó tôi trở lại đề tài với nó: “Tại sao mày nói người Việt rất tham lam, cái gì cũng muốn, và gian, cái gì cũng khôn lỏi hơn người, mà mày vẫn làm ăn với chúng tao?” Bạn tôi cười bí hiểm trả lời: “Đấy chính là bi kịch của người Việt, ít nhất là của những người Việt đang không có quyền thế hiện nay.” Rồi nó tiếp: “Chính vì người Việt gian và tham nên chỉ có những người gian và tham hơn mới dám làm ăn cùng chúng mày!” “Ý mày nói đa số thương nhân nước ngoài làm việc với VN là gian và tham?” “Gần như đúng thế!” “Cả mày nữa?” “Gần đúng, vì lúc đầu tao cũng không gian, nhưng tao mất nhiều quá và buộc phải chơi theo cách của người Việt thôi…” “Vậy mày gian thế nào?” Bạn tôi lại cười bí hiểm: “Nói mày đừng buồn, đa số người Việt kém tiếng Anh, và hầu hết kém luật pháp thê thảm, nhất là luật thương mại. Càng chức to thì điều này càng đúng, mày là lính quèn nên khá giỏi. Hì hì, mà tiếng Anh là của bọn tao, luật pháp các nước khác cũng đều đi trước VN, nên chúng tao chỉ có cách dùng tiếng Anh kém cỏi vô nghĩa của chính chúng mày để làm hợp đồng thương mại, và luật thương mại quốc tế nữa… thì chúng tao mới bình đẳng được!” Rồi nó bồi thêm: “Thế mày nghĩ bọn tao có thể cung cấp hàng tốt nhất, giá rẻ nhất, thời hạn nhanh nhất với trách nhiệm vô hạn được thật à?!”
               Đó là câu chuyện của hơn 10 năm trước. Tôi đã kiểm tra độ khách quan của đánh giá đó suốt 10 năm qua với rất nhiều người nước ngoài từ các vùng, miền, đất nước có văn hóa và chính trị khác nhau, mà tôi có thể tiếp cận. Đa số câu trả lời kiểm chứng (không phải tất cả) xác nhận sự khách quan và tính gần đúng của nhận xét của bạn tôi. Nhận xét đó đã bắt tôi suốt hơn mười năm qua phải tìm hiểu văn hóa và bản chất dân tộc ta là gì? Tại sao chúng ta lại để đến nông nỗi này?! để người khác nghĩ và đánh giá mình là dân tộc gian, tham?! Người Việt gian tham ư?! Đau xót lắm, nhưng tôi vẫn không phản bác được bạn mình, với những gì tôi và chúng ta vẫn thấy xung quanh trên đất nước chúng ta… Nó là cái văn hóa gì?! Hôm nay, có lẽ tôi đã trả lời được câu hỏi đó cho mình. Dân tộc ta không phải thế! Có những hạt sạn đã được vô tình hay cố ý gieo vào đạo đức, lối sống dân ta mà có lẽ người gieo cũng không muốn và không biết mình đã làm gì? Chúng ta phải đợi đến vụ gieo hạt sau thôi?


                                                                                                 Trần Thành Nam


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

giúp Ukraina lấy lại hàng tỷ đôla chế độ cũ lấy cắp


Những mặt hàng giá 1 triệu đô. Ảnh: internet
Những mặt hàng giá 1 triệu đô. Ảnh minh họa: internHM Blog. Của Cesar phải trả về cho Cesar.
VOA cho hay, theo các giới chức Ukraina, thì hơn 20 tỷ đôla vàng dự trữ có thể đã bị biển thủ và 37 tỷ đôla cho vay đã biến mất. Trong 3 năm vừa qua, hơn 70 tỷ đôla đã được chuyển từ hệ thống tài chính của Ukraina ra các tài khoản ở nước ngoài.

