Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Ở cổng trời Sa Pa

Trắng xoá Sa Pa hóa đá
Tuyết rơi mù mịt khắp thị trấn
Đóng băng cái nhìn du khách phương xa
Xe lên đèo nhích từng hồi thở dốc
Tuyết rơi dầy đặc Ô Quy Hồ
Bầy chó vô tư đùa giỡn trước cửa
Vườn cam nhà ai chịu rét co ro
 
Sa Pa đông cứng, lạnh thấu xương
Lặng lẽ tôi chờ đón mặt trời
Mọc lên trong trí nhớ người điên
Nung nóng lượng máu
Đốt cháy rực đỏ đám mây nơi cổng trời.
 
TR.H.D
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Năm 1973 Mao đề xuất gửi sang Mỹ 10 triệu cô gái Trung Hoa


Мао Цзэдун в 1973 году предлагал направить в США 10 млн китаянок
15.02.2008 г.
Gửi sang USA khoảng 10 triệu cô gái Trung Hoa - một sáng kiến bất ngờ như thế do lãnh tụ Trung Quốc Mao Trach Đông phát ra năm 1973 trong thời gian cuộc gặp gỡ kéo dài quá nửa đêm vào năm 1973 tại Pekin với Henry Kissindzer, lúc bấy giờ đang là cố vấn an ninh của tổng thống Nikson.
Điều bất ngờ này được biết từ một trong những tài liệu lịch sử của cơ quan quốc gia USA.
Khi nói về những vấn đề thương mại, Mao đã công khai nói rằng Trung Quốc là một nước rất nghèo. “ Ở đất nước chúng tôi dư dật cái gì cơ chứ, vậy đó chỉ là phụ nữ. Nếu các vị muốn, chúng tôi có thể cho các vị vài chục nghìn”, - ''Người cầm lái vĩ đại'', không rõ đùa hay nghiêm túc đã nói như vậy. Mao sau đó còn tăng thêm “đề nghị về cung cấp” đến 10 triệu, sau khi đã làm cho những người tham gia cuộc gặp gỡ vui vẻ, kể cả thủ tướng quốc vụ viện Chu Ân Lai.
Việc gửi một số lượng lớn các cô gái Châu Á, theo ý kiến của Mao, là nhằm đến không chỉ tạo ra sự kích thích cho quan hệ thương mại giữa hai nước, mà còn để “đánh” vào nước Mỹ, tạo ra sự bùng nổ dân số tương tự như Trung Quốc.
Kissindzer đáp lời, đùa lại rằng ở USA không chuẩn bị trước”các hạn ngạch và những hạn chế mức thuế” nhập khẩu phụ nữ Trung Quốc.
Trong cuộc nói chuyện kéo dài, Mao cho hiểu rằng ông nói đùa, nhưng ông quay lại đề tài này nhiều lần. Kissindzer đã khéo léo lái câu chuyện sang ngôn ngữ ngoại giao cổ điển, nhắc về mối đe dọa Xô Viết, nhưng Mao tiếp tục kêu ca rằng phụ nữ Trung Hoa không thể, bảo là, chống đở những cuộc tấn công ào ạt của quân đội Liên Xô trong trường hợp nguy hiểm và bởi vậy họ không có ích cho đất nước.--Kichbu--
-----------
Мао Цзэдун в 1973 году предлагал направить в США 10 млн китаянок
Направить в США до 10 млн китаянок - такую неожиданную инициативу озвучил китайский лидер Мао Цзэдун в 1973 году в ходе затянувшейся далеко за полночь встречи в Пекине с Генри Киссинджером, который в то время был советником президента Никсона по национальной безопасности.
Об этом любопытном факте стало известно из исторических документов госдепартамента США.

Говоря о вопросах торговли Мао констатировал, что Китай - очень бедная страна. "Но чего у нас в избытке, так это женщин. Если вы хотите, мы можем вам отдать несколько десятков тысяч", - то ли в шутку, то ли в серьез сказал "великий кормчий". Однако затем он увеличил "предложение о поставке" до 10 млн, развеселив участников встречи, включая премьера Госсовета Чжоу Эньлая.

Такая массовая высылка азиатских женщин, по мнению Мао, была направлена не только на то, чтобы придать импульс торговым отношениям между двумя странами, но и чтобы "ударить" по США, спровоцировав там демографический взрыв, аналогичный китайскому.

Киссинджер в ответ пошутил, что у США не предусмотрено "квот и тарифных ограничений" на импорт китайских женщин.

В ходе долгой беседы Мао дал понять, что он шутит, однако неоднократно возвращался к этой теме. Киссинджер тактично переводил разговор в русло классической дипломатии, упоминая о советской угрозе, однако Мао продолжал сетовать на то, что китайские женщины не смогут, мол, отразить в случае опасности натиск советских войск и поэтому для страны бесполезны.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc: kêu gọi hỏa táng thi hài Mao Trạch Đông

 

Останки Мао Цзэдуна призывают кремировать



New Tang Dynasty Television.

Kichbu theo: ntdtv.ru

Nhà khoa học Trung Quốc Zhang Lifannghiên cứu lịch sử của đảng CS, cũng như luật sư Pu Zhiqiang ở Pekin mới đây đã phát động chiến dịch trực tuyến kêu gọi hỏa táng thi hài Mao Trạch Đông. Họ khẳng định rằng bản thân Mao mong muốn điều này.

Theo lời nhà sử họcthi hài cựu lãnh tụ cần phải được hỏa thiêu như ý nguyện của người quá cố, cũng như theo quan điểm truyền thống của người Trung QuốcNgoài ra, bản thân lịch sử cũng thúc đẩy đến việc này.