VOA – KIEV, UKRAINE — FBI và các nhân viên của Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đến Kiev để giúp các nhà lãnh đạo lâm thời phát hiện những tội phạm tài chính của chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych đã bị lật đổ trong nỗ lực đem hàng tỷ đôla trở về nước.
Chính phủ Ukraina quyết tâm lấy lại một phần trong hàng tỷ đôla mà chính phủ nói đã bị mất tích dưới chế độ của Tổng thống Viktor Yanukovych.
Và theo Ðại sứ Hoa Kỳ tại Ukraina Geoffrey Pyatt, thì Washington nóng lòng muốn hỗ trợ. Ông nói:
“Chúng tôi rất muốn hợp tác với chính phủ để hỗ trợ cho các cuộc điều tra về các tội phạm tài chính ấy, và chúng tôi đã có ngay tại hiện trường ở Ukraina này, các chuyên gia của FBI, Bộ Tư Pháp và Bộ Tài chính đang làm việc với các đối tác Ukraina để hỗ trợ cho cuộc điều tra của Ukraina.”
Theo các giới chức Ukraina, thì hơn 20 tỷ đôla vàng dự trữ có thể đã bị biển thủ và 37 tỷ đôla cho vay đã biến mất. Trong 3 năm vừa qua, hơn 70 tỷ đôla đã được chuyển từ hệ thống tài chính của Ukraina ra các tài khoản ở nước ngoài.
Nước này cần đến toàn bộ tiền mặt có thể lấy lại trong lúc đang chật vật với những món nợ lên tới 75 tỷ đôla. Chỉ tệ của Ukraina, đồng Hryvnia, đã mất giá hơn 20% trong năm nay. Với cuộc cách mạng và tình hình rối loạn chính trị, nền kinh tế đang khập khiễng.
Một toán công tác của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, IMF, đang có mặt tại Ukraina để thương nghị các chi tiết một kế hoạch 15 tỷ đôla cho nền kinh tế chật vật của nước này. Hoa Kỳ đang cung cấp 1 tỷ đôla bảo đảm các khoản nợ để góp phần phục hồi sự ổn định tài chính.
Ðại sứ Mỹ nói Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất tìm cách lấy lại các ngân khoản đã bị lấy cắp. Đại sứ Pyatt cho biết:
“Có nhiều chính phủ khác cũng đang muốn làm việc này qua các mạng lưới tài chính quốc tế để phát hiện những tội ác tài chính mà chính phủ cũ đã vi phạm và để xem có thể làm gì hòng thu hồi một phần các tài sản đó.”
Nhưng trong khi giới hữu trách Ukraina, với sự hỗ trợ từ bên ngoài, lùng sục sổ sách và phân tích các dữ liệu bằng số trong cố gắng lần dò ra manh mối, thì một số người Ukraina lo ngại rằng những kẻ đã góp phần hỗ trợ và khuyến khích việc bòn rút đất nước thì lại đang được giao cho các công việc trong chính phủ.
Chính phủ lâm thời đã bổ nhiệm một số trong những người chóp bu làm thống đốc khu vực. Nhà lập pháp và tranh đấu nhân quyền đối lập Lesya Orobets không vui mừng trước những chọn lựa này. Bà nói:
“Tôi thấy không thoải mái trước những vụ bổ nhiệm đó, nhưng tôi thấy được lý lẽ cho việc làm ấy. Chúng ta phải bổ nhiệm những người cùng làm việc với chính phủ lâm thời trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống để lấy lại quyền kiểm soát đất nước. Ðó là việc rất quan trọng.”
Bà Orobets tự an ủi khi biết rằng chẳng còn lại bao nhiêu để mà ăn cắp và hy vọng giới chóp bu sẽ nhân cơ hội này mà gánh vác trách nhiệm:
“Chế độ cũ đã ăn cắp hết rồi. Ðây là cơ hội lớn để chứng tỏ họ có thể hành xử khác đi.”
Nhưng một trong các nhà lãnh đạo quần chúng trong cuộc cách mạng Maidan, ông Sergey Poyarkov, cảnh báo rằng những khoản tiền do Hoa Kỳ hay các nước Âu châu nay cho vay cần phải được theo dõi sát:
“Nếu quý vị cho một khoản tiền nào, thì phải kiểm soát khoản tiền đó. Và phải đòi hỏi mọi sự thanh toán cho bất kỳ ai phải công khai rõ ràng trên trang web của bộ chủ quản. Ðó là cách duy nhất để tiền không bị lấy cắp.”
Chính phủ lâm thời đã bổ nhiệm bà Tetyana Chornovol, một ký giả điều tra bị đánh suýt chết hồi tháng 12 vì các bài tường thuật của bà, dẫn đầu nỗ lực thu hồi hàng tỷ đôla bị mất cắp.
Bài trên VOA

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dành cho người nghèo chuyện hoặc thích các chuyện viển vông:

100 NĂM NỮA CON NGƯỜI SẼ BẤT TỬ, ĐÀN ÔNG SINH CON


SƯU TẦM
 
Tương lai con người sẽ thế nào trong khoảng 60-100 năm nữa, tuổi thọ kéo dài tới bao nhiêu, ước mơ trường sinh bất lão bao giờ thành hiện thực, đàn ông sẽ được ghép tử cung để sinh em bé…?