Ngày 27 tháng  năm 1956, Mao Trạch Đông đã viết một bài báo có tựa đề "Kêu gọisử dụng hỏa táng đã ký một sắc lệnh tương ứngTrong bài viết nói: "Tất cả công chức nhà nước đồng ý hỏa táng sẽ xác nhận việc này bằng văn bản. Tất cả những ngườiđăng ký cho phép hỏa táng cơ thể của mình sau khi chết. Tất cả còn sống phải đảm bảohỏa táng người đã chết".

Bản thân Mao là người đầu tiên ký tên cho sáng kiến ​​này, tiếp theo còn có thêm 136quan chức ký tên ủng hộ đề xuất này.

Tuy nhiênsắc lệnh đã không được thực hiệnThi hài của một trong những người sáng lập của nước CHND Trung Hoa vẫn như trước nằm trong lăng trên quảng trường trung tâm của Pekin. Nó được trưng bày cho mọi người chiêm ngưỡng trong một chiếc quan tài pha lê.

Theo ý kiến của những người khởi xướng chiến dịch, điều này không phù hợp vớinhững quan niệm của người Trung Quốc rằng linh hồn con người tìm thấy bình yên chỉsau khi cơ thể được mai táng.

Pu Zhiqiang, luật sư:
"Quảng trường Thiên An Môn  tr
ái tim của Trung Quốcở đó hiện tọa lạc tòa nhà nhưtổ hợp tưởng niệm MaoTrên thực tế, điều này trái ngược với văn hóa của người Trung QuốcTrong quá khứ, ở Pekin chưa bao giờ tồn tại những ngôi mộ như vậy. Các hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh được chôn cất trong những ngôi mộ của các triều đại này và chúng được sử dụng duy nhất để an táng các hoàng đếVì vậy, đặt hài cốt của Mao ở một nơi như vậy, họ đã vi phạm không chỉ nguyện vọng của ôngmà còn những nghi lễvà quy tắc truyền thống".

Trong sáng kiến ​​cũng chỉ ra rằng sau giành chính quyền, Mao Trạch Đông đã vi phạmlời hứa của mình áp dụng dân chủ và chính trị lập hiến. Ông đã từ bỏ chương trình xây dựng nhà nước mới với Hiến pháp quốc gia, và thay vào đó đã xây dựng sự sùng bái cá nhân mình.

Trong một thời gian dài , ông đã lãnh đạo đất nước, sử dụng cuộc đấu tranh giai cấp, cũng như các phong trào chính trị khác nhau, đưa đất nước đến thãm họa kinh tế và nạn đói quy mô lớn, cướp đi mạng sống của hàng triệu người Trung Quốc.

Ông cũng triển khai cái gọi là "Cách mạng Văn hóa", kéo dài 10 năm và nó đã tước đi mạng sống của hàng triệu người .

Pu Zhiqiang, luật sư:

"Theo ý kiến của tôi, Mao Trạch Đông không tốt hơn so với Hitler. Trong thực tế, khi chúng ta chỉ trích người Nhật Bản vì từ chối xem xét lại lịch sửchúng ta nói rằng Đức đãcông nhận nạn diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc XãTuy nhiênTrung Quốccho đến nay vẫn không thừa nhận rằng Mao Trạch Đông đã đầu độc cả thế giới".

Sáng kiến kêu gọi hỏa táng thi hài của Mao, còn tro tàn để lại cho con cháu của ông để họ tự quyết định làm gì với nóNgoài ra, các nhà hoạt động cho rằng cần biến lăngthành bảo tàng "Cách mạng Văn hóa".

Cần lưu ý rằng thi hài của bốn nhà lãnh đạo cộng sản của các nước khác nhau đã đượchỏa táng. Chẳng hạn, vào năm 1962, đã hỏa táng thi hài của nhà  lãnh đạo đảng CS Tiệp Khắc Klement GottwaldMột năm trước đóthi hài của Stalin đã được mai táng bên bức tường điện Kremlin. Vào năm 1990, thi thể của nhà lãnh đạo cộng sản Bungari GeorgiDimitrov đã được hỏa tángcòn vào năm 2005, đã chôn cất thi hài của nhà lãnh đạođảng CS Mông Cổ Horlogiyn Choibalsan-----


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cái đêm hôm ấy đêm gì và cái ngày hôm nay


TRịnh Kim Thuấn


Thời mở cửa, cởi trói văn nghệ, trên báo Văn Nghệ đọc được 1 loạt truyện ngắn ngắn hay, rúng động lòng người, vì có rất nhiều chuyện trước đó không ai được phép nói và không dám nói, đó là các truyện : Người đàn bà quỳ, Tiếng nói của đất, Tướng về hưu…. Nhưng chuyện đậm nhất, hay và cảm động nhất  (đối với tôi) vẫn là :
 