Các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu vẫn đang ngày đêm nghiên cứu, tiên đoán về những thay đổi trong tương lai của loài người. 

                  
Năm 2013, ông Jiroemon Kimura - người Nhật (sinh ngày 19/4/1897- 116 tuổi)  được Kỷ lục Guinness công nhận là người cao tuổi nhất thế giới

Con người sẽ sống bao nhiêu tuổi?
So với trước kia, tuổi thọ con người đã có sự khác biệt đến kinh ngạc. Vào đầu thế kỷ XX, tức là những năm 1900, tuổi thọ của con người đạt 50-60 tuổi. Hiện nay, theo thống kê, tuổi thọ của con người đạt vào khoảng 75-80 tuổi. Cho đến nay, nhiều người thọ qua 100, 110 tuổi. Theo sách kỷ lục Guinness 122 tuổi 164 ngày của bà Jeanne Calment hiện đang giữ mức kỷ lục.
Các quốc gia có tuổi thọ cao nhất là Nhật Bản, Thụy Sỹ, Australia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Pháp, Canada, Na Uy, Anh, Mỹ và có cả Việt Nam (tuổi thọ trung bình người Việt Nam là 74 tuổi).
Viện Hàn lâm khoa học Pháp đưa ra trong quyển “Au-delà de nos limites biologiques” (Vượt qua giới hạn sinh học) trong khoảng 60-100 năm nữa tuổi thọ con người là 150 tuổi. Năm 2010, một nhóm nghiên cứu của Đại học Boston (Mỹ) đã phân tích gen của hơn 800 cụ già trên 100 tuổi và xác định được 130 gen can thiệp vào tiến trình làm chậm lão hóa.
Khi xác định được bộ gen này, họ thử nghiệm và phát hiện ra rằng ở các cụ từ 108 tuổi trở lên, có đến 85% loại gen này. Nhưng kết quả nhiều hứa hẹn này chưa thể nói lên điều then chốt: Con người sẽ sống lâu nhưng trong tình trạng như thế nào? Bởi thực tế, điều quan trọng nhất không phải là ngồi tính toán xem chúng ta sống lâu đến thế nào?
Thay vào đó, chúng ta hãy thực hiện một lối sống lành mạnh, giảm bệnh tật, giảm thừa thãi dinh dưỡng, giảm ăn thực phẩm động vật… Chỉ cần vậy thì chúng ta sẽ kéo dài được tuổi thọ của mình. Bởi có một quy luật luôn đúng: Người sống thọ nhất là người sống trong lành nhất.
Con người có thể bất tử không?
Các nhà khoa học đang dần giải mã được những bí ẩn của sự lão hóa… Thông qua nghiên cứu di truyền, các nhà khoa học đang hy vọng sẽ tạo ra phản xạ cho hệ thống miễn dịch của cơ thể tiêu diệt được các tế bào ung thư và tinh chỉnh ADN để ngăn chặn lão hóa của các tế bào khỏe mạnh.
Một số phòng thí nghiệm trên thế giới đang tiến hành thay thế những cơ quan bị hỏng của con người bằng công nghệ tế bào gốc. Mới đây, trong tháng 7-2013, tin vui đã có khi các nhà khoa học Nhật Bản tuyên bố, họ đã phát triển thành công gan thu nhỏ đầu tiên từ tế bào da của con người.
Cùng với tiến bộ trên, các nhà khoa học còn sử dụng công nghệ in 3D để hỗ trợ sản xuất ra các cơ quan mới cho cơ thể người theo yêu cầu. Đến nay, họ đã in ra được một bộ tim chuột theo hình ba chiều và có thể đập nhịp như quả tim bình thường. Thậm chí một số nhà khoa học còn tìm cách chữa lão hóa cho chính những cơ quan nội tạng này.
Đặc biệt, các nhà khoa học còn đang tập trung giải mã phần bí ẩn của ADN, được gọi là telomere, có thể giúp nhiễm sắc thể không bị lão hóa. Nhưng khi các tế bào cơ thể phân chia nhiều lần trong nhiều năm sống lại dẫn tới tình trạng telomere bị sờn đi, kéo theo các tế bào phân chia kém đi và quá trình lão hóa sẽ diễn ra nhanh. Giới khoa học tin rằng, nếu tìm ra cách nào đó ngăn quá trình thoái hóa của telomere thì có thể ngăn chặn quá trình lão hóa.
Triệu phú người Nga Dmitry Itskov, tin rằng con người sẽ trở nên bất tử trong vòng 3 thập niên tới. Còn Giám đốc kỹ thuật Google Ray Kurzweil đoán rằng, con người sẽ bất tử theo cách “hợp nhất với máy tính” để lưu những ý nghĩ cũng như trải nghiệm của mình lên đó.
Dù ý tưởng muốn sống bất tử như hai nhân vật trên không hiếm nhưng từ quan điểm đạo đức có người cho rằng, tuổi thọ hữu hạn cho con người là điều cần thiết. Vì con người bất tử sẽ dẫn tới sự quá tải cho hành tinh và những ảnh hưởng khôn lường về văn hóa.
Nhưng cảnh báo đó vẫn không dập tắt được khao khát tìm ra con đường bất tử cho loài người. Năm 1988, một sinh viên đã vô tình phát hiện ra một sinh vật biển bí ẩn có thể bất tử đó là loài sứa biển Benjamin Button. Đến nay, các nhà khoa học vẫn đang “nóng lòng” muốn tìm ra lời giải về loài sinh vật này cũng như các loài bọt biển và giun giúp, với hy vọng đem lại sự bất tử cho con người.
Nhà sinh vật học biển Shin Kubota rất hào hứng: “Một khi chúng tôi xác định được cách cải lão hoàn đồng của những con sứa, chúng tôi sẽ đạt tới những điều kỳ diệu. Đó chính là đem lại sự bất tử cho con người”.
Đàn ông sẽ… sinh được em bé?
Nghe như một điều không tưởng. Nhưng đó lại là giấc mơ của không ít cánh mày râu đã đeo đuổi từ những năm 2000. Có tới 38% đàn ông được Cơ quan thăm dò IPSOS phỏng vấn đã thú nhận họ thích có mang một đứa trẻ nếu khoa học có thể làm được điều kỳ diệu này.
Nhà sinh học và triết học Henri Atlan đã tiên đoán trong 50 năm nữa, loài người sẽ chế tạo được tử cung và lá nhau nhân tạo. Nhưng ông quan ngại về nguy cơ biến mất mối liên hệ máu thịt giữa mẹ và em bé, có thể dẫn đến việc bỏ rơi con, thậm chí xem con là công cụ của mình. Để giúp đàn ông có mang, các nhà khoa học chỉ cần cấy tử cung nhân tạo vào bụng ông bố.
Thomas Beatie - một phụ nữ người Mỹ chuyển giới thành đàn ông nhưng vẫn còn giữ lại tử cung, đã hạ sinh 3 đứa trẻ từ năm 2008.
Bác sĩ Tobias Pottek tại Bệnh viện Asklepios West ở Hamburg, Đức cho biết: “Ngay cả khi một phụ nữ muốn sống như một người đàn ông, dùng kích thích tố để nuôi râu nhưng còn buồng trứng và tử cung thì cũng vẫn có thể mang thai được”.