CÁI ĐÊM HÔM ẤY … ĐÊM GÌ ? của Phùng Gia Lộc .
………………………………………………………………………………………….
Gần mười hai giờ khuya, cả nhà đi nằm. Tôi ngủ với hai thằng oắt trong ổ rơm dưới bếp.
Có điều gì đó bồn chồn và nơm nớp...
Bỗng tiếng kẻng gõ giục giã liên hồi. Kẻng khắp xã: từ đội 1 đến đội 15, như một sự bùng nổ dây chuyền. Tiếng loa phóng thanh mở hết cỡ đọc bản tin, kế hoạch huy động lương thực của tỉnh và chỉ thị của tỉnh ủy về công tác lương thực.
Hoàng Văn Nhân, đội trưởng đội 12, đọc trên loa danh sách những nhà thiếu thóc chưa giao nộp cho hợp tác xã. Đèn đóm soi rừng rực ở các ngã đường.
Chó sủa ơi là chó sủa. Cũng cái loa phóng thanh ấy, có tiếng ông chủ tịch xã gọi cán bộ về đội 12 hội ý. Ông trưởng công an xã Nguyễn Đình Định gào rát cổ trên loa, giọng giật giội gọi lực lượng dân quân, công an tăng cường về chi viện cho đội 12, tạo đà cho đội hoàn thành chỉ tiêu huy động. Tôi rùng mình nghĩ đội tôi là đội trọng điểm, nên cán bộ xã, hợp tác xã, vón cục cả về đây. Họ sẽ gõ cho ra chục tấn thóc còn tồn sổ.
Gần một giờ sáng, công an, dân quân đã ập đến các nhà nợ thóc. Tiếng chó sủa vang, tiếng lợn kêu èng ẹch như bị chọc tiết ở các nhà gần quanh, làm thằng Út Văn khóc thét lên, ôm riết lấy mẹ. Thằng Thức cũng im thin thít, nằm co trong lòng tôi không dám cựa. Bên nhà ông Ái, láng giềng cách vườn nhà tôi một hàng rào, công an và dân quân đang lùng sục. Tiếng ông bà Ái kêu xin và tiếng quát lác, tôi nghe rõ mồn một.
- Cứ bắt lấy cái xe đạp! Phích, xô, bắt ráo!
Ở cổng nhà tôi đã có bước chân rình rịch, con chó mực đang có chửa bị quất, kêu ử ử.
Cạch cạch cạch.
- Chị cò Lộc, mở cửa ra!
- Tiếng thằng bé trong buồng khóc thét. Thằng Thức đang ôm tôi, nghe em khóc cũng òa khóc toáng lên. Thằng Học mười hai tuổi đã học lớp tám rồi, mà cũng níu lưng tôi run bắn. Nghe tiếng quát lần thứ hai, từ nhà bếp, tôi chạy lên. Một luồng đèn pin soi giữa mặt làm tôi lóa mắt, phải lấy tay che.
- - Có chuyện gì đấy, các bạn trẻ ơi?
- - Thu thóc, thu thóc chứ còn gì, ông đừng hỏi vờ.
Vợ tôi đã mở toang cửa, tay ôm thằng bé ngất lịm. Một anh, hai anh... bốn anh bạn trẻ ùa vào nhà. Anh đi đầu cao to, tóc cắt tăng gô, mặc áo bông thùng thình, soi đèn pin rồi đánh diêm châm cái đèn hoa kỳ ở bàn thờ. Có lẽ Tâm "hộ pháp" là người này. Phải, tôi đã thấy anh ta đứng chân hộ vệ giữa, trong một cuộc đá bóng với xã khác. Tay anh cầm cái choòng sắt cỡ ngón tay cái. Vợ tôi mời họ ngồi ghế. Bà cụ đang ốm ở giường bên cũng cố ngóc dậy, run rẩy chào.
- Theo danh sách đội báo, chị còn thiếu hơn tạ thóc. Yêu cầu chị đem nộp ngay!
- Bà cụ tôi đáp thay con dâu:
- - Các bác các anh ơi! Có còn cái gì mà nộp. Các anh và các bác không thấy đàn con hắn đói xanh đói trong đi à? Các bác không thấy tôi cũng phát phù phát nề, vàng cây úa lá đây à?
- - Chúng tôi không hỏi mụ nghe chưa?
Cả bốn người cùng soi đèn pin khắp nhà trong, nhà ngoài, dưới bếp, bên chái. Hai người tuông soi cả trong vườn rau. Vợ tôi mếu máo:
- - Làm gì có lúa để ngoài ấy. Các anh xéo nát cả rau.
- Tôi chạy ra trụ sở đội, định tìm cán bộ trình bày. Chủ tịch Phê, bạn dạy học với tôi ngày trước, đi bộ đội về giải nghệ, vào cấp ủy, đang đứng đấy. Thấy thế tôi mừng quýnh. Lại thấy cả Phùng Gia Miện anh họ tôi, làm bí thư đảng ủy cũng có mặt, tôi càng yên trí. Nhưng thấy tôi họ quay đi lảng tránh.
- Anh Miện bảo nhỏ tôi:
- - Chú về động viên gia đình thanh toán bằng đủ, nhà mình là cán bộ. Không có thóc thì nộp bằng tiền. Lãnh đạo đã nhất trí cho nộp cả bằng tiền rồi đó.
- Tôi đang định nói: "Đã không có thóc thì làm cóc gì có tiền", nhưng anh họ tôi đã dịu giọng:
- - Ở đội trên, hắn bắt cả anh Thiện, anh ruột tôi, mà tôi cũng phải điếc đi..."Mất mùa màng, lợi ích thứ ba của người lao động phải hy sinh cho lợi ích của nhà nước". Đồng chí bí thư tỉnh ủy đã chỉ thị thế, chú biết rồi đó.
- Lúc ấy ở trụ sở, công an, dân quân đã khuân về nào xe đạp, bàn ghế, tủ, chum vại, thùng tôn, lợn gà... để ngổn ngang ra tận ngõ. Tên chủ nhà thiếu thóc đề chữ bằng phấn trắng vào các đồ vật: Ông Ất, ông Do Khả, ông Hưng, ông Hồng, ông Khính (mẹ đẻ cô Hoa, mẹ vợ chú Được phó chủ nhiệm)... Mấy con bò bị bắt cột gần đó sợ đèn, sợ đám đông cứ lồng lên, chực bút mũi. Chúng xoay vòng quanh, mgửa lên mặt kêu "hấp bồ", "hấp bồ"...