Thomas Beatie (một phụ nữ Mỹ chuyển giới nhưng giữ lại tử cung) đã trở thành người đàn ông đầu tiên sinh con

Ghép não người có khả thi?
Tiến sĩ Robert White, giáo sư giải phẫu thần kinh thuộc Đại học Case Western Reserve ở Ohio, Mỹ tin rằng, hoạt động cấy ghép não người sẽ được thực hiện trong tương lai.
Năm 2001, Tiến sĩ Robert White đã thành công khi ghép bộ não một con khỉ cho đồng loại của nó, dù con này chỉ sống được vài ngày. Dư luận bàng hoàng và bàn tán xôn xao. Nhưng trong thực tế thí nghiệm hứa hẹn nhất lại là ghép vỏ não bằng tế bào gốc nuôi cấy. Kết quả rất khả quan với chuột và gà mái. Với con gà mái, người ta cấy tế bào não của con chim cút. Kết quả là gà mái biết gáy như chim cút. Kỹ thuật này hứa hẹn những tiến bộ lớn trong việc chữa trị các bệnh về tổn hại não như alzheimer, parkinson, động kinh hay AVC...
Hiện nhiều cuộc thí nghiệm cấy ghép não đã thành công trên động vật bậc cao như khỉ. Não của loài này được giữ lại trong hộp sọ trước khi cấy ghép vào con khỉ mới. Nhưng thật không may, tủy sống bị cắt đứt khi thực hiện ca phẫu thuật trên con người, não bộ chuyển giao không kiểm soát được hệ thần kinh trên cơ thể, vấn đề miễn dịch và loại bỏ mô cấy ghép cũng là vấn đề đáng lo ngại.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

VÀI MẨU TIN VỀ NHÀ VĂN PHẠM VIẾT ĐÀO



Vài mẩu tin về nhà văn Phạm Viết Đào

Nhà thơ Thạch Quỳ
Chiều nay (10/3), tôi có gọi điện cho cháu Yến, vợ nhà văn Phạm Viết Đào. 

- Cháu đã nhận được những giấy tờ gì từ tòa án hay từ các cơ quan chức năng, như giấy mời hay giấy triệu tập gì đó để đến tòa dự phiên xử án chưa?

- Dạ, thưa chú, cháu chưa nhận được giấy tờ gì cả. Nhưng chú ạ, cháu đã gửi đơn đến tòa án để xin cho người nhà và bạn bè anh Đào được đến dự phiên tòa. 

- Ai bảo cháu phải viết đơn xin?

- Là cháu tự nghĩ ra như thế! Cháu cũng biết là tòa xử công khai nhưng mình cứ xin, may ra họ cho một số người thân được vào dự!

- Nếu được tòa cho vào thì người nhà mình những ai sẽ đến dự?

- Chú ạ, hiện tại thì cháu nghĩ là cũng chỉ có 3 mẹ con cháu thôi!

Tôi cũng nghĩ,hoàn cảnh Đào, bố mẹ già trên 80 tuổi, còn đâu sức lực để ra tận Hà Nội mà  chứng kiến việc người ta xử án con mình ! Đào có 2 người em trai, một đứa đã tử trận trong “chiến tranh bài học” ở biên giới phía bắc. Cái chết của cậu con trai này đã vắt kiệt sức khỏe của 2 ông bà già và cũng là nỗi đau không thể nguôi quên trong gia đình nên các bài viết của Đào thường xoay quanh câu chuyện biên giới phía bắc khi câu chuyện này đang bị người đời dần dà lãng quên theo năm tháng. Có lúc tôi tự hỏi, những bài viết bị ám ảnh từ nỗi đau của sự lãng quên đó đã làm nên tội trạng của Phạm Viết Đào chăng? 

Đào còn một người em nữa tên là Phạm Viết Hóa. Hiện tại cậu Hóa đang làm chủ tịch UBNN huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Cậu Hóa là một chủ tịch huyện trẻ, rất năng động, rất được lãnh đạo và nhân dân tin cậy. Gia đình nhà Đào là gia đình rất được Cách mạng ưu ái như người ta thường nói. Em ruột Đào làm chủ tịch huyện, bản thân Đào được cử đi học đại học ở nước ngoài từ thuở việc đề bạt vả xét người qua lý lịch còn rất thịnh vượng ở giải đất này. Tôi bảo cháu Yến : 

- Nếu Hóa do bận việc không ra Hà Nội được, cháu hãy thông cảm nhé! Chú không nói Đào có tội nhưng chú mong nhà nước Việt Nam làm được như nói là ai có tội thì người ấy chịu, không “dầu loang” lấm dính sang người khác!

- Dạ, cháu hiểu.

- Trong trường hợp có giấy mời người nhà của tòa án, nếu cháu bằng lòng, thì gọi điện cho chú, chú sẽ đến tham dự phiên tòa này.

- Cháu cám ơn chú và nếu có giấy thì mẹ con cháu rất mong chú đến 

- Cháu cũng chưa nghe nói gì đến bản cáo trạng về án của Đào à?

- Dạ không ạ!

- Cháu có nhờ luật sư bào chữa cho Đào trong vụ án này không?