- Tôi loạng choạng đi về nhà, thấy người ta đang còn soi đèn tìm rất kỹ. Tôi nói:
- - Các người anh em soi tìm gì cho mất công. Nhà tôi xin khất đến mai, tìm cái bán chác, nộp tiền bằng đủ.
- Anh đầu tốp nháy nháy mắt ra hiệu.
- - Đêm nay là đêm nay! Mai chúng tôi mất thưởng ai chịu cho?
- - Bắt cái xe đạp ni, bay!
- Hai ba anh chạy lại. Tôi từ tốn ngăn họ:
- - Các đàn anh ơi! Tôi không làm ruộng sản mà. Đây là xe đạp nhà nước cấp cho tôi để tôi đi công tác. Các vị bắt cái này không được đâu.
- - Nếu chúng tôi cứ bắt thì sao?
- Tôi loáng nghĩ được một mẹo. Rút cái "thẻ hội viên Hội văn nghệ tỉnh" ra, tôi nói:
- - Tôi phản đối! Tôi là "nhà báo"! Tôi sẽ kiện lên tận ông Đồng.
Nước cờ của tôi không ngờ lại có hiệu quả. Họ im lặng. Hẳn họ đã biết tên tôi dưới những bài đăng nào chăng.
- Chợt vị "hộ pháp" nhìn chằm chằm vào cỗ quan tài để dưới gầm bàn thờ, rồi đi lại, vừa gõ vừa hỏi:
- - Cái gì trong này, chị Lộc?
- Im lặng...
- - Cái gì trong này, chị nói mau?
- Vợ tôi ấp úng. Tôi muốn tắc thở.
- - Có cái gì đâu...
- Mấy vị hăm hở lại, đạp lật nghiêng một cái. Nắp văn thiên bung ra, lúa chảy rào rào. Cả toán reo lên như một hiệp đào vàng trúng vỉa:
- - A! Lúa! A lúa! Lúa! Anh em ơi. Ghê thật! Thế mà giả nghèo giả khổ.
- Mẹ tôi chống gậy vái dài:
- - Van các anh! Cắn rơm cắn cỏ tôi lạy các anh! Lúa của tôi. Đó là tạ lúa hai đứa con gái hắn mua góp lại cho, để hôm sau tôi chết, bà con thương mà chạy đến để ăn lưng cơm sốt.
- Thực ra là của hai bà chị trong đó mỗi người có mười cân thôi. Ba mươi chín cân tiêu chuẩn hai tháng vừa qua tôi lấy về, còn lại là hơn bốn mươi cân, vợ tôi đong để dành "hôm sau" cho bà.
- Bà cụ nói như rên rẩm:
- - Đã bảo xay phứa đi cho con nó ăn không nghe. Cứ bóp mồm bóp miệng, để dành làm chi. Sống chả thấy đâu nữa là!
- Một tay râu tóc lồm xồm hỏi:
- - Chị có gánh đi hay không thì bảo?
- Một tay khác tôi hơi quen mặt, đến trước vợ tôi lạy lia lịa:
- - Thôi em xin bà chị. Em đi làm ở đây thế này, nhưng lại có bọn khác đến chỗ em làm ác y hệt. Nhà em cũng thiếu mà. Chị không gánh, để cánh này bê cả hòm ra, chị phải chịu hai chục công là ít, chưa nói phạt tiền.
- Họ xúm vào khiêng bàn thờ ra, để lôi hòm lúa. Bất đồ hai thằng Học và Thức từ bếp tuôn lên, ôm lấy tay chân chư vị, van rối rít.
- - Cháu van các chú! Các chú đừng lấy lúa này đi. Lâu nay các cháu phải nhịn để dành bữa sau cúng cỗ bà, làm ma bà!
-
-  Buông ra đi! Ô hay, đồ con nít!
- Bà cụ loạng choạng đi lại, giơ gậy cản:
-
- Các ông không thương trẻ, thì các ông thương lấy thân già, để lấy phúc đức cho con cháu.
Vì họ đá vấp gậy, lại yếu như con căng cắc lột, bà cụ ngã chỏng queo như chiếc ghế đổ.
-
-  Ối Đảng ôi là Đảng ôi! Chính phủ ôi... Trông xuống mà coi...
- Tôi xốc mẹ lên giường, bịt mồm cụ lại:
- - Mẹ! Mẹ không được la như thế! Đây không phải Đảng! Đảng ta không làm thế. Đảng không chủ trương thế này!
- Tôi nói vậy và ngoặp hai hàm răng vào cổ tay mình để kìm giữ cái gì cứ chực tung ra. Hai vợ chồng xúc hết lúa ra thúng bì. Dặn thằng Học trông em, ngó bà, tôi cùng vợ hì hục gánh thóc ra trụ sở nộp...
Đoạn cuối này tôi dành cho anh Quang.
Lê Trung Quang ơi! Anh có thể giấu cái bi kịch của gia đình anh, nhưng tôi không còn có thể che giấu nỗi đau của nhân dân bất hạnh. Dù sự tiết lộ này có làm mất cái chức huyện ủy viên của anh, thì tôi cũng thấy cứ phải nói ra. Chuyện thật của nhà anh đây: lúa vay ăn còn nợ bảy tạ, con Lâm, thằng Sơn phải đi mò hến từng bữa, chị ấy nấu bánh đúc đi các làng đổi lúa. Anh mà nói ra, người ta cho là anh bêu riếu. Việc thật ở nhà tôi đêm 26 tháng 11 năm 1983, người ngoài cuộc hẳn cho là mình bịa. Cho đến nay, mỗi khi nghĩ đến, tôi cứ thảng thốt hỏi mình: "Cái đêm hôm ấy... đêm gì?"
Phùng Gia Lộc - Cuối năm 1987
Về miền Bắc, thời điểm nầy tôi vẫn chưa được rõ, vì chưa được ra Bắc, nên chưa hiểu đời sống nhân dân ngoài nầy ra sao , nhưng đọc truyện rất ngạc nhiên về cách làm và cái tình con người của đội thu thuế theo lời kể của Phùng Gia Lộc mà tôi cho là thực, rất thực… Nghĩ rằng, do những năm đó kinh tế cả nước còn rất nhiều khó khăn cho nên mới xảy ra ,thôi thì từ từ xây dựng lại, lúc nào cũng luôn tin vào cái tâm, cái tầm của các đấng lãnh đạo tối cao nhà nước. Chỉ cần một thời gian ngắn chung tay, chung sức xây dựng, đất nước khấm khá giàu lên, các tệ nạn nầy sẽ chấm dứt  ( Đánh thắng giặc Mỹ, ta xây dựng bằng mười ngày nay – Lời Hồ Chủ Tịch )Nhưng than ôi ! sao bây giờ 31 năm rồi ( 1983 – 2014 ), lại có chuyện đau lòng hơn lại xảy ra nữa ?