- Cháu có nhờ một người luật sư. Nhưng khi luật sư vào gặp anh Đào thì anh Đào cám ơn luật sư và nói rằng anh sẽ tự bào chữa cho mình ở cấp sơ thẩm. Nếu ở cấp sơ thẩm anh phải nhận bản án bất công thì anh sẽ nhờ luật sư bào chữa cho mình ở cấp phúc thẩm. 

- Sức khỏe Đào thế nào? Đào có nói gì với người luật sư về bản án sắp xử không?

- Sức khỏe anh Đào cũng không sa sút lắm chú ạ! Cháu không nghe người luật sư nói gì về việc chú hỏi. Nhưng trước đây, hồi mồng 2/9, cháu có nghe tin là người ta sẽ thả anh Đào. Nhưng sau đó cháu lại nghe nói là trong cấp cao có người không nhất trí việc tha bổng anh Đào. Tin đó cũng có vẻ đáng tin cậy đấy chú ạ! 

- Cháu ạ, chú nghĩ là tòa án khó lòng mà tuyên Đào vô tội nhưng ở thời điểm này, chú cho rằng, xử án Đào quá nặng thì chẳng ích lợi gì cả trong việc đối nội lẫn đối ngoại. Tội của Đào liên quan đến các bài viết về chiến tranh nhạy cảm, nhưng cái nhạy cảm đó cũng không vượt ra ngoài ý kiến chỉ đạo rất nhạy cảm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu vừa rồi, và hơn nữa, các bài viết của Đào cũng chỉ gói gọn trong các vấn để mà Hội nghiên cứu lịch sử vừa mới đăt ra trong hội thảo hôm qua. Cháu hãy yên tâm, chú nghĩ là không có án nặng cho Đào đâu!

- Dạ!

Sau cuộc điện thoại, tôi có chút lo lắng.

Vợ Đào không có lương nhà nước, các con của Đào đang học đại học. Cả nhà trông cậy vào tiền lương của Đào… 

Tự nhiên tôi nghĩ, Bộ LĐTBXH tất cả các nước trên thế giới rất nên có chính sách bất khả xâm phạm đối với tiền lương của ngưởi về hưu, vì lương hưu là đồng tiền trích lại từ tiền lương hàng tháng của người lao động. Nghĩ vậy đúng chăng?

Vinh 10/3/2014



Phần nhận xét hiển thị trên trang

SỢ ĐẾCH GÌ


Bây giờ là thử thách cho mày đây Hùng ơi. Dám đăng những lời chân thật của tao, mày còn là thằng khá. Còn không thì vứt mẹ mày đi- Là tôi trả lời câu này của Phạm Dũng, bạn tôi, khi nó mail cho tôi cái bài đưới đây:

Văn Công Hùng - Blog mía lau
Phạm Dũng
 
1
Một trưa chang chang nắng Sài Gòn, chạy xe trên đường nhễ nhại mồ hôi, bạn ghé vào cái xe đẩy bên đường, uống một ly nước mía lau, bạn sẽ có một cảm giác rất dễ chịu: mát nhẹ, ngọt thanh, lành lành sao đó… đó chính là blog Văn Công Hùng.
 
Nếu bạn đã nghiện ngồi chiếu rượu “Quê choa”, uống rượu gạo chuẩn, chuếnh choáng say với những cảm thức ru mình vào bến mê trí tuệ thì thấy cốc mía lau hình như nó nhạt. Nếu đã thích ly cốc-tai pha rum tây sang trọng của  Nguyễn Trọng Tạo thì thấy cốc mía lau Blog Hùng có phần dân dã, gần gũi. Nếu mê Blog Phạm Thị Hoài với việc dùng ảo thuật ngôn từ, pha trộn chính trị với bướm chim một cách tài tình, cảm giác giống như được nhâm nhi một ly úyt-ki không pha, thì thấy ly mía lau blog Hùng xem ra kém sắc, kém duyên… Nhưng đứng riêng một chỗ thì mía lau vẫn là bạn với số đông, nghèo, rất cần khi khô khát, nóng nực.
 
2
Hùng hiền. Ở lớp tôi hồi đó khoảng một phần ba đứng về phe cách mạng dân chủ, theo nghĩa thấy những khuôn khổ của Trường đại học Tổng hợp Huế quá ư chật hẹp, thấy cái sự bắt hai đứa hôn nhau phải làm kiểm điểm, thấy cái việc thằng ấy ngủ với con ấy không phải chuyện riêng chim bướm mà đuổi học của chúng, là vô lối.
Hùng nằm trong nhóm dân chủ nhưng lóm nhóm đi sau.
 