CÁI NGÀY HÔM NAY.
Hà Nội : Chấn động vụ cưỡng chế ngay sát Tết, tan nát cả 1 làng cổ.
Lời bình của Nhà văn Nguyễn Quang Lập : Có lẽ chỉ có Trung Quốc và ta, những chế độ xhcn ưu việt vạn lần hơn, người dân mới lâm vào cảnh khốn cùng vì cái gọi là cưỡng chế thế này đây. Ôi khốn thay khốn thay!
 Ngày 24 Tết Giáp Ngọ, mặc dù chưa đến thời hạn cưỡng chế, chính quyền xã Bình Yên - Thạch Thất (Hà Nội) đã huy động đến 780 người cùng 4 máy ủi rầm rập đến làng Vân Lôi đập nát hàng loạt tường, nhà của 52 hộ dân khiến ngôi làng cổ tan nát.
Gần nghìn người "bủa vây" cưỡng chế 52 hộ dân ngay sát Tết
Dù đã hơn một tháng trôi qua nhưng những người dân làng Vân Lôi - Bình Yên - Thạch Thất, (Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng trước cảnh tượng gần một nghìnngười người kèm theo 4 chiếc máy ủi rầm rập tiến vào cưỡng chế đập nát hàng loạt bức tường, ngôi nhà của 52 hộ dân trong làng. Sự việc xảy ra vào ngày 24 tết Giáp Ngọ vừa qua đẩy hàng trăm người dân, trong đó có nhiều cụ già, trẻ em, thậm chí cả gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng vào cảnh không chốn “nương thân”  ngay trong những ngày Tết đến.
Ngày 5/3, sau khi tiếp nhận đơn kêu cứu khẩn cấp của hàng chục hộ dân làng Vân Lôi, PV Báo điện tử Dân Trí đã có mặt tại đây. Chỉ vừa bước qua cánh cổng làng được làm bằng đá ong cổ kính, đập vào mắt chúng tôi là cảnh tượng tan hoang, đổ nát.
Những bức tường mới xây xen lẫn tường đá ong có tuổi thọ vài trăm năm bị đập đổ, chồng chất gạch vụn, bê tông. Từ đầu đến cuối làng, những người dân lố nhố từng tốp đang thu gom đống vật liệu xây dựng ngổn ngang.
Cây cối tại những ngôi nhà của các hộ dân cũng bị nhổ rễ, đánh bật gốc đổ ngả ngiêng. Cảnh tượng làng cổ bắc bộ Vân Lôi yên bình từng đi vào sử sách xa xưa không còn, thay vào đó là một không gian bị tàn phá như “thời chiến”.
………………………………………………………………………………………
Liên quan đến sự việc cưỡng chế ở làng Vân Lôi, phóng viên Dân Trí đã buổi làm việc với ông Lê Văn Mão - Chủ tịch UBND xã Bình Yên (Thạch Thất - Hà Nội) cho biết rằng, sở dĩ chính quyền tiến hành cưỡng chế vào ngày 24 tết là do cấp trên “thúc ép” để bàn giao mặt bằng cho việc thi công dự án tái định cư công nghệ cao Hòa Lạc.
                                           Anh Thế - Hoành Sơn  theo  Dân Trí – Quê  Choa.
Trong các vụ tranh chấp, khiếu kiện về đất đai tại Việt Nam đã mang nhiều tai tiếng từ vụ tiếng súng hoa cải của anh em nhà họ Đoàn ở Tiên Lãng (Hải Phòng), vụ nổ súng trực tiếp của Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình ….. vụ cương quyết giữ đất của các nông dân ở Trịnh Nguyễn, Văn Giang ….. chưa làm thức tỉnh các quan chức lãnh đạo hay sao ? Hãy chừa cho dân cái lai quần đi chứ, hỡi các Ngài !
CHUYỆN MỚI :  Phó Chủ tịch Huyện ủi mộ trồng cam, dân chận quốc lộ 6.
Tổng cộng 28 ngôi mộ đã bị xâm phạm khi phó chủ tịch và phó phòng Kinh tế huyện Cao Phong (Hòa Bình) thuê máy ủi đất để lấy mặt bằng trồng cam. Quá bức xúc và không thể ngăn cản hành vi này, người dân đã đánh ông Phó chủ tịch huyện đi viện, sau đó đẩy xe tang ra chặn Quốc lộ 6, yêu cầu lãnh đạo huyện giải quyết.
Ngày 3/3, nhiều hộ dân xóm Bắc Sơn (Bắc Phong – Cao Phong) bức xúc khi thấy chiếc xe ủi do một cán bộ huyện thuê đã san ủi khu Đồi Đa thuộc nghĩa địa của xóm Bắc Sơn (xã Bắc Phong – Cao Phong), nơi chôn hàng trăm thân nhân của họ từ những năm 1960 trở lại đây, trong đó có nhiều phần mộ đã chôn từ lâu, mộ mới và cả mộ của trẻ em xấu số. Sự việc trên đang gây bức xúc dư luận đối với không ít người dân huyện Cao Phong.
                                                                           BÁO MỚI.COM 06/03/2014.
Bây giờ thì không dám kể, hay nói chuyện pháp luật với các ngài nữa rồi, chỉ xin các ngài nghĩ lại : có lẽ hằng tuần các ngài và gia quyến đều có đi nhà thờ để cầu nguyện Chúa, hoặc đi chùa lễ Phật, thì trong việc tranh danh, đoạt lợi nầy cũng nương tay cho dân đen nhờ . Luật nhân quả là có thật đấy ! Các ngài ạ !
07/3/2014  TRỊNH KIM THUẤN