Hùng thể hiện mạnh nhất tư tưởng cách mạng là việc tham gia vào diễn một vở kịch sau đó bị nhà trường cấm và lên án gay gắt.
Trong vở đó, Hùng vào vai trai ngoan, diễn rất hay, hay đến nỗi hôm rồi con bé học sau mấy khóa hỏi tôi về Hùng, Hùng nổi tiếng thế, lại bảo: “Cái anh gì lớp anh, đóng vai anh sinh viên ấy nhể, giờ làm gì rồi!”. “Em đoán xem hắn làm gì?”. “Không lẽ anh ta làm diễn viên?”
 
3
Hồi sinh viên Hùng đã làm thơ. Chẳng hiểu vì không được đọc những bài thơ hay của Hùng hay sao ấy mà tôi cứ ấn tượng thơ Hùng là thơ bích báo. Sau khi ra trường, chắc muốn chữa cái sự “hiểu nhầm" này mà Hùng gửi tôi tập thơ “Gõ chiều vào bàn phím” khiến tôi phải viết bài “Gõ chiều vào bàn phím gõ thao thức vào hồn người”, được tờ báo mậu dịch văn nghệ trẻ đăng.
 
Sau thơ Hùng cứ hay dần lên. Gần đây, Hùng mới đi Ấn Độ về, đăng bài thứ nhất lên blog, tôi phê dở ẹt, không thấy hắn cho còm lên, đến bài sau khá, hơi hay là đằng khác, tôi khen, hắn cho còm liền. Khốn khổ thế. Cứ chửi cái thằn Ỉn bên bắc Triều Tiên nhưng trong mỗi chúng ta (có tôi nữa) đều có một thằng Ỉn thích khen và mù quáng. Chuyện ông vua cởi truồng là chuyện muôn đời của nhân loại. (Thực ra cái còm này tôi không thấy, Dũng rất kém mạng mẹo nên có thể hắn đã gõ còm xong rồi thì... delete).
 
4
Hồi Hùng bắt đầu làm blog tôi cũng làm. Được vài tháng blog của tôi chẳng ma nào vào, tôi chán, bỏ, còn nó cứ nhẩn nha, cặm cụi đến giờ thế mà thành một thứ cây đa, cây đề.
 
Rất nhiều danh nhân đến với nó, một phần vì cái ghế Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Gia Lai, ủy viên ban chấp hành gì đó… Nhưng nhiều hơn là vì cái blog mía lau của nó.
 
Ngay như nhà thơ Trần Mạnh Hảo nổi tiếng trái tính và ngoa ngoắt khi nói về thơ nó cũng phải hạ giọng mà xếp nó tăng lên vài bậc. Nếu không vì cái blog đông người vào của nó, mà đôi khi anh phải cậy nhờ, thì với sự tinh tường và khẩu khí của anh, thơ nó chỉ có mà xách bị gậy đi ăn mày.
 
5
Nó là đứa có chút ghế mà không bị anh em văn nghệ sĩ ghét, khinh. Tất nhiên trừ những người cực đoan. Được thế là vì nó không kiêu hay kiêu ngầm, thật thà hay giả dối khéo. Tóm lại nó nằm giữa Hoàng Nhật Tuyên – chủ tịch hội Khánh Hòa và Phạm Xuân Nguyên chủ tịch hội Hà Nội. Có lẽ nó là Hữu Thỉnh của Gia Lai. Dù sao, cũng như bầu Đức bóng đá, nó làm người ta biết đến Gia Lai phía văn nghệ văn gừng.
 
6
Bây giờ là thử thách cho mày đây Hùng ơi. Dám đăng những lời chân thật của tao, mày còn là thằng khá. Còn không thì vứt mẹ mày đi. 
 
Xin bạn đọc tha thứ khi tôi mày tao chi tớ trong bài viết. Không phải tôi không biết như thế là khiếm nhã, nhưng khi viết bài này những con chữ cứ nhộn nhạo bật ra như thế. Mà sửa đi, e nó sẽ trở thành ly mía lau vốn dĩ không là mong muốn của tôi.
Ha! Kha!
Phạm Dũng

Phần nhận xét hiển thị trên trang