Phần nhận xét hiển thị trên trang

A-la-đin đến Việt Nam

Lẩn Thẩn
Thứ ba ngày 11 tháng 3 năm 2014 2:04 PM

- Này, Aladin đến Việt nam rồi, biết chưa ?
- Aladin là anh nào, đến VN làm gì ?
- Rõ là đồ lạc hậu, cậu chưa đọc truyện Aladin và cây đèn thần à
- Tớ đoc, con tớ đọc, nay cháu tớ cũng đọc, cái chuyện thần thoại này đến Việt Nam từ gần 100 năm.
- Bây giờ là Aladin thật cơ, Ông này vác về Bến Tre một dinh cơ hoành tráng, sau hơn một năm mới hoàn thành, so với Ông Aladin trong truyện thì kém hơn một tí vì không phải chỉ trong một đêm mà xong, phải vác đến 500 ngày, thối cả móng tay vì phải miết vào cây đèn nhiều lần quá.
Đúng là chuyện tào lao đầu thế kỷ 21, tưởng có chuyện gì hay, đều là chuyện buôn dưa lê. Cũng chuyện Aladin nhưng là chuyện thât, tớ kể cậu nghe nhưng cấm nói cho ai biết kẻo lộ bí mật thì toi.
Vợ cậu là đại lý đồng nát, giấy vụn, đồ phế thải công nghiệp văn phòng, anh em gọi là Công ty SOTRAC (sọt rác) ai còn lạ gì, chức tước của cậu là phó thường dân, làm chó gì liên hệ tới bí mật quốc gia mà tinh tướng.
Tớ đọc được bản giải trình lý do về cái lâu đài ở Bến Tre, có cả cách giải quyết của cấp đương quyền mới hay chứ, bản gôc, giấy đen mực trắng.
Bây giờ tớ kể lý do để cậu nghe.
Sân nhà tớ đổ đầy đồ phế thải công nghiệp văn phòng, máy in, máy tính,phô-tô-côp-pi...đủ cả. Đồ phế thải này vợ tớ cho phân loai, bóc tách rồi đóng gòi cho lên biên, mỗi tuần cũng 2 chuyến xe tải con 2,5 tấn. Khách lẻ nhà tớ là loại thanh niên ưu tú, nó nhìn vào đống rác rồi nhặt nhạnh miếng nào ngon mang về phục hồi cho máy khác, nguồn gốc  là đống rác thải này.sang khu giấy vun thì vô cùng phong phú, nhiều nhất là báo in, loại này vợ tớ cho bó từng cân một để bán cho các học sinh làm kế hoạch nhỏ nộp giấy vun cho trường học để có thanh tích .
Trong đống giấy vụn tớ thấy có một tập hơi lạ, chữ trắng trên nền đen, tò mò tớ  nhặt lên đọc xem sao. Tập này đến 30 trang, tớ tom tắt cho cậu nghe:
......Tôi xin thành khẩn nhận khuyết điểm là còn giấu diếm chưa thanh thật,...chưa thấm nhuần đạo đức cách mạng....
Ông nội tôi là cố nông, suốt đời đi làm mướn...một hôm được gọi đi làm thuê cho Nhà Đốc phủ T... Ông nội tôi nhấn lưỡi mai chạm vào một vật rắn, ông nghiêng lưỡi mai tránh nó để đến đêm moi lên, đó la một cái lọ sành to bằng bắp đùi, ông nội tôi  lặng lẽ vùi sang một góc đìa bên cạnh rồi lẳng lặng ra về, Ông cũng không biết cái lọ sành đó đựng gì.Khi ông chết, có dăn lại là chú ý đến góc đìa này và  thuận tiện thì moi lên xem.
Tôi thuộc thành phần cốt cán, được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng, được bồi dưỡng, được đồng chí tin  yêu, được cấp trên tín nhiệm và phấn đấu đứng trong hành ngũ lãnh đạo cấp cao. Khi đang chức, tôi có nói lời dặn của Ông nội với con trai tôi và nó cố lao động đẻ mua được cái đìa (ao) như ước nguyện của Ông nội tôi.
Sau khi nghỉ hưu, tôi và con trai tìm được cái lọ sành mà Ông nội tôi vùi khi trước, mở ra toàn là vàng thỏi, tuổi vàng 18, tính ra được 900 lạng.Từ khối tài sản này tôi đã xây nên công trình gọi là hoành tráng....
Tôi rất ăn năn về khuyết điểm không thành thật với các đồng chí, vây tôi xin có những kiến nghị như sau :
Về mảnh đất 1600 mét vuông là lao động chân chính của con tôi, xin cấp cho nó một mảnh đất khác tương đương.
Về tòa lâu đài ghi là : tài sản bóc lột của Đốc Phủ T do đ/c Tr đấu tranh kiên cường thu hồi được, nay dùng làm nhà Văn hóa cho quê hương BT, làm khu du lich cao cấp để tăng thu nhập cho địa phương, lãi suất cho vào quỹ xóa đói giảm nghèo. Khen thưởng đ/c Tr có tinh thần cách mạng tiến công, theo luật di sản thì đ/c Tr được hưởng 10% số di sản đã thu hồi. đ/c Tr được  90 lạng vàng 99,99
Biện pháp trước mắt là ngày 19/5 tới, mời các đ/c cấp cao đương chức hay đã nghỉ hưu đến dự lễ khánh thành Lâu đài văn hóa BT là tài sản của Đốc Phủ T đã hút máu mủ của nhân đân xây dựng nên mà đ/c Tr đã kiên cường đấu tranh thu hồi lại được, đến dự hội thảo nêu cao tinh thần liêm khiết, kiên cường của đông chí Tr tuy đã nghỉ hưu nhưng vẫn một lòng cách mạng kiên cường
Bước thứ hai là vào ngày 2/9 tới, tất cả các đ/c trong biên chế Thanh tra (từ cơ sở cấp Phường-xã trở lên) về dự hội thảo tại Lâu đài Đốc phủ T. Chi phí đự tính như sau : Mỗi thành viên trong biên chế TT mua 100 cổ phiếu, cấp Huyện mua 1000. cấp tỉnh mua 10000, và cấp TƯ mua 1 triệu. Tất cả các cổ phiếu này nằm trong tài khoản của đ/c K để đ/c K không phải giải trình về khối cổ phiếu mà đ/c đang đứng tên sở hữu. Tuy số tiền mua cổ phiếu khác nhau nhưng tiêu chuẩn dự hội nghị là bình đẳng Hội nghị này học tập tinh thần liêm khiết của các đ/c lãnh đạo ngành ....
Đọc xong hãi quá, tớ đốt luôn, hỏi vợ là thu mua giấy vụn của đứa nào ? Vợ tớ bảo là thằng bé đẹp trai hôm nọ nó nhặt cái cục cứng gì đó giá mười ngàn, mang về nó in ra thấy hay nó gửi lại để cám ơn, em có đọc gì đâu, vứt luôn vào đống giấy vụn.
Đúng là Aladin và cây đèn thần, hay tuyệt


9/3/2014 Lẩn Thẩn

 Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lễ hội ‘bắt chồng’ độc đáo của thiếu nữ Chu Ru

Vào ban đêm, khi mọi người đã say giấc nồng, thiếu nữ Chu Ru (Lâm Đồng) cùng 10 người thân trong gia đình sẽ đến nhà trai thực hiện việc “bắt chồng”.

Tháng 2, tháng 3 trên Tây Nguyên mùa hoa cà phê nở trắng, những bông hoa pơlang trên những thân cây cao vút nở rực cả đất trời, khi mùa con ong đi lấy mật cũng là lúc ở khắp các bản làng của đồng bào Chu Ru ở Lâm Đồng rộn ràng bước vào mùa cưới, mùa bắt chồng của các thiếu nữ.
Người dân tộc Chu Ru ở Tây Nguyên sống theo chế độ mẫu hệ vì vậy khi một thiếu nữ đến tuổi lấy chồng, không giống như các dân tộc khác, họ phải mang lễ vật đi hỏi chồng với chi phí khá tốn kém. Riêng của cưới để mang sang cho nhà trai cũng phải tốn cả cây vàng, chưa kể đến tiền chi phí làm lễ tiệc chiêu đãi khách khứa trong lễ cưới của cả hai bên gia đình.
Thường sau khi nhà gái thưa chuyện với nhà trai, bà mối đeo chuỗi cườm và nhẫn đính hôn cho chàng trai thay cho lời hỏi cưới. Chàng trai chịu đeo nhẫn vào tay đồng nghĩa với việc chấp thuận làm chồng cô gái. Đại diện nhà trai sẽ đeo nhẫn (gọi là srí) cho cô gái và đồng ý cho người con gái làm dâu nhà mình. Họ nhà gái sẽ tặng lễ vật cho họ nhà trai để bày tỏ lòng thành. Lễ cưới diễn ra xong xuôi cũng là lúc hai họ ăn mừng bên hũ rượu cần và mâm lễ.
Để làm nên được cặp nhẫn cưới cũng phải tốn khá nhiều công sức. Vật liệu chính để làm cặp srí này ngoài bạc sẽ là sáp ong, phân trâu và một ít đất sét lấy từ nơi bí mật trong khu rừng già. Người Tây Nguyên quan niệm con trâu là một vật linh thiêng và mang sức mạnh của sự đấm ấm, sung túc, còn sáp ong thể hiện sự chăm chỉ, cần mẫn.
Nhà gái đến nhà trai làm lễ cưới.
Nhà gái đến nhà trai làm lễ cưới.
Người ta lấy sáp ong nấu chảy, trộn phân trâu rồi dùng que gỗ tròn ước chừng bằng những ngón tay nhúng vào, chờ khô rút que gỗ ra, sáp ong và phân trâu khô quánh thành những ống tròn, người ta cắt thành những khuyên tròn làm khuôn đúc nhẫn. Sau khi bạc đã được đun nóng chảy thì đổ vào khuôn, sáp ong và phân trâu trước sức nóng của bạc mới nấu chảy sẽ dính chặt vào bạc thành một lớp men bao bọc bên ngoài.
Người thợ đúc nhẫn cũng phải được lựa chọn trước và có những kiêng kị. Đêm trước đúc nhẫn, người thợ sẽ được tắm rửa sạch sẽ bằng nước một loại lá rừng có mùi thơm, không được gần gũi vợ… Khi đúc nhẫn cũng phải chọn giờ đẹp, từ 4h-8h vì theo quan niệm của người dân tộc, đây là giờ đẹ, giờ thiêng cho sự gắn kết lứa đôi.
Nhưng do những tập tục cưới hỏi tốn kém này mà nhiều thiếu nữ Chu Ru sinh ra trong gia đình không khá giả khó có cơ hội lấy được chồng theo đúng phong tục cưới xin truyền thống. Chính vì vậy mà những thiếu nữ Chu Ru có tục “bắt chồng” khá độc đáo.
Thường bắt đầu từ mùng 1 Tết cho đến hết tháng 3 âm lịch là mùa “bắt chồng” diễn ra rộn ràng ở Tây Nguyên. Theo phong tục, khi đã ưng ý một chàng trai nào đó, cô gái sẽ về thông báo với gia đình. Vào ban đêm, khi mọi người đã say giấc nồng, thiếu nữ cùng 10 người thân trong gia đình sẽ đến nhà trai. Trước đây, những thiếu nữ không đủ tiền để cưới chồng chỉ cần dệt cho mình 3 chiếc khăn thổ cẩm để làm lễ vật sang nhà trai.
Chu Ru 2
Đại diện nhà gái đeo nhẫn vào cho chàng trai.
Mặc dù có sự thăm viếng đột ngột nhưng nhà trai thường vẫn niềm nở đón khách. Sau đó, cô gái dâng 3 tấm khăn được gấp gọn ghẽ dâng lên phía trước. Ông trưởng đoàn (thường là cậu ruột) sẽ xin thưa với nhà trai, rằng cháu gái họ đã để ý và đem lòng yêu thương chàng trai, mong gia đình chấp nhận. Sau cuộc trò chuyện giữa hai bên, nếu cha mẹ chàng trai đồng ý, sẽ vào gọi con trai ra và hỏi ý kiến con trước khi trả lời nhà gái.
Nếu được sự đồng thuận, cô gái sẽ dâng khăn cho chàng trai và kể từ giây phút đó, họ đã được chấp nhận là con cái trong nhà. Hai bên tiến hành lễ hợp hôn cho đôi trai gái. Cô dâu (sơ đíu) và chú rể (pơ sang) sẽ trùm chung một tấm khăn trong khi nghe lời răn dạy của các bậc cao niên hai dòng họ về cuộc sống gia đình. Đến khoảng 1-2 giờ sáng, đôi trai gái sẽ được đưa về nhà gái, chính thức nên vợ thành chồng.
Nếu cha mẹ chàng trai không ưa, họ cũng tìm cách khước từ một cách tế nhị để nhà gái ra về mà không cảm thấy bị bẽ mặt. Nếu cô gái vẫn ưng chàng trai này, sau 7 ngày, cô gái lại chọn một đêm đẹp trời đến nhà chàng trai cho đến khi được chấp nhận.
Nhưng thường những đám “bắt chồng” đều thành công bởi ngày nay, nam nữ đã có dịp tìm hiểu và yêu thương tha thiết. Tục bắt chồng chỉ là một cái cớ để những cô gái nhà nghèo có thể kiếm được một tấm chồng ưng ý.
Sau khi được đồng ý, cô dâu sẽ phải ở nhà chồng một tuần. Ngoài việc trổ tài làm nội trợ và làm các công việc nặng nhọc khác, cô dâu mới còn phải tự bỏ tiền túi ra sắm sửa một số đồ dùng cần thiết cho chồng. Đến ngày thứ 8 hoặc thứ 10 thì nhà gái mới đem lễ vật, có thể là một con heo hoặc lương thực, thực phẩm đủ làm 5-7 mâm cỗ cho nhà trai, gái thết đãi họ hàng, bà con. Tàn cuộc vui, nhà gái đưa các con về ở bên nhà mình.
Chu Ru 3
Kể từ giây phút được trùm khăn trắng, đôi trai gái này đã thành vợ thành chồng.
Trong đám cưới, người thân, dân làng sẽ tổ chức màn đấu chiêng nhằm mong muốn cho mọi sự mâu thuẫn, bất đồng giữa hai họ sẽ được bỏ qua, cùng chung vui cho cặp vợ chồng mới cưới.
Anh Phương (VnExpress)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tướng Trung Quốc mượn cớ đòi xây cảng ở Trường Sa

LỢI DỤNG VỤ MÁY BAY BOEING 777-200 CỦA MALAYSIA MẤT TÍCH BÍ ẨN, ĐÔ ĐỐC HẢI QUÂN TRUNG QUỐC DOÃN TRÁC NGANG NHIÊN TUYÊN BỐ BẮC KINH CẦN XÂY THÊM CẢNG TẠI QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỂ PHỤC VỤ CÁI GỌI LÀ “CHIẾN DỊCH CỨU HỘ”.

Trang tin China.org.cn dẫn lời ông Doãn biện hộ rằng hiện nay hải quân Trung Quốc không có cơ sở cứu hộ tại các quần đảo do họ chiếm đóng ở biển Đông nên khó triển khai tàu cứu hộ khi cần. Chưa hết, ông này còn đề xuất xây dựng một sân bay ở Trường Sa và biến quần đảo Hoàng Sa, cũng thuộc chủ quyền Việt Nam, thành trung tâm liên lạc biển trong khu vực. Theo giới quan sát, đề xuất của ông Doãn không chỉ đơn thuần nhằm phục vụ công tác cứu hộ mà để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Cũng trong ngày 10.3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tân Cương ngang nhiên tuyên bố tàu công vụ nước này vừa đuổi 2 tàu Philippines khỏi bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tân Hoa xã dẫn lời ông Tần nói rõ trong lúc tuần tra bãi Cỏ Mây vào ngày 9.3, tàu Trung Quốc phát hiện 2 tàu mang cờ Philippines chở vật liệu xây dựng đang tiến đến đó và đã ra cảnh báo yêu cầu họ rời khỏi. Philippines chưa có phản ứng về vụ việc này.
Trong một diễn biến khác, Cơ quan an ninh Đài Loan thông báo giới chức vùng lãnh thổ này đã nhận được cảnh báo về nguy cơ đe dọa tấn công khủng bố nhằm vào các mục tiêu ở Trung Quốc đại lục hồi đầu tháng này. Các mục tiêu tấn công có thể là sân bay quốc tế Bắc Kinh và hệ thống xe điện ngầm. Theo CNA, cảnh báo trên đang được giới chức Bắc Kinh xem xét nghiêm túc. Tuy nhiên, Đài Loan cũng cho rằng nó không liên quan đến vụ máy bay mất tích
Van Khoa

Phần nhận xét hiển thị trên trang